Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

ĐTM DA khu du lịch sinh thái cát bà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 35 trang )

CHƯƠNG I:
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
KHU DỊCH VỤ DU LỊCH QUỐC TẾ SINH THÁI CÁT BÀ
1.1 TÊN DỰ ÁN
Dự án “KHU DỊCH VỤ DU LỊCH QUỐC TẾ SINH THÁI CÁT BÀ”
1.2 CHỦ DỰ ÁN
Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư quốc tế GIICO.
1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Đảo Cát Bà, thuộc huyện đảo Cát Hải, cách Hải Phòng 60km về phía Đông Bắc,
phía Bắc giáp Vịnh Hạ Long và huyện Yên Hưng (Quảng Ninh). Vị trí của đảo Cát Bà
có lợi thế và điều kiện tốt để hình thành và phát triển các khu du lịch, nghỉ dưỡng, dịch
vụ tài chính, hậu cần nghề cá. Địa điểm xây dựng Khu dịch vụ du lịch Quốc tế sinh
thái Cát Bà là khu đất nằm trên đất của xã Xuân Đám, Hiền Hào, đảo Cát Bà, huyện
Cát Hải, thành phố Hải Phòng (có sơ đồ vị trí kèm theo).
Khu đất dự án có diện tích 191 ha, địa hình phong phú, nằm ngoài diện tích hành
lang bảo vệ Vườn Quốc gia Cát Bà. Khu đất Dự án có những ranh giới như sau:
+ Phía Bắc giáp núi.
+ Phía Nam giáp núi.
+ Phía Đông giáp xóm dân hiện tại (xóm Đinh).
+ Phía Tây giáp biển và núi.
1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU
1
Hình 1.1- VỊ TRÍ KHU VỰC DỰ ÁN
1.4.1 Cơ sở hạ tầng hiện có
- Hệ thống khách sạn
- Hệ thống vui chơi, nghỉ dưỡng
Từ trước tới nay, việc khai thác du lịch tại Cát Bà chủ yếu tận dụng các ưu thế
về thiên nhiên, sẵn có của đảo như biển, rừng, bãi tắm, các hang động. Việc đầu tư
nâng cao giá trị cảnh quan, qua đó tạo ra công trình kinh doanh chưa được đầu tư đúng
mức.
1.4.2. Quy hoạch tổng thể dự án


Đảo Cát Bà, thuộc huyện đảo Cát Hải là hòn đảo lớn nhất Vịnh Lan Hạ. Quần
đảo Cát Bà gồm 366 hòn đảo, trong đó đảo chính có diện tích khoảng 140km
2
.
a. Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan
- Khu vực từ đền Gôi ra ngoài biển khu trung tâm gồm các công trình văn hoá,
tượng đài, các sân khấu biểu diễn, bảo tàng Cát Bà, khu cảnh quan, cửa hàng bán
sản phẩm cho khách du lịch. Hệ thống các công trình hạ tầng, bến du thuyền, Công
viên giải trí, thể thao.
- Khu vực từ đền Gôi vào phía trong cơ sở nghỉ dưỡng suối nước nóng, vườn cảnh
quan sinh thái, khu thể thao núi, khu nhà nghỉ, biệt thự
Khung thiết kế đô thị
- Các công trình kiến trúc hình thức nhẹ, sử dụng vật liệu địa phương, màu sắc sáng
hoặc hoà lẫn vào tự nhiên; Các công trình kiến trúc có chiều cao tối đa 2 tầng với
kiểu kiến trúc phỏng sinh học, tiết kiệm năng lượng, kiến trúc xanh;
- Các công trình thương mại, khách sạn, phải xây dựng đồng bộ các công trình phục
vụ sân vườn ngoài nhà, kết hợp chức năng sử dụng với tạo cảnh và cải thiện môi
trường khí hậu.
b. Quy hoạch phân khu chức năng
Dự án được xác định là khu dịch vụ du lịch phục vụ vui chơi, giải trí và nghỉ
dưỡng, bổ trợ cho trung tâm du lịch thị trấn Cát Bà với các phân khu chức năng cụ thể
như sau:
- Sân golf Quốc tế;
- Khu nghỉ dưỡng kết hợp với các hoạt động dịch vụ hội thảo, hội nghị;
- Khu vui chơi, giải trí, thể thao núi và biển;
- Khu giới thiệu văn hoá ẩm thực biển.
2
Tổng thể Dự án là một tổ hợp công trình kiến trúc có công năng đa dạng. Cấp công
trình và yêu cầu kỹ thuật chính là:
- Cấp công trình của các hạng mục nhà hội thảo, trung tâm thương mại, dịch vụ tài

chính, các nhà nghỉ, biệt thự là cấp III, có kết cấu bền vững, công năng sử dụng
hợp lý, an toàn, tiện nghi .
- Đảm bảo các điều kiện về bố trí không gian cho các phòng nghỉ của khu Resort,
điều kiện chiếu sáng và điều hoà nhiệt độ; chống ồn, cấp thoát nước, vệ sinh hiện
đại. Các nhà hàng, quán bar, phòng vật lý trị liệu, công trình thể thao, bãi tắm.
1.4.3. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật
a. Chuẩn bị kỹ thuật
- Quy hoạch thoát nước mưa
- Quy hoạch đường giao thông
- Quy hoạch cấp nước
- Mạng lưới đường ống
- Quy hoạch cấp điện
- Quy hoạch thoát nước thải và về sinh môi trường
1.5 Tổ chức, lao động, du khách
1.5.1. Tổ chức
1.5.2. Lao động
3
HĐQT
TẬP ĐOÀN GIICO
TỔNG GIÁM ĐỐC
KHU DVDL
PHÓ TỔNG GĐ
KHU DVDL
CÁC PHÒNG
NGHIỆP VỤ
GIÁM ĐỐC
SÂN GOLF
GIÁM ĐỐC
RESORT
GIÁM ĐỐC

KHU DTAT
GIÁM ĐỐC
CV, CTTT
CÁC BP
NGHIỆP VỤ
SÂN GOLF
CÁC BP
NGHIỆP VỤ
RESORT
CÁC BP
NGHIỆP VỤ
KHU DTAT
CÁC BP
NGHIỆP VỤ
CV, CTTT
- Lao động của công ty được tuyển dụng sẽ được đào tạo 3-6 tháng.
- Ngoài tiền lương, Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các phúc lợi xã hội khác
của người lao động sẽ do Doanh nghiệp chi trả theo mức lương cơ bản.
1.5.3. Du khách
Theo thống kê của Viện nghiên cứu phát triển du lịch (tổng cục du lịch), lượng
du khách trong nước thường tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm còn lượng
khách quốc tế thì phân bố đều trong cả năm.
1.5.4 Tiến độ thực hiện dự án
Khi Dự án được Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tiến độ đầu tư công trình dự
kiến trong 48 tháng, kể từ ngày hoàn thành giải phóng mặt bằng, như sau (giả sử Dự
án nhận được giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 12/2013):
+ Tháng 1/2014 đến tháng 4/2014: Hoàn thiện các thủ tục bản đồ địa chính,
kểm kê đền bù, các quyết định về đền bù.
+ Tháng 05/2014 đến tháng 11/2014: Hoàn thành đền bù, giải phóng mặt bằng.
+ Tháng 12/2014: Khởi công xây dựng.

+ Tháng 11/2017: Hoàn thành công trình xây dựng.
+ Từ tháng 12/2017: Tiến hành kinh doanh, dịch vụ.
1.6Tổng kinh phí đầu tư dự án
2 Bảng 1-5: KHÁI TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG DỰ ÁN
4
TT Hạng mục công trình
Đơn
vị
Khối
lượng
Đơn giá
(tr.đ)
Thành tiền
(tr.đ)
1 Chi phí chuẩn bị đầu tư 2.000,00
2 Xây dựng hạ tầng cơ sở HT 01 60.000,00 64.000,00
3 Sân golf Lỗ 18 6.000,00 108.000,00
4 Nhà câu lạc bộ Cái 01 18.000,00 18.000,00
5 Khu nghỉ dưỡng Khu 01 72.000,00 72.000,00
6 Bến du thuyền, khu ẩm thực HT 01 15.000,00 15.000,00
7 Công viên, công trình thể thao HT 01 12.000,00 12.000,00
8 Chi phí Ban quản lý Năm 4 1.250,00 5.000,00
Tổng cộng 296.000,00
Nguồn: Dự án Khu dịch vụ du lịch quốc tế sinh thái Cát Bà
CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
5
KHU VỰC DỰ ÁN
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
2.1.1. Đặc điểm địa hình

Hiện trạng khu vực đầu tư Dự án là khu đất trống chưa được đầu tư cơ sở hạ
tầng. Khu đất là triền núi đá dốc xen lẫn với các vũng, có độ cao trung bình 4,50m so
với cốt đường. Khu vực nghiên cứu có địa hình phức tạp, gồm có đồi núi; hệ thống các
thung lũng như thung lũng Tùng Cốc, thung lũng Hong, thung lung Tùng Gôi ; bãi
đất trồng lúa, hoa màu; ao đầm và bãi sú vẹt.
Khu vực Dự án có độ chênh lớn; các sườn núi có độ dốc lớn. Cao độ hiện trạng
(theo cao độ Hòn Dáu) các khu vực như sau:
- Đỉnh núi có độ cao từ +80m÷135m.
- Cao độ khu vực trong các thung lung từ +15m÷49,3m.
- Cao độ khu vực trồng hoa màu, trồng lúa từ +2,05m÷+15m.
- Cao độ khu vực bãi sú vẹt từ +1,47m÷+2,75m.
- Cao độ hệ thống mương nước, ao, đầm trung bình +1,5m.
2.1.2. Đặc điểm địa chất
Theo số liệu báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình tháng 11/2006 của Hội
kiến trúc sư Hải Phòng với khu đất gần với khu đất triển khai dự án: “Địa chất khu vực
là triền núi đá không có mạch nước ngầm chảy qua nên tạo sự cứng vững tự nhiên,
thuận lợi cho làm nền công trình”.
2.1.3. Đặc điểm thuỷ văn
a. Chế độ thuỷ triều
Cát Bà chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn biển, thuỷ triều có chế độ
nhật triều thuần nhất vịnh Bắc Bộ. Thuỷ triều lớn nhất trung bình là 1,7m, thuỷ triều
thấp nhất trung bình – 0,13 m. Cao độ thuỷ triều lớn nhất là 3,6m.
b. Chế độ dòng chảy
Dòng chảy triều là dòng chảy mang tính thuận nghịch trong ngày và quyết định
chế độ dòng chảy trong khu vực. Tốc độ dòng chảy trung bình là 0,2 – 0,5 m/s.
c. Sóng gió
Trong năm, sóng có độ cao lớn thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, lớn
nhất vào tháng 7 và tháng 9 với độ cao h=5,6m. Nói chung, độ cao sóng biển tương
đối lớn, trung bình dưới 1m tại nơi kín sóng và 3-5 m ở vùng Đông Nam đảo.
6

d. Nhiệt độ nước biển
Nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa thấp vào mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình lớp mặt nước
biển từ 18 đến 25
o
C và cao vào mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 do ảnh hưởng của
khối không khí xích đạo, nhiệt độ trung bình lớp mặt nước biển từ 27 đến 31
o
C
2.1.4. Đặc điểm khí hậu - khí tượng
Khu vực dự án nằm trong tổng thể điều kiện tự nhiên Hải Phòng với đặc điểm
khí hậu riêng của đảo, khí hậu Cát Bà tương đối ôn hoà, ít khắc nghiệt hơn so với các
vùng có cùng vĩ độ trên đất liền. Theo số liệu quan trắc của đài khí tượng thuỷ văn Phủ
Liễn, và Trạm quan trắc khí hậu thủy văn Cát Bà, khí hậu khu vực đảo Cát Bà có các
thông số chính sau đây:
a. Bức xạ mặt trời, mây và nắng
Bức xạ mặt trời là nhân tố có vai trò quyết định nền tảng khu vực của Dự án.
Do bức xạ có tính đồng nhất trong phạm vi rộng lớn, thể hiện ở bảng 2-1 có thể thấy
trung bình hàng năm lượng bức xạ thực tế của khu vực dự án là 105-115 Kcal/cm
2
.
Cán cân bức xạ cả năm có giá trị dương.
Đặc điểm bức xạ, mây, nắng tại đảo Cát Bà có giá trị cho việc định hướng thiết
kế các công trình và định hướng xử lý các giải pháp quản lý công trình.
Bảng 2-1: SỐ GIỜ NẮNG TRUNG BÌNH THÁNG VÀ NĂM TẠI CÁT BÀ
Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm (h) Trung
bình
năm
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
82,

8
44,
4
39,
6
96,
0
184,
2
177,
1
189,
8
166,
0
179,
6
191,
6
151,
3
128,
8
1631,
2
Nguồn: Dự án Khu dịch vụ du lịch quốc tế sinh thái Cát Bà
b. Nhiệt độ
-Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển,
ảnh hưởng đến quá trình bay hơi của các loại nhiên liệu đốt và khí hoá lỏng , vì vậy
7

trong quá trình xây dựng Dự án cần thiết phải có số liệu cụ thể về nhiệt độ khu vực.
Nhiệt độ chia làm hai mùa rõ rệt.
- Nhiệt độ cao vào mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10) trung bình 28
o
C
Nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông trung bình 16
o
C, thấp nhất 5-7
o
C (tháng 1,2)
c. Độ ẩm không khí
Độ ẩm tại khu vực Cát Bà thuộc loại cao nhất nước ta, Độ ẩm cũng như nhiệt
độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
chuyển hoá và phát tán các chất gây ô nhiễm trong khí quyển, đến quá trình trao đổi
nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động.
Bảng 2-2: ĐỘ ẨM TRUNG BÌNH THÁNG VÀ NĂM TẠI CÁT BÀ
Độ ẩm trung bình các tháng trong năm (%) Trung
bình
năm
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
84,9 80,2 85,4 83,2 86,1 86,5 84,6 90,9 86,6 87,3 86,7 83,4 85,4
Nguồn: Dự án Khu dịch vụ du lịch quốc tế sinh thái Cát Bà
d. Gíó
Tại Cát Bà, hướng gíó thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình hàng năm dao
động trong khoảng từ 2,7 đến 3,4 m/s. Tốc độ gió lớn nhất đo tại trạm Cát Bà đạt tới
51m/s. Mùa hè có bão ảnh hưởng bão có thể lên đến cấp 12.
- Đặc điểm: do nằm sát biển, gió mang theo độ ẩm có chứa muối có tính ăn
mòn kim loại cao, vì vậy khi xây dựng cần chú ý lựa chọn hoặc xử lý vật liệu xây
dựng cho phù hợp.
e. Mưa

Tại Cát Bà, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 – 10. Mỗi năm trung bình có khoảng
145 ngày mưa. Tổng lượng mưa trong mùa mưa chiếm 80% so với cả năm. Mùa khô
kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa khoảng 200-500 mm. Số ngày
mưa khoảng 90-100 ngày trong năm.
f. Giông
Tại Cát Bà hàng năm có khoảng 40-45 ngày có giông. Thời kỳ có giông bắt đầu
từ mùa hè. Tháng có giông phát triển mạnh nhất là tháng 7 và tháng 8. Giông kém theo
8
sét có thể gây hại cho con người và nhiều loại thiết bị điện, điện tử. Giông có thể kéo
theo mưa cường độ lớn hoặc lốc xoáy, có thể gây lật tầu thuyền.
g. Xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ)
XTNĐ bao gồm bão và áp thấp nhiệt đới gắn với 3 dạng thiên tai khí tượng là
gió mạnh, mưa lớn và nước dâng. Cát Bà được coi là hòn đảo tiền tiêu chịu ảnh hưởng
của hầu hết các cơn bão đổ bộ vào đồng bằng Bắc Bộ và ven biển Quảng Ninh. XTNĐ
ảnh hưởng lớn đến các công trình xây dựng tại Cát Bà. Trong quy hoạch và thiết kế cụ
thể các công trình xây dựng cần khảo sát cụ thể để đảm bảo an toàn cho công trình
cũng như không gây lãng phí.
2.1.5. Hiện trạng chất lượng môi trường nước khu vực dự án
Hiện trạng môi trường nước khu vực dự án:
Trung tâm quan trắc môi trường - Sở tài nguyên và môi trường Hải Phòng đã
tiến khảo sát, lấy mẫu và phân tích chất lượng môi trường nước mặt tại khu vực dự án
để phục vụ công tác đánh giá tác động môi trường của Dự án khu du lịch sinh thái
quốc tế GIICO - xã Xuân Đám, xã Hiền Hào, huyện Cát Hải - TP Hải Phòng vào tháng
06 năm 2010.
Nội dung khảo sát:
Khảo sát, tìm hiểu các nguồn nước có trong khu vực
+ Chọn điểm lấy mẫu và phân tích chất lượng nước theo các chỉ tiêu cơ bản của
nguồn nước trong khu vực mà TCVN đã quy định.
+ Đánh giá chất lượng nước khu vực trên cơ sở các số liệu phân tích.
Phương pháp phân tích chất lượng môi trường nước.

Được thực hiện trong phòng thí nghiệm và được tiến hành theo các quy định
của TCVN và của ISO hiện hành.
Các chỉ tiêu phân tích chất lượng môi trường nước:TSS; COD; BOD
5
, NH
+
4
- tính theo
N, Nitrat ,Phosphat, Xianua (CN
-
); Asen (As); Cadimi; Chì ; Thuỷ ngân ; Tổng dầu,
mỡ; DDT; Lindan; Paration; Malation; Paraquat; Coliorm.
Vị trí các điểm lấy mẫu nước :
- Điểm W1:
Mẫu nước mặt trên mương tưới tiêu, gần khu vực miếu Vôi, xã
Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng. Toạ độ: 2297573X; 627699Y.
- Điểm W2:
Mẫu nước tại đầm của ông Năng, thôn 3 - xã Xuân Đám - Cát Hải
- Hải Phòng. Toạ độ: 2297141X; 627712Y.
9
- Điểm W3:
Mẫu nước tại đầm của ông Khôi, thôn 2 - xã Xuân Đám - Cát Hải
- Hải Phòng.
- Điểm W4:
Mẫu nước trên mương tưới tiêu, trước cửa nhà bà Đoàn Thị Diễm,
thôn 3 - xã Xuân Đám - Cát Hải - Hải Phòng. Toạ độ: 2296589X;
628464Y.
- Điểm W5:
Mẫu nước trên mương tưới tiêu, trước cổng chợ Xuân Đám - Cát
Hải - Hải Phòng. Toạ độ: 2296288X; 628339Y.

- Điểm W6:
Mẫu nước gần khu vực đầm của ông Nguyễn Anh Dân, thôn 3 - xã
Xuân Đám - Cát Hải - Hải Phòng. Toạ độ: 2296688X; 627562Y.
 Kết quả phân tích chất lượng nước :
Nhận xét về chất lượng nước mặt:
Nguồn nước tại khu vực dự án có hàm lượng NH
4
+
lớn hơn tiêu chuẩn cho
phép theo quy định của QCVN 08-2008/BTNMT (loại B1) từ 1,2 - 3,4 lần; Tại Điểm
W5: COD vượt quá 1,16 lần; Nitrit (NO
-
2
- tính theo N) vượt quá 4,4 lần; Tại Điểm
W4: Nitrit (NO
-
2
- tính theo N) vượt quá 6,4 lần ; hàm lượng các chất còn lại đều thấp
hơn tiêu chuẩn cho phép.
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN
2.2.1 Kinh tế
• Nông nghiệp:
Hiện trạng khu vực đầu tư Dự án là khu đất trống chưa được đầu tư cơ sở hạ
tầng. Khu vực nghiên cứu có địa hình phức tạp, gồm có đồi núi; hệ thống các áng
(thung lũng) như áng Tùng Cốc, áng Hong, áng Tùng Gôi ; bãi đất trồng lúa và hoa
màu; bãi sú vẹt và ao đầm. Khu vực Dự án có độ chênh cốt lớn; các sườn núi có độ
dốc lớn. Có phần đất không sử dụng vào mục đích canh tác nông nghiệp hoặc hoạt
động sinh lời nào khác, phần đất sử dụng trong canh tác nông nghiệp hoặc nuôi trồng
thuỷ sản năng suất thấp.
Trên Khu đất dự án chỉ có một đến hai hộ dân sinh sống tạm để trông coi vườn cây,

nhà chính của họ ở trong các thôn xóm ngoài phạm vi đất Dự án (thôn 3, xóm
Đinh ).
• Giao thông vận tải
Dự án nằm theo tuyến đường chính của Cát Bà nên điều kiện giao thông thuận
lợi. Đi qua khu vực Dự án có tuyến đường xuyên đảo Hải Phòng – Cát Bà với tính chất
10
là đường tỉnh lộ có mặt cắt B=7,5m, mặt đường thấm nhập nhựa. Tuyến đường đi Hiền
hào có mặt cắt B=0,5m, mặt đường cấp phối.
• Nuôi trồng thủy sản
Việc nuôi trồng thủy sản trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, việc sử dụng thức ăn
nuôi từ cá tạp và xử lý thức ăn nuôi dư thừa không đúng phương pháp và quy trình đã
gây ô nhiễm hữu cơ, ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường ccas vịnh và đảo Cát Bà.
2.2.2 Xã hội
Việc hình thành Khu dịch vụ du lịch Quốc tế sinh thái Cát Bà góp phần tích cực
trong việc phát triển kinh tế xã hội của đảo Cát Bà nói riêng và thành phố Hải Phòng
nói chung. Tuy nhiên cũng tạo áp lực trong công tác quản lý an ninh trật tự khu vực,
với trình độ của người dân không cao cũng khó tránh khó việc di cư tự do.
CHƯƠNG III
CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
3.1.1. Nguyên tắc đánh giá
Việc đánh giá các tác động của dự án tới môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội
khu vực được thực hiện theo từng giai đoạn (chuẩn bị, xây dựng và vận hành) của dự
11
án và được cụ thể hoá cho từng nguồn gây tác động, đến từng đối tượng bị tác động.
Mỗi tác động được đánh giá một cách cụ thể, chi tiết về mức độ, về quy mô không
gian và thời gian và so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện
hành. Các tác động được đánh giá theo các thành phần môi trường cụ thể và dự báo
những rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra trong các quá trình thực hiện dự án.
3.1.2. Khái quát các tác động của dự án
Việc hình thành Khu dịch vụ du lịch Quốc tế sinh thái Cát Bà góp phần tích

cực trong việc phát triển kinh tế xã hội của đảo Cát Bà nói riêng và thành phố Hải
Phòng nói chung. Hoạt động của Khu dịch vụ du lịch Quốc tế sinh thái Cát Bà sẽ làm
đa dạng hoá các loại hình du lịch, tạo sự hấp dẫn đối với du khách. Tuy nhiên điều đó
sẽ làm gia tăng mật độ giao thông, gia tăng lượng chất thải, tạo áp lực trong công tác
quản lý an ninh trật tự khu vực. Điều này dẫn đến khả năng gây ảnh hưởng tới các yếu
tố môi trường (tự nhiên, xã hội) là khó tránh khỏi, làm thay đổi cảnh quan và đối
tượng cuối chịu ảnh hưởng là sức khoẻ cộng đồng và tài nguyên thiên nhiên xung
quanh khu vực.
3.1.3. Mục tiêu của dự án
Xây dựng và kinh doanh khai thác một tổ hợp công trình hạ tầng cơ sở dịch vụ du lịch
sinh thái biển kết hợp với các loại hình dịch vụ cao cấp khác như sân golf, du thuyền,
chắm sóc sức khoẻ trên cơ sở bảo vệ và phát huy những lợi thế về đặc điểm sinh thái
của đảo Cát Bà. Dự án góp phần xây dựng đảo Cát Bà trở thành trung tâm du lịch sinh
thái biển của miền Bắc đồng thời trở thành trung tâm hội nghị, hội thảo quốc tế và
nghỉ dưỡng. Dự án được thực hiện sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng dịch
vụ của thành phố Hải Phòng và tạo nhiều việc làm cho người lao động.
3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN
CHUẨN BỊ
3.2.1. Đánh giá tác động tới môi trường nước trong quá trình san ủi mặt bằng của
dự án
a. Nguồn gây tác động do nước thải
Trong quá trình san ủi mặt bằng dự án, nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là
nước thải của công nhân thi công chuẩn bị mặt bằng trên công trình. Đối với nước thải
sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ
(BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh vật. Theo tính toán thống kê
cho thấy, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày thải vào môi trường (nếu
12
không xử lý) sẽ là:
Bảng 3-1: TẢI LƯỢNG CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Định mức cho một người

Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày) Vi sinh (NPK/100ml)
BOD
5
COD
SS
∑N
∑P
45 - 54
72 - 102
70 - 145
6 - 12
0,8 - 4,0
-
-
-
-
-
Tổng Coliform
Feacal Coliform
-
-
10
6
- 10
9
10
5
- 10
6
Như vậy tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt từ quá trình san ủi

mặt bằng của dự án được xác định cho một đơn vị thi công (Dự kiến 100 người) sẽ là:
Bảng 3-2: TẢI LƯỢNG CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Tải lượng tính toán cho 100 người
STT Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày)
1
2
3
4
5
BOD
5
COD
TSS
Tổng N
Tổng P
4,5 - 5,4
7,2 - 10,2
7,0 - 14,5
0,6 - 1,2
0,08 - 0,40
b. Tác động do nước thải sinh hoạt
Căn cứ vào tải lượng các chất ô nhiễm trong bảng trên và lưu lượng nước thải (100
người x 0,01m
3
/người=1m
3
/ngđ), có thể tính toán được nồng độ chất ô nhiễm trong
nước thải sinh hoạt của công nhân thi công như sau :
Bảng 3-3: NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)

13
Không xử lý
Xử lý bằng bể tự
hoại
QCVN 14-2008 (B)
BOD5
TSS
Tổng N
Tổng P
Coliform (MPN/100ml)
270
725
60
20
102,6
275,5
34,8
11,6
10
6
- 10
9
50
100
-
-
5.000
Từ kết quả tính toán trong bảng trên, so sánh nồng độ các chất ô nhiễm với tiêu chuẩn
nước thải sinh hoạt theo quy định của QCVN 14-2008 (cột B) cho thấy, nước thải sinh
hoạt xử lý bằng bể tự hoại thông thường có nồng độ BOD

5
vượt tiêu chuẩn cho phép
2,1 lần (Cmax=50x1,2=60mg/l), TSS vượt tiêu chuẩn cho phép 2,76 lần
(Cmax=100x1,2=120mg/l). Tuy nhiên, lượng xả thải không nhiều, nên tác động không
lớn. Dự án sẽ có biện pháp giảm thiểu các tác động này và được trình bày trong
Chương 4.
c. Nguồn gây tác động do nước rửa trôi bề mặt (nguồn tác động không liên quan
đến chất thải)
Nước rửa trôi bề mặt là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường trong quá
trình thi công san ủi mặt bằng dự án. Đối với công trường thi công, lượng đất, cát, chất
cặn bã, cặn dầu mỡ, các chất thải sinh hoạt vương vãi là đáng kể. Nồng độ cũng như
dạng ô nhiễm phụ thuộc vào tính chất bề mặt phủ. Các dạng tác động của nước cuốn
trôi bề mặt thường gặp là :
+ Dầu và cặn dầu bị cuốn theo nước mưa và phát tán ra xung quanh tác động đến hệ
sinh thái, gây ô nhiễm môi trường đất và nước.
+ Mặt phủ bị xói mòn, gây bồi lắng kênh mương trong khu vực
+ Nồng độ chất dinh dưỡng, chất hữu cơ trong nước cuốn trôi bề mặt là đáng kể, dễ
gây tình trạng phú dưỡng và ô nhiễm hữu cơ trong mương, suối.
Khi trời mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực san ủi mặt bằng của dự án sẽ
cuốn theo đất, cát, chất cặn bã, dầu mỡ. Trong nước mưa đợt đầu thường chứa lượng
lớn các chất bẩn tích luỹ trên bề mặt như dầu, mỡ, bụi từ những ngày không mưa.
Lượng chất bẩn này sẽ theo nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án gây tác động
không nhỏ tới đời sống thuỷ sinh và gây ô nhiễm các nguồn nước trong khu vực. Khi
lớp đất bề mặt chưa được lu đầm vào những ngày mưa, đất đá sẽ bị cuốn trôi vào
14
nguồn nước, làm tăng độ đục, gây bồi lắng nguồn nước tiếp nhận. Khi nước chảy tràn
trên bề mặt, ngoài đất đá, các loại dầu mỡ từ thiết bị máy móc thi công rơi rớt trên
công trường theo nước mưa đi vào nguồn nước, làm tăng chỉ tiêu dầu mỡ trong nguồn
nước.
Lượng nước mưa chảy tràn trên khu vực dự án được tính toán theo phương

pháp cường độ giới hạn (Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì
nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường khoảng 0,5-
1,5mgN/l; 0,004-0,03 mgP/l; 10-20 mgCOD/l và 10-20 mgTSS/l) :
Q = q.F.ϕ = 0,1/3600(m/s) x 181800(m
2
) x 0,6 = 3,03 m
3
/s
Trong đó :
• Q - lưu lượng tính toán, m
3
/s.
• q - cường độ mưa tính toán, q = 0,1/3600 m/s
• F - diện tích lưu vực thoát nước mưa (F= 181800 m
2
).
ϕ - hệ số dòng chảy, lấy trung bình bằng 0,6.
Cường độ mưa tính toán được xác định theo công thức :
Trong đó :
• q - cường độ mưa tính toán m/s.
• p - chu kỳ ngập lụt (năm).
• q
20
, b, C, n - đại lượng phụ thuộc đặc điểm khí hậu tại khu vực dự án.
Lượng chất bẩn tích tụ được xác định như sau :
G = M
max
[1 - exp (-k
z
.T)]. F, kg

Trong đó :

M
max
- lượng bụi tích luỹ lớn nhất, M
max
=220 kg/ha

k
z
- hệ số động học tích luỹ chất bẩn, k
z
=0,3ng
-1

T- thời gian tích luỹ chất bẩn, T=15 ngày

F - diện tích lưu vực thoát nước mưa.
Bảng 3-4: LƯỢNG CHẤT BẨN TÍCH TỤ TRONG QUÁ TRÌNH
SAN ỦI MẶT BẰNG DỰ ÁN
15
STT Đại lượng Đvị Giá trị
1 Cường độ mưa (q) m/s 0,1/3600
2 Diện tích lưu vực (F) m
2
181.880
3
Hệ số dòng chảy (ϕ)
- 0,6
4 Lưu lượng tính (Q) m

3
/s 3,03
5 Lượng bụi (Mmax) kg/ha 220
6 Hệ số tích luỹ (k
z
) ng
-1
0,3
7 Thời gian tích luỹ (T) Ngày 15
8 Diện tích thoát nước Ha 181,88
9
Lượng chất bẩn tích tụ theo thời gian
(G)
Kg
3.2.2. Đối tượng bị tác động
* Tác động tới cuộc sống của người dân:
- Ô nhiễm nguồn nước mặt, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân tại khu vực dự
án.
- Kênh rạch bị ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp và
một số mục đích sử dụng khác của các hộ dân.
- Làm thay đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp, đất trồng rừng
tái sinh thành đất công nghiệp và đi kèm theo nó là việc chuyển đổi ngành nghề từ
trồng trọt sang các ngành nghề khác mà người dân vốn đã quen làm nông nghiệp
gây tác động rất lớn tới cuộc sống của người dân trước mắt cũng như về lâu dài.
* Tác động tới kinh tế xã hội của khu vực
- Gây mất mỹ quan do ô nhiễm các kênh rạch
- Mất chi phí để xử lý ô nhiễm.
Dự án đầu tư xây dựng Khu dịch vụ du lịch quốc tế sinh thái Cát Bà không những
khả thi về mặt kinh tế tài chính mà còn mang lại nhiều hiệu quả về mặt kinh tế xã
hội :

- Đóng góp vào thu nhập GDP của thành phố Hải Phòng nói riêng và của cả nước
nói chung qua những hoạt động của dự án.
16
- Đóng góp từ hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư quốc tế
GIICO.
- Cải tạo môi trường sống, môi trường sinh thái khu vực phần chữ đỏ ni t thấy k
thích hợp, tại mình đang làm nguồn nước nên đối tượng bị tác động cũng phải liên
quan đến nguồn nước
3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN
THI CÔNG XÂY DỰNG.
3.3.1. Nguồn phát sinh chất thải
Trong giai đoạn thi công xây dựng nhà máy, nguồn phát sinh nước thải chủ yếu
là từ quá trình dưỡng hộ bê tông, làm mát máy móc thiết bị thi công, nước thải của
công nhân xây dựng trên công trình:
+ Nước thải từ quá trình thi công xây dựng, dưỡng hộ bê tông, làm mát thiết bị, lắp
đặt máy móc thiết bị có chứa nhiều cặn lắng, vật liệu thải, dầu mỡ
+ Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng có chứa các chất lơ lửng, chất hữu
cơ, các chất cặn bã và vi sinh
Đối với nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS),
các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh vật.
Theo tính toán thống kê cho thấy, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày
thải vào môi trường (nếu không xử lý) sẽ là:
Bảng 3-5 :TẢI LƯỢNG CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Định mức cho một người
Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày) Vi sinh (MPN/100ml)
BOD
5
COD
SS
∑N

∑P
45 – 54
72 - 102
70 - 145
6 - 12
0,8 – 4,0
-
-
-
-
-
Tổng Coliform - 10
6
- 10
9
17
Feacal Coliform - 10
5
- 10
6
Như vậy tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (tính cho 200
công nhân/đơn vị thi công), giai đoạn thi công xây dựng sẽ là:
Bảng 3-6: TẢI LƯỢNG CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Tải lượng tính toán cho 200 người
STT Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày)
1
2
3
4
5

BOD
5
COD
TSS
Tổng N
Tổng P
9,0 - 10,8
14,4 - 20,4
14,0 - 29,0
1,2 - 2,4
0,16 - 0,80
Kết quả tính toán đã cho thấy, nước thải từ quá trình thi công xây dựng như
nước rửa nguyên vật liệu, nước dưỡng hộ bê tông, nước vệ sinh máy móc thiết bị thi
công, dung dịch betonit có hàm lượng chất lơ lửng và các chất hữu cơ cao gây ô nhiễm
các nguồn tiếp nhận trong khu vực của dự án. Nước thải thi công thường có chứa vôi
vữa, xi măng, đây là nguyên nhân làm cho pH của nước cao, có thể gây ô nhiễm nguồn
nước mặt và ảnh hưởng đến hệ thuỷ sinh và tài nguyên sinh vật dưới nước.
Bảng 3-7: LƯU LƯỢNG VÀ TẢI LƯỢNG NƯỚC THẢI TỪ CÁC THIẾT BỊ THI
CÔNG XÂY DỰNG
Loại nước thải
Lưu lượng
(m
3
/ngày)
Nồng độ các chất ô nhiễm
COD (mg/l) Dầu (mg/l) SS (mg/l)
Bảo dưỡng thiết bị 2 20 – 30 - 50 – 80
Vệ sinh thiết bị 5 50 – 80 1,0 – 2,0 150 – 200
Làm mát thiết bị 4 10 - 20 0,5 – 1,0 10 – 50
QCVN 24-2009/BTNMT (A) 50 0 50

QCVN 24-2009/BTNMT (B) 100 1 100
* Dầu mỡ thải
18
Dầu mỡ thải theo quy chế quản lý chất thải nguy hại được phân loại là chất thải
nguy hại. Dầu mỡ thải từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận chuyển
và thi công trong khu vực dự án là không thể tránh khỏi. Lượng dầu mỡ thải phát sinh
trong quá trình thi công xây dựng tuỳ thuộc các yếu tố:
- Số lượng phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trên công trường.
- Lượng dầu mỡ thải ra từ các phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới.
- Chu kỳ thay dầu và bảo dưỡng máy móc, thiết bị.
Trung bình lượng dầu mỡ thải ra từ các phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới là
7 lít/lần thay. Chu kỳ thay dầu và bảo dưỡng máy móc, thiết bị trung bình từ 3-6 tháng
thay một lần tuỳ thuộc vào cường độ hoạt động của các phương tiện, máy móc thi
công.
Bảng 3-8: LƯỢNG DẦU MỠ PHÁT SINH TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
Số lượng phương tiện vận chuyển và
thi công cơ giới (xe)
Lượng dầu mỡ thải phát sinh
(lít/tháng)
25 – 50 29 – 58
Nguồn : WHO, 1993.
Trong trường hợp dầu mỡ thải không được thu gom và xử lý tuân thủ theo đúng
quy định thì các tác động đến các thành phần môi trường xung quanh là rất lớn. Dầu
mỡ sẽ theo nước mưa rửa trôi gây ô nhiễm môi trường nước.
3.3.2. Các tác động tới môi trường nước.
Trong giai đoạn thi công xây dựng Khu dịch vụ du lịch quốc tế Cát Bà, các tác
động tới môi trường nước chủ yếu là ô nhiễm do nước thải từ các hoạt động và sinh
hoạt của người công nhân thi công trên công trường, nước làm mát các thiết bị, máy
móc thi công và nước mưa chảy tràn trên khu vực dự án.
* Nước thải sinh hoạt:

Căn cứ vào tải lượng các chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải đã trình bày
trong các phần trên, xác định nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt từ
quá trình thi công xây dựng của dự án. Kết quả cho trong Bảng 3-9.
Bảng 3-9 : NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)
19
Không xử lý Xử lý bằng bể tự hoại
QCVN 14-2008
(B)
BOD
5
TSS
Tổng N
Tổng P
225 – 270
350 - 725
30 - 60
4 – 20
85,5 - 102,6
133 - 275,5
17,4 - 34,8
2,32 - 11,6
50
100
-
-
Vi sinh Nồng độ chất ô nhiễm (MPN/100ml)
Tổng Coliform 5x10
3
Ghi chú: QCVN 14-2008 (B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

(cột B). Cmax=Cxk (k=1,2).
Từ kết quả tính toán trong bảng trên cho thấy, nước thải sinh hoạt của công
nhân sau xử lý bằng bể tự hoại (tạm thời trong quá trình thi công) theo các mương đất
và rãnh thoát nước thải ra môi trường khu vực có nồng độ BOD
5
vượt tiêu chuẩn 1,7-
2,1 lần, TSS vượt tiêu chuẩn 1,33-2,76 lần.
* Nước cuốn trôi bề mặt.
Nước cuốn trôi bề mặt là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường trong
quá trình thi công xây dựng (nguồn tác động không liên quan đến chất thải). Đối với
một công trường thi công, lượng đất, cát, chất cặn bã, cặn dầu mỡ, các chất thải sinh
hoạt vương vãi là đáng kể. Nồng độ cũng như dạng ô nhiễm phụ thuộc vào tính chất bề
mặt phủ. Các dạng tác động của nước cuốn trôi bề mặt thường gặp là:
+ Dầu và cặn dầu bị cuốn theo nước mưa và phát tán ra xung quanh tác động đến hệ
sinh thái, gây ô nhiễm môi trường đất và nước.
+ Mặt phủ bị xói mòn, gây bồi lắng cống thoát nước, kênh mương thuỷ lợi trong
khu vực.
+ Nồng độ chất dinh dưỡng, chất hữu cơ trong nước cuốn trôi bề mặt là đáng kể, dễ
gây tình trạng phú dưỡng và ô nhiễm hữu cơ trong các kênh, suối.
Vào những khi trời mưa, nước mưa chảy tràn trên khu vực dự án sẽ cuốn theo đất, cát,
chất cặn bã, dầu mỡ xuống kênh, suối xung quanh gây các tác động không nhỏ tới đời
sống thuỷ sinh và gây ô nhiễm nguồn nước trong khu vực. Tuy nhiên, mức độ gây ô
nhiễm và tính chất nước cuốn trôi bề mặt có thể kiểm soát được bằng việc tổ chức và
quản lý thi công hợp lý đối với từng hạng mục công trình của dự án.
3.3.3. Đối tượng bị tác động.
20
* Công nhân trực tiếp tham gia thi công xây dựng
Đây là đối tượng trực tiếp chịu tác động của các hoạt động khi thi công xây dựng các
hạng mục công trình của dự án. Các yếu tố tác động lên người công nhân đó là điều
kiện môi trường làm việc, bụi, khí thải, tiếng ồn và nhiệt phát sinh trong quá trình thi

công. Đặc biệt là điều kiện ăn ở, sinh hoạt của công nhân trên công trường không đảm
bảo vệ sinh, không được cung cấp nước sạch có thể dẫn đến mắc các bệnh về đường
tiêu hoá, bệnh về da
* Môi trường nước suối, nước kênh mương thuỷ lợi
Trong quá trình thi công xây dựng, nước kênh mương thuỷ lợi, nước suối có thể bị tác
động bởi nước thải sinh hoạt, nước rửa trôi bề mặt gây bồi lắng dòng chảy và nước
thải xây dựng như nước dưỡng hộ bê tông, nước vệ sinh máy móc thiết bị thi công,
nước mưa chảy tràn cuốn theo đất đá và chất bẩn trên bề mặt chảy xuống suối gây ảnh
hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt.
* Môi trường sức khoẻ cộng đồng
Tác động trực tiếp tới sức khỏe của những người dân sống quanh khu vực dự án, gần
với công trường xây dựng và ven đường giao thông. Nguy cơ về bệnh dịch, các loại
bệnh lây nhiễm qua các con đường: da, hô hấp, đường ruột
3.3.4. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường
* Đối với sức khoẻ cộng đồng: đây là vấn đề cần được quan tâm nhất, vì tại đây tập
trung một lực lượng lao động không nhỏ nên nếu không tổ chức đảm bảo cuộc sống
cho họ sẽ bị ảnh hưởng tới sức khoẻ, bệnh dịch có thể xảy ra và ảnh hưởng tới khu vực
xung quanh và nhân dân trong vùng.
* Đối với sự cố môi trường: Ngập úng cục bộ do lượng nước thải của công nhân và
lượn nước chảy tràn trong quá trình thi công xây dựng.
Nhìn chung, các sự cố này thường gây tác hại lớn đến kinh tế - xã hội và môi trường,
song có thể phòng tránh được bằng kiểm tra tình trạng kỹ thuật, tuyên truyền nâng cao
ý thức của công nhân trong khu vực dự án.
3.4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN
HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN.
Hiện nay, ngành du lịch của Việt Nam nói chung đang gặp nhiều khó khăn,
thách thức do có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc
biệt là Thái Lan, Singapore, Malayxia,…Để thúc đẩy sự phát triển du lịch trong những
năm tới, Việt Nam đang cố gắng tạo ra được những dịch vụ và sản phẩm du lịch độc
21

đáo, hấp dẫn hơn. Mộ trong những loại hình rất được khách du lịch ưa chuộng du lịch
sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng và chơi Golf, điều này đã được chứng minh thông qua sự
phát triển rất mạnh mẽ của hệ thống các khu nghĩ dưỡng sinh thái và các sân Golf…
Bên cạnh những ưu thế của mình, quá trình xây dựng và hoạt động của sân Golf cũng
gây ra nhiều tác động xấu đối với môi trường và không thể không kể đến các rác động
đến môi trường nước tại khu vực.
3.4.1. Nguồn gây tác động.
Nguồn phát sinh nước thải từ Khu dịch vụ du lịch sinh thái quốc tế Cát Bà gồm 2 loại
chính sau:
+ Nước thải là nước mưa thu gom trên toàn bộ diện tích Khu dịch vụ du lịch quốc tế
sinh thái Cát Bà ( nước mưa chảy tràn qua khu nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái, sân
golf).
+ Nước thải từ quá trình hoạt động của Khu dịch vụ du lịch quốc tế sinh thái Cát Bà
bao gồm: Nước thải sinh hoạt thải ra từ các khu biệt thự, khách sạn, các nhà hàng, khu
du lịch, khu vui chơi giải trí, khu văn phòng cơ quan và các khu vệ sinh công cộng.
Bên cạnh đó là nước rỉ ra từ quá trình tưới cỏ tại sân golf mang theo phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật còn lưu lại trong quá trình chăm sóc cỏ tại sân golf, làm ảnh hưởng
đến nguồn nước mặt, nước ngầm.
3.4.2. Tác động do nước thải trong hoạt động dự án
Tổng lượng nước thải từ hoạt động của Khu dịch vụ du lịch quốc tế sinh thái
Cát Bà được thu gom và đưa về trạm xử lý nước thải tập trung gồm nước thải của các
căn hộ biệt thự, nước thải từ dịch vụ công cộng; nước thải từ khu thương mại; nước
thải dịch vụ du lịch; nước thải rò rỉ. Riêng nước mưa, nước thải từ hồ bơi…theo quy
ước được coi là sạch. Nước mưa chỉ bị nhiễm bẩn khi chảy qua các khu vực ô nhiễm.
So với các nguồn thải khác thì nước mưa chảy tràn qua khu vực khách sạn, biệt thự,
đường giao thông…là tương đối sạch, ít ảnh hưởng tới môi trường nước. Do vậy
nguồn nước này sau khi tách các tạp chất thô có thể tái sử dụng tưới cỏ sân golf. Đối
với nước mưa chảy tràn trên sân golf và vườn cây sinh vật chứa nhiều hợp chất bảo vệ
thực vật còn tồn lưu lại trong quá trình chăm sóc cây, cỏ sân golf, nếu lượng nước mưa
này không được quản lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường nước.

22
Các nguồn nước thải này sẽ được trang bị hệ thống thoát nước đồng bộ, tại các
hố ga có song chắn rác. Mặt khác trên mặt bằng khu vực không có các nguồn gây ô
nhiễm nên vấn đề ô nhiễm do nước mưa của dự án khi đi vào hoạt động là rất ít hoặc
không có.
3.4.3. Đối tượng bị tác động khi dự án đi vào hoạt động
* Người dân nông thôn
Đối với khu vực làng xóm nông thôn, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp,
lâm nghiệp và sẽ là đối tượng trực tiếp chịu tác động do mất đất trồng lúa, do tác động
của các yếu tố ô nhiễm phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án ô nhiễm nước.
* Môi trường nước
Môi trường nước bị tác động bởi nước thải sinh hoạt Khu dịch vụ du lịch quốc tế sinh
thỏi Cát Bà nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nước và ảnh hưởng đến
hệ sinh thái khu vực.
* Các hệ sinh thái trong khu vực
Hoạt động của dự án cũng sẽ gây những tác động nhất định đến hệ sinh thái và tài
nguyên môi trường khu vực. Các hệ sinh thái khu vực, hệ sinh thái dưới nước sẽ chịu
tác động lớn nhất bởi nước thải từ Khu dịch vụ du lịch quốc tế sinh thái Cát Bà. Nước
thải không được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, thì khi thải vào sẽ làm suy giảm
hệ sinh thái.
3.4.4. Rủi ro trong giai đoạn hoạt động
* Sự cố trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung ngưng hoạt động: Khi Khu dịch vụ
du lịc quốc tế sinh thái Cát Bà đi vào hoạt động sẽ thải ra một lượng nước thải tương
đối lớn. Trong quá trình hoạt động, vấn đề hư hỏng máy mọc thiết bị (máy bơm nước
thải,…) ở một công đoạn nào đó trong hệ thống có thể xảy ra và việc sửa chữa có khả
năng không kịp thời (tạm gián đoạn) nên nước thải từ trạm xử lý nước thải tập trung
với đầu ra sẽ không đảm bảo đạt tiêu chuẩn cho phép và nếu kéo dài thời gian thì khả
năng làm suy giảm chất lượng nước nguồn tiếp nhận là chắc chắn.
* Sự cố sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật: Các loại hoá chất bảo vệ thực vật tiêu diệt
gần như toàn bộ côn trùng, kéo theo sự suy giảm các loài chim, cũng như đa dạng sinh

học trong khu vực. Đặc biệt, hoá chất tan chảy theo nguồn nước và ngấm xuống đất
23
làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm trong khu vực, nhất là gây ra
hiện tượng phú dưỡng hoá các hồ chứa.
3.5. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá
3.5.1. Về các phương pháp đánh giá
• Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh: Là những phương pháp cho kết quả
định lượng chính xác và có độ tin cậy cao.
• Phương pháp điều tra khảo sát, đo đạc và lấy mẫu hiện trường, phương pháp phân
tích và xử lý số liệu trong phòng thí nghiệm, Phương pháp điều tra xã hội học:
Được thực hiện theo quy trình, quy phạm. Trong báo cáo này, việc thực hiện các
công việc trên do các PGS, TS, KS thực hiện, nên các số liệu thu được là tin cậy.
• Phương pháp đánh giá nhanh: áp dụng theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) để xác định tải lượng của các chất ô nhiễm dựa vào hệ số ô nhiễm đối với
các thành phần môi trường. Phương pháp này cho kết quả dự báo nhanh và tương
đối chính xác.
• Phương pháp mô hình hoá: là phương pháp định lượng dùng để dự báo lượng thải,
nồng độ trung bình các chất ô nhiễm từ các nguồn gây tác động có liên quan đến
khí thải và nước thải của các hoạt động khai thác mỏ cũng như phạm vi lan truyền
của các chất ô nhiễm tới môi trường xung quanh nhằm đánh giá các tác động có thể
xảy ra của dự án đối với môi trường khu vực. Phương pháp tính được xây dựng
bằng mô hình toán học và được đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường. Kết quả tính toán là tin cậy.
• Phương pháp ma trận và phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp: Là những
phương pháp đánh giá tổng hợp các tác động tới môi trường của dự án có độ tin
cậy cao, để trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động và phòng
ngừa, ứng cứu sự cố môi trường có tính khả thi.
Nhìn chung các phương pháp trên đã được sử dụng để đánh giá các tác động tới
môi trường của dự án. Những phương pháp này đã được giới thiệu trong các
nghiên cứu cũng như trong các hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường của Bộ

Tài nguyên và Môi trường. Vì vậy mức độ tin cậy là rất cao.
3.5.2 Về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá
Đánh giá tác động tới môi trường của dự án tuân thủ theo trình tự :
+ Xác định nguồn gây tác động theo từng giai đoạn hoạt động (hoặc từng thành phần
của các hoạt động) gây tác động của dự án.
24
+ Xác định quy mô không gian và thời gian của các đối tượng bị tác động.
+ Đánh giá tác động dựa trên quy mô nguồn gây tác động, quy mô không gian, thời
gian và tính nhạy cảm của các đối tượng chịu tác động.
Các đánh giá về các tác động của dự án là khá chi tiết và cụ thể. Cũng chính vì vậy mà
trên cơ sở các đánh giá, dự án đã đề ra được các biện pháp giảm thiểu các tác động
xấu, phòng ngừa và ứng cứu sự cố môi trường một cách khả thi.
Công cụ đánh giá tác động môi trường là các phương pháp đã được trình bày ở trên.
Kết quả đánh giá là tin cậy. Do đó việc đánh giá các tác động và mức độ tác động của
dự án tới môi trường đối với từng giai đoạn thực hiện dự án là thực tế so với trường
hợp khi không triển khai thực hiện dự án. Chủ dự án cũng đã có những cam kết cụ thể
trình bày trong phần kết luận của báo cáo để thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường của dự án.
CHƯƠNG IV
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
4.1. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN
Các tác động của dự án đến môi trường vật lí xuất phát từ việc thải các chất ô
nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép vào môi trường và các sự cố phát sinh trong quá
trình hoạt động của dự án. Do vậy để giảm thiểu các tác động của dự án đến môi
trường xung quanh cần phải khống chế ô nhiễm từ các nguồn thải và hạn chế đến mức
thấp nhất khả năng xảy ra sự cố làm ô nhiễm môi trường. Việc khống chế và giảm
thiểu ô nhiễm do chất thải của dự án được tiến hành bằng cách kết hợp 3 biện pháp sau
đây:
+ Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và sự cố,
+ Biện pháp kỹ thuật khống chế ô nhiễm và xử lý chất thải,

25

×