Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tóm tắt luận án nghiên cứu văn tự hán nôm trên đồ gốm sứ việt nam từ tk xv đến tk xix

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.19 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu 5
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5
4.1. Cơ sở lý luận 5
4.2. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Đóng góp mới của đề tài 5
1.1. Các nghiên cứu đã được xuất bản chính thức 6
1.1.1. Công trình xuất bản đầu thế kỷ XX đến trước năm 1945 6
1.1.2. Công trình xuất bản từ năm 1945 – 1975 6
1.1.3. Công trình xuất bản từ năm 1975 đến nay 6
1.2. Tư liệu từ các bảo tàng, sưu tầm tư nhân và mạng internet 7
1.2.1. Tư liệu từ các bảo tàng trong nước 7
1.2.2. Tư liệu từ các bảo tàng ở nước ngoài 7
1.2.3. Tư liệu từ bảo tàng tư nhân và bộ sưu tập tư nhân 7
1.2.4. Tư liệu thông qua mạng Internet 7
Tiểu kết 8
2.4.1. Đặc điểm về bố trí chữ Nôm trên sản phẩm gốm sứ 9
2.4.2. Đặc điểm của văn tự Nôm 9
2.4.2.1. Đặc điểm về bố trí chữ Nôm trên sản phẩm gốm sứ 10
2.4.2.2. Phân loại chữ Nôm và những đặc trưng 10
2.5. Giá trị của các văn tự Hán Nôm trên gốm sứ từ thế kỷ XV – XIX 10
Tiểu kết 11
Chương 3: NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỀ NỘI DUNG VĂN TỰ HÁN NÔM TRÊN GỐM, SỨ TỪ TK
XV–XIX 12
3.1. Văn tự chỉ niên đại 12


3.1.1. Văn tự chỉ niên đại theo hiệu vua 12
3.1.2. Văn tự chỉ niên đại ghi theo can chi 12
3.1.3. Văn tự chỉ niên đại theo can chi kết hợp với niên hiệu vua 12
3.2. Văn tự chỉ nơi tàng khoản, lạc khoản và thương hiệu 12
3.2.1. Văn tự chỉ nơi tàng khoản 12
3.2.2. Văn tự chỉ lạc khoản 12
3.2.3. Văn tự chỉ thương hiệu 13
3.3. Văn tự đề từ 13
Đề từ ( 提 詞, text), là văn tự dùng để viết thơ, văn ca tụng cảnh vật, tình cảm của con người 13
3.3.1. Thơ, văn chữ Nôm 13
1
3.3.2. Thơ, văn chữ Hán 13
3.4. Giá trị nội dung của văn tự Hán Nôm trên gốm, sứ thế kỷ XV – XIX 13
Tiểu kết 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
PHỤ LỤC 23
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, các triều đại phong kiến ở Việt Nam thay nhau lên nắm
quyền. Mỗi triều đại mới xuất hiện kéo theo sự xuất hiện của các vật dụng gốm sứ mang phong
cách riêng của triều đại đó. Vì thế, cổ vật nói chung và gốm sứ cổ nói riêng tự nhiên trở thành
tấm gương phản chiếu cho từng giai đoạn lịch sử. Việc minh chứng cho mỗi giai đoạn lịch sử
thông qua gốm sứ đòi hỏi chúng ta phải nắm được niên đại của cổ vật đó, có nghĩa cổ vật được
minh chứng phải phù hợp với giai đoạn lịch sử được xem xét. Có nhiều cách để chúng ta tìm ra
niên đại thực của cổ vật, một trong những cách xác định niên đại được coi là nhanh và chính
xác nhất là thông qua văn tự ghi niên đại trên cổ vật đó. Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên
cứu cổ vật (đặc biệt là nghiên cứu gốm sứ cổ) thường tìm hiểu chất liệu, hoa văn, điển tích; một
số ít thông qua văn tự Hán Nôm để lý giải cụ thể hơn những điển tích trên cổ vật mà chưa lấy
văn tự Hán Nôm làm chủ thể chính trong công tác nghiên cứu so sánh, cũng như nghiên cứu

chuyên sâu, chuyên biệt thông qua gốm, sứ.
Trải qua thời gian, cùng với những biến động của lịch sử, tự nhiên, xã hội, cổ vật gốm
sứ ở Việt Nam ngày bị mai một, nhưng cũng ngày càng khẳng định được giá trị tư liệu lịch sử
trong đó. Tuy nhiên, rất hiếm nhà nghiên cứu lịch sử, cổ vật, Hán Nôm đi vào tập hợp có hệ
thống những văn tự Hán Nôm xuất hiện trên gốm sứ Việt Nam từ TK XV – XIX. Qua đó, xây
dựng nên hệ thống mang tính phổ quát nhất những vấn đề về Hán Nôm trên đồ gốm sứ cổ trong
mỗi giai đoạn.
Văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ cổ là một trong những tư liệu quan trọng để minh
chứng cho một nền văn hoá hay một nền văn minh nào đó. Thông qua văn tự Hán Nôm, chúng
ta còn biết về lịch sử các làng nghề, lịch sử về thương mại, ngoại giao… Nhất là những tác
phẩm Hán Nôm tiêu biểu có nhiều dị bản được đề vịnh thì càng có giá trị trong việc tìm hiểu về
tác giả, tác phẩm. Ngoài ra, việc nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên gốm sứ sẽ mở cho chúng ta
con đường tiến tới xây dựng và phát triển hệ thống những quan điểm trong nghiên cứu bút tích
học trên gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX.
Văn tự trên đồ gốm sứ Việt Nam xuất hiện khá sớm, tuy nhiên trong quá trình phát triển,
chúng đã chịu ảnh hưởng từ cách thức chế tác gốm sứ Trung Quốc. Vì thế, khi phân định gốm
sứ, thể thức văn tự, không ít nhà nghiên cứu đã có sự nhầm lẫn giữa sứ Việt Nam và sứ Trung
Quốc, nhất là gốm sứ giữa thế kỷ XVIII đến đầu XIX. Vì thế, việc phân định sứ Việt Nam và
sứ Trung Quốc thông qua văn tự sẽ giúp phân định rõ ràng hơn hai dòng gốm này.
Bên cạnh đó, việc phân định các dòng gốm sứ cổ và đặc trưng của văn tự trên từng
dòng gốm hiện hay còn nhiều ý kiến trái ngược nhau; nhiều kiến giải chưa đủ cứ liệu khoa học
trong việc nhìn nhận đặc trưng của văn tự Hán Nôm trên gốm sứ xuyên suốt từ TK XV đến TK
XIX, đây chính là một khoảng trống cần được bổ khuyết trong thời gian tới. Do đó, công việc
của chúng tôi sẽ góp phần sâu chuỗi lại và bước đầu đưa ra những đặc trưng chung nhất của
văn tự Hán Nôm trên các dòng gốm sứ, cũng như đặc trưng riêng biệt của từng kiểu cách đề
vịnh, ghi chép văn tự Hán Nôm trên các dòng gốm sứ ấy.
Do nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhiều văn tự đề vịnh trên đồ gốm sứ cổ có giá
trị văn bản học ở Việt Nam đang bị lãng quyên, hoặc không được đề cao bằng giá trị vật chất
do cổ vật mang lại. Do đó, hiện tượng chảy máu cổ vật diễn ra khá nhiều, đồng nghĩa văn tự
Hán Nôm trên cổ vật có giá trị lịch sử, văn học, bút tích học cũng mai một theo. Tuy nhiên,

trong vài năm gần đây, cổ vật nói chung, gốm sứ cổ ở Việt Nam nói riêng dần được bảo lưu và
gìn giữ. Bên cạnh đó, trong và ngoài nước cũng đã xuất hiện những nhà nghiên cứu tập trung
nghiên cứu chuyên sâu văn tự Hán Nôm. Nhưng nhiều hiện vật có chữ Hán - Nôm lại chưa
được nghiên cứu, giải nghĩa một cách hệ thống.
Từ những thực tiễn nêu trên, đồng thời để triển khai có hiệu quả mục tiêu bảo tồn di sản
văn hoá trong các chương trình hành động của Đảng và Nhà nước; thực hiện Nghị quyết Hội
nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 (khoá VIII) "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" và Kết luận Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 10 (khoá
IX) về tiếp tục thực hiện "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc". Đồng thời, thực hiện Hướng dẫn Số: 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL của liên Bộ
Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cũng như cụ thể hóa Hướng dẫn Số:
5977/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo “V/v: Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo
3
dục địa phương ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông từ năm học 2008-2009”. Do
đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Văn tự Hán Nôm trên đồ gốm, sứ Việt Nam từ thế kỷ XV –
XIX”.
Để làm nổi bật giá trị của văn tự Hán Nôm trên gốm sứ cổ Việt Nam, đòi hỏi chúng ta
cần có phương hướng, giải pháp phù hợp, khoa học và cụ thể đối với việc bảo tồn và phát huy
những giá trị còn tiềm ẩn thông qua văn tự Hán – Nôm trên gốm, sứ. Từ đó, xây dựng nên hệ
thống văn tự Hán - Nôm cốt lõi nhất trên đồ gốm, sứ cổ.
2. Lịch sử vấn đề
Công việc nghiên cứu và sưu tầm những đồ gốm, sứ Việt Nam có văn tự Hán Nôm đã
được các nhà nghiên cứu bắt đầu từ rất sớm, ngay từ đầu thế kỷ XX. Cho đến nay, việc nghiên
cứu và công bố về đồ gốm, sứ Việt Nam có văn tự đã đạt được nhiều thành tựu. Có thể thấy,
quá trình nghiên cứu đã trải qua các thời kỳ:
- Thời kỳ thứ nhất: Từ đầu thế kỷ XX đến 1945.
- Thời kỳ thứ hai: Từ năm 1945 đến 1975.
- Thời kỳ thứ ba: Từ năm 1975 đến nay.
Trong thời kỳ thứ nhất, các chuyên gia của Viện Viễn đông Bác đã cổ tổ chức nhiều đợt
nghiên cứu, sưu tầm, biên khảo cổ vật Việt Nam, nhưng chưa có công trình nào mang tính tập

hợp về văn tự Hán Nôm, văn tự Hán Nôm chỉ được ghi chép lẻ tẻ trong một số công trình biên
khảo, giới thiệu về cổ vật nói chung.
Điển hình có thể kể đến kết quả sưu tầm, nghiên cứu thuộc phạm vi hoạt động của Viện
Viễn đông Bác cổ Pháp, thông qua hai lĩnh vực nghiên cứu xuất bản và sưu tập, thu thập hiện
vật về Bảo tàng Louis Finot Hanoi. CÓ thể kể đến các công trình: “Đồ gốm ở Thổ Hà và
những chiếc đỉnh hương ở Bát Tràng” của Clement.Huet, “Khái luận về nghệ thuật An Nam”
của L.Bezacier.
Các công trình ở nước ngoài có thể kể đến “La question de la céramique en Annam
et les Bleus de Hué” của Louis Chochod; “Le Bulletin des Amis du Vieux Hué” của
L.Cadière…
Tóm lại, thời kỳ đầu nhiều đồ gốm Việt Nam có văn tự đã được Viện Viễn đông Bác cổ
thu thập và là nguồn tư liệu quý cho ngày hôm nay. Tuy nhiên, nhiều nội dung ghi chép, mô tả,
phiên âm văn tự có sự sai khác so với nội dung văn tự trên sản phẩm gốm, sứ và các tác giả
thường đưa ra những kiến giải mang tính chủ quan
Trong thời kỳ thứ 2: Năm 1945, đánh dấu cho sự mở đầu một giai đoạn mới trong
nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên gốm, sứ ở Việt Nam khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời. Khi đó, các nhà khoa học tại Viện Viễn Đông Bác cổ ở Việt Nam đã hợp tác với chính phủ
các quốc gia mới cũng như với các nhà khoa học bản địa để theo đuổi những công trình ở Đông
Nam Á: nghiên cứu về Phật giáo, ngôn ngữ, văn học, dân tộc học Thời kỳ này, các học giả
trong nước đã có nhiều công trình xuất bản có liên quan đến văn tự Hán Nôm trên gốm sứ, điển
hình có thể kể đến các tác phẩm của Vương Hồng Sển như:
- La chique de bétel et les pots à chaux anciens du Viet-nam (1950)
- Thú chơi cổ ngoạn (1971)
- Khảo về đồ sứ cổ Trung Hoa (1972)
- Cảnh Đức trấn đào lục (1972)
- Cuốn sổ tay của người chơi cổ ngoạn (1972)
Thời kỳ này, nhiều đồ gốm có văn tự được đăng ký tài sản quốc gia và tổ chức trưng
bày. Qua đó một phần lớn hiện vật có văn tự đã được công bố qua các bài viết đăng trên tạp chí
Văn hóa nguyệt san và một số công trình xuất bản như “Lịch sử mỹ thuật Việt Nam” của
Nguyễn Phi Hoanh, tác phẩm đã có một chương riêng dành cho đồ gốm Bát Tràng.

Thời gian này, do ảnh hưởng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã khiến việc
thu thập và công bố các hiện vật có văn tự Hán Nôm rất khó khăn. Từ đó, dẫn đến các nghiên
cứu về văn tự Hán Nôm trên gốm, sứ chưa phát triển một cách xứng tầm như tư liệu vốn có.
4
Thời kỳ thứ ba: Ngoài Bảo tàng lịch sử Hà Nội thì các bảo tàng địa phương như: Hải
Phòng, Nam Định, Mỹ thuật cung đình Huế… cũng đã từng bước hoàn thiện hồ sơ hiện vật.
Những phát hiện cùng kết quả nghiên cứu mới về đồ gốm, sứ Việt Nam có văn tự được đăng tải
trên nhiều tạp chí chuyên ngành như: Khảo cổ học, Mỹ thuật, Hán Nôm, Xưa và Nay, Lịch
sử…Các tập kỷ yếu trong Hội thảo chuyên ngành cũng được in ấn, nhất là “Những phát hiện
mới về khảo cổ học”, Thông báo khoa học, Thông báo Hán Nôm học… Các công trình cá nhân
xuất bản đáng chú ý có: “Gốm Chu Đậu” của Tăng Bá Hoành, “Cẩm nang đồ gốm Việt Nam
có minh văn thế kỷ XV – XIX” của Nguyễn Đình Chiến, “Đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn” của Trần
Đức Anh Sơn và một số tác phẩm về đố sứ Huế của tác giả Trần Đình Sơn và Phạm Hy
Tùng…
Trong khoảng thời gian đầu, các công trình thường mang tính điều tra, các đề tài nghiên
cứu còn rất hạn hẹp. Sau này, việc nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên gốm, sứ Việt Nam được
phát triển và hệ thống lại mang tính khoa học hơn rất nhiều.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Văn tự Hán Nôm trên gốm, sứ Việt Nam từ thế kỷ XV – XIX và các đối tượng liên
quan.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đầu tiên, chúng tôi tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về văn tự Hán Nôm trên
gốm, sứ Việt Nam thế kỷ XV - XIX từ nguồn gốc, đặc trưng đến nội dung được phản ánh qua
các nguồn tư liệu tại một số Bảo tàng trong và ngoài nước; một số bộ sưu tầm tư nhân uy tín,
một số trang web chuyên trang về cổ vật. Qua đó, khảo tả đặc điểm văn tự, đặc biệt đi sâu
nghiên cứu một số dòng gốm sứ có giá trị thông qua những ghi chép Hán Nôm.
Thông qua, nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam từ thế kỷ XV - XIX
nhằm giúp cho nhận diện giá trị văn hoá, lịch sử, văn học. Phân loại, giới thiệu, dịch thuật và
tiến tới nắm được nội dung và đặc trưng cơ bản của hệ thống văn tự Hán Nôm trên gốm sứ Việt

Nam thế kỷ XV – XIX. Qua đó, góp phần vào nghiên cứu làng nghề, phát triển du lịch, giáo
dục văn hóa địa phương. Cũng như giúp hiểu rõ hơn đời sống tín ngưỡng của từng giai đoạn
lịch sử, từng vùng đất, bổ sung vào hệ thống tư liệu lịch sử thành văn của dân tộc. Bước đầu đề
xuất một số biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị văn tự trên đồ gốm sứ cổ Việt Nam.
Thông qua văn tự Hán Nôm để phân định đồ gốm sứ cổ và đặc trưng của văn tự trên
từng dòng gốm, sứ, đây là một khoảng trống cần được bổ khuyết. Do đó, công việc của chúng
tôi sẽ nhằm sâu chuỗi lại hệ thống văn tự Hán Nôm trên gốm, sứ và bước đầu đưa ra những đặc
trưng chung nhất của văn tự Hán Nôm trên các dòng gốm sứ, cũng như đặc trưng riêng biệt của
từng kiểu văn tự Hán Nôm trên các dòng gốm, sứ ấy.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin về kế thừa vốn văn hoá truyền
thống, vận dụng đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy vốn di sản
văn hoá dân tộc.
Kế thừa thành tựu các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước
đã được công bố và liên quan đến đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp điền dã, phân tích, tổng hợp.
Phương pháp khảo sát, miêu tả, so sánh, đối chiếu.
Phương pháp văn bản học Hán Nôm.
Phương pháp liên ngành: Bảo tàng học, Sử học, Văn hóa học
5. Đóng góp mới của đề tài
Kết quả của đề tài sẽ giúp nhận diện những giá trị tiềm ẩn của văn tự Hán Nôm trên gốm
sứ Việt Nam từ thế kỷ XV – XIX, làm sáng tỏ thêm những vấn đề lịch sử, văn hóa, văn học…
Giúp nhận ra tính thật, giả của gốm, sứ cổ thông qua hệ thống văn tự.
5
Đưa ra các tên gọi cho từng loại hình văn tự, khu biệt hóa từng loại hình văn tự trên các
sản phẩm gốm, sứ từ thế kỷ XV-XIX.
Hệ thống hóa các văn tự Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam thế kỷ XV – XIX, qua đó xây
dựng nguồn tư liệu có giá trị xác thực.

Góp phần giáo dục văn hóa địa phương và phát triển du lịch, góp phần bảo tồn, phát huy
những giá trị của văn tự Hán Nôm trong thời đại mới.
Góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu trong cùng lĩnh vực và cho việc nghiên
những chuyên đề liên quan.
Đề tài có thể là cuốn cẩm nang cho người chơi đồ cổ, nhất là đồ gốm, sứ trong việc đối
chiếu nội dung, hình thức, đặc điểm của văn tự trên các sản cùng loại.
6. Bố cục nội dụng
Ngoài phần mở đầu như vừa nêu trên đề tài sẽ được triển khai thành bốn chương chính,
kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VĂN TỰ HÁN NÔM TRÊN
GỐM SỨ VIỆT NAM TỪ TK XV ĐẾN TK XIX
1.1. Các nghiên cứu đã được xuất bản chính thức
Từ đầu thế kỷ XX, nhiều công trình nghiên cứu văn tự Hán - Nôm trên gốm, sứ xuất
hiện, mỗi một giai đoạn, các tác giả lại nghiên cứu ở khía cạnh, mức độ khác nhau, nhưng đóng
góp của chúng vào hệ thống tư liệu Hán - Nôm trên gốm, sứ Việt Nam rất đáng trân trọng,
thậm chí có những tác phẩm bước đầu chỉ mang tính giới thiệu và dịch thuật đơn giản nhưng
cũng mang đến một cách nhìn nhận mới cho hệ thống tư liệu Hán - Nôm trên gốm, sứ Việt
Nam giai đoạn đó.
1.1.1. Công trình xuất bản đầu thế kỷ XX đến trước năm 1945
Điển hình có Louis Chochod với “La question de la céramique en Annam et les
Bleus de Hué”; L.Cadière với “Le Bulletin des Amis du Vieux Hué”. Những người bạn cố đô
Huế; Cl. Huet có chuyên khảo về gốm Thổ Hà và Bát Tràng…
Phần lớn, các tư liệu xuất bản từ đầu thế kỷ XX đến trước năm 1945 thường dừng lại ở
việc khảo sát, giới thiệu lẻ tẻ từng hiện vật có văn tự, chưa có công trình nào đề cập một cách
đầy đủ, hoặc khái quát đặc điểm văn tự Hán - Nôm. Qua tham khảo tài liệu, bước đầu chúng tôi
nhận thấy, nội dung ghi chép, mô tả, phiên âm văn tự có sự sai khác so với nội dung văn tự trên
sản phẩm gốm, sứ và các tác giả thường đưa ra những kiến giải mang tính chủ quan.
1.1.2. Công trình xuất bản từ năm 1945 – 1975
Điển hình có Vương Hồng Sển với La chique de bétel et les pots à chaux anciens du Viet-
nam (1950) ; Thú chơi cổ ngoạn (1971); Cuốn sổ tay của người chơi cổ ngoạn (1972). Nguyễn

Phi Hoanh với “Lịch sử mỹ thuật Việt Nam”. Trương Cam Vinh có “Chơi đồ cổ và chơi cổ
đồ”…
Khoảng những năm từ 1945 đến 1975, việc nghiên cứu văn tự Hán – Nôm trên gốm, sứ
Việt Nam có bước phát triển hơn trước nhưng vẫn chỉ dừng lại ở việc giới thiệu và dịch thuật
mang tính ước đoán về văn tự Hán - Nôm chứ chưa được hệ thống một cách khoa học. Một
phần lý do có thể do cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã khiến việc thu thập tài liệu khó
khăn, nên việc sưu tầm, nghiên cứu về văn tự Hán - Nôm trên gốm, sứ cũng chưa được phát
triển một cách xứng tầm.
1.1.3. Công trình xuất bản từ năm 1975 đến nay
Đầu tiên có thể kể đến “Chạm khắc cổ Việt Nam qua các bản dập” do Viện Mỹ thuật
xuất bản; tiếp đó, Dean F. Frasché viết “Southeast Asian Ceramics. Ninth through seventeenth
centuries”; Vương Hồng Sển công bố: Những đồ sứ do đi sứ mang về, Sổ tay của người chơi
cổ ngoạn, Khảo về đồ sứ từ hậu Lê đến sơ Nguyễn, Những đồ sứ khác quan dụng, ngự dụng,
6
Khảo về đồ sứ men lam Huế; Nguyễn Đình Chiến là: “Cẩm nang đồ gốm Việt Nam có minh
văn thế kỷ XV – XIX”; Phan Huy Lê và Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Đình Chiến đã công bố
“Gốm Bát Tràng thế kỷ XIV-XIX”; Phạm Quốc Quân “2000 năm gốm Việt Nam”…
Nguồn tư liệu xuất bản từ năm 1975 đến nay đã hệ thống lại lịch sử nước nhà thông qua
gốm, sứ, giới thiệu về lịch sử làng nghề, những hoa văn, kiểu dáng tiêu biểu của gốm, sứ qua
mỗi thời kỳ. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã đóng góp lớn vào việc khai phá văn tự Hán -
Nôm trên đồ gốm, sứ. Một số nhà nghiên cứu đã công bố những chuyên khảo, chuyên luận về
văn tự Hán – Nôm trên gốm, sứ. Có nhiều tác phẩm đóng góp đáng kể trong việc nghiên cứu
văn tự Hán - Nôm trên đồ gốm, sứ Việt Nam từ thế kỷ XV – XIX. Tuy nhiên, những tác phẩm,
bài viết đều chỉ đề cập đến một số ít các tác phẩm Hán - Nôm tiêu biểu mà chưa có công trình
nghiên cứu chuyên khảo nào nghiên cứu về đặc điểm văn tự Hán – Nôm trên gốm, sứ.
1.2. Tư liệu từ các bảo tàng, sưu tầm tư nhân và mạng internet
1.2.1. Tư liệu từ các bảo tàng trong nước
Ngoài tài liệu in ấn thì việc nghiên cứu các nguồn tư liệu Hán - Nôm trên gốm, sứ Việt
Nam từ thế kỷ XV – XIX tại các bảo tàng trong và ngoài nước cũng đáng lưu tâm. Đây là công
việc khó, đòi hỏi công sức và tiền của, vì thế thông qua các cuộc trưng bầy, giới thiệu về cổ vật

và các hồ sơ hiện vật tại bảo tàng để cùng nhau khảo sát. Chúng ta có thể thông qua nguồn tư
liệu tại các bảo tàng: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ
thuật Cung đình Huế, Bảo tàng lịch sử Việt Nam – thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hà
Nội…
1.2.2. Tư liệu từ các bảo tàng ở nước ngoài
Nguồn tư liệu Hán Nôm tại các bảo tàng nước ngoài khá phong phú, nhờ vào nguồn
hiện vật của các bảo tàng ở nước ngoài mà không ít các nhà nghiên cứu, học giả nước ngoài đã
hoàn thành những công trình nghiên cứu về gốm, sứ Việt Nam mà không phải đến Việt Nam
nghiên cứu. Có thể kể đến: Bảo tàng Hoàng gia về nghệ thuật và lịch sử ở Bruxelles, Bỉ; Bảo
tàng Guimet ở Paris, Bảo tàng Nghệ thuật Dresden, Bảo tàng Dân tộc học (DTH) Munchen
(Đức), Bảo tàng Mỹ thuật Boston tại Boston, Massachusetts; Bảo tàng Mỹ thuật Fukuoka và
Bảo tàng Gốm, sứ Kyushu, Bảo tàng MAK (Vienne, Áo)…
1.2.3. Tư liệu từ bảo tàng tư nhân và bộ sưu tập tư nhân
Ngoài các bảo tàng quốc gia trong nước và bảo tàng ngoài nước thì những bảo tàng tư
nhân và bộ sưu tập tư nhân cũng góp một phần rất quan trọng trong việc lưu giữ những hiện vật
gốm, sứ Việt Nam có văn tự Hán – Nôm. Đây là nguồn tư liệu rất phong phú mặc dù chúng bị
phân tán lẻ tẻ. Đáng kể nhất là các bộ sưu tập của: bộ sưu tập gốm, sứ Việt Nam ở nước ngoài
của Jochen May, Bảo tàng tư nhân về đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn tại 114 Mai Thúc Loan, thành
phố Huế do nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật Trần Đình Sơn đứng ra thành lập, Bảo tàng tư nhân
Vạn Vân của ông Trần Ngọc Lâm nằm cạnh làng Bát Tràng, Bảo tàng Cổ vật Hoàng Long
(Thanh Hóa) của ông Hoàng Văn Thông, bộ sưu tập của ông Đoàn Anh Tuấn (Hà Nội), Bộ sưu
tập gốm Bát Tràng của nhà sưu tầm Vũ Tấn (Hà Nội), Bộ sưu tập gốm Chu Đậu trên các con
tầu đắm của nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật Đào Phan Long. Một số nhà nghiên cứu có bộ sưu
tầm lớn về sứ đặt kiểu của vua, chúa Việt Nam có thể kể đến tập hợp đồ sứ của các ông Phạm
Hy Tùng, Nguyễn Văn Quỳnh, Nguyễn Thanh Tuyền
1.2.4. Tư liệu thông qua mạng Internet
Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, những người có chung sở thích thường
thành lập phường, hội trên mạng internet, các cá nhân có chuyên môn về một số lĩnh vực viết
blog; thông qua intrenet họ không những chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp thông tin, tư liệu mà
còn tìm được người đồng cảm, có chung niềm đam mê. Hiện nay, trên mạng internet xuất hiện

một số trang tin mà vào đó chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm được tài liệu và hiện vật gốm, sứ
có văn tự Hán – Nôm trong khoảng thời gian mà chúng ta cần nghiên cứu.
7
Nhìn chung, nguồn tư liệu Hán – Nôm trên gốm, sứ Việt Nam khá phong phú, nhưng
chúng tản mát, không tập trung. Vì thế, mỗi nguồn tư liệu lại có những mặt mạnh và hạn chế
nhất định. Nhưng thông qua đó, chúng đã cung cấp những giá trị cốt lõi nhất cho người làm
nghiên cứu.
Tiểu kết
Nhìn chung, nguồn tư liệu Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam khá phong phú, nhưng
chúng tản mát, không tập trung. Vì thế, mỗi nguồn tư liệu lại có những mặt mạnh và hạn chế
nhất định. Nhưng thông qua đó, chúng đã cung cấp những giá trị cốt lõi nhất cho người làm
nghiên cứu.
Gần đây, văn tự Hán Nôm trên gốm sứ mới được quan tâm nhiều và trở thành đối tượng
nghiên cứu chuyên biệt trong một số công trình.
Chính vì thế, chúng tôi sẽ tiếp tục công việc trong nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên
gốm sứ thông qua tìm hiểu về đặc trưng hình thức của văn tự Hán Nôm, nội dung văn tự Hán
Nôm cùng những vấn đề về tác giả, tác phẩm thông qua gốm sứ và thể thơ thần trí trên gốm sứ
từ TK XV đến TK XIX.
Chương 2: NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỀ HÌNH THỨC CỦA VĂN TỰ HÁN NÔM TRÊN
GỐM SỨ VIỆT NAM TỪ TK XV ĐẾN TK XIX
Lịch sử đồ gốm Việt Nam có sự phát triển tương đối song hành với sự phát triển của đồ
gốm Trung Hoa, về mặt hình dáng và thể điệu, nhất là từ thời nhà Hán trở đi. Tuy nhiên, không
phải thế mà gốm, sứ Việt Nam không mang căn cước riêng của người Việt mà các yếu tố được
thể hiện trên gốm, sứ Việt Nam đã mang đậm chất văn hóa Việt Nam. Tuy ảnh hưởng bởi nền
văn hóa Hán, nhưng khi du nhập vào Việt Nam, cha ông chúng ta đã tiếp biến văn tự Hán để
tạo ra chữ Nôm, một lối văn tự đặc trưng riêng của người Việt.
2.1. Về một số thuật ngữ dùng trên gốm, sứ
Ở Trung Quốc, thuật ngữ văn tự trên gốm, sứ được gọi với một số danh xưng quen
thuộc như: “Hoa áp” 花押, “Họa áp” 画押, “Khoản” 款, “Lạc khoản” 落款 và “Khoản chí” 款
识”. Ở Việt Nam, thuật ngữ về chữ Hán – Nôm viết trên gốm, sứ có nhiều quan điểm và cách

định danh. Nhà nghiên cứu cổ vật Vương Hồng Sển gọi là “Thi đề” ( 詩題) [Verse]; Hà Văn
Tấn, Nguyễn Đình Chiến gọi là “Minh văn” (銘文) [Inscription], Phạm Hy Tùng gọi là “Hiệu
đề” (號題) [Marks], Trần Đức Anh Sơn gọi là “Văn tự” (文字) [Script], gồm cả hiệu đề (號題)
[marks] và thơ văn (詩文) [prose and verse]; Trần Hùng gọi là “Thư pháp, thư họa” (書法 , 書
畫) [Calligraphy, Letter graphics]. Về mặt định danh thuật ngữ, chúng tôi có phần thống nhất
với tác giả Trần Đức Anh Sơn.
2.2. Đặc điểm về phương thức viết
Việc thể hiện văn tự Hán - Nôm trên đồ gốm, sứ Việt Nam từ thế kỷ XV đến XIX xét
trên bình diện cách viết (Thể, 體, writing froms), chúng ta có thể thấy hai cách viết chính được
sử dụng là: cách viết giản thể (簡 體) theo kiểu tiếng Hán hiện đại và cách viết phồn thể (繁 體)
theo lối viết Hán cổ.
Cũng xét theo cách viết, chúng ta còn thấy số chữ viết đơn thể (單體) hay còn gọi là tiểu
tả (小寫), cách viết phức thể (複體) hay còn gọi là đại tả, viết kép (大寫) và cách viết đoản thể
(短體) hay còn gọi là đoản tả (短寫).
Tuy nhiên, khi xét đặc điểm văn tự Hán - Nôm trên gốm, sứ Việt Nam từ thế kỷ XV -
XIX, về đặc trưng tạo hình khối chữ; chúng tôi thấy, các nghệ nhân làng gốm sử dụng các
phương thức chủ yếu như:
Loại thứ nhất, là hình thức dùng bút lông viết chữ chàm lên xương gốm, trước khi phủ
men hoặc sau khi phủ men; cũng có thể dùng dấu nhúng chàm dập lên sản phẩm. Hình thức
này, chúng tôi tạm gọi là “Bình tự” (平字) [Flat Writing], bản thể hiện “chữ phẳng” trên sản
phẩm.
Loại thứ hai, là hình thức dùng bút nhọn, hoặc một vật đủ cứng để khắc chữ chìm dưới
xương gốm, loại này có thể để trần hoặc sau đó mới phủ men trước khi nung. Hình thức này,
chúng tôi tạm gọi là “Ao tự” (凹 字) [Sink writing], bản thể hiện “chữ chìm” trên sản phẩm.
8
Loại thứ ba, là hình thức đắp, đúc nổi chữ trên thân sản phẩm gốm, loại này có thể dùng
tay, hoặc khuôn đúc. Hình thức này, chúng tôi tạm gọi là “Đột tự” (凸 字) [Embossed writing],
bản thể hiện “chữ nổi” trên sản phẩm.
Loại thứ tư, là hình thức văn tự được chạm, khắc thủng, dựng và có phần tách bạch
riêng tạo thành một dạng hoa văn trên sản phẩm và làm nổi bật văn tự trên sản phẩm đó. Hình

thức này, chúng tôi tạm gọi là “Trúc tự ” (築 字) [building word], bản thể hiện “chữ dựng” trên
sản phẩm.
Với mỗi loại hình sẽ cho chúng ta thấy đặc trưng của một vài dòng sản phẩm gốm, sứ từ
TK XV đến TK XIX.
2.3. Đặc điểm về thể chữ
Nếu xét trên loại hình văn tự, kiểu viết (Thư, 書, writing styles), chúng ta có thể nhận ra
đặc điểm của văn tự trong giai đoạn này được thể hiện bằng năm thể viết chính:
- Thể Triện (篆書), Thể Lệ (隸書), Thể Khải (楷書), Thể Thảo (草書), Thể Hành (行
書).
Mỗi một thể chữ sẽ mang đến một cái nhìn chung nhất cho văn tự Hán – Nôm trên gốm
sứ giai đoạn từ TK XV – XIX.
2.4. Đặc điểm về loại hình văn tự (Hán và Nôm)
Phần lớn văn tự xuất hiện trên gốm, sứ từ thế kỷ XV- XIX là chữ Hán, vì thế sự phong
phú của văn tự Hán được thể hiện đa dạng trên các sản phẩm gốm, sứ giai đoạn này là điều hết
sức bình thường. Từ dạng thức chữ Hán một chữ, hai chữ, ba chữ… không mang ý nghĩa đầy
đủ một câu thơ, văn mà chủ yếu mang tính hiệu đề, hay dùng với mục đích định danh cho cảnh
vật, thì dạng thức chữ Hán thể hiện đầy đủ một bài văn, thơ, phú cũng đồng thời xuất hiện.
Trên các sản phẩm gốm, chữ Hán được dùng để ghi chép về tên đất, tên người làm ra hoặc
công đức sản phẩm đó; bên cạnh đó, chúng cũng mang đầy đủ các nội dung còn lại. Chúng có
một đặc điểm chung là không khuyên tròn ngắt câu như trên giấy. Trên một số sản phẩm đồ
gốm tế tự có xuất hiện kiểu ngắt dòng viết đài cao chữ thể hiện sự tôn kính.
Đến nay, chúng tôi chưa thấy chữ Nôm xuất hiện độc lập kiểu chữ lẻ mang tính hiệu đề.
Trong giai đoạn này, một số ít sản phẩm gốm có đan cài chữ Nôm trong câu chữ Hán khi chỉ
tên đất, tên người công đức, hoặc chế tạo ra sản phẩm, điển hình có gốm Bát Tràng, Phù Lãng
TK XVI, XVII.
Chữ Nôm từ thế kỷ XV – XIX, ngoài lối phồn thể (theo lối phồn thể của chữ Hán) thì
cũng dùng lối viết giản thể, viết tắt hoặc sử dụng những dấu nhắc lại để ghi chữ đã nói ở trên.
2.4.1. Đặc điểm về bố trí chữ Nôm trên sản phẩm gốm sứ
Trên các sản phẩm gốm, sứ có văn tự Nôm xuất hiện thường là các hiện vật như đồ thờ
cúng (lư hương, bát hương…) và đồ gia dụng (lọ lộc bình, bát, đĩa, bộ đồ uống trà…).

Trên lư hương, bát hương, văn tự Nôm xuất hiện lẻ tẻ, đan xen với văn tự Hán dùng để ghi
tên người hoặc địa danh công đức. Các văn tự Nôm này thường được bố trí phía dưới chân đế
hoặc hai bên cạnh sản phẩm.
Trên các đồ gia dụng, thế kỷ XVIII - XIX chữ Nôm được trình bày độc lập và chủ yếu là
thơ, đa số được bố trí ở trong lòng đĩa, một số ít được ghi dưới đáy đĩa.
Chữ Nôm trên các lọ lộc bình, bát, chén trà, ấm trà, điếu bát (các đồ này quen gọi là đồ
đứng) thường được trình bày phía sau sản phẩm.
2.4.2. Đặc điểm của văn tự Nôm
Văn tự Nôm khi xuất hiện độc lập trên gốm sứ, chúng đều thể hiện ý nghĩa đầy đủ một câu thơ,
hoặc một bài thơ; những câu thơ, bài thơ này dùng để vịnh về phong cảnh được vẽ ở trên sản
phẩm. Chữ Nôm trên đồ sứ giai đoạn từ TK XV đến TK XIX tập trung chủ yếu vào hai dòng
sản phẩm chính là: Đồ đặt kiểu của triều đình phong kiến và trên đồ gốm Bát Tràng. Đến nay,
chúng tôi chưa thấy chữ Nôm xuất hiện độc lập kiểu chữ lẻ mang tính thương hiệu.
9
2.4.2.1. Đặc điểm về bố trí chữ Nôm trên sản phẩm gốm sứ
Trên các sản phẩm gốm sứ có văn tự Nôm xuất hiện thường là các hiện vật như đồ tế tự
(lư hương, bát hương…) và đồ gia dụng (lọ lộc bình, bát, đĩa, bộ đồ uống trà…).
Trên lư hương, bát hương, văn tự Nôm xuất hiện lẻ tẻ, đan xen với văn tự Hán dùng để
ghi tên người hoặc địa danh công đức. Các văn tự Nôm này thường được bố trí phía dưới chân
đế hoặc hai bên cạnh sản phẩm.
Trên các đồ gia dụng, TK XVIII - XIX chữ Nôm được trình bày độc lập và chủ yếu là
thơ, đa số được bố trí ở trong lòng đĩa, một số ít được ghi dưới đáy đĩa. Chữ Nôm trên các lọ
lộc bình, bát, chén trà, ấm trà, điếu bát (các đồ này quen gọi là đồ đứng) thường được trình bày
phía sau sản phẩm.
2.4.2.2. Phân loại chữ Nôm và những đặc trưng
Chữ Nôm trên gốm, sứ không có nhiều đặc điểm trùng khít với chữ Nôm trên giấy, gỗ…
Tuy nhiên, khi xét về cấu trúc chữ Nôm, mỗi tác giả dựa vào những tiêu chí riêng, có phương
án chia thành 4 loại, lại có phương án chia làm 24 loại, mỗi phương án có những ưu thế và hạn
chế riêng. Chữ Nôm trên gốm, sứ không có nhiều đặc điểm trùng khít với chữ Nôm trên giấy,
gỗ… Tuy nhiên, khi xét về cấu trúc chữ Nôm, mỗi tác giả dựa vào những tiêu chí riêng, có

phương án chia thành 4 loại, lại có phương án chia làm 24 loại, mỗi phương án có những ưu
thế và hạn chế riêng. Trong những phân loại trên chúng tôi chúng tôi thấy phân loại chữ Nôm
theo hình thức 10 loại phù hợp với chữ Nôm trên chất liệu gốm, sứ hơn.
Một đặc điểm thường thấy ở chữ Nôm là một chữ có thể đọc nhiều âm, một từ có nhiều
cách viết khác nhau. Điều này ta dễ nhận thấy trên các sản phẩm gốm, sứ, nhất là trên đồ sứ
dân dụng mà dân gian vẫn quen gọi là “đồ phố”. Hiện tượng thiếu ổn định xuất hiện không
nhiều trên các sản phẩm sứ cao cấp, hay còn gọi là sứ đặt kiểu của triều đình phong kiến,
nhưng trên các đồ sứ dân dụng thì việc tam sao thất bản tương đối nhiều.
- Chữ Nôm trên gốm sứ còn bảo lưu được mã chữ cổ. Qua các hiện tượng: Những hiện
tượng chữ Nôm ghi âm đầu tiếng Việt cổ, Chữ Nôm ghi vần Việt cổ và Chữ Nôm ghi vần Hán
cổ
Trên đây là một vài đặc điểm của chữ Nôm trên gốm, sứ mà chúng vừa trình bày, có thể
những vấn đề chúng tôi đưa ra chưa bao quát hết đặc điểm của chữ Nôm trên gốm, sứ; một
phần do nguồn tư liệu chúng tôi thu thập được chưa đầy đủ, cũng có thể do kiến giải còn nhiều
chỗ bất cập nên việc cần bổ sung về sau là việc hết sức cần thiết. Tuy nhiên, có một điều mà
chúng tôi tin rằng, vấn đề chữ Nôm trên gốm sứ còn tương đối mới và cũng là một mảnh đất
còn khá trống. Do đó, để có một cái nhìn toàn diện hơn thì chúng ta khó có thể làm trong một
sớm, một chiều. Nhận thức được điều này nên bước đầu chúng tôi xin được dừng lại ở những
vấn đề trên.
2.5. Giá trị của các văn tự Hán Nôm trên gốm sứ từ thế kỷ XV – XIX.
Việc nghiên cứu các thể chữ Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ thế kỷ XV – XIX
không những giúp phân loại, định danh và khái quát được những yếu tố đặc biệt nhất của các
thể chữ mà thông qua đặc điểm của từng dạng thức văn tự sẽ giúp cho ta định niên đại cụ thể
hơn cũng như định về xuất xứ của cổ vật mà người nghiên cứu, sưu tầm cần xem xét.
Giá trị đầu tiên có thể kể đến chính là tính thẩm mỹ và tạo giá trị cho cổ vật gốm, sứ, vì
người xưa rất coi trọng các văn tự chữ Hán và coi đó như một thú chơi, nên có câu truyền khẩu:
“Nhất chữ, nhị tranh, tam sành, tứ sứ” (Thứ nhất chơi chữ, thứ hai chơi tranh, thứ ba chơi đồ
sành, thứ tư chơi đồ sứ). Bởi vậy, ngay từ khi xuất hiện trên cổ vật, văn tự Hán Nôm đã được
thể hiện tính đăng đối, thẩm mỹ hơn là làm rõ ngữ nghĩa. Trên rất nhiều cổ vật Bát Tràng, văn
tự Hán Nôm đóng vai trò hoa văn trang trí cho sản phẩm, cụ thể là trên một cổ vật chỉ có duy

nhất văn tự nằm trong các khung hình với nhiều kiểu dáng khác nhau, ngoài ra không còn chi
tiết phụ khác đi kèm.
Một cổ vật được gọi là hoàn mỹ, hội đủ các giá trị về thẩm mỹ và giá trị vật chất thì phải
có “Nhất cổ, nhị kỳ, tam thi, tứ họa” (Thứ nhất phải cổ, thứ hai phải có dáng lạ, thứ ba phải có
đề vịnh thơ, thứ tư phải có tranh vẽ). Đây là một trong những giá trị mà đa số các nhà sưu tầm,
nhất là giới buôn đồ cổ nhìn nhận về văn tự Hán Nôm trên đồ gốm, sứ. Còn với những nhà
10
nghiên cứu về văn tự Hán Nôm trên gốm sứ thì giá trị của văn tự Hán Nôm còn thể hiện trên
nhiều phương diện khác.
Thông qua đặc điểm văn tự Hán Nôm xác định niên đại của cổ vật: Về xác định niên đại
thông qua đặc điểm của văn tự Hán Nôm có thể thấy chúng có độ tin cậy rất cao; vì đặc điểm
của văn tự trên gốm, sứ không bị ngụy tạo, rất ít khi bị trùng thuyên (khắc lại), một số ít được
khắc lại sau khi sản phẩm ra lò dùng để đánh dấu, hoặc ghi số lượng. Tuy nhiên, đặc điểm về
kiểu chữ này rất dễ nhận ra vì các chữ khắc lại không ăn nhập với bố cục vốn có của sản phẩm,
thậm chí khác biệt ngay với văn tự gốc trên sản phẩm đó. Ví như, nói đến đặc điểm chữ lệ có
thể đánh giá niên đại cổ vật thuộc nửa cuối thế kỷ XVIII và XIX; hoặc đặc điểm của lối trúc tự
có thể nhận định cổ vật đó thuộc triều Lê Trung hưng…
Nhiều nhà nghiên cứu có quan điểm cho rằng, xét về đặc điểm thể chữ chính là nhìn
nhận đặc điểm của thư pháp Hán Nôm trên gốm, sứ. Vì thế, tuy nói năm kiểu chính, nhưng bên
cạnh đó còn có nhiều kiểu phụ khác. Như chữ Thọ, chữ Phúc trên gốm sứ giai đoạn này thì
thiên biến, vạn hóa. Tuy nhiên, thợ gốm ở Việt Nam nói chung thể hiện nhiều cách viết chứ
không thể hiện nhiều kiểu viết. Mỗi một thời gian lại thịnh hành một vài kiểu viết nên thông
qua kiểu viết có thể định niên đại khá chính xác. Đơn cử như kiểu triện thư đắp nổi nhiều hơn
một chữ thường thịnh hành vào nửa cuối thế kỷ XIX, nhất là trên đồ gốm Bát Tràng…
Về khu biệt sản phẩm: Việc khu biệt sản phẩm xét trên đặc điểm văn tự rất quan trọng,
tránh cho việc nhầm lẫn các dòng gốm, sứ, từ đó tránh bị nhầm giữa đồ giả cổ và đồ cổ. Đơn cử
như lối đột tự và trúc tự, khi nhắc đến hai đặc điểm của thể này sẽ cho ta nghĩ đến việc khu biệt
ngay về sản phẩm đồ gốm và một sản phẩm sứ thị đoài như đã đề cập. Đồ gốm thì nổi bật có đồ
Bát Tràng, Phù Lãng thế kỷ XVI, XVII và đồ sứ đặt kiểu thế kỷ XVIII…
Chữ triện đơn xuất hiện trên gốm còn chữ lệ thì chỉ xuất hiện trên đồ sứ. Trên đồ sứ hai

thể chữ này có dạng thức câu thơ nên xét về thể chữ cũng giúp cho khu biệt sản phẩm khá
nhanh và chính xác. Hay nhắc đến các chữ triện đơn thì không sản phẩm gốm nào điển hình
bằng sản phẩm gốm Phù Lãng, Thổ Hà. Nhắc đến chữ lệ thì điển hình hơn cả vẫn là những đồ
sứ đặt kiểu của triều đình nhà Nguyễn
Đặc điểm lối bình tự sẽ cho ta khu biệt những sản phẩm đã tráng men kỹ thuật cao. Lối
trúc tự cho biết đấy là sản phẩm gốm, cụ thể hơn là gốm Bát Tràng và Phù Lãng.
Trên đây là một vài giá trị thông qua đặc điểm của văn tự Hán Nôm, có thể những giá trị
còn nhiều và ẩn chứa sâu bên trong mỗi cổ vật, nhưng trước mắt những giá trị dễ nhận thấy
thông qua đặc điểm của văn tự Hán Nôm bước đầu chúng tôi xin được khép lại như vừa trình
bày ở trên.
Tiểu kết
Việc nghiên cứu đặc điểm của văn tự Hán Nôm từ thế kỷ XV - XIX, không chỉ giúp
chúng ta có thêm nhận thức về các dòng gốm Việt Nam từ loại hình, kiểu dáng, đề tài trang trí
mà còn giúp chúng ta có thêm cơ sở trong việc giám định sự thật, giả của cổ vật trên phương
diện phân tích đặc điểm từng loại hình văn tự.
Có thể thấy, từ thế kỷ XV - XIX, văn tự Hán Nôm xuất hiện trên gốm, sứ rất phong phú
từ một chữ đến vài chục chữ (phổ biến) hoặc hàng trăm chữ (hiếm thấy). Phần lớn văn tự được
thể hiện nhiều bằng chữ Hán, chữ Nôm số lượng xuất hiện ít hơn. Tuy nhiên, qua đặc điểm của
văn tự Hán Nôm trên gốm, sứ Việt Nam giai đoạn này, xét về mặt trình bầy và thể thức chúng
ta thấy, văn tự chủ yếu được người viết chú ý đến mặt sắp xếp cân đối chữ hơn là viết rõ nghĩa.
Nghiên cứu đặc điểm của văn tự Hán Nôm trên gốm, sứ giai đoạn từ thế kỷ XV - XIX
không chỉ nhằm mục đích hệ thống hóa lại các văn tự Hán Nôm vốn phong phú và phức tạp mà
còn nhằm giải thích cụ thể hơn nữa từng đặc trưng dưới nhiều phương diện khác nhau của văn
tự Hán Nôm trong từng giai đoạn cụ thể. Trước mắt, những gì cần làm chúng tôi cũng đã cố
gắng hết sức trong khuôn khổ nguồn tư liệu và khả năng kiến giải. Đây mới chỉ là bước đầu
chúng tôi giới thiệu một cách khái quát về đặc trưng văn tự Hán Nôm trên gốm, sứ Việt Nam từ
thế kỷ XV - XIX. Mong rằng, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung và hoàn thiện
hơn nữa trong những công trình sau này.
11
Chương 3: NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỀ NỘI DUNG VĂN TỰ HÁN NÔM TRÊN GỐM, SỨ

TỪ TK XV–XIX
Từ rất sớm, văn tự Hán đã được sử dụng để ghi chép trên gốm, sứ. Từ thời Đường, Tống
trên các sản phẩm gốm, sứ đã xuất hiện cách trang trí bằng văn tự, người nghệ nhân làm gốm
thường sử dụng các chữ mang ý nghĩa cát tường như Phúc, Lộc, Thọ để thể hiện trên sản
phẩm…Sau này, khi tiếp biến văn tự Hán, cha ông ta đã sáng tạo ra chữ Nôm và chữ Nôm dần
được sử dụng trên các sản phẩm gốm, sứ, nhất là những sản phẩm sứ đặt kiểu. Đến thời Lê,
Trịnh, Nguyễn, các nghệ nhân đã sử dụng văn tự Hán – Nôm trên gốm, sứ như một nét quen
thuộc và trở nên gần gũi với người sử dụng. Về nội dung văn tự Hán Nôm trên đồ gốm, sứ có
một vài cách phân chia từ đơn giản mang tính tổng hợp, đến phức tạp mang tính chi tiết; có thể
thấy, từ trước đến nay, đã có nhiều cách phân chia. Nhưng ở đây, chúng tôi xin đưa ra một cách
phân chia riêng
3.1. Văn tự chỉ niên đại
Niên đại có thể hiểu là năm hoặc đời vua sản xuất ra sản phẩm. Văn tự chỉ niên đại trên
đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX khá phong phú, chúng bao gốm văn tự chỉ niên
đại theo hiệu vua, văn tự chỉ niên đại theo can, chi và văn tự chỉ niên đại kết hợp giữa hai dạng
thức trên.
3.1.1. Văn tự chỉ niên đại theo hiệu vua
Văn tự chỉ niên đại theo triều vua còn được gọi là niên hiệu ( 年號, reign title) là: hiệu
của vua đặt ra để tính năm [123/760]. Tuy nhiên, khi xuất hiện trên gốm sứ văn tự này chỉ năm
sản xuất cho sản phẩm hoặc sản phẩm phỏng lại những món đồ cổ có niên hiệu tương đồng
trước đó.
Văn tự ghi niên đại theo hiệu vua thường có dạng thức là hai, bốn và sáu chữ. Loại hai,
bốn chữ xuất hiện trên cả gốm và sứ; dạng thức sáu chữ xuất hiện trên đồ sứ phổ biến hơn.
Niên đại theo hiệu vua bao gồm các ông vua Trung Hoa (thường là niên hiệu các triều Minh,
Thanh) và Việt Nam (phong phú nhất là niên hiệu triều Lê – Mạc và Nguyễn).
3.1.2. Văn tự chỉ niên đại ghi theo can chi.
Niên đại ghi theo can chi còn được gọi là niên khoản (年款, year mark) là: văn tự chỉ
năm sản xuất của hiện vật. Khi xuất hiện trên đồ gốm sứ, văn tự này thường dùng can chi ghi
năm sản xuất. Các niên đại ghi theo can chi thường trùng với những năm đi sứ của triều
Nguyễn; chúng có các dạng thức: hai và bốn chữ.

3.1.3. Văn tự chỉ niên đại theo can chi kết hợp với niên hiệu vua
Niên đại theo can chi kết hợp với niên hiệu vua trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến
TK XIX tuy không thật phong phú nhưng chúng cũng cho thấy được một đặc tính, một cách
viết văn tự chỉ niên đại trong khoảng thời gian này.
Có thể thấy, văn tự chỉ niên đại tương đối phong phú. Tuy nhiên, niên đại theo niên hiệu
vua kết hợp ngày tháng xuất hiện trên gốm là chính, còn niên đại theo can chi xuất hiện nhiều
trên sứ. Đây cũng là một trong những đặc điểm dễ nhận ra trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV
đến TK XIX.
3.2. Văn tự chỉ nơi tàng khoản, lạc khoản và thương hiệu
3.2.1. Văn tự chỉ nơi tàng khoản
Tàng khoản (藏款, hall mark) là nơi sử dụng, bảo quản, đặt làm sản phẩm. Văn tự chỉ
tàng khoản đa phần được viết dưới đáy của sản phẩm.
3.2.2. Văn tự chỉ lạc khoản
Văn tự chỉ lạc khoản trên đồ gốm sứ từ TK XV đến TK XIX khá phong phú, chúng
dùng để chỉ tên người tặng, người viết hoặc tên người đặt làm và tiêu đề chỉ đồ vật hoặc giải
thích nội dung bức họa trên hiện vật.
12
3.2.3. Văn tự chỉ thương hiệu
Văn tự chỉ thương hiệu (商號, trade mark), là văn tự chỉ về nơi làm, cơ sở sản xuất ra
sản phẩm đó. Văn tự này thường ghi dưới đáy món đồ, hiếm khi viết trên thân món đồ. Văn tự
chỉ thương hiệu trên đồ sứ có phần rõ ràng hơn đồ gốm
3.3. Văn tự đề từ
Đề từ (提 詞, text), là văn tự dùng để viết thơ, văn ca tụng cảnh vật, tình cảm của con
người
3.3.1. Thơ, văn chữ Nôm
Theo chúng tôi thống kê, hiện nay có 11 bài thơ Nôm trên đồ sứ đặt kiểu và 7 TP Nôm
trên đồ gốm Bát Tràng, Phù Lãng . Và các tác phẩm được giới thiệu ở phần này.
3.3.2. Thơ, văn chữ Hán
Thơ, văn chữ Hán đa dạng và phong phú hơn thơ, văn chữ Nôm, từ loại hình, nội dung
và cách trình bày. Nếu chữ Nôm thường là những bài thơ, câu thơ, câu đối ngắn, mang đặc

trưng của người Việt thì chữ Hán xuất hiện nhiều câu thơ, bài thơ, bài văn có nguồn gốc từ
Trung Quốc hoặc từ những điển tích Trung Quốc.
Nhóm TP 1: Thơ, văn đề vịnh cảnh vật, con người.
Trong tất cả các thể tài thì thơ, văn vịnh cảnh vật, con người chiếm số lượng nhiều hơn
tất cả các thể tài còn lại.
Chủ đề thứ nhất: Vịnh thắng cảnh, thắng tích (勝景,勝跡詠)
Chủ đề thứ hai: vịnh cảnh sơn thủy (山水詠)
Chủ đề thứ ba: Vịnh tứ thời (四 時 詠)
Chủ đề thứ bốn: Vịnh tứ quý ( 四 季 詠 ) mai, (lan, liên), (cúc, phù dung), (trúc,
tùng).
Chủ đề thứ năm: Vịnh Tứ dân (四民詠) ứng với vịnh tứ thú (四趣詠).
Nhóm TP 2: Thơ, văn mang tính triết lý, giáo dục
Đây là những bài thơ mang tính giáo dục về nhân cách làm người tốt, con có hiếu, vua
sáng, quan thanh liêm hoặc mang tính triết lý về nhân sinh
Nhóm TP 3: Thơ, văn vịnh về các điển tích, giai thoại
Vịnh các điển tích, điển cố của Trung Quốc và Việt Nam tiêu biểu…
3.4. Giá trị nội dung của văn tự Hán Nôm trên gốm, sứ thế kỷ XV – XIX
Văn tự Hán – Nôm trên gốm sứ Việt Nam từ thế kỷ XV – XIX phản ánh những nội dung
cơ bản như: văn tự chỉ niên hiệu, văn tự chỉ niên khoản, văn tự chỉ nơi tàng khoản, văn tự đề từ,
văn tự chỉ thương hiệu, nhưng giá trị của chúng mang lại cụ thế nhất chính là thông qua văn tự
đề vịnh. Văn tự đề vịnh đã làm nổi bật giá trị nội dung của văn tự Hán Nôm thông qua các chủ
đề như: ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên đất nước, ngợi ca vẻ đẹp của con người và những đức tính
đẹp của con người, làm nổi bật tính thiền và các đề tài lịch sử.
Giá trị đầu tiên và phổ quát nhất thông qua nội dung văn tự Hán Nôm chính là quan
điểm về tình yêu thiên nhiên đất nước, trong hầu hết các tác phẩm thơ, văn Hán Nôm. Trên các
đồ gốm, sứ, nếu chỉ xét nội dung thơ, văn Hán – Nôm từ dạng thức câu thơ trở lên thì quá nửa
là những câu thơ, bài thơ ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên, đất nước. Không chỉ các văn nhân
hướng tâm hồn vào đề tài ca ngợi “Giang sơ trình tú lệ” mà các vua, chúa lại càng tự hào, yêu
mến giang sơn của mình hơn. Chỉ tính riêng những tác phẩm ngự đề trên gốm, sứ qua thi phẩm
của Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu và vua Thiệu Trị cũng cho ta thấy được niềm tự hào và tình

yêu đất nước của các ông, những người có thể coi là đại diện cho quốc gia khi đó.
Qua nội dung văn tự Hán Nôm trên gốm sứ thế kỷ XV – XIX, chúng ta thấy những chi
tiết phản ánh vấn đề kiêng húy cũng làm cơ sở giám định niên đại của cổ vật. Trên các đồ sứ
của Trịnh phủ các cung đều được gọi theo hướng như: Nam, Bắc, Đông, Trung. Riêng cung
phía Tây trong phủ chúa lại gọi là Đoài cung và trên đồ sứ ghi “Nội phủ thị Đoài”, đây chính là
cách ghi kỵ húy của Tây Đô vương Trịnh Tạc (1657 - 1682), nên chữ Tây đã được các chúa
Trịnh thay bằng chữ Đoài. Bởi vì, theo dịch lý, quẻ Đoài thuộc hướng Tây nên Đoài cung cũng
được hiểu như Tây cung trong phủ chúa Trịnh.
Hay như trên đồ gốm Bát Tràng chữ “Hoa” trong tác phẩm “Hoa lĩnh vân đài là cảnh
thú” chữ “hoa” được viết kiêng húy theo kiểu “Kính khuyết nhất bút” chứng tỏ đồ gốm này làm
vào khoảng niên hiệu Gia Long, Thiệu Trị vì Gia Long bắt kiêng húy cả tên con dâu Hồ Thị
13
Hoa khi mới 15 tuổi. Trong khi đó, cũng trên sản phẩm gốm Bát Tràng câu “Nhị vàng hoa
trắng lá xanh” được giữ nguyên, chứng tỏ sản phẩm được làm vào khoảng thời gian khác.
Bên cạnh đó, văn tự Hán Nôm còn lột tả được cuộc sống trong nội cung qua nội dung
văn tự chỉ tàng khoản, các phủ Nam, Bắc, Đông, Đoài và Trung khi ấy đã có những đồ dùng
riêng, những đồ dùng riêng của các phủ đã thể hiện cảnh vẽ và thơ đề vịnh khác nhau. Điều đó
là một minh chứng cho sự giàu có và sang trọng trong nội phủ. Qua các đồ án vẽ rồng phượng
và văn tự trên đồ sứ của nội phủ nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định đồ trong Hữu cung dành
cho các chính phi, các cung còn lại là nơi ở của bà phi tần hạng dưới. Riêng Đoài cung theo
chúng tôi có thể là cung dành riêng cho Tuyên phi Đặng Thị Huệ, vì văn tự chỉ tàng khoản
Đoài cung khác hẳn với các cung khác và có những đề tài rất riêng, hẳn người này phải được
ưu ái nhiều, những hình ảnh được miêu tả trên đồ thị Đoài là những phong cảnh, nhân vật có
thật trong Trịnh phủ.
Thông qua nội dung văn tự, chúng ta thấy được sự ảnh hưởng rộng khắp của Phật giáo
trong đời sống người dân và những triết lý, quan niệm của Phật giáo được phản ánh thông qua
nội dung trên đồ gốm, sứ. Các văn tự Hán – Nôm trên các đồ tế tự chỉ nơi tàng khoản phần
nhiều thuộc sở hữu của các chùa và nơi thờ như tam bảo; những người hưng công, công đức
thuộc nhiều thành phần trong xã hội, nhưng nhiều nhất vẫn là giới quý tộc, hoàng tộc. Nội dung
Hán Nôm trên các đồ tế tự thế kỷ XVI, XVII đã minh chứng rất cụ thể cho vấn đề này.

Sang đến thế kỷ XVIII, XIX, đồ sứ bắt đầu được giới quý tộc, hoàng tộc ưa chuộng,
nhất là các chúa Đàng Trong và các vua triều Nguyễn. Quan điểm “Cư Nho, mộ Thích” được
đẩy mạnh ở đất phương Nam. Các tác phẩm “Tư Dung thắng cảnh”, bốn câu thơ đề vịnh trên
đĩa vẽ cảnh chùa Bạch Tự, những câu thơ họa lại cảnh đối đáp giữa Pháp Thuận và Lý Giác,
những câu thơ họa cảnh chùa Thánh Duyên của vua Thiệu Trị, cảnh chùa Phi Lai… là những
dẫn chứng rõ ràng nhất.
Có thể thấy, đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người dân Việt Nam rất phong phú và
mộ Phật. Trong suốt chiều dài lịch sử của nhà nước phong kiến Việt Nam, Phật giáo chiếm một
vị trí khá cao trong lòng người dân và có thể coi đây là một trong những tôn giáo chiếm vị trí
độc tôn trong thời gian này.
Quan niệm về sự trường thọ, phúc, lộc khá đậm nét trên các tác phẩm gốm sứ, nếu để
liệt kê văn tự đơn thì đến hơn tám mươi phần trăm trong số văn tự này là chữ thọ, một phần là
chữ phúc và lộc. Những câu cầu chúc, ước nguyện đã thể hiện điều này, xin đơn cử một trường
hợp trên sản phẩm gốm thế kỷ XVI có dạng câu chúc phúc như: “Hoàng đế vạn tuế, thiên hạ
thái bình, chúng sinh lão thiếu, nam nữ đồng thụ phúc” (Hoàng đế muôn tuổi, thiên hạ thái
bình, chúng sinh nam nữ, già trẻ cùng hưởng phúc). Trên các ản phẩm gốm, sứ thế kỷ XVIII,
XIX những văn tự thể hiện cầu phúc, trường sinh lại càng rõ hơn. Các chữ thọ, phúc, lộc,
trường sinh khá phổ biến, chứng tỏ khát vọng mong cầu trường thọ là vấn đề theo đuổi từ nhiều
đời nay của con người vì “Ngũ phúc thọ vi tiên” là vậy.
Tuy nhiên, sống lâu không phải là quan điểm được đề cao duy nhất mà sống nhân đức,
khoan hòa cũng chính là mong muốn được phản ánh khá rõ qua nội dung trên các sản phẩm
gốm sứ, điển hình có thể kể đến bài “Gián Thái Tông thập tứ sớ” và một số tác phẩm khác trên
gốm Bát Tràng.
Có thể thấy, những giá trị thông qua nội dung văn tự Hán Nôm trên gốm, sứ từ thế kỷ
XV-XIX còn nhiều và chúng luôn là đề tài hấp dẫn để các nhà nghiên cứu về văn tự Hán Nôm
trên gốm, sứ bóc tách, giới thiệu tiếp giá trị của nội dung các văn tự này. Tuy nhiên, trong
khuôn khổ của luận án, chúng tôi xin được dừng lại ở một vài giá trị nổi bật như trên.
Tiểu kết
Trên đây là một số nội dung cơ bản của văn tự Hán Nôm từ thế kỷ XV - XIX mà chúng
tôi đã tổng hợp và phân chia theo cách hiểu của mình với những tiêu chí riêng. Đây cũng là một

cách phân chia trong tổng thể hệ thống và tiêu chí mà các tác giả trước đã trình bày. Chắc hẳn,
sẽ còn nhiều cách kiến giải khác nhau về nội dung văn tự được đưa ra sau này, nhưng chúng tôi
nghĩ dù cách phân chia về nội dung như thế nào chăng nữa thì mục đích cuối cùng của các nhà
nghiên cứu cũng nhằm làm rõ và cụ thể hơn hệ thống văn tự mình đưa ra. Điều này, chứng tỏ
nội dung văn tự Hán Nôm trên đồ gốm, sứ Việt Nam từ thế kỷ XV- XIX rất phong phú. Nhưng,
dù có phong phú như vậy, chúng tôi cũng chưa thấy (hoặc chưa được thấy) trên một cổ vật nào
còn tồn tại có đầy đủ tất cả những đặc điểm về nội dung văn tự vừa kể trên. Thường thì có sự
14
kết hợp của hai đến ba loại hình, nhưng phổ biến nhất là sự kết hợp hai loại hình kiểu: niên
hiệu với đề từ; niên khoản với đề từ hoặc thương hiệu với đề từ… Đây cũng là một đặc trưng
của riêng đồ gốm, sứ Việt Nam từ thế kỷ XV- XIX.
Chương 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ THỂ THƠ THẦN TRÍ THỂ
TRÊN GỐM, SỨ VIỆT NAM TỪ Từ TK XV ĐếN TK XIX
4.1. Vấn đề tác giả tạo tác gốm, sứ
Một trong những vấn đề trong quá trình nghiên cứu văn tự Hán, Nôm trên gốm sứ là tên
tuổi của nghệ nhân tạo ra sản phẩm và việc xuất xứ sản phẩm đó ra sao? Việc giải mã về tác giả
tạo tác gốm sứ sẽ giải mã cho nhiều câu hỏi mà người nghiên cứu muốn biết.
Ở phần này, chúng tôi đã đi tìm hiểu và bước đầu làm rõ hơn về thân thế sự nghiệp của
một số tác giả tạo tác gốm sứ có văn tự đề vịnh như: Bùi Thị Hý thông qua 13 văn tự Hán trên
chiếc bình gốm tại Bảo tàng Topkapi Saray Istanbul 大和八年南策州匠人裴氏戲筆 “Thái
Hòa bát niên, Nam Sách châu, tượng nhân Bùi Thị Hý bút" (Năm Thái Hòa thứ 8 (1450), tại
châu Nam Sách, nghệ nhân Bùi Thị Hý viết/vẽ/tạo).
Một trong những nghệ nhân họ Bùi nổi tiếng trong nghề gốm và cả chức danh không thể
không nhắc đến Bùi Tuấn. Trên đế của chân đèn tại BTLSVN: LSb 13780 có ghi: 順安府嘉林
縣鉢場社社長裴濬造作(Bùi Tuấn xã trưởng xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An tạo
tác); trên đế chân đèn tại BTLSVN: LSb 13773 &LSb 13770 có ghi: 順安府嘉林縣鉢場社生
徒裴濬 造作 (Sinh đồ Bùi Tuấn xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An tạo tác); trên
chân đèn tại BTLSVN: LSb 13519, ghi: 順安府嘉林縣鉢場社裴濬 黎氏瑾造作瓶花一座
(Bùi Tuấn và Lê Thị Cận xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An tạo tác một tòa bình
hoa).

Ngoài Bùi Tuấn các nghệ nhân họ Bùi khác cũng kí danh vào sản phẩm của mình làm
ra, điển hình như trên chân đèn gốm Bát Tràng tại BTLSVN: LSb 12842 & LSb 13779 có văn
tự được nghệ nhân kí danh như sau: 裴惠裴氏杜造作 (Bùi Huệ, Bùi Thị Đỗ tạo tác). Tại phần
dưới chân đèn ở BTMTVN: 2159-G2-479, ghi: 嘉林縣鉢場社裴富多造 (Bùi Phú Đa xã Bát
Tràng, huyện Gia Lâm tạo). Ở một cặp chân đèn tại BT Nam Định: NH88/SS72 và NH89/SS73
có ghi: 順安府嘉林縣鉢場社裴富造作 (Bùi Phú xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An
tạo tác)
Người thứ hai được chú ý nhiều là Đặng Huyền Thông, tên thật Đặng Mậu Nghiệp, tự
Huyền Thông. Ông quê ở thôn Cổ Phường, xã Hùng Thắng, huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách,
trấn Hải Dương (nay thuộc xã Minh Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương); quê gốc ở làng
Đào Xá – huyện Ân Thi – tỉnh Hưng Yên. Ông là một trong số không nhiều những nghệ nhân
gốm ký tên vào tác phẩm của mình, không những thế, trong một số hiện vật, ông còn ghi cả
ngày và địa điểm sản xuất, người đặt hàng và nơi sử dụng. Một số tác phẩm do ông cùng vợ là
Nguyễn Thị Đỉnh sản xuất và ký tên. Ông là nghệ nhân ghi tên trên nhiều tác phẩm nhất trong
số các tác phẩm gốm thời Mạc còn lại đến ngày nay.
Văn tự trên các tác phẩm gốm do Đặng Huyền Thông tạo tác thường hay đi song song
giữa ao tự và đột tự. Phần đột tự thường là các cát ngữ như: 皇帝萬歲天下太平眾生長少男女
同受福 (Hoàng đế muôn tuổi, thiên hạ thái bình, chúng sinh lớn bé, gái trai cùng hưởng phúc);
tên đình, đền, chùa có hiện vật, như: 洪福寺 (chùa Hồng Phúc), 福隘寺 (chùa Phúc Ải)…
Phần ao tự thường dùng để ghi tên người công đức, về niên hiệu đa phần sử dụng lối ao tự, một
số ít dùng lối đột tự…
Riêng phần kí danh, Đặng Huyền Thông sử dụng cả hai lối viết, ông thường dùng tên
tục và tên tự đi kèm với quê quán để kí danh, một vài tác phẩm ông ghi cả tên vợ cùng tên
mình, cách kí danh của Đặng Huyền Thông có thể thấy một vài dạng như: 青林縣雄勝社生徒
鄧 戊業 字玄通 陶作 (Sinh đồ Đặng Mậu Nghiệp tự Huyền Thông, xã Hùng Thắng, huyện
Thanh Lâm chế tạo); 南策府青林縣雄勝社鄧玄通造 (Đặng Huyền Thông, xã Hùng Thắng,
huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách tạo); 鄧戊業字玄通造 (Đặng Mậu Nghiệp tự Huyền Thông
tạo), 青林縣雄勝社鄧玄通造 (Đặng Huyền Thông, xã Hùng Thắng, huyện Thanh Lâm tạo)…
15
Một số nghệ nhân tạo tác gốm Bát Tràng kí danh vào sản phẩm của mình, tiêu biểu hơn

cả trên các sản phẩm gốm Bát Tràng có thể kể đến Nguyễn Phong Lai, Hoàng Ngưu, Đỗ Phủ,
Đỗ Hữu Vi Những sản phẩm do các nghệ nhân này tạo tác thường là những sản phẩm được
một số người có quyền thế trong cung vua, phủ chúa đặt làm. Vì thế, văn tự được các nghệ
nhân sử dụng để ghi danh ngoài việc khẳng định sản phẩm do mình tạo ra thì còn là văn tự để
nghệ nhân đó chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình, các văn tự này thường được khắc chìm
vào xương gốm. Về vị trí kí danh nghệ nhân tạo tác thường được ghi cùng mặt với phần ghi
niên hiệu, đơn cử như văn tự trên chân đèn tại BTLSVN: LSb 17250; LSb 13781&LSb 13771
ghi như sau: 錦江縣義 閭社阮豐來 黃牛造 (Nguyễn Phong Lai và Hoàng Ngưu người xã
Nghĩa Lư, huyện Cẩm Giang tạo) và sản phẩm này được đặt làm bởi 大士岸郡公法號德廣福
成太長公主廓(郭) 舍社各士買瓶花(Đại sĩ Ngạn Quận công, pháp hiệu Đức Quảng và Phúc
Thành trưởng công chúa cùng các sãi ở xã Quách Xá mua bình hoa), hoặc hiện vật tại BT Hà
Nội: BTHN 7340 có ghi: 黃牛号福寧造(Hoàng Ngưu hiệu Phúc Ninh chế tạo)…
Ngoài ra, ở Bát Tràng các nghệ nhân còn truyền nghề theo dòng họ, gia đình. Dấu ấn
này còn khá rõ qua các hiện vật lưu giữ tại các bảo tàng, di tích được gia đình nghệ nhân Đỗ
Phủ xã Bát Tràng tạo tác, như các hiện vật: chân đèn tại BTLSVN: LSb 13518& LSb 17250:
嘉林縣鉢場社杜甫造作 (Đỗ phủ xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm tạo tác). Còn nhiều hiện vật
được Đỗ Phủ ghi tên vợ, con ông trên sản phẩm đó như: chân đèn BTLSVN: LSb 12862& LSb
13530: 嘉林縣鉢場社信官杜甫造屏妻阮氏本男杜春闈女杜 氏珣(Tín quan Đỗ Phủ xã Bát
Tràng, huyện Gia Lâm tạo bình cùng vợ Nguyễn Thị Bản, con trai Đỗ Xuân Vi, con gái Đỗ Thị
Tuân). Trên chân đèn tại BTLSVN: LSb 13775 có đoạn văn tự ghi: 太保陀國公莫玉輦福成公
主 (…)本主杜甫造並娓阮氏本(…)杜春闈並妻黎氏玉 (Thái bảo Đà quốc công Mạc Ngọc
Liễn, công chúa Phúc Thành cùng bản chủ Đỗ Phủ tạo bình cùng bà vãi Nguyễn Thị Bản Đỗ
Xuân Vi cùng vợ Lê Thị Ngọc [làm]). Sau này, Đỗ Xuân Vi kế tục nghề gia truyền và tạo tác
nhiều sản phẩm gốm kí danh tên mình độc lập như chân đèn tại BTLSVN: LSb 15405,
BTLSVN: LSb 13778; BTMTVN: 513-G2-360 ghi: 鉢場社杜春闈 造 (Đỗ Xuân Vi xã Bát
Tràng tạo). BT Nam Định: NH 1495/ss502 鉢場社杜春闈造從事侍郎講 喻武邦禎 (Đỗ Xuân
Vi xã Bát Tràng làm [theo đặt hàng của] Tòng sự thị lang giảng dụ Vũ Bang Trinh)
Một số nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng xưa cũng kí danh vào sản phẩm gốm do
mình tạo tác, trên chân đèn tại BTLSVN: LSb 17249, BTMTVN: 2175-G2-4985, có ghi: 霸水
社匠 人阮 儼賣 (Thợ gốm Nguyễn Nghiễm xã Bá Thủy bán); hay như hiện vật tại BT Nam

Định: NH 92/SS.76 viết: 陳克廉 (Trần Khắc Liêm); tại BT Hà Nội: BTHN 10170 có ghi: 時中
社黃福造 (Hoàng Phúc xã Thời Trung chế tạo). Trên lư hương tại BTLSVN: LSb 12819 có
ghi: 鉢場社僧阮克遵妻陳氏貺造 (Tăng Nguyễn Khắc Tuân và vợ Trần Thị Huống xã Bát
Tràng chế tạo), trên lư hương tại BT Hải Phòng: BTHP 1333/S68, có ghi: 順安府嘉林縣鉢場
社黎氏開道號玄珍 (Xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, Lê Thị Khai đạo hiệu
Huyền Trân [chế tạo]); trên lư hương tại BTLSVN: LSb 11238 có ghi: 順安府嘉林縣鉢場社
黃宋造 (Hoàng Tống xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An chế tạo)
Trên đồ sứ việc kí danh nghệ nhân cũng xuất hiện như trên đĩa của bộ uống trà đặt kiểu
thời Nguyễn có ghi dòng lạc khoản: 昌溪杜燈甫奉 製 (Đỗ Đăng Phủ xã Xương Khê phụng
mệnh chế tạo)…
Việc các nghệ nhân kí danh vào nhiều sản phẩm gốm, chứng tỏ các sản phẩm gốm thời
gian này đã đạt được trình độ chế tạo và mỹ thuật cao, sản phẩm gốm khi đó được lưu thông
rộng rãi trong và ngoài nước. Gốm Việt Nam từ TK XV – XIX, nhất là gốm Chu Đậu, Bát
Tràng thời Mạc có nhiều sản phẩm xuất hiện văn tự ghi rõ năm chế tạo, tên người đặt hàng và
người sản xuất. Qua văn tự đã cho thấy người đặt hàng có nhiều quan chức cao cấp và quý tộc
nhà Mạc như công chúa Phúc Thành, phò mã Ngạn quận công, Đà quốc công Mạc Ngọc Liễn,
Mĩ quốc công phu nhân Người đặt hàng trải ra trên một không gian rộng lớn bao gồm nhiều
phủ huyện vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc trung bộ.
4.2 Vấn đề tác giả, tác phẩm qua thơ, văn
16
Một trong những vấn đề về văn tự Hán – Nôm trên gốm sứ là làm rõ được tác giả và tác
phẩm trên từng hiện vật được xem xét. Câu hỏi này đã thu hút được nhiều nhà nghiên cứu về
gốm, sứ, nghiên cứu về văn tự Hán – Nôm và nghiên cứu về văn học, sử học…
Một trong những tác phẩm và tác giả của tác phẩm đó là ai, đầu tiên chúng ta phải kể
đến câu thơ Nôm “Mai – hạc”.
嘵 嗷 �� 趣 煙 霞,
梅 羅 伴 舊 鶴 羅 �� 涓
Theo học giả Vương Hồng Sển câu thơ Nôm Mai hạc do đại thi hào Nguyễn Du đi sứ
Trung Quốc mang về nước vào năm Quý Dậu (1813). Trong khi, một bài viết in trong tập
san Đô thành hiếu cổ (BAVH) vào năm 1929 của một tác giả người Pháp, dẫn lời ông Hồ Đắc

Khải, một quan chức cao cấp của triều Nguyễn thuở ấy cho biết tác giả hai câu thơ Nôm trên là
Định Viễn quận vương Nguyễn Phúc Bính, con trai của vua Gia Long. Ngoài ra, ở Huế còn
thịnh hành một thuyết khác cho rằng vị phó sứ Đinh Phiên trong sứ bộ sang Thanh năm 1819
mới là tác giả của hai câu thơ Nôm trên.
Chúng tôi từng cho rằng câu thơ Nôm này là của Nguyễn Du, nhưng khi khảo sát rộng
hơn, chúng tôi thấy, câu thơ không chỉ xuất hiện trên gốm, sứ mà có trên cả đồ đá, đồ đồng. Vì
vậy, câu thơ Nôm này rất có thể là sản phẩm của dân gian? Hơn nữa, khi tìm hiểu thơ Nôm trên
gốm Bát Tràng, những câu thơ Nôm trên các lọ gốm dạng lớn đều là những câu thơ lục bát và
là sản phẩm của dân gian.
Một tác giả và tác phẩm nữa còn có nhiều câu hỏi là Tư Dung thắng cảnh (思容勝景), lấy từ
đoạn trích Tư Dung vãn (思容晚) tương truyền do Đào Duy Từ sáng tác. Thực chất bài Tư
Dung vãn có phải của Đào Duy Từ hay không vẫn chưa có đáp án cuối cùng. Theo chúng tôi,
Tư Dung vãn rất có thể do Đào Duy Từ sáng tác, bởi vì ngoài lý do Đào Duy Từ giỏi về ca
nhạc nên có khiếu về tuồng tích thì ngôn từ trong Tư Dung vãn có nhiều điểm giống với những
tác phẩm được Đào Duy Từ thể hiện. Hơn nữa, đĩa trà có bài thơ Nôm này được đặt kiểu vào
thời chúa Nguyễn mà Sãi Vương (Nguyễn Phúc Nguyên 阮福源, 1613 - 1735) rất mến tài và tin
dùng Duy Từ; sau này, các chúa Nguyễn đều coi Đào Duy Từ thuộc hàng khai quốc công thần.
Hơn nữa, với việc ca tụng chúa Nguyễn Đàng Trong, cảnh đẹp Nam hà và có ý coi nhẹ họ
Trịnh ở Bắc hà thì hẳn cũng phù hợp với cách nhìn của Đào Duy Từ…
Ngoài thơ chữ Nôm thì thơ chữ Hán cũng xuất hiện kí danh tác giả, một trong những tác giả
nổi bật là Đạo Nhân (道人). Về hiệu tên hiệu “Đạo nhân” có ba tác giả đáng chú ý là Võ vương
Nguyễn Phúc Khoát 阮福闊(1714–1765) hiệu là Từ tế đạo nhân 慈濟道人; tác giả thứ hai là
Quốc chúa minh vương Nguyễn Phúc Chu 阮福淍 (1675 - 1725) hiệu là Thiên Túng đạo nhân
天縱道人, biêt hiệu Huyền Hư đạo nhân 玄虛道人 và tác giả cuối cùng là Nguyễn Phúc Hồng
Vịnh 阮福洪泳 hiệu Như như đạo nhân 如如道人.
Cả ba ông đều là tác gia lớn của văn học Đàng Trong và đều mộ Phật. Tuy nhiên, về tác giả
Như Như đạo nhân thì chúng tôi khẳng định ông không phải là tác giả của những thi phẩm trên
các đồ sứ có kí danh “Đạo nhân thư”. Bởi vì, ông sống vào nửa cuối TK XIX trong khi đó các
hiện vật sứ có bút danh trên đều thuộc TK XVIII. Như vậy, hai tác giả còn lại đáng chú ý là
Nguyễn Phúc Khoát và Nguyễn Phúc Chu. Kí danh Huyền Hư đạo nhân chúng tôi cho rằng là

tác phẩm của Nguyễn Phúc Chu.
Các tác phẩm kí danh “Đạo nhân thư” hầu hết được các nhà nghiên cứu trước đây khẳng
định là của Nguyễn Phúc Chu, nhưng chúng tôi thấy chưa đủ cơ sở. Tuy nhiên, chúng tôi đồng
quan điểm, các vật dụng có kí danh này do chúa Nguyễn đàng trong đặt làm. Các thi phẩm
thường là những bài thơ thất ngôn bát cú, mỗi bài thơ được viết thành mười dòng, dòng thứ
nhất là tiêu đề, tám dòng nội dung và một dòng lạc khoản ở cuối bài thơ kí danh: Đạo nhân thư
(道人書). Các thi phẩm thất ngôn bát cú của ông trên đồ sứ đặt kiểu còn thấy: Thiên Mụ hiểu
chung 天姥曉鐘 (Chuông sớm Thiên Mụ); Ải Lĩnh xuân vân 隘嶺春雲 (Mây xuân trên Ải
Lĩnh); Thuận Hóa vãn thị 順化晚市 (Chợ chiều Thuận Hóa); Tam Thai thính triều 三台聽潮
(Nghe sóng Tam Thai); Hà Trung yên vũ 河中烟雨 (Mây khói Hà Trung).
Trong các sáng tác của chúa Nguyễn có một vấn đề mà nhiều người tranh luận là hai chữ
“越南”, như: “越 南 衝 要 此 山 巔” và “越 南 亦 有 瀟 湘 景”.
17
Chúng tôi cho rằng, hai từ “越南” ở đây không chỉ quốc hiệu của nước ta mà mang ý chỉ
“vượt về phía nam”. Vì theo chính sử hai chữ Việt Nam được chọn làm quốc hiệu của nước ta
vào năm 1804, dưới triều vua Gia Long. Sách Đại Nam thực lục có chép: “Tháng Hai (năm
Giáp Tí - 1804), ngày Mậu thìn, (vua Gia Long) xa giá đến kinh sư. Ngày Quý dậu vua yết ở
Thái Miếu… đặt quốc hiệu là Việt Nam. Ngày Đinh sửu đem việc cáo Thái Miếu. Lễ xong vua
ngự ở điện nhận lễ chầu mừng. Xuống chiếu bố cáo ở trong ngoài”. Hơn nữa, trong một số bài
thơ ca ngợi vẻ đẹp non sông, Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu cũng chỉ nói tên là nước Việt và ca
ngợi cảnh đẹp ở phía nam nước Việt đó, như bài: Ngự kiến Thiên mụ tự 御見天姥寺 có câu:
越國之南兮佳水佳山 Việt quốc chi nam hề, giai thủy giai san
寶剎之壯兮日照禪關 Bảo sát chi tráng hề, nhật chiếu thiền quan
Phương Nam nước Việt chừ, sông đẹp núi đẹp
Chùa chiền tráng lệ chừ, mặt trời chiếu cửa thiền
Hoặc trong bài: Tư Dung hải môn lữ thứ 思容海門旅次 của Lê Thánh Tông (黎聖宗), có
câu:
混一車書共幅員,
海雲橫界越南天。
Hỗn nhất xa thư cộng bức viên,

Hải Vân hoành giới việt nam thiên.
Cả mối cơ đồ một cõi chung
Về Nam địa giới Hải Vân giăng
Về đề thơ ngự chế trên gốm sứ không chỉ có Nguyễn Phúc Chu quan tâm. Sau này, vua
Thiệu Trị 紹治 cũng có sở thích đó. Tuy nhiên, Thiệu Trị lại không kí danh sau mỗi bài thơ.
Hiện nay, một số bài thơ của vua Thiệu Trị vẫn được lưu giữ trên các đĩa trà như bài: Thúy Vân
sơn (翠雲山) và một bài không có tiêu đề. Cả hai bài thơ đều trích từ bài Vân sơn thắng tích (雲
山勝蹟) là một trong 20 bài thơ do vua Thiệu Trị sáng tác để ca ngợi 20 thắng cảnh đất thần
kinh Thần kinh nhị thập cảnh thi vịnh (神京二十景詩咏) gồm 7 thắng cảnh tự nhiên và 13 thắng
cảnh nhân tạo hoặc là sự kết hợp giữa nhân tạo với tự nhiên nằm trong Ngự đề danh thắng đồ
hội thi tập (御題名勝圖會詩集).
Các tác phẩm văn thơ Hán – Nôm trên gốm sứ thường được chép lại những tác phẩm quen
thuộc. Tuy nhiên, một đặc điểm dễ nhận ra ở những tác phẩm Hán – Nôm trên gốm sứ đó chính
là tính sai khác (dị bản) so với chính tác. Đặc điểm này dễ nhận thấy trên các sản phẩm có văn
tự Nôm hơn văn tự Hán. Đặc điểm dị bản này chính là một trong những nét độc đáo của văn tự
Nôm, Nôm trên gốm, sứ Việt Nam. Những tác phẩm thuộc thể loại ca dao, thường xuất hiện
trên đồ gốm, hiện chúng tôi chưa thấy tác phẩm theo thể ca dao trên đồ sứ. Các tác phẩm được
chép lại từ những bài thơ có tên tác giả xuất hiện trên cả gốm và sứ.
4.3. Thể thơ thần trí qua gốm, sứ
Thần trí thể xuất hiện từ đời Tống, tương truyền người đầu tiên sáng tạo ra kiểu thơ này
là Tô Đông Pha (1037 – 1101).Thần trí thể có thể hiểu là một kiểu triết tự từng cá thể, từng
phân nhánh của chữ sau hội lại thì mang đầy đủ nội dung một bài thơ mà người viết muốn
truyền tải. Đây cũng được coi là một loại câu đố nên còn có tên gọi là “Hình ý thi” 形意詩 ;
“Mê tượng thi” 謎象詩 hoặc “Quái tự thi” 怪字詩. Người Đài Loan thì quen dùng với hai thuật
ngữ là “Đồ tượng thi” 圖象詩 và “Thị giác thi” 視覺詩. Loại thơ bí ẩn này quan niệm “Dĩ ý tả
đồ, linh nhân tự ngộ” 以意寫圖,令人自悟 (lấy ý vẽ hình, khiến người khác tự hiểu). Tức là,
người sáng tác vẽ một đồ hình bằng chữ theo ý tưởng của mình những chữ ấy giúp người đọc
hiểu rõ ý của tác giả, nhân đó làm nảy sinh những ý mới lạ cho người xem. Từ đó, giúp khai
thần trí con người cho nên mới gọi là thần trí thể. Đặc điểm chính của nó là phương pháp sử
dụng “Hình tự đại tiểu, bút họa đa thiểu, vị trí chính phản, bài liệt sơ mật” 字形大小, 筆畫多少,

位置正反, 排列疏蜜(Hình chữ lớn bé, nét bút ít nhiều, vị trí thuận chữ, ngược chữ, bố trí thưa
mau) để trình bày văn bản… Hiện nay, kĩ thuật để viết thơ kiểu thần trí thể chủ yếu sử dụng:
chữ thuận, chữ ngược, chữ to, chữ nhỏ, chữ ngắn, chữ dài, chữ đảo lộn, chữ nghiêng, chữ mờ,
chữ đậm, chữ bẻ gãy, chữ phá… Tuy nhiên, chúng có sự biến hóa nhất định, mục đích là ẩn ý
thơ. Thần trí thể có thể phân làm 5 loại sau: Tự câu loại 字句類 (loại chú ý câu chữ); Bài liệt
18
loại 擺列類 (loại chú ý sắp xếp); Khảm tự loại 嵌字類 (loại chú ý chữ khuyết); Tu từ loại 修辭
類 (loại chú ý tu từ); Tạp ngôn loại 雜言類 (loại tạp ngôn).
Thần trí thể đặc biệt ở điểm: thứ nhất, một chữ có thể biểu đạt hết một ý, thông thường
một chữ có thể diễn thành hai, ba chữ, có khi trực tiếp thành một câu thơ. Thứ hai, là mỗi một
chữ sẽ độc lập trong một hình, nhưng khi phối hợp với các chữ khác, qua cách sắp xếp các chữ
đó sẽ biểu đạt được ý cần viết. Thứ ba, thể hiện để chỉ hàm ý, tính chất của câu đố, vì thế,
người xem không thể không tiếp cận thực tế văn bản để đưa ra lời giải. Thứ tư, các bài đều thể
hiện các thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, hoặc thất ngôn tứ tuyệt tương đối cố định theo truyền thống
thơ cổ điển…
Loại thứ nhất, trực tiếp mô tả hình ảnh chữ như: Đại, tiểu 大小: lớn, bé; thô, tế 粗細:
thô, nhỏ; nùng, đạm 濃淡: đậm, nhạt; trường, đoản 長短: dài, ngắn; phì, sấu: 肥瘦 mập, gầy;
khoan, trách 寬窄: rộng, hẹp; đoạn, tục 斷續: đứt, liền; phương, thiên, viên 方扁圓: vuông,
dẹt, tròn… Tùy theo tính chất cường điệu của chữ để đọc.
Loại thứ hai, trực tiếp mô tả phương hướng, vị trí như: Thượng, hạ 上下: trên, dưới; cao,
đê 高低: cao, thấp; tả , hữu 左右: trái, phải; trắc, tà 側斜: ngay ngắn, nghiêng vẹo; chính, phản
正反: chữ xuôi, chữ lộn ngược; điên, đảo, hoành 顛倒橫: nghiêng, lộn, ngang…
Loại thứ ba, là thêm hoặc bớt nét, bộ.
Chỉ viết nửa bộ phận của chữ thì có thể đọc thành ba chữ, như: chữ ngữ 語 không có bộ
ngôn 吾, đọc: vô ngôn ngữ 無言語; chữ lưu 流 không có bộ thủy, đọc: thủy không lưu 水空流;
chữ tư 思 không có bộ tâm 田, đọc: vô tâm tư 無心思…
Loại thứ tư là dùng màu sắc để viết chữ, loại này thì màu nào đọc theo chữ ấy, như: lục
thủy 綠水, hồng nhật 紅日, hoàng long 黃龍…
Tuy nhiên, không phải tất cả các bài thơ thần trí thể đều hội tụ đầy đủ các cách đọc như
chúng tôi vừa trình bầy, nhưng có thể khẳng định với mỗi bài thơ thần trí thể thì ít nhất cũng

phải hội được tối thiểu vài ba cách thể hiện. Để minh họa cụ thể hơn, chúng tôi đã giới thiệu
hai bài thơ theo thể thần trí trên hai đĩa trà đặt kiểu của triều đình nhà Nguyễn.
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Luận án được chúng tôi nghiên cứu thông qua hơn 1017 hiện vật gốm – sứ Việt Nam
nằm trong một số bảo tàng của trung ương, địa phương, bộ sưu tầm tư nhân và một số ảnh hiện
vật qua một vài tác phẩm đã công bố. Trong số này, chúng tôi thấy một số thông tin khác với
hiện vật gốc như niên đại, đặc điểm mô tả hiện vật hoặc một số chữ dịch sai nên chúng tôi đã
cố gắng trong khả năng để hoàn thành giải nghĩa văn tự cho 1012 hiện vật, 04 hiện vật chưa
thực hiện được với lý do văn tự quá mờ, 01 hiện vật có chú giải, thêm chữ nhưng vẫn chưa thấy
thỏa đáng vì hiện vật bị vỡ, mất miếng. Do đó, chúng tôi sẽ bổ sung cụ thể sau.
Tuy nhiên, bước đầu chúng tôi đã khái quát những nét đặc trưng cơ bản nhất văn tự Hán
– Nôm trên gốm, sứ Việt Nam từ thế kỷ XV-XIX. Có thể thấy, văn tự trên gốm, sứ Việt Nam
xuất hiện sớm và chịu ảnh hưởng ít, nhiều từ cách thức chế tác đến thể hiện văn tự trên gốm, sứ
Trung Quốc. Vì thế, nghiên cứu văn tự Hán - Nôm trên gốm, sứ Việt Nam từ thế kỷ XV-XIX
đã có những bước phát triển song hành cùng với việc nghiên cứu văn tự trên gốm, sứ cổ Trung
Quốc. Tuy nhiên, văn tự trên gốm, sứ Việt Nam có những nét đặc trưng rất riêng mà không
xuất hiện trên bất kỳ dòng gốm, sứ của một quốc gia khác ngoài Việt Nam, đó chính là chữ
Nôm và lối viết chữ Hán theo cách riêng của người Việt, như: tính sai khác (dị bản) so với
chính tác, viết từ trái qua phải, ghép niên hiệu Đây chính là một mã khóa để phân định gốm,
sứ Việt Nam với gốm, sứ các quốc gia khác. Có nghĩa, khi nghiên cứu văn tự Hán - Nôm, các
nhà nghiên cứu cũng phân theo các dạng thức như: thể loại, ngữ nghĩa, cách viết, cách trình
bày… Việc nghiên cứu văn tự Hán - Nôm mang lại những thông tin rất đáng tin cậy, vì chúng
không bị làm giả, khắc lại, hoặc tam sao thất bản như trên sách, chuông, khánh và bia đá.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu văn tự Hán - Nôm trên gốm, sứ xuất hiện, mỗi một
giai đoạn, các tác giả lại nghiên cứu ở những mức độ khác nhau, nhưng đóng góp của chúng
vào hệ thống tư liệu Hán - Nôm trên gốm, sứ Việt Nam rất đáng trân trọng, thậm chí có những
tác phẩm bước đầu chỉ mang tính giới thiệu và dịch thuật đơn giản nhưng đã mang đến một
cách nhìn mới về hệ thống tư liệu Hán - Nôm trên gốm, sứ Việt Nam giai đoạn đó.
19
Nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên đồ gốm, sứ Việt Nam từ thế kỷ XV – XIX đã có

những bước phát triển nhanh và hình thành nên một hệ thống tư liệu quan trọng đủ để minh
chứng cho những vấn đề về văn hoá, văn minh, văn học cũng như vấn đề lịch sử làng nghề, lịch
sử về thương mại, ngoại giao… Góp phần làm sáng tỏ thêm về vấn đề tác giả, tác phẩm như
hiện tượng tác phẩm Tư Dung thắng cảnh của Đào Duy Từ, các bài thơ của vua Thiệu Trị… về
tác giả kí danh Đạo Nhân
Tuy việc định danh thuật ngữ các kí tự Hán – Nôm ghi chép trên gốm, sứ có nhiều quan
điểm, như: “Thi đề” (詩題), “Minh văn” (銘文), “Hiệu đề” (號題), “Văn tự” (文字), “Thư
pháp, thư họa” (書法 , 書畫), nhưng chúng tôi đã đi đến quan điểm “văn tự Hán – Nôm” và
thấy sự phù hợp của thuật ngữ này. Vì thuật ngữ đã bao hàm được các đặc trưng của văn tự
Hán – Nôm, như: cách viết, khối chữ, thể chữ…
Đặc trưng về tạo hình khối chữ có lối viết “Bình tự”, “Ao tự”, “Đột tự” và “Trúc tự”,
mỗi hình thức này đã cho chúng ta thấy đặc trưng của một vài dòng sản phẩm gốm, sứ từ thế kỷ
XV – XIX khi xét trên bình diện tạo tác hình khối chữ. Nhưng trên thực tế, các loại hình này
xuất hiện trên một sản phẩm, chúng không chỉ xuất hiện đơn lập mà còn đan xen với nhau tạo
nên dạng thức “tạp tự”, như: ao tự – đột tự, bình tự – đột tự, bình tự – ao tự, ao tự – trúc tự trên
một sản phẩm…
Thể chữ có năm thể chính: thể Triện, thể Lệ, thể Khải, thể Thảo, thể Hành. Thể triện thư
thường được dùng như đề ngữ danh phẩm và chưa mang ý nghĩa đầy đủ một câu thơ, văn. Bên
cạnh đó, thể lệ thư được dùng như đề ngữ danh phẩm và dùng ghi thơ, văn họa cảnh. Thể khải
thư được dùng khá phong phú, đa dạng trên cả gốm và sứ, nó đã thể hiện được đặc tính vượt trội
trên các sản phẩm sứ. Thể thảo thư, được dùng nhiều trên gốm, sứ thế kỷ XVIII và mang dấu ấn
rất riêng. Thể hành thư rất đa dạng thể hiện trên cả gốm, sứ.
Về đặc điểm văn tự Hán và Nôm: là không có dấu ngắt câu, như: dấu chấm, phẩy,
khuyên… không có kiểu viết hoa, viết nghiêng. Trên một số sản phẩm gốm thờ tự có xuất hiện
kiểu ngắt dòng bằng cách đài cao chữ, thể hiện sự tôn kính. Ngoài lối phồn thể thì lối viết giản
thể, viết tắt, viết kép, dùng dấu nhắc lại để ghi chữ cũng được sử dụng. Việc nghiên cứu đặc
điểm của văn tự Hán – Nôm từ thế kỷ XV - XIX, không chỉ giúp chúng ta có thêm những nhận
thức về các dòng gốm Việt Nam từ loại hình, kiểu dáng, đề tài trang trí mà còn giúp chúng ta
có thêm một bước giám định những cổ vật trên phương diện phân tích đặc điểm của từng loại
hình văn tự.

Với chữ Nôm đã mang đến một nét rất riêng cho gốm, sứ Việt Nam, nó thể hiện lòng tự
tôn dân tộc mới của giới quan chức trong triều đình phong kiến Việt Nam khi ấy. Mặc dù, phần
lớn chữ Nôm thể hiện trên gốm sứ tập trung ở các sản phẩm thuộc thế kỷ XVII, XVIII và XIX,
nhưng phần nào cho thấy được những đặc trưng cơ bản nhất của chữ Nôm trên gốm, sứ, cũng
như đặc trưng của thời đại.
Nhìn một cách khái quát, từ thế kỷ XV - XIX, văn tự Hán - Nôm xuất hiện trên gốm, sứ
rất phong phú từ một chữ đến vài chục chữ (phổ biến) hoặc hàng trăm chữ (hiếm thấy). Phần
lớn văn tự được thể hiện bằng chữ Hán; chữ Nôm xuất hiện với số lượng ít hơn. Tuy nhiên, qua
đặc điểm của văn tự Hán – Nôm trên gốm, sứ Việt Nam giai đoạn này, xét về mặt trình bầy và
thể thức, chúng ta thấy, văn tự chủ yếu được người viết chú ý đến mặt sắp xếp cân đối chữ hơn
là viết rõ nghĩa.
Thơ, văn chữ Nôm trên gốm, sứ tuy không thật đồ sộ về số lượng nhưng chúng lại thể
hiện được nhiều nội dung và mang đặc điểm rất riêng của gốm, sứ Việt và tạo ra một phong
cách thuần Việt mà khó lẫn vào gốm, sứ các quốc gia khác. Thơ, văn chữ Hán đa dạng, phong
phú hơn thơ, văn chữ Nôm, từ loại hình, nội dung và cách trình bầy. Nếu chữ Nôm thường là
những bài thơ, câu thơ, câu đối ngắn của các tác giả người Việt, hoặc dân gian Việt thì chữ Hán
xuất hiện nhiều câu thơ, bài thơ, bài văn có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc từ những điển tích
Trung Quốc… Tuy nhiên, chỉ có những tác phẩm theo thể ca dao xuất hiện trên đồ gốm, rất
hiếm (hoặc chưa thấy) xuất hiện trên đồ sứ. Ngược lại, những tác phẩm thuộc thể tài khác xuất
hiện trên cả hai chất liệu gốm và sứ.
20
Nội dung văn tự Hán – Nôm được thể hiện qua các loại hình: văn tự chỉ niên hiệu, văn
tự chỉ niên khoản, văn tự chỉ nơi tàng khoản, văn tự đề từ, văn tự chỉ thương hiệu… và bao
hàm chi tiết nội dung của văn tự Hán – Nôm từ TK XV đến TK XIX mà chúng tôi đã tổng hợp,
phân chia theo cách hiểu của mình với những tiêu chí riêng. Đây là một cách trong tổng thể
cách phân chia hệ thống và tiêu chí mà các tác giả trước đã trình bày. Chắc hẳn, sẽ còn nhiều
cách kiến giải khác nữa về nội dung văn tự được đưa ra sau này, nhưng chúng tôi nghĩ, dù cách
phân chia về nội dung như thế nào chăng nữa thì mục đích cuối cùng của các nhà nghiên cứu
cũng nhằm làm rõ và cụ thể hơn hệ thống văn tự mình đưa ra. Điều này, chứng tỏ nội dung văn
tự Hán - Nôm trên đồ gốm, sứ Việt Nam còn là một mảnh đất cần khai phá nhiều hơn nữa.

Trong nghiên cứu về tác giả tạo tác gốm sứ, qua 13 văn tự Hán trên lọ gốm ở Bảo tàng
Topkapi Sarayi, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi thấy, có hai luồng ý kiến: Ông Tăng Bá
Hoành khẳng định tác giả đó là nghệ nhân Bùi Thị Hý, một số nhà nghiên cứu cho là người họ
Bùi viết chơi. Về vấn đề này, chúng tôi chưa có kết luận trong luận án và sẽ tiếp tục nghiên cứu
để có kết luận trong thời gian thích hợp. Tuy nhiên, về tác giả tạo tác gốm sứ điển hình nhất có
kí danh thì Đặng Huyền Thông là người đặc trưng nhất, những sản phẩm được ông tạo tác có
những nét đặc sắc riêng, như: không sử dụng lối viết phức thể và giản thể, màu men lam xám
và thường là các đồ tế tự, văn tự kí danh được ông ghi chép rất đầy đủ… Bên cạnh đó, một số
tác giả tạo tác gốm, sứ của các làng và lò gốm khác cũng được thể hiện, nhất là các nghệ nhân
làng gốm Bát Tràng. Ở Bát Tràng các nghệ nhân còn truyền nghề theo dòng họ, gia đình, rõ
nhất là gia đình nghệ nhân Đỗ Phủ.
Việc tìm hiểu về tác giả tạo tác gốm sứ đã cung cấp những thông tin về con người, sản
phẩm, về vấn đề liên quan đến làng nghề, tổ nghề, về lịch sử thương mại, ngoại giao. Bên cạnh
đó, còn cho thấy những đặc trưng riêng của từng dòng gốm, nước men và đặc trưng văn tự trên
mỗi dòng gốm, mỗi nghệ nhân tạo tác đồ gốm…
Về tác giả liên quan đến thơ văn trên đồ gốm sứ, chúng tôi cho rằng, câu thơ Nôm “Mai
– hạc” có thể thuộc sản phẩm của dân gian. Câu thơ Nôm này chiếm kỷ lục về tính dị bản, viết
sai và xấu, sai cả tự dạng lẫn bố cục sắp đặt câu thơ. Tính dị bản so với chính bản cũng là một
trong những đặc trưng của tác phẩm Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam và thể hiện qua nhiều
tác phẩm trên các sản phẩm. Điển hình nhất có thể thấy tác phẩm Tư Dung thắng cảnh của Đào
Duy Từ, chúng tôi cũng bước đầu khẳng định Đào Duy Từ là tác giả của bài thơ Nôm này vì
những yếu tố như đã trình bày ở trên.
Các tác phẩm kí danh “Đạo nhân thư” hầu hết được các nhà nghiên cứu khẳng định là
của Nguyễn Phúc Chu, nhưng chúng tôi thấy chưa đủ cơ sở. Tuy nhiên, chúng tôi đồng quan
điểm, các vật dụng có kí danh này do chúa Nguyễn đàng trong đặt làm. Các thi phẩm thường là
những bài thơ thất ngôn bát cú, mỗi bài thơ được viết thành mười dòng, dòng thứ nhất là tiêu
đề, tám dòng nội dung và một dòng lạc khoản ở cuối bài thơ kí danh: Đạo nhân thư. Tuy nhiên,
trong các sáng tác của chúa Nguyễn có một vấn đề mà nhiều người tranh luận là hai chữ “ việt
nam - ”越南 ; nhiều tác giả cho rằng, hai từ này chỉ quốc hiệu Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi
cho rằng, hai từ “ ” 越南 ở đây mang ý chỉ “vượt về phía nam”.

Về thơ ngự chế trên gốm sứ ngoài các chúa Nguyễn thì vua Thiệu Trị cũng có sở thích
đó. Tuy nhiên, Thiệu Trị lại không kí danh sau mỗi bài thơ.
Việc đề thơ trên đồ gốm sứ được thể hiện như một thú chơi chữ, nhưng đặc trưng nhất
về chơi chữ thì không thể thơ nào hơn thơ Thần trí thể 神智體. Thần trí thể xuất hiện từ đời
Tống, tương truyền người đầu tiên sáng tạo ra kiểu thơ này là Tô Đông Pha. Thần trí thể có thể
hiểu là một kiểu triết tự từng cá thể, từng phân nhánh của chữ, sau đó hội lại thì mang đầy đủ
nội dung một bài thơ mà người viết muốn truyền tải. Ở phần này, chúng tôi đã giới thiệu thể
thơ Thần trí qua hai tác phẩm đặc trưng trên đồ sứ đặt kiểu triều Nguyễn.
Nghiên cứu đặc điểm của văn tự Hán - Nôm trên gốm, sứ giai đoạn từ thế kỷ XV - XIX
không chỉ nhằm mục đích hệ thống hóa lại các văn tự Hán - Nôm vốn phong phú và phức tạp
mà còn nhằm giải thích cụ thể hơn nữa từng đặc trưng dưới nhiều phương diện khác nhau của
văn tự Hán - Nôm trong từng giai đoạn cụ thể. Trước mắt, những gì cần làm chúng tôi cũng đã
cố gắng hết sức trong khuôn khổ nguồn tư liệu và khả năng kiến giải. Đây mới chỉ là bước đầu
chúng tôi giới thiệu một cách khái quát về đặc trưng văn tự Hán – Nôm trên gốm, sứ Việt Nam
21
từ thế kỷ XV - XIX. Mong rằng, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung và hoàn thiện
hơn nữa trong những công trình sau này. Thông qua luận án, chúng tôi xin đề xuất một số ý
kiến sau:
Cần hệ thống hóa văn tự Hán - Nôm trong các bảo tàng thuộc quản lý của nhà nước, có
hình thức giới thiệu phù hợp và đầy đủ những giá trị đặc sắc của gốm, sứ cổ nói chung và văn
tự Hán - Nôm trên gốm, sứ nói riêng, có thể thông qua triển lãm giới thiệu về bộ sưu tập gốm,
sứ có văn tự Hán - Nôm.
Cần hiệu đính, sửa lại các chữ Hán - Nôm ghi trong hồ sơ gốc bị phiên âm, dịch nghĩa
nhầm. Bổ sung thêm thông tin liên quan đến hiện vật sau khi dịch những chữ Hán – Nôm trên
hiện vật vào hồ sơ hiện vật.
Tổ chức các cuộc hội thảo để trao đổi thông tin, trao đổi kết quả nghiên cứu, trao đổi
hiện vật giữa các bảo tàng trong nước và ngoài nước. Qua các bài thơ, văn trên gốm, sứ, ngoài
những giá trị về văn hóa, văn học thì mỗi đoạn văn, câu thơ hay còn có tác dụng giáo dục; vì
thế, chúng ta nên đưa vào dạy trong chương trình văn học, lịch sử địa phương.
Cần tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm bổ sung thêm những tác phẩm gốm, sứ tiêu biểu của

Việt Nam (trong đó chú ý các hiện vật gốm, sứ có văn tự Hán - Nôm) làm cơ sở kế thừa và phát
huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc, tiến tới phát triển nghệ thuật gốm sứ Việt Nam hiện
đại.
Trên đây là những nhận xét chủ quan bước đầu của chúng tôi được rút ra trong quá trình
thực hiện luận án. Do khả năng còn hạn chế nên khó tránh được những sai sót. Vì thế, chúng
tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu để luận án đạt được kết quả như mong
muốn.
22
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
I – Sách:
- Di tích cổ vật Hưng Yên – Nhang án đá hoa sen, Bảo tàng Hưng Yên xuất bản
- Kim chung tự - đệ nhất danh lam (Nhà in Hà Nội)-2004
- Từ hai đầu Phố Hiến (Lê Lựu chủ biên), Nhà in Văn hóa doanh nhân - 2005
- Hưng Yên – vùng phù sa văn hoá (Nguyễn Phúc Lai chủ biên), NXB Trẻ - 2008
II – Bài viết nghiên cứu:
- Nguyễn Văn Chiến, (2012), “Giới thiệu một vài tác phẩm Nôm tiêu biểu trên đồ gốm, sứ Bát
Tràng từ thế kỷ XV-XIX”, Tạp chí Hán Nôm, số 5, tr 68-74
- Châm thư đền Mây, linh tích của tướng quân Phạm Bạch Hổ - TC Hán Nôm, số 4 - 2008
- Vấn đề lịch sử Văn miếu Hưng Yên – TC Nghiên cứu lịch sử, số 8 – 2004
- Phố Hiên không chỉ có 20 phường – TC Xưa và Nay, số 147 – tháng 9 -2003
- Phạm Phòng Át ông vua một vùng - TC Xưa và Nay, số 237 - tháng 6-2005
- Nguyệt Đường tự, dấu tích còn lại - TC Xưa và Nay, số 217 – tháng 8 – 2004
- Thương điếm Hà Lan ở Phố Hiến - TC Xưa và Nay, số 249 – tháng 12 – 2005
- Tìm hiểu 11 tác phẩm chữ Nôm trên đồ sứ ký kiểu - TC Xưa và Nay, số 337, 338 tháng 8, 9 –
2009
- Chùa Tượng Sơn với dòng họ Lê Hữu – TC Nghiên cứu Phật học, số 1/2006
- Tư tưởng thiền của Nguyễn Trung Ngạn trong “Giới Hiên thi tập” – TC Nghiên cứu Phật
học, số 6/2006
III – Thông báo chuyên ngành, Hội thảo khoa học:
- Hệ thống di vật đá ở Long Cầu – Đoàn Đào – TB Khảo cổ học 2003

- Chứng tích của Thương điếm Hà Lan ở Phố Hiến – TB Khảo cổ học năm 2005
- Châm thư ở Phố Hiến – TB Khảo cổ học – 2007
- Về bài thơ Nguyệt mai trên đĩa trà – TB Khảo cổ học – 2008
-“Khảo về nội dung và hình thức câu thơ Nôm “Mai hạc” của Nguyễn Du trên gốm, sứ”, Hội
thảo Khoa học “40 năm khoa Hán – Nôm trường ĐHKHXH&NV”
- Thơ thần trí thể và nội dung hai bài thơ trên đồ sứ đặt kiểu triều Nguyễn – TB Hán Nôm học
– 2012.
IV – Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh
- Cảnh sắc Phố Hiến qua thơ – phú cổ
- Sự thay đổi địa danh, địa giới làng Hưng Yên qua các thời kỳ
- Võ cử và võ tướng Hưng Yên xưa (trước 1919)
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
23

×