Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Sự vận dụng các học thuyết kinh tế tư sản hiện đại trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.94 KB, 24 trang )

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: “Tìm hiểu sự vận dụng các Học thuyết kinh tế tư sản hiện đại
trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”
Hà Nội,ngày 25 tháng 3 năm 2014
TIỂU LUẬN
Lịch sử các học thuyết kinh tế
Đề tài: Tìm hiểu sự vận dụng các Học thuyết kinh tế tư sản hiện đại trong quá trình xây dựng và
phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
I. Lời mở đầu
Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN vấn đề Phát triển cơ cấu
kinh tế được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối với nền kinh tế Việt Nam. Các lý luận giá trị kinh tế
của các nhà kinh tế tư sản hiện đại là một bộ phận trong cơ cấu ấy, đã có những lý luận bị coi là đối
lập với kinh tế XHCN, vì vậy phải nằm trong diện cải tạo xoá bỏ. Song thực tiễn đã cho thấy quan
niệm như vậy là cực đoan vì các lý luận giá trị của các nhà kinh tế tư sản hiện đại đã góp một phần
không nhỏ vào sự thay đổi bộ mặt của nền kinh tế theo hướng tích cực. Cùng với chủ trương chuyển
nền kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường, Đảng và nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều
Chủ trương, Chính sách để khuyến khích sự Phát triển của các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, các lý
luận giá trị đó, còn nhiều những hạn chế trong thực tế và nhiều vấn đề bất cập trong xã hội.
Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Cơ hội Phát triển rút
ngắn, thực hiện thành công CNH-HĐH phấn đấu đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công
nghiệp vào năm 2020. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi phải có sự am hiểu về lý
luận kinh tế, với sự giải phóng tối đa lực lượng sản xuất xã hội. Trong bối cảnh các nguồn lực kinh tế
của Việt Nam còn đang hạn chế. Vì vậy bài viết này sẽ tập trung làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản
nhất, quan trọng nhất.
Tuy nhiên, do thời gian và không gian có hạn cho nên việc thu thập số liệu và tài liệu vẫn chưa
đựơc cập nhật vì thế không tránh khỏi những thiếu sót, mong có những ý kiến đóng góp cho tiểu luận
được hoàn chỉnh hơn nữa.
II. Nội dung


2
Các học thuyết kinh tế tư sản hiện đại là vần đề khá ruộng, bao quát; vì vậy trong khuôn khổ bài viết
chúng tôi xin trình bày về các học thuyết chính có ảnh hưởng lớn nhất tới nền kinh tế theo định
hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
1. Học thuyết kinh tế chính trị Mác- lênin
I.1 Khái quát lý thuyết chính
Nội dung cơ bản của của kinh tế chính trị Mác lê nin là:
- Kinh tế chính trị Mac lenin vạch ra những mâu thuãn nội tại cảu chủ nghĩa tư bản, đã đưa ra
những luận chứng kinh tế có tính chất quá độ lịch sử về chru nghĩa tư bản, chỉ ra sứ mệnh của
giai cấp vo sản và sự tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa đểchuyển lên chru nghĩa cộng
sản. Lý luận này là nguồn sức mạnh, là ánh sang soi đường cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô
sản để tiến tới xã hội tương lai
- Trong điều kiện CNTB chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền, lenin
tiếp tục bảo vệ và phát triển lý luận kinh tế của Mac, chỉ ra những đặc điểm kinh tế cơ bản của
thời kỳ quá độ, vạch ra kế hoạch xấy dựng chru nghĩa xã hội bao gồm các nội dung: Quốc hữu
hóa, công nghiệp hóa, hợp tác háo và cách mạng văn hóa tư tưởng
- Chính sách kinh tế mới của lenin có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiêp khôi phục và phát
triển kinh tế của nước Nga sau chiến tranh thế giới đồng thơi cũng có ý nghĩa cổ vũ đối với
các nước đang trong quá trình quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội như ở Việt Nam
I.2 Nội dung vận dụng vào nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
I.2.1 Khái quát quá trình nhận thức và vận dụng học thuyết kinh tế Mác - Lênin trong
xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Sau khi miền Nam giải phóng, đất nước hoà bình thống nhất, cả nước ta đi lên CNXH.Chúng
ta đã cố gắng xây dựng CNXH với những đặc trưng mà K.Marx và F.Egels đã chỉ ra: phát triển lực
lượng sản xuất, xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, thực hiện phân phối theo lao động
bằng sự chỉ huy tập trung, thống nhất của nhà nước. Chúng ta hy vọng sau 15-20 năm, Việt Nam sẽ
đạt được trình độ phát triển của các nước XHCN Đông Âu lúc bấy giờ. Mặc dù có nhiều nỗ lực
nhưng tình hình kinh tế - xã hội nước ta vào cuối thập niên bảy mươi, đầu thập niên tám mươi của thế
kỷ XX gặp rất nhiều khó khăn.
Từ thực tiễn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được sự không phù hợp của cơ chế quản

lý kinh tế hành chính, bao cấp. Sau Hội nghị Trung ương sáu (khoá IV) năm 1979, nhiều nghị quyết
của Trung ương, nhiều quyết định của Đảng và Nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã được
ban hành, đặc biệt là Nghị quyết Tám của Trung ương (khoá V) và Nghị quyết 306 của Bộ Chính trị.
Một số ngành và nhiều địa phương, cơ sở đã tiến hành những cuộc thử nghiệm, tìm tòi về cách làm
ăn mới nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của nền kinh tế để phát triển sản xuất, cải tiến lưu thông,
phân phối, đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân. Song, cho tới nửa đầu thập niên tám mươi của thế kỷ
XX, “cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp về căn bản chưa bị xoá bỏ. Cơ chế mới chưa được thiết lập
đồng bộ. Nhiều chính sách, thể chế đã lỗi thời chưa được thay đổi, một số thể chế quản lý mới còn
chắp vá, không ăn khớp, thậm chí trái ngược nhau.”.
3
Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước
nhằm thực hiện có hiệu quả hơn công cuộc xây dựng CNXH. Đại hội chủ trương phát triển nền kinh
tế nhiều thành phần với những hình thức kinh doanh phù hợp. Đại hội xác định: “Nền kinh tế có cơ
cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ.”2 Đây chính là tư tưởng của Lênin trong
chính sách “kinh tế mới” và việc vận dụng tư tưởng này cần được đánh giá cao. Ở thời điểm đó, cơ
cấu kinh tế nhiều thành phần hoàn toàn trái ngược với quan niệm về CNXH. Phần lớn các nước
XHCN lúc đó đã không chấp nhận điều này.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VI) tiến thêm một
bước: công nhận sự tồn tại lâu dài và tác động tích cực của kinh tế gia đình, kinh tế cá thể, kinh tế tư
nhân sản xuất, dịch vụ; bảo hộ quyền sở hữu, quyền thừa kế tài sản và thu nhập hợp pháp của công
dân trong các loại hình kinh tế này Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VI)
quy định: Kinh tế tư nhân, kể cả tư bản tư nhân được phát triển theo luật pháp, không hạn chế về quy
mô, về địa bàn hoạt động trong nước, được phép kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận
tải, thương nghiệp, dịch vụ, bao gồm cả kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng, kinh doanh vàng
bạc, dịch vụ y tế, giáo dục Việc thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã tạo tiền đề hết sức
quan trọng cho sự hình thành, phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Trong điều kiện lực lượng sản xuất còn thấp kém, kinh tế tư nhân có vai trò to lớn trong việc
huy động vốn, tạo việc làm, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao năng lực cạnh tranh Phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần đã tạo ra sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất. Nhờ nhận thức và vận dụng đúng đắn học thuyết Mác - Lênin, đất

nước ta đã đạt được những tiến bộ kinh tế quan trọng, ổn định chính trị - xã hội.
Cơ chế thị trường là phương thức mới để thực hiện mục tiêu CNXH. Đảng Cộng sản Việt
Nam đã sớm nhận thức không chỉ ưu việt, mà cả các khuyết tật của cơ chế kinh tế này. Đảng Đảng
Cộng sản Việt Nam chủ trương: phải thường xuyên đấu tranh với xu hướng tự phát tư bản chủ nghĩa
và những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế của các thành phần đó. Nhà nước dùng pháp luật và
chính sách, dựa vào sức mạnh của kinh tế XHCN để kiểm soát và chi phối các thành phần kinh tế đó
theo phương châm “sử dụng để cải tạo, cải tạo để sử dụng tốt hơn.”1 “Từng bước xây dựng chính
sách bảo trợ xã hội XHCN đối với toàn dân, theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm,”
mở rộng và phát triển các công trình sự nghiệp bảo trợ xã hội, tạo lập nhiều hệ thống và hình thức
bảo trợ xã hội cho những người có công với cách mạng và những người gặp khó khăn. Nghiên cứu bổ
sung chính sách, chế độ bảo trợ xã hội phù hợp với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, quản lý
xã hội.”
Đồng thời, Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhận thức rõ sự cần thiết phải thay đổi
phương thức, mức độ can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế. Vai trò quản lý kinh tế của
nhà nước là tạo điều kiện cho các cơ sở kinh tế hoạt động có hiệu quả. Nhà nước kiểm soát và điều
khiển các xí nghiệp và đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế bằng pháp luật,
chính sách kinh tế, chính sách tiến bộ kỹ thuật, thay cho sự can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất,
kinh doanh của xí nghiệp.
Đại hội lần thứ VII (6/1991) khẳng định những thành tựu trong phát triển kinh tế thị trường ở
nước ta: “bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước.”4 Đồng thời, Đại hội tiếp tục khẳng định, mục tiêu phát triển
kinh tế thị trường chính là để xây dựng CNXH. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
4
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam do Đại hội lần thứ VII thông qua thể hiện rõ điều đó: “Phát triển một
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN;”5 “ phải giữ vững định hướng
XHCN trong quá trình đổi mới, kết hợp sự kiên định về nguyên tắc và chiến lược cách mạng với sự
linh hoạt trong sách lược, nhạy cảm nắm bắt cái mới. Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu
của nước ta.”
Đồng thời, Đại hội cũng đề cập rõ hơn việc sử dụng kinh tế thị trường để thực hiện định hướng
XHCN. “Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được cố và mở rộng.”

“Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức
mạnh của nhân tố con người và vì con người. Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển
văn hoá, xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh
thần của nhân dân. Coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, thực
hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.” Chống tệ quan liêu và những hành
vi xâm phạm quyền dân chủ của nhân dân; ngăn chặn và khắc phục dân chủ hình thức Tiếp tục cải
cách bộ máy nhà nước theo phương hướng: Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân. Nhà nước
quản lý xã hội bằng pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ Khoá VII của Đảng tiếp tục làm rõ quan hệ giữa
phát triển kinh tế thị trường và định hướng XHCN. “Tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công
bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói
giảm nghèo.”
Đại hội lần thứ VIII (tháng 12/1996) khẳng định: Sản xuất hàng hoá không đối lập với chủ
nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng.
Đại hội lần thứ VIII đã chỉ ra, kinh tế thị trường không chỉ có tác động tích cực đến thực hiện
định hướng XHCN, mà “Kinh tế thị trường có những mặt tiêu cực mâu thuẫn với bản chất của chủ
nghĩa xã hội. Đó là xu thế phân hoá giàu nghèo quá mức, là tâm lý sùng bái đồng tiền, vì đồng tiền
mà chà đạp lên đạo đức, nhân phẩm ”6 Đại hội lần thứ VIII chỉ rõ cách thức giải quyết mối quan hệ
đó: “Để phát triển sức sản xuất, cần phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, thừa nhận trên
thực tế còn có bóc lột và sự phân hóa giàu nghèo nhất định trong xã hội, nhưng phải luôn quan tâm
bảo vệ lợi ích của người lao động, vừa khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp,
vừa coi trọng xóa đói giảm nghèo.”7 Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho
sự phát triển nhanh và bền vững. Động viên nhân dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng
tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển. Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển
văn hoá, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường8. Đại hội lần thứ VIII
xác định rất rõ cách thức thực hiện định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường:
- Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Lấy
việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân

làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và hình thức
tổ chức kinh doanh.
- Chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác. Kinh tế
nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã dần dần trở thành nền tảng. Tạo
5
điều kiện kinh tế và pháp lý thuận lợi để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm đầu tư làm ăn lâu
dài. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với các thành phần kinh
tế khác cả trong và ngoài nước. Áp dụng phổ biến các hình thức kinh tế tư bản nhà nước.
- Xác lập củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong nền sản xuất xã hội, thực
hiện công bằng xã hội ngày một tốt hơn.
- Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế
là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản
xuất - kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Phân phối và phân phối lại hợp lý
các thu nhập; khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, không để diễn
ra chênh lệch quá đáng về mức sống và trình độ phát triển giữa các vùng, các tầng lớp dân cư.
- Tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của Nhà nước, khai thác triệt để vai trò tích cực đi đôi với
khắc phục và ngăn ngừa, hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường. Bảo đảm sự
bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật của mọi doanh nghiệp và cá nhân không phân
biệt thành phần kinh tế.
- Giữ vững độc lập, chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế với bên
ngoài Đại hội Đảng lần thứ IX (4/2001) đã nâng tầm nhận thức lý luận và vận dụng học thuyết
kinh tế Mác - Lênin lên một trình độ mới. Đảng CSVN đã nêu ra mô hình kinh tế tổng quát
của cả thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là “phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN.” Đại hội chỉ rõ: nền kinh tế thị trường mà chúng ta cần xây dựng là nền kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN. Những đặc trưng của nền kinh tế này là:
 Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là phát triển lực lượng sản xuất,
phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao
đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ
sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối.
 Kinh tế thị trường định hướng XHCN có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh

tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập
thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc.
 Kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước ta là Nhà
nước XHCN, quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách, sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý
của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích
cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân
lao động, của toàn thể nhân dân.
 Kinh tế thị trường định hướng XHCN thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động
và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác
vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội.
 Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng
bước phát triển. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục, xây dựng
6
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân, nâng
cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của đất
nước2. Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bao hàm đặc
trưng của kinh tế thị trường và của CNXH. Bởi vậy, chủ trương xây dựng và phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là sự vận dụng học thuyết kinh tế Mác - Lênin
vào hoàn cảnh của Việt Nam.
Đại hội lần thứ X của Đảng (12/2006) tiếp tục khẳng định: “Để đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng
ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.”1 Đại hội lần thứ X đã bàn sâu về xây
dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Để thực hiện được điều đó, Đại hội lần thứ X đã
kế thừa các tư tưởng của Đại hội lần thứ VIII, IX về quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường và định
hướng XHCN và chỉ rõ những nội dung cần thực hiện:
- Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của nhà nước. Nhà nước tập trung làm tốt các chức năng:
định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách trên cơ sở
tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc của thị trường; tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát
huy các nguồn lực của xã hội cho phát triển; đảm bảo tính bền vững và tích cực của các cân

đối kinh tế vĩ mô, hạn chế các rủi ro và tác động tiêu cực của kinh tế thị trường; thực hiện
quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động
của thị trường và doanh nghiệp
- Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế
cạnh tranh lành mạnh.
- Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh. Các thành
phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN, bình đẳng trước pháp luật, cùng tồn tại và phát triển lâu dài,
hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Tiếp tục tư tưởng của Đại hội lần thứ X, Hội nghị lần thứ sáu BCHTW (khoá X) nói rõ hơn về
kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại được phát triển tới trình độ
cao dưới CNTB, nhưng tự bản thân nó không đồng nghĩa với CNTB. Thực tiễn đổi mới ở nước ta đã
chứng minh đầy sức thuyết phục về việc sử dụng kinh tế thị trường làm phương tiện xây dựng
CNXH. Dưới góc độ thể chế, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được định nghĩa: “Đó là nền
kinh tế trong đó các thiết chế, công cụ và nguyên tắc vận hành kinh tế thị trường được tự giác tạo lập
và sử dụng để giải phóng triệt để sức sản xuất, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.”3 Nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta là một nền kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa chịu sự chi
phối bởi các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội và các yếu tố bảo đảm tính định hướng XHCN.
Hội nghị lần thứ sáu BCHTW (khoá X) đã xác định nội dung tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường định hướng XHCN:
- Hoàn thiện thể chế về sở hữu.
- Hoàn thiện thể chế về phân phối.
- Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế.
7
- Hoàn thiện thể chế đảm bảo đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị
trường.
- Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng
bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường.
- Hoàn thiện thể chế nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về

kinh tế, tăng cường sự tham gia của các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội nghề
nghiệp và của nhân dân vào quá trình phát triển kinh tế xã hội
Việc thể chế hoá nền kinh tế thị trường định hướng XHCN sẽ có tác động kép: vừa thúc đẩy
kinh tế thị trường phát triển, vừa thực hiện mục tiêu CNXH.
I.2.2 Một số nhận xét, đánh giá:
1. Trước đây cũng như hiện nay, Đảng CSVN luôn nhất quán thực hiện mục tiêu CNXH, “dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.” Chính mục tiêu này, “tiêu chuẩn của chân
lý” này đã soi đường cho việc tìm tòi giải quyết các vấn đề của thực tiễn và cho quá trình nhận thức,
vận dụng học thuyết kinh tế Marx - Lenin. Từ phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đến xây dựng,
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là những trình độ nhận thức và vận dụng học
thuyết kinh tế Marx - Lenin ngày cao, ngày càng hoàn thiện. Nhờ đó, Việt Nam đã đạt được tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao; từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; ổn định
chính trị; phát triển các mặt của đời sống xã hội Những thành công bước đầu nhưng rất quan trọng
trong việc sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng CNXH khẳng định con đường mà Việt Nam lựa
chọn là đúng đắn. Việt Nam đã vận dụng thành công học thuyết kinh tế Marx - Lenin vào điều kiện
cụ thể và mới mẻ của mình.
2. Một học thuyết kinh tế, dù khoa học đến đâu cũng không thể giải quyết được mọi vấn đề
của nền kinh tế. Học thuyết kinh tế Marx - Lenin chủ yếu nghiên cứu các xu hướng, các quy luật vận
động của nền kinh tế, tức là những vấn đề mang tính dài hạn. Do đó, việc giải quyết những vấn đề
cấp thiết, ngắn hạn mà chỉ dựa vào học thuyết kinh tế này sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, các
học thuyết kinh tế của J. Keynes, Trường phái chính hiện đại, Chủ nghĩa tự do mới lại có khả năng
giải quyết tốt các vấn đề kinh tế cụ thể, ngắn hạn và trung hạn. Vì thế, việc tuyệt đối hoá bất cứ học
thuyết kinh tế nào cũng là điều nên tránh. Do đó, trong quá trình xây dựng CNXH, đặc biệt là việc
điều hành kinh tế vĩ mô, việc nghiên cứu, vận dụng các học thuyết kinh tế hiện đại là hết sức cần
thiết. Từ thực tiễn vận dụng học thuyết kinh tế Marx - Lenin, có thể rút ra bài học là: vận dụng bất cứ
học thuyết kinh tế nào cũng phải phù hợp với điều kiện cụ thể.
3. Giữa nhận thức lý luận và tổ chức thực hiện, vận dụng học thuyết kinh tế Marx - Lenin ở
nước ta vẫn còn khoảng cách. Đó là việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường; thực
hiện bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; tăng trưởng kinh tế gắn kết với tiến bộ và công bằng xã
hội trên thực tế còn nhiều bất cập. Tình trạng các cơ quan nhà nước hoạt động kém hiệu quả, buông

lỏng quản lý trên nhiều lĩnh vực; một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước thiếu năng lực, thiếu trách
nhiệm, tham nhũng, xâm phạm quyền lợi của công dân đã làm cho nhiều quan điểm, chủ trương
đúng đắn của Đảng chưa được thực hiện trong thực tế. Điều này àm ảnh hưởng đến lòng tin của
người dân đến sự lãnh đạo của Đảng,Cộng sản Việt Nam đến niềm tin vào học thuyết kinh tế Marx -
Lenin. Nâng cao phẩm chất và năng lực hành động, năng lực chịu trách nhiệm của Đảng viên, của
8
cán bộ, công chức nhà nước trở thành nhân tố quyết định thành công sự nghiệp xây dựng CNXH trên
đất nước ta.
I.2.3 Một vài khuyến nghị:
1. CNXH dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Logic đơn giản là, xây dựng
CNXH phải xây dựng chế độ sở hữu đó. Do đó, ở các nước XHCN trước đây, chế độ sở hữu công
cộng đã được xây dựng bằng những nỗ lực chủ quan, bằng cả biện pháp hành chính. Nên nhớ rằng,
theo tư tưởng của K.Marx và F.Engels, quan hệ sản xuất, trong đó trước hết là quan hệ sở hữu phải
phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trong giai đoạn đầu của CNTB,
chế độ sở hữu tư nhân TBCN phù hợp với trình độ còn thấp kém của lực lượng sản xuất nên đã trở
thành động lực cho sự phát triển của nền sản xuất. Nhờ đó, như K.Marx đã nói, chỉ trong vòng mấy
trăm năm tồn tại của mình, CNTB đã tạo ra một khối lượng của cải nhiều gấp nhiều lần khối lượng
của cải của các xã hội trước cộng lại. Chỉ khi lực lượng sản xuất đã phát triển cao, xã hội hoá cao độ,
chế độ sở hữu tư nhân TBCN mới trở nên lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu phát triển của lực
lượng sản xuất và phải được thay thế bằng chế độ sở hữu công cộng. Như thế, chế độ sở hữu công
cộng không phải là mục tiêu cần phải thực hiện, mà là sản phẩm tất yếu của xã hội hoá.
Mơ ước từ ngàn đời và là mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại là thỏa mãn
ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người; con người được phát triển tự do và
toàn diện. Qua các phương thức sản xuất khác nhau, mục tiêu, mơ ước đó từng bước được thực hiện.
Nhưng theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx - Lenin, chỉ đến CNXH và CNCS, lực lượng sản
xuất phát triển rất cao, chế độ sở hữu công cộng được thiết lập mới có đủ điều kiện thực hiện mục
tiêu, mơ ước đó. Như vậy, chế độ sở hữu công cộng là động lực cho phát triển, thật sự vì con người
phải dựa trên sự phát triển cao của lực lượng sản xuất.
Hiện nay, trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta còn thấp, chế độ sở hữu tư nhân còn phù
hợp, là động lực phát triển sản xuất thì chế độ sở hữu công cộng đã có cơ sở kinh tế để tồn tại và phát

triển hay chưa? Thực tiễn cho thấy, hiệu quả hoạt động của kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể thấp
kém hơn so với kinh tế tư nhân. Do đó, việc xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế
nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng có phù hợp với quy luật về sự phù hợp của
quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất hay không? Làm thế nào kinh
tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng khi
chúng hoạt động kém hiệu quả?
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, kinh tế nhà nước là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô nên
sự tồn tại của nó là khách quan. Ở các nước phát triển, kinh tế nhà nước chỉ chiếm 10 - 15% GDP
nhưng vẫn có thể thực hiện được sứ mạng đó. Ở nước ta trong những năm qua, kinh tế nhà nước chưa
thể giữ vai trò chủ đạo nhưng đất nước ta vẫn đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc thực hiện
định hướng XHCN. Thuật ngữ kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo có thể gây hiểu nhầm trong chỉ
đạo thực tiễn. Sự ưu tiên cho kinh tế nhà nước đã làm méo mó các quan hệ thị trường, làm cho thị
trường hoạt động kém hiệu quả, việc thực hiện định hướng XHCN gặp nhiều khó khăn. Do đó, chúng
tôi đề nghị sửa thuật ngữ này trong Cương lĩnh mới và trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI sắp
tới thành kinh tế nhà nước phải là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô thật sự hiệu quả.
2. Định hướng XHCN đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, nếu sự can thiệp của nhà nước quá mức hoặc không đủ mức cần thiết đều ảnh hưởng xấu
9
đến sự phát triển kinh tế thị trường. Để phát huy vai trò của kinh tế thị trường và của chính mình, nhà
nước chỉ nên can thiệp nhằm khắc phục các khuyết tật của kinh tế thị trường; đặc biệt khắc phục mặt
trái của quá trình hội nhập quốc tế, tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế thị
trường rút ngắn. Về nguyên tắc, nền kinh tế thị trường phát triển càng cao, phạm vi và mức độ can
thiệp của nhà nước càng phải giảm. Trong nền kinh tế thị trường, chức năng chủ yếu của nhà nước là
tạo lập môi trường để các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Để điều tiết kinh tế thị trường hiệu quả, bản thân nhà nước phải thay đổi. Nhà nước không
đứng trên, đứng ngoài mà phải tương thích với kinh tế thị trường. Trong điều kiện toàn cầu hoá,
những nước đi sau có khả năng thực hiện phát triển rút ngắn nhưng khả năng này có trở thành hiện
thực hay không là tuỳ thuộc vào nhà nước. Đây là vai trò rất quan trọng của nhà nước ở Việt Nam
hiện nay. Nhà nước của dân, do dân, vì dân quản lý nền kinh tế là một đặc trưng của nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN. Do đó, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân trở thành yêu cầu bức

xúc và là thách thức thật sự để sử dụng kinh tế thị trường thực hiện định hướng XHCN.
Nhà nước nói chung có những khuyết tật có thể dẫn tới sự thất bại trong hoạt động điều tiết
kinh tế. Những nguyên nhân chính là:
i) Bộ máy nhà nước có khả năng bị chi phối bởi các nhóm lợi ích và trở thành nhà nước trục
lợi và tham nhũng.
ii) Là bộ máy quyền lực của xã hội, nhà nước có khả năng lạm quyền và đi trệch khỏi bản
chất công quyền của mình, chuyển thành bộ máy quyền lực đứng trên xã hội, đối lập với xã hội.
iii) Chủ nghĩa tập thể là một thuộc tính vốn có của nhà nước và đi liền với nó là tính trách
nhiệm thấp, tính năng động thấp và hiệu lực của bộ máy thấp.
iv) Trong điều kiện các nước chậm phát triển, nhà nước mang đậm dấu ấn của chế độ chuyên
chế, mất dân chủ. Bởi vậy, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân cần phải tính đến và khắc phục
được những khuyết tật đó.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN trước hết phải thực hiện phân phối theo các nguyên tắc thị
trường, tức là theo quy mô đóng góp và hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Thực hiện nguyên tắc phân
phối này góp phần huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn thị trường không chỉ trong lĩnh
vực sản xuất, lưu thông, mà cả trong lĩnh vực phân phối. Phân phối cho đóng góp của các nguồn lực
cũng cần công bằng như phân phối cho lao động. Đề cao phân phối theo lao động là không phù hợp
với cơ chế thị trường và sẽ không thực hiện được trong thực tế.
Mặt trái của nguyên tắc phân phối theo cơ chế thị trường là tạo ra giãn cách về thu nhập, dẫn
đến phân hóa giàu nghèo Điều đó cần được hạn chế, khắc phục bằng các chính sách phân phối của
nhà nước. Việc xác định “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay
trong từng bước phát triển” là chuẩn xác. Những năm vừa qua, đất nước ta đã đạt được nhiều thành
tựu trong xoá đói, giảm nghèo và được thế giới thừa nhận.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, mức độ công bằng lại bị quy định bởi trình độ phát triển kinh tế.
Chừng nào đất nước ta chưa thoát ra khỏi tình trạng chậm phát triển, chừng đó nghèo đói, mất công
bằng vẫn mang tính bức xúc.
10
Kinh tế thị trường là thành tựu chung của nhân loại. Các nước có chế độ xã hội khác nhau suy
cho cùng đều hướng tới những giá trị chung như dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và
văn minh. Bởi vậy, đất nước ta xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường, thực hiện định hướng

XHCN là phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại và của thời đại. Cũng vì thế, việc mở cửa hội
nhập, tham khảo kinh nghiệm của các nước đi trước, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, mở rộng
thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh là cần thiết, hợp quy luật.
Ngày nay, đối với các nước đang phát triển, theo kịp các nước đi trước không đơn thuần là
mơ ước, mà đã trở thành điều kiện để tồn tại và phát triển. Bởi vậy, phát triển rút ngắn là tất yếu, là
quy luật đối với đất nước ta. Nghiên cứu con đường phát triển rút ngắn của các nước đi trước như
Nhật Bản, các nước và lãnh thổ công nghiệp mới châu Á cho thấy, trong điều kiện hiện nay, nếu
chúng ta nhận thức được các quy luật phát triển và nỗ lực hành động theo yêu cầu của các quy luật đó
thì hoàn toàn có thể thực hiện phát triển rút ngắn.
Trong giai đoạn hiện đại, một số quốc gia đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng đã
phải trả giá về xã hội và môi trường. Ngày nay, tăng trưởng kinh tế nhanh là không đủ, mà phải thực
hiện phát triển bền vững. Đó là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng
kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững thể hiện rất rõ mối
quan hệ giữa kinh tế thị trường với định hướng XHCN và phương thức giải quyết mối quan hệ này.
Ngày nay, phát triển bền vững được cả thế giới quan tâm và Việt Nam sẽ không thể là ngoại lệ.
Bởi thế, quá trình phát triển kinh tế thị trường và thực hiện định hướng XHCN của Việt Nam
cùng một lúc phải giải quyết được cả 3 vấn đề: i) tăng trưởng cao, ổn định và từng bước nâng cao
chất lượng tăng trưởng. ii) hạn chế và giảm thiểu các vấn đề xã hội như: phân hóa giàu nghèo, tệ nạn
xã hội bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên và môi trường; giữ gìn cân bằng sinh thái.
Thực hiện đồng thời cả 3 vấn đề trên thực chất là giải bài toán về sự lựa chọn, đánh đổi. Nguyên
tắc của sự lựa chọn phải là: tối ưu về hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường. Không phát triển bền
vững không thể có CNXH. Bởi vậy, phát triển rút ngắn và bền vững phải trở thành đặc trưng của nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
2. Học thuyết kinh tế của trường phái cổ điển mới
2.1 Khái quát lý thuyết chính
Đặc điểm chủ yếu của trường phái cổ điển mới là:
- Dựa vào tâm lí chủ quan để giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế, đưa ra thuyếtgiá trị
chủ quan hay giá trị - ích lợi. Đưa ra những khái niệm mới như: ích lợi giới hạn, năng suấtgiới
hạn, sản phẩm giới hạn, … (Vì vậy còn gọi là trường phái giới hạn).
- Dùng phương pháp phân tích vi mô: chủ trương từ sự phân tích kinh tế trong các xínghiệp để

rút ra những kết luận chung cho toàn xã hội. Chuyển sự nghiên cứu kinh tế sang lĩnhvực lưu
thông, trao đổi và nhu cầu. Tích cực áp dụng toán học vào phân tích kinh tế.
- Chủ trương chia kinh tế chính trị thành: kinh tế thuần túy, kinh tế xã hội và kinh tế ứngdụng,
đưa ra khái niệm kinh tế thay cho kinh tế chính trị.
- Các nhà kinh tế trường phái cổ điển mới đã đạt được một số thành tựu, đó là:
- Những phân tích về kinh tế thị trường hiện đại cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã đượcvận
11
dụng trong hoạt động thực tiễn.
- Đã có dự phân tích cụ thể sự vận động của nền kinh tế trên cơ sở các quy luật của thịtrường,
nghiên cứu sâu hơn các quan hệ sản xuất trao đổi.
- Đã góp phần vào sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản, đưa ra những biện pháp điều chỉnhchu
kỳ kinh tế của chủ nghĩa tư bản.
- Tác động đến việc xây dựng các chính sách kinh tế của các nước tư bản trong thời kỳ này.
- Là cơ sở của kinh tế học vĩ mô hiện đại
Hạn chế:
Với ý định cách tân, bổ khuyết cho các tư tưởng kinh tế tư sản cổ điển song còn nhiều hạnchế và
nhiều lý luận không vượt qua được kinh tế tư sản cổ điển, những hạn chế đó là:
- Mưu toan bác bỏ học thuyết kinh tế Mác về giá trị, giá trị thặng dư, tư bản và các kết luậncủa
Mác về mâu thuẫn tư sản và công nhân, về sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản.
- Xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa duy tâm chủ quan, không tính đến vai trò quyết định củanền
sản xuất và của các điều kiện lịch sử xã hội. Những điều kiện này quyết định đặc điểm
pháttriển kinh tế ở một giai đoạn nhất định. Từ đó đi đến khẳng định các phạm trù kinh tế
trong chủnghĩa tư bản là tồn tại vĩnh viễn.
- Mưu toan biến kinh tế chính trị thành môn khoa học kinh tế thuần túy. Thực chất muốn gạtbỏ
mối quan hệ kinh tế và chính trị, coi những hoạt động kinh tế là những hoạt động tách rời
khỏimột chế độ chính trị nhất định, che giấu những lợi ích kinh tế khác nhau đằng sau những
hoạtđộng kinh tế.
2.2 Nội dung vận dụng vào nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Nền kinh tế thị trường xã hội ở Việt Nam đã có sự kết hợp của tự do cá nhân, năng lực hoạt
động kinh tế với công bằng xã hội. Sự tự do thị trường, tự do kinh doanh, bảo vệ quyền sở hữu

tư nhân, thừa nhận vai trò của Nhà nước.
- Nhà nước đã có những biện pháp bảo vệ các xí nghiệp được cạnh tranh lành mạnh
- Tuy nhiên sự can thiệp của nhà nước đôi khi chưa được hợp lý. Vẫn còn chịu sự khống chế
của độc quyền như điện, nước. Hay sự tăng giá cả bất hợp lý của 1 số mặt hàng thiết yếu như
xăng dầu, vàng vẫn không có biện pháp giải quyết.
3. Học thuyết kinh tế của trường phái Keynes
3.1 Khái quát lý thuyết chính
Vai trò kinh tế của nhà nước:
Keynes đã bác bỏ quan điểm giá cả và tiền lương sinh hoạt, để tự cân đối cung – cầu của trường
phái kinh tế cổ điển và tân cổ điển. Ông cho rằng một nền kinh tế không có khả năng tự động điều
chỉnh một cách hoàn hảo. Theo ông trong điều kiện một nền kinh tế mới thì giá cả và tiền lương là
cân nhắc. Vì thế thị trường không còn khả năng tự điều chỉnh. Các tổ chức độc quyền và nhà nước đã
12
can thiệp vào giá cả mặt hàng và sự đấu tranh của công đoàn dẫn đến các thỏa ước lao động, chính nó
ràng buộc mức tiền lương. Vì vậy, vai trò kinh tế của nhà nước là hết sức quan trọng, để chống lại
tình trạng khủng hoảng, suy thoái và thất nghiệp. Vai trò của nhà nước sẽ làm tăng mức sản lượng của
nền kinh tế gần với mức sản lượng tiềm năng.
Thất nghiệp, suy thoái:
Theo ông tình trạng thất nghiệp kéo dài do thiếu hụt một số an hữu hiệu, mức cầu bảo đảm lợi
nhuận cho các nhà đầu tư, sỡ dĩ có tình trạng này là do:
- Khuynh hướng tiết kiệm ngày càng gia tăng, nó mang tính chất tâm lý, biểu hiện trong từng cá
nhân, tổ chức XH và ngay cả trong các doanh nghiệp. Khuynh hướng tiết kiệm được biểu hiện
như sau: Khi sản xuất tăng lên thì thu nhập tăng lên, thu nhập chia làm hai bộ phận là tiêu
dùng và tiết kiệm (để dự phòng cho tương lai). Khi thu nhập tăng thì bộ phận tiêu dùng có thể
tăng tuyệt đối và giảm tương đối. Khuynh hướng tiết kiệm trong tiêu dùng cá nhân làm cho
cầu tiêu dùng cá nhân tăng chậm hơn là cung. Cầu đầu tư cũng có khả năng tăng chậm hơn do
cầu tiêu dùng chậm, lãi suất ngân hàng thường cố định ở mức tương đối cao trong khi tỷ suất
lợi nhuận có xu hướng giảm sút. Vì thế tổng cầu giảm sút do với tổng cung.
- Giải pháp chống suy thoái và thất nghiệp: theo ông đó là hai căn bệnh chủ yếu của nền kinh tế,
vì thế tất cả mọi nỗ lực của XH là làm sao giảm suy thoái và thất nghiệp. Ông đề ra giải pháp

là tăng mức cầu, vì theo ông tổng cầu tăng ảnh hưởng đến tổng cung sẽ làm giảm suy thoái và
thất nghiệp. Cách làm tăng mức cầu D cần có sự can thiệp của nhà nước: Sự can thiệp của
nhà nước sử dụng công cụ chính là chủ yếu (thu thuế, chi ngân sách). Theo ông phần chi của
chính phủ là công cụ chính yếu bởi vì khi chi tiêu chính phủ tăng làm kích thích mang tính đẩy
chuyển để làm tăng tổng cầu nói chung. Sự tăng tổng cầu tác động đến tổng cung cũng theo
một tác động dây chuyền.
Lý thuyết mô hình số nhân:
Số nhân là hệ số bằng số phản ánh mức độ gia tăng của sản lượng do kết quả của việc gia tăng, đầu tư
hay là con số mà ta phải nhận sự thay đổi đầu tư với nó, để xác định sự thay đổi trong tổng sản lượng.

Y=L/MPS x

L hay

Y= I/(I-MPC) x

I
Với Y: số giá của sản lượng
 I: số giá của đầu tư
MPS: tiết kiệm trên hạn mức
MPC: tiêu dùng trên hạn mức
Số nhân tỷ lệ thuận với mức tiêu dùng trên hạn mức và tỷ lệ nghịch với mức tiết kiệm trên hạn mức.
13
Ngoài ra Keynes còn đề nghị một chính sách tiền lương tối thiểu vì tiền lương giảm sẽ dẫn đến khối
lượng tiền tiết kiệm giảm, sẽ khuấy động nền kinh tế (lương thấp: chủ tư bản sẽ thuê được nhiều công
nhân: tiền lương công nhân không tiết kiệm được đem ra tiêu dùng hết).
Điều chỉnh kinh tế theo thuyết Keynes:
* Điều chỉnh bằng lãi suất: Theo Keynes lãi suất là phần trả công cho việc không sử dụng tiền mặt
trong một thời gian xác định nào đó, lãi suất sẽ tỷ lệ nghịch với ý muốn giữ tiền mặt của dân cư, hai
yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất.

- Khối lượng tiền tệ trong lưu thông tỷ lệ nghịch với lãi suất, Keynes chủ trương đưa thêm tiền
vào lưu thông, làm giảm lãi suất thực tế, sẽ kích thích dân cư.
- Sự ưa chuộng tiền mặt trong nền kinh tế do: động lực giao dịch, động lực dự phòng và động
cơ đầu tư.
 lãi suất là một khuynh hướng tâm lý cao độ, có tính quy ước, chính phủ có thể dùng chính sách
điều chỉnh lãi suất để tác động vào kinh tế.
* Sử dụng hệ thống tài chính, tiền tệ nhằm kích thích lòng tin, tính lạc quan và tính tiêu cực đầu tư
của các nhà kinh doanh. Chủ trương:
- Tăng khối lượng tiền tệ vào lưu thông để giảm lãi suất thực tế cho vay.
- Khuyến khích các nhà tư sản mở rộng quy mô vay vốn mở rộng đầu tư.
- Dùng lạm phát có kiểm soát.
- Nhà nước có thể in thêm tiền để bù đắp thân hụt ngân sách, mở rộng đầu tư và bảo đảm chi
tiêu chính phủ.
*Sử dụng công cụ thuế:Tăng thuế với người lao động để giảm phần tiết kiệm từ thu nhập của họ và
đưa phần này vào đầu tư của nhà nước, Giảm thuế cho các nhà tư bản kinh doanh, nhằm khuyến
khích cho các nhà tư bản kinh doanh và nâng cao hiệu quả đầu tư.
*Mở rộng các hoạt động đầu tư của nhà nước kể cả các hoạt động đầu tư như: sản xuất vũ khí, quân
sự hóa nền kinh tế, chiến tranh đều tốt vì nó tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập, nâng cao tiêu dùng
và chống được khủng hoảng kinh tế.
*Mở rộng khuyến khích các hoạt động tiêu dùng nhất là tiêu dùng cá nhân.
3.2 Nội dung vận dụng vào nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Học thuyết kinh tế của Keynes ra đời trong hoàn cảnh các nước tư bản đang khủng hoảng kinh
tế, thất nghiệp thường xuyên.
Với Việt Nam, thì suy thoái kinh tế toàn cầu đã tràn vào kinh tế Việt Nam ở mọi chiều khác
nhau, rõ nhất kể từ tháng 10 năm 2008. Xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp,
khách du lịch, cầu trong nước, mạng lưới kinh doanh xây dựng và phát triển kể từ khi thành lập các
doanh nghiệp và lưu chuyển tiền tệ tất cả đều giảm mạnh.
14
Và theo Keynes, ông cho rằng không thể bị động chờ đợi nền kinh tế tự hiệu chỉnh để có được
sản lượng tiềm năng và mức nhân dụng tối đa trong dài hạn, bởi vì trong dài hạn thì nền kinh tế sẽ

chết. Chính phủ các nước cần can thiệp sâu hơn vào nền kinh tế, hành động tức thời.
Vận dụng theo học thuyết của Keynes vào môi trường kinh tế theo định hướng chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam,ta cần lưu ý một số điểm đáng chú ý sau:
- Kích cầu dựa trên lý thuyết của Keynes, tức là phải làm tăng sản lượng và mức nhân dụng,
phải làm tăng cầu đầu tư chính phủ và tư nhân, cầu tiêu dung tư nhân và chính phủ, tăng
xuất khẩu vf giảm nhập khẩu, theo số nhân k trong nền kinh tế : k= 1/[(1-c) + (e – m)]
- Phải có lựa chọn giữa các chính sách kích cầu và phải có thứ tự ưu tiên cho chính sách kích
cầu, mang lại số nhân k cao nhất để tạo ra nhiều hoạt động kinh tế đất nước
- Tiến hành trong ngắn hạn cho đến khi nền kinh tế đã đi vào quỹ đạo ổn định, liên tục va
quân bình, thì sự can thiệp kích cầu của chính phủ chấm dứt.
- Kích cầu là đưa nền kinh tế về quỹ đạo bình thường có tính đến những vấn đề nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, địa phương và quốc gia. Năng lực cạnh tranh là vấn
đề phải đối mặt trước và sau suy thoái cầu. Kích cầu mà không tính đến năng lực cạnh
tranh hay quá chú trọng năng lực cạnh tranh mà đi xa quỹ đạo kích cầu của Keynes cũng
đều không hợp lý
3.3 Một số chính sách được áp dụng ở Việt Nam
A. Kíchcầuxuấtkhẩu:
Tuylựachọnpháttriểnkinhtếdựavàoxuấtkhẩulàđúng đắnnhưng xuấtkhẩucủaViệtNamchủ
yếusảnphẩmthô,hàmlượng giátrịgiatăngtrongsảnphẩm
khôngcao,nằmtrongquỹđạogiacông,chếbiếnvàlắpráp
vàđặcbiệtlàtrongmặthàngxuấtkhẩuthìhàmlượng nhập khẩuchiếmtỷtrọnglớn
(đâylàvấnđềthươngmạitạothương mại)làmchonhậpkhẩungàycàngnhiềuhơn vàlệthuộcvào
hàngnhập.Do nềnkinhtế dựanhiềuvàoxuấtkhẩu(năm2007
chiếm77%GDP)nênsuythoáitừbênngoàiảnhhưởng ngay đếnnềnkinhtếquakênhnày,chưa
kểđếnlượng hànghóaở cácnướckhôngbánđượctrànvàoViệtNam.
Như vậy câu hỏi đặt ra, cho các nhà hoạch định chính sách:Kíchcầuxuấtkhẩubắtđầutừđâu?
Vìnguồnlựccóhạn chonênchúngtachỉcóthểbắtđầutừ vấnđềquantrọngnhất đếnvấnđềít quantrọnghơn.
Thứnhất:Tập trunghỗ trợtrựctiếp ngànhxuấtkhẩu mà
cótỷlệnộiđịahóacaonhất(nộilực),thườnglànhữngngành xuấtkhẩunôngsản(thủysản,trồngtrọtvàchăn
nuôi). Trong côngthức(2),cóthểthấytậptrungvàonhững ngànhnàysố

nhântổngcầucaonhấtvìvừalàmchotăngkhuynhhướngxuất khẩubiên(e)vàvừalàmgiảmkhuynhhướng
nhậpkhẩubiên (m).Hơn nữa,chínhsáchnàycũnggiảiquyếtvấnđềviệclàm
vàđờisốngchonhữngngườiởnôngthônkhibịthấtnghiệpở đôthịtrởvề.
Thứhai:Phảikhảosát độnhạygiữamứctăngcungxuất khẩu, mứcgiảmcầu
nhậpkhẩuvớisựphágiáđồngViệtNam, đểcóthểcóđượcchínhsáchphágiátiềnđồngtrongphạm
vicóhiệuquả.Chuyêngiakinh tếVũQuangViệtchorằng xuấtkhẩuvàoqúyhainăm2009sẽgiảmmạnhvìhợp
15
đồng xuấtkhẩucóthểkhôngđược kýtiếpvànguycơảnhhưởng
tiêucựcđếnViệtNamsẽrõnétnhất(Viet,2009).Bỏđitư duylàhễthấyxuấtkhẩu giảmlàphá giá.Phágiá
phảicó hiệu quả,tức làcótínhđếnđiềukiệnMarshall–Lerner (Điềukiện Marshall–Lerner
chorằngchínhsáchphágiáhaynânggiá đồngtiềnhữuhiệukhitổngtrịtuyệtđốicủahệsốcogiãncung xuất
khẩuvà trịtuyệtđốihệ sốco giãncầunhậpkhẩuphảilớn hơnmộtđơnvị).
Thứ ba:Hỗtrợ cácngành haydoanhnghiệpthaythếhàng nhậphaycókhuynhhướng
thaythếhàngnhập,việcnàylàm giảmkhuynhhướngnhậpkhẩubiên(m)trongsốnhâncủatổng
cầu.Sựthaythếhàngnhậpphảibắtđầutừngànhcóquymô vàtốcđộthaythếcaovàđượctiến hànhtrênbamặt
(sản xuất, phânphốivàtiêudùng).
B. Kíchcầubằng chínhsáchtàikhóa
Chínhsáchtàikhóalàchínhsáchcònlạiphảinghĩtới trong
điềukiệnsuythoáihiệnnay.Cáctiêuchuẩncầnphảiđặtra khisử
dụngchínhsáchnàytrongđiềukiệnsuythoáicầucủa Keynesnhưsau:
- Sửdụngchínhsáchnàyphảiđưavàomứclạmphátmục
tiêutốiđa(maximumtargetedinflation).Vìgiatăngchitiêu và/haygiảmthuếđềucónguycơ
dẫnđếnlạmphát,dođó phảikhốngchếlạmphátởmứcchophép.Vìlạmphátsẽ ảnhhưởng
đếnansinhxãhội,đầutưtrongnướcvànước ngoài.Ởđâykhông
phảisựđánhđổigiữatăngtrưởngkinh tếvàổnđịnhkinhtế(kíchcầu),màlàsựđánhđổigiữa sự ổn
địnhkinhtếnày (kíchcầu)và mộtsựổnđịnh khác(mức
lạmpháttốiđakhôngđượcvượtqua).Phảiđiềuchỉnhtỷ lệthâmhụtngânsáchvới
tỷlệlạmpháttốiđachophép, hơn làđiềuchỉnhtỷlệthâmhụtngânsách(khốngchế8%
GDPchonăm2009,bìnhquânchỉcó5%)với tăngtrưởng
kinhtếcóhiệuchỉnhxuốngcòn5%nhưmộtsốnhàkinh

tếbànđến.Tiêuchuẩnnàyphòngngừanguycơcóthểđưa đếntìnhtrạngngưng trệnhư
đãđềcậpbêntrên.Mứclạm phátdựkiến15%(chứ khôngphảimứclạmphátmụctiêu tốithiểu)
làcaotrong nền kinh tếsuythoái (xem chúthích (iv)),cóthểảnhhưởng
mạnhđếnansinhxãhộitrêndiện rộngvàđầutưtrong và ngoàinước.
- Vềnguyêntắc,tác độngcủachitiêuchínhphủ đếnsốnhân củatổngcầuphảilớn đểcóthểvực
dậyhoạtđộngkinhtế đấtnước. Nếuchínhphủtăngchitiêu,người dânsẽnhận
thêmtiềnvàchivàohànghóatiêudùngthêmvàđểdành
lại.Hànghóabánthêmđượcdongườidânchichotiêudùng
thêm,chophépdoanhnghiệpthuêmướnthêmlaođộngvà
trả
lương
chohọvà
nhữngngười
này,đếnlượthọ,họsửdụng tiềnlương
đểchitiêu.Tiếntrìnhnàytiếptục.Ởmỗibước, tiếntrìnhgiatăngchitiêunhỏhơnsovớibước trước.
Tiến trìnhnàytiếp tụcchođến khihộitụvềđiểmcân bằng và đượcgọilà
tiếntrìnhsốnhâncủachitiêucủachínhphủ.
- Phảiminhbạchthuchichínhphủvàkiểmsoátcácdự án công,đặcbiệtlà ngânquỹsửdụng vào
kíchcầu,vìnguycơ lạm dụngquyềnlực(nhưphê phántrườngpháicủaÁo)hay
nguycơhìnhthànhcácnhómlợiíchcó liên quanđến chính
16
phủ(nhưphêphántrườngpháiCổĐiểnvàTânCổĐiển)
làtìnhhuốngcóthểxảyravànếulànhưthếthìchínhsách
kíchcầusẽkhôngcònhiệulực.Tiềnsửdụngkíchcầu,từtrái phiếuchínhphủ(64ngàntỷ
đồngthayvì36ngàntỷ nhưdự kiếncuốinăm2008)phảiđượcsửdụngcókiểmsoát.Chúng
tađãquyếtđịnhđổi
tương
laiđểmuahiệntại,thìphảilàhiện
tại
được

kiểmsoátvàphảivựcdậyhoạtđộngcủanềnkinhtế.
Điềunàycóthểgiảithíchnhưsau:Chínhphủphảibántrái
phiếura,cónghĩalàtăngnợphảitrảtrongtươnglai,trong
điềukiệnnềnkinhtếkhókhănlàdựtrữngoạihốiViệtNam
thuộcloạithấp,thâmhụtngânsáchhàngnăm5%GDP,hiệu quả nềnkinhtếthấp(ICOR= 4,9
năm2008),doanhnghiệp nhànướcthìhiệuquảcàngthấphơnnữavàchiphígiaodịch
cao.Hơnnữa,các chuyêngiakhôngbiếttiền kíchcầuđivề đâu,thìlàmsao đánhgiáhiệuquả?
Vớinhữngtiêuchuẩnnhưvậy,kíchcầubằngchínhsáchtài khóabắtđầutừđâu?
Kíchcầubằngđầutưvàocơ sởhạtầng, hỗtrợtiêudùng,hỗtrợlãisuấtvàcắtgiảmthuế.
Thứ nhất:Đầutư vàocơ sở hạtầng(đặcbiệtlàcơ sởhạtầng nôngthôn, vùng đệmđểgiảiquyết
việclàmtừ đôthịthất nghiệptrở về),đầutư vàogiáodụcvàytế.Đầutư nàycóý nghĩa:Giatăngsảnlượng
quasốnhântổngcầucủaKeynes, tăngmứcnhândụngđểgiảiquyếtvấnđềansinhxãhội,giảm
thiểumấtcôngbằngtrongxãhộibởivì,dotínhkhôngloại
trừcủahànghóacông,mọingườitrongxãhộiđềucóthểtiêu dùng,vìthếsẽlàmgiatăngphúclợi
xãhội,đặcbiệtlàcho nhữngngười nghèo.Tronggiatăngsốnhâncủatổngcầucó
hàmchứalà:Đầutưchínhphủlàmgiảmchiphícủađầutưtư nhân (về các khía cạnh cơsởhạtầng kinhtế,
kỹthuật, thểchế, thôngtin,ngànhhỗtrợvànguồnnhânlực)vàdođókíchthích đầutưtưnhân(crowd–
ineffects) (NaoyukiYoshinovà Masaki Nakahigashi,2000).
Thứ hai: Hỗ trợ tiêu dùng thiết yếu trong nước. Hỗ trợ
nàygiúp:Giatăngsảnlượngthôngquasốnhântiêudùngcủa Keynes;nớilỏngthóiquentiêudùngmàtrước
đóđãbịthắt chặtthôngquachínhsáchthắtchặttiềntệ;chútrọnghơn thị trường
nộiđịa,bỏđiquanđiểmhàngtốtthìxuấtkhẩu,còn hàngkhôngtốtthìtiêudùngtrongnước. Chínhsáchmở
rộng thịtrườngnôngthôn phảiđisauchínhsáchtăngthunhập (xây dựng
cơsởhạtầng,tạoviệclàm,giảmthuế,mởrộngcơhội
kinhtếnôngthôn),bởivìnôngdânlàthànhphầncóthunhập thấp,khuynh
hướngtiêudùngbiêncao,nhưngtiêudùngtuyệt đốithấpvàchủyếulàhànghóathiếtyếu.Liệumở rộngthị
trường nôngthôncóhiệuquảhaykhôngkhithunhậpngười nông dânkhông tănglên?Ởđâychúng
tacóthểthấyyếutố trướcsaucủachínhsáchrấtquantrọng.Cònkíchcầutiêudùng củangười
cóthunhậpcaonhưthếnào?Theolýthuyếtcủa Keynes,những ngườicóthunhậpcaothìkhuynhhướng tiêu
dùngbiênthấp,mặcdùlượng tiêudùngtuyệtđốicao.ỞViệt Nam,những người

nàytiêudùnghànghóavàdịchvụkhông thiếtyếumàđaphầnlàtừnhậpkhẩu
(C
f
trongphươngtrìnhsố1làrấtlớn).Nhưvậyhiệuquả sốnhânkhôngcaokhikíchcầu tiêudùngnhómcó
thunhậpcaonày.
Thứ ba: Hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp. Những điểmcầnlưuýkhithực
17
hiệnchínhsáchnàylà:Mộtsốdoanh nghiệpkhông tậptrungvàohoạtđộng kinhdoanh chính,chạy
theobong bóngchứngkhoánvàbấtđộngsảntrong năm2007, hậuquảlàlợinhuậnâmvànhững
khoảnnợtrongnăm2008. Hỗtrợlãisuấtgiúpchocácdoanhnghiệpnàyvaynợmới, trảnợ
cũvàthoátkhỏiphásản.Điềunàylàbấtcông,không hiệuquảvàkhôngcóliênquangìđếnchínhsáchkíchcầu
củaKeynes.Trong điềukiệnsuythoáivàcanthiệpcủachính phủ,thìquyluậtđàothảivẫnphảichiphối.Hơn
nữa,trênthị trườngtồntạihaimứclãisuấtưuđãi4%vàlãisuấtkhông ưu đãi10,5%cùngmộtlúc,thìsẽ
tạokhônggiansinhtồn cholạm quyềnvà nhómlợiích nhưđã đề cậpbêntrên. Màgiả sửchính
sáchhỗtrợlãisuấtkhôngđưa đếnsựlạmquyềnvàsựhình thànhcácnhómlợi
íchthìhàngloạtcáccâuhỏiđặtratừhiệu quảcủachínhsáchkíchcầunày:Liệuvới mức lãisuấtthấp này,doanh
nghiệpgiảmchiphívàtăngđầutưthêmbaonhiêu (vìđầutưnàymớitínhvàocầuđầutư,nhântốcủatổngcầu)?
Liệuhànhvicủadoanhnghiệpcóđầutưthêmhaykhông, khicầukhôngcó?
Liệudoanhnghiệpkhôngđầutưthêm, thìdoanhnghiệpdùngkhoảndư ranày,từ khoảntrợlãisuất
này,íchtíchlũythêmđượcbaonhiêuhaykíchtrảnợbaonhiêu?
Thứtư: Kíchcầubằngchínhsách cắtgiảmthuế.Mụctiêu củachính
sáchcắtgiảmthuếlàđểtăngthunhậpkhảdụngvà tăngtổngcầu.Tuynhiêncầnphảilưu
ý,vớiđặcđiểmtiêudùng củathànhphầncóthunhậpcaotạiViệtNam, chínhsáchhoãn
thuếthunhậpcánhânlàkhônghiệuquả(hiệuứng sốnhân thấp)vàgây lãngphí (giảmthungân sách).
Vìthế,việchoãn thuthuếthunhập cánhân chỉnênápdụngchobộphậncóthu
nhậpdướimộtngưỡngnhấtđịnh.
Vận dụng học thuyết Keynes hiện nay ở nước ta nhằm chống suy giảm kinh tế
- Xây dựng bộ phận kinh tế nhà nước vững mạnh và hoạt động có hiệu quả.
 Kinh tế nhà nước bao gồm nhiều bộ phận hợp thành, trong đó doanh nghiệp nhà nước là
một trong những bộ phận nòng cốt, vì đây là bộ phận chiếm giữ một phần lớn tài sản của

nền kinh tế và tạo ra khoảng trên 1/3 tổng sản phẩm xã hội (GDP) và là một lực lượng
vật chất quan trọng để nhà nước tác động tới nền kinh tế quốc dân.
 Đồng thời theo quan điểm của Đảng ta, trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì kinh tế nhà nước phải giữ vai trò
chủ đạo. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường phải được thể
hiện trên hai mặt chủ yếu sau:
 Thứ nhất, kinh tế nhà nước phải nắm giữ và chi phối các vị trí, các lĩnh vực then chốt
của nền kinh tế quốc dân – đó là hệ thống tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, các cơ sở
sản xuất và kinh doanh dịch vụ quan trọng trong các ngành của nền kinh tế quốc dân,
những vị trí và lĩnh vực trọng yếu thuộc về kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội… Qua đó để
có thể đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, tác động tới tổng cung và tổng cầu, đảm
bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
 Thứ hai,bộ phận kinh tế nhà nước phải chuyển mạnh sang cơ chế kinh tế thị trường, đảm
bảo thực hiện kinh doanh với mục tiêu năng suất, chất lượng và hiệu quả. Có như vậy
mới lôi cuốn và chi phối được các thành phần kinh tế khác, thúc đẩy quá trình tăng
trưởng nhanh và bền vững.
 Để phát huy được vai trò chủ đạo trên, các doanh nghiệp nhà nước hiện nay ở nước ta
đang trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại, thông qua một loạt các biện pháp như: giải
18
thể, sáp nhập các xí nghiệp làm ăn thua lỗ và kém hiệu quả; tiến hành cổ phần hoá doanh
nghiệp nhà nước; sắp xếp lại các tổng công ty theo mô hình công ty mẹ công ty con, tiến
tới hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh.
- Sử dụng công cụ tài chính và chính sách tài khóa của chính phủ
 Mục tiêu chung của chính sách tài khoá hiện nay ở nước ta là:Thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững. Vì vậy, chính sách tài khoá phảihướng tới việc thúc đẩy tiết
kiệm và tăng đầu tư trong cả hai khu vực tư nhân và nhà nước.
 Trong học thuyết Keynes, đầu tư (I) và tiết kiệm (S) là hai đại lượng kinh tế vĩ mô quan
trọng và trong nền kinh tế vĩ mô: I = S. Vì vậy theo Keynes, cần phải khuyến khích các
dòng tiết kiệm đầu tư vào sản xuất kinh doanh để kích thích kinh tế.
 Đảm bảo việc làm trong xã hội và giảm thất nghiệp. Hơn nữa hiện nay sức ép về việc

làm ngày càng gia tăng, vì vậy giải quyết việc làm là một mục tiêu kinh tế vĩ mô quan
trọng của chính sách tài khoá.
 Ổn định giá cả và tiền tệ, chống nguy cơ lạm phát.
 Thực hiện công bằng xã hội, thông qua việc điều tiết thu nhập và đây là mục tiêu quan
trọng nhằm hướng tới mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Sử dụng công cụ tiền tệ và chính sách tiền tệ của chính phủ.
 Các công cụ của chính sách tiền tệ mà ngân hàng trung ương sử dụng là:
 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nôi,
2006Phần I: Các lý thuyết kinh tế
 Hoạt động của thị trường mở. Thị trường mở là thị trường tiền tệ của ngân hàng trung
ương, được sử dụng để mua hoặc bán trái phiếu chính phủ - thông qua đó ngân hàng có
thể điều tiết mức cung ứng tiền tệ, tác động tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế.
 Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại. Thông qua đó, đảm
bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng, đồng thời điều tiết mức cung tiền
tệ.
 Công cụ lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu là lãi suất quy định của ngân hàng trung
ương khi họ cho các ngân hàng thương mại vay tiền, qua đó để tác động tới mức cung
ứng tiền tệ.
19
3.4 Kếtluận
Tácđộngcủakhủng hoảng sẽlàmchonềnkinhtếcóthểđi
xuốngvàđilênngay(hìnhchữV),cóthểlàmchonềnkinh tếđixuống, kéodàisựsuythoáimột
chútvàđilên(hình chữ U)haycóthểlàmchonềnkinhtếđixuống,rồisauđókéo dàisựsuythoái(hìnhchữ
L)giốngnhư suythoáikinhtếgiai đoạn1929–1933.Thờigiankéodàisuythoáitùythuộcvào
sựphốihợpcácnước trongviệckhắcphụcvàchínhsáchcủa chínhphủmỗinước.
Khôngphảisuythoáiluônmanglạikết quảxấu,đâylàcơ hộichocácnhàhoạchđịnhchínhsáchvà
cácdoanhnghiệp:(1)Mộttrạngtháikinhtếbìnhthường và trênmứcbìnhthường (tăngtrưởng
kinhtế7,5%),khócóthể đưa racáccảicách,naynhâncơ hộinàycácnhàhoạchđịnh
chínhsáchvàquảnlývĩmôcósức épcảicáchmạnhhơnnữa
vềthểchếchínhsách,tưduypháttriển,nângcaonănglựcđiều hànhvĩmô,nhìnnhậnlạinhữngcáilàmđược

vàlàmkhông được;(2)Cácdoanhnghiệpcócơhộitáicấutrúclạisảnxuất kinhdoanh,nguồnnhânlực,
mạnglưới kinhdoanh,đánhgiá lạinănglựccạnhtranh, đếnkhinềnkinhtếthăng bằngtrởlại,
thìsẵnsàngchịuchiphốibởisựsànglọctựnhiêncủakinhtế
thịtrườngvớiquyluậtcungcầuvàsựđàothảikhắcnghiệthơn. Bài
viếtchỉdừnglạiởmứcđộsửdụnglýthuyếtcủa Keynesđể xâydựng
mộtnềntảnglýluậnchoviệcphântíchvàđềxuất cácchính sáchngăn chặn suythoáiở ViệtNam.Hẳn sẽcó
nhữngchínhsáchđược đềxuấtdựatrênsựphântíchtừcáclý
thuyếtkhác.Hyvọngmộtchínhsáchđượcthiếtlậptrêncơsở tổnghợp
từnhiềuquanđiểmlýthuyếtkhácnhausẽđemlại hiệu quảtolớnvàchúngta sẽđánhđổitươnglaiđểlấy hiệntại
vớichiphícơhộithấpnhất.
4. Học thuyết kinh tế của các trường phải khác
4.1 Khái quát lý thuyết chính
Học thuyết kinh tế của trường phái chính Hiện đại xuất hiện vào những năm 60-70 của thế kỷ này
do sự xích lại gần nhau giữa hai trường phái "Keynes chính thống" và "Cổ điển mới".
Đặc điểm phương pháp luận:
- Vận dụng phương pháp tổng hợp kết hợp cả phương pháp phân tích vĩ mô và phân tích vi
mô để trình bày các vấn đề kinh tế học.
- Muốn sử dụng tất cả các thành tựu trong học thuyết kinh tế của các trường phái khác
nhau trong lịch sử mà chủ yếu và trực tiếp là của trường phái Keynes và trường phái cổ
điển mới để đưa ra các lý thuyết cho kinh tế của trường phái chính.
- Muốn xây dựng cơ sở lý thuyết cho kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô.
- Các lý thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại đã đạt được những thành tựu là:
- Có sự kế thừa, vận dụng và phát triển các lý thuyết kinh tế của nhiều trường phái trong
lịch sử.
- Với mô hình kinh tế hỗn hợp: một mặt nhận thức được yếu tố tích cực của cơ chế
thị trường tự do cạnh tranh, mặt khác vạch ra sự cần thiết phải điều tiết vĩ mô của nhà
nước (thông qua các chức năng và công cụ) để phát huy mặt tích cực và khắc phục khuyết
20
tật của cơ chế thị trường. Bên cạnh đó cũng chỉ ra những hạn chế của nhà nước khi điều
hành nền kinh tế.

- Đưa ra một số lý thuyết làm cơ sở cho sự điều tiết kinh tế của nhà nước.
- Có sự nghiên cứu để dưa ra lý thuyết phát triển kinh tế đối với các nước chậm phát triển.
Trong nghiên cứu các nhà kinh tế thuộc trường phái chính hiện đại còn có nhiều hạn chế, đó là:
- Mô tả các hiện tượng và quá trình kinh tế trong các giai đoạn lịch sử khác nhau và đưa ra
những tiêu chí phân loại (nước giàu - nghèo, phát triển - đang phát triển, ) nhưng chưa
chỉ ra được bản chất và nguyên nhân thật sự của các hiện tượng và quá trình đó.
- Trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay các nước phát triển vẫn giữ lợi thế về vốn, công
nghệ, thị trường, nên sự bình đẳng trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay khó có thể đạt
được.
- Vì thế lý thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại không thể áp dụng cho mọi nơi, mọi
lúc, mọi quốc gia.
Tóm lại, tuỳ từng điều kiện, khả năng và nguồn lực của mình, các nước có thể tiếp thu các nhân tố
hợp lý để đề ra phương hướng, chính sách giải pháp phù hợp đảm bảo tốc độ phát triển cao và bền
vững.
4.2 Nội dung vận dụng vào nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Sự vận dụng ở Việt nam trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, hình thành và phát triển
kinh tế thị trường định hướng XHCN với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
- Trong mô hình kinh tế ở Việt nam hiện nay có sự vận dụng tổng hợp các lý thuyết trên
cơ sở phù hợp với thực tiễn Việt nam và nền tảng là chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Vận dụng các lý thuyết như: Lý thuyết cất cánh, lý thuyết "vòng luẩn quẩn" và "cú huých
từ bên ngoài", lý thuyết về phát triển dựa vào công nghiệp hoá.
- Việt Nam đang trên đà phát triển vượt bậc. Với vốn đầu tư ODA từ nước ngoài ngày càng
tăng. Với các nguồn vốn đầu tư cho công nghệ, cho cơ sở hạ tầng rất lớn đã cho thấy sự tin
tưởng của các nước bạn vào sự phát triển của nước ta. Sự đầu tư cho cơ sở vật chất, giao
thông được tăng cường chấp cánh cho sự tiến bộ không ngừng trên mọi lĩnh vực. Sự kết
hợp của cơ chế thị trường và điều chế của Nhà nước khiến cho lạm phát giảm dần. Nhà
nước ta đang hướng theo phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa để bắt kịp với các nước
phát triển.
III. Kết luận:
Trong bối cảnh Việt Nam đang quá độ đi lên Chủ nghĩ xã hội thì cuộc cách mạng của khoa học

công nghệ đã mang tới những đảo lộn lớn lao trong cơ sở vật chât – kỹ thuât và kiến trúc thượng
tầng trong thể chế kinh tế xã hội, trong tư duy kinh tế và chính trị, sự biến đổi này đã diễn ra sâu sắc
21
trong mọi lĩnh vực của đời và nó đã dần khẳng định -đó là sức mạnh cảu thời đại. Sức mạnh này
chính là thời cơ nếu như một nền kinh tế kém phát triển biết đi đúng hướng và phát triển nó. Nhưng
sức mạnh của thời đại cũng có thể trở thành cơn bão tố vùi dập thảm hại những cái gì đi ngược lại
hoặc tự tách mình khỏi xu hướng chung của nền kinh tế khoa học kỹ thuật hiện nay.
Với xu thế đối thoại và hợp tác, trong cục diện vừa hợp tác và đấu tranh, đấu tranh để hợp tác,
chúng ta phải bình thường hoá mọi mối quan hệvới các nước trước kia là thù địch, mở rộng thuận
cho việc “du nhập” chủ nghĩa tư bản từ bên ngoài, từ các nước phát triển.
Nước ta nằm ngày giữa các nước phát triển năng động nhất của thế giới ngày nay là vùng vành
đai của Thái Bình Dương, vì vậy nhà nước phải có những chính sách hợp tác khu vực đúng đắn cùng
với chính sách quốc tế mềm dẻo đẻ thu hút nguồn đầu tư ngước ngoài.
Để thực hiện sự hoà nhập chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường, thiết lập nhiều mối
quan hệ kinh tế với bên ngoài đồng thời là sự thúc đẩy khoa học công nghệ, để thoát khỏi một nền
kinh tế chủ yếu là tự nhiên, tự cung tự cấp hiện vật.Ngoài ra chúng ta phải chuẩn bị sự phát triển
kinh tế kết hợp với quốc phòng, nước ta là một nước Xã hội chủ nghĩa luôn có các thế lực thù định.
Để hoà nhập nền kinh tế toàn cầu hoá chúng ta phải xây dựng và phát triển một thị trường văn minh.
Chúng ta phải xây dựng một nền kinh tế hàng hoá những thành phần định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Quyền lực thị trường hạn chế được tối đa quyền hành quan niệm và hoạt động trong khuôn khổ pháp
luật đựoc con đương chính trị thiết lập và bảo vệ. Chúng ta thực hiện quá trình chuyển dần một nền
kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp phải phát triển sự phân công xã hội trong nông
nghiệp, phải có sự chuyên môn hoá những người sản xuất cá thể, riêng lẻ. Nhà nước đã can thiệp và
điều tiết kinh tế, sử dụng những đòn bẩy kinh tế để hạn chế tính tự phát của thị trường. Phát triển
kinh tế theo quy luật kinh tế thị trường nhưng khong xem thường va điều chỉnh khuynh hướng thị
trường hoá một cách phiến diện.
Trong những chính sách, cơ chế mà Đảng, nhà nước đưa ra cần vận dụng một cách linh hoạt và
sáng tạo theo các học thuyết kinh tế tư sản hiện đại để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở Việt
Nam. Chắc chắn việc áp dụng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, song lợi ích tác dụng mà nó mang lại
là vô cùng to lớn, có thể giúp cho nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững, và ngày càng lớn mạnh

22
Trên đây là phần tìm hiểu của nhóm 5 về “sự vận dụng các Học thuyết kinh tế tư sản hiện đại
trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam” . Do sự hiểu biết còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu và có thể là sự sai lầm. Vì vậy
kính mong cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để bài viết của nhóm mình được hoàn chỉnh hơn.
Mục lục
23
24

×