Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

thực trạng và phương hướng phát triển cây lương thực của tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 69 trang )


̀
I CA
̉
M ƠN

Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo hướng
dẫn khoá luận ThS. Bùi Hoa Mận, người đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để
em nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Em xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Tây Bắc, Phòng
công tác chính trị, cùng các thầy, cô trong khoa Sử - Địa đã tạo điều kiện cho
em bước đầu thực hiện công tác nghiên cứu khoa học.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em cũng nhận được sự giúp đỡ về số liệu
của nhiều cơ quan địa phương đặc biệt là của các cán bộ sở NN&PTNT Sơn La.
Nhân dịp này em xin gửi tới cơ quan này lời cảm ơn trân thành nhất.
Đồng thời, để có được kết quả này em xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ,
chia sẻ của người thân trong gia đình và bạn bè.
Khóa luận được hoàn thành trong thời gian chưa dài. Bên cạnh đó, do khả
năng và kinh nghiệm còn hạn chế nên chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu sót. Em
rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô giáo, các bạn sinh
viên để khóa luận của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, ngày 30 tháng 4 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Xuân

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH – HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa


CHDCND Lào
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
KHKT
GDP
Khoa học kĩ thuật
Tổng sản phẩm quốc dân
TP
Thành phố
ĐBSH
Đồng bằng sông Hồng
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
ĐNB
Đông Nam Bộ
TDMNBB
Trung du miền núi Bắc Bộ

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
Tên bảng
Trang
1
Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng cây lương thực
Việt Nam năm 2012
9
2
Bảng 1.2: Sản lượng lương thực quy thóc của Việt Nam
2005 - 2012
9

3
Bảng 1.3: Sản lượng lương thực có hạt phân theo từng vùng
củaViệt Nam 2007 - 2012
10
4
Bảng1.4: Diện tích và sản lượng cây lúa gạo của Việt Nam
2005 - 2012
12
5
Bảng 1.5: Một số chỉ tiêu sản xuất lương thực của vùng
Trung du miền núi Bắc Bộ 2005 - 2012
13
6
Bảng 2.1: Diện tích, dân số, các đơn vị hành chính tỉnh Sơn La
năm 2012
15
7
Bảng 2.2: Giá trị sản xuất của ngành sản xuất cây lương
thực và cây công nghiệp
27
8
Bảng 2.3: Sản lượng lương thực tỉnh Sơn La giai đoạn 2000
- 2012 công nghiệp tỉnh Sơn La 2010 - 2012
31
9
Bảng 2.4: Sản lượng lương thực bình quân theo đầu người
tỉnh Sơn La năm 2012
32
10
Bảng 2.5: Năng suất lương thực tỉnh Sơn La giai đoạn 2000

- 2012
34
11
Bảng 2.6: Diện tích cây lương thực phân theo huyện thị
năm 2012
40
12
Bảng 2.7: Sản lượng lương thực phân theo huyện thị năm
2012
41
13
Bảng 2.8: Năng suất lúa cả năm của Sơn La 2008 - 2012
42
14
Bảng 2.9: Diện tích, sản lượng lúa phân bố theo huyện thị,
43
thành phố năm 2012
15
Bảng 2.10: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Sơn
La năm 2012
44
16
Bảng 2.11: Diện tích, sản lượng ngô phân bố theo huyện,
thị xã,thành phố năm 2012
46
17
Bảng 2.12: Năng suất ngô Sơn La 2000 - 2012
47
18
Bảng 2.13: Diện tích, năng suất và sản lượng khoai tỉnh Sơn

La 2007 - 2012
47
19
Bảng 2.14: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn tỉnh Sơn
La 2007 – 2012
48


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT
Tên biểu đồ
Trang
1
Biểu đồ 1.1: Sản lượng lương thực bình quân đầu người của
Việt Nam 2007 - 2012
11
2
Biểu đồ 1.2:Bình quân lương thực đầu người vùng Trung
du miền núi Bắc Bộ năm 2012
14
3
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu dân tộc tỉnh Sơn La
22
4
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo
giá thực tế phân theo nhóm cây trồng tỉnh Sơn La năm 2012
28
5
Biểu đồ 2.3: Diện tích cây lương thực tỉnh Sơn La 2000 -

2012
30
6
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu diện tích cây lương thực tỉnh Sơn La
năm 2012
36
7
Biểu đồ 2.5: Diện tích và sản lượng cây lương thực lấy hạt
tỉnh Sơn La 2000 - 2012
37
8
Biểu đồ 2.6: Năng suất cây lương thực lấy hạt tỉnh Sơn La
2008 - 2012
38
9
Biểu đồ 2.7: Diện tích và sản lượng cây lương thực lấy củ
tỉnh Sơn La 2000 – 2012
38
10
Biểu đồ 2.8: Diện tích ngô Sơn La giai đoạn 2000 – 2012
45
11
Biểu đồ 2.9: Sản lượng ngô tỉnh Sơn La giai đoạn 2000 –
2012
45

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ

STT
Tên bản đồ

Trang
1
Bản đồ 1: Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La
16
2
Bản đồ 2: Bản đồ đất tỉnh Sơn La
19
3
Bản đồ 3: Bản đồ hiện trạng phát triển cây lương thực tỉnh
Sơn La năm 2012
35
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.2. Nhiệm vụ nhiên cứu 2
2.3. Giới hạn nghiên cứu 2
3. Lịch sử nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 4
4.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu 4
4.2. Phương pháp thực địa 4
4.3. Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ 5
6. Bố cục của đề tài 5
PHẦN NỘI DUNG 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CÂY LƢƠNG
THỰC 6
1.1. Cơ sở lí luận 6
1.1.1. Khái niệm và phân loại cây lương thực 6

1.1.2. Vai trò và đặc điểm sản xuất cây lương thực 6
1.1.2.1. Vai trò sản xuất cây lương thực 6
1.2. Cơ sở thực tiễn 8
1.2.1. Thực tiễn sản xuất lương thực của Việt Nam 8
1.2.2. Thực tiễn sản xuất cây lương thực vùng Trung du miền núi Bắc Bộ 13
Chƣơng 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN CÂY LƢƠNG THỰC TỈNH SƠN 15
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng 16
2.1.2. Vị trí địa lí, phạm vị lãnh thổ 16
2.1.2. Các nhân tố tự nhiên 17
2.1.2.1. Địa hình và đất đai 17
2.1.2.2. Khí hậu 20
2.1.2.3. Nước 20
2.1.3. Các nhân tố kinh tế xã hội 22
2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động 22
2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 23
2.1.3.3. Thị trường tiêu thụ 26
2.2. Thực trạng phát triển cây lương thực tỉnh Sơn La 27
2.2.1. Vai trò sản xuất cây lương thực ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La 27
2.2.2. Hiện trạng phát triển cây lương thực 29
2.2.2.1. Khái quát chung 29
2.2.2.2. Diện tích 30
2.2.2.3. Sản lượng 31
2.2.2.7. Hiện trạng sản xuất một số cây lương thực chính 41
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY LƢƠNG
THỰC TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020 49
3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển 49
3.1.1. Quan điểm phát triển 49
3.1.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế xã hội 49
3.1.1.2. Quan điểm phát triển nông nghiệp 49

3.1.2. Mục tiêu phát triển 50
3.1.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - hội 50
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn 50
3.1.3. Định hướng phát triển cây lương thực 51
3.1.3.1. Định hướng về nâng cao diện tích 51
3.1.3.2. Định hướng về sản lượng lương thực 52
3.1.3.3. Định hướng về phân bố cây lương thực 52
3.2. Một số giải pháp 53
3.2.1. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực 53
3.2.2. Củng cố và xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát
triển cây lương thực 54
2.2.3. Giải pháp về vốn 55
3.2.4. Giải pháp về thị trường 55
3.2.5. Giải pháp khác 56
PHẦN KẾT LUẬN 57

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Cây lương thực là cây trồng quan trọng đối với tất cả các quốc gia. Nó góp
phần to lớn vào việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo nguồn vốn tích lũy cho
quá trình phát triển kinh tế nhất là đối với các nước đang phát triển. Hiện nay
trình độ sản xuất lương thực ngày càng cao và thị trường thì không ngừng được
mở rộng, cây lương thực lại càng phát triển mạnh mẽ hơn và đang trở thành cây
hàng hóa quan trọng của mỗi quốc gia.
Ngành trồng cây lương thực trong những năm qua phát triển khá nhanh cả
về chất và lượng nước ta đã có một số mặt hàng cây lương thực như: lúa, ngô…
Đã có sức cạnh tranh và có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Trong xu thế phát
triển chung của cả nước, sản xuất lương thực ở Sơn La cũng bắt đầu khẳng định

được vị trí và vai trò của mình trong cơ cấu cây lương thực của vùng Trung du
miền núi Bắc Bộ. Việc phát triển cây lương thực ở Sơn La không chỉ giữ vai trò
cung cấp lương thực cho tỉnh, mà hơn thế nữa nó còn góp phần xóa đói giảm
nghèo cải thiện chất lượng cuộc sống cho bà con nhân dân.
Sơn La là tỉnh thuộc vùng cao Tây Bắc có nhiều điều kiện thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp nói chung và sản xuất cây lương thực nói riêng. Tuy
nhiên trong quá trình phát triển cây lương thực tỉnh Sơn La vẫn còn gặp nhiều
khó khăn và thách thức như: Vấn đề thị trường tiêu thụ còn nhiều biến động, giá
cả sản phẩm bấp bênh phụ thuộc nhiều vào tư thương, các cơ sở chế biến sản
phẩm sau thu hoạch còn nhiều hạn chế gây khó khăn trong quá trình vận chuyển
và tiêu thụ sản phẩm, trình độ thâm canh trong sản xuất của người lao động chưa
cao… Như vậy để khắc phục được những khó khăn cơ bản trên, để cây lương
thực ở Sơn La phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng và đem lại hiệu quả
kinh tế cao, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp nói riêng
và toàn ngành kinh tế của tỉnh nói chung. Tác giả lựa chọn đề tài: “Thực trạng
và phương hướng phát triển cây lương thực của tỉnh Sơn La” cho khóa luận
tốt nghiệp của mình.

2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn về sản xuất cây lương thực đề tài tập
trung đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và phân tích thực trạng sản xuất cây lương
thực tỉnh Sơn La từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của
cây lương thực trên địa bàn tỉnh Sơn La.
2.2. Nhiệm vụ nhiên cứu
- Tổng quan về cơ sở lí luận về thực trạng phát triển cây lương thực để vận
dụng vào địa bàn tỉnh Sơn La.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất cây lương thực
cũng như phân tích hiện trạng sản xuất cây lương thực. Trên cơ sở đó làm rõ bức

tranh sản xuất và phát triển cây lương thực của Sơn La.
- Đề xuất một số giải pháp để cây lương thực ở Sơn La phát triển bền vững
và đạt giá trị kinh tế cao.
2.3. Giới hạn nghiên cứu
- Về phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu lãnh thổ của toàn tỉnh, có sự phân
hóa tới cấp huyện. Bao gồm 11 đơn vị hành chính: TP Sơn La, thị xã Mộc Châu,
các huyện: Yên Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn, Mường La, Thuận Châu,
Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp (huyện Vân Hồ mới tách khỏi huyện Mộc Châu
tháng 9, năm 2013).
- Về thời gian: Tập trung phân tích các số liệu từ năm 2000 - 2012.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển cây lương
thực Sơn La trên các mặt:
+ Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng sản xuất cây lương thực
Sơn La.
+ Phân tích thực trạng sản xuất cây lương thực, có nghiên cứu cụ thể một số
loại cây lương thực chủ yếu ở Sơn La.
3. Lịch sử nghiên cứu
Cây lương thực là cây trồng từ lâu đời trong lịch sử phát triển của nhân loại.
Do vậy ở Việt Nam cũng đã có một số cơ quan chuyên nghiên cứu với khá nhiều

3
công trình khoa học đề cập đến việc nghiên cứu cây lương thực, trước hết ta
phải kể đến Viện nghiên cứu cây lương thực và cây thực phẩm Việt Nam. Với
40 năm hình thành và phát triển đây là một cơ quan chuyên nghiên cứu về lương
thực, thực phẩm Việt Nam. Ngoài ra cây lương thực còn được nhiều tác giả
nghiên cứu từ lâu có thể kể ra một số công trình như sau:
Giáo trình Địa lí cây trồng tác giả Nguyễn Phi Hạnh, Đặng Ngọc Lân,
NXB Giáo dục, năm 1980. Giáo trình Cây lương thực tác giả Vũ Đình Giao,
NXB Nông nghiệp, năm 2001, đã đề cập đến các vấn đề cơ bản của cây lương
thực như: Nguồn gốc phân loại cây lương thực, đặc điểm sinh thái mùa vụ gieo

trồng của một số cây lương thực chính.
Giáo trình Địa lí kinh tế xã hội đại cương, Địa lí các vùng kinh tế do
PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ chủ biên, Giáo trình Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam
của GS.TS Nguyễn Viết Thịnh và GS.TS Đỗ Thị Minh Đức, trong các công
trình nghiên cứu này, các tác giả đã nêu rõ các vấn đề lí luận và thực tiễn của
nhóm ngành sản xuất cây lương thực với các nội dung chủ yếu như: Vai trò, các
nhân tố ảnh hưởng cũng như sự phân bố của cây lương thực, đặc điểm sản xuất
lương thực trên thế giới và Việt Nam.
Địa lí nông - lâm - thủy sản PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ chủ biên, NXB Hà
Nội, năm 2013 với tổng cộng 296 trang. Trong giáo trình này tác giả cũng có đề
cập đến cây lương thực, trong đó tập trung vào việc trình bày điều kiện phát
triển, tình hình phát triển một số cây lương thực chính của Việt Nam trong
những năm gần đây.
Trong quá trình đào tạo sau đại học của khoa Địa lí - Trường Đại học sư
phạm Hà Nội, cây lương thực tỉnh Sơn La cũng được tác giả Tòng Thị Quỳnh
Hương đề cập một cách khái quát trong luận văn thạc sĩ Địa lí nông - lâm -
thủy sản tỉnh Sơn La. Tuy nhiên tác giả vẫn chưa đi sâu vào các nhân tố ảnh
hưởng cũng như thực trạng phát triển của cây lương thực.
Đó là sơ bộ về lịch sử nghiên cứu trên phạm vi cả nước, còn riêng trên địa
bàn tỉnh Sơn La trước hết phải kể đến có sở nông nghiệp và phát triển nông thôn
tỉnh Sơn La đặt tại trung tâm Thành phố Sơn La, nhiệm vụ chính của cơ sở này

4
là đánh giá tổng kết những kết quả đạt được cũng như những thuận lợi và khó
khăn trong sản xuất cây lương thực của các huyện trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên
các công trình nghiên cứu sâu về cây lương thực tỉnh Sơn La thực tế chưa có
nhiều. Chủ yếu là các đề án phát triển nông nghiệp nông thôn như: Quy hoạch rà
soát, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn tỉnh Sơn La giai
đoạn 2009-2020, hay gần đây có công trình: Nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ
thống cây trồng trên đất dốc (tiêu biểu là huyện Mộc Châu - Sơn La) của tác giả

Cầm Minh Trung luận văn thạc sĩ Trường Đại học Nông Nghiệp I.
Song các tác phẩm này vẫn chưa đi sâu tìm hiểu thực trạng phát triển nông
nghiệp của tỉnh nói chung và nhóm ngành cây lương thực nói riêng.
Mặc dù các nghiên cứu vẫn mang tính chất sơ lược nhưng vẫn có ý nghĩa
nhất định đối với sự phát triển kinh tế - hội của tỉnh, là nguồn tư liệu quý giá cho
công tác nghiên cứu hiện trạng và phương hướng phát triển cây lương thực tỉnh
Sơn La.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp thu thập tài liệu là phương pháp truyền thống được sử dụng
trong các nghiên cứu. Việc sử dụng phương pháp này đảm bảo tính kế thừa các
nghiên cứu trước đó, sử dụng các thông tin đã được kiểm tra, và xã hội hóa. Vừa
tiết kiệm được thời gian và công sức. Việc phân loại, phân nhóm và phân tích tài
liệu sẽ giúp tác giả tìm ra được nhiều vấn đề cốt lõi cần phải được tiếp cận của
vấn đề.
Trên cơ sở những tài liệu thu thập được những kết quả phân tích, tổng hợp
sẽ giúp hệ thống hóa một cách toàn diện và khái quát về vấn đề nghiên cứu
Tài liệu cần thu thập bao gồm tài liệu trong văn phòng và tài liệu ngoài thực
địa.
4.2. Phƣơng pháp thực địa
Thực địa là phương pháp đặc thù trong nghiên cứu đối tượng địa lí. Việc
tiếp cận trực tiếp các đối tượng nó cho phép thu thập các thông tin cập nhật, cụ
thể và chính xác mà các tài liệu thành văn mà các bản đồ không có ưu thế bằng.

5
Với phương pháp này chúng ta có thể chủ động quan sát điều tra, thu thập
phỏng vấn về những vấn đề mình quan tâm và nghiên cứu các kết quả kiểm tra
thực địa là cơ sở quan trọng đề kiểm tra lại tài liệu cũng như một số vấn đề thế
giới quan trong quá trình nghiên cứu.
4.3. Phƣơng pháp sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, đề tài còn sử dụng các
công cụ hỗ trợ như phần mềm Microsoft (Word, Excel…), công cụ này hỗ trợ
đắc lực trong việc xử lí các số liệu thông tin để làm cơ sở cho việc đánh giá hiện
tượng, mặt khác cũng là cơ sở dữ liệu để thành lập hệ thống bản đồ, biểu đồ
nhằm góp phần xác định các đặc điểm phân bố, mức độ tập trung của các đối
tượng nghiên cứu theo thời gian và không gian.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác như: Điều tra xã hội
học, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp dự báo,…
5. Đóng góp của đề tài
- Chọn lọc kế thừa, bổ sung cập nhật và làm sáng tỏ thêm cơ sở lí luận và
cơ sở thực tiễn về cây lương thực.
- Làm rõ được những lợi thế, cơ hội cũng như khó khăn, thách thức của các
nhân tố tự nhiên, nhân tố kinh tế xã hội cho sự phát triển cây lương thực tỉnh
Sơn La.
- Đưa ra bức tranh hiện trạng sản xuất cây lương thực Sơn La trong những
năm gần đây
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển sản xuất cây lương thực Sơn La có
hiệu quả và bền vững trong tương lai.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về cây lương thực
Chương 2. Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển cây lương thực
tỉnh Sơn La
Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển cây lương thực tỉnh Sơn La
đến năm 2020.

6
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ
CÂY LƢƠNG THỰC


1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm và phân loại cây lương thực
Khái niệm cây lương thực
Cây lương thực là các loại cây trồng mà sản phẩm dùng làm lương thực cho
người, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbonhidrat trong khẩu
phần thức ăn.
Cây lương thực là nguồn cung cấp chủ yếu tinh bột cho người và gia súc,
cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và
là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Phân loại cây lương thực
Trên thế giới có nhiều cách phân loại khác nhau về cây lương thực, tuy
nhiên cách phân loại phổ biến nhất là cách phân loại của tổ chức Lương Thực
Và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO). Cây lương thực được chia thành hai
nhóm chính: Cây lương thực lấy hạt và cây lương thực lấy củ.
Cây lương thực lấy hạt: Chủ yếu được sản xuất và tiêu thụ trên thế giới bao
gồm năm loại: Lúa gạo (Rice), lúa mì (Wheat), ngô (Maize), kê (Sorghum), lúa
mạch (Barli). Năm loại lương thực có hạt này gọi chung là ngũ cốc.
Cây lương thực lấy củ: Có nhiều loại nhưng phổ biến là khoai lang và sắn.
Ở Việt Nam cách phân loại cây lương thực cũng giống như trên, cũng chia
thành hai nhóm chính là cây lương thực lấy hạt và cây lương thực lấy củ.
1.1.2. Vai trò và đặc điểm sản xuất cây lương thực
1.1.2.1. Vai trò sản xuất cây lương thực
Trong bất cứ xã hội nào, lương thực - cái ăn của con người thường được
đặt lên hàng đầu. Vai trò to lớn của nó thể hiện ở chỗ nông nghiệp sản xuất ra
lương thực thực phẩm đáp ứng nhu cầu hằng ngày của con người đối với đất

7
nước nói chung và từng thành viên nói riêng, lương thực có ý nghĩa rất quan
trọng.

Lương thực không những đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, mà còn là
nguồn hàng hóa để xuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia. Bên
cạnh đó nó còn thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, cung cấp lượng thức ăn cho
chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản.
Sản xuất lương thực còn đảm bảo cho công nghiệp chế biến như: Công nghiệp
chế biến thực phẩm, đồ uống, giấy,…Vì thế sản xuất lương thực có ảnh hưởng
lớn tới sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến.
Sản xuất lương thực góp phần vào việc phục vụ nhu cầu tái sản xuất mở rộng
ngành kinh tế. Hiện nay nông nghiệp vẫn chiếm tới 70% lao động xã hội của
ngành kinh tế mà trong số đó phần nhiều lao động thuộc phân ngành sản xuất
lương thực thực phẩm. Khả năng thúc đẩy nhu cầu tái sản xuất mở rộng của
ngành nhờ áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Tất nhiên là lao động
thủ công và muốn sử dụng có hiệu quả phải đào tạo lại. Mặt khác việc đẩy mạnh
sản xuất lương thực còn tạo điều kiện cho một số ngành khác cùng phát triển.
Trong mối quan hệ đó bản thân ngành sản xuất lương thực lại là thị trường rộng
lớn để tiêu thụ sản phẩm của hàng loạt các ngành kinh tế khác.
Trong công cuộc CNH - HĐH đất nước sản xuất lương thực được coi là
một trong những đối tượng chủ yếu. Thông qua đó sản xuất lương thực được
trang bị lại từ công cụ sản xuất đến phương thức sản xuất, bằng việc mở mang
ngành mới hướng vào sản xuất lương thực hàng hóa, để cải tạo ra bộ mặt mới
cho vùng nông thôn.
1.1.2.2. Đặc điểm sản xuất cây lương thực
Sản xuất lương thực là ngành sản xuất đặc biệt không giống như các ngành
kinh tế khác. Sản xuất lương thực phụ thuộc vào môi trường tự nhiên đặc biệt là
khí hậu, thổ nhưỡng và nguồn nước, đây là những tài nguyên tác động mạnh mẽ
và thường xuyên đến sự phát triển và phân bố sản xuất lương thực. Sản xuất
lương thực là quá trình tái sản xuất các sinh vật có khả năng thích ứng với điều
kiện thay đổi nhưng không phải vô hạn. Vì vậy, muốn phân bố hợp lí nên sản

8

xuất lương thực cho phù hợp. Đồng thời có kế hoạch phòng chống, hạn chế
những tác hại của môi trường tự nhiên đến sự phát triển của sản xuất lương thực.
Sản xuất lương thực là ngành sản xuất có thời gian sản xuất dài hơn thời
gian lao động. Trong sản xuất lương thực thời gian lao động không trùng khớp
với thời gian sản xuất, tính thời vụ thể hiện rất rõ. Vì vậy người lao động tham
gia sản xuất lương thực có thời gian dồn dập, có thời gian nhàn rỗi, việc sử dụng
đất đai và lao động thế nào cho hợp lí là rất cần thiết.
Sản xuất lương thực được tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn, đất
đai là công cụ đồng thời là đối tượng của lao động. Đất đai phù hợp có thể tiến
hành sản xuất và phân bố cây lương thực. Trong sản xuất công nghiệp thường
tập trung vào những địa điểm nhất định, thì sản xuất lương thực lại có xu hướng
trải rộng và đất đai không chỉ là nơi sản xuất, là đối tượng của lao động mà còn
là công cụ của lao động. Vì vậy khi phân bố sản xuất lương thực phải chú ý đến
việc sử dụng hợp lí, tiết kiệm và làm giàu cho đất đai.
Sản xuất lương thực làm giàu cho công nghiệp chế biến và tiêu thụ, tạo
nên chu trình sản xuất công - nông nghiệp hoàn chỉnh và khép kín, hình thành tổ
chức công - nông nghiệp phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng miền. Các
hình thức tổ chức sản xuất này sẽ làm giá trị của lương thực nâng cao trình độ
chuyên môn hóa, giảm bớt tính thời vụ, tăng khối lượng và chất lượng lương
thực, giảm giá thành. Đưa chế biến lại gần vùng nguyên liệu và tiêu thụ giảm
bớt chi phí giao thông .
Tạo điều kiện kết hợp chặt chẽ hơn giữa công nghiệp với nông nghiệp. Áp
dụng những phương pháp công nghiệp vào sản xuất lương thực tiến tới công
nghiệp hóa sản xuất lương thực.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực tiễn sản xuất lương thực của Việt Nam
Ở nước ta cây lương thực chiếm ưu thế lớn về diện tích, nó chiếm khoảng
65% diện tích của ngành trồng trọt, cùng với đó là việc đẩy mạnh thâm canh
trong sản xuất nên sản lượng lương thực của Việt Nam ngày càng tăng.


9
Bảng 1.1: Diện tích và sản lƣợng cây lƣơng thực Việt Nam năm 2012
Chỉ tiêu

Cơ cấu(%)
Diện tích (nghìn ha)
9.564,5
100
Nhóm cây lương thực lấy hạt
8.872,3
92,8
- Lúa
7.753,2
81,2
- Ngô
1.118,3
11,6
Nhóm cây lương thực lấy củ
692,2
7,2
- Khoai lang
141,6
1,5
- Sắn
550,6
5,7
Sản lƣơng (nghìn tấn)
59.634,8
100
Nhóm cây lương thực lấy hạt

48.466,6
81,3
- Lúa
43.661,8
73,2
- Ngô
4.803,6
8,1
Nhóm cây lương thực lấy củ
11.168,2
18,7
- Khoai lang
1.422,7
2,3
- Sắn
9.745,5
16,4
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2009, 2012)
Sản lượng lương thực quy thóc của nước ta cũng đang có xu hướng tăng
trong những năm gần đây, cụ thể như sau:
Bảng 1.2: Sản lƣợng lƣơng thực quy thóc của Việt Nam 2005 - 2012
Đơn vị: nghìn tấn
Năm
2005
2007
2009
2012
Sản lượng lương
thực quy thóc
39.621,6

40.247,4
43.323,4
48.466,6
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2009,2012)
Sản lượng lương thực quy thóc của nước ta không ngừng tăng lên trong giai
đoạn 2005 - 2012. Năm 2005 sản lượng đạt 39.621,6 nghìn tấn đến năm 2012 đã
tăng lên 48.466,6 nghìn tấn (tăng 8.845 nghìn tấn).

10
Tuy nhiên sản lượng lương thực có hạt ở nước ta phân bố không đồng
đều, có những vùng có sản lượng lương thực lấy hạt cao, có những vùng thấp.
Bảng 1.3: Sản lƣợng lƣơng thực có hạt phân theo từng vùng của
Việt Nam 2007 - 2012
Đơn vị (nghìn tấn)
Năm
2007
2009
2011
2012
Cả nước
4.0247,7
4.3323,4
4.7235,5
4.8466,6
ĐBSH
6.875,5
7.105,4
7.409,8
7.277,0
TDMNBB

4.293,9
4.569,3
4.900,2
4.960,8
BTB và DHMT
6.583,4
7.020,9
7.372,2
7.539,6
TN
1.923,2
2.116,8
2.278,7
2.343,8
ĐNB
1.688,8
1.793,6
1.787,8
1.834,8
ĐBSCL
18.882,6
20.717,4
23.486,8
24.510,6
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Ở nước ta sản lượng lương thực có hạt tập trung chủ yếu ở hai khu vực là
ĐBSH, ĐBSCL chỉ riêng hai vùng này đã chiếm tới 65,6% trong cơ cấu sản
lượng của cả nước. Ngược lại có những vùng sản lượng lại rất thấp như:
TDMNBB và TN chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu sản lượng lương thực lấy hạt của
cả nước (chiếm 15%) và trong bảy vùng nêu trên thì ĐNB là vùng xếp vị trí thứ

bảy về sản lượng lương thực lấy hạt chỉ với 1.834,8 nghìn tấn năm 2012 (chiếm
3.87% trong cơ cấu). Chênh lệch về sản lượng giữa vùng có sản lượng lương
thực cao nhất và vùng thấp nhất là 22.675,8 nghìn tấn.
Do sản lượng lương thực nước ta tăng, nên sản lượng lương thực bình quân
đầu người cũng không ngừng tăng lên.

11
Biểu đồ 1.1: Sản lƣợng lƣơng thực bình quân đầu ngƣời của Việt Nam
2007 - 2012

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Mặc dù dân số nước ta đông, song những năm trở lại đây tốc độ gia tăng
dân số đã giảm. Trong khi sản lượng lương thực của nước ta lại tăng khá nhanh,
nên sản lượng lương thực bình quân đầu người của Việt Nam ngày càng tăng cụ
thể là năm 2007 đạt 477,9 kg/người, đến năm 2012 đã tăng lên 546,0 kg/người.
Việt Nam đã đảm bảo vấn đề an ninh lương thực cho người dân. Đây là điều
kiện để Việt Nam chuyển đổi lương thực cho chăn nuôi và xuất khẩu.
Việt Nam đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất cây lương thực tập
trung chủ yếu ở hai đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long và đồng bằng Sông
Hồng.
ĐBSCL: Lợi thế nhiều mặt về tự nhiên và cả kinh tế xã hội ĐBSCL đã trở
thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm số một của nước ta. Diện
tích và sản lượng lương thực đặc biệt là lúa cao hơn các vùng khác. Năm 2000,
vùng chiếm 47,2% diện tích và 48,3% sản lượng lương thực có hạt của cả nước,
đến năm 2012 con số tương ứng là 46,1% và 49,0%. ĐBSCL (chiếm 4.186,3
nghìn ha lúa và 2.429,3 nghìn tấn lúa năm 2012). Trên cơ sở đó ĐBSCL là vùng
xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước, với sản lượng xuất khẩu hàng năm là 3 - 4 triệu
tấn gạo (chiếm 80% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước).

12

ĐBSH: Là vùng chuyên canh cây lương thực lớn thứ hai sau ĐBSCL. Đây
là vùng có trình độ thâm canh cao nhất cả nước. Ngành trồng lúa nước rất phát
triển trở thành vựa lúa lớn thứ hai cả nước (năm 2012 có 1.139,1 nghìn ha và
6.872,5 nghìn tấn lúa).
Trong số các cây lương thực được trồng ở nước ta, thì lúa gạo là cây lương thực
chính và quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Nó có đóng góp lớn nhất cho sự
phát triển nông nghiệp, cung cấp sản phẩm chính cho xuất khẩu. Diện tích và
sản lượng lúa gạo của nước ta đang có xu hướng tăng và ngày càng cao trong cơ
cấu cây lương thực của cả nước.
Bảng 1.4: Diện tích và sản lƣợng cây lúa gạo của Việt Nam
2005 - 2012
Năm
Diện tích (nghìn ha)
Sản lƣợng (nghìn tấn)
2005
7.329,2
35.832,9
2007
7.207,4
35.942,7
2010
7.489,4
40.005,6
2012
7.753,2
43.661,8
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Trong giai đoạn từ 2005 - 2012 cả diện tích lẫn sản lượng lúa gạo của nước
ta nhìn chung đều có xu hướng tăng và chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu cây
lương thực. Diện tích tăng từ 7.329,2 nghìn ha năm 2005, lên 7.753,2 nghìn ha

năm 2012 (chiếm 87.4 % trong cơ cấu diện tích cây lương thực). Sản lượng năm
2005: 35.832,9 nghìn tấn, lên 43.661,8 nghìn tấn (chiếm trên 90 % trong cơ cấu
sản lượng cây lương thực). Nguyên nhân khiến sản lượng lúa tăng là do nhiều
tỉnh, thành phố đã ban hành chính sách hỗ trợ người trồng lúa, đưa nhiều giống
lúa cho năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, gắn xây dựng mô hình cánh
đồng mẫu lớn với đồn điền, đổi thửa,…
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, năm 2012 cả nước đã xuất
khẩu hơn 7,72 triệu tấn gạo, với kim ngạch trên 3,2 tỉ USD. Tiếp tục giữ vị trí
thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau Ấn Độ.


13
1.2.2. Thực tiễn sản xuất cây lương thực vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
So với hai đồng bằng lớn, TDMNBB được coi là vùng có ít điều kiện thuận
lợi để phát triển cây lương thực hơn. Tuy nhiên vấn đề trồng và phát triển cây
lương thực vẫn được vùng chú trọng và phát triển nhằm đảm bảo nhu cầu tại
chỗ, phục vụ chăn nuôi… Vùng có một số sản phẩm cây lương thực chính: Ngô,
lúa, sắn.
Bảng 1.5: Một số chỉ tiêu sản xuất lƣơng thực của vùng Trung du miền núi
Bắc Bộ 2005 - 2012
Chỉ tiêu
2005
2009
2012
1. Diện tích cây lương thực có hạt (nghìn ha)
1.087,2
1.165,5
1.141,3
Tỉ lệ % so với cả nước
13,0

13,7
12,9
Trong đó diện tích trồng lúa cả năm (nghìn ha)
708,4
715,4
674,0
Tỉ lệ % so với cây lương thực có hạt
65,2
61,4
59,0
Trong đó diện tích trồng ngô (nghìn ha)
377,9
449,5
466,8
Tỉ lệ % so với diện tích cây lương thực có hạt
34,8
38,6
40,9
2. Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn)
4.145,4
4.795,4
4.960,8
Tỉ lệ % so với cả nước
10,5
11,1
10,2
Trong đó sản lượng lúa cả năm (nghìn tấn)
3.079,5
3.256,9
3.264,4

Tỉ lệ % sản lượng lương thực có hạt
74,3
67,9
65,8
Trong đó sản lượng ngô (nghìn tấn)
1.065,4
1.538,0
1.696,2
Tỉ lệ % so với sản lượng lương thực có hạt
25,7
32,1
34,2
3. Lương thực có hạt bình quân đầu người
(kg/người)
361,9
412,3
435,2
4. Năng suất lúa (tạ/ha)
43,3
45,5
48,4
5. Năng suất ngô (tạ/ha)
28,1
34,5
36,3
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2007, 2010, 2012)
Diện tích và sản lượng lương thực có hạt của vùng tăng lên nhanh chóng,
năm 2012 diện tích trồng cây lương thực có hạt đạt 1.141,3 nghìn ha (tăng gấp
1,04 lần năm 2005, sản lượng lương thực có hạt đạt 4.960,8 nghìn tấn (gấp 1,2
lần năm 2005). Bình quân lương thực đầu người đạt 435,2 kg (năm 2012), tuy


14
vẫn thấp hơn mức trung bình cả nước cùng thời điểm (546,0 kg), song nhiều địa
phương đã tự túc được lương thực .
Biểu đồ 1.2: Bình quân lƣơng thực đầu ngƣời vùng Trung du miền núi Bắc
Bộ năm 2012

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Với 608,3 kg/người Sơn La dẫn đầu cả vùng về sản lượng lương thực bình
quân đầu người. Nổi bật trong sản xuất lương thực ở Sơn La là sản sản xuất ngô,
Sơn La được coi là thủ phủ sản xuất ngô của cả nước. Ngoài cây ngô, trong
nhóm cây lương thực lấy hạt ở Sơn La còn trồng cả cây lúa, song có diện tích và
sản lượng không đáng kể so với các vùng khác trong cả nước.
Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ ngoài lúa và ngô, các tỉnh trong vùng đều
trồng các cây hoa mầu lương thực như: Sắn 101,3 nghìn ha (chiếm 20 % diện
tích sắn cả nước, khoai lang 38,2 nghìn ha (chiếm 26.1 % diện tích khoai lang
của cả nước). Sơn La cũng là một trong những tỉnh có diện tích trồng sắn khá
lớn năm 2012 có 28,10 nghìn ha (chiếm 24% trong cơ cấu diện tích sắn của
vùng) và 352,61 nghìn tấn sắn (chiếm 26,3% trong cơ cấu sản lượng sắn của
vùng).



15

16
Chƣơng 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN CÂY LƢƠNG THỰC TỈNH SƠN

2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng

2.1.2. Vị trí địa lí, phạm vị lãnh thổ
Sơn La là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Việt Nam. Có hệ tọa độ
địa lí từ 20
0
39’ - 22
0
02’ B và từ 103
0
11’- 105
0
02’Đ. Sơn La có vị trí tiếp giáp với
nhiều tỉnh: Yên Bái, Thanh Hóa, Phú Thọ, Hòa Bình, Điện Biên và Lai Châu. Đặc
biệt Sơn La còn đường biên giới giáp với hai tỉnh của nước CHDCND Lào, là tỉnh
Hua Phanh và Luangprabang, với tổng chiều dài đường biên giới là 250km.
Sơn La là một trong bốn tỉnh lớn nhất nước ta với tổng diện tích tự nhiên là:
14.147,444 km
2
chiếm 4,27% diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong 63 tỉnh thành phố,
chỉ đứng sau Ngệ An và Đắc Lắc. Năm 2012 tỉnh Sơn La có 1 thành phố và 11
huyện. TP Sơn La là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh, nằm trên trục
đường quốc lộ 6 cách thủ đô Hà Nội 320km.
Bảng 2.1: Diện tích, dân số, các đơn vị hành chính tỉnh Sơn La năm 2012

Diện tích (km
2
)
Dân số
(nghìn ngƣời)
Mật độ
(ngƣời/km

2
)
Tổng số
1.4174,44
1134,3
80
TP Sơn La
324,93
97,2
299
Quỳnh Nhai
1.060,90
59,8
56
Thuận Châu
1.538,73
157,3
102
Mường La
1.429,24
90,1
63
Bắc Yên
1.103,71
60,2
55
Phù Yên
1.236,55
113,9
92

Mộc Châu
2.061,50
161,3
78
Yên Châu
859,37
73,3
85
Mai Sơn
1.432,47
146,6
102
Sông Mã
1.646,16
132,5
80
Sốp Cộp
1.480,88
42,1
28
(Nguồn: Niên giám thống kê Sơn La năm 201

17
Tỉnh Sơn La có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế cũng như an ninh
quốc phòng. Tỉnh có hai cửa khẩu thông với nước bạn Lào là Chiềng Khương -
Sông Mã, Lóng Sập - Mộc Châu. Với vị trí địa lí và lãnh thổ như trên tạo điều
kiện thuận lợi cho tỉnh Sơn La khai thác trong quá trình phát triển sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực. Tuy nhiên tỉnh cũng gặp không ít những
khó khăn từ vị trí địa lí và lãnh thổ đem lại, trước hết là khó khăn về giao thông
vận tải, Sơn La nằm ở vị trí xa các trung tâm, khu công nghiệp hay các đô thị

lớn, các cơ sở chế biến thức ăn gia súc,… Nên chi phí vận chuyển lớn gây cản
trở quá trình thúc đẩy phát triển sản xuất.
2.1.2. Các nhân tố tự nhiên
2.1.2.1. Địa hình và đất đai
* Địa hình
Địa hình của tỉnh Sơn La mang tính chất đồi núi thấp, độ cao trung bình
600 - 700 m so với mực nước biển. Địa hình chia cắt thành ba vùng sinh thái lớn
là vùng trục quốc lộ 6, vùng hồ sông Đà và vùng cao biên giới.
Phía Bắc của tỉnh là các dãy núi cao, với độ cao trung bình trên 2000 m,
trong đó có đỉnh Phu Sa Phin cao 2874 m. Phía tây là dãy núi biên giới Việt -
Lào có độ cao trung bình 1400 - 1800 m. Giữa tỉnh có dãy Su Xung Chảo Chai
khá cao, từ Thuận Châu kéo qua Mai Sơn, Yên Châu về giáp Hòa Bình. Trải
theo chiều dài của tỉnh là hai cao nguyên: Mộc Châu (1050 m), Sơn La - Nà Sản
(1200 m). Hai cao nguyên này nằm trên đường phân thủy của hệ thống sông Đà
và sông Mã.
Ngoài ra ở Sơn La còn có dạng địa hình khá đặc biệt là các bồn trũng giữa
núi khá bằng phẳng được bồi đắp phù sa sông suối tạo nên các cánh đồng lúa và
phiêng bãi khá màu mỡ (cánh đồng lúa ở Mường Tấc – huyện Phù Yên).
Đặc điểm nổi bật của địa hình Sơn La là có độ dốc lớn và mức độ chia cắt
sâu mạnh. Trên 85% diện tích tự nhiên có độ dốc trên 25
0
, điều đó làm cho đại
bộ phận ruộng đất của tỉnh đều nhỏ hẹp, manh mún chủ yếu là ruộng bậc thang
khó áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào trong sản xuất, nên hiệu quả kinh tế
chưa cao.

×