PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Mở đầu
Việt Nam đang đẩy mạnh cho việc thực hiện các nhiệm vụ của quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với xu hướng giảm tỷ trọng trong nông nghiệp
và tăng dần tỷ trọng trong công nghiệp, dịch vụ và xây dựng, nhưng giá trị của các
ngành đều tăng. Trong đó nông nghiệp là một mặt trận hàng đầu đảm bảo cho quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phát triển và bền vững. Trong nông
nghiệp trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành quan trọng nhất có đóng góp rất lớn cho
xã hội như: Cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp đặc biệt
là công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm…góp phần tạo công ăn việc làm,
xóa đói giảm nghèo. Mặt khác trồng trọt và chăn nuôi có mối quan hệ hết sức chặt
chẽ tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình phát triển. Sản xuất trồng trọt cung
cấp thức ăn cho chăn nuôi, ngược lại chăn nuôi cung cấp phân bón, sức kéo cho
trồng trọt. Do vậy cần phát triển cân đối cả trồng trọt và chăn nuôi.
Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn là phát triển nông nghiệp với năng suất và chất
lượng cao, đưa nông thôn nước ta phát triển nhanh mạnh, vững chắc, đủ sức cạnh
tranh với hàng hóa của các nước trong khu vực và trên thế giới. Đảng và nhà nước
đã chủ trương thành lập và đưa hoạt động khuyến nông xuống tận cơ sở. Một nhân
tố quan trọng có vai trò làm cầu nối giữa nhà nghiên cứu với nông dân và nhiều vai
trò khác trong nông nghiệp và phát triển nông thôn. Từ khi ra đời cho tới nay hệ
thống khuyến nông đã hoạt động mạnh mẽ và bước đầu đã đạt được nhữnh thành
tựu đáng kể. Bên cạnh những thành tựu đạt được hệ thống khuyến nông vẫn còn
những tồn tại và khó khăn nhất định, mà nguyên nhân chủ yếu là do mới thành lập
hơn 10 năm trong khi đó hoạt động khuyến nông rất đa dạng và phong phú trong
nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vì vậy những khó khăn về quản lý, nguồn
nhân lực và kinh phí là không thể tránh khỏi.
Hoạt động phát triển nông thôn mang tính chất liên ngành cần có sự phối hợp
chặt chẽ, ăn ý của các bên liên quan, trong đó hệ thống khuyến nông là một mắt
xích quan trọng trong mối liên kết đó. Vì vật bất kỳ một sự chuyển biến nào trong
phát triển nông thôn thì vai trò của khuyến nông là hết sức quan trọng. Đặt biệt là
vai trò trong phát triển hệ thống cây trồng vật nuôi, đã góp phần xóa đói giảm
nghèo, tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho các vùng nông thôn.
1
Hương trà là một huyện có tiềm năng để phát triển kinh tế, xã hội, có nền
nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, địa hình và cơ cấu đất đai đa dạng cho phép triển khai
và phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Tuy nhiên, những khó khăn trong việc
phát triển nông nghiệp là rất lớn như: Thiếu vốn cho đầu tư sản xuất, chịu sự rủi ro
cao của thời tiết, dịch bệnh, trình độ thâm canh chưa cao, sản xuất còn manh mún
nhỏ lẻ,… trong nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi chiếm vị trí hết sức quan trọng
góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân nơi đây. Hệ thống cây trồng, vật nuôi
ngày càng hoàn thiện hơn được đầu tư bởi nhiều chương trình, dự án và năng suất
sản lượng ngày càng cao hơn. Trong đó có sự đóng góp quan trọng của hệ thống
khuyến nông. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá vai trò
của công tác khuyến nông trong việc phát triển hệ thống cây trồng vật nuôi ở
huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2004 - 2006”
1.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam
Trong năm 2006 sản xuất nông nghiệp nước ta gặp nhiều khó khăn, miền
Bắc bước vào vụ rét đậm và khô hạn thiếu nước ở vùng Đồng bằng Sông Hồng nên
diện tích gieo trồng lúa Đông xuân phải chuyển sang trồng màu. Ở miền Nam,
bước vào vụ lúa hè thu đầu vụ nắng hạn , giữa vụ mưa lớn, nhất là Đồng bằng Sông
Cửu Long (ĐBSCL) một số diện tích phải gieo trồng lại nên năng suất lúa thấp.
Sâu bệnh rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá lan rộng trên 100 nghìn ha lúa ở vùng
ĐBSCL và Đông Nam Bộ gây thiệt hại lớn cho mùa màng nhất là vụ hè thu. Dịch
lở mồm long móng ở gia súc xẩy ra trên diện rộng. Thêm vào đó 10 cơn bão tràn
vào nước ta, trong đó có 3 cơn bão lớn số1, số 6, số 9 làm thiệt hại lớn về lúa màu
ở nhiều tỉnh, nhất là Miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ. Giá xăng dầu, phân
bón, thuốc trừ sâu tăng so với cùng kỳ các năm trước. Các yếu tố thuận lợi tuy có
nhưng không nhiều, trong đó mưa lũ lớn ở Miền Bắc xẩy ra không đáng kể nên
năng suất lúa Đông xuân, lúa mùa tăng khá so với cùng kỳ. Thị trường giá cả nông
sản trong nước và thế giới biến động theo hướng có lợi cho người sản xuất, trong
đó dáng chú ý là thị trường xuất khẩu gạo mở rộng, nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo
ký sớm với số lượng lớn (Philippines, Indonesia, Nhật Bản), giá lúa tăng cao, giá cà
phê, cao su tăng đột biến. Được sự chỉ đạo điều hành sát sao của chính phủ, các
cấp, các ngành, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự nổ lực của
các doanh nghiệp và bà con nông dân nên kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp năm
2006 vẫn đạt cao hơn so với năm 2005. Tuy nhiên những mặt yếu kém, hạn chế và
vấn đề đặt ra trong nông nghiệp năm 2006 vẫn còn nhiều.
2
1.2.1. Những kết quả đạt được
Vượt qua khó khăn, sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng trưởng khá so
với năm 2005. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2006 ước tăng 3,1%, trong đó
trồng trọt tăng 1,9%, chăn nuôi tăng 7,7%, lâm nghhiệp tăng 1,2% và dịch vụ tăng
2,7% so với năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7,16 tỷ USD tăng 19,7% so
với 2005.
Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa, sản lượng lương thực có hạt và
lương thực bình quân nhân khẩu, cả năm 2006
(Đơn vị tính: DT.1000ha, Năng suất tạ/ha, SL 1000 tấn).
Chỉ tiêu 2006 2005 2006/2005
Diện tích lúa 7.322,3 7.3292 -6,9
Năng suất bình
quân/ vụ
48,94 35.832,9
+0,05
Sản lượng lúa 35.833,6 -0,4
Sản lượng lương
thực có hạt
39.648,2 39.621,6 +26,6
Lương thực bình
quân nhân khẩu
426,5 475,8 -49,3
(Nguồn: Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn-kỳ1-tháng 1/2007)
Sản xuất lương thực vẫn tiếp tục phát triển và tăng nhẹ so với năm 2005. Dù
bị thiên tai, sâu bệnh phá hoại nặng nề nhưng sản xuất lương thực vẫn phát triển và
đạt kết quả khá, nhất là lúa. Sản xuất lúa chuyển dần theo hướng ổn định và giảm
dần diện tích đồng thời chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tăng diện tích lúa Đông xuân,
giảm diện tích lúa mùa năng suất không ổn định, tăng cường đầu tư thâm canh tăng
năng suất và tăng sản lượng, đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường
trong nước và xuất khẩu gạo.
Diện tích lúa cả năm 2006 đạt 7,32 triệu ha, giảm 6,4 nghìn ha, năng suất
ước đạt 48,94 tạ/ha, tăng 0,05% và sản lượng ước đạt 35,834 triệu tấn, tăng 0,7
nghìn tấn so với năm 2005.
Diện tích gieo cấy lúa Đông xuân ước đạt 2.984,6 nghìn ha, tăng 46,5 nghìn
ha, chủ yếu do một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long chuyển dịch diện tích trồng
màu và nuôi trồng thuỷ sản không hiệu quả sang trồng lúa 21,6 nghìn ha. Các tỉnh
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên cũng tăng diện tích lúa do mưa nhiều, đủ nước nên
cấy hết diện tích, tăng khá so năm 2005; Đông Nam Bộ tăng 21,7 nghìn ha và Tây
Nguyên tăng 10,5 nghìn ha. Năng suất lúa Đông xuân đạt 58,6 tạ/ha, giảm 0,3tạ/ha
so với cùng kỳ năm 2005 chủ yếu do giảm năng suất ở một số tỉnh Duyên Hải Nam
3
Trung Bộ (Khánh Hòa giảm 7,1 tạ/ha, Phú Yên giảm 5,1 tạ/ha) và Đồng Bằng Sông
Cửu Long bị nhiễm mặn, sâu bệnh nặng (-1,4 tạ/ha). Sản lượng lúa Đông xuân đạt
17,52 triệu tấn, tăng 187,2 nghìn tấn chủ yếu do diện tích lúa tăng 1,6%.
Diện tích lúa hè thu đạt 2.322,3 nghìn ha, giảm 27 nghìn ha so với vụ hè thu
năm 2005, trong đó miền Bắc tăng 9,9 nghìn ha, miền Nam giảm 36,9 nghìn ha, do
Đồng bằng Sông Cửu Long đầu vụ bị hạn không gieo sạ hết diện tích giảm 67
nghìn ha còn Duyên hải Nam Trung Bộ tăng 23 nghìn ha, Đông Nam Bộ tăng 7,5
nghìn ha. Năng suất lúa hè thu đạt 41,8 tạ/ha, giảm 2,6%, miền Bắc tăng 2,7 tạ/ha,
miền Nam giảm 3 tạ/ha, riêng Đồng bằng Sông Cửu Long giảm 3,6 tạ/ha. Các tỉnh
giảm năng suất nhiều nhất là Long An giảm 6,5 tạ/ha; Kiên Giang giảm 6 tạ/ha;
Đồng Tháp giảm 4,2 tạ/ha, An Giang giảm 4 tạ/ha, Tiền Giang giảm 3 tạ/ha, Bến
Tre giảm 3,6 tạ/ha, Cần Thơ giảm 1,1 tạ/ha, Hậu Giang giảm 1,2 tạ/ha, Sóc Trăng
giảm 2,1 tạ/ha,… do bệnh rầy nâu và vàng lùn-lùn xoắn lá lan rộng nhất là vụ hè
thu muộn/vụ 3. Sản lượng lúa hè thu ước đạt 9,72 triệu tấn, giảm 6,9% (717,7
nghìn tấn) so với năm 2005, trong đó miền Bắc tăng 86 nghìn tấn (+13,3%), miền
Nam giảm 803 nghìn tấn (-8,8%). Đáng quan tâm là sản lượng lúa hè thu của vùng
ĐBSCL chỉ đạt 7,8 triệu tấn giảm 990,2 nghìn tấn so với vụ hè thu năm 2005. Các
tỉnh có sản lượng lúa hè thu giảm nhiều nhất là: An Giang 279 nghìn tấn, Kiên
Giang 207 nghìn tấn, Đồng Tháp 181 nghìn tấn, Long An 89 nghìn tấn, Bạc Liêu
54 nghìn tấn. Sản lượng lúa hè thu Duyên hải Nam Trung Bộ tăng 169 nghìn tấn,
nên đã bù đắp lại một phần sản lượng lúa hè thu, nhất là vụ 3 ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long,…
Diện tích lúa mùa cả nước đạt 2011 nghìn ha, giảm 26 nghìn ha so với năm
2005, trong đó miền Bắc gieo cấy 1205 nghìn ha, giảm 11,6 nghìn ha chủ yếu do
Đồng bằng Sông Hồng chuyển sang đất chuyên dùng và nuôi thuỷ sản (giảm 8,2
nghìn ha). Miền Nam gieo sạ 806 nghìn ha, giảm 14,8 nghìn ha chủ yếu do chuyển
sang lúa Đông xuân ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (giảm 8,9 nghìn ha) và
Đông Nam Bộ (giảm 10,4 nghìn ha).
Năng suất lúa mùa đạt 42,7 tạ/ha, tăng 3,2 tạ/ha so với cùng kỳ năm 2005;
sản lượng ước đạt 8,6 nghìn tấn, tăng 530 nghìn tấn (+6,6%) do năng suất lúa mùa
tăng cao ở cả hai miền (miền Bắc đạt 46,4 tạ/ha, tăng 4,9 tạ/ha; miền Nam đạt 32
tạ/ha, tăng 0.6 tạ/ha).
Năng suất lúa mùa Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đều tăng nhẹ
do nguồn nước được đảm bảo (Bình Định tăng 5,6 tạ/ha, Quãng Ngãi tăng 1,2
tạ/ha, Gia Lai tăng 2,8 tạ/ha, Đắc Lắc tăng 4,8 tạ/ha), riêng các tỉnh Đông Nam Bộ
4
do ảnh hưởng của sâu bệnh nên đều giảm diện tích (-10,04 nghìn ha), năng suất (-
0,9tạ/ha) và sản lượng (-53,2 nghìn tấn).
Diện tích gieo trồng ngô đạt 1033 nghìn ha, giảm 19,7 nghìn ha so với cùng
kỳ năm 2005 do giảm ở vụ đông Miền Bắc (-10 nghìn ha) và vùng Tây Nguyên (-
24 nghìn ha); năng suất đạt 36,9 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha; sản lượng đạt 3,81 triệu tấn,
giảm 26,8 nghìn tấn và bằng 100,7% so với năm 2005. Nguyên nhân giảm diện tích
ngô vụ Đông ở Miền Bắc là do chi phí sản xuất cao nhưng giá bán không tăng, hiệu
quả kinh tế thấp hơn các cây trồng khác như đỗ tương, rau màu, cây công nghiệp
khác. Các tỉnh giảm nhiều là Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hà Nam.
Sản xuất rau màu cây công nghiệp, cây ăn quả có một số tiến bộ nhưng chưa
điều và chưa vững.
Diện tích cây chất bột có củ đạt 680,3 nghìn ha, tăng 27,9 nghìn ha (+4,3%),
trong đó, diện tích cây sắn đạt 460 nghìn ha, tăng 8,1% so với năm 2005. Diện tích
cây công nghiệp hàng năm giảm nhẹ do thời tiết không thuận lợi trong vụ đông
Miền Bắc. Diện tích đỗ tương đạt 187,3 nghìn ha giảm 8,2%; lạc đạt 244,1 nghìn
ha giảm 9,5%; vừng đạt 44,5 nghìn ha, giảm 15,7%; bông đạt 24,3 nghìn ha giảm
5,8%; riêng cây mía người dân khôi phục lại do giá cả trong nước tương đối cao,
diện tích đạt 285,8 nghìn ha tăng 7,3%. Diện tích rau đậu các loại đạt 837,8 nghìn
ha bằng 100,7% sản lượng một số cây hàng năm tăng giảm không đều: sản lượng
khoai lang đạt 1418,2 nghìn tấn bằng 98,3% so với năm 2005; cây sắn đạt 7468,9
nghìn tấn tăng 11,2%(+754 nghìn tấn), đỗ tương 259,3 nghìn tấn bằng 88,6%; cây
lạc 457,6 nghìn tấn bằng 93,6%; cây rau các loại 9.980,7 nghìn tấn tăng 3,4%; cây
mía 15.984,9 nghìn tấn tăng 6,9% (1 triệu tấn),…
Chăn nuôi từng bước hồi phục sau cúm gia cầm. Tại thời điểm 01/08/2006,
đàn trâu đạt 2.921 triệu con giảm 1.104 con và bằng 99,96% so với 01/08/2005;
trong đó trâu cày kéo 1.804 triệu con giảm 43.114 con và bằng 97,7% do nông dân
thay sức kéo bằng máy cày. Đàn bò đạt 6.511 triệu con tăng 970 nghìn con và bằng
117,5%, chủ yếu tăng đàn bò thịt và các tỉnh tăng cao: Sơn La, Bắc Giang, Hà Tây,
Phú Thọ,… Hiện nay mô hình phát triển đàn bò sữa ở các tỉnh không hiệu quả nên
hơn 50% số tỉnh, thành phố có đàn bò sữa giảm so với năm 2005, đặc biệt một số
tỉnh giảm trên 50% (Phú Yên, Bình Định, Tây Ninh, Trà Vinh, Tuyên Quang, ).
Nguyên nhân do người dân còn thiếu kinh nghiệm, chưa dược tập huấn nhiều về kỹ
thuật chăm sóc bò sữa, thu mua sữa chế biến còn hạn chế, giá cả thu mua sữa
không hợp lý. Tuy nhiên, đàn bò sữa cả nước đạt 113,2 nghìn con, tăng 8,7% so với
năm 2005, chủ yếu do tăng mạnh ở Thành phố Hồ Chí Minh (là tỉnh chiếm 60%
5
tổng đàn bò sữa cả nước). Đàn lợn đạt 26,9 triệu con, tăng 3% so cùng kỳ năm
2005; trong đó đàn nái 4,338 triệu con tăng 11,7%, chiếm 16,1% tổng đàn. Xu
hướng chung trong chăn nuôi lợn là số hộ nuôi quy mô lớn tăng và áp dụng KHKT
trong chăn nuôi, đầu tư nuôi thâm canh để tăng vòng quay. Đàn gia cầm đạt
214,564 triệu con bằng 97,6% so cùng kỳ năm 2005 do người dân vẫn còn lo ngại
dịch cúm gia cầm quay trở lại và bùng phát nên chưa đầu tư để khôi phục đàn,
trong đó đàn gà đạt 151,98 triệu con, bằng 95%.
Dịch cúm gia cầm không phát sinh thêm ổ dịch mới kể từ đầu năm đến
tháng 12/2006, được quốc tế đánh giá cao. Đến 20/11/2006 có 63/64 tỉnh, thành đã
triển khai tiêm phòng bổ sung vacxin phòng cúm gia cầm đợt 2 năm 2006 với hơn
136,4 triệu con, trong đó có 23 tỉnh hoàn thành, 27 tỉnh đang tiêm phòng bổ sung
đợt 2,… dịch lở mồm, long móng ở gia súc đã được khống chế và hiện nay cơ bản
đã được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Đến đầu tháng 12 cả nước chỉ còn 27 xã,
15 huyện thuộc 6 tỉnh còn dịch với 1536 trâu bò và 94 lợn. Tuy nhiên, nguy cơ tái
dịch vẫn còn lớn, nếu không có các giải pháp tiêm phòng tích cực, thường xuyên
trong mùa đông. Nhược điểm của chăn nuôi trong năm 2006 là sự phá sản của
chương trình bò sữa và bò laisind ở một số tỉnh Miền Bắc và Miền Trung ngày
càng rõ nét.
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất trồng trọt có một số nét mới. Do nhu cầu sản
phẩm thay thế thịt, trứng gia cầm, thịt gia súc của người tiêu dùng tăng trên cả thị
trường trong nước và thế giới do dịch cúm gia cầm chưa được khống chế triệt để
cùng với dịch lở mồm long móng bùng phát ở nhiều địa phương trong năm 2006,
nên xu hướng chuyển một phần đất lúa hoặc cây trồng khác kém hiệu quả sang
nuôi trồng thủy sản vẫn phát triển ở một số địa phương. Bên cạnh đó một số mô
hình kết hợp trồng lúa với nuôi thủy sản trên ruộng lúa, theo công thức cá+lúa phát
triển, nhất là trên diện tích lúa mùa vùng ĐBSCL. Các hình thức nuôi trồng thủy
sản trên ruộng lúa theo hướng đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững được các hộ
gia đình nông dân áp dụng ngày càng nhiều và đã đem lại hiệu quả thiết thực.
Phong trào nuôi cá lóc vèo, cá rô phi, diêu hòng, bống tượng, cá kèo, cá chẽm, cá
chình,… trên các sông hồ hoặc các ruộng lúa phát triển mạnh. Các tỉnh có diện tích
nuôi tôm lớn như Bạc Liêu, Cà Mau có chủ trương khuyến khích người dân chuyển
diện tích nuôi chuyên tôm trước đây sang nuôi tôm-lúa kết hợp để vừa tăng sản
lượng lúa vừa giảm chi phí do nuôi tôm, hạn chế rủi ro khi vuông tôm quãng canh
bị bệnh.
1.2.2. Những vấn đề dặt ra hiện nay
6
Bên cạnh những khởi sắc, trong nông nghiệp năm 2006 đã xuất hiện một số
vấn đề nổi cộm rất đáng quan tâm.
- Năng suất và sản lượng lúa Đông xuân, Hè thu nhất là thu đông ở vùng
ĐBSCL đều giảm sút là dấu hiệu đáng lo ngại không chỉ cho năm nay mà còn cả
triển vọng những năm tới. Sâu đục thân, bệnh vùng lùn-lùn xoắn lá lây lan trên diện
rộng và chưa có dấu hiệu giảm đang là nguy cơ đối với sản xuất lúa của vùng, đồng
thời tác động trực tiếp đến an ninh lương thực cả nước và xuất khẩu gạo. Hậu quả
đã rõ ràng: ĐBSCL đã và đang phải nhập khẩu gạo từ Miền Bắc, Miền Trung và từ
Căm Phu Chia với số lượng khá lớn. Kế hoạch xuất khẩu gạo phải tạm dừng từ
tháng 11/2006. Giá lương thực tháng tăng cao và liên tục trong cả năm và đứng ở
mức cao nhất từ 30 năm gần đây và chưa có dấu hiệu dừng lại. Tình hình này, tuy
trước mắt có lợi cho nông dân trồng lúa, nhưng về lâu dài sẽ có tác động tiêu cực,
trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp cũng như giảm sức
cạnh tranh mặt hàng này trên thị trường Việt Nam khi gia nhập WTO. Chủ trương
cắt lúa vụ 3 ở ĐBSCL để hạn chế sâu bệnh, bảo vệ đất đai vùng này là đúng, song
vấn đề đặt ra là giải pháp nào hàng chục triệu hộ nông dân vốn quen trồng lúa vụ 3
(làm chơi, ăn thật) trên ruộng của mình, thực hiện chủ trương đó vẫn chưa có.
- Đối với các tỉnh phía Bắc, sản xuất vụ đông giảm mạnh trong khi tiềm
năng vẫn còn nhiều. Vụ lúa mùa năm 2005 ở các tỉnh phía Bắc thất bát nặng do bão
lũ, nhiều tỉnh chủ trương lấy vụ đông bù vụ mùa, nhưng kết quả sản xuất vụ đông
2006 giảm sút cả về diện tích và sản lượng các loại cây trồng. Chủ trương đưa vụ
đông thành vụ sản xuất chính trong năm để khai thác tiềm năng đất đai, khí hậu và
sức lao động ở miền Bắc đã không thành hiện thực. Đây cũng là vấn đề đặt ra đối
với ngành nông nghiệp năm nay và cả năm 2006 nhưng chưa được giải quyết bằng
các giải pháp có tính khả thi cao. Triển vọng vụ đông năm 2007 vẫn chưa rõ ràng
dù thời tiết đang thuận.
- Sản xuất rau màu, cây công nghiệp cây ăn quả tuy có tiến bộ nhưng chưa
đều và chưa vững. Một số cây công nghiệp hàng năm như lạc, đỗ tương, mía vẫn
tăng giảm không đều giữa các vùng. Năm 2006 giá mía tăng cao nhưng sản lượng
mía tăng chậm (+6,9%) nên nhiều nhà máy vẫn thiếu nguyên liệu. Sản xuất cây ăn
quả vẫn trong tình trạng phân tán, quy mô nhỏ thiếu quy hoạch và đầu tư, nên chất
lượng sản phẩm thấp sức cạnh tranh không cao. Tình trạng giá trái cây vùng
ĐBSCL giảm mạnh trong những tháng cuối năm đã chứng minh thực tế đó.
- Trong chăn nuôi, tốc độ khôi phục các đàn gia súc, gia cầm còn chậm do
nguy cơ tái dịch vẫn còn lớn, nếu không có các giải pháp tiêm phòng tích cực,
7
thường xuyên trong mùa đông và đầu mùa xuân 2007. Đối với dịch cúm gia cầm
nguy cơ tái dịch vẫn còn lớn do các nước Châu Á như Hàn Quốc, Indonesia vẫn
còn tái dịch, nhưng các biện pháp phòng ngừa vẫn còn chưa tương xứng và hiệu
quả còn thấp. Tình trạng tái ấp trứng vịt con, thả vịt chạy đàn, nuôi gà thả vườn vẫn
rất phổ biến. Tư tưởng chủ quan của các hộ, trang trại chăn nuôi cũng như các đối
tượng buôn bán, vận chuyển, cơ sở giết mổ, kinh doanh gia cầm và cả cơ quan thú
y, quản lý thị trường ở các địa phương, cấp cơ sở vẫn còn nhiều.
Dịch lở mồm long móng gia súc tuy có giảm về số địa bàn bị dịch nhưng
chưa có khả năng khống chế trên phạm vi cả nước. Đến giữa tháng 12 cả nước vẫn
còn 27 xã, 15 huyện thuộc 5 tỉnh còn dịch với 1536 trâu bò và 94 lợn. Tình trạng
dấu dịch vẫn còn tồn tại ở nhiều hộ chăn nuôi, trang trại và doanh nghiệp kinh
doanh, giết mổ, vận chuyển gia súc và sản phẩm với nhiều hình thức và phạm vi
khác nhau. Trong khi, công tác tiêm phòng, dập dịch tại các địa bàn có dịch, quản
lý thị trường dịch gia súc vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.
Sự đỗ vở của phong trào nuôi bò sữa bò laisind ở các địa phương, nhất là
các tỉnh phía Bắc và Miền Trung không chỉ để lại hậu quả nặng nề về kinh tế cho
các hộ nuôi bò sữa và địa phương đó mà còn tác động tiêu cực đến chăn nuôi bò
sữa ở các vùng và địa phương khác trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên cho đến nay,
các ngành chức năng vẫn chưa có giải pháp tích cực, đồng bộ và khả thi để giải
quyết vấn đề này một cách cơ bản , lâu dài.
Vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi năm 2006 vẫn trong tình trạng
tự phát, manh mún, không theo quy hoạch và luẩn quẩn. Nét đáng lo ngại là đã có
xu hướng chuyển đổi ngược chiều ở một số địa phương từ ruộng nuôi tôm, cá
(chuyển từ đất lúa) không hiệu quả sang cấy lúa, làm diện tích lúa Đông xuân 2006
vùng ĐBSCL tăng lên 21.000 ha, nhưng năng suất giảm. Trong chăn nuôi cũng
diễn ra tình hình tương tự giữa gia súc lai và gia súc truyền thống nhưng chưa có
giải pháp tích cực, có hiệu quả. Thực tế là đàn gia cầm chưa đạt mức 2005, đàn lợn
tăng chậm, chất lượng sản phẩm chăn nuôi chưa cao.
1.2.3. Mục tiêu phát triển chủ yếu của ngành nông nghiệp và PTNT năm 2007
- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng nông-lâm nghiệp 3%/năm (nông nghiệp
2,9-3%, lâm nghiệp trên 1%).
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Trồng trọt 68%, chăn nuôi 26%, ngành nghề
và dịch vụ khác 6%.
- Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 7,4 tỷ USD.
8
- Khoán bảo vệ rừng 2 triệu ha, khoanh nuôi tái sinh rừng 703 nghìn ha,
trồng rừng tập trung 200 nghìn ha, trong đó trồng rừng sản xuất 150 nghìn ha, trồng
cây phân tán 200 triệu cây.
- Tỷ lệ dân nông thôn được dùng nước sạch 70% (tăng 4%).
- Sản lượng muối đạt 1,2 triệu tấn.
1.3. Vai trò của khuyến nông
1.3.1. Trong phát triển nông thôn
Mặc dầu mục đích cuối cùng của khuyến nông là thúc đẩy phát triển nông
thôn, nhưng không phải như vậy mà đồng nhất giữa khuyến nông và phát triển
nông thôn. Phát triển nông thôn là cái đích của nhiều hoạt động khác nhau, tác
động vào những khía cạnh khác nhau của nông thôn như: chính sách công nghệ, thị
trường, giáo dục nông nghiệp…
Tóm lại khuyến nông là một bộ phận hợp thành của toàn bộ hoạt động phát
triển nông thôn:
1.3.2. Khuyến nông đối với nông dân
Khuyến nông có vai trò trực tiếp với nông dân và cộng đồng của họ. Đặc
biệt khi hộ gia đình được coi là một đơn vị kinh tế tự chủ và sản xuất hàng hoá là
quy luật họ phải tuân theo, thì nông dân là đối tượng cuối cùng tiếp nhận thông tin
và chịu mọi tác động của khuyến nông. Vì vậy khuyến nông hơn bao giờ hết cần
đến cho mọi hộ nông dân. Có thể nói khuyến nông là người bạn gần gủi nhất của
nông dân.
Sự giúp đỡ của khuyến nông đối với nông dân không bó hẹp trong khuôn
khổ truyền bá thông tin, huấn luyện, giáo dục mà còn có những lĩnh vực tìm kiếm,
sử dụng các nguồn tự nhiên và kinh tế. Vai trò của khuyến nông đối với nông dân
thể hiện:
9
Nông thôn
Khuyến nông
Điện tử
Chính sách
Công nghệ
Thị trường
Tài chính
Giáo dục
Y tế
• Là người trực tiếp nắm bắt các vấn đề nảy sinh từ nông dân và cộng đồng
của họ.
• Là người trực tiếp giúp đỡ nông dân về sản xuất và đời sống.
• Là người trực tiếp huấn luyện, đào tạo nông dân và giúp đỡ nông dân sử
dụng có hiệu quả những kiến thức, kỹ năng và điều kiện vật chất đã tiếp
nhận.
• Là người tạo lập và thúc đẩy mối liên kết phối hợp giữa các tổ chức tự
nguyện của nông dân.
1.3.3. Khuyến nông đối với nhà nước
Khuyến nông không chỉ là cầu nối giữa khoa học và thựcc tiễn, giữa các cơ
quan nghiên cứu khoa học với nông dân mà còn là cầu nối giữa nhà nước với nông
dân. Vai trò của khuyến nông đối với nhà nước được thể hiện:
• Khuyến nông là người trực tiếp giúp nhà nước thực hiện những chiến lược
chính sách về nông dân, nông nghiệp và nông thôn.
• Khuyến nông là người trực tiếp vận động nông dân tiếp thu và thực hiện
các chính sách nông nghiệp của nhà nước.
• Khuyến nông là người trực tiếp cung cấp thông tin về những nhu cầu, đòi
hỏi những nguyện vọng của nông dân cho nhà nước có cơ sở để hoạch định
chính sách phù hợp.
• Khuyến nông còn là người trực tiếp giúp nhà nước phân phối sử dụng
đúng đắn có hiệu quả vốn, quỹ và các nguồn lực khác dành cho việc phát
triển nông nghiệp và nông thôn.
1.4. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu vai trò của công tác khuyến nông trong việc phát triển hệ thống
cây trồng vật nuôi của địa phương
- Đánh giá những thành công, thất bại và xác định một số yếu tố ảnh hưởng
tới các hoạt động khuyến nông ở huyện Hương Trà
-Từ những khó khăn và thuận lợi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
vai trò của công tác khuyến nông trong việc phát triển hệ thống cây trồng vật
nuôi
PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.Thực trạng khuyến nông trên Thế giới
2.1.1. Lịch sử hình thành khuyến nông trên Thế giới
10
Trên thế giới khuyến nông bắt đầu từ thời kỳ Phục Hưng (thế kỷ XIV) khi
mà khoa học bắt đầu ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất. Khởi đầu là thầy
thuốc, nhà giáo người Pháp Rabelais(1493-1553), ông chủ trương gắn liền nhà
trường với thực tiễn, ăn rau quả gì thì phải tự đi ra đồng thu lượm về, ông chỉ bảo
cặn kẻ cách nhận biết từng loại rau đó.
Đến thế kỷ XVII, công tác khuyến nông đã phát triển ở nhiều nước, nhất là
thời kỳ “cách mạng xanh” bùng nổ và công nghệ sinh học trong nông nghiệp. Năm
1661 Giáo sư người Anh là Hartlib đã viết một cuốn sách về “Sự tiến bộ của nghề
nông” sau đó các chương trình giảng dạy trong các trường Nông nghiệp đã được
đổi mới mang tính chất thực nghiệm và ứng dụng rõ rệt. Tổ chức Hiệp hội “Tăng
cường hiểu biết về nông nghiệp” đầu tiên được thành lập ở Pháp năm 1761, ở Đức
năm 1764, ở Nga năm 1765. Những hiệp hội này đã đặt nền móng cho việc hình
thành và phát triển khuyến nông sau này.
Trường Đại học Nông nghiệp được thành lập sớm nhất ở Châu Âu là Zarvas
năm 1779 và Gieorgieon năm1797 thuộc Hunggari. Và sau này những trường nông
nghiệp này là những trường nông nghiệp kiểu mẫu Châu Âu. Năm 1806, ông Philip
Emaget người Thụy Sỹ đã tự bỏ tiền ra để xây dựng hai trường Nông nghiệp thực
hành tại Howful và sau này nó đã ảng hưởng rất lớn đến nội dung và phương pháp
giáo dục, đào tạo cán bộ nông nghiệp ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ. Biểu hiện rõ
nét nhất của hoạt động mang tính chất khuyến nông trong thời kỳ này phải kể đến
hoạt động của UB nông nghiệp thuộc Hội đồng thành phố Newyork(Hoa kỳ) năm
1843. Ủy ban này đề nghị các giáo sư giảng dạy ở các trường đại học Nông nghiệp
và các viện nghiên cứu thường xuyên xuống tận cơ sở và hướng dẫn, phổ biến
KHKT mới, giúp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở các vùng nông thôn.
Đến năm 1907, 42 trường Đại học ở 39 bang của Mỹ đã tham gia vào hoạt
động theo dạng “Extension” (mở rộng, triển khai) và có nhiều trường đã thành lập
bộ môn khuyến nông. Năm 1914, là thời điểm họat động nông nghiệp cố gắng cao
nhất theo dạng này. Chính phủ Mỹ đã quyết định thông qua đạo luật về khuyến
nông cho phép sử dụng các nguồn tài trợ liên bang-tiểu bang và của địa phương
vào các hoạt động khuyến nông. Số người Mỹ theo học khuyến nông và hoạt động
khuyến nông đến thời điểm này ở Mỹ lên tới 3 triệu người.
Từ đó tới nay, hệ thống khuyến nông trên thế giới không ngừng được cải
biến và ngày càng phát triển, công tác khuyến nông ngày càng được các cấp, các
ngành quan tâm. Từ chổ chỉ một nước có khuyến nông (năm 1700) đến nay đã có
200 nước thành lập tổ chức này.
11
2.1.2. Lịch sử hình thành các phương pháp khuyến nông
Hoạt động khuyến nông trên thế giới được tiến hành thông qua các phương
thức chuyển giao các TBKT. Quá trình phát triển của các nước phát triển và đang
phát triển đã phản ánh quá trình tiến hóa của các phương thức chuyển giaoTBKT
trong nông nghiệp. Theo Frank Ellis(1992), quá trình chuyển giao TBKT trên thế
giới trải qua các phương thức tiếp cận khác nhau: Chuyển giao công nghệ, chuyển
giao công nghệ ứng dụng, nghiên cứu hệ thống nông nghiệp. Theo thời gian, các
phương thức tiếp cận ngày càng hoàn thiện. Vào những năm cuối thế kỷ XX đã
xuất hiện phương pháp mới trong chuyển giao “nghiên cứu có sự tham gia của
người dân”.
Các phương thức chuyển giao công nghệ cho nông dân:
- Chuyển giao công nghệ(TOT)
Phương thức tiếp cận rất phổ biến trên thế giới, trong nước và chuyển giao kỹ
thuật nông nghịêp ở thập kỷ 50 và 60 của thế kỷ XX. Theo phương thức này, việc
tạo ra và lan truyền các kỹ thuật tiến bộ là một quá trình đường thẳng từ những viện
nghiên cứu giàu sang nước nghèo, và từ các viện của các nước nghèo tới trung tâm
khuyến nông và cuối cùng là tới nông dân. Tuy vậy, phương thức này vẫn còn khá
ngự trị trong chương trình nghiên cứu nông nghiệp của các nước.
- Chuyển giao công nghệ ứng dụng(ATT)
Phương thức này còn được gọi là mô hình chuyển giao công nghệ cải biên.
Phương thức này khác với TOT ở chổ yêu cầu về tính địa phương của công nghệ
được nhận diện, ứng xử của nhân dân dược chú ý tới. Trong chuyển giao công
nghệ, người ta đã chú ý tới điều kiện của địa phương, các ràng buộc về kinh tế và
xã hội để nông dân tiếp thu công nghệ mới. Phương thức này khá phổ biến ở thập
kỷ 70 và 80 của thế kỷ XX và phát huy tác dụng trong giai đoạn cách mạng xanh
thập kỷ 70 . Nhiều nông dân trên thế giới đã áp dụng thành công giống mới về mỳ,
lúa tạo ra sự thay đổi đáng kể về năng suất. Tuy nhiên, những nông dân nghèo vẫn
không được hưởng những thành quả chuyển giao này. Vì thế công nghệ được phát
triển ở các viện nghiên cứu vẫn chưa phù hợp với điều kiện cụ thể của nông dân.
Do vậy, phương pháp chuyển giao công nghệ ứng dụng là ít hiệu quả, không góp
phần giải quyết vấn đề của nông dân sản xuất nhỏ.
- Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp (FSR)
Mẫu hình của nghiên cứu và phát triển nông nghiệp trong thập kỷ 70 tập
trung giải quyết các vấn đề của nông dân sản xuất nhỏ, nông dân nghèo. Vì thế vào
nữa cuối thập kỷ 70, phương pháp tiếp cận hệ thống nông nghiệp được phát triển
12
mang lại lợi ích cho nông dân sản xuất nhỏ. Yêu cầu của phương pháp tiếp cận hệ
thống nông nghiệp là phải hiểu được tình hình ở vùng nghiên cứu, đặc điểm của
nông dân và biết huy động sự tham gia của nông dân trong quá trình nghiên cứu.
Tuy nhiên, FSR không đạt được mục tiêu của nó do việc thực hiện này bị hạn chế
bởi các lý do: Nông dân không trở thành người tham gia có hiệu quả; trong quá
trình nghiên cứu cán bộ nghiên cứu vẫn còn cách chuyển giao như củ; do xem xét
nông trại là hệ thống nên phải lấy nhiều loại số liệu khác cho nghiên cứu; cán bộ
nghiên cứu gặp khó khăn trong làm việc theo nhóm đa ngành; phần lớn các dự án
phát triển nông nghiệp theo phương pháp tiếp cận này vẫn tiếp tục không tập trung
vào dân nghèo; cán bộ nghiên cứu gặp khó khăn trong trao đổi, giao tiếp với nông
dân và học hỏi từ nông dân. Như vậy không có sự liên hệ chặt chẽ giữa cán bộ
nghiên cứu với nông dân là một trong những nhược điểm của phương pháp này.
Chính vì lẻ đó ở các nước đang phát triển chuyển sang một phương pháp tiếp cận
mới “ Nghiên cứu có sự tham gia của nông dân “.
- Nghiên cứu có sự tham gia của nông dân (PRA)
Vào thập kỷ 80, phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) được sử dụng
rộng rãi vào các chương trình phát triển nông thôn, nhưng phương pháp này đã bộc
lộ một số hạn chế. Nhận thức được các hạn chế đó, vào cuối thập kỷ 80 Gordon
Conway, Robert Chamber và nhiều người khác đã xây dựng phương pháp PRA từ
các phương pháp RRA như: RRA thăm dò, RRA chủ đề, RRA giám sát, RRA cùng
tham gia. RRA cùng tham gia là nhịp cầu nối giữa RRA sang PRA và lần đầu tiên
ứng dụng ở Kenya và Ấn Độ năm 1988. Vào đầu những năm 1990 là cuộc bùng nổ
sử dụng PRA ở Ấn Độ và các nước khác ở Châu Á, Châu Phi và các dự án phát
triển nông thôn. Tiếp sau đó là sự tiếp nhận PRA của các tổ chức Quốc tế và Phi
chính phủ của các chương trình dự án tại các nước phát triển. Đến nay đã có hai hội
thảo quốc tế về PRA được tổ chức tại Ấn Độ. Hàng năm nhiều cuộc hội thảo về
PRA ở mức độ quốc gia và khu vực được tổ chức, hơn 30 quốc gia sử dụng PRA
vào các lĩnh vực: Quản lý tài nguyên thiên nhiên, nông nghiệp, các chương trình xã
hội và xóa đói giảm nghèo, y tế.
. Tình hình nguồn nhân lực khuyến nông trên thế giới
Khuyến nông trên thế giới được hình thành từ 4 tổ chức cơ bản sau:
1/. Các hiệp hội nông dân
2/. Các trường học
3/. Các tổ chức nông nghiệp của chính phủ
4/. Các tổ chức khác ở nông thôn
13
Sự phát triển của các quốc gia trên thế giới (Theo T.S Tazanama-Nhật Bản,
chuyên gia khuyến nông của FAO.
Năm 1970: có 1 nước
Năm 1800: có thêm 7 nước
Năm 1900-1910: có thêm 6 nước
Năm 1910-1920: có thêm 6 nước
Năm 1920-1930: có thêm 8 nước
Năm 1930-1940: có thêm 6 nước
Năm 1940-1950: có thêm 16 nước
Năm 1950-1960: có thêm 20 nước
Năm 1960-1970: có thêm 30 nước
Năm 1970-1980: có thêm 50 nước
Năm 1980-1990: có thêm 49 nước
Tổng cộng: 199 nước
Đến năm 1993 có thêm Việt Nam, tổng cộng là 200 nước chính thức có tổ
chức khuyến nông quốc gia.
+ Số lượng CBKN (trong biên chế nhà nước) trên thế giới ước tính khoảng
600.000 người, trong đó riêng khu vực Châu Á chiếm 70 %. Số CBKN trên thế giới
theo T.S Tazama được chia làm 3 loại như sau:
CBKN hành chính chiếm: 7,7 %
CBKN chuyên đề chiếm: 14,1 %
CBKN cơ sở chiếm: 78,2 %
Tổng cộng: 100 %
+ Trình độ CBKN trên thế giới
CBKN có trình độ sơ cấp 38,8 %
CBKN có trình độ trung cấp 33,3 %
CBKN có trình độ đại học 22,9 %
CBKN có trình độ trên đại học 5,0 %
+ Riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương
CBKN có trình độ sơ cấp chiếm 40,4 %
CBKN có trình độ trung cấp chiếm 35,4 %
CBKN có trình độ đại học chiếm 20,4 %
CBKN có trình độ trên đại học chiếm 3,8 %
Thống kê số liệu cho thấy trình độ CBKN ở Châu Á Thái Bình Dương thấp
hơn so với bình quân trình độ CBKN trên thế giới, vì vậy đã làm ảnh hưởng rất lớn
14
đến chất lượng của công tác khuyến nông ở khu vực này. Nhìn chung nông nghiệp
trên thế giới phát triển nhanh nhờ có sự chuyển hướng trong giáo dục, đào tạo, kết
hợp ngày càng chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành từ các trường, các viện nghiên
cứu, các hiệp hội … đặt cơ sở cho việc ra đời của khuyến nông sau này.
2.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển khuyến nông ở một số nước Châu Á
Từ sau khi hội nghị đầu tiên về khuyến nông khu vực Châu Á được tổ chức
tại Manila (Philippin) năm 1995, phong trào khuyến nông đã có bước phát triển, tổ
chức khuyến nông ở các nước trong khu vực được hình thành.
- Khuyến nông Ấn Độ
Được hình thành năm 1960, được tổ chức đào tạo theo 5 cấp. Nhờ làm tốt
công tác khuyến nông, Ấn Độ đã có một nền nông nghiệp mạnh mẽ. Mở đầu là
cuộc “cách mạng xanh “, sau đó làm “cách mạng trắng “ là sản xuất sữa thành công
và đang tiến hành “cách mạng nâu “ phát triển chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò.
- Khuyến nông Trung Quốc
Thực ra, hoạt động KN ở Trung Quốc đã có từ lâu. Năm 1933 ở Trường Đại
học Nông nghiệp Kim Lăng đã thnàh lập phân khoa KN. Nhưng mãi đến năm 1970
Trung Quốc mới có tổ chức KN. Tại Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương
Đảng cộng sản Trung Quốc khóa VIII (tháng11/1991) về “Tăng cường nông nghiệp
và nông thôn” trong đó có mục thứ 4 nêu rõ: “Phải nắm vững chiến lược khoa học
công nghệ và khuyến nông”. Cần đưa ngay các sinh viên mới tốt nghiệp xuống cơ
sở, chú trọng đào tạo các nông dân giỏi làm khuyến nông viên”.
Nhận rõ được tầm quan trọng của công tác khuyến nông, Trung Quốc đã xây
dựng một hệ thống khuyến nông hoàn chỉnh từ cấp trung ương xuống địa phương.
Hệ thống khuyến nông ở Trung Quốc được phân bổ rất chi tiết. Công việc trong
công tác khuyến nông được phân chia thành từng lĩnh vực và có riêng hẳn các bộ
phận phụ trách. Điều này đã tránh được sự chồng chéo trong công việc và mỗi bộ
phận có thể chuyên sâu vào lĩnh vực của mình hơn, làm cho KN Trung Quốc ngày
một phát triển và có hệ thống hơn.
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 7 về phát triển nông nhgiệp, Trung Quốc đã
tập huấn được 1,2 triệu người về công tác kkhuyến nông và bồi dưỡng được 150
triệu nông dân về kiến thức KN và tiến bộ kỹ thuật mới. Cả Trung Quốc có 10/33
lảnh đạo Tỉnh là trưởng ban khuyến nông. Đến nay, Trung Quốc thừa nhận mới đạt
trình độ của thập kỷ 80 của nông nghiệp thế giới. Nhưng Trung Quốc rất tự hào là
nước dẫn đầu thế giới về 3 lỉnh vực: Lúa lai, chuẩn đoán thú y và nuôi trồng thủy
sản.
15
Sau năm 1995, Nhà nước Trung Quốc đã quyết định áp dụng những chính
sách tập trung hổ trợ nông nghiệp sản xuất sản phẩm chất lượng cao. Các chương
trình khuyến nông chuyển giao giống trái cây, lúa lai chất lượng cao, chương trình
sản xuất đỗ tương xuất khẩu kết hợp cải tạo đất, các dự án sản xuất giống vật nuôi
nâng cao chất lượng sữa… đã được tập trung góp phần nâng cao thu nhập và chất
lượng cuộc sống cho người dân. Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng
góp phần tiêu thụ nông sản. Thông qua các chương trình khuyến nông quốc gia, các
giống mới cung cấp cho nông dân gần như cho không, hàng lọat các hoạt động tập
huấn mô hình trình diễn được tổ chức giúp nông dân nắm bắt kỹ thuật mới…
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã giảm được cây lương thực chất
lượng và hiệu quả thấp từ 512 triệu tấn lương thực năm 1998 xuống còn 457 triệu
tấn năm 2002, đây cũng là biện pháp chuyển đổi cơ cấu để nâng cao thu nhập cho
nông dân.
Hệ thống khuyến nông viên (KNV) Trung Quốc luôn được củng cố và phát
triển. Người Trung Quốc quan niệm rằng các KNV chính là trợ thủ đắc lực của các
nhà khoa học, các chuyên gia, các Trung tâm nghiên cứu. Hai mươi năm gần đây,
nhà nước Trung Quốc đã đầu tư đồng bộ cả về hệ thống tổ chức, cơ sở, thiết bị cho
KN. Nhờ vậy điều kiện làm việc và điều kiện sống cho KNV được nâng cao. Cuối
năm 1997, trên toàn đất nước Trung Quốc đã có tới 48.512 tổ chức KN với 317.349
KNV các cấp. KNV phối hợp hoạt động với khoảng 400.000 tổ chức nông dân
(chiếm 20% số làng ở Trung Quốc) với hơn 1 triệu nông dân làm kỹ thuật viên và
với 6,6 triệu mô hình của nông dân.
- Khuyến nông Thái Lan
Tuy mãi đến 20/10/1967, chính phủ Thái Lan mới có quuyết định chính thức
thành lập tổ chức KN nhưng Thái Lan hoạt động KN rất mạnh mẽ, có mạng lưới
KN tới tận làng xã. Ở Thái Lan có khoảng 15.196 CBKN, trong đó 11.933 người là
CBKN biên chế và 3.263 người là cán bộ hợp đồng(1992). Hàng năm chính phủ
Thái Lan dành một số ngân sách khá lớn để chi cho các hoạt động KN (Thường từ
120-130 triệu USD/ năm).
Do có hoạt động tốt của hệ thống KN nên nông nghiệp của Thái Lan phát
triển khá tốt cả về trồng trọt và chăn nuôi, luôn là nước dẫn đầu về sản xuất lúa
gạo, sắn khô. Hàng năm xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn thịt gia cầm sang Nhật Bản,
Singapore… hiện nay ở Thái Lan nuôi bò sữa phát triển rất mạnh. Có được thành
công này là nhờ chương trình “sữa học đường” mà chính phủ Thái Lan áp dụng vào
thập niên 80 của thế kỷ XX. Đây không phải là chương trình khuyến nông nhưng
16
nó đã giúp cho ngành sữa Thái Lan phát triển. Chương trình này bắt đầu từ năm
1985 khi các nông dân kiến nghị về tình trạng không tiêu thụ được sữa trong năm
1984. Hoạt động này đã làm cho lượng sữa mỗi đầu người tiêu thụ ở Thái Lan thấp
hơn 2 lít/năm vào năm 1984 đến năm 2004 số lượng này là 23 lít/năm. Kéo theo
đàn bò sữa cũng tăng từ 132.000 con năm 1989 đến 412.000 con năm 2003. Chính
chương trình “sữa học đường” đã làm nền tảng cố định phát triển ngành sữa Thái
Lan.
Gạo là mặt hàng quan trọng ở Thái Lan nên chính phủ có những chính sách
để khuyến khích nông dân sản xuất, khuyến khích việc lưu thông gạo, kể cả xuất
khẩu, Thái Lan áp dụng chính sách tự do hóa thương mại, nhà nước trao việc buôn
bán vào tay thương nhân và nông dân để họ có cơ hội để lựa chọn thị trường. Tuy
vậy, chính phủ cũng đã quan tâm đến lĩnh vực này bằng những chính sách cụ thể.
Chính phủ đã thành lập Uỷ ban chính sách về gạo do một Phó thủ tướng phụ
trách…
Do đưa được nhiều TBKT vào sản xuất, do chú trọng đến công tác KN và
nhất là những chính sách phù hợp để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp nên Thái Lan
trong những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn trong sản xuất nông
nghiệp, nhất là sản xuất lúa gạo đứng hàng đầu trên thế giới.
- Khuyến nông Indonesia
Được thành lập năm 1955, ở cấp quốc gia có hội đồng khuyến nông quốc gia
điều hành. Ở cấp tỉnh có hội đồng khuyến nông cấp I do giám đốc Nông nghiệp
làm chủ tịch. Ở cấp huyện có hội đồng khuyến nông cấp II do khuyến nông chọn
một trong các trưởng dịch vụ nông nghiệp huyện làm chủ tịch. Ở cấp liên xã có
Trung tâm khuyến nông nông thôn và trung tâm thông tin nông thôn. Ở Indonesia
rất chủ động hai trung tâm này và được coi là tuyến đầu của Indonesia.
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển khuyến nông ở Việt Nam
2.2.1. Thời kỳ xã hội Nguyên thủy
Ở thời kỳ này khuyến nông rất sơ đẳng chỉ là sự truyền đạt kinh nghiệm săn
bắt, hái lượm, kinh nghiệm dự trữ thức ăn từ người này sang người khác và từ đời
này sang đời khác. Việc đòi hỏi và phổ biến tạo ra các công cụ lao động cũng được
chú trọng đây là hình thức sơ khai của khuyến nông.
2.2.2. Thời kỳ sản xuất theo kiểu truyền thống
Khuyến nông đã có những bước tiến mới, con người đã có ý thức hơn trong
việc tích lũy và phổ biến kinh nghiệm sản xuất. Một số phương pháp trong chọn tạo
giống cây trồng theo các hướng sử dụng, một số biện pháp gieo trồng và tích lũy
17
hạt giống cũng được truyền từ người này sang người khác bằng các câu ca dao, tục
ngữ như: Nhất nước nhì phân,…
Những người cầm đầu nhà nước ta cũng đã chú ý đến công tác KN:
. Từ thời nhà Đinh (981) hàng năm Lê Hoàn đã tự mình xuống cày những
đường cày đầu tiên cho mổi vụ sản xuất
. Trong khám định Việt Sử thông giám cương mục của Quốc Tử Giám triều
Nguyễn có ghi chép “ Dưới thời nhà vua Trần (1225-1400) có 23 lần nhà vua
hoạch định chính sách cho nông dân”
. Năm 1926 dưới thời nhà vua Trần lập ra các chức quan hà đê sứ, đồn điền
sứ, khuyến nông sứ là quan chuyên chăm lo khuyến khích phát triển sản xuất nông
nghiệp. Những công trình thủy lợi dẫn nhập thủy lợi của Nguyễn Công Trứ cũng là
sự thực thi của công tác khuyến nông.
. Năm 1789 vua Quang Trung đã ban bố “chiếu khuyến nông” ông viết: “
Chính trị của bậc vương giả là phải biết vun gốc, chú trọng vào việc nông. Nhờ đó
mà trong nước không có kẽ chơi không, ngoài đồng không có đất bỏ hoang. Trẫm
chịu mệnh trời giữ nghiệp lớn bốn bể trong lặng. Nay bước đầu đại định chính
sách, khuyến khích sản xuất làm cho dân giàu phải được tiến hành lần lượt cái vui
giàu thịnh trẫm sẻ cùng trăm họ vui chung”
.Tháng 11 năm 1945 Hồ Chủ Tịch ra chỉ thị “ Phải làm tốt công tác khuyến
nông”
. Sau cải cách ruộng đất các tổ đổi công, HTX ra đời đã hình thành các tổ
kỷ thuật để chọn giống, bảo vệ thực vật. Các tổ kỷ thuật này thực chất là tổ KN.
. Năm 1960 ở Miền nam(thời Mỹ-Ngụy) thành lập “ nha khuyến nông” trực
thuộc Bộ Nông nghiệp cải cách điền địa Nông Ngư mục.
. Năm 1961-1962 Bộ Nông nghiệp hàng năm đưa các sing viên xuống HTX
làm đông xuân chọn giống lúa, ngô, khoai, làm bèo dâu, tiêm phòng…
. Từ năm 1964 Bộ Nông nghiệp chính thức có chủ trương thành lập các ban
chỉ đạo sản xuất, đưa các sing viên mới tốt nghiệp xuống tận cơ sở ( HTX, Nông
trường,…) xây dựng mô hình mở lớp tập huấn, cho cán bộ chủ chốt của (nông
trường, HTX…)
2.2.3. Thời kỳ nông nghiệp hiện đại
Với cách tổ chức hợp tác xã theo kiểu củ trong thời gian dài làm cho nông
nghiệp trì trệ, đời sống nông dân ngày càng khó khăn. Một số HTX đã làm theo tổ
chức mới, chia ruuộng đất cho các hộ nông dân tự sản xuất như HTX Đoàn Xá,
18
Thụy Hương (Hải Phòng) sản xuất phát triển mạnh nông dân phấn khởi. Xem xét
tình hình năm 1981 Ban bí thư Trung ương đưa ra chỉ thị 100 “ Khoán sản phẩm
cuối cùng đến nhóm người lao động”. Với chỉ thị này HTX lo khâu cày bừa, thủy
lợi, giống, phân bón. Xã viên lo cấy, chăm sóc thu hoạch và nộp sản phẩm. Sau 6
năm thực hiện vẫn kém phát triển, chỉ thị này bộc lộ một số hạn chế. Vì vậy, đến
năm 1988 BCHTƯ Đảng khóa V đã ra nghị quyết 10: “Đổi mới kinh tế trong nông
nghiệp”, giao đất cho từng hộ nông dân tự sản xuất kinh doanh. Họ có quyền quyết
định trồng cây gì nuôi con gì và chỉ nộp thuế nông nghiệp, thủy lợi, sản xuất…họ
toàn quyền sử dụng và tiêu thụ sản phẩm.`
Đến thời điểm này, đối tượng phục vụ các cơ quan quản lý kinh tế, kỷ thuật,
viện trường chủ yếu là nông nghiệp. Trước tình hình đó các viện trường chuyển
hướng nghiên cứu, giảng dạy và phục vụ theo hướng phát triển kinh tế hộ. Tổ chức
khuyến nông ở Việt Nam được thành lập đầu tiên là An Giang (năm 1988), sau đó
là Bắc Thái (năm1991). Đến năm 1992 Bộ Nông nghiệp thành lập Ban điều phối
Khuyến nông và đến ngày31/3/1993 tổ chức khuyến nông được thành lập sau khi
có nghị định 13/CP.
Hiện nay trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, nhà nước xóa bỏ bao cấp tổ
chức khuyến nông như thế nào thiết thực cho nông dân nhất là những nông dân
nghèo ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, những người lao động ngành nghề
sống ở vùng nông thôn để họ biết cách làm ăn, biết sản xuất kinh doanh, biết giải
quyết những vấn đề ở làng xã để nông thôn thoát khỏi nghèo đói.
2.3. Đặc điểm của khuyến nông Việt Nam
+ Là một tổ chức từ Trung ương xuống tỉnh, huyện, xã. Cấu tạo theo hình
tháp, lực lượng khuyến nông cơ sở ngày càng được tăng cường.
+ Công tác khuyến nông được xã hội hóa: Ngoài lực lượng khuyến nông nhà
nước còn có lực lượng KN tự nguyện, viện, trường, các đoàn thể, các tổ chức quốc
tế, phi chính phủ cũng tích cực tham gia.
2.4. Hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam
- Nguồn nhân lực của KN Việt Nam
Ngay từ khi có nghị định 13/CP của chính phủ, ở tất cả 64 tỉnh, thành trong
cả nước đều thành lập Trung tâm khuyến nông (TTKN) trực thuộc Bộ Nông
nghiệp. Theo số liệu năm 2004, tổng số CBKN ở cấp tỉnh là1446 người, bình quân
mổi TTKN tỉnh có 22,6 người. Số huyện có trạm khuyến nông là 520 trong tổng số
637 (chiếm 81%). Một số huyện chưa có trạm khuyến nông như: Cao Bằng, Ninh
19
Bình, Đà Nẵng hoặc có ít trạm khuyến nông như Hà Nam (có 1 trạm trong tổng số
6 huyện của tỉnh), Cà Mau (có 2 trạm trong tổng số 8 huyện của tỉnh), Bạc Liêu (có
3 trạm trong tổng số 6 huyện). Lực lượng CBKN cấp huyện bao gồm 1.716 người,
bình quân mỗi trạm huyện có 3,3 người. Cấp xã có khuyến nông viên cơ sở
(KNVCS) với 7.434 người tại 10.502 xã sản xuất nông nghiệp, chiếm 70,7 %
(10.502/14.854). Bình quân mỗi xã, phường có 0,7 người. Cấp thôn bản có 3.918
câu lạc bộ khuyến nông với 176.300 hội viên do nông dân tự nguyện lập ra theo
hướng dẫn của khuyến nông nhà nước.
Như vậy, ngành KN có 3.162 CBKN chuyên trách(làm công tác khuyến nông
hưởng lương nhà nước) và 7.434 CBKN không chuyên trách, cùng với 176.300 hội
viên KN thuộc câu lạc bộ khuyến nông. Tính đến tháng 12 năm 2004, cả nước có
trên 11,5 triệu hộ nông dân, như vậy có khoảng 3.650 hộ nông dân trên một khuyến
nông chuyên trách.
Theo thời gian, hệ thống tổ chức KN đã phát triển sâu rộng từ Trung ương
tới địa phương. Lực lượng KN phát triển mạnh mẽ ở các cấp, từ vài trăm người
(năm 1993) đến hàng nghìn người (năm 2005). Chất lượng CBKN ngày càng được
tăng cường, năng lực, phương pháp KN ngày càng được nâng cao cải tiến
Hệ thống tổ chức khuyến nông việt nam
20
- Các cục, Vụ liên
quan
- T.chính, N.hàng
- Đài PT,TH, TT xã
- Các hội,, Đoàn thể
Bộ NN&PTNT
Cục Khuyến nông và
Khuyến lâm
(9 phòng + Đại diện TP
Hồ Chí Minh)
- Các viện,TT khoa học
- Các trường ĐHNN
- Các D.nghiệp, Dịch vụ
- KN tự nguyện
- Các tổ chức Quốc tế,
Phi chính phủ
- Các ban, Ngành
liên quan
- T.chính, N.hàng
- Báo, PT,TH
- Các hội, Đoàn thể
- Các phòng, Ban
- T.chính, N.hàng, Tín
dụng
- PT,TH
- Các hội, Đoàn thể
- Hội, Đoàn thể
- Ngân hàng, Tín
dụng
- Các viện, TT khoa
học
- Các trường Đại học
NN
- Các D.nghiệp,Dịch
vụ
- KN tự nguyện
- Các tổ chức Quốc tế,
Phi chính phủ
- Các trường
- Các công ty, D.nghiệp
- KN tự nguyện
- Các tổ chức Quốc tế,
Phi chính phủ
Sở NN&PTNT
TT Khuyến nông
Trạm khuyến nông
Khuyến nông cơ
sở
CLB KN
Làng Khuyến nông
tự quản
Nhóm sở thích nông dân giỏiNhóm sở thích nông dân giỏi
- Các trường phổ thông
-Các đại lý, dịch vụ
- KN tự nguyện
- Các tổ chức quốc tế
NÔNG DÂN
Đường chỉ đạo
Đường hợp tác
Tổ chức khuyến nông nhà nước là lực lượng KN nằm trong biên chế được
hưởng lương sự nghiệp
Qua sơ đồ ta thấy tổ chức KN Việt Nam có sự thống nhất từ Trung ương tới
địa phương và có mối liên kết chặt chẽ với các cơ quan viện trường các doanh
nghiệp, khuyến nông tự nguyện, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế. Các viện,
trung tâm nghiên cứu, các trường nông nghiệp là hết sức quan trọng trực tiếp hoặc
gián tiếp tham gia làm công tác KN thông qua các kết quả nghiên cứu, quá trình
thực hiện mô hình, các lớp hội thảo tập huấn tham quan… mặt khác cơ quan KN
21
các cấp cũng đã phối hợp với viện, trường, trung tâm khoa học, các doanh nghiệp
để mở các lớp tập huấn cho CBKN và các nông dân đầu mối.
Các hội đoàn thể, các cục, vụ, các ban ngành, các cấp, các cơ quan thông tin
đại chúng…cũng là quan hệ ngang hàng tham gia vào công tác KN tích cực và có
hiệu quả. Thời gian qua, các cơ quan KN các cấp đã ngày càng mở rộng sự phối
hợp với các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy về nông nghiệp, các tổ chức hội đoàn
thể,… (thông qua các chương trình, dự án) để đẩy mạnh hoạt động KN, giúp đở
nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới ngày càng hiệu
quả, “ Xã hội hóa công tác khuyến nông ngày càng được thể hiện rõ nét”.
Tuy nhiên, mạng lưới tổ chức KN địa phương được tổ chức dưới nhiều hình
thức khác nhau. Quản lý theo ngành dọc được thể hiện ở 30 tỉnh, chủ yếu là các
tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ và một số tỉnh thuộc
đồng bằng Sông Hồng. Quản lý theo cấp huyện được thể hiện ở 21 tỉnh chủ yếu
thuộc vùng trung du Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Còn lại 13 tỉnh trong đó có
12 tỉnh có trạm khuyến nông kết hợp với trạm thú y, trạm bảo vệ thực vật trở thành
trung tâm dịch vụ nông nghiệp trực thuộc UBND huyện. Có thể thấy là chưa có
định hướng rõ ràng trong phát triển hệ thống tổ chức, chưa có sự hướng dẫn từ trên.
Sự phát triển này có thể phần nào phù hợp và thích nghi với tình hình phát triển
nông nghiệp ở giai đoạn nhất định, đặc biệt là đối với một số địa phương, khi mà
nội dung KN và kinh phí còn phân bố dàn trãi, mang đặc tính bình quân, trong lúc
công việc quản lý nhà nước về nông nghiệp còn nhiều khó khăn và bất cập, nhất là
ở cấp huyện. Để phù hợp với phát triển nông nghiệp hàng hóa trong thời gian tới,
hệ thống tổ chức cần được đổi mới phù hợp hơn để có thể đáp ứng tốt nhiệm vụ
được giao.
+ Đào tạo cán bộ khuyến nông ở Việt Nam
Tổ chức KN ở Việt Nam mới được chính thức thành lập ngày 31/3/1993, tuổi
đời còn quá non trẻ nên việc đào tạo CBKN cũng còn quá mới mẽ với KN nước ta.
Trình độ CBKN còn nhiều bất cập, chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ
khuyến nông. Hầu hết là cán bộ kỹ thuật được tập huấn qua lớp nghiệp vụ khuyến
nông ngắn hạn ở trong nước. Khuyến nông viên cơ sở chủ yếu dựa vào lực lượng
cán bộ địa phương và một số nông dân chủ chốt có tâm huyết với sản xuất nông
nghiệp và đa số chưa được tập huấn về nghiệp vụ khuyến nông. Không được đào
tạo về KN sẽ dẫn đến tình trạng các CBKN có kỹ thuật nhưng lại thiếu phương
pháp, đều này sẽ gây khó khăn cho các cán bộ khi thực hiện công việc của mình.
Để giải quyết vấn đề này, gần đây một số Trường Đại học Nông nghiệp trong nước
22
đã mở ngành đào tạo CBKN nhằm cung cấp một lực lượng cần thiết đang còn thiếu
hụt trong công tác này.
+ Chính sách tài chính cho hoạt động khuyến nông
Ngay từ khi mới thành lập, khuyến nông Việt Nam đã được Đảng và Nhà
nước quan tâm đầu tư kinh phí cho xây dựng lực lượng, tăng cường năng lực cũng
như kinh phí cho hoạt động hàng năm. Nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách
Trung ương, thông qua các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT và một phần
ngân sách từ các tỉnh, thành phân bổ, dùng vào việc chi trả lương, hoạt động của bộ
máy và thực hiện một số chương trình KN địa phương. Trong nhiều năm qua, việc
quản lý kinh phí KN ở Trung ương còn nhiều phân tán, giao cho nhiều đơn vị:
Trung tâm khuyến nông quốc gia, cục chế biến nông lâm sản và nghề muối, cục
phát triển nông nghiệp, cục phát triển lâm nghiệp,… cơ chế tài chính khuyến nông
cũng chưa thống nhất. Thêm vào đó, việc cấp và quyết toán kinh phí theo chương
trình hàng năm cũng gây nhiều khó khăn và làm giảm hoạt động KN…
Tất cả những tồn tại và bất cập nêu trên là khó khăn và lực cản không nhỏ
trong quá trình đi lên của công tác KN Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
phục vụ sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn.
- Một số kết quả hoạt động khuyến nông ở Việt Nam
Trong hơn 12 năm xây dựng và trưởng thành, khuyến nông Việt Nam đã thu
được những thành tựu đáng kể, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát
triển nước nhà.
+ Xây dựng mô hình trình diễn
Nội dung chính là xây dựng mô hình trình diễn trên đồng ruộng, nhà xưởng,
chuồng trại,… về các loại giống cây, con, TBKT, các khâu sản xuất, bảo quản chế
biến, thị trường,… đây là hoạt động tổng hợp gồm nhiều hoạt động: tổ chức, thông
tin tập huấn trước khi triển khai mô hình, hội nghị đầu bờ, tuyên truyền sau khi mô
hình có hiệu quả: chương trình an ninh lương thực tại chổ cho các vùng sâu, vùng
xa, vùng dân tộc ít người
Thông qua các chương trình lúa lai, ngô lai và một số cây trồng khác:
Chương trình KN đối với cây lúa: KN sản xuất với hạt giống lúa lai F1 đã triển
khai ở 26 tỉnh, thu hút trên 88.200 hộ nông dân tham gia với tổng diện tích mô hình
trên 8.000 ha, KN lúa lai thương phẩm đã triển khai ở 39 tỉnh với trên 250.000 hộ
nông dân tham gia trên tổng diện tích mô hình 2.258.355 ha. Kết quả chương trình
KN lúa lai F1 và lúa lai thương phẩm đã góp phần phát triển mạnh mẽ diện tích lúa
lai từ vài ha ở những năm đầu thập kỷ 90, đến nay diện tích lên trên 600.000
23
ha/năm, góp phần tăng sản lượng lương thực cả nước. 10 năm qua sản lượng lương
thực luôn tăng, năm sau cao hơn năm trước trên 1 triệu tấn thóc, đặc biệt chương
trình lúa lai đã góp phần quyết định giữ vững an ninh lương thực cho các tỉnh trung
du Miền núi phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung.
Tham gia vào việc tự túc sản xuất hạt lúa lai F1 trong nước khoảng 25 % và
khống chế được giống nhập nội.
Chương trình KN phát triển ngô lai đã triển khai hầu hết ở các tỉnh, nhiều
nhất là vùng trung du Miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Với sự
tham gia của hơn 9.000 hộ nông dân trên 12.000 ha mô hình, góp phần tăng năng
suất ngô từ 21,1 tạ/ha lên 32 tạ/ha. Giá thành sản xuất hạt giống trong nước chỉ
bằng 50% so với giá nhập nội, góp phần tiết kiệm được 20 triệu USD nhập giống
hàng năm.
Chương trình KN chuyển đổi cơ cấu mùa vụ triển khai hầu hết các tỉnh trong
cả nước với tổng diện tích mô hình 6.410 ha. Chương trình đã góp phần thúc đẩy
mở rộng diện tích, chuyển đổi trên 600.000 ha. Từ cây trồng kém hiệu quả, chế độ
canh tác củ sang cây trồng chế độ canh tác mới hiệu quả cao làm tăng thu nhập trên
mỗi ha từ 1,3 đến 5 lần, thậm chí có nơi đến 100 lần với giá tương đương từ 5 đến
200 triệu đồng. Chương trình góp phần né tránh thiên tai bất lợi cho cây trồng.
Chương trình phát triển cây công nghiệp dài ngày, được triển khai trên nhiều
tỉnh nhất là vùng Tây Nguyên và Trung du Miền núi phía Bắc, thu hút hơn 15.000
hộ nông dân tham gia trên tổng diện tích mô hình 10.031 ha. Kết quả đã góp phần
mở rộng diện tích theo quy hoạch và cung cấp nguyên liệu cho cơ sở chế biến tham
gia công tác xuất khẩu. Ngoài ra, các chương trình KN lúa chất lượng cao, cây
công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả,… đã góp phần đẩy mạnh xuất khẩu lúa gạo,
rau quả ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng và nhiều vùng
khác góp phần tăng thu nhập cho nông dân và phát triển sản xuất hàng hóa.
Chương trình KN trồng trọt đã phát huy sáng tạo, năng lực về sử dụng giống
cây lương thực chất lượng cao, những giống có ưu thế lai,… phục vụ chiến lược
phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và nông sản hàng hóa
xuất khẩu. Với cây công nghiệp, cây ăn quả đã xây dựng được những giống cây
đầu dòng, từ những vườn cây này cung cấp thực liệu nhân giống, mỗi năm sản xuất
được hàng triệu cây giống chất lượng cao phục vụ sản xuất.
Chương trình KN chăn nuôi nhằm khuyến khích, hổ trợ phát triển nhiều loại
vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đặc biệt một số chương trình KN trọng điểm về lợn,
bò và gia cầm: Chương trình khuyến nông chăn nuôi lợn hướng nạc thu hút khoảng
24
13.000 hộ thuộc 40 tỉnh, thành tham gia với tổng số lợn nuôi của chương trình là
32.786 con, chương trình này đã gắn chăn nuôi với chương trình xây dựng bể khí
sinh học để xử lý chất thải. Kết quả số lứa đẻ của một lợn nái tăng từ 1,7 lứa/năm
lên 2 lứa/ năm, số ngày cai sữa của lợn con giảm từ 60 ngày xuống 35-40 ngày, tỷ
lệ chết củ lợn con giảm, số lợn con cai sữa/nái/ năm tăng từ 16 con lên 20 con, tỷ lệ
thịt nạc tăng từ 35-36% lên 45- 47 %. Chỉ tính riêng số lợn con tăng lên của
chương trình, lợi nhuận thu được đã lên tới 30 tỷ đồng. Chương trình KN chăn nuôi
lợn hướng nạc đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi trang trại theo hướng công nghiệp
hóa hiện đại hóa. Tuy vậy, vẫn còn một số tồn tại: Chất lượng con giống trong xây
dựng mô hình chưa được coi trọng đúng mức, mô hình xây dựng còn tản mạn, chưa
tập trung, số lượng CBKN còn thiếu.
Chương trình KN chăn nuôi cải tạo đàn bò đã thu hút trên 482.000 hộ tham
gia ở gần 50 tỉnh, thành. Kết quả đào tạo 700 dẫn tinh viên chính quy, trên 2.000
dẫn tinh viên cấp huyện và 6.000 khuyến nông viên thú y, huấn luyện kỹ thuật cho
51.400 lượt hộ. Các giống bò ngoại Red Sindhi, Shiwal, Brahman đã được lai với
bò vàng Việt Nam đã làm tăng tỷ lệ bò lai cả nước từ 10% đến 20% để nâng khối
lượng bò cái từ 170 kg lên 220-250 kg, tỷ lệ thịt xẻ tăng từ 40% lên 47%. Chương
trình KNCN cải tạo đàn bò góp phần nâng cao tầm vóc đàn bò vàng Việt Nam làm
cơ sở cho việc lai tạo tiếp theo hướng chuyên thịt và sữa và giúp gần nữa triệu hộ
chăn nuôi bò lai có thu nhập tăng lên trên 1 tỷ đồng.
Chương trình khuyến nông chăn nuôi bò sữa năng suất cao: Được triển khai
trên 20 tỉnh và một số đơn vị, có trên 2.000 hộ nông dân tham gia 5.340 bò cái sữa.
Kết quả năng suất sữa của bò trong mô hình cao hơn của bò sữa đại trà từ 15-20%,
tỷ lệ bò cái đẻ thường xuyên cho sữa đạt 60%, năng suất sữa từ 400- 450kg/con/chu
kỳ lên 1.2000kg/con/chu kỳ. Sản lượng sữa của các mô hình chăn nuôi bò đạt trên
10.000 tấn. Hiệu quả của chương trình đã góp phần tăng đàn bò sữa Vệt Nam, đến
nay đã có gần 100.000 con, trong đó nhập khẩu trên 10.000 con, tổng sản lượng sữa
đạt trên 140.000 tấn/năm. Hình thành vùng chăn nuôi bò sữa tập trung ở Thành phố
Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Mộc Châu, Sơn La và nhiều tỉnh khác để cung cấp
nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sữa, từng bước hạn chế nhập nội. Phát triển
chăn nuôi bò sữa đã góp phần tạo thêm nghề mới là trồng cỏ chăn nuôi bò, trâu,…
bên cạnh ưu điểm, chương trình KNCN bò sữa còn một số hạn chế: Hỗ trợ thấp đầu
tư còn dàn trải. Do vậy cần tập trung khuyến khích phát triển bò sữa ở một số vùng
thích hợp.
25