Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Sự vận động và phát triển của lý luận giá trị lao động lịch sử các học thuyết kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.99 KB, 27 trang )

SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ LUẬN GIÁ TRỊ
- LAO ĐỘNG LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ

MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG
1.1. Giới thiệu về Wiliam Petty ngƣời sáng lập ra lý luận giá trị - lao động
1.2. Tiểu sử cuộc đời của Wiliam Petty
1.3. Những thành tựu và đóng góp của William Petty
1.4. Hoàn cảnh và lịch sử ra đời của lý luận giá trị -lao động
1.5. Phƣơng pháp luận nghiên cứu William Petty
1.6. Nội dung cơ bản của lý luận giá trị - lao động
CHƢƠNG II: SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ LUẬN GIÁ TRỊ - LAO
ĐỘNG
2.1 Lý luận về giá trị -lao động của Wiliam Petty (đại diện cho học thuyết tƣ sản
cổ điển Anh )
2.2 Lý luận về giá trị - lao động của Adam Smith (đại diện cho học thuyết tƣ
sản cổ điển Anh )
2.3 Lý luận về giá trị -lao động của David Ricardo (đại diện cho học thuyết tƣ
sản cổ điển Anh )
2.4 Lý luận giá trị- lao động của Marx
2.5 Lý luận về giá trị -lao động của một số nhà kinh tế học thuộc trƣờng phái
khác
2.5.1 Quan điểm về “Giá trị – lao động” của trƣờng phái kinh tế chính trị tƣ sản
tầm thƣờng.
2.5.2 Quan điểm về “giá trị-lao động” của trƣờng phái kinh tế học tiểu tƣ sản.
2.5.3 Học thuyết “Lý luận về giá trị, giá cả” của trƣờng phái tân cổ điển
CHƢƠNG III: KẾT LUẬN VÀ ỨNG DỤNG


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG
1.1 Giới thiệu về nhà kinh tế học William Petty


1.1.1 Tiểu sử cuộc đời nhà kinh tế học William Petty
William Petty (1623-1687) là ngƣời đặt nền móng cho trƣờng phái Kinh tế
chính trị cổ điển ở Anh
William Petty sinh tại thành phố Romsi – miền nam nƣớc Anh, trong một gia
đình sản xuất vải dạ. Từ nhỏ đã tỏ ra thông minh. Năm 14 tuổi không muốn tiếp tục
công việc truyền thống của gia đình, ông bỏ nhà đi làm thủy thủ thiếu niên. Một năm
sau ông bị tai nạn gãy chân, phải rời tàu và lƣu lạc ở bờ biển phía bắc nƣớc Pháp. Nhờ
giỏi [tiếng Latinh] ông đƣợc nhận vào học tại trƣờng trung học chuyên nghiệp thành
phố Kanne. Tại đây ông học thêm tiếng Hy lạp, tiếng Pháp, toán và thiên văn.
Trở về Anh năm 1640 sau khi tốt nghiệp trung học, ông kiếm sống bằng công
việc vẽ hải đồ, và sau đó là phục vụ trên chiến hạm. Ba năm sau, đúng 20 tuổi, ông lại
rời Anh để theo học ngành y ở Amsterdam và Paris. Kết thúc bốn năm du học với
chứng chỉ y khoa, ông về lại Anh và lại tiếp tục theo học tại Đại học tổng hợp Oxford.
Năm 1650, lúc 27 tuổi ông đƣợc nhận học vị tiến sĩ vật lý, nhƣng lại làm giáo
sƣ phẫu thuật học tại một trƣờng trung học chuyên nghiệp ở Anh. Sau một năm, bất
ngờ ông nhận lời làm bác sĩ thuộc trung tâm chỉ huy quân sự Anh tại Ireland. Cuộc
sống của một bác sĩ nghèo thay đổi từ đó. Ông đã kiếm đƣợc 9 nghìn bảng Anh nhờ
vào công việc lập bản đồ cho nhà nƣớc tại Ireland. Đó là vì ông đã đứng tên mua các
khoảnh đất quân đội cấp cho các sĩ quan và lính, mà họ từ chối. Chỉ trong khoảng 10
năm, một ngƣời trí thức đa nghề 38 tuổi đã đƣợc trao tặng danh hiệu hiệp sĩ và quyền
đƣợc gọi là “ngài W. Petty”. Sự giàu có cộng với trí thông minh đã biểu hiện qua công
việc sau này của ông, đó là ghi chép đời sống kinh tế của xã hội và quốc gia.
1.1.2 Những thành tựu và đóng góp của William Petty
William Petty (1623-1687) là ngƣời đặt nền móng cho trƣờng phái Kinh tế chính
trị cổ điển ở Anh
Tác phẩm nghiên cứu của ông đƣợc xuất bản trong những năm 60-80 thế kỷ
17. K. Marx đánh giá ông là “cha đẻ của Kinh tế chính trị, nhà kinh tế học kiệt xuất và
đặc sắc” .
Những tác phẩm của ông đƣợc biết đến là:
“Luận bàn về thuế và các khoản thu” (1662)

“Giải phẫu học chính trị Ireland” (1672)
“Điều khác về tiền tệ” (1682)
Trong các tác phẩm đó tƣ tƣởng xuyên suốt là không công nhận đƣờng lối bảo
hộ mậu dịch của chủ nghĩa trọng thƣơng.

1.2 Hoàn cảnh và lịch sử ra đời của lý luận giá trị -lao động
Cuối thế kỷ XVII , ở nƣớc Anh và Pháp học thuyết kinh tế trƣờng phái cổ điển
xuất hiện . Vào thời kì này , sau khi tích lũy đƣợc khối lƣợng tiền tệ lớn , giai cấp tƣ
sản tập trung phát triển lĩnh vực sản xuất . Vì vậy , các công trƣờng thủ công trong lĩnh
vực sản xuất công nghiệp và nông nghiệp phát triển mạnh mẽ . Diễn ra việc tƣớc đoạt
ruộng đất của nông dân , hình thành giai cấp vô sản và chủ chiếm hữu ruộng đất .
Ở một số nƣớc , do hậu quả của chủ nghĩa trọng thƣơng , nền nông nghiệp bị đình
đốn . Cho nên việc đấu tranh chống chủ nghĩa trọng thƣơng gắn liền với việc phê phán
chế độ phong kiến nhằm giải thoát những ràng buộc phong kiến để phát triển nông
nghiệp theo kiểu sản xuất tƣ bản chủ nghĩa , làm xuất hiện chủ nghĩa trọng nông .
Những đại biểu của chủ nghĩa trọng nông là những ngƣời đặt cơ sở cho việc nghiên
cứu , phân tích nền sản xuất tƣ bản chủ nghĩa.
Ở Anh , từ khi thƣơng nghiệp mất dần đi ý nghĩa lịch sử, giai cấp tƣ sản Anh đã
sớm nhận thấy lợi ích của họ trong sự phát triển thủ công công nghiệp. Họ chỉ rõ :
muốn làm giàu phải bóc lột lao động, lao động làm thuê của những ng nghèo là nguồn
gốc làm giàu vô tận cho ngƣời giàu. Đó là điểm cốt lõi của kinh tế chính trị tƣ sản cổ
điển Anh, là học thuyết kinh tế chủ yếu của nhà nƣớc lúc bấy giờ.
Trong hoàn cảnh đó, W.Petty đã đƣa ra lí luận giá trị lao động. Không trực tiếp
trình bày lí luận về giá trị nên thông qua những luận điểm của ông về giá cả có thể
khẳng định ông là ngƣời đầu tiên đƣa ra nguyên lí về giá trị lao động.
Nội dung cơ bản của lý luận giá trị - lao động
W.Petty có công lao trong việc nêu ra giá trị lao động. Nghiên cứu về giá cả, ông
cho rằng có 2 loại giá cả:
Giá cả chính trị (giá cả thị trƣờng) do nhiều yếu tố ngẫu nhiên chi phối, nên rất
khó xác định chính xác.

Giá cả tự nhiên ( giá trị) do hao phí lao động quyết định, và năng suất lao động
có ảnh hƣởng tới mức hao phí đó.
-W.Petty cũng đã thấy đƣợc mối quan hệ giữa năng suất lao động với "giá cả tự
nhiên", nó tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Ông có đề cập đến lao động giản đơn
và lao động phức tạp nhƣng chƣa phân tích đầy đủ.
-Theo ông giá trị của hàng hóa là sự phản ánh giá trị của tiền, giống nhƣ ánh sáng
Mặt trăng là sự phản chiếu ánh sáng Mặt trời vậy.
- Ông còn cho rằng lao động thƣơng nghiệp có năng suất cao hơn nông nghiệp và
ngành thƣơng nghiệp là ngành kinh tế có lợi nhất. Đồng thời W. Petty đã đƣa ra
nguyên lý nỗi tiếng "Lao động là cha và đất là mẹ của của cải".
- nguyên cứu của W.Petty nhắm vào việc phát hiện "sự ngang hàng tự nhiên"
giữa đất đai và lao động với nhau bằng việc xác định cần phải có bao nhiêu đất để sản
xuất "lƣơng thực cho một ngƣời trong một ngày", xem giá trị của sản lƣợng nhƣ thế
ngang bằng với giá trị lao động trong một ngày.



CHƯƠNG II: SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ LUẬN GIÁ TRỊ -
LAO ĐỘNG
2.1 Lý luận về giá trị -lao động của Wiliam Petty (đại diện cho học thuyết tư sản
cổ điển Anh )
W. Petty là một trong những ngƣời sáng lập ra học thuyết kinh tế cổ điển ở Anh.
Ông sinh ra trong một gia đình thợ thủ công, có trình độ tiến sĩ vật lý, là nhạc trƣởng,
là ngƣời phát minh ra máy móc, là bác sĩ trong quân đội và là một đại địa chủ. Ông đã
viết nhiều tác phẩm về kinh tế nhƣ “Điều ƣớc về thuế và thu thuế” “Số học chính trị”,
“Bàn về tiền tệ”, Trong tác phẩm “Bàn về thuế khoá và lệ phí” Ông đã nêu ra
nguyên lý giá trị – lao động và 3 phạm trù về giá cả. Đó là giá cả tự nhiên, giá cả nhân
tạo và giá cả chính trị.
Thế nào là giá cả tự nhiên? Ông viết “Một ngƣời nào đó, trong thời gian lao động
khai thác đƣợc 1 ounce bạc và cùng thời gian đó sản xuất đƣợc 1 Barrel lúa mì, thì 1

ounce bạc là giá cả tự nhiên của 1 Barrel lúa mì. Nếu nhờ những mỏ mới giàu quặng
hơn, nên cùng một thời gian lao động đó, bây giờ khai thác đƣợc 2 ounce bạc thì 2
ounce bạc là giá cả tự nhiên của 1 Barrel lúa mì”.
Nhƣ vậy, giá cả tự nhiên là giá trị hàng hoá. Nó do lao động của ngƣời sản xuất
tạo ra. Lƣợng của giá cả tự nhiên, hay giá trị, tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai
thác bạc.
Nếu nhƣ giá cả tự nhiên là giá trị hàng hoá, thì giá cả nhân tạo là giá cả thị trƣờng
của hàng hoá. Ông viết “Tỷ lệ giữa lúa mì và bạc chỉ là giá cả nhân tạo chứ không phải
là giá cả tự nhiên”.
Theo ông, giá cả nhân tạo thay đổi phụ thuộc vào giá cả tự nhiên và quan hệ cung
– cầu hàng hoá trên thị trƣờng.
Về giá cả chính trị, W. Petty cho rằng, nó là loại đặc biệt của giá cả tự nhiên. Nó
cũng là chi phí lao động để sản xuất hàng hoá, nhƣng trong những điều kiện chính trị
không thuận lợi. Vì vậy, chi phí lao động trong giá cả chính trị thƣờng cao hơn so với
chi phí lao động trong giá cả tự nhiên bình thƣờng.
Đối với W. Petty, thì việc phân biệt giá cả tự nhiên, tức là hao phí lao
động trong điều kiện bình thƣờng với giá cả chính trị – là lao động chi phí trong điều
kiện chính trị không thuận lợi có ý nghĩa to lớn. Ông là ngƣời đầu tiên trong lịch sử đặt
nền móng cho lý thuyết giá trị lao động.
Tuy nhiên, lý thuyết giá trị lao động của W. Petty còn chịu ảnh hƣởng tƣ tƣởng
chủ nghĩa trọng thƣơng. Ông chỉ thừa nhận lao động khai thác bạc là nguồn gốc của
giá trị, còn giá trị của các hàng hoá khác chỉ đƣợc xác định nhờ quá trình trao đổi với
bạc. Mặt khác, Ông có luận điểm nổi tiếng là: “Lao động là cha còn đất là mẹ của mọi
của cải ”. Về phƣơng diện của cải vật chất, đó là công lao to lớn của ông. Nhƣng Ông
lại xa rời tƣ tƣởng giá trị – lao động khi kết “Lao động và đất đai là cơ sở tự nhiên của
giá cả mọi vật phẩm” tức là cả lao động và đất đai là nguồn gốc của giá trị. Điều này là
mầm mống của lý thuyết các vấn đề sản xuất tạo ra giá trị sau này. Ông còn nhiều hạn
chế trong phân tích lý luận giá trị- lao động chƣa phân biệt đƣợc các phạm trù giá trị
giá cả và giá trị. Ông tập trung nghiên cứu về giá cả một bên là hàng hoá, một bên là
tiền tức là ông mới chú ý nghiên cứu về mặt lƣợng. Ông chỉ giới hạn lao động tạo ra

giá trị phụ thuộc lao động khai thác vàng và bạc và đã nhầm lẫn lao động với tƣ cách
là nguồn gốc của giá trị với lao động tƣ cách là nguồn gốc của giá trị sử dụng, chƣa
phát hiện đƣợc tính hai mặt của hoạt động sản xuất hàng hoá đó là lao động cụ thể sản
xuất lao động trừu tƣợng. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng còn lao động trìu
tƣợng tạo ra giá trị.“ lao động là cha còn đất đai là mẹ của của cải” Xét về phƣơng diện
giá trị thì luận điểm trên là sai. Chính Petty cho rằng giá trị thời gian lao động hao phí
quy định nhƣng sau đó lại cho rằng 2 yếu tố xác định giá trị đó là lao động và tự nhiên.
W.Petty cho rằng lao động tạo ra tiền mới là lao động tạo ra giá trị nên giá trị hàng hoá
phụ thuộc vào giá trị của tiền, giá trị hàng hoá là sự phản ánh giá trị của tiền tệ “ nhƣ
ánh sáng mặt trăng là sự phản chiếu của ánh sáng mặt trời “ ông đã không thấy đƣợc
rằng tiền đo làm thời gian tách làm hai, một bên là hàng hoá thông thƣờng, một bên là
tiễn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị. Ông có đề cập đến lao động giản đơn
và lao động phức tạp nhƣng chƣa phân tích đầy đủ.

2.2 Lý luận về giá trị - lao động của Adam Smith (đại diện cho học thuyết tư sản
cổ điển Anh )
2.2.1 Tiểu sử của nhà kinh tế học Adam Smith
Adam Smith, FRSE (rửa tội ngày 16 tháng 6 năm 1723, hay 5 tháng
6 năm 1723 trong lịch Julian; mất ngày 17 tháng 7 năm 1790) là nhà kinh tế chính trị
học và triết gia đạo đức học lớn ngƣời Scotland; là nhân vật mở đƣờng cho phát triển
lý luận kinh tế. Bộ sách Bàn về tài sản quốc gia(Inquiry into the Nature and Causes of
the Wealth of Nations) đã giúp tạo ra kinh tế học hiện đại và cung cấp một trong những
cơ sở hợp lý nổi tiếng nhất của thƣơng mại tự do, chủ nghĩa tƣ bản, và chủ nghĩa tự do.
Nhờ lý thuyết về kinh tế học của Adam Smith, Charles Dickens đã đạt đƣợc cách
nhìn sâu sắc nhắm vào các điều phức tạp và các sự bất công của xã hội tƣ bản. Charles
Dickens đã mở lối cho các nhà văn danh tiếng sau này là Henry James và Henry
Adams. Sau khi Adam Smith bàn luận về thị trƣờng, Karl Marx đã phân tích bản chất
của chủ nghĩa tƣ bản của thời kỳ cuối thế kỷ 19. Lý thuyết Mác Xít (Marxism) đã đƣa
tới cuộc Cách mạng Tháng Mƣời Nga xảy ra vào năm 1917 và sự bành trƣớng
của Liên bang Xô viết sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Năm 1776 là năm các thuộc địa Bắc Mỹ tuyên bố độc lập và "Bản tuyên ngôn
độc Lập" của Hoa Kỳ đã tạo ra các nền tảng chính trị của thế giới. Cũng vào năm 1776
xuất hiện tác phẩm Bàn về tài sản quốc gia và nền triết học về "của cải” của Adam
Smith đã dẫn đƣờng cho thế giới kinh tế ngày nay. Adam Smith đã nhìn thấy một bàn
tay vô hình chi phối tài sản và các cách tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, rồi tác giả cắt nghĩa
sức mạnh và cách hoạt động của thị trƣờng.
2.2.2 Nội dung lý luận giá trị lao động của Adam Smith
Adam Smith mở đầu cuốn The Wealth of Nations (1776) [Bản tiếng Việt: Đỗ
Trọng Hợp, Của cải của các dân tộc, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997 ] của mình bằng
câu:
“Lao động hàng năm của mỗi dân tộc là cái quỹ vốn cung cấp ban đầu cho dân
tộc đó mọi thứ cần dùng và tiện nghi của đời sống mà nó tiêu thụ hàng năm, quỹ vốn
ấy cốt yếu bao giờ cũng là kết quả trực tiếp của lao động đó, hoặc là các thứ mua đƣợc
từ những dân tộc khác với kết quả đó”. (“Lời giới thiệu”, Bản tiếng Việt (BTV): tr 47,
có sửa).
Cần chú ý đến từ “quỹ vốn” đƣợc sử dụng ở đây nhƣ là sở hữu thuộc về một dân
tộc với ý nghĩa khái quát của nó: sản phẩm của một quá trình tạo ra của cải cho toàn xã
hội, điều mà bây giờ chúng ta gọi là sự tăng trƣởng kinh tế. Vấn đề Smith đặt ra nhƣ
vậy chủ yếu là tìm hiểu nguồn gốc có tính chất xã hội của của cải một cách vĩ mô, tổng
thể. Để triển khai việc tìm hiểu nói trên, Smith cho rằng cần phải xác định cái nhân tố
chủ thể hƣớng về mục tiêu đó, coi nhân tố đó nhƣ động lực thúc đẩy sự phát triển mà
cũng là tiêu chuẩn đo lƣờng mức độ của sự phát triển ấy. Với Smith, động lực ấy và
thƣớc đo ấy chính là lao động của con ngƣời – lao động nói chung, không phân biệt
chi tiết – mà hiệu quả của nó là tạo ra những giá trị đại biểu cho những vật thể, có thể
sờ mó, định lƣợng, tái tạo, nhân lên đƣợc và diễn ra thƣờng xuyên trong không gian và
thời gian một cách khách quan . Những thứ sản phẩm quá cá biệt, độc đáo, thuộc lĩnh
vực thẩm mỹ, cá nhân, thuần tuý tinh thần, tuy là hiện thực nhƣng không nằm trong
phạm trù kinh tế gọi đƣợc là “sản xuất” và có thể “tái sản xuất”.
Quan niệm lấy lao động làm thƣớc đo sản phẩm trên đây, Smith đã thừa kế một
cách tự nhiên từ rất nhiều ngƣời đi trƣớc ông, trong đó John Locke, William Petty… là

những phát ngôn minh bạch nhất. Với những tác giả này, khởi đầu, mọi thứ vật thể
trên trái đất đều là quà tặng của tự nhiên, chỉ nhờ có lao động mà những thứ có nguồn
gốc tự nhiên mới trở thành có giá trị với con ngƣời, do con ngƣời tạo ra làm cho con
ngƣời không còn phụ thuộc vào tự nhiên nữa. Nói cách khác lao động tạo ra thế giới
văn hoá cho con ngƣời, xét về mặt nhu cầu lẫn mối quan hệ xã hội. Những giá trị của
những vật thể tạo ra ấy, William Petty cho đó là sự kết hợp giữa đất đai và lao động,
nhƣ một câu nói thƣờng hay đƣợc nhắc lại của ông: “Lao động là Cha, nguyên lý năng
động của Của cải, cũng nhƣ Đất là Mẹ”. Khái niệm về tƣ bản với Petty do đó đã mang
nội dung của một thứ lao động đã đƣợc vật thể hoá và thuộc về quá khứ, gọi là “lao
động quá khứ” sau này đƣợc John Locke chuyển thành nội dung chính trị về quyền tƣ
hữu cho trƣờng kinh tế chính trị cổ điển: đất đai nguyên liệu là của trời đất, ai bỏ lao
động ra khai thác đƣợc thì sẽ là chủ sở hữu một cách tự nhiên.
Từ những tiền đề mặc nhiên nói trên, Smith đã đƣa lý luận giá trị-lao động vào
những giới thuyết cụ thể hơn, đặc biệt trong lĩnh vực trao đổi trong thời kỳ sự phân
công lao động đem đến hiệu quả mở rộng cho sản xuất. Trong sự trao đổi này, Smith
có nói đến khái niệm “giá trị sử dụng” để chỉ tính chất “có ích” của sản phẩm làm ra
đối với ngƣời tiêu dùng, và đƣa ra nghịch lý bỏ ngỏ mà về sau ngƣời ta thƣờng nhắc
lại và gọi là nghịch lý kim cƣơng/nƣớc [“không có gì có ích hơn nước, nhưng hầu như
không thể dùng nước để mua được bất cứ cái gì khác” (tr. 83)] . Thật sự thì trong
những tình huống nƣớc trở thành khan hiếm, nhận xét này không còn đúng nữa, nhƣng
Smith không thảo luận thêm vì ông muốn tập trung làm sáng tỏ khái niệm đi song
hành với “giá trị sử dụng” là “giá trị trao đổi”: giá trị này đƣợc ông định nghĩa một
cách cô đọng ngay từ đầu để về sau luôn đƣợc nhắc lại: đó là cái “khả năng mua” một
vật thể khác khi ta có sẵn trong tay một sản phẩm “có ích” mà mình muốn nhƣờng lại.
Và cũng qua cách diễn đạt này, chúng ta có thể hiểu đƣợc ý nghĩa tiềm ẩn của giá trị
sử dụng trong mối quan hệ của nó với giá trị trao đổi: giá trị sử dụng chứa đựng trong
những vật thể có ích, theo cách nói của Marx sau này, là cái giá đỡ đƣa những vật thể
ấy vào lĩnh vực trao đổi, để chúng có thể mang đƣợc ý nghĩa của những vật thể có giá
trị trao đổi. Nôm na là: chỉ có những vật có ích thì mới có thể đem đi trao đổi.
Và nhƣ chúng ta đã ta biết, với Smith, cũng nhƣ với tất cả những nhà lý luận theo

trƣờng phái kinh tế cổ điển, thƣớc đo của những sản phẩm đem trao đổi là số lƣợng lao
động hàm chứa trong sản phẩm ấy, số lƣợng lao động này chỉ có thể trao đổi lấy một
sản phẩm khác cùng chứa một lƣợng lao động tƣơng đƣơng. Sự ngang giá trong trao
đổi ở đây đã trở thành nguyên lý để một nền kinh tế dựa trên trao đổi có thể vận hành
có lợi cho toàn xã hội: một ngƣời trong khi chỉ có thể sản xuất ra một số mặt hàng đặc
biệt thì vẫn có thể hƣởng đƣợc thành quả của những ngƣời sản xuất khác trên khắp thế
giới, một cách sòng phẳng, công bằng. Sự bình đẳng đã trở thành tiền đề của nền kinh
tế dựa trên trao đổi, điều này cũng đã trở thành nguyên lý của lý luận kinh tế trao đổi.
Tuy vậy điều rất đáng chú ý qua những nguyên lý chung ấy, Smith đã mang đến
cho nội dung của lao động một ý nghĩa rất đặc biệt,: đó là điều ông gọi là “cái giá” mà
ngƣời lao động phải bỏ ra để hoàn tất số lƣợng lao động đem trao đổi ấy. Cái giá ấy
phảng phất ý tứ câu trong Kinh thánh về việc Adam và Eva, vì cãi lời Chúa nên đã
phải “đổ mồ hôi trán” để có thức ăn: theo lời lẽ của Smith thì đó là “sự nhọc nhằn,
phiền muộn” của ngƣời lao động , là sự “hy sinh” mà họ buộc phải chấp nhận để “gác
lại” mọi “sự thoải mái, tự do và hạnh phúc” khi tạo ra của cải cho xã hội.
“Các đại lƣợng ngang nhau của lao động vào bất cứ thời nào, lúc nào, cũng đƣợc
coi nhƣ có giá trị ngang nhau đối với ngƣời lao động. Trong tình trạng bình thƣờng về
sức khoẻ, thể lực và tinh thần; trong mức độ bình thƣờng về kỹ năng và tài khéo, anh
ta luôn phải gác lại (hy sinh) cái phần giống nhau của sự thoải mái, sự tự do và hạnh
phúc của bản thân. Cái giá mà anh ta trả phải luôn nhƣ nhau, bất kể số lƣợng hàng hoá
mà anh ta nhận đƣợc để bù đắp cho sự hy sinh ấy.” (Smith, Ch. V, BTV: tr. 89, có sửa)
“Equal quantities of labour, at all times and places, may be said to be of equal
value to the labourer. In his ordinary state of health, strength and spirits; in the
ordinary degree of his skill and dexterity, he must always laydown the same portion of
his ease, his liberty, and his happiness. The price which he pays must always be the
same, whatever may be the quantity of goods which he receives in return for it”.
Vấn đề giá trị trao đổi trong quan niệm của Smith cũng đã dựa hoàn toàn vào
quan niệm “hy sinh” trên đây để triển khai thêm từ định nghĩa cô đọng nói trên về cái
“khả năng mua đƣợc” những gì mình không có, khi bằng cách nào đó chúng ta chiếm
hữu đƣợc những lƣợng lao động nói trên nhƣ những giá trị tiềm ẩn, có thể dự trữ và

tích luỹ thành một thứ “quyền lực” có thể “đặt mua” [“chỉ huy”] đƣợc các hình thái lao
động của ngƣời khác trên thị trƣờng, hoặc là dƣới hình thái hàng hoá vật thể hoặc là
dƣới hình thái lao động sống. Tính chất hai mặt trong quan niệm về lao động của
Smith đã bộc lộ rõ trong khái niệm mà sau này ngƣời ta đã đặt cho cái tên là lao động
đặt mua (commanded labor) toát ra từ sự trình bày của Smith – một mặt nếu lao động
là nguyên nhân đem lại sự giàu sang và tiến bộ cho xã hội, thì mặt khác nó lại mang ý
nghĩa của cái đi ngƣợc lại với bản thân nó: nó là phản đề của sự “thoải mái, tự do và
hạnh phúc” của con ngƣời. Phản đề này chứa đựng thật nhiều ý nghĩa hàm chứa trong
quan niệm lao động nói trên: nếu sỡ hữu đƣợc loại giá trị này, chúng ta sẽ thoát khỏi
đƣợc tình cảnh khổ nhọc vì lao động.
Quan niệm đó về sau sẽ bị K. Marx cho là “tiêu cực” xét theo một chuẩn mực
khác về triết học nhƣng với Smith, đứng về sản xuất thì với cái giá của sự hy sinh vì
“nhọc nhằn và phiền muộn” đó, sự công bằng cho những ngƣời lao động phải đƣợc coi
nhƣ là hậu quả tất yếu của nền kinh tế lấy sự trao đổi ngang giá làm nguyên tắc. Ý
tƣởng này, Smith đã viết nơi dòng đầu Chƣơng 8 của tác phẩm của mình: “Kết quả của
lao động là phần thưởng tự nhiên hoặc tiền công của lao động”. Và điều này có nghĩa
là : những ngƣời lao động phải đƣợc hƣởng toàn bộ sản phẩm do mình làm ra nhƣ một
“sự đền bù tự nhiên”, còn nếu phải nhận lãnh sự đền bù ấy dƣới hình thức tiền công thì
tiền công ấy phải là tiền công thực tế quy ra ngang bằng với giá trị của sản phẩm. Nhƣ
vậy, lƣợng tƣơng đƣơng của lao động phải là tiêu chuẩn của trao đổi, sản phẩm lao
động phải trả hết về cho ngƣời lao động, rõ ràng những mệnh đề đó phải đƣợc xem
nhƣ những tiền đề trong lý luận lao động về giá trị của Smith.
Tuy vậy, xét về mặt thực tế và lịch sử thì vấn đề lại không hoàn toàn đơn giản:
Smith cho rằng nguyên tắc đó không lúc nào cũng áp dụng giống nhau. Ông giả định
một thời kỳ sơ khai, ở đó “trước khi có tích luỹ tư bản và chiếm hữu đất đai”, đƣơng
nhiên toàn bộ sản phẩm phải là “phần thƣởng” của ngƣời lao động. Nhƣng Smith cho
rằng tình hình không còn nhƣ cũ nữa khi trong lịch sử đã có sự hiện hữu của những
chủ tƣ bản và ngay khi “tƣ bản đã tích luỹ trong tay những ngƣời cá biệt” thì
“… một số những ngƣời này tự nhiên sẽ dùng vốn đó để thúc đẩy những ngƣời
dân cần cù làm việc, cung cấp vật liệu và phƣơng tiện sinh sống cho họ, mục đích

kiếm lời bằng việc bán sản phẩm của họ, hoặc bằng [việc hƣởng] cái phần mà lao động
của họ thêm vào giá trị của những vật liệu. Khi đem trao đổi toàn bộ sản phẩm để lấy
tiền, lấy lao động, hoặc những hàng hoá khác, vƣợt khỏi và cao hơn phần đủ để chi trả
cho vật liệu, tiền công của công nhân, thì một cái gì đó phải dành ra cho lợi nhuận của
ngƣời đem vốn liếng chấp nhận rủi ro trong cuộc phiêu lƣu. Giá trị mà công nhân đem
thêm vào vật liệu , nhƣ vậy, trong trƣờng hợp này, giải quyết thành hai phần, một phần
trả cho tiền công của công nhân, phần kia là lợi nhuận dành cho ông chủ mà toàn bộ
vốn vật tƣ và tiền công đã ứng trƣớc cho họ”. (Smith, Ch. VI, BTV: tr. 108, có sửa)
Đoạn văn trên đây của Smith đã đặt ra nhiều vấn đề tranh cãi có liên hệ đến lý
luận giá trị - lao động. Quan trọng nhất là câu hỏi sau đây: nếu cho rằng lý luận này là
đúng cho trƣờng hợp thứ nhất (thời sơ khai) thì với Smith, trong trƣờng hợp thứ hai
(thời đã có tƣ bản), nó có còn duy trì đƣợc không hay đã bị từ bỏ, không thể áp dụng
nữa? Nói cách khác: lao động bây giờ có còn là thƣớc đo duy nhất của giá trị hàng hoá
và kết quả toàn bộ sản phẩm có còn là phần thƣởng duy nhất cho ngƣời lao động?
Đã có nhiều câu trả lời, nhƣng trƣớc hết chúng ta cần bám sát văn bản của Smith
và thử nhớ lại hai trƣờng hợp do Smith đặt ra. Trong trƣờng hợp thứ nhất (không có
địa tô và tƣ bản), hãy giả định ngƣời lao động đi săn với công cụ (đƣợc gọi là tƣ bản
theo nghĩa vật thể) sau đó bỏ qua phần vật liệu + bảo trì, thì hiển nhiên giá trị sản
phẩm thu hoạch được sẽ bằng (=) tiền công cộng với (+) “lợi nhuận”của tư bản công
cụ và do lúc đó chƣa xuất hiện giai cấp chủ tƣ bản, nên cả hai thành phần này tất nhiên
đều thuộc về ngƣời lao động vốn vừa là chủ tƣ liệu vừa là công nhân. Bây giờ qua
trƣờng hợp thứ hai (đã có địa tô và tƣ bản), không tính đến vật liệu + bảo trì, chúng ta
thấy kết quả sản phẩm làm ra cũng nằm trong cùng một công thức: giá trị sản phẩm
bằng (=) tiền công cho lao động cộng với (+) lợi nhuận của tư bản. Chỉ có điều khác
là trong trƣờng hợp thứ hai này, toàn bộ sản phẩm của ngƣời công nhân đã bị khấu
trừ – chữ của Smith – một phần để nhƣờng cho lợi nhuận tƣ bản, và thứ tƣ bản này bây
giờ thuộc về ngƣời khác, không phải công nhân, do đó thứ “tiền công” định nghĩa
nhƣ phần thưởng cho lao động làm chủ của thời nguyên thuỷ trong tình thế này đã trở
thành cái giá mua lao động làm thuê trong thời kinh tế tƣ bản tƣ nhân.
Sự so sánh cho chúng ta thấy tuy có sự khác biệt về phân chia nhƣng luận cứ của

Smith về lƣợng lao động dùng làm thƣớc đo giá trị hàng hoá vẫn không thay đổi, sự
trao đổi công bằng giữa lao động và tƣ bản vẫn đƣợc duy trì; logic trƣớc sau vẫn nhất
quán : công nhân không còn là chủ tƣ liệu nữa nên phải san sẻ kết quả lao động của
mình cho ngƣời chủ mới của nó, coi nhƣ sự trả công cho cuộc đầu tƣ có thể gặp bất
trắc. Cũng chính vì vậy mà lý luận giá trị- lao động vẫn còn nguyên: lợi nhuận tƣ bản
nhận đƣợc từ công nhân vẫn là cái giá của sự nhọc nhằn mà ngƣời lao động đã bỏ ra và
do đó vẫn đƣợc xem nhƣ một thứ gíá trị dự trữ để chủ tƣ bản có thể đặt mua bất cứ
hàng hoá nào, cũng nhƣ chi phối, điều khiển lao động đang tồn tại trên thị trƣờng.
Quan trọng hơn: để tích luỹ vốn, cải tiến tƣ liệu, mở rộng sản xuất. Vì thế sẽ hoàn toàn
thuận lý khi theo quan điểm của mình, Smith căn cứ vào đó nói về “Các cấu phần hợp
thành giá cả của hàng hoá” trong chƣơng VI của tác phẩm của ông nhƣ sau:
“Giá trị thực của tất cả mọi bộ phận cấu thành của giá cả, quan sát cho thấy, đƣợc
đo lƣờng bằng lƣợng lao động mà những thành phần ấy có thể mua hay chỉ huy. Lao
động đo lƣờng giá trị không phải chỉ cái phần giá cả chuyển cho lao động, mà còn cho
phần địa tô, và cho cả phần lợi nhuận nữa”. ” (Smith, Ch. VI, BTV: tr. 111).
Khái niệm lao động đặt mua, lao động chỉ huy (commanded labor) ở đây vẫn
nhất quán với khái niệm lao động bao hàm, lao động hiện thân (embodied labor) chứa
đựng trong sản phẩm, hợp thành các nhịp vận hành tất yếu của quá trình tạo ra của cải
biểu hiện trong quỹ vốn của một dân tộc nhƣ Smith đã nói từ đầu: phần do lao động
tạo ra cộng với phần lao động đặt mua của ngƣời khác. Và cũng từ nguyên tắc cấu tạo
giá trị sản phẩm và sản xuất nói chung đó, theo logic của Smith, lợi nhuận tƣ bản nhận
đƣợc từ sự chia sẻ của lao động vẫn đƣợc coi nhƣ là giá trị thu nhập đƣợc từ tƣ bản,
cũng giống nhƣ tiền công là thu nhập của lao động, tất cả có thể cùng với địa tô hợp
thành những yếu tố sản xuất trong điều kiện xuất hiện quyền tƣ hữu về tƣ liệu sản
xuất. Sự khác biệt giữa lao động nói chung và tiền công của lao động cụ thể trong
trƣờng hợp này cũng là tất yếu: khái niệm lao động xét nhƣ phần thưởng, do toàn bộ
sản phẩm mang lại bây giờ không còn đồng nhất với khái niệm lao động xét nhƣ tiền
công trong quy trình sản xuất có tƣ bản (và địa tô), nhƣng cả hai vẫn nằm trong phạm
trù giá trị của hàng hoá dùng lƣợng lao động làm thƣớc đo, sự khác nhau chỉ là những
hình thức cấu tạo và phân bố trong những điều kiện khác nhau.

Vấn đề rốt ráo trong sự trình bày của Smith vì vậy không phải là từ bỏ lý luận lao
động về giá trị mà là sự khẳng định tác động có tính chất lịch sử của chế độ tƣ hữu tƣ
nhân về tƣ liệu sản xuất đến quy trình sản xuất mới trong đó vai trò của ngƣời chủ lao
động đã chuyển thành vai trò của ngƣời làm thuê cho chủ tƣ bản. Chính sự tồn tại thực
tế của từng lớp tƣ hữu mới này đã trở thành tiền đề trên đó tồn tại toàn bộ cơ cấu sản
xuất hiện đại. Smith coi những định chế phân chia giai cấp ấy là đƣơng nhiên, cho
nên sự phân chia thu nhập theo kiểu lợi nhuận và tiền công cũng mang ý nghĩa đƣơng
nhiên, không cần xem xét gốc gác của nó. Hơn nữa với Smith, sự phân chia đó lại chỉ
là sự nhân nhƣợng hợp lý: nó biểu hiện tinh thần hợp tác giữa lao động và tƣ bản trong
việc tạo ra sự giàu sang cho xã hội. Vấn đề giá trị thặng dư – về sau này đƣợc Marx
đƣa lên thành chủ đề số 1 trong học thuyết của mình – cũng đã đƣợc Smith đặt ra với
một nguồn gốc khá minh bạch: ngoài tiền công đƣợc thuê mƣớn, công nhân đã phải
tạo ra thêm giá trị lao động để chia cho chủ tƣ bản với tƣ cách là lợi nhuận của công cụ
sản xuất. Nhƣng với Smith thì điều đó cũng là chuyện đƣơng nhiên trong một định chế
tƣ hữu về tƣ liệu sản xuất đƣợc bảo vệ một cách tự nhiên về mặt pháp lý theo lý luận
của John Locke, giả định đƣợc đặt trên nguyên lý ngang giá của nền kinh tế trao đổi
phổ biến.
Tóm lại :
*trong lí luận giá trị - lao động Adam Smith đã có những bƣớc tiến đáng kể so
với chủ nghĩa trọng nông và W.Petty cụ thể là
Ông đã chỉ ra cơ sở của giá trị, thực thể của giá trị chính là do lao động. Lao
động là thƣớc đo giá trị.Ông khẳng định mọi thứ lao động sản xuất đều bình đẳng
trong việc tạo ra giá trị hàng hóa.Trong khi phân biệt phạm trụ giá trị sử dụng và giá trị
ông bác bỏ quan niệm cho rằng giá trị sử dụng quyết định giá trị trao đổi.Giá trị đƣợc
thể hiện ở giá trị trong mối quan hệ về số lƣợng với các hàng hóa khác, còn trong nền
sản xuất hàng hóa phát triển nó đƣợc biểu hiện ở tiền.Lƣợng giá trị: là do hao phí lao
động trung bình cần thiết quyết định không phải do lao động chi phí thực tế để sản
xuất hàng hóa.Về giá cả : Theo Adam Smith giá trị là cơ sở của giá cả và có giá cả tự
nhiên và giá cả thị trƣờng.Giá cả tự nhiên là giá trị thực của hàng hóa do lao động
quyết định.Giá cả thị trƣờng thi khác với giá cả tự nhiên , phụ thuốc vào quan hệ cung

cầu hay các loại độc quyền khác.
* Lý luận giá trị - lao động của Adam Smith còn có hạn chế, đó là :Quan
niệm về lƣợng giá trị chƣa nhất quán vì vậy dẫn đến sự bế tắc khi phân tích tái sản
xuất. Một quan điểm sai lầm của Adam Smith khi ông cho rằng : “ Tiền công ,lợi
nhuận, địa tô là 3 nguồn gốc đầu tiên của thu nhập cũng nhƣ mọi giá trị trao đổi là 3 bộ
phận cấu thành giá cả hàng hóa “.Do đó giá trị do lao động tạo ra chỉ đúng trong nền
sản xuất hàng hóa giản đơn điều này biểu hiện sự xa rời học thuyết giá trị lao
động.Ông cũng đã phân biệt đƣợc giá cả tự nhiên và giá trị thị trƣờng, nhƣng ông lại
chƣa chỉ ra đƣợc giá cả sản xuất bao gồm chi phí sản xuất và lợi nhuận bình quân.

2.3 Lý luận về giá trị -lao động của David Ricardo (đại diện cho học thuyết tư
sản cổ điển Anh )
2.3.1 Tiểu sử cuộc đời nhà kinh tế D.Ricacdo (1772–1823)
D.Ricacdo sinh ra trong một gia đình thƣơng gia đông con. Năm 12 tuổi ông
vào học ở trƣờng trung học hai năm, sau đó làm việc trong lĩnh vực buôn bán chứng
khoán. Nhờ có tài trong công việc này ông trở nên giàu có nhanh chóng.
Ông nghiên cứu nhiều lĩnh vực nhƣ toán học, lý học, hóa học, là ngƣời một
trong những ngƣời sáng lập ra ngành địa chất. Ông cho xuất bản nhiều tác phẩm nổi
tiếng nhƣ: “ Những nguyên lý của kinh tế chính trị học” (1817)…
2.3.2 Nội dung lý luận giá trị- lao động của D. Ricacdo
Cũng nhƣ A.smith, Ricacdo đã phân biệt rõ hai thuộc tính của hàng hóa: giá trị
sử dụng và giá trị trao đổi và chỉ rõ giá trị sử dụng là điều kiện cần thiết cho giá trị trao
đổi , nhƣng không phải là thƣớc đo của nó. Trừ một số ít hàng hóa khan hiếm thì giá
trị sử dụng quyết định giá trị trao đổi, còn đại đa số hàng hóa khác giá trị do lao động
quyết định.
Ông phân biệt giá cả tự nhiên và giá cả thị trƣờng, giá trị trao đổi đƣợc quyết
định bởi lƣợng lao động đồng nhất của con ngƣời, chứ không phải là lƣợng lao động
hao phí cá biệt. Theo ông giá cả không phải do cung cầu quyết định, quyết định mức
giá ở trong tay những ngƣời sản xuất, cung cầu chỉ ảnh hƣởng đến giá cả.
D.ricardo nói rõ hơn chỉ khi nào không có cạnh tranh thì tỉ lệ trao đổi có thể do

nhu cầu của ngƣời ta và do sự đánh giá tƣơng đối của ngƣời ta đối với hàng hóa. Còn
trong điều kiện cạnh tranh thì giá cả rốt cuộc sẽ do cạnh tranh giữa những ngƣời bán
điều tiết.
Giá hàng hóa giảm khi năng suất lao động tăng. D.Ricardo đã trình bày lí luận
của mình từ việc phê phán A.smith. Ông đã gạt bỏ tính không triệt để, không nhất
quán về cách xác định giá trị của A.smith (giá trị = lao động mua đƣợc).Ông cũng
khẳng định lao động là nguồn gốc giá trị. Đồng thời phê phán A.smith cho rằng giá trị
là do các nguồn gốc thu nhập hợp thành. Theo ông giá trị hàng hóa không phải do các
nguồn thu nhập hợp thành, mà ngƣợc lại đƣợc phân thành các nguồn thu nhập.
Về cơ cấu giá trị hàng hóa, ông cũng có ý kiến khác với sai lầm giáo điều của
A.smith bỏ C ra ngoài giá trị hàng hóa, D.Ricardo cho rằng: giá trị hàng hóa không chỉ
do lao động tực tiép tạo ra mà còn là do lao động cần thiết trƣớc đó nữa nhƣ máy móc,
nhà xƣởng. Trong cơ cấu giá trị hàng hóa phải bao gồm ba bộ phận C+V+M.
Sau khi cho rằng Smith đã “định nghĩa thật đúng đắn nguồn gốc ban đầu của giá
trị trao đổi, và buộc phải giữ trƣớc sau nhƣ một, rằng mọi vật sẽ trở nên có giá hay ít
giá trị hơn phụ thuộc vào lƣợng lao động dành cho sự sản xuất ra chúng tăng lên hay
giảm đi”(Ricardo, Ch. 1, Tiết 1, BTV: tr. 70, có sửa ), Ricardo đã trách Smith không
nhất quán với mình khi “dựng nên” hàng loạt những tiêu chuẩn khác về đo lƣờng giá
trị sản phẩm, nhƣ một số hàng hoá khác, ngũ cốc, vàng bạc v.v… vốn là những thứ rất
hay thay đổi. Chắc hẳn là Ricardo đã dựa vào câu sau đây của Smith để phê phán:
“Dù lao động là thƣớc đo thực sự của giá trị trao đổi của mọi hàng hoá, nhƣng
giá trị của hàng hoá lại thƣờng không đƣợc đánh giá bằng lao động”. (Smith, Ch V,
BTV: tr. 86)
Tuy vậy khi theo dõi sự phát triển của câu chủ đề này của Smith, chúng ta thấy
đây chỉ là sự than phiền của ông về sự không phù hợp hoàn toàn giữa nguyên lý với
những gì diễn ra trong thực tế. Những thứ tiêu chuẩn mà Ricardo cho rằng Smith đã
“dựng nên” chỉ là những dẫn chứng cho sự than phiền đó, và điều này đã đƣợc Smith
giải thích bằng sự “trừu tƣợng” của khái niệm (ở đây là lƣợng lao động dùng làm
thƣớc đo), khái niệm này theo Smith, mặc dù có thể làm cho hiểu đƣợc nhƣng lại
“không phải là một điều tự nhiên và rõ ràng” (Smith, Ch.V, tr. 87). Cách lý giải này

chắc hẳn không thoả đáng trƣớc sự phê phán vì vẫn không làm rõ đƣợc tại sao có sự
sai biệt giữa cái “trừu tƣợng” của nguyên lý với những cái cụ thể của thực tế. Nhƣng
dù vậy những phê phán của Ricardo vẫn chƣa đủ sức nặng phá vỡ hoàn toàn cái mạch
logic của Smith: sau khi than phiền về sự không phù hợp giữa nguyên lý và thực tế,
cuối cùng Smith vẫn quay về nhắc lại nguyên lý đã nêu ra và bảo vệ nó đến cùng :
“Vào bất kỳ thời nào và nơi nào, cái đắt thì khó đạt tới, hoặc phải trả nhiều lao
động để có đƣợc; và cái rẻ thì có đƣợc dễ dàng, hoặc với rất ít lao động. Vì vậy, chỉ có
lao động, do không bao giờ thay đổi giá trị riêng của nó, mới là chuẩn mực duy nhất và
tối hậu căn cứ vào đó đánh giá và so sánh giá trị của mọi hàng hoá vào bất cứ nơi nào
và thời nào. Lao động chính là giá cả thực sự của hàng hoá; tiền đơn thuần chỉ là giá cả
danh nghĩa” (Smith, Ch. V, BTV: tr. 89, có sửa).
Sự phê phán quan trọng hơn của Ricardo với Smith xoay quanh vấn đề mà chúng
ta có nhắc qua, thƣờng đƣợc những nhà nghiên cứu nêu ra để thảo luận: đó là vấn đề
lao động hiện thân, lao động bao hàm (embodied labor) và lao động đặt mua, lao
động chỉ huy (commanded labor). Ricardo cho rằng khi một lƣợt thừa nhận hai quan
niệm lao động trên đây, Smith đã không giữ đƣợc sự nhất quán cho lý luận lao động về
giá trị:
“Khi thì ông ta coi ngũ cốc, lúc khác lao động, là thƣớc đo tiêu chuẩn; không
phải là lƣợng lao động dành cho việc sản xuất bất cứ một vật phẩm nào mà là lƣợng
lao động có thể đặt mua trên thị trƣờng; nhƣ thể đó là hai biểu hiện tƣơng tự và cũng
nhƣ thể nếu lao động của một ngƣời có thể trở nên hiệu quả gấp đôi nên anh ta có thể
sản xuất gấp đôi số lƣợng của một hàng hoá, do đó tất yếu khi đem đi trao đổi anh ta
có thể nhận đƣợc gấp đôi số lƣợng lao động hàm chứa trong hàng hoá đã đƣợc sản
xuất trƣớc đó.
Nếu điều này là đúng thực sự, nếu phần thƣởng cho ngƣời lao động luôn tƣơng
ứng với những gì anh ta đã sản xuất thì lƣợng lao động dành cho (hàm chứa trong) một
hàng hoá và lƣợng lao động mà hàng hoá ấy mua đƣợc sẽ bằng nhau và cũng là thƣớc
đo chính xác cho những thay đổi của các hàng hoá khác. Nhƣng những đại lƣợng ấy
không bằng nhau…” (Ricardo , Ch. 1, Tiết 1, BTV: tr. 70-71, có sửa).
Qua đoạn trình bày trên, ta thấy Ricardo muốn giữ cho sự nhất quán của lý luận

giá trị lao động bằng cách cho rằng chỉ nên duy trì khái niệm đã đƣợc Smith nêu ra mà
Ricardo tán thành – đó là thứ lao động đã đƣợc kết tinh trong hàng hoá để đem trao đổi
với một hàng hoá chứa đựng lƣợng lao động tƣơng đƣơng trên thị trƣờng.
*Mặt hạn chế trong lý luận giá trị của D.Ricardo
Ông không thấy đƣợc mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị , vì chƣa có
đƣợc lý thuyết tính hai mặt của lao động. Chƣa phân tích đƣợc sự chuyển dịch C vào
sản phẩm mới diễn ra nhƣ thế nào
Khác với A.Smith, D.Ricardo cho rằng quy luật giá trị vẫn hoạt động trong
CNTB (đúng), nhƣng hoạt động nhƣ thế nào ông không chứng minh đƣợc, vì ông
không thể giải quyết đƣợc vấn đề giá cả sản xuất, ông đã đồng nhất hóa giá trị và giá
cả sản xuất. Ông cũng chƣa hiểu đƣợc giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị.
D.Ricardo và nói chung và các nhà kinh tế học tƣ sản chỉ chú ý phân tích mặt lƣợng
giá trị, ít chú ý đến mặt chất và hoàn toàn không phân tích hình thái giá trị mặc dù ông
nhìn thấy xu hƣớng bình quân hóa tỉ suất lợi nhuận.
Tóm lại D.Ricardo dã đứng vững trên cơ sớ lý luận giá trị lao động.D.Ricardo
đã kết cấu toàn bộ khoa học kinh tế chính trị bằng một nguyên lý thống nhất, nguyên
lý chủ yếu quyết định của ông là thời gian lao động quyết định giá trị.

2.4 Lý luận giá trị- lao động của Marx
2.4.1.Tiểu sử của Marx
Karl Maxc ( 1818 -1883) - Triết gia xã hội và là ngƣời thành lập chủ nghĩa
cộng sản quốc tế. Marx sinh tại Ðức, con của một luật sƣ Do Thái cải từ đạo Do Thái
sang Kitô giáo hệ Thệ phản Luther. Trong lịch sử triết học thế giới, Marx là một triết
gia với động cơ không chỉ là nhu cầu tri thức hàn lâm mà còn giấc mơ cứu thế, suy
tƣởng và trực tiếp ứng dụng hệ thống triết học của mình nhằm, theo quan điểm của
Marx, đẩy nhanh hơn diễn biến tiến hóa của thế giới. Các sử gia viết về thế kỷ 20
không thể không nhấn mạnh vai trò của Marx trong cả chính trị lẫn triết lý.
Những tác phẩm: “Sự khốn cùng của triết học” ( xuất bản năm 1848 ), “Lao
động làm thuê và tƣ bản” ( xuất bản năm 1849 ), … Maxc đã trình bày quan điểm của
mình đồng thời khẳng định vai trò của giá trị lao động.

2.4.2 Nội dung lý luận giá trị -lao động marx
Petty, A.Smith, Ricacdo là những ngƣời đóng góp lớn vào học thuyết giá trị lao
động. Tuy vậy, phải qua nhiều thế kỉ trao đổi hàng hoá, con ngƣời mới dần dần hiểu ra
đƣợc thực thể của giá trị và nhận thức đƣợc quy luật giá trị. Phải chờ đến Mac thì học
thuyết giá trị lao động mới phát triển đầy đủ. Nhờ phát hiện đƣợc tính hai mặt của lao
động mới khẳng định đƣợc lao động nào tạo ra giá trị hàng hoá. Mac đã phân tích nền
kinh tế tƣ bản chủ nghĩa, khám phá ra giá trị sức lao động đƣợc xem là hàng hoá, quy
luật giá trị thặng dƣ và hệ thống các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tƣ bản, qua đó làm
cho nhận thức về quy luật giá trị đƣợc đầy đủ hơn.
Theo quan điểm của Marx, sức lao động là hàng hóa, nhƣng là hàng hóa đặc
biệt. Nó có đặc tính là tạo ra giá trị mà nó đƣợc trả trên thị trƣờng. Còn giá trị không
những là lao động đƣợc vật hóa trong hàng hóa, mà còn là biểu hiện quan hệ sản xuất
hàng hóa. C. Mác đã chỉ ra rằng, những giá trị sử dụng của các loại hàng hoá là muôn
hình vạn trạng, không thể dùng số lƣợng để đo lƣờng chúng là bao nhiêu. Ông nói:
"Nếu bóc tách riêng giá trị sử dụng của hàng hoá ra, hàng hoá chỉ còn lại một thuộc
tính, đó là thuộc tính sản phẩm lao động". Tức là, giá trị của hàng hoá chính là lao
động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó. Cho nên, chúng ta thƣờng nói rằng, lao động
tạo ra giá trị. Trong chế độ tƣ bản chủ nghĩa, để đạt đƣợc giá trị thặng dƣ, nhà tƣ bản
bắt buộc phải tìm trên thị trƣờng loại hàng hoá mà bản thân giá trị sử dụng của nó có
một thuộc tính đặc biệt làm nguồn gốc cho giá trị, quá trình sử dụng nó đồng thời là
quá trình tạo ra giá trị. Loại hàng hoá đặc thù đó chính là sức lao động của con ngƣời.
Ðiều cần lƣu ý "lao động" và "sức lao động" là hai khái niệm không giống nhau. Sức
lao động là năng lực tiến hành lao động của con ngƣời. Sử dụng sức lao động mới là
lao động, mà lao động tức là tạo ra giá trị. Giá trị của bản thân sức lao động bị quyết
định bởi thời gian lao động bắt buộc (tức giá trị chi phí trang trải sinh hoạt mà công
nhân và ngƣời nhà của họ cần đến) trong xã hội có nhu cầu về sức lao động sản xuất.
Nhà tƣ bản mua lại sức lao động theo giá trị sức lao động trên thị trƣờng, nghĩa là có
quyền sử dụng sức lao động đó trong sản xuất, và cƣỡng bức ngƣời lao động phải làm
việc cả ngày. Ví dụ nhƣ để họ làm việc 12 tiếng, thì trong vòng 6 tiếng (thời gian lao
động "bắt buộc"), ngƣời lao động đã có thể tạo ra sản phẩm đủ bù cho chi phí đời sống

của họ, 6 tiếng còn lại (thời gian lao động "dƣ thừa") họ tạo ra sản phẩm "dƣ thừa" mà
nhà tƣ bản không phải trả thù lao nữa, tức là giá trị thặng dƣ. Trong lịch sử loài ngƣời,
do có lao động thặng dƣ mới sinh ra khả năng bất bình đẳng, ngƣời bóc lột ngƣời.
C.Mác chỉ rõ: lao động thặng dƣ không phải xuất hiện từ khi có tƣ bản. Trong xã hội
đƣợc tạo nên bởi kẻ bóc lột và ngƣời bị bóc lột, giai cấp thống trị đều thu đƣợc lao
động thặng dƣ trên thân thể của số đông ngƣời lao động bị bóc lột ông nói: "Sự phân
biệt các kiểu hình thái kinh tế - xã hội khác nhau nhƣ xã hội nô lệ và xã hội thuê mƣớn
lao động, chỉ là các hình thức khác nhau của việc tƣớc đoạt lao động thặng dƣ trên
thân thể ngƣời sản xuất, ngƣời lao động".
Bởi vậy, Mac phát triển các nội dung của chủ nghĩa duy vật lịch sử, đƣa ra định
nghĩa về quan hệ sản xuất và khẳng định tầm quan trọng của phân công lao động trong
sản xuất hàng hóa.
Mac đƣa ra quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực lƣợng sản
xuất; định nghĩa cơ sở kinh tế, kiến trúc thƣợng tầng, hình thái kinh tế - xã hội. Ông
cho rằng: giá trị đƣợc xem xét nhƣ là quan hệ sản xuất xã hội của những ngƣời sản
xuất hàng hóa, còn hàng hóa là nhân tố tế bào của xã hội tƣ sản. Đồng thời, phân tích
tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là lao động cụ thể và lao động trừu
tƣợng, lao động tƣ nhân và lao động xã hội. Chỉ rõ lao động trừu tƣợng tạo ra giá trị
hàng hóa; và giá trị là phạm trù lịch sử. Maxc đã định nghĩa lƣợng giá trị hàng hóa
đƣợc đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết; chỉ ra ảnh hƣởng khác nhau tới
lƣợng giá trị hàng hóa của lao động giản đơn và lao động phức tạp.
Mac phê phán các quan điểm của W.Petty, A.Smith, D.Ricardo về giá trị
hàng hóa. Marx không hề khai sinh ra lý luâ
̣
n giá trị-lao đô
̣
ng, ông chỉ thông qua sƣ
̣

phê phán lý luâ

̣
n này để tiến hành sƣ
̣
phê phán đối vơ
́
i nền kinh tế chính trị tƣ sản thơ
̀
i
ông. Để lĩnh hội vấn đề trên tô
̉
ng quát thiết nghĩ chúng ta cần quan tâm đến hai tiền đề
sau đây mà Marx tiếp nhâ
̣
n trong kinh tế cô
̉
điê
̉
n để đi sâu vào yếu tính của phƣơng
thƣ
́
c sản xuất tƣ bản, qua đó thăm dò mô
̣
t số khả năng chuyê
̉
n hoá xuất phát từ chính
bản thân cái phƣơng thƣ
́
c sản xuất đó. Hai tiền đề ấy là:
Nhất quán trƣớc sau phải xem lao đô
̣

ng là nguồn gốc giá trị tạo ra của cải xã hô
̣
i.
Nguyên tắc ngang giá phải đƣơ
̣
c tuân thủ triê
̣
t để làm cơ sơ
̉
cho viê
̣
c trao đô
̉
i các
loại hàng hoá khác nhau.
Marx là ngƣời đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa,
lần đầu tiên trong lịch sử học thuyết kinh tế: ông đã xây dựng học thuyết giá trị - lao
động một các hệ thống và hoàn chỉnh và trình bày một cách có khoa học hệ thống các
phạm trù kinh tế chính trị tƣ bản chủ nghĩa trƣớc đó, chƣa ai có thể làm đƣợc.
Ngày nay, những lý luận giá trị lao động của Maxc vẫn đƣợc áp dụng trong
các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Sức sống của học thuyết Marx thể hiện ở chỗ các giá trị
bền vững trong các học thuyết cơ bản của ông đã và sẽ vẫn là lý luận và phƣơng pháp
luận để nhận thức, cải tạo thế giới. Đồng thời, từ những lý luận về giá trị - lao động đó,
Maxc đã phát triển và hoàn thiện những lý luận kinh tế chính trị học sau này.
Nói tóm lại Marx là ngƣời đạt đƣợc đỉnh cao nhất của lý luận giá trị- lao động

2.5 Lý luận về giá trị -lao động của một số nhà kinh tế học thuộc trường phái
khác
a. Quan điểm về “Giá trị – lao động” của trƣờng phái kinh tế chính trị tƣ sản tầm
thƣờng.

* Lý thuyết “tính hữu dụng” của J.Batis.SAY (1767 - 1832)
J.B.Say là nhà kinh tế học ngƣời Pháp, một trong những đại biểu đầu tiên của
kinh tế chính trị tƣ sản tầm thƣờng. Ông sinh ra trong một gia đình đại phú thƣơng ở
thành phố Lyon. Ông là Giáo sƣ kinh tế của nhiều trƣờng Đại học ở Pháp. J.B.Say viết
khá nhiều tác phẩm về kinh tế, trong đó có 3 tác phẩm lớn tiêu biểu hơn cả là “ Luận
văn kinh tế chính trị học” (1802) “Vấn đáp về kinh tế chính trị học” (1817) và “Giáo
trình kinh tế chính trị học” (1830).
Trong tác phẩm “Giáo trình kinh tế chính trị”, ông đƣa ra quan niệm cho rằng các
công dụng đƣợc tạo ra trong quá trình sản xuất làm cho vật phẩm có giá trị. Nhƣ vậy,
theo ông thì giá cả là thƣớc đo của giá trị, còn giá trị đƣợc đo bằng tính hữu ích của vật
phẩm. Ích lợi của vật phẩm càng nhiều, thì giá trị của nó càng cao. J.B.Say viết rằng
“sản xuất tạo ra tính hữu dụng và tính hữu dụng truyền giá trị cho vật phẩm”. Theo
ông, tham gia vào việc sản xuất giá trị là cả 3 yếu tố: lao động của công nhân – tạo ra
tiền lƣơng, tƣ bản (tƣ liệu sản xuất) tạo nên lợi nhuận và cuối cùng là tự nhiên (ruộng
đất) – tạo nên địa tô. Ông khẳng định “không phải chỉ có lao động mới tạo ra giá trị,
mà cả tƣ bản và tự nhiên cũng tạo ra sự phục vụ cho nên cũng tham gia vào việc tạo ra
giá trị”. Từ đó ông đi đến kết luận: “Sản xuất không phải là cái gì khác, mà là tạo ra sự
phục vụ, và ngƣợc lại tất cả những gì tạo ra sự phục vụ đều là sản xuất”.
Nhƣ vậy, khác với trƣờng phái tân cổ điểm, J.B.Say đã đồng nhất giá trị với giá
trị sử dụng và phủ nhận vai trò duy nhất của lao động trong việc tạo ra giá trị của hàng
hoá. Ông còn cho rằng, giá trị chỉ đƣợc xác định trên thị trƣờng – tức là chỉ đƣợc xác
định trong trao đổi. Thƣớc đo giá trị của một vật phẩm chính là số lƣợng vật phẩm
khác mà ngƣời khác đƣa lại để đổi lấy vật phẩm đó. Nói khác đi theo ông, giá trị đƣợc
quyết định với quan hệ cung – cầu. Rõ ràng ở đây, Say đã đồng nhất giá trị với giá cả
thị trƣờng.
*Quan niệm của T.Malthus về giá trị hàng hoá, về lợi nhuận và những ngƣời thứ
ba.
Thomas Robert Malthus (1766-1834) là nhà kinh tế học ngƣời Anh. Ông sinh ra
trong một gia đình quí tộc, là Giáo sƣ kinh tế chính trị ở trƣờng Trung học của Công ty
Đông Ấn. T.Malthus đã viết nhiều tác phẩm về kinh tế nhƣ. “Tiểu luận về nguyên lý

dân số” “Những nguyên lý về kinh tế chính trị học”, “Đo lƣờng giá trị” và nhiềlu tác
phẩm khác. Trong tác phẩm “Những nguyên lý về kinh tế chính trị học”, ông đã đƣa ra
quan niệm về giá trị hàng hoá, lợi nhuận và những ngƣời thứ ba thể hiện trên mấy vấn
đề sau:
- Về giá trị hàng hoá: T.Malthus đã bám vào cách hiểu sai của A.Đ.Smith về vấn
đề này – từ đó ông cho rằng, giá trị của hàng hoá không phải là do lao động hao phí để
sản xuất ra hàng hoá đó quyết định, mà do lƣợng lao động mua đƣợc bằng những hàng
hoá đó quyết định.
- Về lợi nhuận. Ông gắn lợi nhuận vào chi phí sản xuất và giải thích: Lợi nhuận
chỉ là khoản cộng thêm danh nghĩa vào giá cả hàng hoá mà ngƣời mua phải trả. Còn
lƣu thông chỉ là lĩnh vực “trong đó số thặng dƣ ra ấy xuất hiện” nhờ bán hàng hoá ấy
đắt hơn khi mua.
- Về “Những ngƣời thứ ba”. Theo ông, cơ cấu xã hội của xã hội tƣ bản bao gồm
3 bộ phận: Công nhân, các nhà Tƣ sản và tầng lớp địa chủ, quí tộc Trong đó, công
nhân chỉ là ngƣời mua hàng hoá, mà không phải là ngƣời bán hàng hoá. Nhƣng việc
mua hàng hoá của họ chỉ giới hạn trong tiền công. Do vậy, ngay cả khi chấp nhận mua
hàng với một giá đắt hơn lƣợng lao động hao phí đã vật hoá trong các hàng hoá, công
nhân cũng chỉ đem lại một phần lợi nhuận cho nhà tƣ sản. Rốt cuộc, theo cách
lậpluận của Malthus, giai cấp tƣ sản không thể thực hiện đƣợc toàn bộ lợi nhuận của
mình, nếu chỉ dựa vào khả năng thanh toán của riêng công nhân – tức là chỉ bằng cách
trao đổi sản phẩm lấy tiền công.
Trong khi đó, các nhà tƣ bản vừa là ngƣời mua, vừa là ngƣời bán. Tiền mà dùng
để mua chính là số tiền thu đƣợc khi bán hàng. Tóm lại, sự thiệt thòi khi mua, sẽ đƣợc
bù lại khi họ bán hàng đắt hơn. Rút cuộc họ không thu đƣợc lợi nhuận.
Ngoài hai giai cấp trên, còn một bộ phận khác chỉ mua mà không bán. Đó chính
là những địa chủ và quí tộc thống trị và các quan chức nhà nƣớc. Lợi nhuận của nhà tƣ
bản thu đƣợc chủ yếu là nhờ bán hàng hoá đắt hơn cho “những ngƣời thứ ba” này.
Rõ ràng, T.Malthus đã tự mâu thuẫn, khi không giải thích rõ nguồn gốc thu nhập
của bộ phận thứ ba đó và lảng tránh vấn đề quan trọng rằng để là ngƣời mua, chính bộ
phận thứ ba đó phải có tiền và thực tế số tiền đó cũng lấy từ hoạt động chung của nền

kinh tế mà ra và đúng ra bộ phận thứ ba đó là những ngƣời chỉ thu mà không phải trả
vật ngang giá (nhƣ những ngƣời công nhân trong xã hội tƣ bản).
b. Quan điểm về “giá trị-lao động” của trƣờng phái kinh tế học tiểu tƣ sản.
* Quan điểm về giá trị lao động của Sismondi (1773-1842).
Jean-Cheles, Lionard Sismondi, là nhà kinh tế học Thuỵ Sĩ, ông xuất thân trong
một gia đình quí tộc. Ông tốt nghiệp Đại học tổng hợp và làm việc tại ngân hàng Liôn
(Pháp)một thời gian ngắn. Năm 1800, ông bắt đầu nghiên cứu khoa học và viết nhiều
tác phẩm nhƣ: Kinh tế chính trị (1818), những nguyên lý mới của kinh tế chính trị hay
bàn về mối liên hệ giữa của cải với nhân khẩu (1819) và nhiều tác phẩm khác.
Về lý luận giá trị lao động, Sasmondi đã hình thành luận điểm:
Lao động là nguồn gốc của của cải. Ông thấy đƣợc mâu thuẫn giữa giá trị sử
dụng và giá trị của hàng hoá. Ông đã tiến thêm 1 bƣớc so với D.Ricardo là đƣa ra
thƣớc đo giá trị hàng hoá: “thời gian lao động xã hội cần thiết”. Do đó, ông đã qui lao
động thành mối liên hệ giữa nhu cầu xã hội và thời gian lao động xã hội cần thiết để
thoả mãn nhu cầu.
Tuy nhiên, so với D.Ricardo thì Sismondi còn có chỗ thụt lùi. Chẳng hạn,
D.Ricardo coi giá trị tƣơng đối của hàng hoá đƣợc đo bằng lƣợng lao động chi phí để
sản xuất ra hàng hoá, còn Sismondi, giá trị tƣơng đối của hàng hoá đƣợc qui định bởi
cạnh tranh, bởi lƣợng cầu về hàng hoá.
Kế thừa quan điểm của A.Smith, ông cho rằng sản phẩm xã hội gồm 2 thành
phần: Phần của công nhân (tiền lƣơng), phần của tƣ bản địa chủ (lợi nhuận và địa tô).
Theo ông, tiền tệ cũng nhƣ hàng hoá khác, nó là sản phẩm của lao động. Tiền là thƣớc
đo chung của giá trị. Ông đã nêu ra vai trò của tiền trong trao đổi: Vật trung gian, làm
cho trao đổi đƣợc dễ dàng hơn. Ông hiểu và khẳng định sự khác nhau giữa tiền giấy và
tiền tín dụng. Do đó, ông hiểu đƣợc tình trạng lạm phát .Tuy vậy, ông chƣa thấy đƣợc
nguồn gốc, bản chất và chức năng của tiền.
* Lý luận giá trị “giá trị xác lập” của Pi-e Giô-Dép PruĐông (1809-1865).
Pi-e Giô-Dep PruĐông là nhà kinh tế tiểu tƣ sản và xã hội học Pháp, ông xuất
thân từ một gia đình thợ thủ công nghèo. Ông viết nhiều tác phẩm về kinh tế nhƣ: “Sở
hữu là gì” (1840), Hệ thống mâu thuẫn kinh tế hay triết học của sự khốn cùng (1846)

và nhiều tác phẩm khác.
Về lý luận giá trị, do sự không hiểu biết đầy đủ bản chất các phạm trù kinh tế của
Pruđông nên ông đã có những quan điểm sai lầm thể hiện tập trung ở lý luận giá trị của
ông. Theo ông, giá trị-phạm trù hoàn toàn trừu tƣợng, nó bao gồm 2 mặt mâu thẫn với
nhau: Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, chúng phản ánh hai mặt khuynh hƣớng mâu
thuẫn: dồi dào và khan hiếm. Theo ông, giá trị sử dụng là hiện thân của sự dồi dào, còn
giá trị trao đổi là hiện thân của sƣ khan hiếm. Mâu thuẫn tƣởng tƣợng này chỉ có thể
xoá đi bằng việc thiết lập sự trao đổi ngang giá, tức là “giá trị xác lập”. Do đó, ông đề
nghị không chỉ sản xuất những hàng hoá, mà còn đòi hỏi tạo ra sự trao đổi ngang giá
để tất cả các hàng hoá đƣợc thực hiện, tức là biến thành “giá trị xác lập”. Tức là, giá trị
mà nó xuất hiện trong trao đổi và thị trƣờng chấp nhận, ông cho rằng trao đổi và lao
động là nguồn gốc giá trị.
C.Mác đã nhận xét. “Lýluậngiá trị của Prudong” là sự giải thích một cách không
tƣởng lý luận của Ricardo. Và bằng chính cách đó đã bóp méo, tầm thƣờng hoá cả
những phạm trù giá trị khác.
c. Học thuyết “Lýluậnvề giá trị, giá cả” của trƣờng phái tân cổ điển
Lý luận về giá trị của các trƣờng phái cổ điển Trƣờng phái Áo (Viene) mà đại
biểu chính là một số giáo sƣ của các Trƣờng Đại học Áo nhƣ; Cerl Manger (1840 -
1921), Bom-Bawerk (1851 - 1923) là lý thuyết về giá trị ích lợi, giá trị chủ quan.
- Lý luận“Ích lợi giới hạn”.
Ích lợi giới hạn là ích lợi của vật cuối cùng đƣa ra thoả mãn nhu cầu. Vật đó có
ích lợi nhỏ nhất, ích lợi đó quyết định ích lợi của các vật phẩm khác. Các nhà kinh tế
tân cổ điển giải thích rằng: Số đơn vị sản phẩm càng ít thì “Ích lợi giới hạn” càng lớn.
Khi số lƣợng sản phẩm tăng lên thì tổng ích lợi tăng lên, còn “Ích lợi giới hạn” thì
giảm xuống. Nên sản phẩm cứ tăng lên mãi thì “Ích lợi giới hạn” có thể bằng số
không.
Ví dụ: 1 ngày dùng 4 thùng nƣớc. Thùng thứ nhất để thoả mãn nhu cầu bức thiết
nhất là để nấu ăn, nên ích lợi lớn nhất, chẳng hạn là 9. Thùng thứ 2, để uống, ít cấp
thiết hơn, nên có ích lợi là 4. Thùng thứ 3 để tắm giặt, có ích lợi là 2. Thùng thứ 4, để
tƣới hoa ích lợi ít nhất là 1. Nhƣ vậy, “Ích lợi giới hạn” sẽ là ích lợi các thùng nƣớc

thứ 4, nó là 1. Và nhƣ vậy là ích lợi chung của các thùng nƣớc.
- Lý luận giá trị “Ích lợi giới hạn”.
Theo các nhà kinh tế tân cổ điển; giá trị hàng hoá không phải do ích lợi của nó
quyết định một cách giản đơn, mà giá trị hàng hoá là do sự ích lợi có giới hạn của nó
quyết định. Nghĩa là, do sự đánh giá chủ quan về ích lợi của một đơn vị hàng hoá, tức
là lợi ích đó do quan hệ của nó với nhu cầu của ngƣời tiêu dùng quyết định (Ích lợi chủ
quan). Nhƣ vậy, giá trị hàng hoá phụ thuộc vào “Ích lợi chủ quan” và sự khan hiếm
của sản phẩm.
Sự thực lý luận giá trị – ích lợi giới hạn chẳng đƣợc giải đáp gì. Thật rõ ràng sự
đánh giá chủ quan về 1 kg lƣơng thực đối với ngƣời no đủ khác cơ bản đối với ngƣời
nghèo đói, nhƣng cả 2 đều mua 1 kg lƣơng thực và đều phải trả tiền nhƣ nhau. Mà cơ
sở của giá cả đó là giá trị, mà giá trị lớn hay nhỏ không phụ thuộc vào sự đánh giá chủ
quan quyết định.
Lý luận “ích lợi giới hạn” làm cho số lƣợng giá trị hàng hoá phụ thuộc vào sự
khan hiếm của hàng hoá. Thật ra sự hiếm có tƣơng đối của hàng hoá phụ thuộc vào giá
trị cao của hàng hoá ấy, mà giá trị của hàng hoá là do hao phí lao động xã hội cần thiết
quyết định. Thông qua giá cả thị trƣờng, giá trị hàng hoá tác động đến qui mô sức mua
và sự cung cấp hàng hoá cũng sẽ thích ứng đƣợc với qui mô của nhu cầu.
- Lý thuyết cung cầu và giá cả
Phái tân cổ điển cho rằng, giá cả chỉ là quan hệ về lƣợng giá hàng hoá và tiền khi
trao đổi, do đó ngƣời bán, ngƣời mua thoả thuận với nhau. Ngƣời mua định giá theo
ích lợi giới hạn của sản phẩm, ngƣời bán định giá theo chi phí sản xuất. Những ngƣời
bán đồng nhất với cung, những ngƣời mua đồng nhất với cầu trên thị trƣờng.
Từ việc nghiên cứu các học thuyết “Giá trị – lao động” của các nhà kinh tế,
chúng ta có thể đƣa ra khái niệm về giá cả thị trƣờng.
Giá cả thị trƣờng là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.
Giá trị thị trƣờng là kết quả của sự san bằng các giá trị cá biệt của hàng hoá trong
cùng một ngành thông qua cạnh tranh. Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn tới sự hình
thành một giá trị xã hội trung bình – Cơ sở của giá cả hàng hoá.


×