Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Chất lãng mạn trong mảnh trăng cuối rừng của nguyễn minh châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.96 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bài giữa kì: Môn văn học Việt Nam từ 1945 đến nay
Đề tài: Chất lãng mạn trong “Mảnh trăng cuối rừng”
của Nguyễn Minh Châu
SVTH: Nhóm 5 lớp Sư phạm văn 4A
GVHD: Thầy Bạch Văn Hợp
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 10 năm 2014
1
DANH SÁCH NHÓM 5
1. Đào Thị Huyền Chinh K37.601.012
2. Mai Thị Dinh K37.601.015
3. Trần Thị Duyên K37.601.019
4. Nguyễn Thị Linh K37.601.048
5. Cao Thị Mùi K37.601.057
6. Lê Thị Trà My K37.601.058
7. Hoàng Thị kiều My K37.601.059
2
Lời mở đầu
I. Khái quát chung
1. Bối cảnh lịch sử, xã hội …………………………………………………… 5
2. Giới thiệu về tác giả tác phẩm…………………………………………… 6
2.1: Tác giả ………………………………………………………………… 6
2.2: Tác phẩm……………………………………………………………… 11
3. Cơ sở lí luận………………………………………………………………. 11
3.1: Khái niệm lãng mạn …………………………………………………… 12
3.2: Biểu hiện của lãng mạn trong văn học 1945 đến nay…………………. 12
II. Các khía cạnh biểu hiện chất lãng mạn trong “ Mảnh trăng cuối rừng”
1. Nhan đề truyện……………………………………………………………. 13
2. Không gian và thời gian………………………………………………… 14
3. Nhân vật chính……………………………………………………………. 16


a. Nhân vật “ Nguyệt”……………………………………………………… 16
b. Nhân vật “Lãm”…………………………………………………………… 19
c. Mối quan hệ giữa hai nhân vật chính…………………………………… 21
III. Kết luận…………………………………………………………………. 24
3
LỜI MỞ ĐẦU
Nếu như nói đến chiến tranh chúng ta thường nói đến sự khốc liệt, sự chia ly và
những hi sinh lớn lao thì khi nói đến tình yêu chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những
điều ngọt ngào, êm dịu và hạnh phúc nhất. Tưởng chừng như chiến tranh và tình
yêu sẽ không bao giờ đi cùng nhau bởi cái mất mát sẽ không đi cùng với cái đong
đầy, hạnh phúc. Nhưng chiến tranh bên cạnh những mất mát, những đau thương thì
nó còn là nơi con người tìm thấy nhau và cũng là nơi con người phát hiện và khám
phá ra những phẩm chất tốt đẹp của nhau, rồi từ đó dành tình cảm cho nhau. Chiến
tranh đã làm tan vỡ bao nhiêu tổ ấm của biết bao gia đình, nhưng chính chiến tranh
cũng là người chứng kiến biết bao nhiêu mối tình thật đẹp, thật nên thơ. Tất cả
những điều đó đã được các nhà văn, nhà thơ đưa vào trang viết của mình một cách
sinh động, chân thực và gần gũi. Dường như các nhà thơ, nhà văn đã thả hồn mình
vào trong tác phẩm hay nói cách khác là nhà văn đã đưa mình vào làm nhân vật
chính trong tác phẩm để có thể tái hiện lại được tất cả những cung bậc cảm xúc.
Chiến tranh có thể tàn phá mọi thứ trên đường nó đi qua song tình yêu có một sức
mạnh vô cùng lớn mà chiến tranh không thể dập vùi. Cũng chính sức mạnh ấy của
tình yêu đã giúp cho biết bao anh bộ đội Cụ Hồ và biết bao cô gái thanh niên xung
phong ngày ấy chắc tay súng để bảo vệ tổ quốc và có một niềm tin tất thắng vào sự
nghiệp thống nhất đất nước. Tình yêu qua các trang viết của tác giả có thể là sự
chờ đợi của các mẹ, các chị, các em. Sự chờ đợi ấy được đo bằng chiều dài của
cuộc kháng chiến, họ vẫn chờ vẫn đợi với một niềm tin sắt son rằng “ngày mai
người ra đi sẽ trở về”. Không những thế, có khi chỉ là một lời hẹn ước vội vàng
thôi cũng đã làm ấm lòng biết bao nhiêu người bởi trong chiến tranh tình yêu vượt
qua bom rơi lửa đạn mới là tình yêu vĩnh cửu. Trải qua bao nhiêu gian khổ cuối
cùng thì đất nước cũng thống nhất và tình yêu năm xưa gặp lại nhau và rồi họ xây

hạnh phúc ngay chính trên mảnh đất mà xưa kia là chiến trường khốc liệt. Những
điều đó qua cây bút của các nhà văn nhà thơ đã hiện lên thật sinh động qua bức
tranh nhiều màu sắc của hiện thực cuộc sống, qua bức tranh đó các nhà thơ nhà văn
dường như muốn khẳng định rằng: “Chính trong chiến đấu gian khổ người ta lại
càng hi vọng, càng cần tìm cho mình một niềm tin và niềm tin ấy không gì khác là
lòng tin, tình cảm của con người dành cho nhau mà nhất là tình yêu”.
4
I. Khái quát chung
1.Bối cảnh lịch sử
Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra trên đất nước ta một thời kì lịch
sử mới: thời kỳ độc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Ngày 2 tháng 9 năm
1945 tại Hà Nội, chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa độc lập và thống nhất. Đầu năm 1946 một cuộc bầu cử toàn quốc
đã được tổ chức. Tuy nhiên, nền độc lập kéo dài không được lâu, ngày 23- 9- 1945
được sự giúp sức của quân Anh, thực dân Pháp nổ súng đánh úp trụ sở Ủy ban
Nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam lần hai. Từ đó nhân dân ta lại tiếp tục chiến đấu để giành lại nền độc lập.
Sau khi chiếm đóng cả đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp thực
hiện kế hoạch tiến quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước ta. Tháng 2- 1946 Chính
phủ Pháp và chính phủ Trung hoa Dân quốc kí hiệp ước Hoa- Pháp thỏa thuận việc
quân Pháp ra Bắc thay quân Trung hoa giải giáp quân Nhật. Ngày 6- 3- 1946 Chủ
Tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa kí với Pháp
hiệp định sơ bộ. Đến ngày 14- 9- 1946 Hồ Chí Minh kí với Pháp bản Tạm ước,
nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa. Sau một thời gian
dài nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thì đến năm
1954 cùng với sự chiến thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ và việc kí kết hiệp
định Giơ- ne- vơ đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài và anh dũng của
dân tộc. Theo hiệp định này thì sau hai năm sẽ tổ chức tổng tuyển cử thống nhất
Việt Nam, tuy nhiên sự kiện này đã không thể diễn ra, đế quốc Mỹ với ý đồ xâm
lược nước ta từ lâu, đã lợi dụng thời cơ, gạt Pháp ra, nhảy vào tổ chức, chỉ huy

ngụy quyền, ngụy quân tay sai, viện trợ kinh tế quân sự, biến miền Nam thành
thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài nước ta. Cả dân tộc ta lại bước vào cuộc chiến
chống quân xâm lược mới. Cuộc kháng chiến chống Mỹ trải qua năm giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (7/ 1954- 12/ 1960): Thời kỳ giữ gìn lực lượng chuyển sang khởi
nghĩa từng phần- phong trào Đồng Khởi
- Giai đoạn 2 (1/ 1961- 6/1965): Cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần
phát triển thành chiến tranh cách mạng, đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
của Mỹ.
5
- Giai đoạn 3 (7/ 1965- 12/ 1968): Phát triển thế tiến công chiến lược, đánh bại
chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại lần 1
(7/2/1965- 1/1/1968) của Mỹ ở miền Bắc.
- Giai đoạn 4 (1/1969- 1/1973): Đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
và chiến tranh phá hoại lần 2 (6/4/1972- 15/1/1973) của Mỹ ở miền Bắc, buộc Mỹ
phải kí hiệp định Pari (1973) về Việt Nam, rút hết quân về nước.
- Giai đoạn 5 (12/1973- 30/4/1975): Tạo thế, tạo lực và thực hành cuộc tổng tiến
công và nổi dậy xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc thắng lợi
cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ngày 25/4/1976, hai miền của Việt Nam được thống
nhất thành một quốc gia có tên chính thức là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. Trong thập niên
1980 khủng hoảng kinh tế- xã hội ở Việt Nam trở nên gay gắt trầm trọng, tỉ lệ lạm
phát lên đến 774,7% vào năm 1986. Năm 1986, đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam
VI tiến hành chính sách đổi mới đứng đầu là ông Nguyễn Văn Linh để hợp lý hóa
cơ cấu hành chính, cải cách cơ cấu Đảng, chính quyền pháp quyền, dân chủ hơn,
cải cách kinh tế theo hướng kinh tế thị trường. Trong thời gian 1991- 1995 nhịp độ
tăng trưởng bình quân hàng nam về tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8,2%.
Đến tháng 6/1996, đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt trên 30,5 USD. Lạm phát
giảm từ 67,1% (1991) xuống còn 12,7% (1995) và 4,5% (1996). Đến nay Việt
Nam đã thiết lập quan hệ quan hệ ngoại giao với 167 nước, có quan hệ buôn bán
với trên 100 nước. Các công ty của hơn 70 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực

tiếp vào Việt Nam. Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập khối
ASEAN, APEC…, ngày 7/11/2006 đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO.
2. Giới thiệu về tác giả tác phẩm
2.1:Tác giả: Nguyễn Minh Châu
a. Cuộc đời
Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, quê ở làng Văn Thai, tên nôm là làng Thơi,
xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Theo lời kể của vợ ông, bà
Nguyễn Thị Doanh, tên khai sinh của Nguyễn Minh Châu là Nguyễn Thí. Chỉ tới
khi đi học, bố mẹ mới đổi tên cho ông thành Minh Châu. Trong những ghi chép
cuối cùng, Ngồi buồn viết mà chơi ông viết trong những ngày nằm viện ở Bệnh
viện Quân y 108, Nguyễn Minh Châu tự nhận xét về mình: "Từ lúc còn nhỏ tôi đã
6
là một thằng bé rụt rè và vô cùng nhút nhát. Tôi sợ từ con chuột nhắt cho đến ma
quỷ. Sau này lớn lên, đến gần sáu chục tuổi, đến một nơi đông người tôi chỉ muốn
lẻn vào một xó khuất và chỉ có như thế mới cảm thấy được yên ổn và bình tâm như
con dế đã chui tọt vào lỗ". Năm 1945, ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế với
bằng Thành chung. Tháng 1 năm 1950, ông học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc
Kháng tại Nghệ Tĩnh và sau đó gia nhập quân đội, học ở trường sỹ quan lục quân
Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến 1956, ông công tác tại Ban tham mưu các tiểu
đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320. Từ năm 1956 đến 1958, Nguyễn Minh Châu là
trợ lý văn hóa trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320. Năm 1961, ông theo học trường
Văn hóa Lạng Sơn. Năm 1962, Nguyễn Minh Châu về công tác tại phòng Văn
nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông được kết nạp
vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1972. Nguyễn Minh Châu qua đời ngày 23 tháng
1 năm 1989 tại Hà Nội, thọ 59 tuổi
b. Sự nghiệp văn học
Năm 1959, Nguyễn Minh Châu đi dự hội nghị bạn viết toàn quân, 1960 được điều
động về cục Văn hóa quân đội, rồi về tạp chí Văn nghệ quân đội vừa làm biên tập
vừa làm phóng viên. Tại đây, Nguyễn Minh Châu bắt đầu viết văn và cho in những
truyện ngắn đầu tay nhưng chưa gây được sự chú ý.

Sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu chỉ thật sự được khẳng định trong thời
kỳ kháng chiến chống Mỹ với hai cuốn tiểu thuyết Cửa Sông (1966), Dấu Chân
Người lính(1972) và tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau (1970). Nguyễn
Minh Châu đã có nhiều chuyến đi thực tế chiến trường, từ Quảng Bình, Vĩnh Linh
đến đường 9 Nam Lào và đặc biệt là chiến trường Quảng Trị - nơi diễn ra nhiều
chiến dịch hết sức quyết liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Là nhà văn quân
đội, Nguyễn Minh Châu đã phản ánh kịp thời những hình ảnh sinh động của cuộc
chiến đấu và hình tượng cao đẹp của những con người Việt Nam thuộc nhiều thế
hệ. Đồng thời, nhà văn cũng phát hiện và suy ngẫm về nhiều vấn đề của đời sống
xã hội và số phận con người ngay trong chiến tranh, được ông ghi lại trong nhiều
trang sổ tay và sau này sẽ trở thành những vấn đề chủ đạo trong sáng tác thời hậu
chiến của chính ông. Ngay sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu đã sớm nhận ra
những hạn chế của nền văn học thời chiến tranh và thầm lặng nhưng dũng cảm và
kiên định tìm kiếm con đường đổi mới sáng tác của chính mình. Hai cuốn tiểu
thuyết xuất bản năm 1977: “Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà” đã đem lại một
7
sắc diện mới trong sáng tác của nhà văn. Những truyện ngắn của Nguyễn Minh
Châu ra mắt bạn đọc ở nửa đầu những năm 1980 thực sự là những tìm tòi mới, với
cái nhìn mới về hiện thực và con người, khiến Nguyễn Minh Châu trở thành một
trong những người mở đường tinh anh và tài năng nhất của công cuộc đổi mới văn
học. Khi công cuộc đổi mới đất nước được chính thức phát động, Nguyễn Minh
Châu nhiệt thành và đầy tâm huyết với công cuộc đổi mới nền văn học nước nhà,
vừa bằng những phát biểu trực tiếp, mạnh mẽ, vừa bằng những sáng tác đã đạt đến
độ sâu sắc của tư tưởng và sự kết tinh nghệ thuật cao. Nhưng số mệnh nghiệt ngã
với căn bệnh hiểm nghèo ung thư máu đã khiến hành trình sáng tạo của Nguyễn
Minh Châu phải đột ngột dừng lại khi vừa đạt tới độ chín của tài năng. Ngày 23
tháng 1 năm 1989 Nguyễn Minh Châu trút hơi thở cuối cùng tại viện quân y 108
Hà Nội, sau gần một năm chống chọi với bạo bệnh, để lại nhiều dự định sáng tác
còn đang ấp ủ. Tác phẩm cuối cùng - truyện vừa Phiên Chợ Giát - được hoàn thành
ngay trên giường bệnh trước đó không lâu.

c. Quan niệm sang tác trước và sau 1975
* Trước 1975.
Với quan niệm con người mang vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng, của khuynh hướng
sử thi và cảm hứng lãng mạn, ở thời kì trước 1975, Nguyễn Minh Châu đã xây
dựng nên những hình mẫu nhân vật mang đậm cảm quan nghệ thuật của nhà văn.
Con người trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu trước hết là con người có lí tưởng
sống cao đẹp, ý thức được tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại của cuộc kháng
chiến chống Mĩ. Cô giáo Thùy trong Cửa sông (1966) đã “dành một phần nhỏ thì
giờ biên thư cho các học sinh của mình hiện đang ở các đơn vị bộ đội” vì đã tự coi
mình như “một người con gái ở hậu phương có nhiệm vụ đem đến cho họ những
lời động viên, có nhiệm vụ săn sóc các chiến sĩ ngoài mặt trận”. Thùy luôn cố
gắng “tìm cách không tách mình ra khỏi cái guồng máy sinh hoạt chung của nhân
dân đang hối hả chuyển sang thời chiến” bởi như thế là ích kỉ, là coi trọng hạnh
phúc cá nhân . Những người lính trong “Dấu chân người lính” (1972) đều xác định
được trách nhiệm cao cả của thế hệ mình trước tiếng gọi thiêng liêng của non sông.
Khung cảnh bề bộn, dựng lửa của chiến trường “trước đây vài tháng, khi anh còn
mài gót giày trên những chặng đường đi dài dằng dặc của núi Trường Sơn, anh
như đã trông thấy, hình như nó đang vẫy gọi, đang giục giã anh và đồng đội của
anh bằng tất cả sức mạnh quyến rũ không thể nào lường được. Không chỉ sống có
8
lí tưởng và nhận thức được vai trò của mình trong cộng đồng, con người của văn
học kháng chiến chống Mĩ còn thể hiện lí tưởng và nhận thức ấy thành hành động,
ý chí. Các nhân vật của Nguyễn Minh Châu thường được đặt trong những hoàn
cảnh thử thách ngặt nghèo, trước những tình huống phải lựa chọn giữa sống và
chết để “càng làm kiên định ý chí cách mạng và bộc lộ sáng chói chủ nghĩa anh
hùng” (Nguyễn Văn Long). Nguyệt, cô gái đi nhờ xe trong Mảnh trăng cuối
rừng(1970), đã để cả quần áo “nhanh nhẹn lội phăng sang bên kia bờ giúp tôi cột
dây tời vào một gốc cây”, đã nấp ở mé ngoài để che chở cho Lãm vì “Anh bị
thương thì xe cũng mất, anh cứ nấp đó!”, đã bình tĩnh, rành rọt chỉ đường cho Lãm
và khi bị thương vẫn tươi tỉnh, xinh đẹp. Là con người của chủ nghĩa anh hùng,

của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, nhân vật trong các tác phẩm của
Nguyễn Minh Châu trước 1975 đã kết tinh được phẩm chất của con người Việt
Nam, tiêu biểu cho vẻ đẹp cộng đồng.
* Sau 1975- Thời kì hậu chiến:
Nguyễn Minh Châu đã có những tìm tòi và đổi mới sâu sắc trong quan niệm nghệ
thuật về con người. Ông đã chú trọng khai thác nhiều khía cạnh khác nhau trong
tính lưỡng diện, đa diện và luôn biến đổi của con người. Trong tiểu thuyết “Miền
cháy sáng tác” năm 1977, hình ảnh người anh hùng trở về từ chiến tranh hiện lên
đầy tâm trạng. Đó là sự khắc khổ, dằn vặt, bất an trước mảnh đất miền Trung xác
xơ sau khói bom lửa đạn. Người anh hùng kiên cường trong chiến đấu thì cũng
phải bản lĩnh để đối mặt với ngổn ngang đổ nát, với bộn bề lo toan để quê hương
nhanh chóng được hồi sinh. Tiểu thuyết “Lửa từ những ngôi nhà” (1977) của
Nguyễn Minh Châu là sự phát triển của nguồn cảm hứng đã được khơi từ Miền
cháy, vẫn là bộ mặt khắc khổ của những người lính từng là anh hùng nơi chiến
trường nhưng xa lạ với lo toan đời thường sau chiến tranh, sống bất an trong hòa
bình.
Phải đến với truyện ngắn Bức tranh (1987), sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về
con người của Nguyễn Minh Châu mới được thể hiện trực tiếp, đầy đủ. Nhân vật
người họa sĩ tự nhận thức “trong con người tôi đang sống lẫn lộn người tốt kẻ xấu,
rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ” . Con người trong sáng tác của
Nguyễn Minh Châu sau 1975 đã được đặt ra ngoài bầu không khí vô trùng vốn có,
vừa đi vừa vấp ngã trước thế giới đa chiều đầy biến động. Con người phải đối diện
với chính mình, với số phận của mình, với tư cách là một con người riêng lẻ,
không nhân danh ai, không dựa vào ai. Hàng loạt những thể nghiệm sau Bức
9
tranh như “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa, Cỏ lau,
Phiên chợ Giát” đã làm cho quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh
Châu càng thêm vẹn đầy và sự biểu hiện quan niệm nghệ thuật đó càng thêm đa
dạng, phong phú. Điều cần phải khẳng định là con người trong sáng tác của
Nguyễn Minh Châu sau 1975 vẫn tiếp nối đạo lí truyền thống của dân tộc, vẫn nuôi

dưỡng hoài bão xây dựng quê hương giàu đẹp nhưng đã biết bám rễ trên mảnh đất
hiện thực.
d. Đóng góp
Với hai chặng đường sáng tác ở hai giai đoạn văn học trước và sau 1975, Nguyễn
Minh Châu có những đóng góp to lớn cho nền văn học hiện đại. Các tiểu thuyết và
truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trước 1975 khá tiêu biểu cho thành tựu, đặc
điểm và giới hạn của nền văn học sử thi thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đặc biệt,
sau 1975 Nguyễn Minh Châu là một trong những “người mở đường tinh anh và tài
năng nhất” (Nguyên Ngọc) của công cuộc đổi mới văn học. Ở Nguyễn Minh Châu,
sự đổi mới mạnh mẽ trong ý thức nghệ thuật luôn đi liền với những tìm tòi đổi mới
trong sáng tác của nhà văn. Người đi tiên phong ấy không tránh khỏi những khó
khăn nguy hiểm, thiệt thòi và sự đơn độc trong những bước khởi đầu của hành
trình tìm kiếm mở đường. Điều quan trọng là Nguyễn Minh Châu “với sự dũng
cảm rất điềm đạm” (Vương Trí Nhàn) đã kiên trì dẫn bước trên con đường đã chọn
của mình. Và ông xứng đáng là “người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn
xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ sau này”.
(Nguyễn Khải). Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong vai trò người mở
đường cho công cuộc đổi mới văn học được thể hiện chủ yếu ở các phương diện
sau:
- Đổi mới tư duy nghệ thuật
- Mở rộng quan niệm hiện thực và mối quan hệ giữa văn học và hiện thực đời
sống.
- Ý thức cao độ về trách nhiệm của nhà văn
- Ý thức về tự do sang tạo của nhà văn
- Đổi mới cách nhìn và khám phá về con người
10
- Những tìm tòi, đổi mới trong tư duy nghệ thuật tự sự
2.2: Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của
đế quốc Mỹ.

b. Đề tài: Viết về một câu chuyện tình trong chiến tranh giữa một chiến sĩ lái xe và
một cô công nhân giao thông.
c. Xuất xứ: Truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” rút từ tập truyện ngắn “Những
vùng trời khác nhau”, xuất bản năm 1970.
d. Tóm tắt
Chuyến xe
đêm nay
đưa hàng ra tiền phương, Lãm được phép chỉ huy trả hàng xong, sẽ đến thăm chị
gái và người yêu ở đơn vị thanh niên xung phong. Thật phiền hà, trên xe lại có một
cô gái đi nhờ xe lên cầu Đá Xanh, cô ta đi gặp người yêu! Cô gái xinh đẹp cũng tên
là Nguyệt như tên người yêu của anh. Trăng đầu tháng, mảnh trăng cuối rừng dát
lên con đường chiến lược. Trăng sáng chiếu vào khung cửa xe, làm cho khuôn mặt
cô gái ngời lên vẻ đẹp lạ thường. Quá nửa đêm, xe đến ngầm. Cô gái không xuống
xe đi về đơn vị, cô đã giúp Lãm đưa xe vượt ngầm. Máy bay giặc từng đàn ào tới
ném bom thả pháo sáng, bắn 20 li đỏ lừ. Cô gái bị hơi bom xô ngã dúi, nhưng cô
đã dũng cảm đẩy chàng lái xe vào chỗ nấp còn mình đứng che chắn phía ngoài.
Chiếc xe bén lửa. Hai người vừa dập lửa vừa cho xe phóng lên. Nguyệt phải dò đi
trước dẫn đường. Vượt khỏi trọng điểm, Lãm mới biết Nguyệt bị thương, máu
chảy đỏ cả cánh tay áo xanh. Cô ướt như một con công vừa tắm thế mà vẫn cười
rất tươi. Trong lòng anh lái xe trẻ dấy lên một tình yêu Nguyệt gần như mê muội
lẫn cảm phục. Cô gái chia tay Lãm đi ngược lại phía ngầm…
Chuyến ấy giao hàng xong, đã quá muốn, Lãm lỡ hẹn. Chuyến xe sau, anh mới vào
thăm chị gái. Anh mới biết cô gái đi nhờ xe đêm ấy chính là người yêu từng hẹn
ước…
3. Cơ sở lí luận
3.1: Khái niệm lãng mạn
11
- Chủ nghĩa lãng mạn ra đời ở các nước phương Tây, mà chủ yếu là Pháp khi bối
cảnh lịch sử - xã hội rối ren. Cuộc Đại cách mạng tư sản năm 1789 đánh đổ chế độ
phong kiến, thiết lập chế độ tư sản. Lênin cũng nói : “Cả thế kỉ XIX diễn ra dưới

khẩu hiệu của cách mạng Pháp”. Sự sụp đổ của chế độ phong kiến và thiết lập một
quan hệ xã hội mới đã ảnh hưởng tới tư tưởng, tình cảm của mọi tầng lớp trong xã
hội. Trong xã hội vô hình có hai luồng tư tưởng, một bộ phận luyến tiếc cho chế độ
cũ, một bộ phận khác thì hi vọng vào một chế độ mới. Trong thư gửi cho Ăngghen,
Mác viết : “Sự phản ứng đầu tiên đối với cách mạng Pháp và đối với các nhà tư
tưởng cso lien quan đến cách mạng Pháp là một điều rất tự nhiên, tất cả đều mang
màu sắc thời Trung cổ, tất cả đều mang màu sắc lãng mạn”. Trong bối cảnh đó chủ
nghĩa lãng mạn đã ra đời, mà chủ nghĩa lãng mạn tích cực ra đời sau chủ nghĩa
lãng mạn tiêu cực.
- Trong nền văn học Việt Nam, chủ nghĩa lãng mạn có mầm mống từ cuối thế kỉ
XIX nhưng được biết đến với đầy đủ đặc trưng trong phong trào Thơ mới, tiểu
thuyết Tự lực Văn đoàn trong giai đoạn văn học 1930 – 1945. Chủ nghĩa lãng mạn
trong văn học có thể hiểu là : “một khuynh hướng cảm hứng thẩm mỹ được khởi
nguồn từ sự khẳng định cái tôi cá nhân cá thể được giải phóng về tình cảm, cảm
xúc và về trí tưởng tượng” (Nguyễn Đăng Mạnh, Lịch sử văn học Việt Nam 1930
– 1945, nxb Đại học Quốc gia).
3.2: Biểu hiện của lãng mạn trong văn học 1945 đến nay
- Đối với chủ nghĩa lãng mạn, cảm xúc đau buồn, sầu não được xem là những tình
cảm đẹp.
- Đề tài dễ gây cảm hứng là tình yêu, thiên nhiên và tôn giáo.
- Nhân vật trung tâm:
Con người lí tưởng của chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực thoát li thực tế, quay về với
quá khứ, hoặc đi vào ảo mộng, hoặc thu mình trong cái tôi nhỏ bé. Đối với chủ
nghĩa lãng mạn tích cực tăng cường ý chí con người với cuộc sống, thức tỉnh lòng
bất phục tùng với thực tại, đối với mọi đè nén áp bức.
- Nguyên tắc khắc họa tính cách:
12
Nhân vật trong chủ nghĩa lãng mạn tích cực với cái vỏ ngoài phi thường của hình
tượng, vẫn chứ đựng những nét điển hình của con người đương thời. Nhiều tính
cách nhân vật còn là phân thân của chính tác giả.

- Thể loại:
Chủ nghĩa lãng mạn thể hiện rộng rãi các thể văn trữ tình dù là tiểu thuyết, truyện
ngắn, thơ trữ tình…
- Ngôn ngữ:
Sử dụng linh hoạt, nhiều biện pháp nghệ thuật được sử dụng câu văn giàu hình ảnh,
sức gợi.
II. Các khía cạnh biểu hiện chất lãng mạn trong “ Mảnh trăng cuối rừng”
1. Nhan đề truyện
“Mảnh trăng cuối rừng” đây là một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu
sáng tác vào những năm đầu cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ, truyện in
trong tập "Những vùng trời khác nhau". Ban đầu tác phẩm có tên là “Mảnh trăng”
nhưng sau được chắp thêm hai chữ "cuối rừng" trở thành “Mảnh trăng cuối rừng”.
Tên tác phẩm mang đậm tính ẩn dụ gây tò mò cho người đọc.
Có lẽ việc đặt tên cho một “đứa con tinh thần” là những tác phẩm của mình thường
gây rất nhiều sự trăn trở cho tác giả vì với một cái tên hay, ý nghĩa cũng có thể thể
hiện phần nào nội dung tác phẩm, làm cho người đọc hứng thú và tò mò muốn đọc
tác phẩm. Trong văn học Việt Nam có không ít cách đặt tên tác phẩm, có thể là
dùng nhân vật chính trong truyện để đặt tên như: Chí Phèo, Lão Hạc của Nam Cao,
Truyện Kiều của Nguyễn Du… hay sử dụng một chi tiết, một tình huống để đặt tên
như: Vợ Nhặt của Kim Lân, Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân… Và với tác
phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, tác giả đã tạo ra sự tò mò cho
người đọc bằng cách lấy hình ảnh là “Mảnh trăng” gợi sự liên tưởng và tưởng
tượng. “Mảnh trăng” vừa là thực vừa là một biểu tượng trăng là trăng và trăng
cũng là Nguyệt, tên nữ nhân vật chính trong truyện. Tác giả Nguyễn Minh Châu
dùng hình ảnh mảnh trăng, là gợi liên tưởng về trăng non đầu tháng tinh khôi.
Mảnh trăng ấy chi phối cảnh vật, con người trong diễn biến toàn truyện. Mảnh
trăng đồng thời là một ẩn dụ về nhân vật trong truyện, nhân vật Nguyệt một cô gái
13
trẻ trung xinh đẹp mảnh mai xuất hiện giữa đêm rừng Trường sơn và mảnh trăng
non đầu tháng giống như tình yêu của đôi trai gái Nguyệt và Lãm một mối tình đầu

nhưng mới ở bước sơ khai nhen nhóm và hứa hẹn tương lai sẽ tròn đầy như mảnh
trăng khi khuyết rồi tròn.
Tựa đề tác phẩm cũng gợi nên bao điều đáng nghĩ: Mảnh trăng cuối rừng, chỉ một
mảnh trăng thôi chứ không phải là vầng trăng. Vẻ đẹp của vầng trăng rất toàn vẹn,
trong sáng, rõ ràng và viên mãn, còn mảnh trăng thì chỉ lấp lóe một chút ánh sáng,
khi ẩn khi hiện, chập chờn mở ảo gợi bao sự tò mò bí mật. Và “mảnh trăng” được
xác định rõ không gian, ở tận “cuối rừng” làm ánh sáng càng như xa hút, gợi lên sự
khát khao tìm kiếm và vươn tới. Trăng đầu tháng chưa thật trăng, giống cuộc gặp
gỡ của đôi trai gái họ yêu nhau gặp nhau mà như chưa gặp chưa yêu. Hình ảnh của
trăng theo thời gian sẽ tròn đầy còn hành trình tình yêu của họ cũng phải theo thời
gian để kiến tạo thành kết quả. Vì lẽ đó mà Mảnh trăng cuối rừng trở thành biểu
tượng giàu vẻ đẹp ẩn dụ, Mảnh trăng ấy luôn soi vào câu chuyện, toả ánh sáng thơ
mộng xuống cảnh sắc, con người và diễn biến của truyện. Hình ảnh mảnh trăng
cuối rừng gợi một không gian khuất lấp, quên lãng, hoang vắng, nhưng chính ở nơi
đó, mảnh trăng vẫn lặng lẽ tồn tại và toả sáng.Ngay chính nhan đề là thông điệp mà
Nguyễn Minh Châu gửi tới người đọc: ánh trăng tượng trưng cho cái đẹp đó là cái
đẹp của không gian, cái đẹp tâm hồn con người luôn tồn tại trong mọi không gian,
hoàn cảnh, mà con người không tự nhận biết được. Dù cái đẹp đó chưa tròn đầy,
vẹn nguyên nhưng nó có sức mạnh bừng sáng không gian, bừng sáng vẻ đẹp khuât
lấp, ẩn giấu của con người. Và vẻ đẹp ấy ở đây chính là sức sống bền bỉ dẻo dai ẩn
khuất trong con người bất chấp sự hung bạo của hoàn cảnh.
2. Không gian và thời gian
Phát hiện khung cảnh với không gian lung linh huyền ảo ánh trăng đầu tháng trong
lửa đạn chiến tranh. Không gian của câu truyện dần dần hiện lên qua lời kể của
người kể chuyện, chính là anh thanh niên lái xe, nhân vật chính trong câu truyện và
trong truyện ta bắt gặp không chỉ một mà là hai không gian. Thứ nhất đó là không
gian nơi kể truyện và thứ hai đó là không gian trong câu truyện. Với không gian
thứ hai ta lại bắt gặp hai khung cảnh hiện lên, đó là khung cảnh buổi đêm trên
đường lái xe trong khu rừng đầy bom đạn dưới ánh sáng của “Mảnh trăng khuyết
đứng yên ở cuối trời sáng trong như một mảnh bạc”, và khung cảnh buổi sáng ở

14
đơn vị chỗ hạt giao thông của đội nữ công nhân phụ trách ngầm đá xanh giữa khu
rừng săng lẻ.
Với không gian thứ nhất – không gian nơi kể truyện, đó là “ngoài rừng sâu tĩnh
mịch” và trong sự tĩnh mịch đó “vọng lại tiếng suối chảy và tiếng kêu khắc khoải,
tha thiết của đôi chim trống mái.”. Chính nơi này, thời gian vào một buổi “đêm đã
khuya” một “trung đội lái xe” với hơn mười anh em lái xe chưa ai chịu đi ngủ,
tiếng cười nói vẫn còn vang động cả khu rừng và họ đang kể cho nhau nghe những
câu truyện lái xe dọc đường, những câu truyện tình yêu say mê của tuổi trẻ. Chính
ở nơi này ta thấy dưới những khuôn mặt “dãi dầu” và tiếng mưa kêu rả rich là
những đôi mắt nheo tít trong làn khói thuốc đang lắng nghe những câu truyện và ở
đây tình đồng đội ấm áp bao trùm. Và dường như không gian thứ nhất này cũng bị
chen lấn, bao trùm bởi không gian thứ hai, đó là không gian trong câu truyện. Và
không gian thứ nhất thật đặc biệt, ban đầu là không gian náo nhiệt và vui vẻ nhưng
đến khi kết thúc câu truyện trời từ khuya cũng chuyển thành gần sáng và không
gian lại gần như lặng đi “Những người bạn cũng không hỏi, không đòi kể tiếp và
nói chuyện ồn ào như những lần trước. Hẳn đã gần sáng. Ngoài rừng sâu, đôi chim
gọi nhau suốt đêm đã im tiếng, có lẽ chúng đã tìm thấy nhau. Chân trời phía rừng
Tây bỗng ửng sáng. Rồi trăng đội chỏm cây từ từ nhô lên. Từng chiếc lá đùng đình
trên nóc lán loé sáng như những mảnh bạc. ánh trăng khuya lặng lẽ soi đầy trên
mái và đoạn đường đầy vết xe trước cửa.”
Và với không gian thứ hai, không gian này hiện lên trong câu truyện bao gồm hai
khung cảnh:
- Khung cảnh thứ nhất: khung cảnh “Hôm đó trời vừa tối, mưa lác đác” một chiến
sĩ lái xe giữa thời chiến, trên “những con đường miền Tây dạo ấy đang mùa mưa
lũ, nhưng địch cũng đánh rát lắm”, và thời gian cứ dần dần càng ngày càng chuyển
về khuya, nhưng có lẽ điều đặc biệt ở đây không phải chỉ là không gian trong rừng
sâu, dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù mà đó còn là không gian của câu truyện
tình yêu. Anh lái xe không chỉ đi một mình mà còn có một người con gái xin đi
nhờ xe anh,đó là một cô gái đẹp, ăn mặc đẹp, chính bề ngoài của cô đã làm anh lái

xe hiểu nhầm và cho rằng cô gái đó không giống những cô gái làm ở công trường.
Và thời gian, khung cảnh đã xóa mờ đi tất cả, dưới khu rừng vắng lặng, âm u và
khoảnh khắc im lặng của chiến tranh, chính ánh sáng của mảnh trăng cuối rừng đã
soi thấu và làm bừng sáng lên vẻ đẹp tâm hồn của con người. Cô gái là người con
15
gái xinh đẹp, tế nhị, dịu dàng và cũng vô cùng anh dũng, dưới sự ác liệt của chiến
tranh - những trận mưa bom cô gái đã vượt ngầm dẫn xe qua, bị thương nhưng vẫn
làm công tác chỉ đường… Có thể nói rằng chính trong khung cảnh rừng sâu, nguy
hiểm mọi vẻ đẹp được soi sáng và trở thành óng ánh lung linh con người lung linh,
tình yêu cũng đẹp và lung linh.
- Khung cảnh thứ hai: đó là khung cảnh ở ngầm đá xanh nơi những nữ thanh niên
xung phong ngày đêm anh dũng chọn đá xây cầu, làm công tác thông đường cho
những chuyến xe. Tại đây thời gian là buổi ngày, không gian là trong khu rừng với
biết bao nguy hiểm nhưng tại đây có một sự lạc quan, vui tươi của những cô gái
thanh niên xung phong. Họ gọn gàng ngăn nắp, đoàn kết và vui tươi. Nơi đây cũng
là nơi ghi nhận lại chiến tranh có thể tàn phá rất nhiều thứ, gây ra những mất mát
đau thương vô cùng nhưng chiến tranh không thể làm mờ đi tình người, tình yêu và
những giấc mơ, khát vọng của con người.
Với những không gian thật đặc biệt, tác giả Nguyễn Minh Châu đã tạo nên những
nét riêng thấm đẫm chất thơ, chất lãng mạn trong sự ác liệt của chiến tranh. Câu
truyện hoàn toàn là một tình huống bất ngờ và tác giả đã sắp xếp nó thật tự nhiên,
khéo léo; một sự ngẫu nhiên mang tính quy luật. Nhan đề và không gian của câu
truyện góp phần làm bật nội dung và tạo hấp dẫn tò mò nơi người đọc. Thêm vào
một chút ánh sáng từ mảnh trăng, Nguyễn Minh Châu đã làm tăng tính lãng mạn
thêm rất nhiều cho câu chuyện tình và quả vậy, câu chuyện mang đầy vẻ lãng mạn
khi đặt vào giữa núi rừng Trường Sơn hiểm trở, nơi đầy tiếng đạn bom và sự hủy
diệt.
3. Nhân vật chính
a. Nhân vật “ Nguyệt”
Nguyệt- nhân vật trung tâm của tác phẩm và với với vẻ đẹp lý tưởng đã trở thành

yếu tố quyết định tính chất lãng mạn của toàn bộ thiên truyện. Nguyệt- nghĩa là
trăng, cô gái được miêu tả gián tiếp qua cảm nhận của nhiều người, đặc biệt là
Lãm. Tác giả đã để cho nhân vật xuất hiện dần dần rồi trở nên hoàn thiện qua con
mắt của người chiến sĩ lái xe, dưới các vùng ánh sáng khác nhau. Vẻ đẹp của
Nguyệt trước hết là ở ngoại hình. Lãm đã thực sự ấn tượng ngay từ phút đầu gặp
gỡ: “Trong ánh đèn gầm hắt xuống mặt đường hiện ra ngay trước mũi xe đôi gót
chân bóng hồng, sạch sẽ, đôi dép cao su cũng sạch sẽ, gấu quần lụa đen chầm
16
chầm mắt cá”. Đó là một nét đẹp hiếm thấy của người nữ công nhân giao thông
trong chiến tranh. Đối lập với khung cảnh ác liệt, với khu rừng nham nhở đầy bom
đạn người con gái ấy vẫn vừa chiến đấu và vẫn biết làm đẹp cho bản thân mình.
Dưới ngòi bút của tác giả thì vẻ đẹp của Nguyệt được khắc họa hết sức giản dị
nhưng cho người đọc cảm giác tinh khiết và nhẹ nhàng biết bao. Vẻ đẹp của
Nguyệt đọng lại trong tâm hồn Lãm ngày một sâu đậm hơn. Qua ánh đèn tù mù
của đoàn xe xích lao đi ầm ầm bên cạnh, Lãm kịp nhận thấy vẻ đẹp của Nguyệt,
một vẻ đẹp giản dị, trong trẻo và mát mẻ như sương núi tỏa ra từ nét mặt của cô, từ
cả lời nói và tấm thân mảnh dẻ. Và đặc biệt hơn, dưới ánh trăng của đêm rừng
Trường Sơn vẻ đẹp của Nguyệt dường như lại càng tỏa sáng hơn bao giờ hết. Nó
rực rỡ hơn trong đêm tối, làm cho tâm hồn Lãm phải choáng ngợp: “Trăng sáng
soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên và đẹp lạ
thường!”. Dưới ánh trăng từng sợi tóc của cô lại càng sáng lên, mái tóc thơm mát
được gội bằng nước suối trong vắt của cánh rừng nó mới dày và trẻ trung làm sao.
Có thể nói khi đặt nhân vật trong bối cảnh hiện thực thì mới thấy được hết nét lãng
mạn của nó, bom đạn chết chóc dường như cũng bất lực hoàn toàn trước sức sống
của con người.
Dưới ngòi bút của Nguyễn Minh Châu thì vẻ đẹp của Nguyệt không chỉ dừng lại ở
ngoại hình, cô mang vẻ đẹp hoàn thiện. Trên tuyến đường dài đi cùng Lãm, những
phẩm chất cao đẹp của cô hiện ra mỗi lúc một rõ hơn, đẹp hơn, Nguyệt đã chẳng
quản ngại biết bao khó khăn để cùng Lãm vượt qua những gian nan trên quãng
đường gian khổ ấy. Từ người đi nhờ xe cô trở thành người hướng dẫn đường. Khi

thấy những ánh sáng xanh ở trên đầu, Lãm ngỡ rằng đó là pháo sáng báo hiệu địch
sắp thả bom, nhưng Nguyệt lại rất bình thản nói với Lãm: “Không phải đâu. Trăng
đó anh ạ”. Lời nói của cô thật dứt khoát và cũng thật mạnh mẽ, đúng như ấn tượng
ban đầu của Lãm, ẩn sâu bên trong tấm thân mảnh dẻ của cô lại là một tinh thần
dũng cảm vững vàng, sẵn sàng vượt lên tất cả, cô đã tự tin mà nói với Lãm rằng:
“Anh đã cho em đi nhờ xe, lúc khó khăn lại bỏ anh ư!”. Đúng vậy, Nguyệt không
bỏ Lãm lúc khó khăn mà hơn thế cô còn cùng Lãm vượt qua nó. “Nguyệt đứng
bám bên cánh cửa hướng dẫn cho tôi đi đúng giữa hai hàng cọc tiệu”. Như chính
Nguyệt tuyên bố đây là “địa bàn” của mình, khi thì cô xuống xe để chỉ hướng cho
Lãm chạy, khi thì lại ở trên xe hướng dẫn anh. Sự can đảm, kiên cường trong trận
mạc, dày dạn kinh nghiệm nơi chiến trường càng làm cho vẻ đẹp của Nguyệt chói
sáng và anh dũng hơn. Nguyệt xứng đáng là một người lính gan góc và dũng cảm.
17
Phẩm chất chiến sĩ và trái tim cao đẹp của Nguyệt đã được tác giả miêu tả qua
nhiều chi tiết, cô hiểu rõ quy luật hoạt động của máy bay địch, sự táo bạo thông
minh khi cho xe Lãm vượt hố bom, rồi dũng cảm che chắn cho đồng đội lúc bom
rơi, lao ra cứu xe…Tất cả đã hợp lại thành con người Nguyệt, một nữ chiến sĩ và
cũng là một thiếu nữ khao khát yêu thương.
Phải nói rằng Nguyệt đẹp quá, đẹp cả những lúc bị thương. “Nguyệt nhìn vết
thương, cười. Khuôn mặt hơi tái nhưng vẫn tươi tỉnh và xinh đẹp.” Những lúc như
vậy Nguyệt cho người đọc cảm nhận được sự lạc quan và bình thản trong tâm hồn
cô. Trước sau Nguyệt không hề bị bom đạn làm cho tính cách biến dạng, ngôn ngữ,
cử chỉ và hành động của cô đều rất ý tứ nết na và duyên dáng. Đặc biệt phải nói
đến vẻ đẹp của Nguyệt được thể hiện trong tình yêu. Đó là mối tình mà cô ấp ủ bao
lâu cho một người con trai chưa hề gặp mặt một lần, chỉ biết về Lãm qua lời kể của
chị Tính và những lá thư. Ấy vậy mà Nguyệt lại giành cho Lãm một tình cảm thật
sâu đậm, bao nhiêu năm qua đi, bom đạn, chiến tranh và hoàn cảnh hết sức khắc
nghiệt nhưng sự thủy chung, niềm tin Nguyệt giành cho người lính lái xe vẫn
không hề thay đổi. Tình yêu của Nguyệt và Lãm đã được nhà văn xây dựng hết
sức lãng mạn. Qua hai năm chị Tính đi học rồi lại quay lại chiến trường, tưởng

chừng trong những lá thư của chị không còn nhắc đến Nguyệt. Nhưng không- Lãm
đã hết sức ngỡ ngàng khi nghe chị Tính kể rằng: “Qua mấy năm, có bao nhiêu
người hỏi, nhưng cô ta đều trả lời đã trót hẹn với một người rồi”. Tình cảm đó của
Nguyệt khiến cho Lãm không giám tin đó là sự thật. Thật kỳ lạ, qua bao nhiêu năm
sống giữa bom đạn và tàn phá, mà một người con gái vẫn luôn giữ và mang theo
hình ảnh của một người con trai chưa từng gặp và quan trọng hơn là chưa hề hứa
hẹn một điều gì. Hạnh phúc mà Nguyệt mang lại cho Lãm quá nhiều và cũng làm
cho Lãm khâm phục. Trong lòng Nguyệt là cả một niềm tin lớn lao giành cho
người mà cô yêu thương. Tất cả như là một điều kỳ diệu khi trong Nguyệt lòng
chung thủy mang một sức mạnh vĩnh hằng, nó luôn rực rỡ trong mọi không gian và
tỏa sáng ở mọi nơi trong chiến trường. Tưởng chừng tình cảm đó chỉ như một sợi
chỉ mỏng manh dễ đứt, nhưng không: “Trong lòng cô ta, cái sợi chỉ xanh nhỏ bé
và óng ánh, qua thời gian và bom đạn vẫn không hề phai nhạt, không hề đứt ư?”
câu nói đó của Lãm chất chứa cả niềm cảm phục và sự yêu thương giành cho
Nguyệt.
Nguyệt luôn tin Lãm, ngay từ đầu khi được Lãm hỏi cô đã trả lời ngay rằng: “Em
đi thăm người yêu đấy”. Câu nói đó chẳng phải là một câu nói đùa, Nguyệt tin
18
Lãm và trong cô đã luôn xem Lãm là người yêu của mình từ lâu rồi, cô đã chủ
động đi đến ngày hai người được gặp nhau và Nguyệt- cô gái luôn sống trong lý
tưởng đẹp đẽ ấy dường như đã tiếp thêm sức mạnh để cho con người luôn đặt niềm
tin yêu vào cuộc sống. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn đã đặt cho truyện một
cái tên thật ý nghĩa. Cũng giống như mảnh trăng ở cuối rừng, càng đến gần càng
thấy rõ và cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của nó. Qua bom đạn chiến tranh ác liệt, dưới
ánh trăng khi ẩn khi hiện, khi gần khi xa, vẻ đẹp của Nguyệt dần hiện ra với những
tính cách và phẩm chất cao đẹp. Là một chiến sĩ dũng cảm và luôn kề vai sát cánh
cùng đồng đội, vượt qua bao gian nan hiểm trở để bảo vệ tổ quốc; ngoài ra Nguyệt
còn là một người yêu lý tưởng. Quả thật Nguyệt mang trong mình nét đẹp thiêng
liêng, một vẻ đẹp kết tinh cho mọi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Như chính
Lãm đã nói thì trong tâm hồn Nguyệt- tâm hồn của người con gái nhỏ bé ấy, tình

yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, chính cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy dù cho
bao nhiêu bom đạn giội xuống đi chăng nữa thì cũng sẽ không thể đứt, không thể
nào tàn phá nổi. Nguyệt- mảnh trăng cuối rừng ấy, là biểu tượng cua tuổi trẻ một
thời hiến dâng tuổi xuân cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Thời chiến
tranh cũng đã đi qua, những năm tháng ác liệt của bom đạn cũng không còn nữa
nhưng Nguyệt- hạt ngọc mà Nguyễn Minh Châu đã khám phá ra bằng ngòi bút tài
hoa của mình thì vẫn luôn ngời sáng.
b. Nhân vật “Lãm”
Cũng như nhân vật Nguyệt, Lãm là một thanh niên sống có trách nhiệm, có lí
tưởng, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng tư cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Điều
này thể hiện ở việc anh trốn nhà đi bộ đội, xuất ngũ rồi lại tái ngũ khi Tổ quốc cần.
Anh là chiến sĩ chở hàng ra tiền tuyến. Đối với công việc, anh là người vô cùng
nghiêm túc, nguyên tắc, không để việc công và việc tư lẫn lộn. Mặc dù phân vân
không biết người ngồi bên cạnh mình có phải cô Nguyệt mà chị mình nhắc tới hay
không? Ai là người mà anh sắp tìm đến? hàng loạt câu hỏi xuất hiện trong đầu anh
lính lái xe, thế nhưng vì nguyên tắc trong khi làm nhiệm vụ, anh “không muốn đi
sâu vào câu chuyện riêng giữa chuyến công tác”. Chiến tranh luôn tàn khốc, bom
đạn không có mắt, những người chiến sĩ có thể hi sinh bất cứ lúc nào. Hình ảnh
anh Lãm hiện lên thật bình tĩnh, dũng cảm. Khi đối mặt với làn đạn “nghe rát cả
mặt” của địch, “quay tròn trên đầu như xay lúa, rất thấp, thả pháo sáng và bắn hai
mươi ly” nhưng mặc, anh cứ chạy. Anh không hề sợ hi sinh, việc anh nghĩ đến
chính là cứu xe khỏi trận bom tọa độ ấy. Qua hình ảnh của Lãm, hình ảnh đất nước
19
hiện lên trung thực, trung thực trong thực tại, trung thực cả trong những phẩm chất
truyền thống. Hình ảnh con người hiện lên bình dị, gần gũi nhưng sáng ngời vẻ đẹp
khác thường, vẻ đẹp lí tưởng.
Trái ngược với sự nguyên tắc, có phần cứng nhắc trong công việc, trong Lãm vẫn
có phần lãng mạn. Tự ngượng khi ngồi bên Nguyệt, nhầm trăng thành pháo sáng
“già đời trong nghề lái xe, bom đạn nguy hiểm gặp đã nhiều, tôi vốn không phải
anh nhút nhát, vậy mà không hiểu sao đêm nay nhìn trăng ra pháo sáng!”. Rồi anh

tin chắc người con gái ngồi bên cạnh mình chính là Nguyệt, chính người mà chị
anh nhắc đến “khung cửa xe chỗ cô gái ngồi lồng đây bóng trăng và không hiểu
sao, lúc ấy, như có một niềm tin vô cớ và chắc chắn từ trong không gian ùa tới tràn
ngập cả lòng tôi. Tôi tin chắc chắn người con gái đang ngồi cạnh mình là Nguyệt,
chính người mà chị tôi thường nhắc đến”. Sau khi nhận ra vẻ đẹp của Nguyệt, cả
con đường và ánh trăng đều hiện lên thật sinh động, lãng mạn và xinh đẹp “từng
sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên”, “mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao!”,
cả con người cũng “văn vẻ ” hơn. Sau khi biết chắc người đi nhờ xe của mình
chính là Nguyệt, trong anh đã xuất hiện một tình yêu và lòng biết ơn sâu sắc. Anh
viết cho Nguyệt lá thư đầu tiên, trước lúc chia tay chị mình anh đã “vội vàng nhét
vào trong chiếc túi cấp dưỡng nhọ nhem của chị một chiếc phong bì niêm cẩn
thận”. Anh không về chỗ giấu xe vội, mà men theo bờ sông ra ngoài cầu, nơi
Nguyệt đã từng làm việc, nơi đó chỉ còn trơ lại những nhịp cầu bị đánh sập, những
phiến đá xanh lớn ngổn ngang giữa lòng sông, chỉ còn lại hai hàng trụ chơ vơ giữa
trời. Anh đứng trước cây cầu sập, tự hỏi “bấy nhiêu năm tháng sống giữa cảnh bom
đạn và tàn phá những cái quý giá do chính bàn tay mình xây dựng nên, vậy mà
Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái bé nhỏ, tình yêu và
niềm tin vào cuộc sống, cái sợi chỉ óng ánh ấy bao nhiêu bom đạn giội xuống vân
không hề đứt, không thể tàn phá nổi ư?”. Tình yêu của Nguyệt đã khiến anh cảm
động, khiến anh day dứt.
Tóm lại, Lãm là điển hình cho thanh niên thời kháng chiến chống Mĩ: sống có lí
tưởng, có trách nhiệm, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng tư, mạng sống cho sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc, có tình yêu trong sáng và gắn chặt với trách nhiệm.
20
c. Mối quan hệ giữa hai nhân vật chính
Tình yêu giữa Nguyệt và Lãm- vun đắp cho vẻ đẹp lãng mạn thêm tràn đầy.
Truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” có nhiều biểu hiện của cảm hứng lãng mạn
như hình ảnh của mảnh trăng, của không gian núi rừng, của con người… nhưng có
lẽ ấn tượng với tôi là tình yêu giữa hai con người, hai nhân vật chính của tác
phẩm. Tình yêu có thể đến với con người trong bất cứ hoàn cảnh nào, khi nào. Chỉ

một ánh mắt, một cử chỉ, một giọng nói, tiếng hát là người ta có thể yêu nhau. Con
người có thể yêu nhau từ cái phút gặp gỡ ban đầu, yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên,
như mối tình của Romeo và Juliet chẳng hạn, yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên. Nhưng
tôi chưa từng thấy ai yêu nhau như hai nhân vật chính trong “Mảnh trăng cuối
rừng”, yêu nhau khi chưa thấy mặt nhau, chưa biết người mình yêu hình hài thế
nào,… họ yêu nhau giữa mưa bom bão đạn, giữa xa xôi cách trở. Họ có niềm tin
vào tình yêu, bởi có lẽ khi đã yêu rồi trái tim họ luôn chung thủy hướng về nhau.
Có lẽ bởi chính niềm tin vào tình yêu đã nâng đỡ họ vượt qua mọi khó khăn của
đời sống thường ngày hoàn thành tốt nhiệm vụ, hăng say, nhiệt huyết với cuộc
sống và chiến đấu để họ yêu. Với Lãm, tình yêu trong anh đối với Nguyệt dấy lên
mạnh mẽ xem lẫn niềm cảm phục khi anh cùng Nguyệt đưa xe vượt qua trong đêm
tối dưới làn bom đạn của quân thù. Chứ trước đó Nguyệt đối với anh chỉ là sự tò
mò tìm hiểu về một người con gái qua sự giới thiệu của chị Tính. Nhiều khi vì bận
công việc nên anh cũng hờ hững và thậm chí là quên Nguyệt luôn, nhưng nhiều khi
trong lòng anh, trong tâm trí anh lại xuất hiện hình ảnh tưởng tượng về cô Nguyệt
làm cùng tổ với chị Tính. Trong thư gửi chị Tính, anh cũng hỏi thăm Nguyệt, rồi
hẹn gặp cô. Đặc biệt Lãm càng quý mến Nguyệt khi biết Nguyệt yêu mình, chung
thủy và chờ đợi để được gặp mặt anh. Khi chị Tính viết thư cho Lãm nói rằng bao
nhiêu năm qua Nguyệt vẫn chờ anh, từ chối lời ngỏ của những người khác vì anh
thì Lãm cảm thấy “sung sướng và cảm động”, rồi anh thấy “hạnh phúc” nữa. Tại
sao Lãm lại có những cảm giác đó? Bởi vì chính ngay trong trái tim anh đã có chút
nào đó bóng dáng của Nguyệt, luôn chờ và mong chờ một người con gái mà “qua
bấy nhiêu năm sống giữa bom tàn đạn phá” “mà vẫn giữ bên lòng mình hình ảnh
một người con trai chưa hề gặp và chưa hứa hẹn một điều gì. Đối với Nguyệt,
Nguyệt khác Lãm. Nguyệt trong tác phẩm là cô gái đã yêu Lãm từ đầu, một tình
yêu nhẹ nhàng, âm thầm , im lặng nhưng vô cùng mãnh liệt. Ngay từ đầu người
21
đọc đã thấy Nguyệt yêu Lãm thật lòng, thật dạ, quyết tâm đợi Lãm, chờ Lãm dù
chưa biết mặt Lãm ra sao, tính cách thế nào. Chỉ là qua sự giới thiệu của chị Tính,
vậy mà Nuyệt yêu Lãm. Ngay ở giữa cái thời hiện đại này, cơ hội gặp nhau là tất

yếu vậy mà yêu nhau khi chưa gặp nhau đã được cho là dại, là ngu ngơ, là mù
quáng. Vậy mà Nguyệt lại yêu Lãm, một tình yêu trong sáng, thủy chung, son sắt
giữa chiến tranh, giữa mưa bom bão đạn, hôm nay sống, ngày mai đã chết, biết đâu
giữa trời đất mà gặp nhau, mà yêu, mà chờ. Vậy Nguyệt có dại, có khờ không?
Tình yêu nói lên tất cả, khi yêu, trái tim yêu nguyện hiến dâng cho nhau, họ có thể
bất chấp tất cả để hướng về nhau, để chờ nhau và để yêu. Nguyệt xinh đẹp, giỏi
giang, hiền lành, có biết bao nhiêu chàng trai muốn được ở bên cô, muốn yêu cô,
nhưng Nguyệt đã từ chối tất cả vì một người chưa hề gặp mặt, một lời hứa hẹn mà
không biết đến bao giờ mới thực hiện được. Nguyệt chờ được gặp Lãm- gặp người
mà cô yêu, cô đợi hết năm này qua năm khác mà không có lần nào gặp được, ấy
vậy mà cô vẫn thủy chung đợi chờ. Những điều đó đủ cho thấy Nguyệt yêu Lãm
biết chừng nào. Tình yêu trong Nguyệt lớn lao và mãnh liệt. Nguyệt yêu Lãm
không phải dại khờ mà trái tim có lí lẽ riêng của nó. Khi trái tim đã trao về ai, khi
trái tim đã thổn hức, dã lên tiếng nói của mình thì hãy để trái tim được tự nhiên
hành động. Bởi lẽ tình yêu là sức mạnh xóa nhòa mọi khoảng cách không gian và
thời gian khiến cho hai trái tim yêu xích lại gần nhau hơn. Như tác giả đã nói, phải
chăng trong Nguyệt có cái sợ chỉ xanh óng ánh, dù trải qua bom đạn tàn phá thì
vẫn không đứt mà ngày càng xanh, càng óng ánh. Sợi chỉ xanh óng ánh đó chính là
tình yêu, là niềm tin vào tình yêu vượt lên trên mọi khoảng cách địa lí và thời gian,
khiến cho con người trân quý nhau hơn. Tìm hiểu về nhân vật Nguyệt ta cũng cảm
thấy “mê muội lẫn cảm phục” chứ đùng nói gì đến Lãm- người trong cuộc, người
được Nguyệt yêu và là người yêu Nguyệt. Tình yêu giữa hai con người chưa hề
gặp mặt đã vun dắp vẻ đẹp lãng mạn của tác phẩm thêm tràn đầy. “Mảnh trăng
cuối rừng” không chỉ nên thơ mà còn có nhạc, có họa, có cả những trái tim đập nhẹ
nhàng lẫn lỗi nhịp của những trái tim yêu nữa. Giữa chiến tranh khốc liệt, giữa
bom đạn tàn phá, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào mà con người có thể vượt lên
tất cả để gặp nhau, để yêu nhau đã lãng mạn, nên thơ. Thì ở đây, hai nhân vật chính
của tác phẩm là Nguyệt và Lãm còn yêu nhau khi chưa gặp mặt nhau. Không chỉ
yêu thôi mà họ còn yêu mãnh liệt, còn thủy chung đợi chờ, thì vẻ đẹp lãng mạn đó
đã được nâng lên một tầm cao hơn. Tình yêu giữa Nguyệt và Lãm chính là đóa hoa

ngát hương tình dịu ngọt giữa những năm tháng chiến tranh ác liệt. Đóa hoa ngát
hương tình đó đã làm tan biến đi cái khốc liệt của chiến tranh để không gian chiến
22
trường trở nên thơ mộng, lãng mạn. Tình yêu của Nguyệt và Lãm đã nâng đỡ con
người vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để sống, chiến đấu và quan trọng là để yêu
thương nhau nhiều hơn.
Gấp lại từng trang của truyện ngắn, dư vị ngọt ngào của tình yêu vẫn còn đọng lại
mãi. Người đọc tin chắc rằng Nguyệt và Lãm sẽ gặp nhau trong một ngày không
xa, sẽ đến được với nhau bởi giữa họ có sợi chỉ xanh óng ánh mà chiến tranh
không thể nào làm đứt nổi- TÌNH YÊU.
23
III. Kết luận
Đề tài về tình yêu luôn là đề tài được các nhà thơ, nhà văn khai thác ở nhiều khía
cạnh nhiều chiều sâu. “Mảnh trăng cuối rừng” cũng viết về đề tài tình yêu nhưng là
tình yêu trong thời chiến tranh loạn lạc, nhưng tình yêu ấy đẹp lắm đẹp hơn mọi
thứ trên thế gian này. Tình yêu mà hai nhân vật chính trong tác phẩm dành cho
nhau là tình yêu được xuất phát từ sự chờ đợi, niềm tin và cả hi vọng nữa. Nguyệt -
Mảnh trăng cuối rừng ấy, là biểu tượng của tuổi trẻ một thời hiến dâng tuổi xuân
cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngợi ca nhân vật của mình ngòi bút
nhà văn ngợi ca chính những con người mới mang trong mình lẽ sống lý tưởng
trong sáng. Mối tình Nguyệt - Lãm trong truyện là tình yêu lý tưởng, nó là tiếng
nói khẳng định tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống chiến đấu của lớp trẻ
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tình yêu ấy như một sức mạnh lớn
lao không gì tàn phá nổi. Hai lần nghĩ của Lãm về tình yêu như một phép điệp
quen thuộc, làm nổi rõ một vấn đề day dứt của con người giữa thời kỳ lịch sử bi
thương: "Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé tình yêu, niềm tin mãnh liệt vào
cuộc sống - cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy bao nhiêu bom đạn dội xuống cũng không
thể nào tàn phá nổi cũng không hề đứt ư ?”. Nguyễn Minh Châu đã tiếp thêm sức
mạnh cho tình yêu Nguyệt – Lãm, cũng chính là tiếp thêm sức mạnh cho tình yêu,
lòng tin vào nhau của những con người trong cuộc chiến tranh khốc liệt ấy hay

chính nhà văn đã dùng ngòi bút của mình để tô điểm thêm cho bức tranh nhiều
màu sắc của hiện thực cuộc sống.
Toàn bộ truyện là câu trả lời đáp lại hay là thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến tất
cả chúng ta: Đó là tình yêu và niềm tin mãnh liệt, cao cả của những con người như
Nguyệt nói riêng và dân tộc ta nói chung trong giai đoạn lịch sử đầy máu lửa đã
thách thức cái chết, vượt lên sự huỷ diệt để sống và chiến thắng.
24

×