Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

tóm tắt luận án tiên sĩ giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh yên bái giai đoạn 2012 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.98 KB, 27 trang )





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
–––––––––––––––



BÙI NỮ HOÀNG ANH



GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ
TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI YÊN BÁI
GIAI ĐOẠN 2012 - 2020

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 62 62 01 15


TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP





THÁI NGUYÊN, 2013




Công trình đƣợc thực hiện tại:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
THÁI NGUYÊN


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.Trần Chí Thiện


Phản biện 1:………………………………

Phản biện 2:…………………………….

Phản biện 3: …………………………….



Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Thái Nguyên họp
tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN
Vào hồi giờ ngày tháng 12 năm 2013




Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên
- Thư viện trường Đại học Kinh tế & QTKD




DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ
1. Bùi Nữ Hoàng Anh, “Đất - một tài nguyên, một tài sản cần
được bảo vệ và sử dụng có hiệu quả”, Tạp chí Khoa học –
Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, Tập 60, Số 12/1 năm 2009,
Tr. 114-118.
2. Bùi Nữ Hoàng Anh, “Thực trạng kinh tế - xã hội của tỉnh Yên
Bái và giải pháp cho tăng trưởng bền vững”, Tạp chí Kinh tế &
Phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân, Số 162 năm 2010, Tr.
100-108.
3. Bùi Nữ Hoàng Anh, “Hiệu quả kinh tế của một số loại hình
sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Yên Bái”, Tạp chí Kinh tế &
QTKD, Số 1, tháng 3/2011, Tr. 72-78.





1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sử dụng đất nông nghiệp như thế nào để đảm bảo an ninh lương thực và
phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu cùng với sức ép của sự gia
tăng dân số, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang trở thành một
vấn đề vấn đề bức thiết của các nước đang phát triển.
Việt Nam đến nay vẫn cơ bản là một nước nông nghiệp. Nông nghiệp,
nông thôn, nông dân Việt Nam đã, đang và sẽ có một vị trí quan trọng trong
nền kinh tế của đất nước. Từ một nền kinh tế nông nghiệp tập trung mang
nặng tính bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, nước ta đang phải đối

mặt với hàng loạt các vấn đề về kinh tế, xã hội cũng như môi trường. Để đạt
được mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam cần phải nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp, trên cơ sở đó nâng cao thu nhập cho người dân, cải
thiện cảnh quan, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.
Sức ép của quá trình đô thị hoá và sự gia tăng dân số khiến đất nông
nghiệp nước ta đang suy giảm nhanh chóng cả về số lượng cũng như chất
lượng. Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có biện pháp hợp lý
để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. Trong bối cảnh hiện nay, sự ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu với kịch bản nước biển dâng làm cho diện tích đất
canh tác ở các vùng đồng bằng ven biển ngày càng bị thu hẹp, việc nghiên cứu
tiềm năng đất đai, tìm hiểu một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá
mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất đó để làm cơ sở cho việc đề
xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý, hiệu quả ở các tỉnh miền núi là vấn đề có
tính chiến lược và cấp bách của từng địa phương cũng như của cả nước nhằm
đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực, phát triển bền vững.
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Đất đai của Yên Bái
đa dạng về chủng loại, đất nông nghiệp chiếm tới gần 80% tổng diện tích tự
nhiên, nhưng phần lớn diện tích là đất dốc. Tuy có diện tích tương đối lớn
nhưng địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi, trình độ dân trí chưa cao nên
khả năng khai thác nguồn tài nguyên đất nói chung và đất nông nghiệp nói



2
riêng phục vụ sản xuất còn hạn chế. Sản xuất kém phát triển, hiệu quả kinh
tế không cao, trong khi nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây phụ
thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đời sống nhân dân trong tỉnh còn gặp
nhiều khó khăn, vất vả. Đến năm 2012, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh
mới chỉ đạt 16,6 triệu, chỉ bằng 53,9% thu nhập bình quân của cả nước. Muốn
nâng cao mức sống của người dân, cần thực thi đồng bộ nhiều giải pháp, trong

đó có nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp.
Muốn đảm bảo an ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo một cách bền
vững tại ở Yên Bái, cần thực thi đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có nâng cao
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thông qua việc lựa chọn được các loại hình sử
dụng đất và cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý nhằm tăng năng suất, đồng thời áp
dụng những biện pháp hữu hiệu chống thoái hoá, bảo vệ và nâng cao độ phì đất,
hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững trên đất dốc.
Từ thực tế đó, “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng
đất nông nghiệp tại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012 - 2020” đã được lựa chọn
làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá được các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp;
- Phân tích được hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông
nghiệp chính;
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sử
dụng đất nông nghiệp ở Yên Bái;
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
trong sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp tại tỉnh Yên Bái.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu
ở tỉnh Yên Bái và các vấn đề liên quan.



3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Điều tra thực địa

được tiến hành tại 3 huyện mang đặc trưng của 3 vùng:
- Vùng thấp: điều tra nghiên cứu tại huyện Yên Bình;
- Vùng giữa: điều tra nghiên cứu tại huyện Văn Chấn;
- Vùng cao: điều tra nghiên cứu tại huyện Mù Cang Chải.
3.2.2. Phạm vi thời gian
- Số liệu thứ cấp: thu thập trong giai đoạn 2000 - 2011;
- Số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin về tình hình sử dụng đất nông
nghiệp của các nông hộ được điều tra trong giai đoạn 2008 - 2011;
- Các giải pháp được nghiên cứu và đề xuất trong giai đoạn 2012 - 2020.
3.2.3. Phạm vi nội dung
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông
nghiệp chính;
- Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử
dụng đất nông nghiệp.
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái hiện nay
ra sao?
3. Những nhân tố nào tác động đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất
nông nghiệp tại Yên Bái?
5. Giải pháp nào cần được thực thi để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử
dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái trong thời gian tới?
5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Gắn hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp với vấn đề an ninh lương
thực và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Hình thành quan
điểm mới về vai trò của đất nông nghiệp tại vùng cao trong việc đảm bảo an
ninh lương thực, duy trì nguồn nước, điều hoà khí hậu và giảm nhẹ thiên tai.



4

- Là một trong những nghiên cứu đầu tiên về các loại hình sử dụng
đất nông nghiệp tại tỉnh miền núi Yên Bái có sự kết hợp các phương pháp
nghiên cứu truyền thống với phương pháp nghiên cứu hiện đại, phương
pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp định lượng.
- Luận án đã luận giải nguyên nhân của thực trạng sử dụng đất nông
nghiệp, đánh giá tác động của những nhân tố cơ bản đến hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp và đề xuất một hệ thống các giải pháp khá toàn diện nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại một tỉnh miền núi trong
bối cảnh nền nông nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC
Trong chương này luận án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề
lý luận về đất nông nghiệp (khái niệm, phân loại đất nông nghiệp, vai trò, đặc
điểm kinh tế của đất nông nghiệp, quan điểm sử dụng và các loại hình sử dụng
đất nông nghiệp), về hiệu quả, hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế trong sử
dụng đất nông nghiệp với các khái niệm, nội dung, bản chất, phương pháp xác
định, các nhân tố ảnh hưởng và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử
dụng đất nông nghiệp. Về cơ sở thực tiễn, tác giả đã trình bày kết quả nghiên
cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam. Tại
Việt Nam, tác giả đã phân tích và làm sáng tỏ thực trạng hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp chưa cao qua những khía cạnh cụ thể như: diện tích đất nông
nghiệp, tình trạng mất đất nông nghiệp, thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trước những thách thức lớn về an ninh lương thực, những tác động của
chính sách đất đai tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Chƣơng 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tình hình nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất
nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã được đề cập, tổng kết và
rút ra bài học kinh nghiệm. Các nhận xét rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực
tiễn về hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp là:

- Tài nguyên đất nói chung, đất nông nghiệp nói riêng là có giới hạn
và đang trong tình trạng vừa bị thu hẹp về diện tích, vừa bị suy giảm về chất



5
lượng do tác động của cả tự nhiên và con người. Sức ép của sự gia tăng dân
số, gia tăng nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp cùng với quá trình đô thị hóa,
công nghiệp hóa lên đất đai là rất lớn. Để đảm bảo an ninh lương thực, thực
phẩm và phát triển bền vững cần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng
đất nông nghiệp.
- Các phương pháp để nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp rất đa dạng, có thể áp dụng những phương pháp khác nhau tại những địa
bàn nghiên cứu khác nhau.
- Để đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử
dụng đất nông nghiệp, các nghiên cứu đã chỉ ra khá nhiều nhân tố tác động đến
hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên này, bao gồm cả nhân tố chủ quan và khách
quan, cả tự nhiên và xã hội, cả những nhân tố tác động tích cực và tiêu cực.
- Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp ở mỗi nước là khác
nhau, song việc tìm kiếm giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng
loại tài nguyên này đều là cần thiết với tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang
phát triển như Việt Nam.
Chƣơng 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Chọn điểm nghiên cứu: Chọn 3 vùng (vùng thấp, vùng giữa và vùng
cao) với 3 huyện đại diện đại diện căn cứ vào độ cao so với mực nước biển (Yên
Bình, Văn Chấn, Mù Cang Chải). Mỗi huyện chọn 3 xã, trong mỗi xã chọn 3
thôn/bản, trong mỗi thôn/bản chọn 12 hộ để điều tra. Sau khi tổng hợp và xử lý
số liệu, 270 hộ có thông tin đảm bảo độ tin cậy được sử dụng trong nghiên cứu.
3.2. Thu thập thông tin: Các thông tin thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu

này được thu thập từ Bộ NN & PTNT, các Viện nghiên cứu, Sở NN & PTNT,
Trung tâm khuyến nông, Tổng cục Thống kê, các hội thảo trong và ngoài
nước, các công trình nghiên cứu đã công bố. Các thông tin sơ cấp được thu
thập qua điều tra phỏng vấn hộ, thảo luận nhóm, tham khảo ý kiến của các
chuyên gia. Các thông tin sơ cấp được điều tra trong 4 năm (2008-2011).
3.3. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích thông tin: Các thông tin thu
thập được tổng hợp bằng phương pháp phân tổ, bảng và đồ thị thống kê. Sau



6
khi được tổng hợp, các thông tin được phân tích bằng cách kết hợp một số
phương pháp nghiên cứu truyền thống với phương pháp hiện đại, phương pháp
định tính với định lượng. Đó là các phương pháp: dãy số thời gian; mở rộng
khoảng cách thời gian; phân tích SWOT; phương pháp ”cây vấn đề”; phương
pháp phân tích dòng tiền của dự án và phương pháp dự báo. Phương pháp
Categories và phân tích dữ liệu hỗn hợp (dữ liệu bảng) được sử dụng để phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp
tại tỉnh Yên Bái.
3.4. Phƣơng pháp có sự tham gia: Phương pháp này với công cụ PRA
đã được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Chúng tôi thực hiện 6 nhóm với
60 lượt người tham gia tại các xã được chọn để điều tra thu thập thông tin về
thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và các giải pháp ưu tiên lựa chọn nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế cho các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu.
3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu: Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
gồm 4 nhóm: Nhóm chỉ tiêu phản ánh quá trình sản xuất trên đất nông
nghiệp; Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế trong sử dụng đất nông
nghiệp; Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông
nghiệp; Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của LUT trồng cây lâu
năm (theo chu kỳ sản xuất).

Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Khái quát về tỉnh Yên Bái
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng núi
phía Bắc có địa hình cao dốc và bị chia cắt phức tạp nhất nước ta. Độ dốc trung
bình 25 - 30
0
, có nơi độ dốc trên 45
0
. Khí hậu nhiệt đới gió mùa với 5 tiểu vùng khí
hậu, nhiệt độ trung bình là 22 - 23
0
C; lượng mưa trung bình 1.500 - 2.200 mm/năm;
độ ẩm trung bình 83 - 87%, thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp.
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Yên Bái có 9 đơn vị hành chính với tổng số 180 xã, phường, thị trấn;
trong đó có 70 xã vùng cao và 62 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, có 2 huyện vùng cao



7
Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm trên 80%) nằm trong 61
huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước. Dân số cả tỉnh năm 2010 là
người, trên 50% là dân tộc thiểu số. Cơ sở hạ tầng lạc hậu, đặc biệt là hạ
tầng phục vụ sản xuất và hạ tầng nông thôn. Sản xuất nông nghiệp kém phát
triển, cơ cấu kinh tế chậm dịch chuyển. Chất lượng cuộc sống thấp, chênh
lệch giàu nghèo khá lớn giữa vùng thấp và vùng cao.
Thuận lợi lớn nhất của tỉnh là mật độ dân cư thưa, đất đai rộng, hệ động

thực vật phong phú, có khả năng phát triển nông nghiệp bền vững. Khó khăn
lớn của tỉnh là địa hình phức tạp, giao thông khó khăn, trình độ dân trí thấp,
khí hậu khắc nghiệt, thiên tai cũng thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và làm giảm hiệu quả kinh tế trong sử
dụng đất nông nghiệp.
4.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp
4.2.1. Tổng quan về đất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái
Năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 689.949,05 ha, trong đó
đất nông nghiệp chiếm 79,59%. So với năm 2006, đất nông nghiệp tăng thêm
26.479,59 ha, về cơ cấu tăng thêm 3,71%, nhưng riêng đất SXNN lại giảm
1.665,48 ha trong giai đoạn này.
4.2.2. Đặc điểm đất nông nghiệp của tỉnh: Đất nông nghiệp tại 3 vùng
nghiên cứu có độ dốc lớn, đất có độ dốc dưới 15
0
(cấp I và cấp II) thuận lợi
cho SXNN chiếm tỷ lệ thấp (3% - 20%), đất có độ dốc trên 15
0
không thuận
lợi cho SXNN chiếm tỷ lệ khá cao (30% - 48%). Diện tích đất NN của 3 vùng
nghiên cứu có biến động theo thời gian và sự biến động của các loại đất nông
nghiệp ở các vùng khác nhau là không giống nhau.
4.2.3. Tình hình biến động diện tích đất nông nghiệp
4.2.3.1. Đất sản xuất nông nghiệp: Năm 2010, diện tích đất SXNN của
vùng thấp tăng 397,11 ha nhưng về cơ cấu lại giảm 11,39 ha so với năm
2000. Tại vùng giữa, loại đất này giảm 733,71 ha, về cơ cấu giảm 2,85%.
Tại vùng cao, năm 2010 đất SXNN tăng 3.253,39 ha nhưng về cơ cấu vẫn
giảm 8,2% so với năm 2000. So sánh 3 vùng thấy, vùng thấp diện tích đất
SXNN tăng ít nhất nhưng về cơ cấu lại giảm nhiều nhất, ở vùng cao diện




8
tích tăng nhiều nhất, ở vùng giữa diện tích tăng nhiều hơn nhưng cơ cấu lại
giảm ít hơn so với vùng thấp.
4.2.3.2. Đất lâm nghiệp: Năm 2010, đất lâm nghiệp của vùng thấp tăng
24.160,93 ha, về cơ cấu tăng 11,68% so với năm 2000. Tại vùng giữa, năm
2010 diện tích đất lâm nghiệp tăng 9.866,66 ha, về cơ cấu tăng 3,13% so với
năm 2005. Tại vùng cao, nếu so sánh năm 2010 với năm 2000 thì thấy diện
tích đất lâm nghiệp tăng 51.028,97 ha, về cơ cấu tăng 8,2%, nhưng nếu chỉ
xét trong giai đoạn 2005 - 2010 thì thấy năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp
của vùng giảm 518,92 ha, về cơ cấu giảm 2,63%. So sánh 3 vùng trong giai
đoạn 2000 - 2010 thấy, đất lâm nghiệp tại vùng cao tăng nhiều nhất về diện
tích, nhưng về cơ cấu lại tăng ít nhất, trong khi đó thì đất lâm nghiệp ở vùng
thấp tăng nhiều nhất về cơ cấu nhưng diện tích lại tăng ít nhất.
4.2.3.3. Đất nuôi trồng thủy sản (NTTS): Ở vùng thấp, so sánh năm 2010
với năm 2000 thấy: đất NTTS tăng 74,78 ha về diện tích, về cơ cấu lại giảm
0,28%. Ở vùng giữa, cũng trong giai đoạn này, diện tích đất NTTS tăng
195,91 ha, tăng 0,23% về cơ cấu, còn ở vùng cao loại đất này chỉ tăng 3,95 ha,
về cơ cấu chỉ tăng 0,004%. Như vậy, trong 3 vùng, vùng giữa có diện tích
NTTS tăng nhanh nhất, vùng thấp là vùng có thế mạnh nhất trong tỉnh về
NTTS nhưng đã có lợi thế là lòng hồ Thác Bà rộng hàng ngàn ha, nên việc mở
mang thêm diện tích lại không được quan tâm bằng đầu tư theo chiều sâu để
tăng năng suất, chất lượng thủy sản. Vùng cao cả diện tích và cơ cấu đều tăng
ít nhất vì điều kiện tự nhiên ở vùng này không phù hợp cho phát triển loại
hình NTTS.
4.2.3.4. Đất nông nghiệp khác: Loại đất này rất ít biến động ở cả 3 vùng.
Trong giai đoạn 2005 - 2010, ở vùng thấp loại đất này chỉ tăng 0,24 ha, về cơ
cấu tăng 0,0004%. Ở vùng cao diện tích đất NN khác giảm 0,5 ha, về cơ cấu
giảm 0,001%. Ở vùng giữa, diện tích và cơ cấu loại đất này không thay đổi.
4.2.4. Các loại cây trồng và thủy sản chính

Toàn tỉnh hiện có 5 nhóm cây trồng chính: Nhóm cây lương thực; nhóm
cây hoa màu; nhóm cây công nghiệp; nhóm cây ăn quả; nhóm cây lâm
nghiệp. Các cây trồng trên được phân bổ theo mùa vụ khác nhau trong năm.
Về cơ bản, mùa vụ của các cây trồng chính ở các vùng giống nhau, chỉ có lúa
và một số cây ăn quả như: nhãn, vải, cam, xoài, bưởi ở vùng cao có sự khác



9
biệt với 2 vùng còn lại do điều kiện thời tiết, khí hậu và tập quán canh tác ở
một số địa phương trong vùng.
4.2.4.1. Diện tích, năng suất, sản lượng
Mặc dù thời vụ gieo trồng khá giống nhau, nhưng do diện tích và năng
suất các cây trồng đó ở các vùng không như nhau dẫn tới sản lượng ở các
vùng nghiên cứu cũng có sự khác biệt.
- Tại vùng thấp: Nghiên cứu cho thấy, năng suất các cây trồng chính
tương đối ổn định và có xu hướng tăng dần qua các năm. Sản lượng của tất
cả các cây trồng đều tăng trong giai đoạn 2000 - 2010, tăng nhiều nhất là
sắn, sau đó đến ngô, cây ăn quả, chè và lúa. Sản lượng tăng do sự gia tăng
của cả diện tích và năng suất, nhưng chủ yếu là do được mở rộng diện tích.
Diện tích các cây trồng được mở rộng mà vẫn cho năng suất cao hơn là một
thực tế bước đầu khẳng định đất nông nghiệp đã dần dần được sử dụng có
hiệu quả hơn. Vùng này có lòng hồ Thác Bà với hàng chục loài tôm cá, sản
lượng đánh bắt hàng năm trung bình khoảng 2.000 tấn. Diện tích nuôi trồng
thủy sản có xu hướng ngày càng được mở rộng, nhưng năng suất lại có
chiều hướng giảm dần theo thời gian do khai thác tận thu bằng chất nổ và
xung điện. Ô nhiễm nguồn nước từ nhà máy chế biến sắn trong vùng cũng
làm giảm năng suất nuôi trồng. Tuy nhiên, sản lượng vẫn tăng do phần gia
tăng của diện tích thừa đủ bù đắp cho sự sụt giảm của năng suất.
- Tại vùng giữa: Sau 10 năm, cơ cấu diện tích cây trồng đã có sự thay

đổi lớn. Năm 2010, diện tích chè là lớn nhất, sau đó đến lúa rồi đến ngô. Chè
là cây trồng có tốc độ tăng về diện tích nhanh nhất, về tốc độ tăng năng suất
thì cây lâm nghiệp có tốc độ tăng nhanh nhất trong khoảng thời gian 10 năm,
sau đó đến nuôi trồng thủy sản rồi đến ngô. Thực tế đó cho thấy những loại
hình sử dụng đất nông nghiệp này đã được đầu tư theo hướng thâm canh.
Cùng là những cây trồng như nhau, nhưng năng suất ở vùng giữa khác với
năng suất ở vùng thấp. Sự khác biệt rõ nét nhất là ở cây lâm nghiệp trong giai
đoạn 2008 - 2010. Năng suất cây lâm nghiệp cùng độ tuổi 8 năm ở vùng giữa
cao gấp khoảng 1,8 lần năng suất cây lâm nghiệp cùng loại ở vùng thấp. Song,
về nuôi trồng thủy sản thì ngược lại, năng suất nuôi trồng thủy sản ở vùng thấp
lại cao hơn ở vùng giữa từ 1,7 đến 2,3 lần. Điều này phần nào đã bộc lộ dần
những lợi thế của từng vùng.



10
- Tại vùng cao: Trong giai đoạn 2000 - 2010, sản lượng lúa tăng
nhiều nhất, sau đó đến ngô, sơ tra và chè. Sản lượng lúa tăng do sự gia tăng
của cả diện tích và năng suất, nhưng năng suất tăng nhiều hơn. Không giống
như cây lúa, sản lượng ngô tăng khá nhiều so với các cây trồng khác và
cũng do cả sự gia tăng của diện tích lẫn năng suất, nhưng sự gia tăng do mở
rộng diện tích lớn hơn. Tượng tự như cây ngô, sản lượng sơn tra tăng đáng
kể trong giai đoạn này chủ yêú là do mở rộng diện tích (tăng 4,17 lần).
Sản lượng cây lâm nghiệp tăng nhanh trong 10 năm do cả mở rộng diện
tích và đầu tư tăng năng suất. Những cây lâm nghiệp chủ yếu được người dân
trong vùng trồng là thông lá kim và sơn tra. Khác với cây lâm nghiệp của
vùng giữa và vùng thấp, hai loại cây trồng này sau 8 năm đem lại năng suất và
thu nhập khá cao cho hộ trồng rừng (với giá bán 6.000VND/kg quả, mỗi gốc
sơn tra 8 năm tuổi cho thu nhập khoảng 600.000VND). Năng suất nuôi trồng
thủy sản ở vùng này thấp hơn so với vùng giữa và vùng thấp, nhưng sản lượng

vẫn tăng do diện tích nuôi trồng được mở rộng. Mặc dù đã được mở rộng,
nhưng về diện tích nuôi trồng thủy sản của vùng này chỉ bằng 1/67 diện tích
nuôi trồng thủy sản vùng giữa và 1/98 diện tích này ở vùng thấp. Thực tế đó
đã một lần nữa khẳng định thế mạnh trồng cây lâm nghiệp và những hạn chế
trong nuôi trồng thủy sản trên vùng cao.
4.2.4.2. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu
Với hơn 30 loại cây trồng và nhiều loại thủy sản được phân theo mùa
vụ và tổ hợp, bố trí theo các loại hình sử dụng đất nông nghiệp. Ở các vùng
nghiên cứu, các loại hình chủ yếu gồm: chuyên trồng lúa, trồng lúa kết hợp
với cây trồng cạn, chuyên trồng màu, trồng cây ăn quả, trồng chè, trồng cây
lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Do điều kiện tự nhiên và nhiều lý do
như: tập quán canh tác; vốn đầu tư, khả năng tiêu thụ sản phẩm, nên sự lựa
chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp ở các vùng có sự khác biệt.
- Tại vùng thấp: Kết quả điều tra 90 hộ trong vùng cho thấy, cây vải là
loại hình chuyên trồng màu (đậu đỗ xuân - đậu đỗ mùa) và trồng cây ăn quả
(mơ, mận, nhãn, vải) được áp dụng ở trên 90% các hộ trong vùng. Khoảng
60% - 80% số hộ trong vùng lựa chọn loại hình chuyên trồng lúa, trồng lúa kết
hợp với cây trồng cạn (2 vụ lúa - 1 vụ ngô) hay chuyên trồng màu (3 vụ rau )
chứng tỏ rằng đó là những loại hình sử dụng đất khá phổ biến và thích hợp với



11
vùng. Loại hình trồng lúa kết hợp với cây trồng cạn với công thức luân canh 2
vụ lúa, một vụ rau ít được áp dụng nhất (chỉ có hơn 20% số hộ trong vùng lựa
chọn) do khó chuyển đổi và mất khá nhiều công làm đất. Các loại hình khác
được áp dụng trong khoảng từ 40% - 60% số hộ trong vùng. Có hơn 40% số
hộ lựa chọn loại hình nuôi trồng thủy sản, cá tầm đang là loại vật nuôi mang
lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Cá chim trắng, Rô phi đơn tính, Trê lai,
Mè đã được người dân rất ưa thích và mở rộng diện tích mặt nước để nuôi thả.

- Tại vùng giữa: Nghiên cứu chỉ ra rằng loại hình trồng cây ăn quả (cam),
trồng chè và chuyên trồng màu (khoai lang 2 vụ ) được áp dụng ở hầu hết các hộ
trong vùng (90% - 100% số hộ). Loại hình chuyên trồng lúa (lúa xuân - lúa mùa),
chuyên trồng màu (ngô xuân - ngô mùa hay đậu đỗ xuân - đậu đỗ mùa) được hơn
80% số hộ áp dụng. Tương tự như ở vùng thấp, loại hình trồng lúa kết hợp với cây
trồng cạn (2 vụ lúa - 1 vụ rau đông) ít được áp dụng nhất do mất nhiều công làm
đất, chỉ có hơn 20% số hộ lựa chọn. Loại hình chuyên trồng lúa nương giảm, chỉ
còn ở 50/90 hộ lựa chọn. Loại hình trồng cây lâm nghiệp (chủ yếu là bồ đề, keo,
bạch đàn và tre Bát Độ) được lựa chọn ở 47/90 hộ (chiếm 52%).
- Tại vùng cao: Khác với vùng thấp và vùng giữa, ở vùng cao chỉ có
18 loại hình sử dụng đất nông nghiệp. Mức độ áp dụng các loại hình trong
vùng này cũng có sự khác biệt rõ nét. Kết quả tổng hợp được trong bảng 4.26
cho thấy, tỷ lệ các hộ áp dụng các loại hình trồng cây lương thực, thực phẩm
và cây ăn quả rất cao (khoảng 80% - 100%). Mặc dù các loại hình này được
áp dụng rộng rãi nhất so ở với 2 vùng kia, nhưng sản lượng lương thực, thực
phẩm lại thấp, hàng ngàn hộ gia đình phải rơi vào diện cứu đói mỗi năm.
Nguyên nhân là do ở vùng cao này có tới 90% dân số là người Mông, tập
quán canh tác còn lạc hậu, canh tác nương rẫy mang tính truyền thống vẫn
được áp dụng ở 100% số hộ được điều tra nghiên cứu dẫn đến năng suất thấp,
đất nương rẫy dễ bị thoái hoá do bị rửa trôi. Kiểu sản xuất tự cung tự cấp vẫn
thể hiện khá rõ trong vùng này, chưa hình thành kiểu sản xuất hàng hoá và
chuyên canh trong nông nghiệp, vì vậy ở hầu hết các hộ đều phải tự trồng cây
lương thực để có cơm ăn, tự trồng lanh để có áo mặc và loại hình trồng cây ăn
quả cũng được áp dụng ở tất cả các hộ điều tra trong vùng.



12
Loại hình trồng cây lâm nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên của
vùng và được áp dụng ở 84/90 hộ. Nếu như ở vùng thấp và vùng giữa loại

hình trồng chè được phổ biến trên 80% số hộ trong vùng và trồng lạc có ở
hơn 40% số hộ thì ở vùng cao tỷ lệ hộ áp dụng 2 loại hình này chỉ hơn 20%.
Chỉ có 13/90 hộ áp dụng hình thức nuôi trồng thuỷ sản với tổng diện tích
gần 4 ha. Thực tế này lại một lần nữa cho thấy nuôi trồng thủy sản không
phải là loại hình phù hợp cho vùng cao.
Các công thức luân canh và các loại thủy sản được lựa chọn ở 3 vùng
cũng có sự khác biệt. Các cây trồng đảm bảo lương thực, thực phẩm thì gần
như nhau, nhưng có sự khác biệt trong các loại cây công nghiệp, cây lâm
nghiệp và các loại thủy sản. Sự khác biệt trong các công thức luân canh của
cùng loại hình sử dụng đất đã bộc lộ thế mạnh riêng cũng như sự phù hợp
của từng loại vật nuôi, cây trồng tại mỗi vùng.
4.2.5. Hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp
4.2.5.1. Tại vùng thấp: Kết quả, hiệu quả kinh tế của một số loại hình
sử dụng đất nông nghiệp chính trong vùng được thể hiện qua bảng 4.28
dưới đây. Số liệu trong bảng chỉ ra rằng, nuôi trồng thủy sản là loại hình sử
dụng đất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất thể hiện ở tất cả
các chỉ tiêu như GO, VA, MI, GTNC, MI/IC, GO/IC và VA/IC. Nếu chỉ xét
riêng chỉ tiêu GO, thì loại hình kết hợp trồng lúa với cây trồng cạn (2 vụ lúa
- 1 vụ khoai tây) mang lại giá trị sản lượng cao thứ hai sau loại hình nuôi
trồng thủy sản, nhưng loại hình này lại có chi phí trung gian khá cao nên chỉ
tiêu GO/IC và VA/IC lại không cao. Cây bưởi đặc sản có giá trị sản lượng
không cao nhất nhì, nhưng chi phí thấp và trồng bưởi tốn ít công lao động
hơn trồng lúa và màu nên giá trị ngày công cao, GO/IC và VA/IC của loại
hình trồng cây ăn quả (Bưởi đặc sản) cao hơn trồng lúa kết hợp với cây
trồng cạn và một số loại hình khác đang được lựa chọn trong vùng. Nếu xét
riêng chỉ tiêu GO/IC thì nuôi trồng thủy sản là loại hình sử dụng đất mang
lại hiệu quả cao nhất (GO/IC = 14,5 lần), sau đó đến loại hình trồng cây ăn
quả (Bưởi đặc sản) với GO/IC = 8,2 lần và loại hình có hiệu quả kinh tế
thấp nhất là trồng màu với 2 vụ khoai lang (GO/IC = 2,8 lần).




13
Bảng 4.28. Kết quả và hiệu quả kinh tế của một số loại hình
sử dụng đất nông nghiệp ở vùng thấp
(Tính cho 1 ha năm 2011)
T
T
Chỉ tiêu
LUT
GO
(tr. đ)
IC
(tr. đ)
VA
(tr. đ)
MI
(tr. đ)
GTNC
(ng. đ)
MI/IC
(lần)
GO/IC
(lần)
VA/IC
(lần)
1
Chuyên trồng lúa
(Lúa xuân - Lúa mùa)
29,20

9,70
19,50
19,30
36,50
2,00
3,00
2,00
2
Kết hợp trồng lúa với cây
trồng cạn (Lúa xuân - Lúa
mùa - Khoai tây đông)
52,40
16,40
36,00
34,80
43,80
2,10
3,20
2,20
3
Trồng màu (Khoai lang
xuân - Khoai lang mùa)
18,20
6,50
11,80
10,10
30,00
1,60
2,80
1,80

4
Trồng màu (Ngô xuân)
16,10
5,50
10,60
9,20
34,00
1,70
3,00
2,00
5
Trồng cây ăn quả (Bưởi)
45,00
5,50
39,50
34,00
150,00
6,20
8,20
7,20
6
Trồng cây ăn quả (Dứa)
25,90
9,00
16,90
15,70
35,00
1,70
2,90
1,90

7
Trồng Sắn
13,30
3,10
10,20
9,00
30,00
2,90
4,30
3,30
8
Trồng cây lâu năm (Chè)
32,50
10,20
22,30
19,90
32,00
1,90
3,20
2,20
9
NTTS
89,60
6,20
83,40
78,40
261,30
12,60
14,50
13,50

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra
4.2.5.2. Tại vùng giữa: Bảng 4.29 dưới đây tổng hợp kết quả và hiệu quả
kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu tại vùng giữa. Số
liệu trong bảng cho thấy, xét cả về giá trị sản lượng, hiệu suất sử dụng vốn và
chỉ tiêu GO/IC, VA/IC, loại hình trồng chè mang lại hiệu quả kinh tế cao
nhất, sau đó đến cây ngô, cây ăn quả, lúa, nuôi trồng thuỷ sản,…. Cây chè
vẫn khẳng định được thế mạnh ở vùng này so với vùng thấp và vùng cao.
Sau đó là cây ngô, đây là loại cây rất phù hợp với vùng này và là điều
kiện quan trọng để phát triển chăn nuôi. Khoai tây Atlantic đang trong giai
đoạn thử nghiệm, được đầu tư ở mức cao và năng suất, chất lượng tốt nên
đem lại giá trị sản xuất khá, nhưng do chi phí trong giai đoạn này cao nên
chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giá trị ngày công của những loại hình
sử dụng đất mất ít công lao động thường cao hơn. Nếu xét hiệu suất sử dụng
đồng vốn thì loại hình trồng chè, trồng ngô, cây ăn quả có hiệu quả cao, còn
loại hình trồng khoai sắn có hiệu suất thấp hơn. Tại thời điểm điều tra
nghiên cứu, cây khoai tây Atlantic có hiệu suất thấp nhất, nhưng trong tương
lai vẫn nên phát triển loại cây trồng này theo hướng tăng năng suất, sản
lượng và giảm dần chi phí để đáp ứng nhu cầu thị trường (Xem bảng 4.29).



14
Bảng 4.29. Kết quả và hiệu quả kinh tế của một số loại hình
sử dụng đất nông nghiệp ở vùng giữa
(Tính cho 1 ha năm 2011)
T
T
Chỉ tiêu
LUT
GO

(tr. đ)
IC
(tr. đ)
VA
(tr. đ)
MI
(tr. đ)
GTNC
(ng. đ)
MI/IC
(lần)
GO/IC
(lần)
VA/IC
(lần)
1
Chuyên trồng lúa
(Lúa xuân - Lúa mùa)
50,00
9,71
40,29
32,30
36,46
3,33
5,15
4,15
2
Chuyên trồng màu
(Ngô hè thu - Ngô thu
đông)

84,16
6,70
77,46
63,55
28,76
9,49
12,56
11,56
3
Chuyên trồng Sắn
12,50
5,95
8,55
7,70
46,70
1,29
2,10
1,44
4
Chuyên trồng màu
(Khoai lang)
15,30
6,52
8,78
7,90
36,00
1,21
2,35
1,35
5

Chuyên trồng màu
(Khoai tây Atlantic)
37,10
19,40
17,70
15,93
30,00
0,82
1,91
0,91
6
Trồng cây lâu năm (Chè)
142,00
10,70
131,30
118,17
35,00
11,04
13,27
12,27
7
Trồng cây ăn quả
22,30
5,60
44,40
39,96
130,00
7,14
3,98
7,93

8
Nuôi trồng thuỷ sản
23,13
4,70
23,75
18,45
45,00
3,93
4,92
5,05
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra
4.2.5.3. Tại vùng cao: Nghiên cứu số liệu trong bảng 4.30 thấy, trong
các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của vùng cao, xét cả về giá trị sản
xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, giá trị ngày công, hiệu suất sử dụng
vốn cũng như một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế khác thì loại hình trồng cây
lâm nghiệp mang lại giá trị và hiệu quả cao nhất, sau đó đến loại hình trồng
chè, rồi đến loại hình trồng màu (ngô), cho hiệu qủa thấp nhất là loại hình
chuyên trồng màu với cây Đậu tương. Loại hình trồng màu (Đậu tương)
mang lại hiệu quả kinh tế không cao do bà con trồng đại trà và không đầu tư
phân bón, chăm sóc nên năng suất, chất lượng kém.
Cây Đậu tương được trồng với mục đích chủ yếu là chống bạc màu, cải tạo
đất, chưa được đầu tư thâm canh để tăng năng suất. Mặc dù thực tế là người dân
trong vùng trồng rất nhiều loại cây để đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm
và cả quần áo vì tập quán trong vùng vẫn mang nặng tính tự sản tự tiêu, nhưng
nghiên cứu này kết hợp với các kết quả nghiên cứu khoa học về thổ nhưỡng, về
nông học khác, có thể khẳng định vùng cao phù hợp nhất với cây lâm nghiệp.



15

Bảng 4.30. Kết quả và hiệu quả kinh tế
của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp ở vùng cao
(Tính cho 1 ha năm 2011)
T
T
Chỉ tiêu
LUT
GO
(tr. đ)
IC
(tr. đ)
VA
(tr. đ)
MI
(tr. đ)
GTNC
(ng. đ)
MI/IC
(lần)
GO/IC
(lần)
VA/IC
(lần)
1
Chuyên trồng lúa
(Lúa xuân - Lúa mùa)
29,40
10,20
19,20
17,30

35,30
1,70
2,90
1,90
2
Chuyên trồng màu
(Ngô hè thu - Ngô
thu đông)
32,50
3,50
29,00
26,10
40,50
7,50
9,30
8,30
3
Chuyên trồng Sắn
14,50
6,00
8,60
7,70
43,80
1,30
2,44
1,40
4
Chuyên trồng màu
(Khoai lang)
13,30

6,60
6,70
6,10
34,00
0,90
2,03
1,00
5
Chuyên trồng màu
(Đậu tương)
15,50
8,40
7,10
6,40
32,00
0,80
1,90
0,90
6
Trồng cây lâu năm (Chè)
102,00
9,50
92,50
83,30
60,00
8,80
10,70
9,70
7
Trồng cây ăn quả

20,00
5,60
14,40
13,00
30,00
2,30
3,60
2,60
8
Nuôi trồng thuỷ sản
21,20
7,50
13,70
12,30
45,00
1,60
2,80
1,80
9
Trồng cây lâm nghiệp
130,00
8,00
122,00
120,00
150,00
15,00
16,30
15,30
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra
Một thách thức lớn đối với việc phát triển rừng tại vùng cao này là thiếu

lương thực và thực phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày. Thách thức đó đòi
hỏi phải nghiên cứu và có giải pháp phát triển mô hình nông - lâm hay lâm -
nông kết hợp để đảm bảo mục tiêu lấy ngắn nuôi dài (Xem bảng 4.30).
4.2.5.4. Hiệu quả kinh tế của một số cây lâu năm
Cây ăn quả và chè là những cây trồng lâu năm, cho thu hoạch nhiều
lần. Để đánh giá hiệu quả của các loại cây này một cách chính xác, chúng
tôi sử dụng chỉ tiêu NPV và IRR với thời gian 15 năm và mức r = 9%, tương
đương mức lãi suất ngân hàng tại thời điểm nghiên cứu. Căn cứ vào số liệu
về sản lượng, giá bán, doanh thu và chi phí cho các loại cây lâu năm này tại
3 vùng, ta tính các chỉ tiêu này như sau:
a) Chỉ tiêu Giá trị hiện tại thực (NPV)
- Kết quả tính được NPV cho cây bưởi và cây chè ở vùng thấp tại mức
r = 9% lần lượt là 44.935,123 triệu đồng và 36.728,241 triệu đồng. Kết quả
này cho thấy nên tiếp tục sản xuất 2 loại cây lâu năm này tại vùng thấp.



16
- Ở vùng giữa, tại mức r = 9%, NPV của cây ăn quả và chè lần lượt là
4,28 triệu đồng và 53.847,354 triệu đồng. Kết quả cho thấy nên tiếp tục sản
xuất cây ăn quả và chè tại vùng này. Song, kết hợp với các phương pháp
nghiên cứu khác, ta thấy loại cây ăn quả nên tiếp tục sản xuất tại vùng giữa
vẫn là cây ăn quả có múi.
- Tại vùng cao, kết quả tính NPV cho cây ăn quả và cây chè tại r = 9%
là -6,49 triệu đồng và 14.231,173 triệu đồng. Căn cứ vào kết quả tính được,
không nên tiếp tục mở rộng loại hình trồng cây ăn quả tại vùng này.
So sánh NPV tại 3 vùng thấy, cây ăn quả tại vùng thấp cho giá trị NPV
cao nhất, rồi đến vùng giữa và thấp nhất là vùng cao. Còn với cây chè, NPV tại
vùng giữa có giá trị cao nhất, rồi đến vùng thấp và thấp nhất là tại vùng cao.
b) Chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ IRR

Với giá trị r
1
= 7,5% và r
2
= 12 %, kết quả tính được giá trị IRR
của hầu hết các loại cây trồng đều dương và lớn hơn r = 9% cho thấy vẫn
nên duy trì các LUT với cây ăn quả và chè tại vùng thấp và vùng giữa.
Riêng ở vùng cao, IRR của cây ăn quả = 7,11% và NPV = -6,49 cho thấy
xét trên phương diện hiệu quả kinh tế, không nên duy trì LUT với cây ăn
quả tại vùng cao này.
Tóm lại, qua kết quả phân tích bằng nhiều phương pháp kết hợp với
những số liệu thứ cấp được tổng hợp từ FAO Stat và Niên giám thống kê tỉnh
Yên Bái, ta thấy hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Yên
Bái chưa cao. Cả năng suất vật nuôi, cây trồng, giá bán hầu hết các loại nông
sản và thu nhập của các hộ nông dân của tỉnh Yên Bái đều thấp hơn mức trung
bình trong cả nước và thế giới. Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất
nông nghiệp, cần chỉ rõ những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề này.
4.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ
TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
4.3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng
Để nhận diện và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp tại những vùng nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn tới 126
biến số mà qua điều tra chúng tôi thấy có ảnh hưởng ở mức độ khác nhau. Các
biến được lựa chọn bao gồm cả biến định lượng và biến định tính. Để đạt



17
được mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn phương pháp Categories để
tổng hợp thành 6 nhân tố tổng hợp. Kết quả kiểm định cho thấy cả 6 nhân tố

đều có ý nghĩa thống kê.
Sau khi lựa chọn và kiểm định, kết quả thu được từ việc áp dụng phương
pháp Categories và xử lý bằng hệ số Cronbach’s alpha. Bảng 4.35 dưới đây
minh họa kết quả kiểm định một số biến theo phương pháp này.
Bảng 4.35. Minh hoạ kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha
cho một số biến
Biến tổng hợp
Biến thành phần
Cronbach's
Alpha
Kết
luận
1. Độ phì của đất
- pH đất
1.000
Chấp
nhận
- Chất hữu cơ
- Lân hữu dụng
- Hô hấp đất
2. Tập quán
- Tập quán sinh hoạt
1.000
Chấp
nhận
- Tập quán canh tác
3. Hợp tác chuyển giao
- Hợp tác cộng đồng
0.807
Tốt

- Đầu tư XD CSHT
- Chuyển giao kỹ thuật
- Áp dụng công nghệ
4. Khả năng, nhận thức
- Đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi
0.924
Chấp
nhận
- Vai trò của hợp tác
- Khả năng tiếp cận tín dụng
- Khả năng tiếp cận thị trường
Nguồn: Tổng hợp kết quả xử lý dữ liệu điều tra
4.3.2. Kết quả phân tích mô hình dữ liệu hỗn hợp
Để quyết định sử dụng mô hình tác động cố định (FEM) hay tác động
ngẫu nhiên (REM), chúng tôi kết hợp phân tích khả năng đáp ứng các điều
kiện của bài toán với kết quả kiểm định Hausman. Bài toán nghiên cứu về các
nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp. Có
rất nhiều chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp,
chẳng hạn như: Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (GO/IC), Tỷ suất giá trị
tăng thêm theo chi phí (VA/IC), Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí



18
(MI/IC), Tỷ suất giá trị sản xuất theo công lao động (GO/LĐ), NPV, Các chỉ
tiêu này đã được chúng tôi sử dụng với phương pháp truyền thống để đánh
giá, so sánh hiệu quả của từng LUT tại mỗi vùng nghiên cứu và so sánh một
LUT tại 3 vùng nghiên cứu với nhau. Kết quả được thể hiện trong những phần
trước. Trong mô hình dữ liệu hỗn hợp này, với mục tiêu là nhận diện các nhân
tố ảnh hưởng và chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới hiệu quả

kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó, chúng tôi đã
lựa chọn biến phụ thuộc là Thu nhập hỗn hợp/1 ha đất nông nghiệp. Đây là
một biến tổng hợp, phản ánh tốt nhất mối quan hệ so sánh giữa kết quả và chi
phí bỏ ra để đạt được kết quả đó trong một thời kỳ nhất định.
Thực hiện kiểm định với các giả thuyết như sau:
H
0
: Không có hiện tượng thiếu biến do không quan sát được
H
1
: Có hiện tượng thiếu biến do không quan sát được
Kết quả kiểm định cho giá trị Prob hay mức xác suất viết tắt là
P
-value
= 0,0075. Với α = 0,05 ta thấy P-
value
< 0,05. Kết luận: bác bỏ
giả thuyết H
0
, nghĩa là vấn đề thiếu biến do không quan sát được là không
tránh khỏi. Thực tế cho thấy, các biến không quan sát được đó lại tương
quan với một hoặc một số biến giải thích trong mô hình. Mô hình hiệu ứng
cố định (FEM) được lựa chọn để làm giảm độ chệch của ước lượng.
Tiếp tục sử dụng P-value cho kiểm định T về các hệ số
k

và kiểm định
F về sự phù hợp của hàm hồi quy. Kết quả thu được là tất cả giá trị của P-value
trong các trường hợp kiểm định đều nhỏ hơn giá trị α = 0,05. Kết quả đó cho
thấy các hệ số của các biến tổng hợp được lựa chọn (

k

) đều thực sự khác 0,
điều đó có nghĩa là các biến X có ý nghĩa thống kê, biến Thu nhập hỗn hợp/1
ha đất nông nghiệp thực sự phụ thuộc vào các biến X đã lựa chọn. Hàm hồi
quy đặt ra là phù hợp và có ý nghĩa để phân tích. Các nhân tố tổng hợp được
lựa chọn là phù hợp với dữ liệu điều tra các hộ nông dân và các biến đều đủ
điều kiện đưa vào mô hình phân tích. Cụ thể như sau:
- Nhân tố 1 gồm 15 biến từ X
1
đến X
15
được gọi là Điều kiện tự nhiên.
- Nhân tố 2 gồm 7 biến từ X
16
đến X
22
được gọi là Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Nhân tố 3 gồm 3 biến từ X
23
đến X
25
được gọi là Cơ sở hạ tầng phục vụ SX.
- Nhân tố 4 gồm 5 biến từ X
26
đến X
30
được gọi là Kỹ thuật - CN áp dụng
trong SXNN.




19
- Nhân tố 5 gồm 32 biến từ X
31
đến X
62
được gọi là Điều kiện SX của nông hộ.
- Nhân tố 6 gồm 64 biến từ X
63
đến X
126
được gọi là Thị trường.
Từ kết quả tổng hợp nhân tố trên đã xác định được 6 nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái. Đây chính là 6
biến giải thích được đưa vào mô hình FEM với ký hiệu tương ứng: X
1
- Điều
kiện tự nhiên, X
2
- Điều kiện kinh tế - xã hội, X
3
- Cơ sở hạ tầng phục vụ SX,
X
4
- Kỹ thuật - CN áp dụng trong SXNN, X
5
- Điều kiện SX của nông hộ, X
6
- Thị trường và Thu nhập hỗn hợp/1 ha đất nông nghiệp là biến phụ thuộc

được ký hiệu là Y. Mô hình có dạng như sau:
Y
it
= 0,086 + 0,182X
1
+ 0,215X
2
+ 0,151X
3
+ 0,197X
4
+ 0,112X
5
+ 0,150X
6 + u
it

Bảng 4.36. Các hệ số của mô hình
Các hệ số, biến số
Hệ
số

t

Mức ý nghĩa
thống kê
ß
Độ lệch chuẩn
Constant
.086

.159
4.725
.001
Điều kiện tự nhiên
.182
.031
3.622
.003
Điều kiện kinh tế - xã hội
.215
.058
4.501
.005
Cơ sở hạ tầng phục vụ SX
.151
.030
5.421
.000
KT - CN áp dụng trong SXNN
.197
.022
4.109
.000
Điều kiện SX của nông hộ
.112
.031
5.112
.002
Thị trường
.150

.021
4.234
.004
R
2

= 0.536
F = 6.280 (Sig. F = 0.000)




Nguồn: Kết quả mô hình
Kết quả chạy mô hình được thể hiện tóm tắt trong bảng 4.36. Thông
tin trong bảng 4.36 cho thấy, với t là hệ số tin cậy của các biến, t của tất
cả các biến được đưa vào mô hình đều > 3 chứng tỏ khoảng tin cậy trên
95%. Giá trị của R
2
= 0,536 cho thấy mô hình lựa chọn là tương đối phù
hợp với dữ liệu thu thập và 53,6% sự thay đổi hiệu quả kinh tế trong sử
dụng đất nông nghiệp được giải thích bởi 6 nhân tố trong mô hình hay nói
cách khác, cả 6 biến độc lập trong mô hình giải thích được 53,6% sự biến
động của biến phụ thuộc. F = 6.280 (Sig. F = 0.000) cho thấy hàm số trên
có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99,9%. Tất cả các hệ số trong mô hình



20
trên đều mang dấu dương, điều đó có nghĩa là cả 6 nhân tố nghiên cứu đều
có tác động cùng chiều đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp.

Nói cách khác, khi cải thiện bất kỳ nhân tố nào đều làm gia tăng thu nhập
hỗn hợp trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
Về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, kết quả phân tích chung của cả 3
cùng nghiên cứu tại Yên Bái cho thấy, hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất
nông nghiệp chịu tác động nhiều nhất của nhân tố Điều kiện xã hội (trong đó
có trình độ dân trí, khả năng, nhận thức của người nông dân, chính sách của
chính phủ, sự hợp tác trong sản xuất nông nghiệp,…) với hệ số ß
2
= 0,215, tiếp
theo là nhân tố KT - CN áp dụng trong SXNN với hệ số ß4 = 0,197, sau đó là
nhân tố Điều kiện tự nhiên (ß
1
= 0,182), nhân tố Cơ sở hạ tầng phục vụ SXNN

3
= 0,151), nhân tố Thị trường (ß
6
= 0,150), cuối cùng là nhân tố Điều kiện
SX của nông hộ (ß
5
= 0,112). Tuy nhiên, kết hợp với kết quả từ các phương
pháp nghiên cứu khác cho thấy, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên ở mỗi
vùng là không như nhau.
Kết quả phân tích mô hình cho thấy, khi Điều kiện tự nhiên được cải
thiện tốt gấp đôi so với hiện tại thì thu nhập tăng thêm 18,2%. Khi Điều kiện
xã hội được cải thiện tốt gấp đôi hiện tại thì thu nhập trên một ha đất nông
nghiệp tăng thêm 21,5%. Khi Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất được cải thiện
tốt gấp đôi so với hiện tại thì thu nhập tăng thêm 15,1%. Khi Kỹ thuật công
nghệ được cải thiện tốt gấp đôi hiện tại thì thu nhập tăng thêm 19,7%. Khi
Điều kiện sản xuất của nông hộ được cải thiện tốt gấp đôi hiện tại thì thu

nhập tăng thêm 11,2% và khi Thị trường được cải thiện tốt gấp đôi hiện tại
thì thu nhập tăng thêm 15%.
4.4. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHÁC
4.4.1. Kết quả phân tích SWOT
Kết quả phân tích SWOT cho thấy, nếu xét trong từng vùng thì vùng
thấp có nhiều lợi thế hơn bất lợi, có nhiều cơ hội hơn thách thức. Vùng giữa
có lợi thế và bất lợi tương đương nhau; cơ hội và thách thức cũng nhiều gần
như nhau. Vùng cao thì ngược lại với vùng thấp, có nhiều bất lợi hơn lợi thế,
thách thức nhiều hơn cơ hội.
Cũng căn cứ vào khung phân tích SWOT, nếu so sánh các vùng với nhau
thì thấy, vùng thấp và vùng giữa có nhiều điểm mạnh và ít điểm yếu hơn so



21
với vùng cao. Tuy có khác biệt về nội dung nhưng về cơ bản thì cơ hội đối
với cả 3 vùng gần như nhau, nhưng thách thức đối với vùng cao là nhiều và
lớn hơn so với vùng thấp và vùng giữa. Kết quả phân tích ma trận SWOT đã
chỉ rõ những hoạt động cần triển khai ở từng vùng để phát huy lợi thế, khắc
phục những bất lợi để nắm lấy cơ hội, đẩy lùi thách thức.
4.4.2. “Cây vấn đề”
Từ những kết quả nghiên cứu trên đây, chúng tôi xây dựng “Cây vấn
đề” cho từng vùng từ kết quả của nhiều phương pháp khác nhau. “Cây vấn
đề” được sử dụng để thể hiện mối quan hệ nhân quả trong vấn đề hiệu quả
kinh tế sử dụng đất nông nghiệp. Những câu hỏi có thể được giải đáp qua
“Cây vấn đề” gồm: Nguyên nhân nào dẫn đến hiệu quả kinh tế trong sử
dụng đất nông nghiệp tại 3 vùng của Yên Bái chưa cao? Hiệu quả kinh tế
trong sử dụng đất nông nghiệp thấp sẽ dẫn đến hậu quả gì? Kết quả thể
hiện trên “Cây vấn đề” là một trong những căn cứ quan trọng để đề xuất
các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho từng vùng trong tỉnh.

4.5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SỬ
DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
4.5.1. Căn cứ đề xuất giải pháp: Các giải pháp được đề xuất trên một
số căn cứ khoa học, đó là: Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh;
Những chủ trương, chính sách được áp dụng trên địa bàn tỉnh; Quy hoạch sử
dụng đất và quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2011
- 2015, định hướng đến 2020; Các dự báo liên quan đến sử dụng đất nông
nghiệp; Các tiến bộ về khoa học công nghệ; Kết quả nghiên cứu của luận án
4.5.2. Giải pháp cho từng vùng nghiên cứu
“Cây giải pháp” của từng vùng được thiết kế trên cơ sở kết quả mô hình
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất
nông nghiệp và “Cây vấn đề”. Những câu hỏi được giải đáp trong “Cây giải
pháp” gồm: Giải pháp nào được lựa chọn cho mỗi vùng? Các hoạt động nào
cần thực hiện trong mỗi giải pháp? Các giải pháp được thực hiện sẽ mang
lại kết quả như thế nào?Mục đích và mục tiêu chung của việc thực hiện các
giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của
từng huyện là gì?



22
Những giải pháp cụ thể dựa trên kết quả phân tích mô hình dữ liệu hỗn
hợp được đề cập đến trong “Cây giải pháp” cho từng vùng. 6 nhân tố ảnh
hưởng đến từng vùng không như nhau về mức độ, do vậy thứ tự ưu tiên các
giải pháp cũng khác nhau ở mỗi vùng nghiên cứu.
4.5.3. Giải pháp cho toàn tỉnh
Với đất nông nghiệp có độ dốc lớn (trên 15
O
), quy hoạch thành các loại
hình sử dụng đất có ưu thế về hiệu quả bảo vệ tài nguyên đất, hạn chế được xói

mòn, rửa trôi; chuyển đổi từ phương thức sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất
hàng hoá; nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích. Các LUT thích hợp cho
loại đất này là: Trồng lúa nước trên ruộng bậc thang, Trồng chè, Trồng cây
ăn quả, Trồng cỏ chăn nuôi. Với đất nông nghiệp còn lại có độ dốc phổ biến
nhỏ hơn 15
O
, quy hoạch thành những vùng trồng cây hàng năm theo hướng sản
xuất sản phẩm hàng hoá; góp phần đảm bảo nhu cầu tối thiểu về lương thực,
thực phẩm của cư dân bản địa; nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích; gắn
mỗi vùng trong tỉnh với một sản phẩm nông nghiệp đặc trưng.
Nghiên cứu đã đề xuất cả những giải pháp cho từng loại đất: đất SXNN,
đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác và một hệ các
giải pháp tổng hợp như: Phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật,
công nghệ mới vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; Tăng cường công
tác khuyến nông và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; Đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh nông sản; Giải pháp tổ chức sản
xuất và kinh doanh; Huy động các nguồn vốn, hỗ trợ về vốn và tín dụng;
Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và thị trường tiêu thụ nông sản;
Nâng cao chất lượng khâu thu hoạch, chế biến, bảo quản nông sản.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
1. Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái có sự biến động do việc
tách hay gộp một số chân đất khác nhau. Trong nội bộ đất nông nghiệp cũng
có sự biến động về diện tích do chuyển đổi từ loại đất này sang loại đất khác.
2. Thách thức lớn nhất trong sử dụng đất nông nghiệp ở một tỉnh miền
núi như Yên Bái hiện nay là đa phần diện tích đất nông nghiệp có độ dốc
cao, có nhiều diện tích đất nương rẫy, sản xuất theo phương thức canh tác
truyền thống mang nặng tính khai thác tự nhiên, hiểu biết của người dân về

×