Những ngả đường phố thị mải miết dẫn tôi đi. Một ngã rẽ bất ngờ đưa tôi trở lại miền Trung
giữa mùa lúa chín. Hai bên đường quốc lộ, thảm thảm lúa vàng trải tít tắp đến chân trời.
Từng bông lúa vàng ươm, trĩu hạt, rung rinh. Dường như từng bông, từng bông đã thu hết
sắc vàng của trời đất, để giờ đây, cả cánh đồng đang tỏa nắng.
X
a xa, từng đàn cò trắng chấp chới vẫy gió về trên những rặng tre xanh. Bầu trời như khẽ khàng thơm hương lúa, đang ngời lên như ngọc.
Điểm trang cho bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ, là đàn trâu thong thả gặm cỏ. Và đầm sen đang rực hồng những đóa hoa cuối vụ.
Chân chạm vào cánh đồng lúa, ngực ướp hương lúa, tôi miên man đi giữa những cánh đồng. Để tiếng rì rào của lúa dẫn tôi về tuổi thơ, xa lắm, nơi
từng gốc rạ, từng hạt lúa đắp bồi cho tôi, nuôi tôi khôn lớn.
Dẫu đã bao năm, tôi đã bỏ cánh đồng một mình ở lại, cánh đồng vẫn mải miết dẫn tôi về. Về với mùa thu đẫm hương lúa mới. Về với những đụn rơm
vừa được tuốt xong, đang đầy lên, mềm mại rượi mát thịt da mùa gặt. Ngả mình vào rơm, tôi nghe tiếng thầm thì của làng quê tôi đang dâng lên, ùa
vào từng mạch máu trong cơ thể.
Con đường làng óng ả rạ và ríu rít lúa đưa tôi gặp lại những nụ cười hồ hởi sáng bừng trên gương mặt sạm nắng của những người nông dân. Những
giọt mồ hôi thánh thót cùng những nụ cười. Những bó lúa lại về trĩu trên tay. Họ bảo tôi năm nay được mùa, gặt nhanh kẻo mưa lại về.
Và mưa đang về, và bão lại về. Ngồi trên máy bay xa miền Trung, những giọt mưa cứ quật vào cửa kính. Có bao cánh đồng chưa kịp gặt, và dưới kia,
mưa đang phủ trắng buốt tấm lưng của những người nông dân đang hối hả, tất tả, vắt kiệt sức mình để chống bão, chống lũ, để gặt về những hạt
vàng của mùa thu.
Những hạt vàng sẽ nuôi sống tôi, kẻ đang rời bỏ cánh đồng để trở về thành phố.
Dưới kia, miền Trung vẫn còn bao cánh đồng chưa kịp gặt. Dưới kia, mùa thu vẫn chưa kịp đan hết tấm áo vàng. Dưới kia, miền Trung đang oằn mình
đón bão.
Dưới kia, những cánh cò trắng chấp chới, thảng thốt trong mưa.
Những cánh cò gầy đến nao lòng
tusachvang.net
1
Tôi rất sợ những buổi chiều mùa thu im ắng, bàng bạc trôi qua cuộc đời mình. Nó g
ợi nhớ cho
tôi về những tháng năm tuổi thơ chiều nào cũng ra ngõ ngóng chuyến tàu ngược chở nặng
niềm mong mỏi.
C
òn nhớ, năm ấy mẹ tôi bị bệnh nặng, bố gói gém tất cả gia tài và tình yêu đưa mẹ lên chuyến t
àu xuôi
xuống Hà Nội chữa bệnh. Nhà chỉ còn ba anh em chăm nhau. Anh cả tôi lo mọi việc từ nấu nướng đến
múc nước tắm giặt cho các em, còn tôi thì vừa trông em út vừa ra vườn đào khoai hay lên đồi tìm quả
dại dỗ em. Ga tàu cách xa nhà tôi năm cây, mấy anh em tôi đều chưa khi nào bước chân đến đấy, nh
ưng
tiếng còi tàu chiều nào cũng vọng tới nhà tôi.
Bố mẹ đi xuống Hà nội suốt tuần rồi mà chưa thấy về, gạo trong hòm đã gần hết, anh trai mỗi bữa chỉ
lấy lưng bát gạo nấu cháo với rau tập tàng hái vội trong vư
ờn. Thằng út đắng miệng không chịu ăn, khóc
dặt dẹo suốt ngày.
Ảnh minh họa, nguồn: Internet
Ngày ấy sau khi đã không thể còn vay được gạo nữa vì nhà ai cũng nghèo, cũng phải chạy ăn từng bữa
một. Thì bỗng một hôm, có người lạ đến đưa cho mấy anh em chúng tôi lưng một thúng gạo và bảo đấy
là của bố tôi gửi từ dưới Hà Nội về. Trong khi tôi và cả thằng út còn bé xíu, vừa nhìn thấy gạo đã hí h
ửng
vì nghĩ đến một bữa ăn no toàn cơm trắng mà không phải độn, thì anh tôi chạy theo ngư
ời lạ để hỏi xem
bố mẹ tôi đang ở đâu? Bố mẹ có khỏe không? Có đủ tiền chữa bệnh cho mẹ không? Mẹ tôi đã sắp khỏi
bệnh để về nhà với anh em chúng tôi chưa? Nước mắt tôi bỗng ướt nhòa khi nhìn theo cái dáng gầy
còm, bé nhỏ của anh trên con đường đá sỏi.
Ở ngõ nhà tôi có một cây bạch đàn to, mỗi hôm ra ngóng bố mẹ tôi lại lấy mảnh trai cứa lên thân cây
một vạch. Cho đến buổi chiều hôm ấy anh tôi đếm trên thân cây thấy vừa tròn mười lăm vạch, khi trời đ
ã
tối hẳn, anh tôi đã dắt thằng út vào nhà, tôi vẫn còn đứng nán lại nhìn một lần nữa phía con đường m
òn.
Và tôi bỗng hét lên sung sướng vì đã nhìn thấy bóng dáng thân quen của bố mẹ đang đi về phía chúng
tôi. Buổi chiều muộn ấy là một buổi chiều tràn ngập niềm vui, thằng út sà vào vòng tay, dụi dụi vào ng
ực
mẹ. Anh cả vừa hát vừa nhảy chân sáo đi đằng sau. Bố công kênh tôi trên đôi vai đã gày sọp đi vì vất vả.
Rồi khi em út tôi bị ung nhọt mọc đầy người, bố mẹ lại một lần nữa gồng gánh xuôi tàu về Hà Nội. Nhà
chỉ còn hai anh em chăm nhau nhưng vẫn không quên chiều chiều lại ra ngõ ngóng. Thương em khóc
nhớ mẹ, anh cả đã cõng tôi trên lưng đi về phía con đường mòn, chúng tôi cứ đi từ khi mặt trời bắt đầu
tusachvang.net
2
xuống núi đến khi tôi mỏi mắt cũng không nhìn rõ hướng đi.
Đấy cũng là lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy ga tàu, hai đứa trẻ con cõng nhau đứng lọt thỏm giữa sân
ga im ắng, khách xuống tàu đã về hết tự lúc nào.
Tôi không th
ể nhớ nổi có biết bao nhiêu buổi chiều đã đi qua cuộc đời chúng tôi buồn bàng bạc thế. Bởi
em tôi bệnh rất nặng, phải mấy năm sau em mới thật sự khỏi bệnh. Trong lúc bố mẹ tôi gồng gánh trên
đôi vai mình những gian nan, vất vả chạy chữa khắp nơi để cứu lấy sinh mạng em, thì anh trai đã phải
lớn lên trước tuổi để che chở, bao bọc thứ niềm tin nhỏ bé trong tôi. Từ tình yêu thương đó tôi lớn lên
từng ngày một, tôi hiểu ra rằng những chuyến đi của bố mẹ có ý nghĩa lớn lao như thế nào.
Cho đến mãi sau này tôi cũng không bao giờ quên những buổi chiều anh trai dắt tay tôi ra ngõ ngóng
người thân trở về. Cây bạch đàn ở ngõ đã bao lần thay vo, những vết khắc năm xưa đã không còn nữa
nhưng vết khắc tuổi thơ thì vẫn luôn hằn trong tâm trí chúng tôi.
tusachvang.net
3
Đông đã về. Cái lạnh cứ rón rén như “gái mới về nhà chồng” chẳng dám bước chân ra ngõ.
Sương sớm giăng mong manh trên mặt hồ, mơ màng chờ cái nắng lẻ loi. Bầu trời nặng mây.
Những cơn gió se sắt gieo vào lòng người nỗi
buồn man mác.
H
ình như, Đông chẳng muốn làn môi ai khô đi,
chẳng muốn những dáng hình nõn nà của gái phố
bao bọc bằng lớp lớp áo quần, chẳng muốn gót chân
của bà, của mẹ nứt nẻ thêm, chẳng muốn những
đứa trẻ nghèo phải rớt nước mắt khi nhìn chúng
bạn…, thế nên Đông cứ lần lữa mãi…
Đông về, những “liêu siêu” mới thấy rõ ràng hơn nơi
góc phố. Tán lá bàng run rẩy trong gió bấc. Chén trà
mạn nóng hôi hổi run run trên tay cụ bà được cụ ông
nâng niu đón lấy, xuýt xoa…. Cái lạnh dường như
hòa trộn vào lòng, khiến người phố ít nói hơn. Phố
lặng lẽ. Phố trầm buồn. Phố dường như hiền lành
hơn… Ấy là cữ Đông về.
Có lẽ phải khoảng tháng nữa vị lạnh của Đông mới nếm được ở đầu lưỡi. Những trận mưa phùn sẽ làm
cái rét thêm “ngọt ngào”. Khi đó, sẽ có khối đôi tình nhân co ro dưới mái hiên trú mưa. Áp ngực vào
chàng trai, hơi thở “mùa hạ” của cô gái thật quyến rũ, làm ấm nóng cả mùa Đông, lòng chàng trai thầm
ước “mưa mãi…”. Má nàng đỏ lên, môi chàng thẫm lại. Những đôi vai gầy dựa vào nhau. Họ yêu mùa
Đông…
Đông về……Chiều trôi tuột xuống. Dòng người vội vã hơn trên phố. Hơi ấm nhẹ nhàng theo gót chân cô
gái mặc áo đỏ chạy dài suốt phố… Nhớ lắm một bàn tay… Buồn da diết… Chưa tối một màu đen nhàn
nhạt đã bủa vây phố. Khói lam chiều của núi như lạc vào trong phố. Vi vu, lãng đãng. Phảng phất mùi
ngô nếp nướng, đánh thức chút ký ức chưa xa. Bếp nhà ai đỏ lửa sớm. Đâu đó, trong góc phố, ngõ hẹp
nào đó, bát phở mùa Đông nghi ngút, bốc hơi trùm kín mặt người….
Đông đã về thật chưa mà sao không giống lắm! Đã mấy mùa rồi không nghe tiếng rao đêm, hay giờ
không ai thích nữa. Có lẽ thế nên phố càng hun hút gió… Phố đơn độc trong đêm Đông…
Đông về…Đông về rồi… Có người con gái đứng nép bên khung cửa sổ ngóng người phương xa, đôi mắt
thậm buồn. Nắm chặt bàn tay, gói mùa Đông lại, lòng nhủ lòng, mùa Đông sẽ không dài… Mặt hồ vắng.
Gió đi hoang. Hoa khép lại đợi chờ….
Mùa Đông đến muộn, nhưng không chậm. Mùa Đông đến cho vừa kịp Tết.
Minh họa: Nguyễn Đăng Phú
tusachvang.net
4
Tôi trở về nhà vào một chiều nắng sóng sánh, khi những thảm lúa trên cánh đồng quê gọi
chim én về. Ngửa mặt lên bầu trời xanh thẳm thấy ngợp những cánh diều no gió.
N
hững đứa nhỏ chăn trâu ríu rít: “Chị về… rồi… rồi ! chúng mày ơi ”
Xa xa, bố gánh lúa trên vai mồ hôi từng giọt. Đi giữa màu vàng của lúa, bố như nhọc nhằn gánh cả cánh
đồng mà nụ cười vẫn rạng rỡ. Bất chợt vứt cả hành lý, hai tay đứng lên nhảy múa, tôi gọi to:
- Bố ! Con đã về!
Đứng ở triền đê vẫn thấy bố đưa tay lên gạt nước mắt. Cả cánh đồng vàng ươm cứ đung đưa reo hò
dưới nắng. Mùi lúa chín ngọt ngào thoang thoảng, thấy lòng nhẹ nhàng phơi phới.
Không biết vì sao mỗi vụ mùa quê tôi nắng lại vàng đến thế, cứ như được rắc một lớp mật ong, vừa
vàng, vừa ngọt đượm. Từng hạt lúa no căng, vàng óng im lìm dưới nắng. Dường như có một sức mạnh
kéo cả bông rủ xuống cứ nhè nhè đung đưa theo từng đợt gió.
Mùa gặt thường gợi cho tôi nhớ về những kỷ niệm ngọt ngào ấu thơ cùng tụi trẻ con trong xóm đi bắt
muồm muỗm béo ngậy về nướng ăn no say mà vẫn cứ thèm mãi không thôi. Mỗi lần bắt được vài con,
tôi thường nướng và mang cho bố mẹ trước chứ không ăn một mình như những đứa khác. Lúc ấy mẹ lại
ôm tôi vào lòng xuýt xoa khen. Quả thật không còn gì vui hơn!
Những buổi trưa được giao nhiệm vụ trông thóc, tôi cứ lừa lúc bố mẹ nghỉ trưa trốn đi nhặt muồm
muỗm. Để rồi, những cơn mưa về bất chợt xoay xở không nổi. Khi về nhà đã thấy thóc ướt đầm. Mẹ hối
hả dậy, tóc dài chấm gót chưa kịp túm lại ướt đầm đìa cùng mẻ thóc Với mẹ, từng hạt thóc có ý nghĩa
mãnh liệt hơn giá trị vật chất. Không biết đã qua bao nhiêu mùa gặt, mẹ không được chợp mắt về trưa
nữa?
Mùa gặt, trên các ngả đường rơm rải đầy. Bước trên con đường nào tôi cũng có cảm giác có cái gì đó ran
rát cọ vào đôi bàn chân. Nhưng mùi rơm thì thật dễ chịu, cứ nhẹ nhàng, quyến luyến mãi không thôi.
Nếu ai sinh ra và lớn lên ở những miền quê trải đầy rơm thì chắc chắn không bao giờ quên nổi thứ mùi
hương dịu ngọt ấy.
Mỗi mùa gặt, loa phát thanh quê tôi lại hoạt động sớm hơn và nghỉ ngơi muộn hơn. Những bài hát ngợi
ca cánh đồng, ngợi ca bông lúa vàng được phát đi phát lại qua mỗi mùa. Nghe mãi, nghe mãi mà không
tusachvang.net
5
sao chán nổi.
Trải qua bao nắng mưa, bao biến cố của cuộc đời, cánh đồng vàng quê tôi vẫn trải dài bất tận. Nhiều
lần bước qua những mảnh đất khác, tôi cứ ngỡ cánh đồng quê mình đã trải đến tận đó, cũng sóng sánh
và ngạt ngào hương thơm.
tusachvang.net
6
Bên sông nhà ai lại đốt đồng chiều, mùi rơm rạ tan vào từng hơi thở. Không hiểu vì sao mùi
khói cay xè vừa hăng hắc vừa thơm ngọt nồng nàn của rơm rạ lại làm tôi khó quên đến thế!
K
hi kết thúc một vụ mùa người dân quê lại bắt tay vào việc đốt đồng. Cũng giống như việc dọn dẹp nhà cửa để bước vào một năm mới, đốt đồng
để trừ sâu, bệnh, chuột, bọ… làm cho ruộng đồng sạch sẽ, gọn gàng. Quan trọng hơn là nó mang lại cho đồng quê một nguồn sinh khí mới. Không
biết từ bao giờ việc đốt đồng đã trở thành một thói quen không thể thiếu trong việc đồng áng của người dân quê tôi.
Đấy là thời điểm đồng vừa đi qua mùa gặt. Nắng và gió đã lấy đi hơi nước, trả lại cho chân ruộng mộc mạc màu vị của đất. Khi bắt đầu nghe lành
lạnh trong từng cơn gió hanh hao thì cũng là lúc các mẹ, các chị đi cắt rạ thu về thành từng đống rồi bắt đầu nhóm lên những ngọn lửa hồng. Khói
bốc lên ngun ngút, trắng đục rồi bảng lảng tan ra, nhạt dần trông như những làn khói lam chiều man mác. Đồng bồng bềnh, thơm ngái.
Tôi còn nhớ mỗi mùa đốt đồng mẹ và tôi dùng chiếc cào tre nhỏ gom tất cả rơm rạ còn sót lại từ mùa gặt chất thành đống rồi đốt. Từ xa nhìn lại thấy
không biết bao nhiêu những cái bếp mọc lên từ lòng đất. Nghe trong hơi gió mùi của khói, của đất, của rạ mới lan toả khắp nơi. Mùi khó i cay xè, mùi
đất ngai ngái, mùi rạ mới ngọt dịu nồng nàn. Mỗi khi gió thổi mạnh lửa và than đỏ rực, khói tan tác nối mây lên trời. Lúc lửa tàn, khói bay lên trắng
tinh khôi, dặt dìu, nhè nhẹ trôi vào miền nhớ của người quê!
Không gian khói sương nghe rõ tiếng trẻ nhỏ đùa nghịch. Chúng tôi chạy quanh các bờ ruộng chơi trốn tìm với khói, thoắt ẩn rồi lại thoắt hiện giữa
bao la khói. Đứa nấp bên hông trâu, đứa nằm ép xuống bờ ruộng, đứa nhanh chân chạy tìm gò đất. Những con trâu chốc chốc dừng ăn nghển cổ gọi
đàn.
Hết trốn tìm chúng tôi lại đi lật tìm trong tro tàn những con cua đồng cháy xém, những hạt thóc sót sau mùa gặt đã nở bung trắng xoá. Rồi nào bắp,
nào sắn, nào khoai lũ con nít đem lùi cả vào những đám tro đang còn âm ỉ cháy. Chiều đến mặt mũi đứa nào cũng lọ lem.
Sau việc đốt đồng người nông dân lại tất tả quốc bẫm cày sâu bước vào mùa gieo hạt. Và rồi một vụ mùa mới được sinh ra cho cây lúa tốt tươi.
Khói đốt đồng gợi tôi nhớ về nơi mình sinh ra. Nhớ hình ảnh của mẹ cha cần mẫn, tảo tần sớm nắng chiều mưa làm ra hạt lúa, củ khoai nuôi tôi khôn
lớn. Không biết bao nhiêu người con từ làng ra đi còn mang theo trong kí ức mùi khó i đốt đồng.
tusachvang.net
7
Có một loài hoa từ lâu đã đi vào cổ tích, với một chuyện tình đẹp nhưng buồn. Loài hoa ấy
tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, cho nét đẹp hoang dã của núi đồi Tây Nguyên. Loài hoa
ấy mang tên Dã Quỳ.
Như một nét đẹp vốn có của Tây Nguyên, vào cuối mùa mưa đầu mùa khô, họ hàng hoa dã quỳ nở vàng
rực cả núi đồi. Chúng nở thành vạt, thành dãy dày đặc lên nhau, quấn quýt vào nhau. Và khoác lên một
màu vàng kiêu hãnh cho cả một vùng đất. "Vó câu khấp khểnh, bánh xe ghập ghềnh”, khiến lòng tôi nôn
nao một cảm giác khó tả, khi từ xa đã thấy những đồi dã quỳ. Thân cao mảnh khảnh, chúng mọc chen
chúc nhau, như muốn dựa dẫm và che chở cho nhau, và như muốn tượng trưng cho một sức mạnh của
tình yêu, của sự đoàn kết giống loài.
Vùng đất Tây nguyên là vùng đất của rất nhiều loại hoa. Mỗi loại hoa đều mang một hương sắc riêng để
dâng cho đời. Nhưng tôi vẫn yêu nhất loài hoa dã quỳ. Chỉ với hai tiếng dã quỳ thôi, nhưng nó làm cho
người ta phải suy ngẫm về một vùng đất và về một loài hoa. Tuy không được bàn tay con người chăm
sóc, nâng niu, nhưng hoa dã quỳ khẳng khiu bám vào đất mẹ để vươn lên thành từng rẫy, từng đồi,
vàng rực cả đất trời Tây Nguyên như muốn khẳng định sức sống mãnh liệt của mình.
Tôi có một người bạn, sinh ra và lớn lên trên vùng đất Tây Nguyên, nhưng cứ mỗi lần xa quê vào mùa dã
quỳ nở, cô bạn ấy lại đứng ngồi không yên, vì một lẽ là nhớ nhà, nhớ… dã quỳ. Và cảm thấy như thiếu
một điều gì đó rất đỗi thiêng liêng. Mùa khô năm nay tôi lại lên Tây Nguyên. Vô tình nghe tiếng vó ngựa
trong sương chiều quạnh quẽ, tôi thấy nao lòng hơn khi đứng giữa bạt ngàn dã quỳ. Mùi hương thoang
thoảng dịu nhẹ của dã quỳ, cộng với sự hoang vu của núi đồi Tây Nguyên, tất cả hòa quyện vào màn
sương đêm ướt đẫm vai áo, khiến bước chân tôi như cảm thấy chơi vơi trên mảnh đất này. Buổi sáng
thức giấc, mở toang cánh cửa sổ phòng, tôi trườn người ra ngoài xem những đóa dã quỳ chúm chím với
từng giọt sương mai. Vừa ngắm dã quỳ, vừa nhâm nhi tách trà nóng trên tay, tôi thấy lòng mình dâng
trào một cảm giác nhẹ nhõm và tôi thấy cuộc đời này thật tươi đẹp biết bao.
Sắc vàng tươi rói của dã quỳ, như muốn tô thêm vẻ đẹp của những căn nhà gỗ nằm lác đác dưới chân
núi. Mỗi căn nhà gỗ như nằm lọt thỏm trong thế giới của loài hoa ấy. Bóng dáng của những cô sơn nữ,
của những đứa học trò vùng núi, và của các bác nông dân lam lũ như lạc dần vào thế giới màu vàng ấy.
Cái màu vàng ấy đã xua tan đi cuộc sống vốn lặng lẽ, khó nhọc của những con người vùng núi. Dường
như chính sắc vàng dã quỳ đã khoác lên những phận người lam lũ, khó nhọc bằng một màu xanh của sự
tươi trẻ, tràn trề sức sống. Mỗi căn nhà, cùng với mỗi dòng người qua lại như tạo thêm một nét chấm
phá cho bức tranh dã quỳ thêm phần sinh động. Không phải màu trắng tinh khôi, màu tím đợi chờ như
bao loài hoa khác. Màu vàng của hoa dã quỳ làm tôi chập chờn giữa hai miền quá khứ và hiện tại. Và cái
tusachvang.net
8
màu vàng ấy như đưa tôi vào một vòng xoáy của câu chuyện cổ tích ngày xa xưa ấy. Câu chuyện nói về
đôi lứa yêu nhau, nhưng không đến được với nhau, cuối cùng cả hai đều chết và hóa thành loài hoa dã
quỳ. Chúng mọc chen chúc nhau, quyện chặt vào nhau, dắt díu nhau vượt qua sự hanh hao, khắc nghiệt
của mùa khô Tây Nguyên, để rồi lụi tàn cùng nhau.
Từ câu chuyện cổ tích ngày xa xưa ấy, tôi nhớ lại câu chuyện về một tình yêu cổ tích của mình cách đây
vài năm vào mùa hoa dã quỳ nở, nhưng lại là một câu chuyện cổ tích buồn. Tôi và anh gặp nhau trong
mùa hoa quỳ nở, nhân một chuyến công tác, tình yêu vừa mới đến độ chín mùi nhưng rồi phải chia xa,
bởi lẽ đời hợp- tan, tan- hợp. Và trên mặt phẳng cuộc sống, tôi và anh như hai đường thẳng song song
không thể gặp nhau tại một điểm. Tình yêu tuy đẹp, nhưng đôi khi chia ly lại là sự giải thoát cho nhau,
trước những nghịch cảnh của cuộc đời. Và thế là chúng tôi lại quay lưng để lại sau lưng một đồi dã quỳ
lặng ngắt…
Và rồi mỗi mùa hoa quỳ nở, tôi lại lên Tây Nguyên, một chút gì đó trống trải xâm chiếm tâm hồn tôi.
Ngắm nhìn một đóa quỳ nở trên mảnh đất cằn cỗi, trong cái hanh hao của thời tiết, tôi thấy cần phải học
một điều gì đó về loài hoa này, và để rút ra một bài học trong cuộc sống.
Sương chiều rập rờn lên đôi mắt cô thôn nữ. Tôi lên xe. Một nỗi buồn lấn lướt trong tôi, kèm theo một sự
vấn vương về một loài hoa, một vùng đất. Phải chăng câu thơ: "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở- khi ta đi đất đã
hóa tâm hồn”, thật đúng với tâm trạng tôi lúc này. Và cái màu vàng kì diệu ấy như đã hóa tâm hồn tôi,
nó để lại trong tôi một nỗi nhớ da diết khi rời xa vùng đất Tây Nguyên. Để rồi tôi thêm yêu mảnh đất này
hơn.
Trên chuyến xe chiều bon bon chạy, để lại sau lưng một màu vàng ngút ngàn, xa dần, xa dần…
tusachvang.net
9
Bà tôi là người hay lo xa. Trời thấp thoáng chuyển gió mùa bà đã mở tủ lôi đống áo len của
chúng tôi ra, xem “gián có nhấm không, có chỗ nào bị tuột sợi không, kẻo rét đến mang tai
mới lo thì khốn đốn con ạ”. Đợi có cữ nắng to bà lại hì hụi mang chăn chiếu ra giũ giũ, phơi
phơi, tất bật cả ngày không hết việc.
V
ào đận mùa Đông, phải năm trời rét nhiều, bà tôi lôi hết
áo rét các cậu các dì biếu ra cho chị em tôi thử. Mặc vừa cái
nào bà bắt mặc bằng được: “Còn trẻ, phải biết lo cho sức
khỏe của mình, không chủ quan được đâu, con”. Bà chẳng
cần biết chúng tôi đã lớn ngần này ai lại mặc áo của bà. Đến
lớp tụi bạn lại chẳng cười cho. Thà tôi mặc lại quần áo cũ
chần lại của mẹ và chị còn hơn. Mà bà cho chúng tôi hết
quần áo như thế thì bà mặc gì?
Ngày ấy, bà thường đặt sẵn một nồi cháo hoa trên bếp, chỉ
đợi chúng tôi đi học về là bà múc ngay ra cái bát chiết yêu.
Cắt vài cọng hành, dăm cái lá tía tô bứt ngay ngoài vườn, vậy
là chị chị em em xì xụp húp. Cháo nóng đi đến đâu biết đến
đấy. Nước mắt nước mũi giàn giụa vì húp vội cháo nóng. Má
đỏ rực lên, mồ hôi lấm tấm, áo khoác, áo len lần lượt bứt ra.
Bà ngồi bên, đập đập tay vào sống lưng từng đứa, mắng
yêu: “Cứ từ từ thôi. Gớm chết, ăn thế để mà bị bỏng à”. Giọng bà lộ rõ vẻ hài lòng. Khuôn mặt bà dãn
nở, thơ thới. Chẳng mấy khi bà được thanh thản như thế.
Bà tôi có một niềm đam mê là được tự tay chăm sóc mảnh vườn trước nhà. Mẹ tôi bận đi làm, chúng tôi
suốt ngày chỉ mải chơi, mảnh vườn 300 thước một mình bà quán xuyến. Nào thì bồ kết, chanh, mấy
khóm sả cho cả nhà gội đầu. Nào thì táo, ổi, bưởi, roi… Nào thì cải cúc, cà chua, rau muống, bắp
cải,…mùa nào thức nấy. Chẳng bao giờ nhà tôi phải ra chợ mua rau quả. Thi thoảng bà còn mang rau
cho các cậu, các dì ngoài phố. Bà bảo ngoài phố quý rau còn hơn thịt cá. Tôi thì tôi chẳng tin. Nhưng bà
bảo: “Bà thích ăn rau nên ở với mẹ con nhà mày” thì tôi lại tin. Vào bữa bà chỉ gắp rau, chẳng mấy khi
chạm đến thức ăn. Cả ngày bà ngồi với vườn rau không biết chán. Dăm thêm đám hành chỗ này, làm cỏ
đám rau kia… Việc nối việc, bà làm không để chân tay lúc nào yên.
Nhà neo người, kinh tế gia đình chẳng dư dả gì nên bà tôi làm một gánh xôi, buổi sáng mang vào phố
bán, kiếm thêm đồng ra đồng vào phụ thêm cho mẹ tôi. Khi đấy mẹ tôi làm găng lắm, nhất định không
muốn cho bà chạy chợ. “Một mình con làm là đủ nuôi mẹ, đủ nuôi các cháu rồi. Mẹ đừng làm thế!”. Bà
nhẩn nha: “Chị Cả đừng lo cho tôi. Tôi làm cho khỏi buồn tay buồn chân thôi, sẽ không quá sức đâu”. Mẹ
tôi khóc, bà cũng khóc. Nhưng từ đận ấy chúng tôi không phải thòm thèm cầm bát nhìn nồi cơm lưng
lửng nữa. Bà bán hàng, chúng tôi có thêm gói xôi nóng ăn trước khi đến trường. Về đến nhà lại có thêm,
khi thì con cá kho gừng, lúc là món thịt lợn rang sả thơm ngậy.
Nhưng một lần bà gánh xôi đi bán, qua đường bị người ta tông phải. Mẹ tôi lao đến bệnh viện, vò võ
trắng đêm trông bà suốt một tuần liền. Khi đó tôi bắt đầu hiểu được sự thiếu hụt bóng dáng bà trong
cuộc sống của chúng tôi đã bị gây xáo trộn lớn đến thế nào. Đó cũng là năm đầu tiên chúng tôi không
được ngồi cạnh bà để xem gói bánh chưng, hai chị em không được giành nhau cái bánh cóc vớt sớm;
không được ngồi quây bên chảo đường, nước miếng tứa ra chờ bà sao xong mẻ mứt. Năm đó chúng tôi
cũng không được theo bà ra chùa dự lễ, phấp phỏng đợi đến lượt nhà chùa phát oản lấy lộc đầu năm.
Mẹ bận công việc tối ngày, hai chị em tôi phải học cách tự lo cho mình mà không có bà ở bên. Nhớ
những việc bà vẫn làm khi gió đông về, tôi cũng xếp áo rét để chờ phơi qua nắng hoặc đảo qua trên bếp
lửa nóng cho bay hết mùi tủ lưu cữu lâu ngày. Tôi cũng đặt một nồi cháo hoa sôi sùng sục, mà sao khi
cầm lưng cháo ngang miệng bất chợt thấy nghẹn đắng nơi cổ họng…
Ảnh minh họa: Ba Giai
tusachvang.net
10
Tôi không bao giờ tin vào những điều kỳ diệu, duy chỉ một lần duy nhất này thôi: một buổi sáng mùa
Đông khi tôi thức dậy, bà đã ngồi bên cạnh, cầm sẵn chiếc áo rét chờ tôi. Đôi mắt bà ánh lên nụ cười, nụ
cười mà tôi sẵn sàng đánh đổi bằng tuổi đôi mươi của mình. Điều đó có thể không bà ơi?
tusachvang.net
11
Mùa ổi, tôi và ngoại lại hái những quả chín mọng đặt lên bàn thờ tổ tiên. Hương ổi lẫn vào
hương trầm thơm trong sự tĩnh lặng của vườn tược. Tôi nhắm mắt lại nghe rõ từng bước đi
của gió.
T
ôi nhớ ngày ấy nhiều đêm không ngủ được, nằm thao thức nghe rõ lũ chim kêu rích rích trong đám lá
dày. Tiếng ổi rơi khe khẽ đạp lên những chiếc lá vàng khô co quắp loạt xoạt.
Mỗi sáng ra vườn hương ổi thơm ngào ngạt, nắng vàng nhuộm khắp vườn cây. Bà tôi đầu đội nắng đội
gió bước trên thảm lá vàng xao xác, mắt đăm đắm kiếm tìm quả ổi nào chín nhất. Tôi leo lên từng ngọn
cây cao quan sát, rồi dùng cây sào dài chọc xuống những quả ổi bị chim ăn dở. Tôi kêu lên: “Chim ơi
đừng ăn ổi của bà nữa!”. Lũ chim bỏ đi chốc chốc lại sà xuống lẩn vào trong tán lá um tùm.
Mỗi buổi chiều mùa ổi, ngoại và tôi đều gom lá chất thành đống nơi góc vườn. Nghe trở trời trong từng
cơn gió lạnh, hai bà cháu lại lom khom ngồi đốt lá. Khu vườn nhỏ bồng bềnh trong khói sương. Tôi hỏi:
“N
ếu nhắm mắt trong vườn lộng gió. Sẽ được nhìn thấy các bà tiên” đúng không hả ngoại? Bà vuốt mái
tóc tơ con nít của tôi thì thầm: “Cháu thử nhắm mắt lại xem có thấy gì không?”. Tôi nghe lời liền nhắm
mắt lại nhưng chẳng thấy gì cả, mắt lại mở choàng. Tôi trèo lên cây nằm vắt vẻo, những quả ổi chín
thơm chĩa ra mời mọc, tôi hái một quả đưa vào mi
ệng ăn rồi hỏi: “Ngoại có thấy cháu giống ông Tôn Ngộ
Không trong vườn đào không?”. Ngoại nhìn tôi, lắc đầu cười: “Cẩn thận kẻo ngã!”. Vườn cây nhả khói
bồng bềnh.
Ngày bão gió, cây ổi đứng rũ rượi dưới mưa. Ổi, bưởi, đu đủ… bị gió đập cho tan tành. Dưới gầm giư
ờng,
gầm tủ la liệt những quả xanh. Đêm nằm nghe tiếng ổi rơi theo mưa, ngoại tôi lại trở mình.
Mỗi khi tới mùa ổi đôi vai gầy của ngoại lại nặng trĩu nhọc nhằn. Gánh hàng của ngoại đầu kia là ổi, đầu
này là tôi mà chợ thì vẫn còn xa ngái. Mỗi bước chân trần như bám chặt hơn vào đất. Không có tiền trả
thuế người gác chợ đành cúi xuống, cho tay vào gánh lấy vài ba quả ổi rồi bảo: “Hai bà cháu vào đi kẻo
chợ trưa rồi!”. Ngoại tôi lấy tay quệt mồ hôi ngang trán, gánh ổi chạy qua chạy lại trong đám người
đông, tìm chỗ trống đặt ổi xuống bán. Ổi rẻ lắm, có ngày bán như cho, “rẻ như ổi xanh” mà! Nhưng
tusachvang.net
12
ngoại già rồi, cuộc sống chỉ trông vào những ghánh ổi. Ngày ngo
ại ra đi, trời trở gió to, những cây ổi oằn
mình trút lá.
Tôi đi xa có d
ịp trở về, vườn ổi xưa giờ không còn nữa. Tôi đứng trước bàn th
ờ ngoại, trong vô thức chắp
tay nhắm mắt lại và những mùa ổi lại hiện về.
tusachvang.net
13
Bao năm rồi, vẫn cái dáng lầm lụi ấy, thầy tôi luôn sẵn lòng vui cùng đàn em nhỏ ê a bên mái
trường quê men con sông nghe gió reo nước lớn - ròng, bền bỉ, âm thầm gieo mầm tri thức
cho đời mỗi ngày thêm xanh. Điều ấy có lẽ chỉ riêng thầy biết mà thôi!
R
ồi cũng lần lượt hết lớp này đến lớp khác, qua những mùa phượng cháy rực lại đến từng mùa bàng lá
đỏ… không sao tính đếm được học trò thầy đã đào tạo, chăm bồi. Tuổi thơ của lũ chúng tôi ngày trước
và có lẽ các em bây giờ cũng vậy, ai mà không vương vít, không nôn nao được mỗi sớm mai đến trường,
mỗi mùa thu tựu trường, khăn quàng thắm trên vai, tung tăng chân sáo, hồn nhiên không tư lự. Chao ôi!
Tuổi thần tiên đong đầy mơ ước; trang sách hồng chắp cánh những nghĩ suy ngoan. Chính thầy đã ươm
cho mỗi chúng tôi, chúng ta có hướng nghĩ xán lạn về tương lai.
Ảnh minh họa, nguồn: Internet
Bạn bè tôi có không ít người quý thầy, trọng thầy rồi nối nghiệp thầy. Bởi chữ lễ đã được đào luyện ăn
sâu từ văn hóa gia đình và học đường. Có lễ mới làm hành trang tiếp cận tri thức, chẳng thế mà thầy
luôn nhắc nhở Tiên học lễ, hậu học văn. Kho kiến thức của thầy chừng như vô tận mà mỗi chúng tôi
thòm thèm mãi, trông mong nghe mãi tiếng giảng bài và nhân cách sống của thầy. Kìa, thầy chúng ta
đang dõi bước chân của chúng mình trên vạn nẻo đường đời hôm nay đấy; thầy lại hằng khuya trăn trở
về một câu văn hay, lời giải mới cho bài toán… để cho trò dễ hiểu, hiểu cho sâu và sáng tạo.
Và mỗi ngày đến lớp, thầy nghe tiếng các em ca bài ca trong trẻo, lời em ngân nga cùng bài học rộn
ràng chân đến lớp sẽ vui thay! Nhưng có đôi lúc chỗ ngồi một góc bàn nào đó trống trải thì lòng thầy
nặng trĩu, chênh chao và cảm thương nhiều. Mong sao những chỗ khuyết kia đừng bao giờ có, mong sao
khúc giao mùa trò sẽ vượt qua được những cơn ho hen, cảm sốt. Thời tiết. Thầy chỉ mong giờ học luôn
sôi động, mỗi tiết học sẽ dậy lên trong mỗi trò thêm niềm tin yêu và đam mê vào cõi học. Được vậy, sự
học sẽ vinh thăng!
tusachvang.net
14
Người thầy dù trong một xã hội nào chăng nữa vẫn luôn là một hình ảnh đẹp và đáng trân trọng. Tôi đã
thấy những người bạn ngày nào tắm sông, thả diều no gió…, nay là nhà mô phạm, họ tận tụy và luôn
nguyện sẽ dệt thêm nhiều khát vọng đẹp cho những lớp người mới, tươi nguyên, trong trẻo sớm đến bến
bờ xuân đời!
Thông điệp cho mùa thu yêu thương, mùa thu đến trường tiếng trống trường giục vang, giục vang… cơn
mơ choàng vai thức dậy tung tăng trong nắng mai hồng.
Lại một bình minh lấp ló đằng Đông…
tusachvang.net
15
) Ánh trăng dịu dàng, trong trẻo và hào phóng. Gió cứ leo lẻo thổi, thi thoảng đem một chút
mây trắng mỏng như chiếc khăn voan nhè nhẹ, điệu đàng che nửa khuôn trăng làm cho
trăng thêm huyền ảo. Trăng làm cho cánh đồng mênh mông hơn. Trà lúa sớm bắt đầu trỗ
bông. Những bông lúa màu cốm, vươn thẳng, uống ánh trăng no nê như trẻ thơ bú sữa mẹ
và tựa vào nhau. Những bông lúa non - danh ca của đồng quê - đang hát bài ca về sự no ấm
của mùa vàng
C
hấm dứt những đợt mưa ngâu là hết tháng bảy, trả lại bầu trời trong xanh, cao vời vợi với những
chùm mây trắng tinh khôi, xốp và mềm mại như bông của tháng tám.
Đêm xuống, thoáng một chút heo may lùa trong khóm tre già có làm ai đó chợt bâng khuâng? Quày quả
để hoàn tất một vài việc của cuối ngày, ra cầu ao, khoả nước rửa chân tay, chợt giật mình vì ánh vàng
trên mặt nước đang sóng sánh, vỡ vụn, theo vòng sóng mất dần dưới đám bèo có vài cành hoa tím lơ
ngơ trôi. Có cảm giác, những mảnh vỡ vàng óng ánh ấy, lan toả đến vô cùng. Ngẩng đầu nhìn lên, giữa
vòm trời thăm thẳm, trăng vành vạnh đang treo lơ lửng ở đó. Tinh tú dường như có vẻ thưa vắng hơn
còn trăng thì lại tròn đầy và non tơ quá! Cứ ngỡ như con gái tuổi đương thì, ngây thơ đến hồn nhiên, vừa
kín đáo, vừa trần trụi phô hết vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa giữa mênh mang trời đất. Ánh trăng dịu dàng,
trong trẻo và hào phóng. Gió cứ leo lẻo thổi, thi thoảng đem một chút mây trắng mỏng như chiếc khăn
voan nhè nhẹ, điệu đàng che nửa khuôn trăng làm cho trăng thêm huyền ảo. Trăng làm cho cánh đồng
mênh mông hơn. Trà lúa sớm bắt đầu trỗ bông. Những bông lúa màu cốm, vươn thẳng, uống ánh trăng
no nê như trẻ thơ bú sữa mẹ và tựa vào nhau. Những bông lúa non - danh ca của đồng quê - đang hát
bài ca về sự no ấm của mùa vàng.
Dọc triền đê sông Cái, ánh trăng dãi vàng như phủ lụa tơ tằm trên thảm cỏ. Trên mặt sông, trăng đổ
vàng lấp lánh theo sóng nước. Phía cuối bãi là bến đò. Cạnh đó, cây đa cổ thụ như bị ánh trăng bỏ bùa.
Có lẽ hàng trăm năm rồi, cây đa vẫn thế, ngu ngơ dưới trăng như kẻ mộng du, mặc kệ trăng đẫm đìa
trên phiến lá. Chúng nghiêng vào nhau, nép vào nhau, lời tình tự của lá xạc xào, khe khẽ được gió mang
đi. Dưới bến, con đò nhỏ đong đầy trăng hờ hững đậu bên mép nước. Một người ngồi bó gối, buông cần,
giống như đang câu những mảnh trăng sóng sánh vỡ trên mặt nước mênh mang.
Cách bến đò không xa, giờ có một cây cầu bê tông vươn mình qua sông Cái. Ánh trăng như dát bạc khắp
thân cầu. Dưới trăng giờ không còn nghe văng vẳng tiếng khách gọi đò và con đường xuống bến, cỏ mọc
lan kín lối. Không biết khách qua sông, mấy ai còn nhớ bến đò ngang? Cũng trên bến đò này, mấy chục
tusachvang.net
16
năm về trước, biết bao đôi lứa bịn rịn nói lời giã biệt trong những đêm trăng mà cả người đi, kẻ ở đều
giấu kín nỗi nhớ nhung trong ánh mắt… Và cũng có không biết bao nhiêu đêm, những người đàn bà, con
gái ra sông gánh nước, giũ lụa, dãi nỗi niềm tâm sự sâu kín của lòng mình dưới ánh trăng khuya. Nỗi
nhớ, niềm thương ngày ấy không thể nói lên thành lời, chỉ có ánh trăng vời vợi trong đêm quê tĩnh mịch
mới thấu tỏ được nỗi lòng của người chờ đợi. Như ông lái đò kia, ngày ấy ông chưa tròn hai mươi tuổi.
Ông cũng giã biệt bến đò, giã biệt người con gái để khoác ba lô ra trận trong một đêm trăng sáng. Người
con gái thay ông chở đò trên bến sông quê, khi trở về, bến đò đã vắng bóng người thương. Bom đạn
chiến tranh có chừa một chỗ nào! Ông gắn quãng đời còn lại với con đò và bến sông giống như trong
Cung Quảng không thể thiếu cây đa với chú Cuội.
Trên đê có một đôi trai gái. Cô gái giơ tay ra khoảng không vụm từng vụm khe khẽ ấp vào mặt và tủm
tỉm cười. Người con trai ngạc nhiên hỏi:
- Em làm gì thế?
Người con gái khúch khích cười:
- Anh không thấy ư? Em lấy ánh trăng để rửa mặt!
- Ồ! Trăng mới kỳ diệu làm sao! Mai anh bay rồi! Ở nước ngoài chắc anh sẽ chẳng bao giờ được hưởng
một đêm trăng đẹp thế này…
Người con trai nắm lấy bàn tay người con gái cùng đưa ra hứng lấy ánh trăng thì thào:
- Em chờ anh chứ?
Cô gái im lặng. Người con trai kéo cô gái xích lại với mình. Anh nâng khuôn trăng ngời ngợi trên tay và
đặt một nụ hôn nồng nàn lên đôi môi chín mọng. Cỏ trên đê êm mịm như nhung. Trên cao, trăng e thẹn
giấu nụ cười hạnh phúc sau chiếc khăn voan mây trắng.
Trăng quê dịu dàng buông lơi theo gió nhẹ.
Hoàng
tusachvang.net
17
P
hố ít khi sương xuống dày thế này, nhất là những ngày chớm qua mùa nắng, khi mấy tháng giêng hai cứ nối đuôi nhau chạy đi theo những lo toan
bộn bề. Bởi vậy, có được một vòng xe qua phố khuya tràn ngập hơi sương là một điều không phải là dễ tìm thấy được. Nghe nói sương mù đẹp phải
là Đà Lạt, phải là những cao nguyên, những đỉnh núi chót vót tận trời cao. Nhưng mấy ai cảm nhận được rằng ngay trong lòng đồng bằng, ngay trong
lòng phố hẹp, màn sương cũng đem đến cho lòng người những giây phút rạo rực, thăng hoa. Chợt nghĩ sao người ta có thể sáng tác được những bài
thơ, bản nhạc về sương mù Đà Lạt thì tại sao mình không thể tạo nên vài dòng về hơi sương giữa lòng thành phố mình đang sống. Cái đẹp tự thân nó
đâu thể cất lên tiếng ca, lời thơ để mọi người chiêm ngưỡng. Nhưng con người nhiều khi lại vô tâm quá.
Ảnh minh họa, nguồn: Internet
Trong cái lạnh chơm chớm rồi lan tỏa dần, trong không khí ẩm ướt và lâng lâng, phố chợt bình yên đến lạ. Sương lấp đi những quán nhậu với tiếng
nói cười rôm rả. Sương lấp đi những quán cà phê xập xình với những điệu nhạc ầm ĩ. Sương lấp đi những tiếng xe máy rít lên trên đường với những
đợt đua cùng tử thần. Sương lấp đi những ánh mắt người nhìn nhau hằn học và ghen tị. Tất cả giờ đều hiền hòa trong vòng tay sương bao bọc.
Biết bao lần tôi trông chờ cái cảm giác hòa mình trong làn sương lạnh dày của phố để được trở về với góc hồn bình lặng, trở về với chính mình, không
bon chen, không tính toán, không lo sợ một ngày mai ám ảnh Ở đó, ngập tràn sương, ngập tràn niềm hi vọng, ngập tràn lung linh cho tâm hồn cất
cánh, ngập tràn yêu thương cho những âu yếm vừa chớm nở.
Tôi chìm vào với sương khuya phố thị, chìm vào với những nỗi đau giảm dần bằng hơi lạnh, chìm vào với niềm hạnh phúc lâng lâng từng hơi thở. Bàn
tay chạm vào giọt sương mong manh, mới thấy sự bình dị, sự gần gũi nhưng cũng là sự mong manh quá đỗi. Trong cuộc tuần hoàn không ngừng
nghỉ, những giọt sương dù cố nương mình trên không trung song cũng không tránh khỏi chạm mình vào đất, vào mọi vật, lại là nước như bản thể sinh
thành.
Tôi vẫn đi, vẫn chờ khuya sâu dần cùng sương ướt đầy tóc, đầy vai áo, đầy con mắt biết bao lần mộng mị
tusachvang.net
18
Sông, núi, phố, làng, mùa và con người Hà Nội mang dấu ấn văn hóa tiêu biểu, đặc trưng của
đất nước, của dân tộc, đồng thời cũng lấp lánh những nét đẹp riêng của thủ đô. Dù có thể
không sinh ra trên mảnh đất này nhưng đã là người Việt Nam, ai cũng cảm nhận được một
Hà Nội của chúng ta từ sông Hồng đỏ nặng phù sa đến Hồ Gươm lung linh truyền thuyết, Văn
miếu - Quốc Tử Giám thâm nghiêm, chùa Một Cột khiêm nhường thanh thoát đến ngôi nhà
sàn của Bác Hồ đơn sơ gần gụi Và cũng xao xuyến nhận ra một cái gì đó rất Hà Nội, của Hà
Nội, từ mùa thu se sẽ lâng lâng đến đêm nồng nàn hoa sữa, cơn mưa tìm về phố cổ với màn
sương lan nhẹ mặt Hồ Gươm
T
hế Lữ từng bâng khuâng với:
Cô em đứng bên hồ / Nghiêng tựa mình cây, dáng thẩn thơ
(Tiếng trúc
tuyệt vời). Hầu như chẳng bao giờ, chưa bao giờ vắng bóng hình mỹ nhân trong những cảnh sắc nên thơ
đến nao lòng ấy. Cũng bên hồ nước lặng xanh, cũng trong tiết thu Hà Nội se se gió, thi sĩ đồng quê
Nguyễn Bính, khi ở kinh kỳ đã buốt lòng cảm thương một mỹ nhân bạc mệnh:
Chiếc áo màu xanh tựa
nước hồ / Nàng vừa may với gió mùa thu / Gió thu còn lại bao nhiêu gió / Chiếc áo giờ đây bạc dưới
mồ
(Viếng hồn trinh nữ).
Ảnh minh họa, nguồn:Internet
Thời nào, dù loạn hay bình, Hà Nội đều có nhiều người con gái đẹp. Đây là nơi hội tụ giai nhân, tài tử,
hình như thế. Tuy nhiên, mỗi thi nhân lại có một cách cảm nhận, rung động và thể hiện riêng về nét đẹp
người con gái Hà thành. Em của Phan Vũ hòa lẫn trong mùi hoa phố, trong cơn mưa nhỏ, mềm dịu và
nồng nàn như kỷ niệm chưa phai:
Em ơi, Hà - Nội - phố /Ta còn em mùi hoàng lan /Ta còn em mùi hoa
sữa / Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ /Ai đó chờ ai /Tóc xõa vai mềm
(Em ơi, Hà Nội phố). Em của
Nguyễn Duy vừa có nét đẹp bên ngoài đầy gợi cảm vừa có chiều sâu văn hóa của chốn kinh kỳ, vừa thực
lại vừa ảo:
Tóc em dài cho ta nhìn thấy gió /Áo em bay cho mờ tỏ thân hình /Em sâu sắc như kinh thành
cổ kính /Gốc si già mốc ngói rêu xanh
(Một góc chiều Hà Nội). Đằng sau những câu thơ tụng xưng đắm
đuối si mê ấy thấp thoáng một điệu cười tinh nghịch, đáng yêu. Kể ra cũng hơi táo bạo, nói đúng hơn là
khá liều lĩnh khi dám hạ bút so sánh người đẹp với kinh thành cổ kính thâm u.
Phải yêu Hà Nội đến dường nào, Hoàng Phủ Ngọc Tường mới có cái nhìn về Hà Nội ngàn năm vẫn còn
tươi trẻ như thế này:
Là Hà Nội một nghìn năm còn rất trẻ / Là ngàn lá xanh như vầng sáng chẳng thay
màu.
Làm sao thoát được cái nợ giai nhân ở một nơi mà đất trời như cũng đắm đuối giao hòa vào nhau,
sự thanh lịch làm thăng hoa nét đẹp đời thường; đôi khi chỉ là một tà áo dài bay bay trong gió nhẹ cũng
là niềm tơ tưởng suối đời, không thể nào xóa nổi như Nguyễn Trọng Tạo từng thao thức:
Ngoài kia trời
tusachvang.net
19
đất giao thân /Tôi còn mắc nợ giai nhân một đời /Bao giờ trắng nợ người ơi /Trái tim đã trót thốt lời yêu
đương?
(Tôi còn mắc nợ áo dài)
Cho tới bây giờ, may thay, Hà Nội vẫn còn những khoảng lặng trữ tình, những góc nhỏ yêu thương cho
cuộc sống bộn bề, ồn ào. Giữa Thủ đô tưởng chỉ có những vòng xe quay mải miết, những bước chân hối
hả, những cuộc mưu sinh, làm ăn sấp ngửa vẫn còn đó những góc đời yêu dấu thiết tha, dù đoàn tụ hay
chia xa đều đượm sắc hương Hà Nội:
Em đi về phương Nam /Sông đầy và bến lở /Để lại anh hoa sữa
/Cuối thu thơm một mình
(Hữu Thỉnh - Hoa sữa)
Ai chẳng biết, hoa sữa đâu chỉ nở cho riêng Hà Nội nhưng can cớ gì khi nhắc tới hoa sữa mùa thu là nhắc
tới thủ đô, nhắc tới tình yêu đôi lứa nồng nàn. Không phải một lần, không phải đôi lần mà như là ngôn
ngữ của tình yêu ở nơi mảnh đất này, đã biết bao lần hoa sữa thơm vào thơ, vào nhạc để Hà Nội còn mãi
nồng nàn những góc yêu thương
tusachvang.net
20
Quê tôi ở miền hạ lưu sông Ba. Dòng sông như dòng sữa mẹ ngọt ngào âm thầm chắt chiu
nuôi tôi khôn lớn. Mỗi khi xa quê tôi đều phải chịu đựng một sự hụt hẫng không sao bù đắp
nổi: nỗi nhớ dòng sông quê nhà.
Sông Đà Rằng - hạ lưu sông Ba
Nước sông Ba chảy qua Thạnh Hội
Lỡ thương nhau rồi nỡ vội đi đâu
Để cho thác Thá u sầu
Hòn Ngang, dốc Võng đâu đâu cũng buồn
Lời ca dao khắc khoải ấy mỗi khi nhớ lại luôn gợi trong tôi những tháng năm tuổi thơ đẫm nước mắt.
Ngày xưa mẹ tôi đã gặp cha tôi trên một chuyến đò muộn trên dòng sông Ba. Cha tôi đã thề sông hẹn
biển sẽ sống trọn đời với người mình yêu dấu. Thế rồi cha tôi lại đi theo một người đàn bà khác vào một
chiều đầy dông bão. Khi những cơn đau đớn vật vã khóc than qua đi, chiều nào mẹ tôi cũng bế tôi ra bờ
sông với một niềm tin đến một lúc nào đó cha tôi sẽ trở về. Nỗi chờ mong của mẹ gần như hóa đá. Bến
sông xưa đã hóa thành bến đợi.
Dòng sông Ba bao dung và rộng lượng cứ thao thiết chảy cuốn trôi đi bao hoài niệm tuổi thơ cùng
những gì cay đắng nhất của đời người. Cha tôi bỏ đi; mẹ tôi, người con gái thị thành chưa một lần dãi
nắng dầm sương, phải ngày lại ngày chèo đò đưa khách sang sông.
Tôi đã lớn lên từ những chuyến đò nhọc nhằn của mẹ, từ những lời ru thấm đẫm ánh trăng, từ những
thanh âm vọng lại của tiếng mái chèo khua nước đêm đêm. Dòng sông cả một đời vắt kiệt sức mình để
bồi đắp phù sa cho cây cối ruộng vườn. Còn mẹ cũng một đời lam lũ tần tảo nuôi con. Có lẽ niềm vui duy
nhất neo giữ cuộc đời mẹ với dòng sông này là sự trưởng thành, lớn lên từng ngày của tôi.
Ngày tôi đậu đại học là ngày vui nhất đời mẹ. Mẹ khóc như chưa bao giờ được khóc. Sau niềm vui ấy lại
bắt đầu bao nỗi lo mới dành cho mẹ. Suốt mấy ngày liền mẹ chạy vạy ngược xuôi vay mượn bà con lối
xóm chuẩn bị đủ tiền cho tôi đi học. Đêm trước ngày đi, lần đầu tiên tôi khóc không phải vì bị đòn roi.
tusachvang.net
21
Cũng lần đầu tiên trong đời tôi nhận ra vô số nếp nhăn trên khuôn mặt mẹ như những lớp sóng vỡ ra từ
mưa nắng cuộc đời. Mỗi ngày xa quê là mỗi ngày tôi tự trách mình và càng thương mẹ hơn bao giờ hết.
Tôi vẫn tiếp tục bước đi đến những chân trời mới. Và ở quê nhà mẹ tôi tiếp tục thức cùng bến đợi
tusachvang.net
22
Đã lâu lắm rồi tôi chẳng còn nhớ tới mùa Thu nữa. Nhưng đêm nay Thu lại về. Mùa Thu ở Hà
Nội lạ lắm. Khi nào cây lộc vừng chín gốc bên hồ Hoàn Kiếm thôi rơi sắc đỏ và hoa sữa bắt
đầu tỏa hương. Ấy là mùa Thu đã về. Hôm đó, thế nào trời cũng hơi se lạnh.
Đ
ầu phố nhà tôi có chợ cóc. Chợ họp từ lúc mới năm rưỡi, sáu giờ, khi mọi người dân Hà thành thi
nhau đổ ra đường để vớt vát chút sức khỏe còn lại cho mình, đến bảy rưỡi, tám giờ, giờ làm việc của đội
tự quản là chợ tan. Sớm nay, như bao sớm khác, chợ cóc vẫn họp và người mua, người bán vẫn nhộn
nhịp như nó vốn là như vậy Có chăng, thêm chị hàng cốm dưới gốc cây trứng cá cuối chợ, đầu góc
chùa Châu Long là khác mọi ngày. Tôi chẳng biết tên chị, chỉ biết chị đã ngồi đó cả chục năm nay, đúng
một chỗ ấy cho đến khi tan chợ, chị mới quảy gánh lên đi dọc phố để bán nốt gánh cốm. Chị là con gái
làng Vòng thứ thiệt. Nhà chị và nhà chồng đều là người làng Vòng từ xửa từ xưa. “Thời mẹ tôi, và đến
đời tôi vẫn thế, đã là con gái làng Vòng đều phải biết làm cốm, không thì ế chồng”.
Tôi nhớ mãi ngày tôi còn bé xíu. Thuở ấy, Hà Nội không đông như bây giờ, nên gánh cốm Vòng cũng
không bị “hồ”nhiều như hiện nay. Ngày ấy tôi ở với bà ngoại trên phố Hàng Ngang. Vào mùa cốm, bao
giờ bà ngoại tôi cũng mua cốm của bà Khỏa, một người làm cốm làng Vòng ngon nổi tiếng.
Bà Khỏa gánh cốm ra Hà Nội rất sớm, ngồi gần chiếc máy nước công cộng trên phố Lãn Ông (ngày ấy
một số phố có máy nước công cộng được lắp trên hè để bà con đi đường rửa chân tay, mặt mũi). Bây
giờ chỗ ấy người ta bán khăn mặt, giấy vệ sinh Cả một dãy phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường,
Lãn Ông , nghĩa là mấy phố quanh đó, ai ai cũng đến mua cốm bà Khỏa, nên muốn mua được, bà ngoại
tôi thường phải đặt từ hôm trước.
Sáng hôm ấy, bà tôi gọi tôi dậy để ra lấy cốm về cho bà thắp hương cúng Phật và gia tiên hương cốm
đầu mùa. Trẻ con, bị gọi dậy sớm là khổ lắm, nhưng nghe ra bà Khỏa lấy cốm là choàng dậy ngay. Lê
đôi guốc gỗ con con sơn hoa xanh đỏ, tôi tong tả đến bên gánh cốm. Mùi cốm thơm thanh thanh, ngòn
ngọt vị nếp sữa pha lẫn mùi lá sen. Có lẽ không bao giờ tôi quên được hương thơm ấy, một hương thơm
thanh tao, quấn quện lạ kì.
“Bà ơi cho bà cháu xin cốm. Một cân cốm giót, một cân cốm đầu nia”.
“Bà cháu là ai?” - Bà Khỏa hỏi lại. Tôi thưa lại tên hiệu của ông bà tôi. Thời đó, thương nhân Hà Nội chỉ
toàn gọi nhau bằng tên hiệu thành quen, đến mãi sau này vẫn giữ nếp ấy.
tusachvang.net
23
Đôi tay bà Khỏa lật lật từng lớp lá sen, rồi đến lớp lá ráy đặt dưới chiếc mê cói nâu sẫm mầu thời gian.
Trải lớp lá ráy lên chiếc đĩa cân, bà Khỏa bốc cốm điêu luyện đến mức, nhấc cân lên là vừa đúng một
cân, nhưng bà vẫn dúm thêm một dúm bỏ vào gói cốm cho tươi tắn. Nhấc gói cốm đặt vào tấm lá sen đã
bày sẵn trên cái mẹt, bà Khỏa gói cốm nhanh thoăn thoắt, rồi rút lấy vài sợi rơm treo nơi đầu quang
gánh buộc gói cốm lại đưa cho tôi, bà không quên túm cho tôi một nắm cốm vào miếng lá sen, gọi là làm
quà. Cốm của bà Khỏa có hương thơm thanh nhẹ, ăn xong rồi mà vị ngọt vẫn còn lưu mãi.
Cốm giót có vị ngọt đậm đà, ngấm sâu tận trong cổ họng. Mỗi lần được ăn cốm giót, bố tôi hay nắm thật
chặt thành nắm nhỏ bằng đầu ngón tay cái đưa cho tôi, kèm theo câu dặn: “Cắn ít một nhai cho thật kỹ
rồi hãy nuốt”. Ngày ấy còn quá nhỏ, chẳng hiểu tại sao bố hay dặn thế, chỉ biết làm theo. Mãi sau này tôi
mới ngẫm ra, chắc không phải vì ông sợ tôi nghẹn, mà chỉ muốn tôi ăn miếng nhỏ, nhai thật kỹ, mới
thấm được vị ngọt và thấy được hương thơm của cốm.
Người Hà Nội ăn cốm thường ăn với chuối tiêu trứng cuốc. Nhúm một chút bằng mấy đầu ngón tay, nhẹ
nhàng như để vị ngọt của cốm cũng thấm qua làn da mà cảm nhận được. Đưa nhúm cốm lên miệng, vừa
ăn nhè nhẹ, vừa ngẫm nghĩ xem vị cốm năm nay nhà hàng làm có ngọt, có thơm bằng năm ngoái hay
không.
Kể cũng lạ! Ngày ấy làm cốm có thương hiệu chẳng được mấy người, chứ đâu như bây giờ, cốm có gần
như quanh năm. Khi đúng mùa, muốn ăn cốm, nghĩ đến bà Thoả, lại lưỡng lự, hay thôi
tusachvang.net
24