Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.53 KB, 76 trang )

ĐTM Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC BẢNG 3
CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
MỞ ĐẦU 5
1. Xuất xứ của dự án 5
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 5
3. Tổ chức thực hiện ĐTM 6
4. Phương pháp nghiên cứu 7
Chương I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 8
1.1. Cơ quan chủ dự án 8
1.2. Sự cần thiết đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau
sạch 8
1.3. Vị trí địa lý của dự án 9
1.4. Mục tiêu của Dự án 9
1.5. Quy mô đầu tư dự án 9
* Công tác thu gom và xử lý rác 9
* Nhà máy sản xuất phân vi sinh 10
* Trồng rau sạch 10
* Bãi chôn lấp rác thải 11
Quy mô bãi 11
1.6. Các hạng mục công trình chính của dự án 13
1.7. Danh mục thiết bị và máy móc 15
1.8. Danh mục trang thiết bị phục vụ làm việc 15
1.9. Chi phí cho dự án 16
1.10. Quy trình sản xuất 16
1.10.1. Xử lí rác sản xuất phân compost 19
1.10.2. Qui trình trồng rau 19
1.11. Tiến độ triển khai dự án 19
1.12. Bố trí nhân lực và bộ máy 20


1.13. Đánh giá chung 20
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ MÔI
TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN 23
2.1. Điều kiện tự nhiên 23
2.1.1.Vị trí địa lý 23
2.1.2. Địa hình 23
2.1.3. Đặc điểm về thời tiết, khí hậu 23
2.1.4. Đặc điểm địa chất công trình 25
2.1.5. Đặc điểm hệ sinh thái khu vực 25
2.2. Hiện trạng môi trường tại khu vực Dự án 25
2.2.1. Môi trường không khí và vi khí hậu 25
2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án 27
Chương 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 33
3.1. Nguồn gây tác động 33
3.1.1. Nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng 33
3.1.2. Nguồn gây tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 34
3.2. Đánh giá tác động môi trường 36
3.2.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng 36
3.2.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn Nhà máy xử lý rác đi vào hoạt động 41
3.2.3. Đánh giá tác động của dự án trong giai đoạn đóng cửa bãi rác 50
3.2.4. Dự báo rủi ro, sự cố do dự án gây ra 50
3.3. Đánh giá về phương pháp sử dụng 51
Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 1
ĐTM Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
3.4. Diễn biến tổng hợp môi trường khi dự án thực hiện 51
Chương 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU ô nhiỄM MÔI TRƯỜNG 53
4.1. Giảm thiểu tác động đến người dân do công tác giải toả mặt bằng 53
4.2. Thiết kế và xây dựng các công trình đảm bảo kỹ thuật và bảo vệ môi trường 53
4.3. Khống chế tác động do quá trình thi công xây dựng dự án 54
4.3.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí (bụi, tiếng ồn, khí thải) 55

4.3.2. Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải 55
4.3.3. Biện pháp giảm thiểu tác động từ lán trại công nhân 55
4.3.4. Các giải pháp phòng chống sự cố môi trường 55
4.4. Khống chế tác động khi dự án đi vào hoạt động 56
4.4.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 56
c. Hệ thống thu gom khí rác 57
4.4.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 58
4.4.3. Các giải pháp về an toàn lao động 62
4.4.4. Các biện pháp phòng ngừa, ứng cứu sự cố 63
4.4.5. Xây dựng các tiêu chuẩn về quản lý và sản xuất tại nhà máy và bãi chôn lấp 64
4.4.6. Các biện pháp hỗ trợ 64
Chương 5: CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG 65
5.1. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu 65
5.2. Cam kết đảm bảo các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường 65
5.3. Thời gian hoàn thành các công trình xử lý 66
Chương 6: CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG
TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 67
6.1. Danh mục các công trình xử lý môi trường 67
6.2. Chương trình quản lý và giám sát môi trường 67
6.2.1. Chương trình quản lý môi trường 67
6.2.2. Chương trình giám sát môi trường 67
Chương 7: KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 69
69
Chương 8: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 70
Chương 9: NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNh GIÁ 72
9.1. Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu 72
9.1.1. Nguồn tài liệu tham khảo: 72
9.1.2. Nguồn tài liệu tham khảo do chủ dự án cung cấp 72

9.2. Các phương pháp sử dụng trong đánh giá ĐTM 72
9.3. Nhận xét về độ tin cậy của các phương pháp đánh giá 73
Chương 10: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
10.1. Kết luận 74
10.2. Kiến nghị 74
PHỤ LỤC 76
Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 2
ĐTM Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 – Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM 7
Bảng 2 – Các hạng mục công trình chính của dự án 13
Bảng 3 – Danh mục thiết bị máy móc 15
Bảng 4 – Danh mục trang thiết bị phục vụ làm việc 15
Bảng 5 – Tổng hợp vốn vốn đầu tư của dự án 16
Bảng 6 – Đặc trưng nhiệt độ không khí khu vực Kon Plông 24
Bảng 7 – Lượng mưa, số ngày mưa và độ ẩm không khí 24
Bảng 8 – Tần suất xuất hiện các hướng gió trong năm của Đăk Tô 24
Bảng 9 – Tốc độ gió lớn nhất và hướng của trạm Đăk Tô 24
Bảng 10 – Kết quả đo đạc, phân tích môi trường không khí, vi khí hậu 26
Bảng 11 – Kết quả đo đạc môi trường nước tại khu vực Dự án 26
Bảng 12 – Tổng hợp các nguồn tác động của dự án đến môi trường 33
Bảng 13 – Tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện (kg/ngày) 37
Bảng 14 – Tải lượng ô nhiễm do các phương tiện thi công cơ giới thải vào môi
trường 37
Bảng 15 – Giới hạn ồn của các thiết bị xây dựng 37
Bảng 16 – Thành phần đặc trưng nước thải sinh hoạt 38
Bảng 17 – Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn 39
Bảng 18 – Tổng hợp diện tích đất bị chiếm dụng 40
Bảng 19 – Thành phần chủ yếu của chất thải 41
Bảng 20 – Thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải xe ô tô 42

Bảng 21 – Hệ số ô nhiễm của xe ô tô chạy xăng 42
Bảng 22 – Tải lượng từ hoạt động giao thông trong khu vực dự án 43
Bảng 23 – Thành phần các loại khí sinh ra tại bãi rác 43
Bảng 24 – Kết quả phân tích mẫu khí tại một số bãi rác đã đi vào hoạt động 44
Bảng 25 – Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước rỉ rác 46
Bảng 26 – Đặc trưng nước rác trong các giai đoạn 46
Bảng 27 – Tải lượng tác nhân ô nhiễm do con người đưa vào môi trường hàng ngày
48
Bảng 28 – Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 48
Bảng 29 – Dự toán kinh phí đầu tư các công trình môi trường 69
Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 3
ĐTM Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD : Nhu cầu oxy sinh hoá.
CBCNV : Cán bộ công nhân viên.
COD : Nhu cầu oxy hoá học.
CP : Chính phủ
DO : Nồng độ oxy hoà tan.
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường.
CTR : Chất thải rắn
BCL : Bãi chôn lấp
ĐBDT : Đồng bào dân tộc
GPMB : Giải phóng mặt bằng
KHHGĐ : Kế hoạch hoá gia đình
NĐ : Nghị định
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam.
TCXD : Tiêu chuẩn xây dựng
THC : Chất hữu cơ bay hơi.
TNMT : Tài nguyên môi trường

TSS : Tổng Chất rắn lơ lửng.
UBND : Uỷ ban nhân dân.
UBMTTQ : Uỷ ban mặt trận tổ quốc.
WHO : Tổ chức Y tế thế giới
Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 4
ĐTM Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển nhảy vọt.
Trong đó sự phát triển không ngừng của nhiều lĩnh vựa cũng góp phần phát triển chung
cả nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa là sự phát sinh
ngày càng nhiều rác thải đến mức bùng nổ. Đây là một vấn đề làm biến đổi sinh thái
chung của toàn cầu gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của chúng ta. Vệ sinh môi
trường đang là vấn đề quan tâm ở các đô thị trong cả nước. Ảnh hưởng của rác thải và
nước thải đến môi trường đô thị ngày càng rõ nét ở mọi nơi.
Theo Nghị quyết số 41 của Bộ chính trị về Bảo vệ môi trường thì bảo vệ môi
trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là nhân tố đảm bảo sức khỏe
và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế -
xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế của cả nước.
Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát
triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án
phát triển kinh tế xã hội của từng ngành và của từng địa phương. “Thu gom và xử lí rác
thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp bằng các phương pháp thích hợp, trong đó có ưu
tiên cho việc tái sử dụng, tái chế rác thải, hạn chế tối đa khối lượng chôn lấp, nhất là
đối với các đô thị thiếu mặt bằng làm bãi chôn lấp…”.
Để Thị trấn Măng Đen thuộc địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum trở thành
một khu du lịch, nghỉ mát lí tưởng trong tương lai, thu hút được nhiều du khách trong và
ngoài nước, để tránh tình trạng ô nhiễm trong tương lai, đáp ứng cho thị trường du lịch
và hòa chung với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Đồng thời góp phần giải quyết
việc làm cho người dân lao động tại địa phương, có nguồn thu nhập ổn định, tránh tình

trạng đốt phá rừng cũng như đóng góp ngân sách và góp phần phát triển kinh tế – xã hội
của tỉnh nhà. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, Công ty TNHH một thành viên Vĩnh
Cường đã quyết định xây dựng dự án “Nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh –
trồng rau sạch” tại thôn Kon Năng, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Tuân thủ Luật bảo vệ môi trường nhằm hoàn thiện hồ sơ cho Dự án, Công ty
TNHH một thành viên Vĩnh Cường đã phối hợp với cơ quan tư vấn là Trung tâm Bảo
vệ Môi trường Đà Nẵng thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho “Dự
án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch”. Đây
là cơ sở để tiến hành xem xét những tác động đến môi trường từ việc xây dựng nhà
máy xử lý rác, đồng thời nhằm thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ môi trường nước ta
và Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành
luật bảo vệ môi trường.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường
Nghiên cứu ĐTM này dựa trên các Luật - Nghị định - Chính sách của Nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
− Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Các cơ quan
nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân đều có nghĩa vụ thực
hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải tạo
môi trường sống".
Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 5
ĐTM Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
− Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam (29/11/2005).
− Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc qui định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
− Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006.
− Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
cam kết bảo vệ môi trường.
− Quyết định số 13/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường về việc Ban hành Qui chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định
báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường.
− Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 về việc bắt
buộc áp dụng tiêu chuẩn về môi trường và các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi
trường ban hành theo Quyết định số 35/2002/QĐ- BKHCNMT ngày 25/06/2002 của Bộ
KHCN&MT.
− Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành luật khuyến khích đầu tư trong nước và các quy định về ưu đãi đầu tư của tỉnh
Kon Tum.
− Quyết đinh số 06/2003/QĐ – UB ngày 24/2/2003 của UBND tỉnh Kon Tum
“V/v phân cấp quản lí quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn”.
− Quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Kon Plông.
− Công văn số 536 UBND – TH ngày 2/4/2008 của UBND tỉnh Kon Tum “Về chủ
trương cho phép khảo sát lập dự án đầu tư nhà máy xử lý rác”.
− Thông báo số 76/TB – UBND huyện Kon Plông “V/v giới thiệu lập dự án đầu tư”.
− Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 về quản lý chất thải rắn.
− Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 về phí bảo vệ môi
trường đối với chất thải rắn.
− Thông tư số số 39/2880/BTC ngày 19 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của
Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
−Quyết định số 23/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại.
− Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ tài
nguyên và Môi trường về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký,
cấp phép hành nghề, mã số chất thải nguy hại.
3. Tổ chức thực hiện ĐTM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải,
sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch tại thôn Kon Năng, xã Măng Cành, huyện Kon

Plông, tỉnh Kon Tum do Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường làm chủ đầu tư
thực hiện với sự tư vấn của Trung tâm Bảo vệ Môi trường thành phố Đà Nẵng.
Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 6
ĐTM Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
Địa chỉ đơn vị tư vấn: 408/18 Hoàng Diệu – Đà Nẵng. Tel/Fax: 0511.3550977
Danh sách cán bộ đơn vị Trung tâm Bảo vệ Môi trường Đà Nẵng trực tiếp tham
gia lập báo cáo ĐTM của dự án:
Bảng 1 – Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM
TT Họ và tên Chức danh Nhiệm vụ
1 ThS. Trần Mạnh Cường Giám đốc Tổng hợp toàn bộ báo cáo
2 KS. Nguyễn Văn Anh
Trưởng phòng
tư vấn kỹ thuật
Đánh giá hiện trạng môi trường và các
điều kiện KT-XH
3 ThS. Nguyễn Thị Kim Hà
Phó trưởng
phòng tư vấn
Xây dựng giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
4 KS. Trần Tuấn Anh Chuyên viên Điều tra và tổng hợp ý kiến
5 KS. Trần Đình Sơn
Phó trưởng
trạm quan trắc
Thiết kế và xây dựng chương trình giám
sát môi trường
6 KS. Huỳnh Ngọc Kháng Chuyên viên Lấy mẫu, đo đạc chất lượng môi trường
7 CN. Hoàng Thị Hòa
Trưởng trạm
quan trắc
Phân tích mẫu

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Các phương pháp khảo sát, phân tích môi trường
Các phương pháp được áp dụng bao gồm:
- Thu thập, tổng hợp kết quả của các nghiên cứu hiện có liên quan đến khu vực dự án.
- Tiến hành khảo sát thực địa, lấy mẫu và phân tích mẫu, đo đạc các thông số môi
trường. Cập nhật các số liệu, tài liệu có liên quan đến hiện trạng môi trường dự án.
- Sử dụng phương pháp liệt kê các nhân tố môi trường để đánh giá ảnh hưởng.
4.2. Các phương pháp dự báo tác động môi trường
- Phương pháp lập ma trận đánh giá tác động môi trường.
- Phương pháp đánh giá tác động nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO: được
sử dụng trong tính toán tải lượng ô nhiễm do hoạt động xây dựng dự án và khi dự án đi
vào vận hành.
- Phương pháp so sánh: So sánh chất lượng môi trường, biến đổi, tác động môi
trường, tài nguyên và sinh cảnh.
- Phương pháp phân tích hệ thống: Phân tích các tác động đầu vào, xem xét các
quá trình xảy ra như là các quá trình tương tác trong hệ thống, dự báo và đánh giá các
tác động đầu ra.
- Phương pháp sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS): Phân vùng ảnh hưởng
trên bản đồ, từ đó tiến hành điều tra, xác định phạm vi ảnh hưởng từng loại tác động của
dự án đến môi trường.
- Phương pháp phi thực nghiệm: so sánh tương đương trong đánh giá tác động môi
trường; thống kê và xử lý số liệu về thủy văn, các số liệu phân tích môi trường.
- Phương pháp thực nghiệm: kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu theo
Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 7
ĐTM Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
Tiêu chuẩn Việt nam.
CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Cơ quan chủ dự án
Tên dự án: DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI, SẢN XUẤT
PHÂN VI SINH – TRỒNG RAU SẠCH

Địa điểm thực hiện dự án: thôn Kon Năng, xã Măng Cành, huyện Kon Plông,
tỉnh Kon Tum.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường
Chủ dự án: Ông Đặng Kim Cương Chức danh: Giám đốc
Trụ sở chính: Lô 166, đường số 9, thị trấn Măng Đen, xã Đăk Long, huyện Kon
Plông, tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: 0983.801.222 – 0913.357.849 Fax: 056.3850300
1.2. Sự cần thiết đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh –
trồng rau sạch
Với lợi thế tiềm năng du lịch phong phú, Kon Tum được du khách đánh giá là
tỉnh có nhiều điểm du lịch tham quan mang đậm bản sắc Tây Nguyên. Kon Tum còn có
sức cuốn hút của một vùng sinh thái đa dạng, những công trình kiến trúc văn hóa độc
đáo của các dân tộc: Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ Chiêng, B râu, Rơ Mâm…
Khu du lịch sinh thái Măng Đen là một trong những điểm du lịch mới ở dạng tiềm
năng và hấp dẫn nhất Kon Tum, khu du lịch này trước đây đã được người Pháp khám
phá và dự định đầu tư xây dựng trở thành Đà Lạt thứ 2 vì khí hậu mát mẻ và có những
cánh rừng thông bạt ngàn đầy quyến rũ.
Nằm trên độ cao 1.100 - 1.400m so với mặt nước biển, cách thị xã Kon Tum hơn
50km và các thành phố phụ cận không quá 200km, Măng Đen lúc nào cũng se lạnh và
tĩnh lặng giữa đại ngàn sẽ là một điểm du lịch và nghỉ mát lí tưởng. Chính vì vậy, Tổng
Cục du lịch và chính quyền địa phương đã lập dự án quy hoạch khu du lịch Măng Đen
để thu hút đầu tư, biến nơi đây thành khu du lịch sinh thái và nghỉ mát hấp dẫn trong
tương lai.
Với những thế mạnh đặc trưng của mình, khu du lịch sinh thái Măng Đen khi hình
thành được dự đoán sẽ thu hút được lượng khách lớn của khu vực Tây Nguyên và Bắc
Trung Bộ. Nhất là cửa khẩu Pờ Y – Ngọc Hồi được thông thương càng tạo điều kiện
thuận lợi cho Kon Tum trở thành một tâm điểm của khách du lịch trong và ngoài nước.
Với sự phát triển kinh tế và dân số đô thị đã đưa đến một sự gia tăng nhanh
chóng khối lượng chất thải rắn. Tình hình này đã làm xuất hiện các vấn đề nan giải cho
chính quyền địa phương các đô thị. Nếu địa phương có quỹ đất thì việc xây dựng một

bãi chôn lấp hợp vệ sinh cũng vượt quá khả năng tài chính và kỹ thuật của các đô thị
vừa và nhỏ.
Cùng với sự phát triển về kinh tế, nhu cầu về nghỉ ngơi, thư giãn, du lịch sinh
thái và mức sống cao, những sản phẩm chất lượng cao an toàn cho sức khỏe là một nhu
cầu tất yếu (rau sạch).
Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 8
ĐTM Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
Để thị trấn Măng Đen trở thành một khu du lịch, nghỉ mát lí tưởng trong tương
lai, thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước. Để tránh tình trạng ô nhiễm trong
tương lai, đáp ứng cho thị trường du lịch và hòa chung với sự phát triển kinh tế – xã hội
của tỉnh. Đồng thời, góp phần giải quyết việc làm cho người dân lao động tại địa
phương, có nguồn thu nhập ổn định, tránh tình trạng đốt phá rừng cũng như đóng góp
ngân sách và góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà. Như vậy, việc đầu tư xây
dựng nhà máy xử lí rác thải sản xuất phân vi sinh trồng rau sạch trên địa bàn ngay từ
bây giờ là rất cần thiết.
1.3. Vị trí địa lý của dự án
Khu vực dự kiến thực hiện dự án thuộc tiểu khu 479 của lâm trường Măng Cành
I, nằm hai bên đường tỉnh lộ 676 trên địa bàn thôn Kon Năng, xã Măng Cành, huyện
Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Tổng diện tích đất sử dụng: 90.000 m
2
. (Sơ đồ vị trí khu vực
dự án – Phần phụ lục)
Hiện trạng khu đất: đất rừng tự nhiên sản xuất (diện tích khoảng 8 ha) và đất ở,
đất sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân (diện tích khoảng 1 ha). (Theo thông
báo giới thiệu địa điểm đất lập dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác, sản xuất phân
vi sinh – trồng rau sạch tại địa bàn xã Măng Cành của UBND huyện Kon Plông).
Khoảng cách đến khu dân cư gần nhất và các công trình khác: 200m.
1.4. Mục tiêu của Dự án
Với những bức xúc của Việt Nam và thế giới về rác thải ảnh hưởng nghiêm trọng
đến môi trường, trong khi rác thải là nguồn tài nguyên vô tận. Chính vì vậy, Công ty

TNHH Vĩnh Cường đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy xử lí rác thải và sản xuất một
số sản phẩm từ rác, nhằm xử lí các loại rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện, qua đó tận
dụng sản xuất một số sản phẩm từ rác như: phân vi sinh, mùn tinh, dải phân cách đường,
hạt nhựa… để đem lại hiệu quả kinh tế cho Công ty.
Xây dựng nhà máy phân Compost có thể giảm được từ 70 – 80% khối lượng rác
cần xử lí tại các bãi chôn lấp. Bên cạnh đó, góp phần giảm chi phí ngân sách của chính
quyền địa phương hàng năm và tạo ra một lượng phân compost phục vụ nhu cầu sản
xuất rau sạch.
Khai thác và vận dụng những điều kiện khí hậu thổ nhưỡng tại địa phương, tạo ra
những sản phẩm mang đặc thù của vùng không khí lạnh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
nhân dân và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng kim
ngạch xuất khẩu, doanh thu bán hàng và nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
Về mặt xã hội: Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một số lực lượng lao
động cư dân bản địa, giảm bớt tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy và khai thác gỗ
lậu; Từng bước ổn định đời sống cho người dân lao động, giảm gánh nặng cho địa
phương trong việc giải quyết việc làm đối với người lao động; Nộp thuế vào ngân sách
nhà nước; Góp phần xóa đói giảm nghèo cho huyện, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh hơn nữa quá trình thực hiện công nghiệp hóa và
hiện đại hóa đất nước.
1.5. Quy mô đầu tư dự án
* Công tác thu gom và xử lý rác
Công ty kết hợp với chính quyền các cấp tại địa phương tuyên truyền tạo cho
nhân dân thói quen phân loại rác tại hộ gia đình (rác độc hại – rác vô cơ – rác hữu cơ) để
Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 9
ĐTM Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
thuận tiện cho thu gom, tái chế và xử lí. Công tác thu gom được thực hiện như sau:
+ Phân loại tại nguồn:
- Các loại rác vô cơ tái chế (nhựa, sắt, nhôm…) sẽ được bán cho các vựa phế liệu.
- Rác vô cơ không tái chế (mảnh chai, đất, cát, cao su…) sẽ được sử dụng làm
gạch cao su, các tấm lát đường.

- Rác độc hại (bình ắc quy, pin…) sẽ được xử lí và chôn lấp đúng theo quy trình.
- Rác hữu cơ sẽ được đưa vào sản xuất phân vi sinh.
+ Quét dọn đường phố và thu gom rác được tiến hành theo một thời gian nhất
định để không ảnh hưởng đến môi trường và mỹ quan khu du lịch.
+ Thu gom rác thải: Lượng rác thải sinh ra hàng ngày được thu gom lại bằng các
phương tiện và thiết bị:
- Dùng thùng nhựa vệ sinh: đặt trên một số tuyến đường ở khu vực trung tâm.
- Dùng xe đẩy tay: công nhân sử dụng xe đẩy tay đi thu gom rác thải ở khu vực
có nhiều ngỏ hẽm, đường hẹp xe cơ giới không vào được rồi đem ra điểm tập kết.
- Dùng xe cuốn ép trực tiếp vận chuyển rác đến bãi chôn lấp, xe cuốn ép chạy
dọc theo các tuyến đường lớn, dừng lại tại các điểm tập kết rác rồi chuyển rác lên xe và
vận chuyển về nhà máy.
Khối lượng rác thải sinh hoạt toàn thị trấn Kon Plông được tính theo công thức sau:
Rsh = N x (1+q) x G
Trong đó: N: số dân, người. N = 6000 người.
q: tỷ lệ gia tăng dân số, %. q = 1,9%.
G: tiêu chuẩn thải rác. G = 0,35 - 0.45kg/người.ngày (khu vực miền núi)
Lượng rác thải sinh hoạt khu vực thị trấn Kon Plông hiện nay khoảng 2 tấn/ngày,
với hệ số thu gom 80%. Công ty đã chủ động đầu tư xây dựng nhà máy với qui mô phù
hợp để xử lí hết lượng rác sinh hoạt trên địa bàn huyện cả trong tương lai.
* Nhà máy sản xuất phân vi sinh
Nhà máy chế biến rác thải thành phân vi sinh (chiếm 75-80% rác thải sinh hoạt)
được xây dựng trên diện tích 0,91 ha tại thôn Kon Năng, xã Măng Cành, huyện Kon
Plông, tỉnh Kon Tum (sơ đồ vị trí dự án – phần phụ lục). Nhà máy được thiết kế với
công suất 5 tấn/ngày.
* Trồng rau sạch
Loại rau: rau – hoa – quả xứ lạnh như hoa cúc, súp lơ xanh, bắp cải, cà rốt, khoai
tây… Diện tích trồng rau dự kiến là 4,5 ha.
Sau khi có sản phẩm phân vi sinh sẽ kiểm nghiệm chất lượng và dần dần mở rộng
quy mô nhà máy phù hợp với lượng rác thải trên địa bàn.

Tiến hành trồng đa dạng rau với diện tích vừa phải để sản phẩm thâm nhập vào
thị trường một cách vững chắc và có hiệu quả kinh tế ngay từ năm đầu tiên. Tìm và thử
nghiệm các giống rau từ nước ngoài (Trung Quốc, Thái Lan…) phù hợp với khí hậu thổ
nhưỡng của địa phương.
Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 10
ĐTM Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
Các sản phẩm sau khi sản xuất sẽ được kiểm nghiệm đăng ký chất lượng có nhãn
mác, bao bì đặc thù và bảo đảm chất lượng rau sạch. Những năm tiếp theo sẽ dần mở rộng
quy mô và diện tích để đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường nội địa và xuất khẩu.
* Bãi chôn lấp rác thải
Quy mô bãi
Đây là phương pháp được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng cho quá trình xử lý rác
thải. (Ở Hoa Kỳ có trên 80% lượng rác thải đô thị được xử lý bằng phương pháp này;
hoặc ở các nước Anh, Nhật Bản,…)
Khu vực dự án cách trung tâm thị trấn Kon Plông khoảng 5 km, đảm bảo đúng
khoảng cách đến các vành đai công trình theo yêu cầu của Thông tư liên tịch số
01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD của Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường– Bộ Xây dựng.
Bãi chôn lấp của nhà máy có qui mô là 1,8 ha, thuộc loại BCL nhỏ (diện tích bãi
dưới 10 ha và lượng rác trung bình năm dưới 20.000 tấn/năm). Căn cứ theo địa hình tại
khu vực thực hiện dự án có thể áp dụng phương pháp chôn lấp đào rãnh/hố.
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh được thiết kế để đổ bỏ CTR sao cho mức độ gây độc hại
đến môi trường là nhỏ nhất. Tại đây, CTR được đổ bỏ vào các ô chôn lấp của BCL, sau
đó được nén và bao phủ một lớp đất dày khoảng 1,5cm (hay vật liệu bao phủ) ở cuối
mỗi ngày. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh có những ưu điểm sau:
- Ở những nơi có đất trống, BCL hợp vệ sinh thường là phương pháp kinh tế nhất
cho việc đổ bỏ chất thải rắn.
- Đầu tư ban đầu và chi phí hoạt động của BCL hợp vệ sinh thấp so với các phương
pháp khác (đốt, ủ phân).
- BCL hợp vệ sinh có thể nhận tất cả các loại CTR mà không cần thiết phải thu
gom riêng lẻ hay phân loại.

- BCL hợp vệ sinh rất linh hoạt trong khi sử dụng. Vì khi khối lượng CTR gia tăng
có thể tăng cường thêm công nhân và thiết bị cơ giới, trong khi đó các phương pháp
khác phải mở rộng nhà máy để tăng công suất.
- Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các côn trùng, chuột bọ, ruồi muỗi không
sinh sôi nảy nở được.
- Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra giảm thiểu
được các mùi hôi thối gây ô nhiễm không khí.
- Các BCL hợp vệ sinh sau khi đóng cửa có thể xây dựng thành các công viên, các
sân chơi, sân vận động, công viên giáo dục, sân golf, hay các công trình phục vụ nghỉ
ngơi giải trí (recreational facilities). Ở Hoa Kỳ có các sân vận động Denver, Colorado,
Mout Transhmore có nguồn gốc là các bãi chôn lấp.
Tuy nhiên, các BCL hợp vệ sinh cũng có một số nhược điểm sau:
- Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đòi hỏi diện tích đất lớn.
- Các lớp đất phủ ở các BCL hợp vệ sinh thường hay bị gió thổi và phát tán đi xa.
- Các BCL hợp vệ sinh thường sinh ra các khí CH
4
hoặc khí H
2
S độc hại có khả
năng gây cháy nổ hay gây ngạt. Tuy nhiên, khí CH
4
có thể được thu hồi để làm khí đốt.
Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 11
ĐTM Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
- Nếu không xây dựng và quản lý tốt có thể gây ra ô nhiễm nước ngầm và ô nhiễm
không khí.
Lượng rác thải cần chôn lấp: 0,75-1 tấn/ngày (15-20% tổng lượng rác thải).
Thời gian hoạt động của bãi là 50 năm.
Thiết kế các công trình trong bãi chôn lấp rác thải
- Độ dốc ô và mái dốc taluy đào các ô chôn lấp

Để đảm bảo nước rác có thể tự chảy được tới các hố thu nước rác tập trung thì các
ô chôn lấp cần có độ dốc hợp lý (nhỏ nhất là 1%).
Độ dốc đê bao: ngăn cách các ô là đê bao bằng đất sét, có khả năng không thấm
nước cao và phải được dầm chặt. Đê được đắp cao 1m, mặt đê rộng 1.5m, độ dốc mái có
m= 1:1.5
- Hệ thống chống thấm của ô chôn lấp
Để hạn chế sự gây ô nhiễm của nước rác tới nước ngầm, nước mặt trong khu vực
trong và ngoài bãi rác, nơi mà nước rác chảy qua thì toàn bộ bãi chôn lấp rác được
chống thấm thành và đáy bãi, đồng thời dưới đáy bãi có hệ thống thu gom nước rác.
* Thành taluy
Thành ô chôn lấp có được đào với độ dốc 1:1. Thành được thiết kế chống thấm
bằng gia công đầm nén kỹ bề mặt thành bằng lớp đất sét, sau đó phủ lên bề mặt lớp
nhựa chống thấm bằng HDPE 1.5 mm và cuối cùng là lớp bảo vệ bằng đất tự nhiên đầm
chặt dày 20cm.
* Lớp đáy ô chôn lấp
Theo cấu tạo địa chất, lớp đất 2 của đáy bãi chôn lấp có độ thấm 91 x 10
-6
cm/s là
đất á sét đen chứa hàm lượng sét cao, vì vậy đáy bãi được đào sâu 2m đến lớp đất thứ 2
và loại bỏ đi lớp đất phủ bề mặt, sau đó tiến hành chống thấm cho đáy bãi chôn lấp. Đáy
ô chôn lấp được thiết kế chống thấm đảm bảo độ thấm nhỏ nhất là 10
-7
cm/s. Đáy bãi có
độ dốc 3% theo chiều mặt cắt ngang bãi từ 2 bên thành xuống giữa bãi thuận lợi cho
nước rác tập trung về khu vực giữa bãi sau đó được thu vào bằng ống có đục lỗ. Ống thu
gom nước rác được đặt dọc theo chiều dài đáy và đặt dốc 1% theo độ dốc của đáy bãi
đảm bảo quá trình thoát nước tự nhiên về cuối bãi.
Đáy ô chôn lấp rác được thiết kế chống thấm gồm 5 lớp:
+ Lớp 1: lớp đất tự nhiên dày 30cm.
Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 12

i = 1%
a
b
m = a:b =
1:1
i = 1%
a
b
1,5 m
m = a:b = 1:1
b
ĐTM Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
+ Lớp 2: lớp màng địa chất.
+ Lớp 3: lớp sỏi cát thoát nước rò rỉ dày 30cm.
+ Lớp 4: lớp nhựa chống thấm HPDE dày 1.5mm.
+ Lớp 5: lớp đất sét tự nhiên đầm chặt dày 60cm.
∗ Đối với ô chôn lấp đặt biệt lớp chống thấm có cấu tạo kép gồm:
+ Lớp 1: lớp đất tự nhiên dày 30cm.
+ Lớp 2: lớp màng địa chất.
+ Lớp 3: lớp sỏi cát thoát nước rò rỉ thứ nhất dày 50cm.
+ Lớp 4: lớp nhựa chống thấm HPDE thứ nhất dày 1.5mm và lớp vải địa
kỹ thuật.
+ Lớp 5: lớp sỏi cát thoát nước rò rỉ thứ hai dày 50cm.
+ Lớp 6: lớp nhựa chống thấm HPDE thứ hai dày 1.5mm và lớp vải địa kỹ thuật.
+ Lớp 7: lớp đất sét tự nhiên đầm chặt dày 90cm.
* Lớp phủ bề mặt
Để hạn chế sự thấm nước bề mặt xuống ô chôn lấp thì lớp trên cùng của mỗi ô cần
có lớp lót gồm các thành phần sau:
+ Trên cùng là lớp đất tự nhiên trồng cây dày 0,6m.
+ Giữa là lớp sỏi hay cát thoát nước dày 0,3m.

+ Dưới cùng là lớp đất sét nén dày 0,6m.
- Hệ thống thu gom nước rỉ rác
Hệ thống các đường ống thu gom nước rác trong ô chôn lấp được đặt trên lớp
HDPE, dưới lớp đá dăm để không cho rác tiếp xúc trực tiếp với đường ống. Các đường
ống phải được làm thẳng, chiều dài theo TCXDVN 261:2001 và có độ dốc không nhỏ
hơn 1%. Nước rác được thu gom về hố thu nước rác tập trung và chảy về hồ xử lý nước
thải. Tại đây nước rác được xử lý đạt tiêu chuẩn và thải ra ngoài môi trường.
- Hệ thống thu gom khí rác.
- Hệ thống thoát nước mưa.
- Hệ thống giếng quan trắc nước ngầm.
- Hệ thống xử lý nước rác.
1.6. Các hạng mục công trình chính của dự án
Tổng diện tích khu đất: 90.000m
2
. Các hạng mục công trình chính của dự án
được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2 – Các hạng mục công trình chính của dự án
STT Hạng mục Đơn vị Số lượng
I Khối xây dựng
1 Nhà bảo vệ m
2
60
2 Văn phòng trưng bày sản phẩm m
2
20
3 Sân phơi + kho bãi m
2
6.000
Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 13
ĐTM Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch

4 Nhà làm việc và nhà ở m
2
900
5 Nhà xưởng xử lí rác m
2
1.000
6 Nhà xưởng chế biến và đóng gói m
2
1.000
7 Bể ủ m
2
200
II Khối trồng trọt
1 Nhà kính trồng rau m
2
15.000
2 Rau hoa ngoài trời m
2
30.000
III Các công trình phụ trợ
1 Nhà vệ sinh, bể nước cứu hỏa, bể nước thải m
2
1.000
2 Dải cây xanh m
2
700
3 Đường nội bộ m
2
16.700
4 Bãi chôn lấp m

2
18.000
Giải pháp xây dựng
Một trong những yêu cầu quan trọng nhất của xây dựng nhà máy chế biến các sản
phẩm từ rác thải là phải phù hợp với qui trình công nghệ chế biến từ đầu vào đến đầu ra.
Quy trình lưu chuyển của nguyên liệu, bán thành phẩm đến thành phẩm phải hợp lí
nhằm tiết kiệm thời gian, phí sản xuất giữa các công đoạn.
Tuy nhiên, cũng cần phải bảo đảm tận dụng tối đa diện tích nhà xưởng nhằm tiết
kiệm chi phí xây dựng và thuận lợi cho việc nâng cấp qui mô trọng tương lai. Đồng thời
bảo đảm vệ sinh, môi trường thông thoáng, không ô nhiễm, bảo đảm phòng cháy chữa
cháy và cảnh quan chung.
Về cơ bản có thể chia nhà máy thành 4 khu vực: khu vực văn phòng, khu vực
xử lí rác, khu vực nhà xưởng chế biến, đóng gói sản phẩm và khu vực trồng trọt,
chăn nuôi.
* Khu vực văn phòng: Nhà làm việc, nhà ăn ca, khu vệ sinh là loại nhà cấp 4,
móng xây đá chẻ, tường thạch mái lợp tole. Khu vực nhà làm việc cách xa khu vực sản
xuất để tránh tiếng ồn làm ảnh hưởng đến công việc.
- Nhà làm việc cấp 4 kết cấu móng đá chẻ vữa XM mác 50.
- Mái tôn lạnh, ban công đổ BTCT tại chỗ, mác bê tông 200 trên ban công có tạo
dốc ra phía phễu thu nước.
- Nền nhà văn phòng lát gạch nung tráng men, trần lát tấm ép nhựa dày, thanh
đơn khép mí, khu vực vệ sinh nền lát gạch nung tráng men, chân tường ốp gạch nung
tráng men, mái bê tông cốt thép.
- Hệ thống các cửa đi và cửa sổ văn phòng làm bằng gỗ – hoặc khung nhôm.
- Toàn bộ công trình quét vôi ve trong nhà, ngoài quét nước xi măng trong quét
vôi trắng.
* Khu vực nhà máy xử lí rác: là nhà khung tiền chế, khu vực này được đặt ở tiện
đường đi lại và riêng biệt, có dải cây xanh che khuất.
* Khu vực nhà xưởng sản xuất: Gồm 2 dãy nhà xưởng chính với kết cấu: móng
đá chẻ, khung cột chịu lực, khung trần thép theo kiểu nhà tiền chế, mái lợp tôn lạnh,

chiều cao trần nhà 4,5m. nền láng xi măng M200, hệ thống thông gió, hút bụi, lưới điện
hoàn chỉnh đảm bảo đáp ứng cho yêu cầu sản xuất.
* Khu vực thành phẩm và kho: Được bố trí phù hợp với qui trình sản xuất sản
phẩm và phải bảo đảm ở khu vực giao nhận hàng thuận lợi, cách xa những công đoạn
Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 14
ĐTM Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
sản xuất có nhiều bụi. Do vậy khu vực thành phẩm và kho được bố trí ở phía trước khu
vực sản xuất.
* Nhà kính trồng rau: gồm nhiều dãy, mỗi dãy 1.000 m
2
trụ và kèo bằng vật liệu
cây gỗ và được che phủ bằng tấm nhựa trong.
Các nhà xưởng, kho móng trụ BTCT đỡ vì kèo gỗ hoặc sắt kiên cố ổn định.
Đồng thời, để đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thêm vẻ mỹ
quan cho nhà máy thì ngoài các khu được xây dựng trên, sẽ qui hoạch khu vực trồng cây
xanh, cây cảnh, xây dựng bể nước phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và phòng cháy chữa
cháy, xây dựng nhà để xe, hệ thống cấp thốt nước… Việc xây dựng các công trình này đảm
bảo mỹ quan cho nhà máy và đạt tiêu chuẩn môi trường.
1.7. Danh mục thiết bị và máy móc
Bảng 3 – Danh mục thiết bị máy móc
Tên thiết bị Xuất xứ
Đặc tính
kỹ thuật
Số lượng
NK hay
mua tại VN
I- Cho sản xuất:
- Máy vo viên
- Máy đóng bao
- Máy sàng phân


VN
VN
VN
Ly tâm
Kim khâu
Ly tâm
01
01
01
Mua tại VN
II- Vận chuyển:
- Xe đẩy tay 3 bánh
- Xe rùa
- Ô tô chuyên dụng

VN
VN
VN
Đẩy tay
Đẩy tay
Động cơ
06
06
05
Mua tại VN
III- Cho văn phòng:
- Máy Vi Tính
- Máy lạnh


TQ
HQ
03
03
Mua tại VN
1.8. Danh mục trang thiết bị phục vụ làm việc
Bảng 4 – Danh mục trang thiết bị phục vụ làm việc
Stt Hạng mục ĐVT Số lượng
1 Áo quần công nhân bộ 24
2 Bình bơm cái 3
3 EM lít Tùy nhu cầu
4 Sàng phân(sàng cát XD) cái 4
5 Xẻng (TQ) cái 6
6 Găng tay đôi 24
7 Khẩu trang cái 24
8 Mũ đội cái 24
9 Dây nhựa để tưới mét 100
10 Nhiệt kế cái 6
11 Xô xách rác cái 6
12 cuốc cào cái 6
13 Ủng bảo hộ đôi 24
14 Cân 100kg cái 1
Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 15
ĐTM Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
15 Giỏ cây xé cái 6
16 Bạt che mưa mét 200
17 Chổi quét cái 10
1.9. Chi phí cho dự án
Tổng kinh phí đầu tư dự án: 19.000.000.000 đồng Việt Nam.
Bảng 5 – Tổng hợp vốn vốn đầu tư của dự án

STT Hạng mục Giá trị
1 Chi phí cơ sở hạ tầng 4.050.000.000
2 Chi phí xây dựng công trình 11.350.000.000
3 Chi phí trang thiết bị máy móc 2.677.000.000
4 Chi phí trang thiết bị phục vụ làm việc 100.000.000
5 Chi phí thiết kế 257.910.600
6 Chi phí dự án và báo cáo ĐTM 73.363.636
7 Chi phí dự phòng 493.000.000
Nguồn vốn
-Vốn tự có của doanh nghiệp : 20%
-Vốn vay (tín dụng thương mại) : 80%
1.10. Quy trình sản xuất
Sơ đồ qui trình công nghệ nhà máy xử lý rác thải,
sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch

Ủ sinh học (compost) có thể được coi như là quá trình ổn định sinh hoá các chất
hữu cơ thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo
môi trường tối ưu đối với quá trình. Quá trình ủ được thực hiện theo hai phương pháp:
• Phương pháp ủ yếm khí.
• Phương pháp ủ hiếu khí (thổi khí cưỡng bức).
Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 16
THU GOM
XỬ LÝ
PHÂN
VI SINH
KIỂM NGHIỆM
LÀM GIÀU PHÂN
SẢN XUẤT
RAU SẠCH
KIỂM

NGHIỆM
ĐÓNG GÓI
NHÃN MÁC
THỊ TRƯỜNG
TIÊU THỤ
NGƯỜI
TIÊU DÙNG
RÁC THẢI
SINH
HOẠT
ĐTM Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
a. Nguyên lý ủ phân ở chế độ yếm khí
Thực chất của quá trình ủ yếm khí là sự phân giải phức tạp gluxit, lipit và protein
với sự tham gia của các vi sinh vật kỵ khí.
Rác hữu cơ (bổ sung nhiệt độ, độ ẩm, vi sinh vật) -O
2
CH
4
+ H
2
S + H
2
O + phân
hữu cơ.
b. Nguyên lý ủ phân ở chế độ hiếu khí
Nguyên lý của phương pháp này chủ yếu là sử dụng các chủng vi sinh vật có sẵn
trong tự nhiên, bổ sung thêm các chế phẩm vi sinh vật phân giải mạnh xenluloza,
protein Điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, oxy, độ thoáng khí, pH nhằm kích thích sự phát
triển của hệ vi sinh vật có trong bể ủ để phân huỷ các chất hữu cơ tạo thành mùn.
Phế thải hữu cơ + nhiệt độ + độ ẩm + O

2
+ chất dinh dưỡng (phân người) + EM
Phân hữu cơ
Rác hữu cơ +O
2
H
2
O + CHNOS (humus)
(độ ẩm, nhiệt độ, vi sinh vật)
CHNOS (humus) được gọi là compost, là thành phần dinh dưỡng chế tạo phân rác.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ
 Phân loại và nghiền
Việc phân loại cẩn thận các chất thải là rất quan trọng để có thể đạt được một quá
trình compost hoàn hảo.
Việc giảm kích thước của nguyên liệu (bằng cách băm nhỏ hoặc sàn phân loại) như
một hệ quả làm tăng nhanh tốc độ phân huỷ.
 Nhiệt độ
Sự giải phóng CO
2
tối đa xảy ra ở nhiệt độ 55
0
C. Mỗi sinh vật đều có nhiệt độ tối
ưu để tăng trưởng. Nhiệt độ tối ưu cho quá trình sinh hoá là 40 - 55
0
C. Nhiệt độ cao
(ngưỡng trên) thì tốc độ và mức ủ sẽ nhanh hơn.
 Độ ẩm
Độ ẩm tối ưu đối với quá trình là 45 - 60 %. Nếu vật liệu quá khô không đủ độ ẩm
cho sự tồn tại của vi sinh vật hoặc nếu vật liệu quá ẩm thì sẽ xảy ra quá trình lên men
yếm khí, O

2
không lọt vào được
 Ảnh hưởng của pH
pH giảm xuống 6,5 – 5,5 trong giai đoạn tiêu huỷ ưa mát và sau đó tăng nhanh ở
giai đoạn ưa ấm tới pH = 8 sau đó giảm nhẹ xuống còn 7,5 trong giai đoạn lạnh và sau
đó ổn định ít thay đổi.
Nếu dùng vôi để tăng pH ở giai đoạn đầu và pH sẽ tăng lên ngoài ngưỡng mong
muốn làm cho nitơ ở dạng muối sẽ mất đi.
 Độ thoáng khí và phân phối O2
Sự phân phối O
2
cho bể ủ là cần thiết bởi vi sinh vật hiếu khí cần O
2
để phân giải
các hợp chất hữu cơ. Lượng O
2
tiêu thụ khoảng 4m
3
O
2
/1 tấn rác/ngày. Nhu cầu O
2
tiêu
thụ rất lớn trong những ngày đầu của quá trình compost và sau đó giảm dần. Sự sản sinh
Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 17
ĐTM Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
CO
2
tương đương với lượng O
2

tiêu thụ. Quá trình kỵ khí bắt đầu khi tỷ lệ O
2
trong bể ủ
nhỏ hơn 10%, sau đó khí CH
4
sẽ xuất hiện.
 Tỷ lệ C/N
Nếu ngay từ đầu tỷ lệ C/N thấp thì sự khoáng hoá nitơ thu được từ sự cố định nitơ.
Tỷ lệ C/N cao có thể làm mất nitơ bởi amoniac NH
3
. Tỷ lệ C/N = 50/1 hoặc ít hơn để
sao cho không thiếu các chất dinh dưỡng cho quá trình ủ.
 Công nghệ composting
Công nghệ xử lý rác của nhà máy chế biến phân vi sinh trong khu liên hợp xử lý
rác thành phố Tam Kỳ công suất 290 tấn/ngày đêm, được áp dụng công nghệ ủ lên men
đống tĩnh, có thổi khí cưỡng bức đảm bảo hợp vệ sinh.
Quá trình công nghệ ủ như sau:
Rác thải được thu gom từ thành phố nhập về nhà máy phun dung dịch EM
sơ lọc đưa vào băng tải tiếp liệu phân loại trên băng chuyền
Đưa về sân đảo trộn (rác hữu cơ 100%) bổ sung vi sinh vật + EM
đảo trộn bằng máy xúc chuyên dùng đưa vào bể ủ háo khí ủ chín
đưa vào hệ thống sàn nghiền phân loại sản phẩm đóng bao.
Qui trình, công nghệ xử lí rác
Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 18
THU GOM
PHÂN LOẠI
RÁC VÔ CƠ
RÁC HỮU CƠ
BÁN VE CHAI
CHÔN LẤP

Ủ HOAI
KIỂM SOÁT NHIỆT
ĐỘ/ ĐỘ ẨM
Ủ CHÍN
SÀNG
PHÂN COMPOST
NHẬP KHO
SẢN XUẤT
TRỒNG TRỌT
ĐTM Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
1.10.1. Xử lí rác sản xuất phân compost
Sản phẩm chính là phân compost được sản xuất từ rác thải sinh hoạt hộ gia đình.
Với nhu cầu hiện nay tại địa phương, thị trường phân compost thân thiện với môi
trường, có các chỉ số hàm lượng dinh dưỡng cao, khả năng cải tạo đất tốt là rất tiềm
năng và có thể nói không đủ để cung ứng cho thị trường trồng rau sạch nói riêng và nhu
cầu nông nghiệp nói chung tại địa phương.
Thu gom, vận chuyển rác phải vào một thời gian nhất định trong ngày (3 – 6 giờ
sáng) để bảo đảm về môi trường và mỹ quan cho khu du lịch sinh thái.
Rác được sơ loại trước khi đưa vào băng tải nhặt (loại bỏ vật có kích cỡ lớn
chiếm từ 20 - 25% tổng lượng chất thải rắn). Các dụng cụ phân loại gồm: cào 3 răng,
dao quắm, và các xe thu gom. Sau đó, được đưa vào băng tải nhặt và được phân loại do
người công nhân thực hiện đứng đều hai bên băng tải nhặt. Sau khi phân loại chỉ còn
hoàn toàn rác hữu cơ tiếp tục đưa qua máy nghiền băm nhỏ. Rác băm nhỏ được đưa qua
hệ thống băng chuyền trung gian vận chuyển về băng tải phân phối.
Phân compost thô sau khi đã được sản xuất ra, sẽ được phân tích các chỉ tiêu dinh
dưỡng và hàm lượng kim loại năng, trên cơ sở đó sẽ được bổ sung hàm lượng vi lượng
còn thiếu và viên thành hạt nhằm đáp ứng với từng loại cây trồng khác nhau, nhằm đa
dạng hóa sản phẩm và cũng là đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn.
1.10.2. Qui trình trồng rau
- Do yêu cầu nghiêm ngặt của sản xuất rau – hoa – quả xứ lạnh, vùng thích nghi

rau – hoa xứ lạnh được chọn phải đạt tiêu chí:
(1) Độ cao >1.000m (so với độ cao mặt biển)
(2) Độ dốc thấp < 8
0
cho sản xuất rau – hoa.
(3) Đất có thành phần cơ giới từ cát pha thịt nhẹ đến thịt trung bình thốt nước tốt
(để trồng rau hoa).
(4) Có nguồn nước tưới, đặc biệt là nước mặt.
- Rau sạch đòi hỏi rất cao về chất lượng đất, nước tưới và không khí môi trường
xung quanh nên phải được trồng theo đúng qui trình kỹ thuật mới bảo đảm được chất
lượng sản phẩm.
- Rau sạch sau khi được sản xuất có kiểm nghiệm, đăng ký chất lượng và dán
nhãn mác rồi mới được xuất ra thị trường tiêu thụ.
- Các hộ nông dân được Công ty đứng ra xuất hàng phải đảm bảo chất lượng tiêu
chuẩn thương hiệu.
1.11. Tiến độ triển khai dự án
Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm. Dự án sẽ được chia làm hai giai đoạn:
Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 19
ĐTM Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
- Giai đoạn 1 (từ năm 2008 đến năm 2012): Bao gồm xây dựng các hạng mục:
nhà xưởng xử lí rác, nhà bảo vệ, văn phòng và phòng trưng bày sản phẩm, sân phơi +
kho bãi, bể ủ, nhà kính trồng rau, bãi chôn lấp rác, nhà vệ sinh, bể nước cứu hỏa, bể
chứa nước thải, tường rào cổng ngõ, đường nội bộ.
- Giai đoạn 2 (từ năm 2012 đến năm 2015): Xây dựng nhà xưởng chế biến và
đóng gói, nhà bảo vệ, nhà kính trồng rau, nhà làm việc và nhà ở cho công nhân, đường
nội bộ, dải cây xanh và trồng rau hoa ngoài trời.
1.12. Bố trí nhân lực và bộ máy
Khi đi vào hoạt động, trong công tác quản lí và lao động phải tuân thủ những
nguyên tắc cơ bản sau:
- Ưu tiên giải quyết lao động tại địa phương.

- Đảm bảo quyền lợi của người lao động và sử dụng lao động theo đúng qui định
của Pháp luật Nhà nước, xây dựng tổ chức Công đoàn của Công ty.
- Có phương án đào tạo kỹ thuật nâng cao tay nghề cho công nhân.
- Bố trí quản lí tinh gọn và có hiệu quả.
- Có chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng và kịp thời nhằm đảm bảo an toàn trong
sản xuất và khuyến khích nâng cao hiệu quả lao động.
Bộ máy quản lí bố trí như sau:
- Giám đốc điều hành chung : 01 người
- Phó giám đốc kỹ thuật : 01 người
- Phó giám đốc điều hành sản xuất : 01 người
- Kỹ thuật : 02 người
- Kế toán : 02 người
- Văn thư, thủ quỹ : 01 người
- Quản đốc : 02 người
- Kế hoạch kinh doanh : 02 người
- Bảo vệ : 02 người
- Công nhân trực tiếp sản xuất : 65 người
Cộng : 79 người
Dự kiến phát sinh: Khi dự án phát triển, lượng nhân công sẽ tăng thêm khoảng
50 người.
1.13. Đánh giá chung
- Về điều kiện tự nhiên
+ Đất đỏ bazan độ dốc tương đối thích hợp.
+ Khí hậu mát mẻ, lượng mưa trên năm dồi dào.
+ Có nguồn nước tưới mặt.
+ Có khả năng xây dựng thành một vùng chuyên canh rau hoa quy mô lớn.
Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 20
ĐTM Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
- Về kinh tế – xã hội
+ Chưa có dân cư trú và sản xuất.

+ Đất rừng sản xuất nghèo kiệt đang được đề nghị chuyển mục đích sử dụng để
đạt hiệu quả kinh tế – xã hội cao hơn.
+ Có thị trường tiêu thụ nội địa gần và dung lượng lớn, có thị trường xuất khẩu
trước hết là Nam Lào.
Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 21
ĐTM Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
- Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật
+ Cơ bản đã có đường giao thông (tỉnh lộ 676).
+ Đã có điện lưới quốc gia.
+ Phương tiện liên lạc thuận tiện.
- Về thị trường tiêu thụ
+ Giao thông thuận tiện.
+ Thị trường tiêu thụ rất lớn ước tính hàng năm tiêu thụ trên 100.000 tấn
Đó là những thuận lợi để dự án phát triển vùng rau – hoa xứ lạnh. Tuy vậy, vẫn
còn có những khó khăn sau đây:
- Lượng mưa tương đối nhiều hơn Đà Lạt nên hoa và rau trồng khó khăn hơn, cần
được gieo trồng trong nhà màng và lựa chọn thời vụ gieo trồng thích hợp để tránh những
đợt mưa lớn đối với giống rau hoa trồng ngoài ruộng.
- Tuy có nguồn nước tưới, song để đưa được nước tưới đến địa bàn sản xuất, suất
đầu tư phải cao do độ dốc lớn.
- Chất lượng đường giao thông còn thấp.
- Chưa có lao động phù hợp với sản xuất rau – hoa, vì đòi hỏi phải có trình độ kỹ
thuật canh tác cao.
Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 22
ĐTM Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ
MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN
Khu vực thực hiện dự án địa bàn thôn Kon Năng, xã Măng Cành, huyện Kon
Plông, tỉnh Kon Tum nên phần lớn điều kiện khí tượng, thủy văn thuộc khu vực tỉnh Kon
Tum. Các thông tin về điều kiện khí tượng thủy văn tại khu vực được mô tả như sau:

2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.Vị trí địa lý
Kon Plông là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum. Tổng diện
tích tự nhiên toàn huyện 137.964,8 ha, trong đó đất nông nghiệp 4.664.24 ha (chiếm
3,52%), đất lâm nghiệp 114.132,26 ha (chiếm 82,71%), đất chuyên dùng, đất ở và đất
sông suối 2.266,56 ha (chiếm 1,64%), đất chưa sử dụng 16.687,55 ha (chiếm 12,1%).
Huyện Kon Plông được thành lập từ ngày 31/1/2002 từ chủ trương chia tách
huyện Kon Rẫy cũ.
- Huyện có tọa độ địa lí
+ Vĩ độ Bắc từ 14
0
19’55’’.
+ Kinh độ đông 108
0
03’45’’ đến 108
0
22’40’’.
- Có ranh giới hành chính
+ Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi.
+ Phía Tây giáp Đăk Tô – Kon Tum
+ Phía Nam giáp huyện Kbang, Mang Yang - tỉnh Gia Lai.
+ Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam.
+ Phía Tây Nam giáp huyện Kon Rẫy – tỉnh Kon Tum.
2.1.2. Địa hình
Khu vực thực hiện dự án thuộc địa bàn thôn Kon Năng, xã Măng Cành, huyện
Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Nằm ở phía Tây Bắc trung tâm huyện, có độ cao trung bình
1.100m – 1.200m gồm nhiều núi liền giải, đỉnh bằng và không rộng.
Đặc điểm địa hình này thuận lợi là có địa bàn để trồng rau – hoa, khó khăn là độ
dốc tương đối lớn, tốn kém hơn trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhất là đường
giao thông, điện và thủy lợi.

2.1.3. Đặc điểm về thời tiết, khí hậu
Qua số liệu quan trắc tại các trạm khí tượng Đăk Tô và Kon Tum cho thấy chế độ
nhiệt của lưu vực mang tính chất của vùng nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Mùa đông
tương đối lạnh và mùa hè tương đối nóng. Phạm vi dao động của nhiệt độ giữa tháng
nóng nhất và tháng lạnh nhất là không lớn, khoảng 5
0
C; trong khi đó dao động nhiệt độ
không khí là không đáng kể đặc biệt vào mùa khô chỉ đạt trên 27
0
C (Kon Tum). Các
tháng nóng nhất thường là tháng III và tháng IV; và các tháng lạnh nhất là tháng XII, I.
Nhiệt độ trung bình năm là 20,7
0
C, tổng nhiệt độ/năm là 7.335
0
C (trong đó vụ Đông
Xuân là 3.620
0
C, vụ hè thu – mùa 3.715
0
C)
Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 23
ĐTM Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
Bảng 6 – Đặc trưng nhiệt độ không khí khu vực Kon Plông
Tháng
Khoản mục

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
TB
năm

Nhiệt độ
trung bình
(TB)
17,5 18,2 21,0 22,5 22,7 22,6 22,5 21,1 21,5 20,2 19,2 18,4 20,7
Nhiệt độ
cao nhất (TB)
2,75 28,0 28,5 28,4 28,0 28,0 27,7 27,5 27,4 27,2 27,0 27,6 22,7
Nhiệt độ
thấp nhất (TB)
7,4 8,3 10,2 14,5 15,8 15,6 16,2 16,5 16,5 15,5 13,0 8,8 13,2
Tổng số
giờ nắng
95,8 125,8 150,6 130,2 121,5 80,5 75,8 60,5 50,1 45,2 40,6 60,1 1036,7
* Chế độ mưa và ẩm: có lượng mưa trung bình/năm là 2.324,9 mm với 176
ngày mưa và độ ẩm không khí trung bình năm là 85%. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến
tháng 12 với 95% lượng mưa cả năm. Số ngày mưa trong những tháng mùa mưa bình
quân tháng là 24,6 ngày. Thừa độ ẩm trong mùa mưa, đủ độ ẩm trong mùa khô.
Bảng 7 – Lượng mưa, số ngày mưa và độ ẩm không khí
Tháng
Khoản mục
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
TB
năm
Lượng mưa
TB (mm)
45,8 12 9,5 5,5 35,5 215,8 328,2 355,2 350,1 461,1 355,4 150,8 2324,9
Số ngày mưa
TB (ngày)
12 3 2 3 8 16 20 26 26 25 20 15 176
Độ ẩm không

khí TB (%)
84 82 79 81 83 85 87 90 89 92 89 85 85
(Nguồn: Tài liệu “Đặc điểm khí hậu Kon Tum)
* Gió
Hướng gió trên khu vực thay đổi theo mùa và có đặc điểm gió mùa Đông Nam.
Hướng gió thịnh hành là hướng gió Đông và hướng gió Tây với tần xuất xuất hiện khoảng
20- 50%. Hướng gió Bắc và hướng Nam xuất hiện ít khoảng 1-3%. Kết quả tính tần suất
hướng gió căn cứ trên cơ sở số liệu quan trắc gió tại trạm Kon Tum và Pleiku từ năm
1977 đến nay. Tốc độ gió trung bình ít thay đổi theo tháng và theo mùa, nhưng do ảnh
hưởng của địa hình, tốc độ gió có giảm đi và hướng gió thay đổi khác nhau. Nhìn chung,
tốc độ gió mùa khô lớn hơn mùa mưa.
Trong các tháng XI- II tốc độ gió trung bình 3m/s lớn hơn so với các tháng khác
trong năm.
Bảng 8 – Tần suất xuất hiện các hướng gió trong năm của Đăk Tô
Hướng N NE E SE S SW W NW
2% 20,0 22,4 29,5 64,3 17,2 15,4 13,3 21,9
4% 18,0 20,1 24,7 45,3 15,6 13,8 11,9 18,8
10% 15,3 16,8 18,7 25,0 13,5 11,7 10,0 14,7
20% 13,1 14,3 14,4 13,9 11,7 9,9 8,6 11,5
Bảng 9 – Tốc độ gió lớn nhất và hướng của trạm Đăk Tô
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Vmax 15 15 18 20 15 15 14 12 16 14 16 15 20
Hướng ENE E NE NE SW NW NW W NE E,W E NE,E NE
Năm 1987 84,9 85 85 NN 97 87 86,9 88 86,9 64 86,9 8/4/85
Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 24
ĐTM Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
* Bốc hơi
Do độ ẩm không khí cao nên bốc hơi không lớn. Lượng bốc hơi tháng lớn nhất
đo bằng ống Piche xảy ra vào mùa khô từ các tháng I đến tháng V đạt tới 248mm (tháng
3 năm 1981) ở trạm Đăk Tô. Từ tháng VIII đến tháng X do mưa nhiều lượng bốc hơi

tháng giảm xuống khoảng 10,7mm.
2.1.4. Đặc điểm địa chất công trình
Đất được hình thành trên đá Bazan trong điều kiện nhiệt đới ẩm, thảm thực vật
rừng tự nhiên, thường xanh, độ che phủ cao, độ ẩm lớn, có điều kiện tích lũy mùn.
Đặc điểm hình thái hóa lý – hóa học đất: Đất mùn nâu đỏ trên đá bazan có sự
phân hóa tầng đất chủ yếu dựa vào sự thay đổi về hàm lượng chất hữu cơ, mùn trong
đất, lớp đất mặt cao hơn so với lớp đất sâu. Đất mùn nâu đỏ trên đá bazan có tầng thảm
mục trên mặt dày 10 – 20cm. Tầng đất mặt giàu mùn và chất hữu cơ dạng bán phân giải.
Đất có cấu trúc viên và độ xốp cao suốt phẫu diện.
2.1.5. Đặc điểm hệ sinh thái khu vực
- Các loại cây gỗ kinh tế: Trong tổ thành thực vật của huyện có nhiều loại cây có
giá trị kinh tế, khoa học khác nhau: gỗ quý hiếm như Trắc mật, cẩm lai, Dáng hương,
Muồng đen Gỗ tàu thuyền, cầu cống, tà vẹt như Vên vên, Sao đen, Sao xanh; gỗ xây
dựng làm đồ gia dụng như Giổi đỏ, giổi xanh, Đinh hương Gỗ làm nguyên liệu giấy
như thông 3 lá, thông 2 lá
- Đặc sản rừng: gồm Sâm là loại cây dược liệu quý ở nước ta; Sa Nhân phân bố ở
ven khe sông suối trong kiểu rừng kín lá rộng thường xanh; Nhựa thông (thông 2 lá)
phân bố nhiều nơi trên địa bàn huyện; Song mây là một nguồn lợi khá lớn gồm các loại
mây tắt, mây đắng, song bột, mây nếp là nguyên liệu cho các mặt hàng thủ công mỹ
nghệ xuất khẩu. Ngoài ra còn có các dược liệu quý hiếm như: Mã Tiền, Vạng đắng, Hà
thủ ô phân bố hầu hết các kiểu rừng.
- Tài nguyên động vật rừng: khá phong phú gồm có: Nai, Hoẵng, Lợn rừng, Gấu,
đặc biệt Gấu, mật gấu là loài dược liệu rất quý để chữa chấn thương và nhiều bệnh khác.
Sự phân bố động vật hoang dã này tuỳ thuộc môi trường sinh thái và mật độ dân cư.
2.2. Hiện trạng môi trường tại khu vực Dự án
Để có cơ sở đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và dự báo các tác động
đến môi trường khu vực khi Dự án đi vào hoạt động, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, đo
đạc và lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường nước và không khí tại khu vực dự kiến
thực hiện Dự án. Kết quả được trình bày ở bảng dưới đây:
2.2.1. Môi trường không khí và vi khí hậu

Để có cơ sở đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và dự báo các tác động
đến môi trường khu vực khi Dự án đi vào hoạt động, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, đo
đạc và lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường nước và không khí tại khu vực dự kiến
thực hiện Dự án. Kết quả được trình bày ở bảng dưới đây:
a. Môi trường không khí và vi khí hậu
Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 25

×