VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN HOÀI SANH
ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CẤP BÁCH
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số: 62.22.80.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Hồ Sĩ Quý
2. TS. Nguyễn Văn Dũng
Hà Nội, năm 2013
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN HOÀI SANH
ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CẤP BÁCH
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
2
Hà Nội, năm 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận khoa học
của luận án chưa từng công bố trên bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Hoài Sanh
3
4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
8
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu của nước ngoài
8
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
14
Chương 2. TÔN GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO:
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN
33
2.1. Quan điểm về tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của các nhà
sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin
33
2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về đời
sống tín ngưỡng, tôn giáo
48
2.3. Một số quan điểm ngoài macxit
61
2.4. Về khái niệm đời sống tín ngưỡng, tôn giáo
67
Chương 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CẤP BÁCH VỀ ĐỜI SỐNG
TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
72
3.1. Vấn đề mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị
72
3.2. Vấn đề mối quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với văn hóa
84
3.3. Vấn đề mối quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với đạo đức
96
Chương 4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CẤP BÁCH VỀ ĐỜI SỐNG
TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
109
4.1. Vấn đề lịch sử và đặc điểm của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt
Nam
110
4.2. Vấn đề gia tăng các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã
hội hiện nay
115
4.3. Vấn đề quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam
trong những năm gần đây
137
4.4. Một số khuyến nghị và giải pháp nhằm giải quyết tốt vấn đề tín
ngưỡng, tôn giáo vì sự phát triển đất nước
146
KẾT LUẬN
153
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
156
TÀI LIỆU THAM KHẢO
157
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tín ngưỡng, tôn giáo là một hiện tượng xã hội đã tồn tại từ lâu cùng với
xã hội loài người. Ở mỗi thời kỳ lịch sử, trong từng khu vực cụ thể, tín
ngưỡng, tôn giáo có những vai trò và ảnh hưởng khác nhau đối với đời sống xã
hội. Sự tồn tại của các tín ngưỡng, tôn giáo và những quan hệ nội tại của các
tôn giáo cũng như giữa tôn giáo với đời sống xã hội không bất biến, chúng phát
triển, biến động tương ứng với những biến động của đời sống vật chất và nhu
cầu tinh thần của con người, phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch
sử nhất định.
Xưa nay, ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống con
người; nguồn gốc, bản chất, chức năng cũng như cơ chế tác động, sự tồn tại,
xu hướng vận động, phát triển và vai trò, sự tác động nhiều mặt của đời sống
tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống xã hội nói chung luôn là những vấn
đề hết sức phức tạp và không phải khi nghiên cứu người ta bao giờ cũng tìm
được những lời giải thích thỏa đáng và sự đồng thuận.
Trước đây, đã có lúc nhiều người cho rằng, khi nhận thức con người
phát triển tới trình độ cao, khi khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, khi đời
sống con người sung túc, thì ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời
sống con người sẽ thu hẹp dần và thậm chí nó tự tiêu vong. Nhưng thực tế
phức tạp hơn nhiều. Cùng với những biến động hết sức to lớn trong đời sống
chính trị nhân loại, cùng với những vấn đề mới được đặt ra trong nhận thức và
quá trình chinh phục thế giới khách quan do chính sự phát triển của khoa học
kỹ thuật mang lại , đời sống tín ngưỡng, tôn giáo có những biến động mới.
Nhất là giai đoạn từ cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, các hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo có chiều hướng gia tăng và thay đổi màu sắc để thích nghi
với những chuyển biến hết sức mạnh mẽ của tình hình kinh tế, chính trị - xã
1
hội đang diễn ra trên thế giới và trong từng khu vực. Ở nhiều nơi, các hình
thức hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra phức tạp. Một số quan hệ giữa
nhà nước với các tổ chức tôn giáo, giữa một số tổ chức tôn giáo với nhau hoặc
giữa các cộng đồng thù địch mang màu sắc tín ngưỡng, tôn giáo đã có lúc
biến thành xung đột bạo lực, cản trở sự phát triển của xã hội.
Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo. Những năm gần đây,
cùng với xu hướng đổi mới toàn diện đất nước và sự thay đổi quan trọng
trong đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, đời sống tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam diễn ra hết sức sôi động và không kém phần
phức tạp, ảnh hưởng mạnh mẽ, toàn diện đến đời sống tinh thần của bộ phận
lớn người dân; tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Với sự “phục
hưng” của tín ngưỡng truyền thống, hay sự “thức tỉnh tôn giáo”, đời sống tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đang diễn ra vô cùng phong phú. Có thể nói, lần
đầu tiên xuất hiện nhiều biểu hiện, nhiều xu hướng rất đáng được quan tâm,
như: tình trạng cải đạo, bỏ đạo, tình trạng từ bỏ một số hình thức tín ngưỡng
truyền thống của đồng bào miền núi để theo tôn giáo mới. Một xu hướng khác
là xu hướng thế tục hóa tôn giáo cũng diễn ra khá mạnh mẽ. Các hoạt động xã
hội như hoạt động từ thiện, cứu tế được các tôn giáo quan tâm thực hiện trên
quy mô lớn; tình trạng truyền giáo của các nhà đầu tư nước ngoài lan rộng tại
nhiều địa phương; một số hình thức tín ngưỡng lạ được cộng đồng người Việt
đã từng lao động ở nước ngoài mang về kèm theo những nét mới trong các
hoạt động truyền giáo và sinh hoạt tín ngưỡng… Ngoài ra, ngay trong tín
ngưỡng truyền thống, bên cạnh việc gia tăng các hoạt động thờ cúng vốn đã
có lịch sử lâu đời lại xuất hiện nhiều biểu hiện mới (hoặc không mới nhưng ở
một mức độ phổ biến hơn) như lên đồng, cầu siêu, giải hạn, cầu an, tìm mộ,
gọi hồn, …
Cùng với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra bình thường trong
khuôn khổ pháp luật, đã xuất hiện nhiều hiện tượng đáng lo ngại, tiềm ẩn
2
nhiều nguy cơ đối với xã hội. Chẳng hạn, đã có tình trạng nhân danh truyền
giáo để thực hiện những mục đích phi tôn giáo, gây mất ổn định xã hội, phá
vỡ kết cấu xã hội truyền thống, ảnh hưởng đến việc bảo tồn bản sắc văn hóa
cổ truyền. Các hoạt động hành lễ mang tính chất mê tín, dị đoan; các hiện
tượng tệ nạn xã hội ăn theo sự bùng phát lễ hội làm méo mó đời sống lễ hội
ảnh hưởng xấu đến thuần phong mĩ tục và trật tự an toàn xã hội… Cũng đã
xuất hiện những hiện tượng tôn giáo mới với các hoạt động xa lạ, bí hiểm,
thậm chí là cách hành lễ rất phản văn hóa, vi phạm chính sách tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, vi phạm pháp luật. Điều đáng nói là
những hiện tượng tôn giáo mới này vẫn có khả năng thu hút một bộ phận
không nhỏ người dân tin theo và có khả năng tập hợp tín đồ mở rộng địa bàn
hoạt động, ảnh hưởng. Thậm chí đã xẩy ra xung đột giữa chính quyền ở một
số địa phương với các tổ chức tôn giáo mà nhiều khi không phải do nguyên
nhân tín ngưỡng, tôn giáo…
Sự thay đổi mạnh mẽ trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
trong những năm gần đây đang đặt ra những vấn đề cấp thiết cả về mặt lý luận
và thực tiễn. Việc nghiên cứu, xem xét đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt
Nam hiện nay một cách toàn diện, sâu sắc để làm cơ sở khoa học cho việc
hoạch định đường lối chính sách đúng đắn đối với tín ngưỡng, tôn giáo, một
mặt đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, mặt khác chống
các hiện tượng lợi dụng tôn giáo cũng như các sinh hoạt tôn giáo cuồng tín, bí
hiểm, bảo vệ quyền lợi công dân, bảo vệ lợi ích quốc gia đang là một đòi hỏi
mang tính cấp bách.
Góp phần vào việc nghiên cứu đời sống tín ngưỡng, tôn giáo cả về
phương diện lý luận và cả về phương diện thực tiễn, từ cách tiếp cận triết học,
chúng tôi chọn đề tài: Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo: những vấn đề lý luận
và thực tiễn cấp bách ở Việt Nam hiện nay làm nội dung nghiên cứu cho
luận án tiến sĩ triết học của mình.
3
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án là nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn
cấp bách trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay dưới góc
độ triết học; trên cơ sở đó nêu khuyến nghị và một số giải pháp nhằm giải
quyết tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát
triển của đất nước.
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết những
nhiệm vụ cơ bản sau:
- Hệ thống hóa, góp phần làm rõ các quan điểm cơ bản về tín ngưỡng,
tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo.
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cấp bách trong đời sống tín ngưỡng,
tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
- Nghiên cứu một số vấn đề cấp bách trong thực tiễn đời sống tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
- Bước đầu đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm giải quyết tốt
vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển đất nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là đời sống
tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1990, kể từ khi có Nghị quyết 24-
NQ/TW (ngày 16 tháng 10 năm 1990) đến nay.
Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo là khái niệm rất rộng, vì thế có nhiều
cách tiếp cận. Chúng tôi tán thành quan điểm của Từ điển Bách khoa về tôn
giáo (Encyclopedia of Religion), theo đó “Đời sống tôn giáo bao hàm toàn
bộ các quan hệ nội bộ của tôn giáo và các quan hệ giữa tôn giáo với xã
hội” [dẫn theo 155]. Trên cơ sở quan niệm này, chúng tôi cũng sẽ đưa ra
định nghĩa riêng nhằm chi tiết hóa để dễ thao tác hơn (xem phần 2.4).
4
Phạm vi nghiên cứu: Cả hai mặt của đời sống tôn giáo được xác định
như trên là rất phong phú, việc xem xét cả hai mặt đó một cách chi tiết, cụ
thể thì chắc chắn không thể có công trình nghiên cứu nào bao quát hết
được. Trong khuôn khổ của một Luận án tiến sĩ triết học, mã ngành Chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, công trình này không đi sâu
chuyên nghiên cứu về bản thân các tín ngưỡng, tôn giáo với tính cách là toàn bộ
các quan hệ nội bộ của các tôn giáo cũng như các biểu hiện thực hành đa dạng
của chúng. Chúng tôi, từ cách tiếp cận của mình, chủ yếu muốn nghiên cứu, tìm
hiểu về vị thế, vai trò và sự ảnh hưởng, tác động của tín ngưỡng, tôn giáo tới một
số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội; đồng thời lựa chọn nghiên cứu một số
vấn đề, hiện tượng thuộc các vấn đề nội tại của tôn giáo, tức các quan hệ nội
bộ của tín ngưỡng, tôn giáo, giới hạn nội dung ở một số vấn đề lý luận và
thực tiễn cấp bách đối với Việt Nam hiện nay.
Luận án cũng không đi sâu miêu tả, nghiên cứu đời sống tín ngưỡng,
tôn giáo ở từng địa phương cụ thể.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng,
tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Luận án còn kế thừa, tiếp thu có chọn
lọc những tư tưởng của một số công trình nghiên cứu khoa học đã có như các bài
viết, luận án, các tư liệu điều tra, khảo sát… có liên quan đến nội dung được đề
cập trong luận án.
Về mặt phương pháp, luận án sử dụng các phương pháp phân tích và tổng
hợp, quy nạp và diễn dịch, lôgic và lịch sử, thống kê, đối chiếu so sánh…
5. Đóng góp mới của luận án
Từ góc độ triết học về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện
nay, luận án đã phân tích và làm rõ được những vấn đề sau đây trên các phương
diện lý luận và thực tiễn:
5
- Luận án đã định nghĩa khái niệm “đời sống tín ngưỡng, tôn giáo”.
- Luận án đã nhấn mạnh và làm rõ một số vấn đề lý luận cấp bách trong
đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay như, vấn đề quan hệ giữa
tôn giáo với chính trị; vấn đề quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với văn hóa;
vấn đề quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với đạo đức.
- Luận án đã nhấn mạnh và làm rõ một số vấn đề thực tiễn cấp bách
trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay như, vấn đề lịch sử
tôn giáo ở Việt Nam; vấn đề gia tăng các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; vấn
đề quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức tôn giáo và vấn đề về sự xuất hiện
các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam.
- Luận án đã đề xuất 4 khuyến nghị và 6 giải pháp nhằm giải quyết tốt
vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tạo môi trường xã hội thuận lợi cho sự phát triển
đất nước.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy và tư vấn chính sách về những vấn đề thuộc đời sống tín ngưỡng,
tôn giáo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần củng cố nhận thức lý luận về tín ngưỡng, tôn giáo và
đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; làm rõ các vấn đề thực tiễn cấp bách trong đời
sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Việc nghiên đời sống tín
ngưỡng, tôn giáo cả dưới góc độ lý luận và thực tiễn góp phần cung cấp cơ sở
khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng
dạy và học tập những vấn đề thuộc đề tài tín ngưỡng, tôn giáo và chủ nghĩa
vô thần khoa học. Luận án cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai
quan tâm đến đề tài này.
6
7. Kết cấu của luận án
Ngoài Lời cam đoan, Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Danh mục các bài
viết của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, Tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận án gồm 04 chương, 13 tiết và kết luận các chương.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu của nước ngoài
Từ lâu, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đã
được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. Những công trình đó đã
gợi mở những cách nhìn nhận, đánh giá nhiều chiều đối với tôn giáo. Sau đây
chúng tôi xin đề cập chi tiết hơn tình hình nghiên cứu nói trên qua một số tác
phẩm đáng chú ý với các tác giả tiêu biểu được biết đến ở Việt Nam.
Tác phẩm Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng
của X.A. Tocarev, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994 được nhiều nhà
nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam xem là “sách kinh điển” trong nghiên cứu về
tín ngưỡng, tôn giáo. X.A. Tocarev thường nhấn mạnh tôn giáo là một hiện
tượng xã hội, vì thế tôn giáo mặc dù là một hình thức của hệ tư tưởng - vẫn
không thể chỉ quy vào những quá trình suy nghĩ diễn ra trong đầu óc con
người. Nó bao hàm những phạm vi rộng lớn, hoặc nhiều hoặc ít, những hoạt
động của con người, nó phản ánh và đồng thời sản sinh ra những hình thức
đặc biệt của xã hội. Trong tác phẩm này, tác giả đã tập trung nghiên cứu về
các hình thức tôn giáo sơ khai ra đời trong khi xã hội loài người còn chưa
phân hóa giai cấp; quá trình phát triển của chúng, tác động và gia nhập vào
các tôn giáo xuất phát trong xã hội có giai cấp.
Cuốn Mười tôn giáo lớn trên thế giới do Hoàng Tâm Xuyên, một nhà
nghiên cứu có tên tuổi của Trung Quốc, chủ biên, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 1999 đã giới thiệu một cách khái quát bối cảnh ra đời, quá trình phát
triển, phân phái, những kinh điển cơ bản, các nghi thức tế tự của 10 tôn giáo
lớn trên thế giới. Theo các tác giả, có nhiều cách phân chia khác nhau về quá
trình phát triển của lịch sử tôn giáo, mỗi cách đều có lý do của nó và đều có
những giới hạn nhất định. Các tác giả đã nhìn nhận lịch sử phát triển của tôn
giáo trên phạm vi toàn thế giới theo bốn giai đoạn: tôn giáo nguyên thủy, tôn
8
giáo cổ đại, tôn giáo trung đại, tôn giáo cận hiện đại… Cuốn sách cũng đã đề
cập đến quá trình truyền bá các tôn giáo lớn vào Trung Quốc cũng như phân
tích mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với từng lĩnh vực chính trị, đời sống xã
hội, văn hóa, nghệ thuật… Trung Quốc.
Năm 2000, Hiệp hội các nhà khoa học xã hội về tôn giáo Pháp đã tổ
chức hội thảo khoa học xung quanh vấn đề toàn cầu hóa tôn giáo, kết quả đã
xuất bản sách Toàn cầu hóa tôn giáo, do Nxb. L’ Harmattan Paris ấn hành
năm 2011. Cuốn sách tập trung đề cập vấn đề toàn cầu hóa tôn giáo dưới sự
tác động của toàn cầu hóa kinh tế và những biểu hiện của nó.
Trong các năm 1997 đến 2005, Viện Thông tin Khoa học Xã hội đã sưu
tầm, dịch và giới thiệu nhiều bài viết của các học giả nước ngoài nghiên cứu
về vấn đề tôn giáo trong xã hội hiện đại, xuất bản bộ sách gồm 5 tập Tôn giáo
và đời sống hiện đại. Đáng chú ý, cuốn sách có một số bài nghiên cứu sự thay
đổi của đời sống tôn giáo trong xã hội hiện đại, trước sự tác động của toàn cầu
hóa kinh tế, nhất là các tác giả Trung Quốc.
Những năm gần đây có một số tác phẩm đáng chú ý của các học giả
Trung Quốc cũng đã được dịch và phổ biến ở nước ta. Có thể kể tác giả Trác
Tân Bình, nhà nghiên cứu có nhiều công trình về tôn giáo của Trung Quốc. Tác
phẩm Lý giải tôn giáo của ông (Trần Nghĩa Phương, dịch), Nxb. Hà Nội, 2007
đã gây được sự chú ý trong giới nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam. Trong công
trình này, những vấn đề cơ bản của tôn giáo như tôn giáo là gì? Bản chất tôn
giáo? Vai trò của tôn giáo trong xã hội hiện đại… đã được ông lý giải. Tác giả
đặc biệt coi trọng vai trò của tôn giáo và vai trò của công tác nghiên cứu tôn
giáo, đi sâu nghiên cứu những biểu hiện bên ngoài của các tôn giáo, đồng thời
phân tích kết cấu nội tại của chúng nhằm đạt đến sự lý giải chân thực thế giới
tâm linh tôn giáo, qua đó làm nổi bật mối quan hệ khách quan gắn bó giữa tôn
giáo với đời sống hiện thực của nhân loại. Trong công trình này, tác giả cũng đã
nghiên cứu về tôn giáo Trung Quốc đương đại và giới thiệu một số tôn giáo lớn
trên thế giới.
9
Trương Chí Cương có tác phẩm Tôn giáo học là gì? (Trần Nghĩa
Phương, dịch), Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2007. Tác phẩm đã giải
thích bản chất của tôn giáo theo quan điểm của các nhà xã hội học, tâm lý học
nổi tiếng trên thế giới như Emile Durkheim, William James, Paul Tillich, Max
Weber, Max Müller, v.v… Các vấn đề cơ bản của tôn giáo như bản chất của
tôn giáo, tính giao thoa của tôn giáo cũng như mối quan hệ giữa tôn giáo và
thế giới tinh thần của con người trên ba phương diện lý trí, tình cảm, ý chí
đã được tác giả nghiên cứu.
Cuốn Vũ trụ trong một nguyên tử sự hội tụ của khoa học và tâm linh
của Đạt Lai Lạt Ma, Nxb. Văn hóa Sài Gòn, 2008 do Mai Sơn dịch đã khảo
sát hai lĩnh vực tri thức quan trọng của nhân loại là khoa học và tâm linh
nhằm phát triển phương pháp nhận thức thế giới, thăm dò sâu xa thế giới hữu
hình và vô hình thông qua việc dùng lý trí để khám phá chứng cứ. “Cuốn sách
không phải là sự nổ lực hợp nhất khoa học và tâm linh nhưng là một cố gắng
khảo sát hai lĩnh vực quan trọng của nhân loại nhằm phát triển phương pháp
nhận thức thế giới quanh ta tổng quát hơn và tích hợp hơn…” [101, tr. 13].
Tác giả cho rằng, tâm linh và khoa học là hai lĩnh vực khác nhau nhưng bổ
sung cho nhau nhằm mục tiêu chung lớn lao là tìm kiếm chân lý. Ông cho
rằng, có thể khoa học sẽ lĩnh hội được những điều mới mẽ từ sự kết nối với
lĩnh vực tâm linh, đặc biệt vì sự gần gũi của tâm linh với những vấn đề rộng
lớn hơn của con người, từ đạo đức đến xã hội, nhưng chắc chắn có một số
phương diện nhất định của tư tưởng Phật giáo - như các học thuyết vũ trụ luận
cổ lỗ và vật lý học sơ khai của nó - sẽ phải được sửa đổi dưới ánh sáng những
tri thức khoa học mới mẻ.
Tác phẩm Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản
(Max Weber, Bùi Văn Nam Sơn dịch, Nxb. Tri Thức, 2008) đã đề cập khá sâu
sắc đạo đức Tin Lành với chủ nghĩa tư bản. Tác giả cho rằng, các nhân tố tôn
giáo có vai trò trung tâm trong sự hình thành của các nền văn minh, đặc biệt
10
là sự ra đời của tư duy lý tính phương Tây. Trong cuốn sách này, M. Weber
đã khảo sát quan niệm đạo đức và động cơ ứng xử của các cá nhân thuộc các
giáo phái Tin Lành, cũng như ý nghĩa mà nó gán cho hành động xã hội của
mình, nhằm đi đến giả thuyết cho rằng nền đạo đức Tin Lành có một mối liên
hệ “tương hợp chọn lọc” với “tinh thần” của chủ nghĩa tư bản. Vì thế đã tạo
nên một động lực tinh thần cần thiết và thuận lợi cho sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản ở châu Âu.
Gần đây, cuốn Tôn giáo đương đại Mỹ của tác giả Lưu Bành (Trung
Quốc, người dịch: Trần Nghĩa Phương), Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội,
2009 cũng đã được giới nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam chú
ý. Câu hỏi mà nhiều người quan tâm là, ở một quốc gia văn minh vật chất
phát triển hàng đầu thế giới hiện nay, tôn giáo có vai trò gì? Tác giả, sau khi
giới thiệu các tôn giáo ở Mỹ đã tập trung nghiên cứu một cách tổng thể đời
sống tôn giáo Mỹ đương đại, làm rõ mối quan hệ của người dân Mỹ với tôn
giáo, lý giải sự ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo trong xã hội Mỹ, nơi hàng
năm có đến 5.200 triệu lượt người tham gia các hoạt động tôn giáo; nơi tôn
giáo có mặt ở hầu khắp các hoạt động thế tục, nơi nhiều trường đại học danh
tiếng (và nổi tiếng trên toàn thế giới) do nhà thờ sáng lập. Tôn giáo đã cắm rễ
rất sâu trong xã hội Mỹ, có ảnh hưởng rất rộng lớn đối với quốc gia này.
Nước Mỹ, vì thế, được xem là quốc gia thế tục nhất và cũng là quốc gia có
tính tôn giáo mạnh trên thế giới nhất [xem 116].
Lưu Bành còn có nghiên cứu Vốn xã hội của đoàn thể tôn giáo Mỹ,
Trần Nghĩa Phương dịch, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 2, 3/2010 tiếp tục
nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống xã hội nước Mỹ.
Tác giả đi sâu phân tích vốn xã hội to lớn của đoàn thể tôn giáo ở quốc gia
này, cho rằng, nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan cụ thể khác nhau
đã tạo ra sự bảo đảm cho tổ chức tôn giáo tham dự vào hoạt động xã hội. Các
tổ chức tôn giáo ở Mỹ nắm giữ nguồn vốn xã hội phong phú, sử dụng nó
11
thông qua việc triển khai các hoạt động tôn giáo và thế tục phục vụ tín đồ và
xã hội, mở rộng tầm ảnh hưởng đối với xã hội. Các đoàn thể tôn giáo có mặt
khắp nơi ở Mỹ đã sử dụng cực kỳ hiệu quả vốn xã hội, phản ứng nhanh chóng
các vấn đề xã hội làm cho công năng xã hội của tổ chức tôn giáo Mỹ được
đánh giá là vượt xa các nước khác trên thế giới.
Sang Gyoo Lee có công trình Đạo Tin Lành có ảnh hưởng đến Hàn
Quốc như thế nào (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1/2012) tập trung nghiên
cứu ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến xã hội Hàn Quốc. Tác giả cho rằng, ảnh
hưởng của đạo Tin Lành đối với xã hội Hàn Quốc thể hiện trên mấy phương
diện cơ bản như: thúc đẩy hiện đại hóa xã hội ở quốc gia này thông qua nền
giáo dục và y tế hiện đại; bài trừ mê tín dị đoan; chú trọng giải phóng phụ nữ,
coi trọng nữ quyền. Tóm lại, đạo Tin Lành chính là con đường để Hàn Quốc
tiến hành hiện đại hóa, góp phần quan trọng tạo nên xã hội hiện đại Hàn Quốc
ngày nay.
Trong khuôn khổ những nghiên cứu định lượng về tôn giáo, cuốn sách
của Malcolm B. Hamilton “Sociology of Religion: Theoretical and
Comparative Perspectives” Routledge, 1995, 238 trang (Xã hội học về tôn
giáo: quan điểm lý luận và so sánh) là cuốn sách giáo khoa được nhiều nhà
nghiên cứu biết đến và trích dẫn. Tuy vậy, bên cạnh những kiến thức nền
tảng, trong cuốn sách tác giả đã giới thiệu những cuộc thảo luận sâu rộng về
xã hội học tôn giáo đã từng diễn ra khi khẳng định vai trò của nghiên cứu xã
hội học đối với lĩnh vực phức tạp là lòng tin và hiện thực tôn giáo.
Sử dụng các ví dụ như minh chứng cho sự đa dạng của các tôn giáo
nguyên thủy, Phật giáo, phong trào millenial, đạo Tin lành, sự tục hóa, các
giáo phái và các phong trào tôn giáo mới, cuốn sách đã nói được sự đa dạng
của các truyền thống tôn giáo và cho phép độc giả đặt những kinh nghiệm của
mình trong một bối cảnh rộng lớn hơn. Từ góc độ xã hội học, ông làm rõ
thêm các quan điểm lịch sử và nhân loại học trong sự khảo sát thực hành tôn
12
giáo và mô tả lại công việc của các nhà lý thuyết xã hội học lớn bao gồm cả
Marx, Durkheim, Malinowski và các nhà chức năng học khác, Frazer và
Weber trong việc khảo sát các các tôn giáo trên thế giới, cập nhật thông tin về
các vấn đề lý thuyết này. Ý nghĩa của mỗi quan điểm lý thuyết được minh họa
bằng các chương của cuốn sách này.
Detlef Pollack và Daniel V.A. Olson, chủ biên The role of religion in
modern societie (Vai trò của tôn giáo trong xã hội hiện đại), New York:
Routledge, 2008. Trong tác phẩm này, Detlef Pollack đã bàn đến những thay
đổi của tôn giáo trong xã hội hiện đại trên quan điểm xã hội học tôn giáo;
Olaf Müller nghiên cứu tôn giáo ở vùng Trung và Đông Âu, trả lời câu hỏi có
hay không sự tái thức tỉnh sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. Trong cuốn
này, tác giả Daniel V.A. Olson bàn về những bằng chứng mang tính chất định
lượng ủng hộ và chống lại mô hình kinh tế tôn giáo; Anthony Gill nghiên cứu
quá trình thế tục hóa và chính sách của các chính phủ. Ông khẳng định: chính
sách của chính phủ đóng vai trò trong việc xác định tôn giáo xã hội. Andrew
Greeley cho rằng Châu âu không hoàn hoàn thế tục, trong xã hội hiện đại tôn
giáo có vai trò rất lớn. Robin Gill đã nghiên cứu các mô hình văn hóa, phân
tích sự suy giảm lòng tin tôn giáo ở Châu Âu hiện đại; Detlef Pollack và Gert
Pickel nghiên cứu về quá trình cá nhân hóa tôn giáo hay thế tục hóa: một nỗ
lực để đánh giá luận điểm của cá nhân hóa tôn giáo ở Đông và Tây Đức sau
khi sát nhập; Monika Wohlrab-Sahr bàn đến vấn đề tôn giáo và khoa học hay
tôn giáo đối đầu khoa học? Trình bày việc quá nhấn mạnh đến sự đối lập tôn
giáo và khoa học và hậu quả lâu dài của nó tại Cộng hòa Dân chủ Đức…
Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về tín ngưỡng,
tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đã kể ra ở trên đã phản ánh được
phần nào những vấn đề đang đặt ra với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo trên thế
giới cũng như công tác nghiên cứu tôn giáo. Các vấn đề cơ bản của tôn giáo
đã được nghiên cứu, nhất là dưới khía cạnh thần học; một số công trình cũng
đã phân tích đến các khía cạnh xã hội của tôn giáo. Những công trình đó đã
13
gợi mở những cách nhìn nhận, đánh giá nhiều chiều đối với tôn giáo. Các vấn
đề thuộc đời sống tín ngưỡng, tôn giáo cũng đã được chú ý nghiên cứu ở một số
tác phẩm, nhất là dưới khía cạnh tác động, ảnh hưởng của tôn giáo đối với các
mặt khác của đời sống xã hội; vai trò của các hoạt động tôn giáo đối với sự biến
đổi, phát triển của đời sống xã hội đã được nhìn nhận, đánh giá một cách
khách quan.
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
Công tác nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống tín ngưỡng,
tôn giáo ở Việt Nam chỉ mới thực sự được quan tâm kể từ năm 1990, khi Bộ
Chính Trị ra Nghị quyết số 24-NQ/TW (16/10/1990) về tăng cường công tác
tôn giáo trong tình hình mới. Có thể nói, Nghị quyết 24 đã đáp ứng kịp thời
nhu cầu đổi mới về nhận thức tôn giáo và công tác tôn giáo trong tình hình
mới. Những quan điểm mới hết sức quan trọng của Nghị quyết 24 đã gợi mở
cho các nhà nghiên cứu cách tiếp cận toàn diện, đa chiều về tín ngưỡng, tôn
giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Kể từ đó, nhiều công trình nghiên cứu có
giá trị đã ra đời, luận giải nhiều vấn đề quan trọng về mặt lý luận cũng như
thực tiễn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Chúng tôi cho rằng, có thể
chia các công trình nghiên cứu đó thành các nhóm theo chủ đề sau đây.
- Các công trình nghiên cứu, giới thiệu về các quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo và đời sống tôn giáo
Các công trình nghiên cứu này đã góp phần hệ thống hóa các quan
điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin về tôn giáo, giúp người nghiên
cứu có thể hệ thống hóa một cách toàn diện, đầy đủ và nhanh chóng. Các tác
phẩm đó cũng đã phân tích những nội dung cơ bản cũng như vận dụng chúng
vào cách mạng Việt Nam. Có thể kể: Trích tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin về tôn giáo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin bàn về
tôn giáo của Nguyễn Đức Sự, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999;…
14
- Các công trình nghiên cứu về quan điểm của Hồ Chí Minh, Đảng
Cộng sản Việt Nam và hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam về tín
ngưỡng, tôn giáo
Các công trình này đã nghiên cứu chuyên sâu về các quan điểm của Hồ
Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo, góp phần làm rõ
những mặt, những khía cạnh quan trọng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Các
công trình hệ thống hóa văn bản pháp luật của Nhà nước có tác dụng phân
tích, đánh giá sự vận động, thay đổi trong nhận thức, quan điểm của Đảng và
Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo một cách có hệ thống phù hợp
với sự thay đổi của tình hình thực tiễn và đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ
mới của các mạng. Có thể kể một số tác phẩm tiểu biểu như: Hồ Chí Minh về
vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Nxb. KHXH, Hà
Nội, 1998; Tôn giáo - Quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và
Nhà nước Việt Nam hiện nay của Nguyễn Đức Lữ, Nxb. Chính trị - Hành
chính, Hà Nội, 2009; Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo,
Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Đức Lữ (đồng chủ biên), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội,
2003; Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng ở Việt Nam hiện
nay, Nguyễn Đức Lữ (chủ biên), Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009;
Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam lý luận và thực tiễn, của Đỗ
Quang Hưng, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2008; Nghiên cứu tôn giáo
nhân vật và sự kiện của Đỗ Quang Hưng, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
Minh, 2010;…
- Các công trình trực tiếp nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo và đời
sống tín ngưỡng, tôn giáo. Có thể chia các công trình này theo các nhóm sau:
Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu về các vấn đề cơ bản của tín
ngưỡng, tôn giáo. Các công trình này tập trung nghiên cứu, lý giải về nguồn
gốc, bản chất, chức năng, vai trò của tôn giáo nói chung; giúp chúng ta có
những hiểu biết cơ bản nhất về tôn giáo với tư cách là một hình thái ý thức
15
xã hội, một thiết chế xã hội. Có thể kể một số công trình tiêu biểu: Các hình
thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng của X.A. Tocarep, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994; Về tôn giáo, Viện Nghiên cứu tôn giáo,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994; Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiên
nay, Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996; Lý
luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, do Nguyễn Đức Lữ chủ
biên, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2007; Lý giải tôn giáo của Trác Tân Bình,
Nxb. Hà Nội, 2007; …
Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu về các tôn giáo cụ thể, cung
cấp những hiểu biết cơ bản về lịch sử hình thành, phát triển của các tôn giáo
có ảnh hưởng của thế giới và Việt Nam, sự truyền bá, du nhập và lịch sử phát
triển ở Việt Nam cũng như ảnh hưởng của chúng đối với văn hóa và lịch sử
xã hội nước ta. Nhóm các công trình này cũng đã đi sâu tìm hiểu về giáo lý,
nghi lễ, cơ cấu tổ chức hoạt động cũng như những biến đổi trong giáo lý, hành
lễ và xu hướng hoạt động của chúng. Có thể kể các tác phẩm tiêu biểu sau:
Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam, Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội, 2001; Tín ngưỡng, tôn giáo trong cộng đồng người Chăm ở Ninh
Thuận, Bình Thuận, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006; Phật giáo với văn
hóa - xã hội Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nguyễn Hồng
Dương, Nguyễn Quốc Tuấn (chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008;
Vấn đề đạo Tin Lành trong đồng bào dân tộc HMông, Dao ở các tỉnh miền
núi phia Bắc, Luận án tiến sĩ triết học, 2010; …
Thứ ba, nhóm các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng truyền thống
của Việt Nam. Các công trình này đã giới thiệu các tín ngưỡng truyền thống
(cũng có những tài liệu gọi là tín ngưỡng dân gian). Nội dung, hình thức thờ
cúng và đặc biệt là ý nghĩa, giá trị nhân văn, giá trị cộng đồng của các tín
ngưỡng này cũng như vai trò to lớn của chúng đối với văn hóa Việt Nam
16
được quan tâm phân tích, nghiên cứu. Gần đây, sự trở lại mạnh mẽ với tín
ngưỡng truyền thống sau một thời gian dài có phần trầm lắng cũng là một nội
dung được các nhà nghiên cứu quan tâm. Qua các công trình này chúng ta
thấy các tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là hết sức phong phú, có ảnh
hưởng, tác động mạnh mẽ đến văn hóa Việt Nam. Và điều mà chúng ta không
thể không lưu ý đó chính là sức sống mãnh liệt của tín ngưỡng truyền thống
trong bối cảnh có nhiều hệ tư tưởng, tôn giáo ngoại nhập và trong bối cảnh xã
hội hiện đại. Các tác phẩm tiêu biểu: Tứ bất tử của Vũ Ngọc Khánh, Ngô Đức
Thịnh, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1990; Tín ngưỡng Thành Hoành Việt
Nam, Nguyễn Duy Hinh, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996; Văn hóa, tôn
giáo, tín ngưỡng Việt Nam dưới nhãn quan học giả L. Cadìere của Đỗ Trinh
Huệ, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2006; Các hình thức tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt
Nam của Nguyễn Đăng Duy, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2001;…
Thứ tư, nhóm các công trình nghiên cứu tình hình hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Các công trình này chủ yếu là các
bài báo công bố trên các tạp chí chuyên ngành hay các đề tài nghiên cứu
khoa học từ cấp Viện, cấp Bộ đến cấp Nhà nước điều tra tìm hiểu diễn biến
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo nói chung hoặc một số hiện tượng tín
ngưỡng, tôn giáo cụ thể nào đó, trong một phạm vi không gian cụ thể. Có
thể kể: Một số vấn đề cơ bản về Phật giáo Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020,
Đề tài cấp Bộ 2010, chủ nhiệm: Nguyễn Quốc Tuấn; Sự biến đổi đời sống
tôn giáo Việt Nam trước tác động của toàn cầu hóa, Đề tài cấp bộ 2010, chủ
nhiệm: Nguyễn Phú Lợi; Ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống tinh thần
các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam, Đề tài cấp Bộ 2011, chủ
nhiệm: Nguyễn Bình; Những vấn đề cơ bản về tôn giáo ở Việt Nam giai
đoạn 2011 - 2020, Đề tài cấp Bộ 2011, chủ nhiệm: Nguyễn Hồng Dương;
Một số vấn đề cơ bản về đạo Tin Lành giai đoạn 2011 - 2020, Đề tài cấp Bộ
2012, chủ nhiệm: Nguyễn Xuân Hùng; …
17
Thứ năm, nhóm các công trình, chủ yếu là luận án tiến sĩ, thạc sĩ đi sâu
nghiên cứu về một mặt nào đó của một loại hình tín ngưỡng, một tôn giáo cụ
thể, hay sự tác động, vai trò của tôn giáo nào đó đối với các lĩnh vực của cuộc
sống trong phạm vi vùng, miền hay các nhóm đối tượng dân cư, đặc biệt là sự
ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống tinh thần của người dân. Tiểu biểu:
Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh thần quân nhân ở đơn
vị quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, luận án tiến sĩ triết học của Lê Đại
Nghĩa, 1999; Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức xã hội Việt
Nam hiện nay, luận án tiến sĩ triết học của Hoàng Thị Lan, 2005; Ảnh hưởng
của văn hóa tôn giáo trong đời sống tinh thần xã hội Việt nam hiện nay, của
Lê Văn Lợi, 2008; Đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài trong bối cảnh
văn hóa Nam Bộ, luận án tiến sĩ triết học của Huỳnh Ngọc Thu, 2008;…
Tất cả các nguồn tư liệu, tài liệu tham khảo phong phú đó đã giúp tác
giả luận án có cái nhìn đầy đủ, vừa toàn thể, vừa chi tiết về tín ngưỡng, tôn
giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở khai
thác có chọn lọc nguồn tư liệu, tài liệu này, tác giả đánh giá được một cách
tổng quan các vấn đề đã được nghiên cứu và nghiên cứu ở mức độ nào, các
vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ và các vấn đề
đang đặt ra đòi hỏi phải nghiên cứu về mặt lý luận cũng như về thực tiễn. Sau
đây chúng tôi xin đề cập chi tiết hơn tình hình nghiên cứu nói trên qua một số
tác phẩm, tác giả tiêu biểu ở Việt Nam, chú trọng đến các tác phẩm nghiên
cứu về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo.
Công trình Những vấn đề tôn giáo hiện nay của các tác giả Đặng
Nghiêm Vạn, Phạm Như Cương, Vũ Khiêu, Trần Đình Hượu, Hà Văn Tấn do
nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 1994. Đây là một trong những ấn
phẩm đầu tiên nêu những ý kiến của các tác gia kinh điển của Chủ nghĩa Mác
- Lênin và các nhà nghiên cứu về nhận thức tôn giáo nói chung và một số vấn
đề tôn giáo đang được quan tâm ở Việt Nam nói riêng.
18
Cuốn Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay do Đặng Nghiêm Vạn
chủ biên, Nxb. KHXH. Hà Nội, 1996 đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận và
thực trạng tôn giáo Việt Nam. Cuốn sách đề cập rõ thêm một số lý luận hiện
hành, giới thiệu tình hình các tôn giáo hiện nay được phản ánh qua đời sống
tôn giáo. Các tác giả đã áp dụng phương pháp điều tra xã hội học - tôn giáo để
phân tích hiện trạng đời sống tôn giáo trong nhân dân, vì thế đã nhìn nhận và
đặt ra được một số vấn đề cần làm sáng rõ, khơi được những ý kiến đáng suy
nghĩ để bước đầu đi sâu vào nghiên cứu lĩnh vực tôn giáo, một lĩnh vực còn
mới mẽ ở nước ta.
Ngoài những vấn đề lý luận cơ bản, cuốn sách cũng đã bước đầu
nghiên cứu về hoạt động của các tín ngưỡng, tôn giáo cụ thể như “Đạo thờ
cúng tổ tiên”, Công giáo, Phật giáo, Nho giáo, đạo Hòa Hảo, và những hiện
tượng tôn giáo mới ở Việt Nam.
Đề tài cấp Nhà nước KX - 04 - 13 Luận cứ khoa học cho việc hoàn
chỉnh chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước (Đặng Nghiêm Vạn chủ
nhiệm đề tài) thuộc chương trình khoa học - công nghệ cấp Nhà nước KX - 04
- 08 do Đỗ Hoài Nam làm chủ nhiệm chương trình. Trên cơ sở nghiên cứu
tình hình, đặc điểm đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta, đề tài đã cung
cấp những luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước trong việc ban hành các
đường lối, chính sách đối với tôn giáo. Công trình Lý luận về tôn giáo và tình
hình tôn giáo ở Việt Nam, (Đặng Nghiêm Vạn, chủ biên, Nxb. CTQG. Hà
Nội, 2001) được các nhà nghiên cứu đánh giá cao. Công trình là kết quả của
Đề tài KHXH - 04 - 06 Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tín
ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam. Chính sách của Đảng và Nhà nước do Đặng
Nghiêm Vạn chủ nhiệm đề tài, nằm trong chương trình KHXH - 04 Xây dựng
con người, phát triển văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, do Phạm Minh Hạc chủ trì. Cuốn sách đã nghiên cứu một số vấn đề lý
luận liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo như đối tượng của tôn giáo; các yếu tố
19
cấu thành hình thức một tôn giáo; nhu cầu, vai trò và diễn biến tôn giáo trong
đời sống xã hội; đặc điểm và vai trò của tôn giáo Việt Nam trong đời sống
hiện nay, nhất là đời sống văn hóa trong bối cảnh đất nước hội nhập kinh tế
quốc tế. Từ đó, tác giả đề cập đến một số vấn đề về chính sách tôn giáo của
Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay. Ông cũng là người đã công bố nhiều
công trình nghiên cứu có giá trị trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành
nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo.
Năm 1997, cuốn Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với
con người Việt Nam hiện nay do Nguyễn Tài Thư chủ biên được nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia ấn hành. Đây là kết quả của Đề tài cấp Nhà nước KX. 07.
03 (Nguyễn Tài Thư chủ nhiệm đề tài) thuộc chương trình khoa học - công
nghệ KX - 07. Công trình này đã nghiên cứu hình thái, sự tác động của các hệ
tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam từ Nho giáo, Phật giáo,
Công giáo, tín ngưỡng dân gian Việt Nam đến vai trò của Chủ nghĩa Mác -
Lênin. Tùy từng giai đoạn lịch sử, các hệ tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo này
đã có ảnh hưởng, có vai trò khác nhau đối với đời sống xã hội Việt Nam. Các
tác giả cũng đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp về công tác tư
tưởng và văn hóa.
Đỗ Quang Hưng - người đã nhiều năm nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn
giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều công trình nghiên cứu có giá
trị. Có thể kể một số tác phẩm đáng chú ý sau: Bước đầu tìm hiểu về mối
quan hệ giữa nhà nước và giáo hội, (Đỗ Quang Hưng, chủ biên, Nxb. Tôn
giáo, 2003) đã nghiên cứu vấn đề quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức tôn
giáo từ cả phương diện lý luận và thực tiễn. Cuốn sách cũng đã phân tích một
số kinh nghiệm lịch sử của mối quan hệ này, nhất là thời phong kiến Việt
Nam. Tác phẩm Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam, lý luận và thực
tiễn, (Đỗ Quang Hưng, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2008) đã nghiên cứu
ảnh hưởng của Chủ nghĩa Mác - Lênin đối với nhận thức lý luận của Đảng
Cộng sản Việt Nam về tôn giáo, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn
20