Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

các biện pháp đảm bảo quyền được thông tin của công dân phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 89 trang )




thanh tra chính phủ
viện khoa học thanh tra






Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ

các biện pháp đảm bảo quyền đợc thông tin
của công dân phục vụ công tác phòng, chống
tham nhũng


Chủ nhiệm đề tài: ths . đinh văn minh














6942
07/8/2008

hà nội - 2007


1
MỤC LỤC
STT NỘI DUNG TRANG
Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài 3
Quá trình triển khai và phương pháp nghiên cứu của đề tài 5
Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN THÔNG
TIN, BẢO ĐẢM QUYỀN THÔNG TIN VÀ Ý NGHĨA CỦA
NÓ ĐỐI VỚI PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
7
I. Khái niệm quyền được thông tin của công dân 7
1. Quan niệm về thông tin và vai trò của thông tin 7
2. Quan niệm về quyền được thông tin của công dân và việc b
ảo đảm
quyền được thông tin của công dân
8
3. Nội dung về quyền được thông tin của công dân 10
II. Mối quan hệ giữa quyền được thông tin, vấn đề công khai minh
bạch trong hoạt động công quyền và công tác phòng, chống tệ tham
nhũng
13
1. Quyền được thông tin của công dân đối với việc thực hiện quyền
tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội
13

2. Quyền được thông tin của công dân đối với việc thực hiện quy
ền
giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước và cán bộ, công chức nhà
nước, góp phần phòng, chống tham nhũng
14
3. Quyền được thông tin của công dân đối với việc bảo đảm tính công
khai minh bạch trong hoạt động công quyền, góp phần phòng,
chống tham nhũng
15
III. Các điều kiện đảm bảo cho công dân thực hiện quyền được thông
tin góp phần phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
21
IV. Vấn đề bảo đảm quy
ền được thông tin của công dân ở một số nước
trên thế giới
22
Chương II: THỂ CHẾ VÀ VIỆC THỰC THI QUYỀN ĐƯỢC
BẢO ĐẢM THÔNG TIN VỚI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM
34
I. Về hoạt động thông tin hiện nay 34

2
II. Thực trạng thực thi pháp luật về quyền được thông tin của công
dân trong phòng, chống tham nhũng và những vấn đề đang đặt ra
44
1. Sự phát triển của các quy định của pháp luật về quyền được thông
tin của công dân ở Việt nam.
44
2. Các phương thức thực hiện quyền được thông tin của công dân

46
3. Thực tiễn thực hiện việc cung cấp thông tin cho công dân những
năm gần đ
ây
50
Chương III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC
THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN GÓP PHẦN PHÒNG,
CHỐNG THAM NHŨNG
55
I. Tăng cường sự chủ động công khai, minh bạch của Nhà nước. 55
II. Xây dựng hệ thống thông tin, tăng cường truyên truyền phổ biến
giáo dục, tạo điều kiện để công dân tiếp cận thông tin và tham gia
tích cực vào công tác phòng, chống tham nhũng
57
III. Xây dựng Luật về bảo đảm quy
ền được bảo dảm thông tin của
công dân.
61
1. Về các định hướng và nguyên tắc xây dựng Luật
61
2. Về các nội dung chủ yếu của đạo luật
62












3
SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã tăng cường công tác đấu
tranh phòng, chống tham nhũng và đã đạt được một số kết quả nhất định, góp
phần phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã
hội. Nhiều cán bộ, đảng viên giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, đi
đầu
trong cuộc đấu tranh này. Nhiều vụ án tham nhũng, trong đó có những vụ án
lớn, phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng đã được phát hiện, xử lý.
Tuy nhiên, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn nhiều hạn chế,
khuyết điểm, hiệu quả thấp. Tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều
ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức t
ạp, gây hậu
quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những
nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.
Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong những
năm tới, phải đẩy mạnh toàn diện và kiên quyết cuộc đấu tranh phòng, ch
ống
tham nhũng.
Ngày 21 tháng 8 năm 2006, Ban Chấp hành trung ương Đảng đã ra Nghị
quyết số 04/NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
phòng, chống tham nhũng lãng phí, trong đó đưa ra các quan điểm chủ trương
và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng trong thời
gian tới, cụ thể là:
1. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức
trách nhiệm củ

a đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về công tác phòng,
chống tham nhũng, lãng phí.
2. Nâng cao tính tiên phong, gương mẫu của tổ chức đảng và đảng viên,
tăng cường vai trò của chi bộ trong quản lý, giáo dục đảng viên.
3. Tiếp tục hoàn thiện công tác cán bộ phục vụ phòng, chống tham
nhũng, lãng phí.

4
4. Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ
chức, đơn vị.
5. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế, xã hội.
6. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán,
điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng.
7. Thực hiện tốt công tác truyền thống về phòng, chống tham nhũng,
lãng phí.
8. Xây dựng các cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham
nhũ
ng.
9. Tăng cường giám sát của nhân dân và cơ quan dân cử.
10. Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.
Trong số các giải pháp nêu trên thì việc nhiên cứu để xây dựng Luật bảo
đảm quyền được thông tin của công dân là một định hướng quan trọng cần
được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bắt tay vào thực hiện sớm, Nghị
quyết đã chỉ rõ:
Thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch; bổ sung quy
đị
nh bảo đảm minh bạch quá trình ra quyết định, bao gồm cả chính sách, văn
bản quy phạm pháp luật và quyết định giải quyết một vụ việc cụ thể của cơ
quan nhà nước các cấp.
Xem xét, sửa đổi các danh mục bí mật nhà nước nhằm mở rộng công

khai. Hoàn thiện, công khai hóa và thực hiện đúng các chế độ, định mức, tiêu
chuẩn sử dụng lao động, ngân sách và tài sản công. Nghiên cứu ban hành
Luật Bảo đảm quyền được thông tin của công dân.
Việc triển khai nghiên cứu đề tài về các giải pháp bảo đảm quyền được
thông tin của công dân góp phần phòng, chống tham nhũng là công việc cần
thiết, có ý nghĩa thiết thực trong việc tìm ra các luận cứ khoa học cho việc xây
dựng đạo luật theo định hướng của Đảng. Quyền được thông tin là một vấn đề
khá rộng lớn và có thể được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Đề tài

5
này chỉ tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng và tác dụng của nó đối với
công tác phòng, chống tham nhũng, đánh giá thực trạng hiện nay về việc bảo
đảm cung cấp thông tin cho công dân, khảo sát kinh nghiệm của các nước trên
thế giới, từ đó đưa ra các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả
tích cực của việc thực hiện quyền được thông tin của công dân, góp phần
phòng, chống tham nhũng.
QUÁ TRÌNH TRIỂ
N KHAI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Quá trình nghiên cứu
Sau khi có quyết định triển khai nghiên cứu Đề tài (Quyết định số
174/TTCP-QĐ về việc phân bổ kinh phí nghiên cứu khoa học và giao thực
hiện các nhiệm vụ nghiên cứu năm 2007), trên cơ sở Đề cương nghiên cứu
ban đầu đã được Hội đồng khoa học cơ quan Thanh tra Chính phủ phê duyệt,
Ban chủ nhiệm đề tài đã xây dựng kế hoạch cụ thể
về việc thực hiện các công
việc cần triển khai; dự kiến các chuyên đề cần nghiên cứu và trực tiếp trao đổi
với các cộng tác viên về nội dung của từng chuyên đề cũng như yêu cầu đặt ra
cần giải quyết trong mỗi chuyên đề đó.
Từ tháng 4 năm 2007 đến tháng 8 năm 2007 tiến hành ký hợp đồng

nghiên cứu, các cộng tác viên thực hiện nghiên cứu theo nội dung mà Ban chủ
nhiệm
đã xác định. Các chuyên đề nghiên cứu đã được Ban Chủ nhiệm tổ
chức xem xét đánh giá nghiêm túc và cụ thể.
Từ tháng 8 năm 2007 đến tháng 11 năm 2007, Ban chủ nhiệm đã
tiến hành tổng hợp kết quả nghiên cứu từ các chuyên đề, từ đó rút ra những
kết luận ban đầu cũng như xác định các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, trao
đổi và thảo luận làm cơ sở
để xây dựng kế hoạch Hội thảo khoa học.
Tháng 1 năm 2008, Hội thảo khoa học đã được tổ chức với sự tham gia
của các cộng tác viên nghiên cứu, nhiều nhà khoa học quản lý cũng như
những người có am hiểu thực tiễn về vấn đề này trong và ngoài ngành thanh

6
tra tham gia thảo luận sôi nổi về những nội dung của đề tài và những vấn đề
còn có ý kiến khác nhau. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu các chuyên đề và các
kết quả thảo luận tại Hội thảo khoa học, Ban Chủ nhiệm đề tài đã tiến hành
viết Báo cáo tổng thuật kết quả nghiên cứu đề tài và đề nghị Hội đồng khoa
học cơ quan Thanh tra Chính phủ cho tổ chức nghi
ệm thu.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã vận dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu có tính chất truyền thống sau đây:
- Sử dụng phép biện chứng duy vật, đi từ cái chung đến cái riêng:
Nghiên cứu quyền được thông tin của công dân trên cơ sở nghiên cứu quyền
thông tin với tư cách là một trong những quyền con người; Từ ý nghĩa của việc
thực hiện quyền được thông tin nói chung đến vi
ệc phân tích ý nghĩa của nó
đối với công tác phòng, chống tham nhũng.
- Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn: Phân tích và hệ thống hoá các qui định

của pháp luật với việc thực hiện quyền được bảo đảm thông tin trên thực tế
những năm qua.
- Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu: Quá trình nghiên cứu đã tìm
hiểu việc thực hiện quyền được thông tin ở nhiều nước trên thế giới, quy
định
của pháp luật cũng như các cơ chế bảo đảm thực hiện, đặc biệt là nghiên cứu
việc ban hành đạo luật liên quan đến việc bảo đảm quyền được thông tin ở các
nước, từ đó so sánh và rút ra những điểm chung cũng như những điểm khác
nhau trong quy định của các nước, so sánh với quy định hiện hành của Việt
Nam;
- Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợ
p: Phân tích các khía cạnh
khác nhau của quyền được thông tin và việc bảo đảm quyền được thông tin,
sau đó tổng hợp và đưa ra những nhận định có tính chất khái quát làm tiền đề
cho việc đưa ra các giải pháp, kiến nghị theo mục tiêu nghiên cứu của Đề tài.


7
Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN THÔNG TIN, BẢO ĐẢM
QUYỀN THÔNG TIN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
I/ Khái niệm quyền được thông tin của công dân.

1. Quan niệm về thông tin và vai trò của thông tin
Thông tin là nhu cầu thiết yếu trong mọi hoạt động của xã hội kể từ khi
xuất hiện xã hội loài người. Thông tin đã trở thành công cụ quan trọng để
quản lý đất nước.“Một Chính phủ không có thông tin hay không có phương
tiện tiếp cận thông tin là màn dạo đầu cho tấn hài kịch hoặc bi kịch hay cả
hai thứ đó” (James Madison-1822). Thông tin là phương tiện để qua đó thực

hiệ
n sự hợp tác giao lưu giữa các dân tộc, là điều kiện cần thiết để công dân
có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật và
cũng là một yếu tố hết sức quan trọng để nhân dân tham gia quản lý nhà nước,
quản lý xã hội. “Đối với công dân, tiếp cận thông tin sẽ là cánh cửa then chốt
đưa họ tham gia vào một nền quản trị dân chủ, ở đ
ó họ không chỉ được đặt
câu hỏi mà ý kiến của họ còn được lắng nghe. Người dân được trao quyền và
được tham gia”.
(Nikhil Dey, Mazdoor Kisai Shakthi Sanghatan)
Thông tin là nhu cầu không thể thiếu, nhờ đó mà hình thành và phát triển
nhân cách mỗi con người cũng như các thể chế dân chủ. “Thông tin là ôxy của
nền dân chủ”. Mức độ cởi mở thông tin được xem như tiêu chí đánh giá trình độ
phát triển của một xã hội.
Chúng ta đang sống trong thời
đại cách mạng thông tin, kinh tế thông tin và
xã hội thông tin. Chính vì ảnh hưởng lớn lao của nó trong tiến trình phát triển
của lịch sử loài người và của mỗi quốc gia nên việc phát triển thông tin và sử
dụng nó một cách có hiệu quả hiện đang là vấn đề được nhiều người quan tâm

8
nghiên cứu. Xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau mà thông tin có thể được
nghiên cứu theo một số hướng sau đây:
- Thông tin và quyền tự do thông tin với tư cách là một trong số các quyền
cơ bản của con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp
luật cần được tôn trọng và bảo đảm thực hiện.
- Thông tin với tư cách là công cụ của sự lãnh đạo quản lý. Công tác lãnh
đạo, quản lý xét cho cùng là làm sao có được đầy đủ
thông tin một cách nhanh
nhất, chính xác nhất và xử lý tốt các thông tin để phục vụ các nhiệm vụ đặt ra

trong mỗi giai đoạn.
- Thông tin là công cụ để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã
hội, là điều kiện để nhân dân thực hiện quyền của mình và điều kiện để giám sát
bộ máy nhà nước, đội ngũ cán bộ công chức nhà nước góp phần đấu tranh chống
tệ quan liêu, tham nhũng lãng phí trong bộ máy nhà nước, làm cho nhà nước
thực sự là của dân, do dân và vì dân như Hiến pháp đã quy định. Lênin đã nói
rằng “chỉ khi nào công dân biết mọi điều và phán xét mọi điều, đồng thời họ
tham gia một cách tự giác vào hoạt động quản lý thì khi đó nhà nước mới có sức
mạnh”.
Như vậy, khi nghiên cứu về các giải pháp nhằm bảo đảm quyền được thông
tin của công dân góp phần phòng, chống tham nhũng, một mặt chúng ta cần
nghiên c
ứu những vấn đề cơ bản nhất của quyền thông tin nói chung; mặt khác
quan trọng hơn là đánh giá tác động vai trò, ảnh hưởng của nó đối với cuộc đấu
tranh phòng, chống tham nhũng; từ đó đề ra các giải pháp để thúc đẩy các yếu tố
tích cực của thông tin nhằm nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống tham
nhũng.
2. Quan niệm về quyền được thông tin của công dân và việc bảo đảm
quyền được thông tin của công dân
- Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con người ghi nhận: “Mọi người đều có
quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm; kể cả tự do bảo lưu ý kiến không
phụ thuộc vào bất cứ sự can thiệp nào, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận,

9
truyền bá thông tin và ý kiến bằng bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào và
không giới hạn về biên giới”
1
.
- Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị khẳng định: "Mọi
người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm bao gồm quyền tự do tìm kiếm,

tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn
phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác,
không kể biên giới quốc gia Quyền này chỉ
có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì
nhu cầu tôn trọng những quyền tự do, thanh danh của người khác và bảo vệ an
ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý".
2

- Hiến pháp năm 1992 đã chính thức ghi nhận quyền được thông tin là một
trong những quyền cơ bản của công dân: "Công dân có quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí; có quyền được thông tin theo quy định của pháp luật"
3
.
- Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam đã ký
kết và trong quá trình phê chuẩn đã có những quy định đến quyền thông tin
như sau:
“Điều 10. … Mỗi quốc gia thành viên của Công ước, trên cơ sở phù hợp
với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp nước mình, áp dụng các biện pháp cần
thiết để tăng cường minh bạch trong quản lý hành chính công, khi cần thiết kể
cả trong ho
ạt động tổ chức, thực hiện chức năng và ra quyết định. Các biện
pháp đó bao gồm:
a. Ban hành những trình tự, thủ tục hoặc qui định cho phép công chúng,
khi thích hợp có được thông tin về tổ chức, thực hiện chức năng và ra quyết
định của các cơ quan hành chính của họ mà sự riêng tư và thông tin cá nhân
vẫn được bảo vệ, và những thông tin về những quyết định và hành vi pháp lý
liên quan đến chúng;


1

Điều 19 Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con người của Liên Hợp quốc năm 1948
2
Ðiều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị của Liên Hợp quốc năm 1966
3
Điều 69 Hiến pháp 1992

10
b. Đơn giản hoá thủ tục hành chính ở những khâu thích hợp nhằm tạo
điều kiện cho công chúng tiếp cận với cơ quan ra quyết định có thẩm quyền;
c. Xuất bản thông tin, có thể bao gồm báo cáo định kỳ…”
Điều 13
1. Mỗi quốc gia thành viên của Công ước, trong khả năng có thể và phù
hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp nước mình, áp dụng các biện
pháp thích hợ
p, nhằm thúc đẩy sự tham gia chủ động của các cá nhân và tổ
chức…và nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về sự tồn tại, nguyên
nhân và tính chất nghiêm trọng cũng như sự đe doạ của tham nhũng thông
qua các biện pháp như:
(a) Tăng cường tính minh bạch trong các quá trình ra quyết định, thúc
đẩy đóng góp của công chúng vào các quá trình ra quyết định;
(b) Đảm bảo cho công chúng được tiếp cận thông tin một cách hiệu quả;
(c) Tổ chức các hoạt động thông tin cho công chúng góp phần đấu tranh
không khoan nhượng chống tham nhũng, cũng như các chương trình giáo dục
công chúng, bao gồm cả chương trình giảng dạy trong nhà trường và trường
đại học.
Từ những qui định trên và từ thực tiễn có thể đưa ra một định nghĩa ngắn
gọn về quyền được thông tin là quyền của công dân có được thông tin về
những chính sách và hoạt động của Chính phủ (hiểu theo nghĩa r
ộng tức là
chính quyền từ Trung ương đến địa phương) thông qua việc được thụ hưởng

các thông tin do nhà nước mang lại hoặc yêu cầu các cơ quan nhà nước
cung cấp khi thấy cần thiết.
3. Nội dung về quyền được thông tin của công dân.
- Các bộ phận cấu thành của quyền được thông tin của công dân.
Quyền này có 3 yếu tố hợp thành (ba quyền cấu thành) đó là:

11
+ Quyền tiếp nhận thông tin: được hiểu là công dân được nhận thông tin
qua các kênh khác nhau, tức là thông qua các loại hình truyền tải thông tin báo
chí và trách nhiệm của Nhà nước trong việc thường xuyên tổ chức cung cấp
thông tin, nhất là những nội dung liên quan đến lợi ích của người dân hoặc
người dân quan tâm, kể cả khi họ không trực tiếp có yêu cầu.
+ Quyền tìm kiếm thông tin: Công dân chủ động bằng các phương thức hợp
pháp khác nhau để có được thông tin mà họ thấy c
ần thiết hoặc quan tâm. Nội
dung này đặc biệt liên quan đến quyền đề nghị của công dân đối với các cơ
quan, tổ chức hoặc những người có trách nhiệm trong bộ máy nhà nước cung
cấp các thông tin mà họ nắm giữ.
+ Quyền phổ biến, chia sẻ thông tin: công dân có quyền truyền đạt, chia sẻ
quan điểm, thông tin mà mình nắm giữ bằng các phương thức hợp pháp.
- Phạm vi, chuẩn mực và giới hạn quyề
n được thông tin của công dân.
Quyền được thông tin là một quyền có giới hạn. Nhìn chung pháp luật các
nước cũng như pháp luật Việt Nam đều đưa ra chuẩn mực cho việc thực hiện
quyền thông tin và khả năng tiếp cận thông tin như: Các thông tin về hoạt động
công quyền được tiếp cận phải là các thông tin chính thức, mục đích sử dụng
thông tin không được phương hại đến an ninh quốc gia, quyền và tự do củ
a
người khác; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan
tổ chức hoặc ảnh hưởng đến trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc uy tín của người

khác.
Chẳng hạn Điều 38 Bộ luật dân sự Việt Nam qui định rằng quyền bí mật
đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; việc thu thập, công
bố thông tin, tư
liệu về đời tư của cá nhân phải được sự đồng ý của người đó, trừ
trường hợp thu thập, công bố thông tin theo quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Luật Xuất bản năm 2004 cũng có quy định về việc không một cơ
quan, tổ chức, cá nhân nào được lợi dụng quyền phổ biến tác phẩm làm thiệt hại
lợi ích của nhà nước, quy
ền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác.

12
Quyền được thông tin của công dân có quan hệ mật thiết và bị giới hạn bởi
các nội dung:
+ Bí mật nhà nước;
+ Bí mật đời tư;
+ Bí mật kinh doanh.
Trong Bản tuyên bố chung về cơ chế truyền thông quốc tế nhằm thúc đẩy
tự do biểu đạt ngày 06/12/2004 có nhấn mạnh “Quyền tiếp cận thông tin chỉ bị
giới hạn rất ít những ngoại lệ nhằm bảo v
ệ các lợi ích cần thiết của nhà nước và
cá nhân, bao gồm cả đời sống tư”.
Trong tuyên bố liên Mỹ về các nguyên tắc của sự tự do bày tỏ ý kiến được
Uỷ ban liên Mỹ về quyền con người thông qua tại khoá họp thường kỳ thứ 108
của tổ chức này cũng nhìn nhận: “cho phép một số hạn chế ngoại lệ, nhưng phải
được pháp luật cho phép trước, trong trường h
ợp thực sự có sự đe doạ đến an
ninh quốc gia trong các xã hội dân chủ”.
Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng cũng quy định: “Tôn

trọng, tăng cường và bảo vệ sự tự do tìm kiếm, nhận, xuất bản và tuyên truyền
thông tin về tham nhũng. Sự tự do đó có thể cũng có một số giới hạn nhất định,
nhưng những giới hạ
n đó phải được pháp luật quy định và phải là cần thiết để:
(i) Tôn trọng quyền và uy tín của người khác;
(ii) Bảo vệ an ninh quốc gia hay trật tự xã hội hay sức khoẻ cộng đồng
hay giá trị đạo đức.”
Như vậy có thể hiểu quyền tự do thông tin hay quyền được bảo đảm thông
tin chỉ bị giới hạn khi nó phương hại đến lợi ích công hoặc xâm phạm đế
n lợi
ích của cá nhân khác nhưng ngay cả sự hạn chế này cũng phải được pháp luật
qui định chứ không thể quyết định một cách tuỳ tiện, áp đặt bởi các cơ quan nhà
nước.

13
II. Mối quan hệ giữa quyền được thông tin, vấn đề công khai minh
bạch trong hoạt động công quyền và công tác phòng, chống tệ tham
nhũng.
1. Quyền được thông tin của công dân đối với việc thực hiện quyền
tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)
khẳng định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấ
p giữa
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.
Điều 3 Hiến pháp qui định “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát
huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội, công bằng, dân chủ và văn minh, mọi người có cuộc sống
ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.

Điều 11 Hiến pháp qui định “Công dân thực hiệ
n quyền làm chủ của
mình ở cơ sở bằng cách tham gia các công việc của Nhà nước và xã hội”.
Điều 53 Hiến pháp qui định “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà
nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương,
kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý
dân”.
Những qui định trên đây của Hiến pháp thể hiệ
n một định hướng nhất
quán của Nhà nước ta trong việc tạo điều kiện để cho nhân dân thực hiện quyền
làm chủ của mình về mọi mặt: làm chủ về chính trị, về kinh tế, về văn hoá, xã
hội. Ngoài việc ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật, Nhà nước còn có trách
nhiệm tạo các cơ chế, điều kiện vật chất để người dân thực hiện quyền làm chủ
của mình trên thực tế. Người dân thực hiện quyền làm chủ thông qua đại diện
do mình bầu ra trong các cơ quan Nhà nước hoặc trực tiếp tham gia vào hoạt
động của các cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức chính trị-xã hội. Để có
thể làm tốt điều này thì người dân cần nắm bắt được các thông tin có liên quan

14
đến các hoạt động của cơ quan công quyền một cách đầy đủ, nhanh chóng và
chính xác. Vì vậy, có thể nói rằng việc tiếp cận thông tin hay nói rộng ra quyền
được bảo đảm về thông tin chính là yếu tố quan trọng để người dân tham gia
hoạt động quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.
Vừa qua Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn; trong đó có rất nhiều qui định về
quyền làm chủ của nhân dân
ở địa phương cơ sở, có những nội dung dân phải được biết, có những nội dung
dân bàn bạc và quyết định, có những nội dung dân phải được hỏi ý kiến, có
những nội dung dân giám sát…
“Đối với công dân, tiếp cận thông tin sẽ là cánh cửa then chốt đưa họ

tham gia vào một nền quản trị dân chủ…Người dân được trao quyền và được
tham gia, khi ấy họ thực sự
tham gia vào những quyết định ảnh hưởng trực
tiếp đến cuộc sống cũng như cho họ khả năng mưu cầu sức khoẻ và vật chất”.
(Nikhil Dey, Mazdoor Kisai Shakthi Sanghatan)
2. Quyền được thông tin của công dân đối với việc thực hiện quyền
giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước,
góp phần phòng, chống tham nhũng.
Để bảo đảm nhà nước thực sự
là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân, hoạt động của các cơ quan nhà nước và cán bộ công chức nhà nước cần
phải được sự giám sát thường xuyên của nhân dân.
Điều 8 Hiến pháp qui định : “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức,
viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân, liên hệ
chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân;
kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hi
ện quan liêu,
hách dịch, cửa quyền”.
Tham nhũng thực chất là việc lợi dụng công vụ để thực hiện các hành vi
nhằm mục đích vụ lợi. Tham nhũng có ở mọi quốc gia trên thế giới với những
mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Tham nhũng có điều kiện phát
triển khi việc thực hiện quyền lực không bị kiểm soát từ phía người dân, t


15
phía xã hội. Giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước là một trong những
yêu cầu quan trọng của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền và cũng là
yếu tố quan trọng kiềm chế sự phát sinh và phát triển của tệ tham nhũng trong
bộ máy nhà nước.
Phòng, chống tham nhũng thường được hiểu trên ba phương diện:

- Phòng ngừa các yếu tố, điều kiện nảy sinh tham nhũng;
- Cơ chế bảo
đảm phát hiện nhanh chóng hành vi tham nhũng, và;
- Xử lý người có hành vi tham nhũng và tài sản có nguồn gốc tham nhũng
theo qui định của pháp luật.
Cả ba yếu tố nêu trên sẽ trở nên có hiệu quả hơn khi quyền được thông tin
của người dân nói riêng và của xã hội nói chung được bảo đảm thực hiện.
3. Quyền được thông tin của công dân đối với việc bảo đảm tính công
khai minh bạch trong hoạt động công quyền, góp phần phòng, chống tham
nhũng.

1. Công khai minh bạch - một yếu tố giảm trừ tham nhũng, tăng cường
trách nhiệm giải trình công
Năm 1988, Klitgaard đã đưa ra một phương trình thú vị để nói về tham
nhũng như sau:
THAM NHŨNG (C) = CHUYÊN QUYỀN(M) + TUỲ TIỆN (D) -
MINH BẠCH (T)
- Ở nơi nào thông tin bị bưng bít thì cũng gần như đồng thời ở nơi đó
tham nhũng và tiêu cực phát triển.
- Để chống lại điề
u đó thì vấn đề bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin
của công chúng (hay nói rộng hơn là quyền tự do thông tin) được coi là ưu tiên
số một. Nói một cách vắn tắt thì tiếp cận thông tin là khả năng công dân có
được thông tin về hoạt động trong quá khứ, hiện tại và tương lai của Nhà nước
(tất nhiên là từ trung ương đến địa phương cơ sở).

16
Từ công thức nêu trên mà đối chiếu với sự tác động của quyền tiếp cận
thông tin thì sẽ thấy:
+ Quyền tiếp cận thông tin sẽ làm giảm đi sự chuyên quyền

Quyền tiếp cận thông tin cho phép người dân biết được những việc mà
Chính phủ muốn làm hoặc chuẩn bị làm (quyết định) để từ đó có thể nói lên
tiếng nói của mình về kế hoạch dự
kiến đó.
+ Quyền tiếp cận thông tin sẽ góp phần làm giảm đi sự tuỳ tiện
Khi các đạo luật được coi là tốt đã được ban hành thì vấn đề quan trọng là
các qui định của nó phải được thực thi một cách nghiêm túc (đầy đủ và chính
xác). Tuy nhiên, những người nắm giữ quyền lực và có trách nhiệm thực thi
các đạo luật sẽ tìm cách thực hiện nó để phục vụ lợi ích của mình n
ếu như
không có sự kiểm soát từ phía những người bị quản lý, nhìn rộng ra là từ phía
xã hội. Sự kiểm soát lại chỉ có thể thực hiện được với điều kiện người dân phải
có thông tin về việc thực hành quyền lực đó, tức là phải có cơ hội để tiếp cận
thông tin.
- Quyền tiếp cận thông tin làm tăng thêm tính minh bạch trong hoạt động
công quyề
n:
+ Quan niệm chung về công khai, minh bạch và ý nghĩa của nó đối với
công tác phòng, chống tham nhũng.
Theo nhận xét của Tổ chức minh bạch quốc tế thì một công cụ để chống
tham nhũng có hiệu quả nhất của các Nhà nước chính là sự minh bạch, liêm
chính, được thể hiện như sau:
CÔNG CỤ CHỐNG THAM NHŨNG = MINH BẠCH KHIẾU KIỆN
CỦA DÂN + MINH BẠCH NGÂN SÁCH TÀI CHÍNH + MINH BẠCH
MUA SẮM
4

Sự minh bạch của nền công vụ được chủ yếu thể hiện thông qua hai con
đường: Hoặc là Nhà nước chủ động cho dân chúng biết thông tin về hoạt động



4
“Các qui định về dịch vụ công ở Hoa Kỳ”, Tạp chí Thanh tra số 11/2007, trang 63

17
của bộ máy (Nhà nước là người chủ động còn người dân là người được thụ
hưởng thông tin do Nhà nước mang đến); Hoặc Nhà nước tạo cơ chế và sẵn
lòng đáp ứng khi công chúng có yêu cầu.
Vậy thì, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân (trong trường
hợp này người dân chủ động đòi hỏi, yêu cầu và Nhà nước có trách nhiệm đáp
ứng) sẽ là yếu tố quan trọng c
ủa việc thực hiện nguyên tắc minh bạch trong
hoạt động công quyền. Cần lưu ý rằng người dân không chỉ có quyền được biết
mà hơn thế nữa họ còn có quyền được giải thích khi có thắc mắc kiến nghị về
quá trình thực hiện công vụ và các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước có
trách nhiệm phải trả lời hay giải thích. Đó chính là yếu tố làm tăng thêm trách
nhiệm giải trình công. Chẳng h
ạn trong lĩnh vực tài chính công, việc giải trình
sẽ được thực hiện nếu công chúng bắt đầu nghi ngờ về việc thu chi một khoản
ngân sách nào đó.
2. Công khai minh bạch giảm trừ tệ vòi vĩnh hối lộ
Thông tin mà người dân cần không chỉ là thông tin về hoạt động của bộ
máy nhà nước mà còn là chính là những thông tin về các quyền dân sự của
mình với tư cách là một công dân. Từ đó hiệu quả của việ
c thực hiện quyền
tiếp cận thông tin với việc ngăn ngừa tham nhũng chính còn ở chỗ người dân
biết được quyền và cách thực hiện quyền của mình để không buộc phải đưa hối
lộ (tức là không phải mua chính cái quyền của mình). “Quan tham vì dân dại”
mà “dại” ở đây là do thiếu thông tin hoặc bị bưng bít thông tin. Muốn cho dân
bớt “dại”, bớt hối lộ quà cáp thì phải cho họ biết rõ họ

được làm gì và làm như
thế nào; Nhà nước, cụ thể là các cơ quan công quyền có trách nhiệm phải làm
gì và nhất là người dân có những phương tiện gì để chống lại sự tuỳ tiện hay ít
nhất là thói vô trách nhiệm của cơ quan công quyền (chẳng hạn khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ảnh) như vậy sẽ tránh được tình trạng phải xin xỏ hay qua
trung gian (Việt Nam hay gọi là “cò”). Cần phải tạo đ
iều kiện và cơ chế để
người dân “tự tin” trước cơ quan công quyền, họ thực sự là người chủ của

18
quyền lực, còn công chức chỉ là những người thực thi quyền lực đó vì lợi ích
của xã hội mà thôi.
Cơ chế công khai thông tin, mà trong đó quyền được tiếp cận thông tin,
không thể tự nó loại trừ tham nhũng mà chúng có thể tạo ra môi trường mà trong
đó việc tham nhũng sẽ trở nên khó khăn hơn.
Trong các Nguyên tắc về tự do ngôn luận năm 2002 của Uỷ ban Châu Phi
về nhân quyền và dân quyền có đưa ra mộ
t nhận định hết sức xác đáng như sau:
“Quyền tiếp cận thông tin được thực hiện bởi các cơ quan công quyền sẽ dẫn
đến sự minh bạch và trách nhiệm giải trình công khai tốt hơn và cũng dẫn đến
sự quản lý tốt và tăng cường tính dân chủ”.
Quan điểm cho rằng quyền tiếp cận thông tin là “oxy của một nền dân chủ”
được rất nhiều người chia sẻ.
Trong Bản Kế hoạch hành động chống tham nhũng khu vực trong khuôn
khổ Sáng kiến chống tham nhũng khu vực Châu Á- Thái Bình Dương trong trụ
cột “Hỗ trợ sự tham gia tích cực của công chúng vào phòng chống tham nhũng”
cũng nhấn mạnh đến yêu cầu về bảo đảm tiếp cận thông tin của công chúng. Bản
kế hoạch hành động khuyến nghị các nước phê duyệt bảo đảm cho công chúng
nói chung và phương tiện truyền thông tự
do nói riêng trong việc tiếp nhận và

phổ biến thông tin nói chung và thông tin về tham nhũng nói riêng theo pháp
luật trong nước mà không làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các cơ
quan nhà nước hoặc lợi ích của các cơ quan chính phủ và cá nhân. Các biện
pháp tiến hành có thể như sau:
- Qui định các yêu cầu về công bố công khai đối với cơ quan tư pháp và cơ
quan chính phủ, trong đó bao gồm công khai cả những nỗ lực nhằm tăng cường
tính liêm chính, trách nhiệm giải trình và chống tham nhũng;
- Thực hiện các biện pháp qui định về quyền tiếp cận của công chúng đến
những thông tin thích hợp.

19
3. Những nội dung hoạt động cần quan tâm trong việc công khai hoá và
bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân để phòng, chống tham nhũng
Tính chất phức tạp của hành vi tham nhũng làm cho việc đấu tranh phòng,
chống tệ nạn này trở nên hết sức khó khăn. Ngoài quyết tâm chính trị của đảng
cầm quyền và một bộ máy nhà nước với các cơ quan có chức năng chống tham
nhũng đủ mạ
nh thì không thể thiếu sự ủng hộ, đồng tình và tham gia tích cực
của xã hội công dân. Đảng ta khẳng định, cần phải:
“Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân;
thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức hành chính, kinh
tế, hình sự.”
5

- Tham nhũng là sự lợi dụng quyền lực hoặc sử dụng quyền lực một cách
phi pháp để thu lợi bất chính cho cá nhân. Để ngăn chặn điều này, trước tiên
phải tính đến đó là phải có các giải pháp để buộc hoạt động công quyền được
công khai, từ đó tăng cường khả năng giám sát của công chúng đối với hoạt
động công quyền. Có thể thấy ngay việc lợi d
ụng công quyền để thực hiện

những hành vi phi pháp hay có mục đích tư lợi sẽ dễ dàng bị phát hiện và ngăn
chặn kịp thời.
Các lĩnh vực hoạt động công quyền cần được công khai: về nguyên tắc,
mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước phải được công khai trừ những nội
dung nằm trong danh mục bí mật của Nhà nước. Tuy nhiên, có thể chia lĩnh vực
công khai theo ba nhóm căn cứ
vào lĩnh vực hoạt động của bộ máy nhà nước:
+ Công khai, minh bạch hoạt động trong lĩnh vực lập pháp;
+ Công khai, minh bạch hoạt động trong lĩnh vực hành pháp;
+ Công khai, minh bạch hoạt động trong lĩnh vực tư pháp;
Ngay cả trong các nhóm nêu trên thì các thông tin cần được công khai và
tạo điều kiện để công dân tiếp cận cũng được thực hiện theo thứ tự ưu tiên


5
Nghị quyết số 04, Hội nghị trung ương 3 khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng,
chống tham nhũng, lãng phí.

20
trong những hoạt động, những khâu công việc có thể nảy sinh tham nhũng hoặc
tạo điều kiện cho sự phiền hà sách nhiễu vòi vĩnh hối hộ.
Trong hoạt động lập pháp đó là những tác động đến chủ trương, chính
sách liên quan đến kinh tế; có thể từ đó ảnh hưởng đến lợi ích của các nhóm
khác nhau trong xã hội cần phải giám sát để tránh tình trạng chạy chọt cơ chế.
Trong lĩnh vực hành pháp, là những hoạt động liên quan đến quản lý và sử
dụng tài sản của nhà nước, của tập thể, những hoạt động trực tiếp tiếp xúc và
giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp, những trình tự thủ tục mà
người dân phải tuân theo khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong
mối quan hệ với các cơ quan quản lý.
Trong hoạt động tư pháp, đ

ó là các thông tin liên quan đến hoạt động, quá
trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự, giải quyết các vụ án dân sự,
kinh tế lao động, hôn nhân gia đinh, quá trình thi hành bản án, quyết định của
toà án. Tại các đơn vị cơ sở là những nội dung liên quan đến quyền lợi ích của
người lao động, việc trích lập và sử dụng các loại quỹ, việc sử dụng tài sản và
ngân sách nhà nước, việc thực hiện quy chế
chi tiêu nội bộ… Tại xã, phường,
thị trấn là việc sử dụng và quản lý đất đai, việc huy động và sử dụng các khoản
đóng góp của nhân dân, việc sử dụng các công trình công cộng…
Khi nghiên cứu những quy định của Luật phòng, chống tham nhũng có thể
thấy vấn đề công khai minh bạch được thể hiện qua ba yếu tố chính:
Một là công khai minh bạch trở thành nguyên tắc chung trong hoạt động
của các c
ơ quan nhà nước;
Hai là, việc thực hiện công khai minh bạch phải theo những hình thức mà
nhà nước qui định;
Ba là, người dân có quyền được yêu cầu cung cấp thông tin. Yếu tố này
được coi như là một sự bảo đảm để nguyên tắc công khai minh bạch được thực
hiện trên thực tế.

21
Từ những sự phân tích nêu trên có thể kết luận rằng, việc bảo đảm quyền
được thông tin của công dân có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao
tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước cũng như của
đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong hoạt động công quyền, đặc biệt là
trong hoạt động quản lý của nhà nước, nơi trực tiếp quản lý các nguồn lự
c vật
chất và con người cũng như là nơi trực tiếp tiếp xúc và giải quyết các quyền và
lợi ích của người dân. Minh bạch hoá hoạt động công quyền chính là một trụ
cột quan trọng để việc xây dựng một nền công vụ liêm chính, phi tham nhũng.

Vai trò của việc thực hiện quyền thông tin của công dân đối với công tác
phòng, chống tham nhũng thể hiện rõ nhất chính là ở điểm này.
III/ Các đi
ều kiện đảm bảo cho công dân thực hiện quyền được
thông tin góp phần phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.
Khi đã xác định quyền được thông tin là một trong những quyền cơ bản
của công dân thì vấn đề là ở chỗ Nhà nước cần tạo những điều kiện kinh tế-xã
hội và xác định ra cơ chế để thực hiện nó trên thực tế. Nói một cách khác, Nhà
nước cần tạo ra một khuôn khổ pháp lý để người dân được bảo đảm về quyền
thông tin đồng thời sẵn sàng đ
áp ứng các yêu cầu về phương diện tài chính và
kỹ thuật để phục vụ cho việc vận hành cơ chế đó trên thực tế.
Một là, xây dựng một hệ thống các qui định việc bảo đảm quyền thông tin
của công dân theo hai hướng:
Qui định trách nhiệm và phương thức thực hiện trách nhiệm của các cơ
quan tổ chức, đơn vị trong việc chủ động mang thông tin đến vớ
i công dân;
Qui định quyền của công dân và trình tự thủ tục cho phép công dân tiếp cận
với các thông tin liên quan đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức đơn vị;
Hai là, tạo ra cơ chế, điều kiện thuận lợi để cung cấp thông tin cho công
dân; thậm chí có thể là một thể chế giúp đỡ công dân trong việc tìm kiếm, tiếp
cận các thông tin trong hoạt động công quyền mỗi khi họ gặp khó khăn; có thể
thông qua vai trò củ
a các tổ chức đoàn thể mà công dân là thành viên để thực

22
hiện quyền được tiếp cận thông tin, trong đó bao gồm cả việc khiếu nại khi
quyền này bị cản trở thực hiện.
- Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc
chuyển tải đến với người dân;

+ Thông tin rộng rãi về hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Yêu cầu các cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin và trả lời các vấn đề mà
công dân
đặt ra trên các phương tiện thông tin đại chúng;
+ Là diễn đàn để nhân dân phổ biến, chia sẻ thông tin.
- Xây dựng một hệ thống cung cấp thông tin cho công dân phù hợp với nhu
cầu và đặc điểm của nhóm đối tượng theo ngành nghề, vùng miền, đặc điểm giới
tính, lĩnh vực công tác, xây dựng tủ sách pháp luật xã, phường;
- Thực hiện chương trình tuyên truyền phổ biến và giáo dục pháp luật một
cách thường xuyên và sâu rộng (hiệ
n nay các địa phương đều có Hội đồng tuyên
truyền phổ biến giáo dục pháp luật).
Ba là, phải tạo ra một cơ sở hạ tầng tốt và hiện đại có khả năng đáp ứng
nhu cầu thông tin của công dân, nhất là những thông tin liên quan trực tiếp đến
lợi ích của công dân của từng khu vực, nhóm đối tượng khác nhau một cách
nhanh chóng, đầy đủ và chính xác nhất.
IV. Vấn đề bảo đảm quyề
n được thông tin của công dân ở một số
nước trên thế giới.
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã sưu tầm được luật liên
quan đến việc bảo đảm quyền thông tin của công dân của một số tổ chức quốc tế
và của 20 nước trên thế giới, cụ thể như sau:
- Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948;
- Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966;
- Công ước của Liên hợp quốc về quyền tr
ẻ em năm 1989;
- Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003;

23
- Chương trình hành động chống tham nhũng khu vực Châu Á Thái Bình

Dương;
- Công ước về tiếp cận thông tin, sự tham gia của công chúng trong việc ra
quyết định và tiếp cận tư pháp trong các vấn đề môi trường năm 1988.
Luật liên quan đến quyền thông tin của các nước với nhiều tên gọi và cách
thể hiện khác nhau:
- Luật của nước Cộng hoà Anbani về quyền tiếp cận thông tin trong các tài
liệu chính thức (năm 1999);
- Luật về quy
ền thông tin của Ấn độ năm 2005;
- Luật về tiếp cận thông tin công của Balan năm 2001;
- Luật về tiếp cận thông tin công của Bungari năm 2000;
- Luật về tiếp cận thông tin của Canada năm 1985;
- Luật về tiếp cận các tài liệu hành chính công của Đan Mạch năm 1985;
- Luật qui định về quản lý việc tiếp cận chung đối với các thông tin của
Chính phủ của Hà lan năm 1991;
- Luật về công khai thông tin c
ủa các cơ quan chính quyền của Hàn quốc
năm 1996;
- Luật về tiếp cận của công chúng đối với tài liệu hành chính công năm
1970 (Na Uy), được sửa đổi, bổ sung năm 2003 gọi tắt là Luật về tự do thông
tin;
- Luật thúc đẩy tiếp cận thông tin của Cộng hoà Nam Phi năm 2000;
- Luật về tiếp cận thông tin của cơ quan hành chính của Nhật Bản năm
1999 có hiệu lực từ tháng 4 năm 2001;
- Luậ
t về thông tin, công nghệ thông tin và bảo vệ thông tin của Liên bang
Nga năm 2006;
- Luật về minh bạch và tiếp cận thông tin của Pêru năm 2003;

24

- Luật về công khai các hoạt động của Chính phủ của Phần Lan năm 1999;
- Luật về tự do tiếp cận thông tin hành chính của Cộng hoà Pháp năm 1978;
- Luật về quyền được thông tin của Thổ Nhĩ Kỳ năm 2003 (có hiệu lực từ
năm 2004);
- Luật tự do báo chí của Thuỵ Điển năm 1949;
- Pháp lệnh của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về công khai thông tin
của chính quyền năm 2007 (có hiệu l
ực từ 1/5/2008);
- Luật tự do thông tin của Úc năm 1982 được sửa đổi, bổ sung năm 2005;
- Luật tự do thông tin của Vương quốc Anh năm 2000;
Đặc điểm chung Luật tiếp cận thông tin của một số nước trên thế giới:
Theo TS. Tường Duy Kiên, Viện nghiên cứu quyền con người, thì có thể
tóm tắt một số đặc điểm về quyền thông tin trong các văn bản luật của các nước
trên th
ế giới như sau:
1. Về phạm vi áp dụng: Nghiên cứu các luật của nhiều nước trên thế giới
cho thấy tiếp cận thông tin hầu hết áp dụng cho các cơ quan hành chính nhà
nước; bao gồm một loạt các cơ quan thực hiện chức năng công trên lĩnh vực sức
khoẻ, giáo dục, ngân sách, tài chính, môi trường, pháp luật, truyền thông và giao
thông với lý do hoạt động hành pháp là nơi thực hiện trực tiếp các quyền của
công dân và th
ường đụng chạm nhiều đến các quyền công dân; một số ít áp dụng
đối với cả các họat động tư pháp (toà án).
Theo hướng này, một số nước đưa ra một định nghĩa rộng về các cơ quan
công quyền để từ đó xác định trách nhiệm và nghĩa vụ cung cấp thông tin. Có
một số nước liệt kê cụ thể danh mục các chủ thể công có nghĩa vụ cung cấp
thông tin cho công chúng (chẳng hạ
n như Vương Quốc Anh).
Cũng có nhiều quốc gia tiếp cận thông tin do các chủ thể tư nhân nắm giữ,
như Luật thúc đẩy tiếp cận thông tin của Nam Phi cho phép cá nhân, các cơ quan

Chính phủ yêu cầu thông tin từ các chủ thể tư nhân nếu yêu cầu đó là cần thiết

×