Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG TỰ DO KINH TẾ TRONG LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.31 KB, 22 trang )

Mục lục

I. Định nghĩa

II. Tư tưởng tự do kinh tế trong lịch sử học thuyết kinh tế
1. Chủ nghĩa trọng thương
2. Chủ nghĩa trọng nông (Pháp)
3. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển (Anh)
4. Kinh tế chính trị tiểu tư sản
5. Kinh tế chính trị không tưởng
6. Kinh tế chính trị Mac – Lênin
7. Kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển
8. Trường phái cổ điển mới
9. Học thuyết Keynes
10. Trường phái chính hiện đại
11. Trường phái tự do mới
12. Trường phái thể chế mới

III. Kết luận





Sự vận động và phát triển của tư tưởng tử tự do kinh tế trong lịch sử các học thuyết kinh tế
2
Nhóm 8 D10QT2
Niên biểu Lịch sử các học thuyết kinh tế:

Thế kỉ 17,
cuối thế kỉ


18 – đầu thế
kỉ 19

Chủ nghĩa trọng thương
Thế kỉ 19
Sự phát
triển của
CNTB
Kinh tế
chính trị
tư sản cổ
điển
Chủ nghĩa trọng nông (Pháp)
Kinh tế chính trị tư sản cổ điển (Anh)
Kinh tế chính trị tiểu tư sản
Kinh tế chính trị không tưởng
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị tư bản hậu cổ điển
Thế kỉ 20
Kinh tế tư
sản hiện
đại
Trường phái cổ điển mới
Học thuyết Keneys
Trường phái tự do mới
Trường phái chính hiện đại
Trường phái thế chế mới

Sự vận động và phát triển của tư tưởng tử tự do kinh tế trong lịch sử các học thuyết kinh tế
3

Nhóm 8 D10QT2
I . Định Nghĩa
Tự do kinh tế là các lý thuyết coi nền kinh tế TBCN là hệ thống hoạt động tự do,
do các quy luật kinh tế tự phát điều tiết.
Tư tưởng cơ bản là tự do kinh doanh , tự do tham gia thị trường, tự do cạnh
tranh, chống lại sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế.
Tự do kinh tế trong kinh tế học là một môi trường xã hội mà trong đó người dân
được tự do sản xuất, buôn bán và tiêu thụ hàng hóa hay dịch vụ mà không bị hà
hiếp, ép buộc, hoặc giới hạn bởi các người khác, các tổ chức khác, hay bởi chính
phủ.

Sự vận động và phát triển của tư tưởng tử tự do kinh tế trong lịch sử các học thuyết kinh tế
4
Nhóm 8 D10QT2
II. Tư tưởng tự do kinh tế trong lịch sử các học thuyết kinh tế
1. Chủ nghĩa trọng thương

Chủ nghĩa trọng thương là trường phái kinh tế chính trị tư sản đầu tiên thể
hiện chính sách đặc biệt thời kỳ đầu tích lũy tư bản, đề cao vai trò của Nhà
nước cầm quyền trong hoạt động kinh tế và quyền lợi của giới doanh
thương.
Chủ nghĩa trọng thương có các quan điểm chính sau :
 Một quan điểm chủ đạo của chủ nghĩa trọng thương, cũng là sự thừa nhận truyền
thống quân chủ từ thời kỳ tiền trung cổ, xem người cầm quyền là tối cao, là phụ
mẫu của dân tộc, người có quyền điều hành các chính sách kinh tế với mục đích tạo
nên sự hùng mạnh của quốc gia. Chủ nghĩa trọng thương là hệ tư tưởng đầu tiên
xác định các chức năng lãnh đạo cho người đứng đầu nhà nước, nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc cổ xúy tinh thần dân tộc trong dân chúng.
 Chủ nghĩa trọng thương chủ trương chính sách bảo hộ mậu dịch (chế độ thuế
quan bảo hộ) nhằm bảo hộ cho giới doanh thương quốc nội trên thị trường nước

ngoài và tạo ra những hạn chế đối với giới giao thương ngoại quốc trên thị trường
trong nước. Chính sách bảo hộ mậu dịch làm tăng khả năng cạnh tranh của quốc
gia, ưu tiên mở rộng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Kết quả khả quan của giao
thương được đánh giá bằng sự vượt trội lượng hàng xuất đối với lượng hàng nhập,
bằng lượng vàng ròng thu được, dẫn đến sự hình thành khái niệm cân đối thương
mại chủ động.
 Những người theo phái trọng thương bị cuốn hút vào việc tích lũy các kim loại sản
xuất tiền là vàng và bạc. Vì nguồn cung cấp vàng, bạc có giới hạn nên những người
trọng thương tin rằng một quốc gia có thể cải thiện dự trữ vàng của mình trên sự
thua thiệt của quốc gia khác, tạo nên của cải và quyền lực cho quốc gia đó.
 Chỉ chú ý đến xuất khẩu, Họ cho rằng cần tập trung hoàn toàn vào xuất khẩu, vì
xuất khẩu là nguồn mang lại kim loại quý. Còn nhập khẩu thì rất hạn chế, đặc biệt
là các sản phẩm đã hoàn chế và hàng hóa xa xỉ phẩm. Họ bảo vệ chính sách bảo hộ:
khuyến khích xuất khẩu (thông qua trợ giá) và cản trở nhập khẩu (dựa vào thuế
quan).
Sự vận động và phát triển của tư tưởng tử tự do kinh tế trong lịch sử các học thuyết kinh tế
5
Nhóm 8 D10QT2
 Ngoài ra, theo họ quan điểm của trường phái trọng thương thì muốn gia tăng xuất
khẩu để có nhiều kim quý thì phải có nhiều nhân công "Dân số là của cải và sức
mạnh của quốc gia" (theoNichobas Barbon) "Quốc gia giàu có nhất phải chăng là
quốc gia có nhiều nhân công nhất" (theo Josiah Tucken).


KL: có thể nhận thấy rõ ràng tư tưởng tự do kinh tế không hề có mặt trong
1 học thuyết mà vao trò của Nhà nước được đặt lên hàng đầu như vậy

2. Chủ nghĩa trọng nông (Pháp)

Chủ nghĩa trọng nông hay trường phái trọng nông là một trong

những trường phái kinh tế tiêu biểu, cho rằng nguồn gốc thuần túy của
sự giàu có của mỗi quốc gia là từ sản xuất nông nghiệp hay các dạng
phát triển đất đai khác.


François Quesnay, đại diện tiêu biểu
của chủ nghĩa trọng nông.


Trường phái trọng nông có những nội dung cơ bản sau :
Sự vận động và phát triển của tư tưởng tử tự do kinh tế trong lịch sử các học thuyết kinh tế
6
Nhóm 8 D10QT2
 Chủ nghĩa trọng nông phê phán gay gắt những tư tưởng kinh tế phiến diện của
trường phái trọng thương, cho rằng không phải "phi thương bất phú", với lý do:
hoạt động thương nghiệp chỉ là hoạt động phục vụ tiêu dùng chứ không làm
tăng thêm giá trị, nghĩa là không đem lại giàu có cho xã hội. Vì vậy trường phái
trọng nông cho rằng phi nông mới là bất phú, vì chính ngành nông nghiệp trực
tiếp sản xuất ra lương thực, thực phẩm - của cải vật chất chính yếu - nguồn gốc
của sự giàu có.
 Phần quan trọng của học thuyết này là tư tưởng rằng Nhà nước không nên
can thiệp của vào quá trình kinh tế. Nhà nước chỉ đặt ra các điều luật cần
thiết phù hợp với "quy luật tự nhiên" và sau đó các chức năng của Nhà
nước sẽ phai mờ dần.
 Chủ nghĩa trọng nông là tư tưởng kinh tế đầu tiên đề ra quy luật "sự giảm dần
sản phẩm đất đai", theo đó, sự tăng thêm lao động vào đất sẽ dẫn đến một giới
hạn mà sau đó là sự giảm dần năng suất lao động. Đó là cơ sở của quy luật năng
suất biên giảm dần, phổ biến trong các học thuyết kinh tế hiện đại.
 Trường phái trọng nông đã nêu ra những ý tưởng về việc phát triển ngành kinh
tế nông nghiệp phải có sự quan tâm của nhà nước để họ yên tâm làm ăn trên

đồng ruộng và có tích luỹ đầu tư cho phát triển nông nghiệp, đồng thời cũng
nêu nên vấn đề thay đổi hoạt động cá thể riêng lẻ trong làm ăn nông nghiệp
bằng việc tập trung đất đai để xây dựng thành các đồn điền, đưa nông nghiệp đi
vào làm ăn lớn để chuyển từ nông nghiệp tiểu nông mang tính chất phong kiến
sang nền nông nghiệp theo kiểu tư bản chủ nghĩa để có năng suất lao động nông
nghiệp ngày càng cao, lương thực thực phẩm ngày càng sản xuất ra được nhiều
hơn, đem lại sự giàu có cho đất nước.
Qua đó ta có thể thấy, Chủ nghĩa trọng nông chống lại tất cả những đặc quyền về
thuế, chủ trương tụ do lưu thông , tự do thương mại

 Sự xuất hiện ban đầu của tư tưởng tự do kinh tế tại Pháp

3. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển (Anh)
Trường phái Kinh tế học cổ điển hay Kinh tế chính trị cổ điển Anh là một
trong những xu hướng tư tưởng kinh tế tiến bộ, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch
Sự vận động và phát triển của tư tưởng tử tự do kinh tế trong lịch sử các học thuyết kinh tế
7
Nhóm 8 D10QT2
sử phát triển các luận thuyết kinh tế. Nhiều quan điểm chủ đạo của trường phái
này vẫn còn lưu giữ ý nghĩa đến tận ngày nay.

Người đề xướng ra tư tưởng tự do kinh tế bắt đầu là các nhà kinh tế tư sản cổ
điển, bắt đầu là Wiliam Petty thừa nhận và tôn trọng các quy luật kinh tế, kết
quả được đưa ra hệ phụ thuộc, nhân quả giữa các hiện tượng.
Trong cuốn “Trong cuộc sống và trong kinh tế”, Petty viết : phải tính đều
những quá trình tự nhiên, không nên dùng hành động để cưỡng bức lại quá trình
đó,thừa nhận quá trình tự do cá nhân và đổi tự do cạnh tranh.


Wiliam Petty ( 1623 - 1687)



Sự vận động và phát triển của tư tưởng tử tự do kinh tế trong lịch sử các học thuyết kinh tế
8
Nhóm 8 D10QT2


Tư tưởng tự do kinh tế được tiếp tực tăng trong tác phẩm nghiên cứu về “
Nguyên nhân và bản chất giàu có của các dân tộc” của Adam Smit. Lý thuyết về
“ con người kinh tế “ và : bàn tay vô hình” cả Adam Smit đã chứng tỏ các quy
luật kết quả tự điều tiết nền kinh tế mà không cần có sự can thiệt của Nhà nước

Thuyết của Smith chống lại tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương (yêu cầu có sự
can thiệp của nhà nước vào kinh tế), là mầm mống cho đòi hỏi được tự do kinh
doanh, có sự thích hợp với chủ nghĩa tư bản trong một thời kì dài

A.Smith cho rằng chính sách kinh tế phù hợp với trật tự tự nhiên là tự do cạnh
tranh.

Adam Smit ( 1723 - 1790 )




Sự vận động và phát triển của tư tưởng tử tự do kinh tế trong lịch sử các học thuyết kinh tế
9
Nhóm 8 D10QT2
David Ricardo tiếp tục lí luận của Adam Smith => phát hiện ra những quy luật
kinh tế và tự do kinh tế
 Lý thuyết về giá trị

 Lý thuyết về tiền tệ và tín dụng
 Lý luận về tiền lương, lợi nhuận, địa tô
 Lý thuyết về tư bản
 Lý thuyết tái sản xuất
 Lý luận về thuế khoá
 Lý thuyết về “lợi thế so sánh” (là một đóng góp quan trọng của D.Ricardo)


David Ricardo (1772 – 1823)

Sự vận động và phát triển của tư tưởng tử tự do kinh tế trong lịch sử các học thuyết kinh tế
10
Nhóm 8 D10QT2

Những tư tưởng chủ yếu :
1. Không công nhận chính sách bảo hộ mậu dịch của nhà nước và chú trọng phân
tích các vấn đề của lĩnh vực sản xuất trong sự tách biệt khỏi lĩnh vực giao
thương; đề xuất và áp dụng các phương pháp nghiên cứu tiến bộ như phương
pháp nguyên nhân-hậu quả, suy diễn, quy nạp, logic trừu tượng. Tuy nhiên,
việc đặt ra sự đối nghịch giữa hai lĩnh vực sản xuất và giao thương đã làm cho
các nhà kinh tế học cổ điển đánh giá không đầy đủ những liên quan mật thiết
giữa hai lĩnh vực đó, trong đó có ảnh hưởng của các yếu tố giao thương lên quá
trình sản xuất.
2. Dựa trên phương pháp phân tích nguyên nhân-hậu quả, tính toán các chỉ số kinh
tế trung bình, các nhà “cổ điển” tìm cách làm sáng tỏ cơ cấu hình thành giá
trị hàng hóa. Họ cho rằng dao động của giá cả trên thị trường không liên quan
đến “bản chất tự nhiên” của tiền và số lượng của chúng, mà liên quan đến
các chi phí sản xuất, hay nói cách khác, đến số lượng lao động bỏ ra.
3. Phạm trù giá trị vào thời đó được đánh giá là mấu chốt của phân tích kinh tế, là
gốc rễ để nảy mầm các phạm trù khác. Vấn đề giá trị hàm chứa các câu hỏi như

sau: giá trị biểu hiện giống như một hiện tượng và các dạng thức của nó thế
nào? Cơ sở, nguồn gốc hay nguyên nhân nào của giá trị? Giá trị có đại lượng
hay không và cách xác định đại lượng đó như thế nào? Cái gì có thể dùng để đo
giá trị? Giá trị thực hiện chức năng nào trong lý thuyết kinh tế? Ngoài ra, việc
đơn giản hóa phân tích và hệ thống hóa đã làm cho khoa học kinh tế hướng đến
phát minh các quy luật mang tính cơ học, tương tự như trong vật lý học, nghĩa
là không tính đến các yếu tố tâm lý, đạo đức, luật pháp và các yếu tố xã hội
khác.
4. Tăng trưởng kinh tế và phồn thịnh xã hội được cho là không phải dựa vào
nguyên tắc xuất siêu, mà là sự năng động và cân bằng trạng thái nền kinh tế
quốc gia. Trong vấn đề này các nhà “cổ điển” không vận dụng các phương
pháp phân tích toán học hay mô hình toán học để có thể chọn ra phương án tối
ưu trong số các phương án về tình trạng kinh tế. Trường phái cổ điển cho rằng
cân bằng trong kinh tế là có thể đạt được một cách tự động theo quy luật thị
trường của Jean-Baptiste Say
Sự vận động và phát triển của tư tưởng tử tự do kinh tế trong lịch sử các học thuyết kinh tế
11
Nhóm 8 D10QT2
5. Từ lâu tiền tệ được cho là của con người tạo ra một cách chủ ý. Đến giai đoạn
của trường phái cổ điển tiền tệ được cho là một dạng hàng hóa tách biệt từ
trong thế giới hàng hóa, và chúng không thể bị thay thế bởi những thỏa thuận
giữa mọi người. Tuy nhiên, chức năng của tiền chỉ được đánh giá là phương
tiện trao đổi mang tính kỹ thuật.
Kết luận : Có thể thấy tư tưởng tự do kinh tế được đề xuất bởi các nhà kinh
tế chính trị tư sản cổ điển.

4. Kinh tế chính trị tiểu tư sản
KTCT tiểu tư sản gồm các lý thuyết kinh tế đứng trên lập trường, lợi ích
của giai cấp tiểu tư sản bênh vực, bảo vệ cho nền sản xuất nhỏ, chống
lại sự phát triển của nền sản xuất lớn TBCN, là một trào lưu tư tưởng

vừa có tính không tưởng, vừa có tính phản động.
Các đại biểu điển hình:


Sismondi(1773 – 1842)
Dierre-Proudon (1809 – 1865)

Sự vận động và phát triển của tư tưởng tử tự do kinh tế trong lịch sử các học thuyết kinh tế
12
Nhóm 8 D10QT2
Học thuyết trên nhằm chống lại trào lưu sản xuất lớn của TBCN và bênh
vực , bảo vệ nền sản xuất nhỏ, chủ trương cần sự can thiệp mạnh tay
của nhà nước.
Con đường cải tạo xã hội
 Nhờ sự can thiệp của Nhà nước
 Dựa vào lòng tốt, lòng nhân ái kể cả của những người giàu
Kết luận :Tư tưởng tự do kinh tế không nằm trong học thuyết này

5. Kinh tế chính trị không tưởng
Chủ nghĩa xã hội không tưởng là học thuyết kinh tế thể hiện sự phản
kháng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại chế độ tư
bản chủ nghĩa và tìm đường xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn.

Các đại biểu điển hình

Saint Simon (1760 – 1825)

Charles Fourier (1772 – 18320)
Sự vận động và phát triển của tư tưởng tử tự do kinh tế trong lịch sử các học thuyết kinh tế
13

Nhóm 8 D10QT2

Robert Owen (1771 – 1858)


Chủ trương xây dựng xã hội mới bằng con đường không tưởng như việc tuyên
truyền, chờ mong vào lòng từ thiện của những nhà tư bản và sự giúp đỡ của nhà
nước tư sản coi tư tưởng về chủ nghĩa xã hội là tôn giáo mới
Kết luận : Các nhà kinh tế chính trị học không tưởng Thừa nhận sự phát
triển của xã hội theo những quy luật tất yếu khách quan , tuy nhiên không
phân tích đúng động lực của xã hội, vì vậy, tư tưởng tự do kinh tế không
được đề cập tới trong học thuyết này

6. Kinh tế chính trị Mac – Lênin
Học thuyết Mác đưa ra quan điểm lịch sử về sự phát triển kinh tế vào
việc phân tích các phạm trù và quy luật kinh tế đồng thời nghiên cứu,
phát triển các lý luận kinh tế khác.

Sự vận động và phát triển của tư tưởng tử tự do kinh tế trong lịch sử các học thuyết kinh tế
14
Nhóm 8 D10QT2


Trong học thuyết này, Mac coi phạm trù kinh tế là 1 phạm trù mang tính
lịch sử, nhà nước chỉ can thiệp khi cần thiết => Có thể coi là nền kinh tế
được tự do phát triển, nhưng cũng có 1 số ảnh hưởng nhất định từ nhà
nước

Sự vận động và phát triển của tư tưởng tử tự do kinh tế trong lịch sử các học thuyết kinh tế
15

Nhóm 8 D10QT2
7. Kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển
Xuất phát từ mục tiêu bảo vệ giai cấp tư sản, biện hộ cho chủ nghĩa tư
bản một cách có ý thức nên họ không thể tìm kiếm và xây dựng những
phạm trù, khái niệm và quy luật khoa học
Học thuyết kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển là học thuyết mang tính
chất phản động cố tìm mọi cách để chứng minh sự tồn tại của chủ nghĩa
tư bản
Học thuyết trên ra đời nhằm biện hộ cho chủ nghĩa tư bản, tuy nhiên nó
đã công khai tách ra khỏi kinh tế chính trị học tư sản cổ điển (vì vậy còn
được gọi là kinh tế học tầm thường)

Thomas Robert Malthus (1766 - 1834)

Jean Baptiste Say (1767 - 1832
Kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển phủ nhận các học thuyết của
học thuyết kinh tế chính trị cổ điển => phủ nhận luôn cả tư tưởng tự
do kinh tế
Sự vận động và phát triển của tư tưởng tử tự do kinh tế trong lịch sử các học thuyết kinh tế
16
Nhóm 8 D10QT2

8. Trường phái cổ điển mới
Các nhà kinh tế của trường phái này ủng hộ tự do cạnh tranh, chống lại
sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế, tin tưởng cơ chế thị trường sẽ tự
điều tiết nền kinh tế thăng bằng cung cầu và có hiệu quả .
Tiêu biểu gồm có Leon Walras (trường phái thành Lausanre – Thụy Sỹ)
với lý thuyết về giá cả và lí thuyết về cân bằng mọi tổng quát




Marie-Ésprit LéonWalras ( 1834-1910)

Alfred Marshall (trường phái Cambrige – Anh) thì đưa ra lý thuyết về cung cầu và giá
cả trên thị trường tự do cạnh tranh : tự điều tiết, giá cả là sự va chạm giữa nhiều yếu tố
tạo nên chúng.

Sự vận động và phát triển của tư tưởng tử tự do kinh tế trong lịch sử các học thuyết kinh tế
17
Nhóm 8 D10QT2


 nhà kinh tế thuộc trường phái cổ điển mới tin tưởng vào sức mạnh của nền kinh
tế thị trường và sự hoạt động của các quy luật kinh tế.
 Theo họ, sự điều tiết của “bàn tay vô hình” sẽ đảm bảo cho quá trình tái sản
xuất phát triển bình thường .
Trường phái cổ điển mới ủng hộ quan điểm tự do cạnh tranh và đưa nó lên 1
bước phát triển cao hơn

9. Học thuyết Keynes
Ở các nước tư bản khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp thường xuyên,
nghiêm trọng chứng tỏ các lí thuyết ủng hộ tự do kinh doanh không còn
sức thuyết phục
CNTB phát triển cao hơn nữa, lực lượng sản xuất phát triển cao đòi hỏi
sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế

Sự vận động và phát triển của tư tưởng tử tự do kinh tế trong lịch sử các học thuyết kinh tế
18
Nhóm 8 D10QT2



Tư tưởng cơ bản

 Bác bỏ cách lí giải cổ điển về sự tự điều chỉnh của nền kinh tế, cho rằng nhà
nước phải can thiệp vào kinh tế
 Đánh giá cao vai trò của tiêu dùng, trao đổi
 Theo Kenyes, muốn có cân bằng nhà nước phải có sự can thiệp của Nhà nước.
 Lý thuyết chủ đạo là lý thuyết trọng cầu, muốn làm được như vậy cần có sự can
thiệp rất sâu của nhà nước: đầu tư, thuế, việc làm, tiêu dùng ….
Kết luận : Với chủ nghĩa của Keynes, tư tưởng tự do kinh tế hoàn toàn bị
xóa sổ

10. Trường phái chính hiện đại
Thực tế, nền kinh tế sẽ phát triển không hiệu quả nếu như đề cao quá
đáng vai trò của thị trường hoặc vai trò nhà nước. Vì vậy các nhà kinh tế
của trường phái chính hiện đại đã đề xuất 1 mô hình kinh tế, đó là mô
hình “kinh tế hỗn hợp”.
 “Nền kinh tế hỗn hợp” là nền kinh tế kết hợp trong đó kinh tế tư nhân và kinh
tế Nhà nước, nó được điều hành bởi cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước .
Sự vận động và phát triển của tư tưởng tử tự do kinh tế trong lịch sử các học thuyết kinh tế
19
Nhóm 8 D10QT2

P.A. Samuelson

 Trong nhiều trường hợp, sự can thiệp của Nhà nước cũng có những hạn chế. Vì
vậy theo Samuelson sự can thiệp của Nhà nước chỉ nên giới hạn “trong khuôn
khổ khôn ngoan của cạnh tranh” .
 Tóm lại, phát triển kinh tế có hiệu quả là phải dựa vào cả “hai bàn tay”

 + Cơ chế thị trường(bàn tay vô hình): xác định giá cả, sản lượng trong nhiều
lĩnh vực
 + Sự điều tiết của Chính phủ(bàn tay hữu hình): bằng các chương trình thuế, chi
tiêu và luật lệ
Kết luận : Đề cao tư tưởng tự do kinh tế, đồng thời khẳng định có cả vai
trò của nhà nước

11. Trường phái tự do mới
Đây là một trào lưu tư tưởng kinh tế tư sản .Chủ nghĩa tự do kinh tế
gồm các lý thuyết đề cao tự do kinh doanh, tự do tham gia thị trường, coi
nền kinh tế TBCN là hệ thống tự động do các quy luật kinh tế khách
quan tự phát điều tiết.
 Tư tưởng cơ bản: Cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước ở mức độ nhất
định
Khẩu hiệu của tư tưởng nhiều hơn. Nhà nước can thiệp ít hơn
Sự vận động và phát triển của tư tưởng tử tự do kinh tế trong lịch sử các học thuyết kinh tế
20
Nhóm 8 D10QT2
 Đánh giá tầm quan trọng và hiệu quả can thiệp của Nhà nước vào kinh tế ở mức
độ khác nhau, đã đưa ra một số giải pháp, chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà
nước .
Kết luận : Có thể nói Tự do mới chính là 1 bước phát triển cao của
tư tưởng tự do kinh tế .(thể hiện qua việc nó phát triển rộng rãi tại
nhiều nước TBCN như Đức, Mĩ ….)

12. Trường phái thể chế mới
Tư tưởng cơ bản: Đề cao vai trò của các thể chế xã hội của khoa học kĩ
thuật trong sự phát triển kinh tế. Động lực của sự phát triển xã hội là các
thể chế xã hội.
Kết luận: tự do kinh tế không hề có mặt trong hệ thống tư tưởng.



Sự vận động và phát triển của tư tưởng tử tự do kinh tế trong lịch sử các học thuyết kinh tế
21
Nhóm 8 D10QT2
Kết luận
• Tư tưởng tự do kinh tế gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, có lúc
thăng hoa, có lúc lụi tàn, tuy nhiên đây vẫn là 1 tư tưởng đúng đắn.

• Trải qua nhiều học thuyết kinh tế, tư tưởng tự do kinh tế đã được nghiên
cứu và phát triển để đạt được những thành tựu như hiện nay, đồng thời
cho ta thấy hướng đi đúng đắn của nền kinh tế thế giới cũng như hướng đi
đúng đắn có thế áp dụng với nền kinh tế của Việt Nam.

• Việt Nam có nhiều thành phần kinh tế. Theo cách xác định hiện nay của chính
phủ, Việt Nam có các thành phần kinh tế sau: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể,
kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài.




Sự vận động và phát triển của tư tưởng tử tự do kinh tế trong lịch sử các học thuyết kinh tế
22
Nhóm 8 D10QT2
Tài liệu tham khảo:
• Trong cuộc sống và trong kinh tế - W. Petty
• Nguyên nhân và bản chất sự giàu có của các dân tộc – A. Smith
• Tư bản – C. Max
• Kinh tế học – Samuelson

• Wikipedia
• Wattap


×