Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP: Doanh Nghiệp Tư Nhân Phạm Minh Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 16 trang )

Lời Mở Đầu
Mỗi sinh viên khi ra trường không chỉ cần có kiến thức về lí thuyết mà còn
cần những kĩ năng, kinh nghiệm thực tiễn về ngành nghề mà mình đã lựa chọn để
không bỡ ngỡ khi bắt tay vào công việc sau này. Vì vậy thực tập là giai đoạn quan
trọng đối với sinh viên, đó là khoảng thời gian để sinh viên học hỏi kinh nghiệm,
rèn luyện kĩ năng, có điều kiện thực tế áp dụng những kiến thức đã học ở nhà
trường vào thực tiễn công việc.
Kĩ năng nghề nghiệp cần thời gian tích lũy, hoàn thiện và thời gian thực tập
là giai đoạn góp phần không nhỏ vào việc tích lũy và hoàn thiện kĩ năng đó. Sau
một thời gian thực tập tổng quan tại Doanh Nghiệp Tư Nhân Phạm Minh Phương
tôi đã tìm hiểu và học hỏi được rất nhiều điều hữu ích cho bản thân cũng như cho
hoạt động nghề nghiệp của mình sau này.
Báo cáo thực tập sau đây là kết quả thực tập của tôi, để có được kết quả này
tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Doanh Nghiệp Tư Nhân Phạm Minh
Phương, sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Phan Văn Minh. Báo cáo này chắc
chắn còn nhiều thiếu sót, mong nhận được những góp ý từ quý thầy cố để tôi có thể
hoàn thiện bài báo cáo hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn!
1
Phần 1. Giới Thiệu Doanh Nghiệp Thực Tập
1. Giới thiệu chung về Doanh Nghiệp.
Tên doanh nghiệp: Doanh Nghiệp Tư Nhân Phạm Minh Phương
Địa chỉ: Kiệt 22 – Hoàng Thị Loan – Phường An Tây – TP Huế.
Thành lập vào ngày: 27 - 10 – 2007
Vốn điều lệ: 1 Tỷ đồng
Số đăng ký kinh doanh: 3301028808
2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp:
** Chức năng, nhiệm vụ và quyên hạn của từng cơ cấu tổ chức.
2.1 Giám Đốc
- Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, điều
hành công ty theo đúng quy định của pháp luật. - Soạn thảo các quy chế hoạt động,
quy chế quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ của công ty trình hội đồng quản trị phê


duyệt. Quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các chức danh cho các
cán bộ công nhân viên. Quyết định số lượng người lao động, mức lương, trợ cấp,
lợi ích, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng
lao động.Thực hiện tất cả các hoạt động khác theo quy định của Điều lệ và các Quy
chế của doanh nghiệp, các hợp đồng lao động của doanh nghiệp theo đúng pháp
luật.
2
2.2 Kế toán trưởng
- Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc công ty về các công việc thuộc phạm
vi trách nhiệm và quyền hạn của kế toán trưởng.
- Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán
- Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của luật kế toán và phù hợp với
hoạt động của doanh nghiệp
- Lập báo cáo tài chính.
- Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán. Kế toán
trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán. Có ý kiến bằng văn
bản với giám đốc công ty về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen
thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ. Yêu cầu các bộ phận liên
quan trong doanh nghiệp cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc
kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng.
- Báo cáo bằng văn bản cho giám đốc khi phát hiện các vi phạm pháp luật về tài
chính, kế toán trong doanh nghiệp.
2.3 Kế toán kho
- Thực hiện việc lập đầy đủ và kịp thời các chứng từ nhập, xuất vật tư, hàng hóa
khi có các nghiệp vụ phát sinh.
- Theo dõi công nợ nhập xuất vật tư, lập biên bản xác minh công nợ theo định kỳ
(hoặc khi có yêu cầu), nộp về phòng kế toán – tài vụ.
- Tính giá nhập xuất vật tư hàng nhập khẩu, lập phiếu nhập xuất và chuyển cho bộ

phận liên quan.
- Kiểm tra các hóa đơn nhập hàng từ nhà sản xuất, xử lý tất cả các trường hợp thiếu
hụt vật tư, hàng hóa theo quy định.
- Phối hợp với thủ kho nhanh chóng làm các thủ tục trong việc xuất hàng hóa cho
khách hàng.
- Theo dỏi chặt chẻ lượng nhập, xuất, tồn vật tư ở tất cả các khâu, các bộ phận
trong hệ thống sản xuất, kịp thời đề xuất việc lập kế hoạch dự trữ vật tư đảm
bảo quá trình sản xuất – kinh doanh không bị gián đoạn.
- Thường xuyên kiểm tra việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, cách sắp xếp, bảo
quản hàng hoá vật tư trong kho một cách khoa học, theo đúng chế độ quản lý kho
và an toàn phòng chống chữa cháy.
- Trực tiếp tham gia kiểm đếm số lượng hàng nhập xuất kho cùng thủ kho, nếu
hàng nhập xuất có giá trị lớn hoặc có yêu cầu của cấp có thẩm quyền
- Tham gia công tác kiểm kê định kỳ (hoặc đột xuất), đối chiếu số liệu nhập xuất
của thủ kho và kế toán. Chịu trách nhiệm lập biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất
các biện pháp xử lý nếu có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế, nộp về phòng kế
toán – tài vụ.
3
- Kế toán kho đòi hỏi phải có sự hiểu biết nhất định về vật tư hàng hóa trong kho,
nhất là những vật tư có nhiều chủng loại, quy cách mẫu mã khác nhau, vật tư là
hóa chất dể cháy nổ, dể hư hỏng.
2.4 Tổ trưởng
- Chịu trách nhiệm sử dụng lao động đảm bảo: đúng công việc, đủ năng lực và
công bằng để công nhân có mức thu nhập hợp lý
- Quản lý sử dụng các thiết bị được giao
- Nhận kiểm tra đầy đủ số lượng, chất lượng bán thàn phẩm, phụ liệu và các vật tư
khác phục vụ cho sản xuất, chịu trách nhiệm giao nộp đầy đủ kịp thời sản phẩm
hàng hóa được giao.
- phải chịu trách nhiêm đến cuối cùng sản phẩm chuyên mình làm ra, giao nộp sản
phẩm theo kế hoạch cho bộ phận hoàn thành.

- Báo cáo sản phẩm nhân bản thành phẩm, ra chuyền, nhập hoàn thành cho giám
đốc.
- Tổ trưởng phải căn cứ vào khả năng lao động, tay nghế của công nhân để bố trí
công việc trên từng công đoạn thiết kế và làm việc
- Phổ biến nhiệm vụ của từng người và yêu cầu kỷ thuật của từng công đoạn mà
công nhân chịu trách nhiệm.
- Điều phối ban thành phẩm từ bộ phận này sang bộ phận khác và thường xuyên
theo doi tiến độ của từng công đoạn để kịp thời điều chỉnh lại những bộ phận bị ùn
tắc hoặc hết việc làm
- Tổ trưởng phải trực tiếp đôn đốc kiểm tra giám sát quá trình sản xuất và chịu
trách nhiệm trước giám đốc.
2.5 Công nhân
- Là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất
có tính chất công nghiệp
- Công nhân thực hiện các nghĩa vụ có trong hợp đồng và được hưởng các quyền
lợi theo pháp luật. Nếu làm sai hợp đồng có thể bị khiển trách, trừ lương và có thể
bị đuổi việc làm theo quy định hợp đồng, cả pháp luật.
4
Phần 2. Sơ Lược Về Quá Trình Thực Tập
I. Phụ lục:
- Lịch thực tập
- Nội dung thực tập
- Kết luận
II. Lịch thực tập
Ngày/Tháng Công trình Địa chỉ
09/01-22/2-2014 Kho Bạc Nhà Nước Khu A – Khu đô thị mới An Vân
Dương – T.P Huế
III. Nội dung công việc thực tập
- Ngày 09-16/01/2014: Đặt ruột gà.
- Ngày 17-28/01/2014: Kéo dây, luồn dây vào ruột gà.

- Ngày 29/01- 04/02/2014: Lắp hệ thống điều hòa.
- Ngày 05-13/02/2014: Lắp các thiết bị điện ( ổ cắm, đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu,
quạt treo tường, quạt trần,……).
- Ngày 14-22/02/2014: Đấu dây vào các thiết bị điện đã lắp.
IV. Bản vẽ
 Bản vẽ đấu dây
 Bản vẽ mặt bằng điện chiếu sáng
 Bản vẽ tivi – điều hòa
 Bản vẽ ổ cắm
 Bảng thống kê khối lượng
5
V. Thuyết minh bản vẽ
1. Tính tiết diện dây dẫn điện
- Để chọn được dây dẫn ta cần phải biết dòng điện tải sử dụng, cùng với mật đọ
dòng điện cho phép dùng từng loại dây dẫn khác nhau.
Ta có thể áp dụng công thức sau để tính toán một cách gần đúng: S=
-Trong đó:
+ S: là tiết diện dây dẫn tính bằng
+ I là dòng điện chạy qua mặt cách vuông (A)
+ J là mật đọ dòng điện cho phép ( A/ )
 Mật độ dòng điện cho phép của dây đồng J 6 A/
 Mật độ dòng điện cho phép của dây nhôm J 4,5 A/
-Chọn tiết diện dây dẫn được phân ra 2 trường hợp như sau:
+ Trường hợp dây nhánh điện áp trong gia đình, điện áp 220VAC (dây di động):
Trường hợp dùng đèn chiếu sáng, tivi, tủ lạnh hoặc các thiết bị điện khác có công
suất dưới 1kw thì dây từ ổ cắm điện hoặc công tắc điện đến các thiết bị điện nên
dùng đồng loạt 1 dây là dây súp mềm, tiết diện 2x1,5 . Mặt khác các dây di
động dùng cho bếp điện, lò vi sóng, lò sưởi,…. có công suất từ 1kw đến 2kw nên
dùng loại cáp PVC có 2 lớp cách điện, tiết diện 2x2,5 để đảm bảo an toàn về
điện và về cơ.

+ Trường hợp tổng công suất các thiết bị điện, tính ở điện áp 220VAC: Đối với
thiết bị điện khác có công suất lớn hơn 2kw thì phải tùy theo công suất mà phải
tính toán chọn tiết diện dây dẫn như công thức trên. Ví dụ: Tổng công suất P dùng
đồng thời trong gia đình gồm bình nóng lạnh (1.600W), tủ lạnh (300W), bàn ủi
(1.000W) và quạt (100W) là 3 kW. Nếu dùng dây đồng làm trục chính trong gia
đình thì dây phải có tiết diện tối thiểu: S = 3kW/1,3 kW/mm
2
= 2,3 mm
2
. Vậy tiết
diện tối thiểu dây điện đường trục trong gia đình là 2,3 mm
2
. Trên thị trường có các
loại dây cỡ 2,5 mm
2
và 4 mm
2
. Để dự phòng phát triển phụ tải nên sử dụng cỡ dây
4 mm
2
, nhưng nếu sau này ta không dùng thêm các phụ tải khác thì cũng có thể sử
dụng cỡ dây 2,5 mm
2
.
*Lưu ý: Tăng đường kính dây dẫn (d) là cách tiết kiệm điện dễ thực hiện nhất và
mang lại hiệu quả lớn nhất. Bởi vì, tỉ lệ giảm điện trở dây dẫn sẽ lớn gấp bình
phương lần tỷ lệ tăng đường kính cuả nó. (R =1,27ρ*l/d2 ). Ví dụ, khi ta tăng
đường kính dây dẫn lên gấp đôi thì điện trở của dây dẫn không phải giảm đi một
nửa mà giảm xuống còn 1/4. Theo đó, số kWh điện năng tổn hao do truyền dẫn
cũng được giảm xuống 4 lần.

2. Phân loại cường độ ánh sáng.
6
- Có 2 cách phân loại:
+ Phân loại theo tính chất ánh sáng.
+ Phân loại theo mục đích chiếu sáng.
2.1 Phân loại theo tính chất ánh sáng.
- Là hai loại chiếu sáng trực tiếp và chiếu sáng gián tiếp.
+ Nguồn sáng trực tiếp thường được tạo ra, xuất phát từ các loại đèn trần, đèn
tường. Kiểu chiếu sáng này phổ biến và tương đối hiệu quả về công năng. Tuy
nhiên, chiếu sáng trực tiếp cũng có nhược điểm là đều và gây nhàm chán, thiếu
cảm xúc.
+ Chiếu sáng gián tiếp thường được kết hợp để bổ sung cho chiếu sáng trực tiếp,
làm ánh sáng trong không gian sinh động hơn. Ánh sáng gián tiếp có thể vẫn được
tạo ra từ các loại đèn được che nguồn phát sáng, hay từ các ô, các khe trần - tường
hắt ra và phản xạ. Cách làm này thường được kết hợp cùng giải pháp nội thất khác.
Ánh sáng gián tiếp dịu nhẹ, tạo được hiệu quả thẩm mỹ, không gây chói cho người
sinh hoạt trong không gian đó.
2.2 Phân loại theo mục đích chiếu sáng.
- Chiếu sáng chung là dạng chiếu sáng đều khắp, đảm bảo cho các sinh hoạt và
giao thông. Chiếu sáng chung có thể sử dụng ánh sáng trực tiếp hay gián tiếp song
cần bố trí đủ, đều và không quá chói. Nguồn sáng chung nên dùng màu trắng.
- Chiếu sáng tập trung (chiếu sáng cục bộ) để phục vụ cho các không gian làm việc
hay sinh hoạt đặc thù. Chiếu sáng tập trung rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả công việc và sức khoẻ, tâm lý người sử dụng. Ví dụ: chiếu sáng
cho khu vực nấu bếp, chiếu sáng bàn ăn, bàn làm việc Chiếu sáng tập trung cần
tính toán kỹ về cường độ sáng, màu sắc và đặc thù ánh sáng để chọn đèn cho phù
hợp. Chiếu sáng tập trung nhất thiết sử dụng nguồn sáng trực tiếp.
- Chiếu sáng trang trí nhằm mục đích tăng giá trị thẩm mỹ của không gian kiến trúc
nội thất. Chiếu sáng trang trí có thể đặc tả, làm nổi bật hình khối, chi tiết nội thất
như trần, tường hay tranh, ảnh, phù điêu, tượng ; nhưng cũng có thể chỉ tạo nên

những mảng sáng, quầng sáng thuần tuý, kết hợp với bóng đổ để tạo hiệu quả thị
giác. Chiếu sáng trang trí thường sử dụng ánh sáng vàng và có thể dùng cả ánh
sáng trực tiếp và gián tiếp.
**Tuy nhiên, mọi phân loại đều chỉ mang tính tương đối. Nếu biết kết hợp thì một
hệ thống đèn có thể đảm nhận nhiều mục đích. Ví dụ như chiếu sáng chung dùng
ánh sáng gián tiếp qua các hệ thống khe, mảng hắt ở trần và tường. Nếu kết hợp tốt
với thiết kế các thành phần nội thất khác thì cũng mang yếu tố trang trí, thẩm mỹ.
Căn cứ vào mục đích và tính chất chiếu sáng cũng như cụ thể không gian cần chiếu
sáng, người thiết kế có thể linh hoạt đưa ra nhiều giải pháp theo nguyên lý và các
thủ pháp chiếu sáng như chiếu sáng diện, điểm, tuyến
3. Cách bố trí đèn
7
- Có hai loại đèn được sử dụng một cách thông dụng nhất hiện nay là đèn tim và
đèn huỳnh quang.
+ Đèn tim (có loại thường và halogen) cho ánh sáng ấm, màu sắc của vật đúng như
thật, nhưng toả nhiệt nhiều và tuổi thọ thấp.
+ Đèn huỳnh quang bên trong chứa hơi thuỷ ngân và bột phospho. Có ba loại
thông dụng: loại ống dài từ 30 cm đến 1,2 m (tuýp); loại uốn tròn, đường kính
trung bình 30 cm; loại tiết kiệm điện dài khoảng 10 cm. Đèn huỳnh quang cho ánh
sáng mát, ít toả nhiệt, không tạo hơi nóng, tuổi thọ cao, giá vừa túi tiền người tiêu
dùng.
 Cách tính và bố trí đèn dựa vào 2 yếu tố:
- Độ sáng cần thiết cho các phòng:
+ Phòng khách: 400 lux
+ Phòng ngủ: 100 lux
+ Bếp: 600 lux
+ Phòng học: 700 lux
+ Sân: 100 lux
+ Phòng tắm: 400 lux
-Độ tỏa sáng:

+ Đèn huỳnh quang ngắn: 60 lum/watt
+ Đèn huỳnh quang dài: 80 lum/watt
+ Đèn tim: 20 lum/watt
+ Đèn Halogen: 25 lum/watt
( Đơn vị quy đổi: 1 lux= 1 lumen/ )
Ví dụ: Với một phòng khách 4x4 m thì diện tích phòng là 16 m2; độ sáng là:
16x400=6.400lux.
- Số bóng đèn neon (40W x 80lum): 6.400 lux / (40W x 80lum) = 2 bóng
- Số bóng đèn tim (40W x 80lum): 6.400 lux / (40W x 20lum) = 8 bóng
4. Phân loại hệ thống điều hòa không khí
- Tổng quan về điều hòa không khí:
+ Không gian điều hoà luôn luôn chịu tác động của nhiểu loạn bên trong và bên
ngoài làm cho các thông số của nó luôn luôn có xu hướng xê dịch so với thông số
yêu cầu đặt ra. Vì vậy nhiệm vụ của hệ thống điều hoà không khí là phải tạo ra và
duy trì chế độ vi khí hậu đó.
+ Điều hòa không khí còn gọi là điều tiết không khí là quá trình tạo ra và giữ ổn
định các thông số vi khí hậu của không khí trong phòng theo một chương trình
định sẵn không phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài.
Khác với thông gió, trong hệ thống điều hòa , không khí trước khi thổi vào phòng
đã được xử lý về mặt nhiệt ẩm. Vì thế điều tiết không khí đạt hiệu quả cao hơn
thông gió.
8
-Phân loại các hệ thống điều hòa không khí: Cho đến nay có rất nhiều cách phân
loại các hệ thống điều hoà không khí dựa trên những cơ sở rất khác nhau. Dưới đây
tôi xin trình bày các cách phổ biến nhất.
4.1 Theo mức độ quan trọng của các hệ thống điều hoà : Người ta chia ra làm 3 cấp
như sau.
• Hệ thống điều hòa không khí cấp I
Là hệ thống điều hoà có khả năng duy trì các thông số vi khí hậu trong nhà với mọi
phạm vi thông số ngoài trời, ngay tại cả ở những thời điểm khắc nghiệt nhất trong

năm về mùa Hè lẫn mùa Đông.
• Hệ thống điều hòa không khí cấp II
Là hệ thống điều hoà có khả năng duy trì các thông số vi khí hậu trong nhà với sai
số không qúa 200 giờ trong 1 năm, tức tương đương khoảng 8 ngày trong 1 năm.
Điều đó có nghĩa trong 1 năm ở những ngày khắc nghiệt nhất về mùa Hè và mùa
Đông hệ thống có thể có sai số nhất định, nhưng số lượng những ngày đó cũng chỉ
xấp xỉ 4 ngày trong một mùa.
• Hệ thống điều hòa không khí cấp III
Hệ thống điều hoà có khả năng duy trì các thông số tính toán trong nhà với sai số
không qúa 400 giờ trong 1 năm, tương đương 17 ngày.
4.2 Theo phương pháp xử lý nhiệt ẩm :
+ Hệ thống điều hoà kiểu khô: Không khí được xử lý nhiệt ẩm nhờ các thiết bị trao
đổi nhiệt kiểu bề mặt. Đặc điểm của việc xử lý không khí qua các thiết bị trao đổi
nhiệt kiểu bề mặt là không có khả năng làm tăng dung ẩm của không khí. Quá trình
xử lý không khí qua các thiết bị trao đổi nhiệt kiểu bề mặt tuỳ thuộc vào nhiệt độ
bề mặt mà dung ẩm không đổi hoặc giảm. Khi nhiệt độ bề mặt thiết bị nhỏ hơn
nhiệt độ đọng sương của không khí đi qua thì hơi ẩm trong nó sẽ ngưng tụ lại trên
bề mặt của thiết bị, kết quả dung ẩm giảm. Trên thực tế, quá trình xử lý luôn luôn
làm giảm dung ẩm của không khí.
+ Hệ thống điều hoà không khí kiểu ướt: Không khí được xử lý qua các thiết bị
trao đổi nhiệt kiểu hổn hợp. Trong thiết bị này không khí sẽ hổn hợp với nước
phun đã qua xử lý để trao đổi nhiệt ẩm. Kết quả quá trình trao đổi nhiệt ẩm có thể
làm tăng, giảm hoặc duy trì không đổi dung ẩm của không khí.
4.3 Theo đặc điểm khâu xử lý nhiệt ẩm :
• Hệ thống điều hoà cục bộ: Là hệ thống nhỏ chỉ điều hòa không khí trong một
không gian hẹp, thường là một phòng. Kiểu điều hoà cục bộ trên thực tế chủ yếu sử
dụng các máy điều hoà dạng cửa sổ, máy điều hoà kiểu rời (2 mãnh) và máy điều
hoà ghép.
• Hệ thống điều hoà phân tán: Hệ thống điều hòa không khí mà khâu xử lý nhiệt
ẩm phân tán nhiều nơi. Có thể ví dụ hệ thống điều hoà không khí kiểu khuyếch tán

trên thực tế như hệ thống điều hoà kiểu VRV (Variable Refrigerant Volume ), kiểu
9
làm lạnh bằng nước (Water chiller) hoặc kết hợp nhiều kiểu máy khác nhau trong 1
công trình.
• Hệ thống điều hoà trung tâm: Hệ thống điều hoà trung tâm là hệ thống mà khâu
xử lý không khí thực hiện tại một trung tâm sau đó được dẫn theo hệ thống kênh
dẫn gió đến các hộ tiêu thụ. Hệ thống điều hoà trung tâm trên thực tế là máy điều
hoà dạng tủ, ở đó không khí được xử lý nhiệt ẩm tại tủ máy điều hoà rồi được dẫn
theo hệ thống kênh dẫn đến các phòng.
4.4 Theo đặc điểm, kết cấu và chức năng của máy điều hòa chúng ta có 1 bảng tính
toán nhiệt độ và độ ẩm ngoài trời.
Hệ Thống Mùa Hè Mùa Đông
Nhiệt độ , Độ ẩm , Nhiệt độ , Độ ẩm ,
Hệ thống cấp I
Hệ thống cấp II
Hệ thống cấp III
Trong đó:
, Nhiệt độ lớn nhất, nhỏ nhất tuyệt đối trong năm đo lúc 13 15 giờ.
, Nhiệt độ của tháng nóng nhất trong năm.
, Độ ẩm đo lúc 13 15 giờ của tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất
trong năm.
10
VI. Một số hình ảnh về công trình thực tập.
11
12
13
Phần 3. Kết luận - đề xuất
I. Kết Luận
- Sau một khoảng thời gian đi lắp đặt mạng điện công trình cùng các anh trong
doanh nghiệp. Nhờ sự chỉ đạo tận tình chu đáo của ban lảnh đạo cùng các anh

trong công trình tôi đã tiếp thu học hỏi, rút ra được khá nhiều kinh nghiệm để bổ
sung vào kiến thức trong ngành đang học.
- Trong thời gian thực tập tôi đã cũng cố kiến thức về quy trình tháo, lắp và đặt
vận hành của các thiết bị điện một cách thuần thục hơn. Nắm bắt được cách đi dây,
bố trí các thiết bị điện sao cho hợp lý và thẩm mỹ. Biết được các thiết bị hiện đại
mà khi học tại nhà trường tôi không có điều kiện tìm hiểu sâu hơn. Học được sự
đoàn kết, cách làm việc theo nhóm, tác phong làm việc và đạo đức nghề nghiệp của
một người làm việc.
- Rèn luyện được ký năng làm việc và an toàn lao động.
II. Đề xuất
-Kính mong trường Cao Đẳng Nghề Nguyễn Tri Phương nói chung và Khoa điện
công nghiệp và dân dụng nói riêng, trang bị thêm cho sinh viên những thiết bị mới
đáp ứng cho nhu cầu học tập, thay thế, sửa chửa những thiết bị hư hỏng.
- Mong nhà trường thường xuyên tổ chức cho sinh viên những buổi thực tế ở các
công ty, xí nghiệp, nhà máy…. giúp sinh viên có điều kiện thực tế và cũng cố lại
kiến thức chuyên ngành đã được thầy cô truyền đạt.
14
MỤC LỤC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do – Hạnh Phúc

PHIẾU XÁC NHẬN SINH VIÊN THỰC TẬP
Đơn vị: DNTN Phạm Minh Phương
Xác nhận sinh viên: Võ Thanh Văn
Lớp: CD7.1
Khoa: Điện
Trường: Cao Đẳng Nghề Nguyễn Tri Phương
Đã có thời gian thực tập từ ngày…./…./ 2014 đến ngày …./…./ 2014
Nhận xét của đơn vị: ……………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Huế, Ngày… Tháng… Năm 2014
15
Sinh Viên Thực Tập XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Võ Thanh Văn
16

×