Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Nghiên cứu xử lý RTSH bằng phương pháp compost làm phân bón cho cây trồng tại xã triệu thành – huyện triệu sơn – tỉnh thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 82 trang )

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay sự phát triển của loài người trên trái đất đang trên đà tiến tới những
nấc thang mới ngày càng cao Song song với sự phát triển vượt bậc của khoa học
kĩ thuật thì ÔNMT đang là một vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ
không phải của riêng một quốc gia nào. Theo nhà vật lý hàng đầu thế giới hiện nay
Stepphenhawking cho rằng “các lực lượng thiên nhiên hiện không phải là một mối
đe doạ khủng khiếp với con người mà chính là sự phát triên không bền vững của
loài người đang là hiểm hoạ lớn nhất cho sự sống của trái đất”. Nhận thức được
điều đó kể từ hội nghị thượng đỉnh trái đất Rio 1992 (bzaxin) đến nay các quốc gia
đã có nhiều hành động tích cực cho hoạt động BVMT .
Việt Nam là một trong các quốc gia trên thế giới cũng rất quan tâm đến vấn đề
BVMT.Bởi vì khi mức sống của người dân được nâng lên ÔNMT do RTSH đang
trở thành gánh nặng cho toàn xã hội, khối lượng rác thải ngày càng tăng nhanh
chóng. Theo số liệu thống kê hiện nay cho thấy tổng lượng RTSH phát sinh trong
toàn quốc ước tính khoảng 1,28 triệu tấn/năm, trong đó khối lượng ở đô thị (từ
loại 4 trở lên) là 6,9 triệu tấn/năm (chiếm 54%) lượng rác thải, còn lại tập trung ở
các thị trấn, xã, phường. Dự báo tổng lượng rác thải sinh hoạt đô thị đến năm 2010
là khoảng trên 12 tấn/năm đến 2020 khoảng 22 triệu tấn/năm.
Như vậy với lượng gia tăng rác thải như vậy thì nguy cơ gây ÔNMT và tác động
tới sức khoẻ cộng đồng do RTSH đang trở thành vấn đề cấp bách của công tác
BVMT ở nước ta hiện nay.
Xã Triệu Thành là một khu vực kinh tế đang trong quá trình xây dựng và phát
triển trong một vài năm trở lại đây đời sống của người dân được cải thiện nhu cầu
về các mặt ngày càng tăng lên. Đặc biệt là tiêu thụ các loại hàng hoá phục vụ sinh
1
Trường ĐH Nông Nghiệp – Hà Nội Lớp:LT
4
MT
hoạt vì vậy mà lượng RTSH cũng tăng lên trong khi đó công tác thu gom và vận


chuyển đang còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó tỷ lệ rác thải hữu cơ chiếm phần
lớn trong tổng thành phần chất thải,và là loại chất thải quý giá nếu như chúng ta
dùng phương pháp xử lý thích hợp sẽ mang lại lợi ích rất lớn đối với cây trồng.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại xã Triệu Thành -Triệu Sơn - Thanh Hoá về
các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cùng với sự cấp thiết của vấn đề ÔNMT do
RTSH gây ra ở nơi đây các vấn đề được đặt ra là :
- Thực trạng RTSH tại địa phương hiện nay ra sao ?
- Thực trạng xử lý RTSH ở địa phương như thế nào ?
- Phương pháp xử lý RTSH bằng phương pháp compost đang áp dụng tại
phường ra sao ?
Xuất phát từ những vấn đề trên em đã tiến hành thực hiện đề tài:
“ Nghiên cứu xử lý RTSH bằng phương pháp compost làm phân bón
cho cây trồng tại xã Triệu Thành – huyện Triệu Sơn – tỉnh Thanh Hoá ”.
1.2. MỤC ĐÍCH
Nghiên cứu xử lý RTSH bằng phương pháp compost làm phân bón cho
cây trồng giúp cho người dân quan tâm hơn về rác thải do hoạt động sinh hoạt
của mình, dân nắm bắt được quy trình làm phân hữu cơ tại nhà.
1.3. YÊU CẦU
- Rác thải sinh hoạt phải được phân loại tại nguồn.
- Người dân phải thực hiện đúng quy trình sản xuất phân compost.
- Mỗi hộ gia đình phải có thùng chứa rác thải hữu cơ để ủ phân.
- Thông qua việc xử lý rác thải sinh hoạt giúp người dân phân loại rác tại
nguồn tốt hơn và giúp giảm thiểu lượng rác thải trong tương lai nhờ làm phân
tại nhà.
2
Trường ĐH Nông Nghiệp – Hà Nội Lớp:LT
4
MT
- Giảm lượng phân bón hóa học sử dụng trong sản xuất nông nghiệp
đồng thời tiết kiệm chi phí cho người dân. Là tiền đề cho phân hữu cơ được sản

xuất đại trà.
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
Trường ĐH Nông Nghiệp – Hà Nội Lớp:LT
4
MT
2.1. Tổng quan về rác thải và rác thải sinh hoạt
2.1.1. Rác thải
Khái niệm
Rác thải là tất cả những gì mà con người đã sử dụng hoặc không còn sử
dụng hoặc không muốn sử dụng nữa nên vứt bỏ cùng toàn bộ rác thải khác trong
quá trình sản xuất của con người. Có những loại chất thải loại bỏ trong quá trình
sản xuất này lại là nguyên liệu cho quá trình sản xuất tiếp theo, còn phần không
được sử dụng người ta phải tiến hành loại bỏ .[2]
• Nguồn gốc phát sinh
- Từ các hoạt động kinh tế - xã hội của con người như : Trao đổi hàng hoá,
các nhà máy, xí nghiệp, quá tình sản xuất …
- Từ sinh hoạt của các hộ gia đình, các khu đân cư, công sở, công viên trường
học …
Trong nguồn chất thải phân chia làm 2 loại
- Chất thải thông thường
- Chất thải nguy hại
• Phân loại
- Phân loại theo tính chất của rác thải : rác vô cơ và rác hữu cơ
- Phân loại theo nguồn : Dịch vụ, thương mại …
- Phân loại theo thành phần của rác: Rác tự phân huỷ ( thức ăn, thực vật chết )
là chất xuất phát từ tự nhiên nên dễ trở về với tự nhiên; rác tái chế được ( thuỷ
tinh, bìa giấy ); rác có thầnh phần độc hại (hoá chất , pin ) ; rác thải không tái chế
được ( túi nilon ) thậm chí nguy hiểm cho con người và tự nhiên .

- Theo đặc tính của rác thải : Dạng rắn, dạng khí, dạng lỏng
4
Trường ĐH Nông Nghiệp – Hà Nội Lớp:LT
4
MT
Hình 2.1. Sơ đồ phát sinh rác thải và phân loại rác thải
(Nguồn UBND xã Triệu Thành)
2.1.2. Rác thải sinh hoạt
Khái niệm
RTSH là toàn bộ những rác thải được loại bỏ trong toàn bộ quá trình sinh
hoạt của con người như: thức ăn, thực phẩm thừa, túi nilon, lá cây ….
• Nguồn phát sinh
5
Trường ĐH Nông Nghiệp – Hà Nội Lớp:LT
4
MT
Các hoạt động kinh tế xã
hội của con người
Các quá
trình sản
xuất
Các quá
trình phi
sản xuất
Hoạt động
sống và tái
sinh của con
người
Các hoạt
động

quản lý
Các hoạt
động giao
tiếp
Chất thải
Dạng
lỏng
Dạng khí Dạng rắn
Bùn
ga
cống
Chất
lỏng
dầu
mỡ
Hơi
độc
Chất
thải
sinh
hoạt
Chất
thải
nguy
hại
Các
loại
khác
- Từ hộ gia đình
- Từ công viên, trường học, cơ quan …

- Từ hoạt động buôn bán : chợ, quán ăn….
- Từ đường phố, vỉ hè …
Rác thải sinh hoạt được chia làm 2 loại:
Rác thải hữu cơ như: thức ăn thừa, cơm , canh cặn, cọng rau
Rác thải vô cơ như: túi nilon, nhựa, chai lọ
6
Trường ĐH Nông Nghiệp – Hà Nội Lớp:LT
4
MT
Bảng 2.1. Nguồn gốc phát sinh các loại chất thải

Nguồn phát sinh

Nơi phát sinh

Các dạng chất thải
Khu dân cư Hộ gia đình,biệt thự,chung

Thực phẩm dưa thừa,giấy,can
nhựa,thủy tinh,nhôm.
Khu thương mại Nhà kho,nhà hàng,chợ,
khách sạn,nhà trọ,các trạm
sửa chữa và dịch vụ
Giấy, nhựa,thực phẩm thừa,
thủy tinh,kim loại,chất thải
nguy hại.
Cơ quan,công sở Trường học,bệnh viện,
văn phòng,chính phủ
Giấy, nhựa,thực phẩm thừa,
thủy tinh,kim loại,chất thải

nguy hại.
Công trình xây dựng Khu nhà xây dựng mới,sửa
chữa,nâng cấp,mở rộng
đường phố,cao ốc,san
nền xây dựng
Gỗ, bê tông,thép,gạch, thạch
cao,bụi
Dịch vụ công cộng
đô thị
Hoạt động dọn rác,vệ sinh
đường phố,công viên,khu
vui chơi,giải trí,bãi tắm
Rác cành cây cắt tỉa,chất thải
thải chung tại khu vực vui chơi
giải trí.
Các khu công nghiệp Công nghiệp xây dựng,
chế tạo,công nghiệp nhẹ
-nặng,lọc dầu,hóa chất,
nhiệt điện.
Chất thải do quá trình chế biến
công nghiệp,phế liệu,và các rác
thải sinh hoạt
Nông nghiệp Đồng cỏ,đồng ruộng,vườn
cây ăn trái,nông trại
Thực phẩm bị thối rửa,sản
phẩm nông nghiệp thừa,các
hóa chất độc hại.
7
Trường ĐH Nông Nghiệp – Hà Nội Lớp:LT
4

MT
2.2. Đặc điểm của rác thải hữu cơ
- Rác thải hữu cơ hàng ngày chiếm một khối lượng và tỷ lệ rác thải rất lớn so
với loại rác thải vô cơ khác.
- Rác thải hữu cơ là những vật liệu dễ phân hủy và thối rữa
- Rác thải hữu cơ khó được thu gom phân loại tại nguồn sẽ gây khó khăn cho
việc xử lý rác.
- Rác thải hữu cơ khó được tận dụng để tái chế thành phân hữu cơ nếu không
được phân loại tại nguồn. Vì vậy cần phải được thu gom và phân loại riêng
trong những túi chất đặc biệt dễ phân hủy.
- Với thành phần và đặc điểm của rác thải hữu cơ như trên thì con người chúng
ta không ngừng nâng cao hiểu biết và tìm ra những phương pháp hữu hiệu nhất
để góp phần nâng cao đời sống và đặc biệt là BVMT sống của nhân loại, và
vấn đề xử lý rác thải hữu cơ đã được ứng dụng nhiều trong nhà máy chế biến
phân compost tái chế rác thải sinh hoạt. Với xu hướng xử lý rác thải thân thiện
với môi trường thì mô hình sản xuất phân compost từ rác thải hữu cơ là một
trong những biện pháp không những giúp giảm thiểu tổng lượng rác thải mà
còn tạo ra cho người dân chúng ta ban đầu tiếp xúc với việc nghiên cứu khoa
học, sản xuất ra lượng phân compost phục vụ cho cây trồng của từng địa
phương. [2]
2.3. Tình hình ô nhiễm rác thải sinh hoạt tại Việt Nam
Ở các đô thị Việt Nam tốc độ phát sinh rác thải tùy thuộc vào từng loại đô
thị và dao động từ 0.35kg/người/ngày đến 1.2kg/người/ngày.Theo điều tra
lượng rác thải trung bình phát sinh từ các đô thị,thành phố năm 1996 là 16.237
tấn/ngày, năm 1997 là 19.315 tấn/ngày đến năm 1998 thì đạt giá trị 22.210
tấn/ngày.Hiệu suất thu gom từ 40%-67% ở các thành phố lớn và từ 20%-40% ở
các đô thị nhỏ, lượng bùn cặn cống thường lấy theo điịnh kỳ hằng năm ước tính
trung bình trong 1 ngày là 822 tấn, tổng lượng RTSH phát sinh và tỷ lệ thu
8
Trường ĐH Nông Nghiệp – Hà Nội Lớp:LT

4
MT
gom được thể hiện trong bảng 2.3 dưới đây.Trọng lượng của chất thải đóng vai
trò quyết định trong việc lựa chọn thiết bị thu gom và phương thức vận chuyển
số liệu này dao động theo mật độ dân cư và thành phần kinh tế chủ yếu hoạt
động ở từng đô thị,
Tại Hà Nội: 480-580 kg/m
3
Tại Đà Nẵng: 420kg/m
3
Tại Hải Phòng: 580kg/m
3
Thành phố Hồ Chí Minh: 500kg/m
3
Thành phần rác thải rất đa dạng và đặc trưng cho từng loại đô thị(thói quen,
mức độ văn minh,tốc độ phát triển).Một số đặc trưng điển hình của chất thải ở
Việt Nam.
- Hợp phần có thành phần hữu cơ cao(50,27%-62,22%).
- Chứa nhiều đất, cát, sét, sỏi đá vụn, gạch vỡ, vỏ sò, sành sứ
- Độ ẩm cao, nhiệt trị thấp(900kcal/kg)
Bảng 2.2. Lượng chất thải tạo thành và tỷ lệ thu gom trên toàn quốc
(từ năm 1997- 1999)

Loại chất thải Lượng phát sinh(tấn) Lượng thu gom(%)
1997 1998 1999 1997 1998 1999
Chất thải sinh hoạt 14.525 16.558 18.879 55 68 75
Bùn, cặn, cống 1.798 2.049 2.336 55 65 65
Chất thải y tế nguy hại 240 252 277 75 75 75
Chất thải công ngiệp nguy hại 1.930 2.2 2.508 48 50 60
Tổng cộng 19.315 21.979 25.049 56 70 73

(Nguồn: Số liệu quan trắc CEETIA năm 2000)
Bảng 2.3. Thành phần chất thải rắn ở một số đô thị
% theo tải lượng
9
Trường ĐH Nông Nghiệp – Hà Nội Lớp:LT
4
MT
(Nguồn: Số liệu quan trắc CEETIA năm 2000)
2.4. Các vấn đề tồn tại trong sử dụng phân bón hóa học hiện nay
Ngày nay trong nông nghiệp, để cây trồng mang lại năng suất cao người ta có
thể áp dụng rất nhiều các tiến bộ khoa học kỹ thuật khác nhau. Trong các yếu
tố mang lại năng suất cho cây trồng ta không thể không nhắc đến vai trò của
phân bón, từ xa xưa con người đã biết sử dụng phân của các loài gia súc gia
cầm để bón cho lúa, ngô hay bất cứ một loại cây trồng nào khác, góp phần
mang lại năng suất cao cho người nông dân. Khoảng gần 1 thế kỷ trở lại đây,
sự ra đời của phân hoá học đã tạo ra bước chuyển biến lớn về năng suất trong
trồng trọt, việc sử dụng phân hoá học sẽ giúp cho cây trồng
có thể nhanh chóng lấy được dinh dưỡng, do vậy việc bón phân hoá học vào
những thời điểm khác nhau trong chu kỳ sinh trường của cây đã góp phần quan
trọng trong việc tăng năng suất cây trồng.Việc sử dụng phân hoá học quá nhiều
dần dần làm cho lượng phân phải bón trên một đơn vị diện tích mỗi ngày một
tăng lên, do đó mà chi phí sản xuất cũng ngày càng cao
hơn trước. Bên cạnh đó do việc cung cấp dinh dưỡng nhanh chóng và cục bộ
cho cây như vậy, không qua quá trình nuôi dưỡng đất, cho nên làm cho đất đai
ngày càng bị bạc màu đi, sự liên kết hữu cơ giữa các hạt đất bị mất đi, đất ngày
càng trở nên chai cứng và mất sức sản xuất.
10
Trường ĐH Nông Nghiệp – Hà Nội Lớp:LT
4
MT

Thành phần Hà Nội Hải PhòngHạ Long Đà Nẵng Tp HCM
Chất hữu cơ 50,1 50,58 40,1-44,7 31,50 41,25
Cao su, nhựa 5,50 4,52 2,7- 4,5 22,5 8,78
Giấy,carton, giẻ vụn 4,2 7,52 5,5-,5,7 6,81 24,83
Kim loại 2,50 0,22 0,3- 0,5 1,04 1,55
Thủy tinh,gốm sứ 1,8 0,63 3,8- 8,5 1,08 5,59
Đất, đá, cát, gạch 35,9 36,53 47,5- 36,1 36,0 18
Độ ẩm 47,7 45- 48 40-46 39,09 27,18
Độ tro 15,9 16,62 11 40,25 58,75
Tỷ trọng,tấn/m
3
0,42 0,45 0,57- 0,65 0,38 0,412
Tại nhiều nơi nước ta, trong đó có Simacai – Lào Cai, với địa hình đa số là đồi
núi cao và khá dốc, cuộc sống của đồng bào chủ yếu dựa vào canh tác nông
nghiệp với hai cây trồng chủ lực là ngô và lúa. Trước đây, người dân sử dụng
phân chuồng đem ủ để bón là chủ yếu. Tuy nhiên khoảng gần 10 năm trở lại
đây, người dân đã sử dụng khá nhiều phân hoá học vào việc trồng ngô và lúa,
lại cộng thêm với sự xói mòn hàng năm do mưa gây ra đã làm cho đất canh tác
của người dân ở đây ngày càng cằn cỗi hơn, năng
suất cây trồng giảm xuống.Để khắc phục tình trạng này, bắt buộc chúng ta phải
nghĩ cách để nuôi dưỡng đất, làm cho đất không bị khô cằn, bị bạc màu mà trở lên
màu mỡ hơn, nói cách khác có nghĩa là ta phải nghĩ cách để làm sao có thể canh
tác lâu dài mà không ảnh hưởng đến đất đai hay gọi là canh tác bền vững. Để làm
được việc này không còn cách nào khác là ta phải sử dụng các loại phân có nguồn
gốc hữu cơ để bón cho cây trồng, và một trong các loại phân đó chính là phân ủ
hay còn gọi là phân Compost.
2.5. Tầm quan trọng của phân compost đối với cây trồng
2.5.1. Tác hại của việc lệ thuộc hóa chất nông nghiệp ở Việt Nam
 Đất đai bị xói mòn và môi trường bị gây hại
Nông dân Việt Nam sử dụng những phương pháp hiện đại để bảo vệ mùa

màng và gia tăng sản lượng mùa vụ, trong đó việc sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc
diệt cỏ và các loại phân bón hóa học đã mang lại các lợi ích trước mắt, nhưng
những hậu quả lâu dài vào lúc này đang xuất hiện do đất đai bị thoái hóa, các
nguồn nước bị ô nhiễm do dòng nước thải của nông nghiệp.Một chu kỳ tiêu cực
diễn ra như sau: Việc sử dụng phân hóa học dẫn đến việc thoái hóa chất lượng đất
trồng,sự thoái hóa chất lượng đất trồng dẫn đến sự gia tăng sử dụng phân hóa học
và việc gia tăng sử dụng phân hóa học dẫn đến sự gia tăng thoái hóa chất lượng
đất trồng và cứ như thế.
Theo nghiên cứu những mẫu đất tại Việt Nam có những đặc tính sau:
11
Trường ĐH Nông Nghiệp – Hà Nội Lớp:LT
4
MT
- 50% thiếu Nitơ
- 87% thiếu Phôtpho
- 80% thiếu Kali
- 72% thiếu Canxi
- 48% thiếu Magie
Tổng hợp những nhân tố sau đây dẫn đến sự thoái hóa của đất đai:
- Sự xuất hiện của những vụ mùa mới có sản lượng cao
- Sự gia tăng sản lượng phân bón
- Sự mất cân bằng trong việc sử dụng phân bón
- Sự gia tăng diện tích đất trồng
- Sự chuyển đổi từ sử dụng phân hữu cơ sang phân hóa học
 Sự nhiễm bệnh từ thuốc trừ sâu và vai trò của phân compost trong
việc ngăn chặn các loại bệnh xuất hiện trên cây trồng.
Hiện tại có trên 250 loại thuốc trừ sâu và 85 loại thuốc diệt cỏ đang sử dụng ở
Việt Nam. Theo trung tâm năng suất Việt Nam, tình trạng lệ thuộc ngày càng tăng
vào những phương pháp xử lý không hữu cơ.Như vậy là nguyên nhân dẫn đến ô
nhiễm nông nghiệp trong nước, điều này dẫn đến chất lượng đất đai ngày càng

xấu, sự đa dạng sinh học ngày càng ít dần đi và lượng thuốc trừ sâu hiện diện
trong thực phẩm lại tăng lên.Cặn thuốc trừ sâu được tìm thấy trong khoảng 1/3 sản
phẩm nông nghệp và lượng thức ăn được phân tích, việc sử dụng quá nhiều các
hợp chất hóa học cũng là nguyên nhân dẫn đến tác động cực kỳ có hại cho hệ sinh
thái, số lượng cá, tôm, cua nước ngọt và ốc sên đều bị giảm nhanh chóng,điều này
đã làm giảm thiểu nguồn cung cấp protein quan trọng cho người dân Việt Nam.
Bên cạnh những vấn đề gây ra cho sức khỏe cộng đồng và môi trường việc sử
dụng quá nhiều phương cách xử lý hóa học đã gây thiệt hại to lớn đối với đất trồng
và sản lượng mùa vụ. Một số nghiên cứu đã chứng minh phân compost giảm bệnh
cho cây trồng,điều này dẫn tới sự giảm lệ thuộc vào các loại hóa chât nông nghiệp,
12
Trường ĐH Nông Nghiệp – Hà Nội Lớp:LT
4
MT
chẳng hạn một cuộc nghiên cứu ở Hải Phòng cho thấy khi đất nông nghiệp được
bón phân hữu cơ compost chúng đã cải thiện sản lượng mùa màng, giảm các loại
bệnh xuất hiện trên cây trồng và cũng cho phép người dân duy trì được hoạt động
sản xuất hiệu quả hơn.
2.5.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất phân compost
2.5.2.1. Trên thế giới
Lịch sử của quá trình ủ phân compostcos từ rất lâu,ngay từ khi khai sinh của
nghành nông nghiệp hàng nghìn năm trước công nguyên ghi nhận tại Ai Cập từ
3.000 năm trước công nguyên như là một quá trình xử lý chất thải nông nghiệp
đầu tiên trên thế giới. Người Trung Quốc đã ủ chất thải cách đây 4000 năm, Người
Nhật đã sử dụng phân compost làm phân bón cho cây trồng nông nghiệp từ nhiều
thế kỷ. Tuy nhiên mãi đến năm 1943 quá trình ủ phân compost mới được nghiên
cứu một cách khoa học và báo cáo bởi giáo sư người Anh Siralbert Howard thực
hiện tại Ấn Độ[9]. Phân compost được Noble hilter sản xuất đầu tiên tại Đức năm
1946 và đặt tên là Nitragin, sau đó phát triển sản xuất một số nước như Mỹ,
Canada, Anh và Thụy Điển. Nitragin là loại phân được chế tạo bởi vi khuẩn

Rhizobium do Beijemk phân lập năm 1988 và được Fred đặt tên vào năm 1989
dùng để bón cho các loại cây trồng thích hợp kể cả họ đậu. Từ đó cho đến nay có
nhiều công trình khoa học nghiên cứu nhằm ứng dụng và mở rộng việc sản xuất
phân bón trên nền chất mang hữu cơ khác nhau.
13
Trường ĐH Nông Nghiệp – Hà Nội Lớp:LT
4
MT
Hình 2.2. Sơ đồ dây truyền công nghệ xử lý RTSH của Mỹ và Canađa
Các kết quả từ Mỹ, Canada, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan
cũng cho thấy sử dụng phân compost có thể cung cấp cho đất và cây trồng từ 30 –
60kg Nitơ/1ha đất một năm có thể thay thế từ 1/3-1/2 lượng phân bón hóa
học[2].Hiện nay có nhiều tài liệu về ủ phân compost và nhiều mô hình ủ phân
compost với quy mô lớn được phát triển trên thế giới được phân loại theo nhiều
cách khác nhau,theo trạng thái của khối ủ compost tĩnh hay động theo phương
pháp thông khí khối ủ cưỡng bức hay tự nhiên, có hay không đảo trộn.
14
Trường ĐH Nông Nghiệp – Hà Nội Lớp:LT
4
MT
Tiếp nhận rác
Loại bỏ tạp chất
Không hữu cơ
Nghiền hữu cơ
Bổ sung vi sinh vật
Đánh luống
Lên men từ 8- 10
tuần
Sàng xử lý chất
hữu cơ

Chôn lấp chất
Đóng bao phân bón
Bùn
Các vùng ở Mỹ hay Canada có khí hậu ôn đới thường áp dụng phương pháp xử lý
ủ đống tĩnh có đảo trộn như sau:
Rác được tiếp nhận và tiến hành phân loại rác thải hữu cơ được nghiền và bổ
sung VSV trộn với bùn và đánh đống ở ngoài trời,chất thải được lên men từ 8-10
tuần lễ sau đó sàng lọc và đóng bao.[5]
Ở Đức thì rác thải ở các gia đình đã được phân loại ở những nơi công
cộng,phân loại chưa triệt để thì được tiến hành phân loại rác tiếp.Rác thải hữu cơ
được đưa vào các thiết bị ủ kín dưới dạng các thùng chịu áp lực cùng thiết bị thu
hồi khí sinh ra trong quá trình lên men phân giải hữu cơ
Ở Trung Quốc thì thường áp dụng công nghệ trong các thiết bị kín,rác được
tiếp nhận và đưa vào thiết bị ủ kín,sau 10-12 ngày hàm lượng các khí
CH
4
,SO
2
,H
2
S giảm được đưa ra ngoài ủ chín.Sau đó mới tiến hành phân loại chế
biến thành phân hữu cơ.
15
Trường ĐH Nông Nghiệp – Hà Nội Lớp:LT
4
MT

Hình 2.3. Sơ đồ dây truyền công nghệ xử lý RTSH của Đức
2.5.2.2. Tình hình công nghệ và sản xuất phân compost tại Việt Nam
Lịch sử phát triển nông nghiệp ở Việt Nam đã trải qua thời kỳ canh tác hữu

cơ. Đó là thời kỳ mà nghành công nghiệp hóa học chưa phát triển, các loại
phân hữu cơ chưa xuất hiện nhiều trên thị trường, nhất là các nước nghèo và
16
Trường ĐH Nông Nghiệp – Hà Nội Lớp:LT
4
MT
Tiếp nhận rác thải
sinh hoạt
Phân loại
Rác thải vô cơ Rác hữu cơ lên
men
Tái chế
Chôn lấp
chất
Hút khí
Lọc
Phân hữu cơ vi
sinh
lạc hậu như Việt Nam. Lúc đó nền nông nghiệp Việt Nam sản xuất chủ yếu dựa
trên nguồn phân hữu cơ nội tại là chính như phân chuồng, bùn ao, phân xanh,
xác bã mắm, phân dơi trong hang núi. Tuy nhiên, đó chỉ là giai đoạn canh tác
nông nghiệp hữu cơ theo tình thế còn lạc hậu và mất cân đối trong giai đoạn
hiện nay với tốc độ phát triển khá nhanh mà nền khoa học sản xuất phân bón,
ngoài việc đã sử dụng khá nhiều loại phân vô cơ thì Việt Nam đã và đang sử
17
Trường ĐH Nông Nghiệp – Hà Nội Lớp:LT
4
MT
Hình 2.4. Sơ đồ xử lý RTSH tại Trung Quốc
dụng các loại phân hữu cơ vô sinh từ những nguồn khác nhau ( nhập khẩu và

chế biến trong nước ) nhằm tích cực đóng góp vào việc giải quyết vấn đề nạn ô
nhiễm môi trường do các nguyên liệu này gây ra.[8]
18
Trường ĐH Nông Nghiệp – Hà Nội Lớp:LT
4
MT
Tiếp nhận rác
Thiết bị chứa bổ sung vi sinh vật, thu nước
thải trong thời gian 10- 12 ngày
Ủ chín, độ ẩm 40% thời
gian từ 15- 20 ngày
Sàng phân loại theo kích thước
Vật vô cơ
Phân loại sản phẩm
để tái chế
Chôn lấp chất trơ
Phân loại theo trọng
lượng bằng không khí
có thu kim loại
Phối trộn các nguyên
tố khác N,P,K và các
nguyên tố khác
Ủ phân bón trong thời
gian 5- 10 ngày
Đóng bao tiêu
thụ sản phẩm
Ở Việt Nam phân compost có định đạm cho cây họ đậu Nitragin, phân
compost phân giải phân lân photpha Bacterin đã được nghiên cứu từ năm 1960.
Nhưng tới năm 1987 trong chương trình 52D – 01- 03 thì quy trình sản xuất
Nitragin trên nền chất mang than bùn mới hoàn thiện

Từ năm 1991, 10 đơn vị trong toàn quốc đã nghiên cứu phân compost cố
định đạm. Ngoài ra Nitragin cây họ đậu đỗ còn có mở rộng cho cây lúa và các
cẫy họ đậu khác. Hai đơn vị dẫn đầu trong công tác nghiên cứu và ứng dụng
phân compost là: Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn ). Hiện nay có nhiều tổ chức và cá nhân đã
thành công trong việc nghiên cứu sản xuất phân compost trên những nền tảng
khác nhau và ứng dụng trên những cây công nghiệp, nông nghiệp như: PGS-
TS. Đỗ Châu Thu, TS. Nguyễn Ích Tâm cùng cộng sự của trung tâm nghiên
cứu và phát triển nông nghiệp bền vững thuộc trường Đại học Nông Nghiệp 1
đã hợp tác với khoa sinh học và kinh tế nông nghiệp thuộc đại học Udine
( Italia) tiến hành đề tài. Sản xuất phân compost từ rác thải hữu cơ sinh hoạt và
phế thải nông nghiệp dùng làm phân bón cho 3 loại rau sạch ở ngoại ô thành
phố như rau ăn lá (cải bắp), rau ăn củ ( củ cải), rau ăn quả ( cà chua).
Các cán bộ trung tâm nghiên cứu phát triển cộng đồng nông thôn đã sản
xuất thành công loại phân compost đa chuẩn loại quy mô hộ gia đình trên nền
nguyên liệu chủ yếu là rác thải, phế phẩm nông nghiệp, phân gia súc, bèo tây
hay thân cây ngô.
Phan Thị Thanh Hoài, Đặng Ngọc Huệ, Nguyễn Nữ Quỳnh Giang, Ngô Nữ
Quỳnh Như và Nguyễn Bá Dũng (Đại học tây nguyên) đã thành công trong
việc sản xuất phân compost từ vỏ cafe và ứng dụng cho một số loại cây như:
Chè, cafe, lúa, ngô, cây ăn quả Nông dân đều nhận xét loại phân này làm cho
cây phát triển tốt, đỡ sâu bệnh, đất tơi xốp và thấy tạc dụng của phân bền lâu
hơn so với phân hoá học, năng suất tăng rõ rệt.[9]
19
Trường ĐH Nông Nghiệp – Hà Nội Lớp:LT
4
MT
Hiện nay, Trung bình mỗi ngày Tp.HCM thải ra khoảng 6.400 tấn rác sinh
hoạt, trong đó rác có nguồn gốc thực phẩm có thể tái chế thành những loại
phân bón được đốt để tạo ra khí gas làm nhiên liệu phát điện chiếm tỷ lệ 80% -

90%. Tuy nhiên, đến nay 100% lượng rác thải sinh hoạt của thành phố
( khoảng 6200 tấn/ngày) chỉ được xử lý chốn lấp ở hai bãi rác chính là bãi rác
Đa phước ( huyện Bình Chánh ) và bãi Phước Hiệp (huyện Củ Chi ) vừa tốn
kém kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác (khoảng trên 600 tỷ đồng/năm)
mà còn tốn một diện tích đất khá lớn để chôn lấp.Theo sở TN-MT việc phân
loại rác tại nguồn thành công sẽ giúp thành phố tiết kiệm được khoản 1 tỷ đồng
mỗi ngày,chính vì thế đã có một số nhà máy khẩn chương hoàn thành và đi vào
hoạt động như: Nhà máy chế biên phân compost công suất 500 tấn/1ngày của
công ty xử lý chất thải rắn Việt Nam; Nhà máy chế biến phân compost của
công ty Vietstar có công suất giai đoạn 1 là 600 tấn/1 ngày đã vận hành thử và
chính thức đi vào hoạt động ổn định trong năm 2010. Ngoài ra nhiều nhà máy
xử lý khác đang được khẩn chương xây dựng và sẽ đi vào hoạt động trong
những năm kế tiếp.
Ở miền Bắc Việt Nam hiện nay có nhà máy sản xuất phân hữu cơ cầu Diễn
được tài chợ dây chuyền sản xuất của Tây Ban Nha có công nghệ compost tinh
từ rác thải sinh hoạt hỗn hợp.
Ở huyện Long Phú Sóc Trăng thì mô hình xử lý RTSH làm phân compost
thuộc dự án “ Phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân” do tổ chức
Care ( Đan Mạch ) tài chợ đang được thực hiện tại xã Lịch Hội Thượng dự án
được thực hiện từ tháng 03/2009 với kinh phí xây dựng nhà xưởng khoảng 550
triệu đồng, tới nay đã đưa vào hoạt động hơn 7 tháng, 312 hộ dân tham gia dự
án được cấp các dụng cụ chứa rác và được hướng dẫn cách phân loại rác hữu
cơ và vô cơ tại hộ gia đình.
20
Trường ĐH Nông Nghiệp – Hà Nội Lớp:LT
4
MT

Hình 2.5. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý RTSH ở Hà Nội
Qua phân loại, rác thải hữu cơ thường chiếm khoảng 40% nếu không được xử

lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm ảnh hưởng tới môi trường và cuộc sống người dân, cái
lợi lớn nhất từ dự án mang lại chính là ý thức BVMT trong cộng đồng dân cư đã
được nâng lên rõ rệt rác thải này được nhân viên thu gom phân loại 2 lần trước khi
đưa vào bể ủ. Mỗi bể chứa từ 800 – 850kg rác thải hữu cơ có bổ sung chế phẩm
EM, sau 55 ngày sẽ bị phân hủy thành nguồn phân compost có ích cho nhiều loại
cây trồng.[1]
Ở Thanh Hóa cụ thể là xã Triệu Thành địa phương em người dân đã bắt đầu
phân loại rác thải tại nguồn và hiện nay nhiều hộ gia đình trong xã đã tận dụng
21
Trường ĐH Nông Nghiệp – Hà Nội Lớp:LT
4
MT
Băng tải chuyền và
tuyển lựa rác, phân
loại rác
Tiếp nhận
rác
Rác hữu

Chất dẻoGiấy vụn Chất trơ
Nguyên liệu
hữu cơ
Phân hữu

Đem chônĐóng bao Ép,đóng kiện
rác thải hữu cơ tại nhà để làm phân bón hữu cơ, và đã đem lại kết quả tốt. Sắp
tới chính quyền xã sẽ mở rộng và triển khai dự án với quy mô rộng hơn nữa.[2]
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là rác thải sinh hoạt hữu cơ và phương pháp xử lý compost
tại các hộ gia đình trên địa bàn xã Triệu Thành.
Phạm vi nghiên cứu là 30 hộ gia đình trên địa bàn xã Triệu Thành được lựa chọn
tham gia chương trình làm phân compost thí điểm.
3.1.2. Nội dung nghiên cứu
1. ĐKTN_ KTXH của xã Triệu Thành - Triệu Sơn –Thanh Hóa.
2. Thực trạng công tác xử lý RTSH tại xã.
3. Phương pháp sản xuất phân compost.
4. Tình hình sản xuất phân compost tại xã Triệu Thành - Triệu Sơn.
5.Vai trò của phân hữu cơ compost đối với cây trồng
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp khảo sát thực tế
- Cân, đo, đong đếm lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày theo phương pháp
thủ công. Thu thập số liệu bằng cách ghi chép trong quá trinh ủ compost tại 30 hộ
gia đình.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
22
Trường ĐH Nông Nghiệp – Hà Nội Lớp:LT
4
MT
Thu thập số liệu từ phòng tài nguyên và môi trường huyện, tìm hiểu tài liệu ủ
phân compost trên internet, sách báo, báo cáo khoa học Tiến hành đọc và tổng
hợp, khái quát các vấn đề có liên quan đến ủ phân compost.
3.2.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn nông hộ
Sử dụng phiếu câu hỏi phỏng vấn, tiến hành điều tra trong 30 hộ gia đình đã
thực hiện chương trình thí nghiệm làm phân compost tại nhà.
Các số liệu cần phỏng vấn là thực trạng RTSH của hộ, tình hình thu gom, xử
lý RTSH, sản xuất phân hữu cơ, tình hình sản xuất nông nghiệp.

3.2.3. Phương pháp phân tích đánh giá, xử lý số liệu
Dựa vào dữ liệu thu thập được, cùng với tài liệu đọc trên sách báo, internet
chúng ta sẽ phân tích, đánh giá ưu điểm của các công nghệ xử lý rác. Phân tích chi
phí, lợi ích trong công tác xử lý rác sinh hoạt hữu cơ bằng phương pháp chế biến
phân compost.
3.2.4. Phương pháp tổng hợp
Khi đã có những dữ liệu thu thập được, dựa trên phương pháp phân tích, đánh
giá và kết hợp với các kiến thức chuyên ngành của mình tổng hợp và đưa ra
những nhận xét, đánh giá khách quan, đề xuất quy trình chế biến phân compost
phù hợp.
23
Trường ĐH Nông Nghiệp – Hà Nội Lớp:LT
4
MT
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KTXH TRIỆU THÀNH, TRIỆU SƠN
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình[7]
- Vị trí: Triệu Thành là một xã miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh
Hóa. Cách Thành phố Thanh Hóa khoảng 60 km. Phía Bắc giáp xã Hợp Thành
phía Tây giáp xã Cán Khê huyện Như Thanh, phía Đông giáp xã Xuân Du
huyện Như Thanh, Phía Nam xã Phượng Nghi.
- Địa hình: Toàn xã thấp dần từ Tây Bắc và Tây xuống khu vực phía
Đông và Nam. Có nhiều dãy núi cao 600m so với mặt nước biển. Địa hình bị
chia cắt bởi các hồ:Đồng Bể,Ao Lốc,Lai Triều,Đồng Hơn. Có nhiều đồi bát úp,
đất nông nghiệp nhỏ lẻ.
4.1.1.2. Khí hậu thủy văn
Khí hậu mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao, mùa đông
khô hanh, mùa hè nóng, mưa nhiều. Triệu Thành nằm trong vùng ảnh hưởng
của gió Tây Nam khô và nóng, hàng năm có từ 20 đến 25 ngày gió Tây Nam,

hay xảy ra những đợt rét hại kéo dài.
• Mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.730 - 1.980mm, tuy nhiên cũng có
năm lượng mưa đạt cao 2.560mm và cũng có năm lượng mưa giảm xuống thấp
24
Trường ĐH Nông Nghiệp – Hà Nội Lớp:LT
4
MT
chỉ còn có 860mm. Hàng năm mùa mưa chia làm 2 mùa: mùa mưa nhiều từ tháng
5 đến tháng 10 lượng mưa chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, mùa còn lại từ
tháng 12 đến tháng 4 chiếm 15%, trung bình hàng năm có 140 ngày mưa, tính
biến động bất thường của mùa mưa như vậy gây cản trở đến quá trình sản xuất
nông nghiệp và cản trở hệ thống cấp thoát nước của xã.
• Nhiệt độ không khí
Trung bình hằng năm từ 23,3
0
C đến 30,6
0
C, trong đó có những ngày nhiệt độ
lên tới 40
0
C, hoặc có những ngày nhiệt độ xuống thấp từ 5 – 6
0
C. Do tính chất của
vùng nhiệt đới gió mùa xã Triệu Thành chịu ảnh hưởng rõ rệt của 2 mùa nóng
lạnh kéo dài khoảng 4 tháng trung bình nhiệt độ khoảng 20
0
C, mùa nóng kéo dài
từ khoảng tháng 5 đến tháng 9 nhiệt độ trung bình khoảng 28
0

C .
• Độ ẩm không khí
Tương đối vừa phải trung bình cả năm 80 – 85% ,độ ẩm xuống thấp cực điểm
khi có gió mùa Đông Bắc, hanh heo khoảng 50% và những ngày gió tây khô
nóng 45% , đồng thời có lúc độ ẩm lên cao tới 90% vào cuối mùa đông .
Bảng 4.1. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm
2006 2007 2008 2009 2010
Tháng 1 18,1 17,5 16 15,1 14
Tháng 2 17 16,8 15,5 14 13,1
Tháng 3 18,9 17,9 18,9 20,1 19,2
Tháng 4 20,1 21,5 21,8 20,2 19.8
Tháng 5 25,7 26,8 27,9 26,6 27,1
Tháng 6 27,3 29,7 29,5 34,5 33,4
Tháng 7 34,6 35,2 36,9 38,2 40,1
Tháng 8 39,2 38,6 35,1 37 36,2
Tháng 9 26,5 28,1 27,4 26,3 27,6
Tháng 10 24,2 25,1 26,5 25,4 26,1
Tháng 11 22,1 20,2 24,3 20,4 21,5
Tháng 12 19,9 17,3 18,1 20,1 15,5
Nguồn: Thống kê xã Triệu Thành (2011)
25
Trường ĐH Nông Nghiệp – Hà Nội Lớp:LT
4
MT

×