Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

tóm tắt luận án đời sống tín ngưỡng, tôn giáo những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.01 KB, 32 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HOÀI SANH
ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CẤP BÁCH
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số: 62. 22. 80.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - năm 2013
2
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Hồ Sĩ Quý
2. TS. Nguyễn Văn Dũng
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương
Khoa Tôn giáo học, Học viện Khoa học xã hội
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
Phản biện 3: GS.TS. Nguyễn Hữu Khiển
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
3
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Khoa học Xã hội
vào hồi…………giờ…………phút,
ngày………tháng……….năm………
Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
- Thư viện Quốc gia Việt Nam


4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo. Những năm gần đây, cùng với xu hướng đổi mới toàn diện
đất nước và sự thay đổi quan trọng trong đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, đời sống tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam diễn ra hết sức sôi động và không kém phần phức tạp, ảnh hưởng mạnh mẽ, toàn
diện đến đời sống tinh thần của bộ phận lớn người dân; tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Có thể nói, với
sự “phục hưng” của tín ngưỡng truyền thống, hay sự “thức tỉnh tôn giáo”, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt
Nam lần đầu tiên xuất hiện nhiều biểu hiện, nhiều xu hướng rất đáng được quan tâm, như: tình trạng cải đạo, bỏ
đạo, tình trạng từ bỏ một số hình thức tín ngưỡng truyền thống của đồng bào miền núi để theo tôn giáo mới. Một
xu hướng khác là xu hướng thế tục hóa tôn giáo cũng diễn ra khá mạnh mẽ. Các hoạt động xã hội như hoạt động
từ thiện, cứu tế được các tôn giáo quan tâm thực hiện trên quy mô lớn; tình trạng truyền giáo của các nhà đầu tư
nước ngoài lan rộng tại nhiều địa phương; một số hình thức tín ngưỡng lạ được cộng đồng người Việt đã từng lao
động ở nước ngoài mang về kèm theo những nét mới trong các hoạt động truyền giáo và sinh hoạt tín ngưỡng…
Cũng đã xuất hiện những hiện tượng tôn giáo mới với các hoạt động xa lạ, bí hiểm, thậm chí là cách hành
lễ rất phản văn hóa, vi phạm chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, vi phạm pháp luật.
Thậm chí đã xẩy ra xung đột bạo lực giữa một số tổ chức tôn giáo với chính quyền ở một số địa phương …
Thực tế đó đang đặt ra những vấn đề cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Việc nghiên cứu, xem xét
đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay một cách toàn diện, sâu sắc để làm cơ sở khoa học cho việc
hoạch định đường lối chính sách đúng đắn đối với tín ngưỡng, tôn giáo là một đòi hỏi mang tính cấp bách. Góp
1
phần vào việc nghiên cứu đời sống tín ngưỡng, tôn giáo cả về phương diện lý luận và phương diện thực tiễn, từ
cách tiếp cận triết học, chúng tôi chọn đề tài: Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo: những vấn đề lý luận và thực tiễn
cấp bách ở Việt Nam hiện nay làm nội dung nghiên cứu cho luận án tiến sĩ triết học của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án là nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách trong đời sống tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay dưới góc độ triết học; trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị và giải
pháp nhằm giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước. Để
thực hiện mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa, góp phần làm rõ các quan điểm cơ bản về tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống tín

ngưỡng, tôn giáo.
Thứ hai, nghiên cứu một số vấn đề lý luận cấp bách trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện
nay.
Thứ ba, nghiên cứu một số vấn đề cấp bách trong thực tiễn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
hiện nay.
Thứ tư, bước đầu đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn
giáo, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển đất nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam từ
năm 1990, kể từ khi có Nghị quyết 24-NQ/TW (ngày 16 tháng 10 năm 1990) đến nay.
2
Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo là khái niệm rất rộng, vì thế có nhiều cách tiếp cận. Chúng tôi tán thành
quan điểm của Từ điển Bách khoa về tôn giáo (Encyclopedia of Religion), theo đó “Đời sống tôn giáo bao
hàm toàn bộ các quan hệ nội bộ của tôn giáo và các quan hệ giữa tôn giáo với xã hội” [dẫn theo 155].
Phạm vi nghiên cứu: Cả hai mặt của đời sống tôn giáo được xác định như trên là rất phong phú, việc xem
xét cả hai mặt đó một cách chi tiết, cụ thể thì chắc chắn không thể có công trình nghiên cứu nào bao quát hết
được. Trong khuôn khổ của một Luận án tiến sĩ triết học, mã ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử, luận án này không đi sâu chuyên nghiên cứu về bản thân các tín ngưỡng, tôn giáo với tính cách là toàn bộ
các quan hệ nội bộ của các tôn giáo cũng như các biểu hiện thực hành đa dạng của chúng. Chúng tôi, từ cách tiếp
cận của mình, chủ yếu muốn nghiên cứu, tìm hiểu về vị thế, vai trò và sự ảnh hưởng, tác động của tín
ngưỡng, tôn giáo tới một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội; đồng thời lựa chọn nghiên cứu một số vấn
đề, hiện tượng thuộc các vấn đề nội tại của tôn giáo, tức các quan hệ nội bộ của tín ngưỡng, tôn giáo,
giới hạn nội dung ở một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách đối với Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Luận án còn kế thừa, tiếp thu
có chọn lọc những tư tưởng của một số công trình nghiên cứu khoa học đã có như các bài viết, luận án, các tư liệu điều
tra, khảo sát… có liên quan đến nội dung được đề cập trong luận án.
3
Về mặt phương pháp, luận án sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch,

lôgic và lịch sử, thống kê, đối chiếu so sánh…
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận cấp bách trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
hiện nay như mối quan hệ tôn giáo - chính trị, văn hóa, đạo đức. Ngoài ra, các vấn đề thực tiễn cấp bách như lịch
sử đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; vấn đề gia tăng các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; quan hệ giữa nhà nước Việt
Nam với các tổ chức tôn giáo và vấn đề xuất hiện các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam cũng được nghiên cứu
một cách có hệ thống, từ cách tiếp cận triết học. Trên cơ sở đó, luận án bước đầu đề xuất một số khuyến nghị và
giải pháp nhằm giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tạo môi trường xã hội thuận lợi cho sự phát triển đất
nước.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần cũng cố nhận thức lý luận về tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo;
làm rõ các vấn đề thực tiễn cấp bách trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Việc nghiên đời
sống tín ngưỡng, tôn giáo cả dưới góc độ lý luận và thực tiễn góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch
định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập những vấn đề
thuộc đề tài tín ngưỡng, tôn giáo và chủ nghĩa vô thần khoa học. Luận án cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho
những ai quan tâm đến đề tài này.
7. Kết cấu của luận án
4
Ngoài lời cam đoan, mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục các bài viết của tác giả đã công bố có liên quan
đến luận án, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm 04 chương, 13 tiết và kết luận các chương.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu của nước ngoài
Từ lâu, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đã được quan tâm nghiên cứu ở
nhiều nước trên thế giới. Những công trình đó đã gợi mở những cách nhìn nhận, đánh giá nhiều chiều đối với tôn
giáo. Sau đây chúng tôi xin đề cập chi tiết hơn tình hình nghiên cứu nói trên qua một số tác phẩm đáng chú ý với
các tác giả tiêu biểu được biết đến ở Việt Nam.
- Tác phẩm Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng của X.A. Tocarev, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 1994 được nhiều nhà nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam xem là “sách kinh điển” trong nghiên

cứu về tín ngưỡng, tôn giáo. Trong tác phẩm này, tác giả đã tập trung nghiên cứu về các hình thức tôn giáo sơ
khai ra đời trong khi xã hội loài người còn chưa phân hóa giai cấp; quá trình phát triển của chúng, tác động và gia
nhập vào các tôn giáo xuất phát trong xã hội có giai cấp.
- Tác phẩm Lý giải tôn giáo của Trác Tân Bình, (Trần Nghĩa Phương, dịch), Nxb. Hà Nội, 2007 đã gây được
sự chú ý trong giới nghiên cứu tôn giáo ở nước ta. Trong công trình này, tác giả đặc biệt coi trọng vai trò của tôn giáo
và vai trò của công tác nghiên cứu tôn giáo, đi sâu nghiên cứu những biểu hiện bên ngoài của các tôn giáo, đồng thời
phân tích kết cấu nội tại của chúng nhằm đạt đến sự lý giải chân thực thế giới tâm linh tôn giáo, qua đó làm nổi bật mối
5
quan hệ khách quan gắn bó giữa tôn giáo với đời sống hiện thực của nhân loại. Ông cũng đã nghiên cứu về tôn giáo
Trung Quốc đương đại và giới thiệu một số tôn giáo.
- Cuốn Vũ trụ trong một nguyên tử sự hội tụ của khoa học và tâm linh của Đạt Lai Lạt Ma, Nxb. Văn hóa
Sài Gòn, 2008 do Mai Sơn dịch đã khảo sát hai lĩnh vực tri thức quan trọng của nhân loại là khoa học và tâm linh
nhằm phát triển phương pháp nhận thức thế giới, thăm dò sâu xa thế giới hữu hình và vô hình thông qua việc
dùng lý trí để khám phá chứng cứ. Tác giả cho rằng, tâm linh và khoa học là hai lĩnh vực khác nhau nhưng bổ
sung cho nhau nhằm mục tiêu chung lớn lao là tìm kiếm chân lý. Ông cho rằng, có thể khoa học sẽ lĩnh hội được
những điều mới mẽ từ sự kết nối với lĩnh vực tâm linh, đặc biệt vì sự gần gũi của tâm linh với những vấn đề rộng
lớn hơn của con người, từ đạo đức đến xã hội, nhưng chắc chắn có một số phương diện nhất định của tư tưởng
Phật giáo - như các học thuyết vũ trụ luận cổ lỗ và vật lý học sơ khai của nó - sẽ phải được sửa đổi dưới ánh sáng
những tri thức khoa học mới mẻ.
- Tác phẩm Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản (Max Weber, Bùi Văn Nam Sơn
dịch, Nxb. Tri Thức, 2008) đã đề cập rất sâu sắc ảnh hưởng của đạo đức Tin Lành đến sự hình thành và phát triển
của chủ nghĩa tư bản. Tác giả cho rằng, các nhân tố tôn giáo có vai trò trung tâm trong sự hình thành các xu
hướng văn minh, đặc biệt là các tôn giáo gắn liền với các xã hội có nền tảng tư duy lý tính phương Tây. Trong
cuốn sách này, M. Weber đã khảo sát quan niệm đạo đức và động cơ ứng xử của các cá nhân thuộc các giáo phái
Tin Lành, cũng như ý nghĩa mà nó gán cho hành động xã hội của mình, nhằm đi đến giả thuyết cho rằng nền đạo
6
đức Tin Lành có một mối liên hệ “tương hợp chọn lọc” với “tinh thần” của chủ nghĩa tư bản. Vì thế đã tạo nên
một động lực tinh thần cần thiết và thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
- Cuốn Tôn giáo đương đại Mỹ của tác giả Lưu Bành (Trung Quốc, người dịch: Trần Nghĩa Phương),
Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2009, sau khi giới thiệu các tôn giáo ở Mỹ đã tập trung nghiên cứu một cách

tổng thể đời sống tôn giáo Mỹ đương đại, làm rõ mối quan hệ của người dân Mỹ với tôn giáo, lý giải sự ảnh
hưởng sâu sắc của tôn giáo trong xã hội Mỹ, nơi hàng năm có đến 5.200 triệu lượt người tham gia các hoạt động
tôn giáo; nơi tôn giáo có mặt ở hầu khắp các hoạt động thế tục, nơi nhiều trường đại học danh tiếng (và nổi tiếng
trên toàn thế giới) do nhà thờ sáng lập. Tôn giáo đã cắm rễ rất sâu trong xã hội Mỹ, có ảnh hưởng rất rộng lớn đối
với quốc gia này. Nước Mỹ, vì thế, được xem là quốc gia thế tục nhất và cũng là quốc gia có tính tôn giáo mạnh
trên thế giới nhất.
Ngoài các tác phẩm với các tác giả nói trên, ở Việt Nam, những tác phẩm tuy không phải là những chuyên
khảo bàn về tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, nhưng lại có giá trị đáng kể đối với giới nghiên cứu về vấn đề
tôn giáo có khá nhiều. Có thể kể đến các tác giả tiêu biểu sau.
- E. Durkheim, nhà triết học, xã hội học người Pháp, đã nêu ra một định nghĩa về khái niệm tôn giáo được
nhiều học giả tán thành như sau: “Một tôn giáo là một hệ thống cố kết những tín ngưỡng và những thực hành có liên
quan với các sự vật thiêng liêng, tức là những sự vật tách riêng ra, bị cấm đoán, đó là những tín ngưỡng và thực hành
thống nhất tất cả những ai tin theo thành một cộng đồng tinh thần, gọi là Giáo hội”.
7
- Paul Tillich, nhà triết học hiện sinh Kitô giáo và thần học, người Mỹ gốc Đức, cho rằng "Tôn giáo, với ý
nghĩa rộng nhất, cơ bản nhất của từ này mà nói, chính là mối quan tâm tối thượng". Tư tưởng cơ bản của ông là
cố gắng dung hòa đức tin và văn hóa, văn minh và tôn giáo. Ông cho rằng tất cả mọi sinh hoạt tình cảm, mọi cố
gắng của ý chí cũng như những dự phóng nơi con người đều xoay quanh một hành động trung tâm, gọi là niềm
tin. Do vậy, giữa tôn giáo và văn hóa có mối dây liên hệ mật thiết. Rằng: bản thể của tất cả mọi thứ văn hóa chính
là tôn giáo, và hình thái tôn giáo chính là văn hóa. Tuy nhiên, tôn giáo trong quan niệm của Tillich chỉ là Kitô
giáo.
- Y. Lambert chỉ ra rằng, người ta sẽ “hoài công khi đi tìm một định nghĩa phổ quát và dứt khoát”. Bởi lẽ,
theo ông, thật khó để chỉ ra được một định nghĩa tường minh, có thể bao quát được tất cả mọi hiện tượng tín
ngưỡng - tôn giáo vốn hết sức phong phú, phức tạp và luôn nảy sinh những hình thức biểu hiện mới. Ông cho
rằng, tính chất ý thức hệ của tôn giáo có khi bao trùm cả khái niệm tôn giáo, nhưng cũng có khi lại chỉ biểu hiện
ra như là một hình thức của tôn giáo.
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam có Nghị quyết số 24 - NQ/TW ngày 16 tháng 10 năm 1990 của Bộ
Chính trị Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, tình hình nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo và
đời sống tín ngưỡng, tôn giáo được quan tâm hơn. Sau đây xin được đề cập chi tiết hơn tình hình nghiên cứu nói

trên.
8
- Cuốn Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, Nxb. KHXH. Hà Nội,
1996 đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực trạng tôn giáo Việt Nam, về hoạt động của các tín ngưỡng, tôn
giáo cụ thể như “Đạo thờ cúng tổ tiên”, Công giáo, Phật giáo, đạo Hòa Hảo, và những hiện tượng tôn giáo mới ở
Việt Nam. Công trình Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, (Đặng Nghiêm Vạn, chủ biên, Nxb.
CTQG. Hà Nội, 2001) đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo như đối tượng của
tôn giáo; các yếu tố cấu thành hình thức một tôn giáo; nhu cầu, vai trò và diễn biến tôn giáo trong đời sống xã hội;
đặc điểm và vai trò của tôn giáo Việt Nam trong đời sống hiện nay, nhất là đời sống văn hóa trong bối cảnh đất nước
hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó, tác giả đề cập đến một số vấn đề về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt
Nam hiện nay.
- Năm 1997, cuốn Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay do
Nguyễn Tài Thư chủ biên được nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành. Công trình này đã nghiên cứu hình thái, sự
tác động của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam từ Nho giáo, Phật giáo, Công giáo, tín ngưỡng
dân gian Việt Nam đến vai trò của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Các tác giả cũng đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị
phù hợp về công tác tư tưởng và văn hóa.
- Đỗ Quang Hưng có các tác phẩm đáng chú ý sau: Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhà nước và
giáo hội, (Đỗ Quang Hưng, chủ biên, Nxb. Tôn giáo, 2003) đã nghiên cứu vấn đề quan hệ giữa nhà nước với các
tổ chức tôn giáo từ cả phương diện lý luận và thực tiễn. Cuốn sách cũng đã phân tích một số kinh nghiệm lịch sử
của mối quan hệ này, nhất là thời phong kiến Việt Nam. Tác phẩm Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam, lý
luận và thực tiễn, (Đỗ Quang Hưng, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2008) đã nghiên cứu ảnh hưởng của Chủ
9
nghĩa Mác - Lênin đối với nhận thức lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo, vai trò của tư tưởng Hồ
Chí Minh về tôn giáo; nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển tư duy lý luận của Đảng về tôn giáo và vấn đề
tôn giáo; nghiên cứu quá trình Đảng và Nhà nước Việt Nam xây dựng, phát triển, hoàn thiện chính sách tôn giáo
qua các giai đoạn lịch sử cụ thể. Ngoài việc phân tích bối cảnh quốc tế của vấn đề tôn giáo ở Việt Nam thế kỷ
XX, cuốn sách đã đề cập đến vấn đề “Bước khởi đầu của sự du nhập quan điểm macxit về tôn giáo vào Việt
Nam” qua quan điểm của các học giả và các nhà cách mạng … Tác phẩm Nghiên cứu tôn giáo nhân vật và sự
kiện (Đỗ Quang Hưng, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2010) đã giới thiệu quan điểm về tín ngưỡng, tôn
giáo của Hồ Chí Minh và một số lãnh tụ cách mạng và học giả đầu thế kỷ XX của Việt Nam… Cuốn sách cũng đã

nghiên cứu trực tiếp một số vấn đề của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam như: tôn giáo và xã hội ở Việt Nam
hiện nay, những thách thức đầu tiên của xu thế đa dạng hóa trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam, hiện tượng tôn giáo
mới, tín ngưỡng tôn giáo trong đời sống văn hóa hiện nay cũng như nghiên cứu một số sự kiện cụ thể trong đời sống
tín ngưỡng, tôn giáo… Ngoài ra, ông còn có tác phẩm Đời sống tôn giáo tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội (Đỗ
Quang Hưng, Nxb. Hà Nội, 2010) trực tiếp bàn về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Tác phẩm này không chỉ phục
hiện lại lịch sử các tôn giáo, tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội mà quan trọng hơn, đã dựng lại được những nét cơ
bản nhất trong sự biến chuyển của đời sống tôn giáo tín ngưỡng của người dân Hà Nội…
- Nguyễn Đức Lữ chủ biên các công trình tiêu biểu sau: Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn
ở Việt Nam, (Nguyễn Đức Lữ, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2005); Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian Việt Nam,
(Nguyễn Đức Lữ, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2005); Tôn giáo - Quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và
Nhà nước Việt Nam hiện nay, (Nguyễn Đức Lữ, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009). Trong các tác phẩm
10
này, tác giả đã phân tích những điểm đặc thù của các tôn giáo ở Việt Nam; nghiên cứu tín ngưỡng dân gian Việt
Nam và các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay đối với tín ngưỡng, tôn giáo. Ông
là người rất quan tâm đến việc hệ thống hóa các đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công
tác tôn giáo để từ đó thấy được sự phát triển phù hợp trong đường lối chính sách qua các giai đoạn lịch sử cụ thể
của cách mạng.
Ngoài các tác giả với những công trình nghiên cứu đã kể trên, có thể kể ra các tác giả tiêu biểu khác có
những ấn phẩm nghiên cứu trong lĩnh vực tôn giáo là: Phan Ngọc, Trần Đình Hượu, Hà Văn Tấn, Vũ Khiêu, Phạm
Như Cương, Bùi Đình Thanh, Bùi Đăng Duy, Nguyễn Hữu Vui, Nguyễn Duy Hinh, Mai Thanh Hải, Nguyễn Hùng
Hậu, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Quang Hưng, Hoàng Minh Đô, Đỗ Thị Hòa Hới, v.v Không chỉ có các nhà triết
học, tôn giáo học, các nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác như văn học, sử học, xã hội học cũng đã có các công
trình nghiên cứu về tôn giáo, cung cấp những cách nhìn đa dạng về hiện tượng phức tạp và thú vị này.
Kết luận chương 1
Với các công trình tiêu biểu trên, chung quy lại các tác giả đã có những nghiên cứu rất quan
trọng cả về lý luận và thực tiễn về tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; phân tích, làm
sáng tỏ một số nội dung cơ bản về tình hình, đặc điểm của tôn giáo Việt Nam; tiến trình hình thành quan
điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo; đề xuất các
khuyến nghị, giải pháp giải quyết vấn đề tôn giáo. Đó là những đóng góp quý giá cho việc nghiên cứu
đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, có ý nghĩa tiền đề, gợi mở cho các nghiên cứu tiếp

theo đối với một lĩnh vực vô cùng phong phú, đa dạng và phức tạp.
11
Tiếp thu các thành quả nghiên cứu mà các tác giả đi trước đã đạt được, chúng tôi cho rằng cần thiết
phải tiếp tục tập trung nghiên cứu sâu hơn một số vấn đề vừa cơ bản lại vừa cấp bách sau: mối quan hệ
giữa tôn giáo với chính trị; quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với văn hóa; quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn
giáo với đạo đức; lịch sử và đặc điểm của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta hiện nay; quan hệ giữa
Nhà nước với các tổ chức tôn giáo trong những năm gần đây; sự gia tăng của các hoạt động tín ngưỡng,
tôn giáo trong đời sống xã hội hiện nay. Chúng tôi nhận thức rằng, không hẳn tất cả những vấn đề sẽ được
nghiên cứu trong luận án xác định như trên là mới mẽ, nhưng từ cách tiếp cận của mình, luận án sẽ chỉ ra
tính cấp bách của vấn đề cũng như những điểm mới mà các công trình nghiên cứu khác chưa nghiên cứu
hoặc nghiên cứu chưa thỏa đáng.
Chương 2
TÔN GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO:
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN
2.1. Quan điểm về tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác -
Lênin
Định nghĩa kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo, gần đây được nhiều học giả thừa nhận, là tư
tưởng của Ph. Ăngghen nêu trong tác phẩm Chống Đuyrinh,: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo
- vào trong đầu óc con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản
ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế.” Với tư tưởng của C. Mác
và định nghĩa của Ph. Ăngghen, đặc thù của tôn giáo với tính cách là một hình thái ý thức xã hội đã được chỉ rõ.
12
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác đã giải đáp ba vấn đề cơ bản của tôn giáo: tôn giáo là gì? Nó phản ánh cái gì?
Phản ánh như thế nào?
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tôn giáo, xét về bản chất là một hình thái ý thức xã hội.
Đương nhiên, cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, trong hiện thực, tôn giáo là một hiện tượng xã hội với
cấu trúc đặc biệt phức tạp, mà ở đó có những yếu tố không thuộc về ý thức xã hội. Nhưng khác với các hình thái ý
thức xã hội khác, tôn giáo chỉ là sự phản ánh ánh hư ảo; chỉ là sự phản ánh mà trong đó “những lực lượng trần
thế”, tức những thực tại của xã hội và tự nhiên, đã bị xuyên tạc biến thành lực lượng siêu tự nhiên, “siêu trần thế”.
Đó chính là sự phản ánh hư ảo về những điều kiện sinh hoạt xã hội của con người. Thế giới khách quan trong sự

phản ánh của tôn giáo đã không hiện ra một cách trung thực đúng như nó vốn có, mà ngược lại, lại bị khoác lên
cái vỏ thần bí, sai lạc. Do sự phản ánh sai lạc đó cho nên đặc điểm chung nhất của mọi ý thức tôn giáo đều là tin
vào cái siêu nhiên, thần bí các khách thể thực tế. Cái siêu nhiên ở đây được coi là một cái gì đó không lệ thuộc vào các
quy luật của thế giới vật chất khách quan, thoát ra ngoài sự quy định của những mối liên hệ duy vật; nó đối lập với cái
tự nhiên, cái trần thế.
2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo
Lãnh tụ Hồ Chí Minh, trong cuộc đời hoạt động của mình, đã xử lý các vấn đề tôn giáo tín ngưỡng ở Việt
Nam với nhiều quan điểm rất sâu sắc, sáng tạo, và hợp lý, hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam.
Theo Đỗ Quang Hưng, quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn giáo có đặc điểm như sau:
Thứ nhất, đó là cái nhìn biện chứng mang tính phát hiện một số đặc điểm cơ bản có tính tôn giáo học của
Phương Đông và Việt Nam.
13
Thứ hai, không chỉ tôn trọng đời sống đức tin của người có tôn giáo mà còn sớm tách bạch mặt chính trị
trong thực tiễn đời sống tôn giáo và nhất là, thấy rõ vai trò văn hóa, những giá trị nhân văn của các tôn giáo và
đạo đức tôn giáo.
Thứ ba, tìm kiếm những giá trị tương đồng giữa các hệ ý thức và tôn giáo, xem nó như chỗ bắt gặp, phương
tiện quan trọng để người macxit có thể đối thoại, vận động người có tôn giáo tham gia cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc.
Thứ tư, chỉ ra cơ sở lý luận và thực tiễn của việc gắn sự giải quyết vấn đề tôn giáo trong tổng thể vấn đề
dân tộc, khuyến khích khuynh hướng tư tưởng đúng đắn: các tôn giáo ở nước ta hoàn toàn có thể đồng hành cùng
dân tộc trong cách mạng dân tộc dân chủ cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình ấy, đoàn
kết Lương - Giáo luôn có tầm quan trọng đặc biệt.
Đặt trong bối cảnh cụ thể của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế thế kỷ XX, ngày nay, các nhà nghiên
cứu mới thấy hết sự vĩ đại ở tư tưởng Hồ Chí Minh, khi Người chưa bao giờ chủ trương xóa bỏ tôn giáo hay chủ
trương đối đầu chính trị - tôn giáo, hơn thế nữa, Người còn triệt để khai thác, vận dụng những tư tưởng tốt đẹp của thần
học tôn giáo vào hoạt động chính trị, phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Từ 1990 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong nhận thức, đường lối về tín
ngưỡng, tôn giáo. Điều đó thể hiện rõ trong Nghị quyết số 24 - NQ/TW ngày 16 tháng 10 năm 1990 của Bộ
Chính trị Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới. Nghị quyết xác định: Tôn giáo là một vấn đề còn
tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều

điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
14
nghĩa xã hội năm 1991 của Đảng Cộng sản Việt Nam (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII), khẳng
định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn
trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng. Chống mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi
ích tổ quốc và của nhân dân”.
Những tư tưởng đó tiếp tục được thể hiện rõ hơn trong Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 Về
công tác tôn giáo cũng như trong Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X, XI. Những đổi
mới quan trọng đó về nhận thức là tiền đề cho sự đổi mới trong công tác tôn giáo. Trong Nghị quyết số 24/TW đã
dẫn ở trên, ngoài những điểm mới về nhận thức luận tôn giáo còn có các quan điểm rõ ràng về công tác tôn giáo.
Đó là sự thống nhất giữa quan điểm, nhận thức và hành động thực tiễn. Nghị quyết chỉ rõ: “làm tốt công tác tôn
giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị phối hợp chặt chẽ với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Như vậy,
Đảng coi công tác tôn giáo là công tác chính trị đặc biệt, là một bộ phận quan trọng của đường lối chính trị của
Đảng, thực hiện bằng cả hệ thống chính trị. Trọng tâm của công tác tôn giáo là: “Vận động tín đồ, chức sắc, nhà tu
hành tôn giáo” để họ sống “tốt đời, đẹp đạo”. Nghị quyết xác định: “Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công
tác vận động quần chúng”.
Trên cơ sở tiếp thu, lý giải các quan điểm, quan niệm trong và ngoài nước về tôn giáo và đời sống tín
ngưỡng, tôn giáo, luận án đã chỉ ra sự chưa thống nhất và những vướng mắc trong cách hiểu về đời sống tín
ngưỡng, tôn giáo. Ở luận án này, bước đầu chúng tôi quan niệm và triển khai nghiên cứu Đời sống tín ngưỡng,
tôn giáo với khái niệm theo cách hiểu sau.
15
Đời sống tín ngưỡng bao gồm toàn bộ các hoạt động tâm linh và thực hành tín ngưỡng của con người (trước
hết và chủ yếu là con người cộng đồng). Đó là các quan niệm, quan điểm, triết lý, ý tưởng…, được thể hiện trong các
thói quen, tập tục, hành vi… thực hành tín ngưỡng như thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu, thờ Thánh, Thần, Thành hoàng…
Những hoạt động tâm linh và thực hành tín ngưỡng này thường biểu hiện đa dạng, phong phú trong các hoạt động lễ,
hội, các nghi lễ thờ cúng. Ngày nay, những hoạt động tâm linh và thực hành tín ngưỡng này còn được mở rộng đến các
nghi lễ tôn vinh những nhân vật linh thiêng, những người có công với đất nước, với làng xã, cộng đồng, dòng họ…,
với các anh hùng, liệt sĩ, v.v
Đời sống tôn giáo bao gồm toàn bộ các hoạt động ý thức, tâm linh và thực hành tôn giáo của các tổ chức,
thiết chế và các tín đồ tôn giáo. Đó là các quan niệm, quan điểm, triết lý, ý tưởng…, được thể hiện trong các giáo lý,

các tín điều, các biểu tượng, thói quen, tập tục, hành vi…thực hành tôn giáo. Những hoạt động ý thức, tâm linh và thực
hành tôn giáo này thường biểu hiện đa dạng, phong phú trong hệ thống các hoạt động theo các nguyên tắc của các
thiết chế, các nghi lễ tôn giáo.
Kết luận chương 2
Tóm lại, qua sự phân tích trên, điều dễ nhận thấy là có rất nhiều quan điểm, cách định nghĩa về đời sống
tín ngưỡng, tôn giáo. Thực tế đó phản ánh tính chất phức tạp của vấn đề cũng như mức độ quan tâm của giới
nghiên cứu trong và ngoài nước. Về mặt khoa học, không nên chỉ tuyệt đối hóa một hướng nghiên cứu nào đó.
Chương 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CẤP BÁCH VỀ
16
ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Vấn đề quan hệ giữa tôn giáo với chính trị
Ở Việt Nam, trước khi có sự du nhập của các tôn giáo ngoại sinh, không có tôn giáo theo nghĩa mà người
châu Âu thường hiểu, chỉ có các loại hình tín ngưỡng, hay tôn giáo kiểu không điển hình. Vì thế, vấn đề quan hệ
giữa tôn giáo với chính trị chỉ thực sự xuất hiện cùng với quá trình truyền bá các tôn giáo có nguồn gốc nước ngoài
vào Việt Nam. Về nội dung này, chúng tôi thấy có một số vấn đề đáng chú ý sau đây:
Thứ nhất, trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, các thế lực phong kiến phương Bắc đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo
để thống trị người Việt; họ đã "nhào nặn" Nho giáo cho phù hợp với mục đích thống trị Nhưng sau khi giành được
độc lập, các triều đại phong kiến Việt Nam lại cũng sử dụng các tư tưởng Nho giáo, Phật giáo để xây dựng chính
quyền, xác lập sự thống trị của mình, và củng cố một nhà nước độc lập ở phương Nam.
Thứ hai, khi Công giáo truyền bá vào Việt Nam, ở giai đoạn đầu, do sự khác biệt về hệ tư tưởng, giáo lý
và cả lý do ngoài tôn giáo, mối quan hệ giữa Công giáo với chính quyền phong kiến Việt Nam về cơ bản là không
thuận lợi. Xung đột Công giáo với chính quyền phong kiến diễn ra dưới nhiều thời kỳ. Nhưng đến thời thuộc
Pháp, trái lại, Công giáo được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam mặc dù công khai lấy hệ
tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng của chế độ nhưng không đem đối lập hệ tư tưởng này
với tôn giáo. Trái lại, lãnh tụ Hồ Chí Minh lại cố gắng tìm ra điểm chung giữa các hệ tư tưởng vốn có nhiều khác
biệt đó. Điều đó cũng có nghĩa là chấp nhận sự tồn tại của các hệ tư tưởng tôn giáo khác nhau và triệt để khai
thác, vận dụng những tư tưởng phù hợp của thần học tôn giáo vào hoạt động chính trị, phục vụ cho sự nghiệp đấu
17

tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam cũng đã xác quyết đường hướng
hành đạo đồng hành cùng dân tộc vì sự phát triển bền vững của đất nước và đạo pháp.
3.2. Vấn đề quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với văn hóa
Tín ngưỡng, tôn giáo vừa là sản phẩm, vừa là bộ phận cấu thành của văn hóa. Trong văn hóa, tín ngưỡng
và tôn giáo có lúc đóng vai trò là hạt nhân. Trong tín ngưỡng, tôn giáo cũng thể hiện khá rõ giá trị đạo đức, văn
hóa của nó. Sự ảnh hưởng của yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo lên văn hóa là rất lớn, nó vừa là chiều sâu, cũng vừa là
bề mặt dễ nhận biết của văn hóa, nó làm nên bản sắc của các nền văn hóa. Cũng chính vì vậy, tín ngưỡng, tôn
giáo có khi là nguyên nhân của các xung đột văn hóa - xã hội.
Khác biệt văn hoá là điều kiện khách quan dẫn đến đụng độ văn hoá, mà khác biệt văn hóa chính là yếu tố
bản sắc văn hóa, yếu tố làm nên sức sống của một nền văn hóa. Tín ngưỡng, tôn giáo là một bộ phận cấu thành quan
trọng của văn hóa. Xung đột văn hóa - xã hội, vì thế thường có yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo. Ở Việt Nam hiện nay,
điều này diễn ra ở nhiều nơi với nhiều biểu hiện khác nhau. Nguyên nhân trực tiếp được lý giải từ sự tranh chấp đất
đai, cơ sở thờ tự; sự mâu thuẫn với một số chính sách của Nhà nước như vấn đề quy hoạch phát triển; sự xung đột
xẩy ra trong quá trình truyền đạo, hành đạo… nhưng kỳ thực sâu xa vẫn là sự khác biệt, sự xung đột của tư tưởng,
văn hóa, của giá trị, niềm tin.
3.3. Vấn đề quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với đạo đức
Các tôn giáo cụ thể bao giờ cũng có một hệ thống giáo lý, trong đó bao gồm hệ thống những tín điều
khuyên răn và đòi hỏi tín đồ của mình phải thực hiện. Hệ thống những tín điều ấy quy định những chuẩn mực của
đạo đức tôn giáo. Đạo đức tôn giáo, trong những hoàn cảnh nhất định có khả năng tác động, chi phối những chuẩn
18
mực cơ bản của nền đạo đức xã hội. Nhưng đạo đức tôn giáo không thể thay thế các chuẩn mực đạo đức xã hội.
Chính các chuẩn mực đạo đức xã hội có tác động trở lại đối với tín ngưỡng, tôn giáo. Những hình thức tín
ngưỡng, hay những tôn giáo có các tín điều xung đột với các chuẩn mực đạo đức cơ bản, nền tảng của xã hội sẽ
không được chấp nhận, sẽ bị bài trừ. Những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo nào phù hợp với tâm lý, thói quen,
cách hành xử và đặc biệt là các quan niệm, các giá trị đạo đức truyền thống sẽ dễ được chấp nhận hơn.
Biểu hiện rõ nét của hiện tượng xung đột giữa đạo đức tôn giáo với đạo đức xã hội thể hiện ở một số quan
niệm đạo đức xã hội hiện đại, của đường lối chính sách với các tín điều tôn giáo truyền thống. Đó là xung đột về
giá trị. Trong đạo đức, hệ thống các giá trị về cái chân - thiện - mỹ, về lòng biết ơn, hiếu thảo, về sự sống, cái
chết, về trách nhiệm, nghĩa vụ là cốt lõi. Ở đây luôn có những sự khác nhau giữa đạo đức xã hội và đạo đức tôn
giáo. Các giá trị đạo đức tôn giáo dĩ nhiên đều mang tính thiêng, đều hướng đến đối tượng thiêng, và hướng đến sự

cứu rỗi về cuộc sống sau cái chết. Trái lại, các chuẩn mực đạo đức xã hội hướng đến những giá trị từ trong cuộc
sống hiện thực.
Kết luận chương 3
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ chính giáo hòa hợp, có lợi cho sự phát triển chung.
Các tôn giáo cũng có xu hướng đồng hành, gắn bó cùng dân tộc để xây dựng tương lai lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo
đã và đang có đóng góp xứng đáng đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc. Mặt khác, tín ngưỡng, tôn giáo cũng
đóng vai trò là nguyên nhân của không ít xung đột văn hóa - xã hội. Ở đây, yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo được xem là
nguyên nhân của xung đột, cho dù trên thực tế, yếu tố này có khi có lúc chưa phải là cơ bản. Đạo đức tôn giáo có
19
nhiều điểm tiến bộ, góp phần điều chỉnh hành vi con người, tác động tích cực lên đạo đức xã hội, đồng thời nó
cũng chịu sự tác động trở lại của các giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội
Chương 4
MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CẤP BÁCH VỀ ĐỜI SỐNG
TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. Vấn đề lịch sử và đặc điểm của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
- Chúng tôi cho rằng, những vấn đề nóng nhất trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay đều ít nhiều
có liên quan tới những vấn đề thuộc về lịch sử tôn giáo. Theo một nghĩa tương đối, tự bản thân chúng với những
gì đã xẩy ra đang là nguyên nhân của một số vấn đề cấp bách hiện nay. Việc tách rời những vấn đề đang diễn ra
với lịch sử sẽ không thể thấy hết nguồn gốc sâu xa của chúng, từ đó không hiểu đúng bản chất của hiện tượng. Vì
lẽ đó, chúng tôi chọn vấn đề về lịch sử tôn giáo để mở đầu cho nghiên cứu các vấn đề thực tiễn.
- Vấn đề lịch sử đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam gắn liền với quá trình truyền bá và ảnh hưởng
của các hệ tư tưởng tôn giáo từ nước ngoài vào như Nho, Phật, Đạo, Công giáo, Tin lành, v.v Quá trình này
diễn ra khá phức tạp, nhất là đối với Công giáo bởi sự khác biệt về hệ tư tưởng, giáo lý với tâm thức tín ngưỡng,
tôn giáo truyền thống và sự dính líu của Công giáo với thực dân Pháp. Vì thế, đã có những xung đột dẫn tới việc
triều đình nhà Nguyễn ra các chỉ dụ cấm đạo, gây khó khăn cho sự truyền bá Công giáo ở Việt Nam, đồng thời
gây chia rẽ giữa bộ phận đồng bào Công giáo với phần còn lại của dân tộc, gây hậu quả lâu dài đối với khối đại
đoàn kết toàn dân tộc.
20
- Chúng tôi, từ cách tiếp cận của mình cho rằng đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay nổi
lên những đặc điểm khá nổi bật sau:

Thứ nhất, sự thay đổi mạnh mẽ trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta hiện nay, đó là sự trở lại của
niềm tin tôn giáo, số lượng các tôn giáo, tín đồ tăng nhanh. Tổng cộng đến đầu năm 2012 đã có 13 tôn giáo với 40 tổ
chức tôn giáo được pháp luật công nhận tư cách pháp nhân.
Thứ hai, tình hình thực hành tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều biểu hiện tiêu cực. Cùng với việc bùng phát lễ
hội, hành vi thờ cúng là tình trạng mê tín trở nên trầm trọng, tình trạng buôn thần bán thánh, lợi dụng tín ngưỡng,
tôn giáo để trục lợi trở nên phổ biến, tình trạng truyền đạo và hành đạo vi phạm pháp luật xẩy ra ở nhiều nơi.
Thứ ba, các tôn giáo nói chung đều có xu hướng đồng hành với dân tộc, với đất nước trong quá trình đổi
mới vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Các tôn giáo ngoại nhập chung sống
hòa bình với nhau và với các hình thức tín ngưỡng truyền thống. Về cơ bản, các tôn giáo đều hoạt động trong
khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, tình trạng xung đột xã hội có yếu tố tín ngưỡng,
tôn giáo vẫn còn xẩy ra ở một số nơi, thậm chí xung đột gay gắt.
Thứ tư, hoạt động tôn giáo ở Việt Nam hiện có tính quốc tế khá cao. Điều này vừa có thuận lợi, giúp các
tôn giáo Việt Nam gần gũi với tôn giáo thế giới nhưng cũng có nhiều nguy cơ, nhất là từ các thế lực phản động
quốc tế, các lực lượng phản động người Việt ở nước ngoài lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng
trong nước.
Thứ năm, sự xuất hiện và hoạt động của nhiều hiện tượng tôn giáo mới trên phạm vi cả nước với cách
thức truyền đạo, hành đạo trái với thuần phong mĩ tục, trái với pháp luật. Điều đáng nói là các hiện tượng này vẫn
21

×