Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

phân tích chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 82 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




NGUYỄN THỊ MẾN




PHÂN TÍCH CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG
DÂN CƢ TỈNH NINH BÌNH




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC






SƠN LA, NĂM 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC





NGUYỄN THỊ MẾN




PHÂN TÍCH CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG
DÂN CƢ TỈNH NINH BÌNH



Chuyên ngành: Địa lí Kinh tế - Xã hội

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Tòng Thị Quỳnh Hƣơng




SƠN LA, NĂM 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, ngoài sự nỗ lực của bản
thân em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ đạo tận tình của cô giáo - Thạc sỹ Tòng
Thị Quỳnh Hương. Em còn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, nhiệt tình của Ban
Giám hiệu, phòng Quản lí khoa học, thư viện trường Đại học Tây Bắc, các thầy
cô trong khoa Sử - Địa, cùng các phòng ban chức năng khác của trường Đại học
Tây Bắc. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế em nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các đồng chí trong Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân

tỉnh, Sở y tế, Sở giáo dục, Cục thống kê tỉnh Ninh Bình.
Đặc biệt để hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ động
viên của gia đình và bạn bè.
Từ lòng biết ơn sâu sắc của bản thân cho phép em gửi tới các thầy cô
giáo, gia đình, bạn bè và những người đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này lời cảm ơn chân thành nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Thị Mến




DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á
BHYT : Bảo hiểm y tế
CLCS : Chất lượng cuộc sống
CĐ : Cao đẳng
ĐH : Đại học
FDI : Vốn đầu tư nước ngoài
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GTSX : Giá trị sản xuất
HDI : Chỉ số phát triển con người
KT – XH : Kinh tế - xã hội
ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức

PPP : Sức mua tương đương
QL : Quốc lộ
QP – AN : Quốc phòng - an ninh
SX – KD : Sản xuất - kinh doanh
TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TP : Thành phố
UNDP : Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc
USD : Đôla Mĩ
VNĐ : Việt Nam Đồng
WB : Ngân hàng thế giới
WHO : Tổ chức y tế thế giới

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1.1: Các giá trị biên của các thành phần 8
Bảng 1.2: Chuẩn nghèo Việt Nam thời kì 2001 - 2005 và thời kì 2006 - 2010 11
Bảng 2.1: Diện tích và sự phân chia hành chính tỉnh Ninh Bình (31/12/2012) 21
Bảng 2.2: Dân số trung bình phân theo khu vực và giới tính của tỉnh Ninh Bình
thời kì 2000 - 2012 26
Bảng 2.3: Tỷ suất sinh, tử và gia tăng tự nhiên của tỉnh Ninh Bình thời kì 1995 -
2012 27
Bảng 2.4: Kết cấu dân tộc tỉnh Ninh Bình năm 2012 28
Bảng 2.5: Mật độ dân cư phân theo huyện, thị tỉnh Ninh Bình năm 2012 29
Bảng 2.6: GDP và cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh Ninh Bình theo thời kì 2009 -
2012 (tính theo giá trị thực tế) 30
Bảng 3.1: Thu nhập bình quân đầu người theo huyện, thị tỉnh Ninh Bình (theo
giá trị thực tế) 37
Bảng 3.2: Tỉ lệ nghèo chung của tỉnh Ninh Bình qua các năm 38

Bảng 3.3: Sản lượng lương thực có hạt, lương thực bình quân đầu người của tỉnh
Ninh Bình 40
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Ninh Bình (giá thực tế) 40
Bảng 3.5 : Lương thực bình quân đầu người chia theo huyện, thị tỉnh Ninh Bình
năm 2012 41
Bảng 3.6: Cơ sở khám, chữa bệnh của Ninh Bình 43
Bảng 3.7: Cơ cấu trình độ cán bộ y tế tỉnh Ninh Bình 43
Bảng 3.8 : Ngân sách tỉnh Ninh Bình chi cho y tế giai đoạn 2005 - 2012 44
Bảng 3.9: Chỉ số năm đi học trung bình và số năm đi học kỳ vọng 46
và phân theo huyện, thị tỉnh Ninh Bình năm 2012 46
Bảng 3.10: Số trường, số lớp, số giáo viên và số học sinh mẫu giáo 47
tỉnh Ninh Bình qua các năm 47
Bảng 3.11: Số học sinh, số giáo viên và số học sinh các cấp tỉnh Ninh Bình qua
các năm 48
Bảng 3.12: Giáo dục phổ thông phân theo huyện, thị năm học 2012 - 2013 49
Bảng 3.13: Số sinh viên tốt nghiệp qua các năm 50
Bảng 3.14: Tỷ lệ ngân sách địa phương chi cho Giáo dục và Đào tạo 50
Bảng 3.15: Tỉ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 51
Bảng 3.16: Các chỉ số phát triển con người phân theo huyện, thị của tỉnh Ninh
Bình năm 2012 52

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc của HDI 10
Biểu đồ 3.1: Tổng sản phẩm GDP của tỉnh Ninh Bình (theo giá so sánh)…… 36
Biểu đồ 3.2: Tuổi thọ trung bình dân cư phân theo huyện, thị tỉnh Ninh bình năm
2012…………………………………………………………………………….45
Biểu đồ 3.3: Chỉ số HDI phân theo huyện, thị tỉnh Ninh Bình năm 2012…… 53















MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 2
2.1. Mục đích 2
2.2. Nhiệm vụ 2
2.3. Giới hạn. 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4
4.1. Các quan điểm nghiên cứu 4
4.2. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Những đóng góp của đề tài 6
6. Cấu trúc của đề tài 6
PHẦN NỘI DUNG 7
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƢỢNG CUỘC
SỐNG DÂN CƢ 7
1.1. Cơ sở lý luận 7

1.1.1. Khái niệm 7
1.1.2. Các tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống 8
1.1.2.1. Chỉ số phát con người (HDI) 8
1.1.2.2. Các tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống dân cư trong nghiên cứu đề
tài 10
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư 16
1.2. Cơ sở thực tiễn về chất lượng cuộc sống 16
CHƢƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG CUỘC
SỐNG DÂN CƢ TỈNH NINH BÌNH 20
2.1. Vị trí – lãnh thổ 20
2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 21
2.2.1. Địa hình 21
2.2.2. Khí hậu 22
2.2.3. Thủy văn 23
2.2.4. Đất đai 24
2.2.5. Tài nguyên sinh vật 24
2.2.6. Tài nguyên khoáng sản 24
2.3. Các nhân tố dân cư, kinh tế - xã hội 25
2.3.1. Số dân 25
2.3.2. Sự gia tăng dân số 26
2.3.3. Kết cấu dân số 27
2.3.4. Sự phân bố dân cư 28
2.4. Kinh tế 29
2.4.1. Khái quát chung 29
2.4.2. Hiện trạng kinh tế tỉnh Ninh Bình 30
2.4.3. Những nhân tố khác 33
2.4.3.1. Đường lối, chính sách 33
2.4.3.2. Cơ sở hạ tầng 33
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƢ TỈNH NINH BÌNH 35

3.1. Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Ninh Bình……………… 35
3.1.1. Thực trạng các mặt cụ thể của chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Ninh Bình . 35
3.1.1.1. Tổng thu nhập và thu nhập bình quân của tỉnh Ninh Bình 35
3.1.1.2. Lương thực và dinh dưỡng 39
3.1.1.3. Công tác chăm sóc sức khỏe, y tế 42
3.1.1.4. Giáo dục và đào tạo 45
3.1.1.5. Tình hình cung ứng, sử dụng điện nướ và các vấn đề xã hội khác 51
3.1.2. Đánh giá thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Ninh Bình 52
3.1.3. Những hạn chế trong chất lượng cuộc sống dân cư 54
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Ninh Bình 55
3.2.1. Những căn cứ xây dựng giải pháp 55
3.2.2. Những mục tiêu phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống dân
cư tỉnh Ninh Bình 55
3.2.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2012- 2020 55
3.2.2.2. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân tỉnh
Ninh Bình 56
PHẦN KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người là vốn quý nhất, là mục tiêu phải hướng tới của mọi hoạt động
kinh tế - xã hội của tất cả các quốc trên thế giới. Sự phát triển con người đang
trở thành tiêu chí ngày càng quan trọng trong việc xếp hạng các nước trên thế
giới. Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự phát triển con người do cơ quan báo cáo
phát triển con người của chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đưa ra
đều nhằm vào chất lượng cuộc sống dân cư. Việc cải thiện nâng cao chất lượng
cuộc sống con người đang trở thành mục tiêu quan trọng hàng đầu trong chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia.
Trên hành tinh của chúng ta, sự phát triển con người ở các quốc gia rất khác
nhau và có sự phân hóa rõ rệt theo từng nhóm nước. Trong khi một số nước phát
triển phải lo đối phó với một số bệnh do thừa dinh dưỡng thì 1/3 nhân loại đang
phải sống rất nghèo khổ.
Nhiệm vụ của chúng ta là làm sao rút ngắn được khoảng cách giàu,nghèo,
tạo sự công bằng xã hội. Biện pháp hữu hiệu nhất chính là nâng cao chất lượng
cuộc sống cho mỗi người dân.Vậy chất lượng cược sống dân cư là gì? Đánh giá
chất lượng cuộc sống theo những tiêu chí nào? Cần phải làm gì để nâng cao chất
lượng cuộc sống dân cư? Đó là vấn đề cấp bách hiện nay đòi hỏi phải giải quyết
tất cả về mặt lí luận và thực tiễn cho mỗi quốc gia. Vì tính cấp thiết của nó mà
nhiều nhà khoa học của thế giới cũng như của Việt Nam đang quan tâm nghiên
cứu vấn đề này.
Ninh Bình là một tỉnh nhỏ thuộc đồng bằng sông Hồng, là nơi sinh sống
của 914234 người dân với nhiều dân tộc anh em. Trong những năm qua, Đảng
và Nhà nước, các cấp lãnh đạo tỉnh đã rất chú trọng đến việc nâng cao chất
lượng cuộc sống cho mỗi người dân. Nhưng do xuất phát điểm kinh tế của tỉnh
thấp, phát triển chậm lại gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu mọi mặt của nhân dân
chưa được đảm bảo. Đặc biệt là ở xã, thôn, bản vùng sâu vùng xa cuộc sống của
dân cư rất nghèo nàn lạc hậu.

2
Xuất phát từ mục đích khoa học là nhằm nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng, thực trạng của chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Ninh Bình từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây nên
tôi chọn đề tài “Phân tích chất lƣợng cuộc sống dân cƣ tỉnh Ninh Bình” làm
khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
2.1. Mục đích
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về dân số và chất

lượng cuộc sống, đề tài tập trung vào việc phân tích thực trạng chất lượng cuộc
sống dân cư tỉnh Ninh Bình, giải thích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Ninh Bình.
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện các mục tiêu đề ra, đề tài có các nhiệm vụ sau:
- Đúc kết cơ sở lí luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh
Ninh Bình.
- Đánh giá thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư
tỉnh Ninh Bình.
2.3. Giới hạn
- Về nội dung: Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu các chỉ tiêu cơ bản
đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư như: Tổng thu nhập và thu nhập bình
quân đầu người, lương thực và dinh dưỡng, y tế và chăm sóc sức khỏe, giáo dục
- đào tạo, tình hình sử dụng điện, nước sạch… Đồng thời vận dụng các chỉ tiêu
trên vào nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Ninh Bình.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư của rỉnh
Ninh Bình từ năm 2000 - 2012.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu về chất lượng cuộc sống dân cư trong
phạm vi tỉnh Ninh Bình, gồm 6 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã.


3
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây, vấn đề chất lượng cuộc sống đã được các nhà
khoa học trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm nghiên cứu.
- Trên thế giới: đã có nhiều nhà khoa học và các tổ chức nghiên cứu về chất
lượng cuộc sống. Vào cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, nhà dân
số học người Ấn Độ (R.C Sharma) đề cập đến chất lượng cuộc sống trong tác

phẩm “Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống” (Population,
resources, environment and quality of life), ông nghiên cứu mối tương tác giữa
chất lượng cuộc sống dân cư với quá trình phát triển dân cư, phát triển kinh tế -
xã hội của mỗi quốc gia. Theo ông năm 1990, UNDP đã đưa ra hệ thống các chỉ
tiêu đánh giá về phát triển con người - HDI (Human Development Index). Hệ
thống các chỉ tiêu này đã phản ánh cách tiếp cận mới, có tính hệ thống về phát
triển con người, coi phát triển con người là sự mở rộng phạm vi lựa chọn của
con người để đạt đến một cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh, có ý nghĩa và xứng
đáng với con người.
- Ở Việt Nam: Đã có nhiều công trình nghiên cứu đến vấn đề này, có thể kể
đến các cuộc tổng điều tra về mức sống dân cư năm 1992-1993; 1997-1998;
2001-2004; 2007-2008… do Tổng cục thống kê, Bộ kế hoạch và đầu tư, Ngân
hàng thế giới cùng với sự trợ giúp về tài chính của UNDP tiến hành khảo sát. Mỗi
cuộc tổng điều tra đều cho thấy rõ sự thay đổi mức sống dân cư Việt Nam theo thời
gian và tiến bộ vượt bậc của nước ta trong việc giảm nghèo, nâng cao mức sống
cho nhân dân. Tuy nhiên những cuộc điều tra chỉ dừng lại ở việc khảo sát mức sống
dân cư Việt Nam bằng những số liệu cụ thể mà chưa đi sâu phân tích đánh giá cụ
thể chất lượng cuộc sống của một địa phương nào đó trên cả nước.
Ngoài ra phải nói tới các công trình liên quan đến chất lượng cuộc sống
được công bố như:
Tác giả Đỗ Thiên Kính với: “Phân hóa giàu nghèo và tác động của yếu tố
học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam” (2003). Tác giả đã
đánh giá thực trạng về sự phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam, cụ thể là giai đoạn

4
1993-1998 và tìm hiểu tác động của yếu tố học vấn đến mức sống của người dân
Việt Nam.
PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, TS. Trương Thị Thúy Hằng với 2 công trình:
“Chỉ số phát triển kinh tế trong HDI, cách tiếp cận và một số kết quả nghiên
cứu” và “Chỉ số tuổi thọ trong HDI, một số vấn đề thực tiễn Việt Nam” (2005).

Hai tác giả tập trung nghiên cứu về chỉ số phát triển kinh tế và yếu tố tuổi thọ
trong HDI, đưa ra những kinh nghiệm thực tiễn để tính toán đo đạc các chỉ số
trên của một số địa phương trong nước và một số nước trên thế giới.
Trong cuốn giáo trình “Dân số và phát triển” (2004), tác giả Tống Văn
Đường đã luận giải sự tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa dân số và phát triển
thông qua các chỉ số HDI và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư.
Đặc biệt phải kể đến công trình nghiên cứu “Diễn biến mức sống dân cư và
phân hóa giàu nghèo tại TP.Hồ Chí Minh” do nhóm tác giả của Viện kinh tế TP.Hồ
Chí Minh, đã tiến hành đi sâu phân tích một cách rất cụ thể về việc làm, thu nhập và
chi tiêu của dân cư TP.Hồ Chí Minh, từ đó minh chứng cho sự phân hóa giàu nghèo
ngày càng rõ nét ở TP.Hồ Chí Minh. Đây được xem là công trình có tính chuyên sâu
đầu tiên về phân tích chất lượng cuộc sống dân cư một địa phương cụ thể.
Như vậy, có thể thấy rằng mảng đề tài chất lượng cuộc sống dân cư trong
những năm qua đã được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều phạm vi góc độ khác
nhau. Song việc tiếp cận một cách trực tiếp, tổng thể về chất lượng cuộc sống
dân cư ở cấp tỉnh vẫn còn rất hạn chế. Tuy vậy, những tác phẩm trên vẫn là
những tư liệu tham khảo hữu ích cho đề tài nghiên cứu về chất lượng cuộc sống
dân cư ở tỉnh Ninh Bình.
4. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Các quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Ninh Bình là một trong 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam và thuộc vùng
đồng bằng Sông Hồng. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu chất lượng cuộc sống
dân cư dân cư, cần đặt Ninh Bình trong một hệ thống lớn hơn là đồng bằng Sông
Hồng và trong phạm vi cả nước. Bản thân chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh

5
Ninh Bình cũng có thể coi là một hệ thống bao gồm nhiều phân hệ có mối quan
hệ qua lại với nhau, nó là một hệ thống kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.
Do đó, quan điểm hệ thống này cần phải được vận dụng trong quá trình

nghiên cứu đề tài này.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Các yếu tố về tự nhiên, dân số, hoạt động sản xuất… của từng khu vực,
từng quận, huyện có bản sắc riêng.Vì vậy, khi nghiên cứu chất lượng cuộc sống
dân cư tỉnh Ninh Bình phải tìm hiểu trên quan điểm tổng hợp lãnh thổ, qua đó
làm rõ nguyên nhân của sự khác biệt để phân tích và đánh giá thực trạng đời
sống người dân tỉnh Ninh Bình đúng đắn hơn.Mặt khác, cũng cần phải thấy
được khả năng phát triển kinh tế của từng huyện, thị mà đề xuất những giải pháp
nhằm phát triển kinh tế - xã hội một cách có hiệu quả trong thời kì tới vì nó gắn
với chất lượng cuộc sống dân cư.
4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Nếu quan điểm tổng hợp lãnh thổ nói lên tính không gian thì quan điểm lịch sử
nói lên tính thời gian. Gắn với thời gian của đối tượng nghiên cứu,quan điểm này
giúp chúng ta biết được sự biến đổi chất lượng cuộc sống dân cư. Trên cơ sở đó thấy
được những nguyên nhân và dự đoán được xu hướng biến đổi để mà có những điều
chỉnh và tác động tích cực nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.
4.1.4. Quan điểm sinh thái
Các yếu tố tự nhiên, môi trường có tác động mạnh mẽ đến chất lượng cuộc
sống. Vì vậy, khi nghiên cứu cần xem xét môi trường là một bộ phận của chất
lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống cao thì môi trường được cải thiện và
ngược lại. Tài nguyên môi trường phản ánh chất lượng cuộc sống dân cư giữa
các vùng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Các tài liệu bao gồm sách, báo cáo, tạp chí viết về hoặc liên quan tới chất lượng
cuộc sống dân cư. Đặc biệt là các số liệu thống kê được từ các cơ quan của tỉnh và
Trung ương.

6
4.2.2. Phương pháp thống kê toán học

Trên cơ sở các số liệu đã thu thập được, sử dụng công thức tính toán các chỉ
số cần thiết cho việc phân tích, đánh giá các nội dung của đề tài.
4.2.3 Phương pháp so sánh và phân tích tổng hợp
Để phân tích và tìm ra cốt lõi của vấn đề, so sánh các kết quả với nhau theo
yêu cầu nội dung của đề tài, tổng hợp rút ra những kết luận chính xác nhất về
thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư.
4.2.4 Phương pháp biểu đồ
Những kết quả có được nếu phản ánh lên biểu đồ thì sẽ được thể hiện rõ rang
và chi tiết hơn, thông qua đó sẽ dễ dàng so sánh, phân tích mối liên hệ giữa các yếu
tố cấu thành chất lượng cuộc sống giữa các địa phương trong tỉnh Ninh Bình.
5. Những đóng góp của đề tài
Đề tài được hoàn thành sẽ có một số đóng góp sau:
- Đề tài tổng hợp được những kiến thức lí luận và thực tiễn về chất lượng
cuộc sống dân cư, giúp cho người đọc biết được cơ bản về khái niệm và các tiêu
chí đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư.
- Đề tài đã có những phân tích khá đầy đủ về chất lượng cuộc sống dân cư,
đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người
dân tỉnh Ninh Bình. Qua đó đề tài sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích giúp chúng ta
có thêm hiểu biết về cuộc sống của người dân tỉnh Ninh Bình.
- Khóa luận còn là tài liệu tham khảo cho giáo viên khi giảng dạy và liên hệ
thực tế về tỉnh Ninh Bình ở trường phổ thông.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phần phụ, khóa luận gồm có 3 chương:
 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống.
 Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh
Ninh Bình.
 Chương 3: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
dân cư tỉnh Ninh Bình.



7
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƢỢNG
CUỘC SỐNG DÂN CƢ
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm
Chất lượng cuộc sống (Quality of life) là một khái niệm rộng, đã từng được
hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và được đo bằng nhiều tiêu chí khác nhau. Chất
lượng cuộc sống thường được lưu ý phân biệt với mức sống. Mức sống là thước
đo về phúc lợi vật chất còn chất lượng cuộc sống là thước đo cả về phúc lợi vật
chất và giá trị tinh thần.
Theo R.C.Sharma, chất lượng cuộc sống thể hiện những đòi hỏi thỏa mãn
nhu cầu vật chất và tình cảm của cá nhân, tập thể hay cộng đồng xã hội cũng
như khả năng đáp ứng một cách bền vững và ổn định các nhu cầu cuộc sống của
bản thân xã hội.
Chất lượng cuộc sống là khái niệm thuộc phạm trù kinh tế - xã hội, nó phản
ánh mối quan hệ giữa tự nhiên, môi trường và sự phát triển kinh tế với đời sống
con người. Tuy vậy khái niệm chất lượng cuộc sống không phải là bất biến. Nó
thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào quan điểm và tình hình cụ thể của mỗi
nước, tùy thuộc vào chế độ xã hội, đẳng cấp và tôn giáo… Bởi vì nhu cầu và khả
năng đáp ứng những nhu cầu cuộc sống không giống nhau ở mỗi quốc gia,dân
tộc tôn giáo… Ngay trong cùng một nước thì theo thời gian quan điểm về chất
lượng cuộc sống cũng có thể là khác nhau.
Theo nhóm chuyên gia Liên hợp quốc, khi nghiên cứu và đánh giá chất
lượng cuộc sống con người thì ngoài thu nhập và chi tiêu, chất lượng cuộc sống
“còn phải kể đến tuổi thọ bình quân, giáo dục và sự tăng lên của tài nguyên”.
Theo đó, có thể hiểu chất lượng cuộc sống bao gồm lối sống, mức sống và nếp
sống. Trong đó mức sống là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu mang tính định lượng
rõ rệt và là “tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sinh hoạt có khả năng thỏa mãn nhu
cầu vật chất văn hóa của người dân tại một thời điểm phát triển kinh tế - xã hội

của đất nước”.

8
Như vậy, có thể hiểu chất lượng cuộc sống là sự phản ánh, sự đáp ứng
những nhu cầu của xã hội, trước hết là nhu cầu về vật chất cơ bản tối thiểu của
con người. Mức đáp ứng đó càng cao thì chất lượng cuộc sống càng cao. Bên
cạnh đó, chất lượng cuộc sống còn được gắn liền với môi trường và sự an toàn
của môi trường. Một cuộc sống sung túc là một cuộc sống được đảm bảo bởi
những nguồn lực cần thiết như cơ sở hạ tầng hiện đại, các điều kiện vật chất và
tinh thần đầy đủ. Đồng thời, con người phải được sống trong một môi trường tự
nhiên trong lành, bền vững, không bị ô nhiễm; một môi trường xã hội lành mạnh
và bình đẳng, không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề xã hội.
1.1.2. Các tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống
1.1.2.1. Chỉ số phát con người (HDI)
Con người là vốn quý nhất, là mục tiêu hướng tới của mọi hoạt động kinh
tế - xã hội của mỗi quốc gia và thế giới. Việc lựa chọn các tiêu chí phản ánh sự
phát triển con người có ý nghĩa rất quan trọng. Từ những năm 1990, Chương
trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) đưa ra chỉ số phát triển con người
HDI phản ánh các thành tựu phát triển con người trong ba lĩnh vực cơ bản:
Sức khỏe: Được đo bằng tuổi thọ trung bình (năm).
Học vấn: Được đo bằng số năm đi học trung bình (năm) và số năm đi học
kỳ vọng (năm).
Mức sống kinh tế: Được đo bằng tổng thu nhập quốc gia (GNI) bình quân
đầu người hoặc GDP bình quân đầu người được điều chỉnh theo phương pháp
sức mua tương đương (PPP), tính bằng đô la Mĩ (USD).
Bảng 1.1: Các giá trị biên của các thành phần
Chỉ tiêu
Max
Min
Tuổi thọ (năm)

83,2
20
Số năm đi học trung bình (năm)
13,2
0
Số năm đi học kỳ vọng (năm)
20,6
0
Chỉ số giáo dục chung
0,951
0
GNI/người (USD PPP)
108.211
163


9
- Chỉ số giáo dục:
1 2 (min)
e
(max) (min)
e e - I
I=
I - I


+ Số năm đi học trung bình: e
1
=
1A 1min

1max 1min
e - e
e - e
: với e
1A
là số năm đi học trung
bình
+ Số năm đi học kỳ vọng: e
2
=
2A 2min
2max 2min
e - e
e - e
: với e
2A
là số năm đi học kỳ vọng
- Chỉ số tuổi thọ:
L(A) L(min)
l
L(max) L(min)
I - I
I=
I - I
: với I
L
tuổi thọ thực tế
Ln (giá trị thực) – ln (min)
- Chỉ số GDP: I
i

= (tính theo sức mua tương đương)
Ln (max) – ln (min)
* Tổng hợp 3 chỉ số thành phần trên sẽ được chỉ số HDI theo công thức
tính:
HDI =
l e i
3
I I I

Về mặt trị số: 0

HDI

1
Các chỉ số tuổi thọ, giáo dục, GDP và HDI đều nhận giá trị từ 0 đến 1. Giá
trị của các chỉ số này càng gần tới 1 có nghĩa là trình độ phát triển và xếp hạng
càng cao (với 1 là thứ hạng cao nhất), trái lại, các chỉ số càng gần 0 có nghĩa là
trình độ phát triển và xếp hạng càng thấp. Trên cơ sở giá trị này, cơ quan báo
cáo con người của Liên hợp quốc đã phân chia thành 4 nhóm như sau:
+ Nhóm HDI thấp, có giá trị từ 0,000 đến 0,487
+ Nhóm HDI trung bình, có giá trị từ 0,488 đến 0,676
+ Nhóm HDI cao, có giá trị từ 0,677 đến 0,788
+ Nhóm HDI rất cao, có giá trị từ 0,788 đến 1,000








10


GDP Tuổi
bình thọ
quân Mức sống Sức khỏe trung
đầu bình
người HDI

Số năm Học vấn Số
đi học năm đi
trung bình học kỳ
vọng

Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc của HDI
Chỉ số HDI cho thấy quốc gia nào có thu nhập cao, có chính sách giáo dục
và chăm sóc sức khỏe dân cư thích đáng thì vị trí HDI sẽ cao. Một số nước có
mức thu nhập cao, nhưng không quan tâm đầy đủ tới việc nâng cao dân trí và
chăm sóc sức khỏe dân cư thì vị trí HDI sẽ giảm đi. Một số quốc gia khác, trong
đó có Việt Nam tuy mức thu nhập thấp nhưng do chính sách của Nhà nước quan
tâm đến y tế, giáo dục nên giá trị HDI tăng.
HDI là một thước đo tương đối tổng hợp, vượt ra khỏi khía cạnh thuần túy
về sự phát triển. Tuy vậy, HDI còn là một chỉ số đơn giản, chưa bao quát hết sự
phong phú, nhiều mặt của sự phát triển con người, nó chỉ mới phản ánh gián tiếp
và chưa đầy đủ, còn bỏ qua một số khía cạnh liên quan đến chất lượng cuộc
sống con người như: chính trị, văn hóa, môi trường…
1.1.2.2. Các tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống dân cư trong nghiên
cứu đề tài
Theo Liên hợp quốc (UN), các chỉ tiêu đánh giá cuộc sống bao gồm thu
nhập quốc dân bình quân, thành tựu y tế và trình độ văn hóa giáo dục. Và kết

quá nghiên cứu theo các chỉ tiêu đó sẽ là chỉ số phát triển nhân bản.
Như vậy, chỉ tiêu đánh giá chất lượng cuộc sống không chỉ là thu nhập và
chỉ tiêu bình quân trong gia đình, mà còn bao hàm cả phần phúc lợi xã hội như y
tế, giáo dục và những lợi ích công cộng khác. Theo đây, nếu mức gia đình có thu

11
nhập giống nhau thì gia đình nào được sử dụng hoặc hưởng các phúc lợi xã hội
nhiều hơn thì có chất lượng cuộc sống cao hơn. Trên phạm vi lớn hơn, có nước
có mức thu nhập cao nhưng lại có chất lượng cuộc sống không cao, ngược lại có
những nước có thu nhập thấp nhưng chỉ số HDI lại cao hơn (Việt Nam là một ví
dụ điển hình).
* Chỉ số GDP
- GDP và GDP bình quân đầu người
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu
dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bởi cả dân sự và phi dân sự, không
phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài tạo ra. GDP không bao
gồm phần khấu hao vốn vật chất hay sự suy giảm và xuống cấp của tài nguyên
thiên nhiên.
GDP bình quân đầu người được tính bằng USD/người, ở Việt Nam được
tính bằng USD/người hoặc bằng Việt Nam đồng/người. Thông qua tiêu chí này
chúng ta có thể đánh giá được trình độ kinh tế, mức sống của mỗi người dân
trong từng nước hoặc so sánh giữa các địa phương.
Thu nhập bình quân đầu người là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá
mức sống của dân cư cụ thể là để xác định tỉ lệ đói nghèo.Vì thế, sự chênh lệch
về thu nhập là nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Đói
và nghèo là những khái niệm có thể lượng hóa được.
Ở Việt Nam, Bộ Lao Động thương binh xã hội đưa ra mức chuẩn nghèo
như sau:
Bảng 1.2: Chuẩn nghèo Việt Nam thời kì 2001 - 2005 và thời kì 2006 - 2010
(Đơn vị:VNĐ)

Địa bàn
Thu nhập bình quân đầu ngƣời/tháng
2000 – 2005
2006 – 2010
Nông thôn
<100.000
<200.000
Thành thị
<150.000
<260.000
(Nguồn: [4] )

12
Theo chuẩn 2006 - 2010, tỷ lệ hộ nghèo cả nước có xu hướng giảm năm
2004 tỷ lệ hộ nghèo là 18,1% đến năm 2006 giảm xuống còn 15,5%, năm 2008
là 13,4% và đến năm 2010 tỷ lệ này chỉ còn 10,7%. Vùng Trung du miền núi
phía Bắc có tỷ lệ nghèo cao nhất cả nước (22,5%). Tiếp đến là hai vùng Tây
Nguyên và vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ nghèo tương ứng là 17,1% và 16%.
Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ nghèo thấp nhất, chỉ 1,3%.
Muốn đánh giá chất lượng cuộc sống cần căn cứ vào mức sống , muốn
đánh giá mức sống cần căn cứ vào thu nhập và thu nhập bình quân, trên cơ sở đó
người ta đưa ra chỉ tiêu đói nghèo. Đói và nghèo được định lượng theo các chỉ
số nhất định. Mức nghèo liên quan đến thu nhập được gọi là nghèo thu nhập -
nghèo tuyệt đối. Theo khái niệm thời đó là mức chỉ tiêu cần thiết để đảm bảo
một người có thể mua đủ lượng lương thực thực phẩm quy đổi tương đương
2100 - 2300 Calo/người/ngày.
Như vậy, mức tiêu thụ cùng khả năng cung cấp lương thực và dinh dưỡng
cũng là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng cuộc sống dân cư.
* Giáo dục và đào tạo
Là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng cuộc sống dân

cư. Trình độ học vấn cao là điều kiện để con người phát triển toàn diện đức - trí
- thể - mĩ… Từ đó, dễ dàng đáp ứng được xu thế phát triển của đất nước, của
thời đại .
Thường người ta đánh giá sự phát triển của giáo dục qua tỉ lệ ngân sách chỉ
cho giáo dục, trình độ học vấn của dân cư; số năm đến trường; cơ sở trường, lớp
và phương tiện dạy học; số lượng, chất lượng giáo viên, số học sinh trên vạn
dân, tỉ lệ học sinh đến trường so với tổng trẻ em ở độ tuổi đến trường; số học
sinh trung bình của một lớp học… Trên thế giới, tình hình giáo dục cũng rất
khác nhau giữa các nhóm nước có thu nhập khác nhau.
Chỉ số về giáo dục được dùng làm thước đo trình độ dân trí làm nên chất
lượng cuộc sống của dân cư bao gồm các chỉ tiêu về tỷ lệ người lớn biết chữ,
trình độ văn hóa và tay nghề, số năm đến trường, tỷ lệ người mù chữ…


13
- Tỷ lệ người lớn biết chữ
Tỷ lệ người lớn biết chữ là những người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết
thông thạo một đoạn văn đơn giản bằng tiếng quốc ngữ.
Tỷ lệ người lớn biết chữ có liên quan nhiều đến các chỉ số thu nhập và mức
sống của từng cộng đồng và từng quốc gia.
- Trình độ văn hóa và tay nghề
Trình độ văn hóa hay trình độ học vấn nói lên khả năng tích lũy kiến thức
của khối dân cư và được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ lệ người lớn biết
chữ, số người tốt nghiệp các cấp học từ thấp đến cao. Trình độ tay nghề là
trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động chính trong khối dân cư
được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ lệ lực lượng lao động có trình độ
chuyên môn (sơ cấp, công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng,
cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) trong tổng số lao động đang hoạt động trong các
ngành kinh tế của đất nước.
Trình độ văn hóa và trình độ tay nghề luôn có mối quan hệ khăng khít với

nhau đồng thời có liên quan nhiều đến chỉ số thu nhập của từng quốc gia. Các
nước có nền kinh tế phát triển thì các chỉ số phản ánh về trình độ văn hóa và
trình độ tay nghề trong khối dân cư thường rất cao, ngược lại ở các nước chậm
phát triển thì các chỉ số này thường rất thấp.
Hiện nay, trình độ văn hóa và tay nghề của lực lượng lao động đang có sự
chuyển biến theo hướng tích cực, chất lượng cuộc sống của dân cư ngày càng
được cải thiện, tỷ lệ người biết chữ và tốt nghiệp các cấp học theo hướng tăng
dần các cấp học ngày càng cao. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, số lao động có
tay nghề ngày càng tăng và họ đang là những lực lượng lao động mang lại chất
lượng hiệu quả cao trong các ngành kinh tế. Tuy nhiên, ở các nước có nền kinh
tế đang phát triển việc sử dụng lao động không có tay nghề trong các ngành kinh
tế vẫn còn chiếm tỉ lệ cao.
Giáo dục - Đào tạo nước ta trong những năm qua đã đạt được thành tích hết
sức to lớn, khẳng định được truyền thống trí tuệ con người Việt Nam, phản ánh
được sự quan tâm sâu sắc và đầu tư lớn của nhân dân ta. Tuy nhiên, nền giáo

14
dục nước ta còn nhiều yếu kém, nội dung chương trình giáo dục, đồng thời cần
hoàn thiện đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí.
* Sức khỏe, y tế
Sức khỏe là vốn quý của con người, là yếu tố quan trọng đảm bảo hạnh
phúc cho mỗi người. Sức khỏe kém có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân các
mặt: kết quả học tập, khả năng tìm việc và thu nhập, khả năng chăm sóc con cái
và tham gia các hoạt động của cộng đồng.
Ở mỗi nước, dân cư có sức khỏe tốt sẽ đảm bảo nguồn cung ứng lao động
có thể lực tốt cho xã hội. Đây là một đầu vào của tăng trưởng kinh tế.
Sức khỏe là một khái niệm khó xác định. Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho
rằng: Đó là trạng thái thoải mái về thể chất và xã hội, nó không chỉ bó hẹp trong
nghĩa là không có bệnh tật hay thương tật.
Tổ chức WHO đưa ra các chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển y tế gồm

đầu tư ngân sách cho y tế, chất lượng và số lượng bác sỹ, cơ sở vật chất kĩ thuật
phục vụ cho việc khám chữa bệnh, tuổi thọ bình quân, tỉ suất tử vong (nói
chung), tỉ suất tử trẻ em (nói riêng), tỉ lệ dân số mắc các loại bệnh…
Tình hình đảm bảo sức khỏe người dân ở mỗi quốc gia rất khác nhau, phụ
thuộc vào điều kiện (môi trường) sống, mức thu nhập và sự phát triển dân số.
Các nước đang phát triển, do thu nhập thấp nên số người được hưởng các dịch
vụ y tế còn hạn chế… Các nước thu nhập cao, số lượng bác sỹ nhiều, chất lượng
bác sỹ tốt, dịch vụ y tế đa dạng, trang thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng y tế tốt…
nên việc chăm sóc sức khỏe cho bộ phận dân cư tốt.
Y tế và chăm sóc sức khỏe là những hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp tới tỉ
lệ tử vong (có liên quan đến bệnh tật) của con người, từ đó ảnh hưởng đến tuổi
thọ trung bình của dân cư.
- Tuổi thọ bình quân: là một chỉ số quan trọng phản ánh trình độ phát triển
y tế của mỗi quốc gia. Chỉ số tuổi thọ liên quan chặt chẽ tới hệ số tử vong, đặc
biệt hệ số tử vong ở trẻ em. Nước nào có tuổi thọ bình quân càng cao thì hệ số tử
vong ở nước đó càng thấp và ngược lại. Tỷ suất tử vong trẻ em (hiểu là tỷ suất
trẻ em chết dưới 1 tuổi) phản ánh đầy đủ trình độ nuôi dưỡng và tình hình sức

15
khỏe chung ở trẻ em ở lãnh thổ. Số trẻ em dưới 1 tuổi càng nhiều, hệ số tử vong
thô càng cao thì tuổi thọ bình quân thấp.
Xu hướng chung hiện nay trên toàn thế giới là tỷ lệ trẻ em tử vong giảm
dần. Tuy vậy, tỷ suất này còn chênh lệch khá lớn giữa các nước. Trên thế giới
tuổi thọ bình quân của các nước phát triển (trung bình khoảng 80 tuổi) và các
nước đang phát triển dao động từ khoảng 50 - 70 tuổi, cá biệt có một số nước
Châu Phi tuổi thọ của dân cư thấp, trung bình chỉ 34 - 40 tuổi. Do các nước đang
phát triển dân số tăng nhanh, kinh tế chậm phát triển, thu nhập thấp và điều kiện
chăm sóc y tế không được đảm bảo, vì vậy tuổi thọ bình quân của người dân
thấp. Ngược lại, các nước phát triển mức gia tăng dân số thấp thậm chí là âm,
thu nhập cao và các điều kiện chăm sóc sức khỏe được đảm bảo… nên tuổi thọ

của người dân cao.
Trong nền kinh tế quốc dân, hệ thống y tế là một bộ phận của cơ sở hạ
tầng xã hội. Vì thế, phát triển hệ thống y tế là một yếu tố đảm bảo cho dân cư có
cuộc sống dài lâu, khỏe mạnh, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, đây
là mục tiêu phát triển của bất kì nước nào.
Ở Việt Nam, do những thành tựu về phát triển kinh tế, nên các chương
trình quốc gia về xã hội đã được triển khai rộng rãi và có tác động sâu sắc tới cả
nông thôn và thành thị. Hầu hết các chỉ số về sức khỏe của nhân dân đã được cải
thiện.
Sau khi tìm hiểu về các chỉ số thành phần trong HDI bao gồm: chỉ số về
thu nhập, chỉ số giáo dục và chỉ số tuổi thọ, ta có thể tính được chỉ số HDI - là
chỉ số quan trọng để đáng giá chất lượng cuộc sống dân cư. Các chỉ số này có
mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau. Chỉ tiêu về lương thực và
dinh dưỡng được đảm bảo đầy đủ là tiền đề cho việc đảm bảo sức khỏe tốt cho
dân cư, nâng cao tuổi thọ, sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao dân
trí, từ đó góp phần làm tăng chỉ số HDI và ngược lại. Nên khi nghiên cứu về
chất lượng cuộc sống dân cư cần đánh giá một cách tổng thể tránh phiến diện,
chủ quan dẫn đến những nhận định sai lầm và đưa ra những giải pháp không phù
hợp. Chính vì vậy, cần phân tích chính xác mối quan hệ giữa các bộ phận với

×