BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
HOÀNG CÔNG MỆNH
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÂY TRỒNG
NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN,
TỈNH ĐIỆN BIÊN
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 62 62 01 10
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI, NĂM 2014
Công trình hoàn thành tại: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Người hướng dẫn hoa học: 1. PGS.TS Phạm Tiến Dũng
2. TS. Hoàng Tuấn Hiệp
Phản biện 1: PGS. TS Phạm Văn Cường
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Phản biện 2: TS. Đào Thế Anh
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Phản biện 3: PGS. TS Nguyễn Ngọc Nông
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trường
họp tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
vào hồi , ngày tháng năm 2014
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
- Thư viện Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu hiện trạng hệ thống cây trồng, đánh giá tiềm năng đất đai, xem
xét mức độ thích hợp của các hệ thống cây trồng và tình hình sử dụng đất làm cơ
sở cho việc đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt hợp lý là vấn đề có tính
chiến lược và cấp thiết của Quốc gia cũng như từng địa phương.
Huyện Điện Biên có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Điện
Biên. Nằm ở phía Nam của tỉnh (bao quanh Thành phố Điện Biên Phủ), huyện có
diện tích tự nhiên 163.926 ha, với tài nguyên đất khá đa dạng (có đất đồi núi và đất
đồng bằng). Thêm vào đó là ưu thế về vị trí địa lý, độ cao địa hình và sự đa dạng
về khí hậu cho phép phát triển hệ thống cây trồng đa dạng, phong phú. Trong
những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển mạnh theo hướng hàng
hóa, gắn với nhu cầu thị trường, trong đó sản phẩm “Gạo Điện Biên” được nhiều
người tiêu dùng biết đến. Tuy nhiên, (i) chất lượng nông sản không đồng nhất,
chưa có cơ chế quản lý sản phẩm; (ii) trên đất ruộng không chủ động nước hiện
mới gieo trồng 1 vụ lúa mùa, hiệu quả kinh tế vẫn còn thấp, trên đất ruộng chủ
động nước hệ số khai thác chưa cao.
Trong chiến lược phát triển KT-XH của huyện, sản xuất nông, lâm nghiệp
cần “Khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động; thâm canh tăng
vụ, sản xuất các loại cây trồng chất lượng cao theo hướng hàng hóa, nâng cao chất
lượng sản phẩm; trồng cây vụ 3 ở đây thực sự trở thành vụ sản xuất chính; phấn
đấu mỗi năm có khoảng 3.000 ha lúa chất lượng cho thu nhập cao“.
Đáp ứng yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
phát triển hệ thống cây trồng nông nghiệp tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên”
nhằm góp phần phát triển nền nông nghiệp và kinh tế - xã hội của huyện theo
hướng hiệu quả và bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng hệ thống cây trồng vùng nghiên cứu; phát hiện những
tồn tại để đề xuất các biện pháp khắc phục và lựa chọn hệ thống cây trồng hợp lý.
- Lựa chọn loại cây trồng, bộ giống cây trồng có ưu thế phát triển cho vùng
đất ruộng chủ động nước và đất ruộng không chủ động nước nhằm tăng vụ, tăng
năng suất và nâng cao chất lượng nông sản.
- Xác định được vùng trồng lúa tẻ cho chất lượng cao, đồng nhất nhằm tăng
sản lượng gạo hàng hóa chất lượng cao.
2
3. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, nguồn
nước ), kinh tế - xã hội (đầu tư, tập quán canh tác lúa, chính sách ), hệ thống các
cây trồng, biện pháp kỹ thuật sản xuất hiện tại của vùng nghiên cứu và các hộ
nông dân tham gia; là các giống mới, gồm: 4 giống lúa, 6 giống lạc, 4 giống đậu
tương, 4 giống ngô, 5 giống khoai tây đã được công nhận giống quốc gia.
- Phạm vi nghiên cứu: Các loại cây trồng nông nghiệp ngắn ngày trồng trên
đất ruộng chủ động nước và không chủ động nước trên địa bàn huyện Điện Biên.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 9 năm 2013.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả của đề tài góp phần bổ sung cơ sở lý luận để phát triển hệ thống
cây trồng theo hướng hàng hoá bền vững.
- Góp phần làm rõ các yếu tố chủ yếu tạo nên chất lượng cao; xác định cơ sở
khoa học cho việc phân vùng đất trồng lúa cho chất lượng gạo đồng đều tại cánh
đồng Mường Thanh huyện Điện Biên.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề xuất các công thức luân canh cây trồng mới có hiệu quả cao hơn bằng
các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt và tăng vụ trên đất ruộng,
nâng cao thu nhập cho người nông dân.
- Góp phần nâng cao chất lượng, giá trị hàng hóa của gạo Điện Biên.
5. Điểm mới của luận án
- Đưa ra cơ sở khoa học giải thích được những yếu tố chi phối tạo nên gạo ở
huyện Điện Biên có năng suất cao và chất lượng tốt là do số giờ nắng, lượng bức
xạ và ánh sáng dồi dào, biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn.
- Xác định được mối quan hệ giữa một số tính chất của đất với chất lượng
gạo, làm cơ sở phân chia vùng trồng lúa tại cánh đồng Mường Thanh huyện Điện
Biên thành 3 vùng cho chất lượng gạo đồng nhất khác nhau: vùng 1 được xếp loại
cho chất lượng gạo ngon nhất, có diện tích 1.012 ha, trên đất phù sa glây; vùng 2
gạo có chất lượng tốt nhưng kém hơn vùng 1, có diện tích 1.770 ha trên đất có
tầng loang lổ đỏ vàng và đất phù sa ngòi suối; vùng 3 gạo có chất lượng khá, kém
hơn 2 vùng trên, diện tích 1.254 ha.
- Lựa chọn được một số giống cây trồng mới phù hợp với tiểu vùng sinh thái
của huyện là: giống lúa HT6, giống lạc L20, giống đậu tương ĐT22, giống khoai
tây Sinora cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng vụ, tăng thu nhập
cho người dân.
3
6. Cấu trúc của luận án
Luận án được trình bày trong 141 trang giấy khổ A4. Ngoài phần mở đầu,
kết luận và đề nghị, phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan tài liệu;
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu; Chương 3: Kết quả và thảo luận
với 60 bảng và 7 hình. Danh mục 120 tài liệu tham khảo (98 tài liệu tiếng Việt, 22
tài liệu tiếng Anh). Phần phụ lục dẫn các số liệu chi tiết của chương 3.
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Khái niệm về hệ thống cây trồng (HTCTr)
Theo Zandstra (1981), HTCTr là thành phần các giống và loài cây được bố
trí trong không gian và thời gian của một hệ sinh thái nông nghiệp, nhằm tận dụng
hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, KT - XH.
Theo Nguyễn Duy Tính (1995), HTCTr là tổng thể các loại cây trồng trong
mối quan hệ tương tác lẫn nhau, được bố trí hợp lý trong không gian và thời gian.
Chuyển đổi hay hoàn thiện hệ thống cây trồng là phát triển HTCTr mới trên cơ sở
cải tiến hệ thống cây trồng cũ hoặc phát triển hệ thống cây trồng mới bằng tăng vụ,
tăng loại cây hoặc thay thế cây trồng để khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng đất
đai, con người và lợi thế so sánh vùng sinh thái.
1.1.2. Đặc điểm hệ thống cây trồng
Hệ thống cây trồng là yếu tố động:
+ Động theo thời gian (hệ thống cây trồng ở nền nông nghiệp tự cung tự cấp
khác với hệ thống cây trồng làm hàng hóa); HTCTr ngày càng đa dạng hơn;
+ Động theo không gian, điều kiện sinh thái cụ thể khác nhau thì hệ thống
cây trồng khác nhau (như chân ruộng cao, ruộng trũng, ruộng vàn, ruộng thấp;
vùng sinh thái đồng bằng, trung du, miền núi, ven biển );
+ Động theo tiến bộ kỹ thuật (như giống cây trồng, kỹ thuật trồng trọt
mới…) và động theo nhu cầu tiêu dùng của xã hội khác nhau.
1.1.3. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới hệ thống cây trồng
Theo Phạm Chí Thành và cs., (1993) hệ thống cây trồng ở thời kỳ lấy hộ
nông dân làm đơn vị sản xuất tự chủ chịu sự chi phối của các yếu tố: điều kiện tự
nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và các yếu tố bên trong của nông hộ như: đất đai,
lao động, tiền vốn và kỹ năng nghề nghiệp của hộ. Hệ thống cây trồng ở thời kỳ
sản xuất hàng hóa tập trung chủ yếu phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ.
Nghiên cứu phát triển hệ thống cây trồng cần đứng trên quan điểm tiếp cận
hệ thống và phát triển nông nghiệp bền vững về 3 mặt kinh tế, xã hội và môi
4
trường; đó là phát triển nhưng phải có các biện pháp bảo vệ đất, nước, bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên, không làm suy thoái môi trường.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Từ cuối thế kỷ 18, cuộc cách mạng hệ thống cây trồng được bắt đầu ở một
số nước Tây Âu, chế độ độc canh trong sản xuất nông nghiệp được thay thế bằng
các chế độ luân canh cây ngũ cốc và sử dụng các loại cây họ đậu làm thức ăn gia
súc, kết hợp phân bón đã nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Sau cuộc “Cách mạng xanh” giữa thế kỷ XX, các nhà khoa học đã lai tạo ra
nhiều giống cây trồng ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng. Nhờ vậy đã góp phần
thành công trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ nên HTCTr
ngày càng phong phú.
Từ năm 1975 ở châu Á đã hình thành ‘Mạng lưới Hệ thống Cây trồng châu
Á’, một tổ chức hợp tác nghiên cứu giữa IRRI và nhiều quốc gia khác; đến thập kỷ
80 đã mở rộng ra phạm vi 16 nước, trong đó có Việt Nam (năm 1981). Nghiên cứu
phát triển HTCTr đã có nhiều kết quả thành công ở nhiều nước châu Á từ những
năm 1970-1980 như: Ấn Độ, Trung Quốc…, ở một số nước Đông nam Á như:
Indonexia, Thái Lan … Các kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao năng suất, sản
lượng và giá trị sản xuất cây trồng.
1.2.2. Những nghiên cứu chính ở trong nước
HTCTr ở nước ta đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ những năm 60
của thế kỷ trước, khi năng suất lúa chiêm miền Bắc chỉ đạt 13,61 tạ/ha, các nhà
khoa học đã nghiên cứu đưa vụ lúa xuân trở thành vụ sản xuất chính, thay thế dần
vụ lúa chiêm. Đến năm 1971, diện tích lúa xuân ở đồng bằng sông Hồng vượt lúa
chiêm, cho năng suất bình quân 31,9 tạ/ha, với các giống lúa năng suất cao.
Ngày nay, các nhà khoa học của nước ta đã lai tạo, chọn lọc ra nhiều giống
cây trồng mới, có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chống chịu khá với
các điều kiện ngoại cảnh bất lợi, tạo điều kiện bố trí HTCTr hợp lý. Từ năm 1977
đến năm 2005, cả hệ thống nghiên cứu của Việt Nam đã tạo ra được 575 giống
thuộc 35 loài cây trồng khác nhau. Đến hết năm 2009 nước ta đã có 966 giống cây
trồng, trong đó có 292 giống lúa, 120 giống ngô, 21 giống khoai tây và khoai sọ,
13 giống lạc, 34 giống đậu tương, … phục vụ kịp thời cho sản xuất.
Bùi Huy Đáp (1977) cho rằng phát triển cây vụ đông tận dụng giai đoạn “đất
nghỉ” và đặc biệt là giai đoạn khí hậu mùa đông. Cây vụ đông có vai trò quan trọng
bảo vệ đất, nhờ vụ đông mà đất trồng được che phủ trong thời kỳ khí hậu khô hạn.
Cây vụ đông làm tăng độ ẩm của đất 30-50% so với không trồng cây vụ đông.
5
Kết quả nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất ruộng một vụ vùng miền
núi phía Bắc của Lê Quốc Doanh và cs. (2007) cho thấy: bằng sử dụng giống mới,
che phủ đất có thể tăng vụ với 2 công thức: đậu tương xuân - lúa mùa giống ngắn
ngày lợi nhuận đạt 16,8 triệu đồng/ha/năm, so với làm 1 vụ lúa mùa lợi nhuận chỉ
đạt 8,0 triệu đồng/ha/năm, cao hơn 110%. Công thức lạc xuân - lúa mùa lợi nhuận
đạt 21,2 triệu đồng/ha/năm, cao hơn đối chứng làm 1 vụ lúa mùa 9,6 triệu
đồng/ha/năm, bằng 121%.
Ở nước ta đã có những nghiên cứu về xác định các vùng gạo chất lượng như
(1) Lúa Tám Xoan Hải Hậu tỉnh Nam Định được trồng trên đất phù sa sông Hồng
glây trung tính, mặn ít đến trung bình, với truyền thống canh tác của người dân
trồng lúa Tam Xoan; (2) lúa nếp Tú Lệ tỉnh Yên Bái là giống lúa cổ truyền địa
phương, được trồng ở vùng lòng chảo Tú Lệ, đất có nhiều tính chất tốt như: pH
KCl
trung tính, hàm lượng chất hữu cơ, đạm tổng số và kali trao đổi cao, gấp 2-3 lần so
với đất các xã lân cận, đặc biệt nguồn nước tưới giàu khoáng như: NH
4+
, K
+
, Na
+
,
Ca
2+
, Mg
2+
, Fe
2+
và Fe
3+
đều cao gấp 2-4 nước tưới của các xã lân cận; (3) lúa
Nàng Nhen Thơm Bảy Núi tỉnh An Giang có đặc tính mã gen của 2 loài Indica và
Japonica, có 2/3 thời gian sinh trưởng sống như lúa nước và 1/3 thời gian còn lại
sống như lúa cạn, được trồng tại vùng Bảy Núi có địa hình bán sơn địa, kỹ thuật
canh tác ít sử dụng phân vô cơ, sử dụng phân bò là chính, lúa phát triển tốt từ
nguồn nước mưa; (4) lúa Nàng Thơm Chợ Đào tỉnh Long An do dùng giống lúa
Nàng Thơm Chợ Đào Dòng 5, được trồng trên đất chua, nhiễm mặn, phèn nhẹ.
1.3. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu và định hướng thực hiện đề tài
- Nội hàm của HTCTr gồm: Loại cây trồng, giống cây trồng, thời vụ trồng
trọt và công thức luân canh được thực hiện ở từng điều kiện sinh thái cụ thể.
- Phương pháp nghiên cứu cải tiến HTCTr chủ yếu gồm các bước: Chẩn
đoán vấn đề, xác định những lợi thế và hạn chế, tìm ra những giải pháp phát triển,
thiết kế các thí nghiệm đồng ruộng, kiểm chứng để lựa chọn HTCTr tối ưu, xây
dựng mô hình trình diễn và phát triển diện rộng.
- Các tác giả nghiên cứu theo hướng chọn các hệ thống canh tác có HTCTr
phù hợp với các loại cây, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ độ màu mỡ
của đất. Theo thời gian các nghiên cứu hoàn thiện dần về phương pháp, chuyển từ
nghiên cứu định tính sang định lượng, hoàn thiện HTCTr. Tuy nhiên, chưa có
nhiều đề tài nghiên cứu về HTCTr các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn,
vùng đặc thù. Hơn nữa, việc nghiên cứu chưa mang tính hệ thống trong việc xây
dựng HTCTr theo hướng thích nghi, chưa khai thác những lợi thế, tiềm năng điều
kiện tự nhiên đặc thù tại những địa bàn vùng cao.
6
Điện Biên là huyện thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, có điều kiện giao thông
đi lại khó khăn, thời tiết phức tạp. Hiện nay, các nghiên cứu cơ bản về hệ thống
cây trồng huyện Điện Biên còn hạn chế. Trên địa bàn mới có những nghiên cứu
đơn lẻ về các cây trồng cụ thể, khảo nghiệm, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật cho
từng loại cây mà chưa có các công trình nghiên cứu có hệ thống. Những nội dung
nghiên cứu của luận án được đặt ra nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận phân vùng để
nâng cao giá trị gạo Điện Biên phát triển theo hướng hàng hóa bền vững.
Nhằm góp phần giải quyết những yêu cầu thực tiễn, bức thiết của quá trình
phát triển nông nghiệp nông thôn miền núi trong công cuộc xây dựng nông thôn
mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước nhà thì việc triển khai nghiên cứu đề tài
tại huyện Điện Biên phát triển HTCTr theo hướng hàng hóa bền vững là cần thiết.
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội chi phối hệ thống cây trồng
huyện Điện Biên;
- Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng nông nghiệp của huyện Điện Biên;
- Nghiên cứu giải pháp phát triển hệ thống cây trồng trên đất ruộng;
- Đề xuất phát triển hệ thống cây trồng trên đất ruộng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp về: những dữ liệu về khí hậu, đất đai, kinh tế -
xã hội huyện Điện Biên (theo phương pháp PRA)
2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra trực tiếp từ các hộ nông dân gồm: ruộng
đất, luân canh cây trồng, kỹ thuật canh tác, năng suất, lấy mẫu hộ theo nhóm hộ
giàu, hộ trung bình và hộ nghèo theo tỷ lệ thực tế.
2.2.3. Thu thập, phân tích mẫu đất và nông sản
2.2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập, phân tích đất
(a) Lấy mẫu đất: Mẫu đất được lấy theo quy phạm TCVN 5297-1995 và
10TCN-68-84 của ngành nông nghiệp.
- Đối tượng lấy mẫu trên đất ruộng trồng lúa vụ mùa giống BT7;
- Số mẫu đất được thu thập 32 mẫu, trên 4 loại đất: đất phù sa glây (Pg) 10
mẫu; đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf) 12 mẫu; đất đỏ vàng biến đổi do
trồng lúa nước (Fl) 6 mẫu; đất phù sa không được bồi chua (Pc) 4 mẫu.
(b) Phân tích đất: Theo các phương pháp phân tích đất thông dụng quốc tế
của “Trung tâm Thông tin đất Quốc tế” theo Tiêu chuẩn Việt Nam như sau:
7
STT
CHỈ TIÊU PP PHÂN TÍCH
1 pH
KCl
pH - Meter
2 Chất hữu cơ (OM) (%) Walkley - Black
3 Đạm tổng số (N) (%) Kjeldahl
4 Lân tổng số (P
2
O
5
) (%) So màu
5 Kali tổng số (K
2
O) (%) Quang kế ngọn lửa
6 Lân (P
2
O
5
) dễ tiêu (mg/100g đất) Ôniani
7 Kali (K
2
O) dễ tiêu (mg/100g đất) Quang kế ngọn lửa
8 Canxi (Ca
2+
), magiê (Mg
2+
) (lđl/100g đất) Hấp phụ nguyên tử
9 Natri (N
a
+
), Kali (K
+
) (lđl/100g đất) Quang kế ngọn lửa
10 CEC (lđl/100g đất) Amoni - Axetat
11 Thành phần cơ giới (%) Pipét
2.2.3.2. Phương pháp điều tra lấy mẫu thóc tại cánh đồng Mường Thanh để xác
định vùng sản xuất lúa chất lượng
(a) Phương pháp lấy mẫu thóc
+ Thóc được thu thập tại đúng vị trí đã lấy mẫu đất trồng lúa với số lượng
32 mẫu, phân bố trên 4 loại đất như trên;
+ Đối tượng lấy mẫu là thóc giống lúa BT7;
+ Nội dung quan sát: Thóc gặt mẫu diện tích 4 m
2
và phân tích các chỉ tiêu.
+ Thời gian lấy mẫu: Trước khi thu hoạch lúa 1 ngày.
(b) Phương pháp phân tích chất lượng gạo
STT
CHỈ TIÊU TIÊU CHUẨN
1
Tỷ lệ xay xát, tỷ lệ trắng trong TCVN 8372:2010
2
Tỷ lệ gạo nguyên, kích thước hạt gạo TCVN 1643:2008
3
Hàm lượng amyloza TCVN 5716-2:2008
4
Hàm lượng protein TCVN 4328:2001
5
Hàm lượng tinh bột, nhiệt độ hóa hồ TCVN 5715-1993
6
Độ bền gel 10TCN 424-2000
2.2.4. Xác định mối quan hệ giữa tính chất đất và chất lượng gạo tại huyện Điện Biên
Ảnh hưởng của tính chất đất đến chất lượng gạo được xác định 2 chỉ tiêu:
- Với chỉ tiêu độ trong của gạo y
1
= f (x
1
, x
2
, …. x
n
) (y
1
là tỷ lệ trắng trong);
- Với chỉ tiêu kết quả thử nếm y
2
= f (x
1
, x
2
, …. x
n
); (y
2
là tổng số điểm đánh
giá thử nếm cơm); trong đó x
1
, x
2
, …. x
n
là
các đặc tính của đất.
Đặc điểm quan sát các mẫu đất được đưa vào y
1
để vẽ được bản đồ đơn tính về
vùng đất trồng lúa có độ trong khác nhau (S
1
’
, S
2
’
, S
3
’
). Từ y
2
vẽ bản đồ đơn tính về
vùng đất trồng lúa có chất lượng thử nếm khác nhau (S
1
”
, S
2
”
, S
3
”
).
Lồng ghép y
1
và y
2
trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000 để xác định S
1
, S
2
, S
3
theo
phương pháp GIS và phần mềm chuyên dụng bản đồ Mapinfo.
8
2.2.5. Thí nghiệm đồng ruộng
Thí nghiệm 1:
So sánh khả sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống
lúa chất lượng trồng trong vụ xuân và vụ mùa năm 2011 và 2012.
Thí nghiệm 2:
So sánh một số giống lạc trồng trong vụ xuân trên đất ruộng
không chủ động nước tại huyện Điện Biên.
Thí nghiệm 3:
So sánh hiệu quả
của sử dụng
các vật liệu che phủ cho cây lạc vụ
xuân, trên đất ruộng không chủ động nước, sử dụng giống lạc L20 làm thí nghiệm.
Thí nghiệm 4:
So sánh một số giống đậu tương trồng trong vụ xuân trên đất
ruộng không chủ động nước tại huyện Điện Biên
Thí nghiệm 5:
So sánh, lựa chọn một số giống ngô trồng trong vụ xuân trên
đất ruộng không chủ động nước tại huyện Điện Biên.
Thí nghiệm 6
: So sánh một số giống khoai tây trồng trong vụ đông trên đất
trồng 2 vụ lúa.
Các thí nghiệm được bố trí kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB); các chỉ tiêu theo
dõi áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng
các giống cây trồng theo Thông tư số 48/2011/TT-BNNPTNT về: Giống lúa, ngô, lạc,
đậu tương, khoai tây ) như: Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, khả năng chống chịu
sâu bệnh, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, tính hiệu quả kinh tế. Phân bón
được sử dụng theo mức trung bình của khuyến nông huyện và người dân địa phương.
2.2.6. Xây dựng mô hình sản xuất thử
* Tăng vụ trên đất ruộng không chủ động nước (1 vụ lúa mùa)
- Mô hình thử nghiệm:
(1) Lạc xuân (giống L20) - lúa mùa (BT7, giống đang sử dụng đại trà);
(2) Đậu tương xuân (giống ĐT22) - lúa mùa (giống BT7);
(3) Ngô xuân (giống LCH9) - lúa mùa (giống BT7);
- Mô hình đối chứng: lúa mùa (giống Bắc Thơm số 7).
Mô hình thực hiện năm 2012 tại 2 xã Thanh Nưa và Lúa Ngam huyện Điện Biên,
trên các loại đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf) và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa
nước (Fl), địa hình vàn cao, của 3 hộ dân, mỗi hộ là 1 lần nhắc lại, diện tích 300 m
2
/hộ.
Toàn bộ thân lá lạc của mô hình trồng lạc vụ xuân được vùi xuống ruộng trước khi gieo
vụ lúa mùa. Các biện pháp kỹ thuật canh tác khác làm theo quy trình canh tác của
khuyến nông huyện.
* Tăng vụ trên đất ruộng chủ động nước (2 vụ lúa)
- Mô hình thử nghiệm: lúa xuân (giống HT6) - lúa mùa (giống HT6) - khoai
tây đông (giống Sinora);
- Mô hình đối chứng: lúa xuân (giống BT7) - lúa mùa (giống BT7).
Mô hình thực hiện trong năm 2012 trên địa bàn xã Thanh Luông huyện Điện
Biên, trên đất phù sa glây (Pg) có địa hình vàn, chủ động nước, tại ruộng của 3 hộ nông
dân, mỗi hộ là 1 lần nhắc lại, diện tích 1 hộ 300 m
2
. Các biện pháp kỹ thuật canh tác khác
làm giống nhau giữa các hộ thí nghiệm theo quy trình canh tác của Trạm Khuyến nông
huyện, có tham khảo kết quả điều tra kinh nghiệm thâm canh cây trồng ở phần trên.
9
2.2.7. Phương pháp phân tích kết qủa nghiên cứu
(1) Thí nghiệm đồng ruộng: Kết quả được phân tích bằng phương pháp phân
tích phương sai với phần mềm IRRISTAT version 5.0.
(2) Năng suất điều tra từ các hộ và từ các mô hình thí nghiệm được xử lý, phân
tích thống kê cơ bản Excel.
(3) Xác định hệ số tương quan và xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính
- Xác định hệ số tương quan đơn (r) để đo mức độ tương quan giữa chất lượng
gạo và các tính chất của đất;
- Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội (nhiều biến): Sau khi xác định các
hệ số r, kết hợp với quá trình lọc biến để xác định biến độc lập có ý nghĩa x
1
, x
2
, x
n
.
Sau đó xây dựng phương trình hồi quy: yi = a + b
1
x
1
+ b
2
x
2
+ + b
k
x
k
(4) Hiệu quả kinh tế: Các chỉ tiêu tính toán hiệu quả kinh tế: Năng suất cây
trồng, tổng thu, tổng chi phí biến động, lợi nhuận.
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Điện Biên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Điện Biên có tọa độ địa lý 102
0
47’ đến 103
0
16’ kinh độ Đông; 20
0
53’
đến 21
0
37’ vĩ độ Bắc.
Bảng 3.1. Đặc điểm một số yếu tố khí hậu tại trạm khí tượng Điện Biên
(Số liệu trung bình năm 1971-210)
Tháng
Số giờ
nắng (giờ)
Độ dài
ngày
(giờ)
B
ức xạ
quang h
ợp
(Kcal/cm
2
)
Nhiệt độ
trung
bình (
o
C)
Biên độ
nhiệt ng
ày
đêm (
o
C)
Lượng
mưa
(mm)
Độ ẩm
KK
(RH%)
1 164,5 10,8 4,6 16,5 12,0 16,8 81,0
2 188,1 11,5 5,1 18,6 13,0 26,3 79,0
3 203,2 11,9 5,7 20,7 13,6 51,2 78,0
4 205,9 12,5 6,4 23,8 12,5 132,6 79,0
5 203,4 13,4 6,8 25,6 10,1 182,4 81,0
6 141,7 13,3 6,3 26,3 8,1 278,5 85,0
7 132,6 13,1 6,2 26,1 7,5 333,1 87,0
8 149,1 12,7 6,4 25,8 7,7 342,6 87,0
9 171,8 12,1 6,5 24,9 8,8 154,6 86,0
10 172,8 11,5 5,9 23,7 10,3 56,8 84,0
11 161,4 11,2 4,8 19,3 11,2 21,2 83,0
12 158,3 10,7 4,5 16,7 11,7 19,6 85,0
T.Bình 2.052,8 69,2 22,3 10,5 1.615,7
Đây là vùng có biên độ nhiệt độ trung bình ngày cao (10,5
0
C) nên năng suất
cây trồng khá cao, đặc biệt làm tăng chất lượng nông sản.
10
3.2. Thực trạng hệ thống cây trồng nông nghiệp trên đất ruộng huyện Điện Biên
3.2.1. Cơ cấu cây trồng nông nghiệp huyện Điện Biên
Tổng diện tích đất canh tác cây hàng năm của huyện năm 2010 là 15.741 ha.
Cụ thể tình hình sử dụng các loại đất trồng các cây hàng năm như sau:
Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất trồng cây hàng năm huyện Điện Biên năm 2010
Hệ thống sử dụng đất
DT c
anh
tác (ha)
Cơ cấu
(%)
DT gieo
trồng (ha)
Cơ cấu
(%)
H
ệ số SD
đất (lần)
Tổng diện tích 15.741 100 22.700 100
I Đất ruộng chủ động nước 5.302 33,68 12.026 52,98 2,27
II Đất ruộng không chủ động nước
2.036 12,94 2.342 10,32 1,15
III
Đất bãi ven sông 583 3,70 1.224 5,39 2,10
IV
Đất nương rẫy 7.820 49,68 7.108 31,31 0,91
Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Điện Biên (2011) và số liệu điều tra năm 2011
Diện tích gieo trồng trên đất nương rẫy có 7.108 ha, chiếm 31,31% diện tích
gieo trồng cây hàng năm, trong đó nhiều diện tích đất bị bỏ hóa, bỏ trống, nhất là trên
đất trồng sắn, ngô Chính quyền địa phương không khuyến khích phát triển sản xuất
cây trồng ngắn ngày trên loại đất này. Vì vậy, đề tài giới hạn chỉ nghiên cứu phát triển
cây trồng trên đất ruộng chủ động nước và không chủ động nước (nhờ nước trời).
3.2.2. Hệ thống cây trồng trên đất ruộng
3.2.2.1. Trên đất ruộng chủ động nước (2 vụ lúa)
Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh lúa xuân - lúa mùa - rau đông
cho thu nhập cao nhất (117,6 triệu đồng/ha); công thức lúa xuân - lúa mùa - khoai tây
đông cho thu nhập 115,3 triệu đồng/ha, nhưng chi phí vật chất lại thấp hơn nhiều
(kém 15 triệu đồng/ha); hiệu quả kinh tế thấp nhất là công thức chỉ trồng 2 vụ lúa (đạt
64,6 triệu đồng/ha) cần được nghiên cứu cải tiến (số liệu bảng 3.6).
Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của một số công thức trồng trọt chính
trên đất ruộng chủ động nước tại huyện Điện Biên năm 2010
Công thức trồng trọt
Tổng thu
Chi phí v. chất
Thu nh
ập thuần
(Triệu đồng/ha)
1. Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 148,6 72,4 76,2
2. Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang đông 142,4 67,3 75,1
3. Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu tương đông
151,3 70,6 80,7
4. Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây đông 212,7 97,4 115,3
5. Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông 229,6 112,0 117,6
6. Lúa xuân - Lúa mùa 116,3 51,7 64,6
11
3.2.2.2. Trên đất ruộng không chủ động nước (1 vụ lúa mùa)
Có 3 công thức trồng trọt chính, trong đó công thức luân canh rau xuân - lúa mùa
cho thu nhập thuần cao nhất (61,6 triệu đ/ha), tuy nhiên diện tích công thức này có 30-40
ha, trồng đậu rau, dưa chuột, còn lại chủ yếu đất chỉ trồng 1 vụ lúa mùa bị bỏ trống vụ
xuân và vụ đông. Đây là những hạn chế cần được nghiên cứu tăng vụ.
Bảng 3.7. Năng suất cây trồng ở một số công thức trồng trọt chính
trên đất ruộng không chủ động nước tại huyện Điện Biên năm 2010
Công thức trồng trọt n
Năng suất (
x
± S
x
) (tạ/ha)
Vụ 1 Vụ 2
1. Ngô xuân - Lúa mùa 41 41 ± 16,6 47 ± 16,4
2. Rau - Lúa mùa 32 158-262 49 ± 14,6
3. Lúa mùa 45 46,5 ± 17,1
3.2.3. Thực trạng sản xuất, tiêu thụ lúa và chất lượng gạo huyện Điện Biên
3.2.3.1. Thực trạng sản xuất lúa
(a). Giống và năng suất lúa
Từ năm 2007, người dân chủ yếu sử dụng giống lúa Bắc Thơm số 7. Hiện tại có
98% số hộ trồng lúa và trên 80% diện tích được gieo cấy bằng các giống lúa thuần
chất lượng (BT7, IR.64, HT1). Các giống lúa thuần chất lượng này thích nghi với khí
hậu của vùng, có chất lượng gạo dẻo, thơm, năng suất cao, 6,5-8 tấn/ha. Tuy nhiên,
năng suất giống lúa BT7 có biến động nhất do diện tích lớn, phạm vi vùng sản xuất
rộng và giống này dễ bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh.
Bảng 3.10. Biến động năng suất các giống lúa tại cánh đồng Mường Thanh
Chỉ tiêu
Vụ xuân Vụ mùa
BT7 IR 64
L.lai TH 1 BT7 IR 64
L.lai TH 1
Số phiếu điều tra 72 41 23 14 80 48 21 11
Số hộ gieo cấy (%) 48,0 27,3 15,3 9,3 46,7 32,0 14,0 7,3
NS thấp (tạ/ha) 46,5 44,6 53,4 42,8 44,4 42,2 55,2 43,2
NS cao (tạ/ha) 81,1 87,1 96,3 91,1 79,2 88,0 96,1 87,3
NS TB (tạ/ha) 66,2 70,5 84,5 72,6 62,6 64,1 82,1 70,2
CV (%) 13,2 8,2 10,1 9,6 14,1 9,6 11,8 10,2
(b) Kỹ thuật tưới nước cho lúa: Hệ thống thủy nông Nậm Rốm đã tạo điều kiện
thuận lợi tưới chủ động cho phần lớn diện tích lúa. Tuy nhiên, biện pháp dùng nước
tưới cho lúa còn nhiều lãng phí.
(c) Bón phân và chăm sóc lúa: Người dân phân bón chưa hợp lý, tùy thuộc tập
quán canh tác và điều kiện kinh tế của hộ. Phân đạm thường bón muộn và kéo dài, khi
thấy hiện tượng lúa vàng là bón. Phân kali thường bón muộn khi lúa làm đòng. Phân vô
cơ bón cho lúa còn mất cân đối, lạm dụng phân đạm, phân lân, còn lượng phân kali bón
12
thấp (tỷ lệ K
2
O/N 0,77-0,8) so mức khuyến cáo (0,95-1,05), không phù hợp với đặc
điểm đất ở cánh đồng Mường Thanh có hàm lượng kali thấp. Với các hộ có bón phân
hữu cơ cho lúa, lượng bón mới đáp ứng được 50-60% so với khuyến cáo.
Qua đây cho thấy, kỹ thuật canh tác, thu hoạch các giống lúa trồng tại vùng
cánh đồng Mường Thanh (trong đó có giống Bắc Thơm số 7) cũng giống như các
vùng trồng lúa phổ biến của nước ta, không có kỹ thuật đặc thù.
3.2.3.2. Hiệu quả kinh tế, tình hình tiêu thụ lúa hàng hóa
(a) Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa: Các giống lúa BT7, IR.64, HT1 và lúa lai có
hiệu quả kinh tế tương đương nhau. Tuy nhiên, giống lúa IR.64 cho thu nhập ổn định
hơn, giống lúa BT7 được thị trường ưa chuộng, lưu thông tốt hơn.
(b) Lúa hàng hóa: Tỷ lệ lúa chất lượng hàng hóa ngày một tăng, từ 49,6% (số
hộ bán lượng thóc >50%) năm 2006 tăng lên 64,7% năm 2010. Sản lượng lúa hàng
hóa chất lượng cung cấp cho thị trường khoảng 25 nghìn tấn năm 2010, tăng từ
45,6% năm 2006 lên 57,9% nămg 2010.
(c) Tiêu thụ lúa gạo: Lúa được tiêu thụ khá thuận lợi, tuy nhiên vẫn bị tư
thương ép giá nên giá thường thấp hơn nhiều so với giá bán ở các tỉnh bên ngoài.
3.2.3.3 Đặc điểm chất lượng các giống lúa đang được gieo trồng
Hiện 3 giống lúa chất lượng BT7, IR.64 và HT1 chiếm 80% diện tích của
huyện, trong đó giống lúa Bắc Thơm số 7 có chất lượng cao nhất như: hàm lượng
protein 8,11%, tỷ lệ gạo trắng trong cao 81,2%, cơm ăn dẻo thơm, mềm sau khi để
nguội. Giống lúa chất lượng IR.64 sau nhiều năm trồng thấy không phù hợp ở các
tỉnh phía Bắc, nhưng hiện vẫn được trồng và phát triển tốt ở Điện Biên.
3.2.4. Những hạn chế của HTCTr trên đất ruộng ở Điện Biên cần giải quyết
- Mặc dù lúa trồng ở Điện Biên gạo có chất lượng cao nhưng không đồng nhất
tại các khu vực đất trồng khác nhau, đã làm mất đi lợi thế về vị trí địa lý tạo nên chất
lượng gạo đặc sản. Giống lúa chất lượng Bắc Thơm số 7 có diện tích chiếm ưu thế
nhưng đang bị nhiễm một số sâu, bệnh hại đặc biệt bệnh bạc lá trong vụ mùa, làm
giảm năng suất, chất lượng.
- Trên đất ruộng chủ động nước hệ số sử dụng đất 2,27 lần, có 73,18% diện
tích đất chỉ trồng 2 vụ lúa, do hệ thống thủy lợi chưa hoàn thiện, các cây vụ đông
đang trồng thường có thời gian sinh trưởng dài, ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất lúa
vụ xuân nên diện tích gieo trồng không đạt kế hoạch (chỉ đạt 20-30%). Bỏ trống vụ
đông nên hiệu quả kinh tế đạt thấp. Trên đất ruộng không chủ động nước hệ số sử
dụng đất 1,15 lần, còn tới 85% diện tích đất bỏ trống vụ xuân và vụ đông, do ít thay
đổi giống nên năng suất cây trồng không cao, người dân chưa tìm được công thức
luân canh và biện pháp kỹ thuật thích hợp nên ảnh hưởng đến môi trường đất.
Vấn đề đặt ra với quỹ đất ruộng ở huyện Điện Biên là chọn ra giống cây trồng
thích hợp cho từng loại đất, khí hậu và khả năng đầu tư của người dân.
13
3.3. Nghiên cứu các giải pháp phát triển HTCTr trên đất ruộng huyện Điện Biên
3.3.1. Giải pháp nâng cao đồng đều chất lượng gạo tại cánh đồng Mường Thanh
3.3.1.1. Xác định mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và chất lượng gạo
a. Yếu tố địa hình
Cánh đồng Mường Thanh là một thung lũng lớn, dạng hình lòng chảo mở rộng.
Do vùng cánh đồng Mường Thanh bị ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam sớm nhưng
lại nằm ở độ cao 450-550 m, do độ cao địa hình nên nhiệt độ xuống thấp tạo nên sự
chênh lệch biên độ nhiệt ngày đêm cao, 10,5
0
C. Vị trí địa lý và địa hình vùng lòng
chảo Điện Biên đã tạo nên tiểu vùng khí hậu đặc biệt của cánh đồng Mường Thanh
mà ít nơi có được, và là thế mạnh để sản xuất lúa chất lượng.
b. Yếu tố khí hậu
- Số giờ nắng: Giai đoạn từ khi lúa trỗ bông đến chín (30 ngày trước thu
hoạch) vụ xuân lúa trỗ khoảng 15/4 và thu hoạch 10-20/5 có số giờ nắng 205,8
giờ/tháng; trong vụ mùa lúa trỗ đến thu hoạch trong tháng 9, có số giờ nắng cao,
171,8 giờ/tháng. Đây là điều kiện tốt cho quá trình trỗ bông đến chín của cây lúa.
Chính vì vậy, lúa ở cánh đồng Mường Thanh cho năng suất cao.
- Bức xạ quang hợp: Theo Lý nhạc và cs. (1987), nhiệt độ, sánh sáng ở giai
đoạn cuối (nhất là 30 ngày cuối) vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất cây trồng, vì vậy 30 ngày trước thu hoạch cần ánh sáng cao. Tại lòng chảo Điện
Biên thời kỳ lúa trỗ đến thu hoạch có tổng lượng bức xạ cao, 6,4-6,8 kcal/cm
2
/tháng
trong vụ xuân và 6,4 kcal/cm
2
/tháng trong vụ mùa. Đây chính là điều kiện để lúa
trồng ở Điện Biên có năng suất cao hơn.
- Nhiệt độ trung bình: tại Trạm Khí tượng Điện Biện, các tháng lúa trỗ đến
chín có nhiệt độ tương đối ổn định và rất thuận lợi. Cây lúa trỗ bông đến chín trong
vụ xuân 15/4-15/5 nhiệt độ trung bình 24,4-25,6
0
C; trong vụ mùa 1-30/9 có nhiệt độ
trung bình 24,9
0
C là khá phù hợp.
- Biên độ nhiệt độ ngày đêm: Biên độ nhiệt không khí trung bình ngày đêm của
huyện Điện Biên khá cao. Trong vụ xuân ở các tháng cây lúa trỗ đến chín 11-12,2
0
C
(giữa tháng 4 - giữa tháng 5), trong vụ mùa 8,8
0
C (tháng 9). Chênh lệch biên độ nhiệt
cao là điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp tích lũy vật chất từ từ, làm cấu trúc
tinh bột chặt chẽ và quá trình chuyển hóa tích lũy phenol thơm vào trong hạt thóc
thuận lợi, làm tăng chất lượng gạo (gạo có độ dẻo, độ trong). Nhiệt độ ban đêm thấp
tạo hô hấp giảm, dẫn đến lượng vật chất tiêu hao ít nên tăng tích lũy cho cây lúa, vì
vậy lúa có năng suất cao (Nguyễn Duy Chinh, 2009). Do đó, lúa ở tỉnh Điện Biên nói
chung, huyện Điện Biên nói riêng trong điều kiện cùng giống, cùng mùa vụ có năng
suất cao ổn định, chất lượng tốt hơn các vùng khác.
14
- Lượng mưa, chế độ mưa: Mưa ở Điện Biên chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9,
lượng mưa trung bình/tháng không đáp ứng được nhu cầu trồng 2 vụ lúa nước nhưng
nhờ có hệ thống công trình đại thủy nông Nậm Rốm với Hồ Pa Khoang cùng các hồ
chứa và hệ thống kênh dẫn đã chủ động tưới các tháng mùa khô đầu vụ lúa xuân nên
đã đáp ứng tưới chủ động ổn định 3.500 ha lúa 2 vụ.
(c) Tính chất nguồn nước tưới cho lúa: Nguồn nước tưới cho lúa chủ yếu từ hệ thống
thủy lợi Nậm Rốm và các hồ thủy lợi xung quanh cánh đồng. Môi trường nước và
hàm lượng các chất khoáng trong nước tưới cho lúa (pH,
NH
4+
, P
2
O
5
, K
2
O, Ca
2+
,
Mg
2+
, K
+
, Na
+
…)
giữa các khu vực không có sự khác nhau lớn và chưa có những chỉ
tiêu hóa tính vượt trội ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây lúa tạo nên chất
lượng gạo, nhất là các chất vi lượng.
(d) Đặc điểm đất và chất lượng gạo vùng cánh đồng Mường Thanh
- Lúa vùng cánh đồng Mường Thanh chủ yếu được trồng trên đất phù sa (chiếm
83,25% đất trồng lúa), trong đó có 3 loại đất phù sa chính trồng lúa (bảng 3.19):
Bảng 3.19. Tổng hợp diện tích các loại đất (ở độ cao < 600 m)
vùng lòng chảo Điện Biên huyện Điện Biên năm 2010
Đơn vị tính: Ha
TT
Tên đất
Ký
hiệu
Đất ở độ cao < 600m
Đất trồng lúa (2010)
Diện tích Tỷ lệ (%)
Diện tích
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 12.759,57
100
Diện tích đất vùng nghiên cứu (I+II) 9.792,53
76,75
4.006,00
100
Trong đó:
I Nhóm đất phù sa 4.249,23
33,31
3.334,90
83,25
1 Đất phù sa được bồi chua Pbc 276,32
2,17
33,45
0,83
2 Đất phù sa k. được bồi chua Pc 649,32
5,09
185,81
4,64
3 Đất phù sa gley Pg 1.083,13
8,49
1.076,67
26,88
4 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 2.019,42
15,83
1.996,49
49,84
5 Đất phù sa ngòi suối Py 221,04
1,73
42,48
1,06
II Nhóm đất khác 5.543,30
43,45
671,10
16,75
6 Đất nâu đỏ trên đá bazan Fk 91,81
0,72
7 Đất đỏ vàng trên đá phiến sét Fs 4.447,56
34,86
104,58
2,61
8 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 208,24
1,63
9 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 229,17
1,80
10 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng l. nước Fl 566,52
4,44
566,52
14,14
III Đất phi nông nghiệp 2.967,04
23,25
+ Đất phù sa không được bồi chua có 185,81 ha đang được trồng lúa. Đất có
thành phần cơ giới thịt pha sét, phản ứng đất chua (pH
KCl
: 4,64). Hàm lượng chất hữu
cơ trung bình (1,58%). Lân tổng số khá (0,11%). Kali tổng số trung bình (1,02%).
15
Lân dễ tiêu trung bình (12,5 mg/100g đất) và kali dễ tiêu nghèo (5,7 mg/100g đất).
Độ no baze ở mức trung bình (49,70%). Loại đất này hàng năm không bị ảnh hưởng
ngập lụt của sông, phân bố ở các xã, dọc theo sông Nậm Rốm trên địa hình vàn cao
và cao, thoát nước tốt.
+ Đất phù sa glây có 1.076,67 ha đang được trồng lúa. Đất có thành phần cơ giới
thịt pha sét đến sét, phản ứng đất từ rất chua đến chua (pH
KCl
: 3,70-4,62). Hàm lượng
chất hữu cơ và đạm tổng số khá (tương ứng 2,25% và 0,17%). Kali tổng số trung bình
(1,16%) và kali dễ tiêu nghèo (8,08 mg/100g đất). Độ no baze ở mức khá (64,11%).
Đất hình thành ở địa hình vàn và vàn thấp, khó thoát nước, xa bờ sông suối hơn các
loại đất phù sa khác nên đất có đặc trưng quan trọng nhất là bị glây. Đất được phân bố
chủ yếu ở các xã phía Tây và Nam vùng lòng chảo.
+ Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng có 1.996,49 ha đang được trồng lúa,
chiếm gần 50% diện tích đất trồng lúa của vùng. Đất có thành phần cơ giới thịt pha
sét đến sét, phản ứng đất chua (pH
KCl
: 4,75). Hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng
số khá (tương ứng 2,16% và 0,16%). Kali tổng số trung bình (1,13%), kali dễ tiêu
nghèo (9,2 mg/100g đất). Độ no baze cao (60,59). Đất phân bố ở tất cả các xã
trong vùng lòng chảo Điện Biên, trên địa hình vàn, vàn cao và cao, thoát nước tốt.
- Nhóm đất đỏ vàng được phân ra 5 loại đất, trong đó có 2 loại đất chính được
sử dụng để trồng lúa: đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs) có diện tích sử dụng để
gieo trồng lúa là 104,58 ha và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl), có diện
tích gieo trồng lúa là 566,52 ha, chiếm 14,14% diện tích đất trồng lúa.
Tại cánh đồng Mường Thanh, chất lượng gạo cũng có khác nhau giữa các khu
vực. Để chứng minh mối quan hệ giữa các tính chất của đất với chất lượng gạo
Bắc Thơm số 7, chúng tôi phân tích hệ số tương quan cho thấy, hàm lượng protein,
amyloze và tinh bột tương quan tuyến tính không chặt với các tính chất đất chính.
Nghiên cứu hệ số tương quan và xác suất của các biến phụ thuộc cho thấy,
tương quan giữa độ trắng trong hạt gạo với N tổng số, OM, K
2
0 và P
2
0
5
dễ tiêu,
CEC là không chặt, còn lại 3 biến là pH, BS, sét có tương quan chặt hơn được sử
dụng để xây dựng phương trình hồi quy. Phương trình hồi quy dự báo tỷ lệ độ
trắng trong của hạt gạo tại cánh đồng Mường Thanh phụ thuộc tuyến tính vào pH
(x
1
), BS (x
2
), thành phần cơ giới đất (sét) (x
3
) như sau: Y = 96,7352 - 4,8971 x
1
-
0,0917 x
2
+ 0,3510 x
3
. Hệ số tương quan bội r = 0,72.
Tương tự, phương trình hồi quy dự báo điểm đánh giá chất lượng thử nếm
phụ thuộc tuyến tính vào 4 biến: pH (x
1
), hàm lượng OM (x
2
), độ no baze (x
3
),
thành phần cơ giới đất (sét) (x
4
) như sau: Y = 19,9603 - 0,3755 x
1
+ 0,1379 x
2
-
0,0132 x
3
+ 0,0164 x
4
. Hệ số tương quan bội r = 0,88.
16
3.3.1.2. Xác định vùng đất trồng lúa chất lượng tại cánh đồng Mường Thanh
huyện Điện Biên
(a) Đặc tính các loại đất trồng lúa khác nhau ở cánh đồng Mường Thanh
Từ phương trình hồi quy giữa chất lượng gạo, độ ngon của cơm với lý hóa
tính đất, lựa chọn đất trồng đảm bảo chất lượng gạo theo 3 cấp S1, S2, S3.
Các yếu tố tự nhiên được sử dụng để phân hạng thích hợp cây lúa cho chất lượng
gạo khác nhau tại cánh đồng Mường Thanh được xác định như sau (bảng 3.22):
Bảng 3.22. Đặc tính (nhận biết) các loại đất trồng lúa có chất lượng khác
nhau tại cánh đồng Mường Thanh huyện Điện Biên
Các yếu tố chính
Vùng trồng lúa
S1 S2 S3
Loại đất Pg Pg, Pc, Pf, Py Pf, Py, Fl , Fs
pH
KCl
4,21 (3,7-4,62) 4,70 (4,05-5,55) 4,69 (4,08-6,13)
OM (%) 2,25 (1,96-2,90) 2,16 (1,50-2,58) 1,54 (1,40-2,11)
Độ no bazơ (BS) % 50,5 (42,9-60,1) 60,6 (48,1-72,4) 64,11 (56,3-83,6)
Thành phần cơ giới Thịt nặng, sét
Thịt trung bình Thịt nhẹ, cát pha
Chế độ tưới Chủ động Chủ động Bán chủ động
Bảng phân cấp đánh giá S1: Chất lượng loại 1; S2: Chất lượng loại 2; S3: Chất lượng loại 3.
(b). Xác định vùng đất trồng lúa chất lượng tại cánh đồng Mường Thanh
Đất có khả năng trồng lúa cho chất lượng ở cánh đồng Mường Thanh có tổng
diện tích 4.036,3 ha. Trong đó: Diện tích đất cho gạo có chất lượng loại tốt nhất (S1):
trên đất phù sa glây (Pg), nằm chủ yếu ở phía Đông của cánh đồng thuộc các xã
Thanh An, Thanh Yên, Thanh Xương, Loong Luống, Noong hẹt, Sam Mứn, với diện
tích 1.012 ha; đất cho lúa chất lượng tốt (S2): Trên các loại đất thích hợp trên (Pg)
nhưng ít chủ động nước và các loại đất Pc, Pf, Py, tập trung tại các xã: Thanh Luông,
Thanh Chăn, Sam Mứn có diện tích 1.770 ha; đất cho lúa chất lượng khá (S3): Trên
các loại đất trồng lúa còn lại tại các xã, diện tích 1.254,3 ha.
3.3.1.3. Lựa chọn giống lúa chất lượng phù hợp tại huyện Điện Biên
(a) Kết quả thí nghiệm trong vụ xuân
Hai năm theo dõi cho thấy: Trong vụ xuân, giống HT6 có năng suất thực thu
(NSTT) trung bình 71,18 tạ/ha, cao hơn so với giống đối chứng (BT7) 7,37 tạ/ha,
tương đương 11,6% (bảng 3.26). Giống HT6 có nhiều đặc điểm tốt như: cây đồng
đều, chống đổ tốt nên được chọn để xây dựng mô hình nhân rộng.
17
Bảng 3.26. So sánh năng suất thực thu các giống lúa thí nghiệm
trong vụ xuân năm 2011 và 2012
Giống
Năng suất thực thu (tạ/ha) Tăng NS (TB 2 năm) so với đ/c
Năm 2011
Năm 2012
TB 2 năm
Tạ/ha %
T10 68,27
ab
66,70
ab
67,49 3,68 5,8
HT6 72,53
a
69,83
a
71,18 7,37 11,6
SH2 64,33
b
64,30
bc
64,32 0,51 0,8
BT7 (Đ/c) 65,19
b
62,43
c
63,81 - -
CV (%) 4,0
3,0
LSD
0,05
5,402
3,884
* Chất lượng các giống lúa tham gia thí nghiệm vụ xuân: Các giống T10,
HT6, Bắc Thơm số 7 đều đạt tiêu chuẩn gạo chất lượng, có mùi thơm đến rất
thơm; tỉ lệ gạo nguyên cao (75-80%); dạng hạt từ trung bình đến thon; hàm lượng
protein cao (8,0-8,2%), hàm lượng amyloza thấp (13-14%); điểm đánh giá chất
lượng cơm khá đến tốt (18,3-18,7 điểm).
(b) Kết quả thí nghiệm trong vụ mùa
Sau 2 năm theo dõi cho thấy: Trong vụ mùa giống HT6 có NSTT trung bình
72,65 tạ/ha, cao hơn so với giống đối chứng 9,12 tạ/ha, tương đương 14,3%, ở
mức ý nghĩa α = 0,05 trong cả 2 vụ (số liệu bảng 3.30).
Bảng 3.30. So sánh năng suất thực thu các giống lúa thí nghiệm
trong vụ mùa năm 2011 và 2012
Đvt: tạ/ha
Giống
Năng suất thực thu (tạ/ha)
Tăng NS (TB 2 năm) so v
ới đ/c
Năm 2011
Năm 2012
TB 2 năm
Tạ/ha %
T10 68,10
a
69,77
b
68,94 5,41 8,5
HT6 71,17
a
74,13
a
72,65 9,12 14,3
SH2 61,93
b
65,57
c
63,75 0,22 0,3
BT7 (Đ/c) 63,57
b
63,50
c
63,53 - -
CV (%) 2,6 2,9
LSD
0,05
3,438 3,992
Giống TH6 trong vụ mùa cũng có nhiều đặc tính tốt như cây đồng đều,
chống chịu sâu bệnh, chống đổ tốt, hàm lượng protein cao hơn các giống lúa khác
nên được chọn để xây dựng mô hình nhân rộng sản xuất trong vụ mùa.
3.3.2. Tăng vụ trên đất ruộng ở huyện Điện Biên
3.3.2.1. Kết quả nghiên cứu tăng vụ xuân trên đất ruộng không chủ động nước
(a) Kết quả lựa chọn các giống lạc
18
Sau 2 năm thí nghiệm, NSTT trung bình của giống lạc L20 đạt cao nhất
(21,15 tạ/ha), tăng 5,03 tạ/ha so với giống đối chứng (L14), tương đương 31%. Ba
giống L08, BT25 và Trạm Dầu có NSTT tương đương nhau nhưng thấp hơn giống
L20 và có NSTT cao hơn giống đối chứng (số liệu bảng 3.35).
Bảng 3.35. Năng suất thực thu các giống lạc thí nghiệm
vụ xuân năm 2011 và 2012 trên đất ruộng không chủ động nước
Giống
Năng suất thực thu (tạ/ha) Tăng/giảm NS (TB 2 năm) so với đ/c
Năm 2011
Năm 2012 TB 2 năm
NS (tạ/ha) %
V79 16,07
d
15,67
e
15,87 -0,25 -1,6
L08 19,60
ab
19,57
b
19,59 3,47 21,5
L20 20,80
a
21,50
a
21,15 5,03 31,2
TB25 18,57
bc
17,37
cd
17,97 1,85 11,5
Trạm dầu 18,17
c
18,80
bc
18,49 2,37 14,7
L14 (Đ/c) 15,60
d
16,63
de
16,12 - -
CV (%) 4,7 4,9
LSD
0,05
1,565 1,632
(b) Ảnh hưởng vật liệu che phủ đến sản xuất giống lạc L20 trong vụ xuân
Lạc có che phủ NSTT tăng so với đối chứng 13-26%, sử dụng ni lông che
phủ lạc cho NSTT cao nhất (26,5 tạ/ha), đến che phủ rơm rạ (23,78 tạ/ha), sự khác
nhau có ý nghĩa tin cậy.
Che phủ lạc bằng ni lông (CT 2) cho thu nhập thuần cao nhất, cao hơn so
với đối chứng là 8,85 triệu đồng/ha và che phủ bằng rơm rạ (CT 3) có thu nhập
thuần cao hơn so với đối chứng là 4,46 triệu đồng/ha (bảng 3.39).
Bảng 3.39. Hiệu quả kinh tế của vật liệu che phủ đất giống lạc L20
trong vụ xuân năm 2012 trên đất ruộng không chủ động nước
Đvt: 1.000 đ/ha
Công thức Tổng thu
Tổng chi
Thu nhập thuần
Chênh lệch so với đ/c
CT 1 (Đ/c) 46.354 19.500 26.854 0
CT 2 (ni lông)
58.300 22.600 35.700 8.846
CT 3 (rơm rạ)
52.316 21.000 31.316 4.462
(c) Kết quả lựa chọn các giống đậu tương
Hai vụ thí nghiệm cho thấy, giống ĐT22 đạt NSTT cao nhất (23,0 tạ/ha), cao hơn
đối chứng 4,52 tạ/ha, tương đương 24,4%, đến giống Đ9804 (21,61 tạ/ha), đều cao hơn
so với giống đối chứng (sự khác nhau có ý nghĩa với α = 0,05). Giống D912 và giống đối
chứng có NSTT tương đương nhau, sự sai khác không có ý nghĩa.
19
Bảng 3.43. Năng suất thực thu các giống đậu tương thí nghiệm vụ xuân
trên đất ruộng không chủ động nước
Giống
Năng suất thực thu (tạ/ha) Tăng NS (TB 2 năm) so với đ/c
Năm 2011
Năm 2012 TB 2 năm
NS (tạ/ha) %
ĐT22 22,60
a
23,47
a
23,03 4,52 24,4
D912 19,37
bc
20,23
bc
19,80 1,28 6,9
Đ9804 21,20
ab
22,02
ab
21,61 3,09 16,7
VX92(đ/c) 18,07
c
18,97
c
18,52 - -
CV (%) 7,2
4,3
LSD
0,05
2,924
1,789
(d) Kết quả lựa chọn các giống ngô
Hai giống ngô LCH9 và LVN885 có NSTT cao hơn so với giống đối chứng
(LVN10) 5-8 tạ/ha, tương đương 10-16%. Sự sai khác có ý nghĩa α = 0,05.
Bảng 3.47. Năng suất thực thu các giống ngô trong vụ xuân
trên đất ruộng không chủ động nước
Giống
Năng suất thực thu (tạ/ha)
Tăng
/giảm NS (TB 2 năm) so v
ới đ/c
Năm 2011
Năm 2012 TB 2 năm
Tạ/ha %
LVN4 46,42
c
48,47
b
47,44 -2,46 -4,9
LCH9 57,21
a
59,14
a
58,18 8,28 16,6
LVN885 52,47
b
57,47
a
54,97 5,08 10,2
LVN10(Đ/c)
47,58
c
52,21
b
49,89 - -
CV (%) 4,3 3,7
LSD
0,05
4,423 4,056
(e) Lựa chọn loại cây trồng trong vụ xuân trên đất ruộng không chủ động nước
Kết quả thí nghiệm các giống mới của 3 loại cây trồng cho thấy: hiệu quả kinh tế
của cây lạc (giống L20) đạt cao nhất (26,26 triệu đồng/ha), tiếp đến cây đậu tương
(giống ĐT22), thấp nhất là cây ngô (giống LCH9) (số liệu bảng 3.48). Lựa chọn giống
có hiệu quả kinh tế cao nhất của 3 loại cây trồng này để xây dựng mô hình.
Bảng 3.48. Hiệu quả kinh tế các giống cây trồng thí nghiệm trong vụ xuân
trên đất ruộng không chủ động nước năm 2011
Cây trồng
Năng suất
(tạ/ha)
Hiệu quả kinh tế (triệu đồng/ha)
Tổng thu Tổng chi Thu nhập thuần
1. Lạc (giống L20) 20,8 45,76 19,50 26,26
2. Đậu tương (ĐT22) 22,6 38,42 16,40 22,02
3. Ngô (LCH9) 57,2 34,32 14,85 19,47
(f) Xây dựng mô hình tăng vụ trên đất ruộng không chủ động nước
- Mô hình thử nghiệm:
20
(1) Lạc xuân (giống L20) - lúa mùa (BT7, giống đang sử dụng đại trà);
(2) Đậu tương xuân (giống ĐT22) - lúa mùa (giống BT7);
(3) Ngô xuân (giống LCH9) - lúa mùa (giống BT7);
- Mô hình đối chứng: lúa mùa (giống Bắc Thơm số 7).
Bảng 3.49. Hiệu quả kinh tế mô hình tăng vụ xuân trên đất ruộng không chủ
động nước (1 vụ lúa mùa) năm 2012 tại huyện Điện Biên (Tính trên 1 ha)
Mô hình
Năng suất
(tạ/ha)
Tổng
thu
Tổng
chi
Thu nhập
thuần
Tăng so
với mô
hình đ/c
(%)
Cây
vụ x.
Lúa
mùa
(Triệu đồng/ha)
Mô hình thử nghiệm
Lạc xuân - lúa mùa 21,2 55,1 98,99 45,20 53,79 165
Đậu t. xuân - lúa mùa 22,5 55,3 90,79 42,70 48,09 137
Ngô xuân - lúa mùa 57,5 49,4 81,62 42,60 39,02 92
Mô hình đối chứng
+ Lúa mùa (BT7) 48,3 45,89 25,60 20,29 -
Kết quả mô hình cải tiến HTCTr trên đất 1 vụ lúa mùa cho thấy: Năng suất lúa
vụ mùa trên đất trồng lạc và đậu tương xuân đạt trên 55 tạ/ha, cao hơn mô hình đối
chứng 7 tạ/ha. Tăng vụ lạc xuân làm tăng hiệu quả kinh tế, cả mô hình cho thu nhập
thuần đạt 53,79 triệu đồng/ha, cao hơn so với đối chứng trồng 1 vụ lúa mùa 33,5 triệu
đồng/ha, tương đương 165%; tăng vụ đậu tương xuân cho thu nhập thuần cao hơn so
với đối chứng 137%; trên đất trồng ngô xuân cho thu nhập thuần cao hơn so với đối
chứng 92%. Hiệu quả kinh tế của cây lạc chiếm ưu thế hơn, kế đến là cây đậu tương
và ngô. Vì vậy, lựa chọn cây lạc giống L20, có kết hợp với biện pháp che phủ ni lông
và cây đậu tương giống ĐT22 để khuyến cáo mở rộng diện tích gieo trồng.
Hiệu quả về môi trường:
Bảng 3.50. Ảnh hưởng của tăng vụ lạc xuân đến các tính chất đất
trồng 1 vụ lúa mùa không chủ động nước tại huyện Điện Biên
Mô
hình
Thí nghiệm pH
KCl
Tổng số (%) Dễ tiêu (mg/100g đất)
OM N P
2
O
5
K
2
O P
2
O
5
K
2
O
Đối
chứng
Trước TN (2010)
4,28 2,42 0,18 0,09 1,42 13,4 9,5
Sau TN (2012) 4,29 2,41 0,19 0,11 1,41 13,6 9,4
Lạc x-
lúa m
Trước TN (2010)
4,10 2,62 0,11 0,12 1,10 6,6 18,3
Sau TN (2012) 4,16 2,92 0,14 0,13 1,16 8,1 20,7
21
Sau 2 năm thí nghiệm tăng vụ xuân, độ chua và một số chất dinh dưỡng
trong đất được cải thiện: Tăng vụ lạc xuân, hàm lượng chất hữu cơ tăng từ 2,62%
lên 2,92%; đạm tổng số tăng từ 0,11% lên 0,14%; lân tổng số tăng từ 0,12% lên
0,13%, lân dễ tiêu tăng từ 6,6 mg lên 8,1 mg/100g đất, kali dễ tiêu tăng từ 18,3 mg
lên 20,7 mg/100g đất.
3.3.2.2. Tăng vụ trên đất ruộng chủ động nước
(a) Kết quả lựa chọn các giống khoai tây vụ đông trên đất trồng 2 vụ lúa
Giống Sinora có NSTT 18,23 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng 4,01 tấn/ha,
tương đương 28,1% và giống Solara (17,28 tấn/ha) là hai giống có NSTT trung
bình cao nhất, sự khác nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05 so với đối chứng (bảng 3.54).
Bảng 3.54. Năng suất các giống khoai tây thí nghiệm trong vụ đông
trên đất 2 vụ lúa tại huyện Điện Biên
Giống
Năng suất thực thu (tấn/ha) Tăng NS (TB 2 năm) so với đ/c
Năm
2011
Năm
2012
TB 2
năm
Tấn/ha %
Marabella (Đức) 16,20
ab
16,30
b
16,25
2,03 14,3
Sinora (Hà Lan) 17,77
a
18,70
a
18,23
4,01 28,2
Solara (Đức) 16,97
a
17,60
a
17,28
3,06 21,5
Diamant (Hà Lan) 14,57
bc
14,17
c
14,37
0,15 1,1
KT3 (đ/c) (CIP) 14,03
c
14,40
c
14,22
- -
CV (%) 7,4
4,0
LSD
0,05
2,206
1,236
(b) Xây dựng mô hình tăng vụ trên đất ruộng chủ động nước (2 vụ lúa)
Sau khi điều tra, đánh giá các công thức luân canh 3 vụ, chúng tôi xác định
xây dựng mô hình thử nghiệm như sau:
Mô hình thử nghiệm: lúa xuân (giống HT6) - lúa mùa (giống HT6) - khoai
tây đông (giống Sinora).
Mô hình đối chứng: lúa xuân (giống BT7) - lúa mùa (giống BT7)
Hiệu quả kinh tế: Ở chân đất trồng 2 vụ lúa, khi thay đổi giống cũ (BT7)
bằng giống mới (HT6) cho thu nhập thuần tăng lên 23,6%. Hiệu quả kinh tế của
công thức trồng 2 vụ lúa là 63,81 triệu đồng/ha, trồng 2 vụ lúa và 1 vụ khoai tây
đông cho thu nhập thuần 157,21 triệu đồng/ha, hiệu quả kinh tế tăng hơn so với
canh tác 2 vụ lúa có sử dụng giống cũ là 93,4 triệu đồng/ha, tương đương 146,4%
(số liệu bảng 3.57).
22
Bảng 3.57. Hiệu quả kinh tế tăng vụ trên đất ruộng chủ động nước năm 2012
tại huyện Điện Biên (Tính trên 1 ha)
Mô
hình
Mùa vụ
Năng
suất
(tạ/ha)
Tổng thu
(Triệu đ)
Tổng chi
(Triệu đ)
Thu nhập
thuần
(Triệu đ)
Tăng so v
ới
mô hình
đ/c
(%)
Đối
chứng
Lúa xuân (BT7) 62,20
62,20
30,94
31,26
-
Lúa mùa (BT7) 63,80
63,80
30,25
33,55
-
Tổng giá trị 2 vụ
126,00
62,19
63,81
-
Thử
nghiệm
Lúa xuân (HT6) 68,20
68,20
31,13
37,07
18,6
Lúa mùa (HT6) 73,40
73,40
30,26
43,14
28,6
Khoai tây đông 185,4
154,25
77,25
77,00
Tổng giá trị 3 vụ
295,85
138,64
157,21
146,4
Tăng so với đ/c (triệu đồng)
169,85
76,45
93,40
3.4. Đề xuất hệ thống cây trồng mới tại huyện Điện Biên
- Trên đất ruộng không chủ động nước:
(1) Tăng diện tích cây lạc (hoặc cây đậu tương ngắn ngày) trong vụ xuân,
bằng việc đưa giống mới có năng suất cao đã được thử nghiệm. Cây lạc và đậu
tương không cần đầu tư cao, thời gian sinh trưởng ngắn, dễ sản xuất, phù hợp điều
kiện sản xuất người dân, đồng thời là cây có khả năng cải tạo đất tốt;
(2) Cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến như che phủ bằng các
vật liệu rơm rạ, ni lông cho cây trồng ngay từ đầu vụ, làm tăng hiệu quả đầu tư.
- Trên đất trồng 2 vụ lúa (lúa xuân - mùa sớm hoặc chính vụ) bố trí vụ khoai
tây đông trên đất phù sa không được bồi chua (Pc) và đất phù sa có tầng loang lổ
đỏ vàng (Pf) có thành phần cơ giới trung bình và nhẹ, nằm ở các xã phía Bắc và
phía Tây của cánh đồng Mường Thanh là: Thanh Luông, Thanh Nưa, Thanh
Hưng, Thanh Chăn, Sam Mứn; không nên bố trí trồng khoai tây đông trên đất có
thành phần cơ giới nặng (đất Pg, Fl).
3.4.1. So sánh cơ cấu hệ thống cây trồng mới đề xuất với cơ cấu cây trồng cũ trên
đất ruộng
- Cơ cấu cây trồng trên đất ruộng mới có diện tích gieo trồng 16.930 ha, với hệ
số sử dụng đất 2,31 lần, so với diện tích gieo trồng cũ hệ số sử dụng đất 1,96 lần.
- Cây trồng ưu thế trong cơ cấu cây trồng mới là lúa chất lượng, lạc, đậu
tương, khoai tây và rau, so với cơ cấu cây trồng cũ ưu thế chỉ có lúa và rau.
- Cơ cấu cây trồng mới có thu nhập thuần đạt 703,6 tỷ đồng/năm, so với cơ
cấu cây trồng cũ thu nhập thuần tăng 1,69 lần.
23
Bảng 3.58. Đề xuất cơ cấu cây trồng mới so với cơ cấu cây trồng cũ trên đất ruộng
tại huyện Điện Biên
Loại cây trồng
Diện tích gieo trồng mới
(theo dự kiến 2015-2020)
Diện tích gieo trồng cũ
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Thu nh
ập
thu
ần (tri
ệu
đ)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Thu nh
ập
thuần
(triệu đ)
DT đất canh tác 7.338
7.338
1. Lúa 12.640
74,66
505.600
12.640
87,97
379.200
2. Lạc 1.200
7,09
36.000
0
3. Khoai tây đông 1.590
9,39
127.200
27
0,19
1.350
4. Ngô 0
392
2,73
4.704
5. Khoai lang 100
0,59
1.000
235
1,64
2.350
6. Đậu tương 550
3,25
8.250
225
1,57
3.375
7. Rau 850
5,02
25.500
849
5,91
25.470
Tổng số 16.930
100
703.550
14.368
100
416.449
Hệ số sử dụng đất (lần)
2,31
1,96
3.4.2. Đánh giá hiệu quả của cơ cấu cây trồng mới
(a) Hiệu quả kinh tế: Khi áp dụng mô hình canh tác mới, triển khai các mô
hình giá trị sản xuất sẽ tăng từ 417,4 tỷ đồng lên 703,6 tỷ đồng do thay đổi các giống
có năng suất cao, chất lượng tốt hơn và tăng vụ mở rộng diện tích gieo trồng.
(b) Hiệu quả xã hội: Áp dụng công thức luân canh, tăng vụ góp phần tạo thêm
việc làm, có khoảng 500 nghìn công lao động mới được tạo ra, tăng thu nhập, đời sống
nông dân được cải thiện; Nông dân tiếp cận được giống mới, phương thức canh tác cải
tiến, hiệu quả hơn và bảo vệ, cải thiện được môi trường đất.
(c) Hiệu quả môi trường: Hệ số sử dụng đất ruộng tăng từ 1,96 lần lên 2,31 lần,
thời gian đất được che phủ nhiều hơn, làm cho đất giảm thoát hơi nước, pH và dinh
dưỡng đất được cải thiện theo hướng tốt dần lên.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1. Quỹ đất ruộng của huyện Điện Biên nằm chủ yếu ở độ cao 450-550 m, có núi
cao bao bọc và ít ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông Bắc, nhưng gió mùa Tây Nam
lại đến sớm, vì vậy ở đây có số giờ nắng cao, bức xạ quang hợp, biên độ nhiệt ngày đêm
lớn. Do đó, lúa ở Điện Biên có năng suất cao, chất lượng tốt. Đây là các lợi thế để sản
xuất lúa chất lượng hàng hóa, nhưng hiện chất lượng gạo ở đây không đồng nhất nên lợi
nhuận sản xuất giảm. Hệ số sử dụng đất trên diện tích đất trồng cây hàng năm còn thấp
(trên đất ruộng chủ động nước đạt 2,27 lần, trên đất ruộng hưởng nước trời đạt 1,15 lần),
thời gian đất bỏ trống còn lớn nên hiệu quả kinh tế thấp, đất bị rửa trôi.