Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

BÀI tập lớn môn kinh tế vĩ mô theo tình huống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.14 KB, 26 trang )

Bài tập lớn Kinh tế vĩ mô Giáo viên: Trương Thị Như Hà
Lời mở đầu
Kinh tế học vĩ mô là một môn học nghiên cứu nền kinh tế trên bình diện tổng
thể, bao gồm việc mô tả và đo lường các biến số kinh tế vĩ mô như tổng sản phẩm quốc
nội, giá cả và lạm phát, việc làm và tình trạng thất nghiệp, tổng tiêu dùng, đầu tư, chi
tiêu của chính phủ và thuế, cung cầu tiền tệ, lãi suất, cán cân thương mại, cán cân thanh
toán và tỷ giá Việc xây dựng các mô hình kinh tế đơn giản sẽ giúp chúng ta giải thích
các mối quan hệ giữa các biến số này. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ nghiên cứu những biến
động kinh tế trong ngắn hạn, các vấn đề của chu kỳ kinh tế, các cú sốc phía cung và
phía cầu, và vai trò của các chính sách ổn định hóa như chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ.
Các vấn đề kinh tế vĩ mô ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chúng
bao gồm các liên hệ mang tính toàn cầu và khu vực chứ không chỉ giới hạn trong phạm
vi hạn hẹp của một nền kinh tế riêng lẻ, và đóng vai trò quan trọng trong đời sống của
các cá nhân, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, các quá trình chính trị và quan hệ
quốc tế. Do vậy, kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở sẽ được giới thiệu đến sinh viên bao
gồm cán cân thanh toán, các cơ chế tỷ giá và các vấn đề lưu chuyển dòng vốn quốc tế.
Môn học này cũng giúp chúng ta tìm hiểu về tăng trưởng kinh tế và phân tích
các nguồn tăng trưởng kinh tế và bài học kinh nghiệm của các nước và các khu vực
khác nhau trên thế giới. Như sẽ được đề cập ở phần mục tiêu, các bình luận về chính
sách và một phần của Kinh tế Vĩ mô Quốc tế sẽ được giới thiệu, sau khi chúng ta có
được toàn bộ bức tranh của môn học thông qua các tình huống và thông tin thời sự được
cập nhật thường xuyên qua từng bài giảng và thảo luận trên lớp.

Cụ thể hơn trong bài tập lớn này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về tổng quát về môn học
kinh tế vĩ mô, các chính sách cơ bản của nền kinh tế và áp dụng vào giải quyết các vấn
đề của nền kinh tế Nhật Bản.
Sinh viên; Vũ Thị Thùy Linh Lớp QKT53-
DH3
1
Bài tập lớn Kinh tế vĩ mô Giáo viên: Trương Thị Như Hà


Chương 1: Lý thuyết
1. Giới thiệu tổng quan về kinh tế vĩ mô .
a. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô
 Đối tượng nghiên cứu của kinh tế vĩ mô
Kinh tế học vĩ mô (KTHVM) nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ
kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Ba vấn đề kinh tế vĩ mô:
• Sản lượng: Là tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ mà một quốc gia
tạo ra trong một thời kì nhất định. → Thể hiện sự hùng mạnh của một quốc gia, sản
lượng tăng thì đời sống người dân được nâng cao và tốc độ tăng trưởng lớn. Cách tăng
sản lượng là tăng năng suất, nâng cao trình độ công nghệ, sản xuất, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
• Việc làm: Quan tâm tỉ lệ thất nghiệp (những người không có việc làm trên tổng
số người trong lực lượng lao động). Tỉ lệ thất nghiệp thấp → Sử dụng hệu quả nguồn
lực lao động.
• Giá cả: giá cả cao là lạm phát (giá cả cao hơn mức giá chung). Quan tâm đến chỉ
số giá cả. Lạm phát cao sẽ làm giảm lòng tin của người dân vào quốc gia đó.
 Phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô
Trong khi phân tích các hiện tượng và mối quan hệ KTQD, kinh tế học vĩ mô sử
dụng chủ yếu phương pháp phân tích cân bằng tổng hợp. Ngoài ra, KTHVM cũng sử
dụng những phương pháp nghiên cứu phổ biến như: tư duy trừu tượng, phân tích thống
kê số lớn, mô hình hóa kinh tế.
b. Tổ chức kinh tế của một nền kinh tế hỗn hợp
 Các mô hình kinh tế
• Mô hình kinh tế tập quán truyền thống
• Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp (kinh tế chỉ huy)
- Nhà nước quản lý, cung cấp nguồn lực, ra chỉ tiêu cho doanh nghiệp →
Nhà nước cung cấp hàng hóa không theo nhu cầu của người dân (người tiêu dùng không
được tự do lựa chọn hàng hóa).
- Ưu điểm: nguồn lực lớn, giải quyết được nhiều vấn đề, đảm bảo tính công

bằng.
- Nhược điểm: Nguồn lực bị lãng phí, doanh nghiệp không được lựa chọn
hàng hóa để sản xuất.
• Mô hình kinh tế thị trường thuần túy: Doanh nghiệp quyết đinh sản xuất hàng
hóa gì, sản xuất như thế nào và người tiêu dùng quyết định lựa chọn hàng hóa gì. Trong
mô hình kinh tế này thiếu vắng sự can thiệp của chính phủ, người tiêu dùng và nhà sản
Sinh viên; Vũ Thị Thùy Linh Lớp QKT53-
DH3
2
Bài tập lớn Kinh tế vĩ mô Giáo viên: Trương Thị Như Hà
xuất là hai yếu tố tương tác nhau tạo ra giá cả. Nhưng có nhược điểm là làm cạn kiệt
nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
• Mô hình kinh tế hốn hợp: Là nền kinh tế có sự phối hợp giữa bàn tay vô hình của
cơ chế thị trường với sự điều tiết của chính phủ thông qua các Chính sách kinh tế. Đây
là nền kinh tế có sự kết hợp các nhân tố thị trương, chỉ huy và truyền thống được kiểm
soát bởi thế chế công cộng và tư nhân.
 Các tác nhân kinh tế
• Người tiêu dùng: Là tất cả các cá nhân và hộ gia đình, họ mua hàng hóa và dịch
vụ để thỏa mãn những nhu cầu tiêu dùng của họ. Người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn
đến việc quyết định sản xuất cái gì trong nền kinh tế vì họ mua và tiêu dùng phần lớn
các sản phẩm của nền kinh tế. Hành vi mua của người tiêu dùng bị thúc đẩy bởi một số
yếu tố chung nào đó, và người ta có thể dự đoán với mức độ tin cậy nhất định.
• Các doanh nghiệp: Là người sản xuất ra hàng hóa và dich vụ cung cấp cho xã
hội. Mục đích của họ là thu được lợi nhuận cao nhất trong giới hạn nguồn lực của mình.
• Chính phủ: tối đa hóa phúc lợi xã hội, có ba chức năng:
- Hiệu quả: khắc phục những khuyết tật, điều tiết, phân bổ các ngành các vùng.
- Công bằng: Trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa được phân phối cho
những người có nhiều tiền mua nhất chứ không phải theo nhu cầu lớn nhất. như vậy
ngay cả khi một cơ chế thị trương đang hoạt động có hiệu quả thì nó cũng có thế dẫn tới
sự bất bình đẳng lớn. Do vậy biện pháp thu thuế và chi tiêu của chính phủ sẽ ảnh hưởng

tới việc phân phối trong nền kinh tế.
- Ổn định: Bằng công cụ kiểm soát nên kinh tế đưa nền kinh tế về trạng thái ổn
định.
• Người nước ngoài: Các cá nhân, các doanh nghiệp, Chính phủ nước ngoài tác
động đến hoạt động kinh tế diễn ra ở một nước thông qua việc mua bán hàng hóa và
dịch vụ, vay mượn, viện trợ và đầu tư nước ngoài.
c. Hệ thống kinh tế vĩ mô
Đặc trưng bởi 3 yếu tố: Đầu vào, đầu ra và hộp đen.
- Các yếu tố đầu vào gồm: + Những yếu tố bên ngoài (khách quan) gồm chủ yếu
các biến số phi kinh tế như: thời tiết, dân số, chiến tranh.
+ Các chính sách kinh tế vĩ mô (chủ quan) gồm các
công cụ của Nhà nước nhằm điều chỉnh hộp đen kinh tế vĩ mô, hướng tới các mục tiêu
đã định trước như chính sách tài khoa, chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế đối ngoại,
chính sách thu nhập.
- Các yếu tố đầu ra gồm sản lương, việc làm, giá cả, xuất nhập khẩu.
- Hộp đen kinh tế vĩ mô (nền kinh tế vĩ mô) là yếu tố trung tâm của hệ thống. Hoạt
động của hộp đen như thế nào sẽ quyết định chất lượng của các biến đầu ra. Hai lực
lượng quyết định sự hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô là tổng cung và tổng cầu.
Sinh viên; Vũ Thị Thùy Linh Lớp QKT53-
DH3
3
Bài tập lớn Kinh tế vĩ mô Giáo viên: Trương Thị Như Hà
* Hộp đen
● Tổng cung(AS): Là tổng khối lượng sản phẩm quốc dân mà các hãng kinh doanh
sẽ sản xuất và bán ra trong một thời gian tương ứng vs giá cả, chi phí sản xuất và khả
năng sản xuất đã cho.
- Yếu tố ảnh hưởng
+ Giá cả tăng thì cung tăng, giá cả giảm thì cung giảm
+ Chi phí sản xuất tăng cung giảm, chi phí sản xuất giảm thì cung tăng
+ Khả năng sản xuất tăng thì cung tăng, khả năng sản suất giảm thì cung giảm

- Sản lượng
Sản lượng tiềm năng
(Qp, Yp)
Huy động hết 75%-85% nguồn nhân lực
máy móc của nền kinh tế (mức sản lượng
lí tưởng mà các nền kinh tế mong muốn
đạt được)
Là mức sản lương tối đa mà một nền kinh
tế có thể sản xuất ra trong điều kiện toàn
diện về nhân công (thị trường lao động cân
bằng và tỉ lệ thất nghiệp ở mức thất nghiệp
tự nhiên và không gây nên lạm phát).
→ Là mục tiêu của tất cả các chính sách
kinh tế vĩ mô.
Sản lượng thực tế
(Qa, Ya)
Là mức sản lượng mà nền kinh tế đạt được
trong một thời kì nhất định. Nó có thể cao
hơn hoặc thấp hơn mức sản lượng tiềm
năng.
☺Tổng cung ngắn hạn (SAS, ASSR) :Ban đầu hình dáng đường tổng cung ngắn
hạn tương đối thoải vì giả thiết trong ngắn hạn có một số chi phí được coi là cố định
như khấu hao,tiền thuê đất, tiền công… Cho nên phần nào cố định được chi phí của
doanh nghiệp. Bây giờ giả sử tổng cầu tăng đột biến do chi tiêu đột biến tăng lên =>
Các doanh nghiệp sẽ đẩy giá và sản lượng lên. Lúc này ta thấy đường SAS dốc lên. Tuy
nhiên năng lực sản xuất của nền kinh tế là có giới hạn, các doanh nghiệp không thể gia
tăng tren mức hiện có (hình 1)
Sinh viên; Vũ Thị Thùy Linh Lớp QKT53-
DH3
4

Bài tập lớn Kinh tế vĩ mô Giáo viên: Trương Thị Như Hà
☺Tổng cung dài hạn (LAS, ASLR): Đường LAS là đường thẳng đứng song song
với trục tung cắt trục hoành tại mức sản lượng tiềm năng. Cần chú ý rằng trong dài hạn
tốc độ tăng chi phí đầu vào tương ứng với tốc độ tăng giá của sản phẩm đầu ra. Chính vì
vậy các doanh nghiệp không còn động cơ để thay đổi sản lượng, nó chỉ duy trì ở mức
sản lượng thực tế. Đối với nền kinh tế nó chính là mức sản lượng tiềm năng (hình 2).
Khi nền kinh tế hoạt động ở đường LAS có sự toàn diện về nhân công và năng lực sản
xuất vật chất đạt tối ưu.
☺Các yếu tố tác động AS
- Nguồn lực
- Thời tiết
- Những thay đổi trong tổng sản phẩm quốc nội
- Sự thay đổi của các chính sách
● Tổng cầu (AD): Là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ hay là tổng sản phẩm
quốc dân mà các tác nhân kinh tế sẽ sử dụng tương ứng với giá cả, thu nhập và các biến
số kinh tế khác đã cho.
- Những hàng hóa mà các tác nhận mua
+ Là các hàng hóa phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình (C)
+ Là các hàng hóa phục vụ nhu cầu đầu tư của doanh nghệp ( I )
+ Là các hàng hóa phục vụ nhu cầu của Chính phủ (G)
+ Là các hàng hóa phục vụ nhu cầu của người nước ngoài gồm xuất khẩu
(X) và nhập khẩu (IM): XK ròng = X – IM
AD = C + I + G + NX
Sinh viên; Vũ Thị Thùy Linh Lớp QKT53-
DH3
5
LAS
SAS
P
Q

QP
Hình 1
P
Q
QP
Hình 2
LAS
Bài tập lớn Kinh tế vĩ mô Giáo viên: Trương Thị Như Hà
→ AD nghịch biến với P, AD tăng dich chuyển sang trái, AD giảm dịch chuyển sang
phải.
-Các yếu tố làm dich chuyển AD
+ Lãi suất: Nếu lãi suất tăng thì AD giảm do doanh nghiệp đầu tư ít đi. C
giảm nên AD giảm
+ Lạm phát được dự đoán: C tăng nên AD tăng
+ Tỉ giá hối đoái: Nếu đồng nội tệ tăng tăng thì AD tăng do xuất khẩu
nhiều hơn, còn đồng nội tệ giảm thì AD giảm do xuất khẩu ít hơn.
+ Lợi nhuận được dự đoán: tăng đầu tư (I tăng) dẫn đến AD tăng.
+ Sự giàu có của dân chúng: thu nhập nhiều thì chi phí dành cho sinh hoạt
tăng lên (C tăng) dẫn đến AD tăng.
+ Cầu của khu vực công: G tăng -> AD tăng
+ Thuế và chi chuyển nhượng: thuế tăng thì chi tiêu trong hộ gia đình (C)
và đầu tư (I) giảm do đó AD cũng giảm. Chi chuyển nhượng là chuyển giao từ đối
tượng này sang đối tượng khác mà không cần có khoản bồi hoàn nào. Chi chuyển
nhượng tăng dẫn đến đầu tư tăng làm cho AD tăng theo.
+ Thu nhập của người nước ngoài giảm dẫn đến xuất khẩu giảm suy ra AD
cũng giảm.
+ Giá cả làm di chuyển chứ không làm dịch chuyển AD.
+ Dân số: tăng làm cho chi tiêu trong hộ gia đìh tăng -> AD tăng.
● Cân bằng kinh tế vĩ mô
Sinh viên; Vũ Thị Thùy Linh Lớp QKT53-

DH3
AD
P
Q
6
Bài tập lớn Kinh tế vĩ mô Giáo viên: Trương Thị Như Hà
Qa = Qp nền kinh tế ổn định,
không có lạm phát, toàn dụng
về nhân công.
Nền kinh tế ở trạng thái
suy thoái. Tỉ lệ thất
nghiệp tăng.
Nền kinh tế phát đạt quá
mức (hay tăng trưởng
nóng). Ô nhiễm môi
trường, thiếu hụt lao động
trẻ, lạm phát cao (do đẩy
giá lên).
* Đầu vào
- Nhân tố khách quan: thời tiết, dân số, chiến tranh….
- Nhân tố chủ quan: chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập,
chính sách kinh tế đối ngoại.
* Đầu ra
● Mục tiêu tổng quát
- Ngắn hạn: ổn định kinh tế, chống suy thoái, lạm phát, giải quyết những vấn
đề cấp bách của nền kinh tế.
- Dài hạn; tăng trưởng kinh tế, phân phối cảu cải một cách công bằng.
● Mục tiêu cụ thể
- Sản lượng
+ Ngắn hạn: tăng sản lượng thực tế quanh xu hướng tăng lên của sản lượng

tiềm năng.
+ Dài hạn: Tăng sản lượng tiềm năng.
- Việc làm: Tạo ra nhiều việc làm tốt, hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp và duy trì tỉ lệ
thất nghiệp tự nhiên
- Giá cả: ổn định về giá cả, kiểm soát lạm phát.
Sinh viên; Vũ Thị Thùy Linh Lớp QKT53-
DH3
E
LAS
SASP
Q
P
Q
AD AD
LAS
SAS
E
E
E
LAS
SAS
AD
Qa Qp
Qp Qa
7
Qa = Qp
Bài tập lớn Kinh tế vĩ mô Giáo viên: Trương Thị Như Hà
- Kinh tế đối ngoại: ổn định tỉ giá, ổn định cán cân.
- Phân phối công bằng.
→ Nếu kết hợp cả 5 mục tiêu trên thì nền kinh tế này đang ở trạng thái lí

tưởng. Tuy nhiên, trong các mục tiêu kinh tế vĩ mô thì cũng có những cặp mục tiêu bổ
sung cho nhau (ví dụ như sản lượng và việc làm), nhưng cũng có những cặp mục tiêu
mâu thuẫn nhau. Vì vậy, trong quá trình thực hiện các mục tiêu các nhà hoạch định
chính sách phải sắp xếp thứ tự ưu tiên. Nghĩa là lựa chọn mục tiêu này, hi sinh mục tiêu
khác. Đối với các nước đang phát triển thì mục tiêu hàng đầu là sản lượng và việc làm.
* Các nguyên nhân gây ra biến động kinh tế
● Cú sốc cầu: Là những biến động đột biến của tổng cầu do các nguyên nhân bên
trong hay bên ngoài nền kinh tế gây ra.
Giả sử ban đầu nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng. Nếu các nhà đầu tư và các
hộ gia đình rất lạc quan về triển vọng phát triển của nền kinh tế và chi tiêu nhiều hơn, sẽ
làm đường AD dịch chuyển sang phải từ AD1 đến AD2 làm sản lượng tăng và lạm phát
cũng tăng cao. Chính phủ có thể thực hiện chính sách tài khóa hoặc tiền tệ thắt chặt, đưa
tổng cầu trở về vị trí AD1 nhằm chống lạm phát và đưa sản lượng trở về mức sản lượng
tiềm năng. Tương tự, khi AD ở mức quá thấp như ở vị trí AD3, nó sẽ đẩy nền kinh tế
lâm vào trạng thái suy thoái. Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ mở
rộng để kích thích AD nhằm tăng sản lượng và cắt giảm thất nghiệp.
● Cú sốc cung: Là những biến động đột biến của tổng cung do các nguyên nhân
bên trong hay bên ngoài nền kinh tế gây ra.
Các cú sốc cung xảy ra do sự thay đổi giá cả các yếu tố đầu vào hay sự thay đổi
các nguồn lực trong nền kinh tế. Cú sốc cung làm giảm AS được gọi là cú sôc scung bất
lợi. Ngược lại, cú sốc làm tăng tổng cung được gọi là cú số cung có lợi. Các cú sốc cung
bất lợi làm tăng chi phí sản xuất. Tại mỗi mức giá cho trước, các hãng muốn bán ra ít
hàng hóa và dịch vụ hơn. Đường SAS dịch chuyển sang trái từ AS1 đến AS2. Nền kinh
Sinh viên; Vũ Thị Thùy Linh Lớp QKT53-
DH3
P
Q
Qa=QpQ1 Q2
LAS
E2

E1
E1
E3
AD2
AD1
AD3
P2
P1
P3
8
Bài tập lớn Kinh tế vĩ mô Giáo viên: Trương Thị Như Hà
tế trượt dọc theo đường AD từ E1 đến E2. Sản lượng của nền kinh tế giảm từ Qa đến Q2
và mức giá tăng từ P1 đến P2.
Nếu các nhà hoạch định chính sách không làm gì cả thì thất nghiệp tại E2 sẽ gây
áp lực đẩy tiền công xuống, làm tăng lợi nhuận và dịch chuyển đường AS về vị trí ban
đầu, đưa nền kinh tế trở về vị trí E1.
Một cách khác, các nhà hoạch định chính sách có thể kích cầu và đưa nền kinh tế
đến điểm E3. Ở đay, các nhà hoạch dịnh chính sách sẽ tăng chi phí sản xuất → P tăng
lên trong dài hạn → Q trở về mức tiềm năng trong khi P lại tăng lên đến P3.
Kết luận : Như vậy, một cú sốc cung bất lợi gây ra hiện tượng suy thoái kèm lạm
phát. Các nhà hoach định chính sách không thể dịch chuyển đường AD theo hướng có
thể triệt tiêu đồng thời cả sự tăng lên trong mức giá cả và sự sụt giảm trong sản lượng.
d. Chu kỳ kinh doanh và mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô chủ yếu
Sinh viên; Vũ Thị Thùy Linh Lớp QKT53-
DH3
Q
P
Qa=QpQ2
P3
P2

P1
LAS
AS1
AD2
AD1
E1
E2
9
AS2
Bài tập lớn Kinh tế vĩ mô Giáo viên: Trương Thị Như Hà
* Chu kỳ kinh doanh: Là sự dao động của sản lượng thực tế xung quanh xu hướng tăng
lên của sản lượng tiềm năng.
1.Giai đoạn tiến triển: gia tăng nhịp độ, phát triển kinh tế
2.Giai đoạn đỉnh: kết thúc của giai đoạn tiến triển. Khi nền kinh tế hoạt động ở đỉnh
của chu kỳ với mức sản lượng được duy trì cao liên tục => nền kinh tế tăng trưởng cao.
3.Giai đoạn sa sút: giảm nhịp độ hoạt động kinh doanh. Thời gian này kéo dài người
ta gọi nền kinh tế đang suy thoái.
4.Giai đoạn đáy: kết thúc của giai đoạn sa sút. Khi nền kinh tế hoạt động ở đáy chu
kỳ với mức sản lượng sụt giảm nghiêm trọng. Sụt giảm trong 6 tháng là nền kinh tế
đang trong trạng thái suy thoái, còn sụt giảm trên 6 tháng thì nền kinh tế đang trong
trạng thái khủng hoảng.
5.Giai đoạn phục hồi: Nền kinh tế có bước tiến triển mới
Khe hổng sản lượng = │Qa -Qp│
Khe hổng càng lớn càng bất ổn
Khe hổng càng tiến dần về 0 thì kinh tế càng ổn định.
* Mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô chủ yếu
● Tăng trưởng và thất nghiệp
Luật OKUN: nhận định thực nghiệm, áp dụng cho những nền kinh tế giống
nền kinh tế của Mỹ năm 1960.
Quy luật OKUN cho biết mối quan hệ giữa tăng trưởng và thất nghiệp như

sau:
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi sản lượng thực tế của một năm cao
hơn sản lượng tiềm năng của năm đó 2,5% thì tỷ lệ thất nghiệp giảm đi 1% so với tỉ lệ
thất nghiệp tự nhiên.
Sinh viên; Vũ Thị Thùy Linh Lớp QKT53-
DH3
1
2
3
4
5
Thời gian
Q
Qa
Qp
10
Bài tập lớn Kinh tế vĩ mô Giáo viên: Trương Thị Như Hà
● Tăng trưởng và lạm phát.
- Trong ngắn hạn: tăng trưởng cao thường kéo theo lạm phát và ngược (vì nói đến
ngắn hạn là nói đến sự thay đổi của AD. Khi AD tăng => Q tăng, P tăng; AD giảm => Q
giảm, P giảm).
- Trong trung hạn: Tăng trưởng cao thì lạm phát có xu hướng giảm (vì nói đến
trung hạn là nói đến sự thay đổi của SAS. Khi SAS tăng => Q tăng, P giảm).
- Trong dài hạn: Tăng trưởng kinh tế là nói đến sự tăng lên của sản lượng tiềm
năng, song giữa tăng trưởng và lạm phát có mối quan hệ thế nào, đâu là nguyện nhân,
đâu là kết quả thì kinh tế vĩ mô chưa có câu trả lời.
● Lạm phát và thất nghiệp
- Trong ngắn hạn: Lạm phát càng cao thì thất nghiệp có xu hướng giảm xuống (vì
trong ngắn hạn là nói đến sự thay đổi của AD, khi AD tăng => U giảm, P tăng).
- Trong trung hạn: Lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ thuận (vì trong

trung hạn là nói đến sự thay đổi của SAS, khi SAS giảm => U tăng, P tăng).
- Trong dài hạn: Ta thấy giữa lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ chặt
chẽ nào, tỷ lệ thất nghiệp luôn ở mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên với mọi mức lạm phát.
2. Phân tích chi tiết các chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu.
a. Chính sách tài khóa: chỉ tác động đến AD mà không tác động đến AS
-Là việc Chính phủ sử dụng các công cụ nhằm điều chinhrthu nhập và chi tiêu
hướng nền kinh tế đến sản lượng và việc làm mong muốn.
- Công cụ tác động: Chi tiêu của Chính phủ (G) và thuế (T)
- Đối tượng tác động: Chi tiêu của Chính phủ (G), chi tiêu của hộ gia đình (C) và
tổng cung ngắn hạn SAS thông qua thuế gián thu.
-Nếu sản lượng tăng sử dụng chính sách tài khóa mở rộng (nới lỏng), sản lượng
giảm thì sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt.
+ Chính sách tài khóa mở rộng là giảm thuế và tăng chi tiêu của Chính phủ
+ Chính sách tài khóa thắt chặt là tăng thuế và giảm chi tiêu của Chính phủ.
→ Chính Phủ có thể sử dụng một trong hai công cụ hoặc cả hai.
- Mục tiêu sử dụng của Chính sách tài khóa
+ Mục tiêu ngắn hạn: Tăng sản lượng thực tế, cân bằng ngân sách, chống suy
thoái và lạm phát, ổn định nền kinh tế.
+ Mục tiêu dài hạn: Tăng sản lượng tiềm năng thông qua việc thay đổi cơ cấu
sản xuất của nền kinh tế.
- Cơ chế tác động của nền kinh tế trong ngắn hạn
+Chính sách tài khóa ngược chiều: ổn định nền kinh tế
\ Nền kinh tế bị suy thoái: Qa < Qp, tỉ lệ thất nghiệp tăng → chống suy
thoái bằng cách sử dụng chính sách tài khóa mở rộng, giảm thuế và tăng chi tiêu của
Chính phủ làm cho tổng cầu và sản lượng tăng, tỉ lệ thất nghiệp giảm.
Sinh viên; Vũ Thị Thùy Linh Lớp QKT53-
DH3
11
Bài tập lớn Kinh tế vĩ mô Giáo viên: Trương Thị Như Hà
\ Nền kinh tế bị lạm phát (tăng trưởng nóng): Qa > Qp, sản lượng tăng, tỉ lệ

thất nghiệp giảm → chống lạm phát bằng cách sử dụng Chính sách tài khóa thắt chặt:
tăng thuế, giảm chi tiêu của Chính phủ làm cho tổng cầu và sản lượng giảm, giá giảm.
+ Chính sách tài khóa cùng chiều.
\ Nền kinh tế bị suy thoái: Qa < Qp, tỉ lệ thất nghiệp tăng dẫn đến ngân
sách bị thâm hụt → làm cho nền kinh tế suy thoái hơn bằng cách sử dụng chính sách tài
khóa thắt chặt, giảm chi tiêu của Chính phủ, tăng thuế làm cho tổng cầu giảm, giá và
sản lượng giảm theo đạt được mục tiêu cân bằng ngân sách.
\ Nền kinh tế thịnh vượng: Qa > Qp, giá cả tăng, ngân sách thặng dư →
làm cho lạm phát cao hơn bằng cách sử dụng chính sách tài khóa mở rộng: tăng chi tiêu
của Chính phủ, giảm thuế làm cho AD tăng, giá và sản lượng tăng đạt được mục tiêu
cân bằng ngân sách.
- Cơ chế tác động trong dài hạn
+ Sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt với ngành sản xuất phục vụ tiêu dùng.
+ Sử dụng chính sách tài khóa mở rộng với ngành sản xuất đầu tư mới.
→ I tăng → Tổng tư bản của nền kinh tế (K) tăng → Qp tăng (khả năng sản
xuất).
b. Chính sách tiền tệ: Chỉ tác động đến tổng cầu (AD)
- Là chính sách mà Chính phủ tác động đến đầu tư tư nhân (I) hướng nền kinh tế
đến sản lượng và việc làm mong muốn.
- Công cụ tác động: Mức cung tiền (MS: khối lượng tiền nhất định cung ứng ra
nền kinh tế) và lãi suất (i).
- Đối tượng tác động
+ I : Nếu lãi suất (i) giảm các nhà đầu tư tăng cường vay vốn đầu tư.
+ C: Nếu lãi suất tăng thì chi tiêu trong hộ gia đình giảm, có xu hướng mang
tiền đi gửi tiết kiệm.
+ Tỉ giá hối đoái: I tăng, các nhà đầu tư tăng đầu tư để nhận lãi suất cao làm
cho đồng nội tệ tăng giá dẫn đến AD giảm.
- Chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt.
+ Chính sách tiền tệ mở rộng là tăng mức cung tiền và giảm lãi suất
+ Chính sách tiền tệ thắt chặt là giảm mức cung tiền và tăng lãi suất.

- Mục tiêu sử dụng của Chính sách tài khóa
+ Mục tiêu ngắn hạn: Tăng sản lượng thực tế, cân bằng ngân sách, chống suy
thoái và lạm phát, ổn định nền kinh tế.
+ Mục tiêu dài hạn: Tăng sản lượng tiềm năng thông qua việc thay đổi cơ cấu
sản xuất của nền kinh tế.
- Cơ chế tác động trong ngắn hạn
+ Nền kinh tế suy thoái: Qa < Qp, tỉ lệ thất nghiệp tăng → chống suy thoái
bằng cách sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng làm cho mức cung tiền tăng, lãi suất giảm
dấn đến tổng cầu tăng. Kết quả là giá và sản lượng tăng, tỉ lệ thất nghiệp giảm.
Sinh viên; Vũ Thị Thùy Linh Lớp QKT53-
DH3
12
Bài tập lớn Kinh tế vĩ mô Giáo viên: Trương Thị Như Hà
+ Nền kinh tế thịnh vượng: Qa > Qp, giá tăng, tỉ lệ thất nghiệp giảm → chống
lạm phát bằng cách sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt làm cho mức cung tiền giảm và
lãi suất tăng dẫn đến tổng cầu giảm. Kết quả là sản lượng và giá giảm.
- Cơ chế tác động trong dài hạn: Sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng làm cho mức
cung tiền tăng, lãi suất giảm dẫn đến đầu tư và tổng tư bản của nền kinh tế tăng → Qp
tăng
=> Khi thực hiện phải thực hiện đồng thời cả hai chính sách thì mới có độ mạnh,
hiếm khi thực hiện một chính sách.
c. Chính sách thu nhập: tác động đến cả AD và AS
- Là việc chính phủ thực hiện các biện pháp nhằm tác động trực tiếp đến tiền công
để hạn chế lạm phát.
- Công cụ tác động: tiền lương danh nghĩa đo bằng giá trị (Wn) và tiền lương thực
tế đo bằng hiện vật (Wr).
Wr = Wn / P
Chính phủ chỉ tác động đến tiền lương danh nghĩa mà không thể tác động đến giá
nên không thể tác động đến tiền lương thực tế.
- Đối tượng tác động

+ C: tiền lương danh nghĩa tăng dẫn đến đầu tư tăng do đó AD cũng tăng
theo.
+ Tổng cung ngắn hạn SAS
- Phương thức hoạt động
+ Trong trường hợp khẩn cấp: cố định tiền công, tiền lương và bằng các quy
định pháp lý ràng buộc sự thay đổi tiền công và tiền lương → ít sử dụng trong thực tế.
+ Trong trường hợp bình thường: Hướng dẫn và khuyến khích bằng thuế thu
nhập.
- Mục tiêu: Ổn định nền kinh tế, kiềm chế lạm phát.
- Cơ chế tác động:
+ W tăng → U tăng → C tăng → AD tăng → Q tăng, U giảm, P tăng.
+ W tăng → Chi phí sản xuất tăng → SAS giảm → Q giảm, U tăng, P tăng.
Như vậy W tăng → P tăng → quan hệ này làm tăng giá cả → kiềm chế lạm
phát bằng cách cố định tiền lương trong một thời gian nào đó.
Khó khăn của Chính sách này là nó tác động cả vào AS và AD của nền kinh tế
cho nên việc sử dụng chính sách thu nhập tác động vào nền kinh tế là hạn chế.
d. Chính sách kinh tế đối ngoại
- Là chính sách nhằm tác động vào tỉ giá hối đoái giữ cho cán cân thanh toán Quốc
tế ở mức có thể chấp nhận được
- Công cụ tác động
+ Thuế quan
+ Hạn ngạch: Đưa ra mức quy định xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong giới hạn
cho phép
Sinh viên; Vũ Thị Thùy Linh Lớp QKT53-
DH3
13
Bài tập lớn Kinh tế vĩ mô Giáo viên: Trương Thị Như Hà
+ Tỷ giá hối đoái
- Đối tượng tác động: X và IM
- Mục tiêu: ổn định nền kinh tế, chống suy thoái và lạm phát, ổn định tỉ giá và cán

cân thanh toán quốc tế.
- Cơ chế tác động
+ Kinh tế suy thoái: chống suy thoái bằng cách phá giá đồng nội tệ (mất giá)
làm cho AD tăng do X tăng và IM tăng. Kết quả là sản lượng và giá tăng, tỉ lệ thất
nghiệp giảm.
+ Kinh tế lạm phát (thịnh vượng): chống lạm phát bằng cách nâng giá đông
nội tệ làm cho AD tăng. Kết quả là giá và sản lượng giảm.
Sinh viên; Vũ Thị Thùy Linh Lớp QKT53-
DH3
14
Bài tập lớn Kinh tế vĩ mô Giáo viên: Trương Thị Như Hà
Chương 2: Tình huống
Nếu anh (chị) trở thành thủ tướng chính phủ ở một quốc gia giả định, với các thông tin
ban đầu như sau:
Vị trí địa lý: Đông Bắc Á
GDP: > 5000 tỷ $
Dân số: > 120 triệu người
Diện tích: > 370000 km2
Tài nguyên: nghèo
Quốc gia này đang đối mặt với một số vấn đề kinh tế bao gồm:
- Suy thoái
- Nợ công cao
- Ô nhiễm môi trường
1. Đặt tên cho quốc gia đó.
Quốc gia nằm ở Đông Bắc Á có GDP >5000 tỷ $, với dân số >120 triệu người, diện
tích >370000 km2 và nguồn tài nguyên nghèo là NHẬT BẢN
2. Cho biết các thông tin chung về nước Nhật bao gồm: điều kiện tự nhiên, thể chế
chính trị hiện tại, tình hình kinh tế trong nước, quan hệ thương mại với các nước
khác.
* Điều kiện tự nhiên

● Địa hình
Nhật Bản là một quần đảo với trên 3.000 đảo được tạo thành từ các ngọn núi cao
nổi lên từ một dãy núi nằm sâu dưới biển Thái Bình Dương, phía ngoài lục địa châu Á.
Toàn bộ diện tích của Nhật Bản là 377.829 km2, tương đương với diện tích của Đức,
Phần Lan hay Việt Nam. Honshu là đảo lớn nhất, chiếm 61% diện tích lãnh thổ quốc
gia. Đảo lớn thứ hai là Hokkaido, thứ ba là Kyushu, thứ tư là Shikoku và thứ năm là
Okinawa. Khoảng 80% diện tích Nhật Bản là vùng núi trong khi các vùng bình nguyên
thường nhỏ và hẹp. Các cánh đồng được canh tác chiếm 12,3%, diện tích đất trồng cây
ăn quả chiếm 1,1% và đất trồng cỏ chiếm 0,2% diện tích quốc gia. Ngược lại, rừng bao
phủ tới 66,5% tổng diện tích đất.
Bờ biển Nhật Bản rất đa dạng và lồi lõm rõ rệt với vô số vịnh và bán đảo, nhưng cũng
có những bãi biển dài hàng chục kilômét. Các dòng biển lạnh chảy xuống từ hướng Bắc
gặp các dòng biển nóng chảy ngược lên từ phía Nam tại các vùng biển quanh quần đảo
Nhật Bản, tạo thành vùng nước hoà trộn giữa các dòng biển. Tại khu vực dòng xoáy
này, các chất phù sa không lắng xuống đáy đại dương, các loài sinh vật phù du phát
triển và cá nhỏ sinh sôi tạo môi trường lý tưởng cho các loài cá sống ở cả các vùng nước
lạnh và nước nóng. Một số loài chính bao gồm cá ngừ, cá thu, mực, cá mòi, cá cốc, cá
trích và cá hồi. Sự đa dạng của các loài hải sản nước lạnh và nước nóng là một điều lý
giải cho việc Nhật Bản là một trong những nước đánh bắt cá lớn nhất trên thế giới.
Sinh viên; Vũ Thị Thùy Linh Lớp QKT53-
DH3
15
Bài tập lớn Kinh tế vĩ mô Giáo viên: Trương Thị Như Hà
● Núi lửa
Ngọn núi lửa nổi tiếng nhất ở Nhật Bản là núi Núi Phú Sĩ, mà người Nhật gọi
là Fuji-san, cao 3776 m. Sự dốc đứng và dạng hình nón gần như hoàn hảo của ngọn núi
biến nó thành một cảnh tượng kỳ thú có thể nhìn thấy từ Tokyo. Núi Phú Sĩ là một điểm
du lịch được ưa thích và hàng năm có nhiều người leo lên ngọn núi này. Ngọn núi
lửa này phun trào lần cuối vào năm 1707 và ngủ yên từ đó đến nay. Tuy nhiên, tháng 8
năm 2000, các nhà khoa học đã phát hiện có những chấn động nhẹ bên dưới núi Phú Sĩ.

Các chấn động này đang được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng cũng đủ để đưa ra lời cảnh
báo.
Tất cả những ngọn núi lửa đang hoạt động ở Nhật Bản đều được giám sát nghiêm
ngặt để có thể đưa ra lời cảnh báo sơ tán kịp thời như núi Aso, đảo Kyushu. Tại đây đã
xảy ra nhiều đợt phun trào và một trong những đỉnh núi lửa chính, đỉnh Nakedake, vẫn
tiếp tục phun khí sulfua và đôi lúc có những vụ nổ miệng núi lửa. Những màn khí lưu
huỳnh bốc lên từ đá dung nham cổ đầy màu sắc và nước hồ trên miệng núi lửa ánh lên
kỳ quái một màu xanh luôn sôi sục ở nhiệt độ 900°C.
● Động đất và sóng thần
Vị trị địa lý của Nhật Bản khiến nước này là một trong những quốc gia xảy ra
nhiều thiên tai nhất thế giới. Hai mối đe dọa nghiêm trọng nhất là động đất và sóng
thần. Mỗi năm Nhật Bản phải chịu 7500 trận động đất nhẹ, riêng Tokyo có đến 150
trận. Hầu hết các trận động đất này quá nhẹ, không thể nhận ra, nhưng cũng có những
trận động đất rất mạnh. Từ trận động đất Kanto chết chóc năm 1923, tới nay Nhật Bản
đã phải trải qua 16 vụ động đất và sóng thần. Vụ sóng thần khủng khiếp gần đây nhất
xảy ra ngày 11 / 03 / 2011 là hậu quả của trận động đất ngầm ngoài khơi Tohoku của
Nhật Bản mạnh 9 độ richte, sóng thần cao nhất là 39m, đánh vào ven bờ Sendai làm cho
cả thành phố và các khu vực xung quanh bị thiệt hại nặng nề, làm gần 16.000 người
chết, hơn 6.000 người bị thương và hơn 2.600 người mất tích.
● Phong cảnh thiên nhiên
Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh được coi là một trong những nơi đẹp nhất
thế giới, được đánh giá là 1 trong 10 đất nước tuyệt vời nhất trên thế giới (năm 2010)
và cũng là đại diện Châu Á duy nhất có mặt trong danh sách này với bốn mùa thay đổi
rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ nam lên bắc, mùa hè cây cối xanh
mướt, mùa thu lá phong (momiji) đỏ thắm từ bắc xuống nam, mùa đông tuyết trắng tinh
khôi. Núi Phú Sĩ (Fujisan) là ngọn núi cao nhất Nhật Bản, nằm giữa đồng bằng, lại
có tuyết bao phủ nơi phần đỉnh núi, là nguồn cảm hứng của rất nhiều văn sĩ và thi sĩ
cũng như của các văn nghệ sĩ, trong đó có các nhiếp ảnh gia và họa sĩ khắp bốn phương.
● Khí hậu
Nhật Bản là quốc gia với hơn ba nghìn đảo trải dài dọc biển Thái Bình

Dương của Châu Á. Các đảo chính chạy từ Bắc tới Nam bao
gồm Hokkaidō, Honshū (đảo chính), Shikoku và Kyūshū. Quần đảo Ryukyu, bao
gồm Okinawa, là một chuỗi các hòn đảo phía nam Kyūshū. Cùng với nhau, nó thường
được biết đến với tên gọi "Quần đảo Nhật Bản".
Sinh viên; Vũ Thị Thùy Linh Lớp QKT53-
DH3
16
Bài tập lớn Kinh tế vĩ mô Giáo viên: Trương Thị Như Hà
Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi, loại hình địa lý không hợp cho nông
nghiệp, công nghiệp và cư trú. Có điều này là do độ cao dốc so với mặt nước biển, khí
hậu và hiểm họa lở đất gây ra bởi những cơn động đất, đất mềm và mưa nặng. Điều này
đã dẫn đến một nền mật độ dân số rất cao tại các vùng có thể sinh sống được, chủ yếu
nằm ở các vùng eo biển. Nhật Bản là quốc gia có mật độ dân số lớn thứ 30 trên thế giới.
Vị trí nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nằm ở điểm nối của ba vùng kiến tạo
địa chất đã khiến Nhật Bản thường xuyên phải chịu các dư trấn động đất nhẹ cũng như
các hoạt động của núi lửa. Các cơn động đất có sức tàn phá, thường dẫn đến sóng thần,
diễn ra vài lần trong một thế kỷ. Những cơn động đất lớn gần đây nhất là động đất
Chūetsu năm 2004 và đại động đất Hanshin năm 1995. Vì các hoạt động núi lửa diễn ra
thường xuyên nên quốc gia này có vô số suối nước nóng và các suối này đã và đang
được phát triển thành các khu nghỉ dưỡng.
Khí hậu Nhật Bản phần lớn là ôn hòa, nhưng biến đổi từ Bắc vào Nam. Đặc điểm
địa lý Nhật Bản có thể phân chia thành 6 vùng khí hậu chủ yếu:
- Hokkaidō: vùng cực bắc có khí hậu ôn hòa với mùa đông dài và lạnh, mùa hè mát mẻ.
Lượng mưa không dày đặc, nhưng các đảo thường xuyên bị ngập bởi những đống
tuyết lớn vào mùa đông.
- Biển Nhật Bản: trên bờ biển phía tây đảo Honshū', gió Tây Bắc vào thời điểm mùa
đông mang theo tuyết nặng. Vào mùa hè, vùng này mát mẻ hơn vùng Thái Bình Dương
dù đôi khi cũng trải qua những đợt thời tiết rất nóng bức do hiện tượng gió Phơn.
- Cao nguyên trung tâm: Một kiểu khí hậu đất liền điển hình, với sự khác biệt lớn về khí
hậu giữa mùa hè và mùa đông, giữa ngày và đêm. Lượng mưa nhẹ.

- Biển nội địa Seto: Các ngọn núi của vùng Chūgoku và Shikoku chắn cho vùng khỏi
các cơn gió mùa, mang đến khí hậu dịu mát cả năm.
- Biển Thái Bình Dương: Bờ biển phía đông có mùa đông lạnh với ít tuyết, mùa hè thì
nóng và ẩm ướt do gió mùa Tây Nam.
- Quần đảo Tây Nam: Quần đảo Ryukyu có khí hậu cận nhiệt đới, với mùa đông ấm và
mùa hè nóng. Lượng mưa nặng, đặc biệt là vào mùa mưa. Bão ở mức bình thường.
Nhiệt độ nóng nhất đo được ở Nhật Bản là 40,9 °C - đo được vào 16 tháng 8 năm 2007.
Mùa mưa chính bắt đầu từ đầu tháng 5 tại Okinawa; trên phần lớn đảo Honshū, mùa
mưa bắt đầu từ trước giữa tháng 6 và kéo dài 6 tuần. Vào cuối hè và đầu thu, các cơn
bão thường mang theo mưa nặng.
Nhật Bản là quê hương của chín loại sinh thái rừng, phản ánh khí hậu và địa lý của
các hòn đảo. Nó trải dài từ những rừng mưa nhiệt đới trên quần đảo
Ryukyu và Bonin tới các rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rụng trên các vùng khí hậu ôn
hòa của các đảo chính, tới rừng ôn đới lá kim vào mùa đông lạnh trên các phần phía bắc
các đảo.
● Tài nguyên thiên nhiên
Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản như quặng sắt, đồng
đỏ, kẽm, chì và bạc, và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ và than đều
phải nhập khẩu. Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nông dân gặp rất nhiều khó
Sinh viên; Vũ Thị Thùy Linh Lớp QKT53-
DH3
17
Bài tập lớn Kinh tế vĩ mô Giáo viên: Trương Thị Như Hà
khăn, và vì quốc gia này chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo, nên khoảng
một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Nhật Bản có chín vùng sinh thái rừng để phản ánh rõ khí hậu và địa lý của cả
đảo.Chúng bao gồm từ rừng ẩm lá rộng cận nhiệt ở Ryūkyū và quần đảo Ogasawara đến
các khu rừng hỗn hợp lá rộng ôn đới trong nền khí hậu nhẹ của các đảo chính, và đến
với các rừng lá kim ôn đới ở những phần lãnh thổ lạnh lẽo thuộc những hòn đảo miền
bắc.


Nhật Bản có hơn 90.000 loài động vật hoang dã, trong đó có gấu nâu, khỉ Nhật
Bản, lửng chó Nhật Bản và kỳ giông khổng lồ Nhật Bản. Nước này đã thành lập một
mạng lưới lớn các vườn quốc gia nhằm bảo vệ các quần động vật và thực vật quan trọng
cũng như 37 vùng đất ngập nước ngập Ramsar. Bốn địa điểm đã được UNESCO công
nhận là di sản thế giới vì có giá trị nổi bật về mặt thiên nhiên.
● Dân số
Đến tháng 7, 2010, dân số Nhật Bản hiện nay lên tới gần 127 triệu người, xếp
hàng thứ 10 trên thế giới, phần lớn là đồng nhất về ngôn ngữ và văn hóa ngoại trừ thiểu
số những công nhân nước ngoài, Zainichi Hàn Quốc, Zainichi Trung Quốc, người
Philippines, người Nhật gốc Brasil. Tộc người chủ yếu là người Yamato cùng với các
nhóm dân tộc thiểu số như Ainu hay Ryūkyū.
Dân cư Nhật Bản phân bố không đồng đều trong cả nước. Dân cư tập trung đông
nhất ở Vành đai Thái Bình Dương. Có một số lý do giải thích tại sao mật độ dân cư ở
Nhật Bản lại quá chênh lệch như vậy. Chỉ có 15% đất đai phù hợp cho việc xây dựng, vì
vậy các khu dân cư chỉ giới hạn trong những khu vực tương đối nhỏ hẹp. Đất nông
nghiệp cũng thiếu, do đó việc canh tác tập trung ở một vài đồng bằng ven biển. Ngoài
ra, khí hậu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phân bố dân cư, vì miền Đông và
miền Nam ấm áp và thích hợp cho việc định cư. Các miền này còn tiện lợi cho quan hệ
thương mại với các nước khác trong vùng Thái Bình Dương và vì vậy cũng là các
vùng công nghiệp nổi tiếng.
Xét về mặt xã hội, có xu hướng cha mẹ già ở lại nông thôn, còn con cái sau khi
tốt nghiệp trung học, liền bỏ ra thành thị làm công nhân. Sự kiện này chia rẽ nơi cư trú
của cha mẹ và con cái, và làm tan rã hạt nhân gia đình truyền thống. Dân cư ở nông
thôn của Nhật ngày càng trở thành già nua, đồng thời kiêm thêm nghề khác. Trong khi
đó ở thành thị, do nếp sống công nghiệp hóa cao độ, kết cấu gia đình ngày càng trở nên
lỏng lẻo, quan hệ giữa các thành viên gia đình trở nên nhạt nhòa. Dân cư thành thị Nhật
bị ví là "động vật kinh tế", chỉ những con người hy sinh mọi niềm vui thú để chạy đua
kiếm tiền đến mức gần như điên cuồng. Xã hội Nhật ngày càng có sự phân hóa sâu sắc
về tuổi tác, văn hóa giữa thành thị và nông thôn.

Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ dân số cao nhất thế giới, trung
bình là 81,25 tuổi cho năm 2006. Tuy nhiên, dân số nước này đang lão hóa do hậu quả
của sự bùng nổ dân số sau Thế chiến thứ hai. Năm 2004, 19,5% dân số Nhật trên 65
tuổi.
Thay đổi dân số đã tạo ra các vấn đề xã hội, đặc biệt là sự suy giảm lực lượng
lao động đồng thời gia tăng chi phí cho phúc lợi xã hội như vấn đề lương hưu. Do các
vấn đề kinh tế và xã hội, nhiều người trẻ Nhật Bản hiện có xu hướng không kết hôn
Sinh viên; Vũ Thị Thùy Linh Lớp QKT53-
DH3
18
Bài tập lớn Kinh tế vĩ mô Giáo viên: Trương Thị Như Hà
hoặc sinh con khi trưởng thành, khiến tỉ suất sinh đẻ đang giảm mạnh. Dân số nước
Nhật Bản dự tính sẽ giảm xuống còn 100 triệu người vào năm 2050 và 64 triệu người
vào năm 2100. Chính quyền và các nhà hoạch định dân số đang đau đầu để giải quyết
vấn đề này.
Khoảng 84% đến 96% dân số Nhật theo cả đạo Thần đạo và Phật giáo Đại
thừa. Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo từ Trung Quốc cũng có ảnh hưởng đến niềm tin
và tín ngưỡng của người Nhật. Có 1 triệu người Nhật theo Đạo Cơ Đốc. Thêm vào đó,
từ giữa thế kỷ 19, rất nhiều đạo giáo đã xuất hiện ở Nhật Bản
như Shinshūkyō và Tenrikyo; các tôn giáo này chiếm khoảng 3% dân số Nhật Bản.
99% dân số nói tiếng Nhật. Đây là loại ngôn ngữ kết dính được phân biệt bởi một hệ
thống các từ ngữ lễ giáo phản ánh xã hội tôn ti và trọng đạo đức của Nhật Bản, với các
dạng động từ và từ vựng biểu hiện tính cách của người nói và người nghe. Tiếng Nhật
đã vay mượn một lượng lớn từ vựng trong tiếng Hán và cả tiếng Anh (từ sau Thế chiến
thứ hai). Hệ thống chữ viết sử dụng chữ Hán và hai loại chữ kana (bảng âm tiết dựa trên
chữ tiếng Hán, giống như ký tự Latinh) và chữ số Ả Rập. Tiếng Ryūkyūan, một phần
của hệ ngôn ngữ Nhật, được nói phần lớn ở Okinawa, chỉ có số ít người học ngôn ngữ
này. Tiếng Ainu chỉ được sử dụng bởi một số ít người già bản địa còn sống tại
Hokkaidō. Phần lớn các trường công và tư ở Nhật đều buộc học sinh phải học cả tiếng
Nhật và tiếng Anh.

Nhập cư và gia tăng khuyến khích sinh đẻ đang được xem là giải pháp để cung
cấp lực lượng lao động cho sự lão hóa của dân số nhằm duy trì sự phát triển của nền
kinh tế khổng lồ lớn thứ hai trên thế giới.
* Thể chế chính trị hiện tại
Nhật Bản là một trong các nước theo hệ thống quân chủ lập hiến, trong đó Thủ
tướng là người nắm quyền cao nhất về các phương diện quản lý quốc gia và chịu sự
giám sát của hai viện quốc hội cùng tòa Hiến pháp có thẩm quyền ngăn chặn các quyết
định vi hiến của chính phủ. Được xây dựng dựa trên hình mẫu của Vương quốc Liên
hiệp Anh và Bắc Ireland và một số nước phương Tây khác sau này. Thiên hoàng về
danh nghĩa là tối cao nhưng chỉ là tượng trưng, không được tham gia vào chính trị.
Chính trị là việc của các nghị viên được bầu ra ở các địa phương, thủ tướng lại do các
nghị viên bầu ra. Nhật không áp dụng chế độ tổng thống được trực tiếp bầu ra như Hoa
Kỳ, mà chọn chế độ nội các nghị viện kiểu Anh quốc.
Theo hệ thống pháp luật thế giới hiện hành, Nhật Bản được xếp vào các nước có
nền dân chủ đầy đủ.
Tuy vậy do đặc trưng văn hóa và nếp nghĩ của Nhật Bản, nền dân chủ kiểu đầu
phiếu và nền tự trị địa phương đã không phát triển thành như phương Tây mà biến thành
kiểu tập quyền vào cơ quan ở trung ương. Chính quyền địa phương đã biến thành cơ
quan được chính phủ trung ương chia xẻ quyền hạn cho, nhận trợ cấp để đại lý quyền
hành chính của nhà nước trung ương. Chính quyền địa phương thực ra chỉ làm cơ quan
thầu khoán cho chính phủ. Nhật Bản xưa nay là nước mà Mạc phủ ra lệnh cho các phiên
Sinh viên; Vũ Thị Thùy Linh Lớp QKT53-
DH3
19
Bài tập lớn Kinh tế vĩ mô Giáo viên: Trương Thị Như Hà
tướng di chuyển từ đất này sang đất khác. Ở trong một nước có truyền thống tập quyền
trung ương như thế, mô hình chính trị kiểu phương Tây đã không nảy nở được.
Chủ nghĩa dân chủ kiểu đầu phiếu cũng không được như lý tưởng. Nghị viện
(Quốc hội) đã không trưởng thành được về mặt quyền hạn, mà thực chất chỉ là cơ quan
môi giới nguyện vọng điều trần tới chính phủ. Ở Mỹ, mỗi khi tổng thống hay quan chức

trung ương làm điều bất chính, thì lập tức Nghị viện mở cuộc điều trần để điều tra. Làm
chính trị là việc của Phủ lập pháp (Nghị viện), còn hành pháp (Chính phủ trung ương)
chỉ thi hành cho đúng chính sách đó thôi. Tuy nhiên, ở Nhật Bản thì tình trạng là ngược
lại.
Luật cấm độc quyền đã không hoạt động có hiệu quả. Giải thể nhóm tài phiệt
cũng chỉ loại bỏ gia đình tài phiệt ra khỏi nhóm tài phiệt mà thôi. Ủy ban giao dịch công
chính mà có chủ tịch là cựu quan liêu Bộ Kho bạc thuyên chuyển xuống, sẽ không hoạt
động hiệu quả nữa. Thậm chí, Bộ Thương nghiệp quốc tế và công nghiệp và Bộ Kho
bạc đã công nhiên chỉ đạo vi phạm luật cấm độc quyền.
* Tình hình kinh tế trong nước
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi
dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt
quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh
chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ (1955-1973) làm thế giới phải kinh ngạc.
Người ta gọi đó là "Thần kì Nhật Bản". Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại,
song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế lớn đứng thứ ba trên thế giới (chỉ
đứng sau Hoa Kỳ và Trung Quốc). Trước đây Nhật Bản luôn giành vị trí thứ hai về kinh
tế và mới chỉ bị Trung Quốc vượt qua từ đầu năm 2011., GDP trên đầu người là 36.218
USD (1989). Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới,
nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát
triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu
thế giới. Đơn vị tiền tệ là: đồng yên Nhật.
Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu
kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính
phủ, Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1 năm 2001. Dù diễn ra
chậm chạp nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo
ngược ở Nhật Bản và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ, nền kinh tế Nhật đã
phục hồi và có bước tăng trưởng năm 2003 đạt trên 3%, quý I/2004 đạt 6%.
Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, bán lẻ, giao thông, viễn thông tất cả
đều là ngành công nghiệp lớn của Nhật Bản, Nhật Bản có năng lực rất lớn về công

nghiệp, và đây là trụ sở của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới về
các sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy móc, thép, phi kim loại,
công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của
các tập đoàn đa quốc gia và nhiều mặt hàng thương mại trong lĩnh vực công nghệ và
máy móc. Xây dựng từ lâu đã trở thành một trong những nền công nghiệp lớn nhất của
Nhật Bản.
Sinh viên; Vũ Thị Thùy Linh Lớp QKT53-
DH3
20
Bài tập lớn Kinh tế vĩ mô Giáo viên: Trương Thị Như Hà
Nhật Bản là trụ sở của một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới, tập đoàn tài
chính Mitsubishi UFJ (Mitsubishi UFJ Financial Group) với số vốn ước tính lên đến
3.500 tỉ Yên (2013). Nhật Bản cũng là nơi có thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế
giới - thị trường chứng khoán Tokyo với khoảng 549.7 nghìn tỉ yên vào tháng 12/2006.
Đây cũng là trụ sở của một số công ty dịch vụ tài chính, những tập đoàn kinh doanh và
những ngân hàng lớn nhất thế giới. Ví dụ như những tập đoàn kinh doanh và công ty đa
quốc gia như Sony,Sumitomo, Mitsubishi và Toyota sở hữu hàng tỉ và hàng nghìn tỉ đô
la đang hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, nhóm các nhà đầu tư hoặc dịch vụ tài chính
như ngân hàng Sumitomo, ngân hàng Fuji, ngân hàng Mitsubishi, các định chế tài chính
của Toyota và Sony.
Giao thông ở Nhật Bản rất phát triển, vào năm 2004 ở Nhật Bản có khoảng
1.177.278 km (731.683 miles) đường bộ, 173 sân bay, 23.577 km (14.653 miles) đường
sắt. Phương tiện đường không được hoạt động chủ yếu bởi All Nippon Airways (ANA)
và Japan Airlines(JAL). Đường sắt được điều khiển bởi Japan Railways. Có rất nhiều
các chuyến bay quốc tế lớn từ nhiều thành phố và đất nước trên thế giới đến và rời Nhật
Bản.
Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung
Quốc 13.4%, Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005). Những mặt
hàng xuất khẩu chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử,
máy móc điện tử và hóa chất. Do hạn chế về tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự phát

triển của nền kinh tế, Nhật Bản phải phụ thuộc vào các quốc gia khác về phần nguyên
liệu vì vậy đất nước này nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa đa dạng. Đối tác nhập khẩu
chính của Nhật là Trung Quốc 21%, Hoa Kỳ 12.7%, A Rập Xê Út
5.5%, UAE 4.9%, Australia 4.7%, Hàn Quốc 4.7% và Indonesia 4% (số liệu 2005).
Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thực
phẩm (đặc biệt là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may và những nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp của đất nước. Nhìn chung, Đối tác buôn bán tổng thể lớn nhất của
Nhật Bản là Trung Quốc.
Từ giai đoạn 1960 đến 1980, tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản được gọi là "sự
thần kì": tốc độ phát triển kinh tế trung bình 10% giai đoạn 1960, trung bình 5% giai
đoạn 1970 và 4% giai đoạn 1980.
Dấu hiệu tăng trưởng có phần chững lại vào những năm 1990, trung bình 1.7%
chủ yếu do những tác động của việc đầu tư không hiệu quả và do dư chấn của bong
bóng bất động sản vào những năm 1980 đã làm cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh
mất một thời gian dài tái cơ cấu về nợ quá hạn, vốn tư bản và lực lượng lao động. Tháng
11/2007, nền kinh tế Nhật đã chấm dứt đà tăng trưởng kéo dài liên tục 69 tháng kể từ
chiến tranh thế giới thứ 2 và chính thức suy thoái vào năm 2008 với mức lãi suất ngân
hàng trung ương hạ đến mức 0% vào đầu năm 2009. Chương trình tư nhân hóa 10 năm
ngành bưu điện Nhật vốn không chỉ nhắm đến các hoạt động của hệ thống bưu chính
quốc gia mà còn với các cơ sở ngân hàng và bảo hiểm trực thuộc đã hoàn tất vào tháng
10/2007, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tái cấu trúc ngành này của chính
phủ. Không giống như tình hình ở các nước phương Tây, khu vực tài chính Nhật không
Sinh viên; Vũ Thị Thùy Linh Lớp QKT53-
DH3
21
Bài tập lớn Kinh tế vĩ mô Giáo viên: Trương Thị Như Hà
chịu ảnh hưởng mạnh từ cuộc Khủng hoảng cho vay thế chấp nhưng do đối mặt với sự
sụt giảm mạnh về khối lượng đầu tư cũng như nhu cầu trước các mặt hàng xuất khẩu
chủ chốt của Nhật ở nước ngoài vào cuối năm 2008, đã đẩy nước này nhanh hơn vào
vòng suy thoái. Tình trạng nợ công quá lớn (chiếm 170%GDP) và tỉ lệ dân số có tuổi

quá cao là hai vấn đề đầy thách thức với Nhật Bản về dài hạn. Hiện tại những tranh cãi
xung quanh vai trò và hiệu quả của các chính sách vực dậy nền kinh tế là mối quan tâm
lớn của người dân lẫn chính phủ nước này.
* Quan hệ thương mại với các nước khác
Từ sau Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản bước vào thời điểm bước ngoặt điều chỉnh
chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường tính độc lập, chủ động và tích cực hơn
nhằm vươn lên thành cường quốc chính trị tương xứng với sức mạnh kinh tế, phát huy
vai trò, và ảnh hưởng trên thế giới và vùng Châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó, chính
sách đối ngoại được triển khai theo 5 hướng cơ bản là:
- Giải quyết hòa bình các cuộc xung đột khu vực.
- Giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hạt nhân.
- Duy trì phát triển kinh tế thế giới.
- Hợp tác với các nước đang phát triển và các nước đang trong giai đoạn chuyển đổi
kinh tế.
- Giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Mặc dù vẫn lấy quan hệ Nhật-Mỹ làm nền tảng chính sách đối ngoại, song gần
đây Nhật Bản tăng cường chiến lược "Trở lại châu Á", phát huy vai trò người đại diện
cho châu Á trong Khối G8, lấy châu Á làm bàn đạp để từng bước đưa Nhật Bản trở
thành cường quốc về chính trị; thúc đẩy cải cách Liên Hiệp Quốc, thực hiện mục tiêu
trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua các đề
nghị, các đóng góp cụ thể trong các lĩnh vực an ninh, kinh tế và các vấn đề toàn cầu
(Nhật Bản hiện cũng là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an). Tuy nhiên còn
một số hạn chế cơ bản: nội bộ chưa thống nhất, còn nhiều tranh cãi; hạn chế về hiến
pháp và các luật lệ trong nước; bị kiềm chế bởi các cường quốc khác. Chính quyền của
thủ tướng Koizumi đã thực hiện thăm dò khả năng sửa đổi hiến pháp, cho phép Nhật có
quân đội và quyền tự vệ tập thể. Tuy nhiên điều này gây ra phản ứng mạnh từ các nước
láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhìn toàn cục, ở chừng mực nhất định, vai trò quốc tế của Nhật Bản đã được cải thiện
hơn; vị thế của Nhật Bản đã được coi trọng hơn trong một số vấn đề quốc tế và khu vực
như WTO, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC),

ARF, ASEM,UNHCR, G8, Ủy ban sông Mê Kông, ADB, PKO, Dư luận chung tỏ ý
đồng tình với việc Nhật Bản cần có vai trò to lớn hơn, đặc biệt trong những vấn đề kinh
tế và các vấn đề toàn cầu vì Nhật Bản có ưu thế về tài chính.
3. Phân tích chi tiết những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế nước
Nhật.
* Thuận lợi
Sinh viên; Vũ Thị Thùy Linh Lớp QKT53-
DH3
22
Bài tập lớn Kinh tế vĩ mô Giáo viên: Trương Thị Như Hà
+ Đất đai màu mỡ (đất do phong hóa từ tro bụi núi lửa) thuận lợi cho việc trồng trọt.
+Lượng mưa lớn, sông ngòi nhiều, ngắn, dốc, có tiềm năng thủy điện lớn và thuận lợi
cho việc tưới tiêu, sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển lưu thông, du lịch và điều
hòa khí hậu
+Bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh, thuận lợi cho việc xây dựng cảng biển, phát
triển giao thông vận tải.
+Bốn mặt giáp biển có 2 dòng hải lưu nóng - lạnh gặp nhau, tài nguyên biển đa dạng
phong phú, ngư nghiệp dễ phát triển.
+Phía Bắc có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài,lạnh và có nhiều tuyết. Phía Nam có khí
hậu cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng có mưa to => Khí hậu đa
dạng, làm cho cảnh quan thiên nhiên đa dạng, thu hút khách du lịch, làm cho hệ cây
trồng phong phú
+ Tài nguyên rừng phong phú thuận lợi phát triển lâm nghiệp.
+ Người dân cần cù, ý thức tự giác, tinh thần kỉ luật cao giúp nâng cao năng suất, cải
tiến kĩ thuật, hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường khắc nghiệt.
Dân số đông nhưng tốc độ tăng dân hiện nay chậm (0.1%) và có xu hướng giảm dần,
+ Coi trọng giáo dục giúp đào tạo 1 đội ngũ lao động có chất lượng cao là tiền đề cho
cải tiến kĩ thuật, phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, đó những ngành mũi
nhọn của kinh tế Nhật bản nhưng ít bị cạnh tranh ở các nước khác.
+ Chính sách nhà nước đúng đắn, tận dụng triệt để những đức tính quý báu của người

dân Nhật Bản.
+ Nhật Bản là 1 nước đông dân (năm 2012: 127,7 triệu người) tạo nên nguồn lao động
dồi dào, trí thức phục vụ phát triển kinh tế.
* Khó khăn
+Lãnh thổ hẹp so với dân số, phần lớn diện tích là núi và cao nguyên, đất canh tác ít.
+Nằm trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai: động đất, núi lửa, sóng
thần, bão gây thiệt hại to lớn về người và của.
+Nghèo nàn về tài nguyên đặc biệt là về khoáng sản (chỉ có than đá và đồng là có trữ
lượng tương đối còn các loại khác không có hoặc không đáng kể) , khó khăn cho phát
triển công nghiệp
+cơ cấu dân số già dẫn đến 1 số ngành nghề thiếu hụt lao động.
3. Sử dụng các công cụ chính sách cơ bản để tác động đến tình hình kinh tế nước
Nhật và dự kiến kết quả đạt được.
Nền kinh tế Nhật Bản chính thức lâm vào suy thoái năm 2008, lãi suất ngân hàng
giảm còn 0% vào đầu năm 2009. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn đang phải đối mặt với vấn
đề nợ công đạt mức kỉ lục cao nhất trên thế giới hiện nay và vấn đề ô nhiễm môi trường.
Nguyên nhân là do:
- Chính phủ Nhật Bản chi tiêu công thông qua các gói kích cầu nhằm kích thích tăng
trưởng kinh tế
Sinh viên; Vũ Thị Thùy Linh Lớp QKT53-
DH3
23
Bài tập lớn Kinh tế vĩ mô Giáo viên: Trương Thị Như Hà
- Chi tiêu cho các chi phí an sinh phúc lợi cao. Bởi Nhật Bản là một nước có tuổi thọ
cao nhất trên thế giới hiện nay.
→ Chi tiêu của Chính phủ cao
- Chính phủ Nhật Bản đã liên tiếp điều chỉnh và giảm thuế để kích thích sản xuất và
tiêu dùng → Làm thâm hụt ngân sách và gia tăng tỉ lệ nợ công.
- Lãi suất thấp (năm 2009 lãi suất 0%) → người dân không giữu tiền mặt mà đem đầu
tư → Ngân hàng thiếu tiền mặt, không có tiền cho các nhà đầu tư vay → kìm hãm tăng

trưởng kinh tế → kinh tế bị suy thoái.
- Do nền kinh tế bị suy thoái, các doanh nghiệp đứng trước nhiều vấn đề cần giải quyết
mà bỏ quên việc bảo vệ môi trường làm cho tình trạng ô nhiễm gia tăng, tài nguyên
ngày càng cạn kiệt. Tong khi đó Nhật Bản còn là một nước có nguồn tài nguyên nghèo
nàn.
Do vậy cần áp dụng Chính sách tài khóa thắt chặt, giảm chi tiêu của Chính phủ,
tăng thuế → làm cho tổng cầu giảm tác động vào giá cả và sàn lượng cũng giảm theo
đạt được mục tiêu cân bằng ngân sách, giảm bớt nợ công.
Sử dụng đồng thời Chính sách tiền tệ nới lỏng (mở rộng), tăng mức cung tiền và
giữ nguyên lãi suất cơ bản. Điều này sẽ làm cho tổng cầu tăng, tác động đến giá cả và
sản lượng tăng theo, tỉ lệ thất nghiệp giảm. Chính sách này cũng làm cho đồng yên mất
giá, giúp cho các khoản nợ công trong nước dễ trả hơn, nhưng cũng làm cho các khoản
nợ nước ngoài khó trả hơn hơn. Tuy nhiên các chủ nợ nước ngoài chỉ chiếm 5% tổng nợ
công của Nhật Bản → thuận lợi cho việc trả nợ công của Chính phủ.
Áp dụng chính sách kinh tế đối ngoại, làm cho đồng yên mất giá bằng cách giảm
nhập khẩu và tăng xuất khẩu. Khiến cho tổng cầu tăng, giá cả, sản lượng tăng, tỉ lệ thất
nghiệp giảm góp phần chống suy thoái.
Ngoài ra cần tăng độ tuổi vê hưu để giảm bớt chi phí phúc lợi xã hôi và giảm sư
thiếu hụt về lao động. Bên cạnh đó tăng cường công tác quản lí môi trường và áp dụng
các Luật và quy định về bảo vệ môi trương mà trước đây Nhật Bản đã làm như; Luật về
phòng chống ô nhiễm khí quyển, quy định về tiếng ồn, Luật phòng chống ô nhiễm nước
biển, Luật bảo vệ môi trường tự nhiên,….
Sinh viên; Vũ Thị Thùy Linh Lớp QKT53-
DH3
24
Bài tập lớn Kinh tế vĩ mô Giáo viên: Trương Thị Như Hà
Kết luận
Qua việc làm bài tập lớn giúp em có cái nhìn tổng quan hơn về môn học kinh tế vĩ
mô, nắm rõ được các vấn đề khái quát của môn hoc:
-Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô.

-Tổ chức kinh tế của một nền kinh tế hỗn hợp.
-Hệ thống kinh tế vĩ mô
-Chu kì kinh doanh và mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô chủ yếu.
Ngoài ra còn giúp em tìm hiểu rõ hơn về các chính sách kinh tế cơ bản đang được áp
dụng để giải quyết các vấn đề trong nền kinh tế. Mỗi một nền kinh tế lại được áp dụng
bằng nhiều chính sách khác nhau nhưng tựu chung lại thì đều hướng đến mục tiêu ổn
định nền kinh tế, chống suy thoái, lạm phát, giải quyết các vấn đề cấp bách của nền kinh
tế.
Đồng thời qua việc xử lí tình huống của Nhật bản, một trong những nước có nền
kinh tế phát triển dứng thứ 3 thế giới, mang lại cho em kiến thức bổ ích và những hiểu
biết cơ bản trong việc áp dụng các chính sách vào nền kinh tế để giải quyết các vấn đề.
Những gì học được không chỉ còn trên lý thuyết mà còn áp dụng vào thực tế giúp em
nắm vững được bài học, học hỏi được cách quản lí và nhiều phương pháp tiến bộ của
các nước phát triển.
Bài tập lớn này đã mang lại cho em nhiều kiến thức bổ ích và có ích trong thực tế
cuộc sống sau này. Bài tập lớn này tuy đã hoàn thành nhưng còn nhiều thiếu sót và hạn
chế mong cô giúp đỡ và chỉnh sửa để hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô!
Sinh viên; Vũ Thị Thùy Linh Lớp QKT53-
DH3
25

×