Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Thơ mới, nhìn từ góc độ loại hình (tóm tắt + toàn văn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.52 KB, 28 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thơ mới, một khái niệm cho đến giờ đã đặt chúng ta vào những phạm trù
nghĩa khá đa dạng, cần phải suy xét kỹ lưỡng hơn. Bản thân khái niệm này đã
hàm chứa trong đó sự tương sánh với Thơ cũ, đồng thời nó cũng mang ý nghĩa
là một thời đoạn trong lịch sử thơ ca dân tộc, Thơ mới còn là một trào lưu, một
phong cách, một kiểu – một loại hình thơ. Thậm chí, trong suy nghĩ về những
động hướng của một nền văn học, thơ ca tiên tiến, Thơ mới còn đặt ra yêu cầu
có tính cốt thiết về tư duy, tâm thế, bản chất của sáng tạo nghệ thuật. Luận án,
Thơ mới, nhìn từ góc độ loại hình tập trung vào khía cạnh loại hình, kiểu/ lối
Thơ mới nhằm chỉ ra tư cách loại hình của Thơ mới trong tương quan với
những hình thái thơ trước và sau nó.
Cùng với sự phát triển của triết học nhân sinh, triết học ngôn ngữ, khoa học xã
hội nhân văn, sự du nhập của các lý thuyết, phương pháp nghiên cứu văn học
hiện đại, Thơ mới lại có thêm cơ hội để được soi chiếu, thảo luận một cách toàn
vẹn hơn. Bên cạnh đó, vấn đề thực thể Thơ mới vẫn chưa được mô tả một cách
toàn vẹn với sự vắng mặt của những tác giả, tác phẩm bàn nhì, bàn ba, những
diễn ngôn góp phần kiến tạo Thơ mới nhưng không có mặt trong các “điện thờ”
hay bị xem nhẹ, bị mặc nhiên biến thành các diễn ngôn phụ trợ, làm tôn lên các
đỉnh cao. Mặt khác những nghiên cứu ở miền Nam thời kỳ 1954 - 1975 về Thơ
mới cũng chưa được chú ý thỏa đáng để thấy rằng thành tựu nghiên cứu Thơ mới
trong tri thức phổ thông vẫn đầy thiếu khuyết.
Nghiên cứu Thơ mới, quy luật sáng tạo của loại hình thơ này (một loại hình
thơ phát triển rực rỡ bậc nhất trong lịch sử thơ trữ tình Việt Nam) giúp chúng ta
có cái nhìn chân xác hơn về diễn trình và sự vận động của mỹ học thơ ca dân tộc.
Từ đó, hình thành những nhận thức có tính nguyên lý về mỹ học của loại hình
thơ trữ tình nói chung.
Việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập, thưởng thức Thơ mới cần có những định
hướng đa dạng hơn, toàn diện hơn để phù hợp với sự đa dạng, phong phú, tính
phức tạp của bản thân Thơ mới.
1


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Luận án hướng đến việc mô tả, lý giải và khẳng định: Thơ mới là
một loại hình thơ trong tiến trình thơ trữ tình Việt Nam từ khởi thủy đến hiện đại.
Nhiệm vụ của luận án:
- Mô tả lịch sử nghiên cứu vấn đề loại hình Thơ mới
- Giới thuyết về lý thuyết loại hình trong nghiên cứu văn học và thơ ca
- Mô tả và lý giải để minh chứng tư cách loại hình của Thơ mới
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thơ mới Việt Nam 1932 – 1945 với tư cách là một
loại hình thơ.
Phạm vi nghiên cứu: Đặt Thơ mới trong tiến trình thơ Việt Nam từ khởi thủy
đến hiện đại, nhận diện loại hình Thơ mới trong sự tương sánh với loại hình Thơ
trung đại và một vài hình thái thơ sau Thơ mới.
Để khẳng định Thơ mới là một loại hình thơ chúng tôi hình thành một trục
nghiên cứu có tính chất quy chiếu để nhận diện loại hình Thơ mới: Kiểu tư duy
Thơ mới.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài đem đến những kiến giải có tính tổng quát về Thơ mới trên phương
diện là một loại hình thơ, đóng góp vào lịch sử diễn giải, nghiên cứu và định vị
Thơ mới Việt Nam 1932 - 1945 trong tiến trình thơ Việt Nam.
Xem xét Thơ mới trong tính tự trị của một trường văn học cùng với sự lý giải
từ các thiết chế, bối cảnh tạo nên “chân lý”, “tri thức”, “quyền lực” (M. Foucault)
kể cả những “đứt đoạn” mang sử tính của Thơ mới.
Từ đề tài, vấn đề lý thuyết loại hình trong nghiên cứu văn học và trong nghiên
cứu thơ được giới thuyết mạch lạc hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp loại hình là phương pháp chủ đạo. Ngoài ra, luận án còn kết hợp
các phương pháp khác như: phương pháp so sánh, các phương pháp nghiên cứu
2
nhân học văn hóa, tâm lý học sáng tạo, xã hội học,

6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án được cấu
trúc thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Thơ mới từ góc độ loại hình
Chương 2. Vấn đề nghiên cứu loại hình văn học và loại hình thơ
Chương 3. Loại hình Thơ mới, nhìn từ đặc tính kiểu tư duy
Chương 4. Loại hình Thơ mới, nhìn từ cấu trúc kiểu tư duy
Phụ lục: Thơ mới trong bối cảnh phát triển của thơ Đông Á đầu thế kỷ XX
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU THƠ MỚI TỪ
GÓC ĐỘ LOẠI HÌNH
1.1. Nghiên cứu loại hình Thơ mới giai đoạn trước 1945
Đây là giai đoạn có những nghiên cứu đầu tiên về Thơ mới, bắt đầu từ cuộc
tranh luận Mới - Cũ trên báo chí và các diễn đàn văn học lúc bấy giờ. Từ diễn
đàn của Hội khuyến học Sài Gòn, Nhà học hội Quy Nhơn đến mặt báo Phụ nữ
Tân văn, Phong hóa, Ngày nay, Văn học tạp chí, Hà Nội báo, An Nam tạp chí,
Tiểu thuyết thứ bảy, Tri tân, Thanh nghị, Công luận,… Thơ mới và Thơ cũ đã
tranh chiến với nhau một cách quyết liệt. Các đại diện của Thơ mới như: Phan
Khôi, Nguyễn Thị Manh Manh, Lưu Trọng Lư, Nhất Linh, Việt Sinh, An Diễn,
Lê Tràng Kiều, các nhà nghiên cứu như: Hoài Thanh, Hoài Chân, Vũ Ngọc
Phan, Lương Đức Thiệp, Dương Quảng Hàm, Kiều Thanh Quế, đã đưa ra
nhiều lí lẽ, luận cứ đụng chạm đến vấn đề loại hình để minh chứng cho sự xuất
hiện Thơ mới. Từ mục Tin thơ của Lê Ta trên Phong hóa, Ngày nay đến các
công trình dài hơi như: Việt Nam thi ca luận (Lương Đức Thiệp), Thi nhân Việt
nam (Hoài Thanh, Hoài Chân), Nhà văn hiện đại (Vũ Ngọc Phan), Việt Nam văn
học sử yếu (Dương Quảng Hàm) vấn đề loại hình Thơ mới đã manh nha được đề
cập đến nhưng còn rất phiến diện. Ở vấn đề trung tâm, các tranh luận và nghiên
3
cứu vẫn chưa hình thành một hệ quy chiếu có tính khu biệt để định hình Thơ mới

trong tương quan với Thơ cũ. Vẫn chưa thấy một lõi mạch xuyên suốt phong trào
Thơ mới nhằm định danh loại hình thơ này trong dòng chảy của thơ Việt.
1.2. Nghiên cứu loại hình Thơ mới giai đoạn 1945 - 1954
Rất thưa vắng những công trình nghiên cứu về Thơ mới trong giai đoạn này.
Ngoài những cuộc “nhận đường” trong đó Thơ mới bị kết án là tiêu cực, ủy mị,
thiếu ý chí đấu tranh, gần như không có công trình nghiên cứu nào đề cập đến
đặc trưng loại hình của Thơ mới. Trong những công trình ít ỏi nhắc về Thơ mới
thời kỳ này là bài Nói chuyện thơ kháng chiến của Hoài Thanh. Đáng chú ý nhất
ở thời kỳ này là công trình Văn học sử trích yếu của Nghiêm Toản (1949). Với
tính chất “trích yếu” và quan điểm “giai tác bênh vực thi nhân”, Nghiêm Toản
chưa thể đi sâu vào vấn đề bản thể của Thơ mới trong tư cách một loại hình thơ.
1.3. Nghiên cứu loại hình Thơ mới giai đoạn 1954 - 1975
Nghiên cứu Thơ mới thời kỳ này rất ít ỏi. Có thể kể đến Những bước đường
tư tưởng của tôi của Xuân Diệu. Đáng lưu ý là bài viết Một vài ý kiến về phong
trào “thơ mới” và quyển “Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh (1964). Năm
1966, Phan Cự Đệ viết Phong trào “thơ mới” 1932 - 1945 nhưng chủ yếu phân
tích mặt tích cực và tiêu cực của Thơ mới. Cũng cùng quan điểm xem Thơ mới
là tiêu cực còn có quan điểm của Vũ Đức Phúc (Bàn về những cuộc đấu tranh tư
tưởng trong văn học Việt Nam hiện đại 1930 - 1954), Hồng Chương (Phương
pháp sáng tác trong văn học nghệ thuật). Năm 1969 xuất hiện công trình Thơ ca
Việt Nam hình thức và thể loại của Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức. Công trình
này đề cập đến nhiều thể loại của văn học Việt Nam, nguồn gốc, sự vận động của
thể loại. Đáng chú ý là các tác giả đã bàn đến những thể thơ, thanh điệu, nhịp
điệu và vần trong phong trào thơ mới. Vấn đề loại hình Thơ mới với đặc trưng
mỹ học riêng biệt trong thế tương sánh với thơ trước Thơ mới và sau Thơ mới
vẫn còn bỏ ngỏ trong giai đoạn này.
Nghiên cứu Thơ mới ở miền Nam thời kỳ này tỏ ra sôi nổi hơn. Các nhà
nghiên cứu xoay quanh các tờ báo, tạp chí như: Lành Mạnh, Đức Mẹ La Vang,
Văn, Văn học, Văn hóa Á châu, Văn hóa tuần san, Phổ thông, Bách Khoa, các
nhà xuất bản: Trình bầy, Sống mới, Giao điểm, đã có những số báo, những

4
chuyên đề về các nhà Thơ mới, các chủ điểm thi ca tiền chiến. Một số công trình
tiêu biểu đã đề cập đến Thơ mới trên bình diện tổng quát. Đáng chú ý là Một thời
lãng mạn trong thi ca Việt Nam của Hà Như Chi do Tân Việt xuất bản năm 1958.
Năm 1966, Nguyễn Tấn Long viết Việt Nam thi nhân tiền chiến, năm sau (1967)
ông cùng Phan Canh viết Khuynh hướng thi ca tiền chiến tập trung vào các tác
giả và vấn đề hình thành thơ tiền chiến như là một biến cố văn học. Năm 1967,
Thanh Lãng hoàn thành công trình Bảng lược đồ văn học Việt Nam: Ba thế hệ
của nền văn học mới 1862-1945 - 2 tập do nhà xuất bản Trình bày ấn hành. Năm
1972, Thanh Lãng cho in Phê bình văn học thế hệ 1932, Phong trào Văn hoá
xuất bản. Riêng về nghiên cứu Thơ mới với tư duy loại hình đã được Thanh
Lãng trình bày trong Quyển hạ của Bảng lược đồ văn học Việt Nam. Năm 1969,
Bằng Giang có một công trình khá cô đọng: Từ thơ mới đến thơ tự do, do Phù sa
xuất bản. Trong công trình này, cùng với việc nhận diện: Thế nào là thơ? Thế
nào là thơ hay? Tiếp cận thơ như thế nào? Ông cũng đã xác định nguyên nhân
ra đời của Thơ mới? Năm 1970, Phạm Công Thiện công bố công trình Ý thức
bùng vỡ, do Phạm Hoàng xuất bản. Cuốn sách này có một bài viết rất ngắn của
Phạm Công Thiện về Thơ mới nhưng vấn đề đặt ra lại khá lý thú. Ông cho rằng
Thơ mới là một sự thất bại của thơ ca Việt. Từ những nghiên cứu này, các vấn đề
của loại hình Thơ mới được hé mở.
1.4. Nghiên cứu loại hình Thơ mới giai đoạn từ 1975 đến nay
Thơ mới đã có ngày về huy hoàng trên một đất nước thống nhất, đặc biệt là
sau bước ngoặt đổi mới (1986). Từ năm 1989, Lê Đình Kỵ tái bản Thơ mới
những bước thăng trầm (xuất bản lần đầu năm 1964) nhận định về bản mệnh của
Thơ mới. Năm 1992, xuất hiện Con mắt thơ của Đỗ Lai Thúy, phê bình phong
cách học Thơ mới với những đỉnh cao rực rỡ của loại hình thơ ca này. Năm
1993, xuất hiện công trình Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca: 60 năm
phong trào thơ mới do Huy Cận, Hà Minh Đức biên soạn trên cơ sở các tham
luận của Hội thảo kỷ niệm 60 năm phong trào Thơ mới. Năm 1994, Nguyễn
Quốc Túy hoàn thành công trình Thơ mới, bình minh thơ Việt Nam hiện đại.

Trong công trình này tư duy loại hình của Nguyễn Quốc Túy thể hiện ở chỗ ông
chỉ ra những đặc điểm chứng minh Thơ mới là bình minh thơ Việt Nam hiện đại.
5
Năm 1996, Nguyễn Quốc Túy công bố luận án PTS: Nhìn lại vấn đề đánh giá
thơ mới trong 60 năm (1932 - 1992), trong đó xem xét lại tất cả các đánh giá,
nhận định về Thơ mới từ khi ra đời đến 1992. Nghiên cứu về loại hình Thơ mới
phải nhắc đến những công trình, bài viết của Trần Đình Sử. Từ Thi pháp thơ Tố
Hữu đến Những thế giới nghệ thuật thơ, từ bài viết phân định loại hình Thơ lãng
mạn với Thơ cổ điển, Thơ cách mạng đến bài Thơ mới và sự đổi mới thi pháp
thơ trữ tình Việt Nam, Trần Đình Sử đã nêu lên những vấn đề có tính cốt lõi để
nghiên cứu Thơ mới như một hệ thống thi pháp mới phân biệt với thi pháp thơ cổ
điển. Năm 1999, Phan Huy Dũng nghiên cứu vấn đề Kết cấu thơ trữ tình (nhìn
từ góc độ loại hình). Từ phương diện kết cấu, Phan Huy Dũng đã góp thêm một
góc nhìn về loại hình Thơ mới. Tập trung vào vấn đề Giọng điệu trong thơ trữ
tình như một tiêu chí nhận diện phong cách, Nguyễn Đăng Điệp sau khi phân
chia thơ Việt Nam thành ba loại hình và nhận diện giọng điệu: thơ dân gian, thơ
trung đại, thơ hiện đại, hướng đến nắm bắt chủ âm của Thời đại Thơ mới. Nhìn
Thơ mới từ những giá trị kết tinh, năm 2003, Chu Văn Sơn xuất bản công trình
Ba đỉnh cao thơ mới. Đây là công trình nghiên cứu công phu về Xuân Diệu,
Nguyễn Bính và Hàn Mặc Tử, có những gợi ý quan trọng cho việc nghiên cứu
loại hình Thơ mới. Ba tiểu luận: Xuân Diệu - tù nhân của chữ tình/ Nguyễn Bính
- và “kiếp con chim lìa đàn”/ Hàn Mặc Tử - chàng thi sĩ khao khát cái tột cùng,
đem đến nhãn quan về loại hình Thơ mới từ hệ quy chiếu của tư duy/ mỹ cảm
thơ, chất thơ mà chúng tôi sẽ triển khai sau này. Tập trung vào các khuynh
hướng, thể loại, ý thức tự do, đề tài nổi bật, soi chiếu dưới góc nhìn văn hóa còn
có một số luận án của: Nguyễn Hữu Hiếu Hoàng Sĩ Nguyên, Hoàng Thị Huế,
Mai Thị Liên Giang, Nguyễn Văn Thắng, Đặng Thị Ngọc Phượng, Năm 2012,
nhân 80 năm phong trào Thơ mới, nhiều hoạt động khoa học đã diễn ra trên
phạm vi cả nước. Đáng lưu ý là Hội thảo: Thơ mới và Tự lực văn đoàn, 80 năm
nhìn lại và Tọa đàm: 80 năm phong trào Thơ mới thu hút được rất đông đảo các

học giả quan tâm. Vấn đề loại hình Thơ mới lại được đặt ra trong các bài viết của
Phan Trọng Thưởng (Thơ mới - Một hiện tượng lịch sử có tính khu vực), Trần
Đình Sử (Mấy vấn đề thi pháp Thơ mới như là một cuộc cách mạng trong thơ
Việt), Hà Minh Đức (Thơ tình trong phong trào Thơ mới 1932 - 1945), Đỗ Lai
Thúy (Thơ mới thành công và thất bại của thành công),…
6
1.5. Tiểu kết
Sau khi đã khảo sát các nghiên cứu về Thơ mới từ khi sinh thành đến nay,
chúng tôi nhận thấy, trong tư duy, ý thức của giới nghiên cứu, vấn đề loại hình
Thơ mới đã từng bước được nêu lên. Giai đoạn trước 1945, do chưa có hệ thống
công cụ, nên nghiên cứu vấn đề loại hình Thơ mới chỉ mới manh nha, còn phiến
diện. Giai đoạn 1945 – 1954, 1954 – 1975 tư duy nghiên cứu loại hình Thơ mới
từng bước được tạo lập với một số công trình của Nghiêm Toản, Phan Cự Đệ, Hà
Như Chi, Thanh Lãng,… nhưng vấn đề vẫn sơ sài, chưa hệ thống. Từ 1975 đến
nay, nhiều công trình nghiên cứu về Thơ mới đã bàn sâu hơn về các khía cạnh
loại hình của Thơ mới. Thuật ngữ loại hình cũng đã được sử dụng phổ biến hơn,
nhưng hệ tiêu chí phổ quát cho loại hình Thơ mới rất tiếc vẫn chưa xuất hiện.
CHƯƠNG 2
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LOẠI HÌNH VĂN HỌC VÀ LOẠI HÌNH THƠ
2.1. Loại hình học văn học: những tiền đề lịch sử và nhận thức
Loại hình học (tiếng Anh: typology, tiếng Pháp: typologie) là khoa học nghiên
cứu về loại hình. Nghiên cứu loại hình văn học người ta sẽ không nghi ngờ gì khi
khởi đầu bằng những công trình thời cổ đại của Aristote - người đã hình thành
nguyên lý cơ bản cho tư duy loại hình trong thời đại của ông. Nghiên cứu văn
học trong tư cách là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, đặc biệt với Thơ trữ tình -
một biệt ngữ, Mỹ học của Hegel đã gợi mở nhiều tư duy loại hình quan trọng.
Ông chú ý đến “cái nên thơ”, “cách biểu đạt nên thơ”, đi vào từng khía cạnh
chung riêng, phổ biến và đặc thù như: “Tính chất chung của thơ trữ tình”, “Các
phương tiện đặc biệt của thơ trữ tình”. Có thể nói, công trình lý luận mỹ học đồ
sộ này của Hegel là một trong những cẩm nang quan trọng để hình thành tư duy

loại hình khi giải quyết vấn đề loại hình Thơ mới. Một công trình kinh điển khác
thực hiện trên cơ sở loại hình học là Hình thái học truyện cổ tích của V.IA.
Propp. Ngay những dòng đầu tiên của công trình ông đã cho rằng: “Hình thái học
có nghĩa là học thuyết về hình thức”. Đó là hình thức có thể nắm bắt được khi
một đối tượng - một nhóm đối tượng, tương đồng với nhau, ổn định, bất biến,
không lệ thuộc vào không gian địa lý và thời gian lịch sử. Một đại diện ưu tú của
chủ nghĩa cấu trúc là C.Lévi Strauss, khi tiến hành Nghiên cứu thần thoại theo
7
phương pháp cấu trúc với phương pháp xếp chồng các khảo dị (chiều dọc), tổ
hợp các thần thoại khác nhau trong không gian địa lý, xuyên/liên văn hóa, đồng
đại và lịch đại (chiều ngang) để tìm ra tính phổ biến trong cấu trúc của truyện
thần thoại, Lévi Strauss đã gợi lên rất nhiều suy nghĩ về mặt phương pháp luận.
Một đại biểu ưu tú khác của chủ nghĩa cấu trúc là IU. Lotman với công trình Cấu
trúc văn bản nghệ thuật đã đem đến những minh giải về loại hình học như là
khoa học hướng tới việc giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, tìm
ra những quy luật mang tính bất biến chi phối hình thái tồn tại của một giống -
loài nhất định. Văn học nói chung và Thơ trữ tình, Thơ mới nói riêng cũng không
phải là một ngoại lệ. Những nhận thức của chúng tôi về loại hình học, loại hình
thơ cũng được bổ túc nhiều hơn nhờ những công trình nghiên cứu về Thi học và
Ngữ học của R. Jakovson, Hình thái học của nghệ thuật của M. Cagan, Những
vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học của M.B. Khravchenko,
Thi pháp văn học Nga cổ của D.X. Likhachev, các bài viết, giới thiệu lý thuyết,
phương pháp loại hình của Phan Trọng Thưởng (Giao lưu văn học và sân khấu),
Nguyễn Văn Dân (Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Lý luận văn học so
sánh), Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Từ điển thuật ngữ văn học),
Lại Nguyên Ân (150 thuật ngữ văn học), Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng
Văn Tửu, Trần Hữu Tá (Từ điển văn học - bộ mới).
Như vậy, loại hình học văn học là khoa học nghiên cứu những tương đồng
mang tính quy luật của các hiện tượng văn học. Một loại hình văn học, loại hình
thơ luôn vận động, tồn tại trong hai không gian. Một không gian của lịch sử và

một không gian nội thể. Nghiên cứu loại hình có hai ngả rất rõ như thế, một
hướng nghiên cứu lịch sử ra đời của các loại hình và một hướng nghiên cứu sự
biến chuyển bên trong của các loại hình. Nghiên cứu của chúng tôi thiên về nội
quan, xem xét sự biến chuyển về đặc tính và cấu trúc của kiểu tư duy Thơ mới.
Tuy nhiên, ngoại quan vẫn tồn tại thường trực khi không tách rời Thơ mới ra
khỏi tổng thể mà nó thuộc về - mỹ học thơ Việt.
2.2. Từ lý thuyết đến thực tiễn ứng dụng
Loại hình học và phương pháp loại hình trong nghiên cứu văn học ở Việt
Nam đã được ứng dụng trong một số công trình của Trần Đình Sử - Những thế
8
giới nghệ thuật thơ, Nguyễn Hữu Sơn - Loại hình tác phẩm Thiền uyển tập anh,
Trần Ngọc Vương - Thực thể Việt nhìn từ các tọa độ chữ, Trần Đình Sử trong
tác phẩm Những thế giới nghệ thuật thơ đã thể hiện cái nhìn loại hình của mình
khi phân chia thơ trữ tình thành các loại hình trữ tình cổ điển, lãng mạn, tượng
trưng, cách mạng. Trần Ngọc Vương nghiên cứu nhà Nho tài tử (trên tinh thần
những phân loại về kiểu nhà nho của Trần Đình Hượu) chính là biểu hiện của tư
duy loại hình với nhưng tiêu chí để phân loại đối tượng,… Căn cứ vào khả năng
quy tụ lực lượng, xu thế vận động, những chủ đề, đề tài phổ biến, cách thức thể
hiện,… có thể nhận thấy một số hướng phân loại loại hình cơ bản sau đây: Loại
hình tác giả/ Loại hình tác phẩm/ Loại hình nhân vật/ Loại hình kết cấu/ Loại
hình phong cách/ Loại hình trào lưu/ Loại hình giọng điệu/ Loại hình âm điệu/
Loại hình nhịp điệu/ Loại hình câu thơ,…
2.3. Nghiên cứu loại hình thơ
Loại hình thơ có thể được tiến hành nghiên cứu trên một hệ quy chiếu: xếp
chồng những tác phẩm thơ để tìm ra những trùng hợp nhất định làm nên tính
tương đồng (Chiều dọc). Khảo sát trong không gian, thời gian với tất cả các tác
phẩm thơ đang vận động trong đời sống văn học nhằm xác định tính phổ quát
chính là thao tác theo chiều ngang. Sự tương đồng ngẫu nhiên trong quan niệm
về chất thơ, trong cách thiết kế thi ảnh, trong cách thức tổ chức văn bản ngôn từ
nghệ thuật, trong việc ưu tiên lựa chọn phương tiện cho sự biểu hiện,… làm nên

sự tương đồng trong tư duy nghệ thuật mà chúng tôi gọi là kiểu tư duy thơ. Kiểu
tư duy Thơ mới được soi chiếu ở hai bình diện lớn: Đặc tính và Cấu trúc với
các thành tố: Quan niệm về chất thơ, Cách kiến tạo thế giới nghệ thuật (cách
kiến tạo thi ảnh), Các phương tiện đặc thù cấu tạo thi giới,…
2.4. Tiểu kết
Chương 2 có tính chất là một chương lý thuyết, làm cơ sở lý luận cho việc
giải quyết vấn đề của luận án. Mục 2.1 trình bày lịch sử vận động, phát triển và
du nhập của lý thuyết, phương pháp loại hình vào Việt Nam thông qua các tác
phẩm, tác giả tiêu biểu. Mục 2.2 tập trung khảo sát các các công trình nghiên cứu
trong nước trực tiếp ứng dụng lý thuyết loại hình. Cũng ở mục này, chúng tôi
trình bày một số hướng nghiên cứu loại hình học văn học để thấy tính đa dạng và
9
khả năng nghiên cứu loại hình văn học. Mục 2.3 tập trung vào các công trình
nghiên cứu trực tiếp về loại hình thơ để đúc kết những tri thức, phương pháp luận
hữu ích cho việc nghiên cứu loại hình Thơ mới.
CHƯƠNG 3
LOẠI HÌNH THƠ MỚI, NHÌN TỪ ĐẶC TÍNH KIỂU TƯ DUY
3.1. Tư duy thơ là gì?
Từ những phân tích trên thực tế sáng tạo, chúng tôi cho rằng, tư duy thơ là
quá trình sáng tạo nhằm tạo ra loại văn bản ngôn từ giàu hình ảnh, nhạc tính,
có sức gợi cảm cao. Tư duy thơ có thể diễn ra trong ý thức và vô thức, hướng tới
việc tổ chức thế giới theo ý hướng chủ quan của chủ thể sáng tạo, xây dựng thế
giới nghệ thuật thơ như là sản phẩm của một quá trình “hoạt hóa”, “năng sản”
đặc thù, nhận diện bằng hình thái ngôn từ gợi cảm, giàu hình ảnh, nhịp điệu và
nhạc tính. Tư duy thơ mang tính chủ quan, thuộc về cá thể nhưng không biệt lập
với các mẫu thức tư duy/ mỹ cảm của cộng đồng, dân tộc và thời đại.
Các thành tố cấu trúc nên thi phẩm như một chỉnh thể nghệ thuật là hình
tượng thế giới - không thời gian nghệ thuật, con người, cái tôi trữ tình, các
phương diện hình thức nghệ thuật như văn bản ngôn từ (văn bản, đoạn, khổ, câu
thơ, cú pháp, các biện pháp tu từ,…), giọng điệu, nhịp điệu, âm điệu, thanh âm,

nhạc tính thậm chí cả những “khoảng trắng” trong thơ. Tất cả những thành tố
này, trong mối quan hệ mật thiết của chúng, làm nên “chức năng thi ca” (R.
Jakovson), hiệu quả thi ca - đảm bảo tư cách loại hình thơ của một ‘‘diễn từ’’.
3.2. Tính dân tộc và thời đại trong kiểu tư duy Thơ mới
Nói đến tính dân tộc trong Thơ mới thực chất là đi tìm những “mẫu gốc” của
tinh thần dân tộc được thể hiện trong trong hình thức thơ ca, trong thi cách, thi
điệu, nói lên đời sống, sự tiến triển của bản sắc dân tộc trong hình thái Thơ mới.
Sự hài hòa, trọng âm, lấy tình làm bản vị hay tính linh hoạt có thể được nhận ra
trong thể lục bát của Thơ mới. Lục bát của Thơ mới chứ không phải là lục bát
truyền thống, không phải bình mới rượu cũ. Cái mới sinh ra từ một “điệu hồn” đã
không còn nguyên trạng như xưa, từ những quan niệm và thị hiếu thẩm mỹ đã có
nhiều biến cải với tiền kiếp. Từ sự dịch chuyển cảm hứng, thể cách trong thơ
Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, đến Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử,
10
Chế Lan Viên, hay sự ròng nguyên Mùa cổ điển như Quách Tấn,… người ta vẫn
nhận ra cốt cách dân tộc trong thể lục bát, trong tình yêu thương và khát khao
chia sẻ, hòa nhập. Truyền thống lấy tình cảm làm bản vị, duy tình ấy rõ ràng trở
thành một sợi chỉ xuyên suốt diễn trình thơ ca Việt Nam. Tương tự như thế,
không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của Thơ mới Việt Nam 1932 - 1945 từ thơ
Pháp thế kỷ XIX. Có nhiều điểm tương đồng trong tư duy, mỹ cảm của các thi sĩ
Thơ mới với các nhà thơ Pháp như Ch. Baudelaire, A. Rimbaud, Verlaine,
Mallarmé,… Nhưng chính trong sự gặp gỡ ấy, người ta vẫn nhận ra sự khác biệt
thuộc về hai dân tộc, hai nền văn hóa có bản sắc không trộn lẫn. Đặc tính dân tộc
như một thứ “vốn” để thi sĩ “thích ứng” với ngoại lai dù đấy là Trung Hoa hay
phương Tây.
Câu chuyện về nền văn học mới theo hướng hiện đại hóa đầu thế kỷ XX có
thể được xem là biểu hiện của một cuộc chuyển biến về hệ giá trị của cá nhân và
thời đại. Điểm quan trọng cốt lõi nhất trong sự dịch chuyển của hệ thống giá trị
nằm ở chính quá trình chuyển biến từ con người siêu cá nhân thời trung đại sang
con người cá nhân, cá thể thời hiện đại. Con người cá nhân thời trung đại dường

như chỉ là một “tiểu ngạch”, một yếu tố ngoại biên, phi chính thống. Đôi khi nó
hiện lên như là những ẩn ức được giải tỏa,… Tuy nhiên, các điển phạm luân lý,
đạo đức không thể ngăn chặn hay triệt tiêu được những yếu tố phi quan phương
này. Con người luôn muốn vươn tới và chiếm lĩnh các giá trị ở phía trước, thỏa
mãn những đòi hỏi cần thiết để duy trì sự an sinh. Con người cá nhân không phải
là sản phẩm có tính “độc quyền” của văn minh phương Tây, của “tinh thần tư
bản”, nhưng sự dịch chuyển từ tính chất ngoại biên trở thành chủ lưu của thời
đại lại chỉ có thể được quyết định bởi quá trình giao lưu và tích hợp ấy. Đó chính
là bước ngoặt quan trọng nhất để nền văn học mới ra đời. Nền văn học của
những giá trị hiện tại, của con người cá nhân hiện tại, mang khát vọng được
thành thật trong từng giây phút của sự hiện hữu.
3.3. Thơ mới - diễn ngôn của con người cá nhân trong môi trường đô thị
kiểu phương Tây
Đối với Thơ mới, đặc tính cá nhân của kiểu tư duy là vấn đề bản thể. Thơ mới
là một diễn ngôn kiến tạo thực tại mới, kinh nghiệm mới của con người cận hiện
đại. Rõ ràng, mâu thuẫn xã hội, văn hóa, ý thức, tư duy và mỹ cảm đã lập nên
11
một vách ngăn, một đứt gãy địa tầng làm cho diễn trình thơ trữ tình Việt Nam
không phải là một nhất phiến nguyên diện, duy loại hình hay sự độc tôn của một
diễn ngôn từ khởi thủy.
Tri thức, chân lý và quyền lực là 3 nhân tố phát huy hiệu lực của diễn ngôn.
Chân lý không phải là sản phẩm tiên nghiệm, nó được xã hội nỗ lực tạo ra, hình
thành một thứ tri thức thuộc về xã hội đó, bối cảnh đó. Thơ mới mang trong nó
chân lý của thời đại mới. Để tạo ra chân lý dĩ nhiên song hành với nó là quá trình
loại trừ những chân lý cũ, tri thức cũ. Sự loại trừ trong đối thoại của hai diễn
ngôn Thơ mới và Thơ cũ tại ranh giới của nó chính là hệ giá trị của con người cá
nhân tư sản trong đô thị kiểu phương Tây và kẻ tài tử trong môi trường đô thị
phong kiến. Cái tôi loại trừ cái ta, cái cá biệt loại trừ cái phổ quát, cái đối lập loại
trừ cái đồng nhất, cái có thể là loại trừ cái hãy là,…
Kiểu tư duy Thơ mới chính là trung tâm hình thành tri thức, chân lý và quyền

lực của Thơ mới - một hệ giá trị nhân văn, nhân bản phản ứng lại với hệ giá trị
cũ. Như cách diễn đạt của Trần Đình Sử đó là “chiến lược phát ngôn của nhà
văn” hướng tới việc kiến tạo một ý thức hệ, một quy ước khác về giá trị, tri thức.
Kiểu tư duy Thơ mới được cấu trúc nên bởi các thành tố: quan niệm về chất thơ,
cách kiến tạo thi giới, tạo lập thi ảnh, các chất liệu và phương tiện nổi bật để tạo
thành diễn ngôn Thơ mới, Cuộc đấu tranh Mới - Cũ chính là “trường tranh
đấu” của hai kiểu tư duy, hai hệ hình mỹ cảm, trong đó Thơ cũ là hệ hình thẩm
mỹ đã không còn đủ sức để khẳng định chân lý và quyền lực của mình. Kiểu tư
duy hướng đến “mỹ học đồng nhất” (IU. Lotman) của Thơ trung đại đã bị tan vỡ
trong thế cuộc của thời cận hiện đại. Con người cận hiện đại không thấy yên ổn
với sự đồng nhất ấy, họ thấy trong họ, cái ái tình không chỉ là hôn nhân, mà trăm
ngàn dáng điệu, cung bậc (ý Lưu Trọng Lư). Vì thế, tư duy Thơ mới đã bung ra,
từ đồng nhất đến đối lập. Đối lập như một thiết chế bên trong để kiến tạo “cái
khác”. Cái tôi Thơ mới đối lập với tha nhân, ngoại vật để khẳng định bản ngã của
mình. Thơ mới là một loại hình thơ, một diễn ngôn, một huyền thoại hay là một
“ký hiệu” bởi lẽ nó biểu đạt/ biểu nghĩa trong sự vận hành, đối thoại của nó.
3.4. Từ Thơ trung đại đến Thơ mới: sự dịch chuyển của những đặc trưng
loại hình
12
Thứ nhất: Từ Thơ trung đại đến Thơ mới đã chứng kiến quá trình dịch chuyển
từ tư duy, mỹ cảm siêu cá thể sang cá thể - một cá thể phát hiện ra chính mình
trong cuộc hội ngộ với Tây phương.
Thứ hai: Trong Thơ mới, cùng với sự xuất hiện của hệ giá trị cá nhân là quá
trình dịch chuyển từ lớp biểu tượng cộng đồng sang biểu tượng cá nhân.
Thứ ba: Tư duy và mỹ cảm Thơ mới phản ứng lại Thơ trung đại để duy trì
quá trình dịch chuyển từ đặc tính quy ước của mỹ học đồng nhất sang tính phi
quy ước của mỹ học đối lập.
Thứ tư: Kiểu tư duy Thơ mới là hình thái của một tiến trình dịch chuyển từ tư
duy liên tục sang tư duy đứt đoạn biểu hiện trong vai trò của các thao tác tư duy:
suy tưởng, liên tưởng và tưởng tượng.

Thứ năm: Từ Thơ trung đại đến Thơ mới đánh dấu quá trình dịch chuyển của
tu từ học trong ngôn ngữ thơ trữ tình Việt Nam.
3.5. Từ Thơ mới đến những hình thái thơ sau Thơ mới
Cách mạng Tháng Tám đã chấm dứt vai trò nguyên súy của Thơ mới để kiến
tạo một loại hình thơ khác, một đế vương khác của thi đàn: Thơ cách mạng. Có
thể thấy rất rõ kiểu tư duy Thơ cách mạng thiên về phản ánh luận, nhất nguyên
luận. Chủ thể sáng tạo của Thơ cách mạng là nhà thơ - chiến sĩ, thơ là vũ khí
chiến đấu. Chất thơ của Thơ cách mạng là cảm hứng lãng mạn cách mạng, chủ
thể của Thơ cách mạng là con người đoàn thể - cá nhân hòa mình để trở thành
đoàn thể. Thơ cách mạng rõ ràng đã khác Thơ mới ở phạm trù trung tâm đó là:
mỹ học cá nhân và mỹ học cộng đồng/ đoàn thể. Tuy nhiên, có thể nhận ra trong
Thơ cách mạng những dấu vết của Thơ mới: thể loại, câu thơ điệu nói, chất liệu
ngôn ngữ đời thường.
Cũng có thể nói tới một tiểu loại hình thơ khác trong môi trường đô thị miền
Nam với những tên tuổi như: Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Thanh Tâm
Tuyền, Tô Thùy Yên, Trần Thy Nhã Ca, Tạ Tỵ, Quách Thoại, Cung Trầm Tưởng,
Hoài Khánh, Nguyên Sa,… Thơ đô thị miền Nam 1954 - 1975 vẫn tồn tại các
loại hình thơ đã có tiền sử vinh quang trong Thơ trung đại và Thơ mới và xuất
hiện tâm thức hậu hiện đại trong thơ Nguyễn Đức Sơn, Bùi Giáng.
Sau giải phóng (1975), đặc biệt là sau đổi mới (1986), văn học nghệ thuật nói
chung và thơ nói riêng lại chứng kiến thêm một lần dịch chuyển hệ hình thẩm
mỹ. Từ điểm nhìn Thơ mới, có thể nhận ra, chủ thể sáng tạo trong Thơ đương đại
13
trở về nhận diện cái tôi cá nhân thời Thơ mới như một “vốn” (P. Bourdieu) để
thực hiện cuộc hành trình xa hơn về phía cái tôi bản thể. Cái tôi bản thể không
chỉ đặt mình trong tương quan với tha nhân, ngoại vật mà quan trọng hơn hết là
soi mình vào các giá trị phổ quát của con người để tri nhận lí lẽ của sự hiện hữu.
Chủ thể sáng tạo thơ hôm nay vừa thấy mình được tự do trong môi trường toàn
cầu hóa, lại vừa ám ảnh bởi muôn vàn truy bức, trập trùng những “bức tường”,
những giới hạn mà nỗ lực vượt qua nó đã làm hoang mang loài người ở kỷ

nguyên này. Khi nhân loại kéo đổ những bức tường, khi thế giới đang phẳng ra
từng ngày, con người lại thấy chẳng còn trung tâm nào, chẳng còn đỉnh cao nào
để ngưỡng vọng, tôn thờ hay ít nhất là để tự tín. Một thế giới đổ vỡ, một kỷ đại
thiếu vắng đức tin, một chân trời trập trùng giới hạn là tâm thức của con người
đương đại. Trong bộn bề, sôi nổi của sáng tác thơ ca, chúng ta nhận ra hai hướng
vận động khá rõ, về bản chất là không tách rời, nhưng đã hiển lộ trong thực hành
nghệ thuật của các tác giả giai đoạn này. Hướng thứ nhất: đổi mới, đào sâu, mở
rộng nội dung thể tài, có thể nhận ra ở thơ Nguyễn Duy, Nguyễn Đức Mậu, Đoàn
Thị Lam Luyến, Phạm Thị Ngọc Liên, Dư Thị Hoàn, Xuân Quỳnh, Trương Nam
Hương, Đồng Đức Bốn, Mai Văn Phấn giai đoạn đầu,… Hướng thứ hai, cách tân
ráo riết về hình thức nghệ thuật. Hướng này nổi lên trong thơ Dương Tường, Lê
Đạt, Hoàng Hưng, Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn giai đoạn sau, kéo dài
đến các nhà thơ trẻ hiện nay,… Chất thơ đương đại gói lại là kinh nghiệm bản thể
trong sự tương tác đa chiều với thực tại. Đồng thời, bản thể không phải là cá thể
mà là đa thể/ đa ngã. Cái tôi cá thể Thơ mới khát khao biểu tỏ, khát khao chia
sẻ, còn cái tôi trữ tình trong thơ đương đại là cái tôi không được chia sẻ, ưu tư
vì cô độc. Chất thơ là kinh nghiệm bản thể nên tư duy Thơ đương đại là tư duy
đa thể, đứt đoạn, phân khúc, lập thể hướng tới sự đa nguyên. Nó đứt đoạn
trong chính sự cô độc, bất khả sẻ chia. Có thể điểm chứng bằng trường hợp
Nguyễn Quang Thiều; Mai Văn Phấn; Văn Cầm Hải; Vi Thùy Linh, Nguyễn
Ngọc Tư,…
3.6. Tiểu kết
14
Nghiên cứu đặc tính của kiểu tư duy Thơ mới, nhấn mạnh vào tính dân tộc,
tính thời đại, đặc biệt là tính cá nhân, đối chiếu với Thơ trung đại (trước), các
hình thái thơ sau Thơ mới, có thể thấy:
Một là: Tính dân tộc của Thơ mới là sự kế thừa đồng thời bồi đắp thêm những
giá trị cốt lõi trong truyền thống văn hóa, tinh thần dân tộc. Tính dân tộc của Thơ
mới phải được ý thức là một phẩm tính loại hình, không đơn giản chỉ là sự truyền
thừa từ Thơ trung đại.

Hai là: Thơ mới đã kiến tạo nên tri thức, chân lý và quyền lực của riêng nó để tồn
tại như là một diễn ngôn lịch sử, một loại hình thơ trong tiến trình mỹ học thơ Việt.
Ba là: Từ Thơ trung đại đến Thơ mới chứng kiến sự dịch chuyển của các
phương diện cụ thể trong tư duy thơ, làm nên đặc trưng loại hình.
Bốn là: Từ điểm nhìn Thơ mới, soi chiếu vào các hình thái thơ sau nó, chúng
ta có thể nhận ra những vang hưởng của Thơ mới, đồng thời nhận rõ hơn những
cách tân đưa thơ trữ tình Việt Nam tiến vào hiện đại và hậu hiện đại.
CHƯƠNG 4
LOẠI HÌNH THƠ MỚI, NHÌN TỪ CẤU TRÚC KIỂU TƯ DUY
4.1. Quan niệm về chất thơ: hạt nhân trong cấu trúc kiểu tư duy thơ
Chất thơ cần phải được hiểu là “tính thể” của thơ, là linh hồn của thơ, nó biểu
hiện trong toàn bộ cấu trúc thi phẩm. Từ khoảng trắng trong thơ đến những thanh
âm hãy còn vang vọng sau lời, từ sự lặp lại của chuỗi ngôn ngữ đến những thanh
điệu, nhạc điệu, từ câu thơ, khổ thơ đến cách xuống dòng, ngắt đoạn, từ vần điệu,
giai điệu, âm điệu đến những cách tu từ, từ sự hòa điệu của văn bản ngôn từ như
một khách thể thẩm mỹ với cái chủ quan thuộc về mỹ cảm, tư duy của người
sáng tạo, người tiếp nhận, từ sử quan cộng đồng, thời đại gắn với những hệ giá
trị, những chuẩn mực thẩm mỹ,… đều là những phương diện tiềm tàng chất thơ
mà ta không thể bỏ qua khi bàn về một thi phẩm, lưu phái hoặc thi đại nào đó.
Đặt vấn đề chất thơ của Thơ mới tức là tìm kiếm một quan niệm có tính phổ
quát về thơ của các thi sĩ Thơ mới. Điều này rất dễ gây nên phản ứng cho rằng
khi tư duy cá thể phát triển thì quan niệm phổ quát rất khó để hình dung nếu
không ngụy biện trên một sự chiết trung, gượng ép nào đó. Điều đó hẳn không
15
sai. Thế Lữ “Lấy thanh sắc của trần gian làm tài liệu”, với “đàn muôn điệu”, “bút
muôn màu” để “Trăm năm nẩy mãi sợi tơ lòng”. Lưu Trọng Lư cũng gần Thế
Lữ, nuôi những giấc mộng hão hờ, sầu biêng biếc. Trong trường mỹ cảm Thơ
mới, Xuân Diệu say sưa, Huy Cận sầu tủi, Nguyễn Bính xót thương, Vũ Hoàng
Chương kiêu bạc, Huyền Trân uất ức, Hoàng Diệp tàn, Mặc Tử điên, Chế Lan
Viên loạn, Bích Khê cuồng, Đinh Hùng hoang vu, tiền sử. Ở đó, Nguyễn Nhược

Pháp thanh tân, trong trẻo, Hằng Phương trông theo mây trắng thẫn thờ mắt
xanh, Anh Thơ mải mê ngắm Bức tranh quê, Đoàn Phú Tứ thiên thu những
hương sắc thời gian, Phạm Văn Hạnh rũ áo lên đền, Phạm Hầu gieo lệ vàng trên
ngấn nắng, Trần Mai Châu vẫn chưa nguôi lòng phế vương, Nguyễn Viết Lãm
mỏng manh áo sương qua miền Thơ mới,… Mỗi cá nhân là một thế giới, một
trường thẩm mỹ riêng biệt. Đó là điều mà các thi sĩ Thơ mới đã làm được một
cách xuất sắc để vượt qua Thơ trung đại. Thơ mới có điểm chung ở ý thức cao độ
về cá thể - con người cá nhân tư sản trong môi trường đô thị kiểu phương Tây.
Điều đó là căn nguyên cho những thực hành cá nhân đa dạng, phong phú nhưng
không hề rời rạc. Chất Thơ mới trước hết và chung nhất chính là “điệu hồn” của
con người cá nhân tư sản, khước từ truyền thống thi học đạo lý, đồng nhất của tiền
nhân.
4.2. Cách kiến tạo thế giới nghệ thuật của Thơ mới
4.2.1. Mô hình kiến tạo thế giới nghệ thuật của Thơ mới
Trong khảo sát của chúng tôi, Thơ trung đại duy trì khá nhất quán kiểu tư
duy nhất nguyên. Ở đó, hệ giá trị mỹ học thống trị là những quy ước của cộng
đồng tuân theo kinh điển và tri thức bản địa. Đối với Thơ mới, kiểu tư duy nhất
nguyên đã bị phá vỡ, thay vào đó là kiểu tư duy nhị nguyên – phân cực. Kiểu tư
duy này luôn có xu hướng kiến tạo hai trạng thái đối lập, biểu thị hai trạng huống
của tâm lý, mỹ cảm. Các thi nhân Thơ mới bị ám ảnh bởi thời gian - sự chảy trôi,
cái chết, sự hủy diệt; không gian - sự cô đơn, ngăn cách,… Khát vọng sống với ý
nghĩa thực hữu luôn khiến họ “mơ về” một viễn cảnh tươi sáng nhưng đồng thời
cũng ghì riết họ xuống ngục giới tối tăm không giới hạn.
Những tư duy trong việc cảm nhận và thể hiện về không gian, thời gian và
con người, nhằm xây dựng hình ảnh, hình tượng thơ chính là Hướng tư duy theo
16
chiều ngang. Hướng tư duy này thường được biểu hiện trong cách sử dụng các
biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, nhân hoá, các điển cố, bí tích tôn giáo, biểu
tượng, Các biện pháp này làm xuất hiện hình ảnh và giúp tư duy thơ luôn vận
động không ngừng. Trường thẩm mỹ vì thế cũng được mở rộng.

Hướng tư duy theo chiều dọc trong kiến tạo thế giới nghệ thuật của Thơ mới
có thể phác thảo trên một số nét lớn như sau:
Thứ nhất: Thơ mới không bị câu thúc bởi niêm luật, thể loại nên khá tự do để
triển khai cảm xúc, ý tình. Số câu, số chữ không hạn định nên khả khả năng biểu
đạt được mở rộng.
Thứ hai: Cùng với việc triển nở số câu, số chữ, là sự gia tăng của hư từ, khẩu
ngữ, yếu tố tự sự và chất văn xuôi.
Thứ ba: Nhịp điệu của Thơ mới là sự phát triển tự do của nguồn sống mới,
điệu sống tự do, thành thật của con người cá nhân. Nhịp điệu của Thơ mới đa
dạng, nhưng gần hơn, chân thực hơn với nhịp đập của trái tim con người cá nhân,
giảm trừ những siêu hình của nhịp điệu Thơ trung đại
Thứ tư: Âm điệu của Thơ mới trong tư cách là một phương diện tu từ học ngữ
âm thể hiện những kết quả của tư duy về ngữ âm trong khả năng biểu đạt chất
thơ, điệu sống mới.
Thứ năm: Nhạc tính của Thơ mới được tạo nên bởi nhịp điệu, âm điệu, giai
điệu với những biểu hiện phong phú. Nhạc tính của Thơ mới được kiến tạo dựa
trên những đặc tính ngôn ngữ, thanh âm của tiếng Việt và các khả năng kết hợp
của các yếu tố âm nhạc truyền thống và phương Tây.
4.2.2. Kiến tạo nhạc tính của Thơ mới
4.2.2.1. Âm thanh trong Thơ mới – kiến tạo giai điệu
Thơ mới là một dàn nhạc được tổ chức dựa trên những đặc tính âm học của
ngôn ngữ. Trên bình diện lý luận, nhạc tính được tạo nên bởi sự hòa điệu của âm
thanh (giai điệu) và nhịp điệu. Tuy vậy, bản thân âm thanh lại chưa phải là giai
điệu. Âm thanh được tổ chức theo cường độ, trường độ, nhịp độ (tempo) trong
thời gian mới trở thành giai điệu. Tiếng Việt có đặc tính là đơn âm, đơn lập và
nhiều thanh điệu với những âm sắc đa dạng nên có nhiều điều kiện, cơ hội để tổ
17
chức, kết hợp, phối dàn nhạc. Thơ mới là sự bung nở của thanh âm, giai điệu,
diễn tả mọi cung bậc của xúc cảm, của lòng người. Trong đó, đáng kể hơn, có thể
thâu tóm thành một quy luật chính là những thanh âm vang, mở, âm vực rộng,

được tổ chức với nhịp độ khá tự do.
Quan niệm về văn chương nói chung và thơ thời trung đại, cơ bản ít đề cập
đến nhạc tính trong thơ. Mặt khác, âm nhạc truyền thống và nhạc trong Thơ
trung đại là hợp âm của Ngũ cung như nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra. Tân nhạc do
những ảnh hưởng từ âm nhạc Tây phương nên là sự hòa âm của Ngũ cung trong
nhạc truyền thống với Thất cung trong nhạc Pháp. Sự cất cánh của Nhạc trong
Thơ mới với vai trò to lớn của thanh âm, đã trở thành một sự “nổi loạn” trước
tính chất duy lý của Thơ trung đại tỏ ra khá hoài nghi với những trực cảm siêu
hình gợi lên từ thanh âm.
4.2.2.2. Kiến tạo nhịp điệu của Thơ mới
Nhịp điệu trong thơ, suy đến cùng là sự tổ chức lời thơ, thi ảnh, xúc cảm,…
có tính trùng lặp trong thời gian, không gian văn bản thơ. Thơ trung đại cũng rất
trọng nhịp điệu. Tuy nhiên, kiểu tổ chức nhịp của Thơ trung đại khác Thơ mới.
Thời trung đại, tư duy duy lí gắn với đặc tính nhất nguyên, không phân cực,
hướng đến sự hòa hợp, nhất thể hóa khiến cho sự đăng đối, nhịp nhàng trở thành
yêu cầu của thể loại. Trên bình diện là một phổ niệm loại hình, cấu trúc nhịp 4/3
chung cho phần lớn các thi phẩm trung đại. Phổ niệm này bị phá bỏ trong Thơ
mới hay chính xác hơn là bị quan niệm lại, bị tước bỏ quyền lực. Có thể, thi sĩ
Thơ mới vẫn dùng nhịp 4/3 nhưng tâm thế lại khác hoặc cải biến nhịp truyền
thống này thành nhiều cấu trúc nhịp khác rất bất định.
Trong khi nghiên cứu Thơ mới, chúng tôi nhận ra hiện tượng gia tăng hư từ
để kiến tạo nhịp. Điều này rất hiếm trong Thơ trung đại. Điểm khác biệt của loại
hình Thơ mới và Thơ trung đại trên bình diện cấu trúc nhịp thơ chính là: Thơ
trung đại cấu trúc nhịp dựa trên “chiết đoạn ngữ pháp”, còn nhịp Thơ mới
xây dựng trên “chuỗi không phân lập”. Kiến tạo chuỗi không phân lập tức là
kiến tạo nhịp thơ, hơi thơ. Mỗi chuỗi là một nhịp, một quãng bước trong mạch
vận động của hơi thơ. Ở đó chúng ta nhận ra sự khác biệt, sự phong phú của từng
18
chủ thể trong Thơ mới. Thơ trung đại, cấu trúc nhịp điệu bằng chiết đoạn ngữ
pháp, bị o ép bởi niêm luật nên nhịp điệu ít có cơ hội được bung tỏa theo ý tình.

4.2.3. Kiến tạo âm điệu của Thơ mới
Khác với Thơ trung đại, Thơ mới là sự triển nở một cách tự do của âm điệu,
biểu đạt những cung bậc khác nhau trong tâm tưởng, tinh thần của chủ thể. Âm
điệu của Thơ mới như đã nói, có căn tố từ sự tổ chức âm thanh trong chuỗi lời thơ.
Âm điệu trong Thơ mới góp phần tạo nên các phong cách cá nhân. Xét một
cách cặn kẽ, khi là một nhân tố trọng yếu tạo nên giọng điệu, âm điệu cũng biểu
đạt thái độ, lập trường của chủ thể phát ngôn. Có âm điệu thương xót, tủi phận
trong thơ Nguyễn Bính, có cái u tịch, cô liêu trong Lửa thiêng của Huy Cận, cái
du dương, tươi trẻ của Xuân Diệu, cái bất bình, uất hận của Trần Huyền Trân, cái
gàn ương, kiêu bạc trong thơ Vũ Hoàng Chương, cái thanh nhẹ, trong sáng của
Nguyễn Nhược Pháp, cái rêm rêm rúng động trong thơ Bích Khê, cái ghê rợn điêu
loạn trong Điêu tàn của Chế Lan Viên, cái hoang dã, âm u trong thế giới huyền sử
của Đinh Hùng,… Cái buồn gợi lên từ những tư duy lưỡng phân, nhị nguyên như
đã luận giải. Bởi thế, âm điệu của Thơ mới luôn lẩn quất giữa cái vui và buồn, hy
vọng và tuyệt vọng, cái đương thành và đương hủy, ngục giới đã buồn mà thiên
đường lại càng buồn hơn, cái đã mất buồn mà cái đang hiện diện lại càng khiến
lòng người thê lương,…
Nghiên cứu một loại hình, trường phái, trào lưu thơ, âm điệu thường tồn tại ở
hai cấp độ: Cấp độ là tính chất, tình thái của lời thơ như một thành tố cấu trúc thế
giới nghệ thuật theo chiều dọc và cấp độ loại hình âm điệu như một vang hưởng
nhận diện từ bên ngoài. Luận án của chúng tôi chú ý đến âm điệu từ góc độ nội
quan, nhằm giải quyết vấn đề cấu trúc kiểu tư duy loại hình Thơ mới nên tập trung
vào các biểu hiện thuộc về tính chất của âm/ lời thơ trong tư duy biểu đạt của chủ
thể sáng tạo Thơ mới. Tuy nhiên, khi đã thâm nhập vào bên trong để tìm hiểu cấu
trúc âm điệu lại cần thoát ra để lắng nghe âm điệu trong tư cách là một phổ niệm
loại hình. Thơ mới cho người đọc cảm nhận được âm điệu tươi vui rộn rã của
những niềm hi vọng đan xen cùng âm điệu thê lương của tuyệt vọng.
19
4.3. Tiểu kết
Kiểu tư duy Thơ mới là quá trình dịch chuyển từ tính liên tục giai đoạn đầu

đến đứt đoạn ở giai đoạn sau. Đứt đoạn và phân lập là một trong những biểu hiện
của thời hiện đại. Thúc đẩy quá trình này trong kiểu tư duy Thơ mới chính là sự
dịch chuyển của thao tác liên tưởng, suy tưởng sang thao tác tưởng tượng. Tư
duy Thơ mới là kiểu tư duy phân cực hướng đến nhị nguyên, còn tư duy thơ
trung đại là tư duy không phân cực, đồng nhất, hướng đến nhất nguyên. Từ kiểu
tư duy cá thể đặc thù như trên của Thơ mới, với quan niệm về chất thơ và giá trị
quan của cá nhân tư sản, các nhà Thơ mới đã thả lỏng tư duy kiến tạo hình thức
nghệ thuật. Thơ mới khẳng định tư cách loại hình của mình bằng cách tổ chức
giai điệu, nhịp điệu, nhạc tính, âm điệu khác biệt so với Thơ trung đại.
KẾT LUẬN
Loại hình học và phương pháp loại hình không phải là một sự bảo thủ, duy ý chí
trong bối cảnh hậu hiện đại như một vài người đã lo lắng. Chính trong sự đa dạng,
phong phú của các thực tại nghiên cứu, tư duy tổng hợp, phân tích, phân loại càng có
điều kiện để triển khai. Không phải là một khoa học vạn năng, nhưng có thể nói, loại
hình học trong giới hạn của mình đã chứng tỏ được ý nghĩa thực tiễn và lý luận của nó.
Khảo sát các công trình giới thiệu cũng như ứng dụng loại hình học, phương
pháp loại hình ở Việt Nam, phần lớn có thể nhận ra các tác giả tập trung vào khía
cạnh tương đồng loại hình, những điểm tương đồng mang tính quy luật của các
hiện tượng văn học. Điều đó cho đến nay vẫn là những nhận thức phổ biến về
loại hình học. Tuy nhiên, như chúng tôi đã chỉ ra trong quá trình thực hành
nghiên cứu loại hình Thơ mới, những điểm khác biệt loại hình, những ranh giới
loại hình,… lại càng phải được ý thức rõ trong nghiên cứu theo phương pháp
này. Điểm cần lưu ý ở đây là tương đồng loại hình chính là phổ niệm có chức
năng định danh còn những khác biệt lại có chức năng định vị.
Loại hình học nghiên cứu văn học là một khoa học có đối tượng là những
tương đồng mang tính quy luật của các hiện tượng văn học. Loại hình thơ tuân
thủ các nguyên tắc loại hình học văn học, trong nghiên cứu này, được nhận diện
trên hệ quy chiếu: kiểu tư duy thơ, quan niệm về chất thơ, cách kiến tạo thi ảnh,
cách kiến tạo văn bản nghệ thuật, các phương tiện biểu hiện nổi bật. Điều này
20

cho phép xác lập một cộng đồng thẩm mỹ của các hiện tượng thơ dựa trên sự
tương đồng của các phương diện vừa nêu. Đồng thời, sự tương sánh cũng sẽ đem
lại những cái nhìn có tính khu biệt của các “cộng đồng thẩm mỹ” này. Nghiên
cứu loại hình thơ nói chung và Thơ mới nói riêng trên thực tế vừa định danh một
loại hình thơ trong lịch sử thơ ca dân tộc vừa luận bàn về những phương pháp, tư
duy trong nghiên cứu các hình thái thơ trên tiến trình lịch sử mỹ học thơ ca.
Thơ mới chính là diễn ngôn của con người cá nhân tư sản trong môi trường đô
thị hiện đại. Diễn ngôn ấy đã loại trừ diễn ngôn trung đại để khẳng định Tri thức,
Chân Lý và Quyền lực của mình. Hiểu Thơ mới như một diễn ngôn lịch sử mới
có thể đánh giá hết ý nghĩa của việc khẳng định tư cách loại hình của Thơ mới.
Nghiên cứu Thơ mới từ góc độ loại hình với trục lõi là kiểu tư duy thơ, luận án
vừa xác lập lại những nhận định của tiền nhân, vừa khai mở hướng tư duy mới từ
đặc tính và cấu trúc của kiểu tư duy Thơ mới. Về mặt phương pháp luận, chúng
tôi nhấn mạnh đến việc nghiên cứu tương đồng loại hình và cả khác biệt loại
hình, giải quyết mối quan hệ chung - riêng, cá biệt - phổ biến,… Kiểu tư duy
Thơ mới là những tương đồng mang tính quy luật trong tư duy, mỹ cảm của các
thi sĩ khiến cho tác giả có thể nhóm họp và định danh, phát hiện ra những “phổ
niệm” kiến tạo, duy trì tư cách tồn tại của Thơ mới. Từ sự phân tích trên cơ sở
đối thoại với Thơ trung đại, luận án chỉ ra sự khác biệt của loại hình Thơ mới với
Thơ trung đại ở Đặc tính và Cấu trúc của Kiểu tư duy thơ. Từ việc nghiên cứu
một loại hình thơ cụ thể - Thơ mới, nhận thức về phương pháp luận trong nghiên
cứu thơ được hình thành, tạo nên cái nhìn vừa có tính phổ quát vừa kỹ lưỡng bởi
ưu thế của phương pháp loại hình. Rõ ràng, với khoa nghiên cứu văn học nói
chung và nghiên cứu thơ nói riêng, loại hình học, phương pháp loại hình vẫn cho
thấy ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn của nó.
Cùng với việc giới thuyết lý thuyết, phương pháp loại hình trong nghiên cứu
văn học ở Việt Nam, nhưng tiền đề lịch sử và khả thể của nó, luận án của chúng
tôi trình hiện một kiểu tư duy nghiên cứu loại hình thơ từ việc khảo sâu vào bản
thể Thơ mới. Sự xuất hiện của các “đỉnh cao” trong phong trào Thơ mới đương
nhiên là cần thiết để làm luận cứ. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cố ý đặt trở lại cái

nhìn về những thi sĩ bàn nhì, bàn ba, những nữ sĩ một thời, những dữ liệu liên
21
quan đã tàn khuyết,… như một bổ sung về thực thể Thơ mới. Do dung lượng
luận án, những nghiên cứu cụ thể của chúng tôi về Nghịch âm trong thơ Hàn
Mặc Tử, Ám ảnh không được cứu rỗi trong thơ Hàn Mặc Tử, Triết lý âm dương
trong Đây thôn Vỹ Dạ, Hàn Mặc Tử trong đời sống văn học miền Nam (1954 -
1975), Đinh Hùng, Bích Khê, Hoàng Diệp, Nguyễn Viết Lãm, Phạm Văn Hạnh,
Phạm Hầu, Yến Lan, Đoàn Phú Tứ, Trần Mai Châu, Nguyễn Thị Manh Manh,
Hằng Phương,… chưa thể trình bày một cách căn kẽ. Các nghiên cứu liên đới
như Thơ mới và Hát nói, Thi nhân Việt Nam và hành trình theo chân Dionisos,
Thơ mới và Thơ đương đại (Vang hưởng của Hàn Mặc Tử trong đời sống đương
đại, Vi Thùy Linh, Mai Văn Phấn, Trương Đăng Dung, Nguyễn Quang Thiều,
Nguyễn Bình Phương),… như những đối chứng, những lần tìm về sự đứt gãy và
tính liên tục của những lịch sử mỹ học trong tiến trình thi ca dân tộc cũng chỉ
mới dừng lại ở việc tóm lược.
Thơ mới là một loại hình thơ trong tiến trình thơ Việt Nam từ khởi thủy đến
hiện đại. Từ sự ra đời của Thơ mới đến quá trình đấu tranh giành quyền được cất
tiếng trong lịch sử thi ca dân tộc, Thơ mới nổi bật, phân biệt với Thơ trung đại
bởi Kiểu tư duy mang đặc tính cá thể nổi trội. Đó là tư duy, cảm xúc của con
người cá nhân tư sản trong môi trường đô thị kiểu phương Tây. Chủ thể sáng tạo
này với tham vọng sống và tự biểu hiện của mình đã đẩy tư duy thơ từ những
logic thông thường đến những địa hạt phi lý, siêu logic hơn của trí tưởng. Tư duy
Thơ mới là một hành trình đi từ sự liên tục của liên tưởng, suy tưởng đến sự đứt
đoạn, lập thể của tưởng tượng, từ hữu thức đến vô thức, kéo loại hình Thơ mới đi
từ lãng mạn đến tượng trưng và siêu thực. Thơ mới cũng hiện hình những tư duy
kiến tạo có tính nhị phân, lưỡng cực. Đó là hệ quả tất yếu trong bối cảnh sống
của con người cá nhân tư sản. Thơ mới là quá trình dịch chuyển của những đặc
trưng mang phẩm tính loại hình trong kiểu tư duy thơ. Đó là:
Thứ nhất, từ Thơ trung đại đến Thơ mới đã chứng kiến quá trình dịch chuyển
từ tư duy siêu cá thể sang cá thể - một cá thể phát hiện ra chính mình trong

cuộc hội ngộ với Tây phương.
Thứ hai, cùng với sự xuất hiện của hệ giá trị cá nhân là quá trình dịch chuyển
từ lớp biểu tượng cộng đồng sang biểu tượng cá nhân.
22
Thứ ba, tư duy và mỹ cảm Thơ mới phản ứng lại Thơ trung đại để duy trì quá
trình dịch chuyển từ đặc tính quy ước của mỹ học đồng nhất sang tính phi quy
ước của mỹ học đối lập.
Thứ tư, kiểu tư duy Thơ mới là hình thái của một tiến trình dịch chuyển từ tư
duy liên tục sang tư duy đứt đoạn biểu hiện trong vai trò của các thao tác tư
duy: suy tưởng, liên tưởng và tưởng tượng.
Thứ năm, từ Thơ trung đại đến Thơ mới đánh dấu quá trình dịch chuyển của
tu từ học trong ngôn ngữ thơ trữ tình Việt Nam.
Cùng với những đặc tính trên, kiểu tư duy Thơ mới được cấu trúc bởi các
thành tố giai điệu, nhịp điệu, nhạc tính, âm điệu,… khác biệt với Thơ trung đại.
Nhạc tính dựa trên hiệu quả của các tham số âm học, nhịp điệu kiến tạo bằng
sự gia tăng hư tư và giãn nở cấu trúc câu vắt dòng, tràn dòng, các chuỗi
không phân lập. Âm điệu của Thơ mới là sự bừng nở của âm điệu tự do cá thể
với đầy đủ các cung bậc, trạng thái. Sự đa dạng của âm điệu trong tư cách là
một phương diện tu từ học ngữ âm cùng với nhịp điệu, nhạc điệu, giọng điệu,…
tạo nên âm điệu loại hình Thơ mới: đan xen giữa âm điệu tươi vui rộn rã của
niềm hi vọng và âm điệu thê lương của tuyệt vọng. Khi những yếu tố khác
trong cấu trúc thể loại như vần, luật, số câu, số chữ,… trở thành những yếu tố
không trọng yếu, bị lược bỏ, thì Nhạc tính, Nhịp điệu, Âm điệu,… lại càng khẳng
định vai trò cốt tủy của nó trong cấu trúc loại hình Thơ.
Thâm nhập vào lịch sử nghiên cứu dài rộng của Thơ mới, đứng trước những
cảnh báo của lịch sử, nhận thức,… trong sự nỗ lực đôi khi là kết quả của sự chán
chường, phó mặc hay tung hê, sự phá phách không che giấu được dung dưỡng
bởi môi trường, thời đại mới khiến cho vấn đề Thơ mới không hẳn là đã cũ càng,
cạn kiệt như ai đó lo lắng. Sự lo lắng sinh ra từ thái độ bằng lòng, buông tay hay
sự đua đòi theo thời thượng trước những đối tượng lôi cuốn hơn. Trong những

dự định của mình, chúng tôi đã nghĩ đến những khả năng để tiếp tục nghiên cứu
Thơ mới:
- Những ứng xử của Thơ Pháp, Văn hóa Pháp trong sự “thích ứng” với Văn
hóa, Văn học Việt Nam.
- Bảo tồn bản sắc văn hóa trong Thơ mới.
23
- Diễn ngôn Thơ mới như một ký hiệu biểu đạt nhu cầu, thị hiếu - những đòi
hỏi về “an toàn tinh thần” của cá nhân tư sản trong thời đại hội nhập.
- Mối quan hệ giữa Thơ mới và Tân nhạc, Hội họa tiền chiến.
- Sự vang hưởng của Thơ mới đến những giai đoạn sau của lịch sử thơ ca
Việt Nam
- Thơ trữ tình cận hiện đại Đông Á trong cuộc hội nhập với phương Tây.
- Nghiên cứu sâu hơn nữa về sinh thái học văn hóa trong Thơ mới.
- Nghiên cứu loại hình tác giả Thơ mới chuyển mình sau cách mạng, loại
hình tác giả Thơ mới di cư vào miền Nam.
- Đời sống, thái độ, bệnh tật, tôn giáo, tín ngưỡng của các thi sĩ Thơ mới, gia
đình và xã hội ứng xử với các tác giả và thơ ca của họ.
- Điều tra thái độ xã hội đối với các hiện tượng văn học quá khứ trong
đó có Thơ mới - một đề tài xã hội học văn học và nhiều vấn đề khác có lẽ
còn tiếp tục có thể khai triển…
Loại hình Thơ mới chỉ là một hướng nghiên cứu nội quan trên tinh thần đào
sâu vào bản thể Thơ mới, bởi thế không phải là tiếng nói sau cùng cho một hiện
tượng văn hóa.
24
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Sách
1. “Hàn Mặc Tử trong đời sống văn học miền Nam 1954 - 1975”, in trong sách:
Nhìn lại Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn, Trần Hữu Tá, Nguyễn Thành
Thi, Đoàn Lê Giang (chủ biên), Nxb Thanh Niên, 2013, tr. 251 - 263.

2. “Loại trừ để kiến tạo thiết chế: quyền lực của diễn ngôn Thơ mới”, in trong
sách: Lý thuyết phê bình văn học hiện đại, Nhiều tác giả, Nxb Đại học Vinh,
2013, tr. 301 - 313.
3. Tế Hanh toàn tập (2 tập), Sưu tầm, biên soạn cùng Nguyễn Hữu Sơn, Nxb
Văn học, 2012.
Bài báo, tạp chí, báo cáo khoa học
1. “Màu sắc của "cõi trời cách biệt" trong thơ Hàn Mặc Tử”, Tạp chí khoa học
(Journal of science) trường Đại học Vinh, tập XXXVII, Số 3B, 2008, tr. 56 - 62.
2. “Ám ảnh không được cứu rỗi trong thơ Hàn Mặc Tử”, Tạp chí Đất Quảng, Số
70, 8/2009, tr. 41 - 46.
3. “Một số “chẩn đoán lâm sàng” cho thơ Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà
văn, Số 3, tháng 3/2011, tr. 40 - 47.
4. “Tính “song cực” của Thi nhân Việt Nam”, Văn nghệ trẻ, Số 40, ngày
2/10/2011, tr. 10.
5. “Từ hiện tượng Hàn Mặc Tử nhìn về thơ Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Đất Quảng,
tháng 8/2011, tr. 57 - 64.
6. “Thơ khó hay câu chuyện của những giới hạn”, Văn nghệ trẻ, Số 9, ngày
26/2/2012, tr. 8.
7. “Thơ khó, nhìn từ sáng tạo và tiếp nhận”, Văn nghệ quân đội, Số 747, tháng
4/2012, tr. 102 - 104.
8. “Thơ mới - một diễn giải từ “lịch sử - sinh thành học”, Nghiên cứu Văn học, Số
6/2012, tr. 100 - 110.

×