Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN THEO VIETGAP 210 4 KN 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 28 trang )


SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH THÁI NGUYÊN
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG
TẬP HUẤN
KỸ THUẬT SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN
THEO VietGAP
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2014
SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN THEO VIETGAP
Phần thứ nhất
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Các văn bản liên quan đến sản xuất chè an toàn gồm:
- Luật An toàn thực phẩm;
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Chỉ thị số 1311/CT-BNN-TT ngày 04/5/2012 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về việc đẩy mạnh ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất trồng
trọt;
- Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an
toàn;
- QCVN 01-132:2013/BNNPTNT đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều
kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế;
- Quy trình Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) đối với chè
búp tươi an toàn;
- Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT, ngày 26 tháng 9 năm 2012
- Thông tư Số: 53/2012/TT-BNNPTNT, ngày 26 tháng 10 năm 2012 Ban hành
danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, được hỗ trợ theo quyết định số
01/2012/QĐ-TTg, , ngày 09 tháng 01 năm 2012 của thủ tướng Chính phủ Về
một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
- Quyết định Số: 01/2012/QĐ-TTg, , ngày 09 tháng 01 năm 2012 của thủ tướng


Chính phủ
- Thông tư Số: 49/2013/TT-BNNPTNT, ngày 19 tháng 11 năm 2013
Hướng dẫn tiêu chí xác định vùng sản xuất trồng trọt tập trung đủ điều kiện an
toàn thực phẩm
- Nghị định Số: 178/2013/NĐ-CP, ngày 14 tháng 11 năm 2013
Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Phần thứ hai
Nội dung quy trình thực hành sản xuất Nông nghiệp tốt đối với chè búp tươi an
toàn (Viet GAP) gồm các nội dung sau:
1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất:
Tuỳ theo điều kiện cụ thể lựa chọn quy mô hợp lý cho vùng sản xuất, khu sản
xuất tập trung nên đảm bảo các điều kiện sau:
- Đồi chè có độ dốc bình quân hợp lý, nếu độ dốc qúa cao khó khăn cho việc
trồng trọt, thu hái và thực hiện biện pháp quản lý tổng hợp, dồi dào nước ngầm, mùa
mưa thoát nước nhanh, không bị úng. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm: 18-25
0
C, ở khoảng nhiệt độ này cây chè sinh trưởng khoẻ, tính chống chịu tốt, thuận lợi quản
lý cây trồng tổng hợp. Độ ẩm không khí trung bình năm trên 80%. Lượng mưa trung
bình hàng năm trên 1.200 mm.
- Nguồn nước, đất và không khí không bị nhiễm độc chất hoá học và VSV. Cần
xem xét kỹ nguồn nước sử dụng có nguy cơ bị ô nhiễm hay không, nếu có cần đưa ra
biện pháp ngăn ngừa có hiệu quả, đặc biệt là sự ô nhiễm tiềm ẩn từ những dòng chảy,
ống cống và khí thoát từ ống khói nhà máy. Xây dựng được các hồ đập giữ nguồn nước
mặt, tạo nguồn nước tưới và giữ ẩm trong mùa khô
- Trong trường hợp vùng sản xuất bị ô nhiễm bất khả kháng, thì không tiến hành
sản xuất chè.
2. Giống chè:
- Tìm hiểu để sử dụng các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao và khả
năng chống chịu tốt, nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Các giống được trồng
là giống đã được cấp quản lý có thẩm quyền cho phép phát triển. Mỗi vùng sản xuất

nên cơ cấu giống địa phương với các giống mới một cách hài hoà tuỳ theo từng vùng.
Hiện nay, các giống mới LDP1, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên để chế biến chè xanh chất
lượng cao. Người trồng chè cần ghi rõ lý lịch giống
- Mật độ trồng: Các giống chè thân bụi hoặc nửa bụi (Kim Tuyên, LDP1…)
trồng mật độ từ 1,8 – 2,8 vạn cây/ha, có thể trồng hàng kép. Xu hướng trồng là thu hẹp
hàng, giãn cây.
3. Quản lý đất
Đất trồng chè phải được quản lý và sử dụng theo hướng ngăn ngừa mọi khả
năng ô nhiễm và độ phì nhiêu của đất ngày càng tăng. Theo đó, cần chú trọng canh tác
như sau:
- Sử dụng các biện pháp chống xói mòn.
+ Phải trồng chè theo những đường đồng mức, tạo độ nghiêng ra một cách đáng
kể
+ Cần đào những cái rãnh phù sa (toàn bộ hoặc cục bộ) ở bất cứ độ dốc nào để
cản nước chảy và giữ nước. Thiết kế và đào những rãnh phù sa phải được để ý và suy
xét tới sự an toàn trong quá trình chăm sóc và thu hái;
+ Ở tất cả các vị trí mà xói mòn đất cục bộ xảy ra khốc liệt, cần phải thực hiện
sự ngăn cản bằng tất các biện pháp hữu hiệu nhất (trồng cỏ, đào rãnh ngăn, trồng cây to
chắn phía trên, v.v);
+ Xây dựng những con mương thoát nước, những con mương này cần cắt ngang
dòng chảy, chặn các dòng chảy, làm lưu lượng nước chảy chậm kết quả là làm giảm sự
xói mòn. Nên trồng loại cỏ thích hợp dọc theo những con mương để cản nước và xói
mòn đất trước khi nước chảy vào mương;
+ Trước khi trồng chè cây che phủ đất được gieo trồng càng sớm càng tốt ngay
sau khi làm đất tối thiểu. Lựa chọn các cây trồng che phủ thích hợp, cây họ đậu, cây cỏ
có thể dùng làm thức ăn gia súc, cốt khí, chàm lá nhọn,…
+ Chè mới trồng cần được trồng xen cây họ đậu và tủ gốc bằng rơm rạ, hoặc cỏ
khô
+ Không chăn thả gia súc, gia cầm trong vườn chè, không bón vào đất các loại
phân có nguy cơ ô nhiễm như: Phân chuồng tươi, nước thải trực tiếp của người và động

vật, nước thải sinh hoạt và nhà máy.
- Có biện pháp cải tạo đất.
Nguồn vật chất hữu cơ cho đất chè:
Giữ lại cành lá chè đốn (nương chè năng suất 10 tấn/ha có thể cho lượng cành
lá đốn 10 tấn/ha), không nên dùng cành lá chè đốn làm củi đun nấu;
Trồng cây che bóng để bổ sung nguồn lá rụng và cắt tỉa hàng năm của cây che
bóng (chàm lá nhọn, muồng Cassia - muồng đen,…);
Tủ gốc bằng tế guột, rơm rạ, trồng cỏ Ghi nê,… lượng tủ 20 tấn/ha, 3-5 năm tủ
1 lần;
Bón phân ủ với lượng 1tấn/sào 3 năm bón 1 lần, phân hữu cơ vi sinh
4. Phân bón chất phụ gia:
Bón phân cho chè kinh doanh
Ở thời kỳ kinh doanh để xác định lượng phân bón cho chè cần phải căn cứ vào;
* Từng loại đất (đất có tầng canh tác dầy, đất dốc,…)
* Khí hậu và thời tiết
* Màu sắc của lá chè
* Năng suất chè búp tươi thu được trên một đơn vị diện tích (kg chè búp tươi/sào hay
ha). Nghĩa là các nương chè có năng suất khác nhau thì lượng phân bón cũng khác nhau nhưng
phải tuân theo nguyên tắc bón sâu, bón cân đối giữa các loại phân hữu cơ, phân đạm, lân và
kaly.
Tỷ lệ N:P:K tương ứng là (2-3):1:1, mức bón phổ biến là 30 kg N/tấn búp tươi,
năng suất càng cao yêu cầu bón tỷ lệ đạm càng cao. Lượng phân cần thiết khuyến cáo bón cho
1 tấn chè búp tươi là:
Đạm uê: 65 kg
Lân super; 63 kg
Ka ly: 17 kg
Phân đạm một năm bón từ 3-4 lần. Kaly bón 2-3 lần, lân bón một lần, chú trọng đầu vụ
để đảm bảo sản lượng chè và dành một phần vào cuối vụ giúp cây qua đông.
Thời gian bón: Phân đạm ure bóm vào tháng 2,4,6 và tháng 8.
Phân ka ly: Tháng 2,4

Phân lân: Tháng 2
Tất cả các loại hình kinh doanh đều áp dụng phương pháp 3 năm bón một
lần phân hữu cơ 1 tấn + 100 kg lân/sào, trộn đều bón rạch sâu 15-20 cm.
- Không nên sử dụng tro (sản phẩm sau khi đốt) của bất kỳ loại cây nào để bón
cho chè (bởi vì tro là chất kiềm).
- Luôn chú ý tăng cường sử dụng chất hữu cơ, phân xanh, phân vi sinh và giảm
nhu cầu sử dụng phân vô cơ.
- Không bón phân khoáng trong các tháng mùa khô và lúc trời mưa to, tránh bón
phân trong vùng cách dòng sông hoặc mương nước 3-4m.
- Hạn chế đến mức tối đa mất mát dinh dưỡng do cỏ dại và các cây trồng xung
quanh đồi chè
- Chỉ được phép sử dụng phân bón có trong danh mục phân bón được khuyến
cáo của cán bộ kỹ thuật
- Phân hữu cơ phải được xử lý đúng quy định trước khi sử dụng
- Đảm bảo ghi chép đầy đủ mọi hoạt động liên quan đến việc bón phân (Loại
phân, ngày bón, thành phần phân bón, lượng bón, nơi bón, phương pháp bón, ngừơi
bón)
- Dụng cụ bón phân phải được kiểm tra đảm bảo an toàn, sạch sẽ
- Lưu kho phải đảm bảo vệ sinh, bảo vệ môi trường, tránh ô nhiễm nguồn nước
Lượng phân bón và cách bón cho chè kinh doanh
Năng suất búp
tươi (tạ/ha/năm)
Loại
phân
Lượng
phân
(kg/sào)
Số lần
bón
Thời gian

(tháng)
Cách bón
Dưới 60 tạ (dưới
220 kg/sào)
- Đạm
- Lân
- Kaly
8-10
10-15
4-5
3-4
1
2
2, 4, 6, 8
2
2, 4
Bón sâu 6-8 cm,
cách gốc 25-30 cm
Từ 60 đến dưới 80
tạ (220 kg đến
dưới 300 kg/sào)
- Đạm
- Lân
- Kaly
10-15
15-20
5-8
3-4
1
2

2, 4, 6, 8
2
2, 4
Bón sâu 6-8 cm,
cách gốc 25-30 cm
Từ 80 đến dưới
120 tạ (300 kg
đến dưới 450
kg/sào)
- Đạm
- Lân
- Kaly
15-25
20-25
8-12
3-4
1
2
2, 4, 6, 8
2
2, 4
Bón sâu 6-8 cm,
cách gốc 25-30 cm
Trên 120 tạ (trên
300 kg/sào)
- Đạm
- Lân
- Kaly
25-50
25-35

12-17
3-4
1
2
2, 4, 6, 8
2
2, 4
Bón sâu 6-8 cm,
cách gốc 25-30 cm
5. Nước tưới:
- Chỉ sử dụng nguồn nước tưới đã được xác định không bị ô nhiễm hoá chất và
VSV. Không sử dụng nước từ những vùng sản xuất công nghiệp, nước thải nhà máy vì
nó có thể đem lại các chất độc hại hoặc gây ô nhiễm;
- Sử dụng tưới nước bằng các phương pháp tưới tiết kiệm, tránh lãng phí;
- Chỉ nên áp dụng tưới ở những nơi mà ở đó có nguồn nước dư thừa, đầu tư
cho tưới thấp và sản xuất chè có hiệu quả cao;
- Cần phải có nhà máy xử lý nước, không để nước thải trực tiếp của các nhà máy
chảy vào các dòng sông hay kênh suối; cần cung cấp thiết bị tốt nhất cho việc thực hiện
xử lý nước cung cấp cho cộng đồng;
- Luôn chú trọng xây dựng và bảo trì các đập nước và hệ thống dẫn nước;
- Xây dựng nhà với kiểu mái lợp thích hợp để có thể thu giữ nước mưa vào
trong các thùng chứa để phục dự trữ nước;
- Có ghi chép đầy đủ về hoạt động tưới (ngày tưới, lượng, nơi tưới, phương
pháp tưới)
6. Bảo vệ thực vật và sử dụng hoá chất:
Quản lý dịch hại (IPM) là chìa khoá để duy trì sự điều khiển dịch hại, mục đích
là áp dụng các biện pháp canh tác, biện pháp sinh học, biện pháp cơ giới, biện pháp
hoá học hoặc những kỹ thuật khác phòng trừ dịch hại để giảm tới mức thấp nhất sử
dụng hoá chất diệt côn trùng. IPM là xem xét cẩn thận tất cả các phương pháp có sẵn
và kế tiếp để điều khiển dịch hại và đặc biệt chú trọng sử dụng biện pháp sinh học, duy

trì cân bằng tự nhiên, điều này ngăn chặn sự phát triển số lượng sâu bệnh không gây
thành dịch hại (không bùng phát dịch). Tất nhiên chúng ta cũng có thể sử dụng hoá
chất diệt côn trùng và những sự can thiệp khác khi mật độ sâu bệnh hại tới ngưỡng
kinh tế. IPM sẽ giảm tối thiểu ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và môi trường.

Bọ cánh tơ hại chè Thuốc BVTV cho chè
Hiểu biết về sâu bệnh hại:
Ở mỗi vùng chè, người trồng chè cần phải nắm chắc điều kiện đất đai, khí hậu
của địa phương, bệnh nào thường xuyên phát sinh (vùng cao thường hay xuất hiện
bệnh phồng lá chè, vùng Trung du, vùng chè thấp thường hay xuất hiện bệnh đốm nâu,
bệnh tóc đen, v.v). Trong mọi trường hợp, đối với bệnh hại chè cần khuyến cáo người
dân sử dụng biện pháp canh tác (trồng trọt), hạn chế thấp nhất sử dụng thuốc hoá học.
Việc áp dụng các chất hóa học sẽ giết chết thiên địch tự nhiên của sâu hại chè
(chủ yếu là các loại nhện ăn mồi) và từ đó dịch hại phát triển. Do đó thuốc hoá học
thường chỉ sử dụng trong trường hợp không thể tránh (dịch hại bùng phát). Quản lý
dịch hại theo IPM bao gồm:
- Không sử dụng thuốc hoá học để phun phòng sâu bệnh;
- Phòng trừ bằng những biện pháp canh tác (trồng trọt) thông thường, như trồng
giống khoẻ, chăm sóc tốt và duy trì việc trồng cây che bóng, cây trồng xen, duy trì che
phủ đất;
- Mở rộng việc tìm hiểu về diễn biến của các đối tượng gây hại chính, tìm hiểu
về sự phát triển của thiên địch;
- Thiết lập các ngưỡng gây hại của các tác nhân gây hại chính (rầy xanh, nhện
đỏ, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi), dựa vào mức thiệt hại kinh tế (Rầy xanh 3-5 con rầy
non/khay, Bọ cánh tơ 4 con/lá, Nhện đỏ 3 con/lá, Bọ xít muỗi bắt đầu thấy lác đác
chòm lá có vết kim châm màu đen …);

Rầy xanh hại chè Bọ xít muỗi
- Trong trường hợp sử dụng thuốc hoá học trừ dịch hại là cần thiết, thì tính chọn
lọc của thuốc là quan trọng để giảm bớt sự mất cân bằng sinh thái, an toàn sản phẩm và

đảm bảo sự an toàn cho người lao động;
- Sử dụng thuốc trừ dịch hại (Thuốc BVTV):
+ Người sử dụng thuốc phải được được huấn luyện (đào tạo) về các nguyên tắc
sử dụng thuốc BVTV (phun đúng thuốc, phun đúng lúc, đúng nồng độ, đúng liều
lượng, phun đúng địa điểm, chỗ nào chưa cần phun thì không được phun) và những
thiết bị phun, quần áo bảo hộ lao động, v.v.
+ Thuốc BVTV khi sử dụng cần phải được kiểm tra, giám sát chặt chẽ đúng với
danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trên chè của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê
duyệt, được cán bộ chuyên môn tư vấn.
+ Thuốc BVTV cần phải được chọn lọc cao dựa trên mức độ ảnh hưởng của nó
tới hệ sinh thái, mức độ an toàn của sản phẩm, giảm sự nguy hiểm tới người lao động
và môi trường.
+ Việc quyết định mua thuốc hoá học cần phải nắm được đặc điểm của thuốc
(những thuốc có giá thấp, có thể chứa đựng chất độc cao) và số lượng mua không nên
vượt quá số lượng cần, cố gắng sử dụng được hết trước hạn sử dụng của nó.
+ Thuốc BVTV cần được cất giữ cẩn thận, an toàn và đúng phương thức, bao
gói thuốc phải có hướng dẫn thật cụ thể, đưa ra những trường hợp cấm được sử dụng
và cách xử lý trong những trường hợp có sự cố xẩy ra, định nghĩa rõ ràng và có hiệu
lực đối với từng loại thuốc.
+ Dụng cụ bơm thuốc cần được sắp đặt và bảo quản cẩn thận tránh gây ô nhiễm.
+ Những dụng cụ cá nhân phải được rửa sạch sẽ sau khi sử dụng thuốc BVTV,
tất cả quần áo và thiết bị sử dụng phải được rửa sạch ở một vị trí phù hợp.
+ Phải có thói quen kiểm tra sức khoẻ cho người lao động và phải có biện pháp
sơ cứu tại chỗ khi người lao động bị thuốc xâm nhập.
Một chương trình IPM phải đạt được yêu cầu:
Đảm bảo cho sản phẩm chè vừa an toàn, vừa chất lượng, bảo vệ được thiên địch,
bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sức khoẻ con người. Muốn vậy, một chương
trình IPM phải được triển khai một cách nghiêm túc, trong đó các biện pháp: Đốn đúng
thời vụ; hái đúng kỹ thuật; bón phân hợp lý (sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, phân
hữu cơ sinh học, phân có nguồn gốc hữu cơ kết hợp với tủ gốc và tưới nước để cây chè

sinh trưởng khoẻ, có khả năng chống chịu tốt); điều tra định kỳ để sớm xác định được
đối tượng sâu hại, thời điểm trừ sâu có hiệu quả và điều quan trọng hơn là khi mật độ
sâu chưa đến mức phun thuốc thì không sử dụng thuốc hoá học; chỉ dùng thuốc khi số
lượng sâu hại vượt quá ngưỡng phòng trừ, khi mật độ sâu hại chưa đến mức bùng phát
dịch chỉ nên dùng thuốc có nguồn gốc thảo mộc (hiện nay có một số thuốc thảo mộc
mới trừ sâu rất có hiệu quả như SH01, Sukupi, ). Khi bùng phát dịch hại cần phun
thuốc hoá học trong danh mục cho phép trên cây chè của Bộ Nông nghiệp & PTNT
(Nhện đỏ nên dùng Comite; Rầy xanh dùng Actara, Acelant,…; Cánh tơ dùng
Agbamex, Confido, ). Nên sử dụng máy động cơ phun dung dịch thuốc hoá học
(600lít – 1000lít/ha) với chè sản xuất kinh doanh. Bảo đảm thời gian cách ly sau phun
thuốc tối thiểu là 10 ngày, một năm phun thuốc hoá học không quá 6 lần. Các doanh
nghiệp chè nên thành lập tổ phòng trừ sâu bệnh riêng, các hộ nông dân cần tuyệt đối
tuân theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
Tại Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, nguyên liệu
chè được sản xuất theo qui trình trên dư lượng thuốc BVTV trên sản phẩm đều thấp so
với tiêu chuẩn qui định của Bộ Y tế, năng suất và chất lượng chè tăng, thiên địch trên
vườn chè phát triển, nâng cao được độ phì đất, cải thiện môi trường sinh thái.
Phòng trừ cỏ dại:
- Đặc biệt chú trọng biện pháp tủ gốc hoặc trồng cây phủ đất để khống chế cỏ
dại;
- Chấp nhận chi phí cao để có được các thiết bị làm cỏ bằng máy móc;
- Việc nhổ cỏ bằng tay được quản lý giới thiệu một cách thích hợp để cố gắng
không sử dụng thuốc hoá học diệt cỏ;
- Trong trường hợp không thể tránh được dùng thuốc diệt cỏ thì cần lưu ý: Sử
dụng thuốc diệt cỏ phải đảm bảo an toàn về sinh thái học, sức khoẻ con người và môi
trường.
Để phòng trừ cỏ dại đạt hiệu quả và giảm bớt sự nguy hiểm do phát sinh tính
kháng thuốc diệt cỏ, thì một chương trình thay đổi thành phần của thuốc một cách tích
cực phải thường xuyên được đưa ra giới thiệu.
Các loại thuốc diệt cỏ sử dụng cần phải giảm đến mức tối thiểu chất hoá học giải

phóng ra và tồn đọng trong đất.
7. Thu hoạch và sử lý sau thu hoạch:
Áp dụng kỹ thuật hái theo khống chế chiều cao vết hái của vụ chè xuân 10 cm,
có nghĩa là vụ chè hái đầu tiên trong năm chỉ hái những búp có chiều cao trên 10 cm
tính từ vết đốn, những lần hái sau phẩm cấp theo yêu cầu chế biến các sản phẩm chè.
Khi thu hái chè (bằng tay hoặc máy) nên đựng trong các giỏ hoặc sọt chắc, nhẹ,
không có mùi lạ.
- Chè bỏ vào sọt không được lèn chặt, tránh làm dập nát chè;
- Chè tươi sau khi thu hái phải được đưa ngay về nơi chế biến (chậm nhất không
quá 8h);
- Chè đưa về xưởng phải được xác định hàm lượng nước và phân thành các loại
A, B, C, D. Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1053-86 để dễ bảo quản;
- Ngoài phương pháp đánh giá chất lượng nguyên liệu chè theo hàm lượng bánh
tẻ (phẩm cấp A, B, C, D) hiện nay nên bổ sung vào phương pháp đánh giá chất lượng
nguyên liệu theo số lá non trên búp chè cụ thể như sau:
Nguyên liệu loại đặc biệt: Chỉ có 1 tôm
Nguyên liệu loại 1: Gồm 1 tôm 1 lá non
Nguyên liệu loại 2: Gồm 1 tôm 2 lá non
Nguyên liệu loại 3: Gồm 1 tôm 3 lá non.và búp mù
Với phương pháp này sẽ giải quyết được 2 vấn đề lớn như sau:
Thứ nhất: Ngày nay mặt hàng chè rất đa dạng khi thị trường yêu cầu chế biến
loại sản phẩm nào (cao cấp, cấp thấp, ) thì nơi thu mua nguyên liệu để chế biến dễ
dàng đưa yêu cầu của mình đề người nông dân hái theo đúng phẩm cấp nguyên liệu.
Thứ hai: Nông dân rất dễ nhận ra tiêu chuẩn mà người mua đặt ra có thể hái
theo đúng được yêu cầu bởi tôm và lá rất cụ thể và xác định được ngay.
Chè bảo quản tại chỗ để chờ chế biến cần được rũ tơi, rải đều trên nền sạch,
nhẵn, chiều dày rải chè không quá 20cm, cách tường 20cm.
- Cố gắng rải riêng từng loại chè A, B và C, D giữa có khoảng trống làm lối đi
lại, tránh dẫm đạp lên chè;
- Phòng bảo quản phải thoáng, mát, không bị mưa nắng hắt vào;

- Sau 2 - 3h bảo quản dùng sào tre hoặc dùng tay rũ nguyên liệu một lần, không
dùng cào sắt để tránh làm dập nát chè;
- Chè vào dây chuyền sản xuất phải cân đối, nhịp nhàng không để ùn đống ở đầu
dây chuyền;
- Nguyên liệu chè phải được chế biến với Qui trình công nghệ và thiết bị đạt
trình độ tiên tiến và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
* Qui trình chi tiết sản xuất nguyên liệu chè an toàn (những nội dung không đề cập áp
dụng theo Qui trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch chè, 10TCN 446-2001)
8. Quản lý và sử lý chất thải:
- Cần có qui hoạch thật cụ thể địa điểm sử lý chất thải trong vùng chè, đảm bảo
an toàn cho con người và môi trường.
- Toàn bộ bao gói phân bón, thuốc BVTV và các sản phẩm khác sau khi sử dụng
cho chè phải được thu gom lại, không được vất bừa bãi trên nương chè. Các sản phảm
thu gom nên phân làm 2 loại, loại tái sinh được đưa về nơi chứa để có thể tiếp tục tái
chế, loại không tái sinh được cần phải được chôn vùi hoặc tiêu huỷ.
9. Người lao động
9.1. An toàn lao động:
- Những người mắc bệnh dễ lây như cảm cúm, sốt siêu vi trùng, tả, thương
hàn… các loại bệnh da liễu, vết thương, mụn nhọt có khả năng gây nhiễm bẩn
cho chè, phải nghỉ việc để điều trị tới khi khỏi hẳn mới được tiếp tục làm việc.
- Người được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hoá chất phải có kiến thức và kỹ
năng về hóa chất và phải có kỹ năng ghi chép.
- Tổ chức và cá nhân phải cung cấp trang thiết bị và áp dụng các biện pháp sơ
cứu hộ cần thiết và đưa đến bệnh viện gần nhất để điều trị khi người lao động bị
nhiễm hóa chất.
- Phải có tài liệu hướng dẫn các bước sơ cứu và dán tại kho chứa hoá chất.
- Người lao động được giao nhiệm vụ xử lý và sử dụng hoá chất hoặc tiếp cận
các vùng mới phun thuốc phải được trang bị quần áo bảo hộ và thiết bị phun
thuốc.
- Quần áo bảo hộ lao động phải được giặt sạch và không được để chung với

thuốc bảo vệ thực vật.
9.2. Điều kiện làm việc:
- Nhà làm việc thoáng mát, mật độ người làm việc hợp lý. Điều kiện làm việc
phải đảm bảo và phù hợp với sức khỏe người lao động. Người lao động phải
được cung cấp quần áo bảo hộ. Các phương tiện, trang thiết bị, công cụ (các thiết
bị điện và cơ khí) phải thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng nhằm tránh rủi ro
gây tai nạn cho người sử dụng. Phải có quy trình thao tác an toàn nhằm hạn chế
tối đa rủi ro do di chuyển hoặc nâng vác các vật nặng.
9.3. Phúc lợi xã hội của người lao động: Tuổi lao động phải phù hợp với các
quy định của pháp luật Việt Nam. Khu nhà ở cho người lao động phải phù hợp
với điều kiện sinh hoạt và có những thiết bị, dịch vụ cơ bản. Lương, thù lao cho
người lao động phải hợp lý, phù hợp với pháp luật về lao động Việt Nam.
9.4. Đào tạo:
- Trước khi làm việc, người lao động phải được thông báo về những nguy cơ liên
quan đến sức khoẻ và điều kiện an toàn. Người lao động phải được tập huấn
công việc trong các lĩnh vực dưới đây:
Phương pháp sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ.
Các hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động.
Sử dụng an toàn các hoá chất, vệ sinh cá nhân.
10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
- Tổ chức và cá nhân sản xuất chè theo GAP phải ghi chép đầy đủ nhật ký sản
xuất, nhật ký về BVTV, phân bón, bán sản phẩm, v.v.
- Tổ chức và cá nhân sản xuất theo GAP phải tự kiểm tra hoặc thuê kiểm tra viên
kiểm tra nội bộ xem việc thực hiện sản xuất, ghi chép và lưu trữ hồ sơ đã đạt yêu
cầu chưa. Nếu chưa thì phải có biện pháp khắc phục và phải được lưu trong hồ
sơ.
Hồ sơ phải được thiết lập cho từng chi tiết trong các khâu thực hành GAP và
được lưu giữ tại cơ sở sản xuất.
- Hồ sơ phải được lưu trữ ít nhất hai năm hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của khách
hàng hoặc cơ quan quản lý.

- Sản phẩm sản xuất theo GAP phải được ghi rõ vị trí và mã số của lô sản xuất.
Vị trí và mã số của lô sản xuất phải được lập hồ sơ và lưu trữ.
- Bao bì, túi đựng sản phẩm cần có nhãn mác để giúp việc truy nguyên nguồn
gốc được dễ dàng.
- Mỗi khi xuất hàng, phải ghi chép rõ thời gian cung cấp, nơi nhận và lưu giữ hồ
sơ cho từng lô sản phẩm.
- Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm, phải cách ly lô
sản phẩm đó và ngừng phân phối. Nếu đã phân phối, phải thông báo ngay tới
người sản xuất, chế biến hoặc kinh doanh
- Điều tra nguyên nhân ô nhiễm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm,
đồng thời có hồ sơ ghi lại nguy cơ và giải pháp xử lý.
11. Kiểm tra nội bộ
- Tổ chức và cá nhân sản xuất chè phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm
một lần.
- Việc kiểm tra phải được thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá. Sau khi kiểm
tra xong, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc kiểm tra viên có nhiệm vụ ký vào bảng
kiểm tra đánh giá. Bảng tự kiểm tra đánh giá và bảng kiểm tra đột xuất và định
kỳ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được lưu trong hồ sơ.
- Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tổng kết và báo cáo kết quả
kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng.
12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
- Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có sẵn mẫu khiếu nại khi
khách hàng có yêu cầu.
- Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải
có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời lưu đơn khiếu
nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ.
Phần thứ hai
NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ THUỐC BVTV
DÙNG TRÊN CÂY CHÈ.
I. Một số khái niệm trong sử dụng thuốc BVTV:

Liều lượng: là lượng thuốc thành phẩm dùng cho một đơn vị diện tích,
được tính bằng lít hoặc kg cho một ha, hoặc một sào.
Hỗn hợp thuốc: là pha dung dịch hai hay nhiều loại thuốc với nhau để kết
hợp diệt trừ nhiều loại dịch hại cùng một lúc để tăng hiệu lực, giảm lần phun (chỉ
nên pha hỗn hợp các thuốc có đối tượng phòng trị khác nhau: sâu và bệnh hoặc
cách tác động khác nhau: tiếp xúc và nội hấp), sau khi hỗn hợp phải sử dụng
ngay.
Luân phiên thuốc: là thay đổi lượng thuốc dùng trong một vụ. Đây là một
trong biện pháp quan trọng để hạn chế tính kháng thuốc quá hạn sử dụng.
Thời hạn sử dụng: là thời gian từ khi gia công đóng gói đến khi thuốc
giảm hiệu lực. Không nên dùng thuốc quá hạn sử dụng.
Dạng thuốc: thể hiện trạng thái vật lý của thuốc thành phẩm. Phổ biến
trong các nhóm thuốc nước có dạng nhũ dầu (viết tắt EC, ND….) dạng dung dịch
(viết tắt là FL, FC, SC,…) nhóm thuốc bột, có dạng bột thấm nước (BTN, WP)
dạng bột hoà tan (viết tắt là SP), dạng thuốc hạt (viết tắt là G, H).
1. Khái niệm về thuốc BVTV:
Thuốc BVTV dùng trên chè là những hợp chất hoá học, những chế phẩm sinh
học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng), những chất
điều hoà sinh trưởng… được dùng trên cây chè để chống lại sự phá hoại của
sinh vật gây hại. Các sinh vật gây hại gồm: Côn trùng, tuyến trùng, nấm, vi
khuẩn, rong rêu, cỏ dại,….được gọi chung là dịch hại.
2. Phân loại thuốc BVTV:
Có nhiều loại thuốc BVTV khác nhau: Phân loại theo đối tượng phòng trừ,
phân loại theo con đường tác động, phân loại theo thành phần hoá học,…
Phân loại theo đối tượng phòng trừ: nhóm thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc
trừ cỏ, nhóm thuốc điều hoà sinh trưởng,…
Phân loại theo con đường tác động: nhóm thuốc tếip xúc, thuốc vị độc,
thuốc xông hơi,
Phân loại theo nguồn gốc của thuốc: nhóm thuốc hoá học, thuốc thảo mộc,
thuốc sinh học,….

* Cách tác động của thuốc
* Thuốc trừ sâu
- Tiếp xúc: thuốc tác động qua da.
- Vị độc: thuốc tác động qua miệng.
- Xông hơi: thuốc tác động qua đường hô hấp.
- Nội hấp hay lưu dẫn: thuốc thấm vào trong tế bào và xâm nhập vào hệ thống
mạch dẫn trong cây. Sâu chích hút hoặc ăn phần vỏ cây có phun thuốc rồi chết.
- Thấm sâu: Thuốc thấm vào mô cây và diệt những côn trùng sống ẩn dưới
những phần phun thuốc.
Ngoài ra còn có một số thuốc có tính xua đuổi hoặc gây ngán ăn đối với côn
trùng.
* Thuốc trừ bệnh
Tiếp xúc: tiêu diệt nấm bệnh nơi tiếp xúc với thuốc và ngăn chặn sự xâm nhiễm
tiếp tục của nấm bệnh.
Nội hấp (lưu dẫn): thuốc xâm nhập và chuyển vị trong cây nhằm tiêu diệt ổ nấm
bệnh nằm sâu trong mô cây, ở xa nơi tiếp xúc với thuốc.
* Thuốc trừ cỏ
- Tiếp xúc: thuốc hủy diệt các mô cây cỏ khi tiếp xúc trực tiếp với thuốc.
- Nội hấp hay lưu dẫn: thuốc được cây cỏ hấp thu và di trong mạch nhựa, chuyển
đến các bộ phận khác làm thay đổi trạng thái sinh học của cỏ hoặc giết chết cây
cỏ.
- Chọn lọc: diệt cỏ dại nhưng không hại đến nhóm cỏ khác hoặc cây trồng.
- Không chọn lọc: diệt tất cả các loài cỏ kể cả cây trồng.
- Tiền nẩy mầm: Thuốc có tác dụng diệt cỏ trước khi hạt cỏ sắp nẩy mầm hay
ngay khi cỏ đang nẩy mầm. Điều kiện thành công của biện pháp này là đất phải
bằng phẳng, đủ ẩm độ. Thuốc xâm nhập vào cây cỏ qua rễ mầm và lá mầm.
- Hậu nẩy mầm sớm: diệt cỏ từ khi cây cỏ đang mọc và đã mọc (được hai lá trở
lại).
- Hậu nẩy mầm: thuốc có tác dụng diệt cỏ sau khi cỏ và cây trồng đã mọc. Thuốc
xâm nhập vào cây cỏ qua lá và một phần qua rễ.

3. Tính độc của thuốc BVTV đối với người và động vật máu nóng: Nói
chung các thuốc BVTV đều là những loại chất độc.
Tính độc của thuốc: là khả năng gây độc của một lượng thuốc nhất định
khi xâm phạm vào cơ thể.
- Độc cấp tính (trúng độc cấp tính) : là khả năng gây độc tức thời, khi một
loại thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể đến một lượng nào đó, cơ thể bị ngộ độc,
biểu hiện bằng những triệu chứng (chóng mặt, toát mồ hoii, ói mửa, co giật, hôn
mê, … ) đó là sự trúng độc cấp tính.
- Độc mãn tính: là khả năng gây độc lâu dài về sau, do thuốc tích luỹ dàn
trong cơ thể, sau nhiều lần tiếp xúc (nếu ngày này qua ngày khác, thuốc liên tục
xâm nhập vào cơ thể với những lượng nhỏ thì đến một lúc nào đó cơ thể bị suy
yếu, có những chức năng của cơ thể bị tổn thương do tác động của thuốc).
Nhóm độc (rất độc): Căn cứ vào trị số LD 50 (LD 50 là liều gây chết cho
50% số lượng con vật thử nghiệm) tổ chức y tế thế giới (WHO) và nước ta phân
chia thuốc BVTV thành các nhóm độc khác nhau.
4. Thuốc BVTV được chia thành 4 nhóm:
Nhóm I (rất độc): trị số LD50 (qua miệng) < 200mg/kg. Phía dưới nhãn
thuốc có vạch màu đỏ, phía trên có biểu tượng hình đầu lâu xương gạch chéo.
Nhóm II (độc trung bình): LD50 (qua miệng) < 200-2000mg/kg.Phía dưới
nhãn thuốc có vạch màu vàng.
Nhóm III (ít độc): LD50 (qua miệng ) 2000-3000mg/kg.Phía dưới nhãn
thuốc có vạch màu xanh dương.
Nhóm IV (cẩn thận): LD50 (qua miệng ) > 2000-3000mg/kg. Phía dưới
nhãn thuốc có vạch màu xanh lá cây
Các nhóm thuốc I, II chủ yếu là các thuốc nằm trong danh mục thuốc cấm sử
dụng và hạn chế sử dụng.
5. Danh mục thuốc được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở
Việt Nam:
Để đảm bảo an toàn cho người, gia súc và môi trường trong quá trình sản
xuất lưu thông, sử dụng thuốc BVTV trong nước. Chỉ được phép sử dụng những

loại thuốc tương đối ít độc cho người, sinh vật có ích và môi trường. Hàng năm
Bộ Nông nghiệp & PTNT ra quyết định ban hành “Danh mục thuốc BVTV được
phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam”. Danh mục này
thay đổi theo từng năm.
II. ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG VIỆC SỬ
DỤNG THUỐC BVTV TRÊN CHÈ.
1. Mục tiêu:
Sử dụng thuốc BVTV trên nương chè sẽ hạn chế tác hại của dịch hại đến
cây chè, sinh vật có ích và môi trường sinh sống. Nếu không có biện pháp sử
dụng đúng thì thuốc BVTV không chỉ gây độc cho dịch hại mà còn gây tác hại
cho người, cây chè, sinh vật có ích cho môi trường.
Do vậy, mục tiêu của việc dùng thuốc BVTV trên nương chè gồm 2 mặt không
thể tách rời là:
Tăng cường hiệu lực của thuốc BVTV để đẩy lùi tác hại của dịch hại.
Hạn chế đến mức thấp nhất tác dụng xấu của thuốc BVTV đến con người,
cây chè, môi sinh và môi trường. Để đạt được mục tiêu trên cần:
Thực hiện phòng trừ tổng hợp IPM (dùng tổng hợp các biện pháp: chăm
sóc, đốn hái, bảo vệ ký sinh thiên địch, trồng cây che bóng, dùng thuốc BVTV,
….) đối với mọi loài dịch hại trên nương chè. Biện pháp dùng thuốc BVTV khi
các biện pháp phòng trừ khác đã được áp dụng, nhưng không mang lại hiệu quả
mong muốn.
Dùng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng
liều lượng và nồng độ, đúng cách.
2. Nội dung kỹ thuật của 4 đúng trong việc dùng thuốc BVTV:
2.1. Mục tiêu của nguyên tắc 4 đúng trong việc dùng thuốc BVTV:
* Khi phun thuốc: - Thuốc xâm nhập được vào cơ thể dịch hại nhiều nhất, bằng
các con đường:
+ Vị độc: Cùng thức an qua miệng và hệ thống tiêu hoá.
+ Nội hấp: Xâm nhập vào cây (qua lá đi xuống = lưu dẫn; hay rễ đi lên).
+ Tiếp xúc qua da, biểu bì.

+ Xông hơi: Thuốc vào cơ thể qua hệ hô hấp. - Giữ trong cơ thể sinh vật đủ
thời gian và nồng độ để phát huy tác dụng đồng thời cố gắng hạn chế đến mức
thấp nhất sự tác động cua rthuốc đến môi sinh và môi trường.
2.2. Nội dung của nguyên tắc 4 đúng gồm:
a. Đúng thuốc:
Là dùng thuốc đúng đối tượng. Không một loại thuốc nào có thể trừ được
tất cả các loài dịch hại mà chỉ có thể trừ được nhiều hay ít loài dịch hại, thậm chí
chỉ một laòi dịch hại, chúng chỉ thích hợp với những điều kiện thời tiết, đất đai,
canh tác, cây trồng nhất định.
Trước khi mua thuốc, nông dân xác định loài dịch hại nào đang phá hoại
nương chè để chọn mua đúng loại thuốc thích hợp. Nếu không tự xác định được
thì phải nhờ cán bộ kỹ thuật giúp để chọn được đúng thuốc mình cần để đem lại
hiệu quả phòng trừ cao, trên nguyên tắc: sâu bệnh nào - thuốc nấy. Thuốc trừ
sâu: dùng phòng trừ sâu. Thuốc trừ bệnh: Dùng thuốc trừ bệnh. Việc này càng
quan trọng đối với những thuốc có tính chọn lọc cao. Để trừ sâu miệng chích hút
thường dùng các thuốc trừ sâu có tính nội hấp và tiếp xúc cao, còn trừ sâu miệng
nhai, lại phải dùng đếnthuốc có tác dụng vị độc và tiếp xúc mạnh. Ví dụ: Để trừ
rầy xanh hại chè dùng một trong các loại thuốc sau đây: Trebon 10 EC, Padan
95SP, Actara 25 WG, trừ nhện đỏ dùng các laọi Comite 73 EC, Dandy 15 EC.
Khi chọn thuốc phun cho chè cần chú ý đến yêu cầu vệ sinh thực phẩm,
nên dùng các loại thuốc có thời gian cách ly ngắn như các thuốc vi sinh, thuốc
thảo mộc đều không tồn lưu lâu trong môi trường như các loại thuốc vi sinh,
thảo mộc.
Cần lưu ý đến hiệu quả kinh tế khi dùng thuốc, Không nên sử dụng cùng
một loại thuốc trong suốt cả vụ chè hoặc từ năm này qua nă khác, để tránh khả
năng hình thành kháng thuốc của dịch hại.
Không dùng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc kém chất lượng, và
không dùng thuốc hạn chế sử dụng.
b. Đúng lúc:
Đúng lúc là dùng thuốc vào thời điểm mà dịch hại dễ bị tác động nhất và

thuốc có điều kiện phát huy hiệulực tốt nhất. Ví dụ: Phun thuốc trừ bệnh nên
phun sớm, là lúc bệnh còn ít, chưa lây lan nhiều. Có thuốc, một phần ngăn cản
các bào tử mới xâm nhập, cản trở không cho chúng xâm nhập, đồng thời diệt
những bảo từ nảy mầm chưa kịp xâm nhập vào cây. Điều này đặc biệt có ý nghĩa
với các thuốc trừ bệnh có tác dụng bảo vệ. Mặt khác, bệnh khác với sâu, những
vết bệnh đã xâm nhập, cây không tự hồi phục được.
Dùng thuốc khi điều kiện thời tiết thuận lợi nhất (như ánh sáng sớm hay
chiều mát) để thuốc phát huy tác dụng, nhưng không hại cho người sử dụng. Tốt
nhất là phun vào lúc chiều mát, vì khi đó ít ảnh hưởng đến sức khoẻ của người
phun thuốc. Không phun thuốc khi trời sắp mưa (phun thuốc gặp mưa, thuốc sẽ
bị rửa trôi, mất thuốc, nên hiệu lực của thuốc sẽ giảm; dặc biệt với các thuốc
không có tác dụng nội hấp); khi trời nắng nóng (thuốc sẽ bị phân huỷ nhiều,
giảm hiệu lực cảu thuốc, người phun thuốc cũng dễ bị ngộ độc).
Không phun khi thiên địch sinh vật có ích hoạt động mạnh (ở vùng có
nuôi ong mật, nên phun thuốc vào buổi chiều, phun thuốc nội hấp, không phun
thuốc khi ong đi lấy mật, cây ra hoa) Khi luân phiên thuốc dùng cho rau họ
thập tự có nhiều ý kiến thống nhất nên dùng xen kẽ thuốc hoá học và thảo mộc.
c. Đúng nồng độ, liều lượng:
* Đúng nồng độ:
Phải tính toán đúng lượng thuốc cần. Phải biết diện tích thửa ruộng cần xử
lý; cần phun bao nhiêu bình, mỗi bình cần phải là bao nhiêu ml hay gam thuốc.
Phun thuốc với nồng độ thấp sẽ không đủ sức diệt dịch hại, gây làng phí thuốc,
hiệu quả trừ dịch hại thấp, thậm chí tạo điều kiện cho dịch hại quen thuốc, kích
thích dịhc hại phát triển mạnh hơn.
Ngược lại phun với nồng độ cao, lại không đem lại lợi ích kinh tế, để lại
nhiều hậu quả xấu cho môi sinh môi trường, gây độc cho con người, cây trồng,
gia súc, và thiên địch, để lại dư lượng cao trên nông sản. Đây là tình trạng phổ
biến. Nhiều nơi, nông dân thường phun với nồng độ cao gấp nhiều lần khuyến
cáo (thường là 2-3 lần trên chè, nhất là với các thuốc dùng với lượng nhỏ).
* Đúng liều lượng:

Cần dùng với lượng nước đủ theo hướng dẫn. Hiện nay trên cá vùng chè, người
phun thuốc có xu hướng dùng lượng nước ít đi. Việc này thường gây hậu quả là
nước sẽ không bao phủ toàn cây, dịch hại không tiếp xúc được nhiều với thuốc.
Nhưng nếu phun với lượng nứoc quá nhiều, quá dư thừa, sẽ làm cho thuốc bị trôi
mất nhiều, mất nhiều công chở nứoc và gây độc cho môi trường.
Tăng nồng độ thuốc và giảm lượng nước dùng chỉ tăng độ độc cho người
sử dụng, môi sinh, và môi trường, nhưng vẫn không đạt được hiệu quả phòng trừ
mong uốn.
Khi pha thuốc: Khi pha thuốc phải làm thế nào để chế phẩm phân tán thật
đồng đều vào nước, để khi phun lên cây thuốc sẽ được trang trải đều trên bề mặt
vật phun. Cần xem xét kỹ cách hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn nhằm đảm bảo
pha đúng nồng độ, có công cụ cân đong đo đếm thích hợp (ống đong, cân thuốc,
que khuấy, xô pha thuốc). Cách pha một số dạng thuốc: Các dạng thuốc khác
nhau có khả năng phân tán trong nước không giống nhau, nên phải có cách pha
thích hợp để tạo hiệu quả cao nhất. Các dạng thuốc: EC, ND (nhũ dầu); LC, DD
(dung dịch); SC, HP (huyền phù), khả năng phân tán của các dạng thuốc này
trong nứoc rất tốt, nên cách pha chỉ cần làm như sau: đổ vào bình bơm 1-2 lít
nước, đổ thuốc vào, quấy đều, rồi đổ thêm cho đủ nước. Quấy đều trước khi
phun. Các dạng SP, BHN (bột tan): hoà tan thuốc vào một lít nước trong cốc
riêng, quấy đều. Đổ vào bình bơm 1-2 lít nước, đổ thuốc đã hoà tan từ cốc vào
bình phun, quấy đều, rồi đổ thêm cho đủ nước. Quấy đều trước khi phun. Các
dạng WP, BTN (bột thấm nước): Do khả năng phân tán của thuốc dạng này rất
kém, nên muốn có dung dịch thuốc phân tán đều cần pha như sau: Đổ một ít
nước vào thuốc, quấy đều và cho dần thuốc thành thể nhão, trước khi đổ vào
bình phun như pha thuốc bột tan.
c. Đúng cách (đúng kỹ thuật):
Phun đúng nơi dịch hại cư trú để dịch hại tiếp xúc với thuốc nhiều nhất.
Thực hiện đúng kỹ thuật phun rải: Phun đúng thời điểm, không phun
ngược chiều gió, không phun thuốc khi gió quá mạnh, trời sắp mưa, đi đúng tốc
độ, phù hợp với lượng nước thuốc dùng, đảm bảo lượng nước và lượng thuốc

dùng. Phun kỹ không để sót.
Nếu có điều kiện có thể dùng luân phiên các loại thuốc có cơ chế tác động
khác nhau để giảm tác hại của thuốc đến sinh vật và môi trường, giảm khả năng
hình thành tính kháng thuốc của dịch hại.
Phải hỗn hợp thuốc BVTV đúng cách: Hỗn hợp thuốc nhằm nâng cao hiệu
lực của thuốc, giảm được công phun. Tuy nhiên phải theo đúng nguyên tắc là giữ
nguyên nồng độ của từng loại thuốc như khi dùng riêng. Chỉ thực hiện việc hỗn
hợp nếu như điều đó có hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc trong các tài liệu khoa
học kỹ thuật hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV (nếu hỗn hợp sai sẽ làm giảm hiệu
lực của thuốc, gây độc cho cây). Hỗn hợp xong phải dùng ngay, nếu để lâu thuốc
sẽ bị giảm hiệu quả.
3. Bảo hộ và an toàn lao động đúng khi tiếp xúc với thuốc BVTV:
Tiêu chuẩn người đi phun thuốc: người khoẻ mạnh, người trưởng thành,
không để trẻ em, phụ nữ có thai, người có vết thương hở, lở loét đi phun thuốc.
Chế độ làm việc: Tối đa 6 giờ/ngày
Khi phun thuốc: Phải có đầy đủ quần áo bảo hộ và công cụ lao động khi
tiếp xúc với thuốc: Quần áo dài, tạp dề bằng nilon hay vải không thấm ướt, mũ,
khẩu trang, kính. Ăn no trước khi phun thuốc. Không dùng bình phun bị rò rỉ
hoặc để thuốc dây lên da. Không ăn uống, hút thuốc trong khi phun thuốc. Giải
lao: Chọn nơi thoáng mát, xa nới phun thuốc. Chỉ ăn uống, hút thuốc sau khi đã
rửa tay, mặt mũi thật sạch. Không chăn thả gia súc trong khi đang phun thuốc.
Ngừng ngay phun thuốc khi phát hiện bình bơm rò rỉ, xả van khí trong bình bơm,
đổ nước thuốc ra chậu và tìm cách khắc phục. Khi vòi phun bị tắc cần lên bờ,
đến nới sạch cỏ để tháo vòi rửa sạch. nếu bị tắc cần lấy cọng cây mềm để thồng,
không dùng mồm thổi để thông vòi. Không phun thuốc ngược chiều gió, nên đi
vuông góc với chiều gió, không phun thuốc khi trời có gió to. Thay quần áo mới
nếu quần áo đang mặc bị dính thuốc.
Sau khi phun: Thu dọn bao bì, chai thuốc vào một chỗ, tiêu huỷ đúng cách
(đập bẹp vỏ sắt, vỡ chai, chôn sâu bao bì nơi hẻo lánh, cao, không úng nước, có
biển cảnh báo, hố có rào chắn, hố đào phải có chiều sâu thấp hơn bề mặt mương

nước gần nhất). Không nên đốt các bình chứa thuốc. Rửa bình bơm sạch (hoà xà
phòng vào nước, đổ nước xà phòng vào bình, đóng nắp và lắc bình, đổ nước xà
phòng ra xô - làm lại vài lần. Tháo rời từng bộ phận, dùng bàn chải mềm rửa
sạch, thông vòi phun bằng nước xà phòng và nước sạch), rửa bên ngoài bằng
nước xà phòng và nước sạch thêm lần nữa), úp ráo nước, cất vào kho. Không để
bình bơm bừa bãi khi làm việc hay khi bảo quản. Không đổ thuốc thừa và nước
rửa bơm xuống ruộng, nguồn nước. Thuốc thừa phải đậy, cất vào kho riêng, có
khoá, xa nhà. Tắm, giặt quần áo bảo hộ và công cụ bảo hộ lao động bằng xà
phòng, thay quần áo mới, sạch. Không để chung quần áo bảo hộ với quần áo
thường mặc và không để quần áo, công cụ phòng hộ trong kho thuốc.
Thời gian trở lại khu vực xử lý: Do thuốc mới phun, còn ướt, nồng độ cao
nếu đi ngay vào khu vực xử lý dễ gây độc. Do vậy cần cấm người và gia súc đi
vào nơi xử lý thuốc trong một thời gian nhất định. Trường hợp đặc biệt cần phải
đi vào khu vực xử lý thuốc cần có quần áo bảo hộ. Thời gian trở lại khu vực xử
lý dài hay ngắn tuỳ thuộc vào từng loại thuốc, bình thường sau khi phun khoảng
48h là có thể quay lại khu vực xử lý thuốc.
4. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh độc cho người sử dụng thuốc
BVTV:
Mỗi loại thuốc đều được quy định lượng tồn tại của nó trên nông sản gọi
là mức dư lượng (MDL)
Thời gian cách ly: là số ngày tối thiểu kể từ ngày phun thuốc lần cuối đến
khi thu hoạch nông sản. Đủ thời gian này có nghĩa là dư lượng trên nông sản đã
nằm dướ MDL tối đa cho phép.
Tuy nhiên, thời gian cách ly chỉ có giá trị với liều khuyến cáo. Nếu vượt
quá liều khuyến cáo (liều lượng, nồng độ hướng dẫn), thời gian cách ly trên
không còn có ý nghĩa gì nữa.
5. Đối với người kinh doanh và người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
5.1 Người kinh doanh thuốc BVTV cần:
Có chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc BVTV. Cán bộ quản lý và kỹ
thuật phải có trình độ trung cấp nông nghiệp trở lên.

Có cửa hàng bán thuốc và kho thuốc.
Có trang thiết bị cần thiết để bảo đảm an toàn cho người, môi trường;
phòng chống cháy nôt theo quy định của Nhà nước.
Phải có đủ sức khoẻ.
Ngoài ra, người bán hàng cần có trình độ chuyên môn, khuyến cáo nông
dân mua đúng thuốc cần, dùng đúng kỹ thuật, đọc và hiểu được nhãn. Không
buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, ngoài danh mục. Không lưu giữ, bày
bán các loại thuốc BVTV đựng trong các vỏ không phải là chai gói chuyên dụng
đựng thuốc BVTV hay trong các ống thuỷ tinh dễ vỡ, những chai thuốc đã bị hư
hỏng.
Cửa hàng không bày bán thuốc không có nhãn, nhãn bị mờ, bẩn, nhãn
mang tiếng nước ngoài, nhãn không ghi đầy đủ các nội dung theo quy định của
Nhà nước. Người bán thuốc không được tự ý sang chai, đóng gói lẻ (từ gói lớn
sang gói nhỏ). Mọi loại thuốc bày bán tại cửa hàng hay trong kho phải là bao bì
nguyên thuỷ do cơ sở sản xuất gia công đóng gói làm với đầy đủ dấu, tme, nút,
bảo hiểm chống hàng giả.
5.2 Người mua thuốc:
Chỉ mua những loại thuốc đựng trong chai lọ còn nguyên, còn trong hạn
sử dụng được gi trên nhãn.
Tính lượng thuốc cần để mua đúng lượng, không phải lưu trữ lâu trong
nhà.
Không tự thay đổi bao bì trong quá trình lưu trữ.
Không mua thuốc ở những cửa hàng không đăng ký kinh doanh thuốc. Do
thuốc BVTV là hàng hoá đặc biệt nên Nhà nước cần quản lý chặt. Không đăng
ký kinh doanh là vi phạm pháp luật.
Nếu thuốc bị đổ ra đất, sàn xe, dùng đất bột, vôt bột, mùn cưa bao quanh
khu vực bị rò rỉ, thấm hết thuốc, nạo lớp đất thấm nước, dọn sạch cho vào túi
nhựa rồi chôn. Không dùng nước đổ rửa, tránh để thuốc lan rộng.
Phần thứ ba
SÂU BỆNH HẠI CHÈ VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

I. SÂU HẠI CHÈ
1. BỌ CÁNH TƠ
1.1 Đặc điểm gây hại:
Bọ cánh tơ là loại côn trùng có vòi giũa hút, ngay từ sau khi bọ non nở ra
đến trưởng thành, chúng bám ở mặt dưới lá non, tôm chè và trên cọng búp để
gây hại, làm cho mặt dưới lá và trên cọng búp nổi lên đường sần sùi song song
màu nâu xám. Búp chè bị hại có biểu hiện cứng, lá dày màu xanh sẫm, có thể lá
bị nhăn hoặc biến dạng. Chỉ cần một vài con bọ cánh tơ vẫn có thể làm giảm chất
lượng búp chè, búp chè bị hại sẽ bị khô, giòn dễ vỡ vụn, chè chế biến sẽ có vị
đắng hơn, pha chè nước bị vàng kém xanh. Khi chè bị bọ cánh tơ hại nặng, lá và
tôm chè bị rụng sớm, lá non bị biến dạng, các mầm non héo thâm và ảnh hưởng
đến năng suất búp chè lứa tiếp theo.
1,2 Đặc điểm hình thái
Trưởng thành: Rát nhỏ, khó nhìn chúng bằng mắt thường. Con trưởng
thành có 4 cánh hẹp, trên cánh có nhiều lông tơ dài, thân có màu từ đỏ nâu nhạt
đến màu thịt hoặc màu vàng xanh nhạt
Trứng:Có hình dạng như quả đậu, dài khoảng 0,3 - 0,4 mm đẻ ở trong mô
lá non và mầm non.
Bọ cánh tơ non:Không có cánh, thân dài khoảng 0,4 - 0,6 mm, hình dạng
nhìn giống như con trưởng thành.
Nhộng: Khi đẫy sức bọ cánh tơ non chuyển thành dạng nhộng non, nhộng
non có các râu mọc ra phía trước và có hai miếng cánh nhỏ. Sau khoảng 2-4
ngày nhộng non lột da chuyển thành nhộng bọc, nhộng bọc thường tìm thấy ở
trên các lá rụng hoặc trên mặt đất.
1.3 Đặc điểm sinh học
Bọ cánh tơ thường ít di động, sống chủ yếu ở mặt sau lá rất non và ở khe
hở của tôm chè. Trứng của chúng đẻ từng quả vào mô lá gần gân lá, trứng từ khi
để đến nở khoảng 8-16 ngày tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Sâu non hoạt
động gây hại trên các tôm chè, mặt sau lá non và trên cọng búp và sống khoảng
8-16 ngày. Khi đẫy sức sâu non vào nhộng, thời gian nhộng non khoảng 2-4

ngày và nhộng bọc khoảng 4-7 ngày. Trưởng thành từ khi vũ hoá đến khi chết
khoảng 5-19 ngày. Vòng đời của bọ cánh tơ có thể hoàn thành từ khi trứng đến
con trưởng thành có thể đẻ trứng trong khoảng 21-42 ngày.
Bọ cánh tơ thường phát triển mạnh trong thời tiết khô, nóng, mỗi năm bọ
xít muỗi có 2 đợt bột phát:
- Đợt 1: từ tháng 4 đến tháng 8, đợt này chè đang ra lá mới nên bọ cánh tơ
gây hại nặng.
- Đợt 2: khoảng từ giữa tháng 10 đến cuối tháng 11, đợt này gây hại ít và
thường trên diện hẹp.
Thiên địch của bọ cánh tơ:
Bọ cánh tơ có các loại thiên địch là bọ rùa đỏ, bọ rùa carabid, nhện đen
nhỏ, kiến, nhện lưới tấn công bọ cánh tơ non và trưởng thành; một số loại ong ký
sinh nhỏ ký sinh trứng.
1.4 Biện pháp phòng trừ tổng hợp
- Trồng và chăm sóc cây chè khoẻ mạnh để có thể chống cịu được bọ cánh tơ:
Bọ cánh tơ thường tập trung gây hại trên các nương chè khô hạn, còi cọc, chè
già và thường chỉ tấn công gây hại trong vài tuần, vì vậy việc trồng và chăm sóc
cho cây chè khỏe mạnh bằng các biện pháp kỹ thuật phù hợp như hàng năm cày
đất để diệt nguồn bọ cánh tơ cư trú trong đất, trồng cây che phủ đất, tưới nước
giữ ẩm cho nương chè, phủ đất kín rễ không để rễ chè lộ lên trên mặt đất, bón
phân cân đối. Hái chè thường xuyên, triệt để để loại bỏ trứng, bọ cánh tơ non và
trưởng thành Tất cả các biện pháp trên nhằm tác động làm giảm mật độ bọ
cánh tơ, cây chè sẽ sinh trưởng tốt vượt qua khỏi các tổn thương nhanh hơn.
- Bảo vệ và hỗ trợ thiên địch trên nương chè rất quan trọng trong việc hạn chế
mật độ bọ cánh tơ. Muốn bảo vệ và hỗ trợ thiên địch người trồng chè cần giảm
phun thuốc trừ sâu và khi phải phun thuốc thì nên chọn các thuốc trừ sâu có phổ
tác động hẹp, ít độc hại với thiên địch.
- Kiểm tra nương chè thường xuyên:
Trong thời gian bọ cánh tơ phát triển gây hại nhiều, người sản xuất chè cần
thường xuyên kiểm tra theo dõi bọ cánh tơ trên nương chè của mình. Sử dụng

kính lúp cầm tay để đếm bọ cánh tơ có trên búp chè kết hợp với vết gây hại.
Phân tích, đánh giá diễn biến của chúng trên nương chè, số lượng thiên địch,
diễn biến thời tiết, tình hình sinh trưởng và phát triển của cây chè Trên cơ sở đó
ra quyết định xem nên tác động các biện pháp kỹ thuật nào vào nương chè cho có
lợi nhất.
2. RẦY XANH
1. Triệu chứng tác hại:
Hiện nay rầy xanh hại chè là một trong những loại sâu hại chè quan trọng
nhất ở các vùng sản xuất chè nước ta. Cả rầy non và rầy trưởng thành dùng vòi
chọc hút dịch cây dọc hai bên gân chính và gân phụ của lá non, đọt chồi non. Các
vết chích của chúng nhỏ như kim châm gây thương tổn cho lá, đọt non làm gián
đoạn quá trình vận chuyển nước, các chất dinh dưỡng đến lá non, đọt non.
Nếu bị hại nhẹ lá, đọt non chè phát triển chậm, lá uốn cong chuyển màu hồng
tím, khi bị hại nặng đọt non bị cong, gặp thời tiết khô nóng các lá non bị hại khô
dần từ đầu, mép lá trở vào và có thể khô tới 1/2 diện tích lá. Rầy xanh gây hại
làm giảm nghiêm trọng năng suất và chất lượng búp chè. Những vườn chè con
mới trồng rầy xanh gây hại làm khô đọt, cây cằn cỗi sinh trưởng chậm và có thể
bị chết gây hiện tượng mất khoảng trên nương chè.
2. Đặc điểm hình thái
Trưởng thành: Có màu xanh lá mạ, đầu hình tam giác, chính giữa đỉnh đầu
có đường vân trắng, hai cánh trước màu xanh trong suốt xếp úp hình mái nhà.
Trứng: Có hình dạng hơi cong hình quả chuối dài khoảng 0,8 mm, mới đẻ
màu trắng sữa, sắp nở có màu lục nhạt.
Rầy non: Chưa có cánh mà mới chỉ có mầm cánh, lúc mới nở có màu
trắng trong, sau chuyển sang màu xanh nhạt và trong quá trình lớn lên mầm cánh
của rầy non lớn dần theo tuổi.
3. Đặc điểm sinh học
Rầy xanh thường đẻ trứng rải rác từng quả một ở các mô mềm của búp
chè, nhưng tập trung ở các đốt nối, một con rầy cái trưởng thành có thể đẻ trung
bình khoảng 30 trứng và chúng có thể đẻ tối đa tới 150 trứng.

Thời gian trứng từ đẻ đến nở ra rầy non khoảng 5 - 10 ngày tùy thuộc vào thời
tiết. Rầy non có 5 tuổi qua 4 lần lột xác, thời gian sống của rầy non khoảng 7-16
ngày tuỳ thuộc vào thời tiết ấm hay lạnh
Rầy trưởng thành sống khoảng 14-21 ngày, rầy trưởng thành cái sống lâu hơn
rầy trưởng thành đực.
Trong một năm trên nương chè có thể có đến 10 thế hệ rầy xanh sống nối tiếp
nhau gây hại cây chè và cây kí chủ khác, trong đó có 2 cao điểm mật độ cao gây
hại nhiều trong năm là tháng 3-5, tháng 9-11.
Rầy xanh hại chè có đặc tính sợ ánh nắng mặt trời cho nên ban ngày chúng
thường ẩn nấp ở trong tán chè và mặt dưới của lá chè. Rầy xanh có đặc tính di
chuyển bằng cách bò ngang và có xu tính với ánh sáng đèn yếu.
Thiên địch của rầy xanh hại chè:
Trên nương chè có nhiều loài sinh vật có ích cho con người vì chúng tiêu diệt rầy
xanh gây hại cây chè. Các loài nhện khác nhau như nhện xám trắng, nhện đen,
nhện chân dài, là những loài ăn thịt rầy xanh. Bọ rùa đỏ, bọ rùa carabid; một số
loài chuồn chuồn cũng ăn rầy xanh non và trưởng thành. Bên cạnh đó cũng đã
phát hiên thấy trứng rầy xanh cũng bị một số loài ký sinh gây hại.
4. Biện pháp phòng trừ tổng hợp
- Trồng và chăm sóc cây chè khoẻ để chịu được rầy:
+ Trong quá trình canh tác cần áp dụng các biện pháp đúng kỹ thuật chăm sóc
cây chè để cây chè khoẻ mạnh như tủ gốc giữ ẩm, bón phân hữu cơ và bón cân
đói các loại phân khoáng; diệt cỏ dại và loại bỏ các cây ký chủ phụ của rầy trong
và xung quanh nương chè; thu hái kịp thời, tạo hình đốn đúng kỹ thuật
+ Hái thường xuyên (hái san trật) khi búp chè đạt tiêu chuẩn sẽ làm giảm đi các
vị trí phù hợp cho rầy đẻ trứng và các búp chè hái sẽ mang nhiều trứng rầy chưa
kịp nở từ nương chè. Bằng cách làm thường xuyên như vậy sẽ loại bỏ trứng rầy
và mật độ rầy xanh gây hại trên nương sẽ giảm đi đáng kể.
+ Trồng các cây che bóng cho nương chè sẽ làm tăng độ ẩm cho gốc chè, cung
cấp nơi cư trú cho các loại thiên địch sẽ góp phần làm giảm tác hại của rầy xanh
trên nương chè.

+ Bảo vệ các loài thiên địch trên nương chè bằng cách sử dụng ít thuốc bảo vệ
thực vật và chọn lọc các loại thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại với ký sinh thiên
địch.
- Người trồng chè phải thường xuyên kiểm tra nương chè để phát hiện, đánh giá
để có các quyết định kịp thời:
+ Hàng năm có hai giai đoạn thời tiết và cây trồng phù hợp cho rầy xanh phát
triển là tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12. Những thời gian quá khô nóng và mưa nhiều
không thuận lợi cho rầy xanh phát triển.
+ Rầy xanh hại chè là loại côn trùng nhỏ, hoạt động nhanh nhẹn, muốn kiểm tra
rầy xanh hại chè trên nương chè, người lao động cần phải lấy mẫu bằng cách
dùng một khay có kích cỡ 20 x 20 x 5 cm, có láng lớp dầu hoặc nước xà phòng ở
đáy, đặt khay nghiêng một góc 45 độ dưới tán chè và gõ mạnh vào cây chè 3 lần,
đếm số rầy các loại trên khay.
- Biện pháp hạn chế mật độ rầy xanh hại chè trên đồng ruộng:
Căn cứ vào việc kiểm tra mật độ rầy xanh trên nương chè và biến động
mật độ rầy trong vài tuần qua; căn cứ vào tuổi và giai đoạn sinh trưởng của cây
chè; căn cứ vào số lượng thiên địch chúng ta tìm thấy; dựa vào dự báo thời
tiết để đưa ra quyết định và giải pháp quản lý rầy xanh sao cho có lợi nhất,
tránh dùng thuốc trừ sâu khi chưa thật cần thiết. Khi thật cần thiết phải sử dụng
thuốc trừ sâu để phun trừ rầy xanh, nên chọn các loại thuốc phổ tác động hẹp,
thời gian cách ly ngắn, ít gây độc hại cho các loại thiên địch hoặc dùng thuốc trừ
sâu thảo mộc
BỌ XÍT MUỖI
1. Triệu chứng tác hại:
Bọ xít muỗi cả con non và trưởng thành đều gây hại cây chè, bọ xít dùng vòi
chọc thủng các phần non mền của lá, búp cây chè để hút nhựa. Vết châm của bọ
xít muỗi có hình tròn hoặc gần tròn lúc đầu có màu chì xung quanh có màu nhạt,
sau dó vết châm biến thành màu nâu đậm.
Kích thước và số lượng vết châm của bọ xít thay đổi theo tuổi của bọ xít, thời tiết
và thức ăn. Số lượng vết châm của bọ xít non nhiều nhưng nhỏ vì bọ xít non ít di

chuyển, số lượng vết châm của bọ xít trưởng thành ít nhưng lớn hơn. Mùa hè thu
số lượng vết châm nhiều hơn múa đông, vết châm ở lá, búp non có kích thước
lớn hơn vết châm ở lá, búp già cứng hơn. Bọ xít muỗi thường tập trung gây hại
từng bụi, từng đám chè, búp chè bị hại cong queo, cháy thui đen không thu
hoạch được và làm ảnh hưởng đến các lứa búp tiếp theo đó. Vì vậy bọ xít muỗi
gây hại làm giảm nhiều năng suất và chất lượng búp chè.
2. Đặc điểm hình thái
Trưởng thành: Là loài côn trùng có cấu tạo miệng kiểu vòi chọc hút, con
trưởng thành có hình dạng giống như con muỗi, thân dài khoảng 4,3 - 5,2 mm,
đầu màu nâu và có các vệt, dải màu vàng, mắt màu nâu đen, râu đầu dài màu
nâu. Trên lưng có một chuỳ nhỏ nhô lên giống như kim, phần bụng màu xanh lá
mạ đến màu xanh lơ.
Trứng: Hình ô van, màu trắng trong suốt, phía đầu nhỏ của trứng có 2 lông
mảnh dài không bằng nhau nhô ra ngoài mô cây. Trứng được đẻ ở trong phần
cọng búp hoặc trên gân chính lá non
Bọ xít non: Khi mới nở có màu vàng có nhiều lông, đến khi đẫy sức
chuyển sang màu xanh ánh vàng, chuỳ và mầm cánh có màu vàng nâu, mầm
cánh phủ hết đốt bụng thứ tư
3. Đặc điểm sinh học
Bọ xít muỗi ưa sống ở những nơi ẩm thấp, chè sinh trưởng xanh tốt. Trên
nương chè bọ xít muỗi tập trung hại nhiều ở những chỗ râm mát, rậm rạp. Mùa
hè bọ xít muỗi hoạt động gây hại vào buổi sáng sớm, chiều tối hoặc sau cơn mưa
trời hửng nắng. Mùa đông bọ xít muỗi thường hoạt động gây hại mạnh vào buổi
trưa và buổi chiều. Bọ xít non thường sống theo nhóm 2-3 con trên một búp hoặc
trên lá non gần búp. Sau lần lột xác cuối cùng để trở thành bọ xít trưởng thành 2-
6 ngày bọ xít muỗi bắt đầu giao phối, sau giao phối 1-3 ngày đẻ trứng. Trứng
được đẻ từng quả hoặc đẻ thành cụm 2-3 quả vào phần non trên cộng búp hay
gân chính của lá non. Một bọ xít muỗi cái có thể đẻ từ 12-74 trứng, trứng từ đẻ
đến nở khoảng 5-10 ngày. Bọ xít non qua 4 lần lột xác thành bọ xít muỗi trưởng
thành. Thời gian cho giai đoạn bọ xít non khoảng 9-19 ngày, bọ xít trưởng thành

sống 8-13 ngày. Vòng đời của bọ xít muỗi khoảng từ 27 đến 45 ngày tuỳ thuộc
nhiệt độ môi trường sống. Mỗi năm trên nương chè thường xuất hiện khoảng 8
thế hệ bọ xít muỗi sinh sống, có thể phân làm 3 thời kỳ phát sinh chính của
chúng như sau:
- Thời kỳ 1: vào các tháng 4-5, mật độ thời kỳ này thấp.
- Thời kỳ 2: Vào các tháng 7-8, mật độ cao và gây hại nặng.
- Thời kỳ 3: Vào các tháng 10-12, mật độ cao và gây hại nặng.
Thiên địch: Thiên địch của bọ xít muỗi là nhện, chuồn chuồn, bọ ngựa ăn thịt và
một số loại kiến, bọ rùa. Các loại thiên địch trên có thể tiêu diệt cả bọ xít muỗi
non, bọ xít muỗ i trưởng thành.
Các vùng chè trồng ở vùng Trung du, miền núi nước ta đều bị bọ xít muỗi gây
hại với mức độ nặng nhẹ khác nhau do điều kiện địa lý, khí hậu và điều kiện kỹ
thuật trồng trọt của từng nơi.
Ngoài cây chè, bọ xít muỗi còn gây hại các loại cây khác như ổi, xoài, điều, ca
cao, canhkina, cây mít, cây sồi, sim mua, cỏ lào, thài lài.
4. Biện pháp phòng trừ tổng hợp
- Trồng và chăm sóc cây chè khỏe mạnh:
+ Thu hái chè và chăm sóc chè đúng kỹ thuật để giúp cây chè hồi phục tốt: Hái
chè thường xuyên (hái san trật) sẽ loại bỏ được nhiều trứng bọ xít muỗi, khi hái
chè chú ý hái hết toàn bộ các búp bị hại, đồng thời có các biện pháp chăm sóc
phù hợp như bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại, tạo độ thồg thoáng cho nương chè
để cây chè nhanh chóng ra các chồi mới.
+ Loại bỏ các cây ký chủ phụ của bọ xít muỗi như đã nêu ở trên trong và xung
quanh nương chè.
+ Không nên trồng cây che bóng quá nhiều trên nương chè
+ Bảo vệ các loại thiên địch trên nương chè bằng cách giảm phun thuốc bảo vệ
thực vật và chọn lọc các loại thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại với ký sinh thiên
địch.
- Người trồng chè phải thường xuyên kiểm tra nương chè để phát hiện, đánh giá
để có các quyết định kịp thời:

Trong năm bọ xít muỗi hại chè thường tăng nhanh mật độ khi nhiệt độ không khí
vào khoảng 20 - 27
o
C và ẩm độ không khí cao từ 90% trở lên. Vì thế bọ xít
muỗi gây hại chè nhiều vào mùa có nhiều mưa, ẩm ướt. Căn cứ vào đặc tính này
có thể thấy mật độ bọ xít muỗi biến động trong năm theo 3 thời kỳ như sau:
+ Từ tháng 4 đến tháng 6 bắt đầu xuất hiện số lượng nhỏ gây hại ít
+ Từ tháng 7 đến tháng 8 mật độ cao nhất và gây hại nghiêm trọng
+ Từ tháng 10 đến tháng 12 mật độ tương đối cao và gây hại tương đối nhiều.
Để theo dõi bọ xít muỗi, có thể đếm trực tiếp bọ xít trên búp hoặc theo dõi liên
tục tỷ lệ búp bị hại. Trên cơ sở theo dõi mật độ, tỷ lệ búp bị hại, kết hợp với số
lượng thiên địch có trên nương chè, tình hình thời tiết khí hậu, biện pháp thu
hái để chúng ta có các quyết định có nên can thiệp bằng thuốc trừ sâu hay
không.

NHỆN ĐỎ
1. Đặc điểm gây hại:
Nhện đỏ là loại nhện gây hại quan trọng trên cây chè, chúng sống ở cả hai
mặt lá bánh tẻ đến lá trưởng thành, thường tập trung dọc hai bên gân chính của
lá, di chuyển chậm chạp. Nhện gây hại làm lá chè chuyển thành màu hung đỏ.
Tại nơi chúng sống có thể có một lớp mạng nhện bao phủ được tạo bởi các sợi tơ
ngắn và mảnh.
Các loại nhện này đều sống trên lá, cuống lá, búp cây chè, dùng vòi hút dạng kim
châm hút dịch cây làm cây chè sinh trưởng kém, búp chè bị mù xoè nhiều, lá cây
bị hại biến màu nâu lốm đốm đến màu tím đồng, trên mặt lá có nhiều bụi bẩn
màu trắng xám. Chè bị hại nặng mép lá non cong lên, lá rụng dần, năng suất bị
giảm nghiêm trọng. Ngoài cây chè còn có thể bắt gặp nhện trên các cây trồng
khác như hoa hồng, mít, ngô, long não.
Những năm gần đây một số vùng khô hạn, sử dụng nhiều loại thuốc trừ
sâu, trồng nhiều giống chè mới nên tác hại của nhện có chiều hướng gia tăng.

2. Đặc điểm hình thái
Trưởng thành: Có màu đỏ hồng hay đỏ nhạt, con cái thân hình gần tròn,
con đực thân thuôn hơn, có 8 chân
Trứng: Hình cầu dẹt, ở giữa có một lông cong, lúc mới đẻ có màu hồng,
sau chuyển thành màu đỏ tươi, lúc sắp nở màu đỏ nâu.
Nhện non: Mới nở có 6 chân, kích thước thân khoảng 0,2 mm, nhện non
lột xác lần 1 thành nhện tiền trưởng thành 1, có 8 chân, kích thước cơ thể khoảng
0,3 mm, lột xác lần 2 thành tiền trưởng thành 2, kích thước cơ thể khoảng 0,35
mm, lột xác lần thứ 3 thành nhện trưởng thành.
3. Đặc điểm sinh học
Giai đoạn trứng khoảng 3-8 ngày, một nhện đỏ cái có thể đẻ khoảng 90
trứng; nhện non khoảng 4-12 ngày, trưởng thành sông khoảng 10-20 ngày. Vào
các tháng hè nhiệt độ cao, nhện đỏ có thể hoàn thành một thế hệ khoảng 9-12
ngày; các tháng mùa đông lạnh hơn thời gian có thể hoàn thành một thế hệ
khoảng 28-30 ngày. Nhện đỏ xuất hiện gây hại quanh năm trên nương chè.
Thiên địch của nhện hại:
Thiên địch của các loại nhện gây hại chè là các loại nhện ăn thịt như nhện
Phytoseiulus, Amblyseius, Typhlodromus, Mexecheles.; loại bọ rùa đen nhỏ, bọ
cánh ngắn đen nhỏ, nhện chăng lưới nhỏ, ấu trùng loài cánh gân.
4. Biện pháp phòng trừ tổng hợp
- Trồng và chăm sóc cây chè khoẻ mạnh để có thể chống chịu được nhện hại như
trồng cây che bóng và tủ gốc để tăng độ ẩm, bón phân cân đối và đầy đủ đáp ứng
dinh dưỡng cho cây chè sinh trưởng phát triển mạnh, tưới nước dạng phun mưa
cho chè trong mùa khô, thu hái chè đúng lứa, vệ sinh đồng ruộng và diệt cỏ dại.
Loại bỏ các cây dại và trồng xa nương chè các cây là ký chủ của nhện như cây
cao su, cây bông, cây có múi, cây cà chua, khoai tây, đay, hoa hồng,
- Bảo vệ thiên địch bằng cách giảm phun thuốc BVTV và chọn các loại thuốc ít
độc hại đối với thiên địch, thuốc có tính chọn lọc, thời gian cách li ngắn để phun.
Nếu dùng các loại thuốc BVTV có phổ tác động rộng, thuốc có độ độc cao,
thuốc hệ tổng hợp pyrethroids sẽ làm chết các loại thiên địch của nhện hại. Do

thiên địch bị giết chết sẽ gây bột phát về mật độ nhện hại chè. Thuốc trừ bệnh
gốc đồng cũng gây bùng phát nhện vì thuốc làm chết các nấm có ích gây bệnh
cho nhện hại chè.
Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đã tiến hành nuôi thiên địch của nhện hại cây
trồng trên các cây đậu để thả ra ruộng bổ sung vào để cùng thiên địch tự nhiên để
tiêu diệt nhện hại.
- Kiểm tra nương chè thường xuyên vào các tháng nhện phát sinh gây hại
nhiều xem mật độ nhện hại, các biểu hiện triệu chứng gây hại có gì thay đổi; số
lượng thiên địch trên nương chè, dự báo thời tiết để xác định xem có cần phải
phun thuốc bảo vệ thực vật hay không. Nếu phải phun thuốc nên chọn các loại

×