BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
MỴ GIANG SƠN
QUẢN LÍ THỰC TẬP SƯ PHẠM TRONG
ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
Chuyên ngành: Quản lí Giáo dục
Mã số: 62 14 01 14
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - NĂM 2014
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình
TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền
Phản biện 1: GS.TSKH. Thái Duy Tuyên
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Phản biện 2: PGS.TS. Đặng Quốc Bảo
Học viện Quản lí Giáo dục
Phản biện 3: PGS.TS. Trần Khánh Đức
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
Họp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2014
Có thể tìm hiểu Luận án tại:
Thư viện Quốc gia; Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
1.1. Thực tập sư phạm (TTSP) trong chương trình đào tạo giáo viên (ĐTGV) của các trường/khoa sư
phạm (sau đây gọi chung là các trường sư phạm - trường SP) ở nước ta trong nhiều năm qua có nhiều hạn chế,
bất cập do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu là quản lí TTSP, từ lâu chỉ dựa vào trình độ và
kinh nghiệm của mỗi trường, không có sự thống nhất, đồng bộ, thiếu cơ sở pháp lí, khó đảm bảo chất lượng và
không theo kịp sự phát triển của khoa học quản lí và thực tiễn.
1.2. Hiện nay, trên thế giới một trong những xu thế quản lí là quản lí dựa vào chuẩn. Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam, nêu rõ nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo
Việt Nam trong những năm trước mắt “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn
hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lí giáo dục,
phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục là khâu then chốt”. Theo hướng chuẩn hóa, hoạt động
TTSP phải được quản lí theo định hướng chuẩn đầu ra. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khách quan, chủ quan, chuẩn
đầu ra do các trường xây dựng chưa thực sự khoa học, chưa thật đáng tin cậy. Do đó, lựa chọn Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên trung học (GVTrH) làm định hướng cho đổi mới quản lí TTSP là cần thiết và hợp lí.
1.3. TTSP và quản lí TTSP đã thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên,
các tác giả chưa đi sâu nghiên cứu về quản lí TTSP trong ĐTGV trung học phổ thông (THPT) theo định
hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH. Vì những lí do đó, đề tài: “Quản lí thực tập sư phạm trong đào tạo giáo
viên trung học phổ thông theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học” được chọn nghiên
cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng ĐTGV THPT của các trường SP.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp quản lí TTSP theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH.
3. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lí TTSP trong ĐTGV THPT ở các cơ sở ĐTGV.
2
4. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp quản lí TTSP theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH trong ĐTGV THPT.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Quản lí TTSP hiện nay có nhiều hạn chế, bất cập, chậm đổi mới, không theo kịp sự phát triển của lí
luận quản lí giáo dục và đòi hỏi của thực tiễn. Nếu đề xuất được nội dung và giải pháp quản lí TTSP theo định
hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH khả thi, sẽ giúp các cơ sở ĐTGV THPT đổi mới quản lí TTSP theo xu thế
chuẩn hóa, góp phần nâng cao chất lượng ĐTGV.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận về TTSP và quản lí TTSP trong ĐTGV THPT theo định hướng Chuẩn nghề
nghiệp GVTrH; Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của quản lí TTSP trong ĐTGV THPT hiện nay; Đề xuất các giải
pháp quản lí TTSP trong ĐTGV THPT theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH; Khảo nghiệm sự cần
thiết, tính khả thi của các giải pháp đề xuất và thực nghiệm một số giải pháp trong các giải pháp đề xuất.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
7.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu quản lí của hiệu trưởng trường SP đối với TTSP cuối
khóa trong ĐTGV THPT.
7.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: khảo sát ở 09 trường đại học trong nước có ĐTGV THPT; thực
nghiệm tại Trường Đại học Sài Gòn.
8. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
8.1. Cách tiếp cận:
a) Tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu đồng bộ nhiều yếu tố trong quản lí TTSP theo định hướng Chuẩn
nghề nghiệp GVTrH. b) Tiếp cận chức năng: Vận dụng các chức năng quản lí vào quản lí TTSP theo định
hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH. c) Tiếp cận chuẩn: sử dụng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH làm “hệ quy
chiếu” trong việc xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp kiểm tra, đánh giá, trong quản lí TTSP theo
3
định hướng của Chuẩn. d) Tiếp cận năng lực: Quản lí TTSP hướng đến rèn luyện, kiểm tra, đánh giá phẩm chất,
năng lực dạy học, năng lực giáo dục của SV.
8.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
a) Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận: phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa.
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: nghiên cứu sản phẩm, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, tọa
đàm, thực nghiệm. c) Nhóm phương pháp xử lí thông tin: sử dụng phần mềm SPSS để xử lí số liệu (mã hóa,
nhập liệu, thống kê, phân tích, ).
9. Các luận điểm cần bảo vệ trong luận án
- Quản lí TTSP là quản lí một hoạt động đào tạo trong công tác ĐTGV, có tính đặc thù, phức tạp, có vị
trí, vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của các trường SP.
- Trong bối cảnh chuẩn đầu ra, chuẩn NVSP chưa được đầu tư xây dựng, quản lí TTSP theo định hướng
Chuẩn nghề nghiệp GVTrH là cần thiết và hợp lí.
- Trong quản lí TTSP theo định hướng của Chuẩn, việc lập kế hoạch (xác định mục tiêu, nội dung, ),
kiểm tra, đánh giá TTSP và lựa chọn phương thức tổ chức TTSP đáp ứng yêu cầu của Chuẩn là những vấn đề
thiết yếu.
- Quản lí TTSP theo định hướng của Chuẩn góp phần thay đổi cơ bản hoạt động TTSP của các trường
SP, nâng cao chất lượng TTSP, chất lượng ĐTGV; SV có năng lực đáp ứng yêu cầu xã hội.
10. Đóng góp mới của luận án
10.1. Về lí luận: Hình thành khung lí thuyết về quản lí TTSP trong ĐTGV THPT theo định hướng Chuẩn
nghề nghiệp GVTrH. Đề xuất mục tiêu; nội dung; phương pháp, công cụ kiểm tra, đánh giá và phương thức tổ
chức TTSP đáp ứng yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp GVTrH.
10.2. Về thực tiễn: Đề xuất và kiểm nghiệm một số giải pháp quản lí TTSP phù hợp với yêu cầu của
Chuẩn nghề nghiệp GVTrH. Góp phần xây dựng quy chế TTSP theo hướng chuẩn hóa cho Bộ GD&ĐT và các
trường SP.
11. Cấu trúc của luận án
4
Luận án gồm: phần mở đầu, 3 chương, kết luận và kiến nghị, danh mục các công trình đã công bố, tài
liệu tham khảo và phần phụ lục (luận án có 37 bảng, 08 sơ đồ và 17 phụ lục).
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ THỰC TẬP SƯ PHẠM
TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC TẠI VIỆT NAM
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Vấn đề quản lí TTSP, ĐTGV được nhiều tác giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên
cứu của họ đề cập tới xu thế coi trọng thực hành, TTSP tại trường PT, coi PT là môi trường đào tạo và xu thế
chuẩn hóa trong ĐTGV. Đó là những vấn đề liên quan đến đề tài này.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Nhiều tác giả chỉ ra các bất cập trong quản lí TTSP: mục tiêu TTSP chưa được thiết lập khoa học, thiếu
cập nhật; nội dung TTSP phiến diện, chú ý nhiều đến thực tập giảng dạy, ít quan tâm đến thực tập giáo dục;
phương thức tổ chức thực tập lạc hậu, dựa và trông cậy thụ động vào PT; phương pháp kiểm tra, đánh giá
TTSP định tính, thiếu định lượng, phụ thuộc nhiều vào chủ quan người đánh giá.
Một số tác giả đã tập trung nghiên cứu, tìm tòi các con đường, cách thức đổi mới quản lí TTSP; một
hướng quan trọng là quản lí TTSP theo định hướng của Chuẩn. Các tác giả Đinh Quang Báo, Nguyễn Thị
Ban, Trần Thị Tuyết Oanh, Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Thị Mùi, đều chung quan điểm dùng Chuẩn làm
điểm xuất phát, điểm tựa và là đích để thiết lập mục tiêu, chương trình, các kĩ năng cần rèn luyện cho SV
trong TTSP. Đồng thời, các tác giả Đinh Quang Báo, Trần Kiều, Vũ Trọng Rỹ, Phạm Hồng Quang, Trương
Thị Tuyết Nương, cùng nhận định: cần cải thiện quan hệ, liên kết, phối hợp giữa SP và PT trong TTSP; cần
thể chế hóa quan hệ ấy dựa trên lợi ích của hai bên hướng đến mục tiêu chung vì sự nghiệp trồng người. Trên
5
cơ sở ấy, đổi mới phương thức tổ chức TTSP theo hướng SV thực tập thường xuyên tại các trường PT như SV
ngành y thực tập tại các bệnh viện.
Tuy nhiên, hầu như chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu về quản lí TTSP trong đào tạo GV THPT
theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH. Đây là vấn đề được tập trung nghiên cứu trong luận án.
1.2. THỰC TẬP SƯ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH
HƯỚNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
1.2.1. Thực tập sư phạm trong ĐTGV THPT ở Việt Nam
1.2.1.1. Khái niệm thực tập sư phạm
TTSP là hình thức tổ chức đưa SV SP về các trường PT để SV vận dụng tri thức chuyên môn, nghiệp
vụ về khoa học sư phạm đã được học ở trường SP, tập làm các công việc của một GV, qua đó cũng cố, trau
dồi thêm về chuyên môn, nghiệp vụ, tình cảm và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
1.2.1.2. Vị trí của TTSP trong chương trình ĐTGV THPT
TTSP trong chương trình ĐTGV THPT của các trường SP thường được chia thành 2 đợt: đợt 1 gọi là
học phần TTSP 1 được tổ chức vào học kì 6 của khóa đào tạo, có khối lượng từ 3 - 4 đơn vị học trình
(ĐVHT); đợt 2 gọi là học phần TTSP 2 được tổ chức vào học kì 8 của khóa đào tạo, có khối lượng từ 6 - 7
(ĐVHT).
1.2.1.3. Vai trò TTSP trong chương trình ĐTGV THPT
TTSP là khâu đào tạo thực hành góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục, gắn lí thuyết với thực hành, lí
luận với thực tiễn; là giai đoạn SV vận dụng, trau dồi tri thức chuyên môn, nghiệp vụ tại trường PT; rèn luyện,
bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tình cảm nghề nghiệp.
1.2.1.4. Mục tiêu thực tập sư phạm
Mục tiêu TTSP được quy định trong Quy chế TTSP của Bộ GD&ĐT. Các trường SP dựa vào mục tiêu
TTSP này và thực tế của mình để thiết lập mục tiêu TTSP cho trường mình.
1.2.1.5. Nội dung TTSP cuối khóa
6
Nội dung TTSP cuối khóa được quy định trong Quy chế TTSP của Bộ GD&ĐT gồm hai mặt hoạt động
chính: thực tập giảng dạy và thực tập giáo dục. Dựa vào nội dung Bộ quy định và thực tế của mình, các trường
SP đã có những cụ thể hóa và điều chỉnh nhất định nội dung TTSP. Tuy nhiên các điều chỉnh này là không
đáng kể.
1.2.1.6. Các phương thức tổ chức thực tập sư phạm
Phương thức tổ chức TTSP chủ yếu hiện nay được các trường SP áp dụng là phương thức TTSP tập
trung, có hoặc không có trưởng đoàn là giảng viên SP.
1.2.1.7. Kiểm tra, đánh giá trong thực tập sư phạm
Hiện nay kiểm tra, đánh giá trong TTSP đang có những bất cập nhất định. Đó là mâu thuẫn giữa trình
độ thực sự của SV với kết quả TTSP quá cao (trên 90% đạt loại giỏi).
1.2.1.8. Quan hệ giữa trường SP với trường PT trong TTSP
Trong TTSP, quan hệ giữa SP với PT thể hiện ở chức năng, nhiệm vụ của SP và PT đối với TTSP và sự
phối hợp giữa SP và PT để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ này. Thực tế quan hệ này hiện nay là quan hệ:
SP “nhờ”, PT “giúp đỡ”.
1.2.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
Chuẩn nghề nghiệp GVTrH được Bộ GD&ĐT ban hành năm 2009, là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối
với GVTrH về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Chuẩn gồm 25 tiêu
chí được phân chia thành 6 tiêu chuẩn; mỗi tiêu chí có 04 mức chỉ báo (1 điểm, 2 điểm, 3 điểm và 4 điểm, ứng
với trình độ đạt được về mỗi tiêu chí; trong đó mức 1 điểm phản ánh yêu cầu tối thiểu GV phải đạt được tiêu
chí đó, đồng thời Ban soạn thảo Chuẩn cũng kì vọng SV tốt nghiệp có thể đạt được yêu cầu ở mức độ này); ở
mỗi mức có các minh chứng/chỉ báo.
1.2.3. Thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên THPT theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
trung học
1.2.3.1. Xu hướng chuẩn hóa trong giáo dục
Trên thế giới hiện nay một trong những xu thế quản lí là quản lí phải dựa vào chuẩn. Theo hướng chuẩn
7
hóa, quản lí TTSP phải hướng tới chuẩn đầu ra của quá trình đào tạo. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khách quan,
chủ quan, hiện nay chuẩn đầu ra do các trường xây dựng chưa “chuẩn”. Trong bối cảnh đó, quản lí TTSP theo
định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH là cần thiết và hợp lí.
1.2.3.2. TTSP theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GV
Chuẩn nghề nghiệp GV là hệ thống các quy định về phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của GV. Do vậy,
chương trình TTSP, quản lí TTSP phải hướng theo các yêu cầu về phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
được quy định trong Chuẩn.
1.3. QUẢN LÍ THỰC TẬP SƯ PHẠM THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG
HỌC
1.3.1. Khái niệm quản lí TTSP
Quản lí TTSP theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH là quá trình chủ thể quản lí TTSP tác động
thông qua các chức năng quản lí và các yếu tố ảnh hưởng, làm cho các yếu tố trong TTSP hướng theo Chuẩn,
tiệm cận Chuẩn, phù hợp và đáp ứng các yêu cầu của Chuẩn.
1.3.2. Lập kế hoạch thực tập sư phạm
1.3.2.1. Khái niệm lập kế hoạch thực tập sư phạm
Lập kế hoạch TTSP là quá trình: thiết lập mục tiêu TTSP; xây dựng nội dung TTSP; lập kế hoạch thực
hiện các nội dung để đạt được mục tiêu TTSP; và lập các kế hoạch phụ trợ trong TTSP.
1.3.2.2. Thiết lập mục tiêu TTSP theo định hướng của Chuẩn
Gồm: 1/Mục tiêu chung: SV đáp ứng được yêu cầu cơ bản đối với người GV THPT được quy định
trong chuẩn nghề nghiệp GVTrH; sẵn sàng thích ứng với vai trò hoạt động của người GV THPT. 2/ Mục tiêu
cụ thể: Có tri thức, kĩ năng cơ bản về dạy học, có thể thực hiện nhiệm vụ dạy học một cách độc lập; Có tri
thức, kĩ năng cơ bản về giáo dục; có thể thực hiện nhiệm vụ giáo dục một cách độc lập; Có phẩm chất đạo
đức, phong cách, lối sống phù hợp với nghề nghiệp.
1.3.2.3. Xây dựng nội dung TTSP theo định hướng của Chuẩn
Sử dụng Chuẩn làm “hệ quy chiếu”, bằng cách “ánh xạ” có thể xác định các phẩm chất, năng lực và kĩ
8
năng SV cần thực hiện, rèn luyện trong TTSP thuộc 02 nội dung thực tập dạy học (TTDH) và thực tập giáo
dục (TTGD) như ở sơ đồ 1.3.
1.3.2.4. Kế hoạch, phương pháp thực hiện các nội dung TTSP
Luận án trình bày kế hoạch, phương pháp thực hiện các nội dung TTSP trong phụ lục 1 với mục đích
tham khảo.
1.3.2.5. Lập các kế hoạch phụ trợ trong TTSP
Các kế hoạch phụ trợ trong TTSP gồm: kế hoạch chuẩn bị (của trường SP, của các khoa, của PT); kế
hoạch về cơ sở vật chất, tài chính; lịch công tác TTSP.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
Tiêu chuẩn 3
Năng lực
dạy học
Tiêu chuẩn 1
Phẩm chất
chính trị,
đạo đức, lối
sống
Tiêu chuẩn 2
Tìm hiểu đối
tượng, môi
trường giáo
dục
Tiêu chuẩn 4
Năng lực
giáo dục
Tiêu chuẩn 6
Năng lực
phát triển
nghề nghiệp
Tiêu chuẩn 5
Năng lực
hoạt động
chính trị, xã
hội
(1) Tìm hiểu đối tượng, môi trường giáo dục
(2) Xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học
(3) Soạn giáo án
(4) Dự giờ
(5) Giảng dạy (lên lớp)
(6) Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh
(7) Xây dựng và quản lí hồ sơ dạy học.
(14) Rèn luyện, bồi dưỡng năng lực phát triển
nghề nghiệp
(15) Rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống
(1) Tìm hiểu đối tượng, môi trường giáo dục
(8) Xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ
nhiệm lớp
(9) Điều khiển tiết sinh hoạt lớp
(10) Điều khiển hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp
(11) Tham gia đánh giá kết quả rèn luyện đạo
đức của học sinh
(12) Xây dựng, quản lí hồ sơ chủ nhiệm.
(13) Tham gia các hoạt động giáo dục khác.
(14) Rèn luyện, bồi dưỡng năng lực phát triển
nghề nghiệp
(15) Rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống
Thực tập dạy học
Thực tập giáo dục
Nội dung thực tập sư phạm
9
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ thiết lập nội dung thực tập sư phạm theo
định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
1.3.3. Tổ chức thực tập sư phạm
1.3.3.1. Khái niệm về tổ chức TTSP
Thực hiện chức năng tổ chức trong quản lí TTSP là: xây dựng cơ cấu tổ chức TTSP; xây dựng nhiệm vụ của
từng bộ phận, cá nhân trong cơ cấu và mối quan hệ giữa các bộ phận, cá nhân trong cơ cấu.
1.3.3.2. Cơ cấu tổ chức TTSP
Cơ cấu tổ chức TTSP là cơ cấu tổ chức theo kiểu cơ cấu trực tuyến. Ban chỉ đạo TTSP của trường SP
cùng ban giám đốc các sở GD&ĐT chỉ đạo trực tiếp BCĐ TTSP của các trường THPT. BCĐ TTSP của các
trường THPT chỉ đạo trực tiếp cho các tổ trưởng chuyên môn, các GV hướng dẫn thực tập và SV thực tập.
1.3.3.3. Nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu
10
Luận án trình bày nhiệm vụ của: hiệu trưởng trường SP; ban chỉ đạo TTSP trường SP; các sở GD&ĐT;
hiệu trưởng trường thực tập; ban chỉ đạo TTSP trường thực tập; tổ trưởng/nhóm trưởng bộ môn có SV thực
tập; GV hướng dẫn thực tập; giảng viên SP là trưởng đoàn thực tập; SV là trưởng đoàn thực tập và SV thực
tập.
1.3.4. Lãnh đạo thực tập sư phạm
1.3.4.1. Khái niệm lãnh đạo TTSP
Lãnh đạo TTSP là chỉ dẫn, điều khiển hoạt động TTSP; khuyến khích, động viên, lôi cuốn các tập thể,
cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ TTSP.
1.3.4.2. Nội dung lãnh đạo TTSP
Nội dung chính của lãnh đạo TTSP gồm: lựa chọn, xác định phương thức tổ chức TTSP; ra các quyết
định tổ chức thực hiện; tổ chức thực hiện các quyết định.
1.3.4.3. Lựa chọn, xác định phương thức tổ chức TTSP
TTSP theo phương thức nào (tập trung, không tập trung, có trưởng đoàn là giảng viên SP hay
không? ) đó là quyết định quản lí của lãnh đạo các trường SP.
1.3.4.4. Ra quyết định tổ chức thực hiện
Có nhiều loại quyết định; quyết định tác nghiệp quan trọng nhất trong TTSP là quyết định ban hành quy
chế/quy định/tài liệu hướng dẫn TTSP của trường SP.
1.3.4.5. Tổ chức thực hiện quyết định
Tổ chức thực hiện quyết định là quá trình cần thực hiện theo một trình tự nhất định. Luận án trình bày
trình tự triển khai, thực hiện các quyết định TTSP theo một sơ đồ xác định.
1.3.5. Kiểm tra, đánh giá trong thực tập sư phạm
1.3.5.1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá trong TTSP
Kiểm tra, đánh giá trong TTSP là quá trình: xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá TTSP; đo đạc,
kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ TTSP; tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ TTSP; kiểm tra
hoạt động của các bộ phận trong cơ cấu TTSP trong quá trình thực tập; và phát hiện, điều chỉnh các sai lệch.
11
1.3.5.2. Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá TTSP
Dựa theo hệ thống các tiêu chí, yêu cầu, mức độ thực hiện các tiêu chí trong Chuẩn và đặc điểm của yếu tố
thực tập nghề nghiệp, Luận án xây dựng bộ tiêu chí kiểm tra, đánh giá trong TTSP (50 tiêu chí).
1.3.5.3. Đo đạc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thực tập sư phạm
a) Đo đạc mức độ thực hiện nhiệm vụ TTSP: Ở mỗi tiêu chí, luận án xây dựng các chỉ báo mô tả 05
mức độ đạt được khác nhau để hình thành một thang đo: 0 điểm - kém; 1 điểm - yếu; 2 điểm - trung bình
(mức này tiệm cận với mức 1 điểm hoặc 2 điểm trong Chuẩn); 3 điểm - khá; 4 điểm - tốt.
b) Kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ TTSP: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ TTSP do
GVHD TTDH và GVHD TTGD đánh giá (theo sơ đồ 1.6 trong luận án).
c) Tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ TTSP: Điểm học phần TTSP cuối khóa là tổng các điểm thành
phần sau khi nhân với trọng số (thang điểm 4).
1.3.5.4. Kiểm tra hoạt động của các bộ phận trong cơ cấu trong quá trình thực tập
Nhằm theo dõi, giám sát, đánh giá được mức độ thực hiện công việc theo kế hoạch và tiến hành các
hoạt động chấn chỉnh, uốn nắn cần thiết để tin chắc rằng các kế hoạch và mục tiêu đề ra đang được hoàn thành
trong suốt quá trình TTSP.
1.3.5.5. Điều chỉnh các sai lệch
Kết quả đo đạc việc thực hiện các nhiệm vụ TTSP sẽ được so sánh, đối chiếu với các yêu cầu của các
tiêu chuẩn TTSP để xác định các sai lệch. Phân tích nguyên nhân sai lệch để điều chỉnh kịp thời.
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÍ TTSP THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO
VIÊN TRUNG HỌC
Luận án khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí TTSP, gồm Các yếu tố chủ quan: chương trình đào
tạo; chất lượng dạy học các học phần NVSP; sự phối hợp giữa các trường SP với các trường PT; và nhận thức về
đổi mới TTSP theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp; Các yếu tố khách quan: quy chế TTSP của Bộ GD&ĐT;
kinh phí đào tạo do Nhà nước cấp cho các trường SP; việc sử dụng Chuẩn trong đánh giá GV hàng năm; và sự
“lệch pha” về tổ chức TTSP của các trường SP tại các trường PT.
12
Các yếu tố trên có ảnh hưởng, tác động nhất định đến quản lí TTSP theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp
GVTrH.
Như vậy, quản lí TTSP theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH là quá trình chủ thể quản lí TTSP
tác động thông qua các chức năng quản lí và các yếu tố ảnh hưởng, làm cho các yếu tố trong TTSP hướng
theo Chuẩn, phù hợp và đáp ứng các yêu cầu của Chuẩn. Quá trình tác động, vận dụng ấy được minh họa ở sơ
đồ 1.8.
Thực tập sư phạm
Chuẩn nghề nghiệp GVTrH
Lập kế hoạch TTSP
- Thiết lập mục tiêu
TTSP
- Xây dựng nội dung
TTSP
- Lập kế hoạch thực
hiện các nội dung
TTSP
- Lập các kế hoạch
phụ trợ trong TTSP
Tổ chức TTSP
- Xác định cơ cấu tổ
chức TTSP
- Xây dựng nhiệm
vụ các bộ phận, cá
nhân trong cơ cấu
Lãnh đạo
TTSP
- Quyết định phương
thức tổ chức TTSP
- Ra các quyết định
tổ chức thực hiện
- Tổ chức thực hiện
các quyết định
Kiểm tra, đánh giá
TTSP
- Xây dựng tiêu chuẩn
kiểm tra, đánh giá TTSP
- Đo đạc, đánh giá kết
quả thực hiện nhiệm vụ
TTSP
- Tổng hợp kết quả thực
hiện nhiệm vụ TTSP
- Kiểm tra hoạt động
của các bộ phận trong cơ
cấu
- Phát hiện, điều chỉnh
các sai lệch
QUẢN LÍ THỰC TẬP SƯ PHẠM THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GVTrH
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí TTSP theo định hướng chuẩn nghề nghiệp GVTrH
Các yếu tố chủ quan Các yếu tố khách quan
- Chương trình đào tạo - Quy chế TTSP của Bộ GD & ĐT
- Chất lượng dạy học các học phần NVSP - Kinh phí đào tạo do Nhà nước cấp cho
- Quan hệ, sự phối hợp giữa các trường SP các trường SP
với các trường PT - Việc sử dụng Chuẩn trong đánh giá GV
- Nhận thức về đổi mới TTSP theo định hằng năm
hướng Chuẩn nghề nghiệp - Sự “lệch pha” về tổ chức TTSP giữa các
trường SP tại trường PT
13
Sơ đồ 1.8. Sơ đồ quản lí thực tập sư phạm theo định hướng
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
14
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÍ THỰC TẬP SƯ PHẠM
TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN
TRUNG HỌC
2.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUẢN LÍ THỰC TẬP SƯ PHẠM
2.1.1. Nội dung khảo sát thực trạng quản lí TTSP
Gồm: thực trạng TTSP; thực trạng quản lí TTSP; các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí TTSP theo định
hướng của Chuẩn.
2.1.2. Xây dựng công cụ điều tra, khảo sát thực trạng
Gồm: các phiếu phỏng vấn sâu (phụ lục 17); các bảng hỏi theo 02 mẫu phiếu dùng cho CBQL, giảng
viên các trường SP và CBQL, GV các trường THPT có TTSP. Mẫu 1: Điều tra, khảo sát thực trạng TTSP;
Mẫu 2: Điều tra, khảo sát thực trạng quản lí TTSP.
2.1.3. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo trong công cụ khảo sát
Các thang đo đều đạt yêu cầu về hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, thấp nhất là α = 0.715, cao nhất là α =
0.890; cho thấy bộ câu hỏi có độ tin cậy.
2.1.4. Tổ chức điều tra, khảo sát
Với cách chọn mẫu phân tầng hệ thống, chúng tôi lựa chọn 09 trường đại học có ĐTGV THPT và 19
trường THPT có hướng dẫn TTSP để khảo sát; với sự tham gia của 160 đối tượng là CBQL, giảng viên SP,
225 đối tượng là CBQL, GV PT.
2.2. THỰC TRẠNG THỰC TẬP SƯ PHẠM
2.2.1. Nhận thức về vai trò thực tập sư phạm
Hơn 90% đối tượng khảo sát đều đánh giá cao vai trò của TTSP trong ĐTGV.
15
2.2.2. Mục tiêu thực tập sư phạm
Có gần 1/3 đối tượng khảo sát đánh giá TTSP hiện nay đáp ứng “Chưa tốt” mục tiêu TTSP theo định
hướng của Chuẩn.
2.2.3. Thực hiện các nội dung thực tập sư phạm
Các nội dung thực tập được đánh giá thực hiện tốt là: giảng dạy, dự giờ, tham gia thực hiện các hoạt động
giáo dục khác, xây dựng và thực hiện kế hoạch lên lớp các tiết SH lớp; được đánh giá thực hiện trung bình: soạn
giáo án, tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp;
được đánh giá thực hiện yếu: xây dựng và quản lí hồ sơ dạy học/chủ nhiệm, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của HS, tham gia đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS, rèn luyện, bồi dưỡng năng lực phát triển nghề
nghiệp, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống.
2.2.4. Phương thức tổ chức thực tập sư phạm
Hiện tại, phương thức tổ chức TTSP tập trung, không có giảng viên SP làm trưởng đoàn (phương thức
“gửi thẳng”) là phương thức được nhiều trường SP đang áp dụng, nhưng phương thức tổ chức TTSP không
tập trung lại được lựa chọn là phương thức TTSP sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
2.2.5. Kiểm tra, đánh giá trong thực tập sư phạm
Có 1/3 số người được khảo sát nhận định kiểm tra, đánh giá trong TTSP “Yếu”. Lí do: kiểm tra, đánh giá
TTSP hiện nay còn định tính, chưa khách quan, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, cảm tính người đánh giá,
chưa theo kịp lí luận, thực tiễn về kiểm tra, đánh giá theo hướng định lượng, chuẩn hóa. Kiểm tra, đánh giá
TTSP hiện nay mới đảm bảo được tính công khai và phần nào tính công bằng.
2.2.6. Mức độ thực hiện các khâu thực tập sư phạm cuối khóa
Nhìn chung, các khâu tổ chức TTSP cuối khóa được cả hai nhóm đối tượng khảo sát đánh giá thực hiện
ở mức độ “Trung bình”, với tỉ lệ từ 60% - 86%. Kết quả khảo sát phù hợp với thực tiễn: các trường SP đã
dành sự quan tâm thích đáng cho TTSP; nhờ vậy, TTSP trong các trường SP lâu nay là một hoạt động nề nếp,
ổn định, được tổ chức khá chặt chẽ và thực hiện một cách nghiêm túc.
16
2.2.7. Thực tập sư phạm đáp ứng yêu cầu ĐTGV theo Chuẩn
Tuy được quan tâm, nhưng TTSP thiếu cập nhật, chậm đổi mới, nên mức độ đáp ứng của các yếu tố
TTSP hiện nay đối với yêu cầu ĐTGV theo định hướng của Chuẩn còn thấp. Trong thang đo 4 mức: điểm
trung bình chung của các yếu tố là 1.97 điểm, dưới mức 2 điểm là mức trung bình.
2.2.8. Thuận lợi, khó khăn trong thực tập sư phạm
Đa số các yếu tố đưa ra khảo sát được đánh giá là khó khăn hơn là thuận lợi. Điều cần chú ý là “Quan hệ
giữa SP - PT” được coi là một thuận lợi. Đánh giá này dựa trên thực tế hiện nay, quan hệ SP - PT là quan hệ “nhờ -
giúp đỡ”. Quan hệ này phải đổi mới về chất, cần chuyển sang quan hệ “cùng trách nhiệm, nghĩa vụ” với SP trong
TTSP.
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ THỰC TẬP SƯ PHẠM
2.3.1. Lập kế hoạch thực tập sư phạm
Các biện pháp được đánh giá thực hiện “Yếu” là: “Thiết lập mục tiêu thực tập”; “Xây dựng nội dung
TTDH”; “Xây dựng nội dung TTGD”; “Rèn luyện, bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp” và “Rèn luyện
phẩm chất đạo đức, lối sống”. Các biện pháp: “Xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung thực tập”; “Lập kế
hoạch cho công tác chuẩn bị TTSP”; “Lập kế hoạch về cơ sở vật chất, tài chính cho TTSP”; “Xây dựng lịch
công tác TTSP” được đánh giá thực hiện ở mức độ “Trung bình”. Phân tích các kết quả khảo sát cho thấy: Lập
kế hoạch TTSP của các trường SP hiện nay có nhiều hạn chế: mục tiêu TTSP không được cập nhật, thiếu toàn
diện, không phù hợp với yêu cầu mới trong ĐTGV ở giai đoạn hiện nay; nội dung TTSP chưa hoàn thiện, còn
chủ quan, phiến diện, chậm đổi mới.
2.3.2. Tổ chức thực tập sư phạm
Các biện pháp về quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu TTSP được đánh giá thực hiện khá tốt. Tuy
nhiên những đánh giá này dựa trên “hệ quy chiếu” hiện nay: quan hệ SP - PT trong TTSP là quan hệ “nhờ -
giúp đỡ”. Nếu dựa vào “hệ quy chiếu” mới: “cùng trách nhiệm, nghĩa vụ” thì quan hệ trên là chưa đạt yêu cầu.
17
Các biện pháp về xây dựng quy định nhiệm vụ cho các bộ phận, cá nhân trong cơ cấu được đánh giá thực hiện
ở mức độ trung bình.
2.3.3. Lãnh đạo thực tập sư phạm
Các biện pháp: “Lựa chọn, xác định phương thức tổ chức TTSP”; “Xây dựng quy trình tổ chức thực
hiện TTSP” và “Chỉ đạo TTSP trong thời gian thực tập” được đánh giá thực hiện “Yếu”. Các biện pháp: “Ban
hành các quyết định, quy định, văn bản tổ chức thực hiện TTSP”; “Tổ chức phổ biến, triển khai các quyết
định, quy định/tài liệu hướng dẫn TTSP”; “Thực hiện các quyết định, quy định/tài liệu hướng dẫn TTSP”
được đánh giá thực hiện khá tốt, tổng tỉ lệ lựa chọn mức “Trung bình” và “Tốt” cho các biện pháp này khoảng
90%. Kết quả này phù hợp với thực tế: phương thức tổ chức thực tập cứng nhắc, thiếu linh hoạt, thụ động, thời
gian thực tập ít, thực hiện cấp tập tại PT, không đáp ứng được xu thế coi trọng thực hành, TTSP trong ĐTGV,
lấy trường PT làm nơi làm việc, học tập và rèn luyện của SV.
2.3.4. Kiểm tra, đánh giá thực tập sư phạm
Các biện pháp về xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra, đánh giá và vai trò của giảng viên SP
trong kiểm tra, đánh giá được nhận định thực hiện yếu. Các phân tích cho thấy: hiện nay khoa học kiểm tra, đánh
giá ngày càng phát triển ở cả lí thuyết lẫn thực hành. Phương pháp, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá ngày một phát triển
theo hướng định lượng hơn, chính xác, tin cậy hơn. Trong khi kiểm tra, đánh giá TTSP như hiện nay không theo
kịp sự phát triển ấy, đây là vấn đề lớn mà các chủ thể quản lí TTSP cần phải quan tâm giải quyết.
2.3.5. Thành công, hạn chế trong quản lí TTSP theo định hướng của Chuẩn nhề nghiệp GVTrH
Để kiểm tra độ tin cậy của các kết quả khảo sát thực trạng nói trên, chúng tôi khảo sát các yếu tố thành
công hay hạn chế trong quản lí TTSP. Các yếu tố đưa ra khảo sát được đánh giá là hạn chế nhiều hơn so với
thành công. Kết quả này phù hợp với kết quả khảo sát thực trạng.
18
2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÍ THỰC TẬP SƯ PHẠM THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN
NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
Quản lí TTSP là quản lí một loại hình hoạt động đào tạo phức tạp, có nhiều nội dung, có phương pháp tổ
chức thực hiện đa dạng, chứa đựng nhiều tương tác giữa các cơ quan, bộ phận và nhiều cá nhân, nên chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố. Sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) xác định được yếu tố nhận thức
của con người và sự tuân thủ các quy chế/quy định TTSP có tác động, ảnh hưởng mạnh nhất đến mức độ
thành công của quản lí TTSP theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÍ THỰC TẬP SƯ PHẠM
TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN
TRUNG HỌC
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Các nguyên tắc đề xuất giải pháp: bảo đảm tính mục tiêu; bảo đảm tính thực tiễn; bảo đảm tính hệ
thống; và bảo đảm tính khả thi.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÍ THỰC TẬP SƯ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
Từ cơ sở lí luận, thực tiễn và các nguyên tắc nói trên, Luận án đề xuất các giải pháp quản lí TTSP trong
đào tạo GV THPT theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH, gồm 06 giải pháp sau đây:
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, giảng viên, GV các trường SP, các sở GD - ĐT và các trường PT
về vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ đối với TTSP nói chung và TTSP theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp
GVTrH nói riêng
3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp
Nâng cao nhận thức của CBQL, giảng viên các trường SP, CBQL, GV các sở GD&ĐT, các trường PT
về trách nhiệm, nghĩa vụ đối với TTSP theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH.
19
3.2.1.2. Ý nghĩa của giải pháp
Giải quyết được vấn đề tư tưởng cho SP, PT cùng nâng cao trách nhiệm, nhiệt tình, chủ động trong tổ
chức TTSP theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH.
3.2.1.3. Nội dung giải pháp
- Giáo dục, tuyên truyền cho CBQL, giảng viên, GV các trường SP, các sở GD&ĐT, các trường PT về vai trò,
trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với TTSP theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH.
- Quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của CBQL, giảng viên SP, CBQL, GV PT trong TTSP.
3.2.1.4. Cách thực hiện giải pháp
- Tuyên truyền, giáo dục qua các hội thảo khoa học, hội nghị tổng kết, hội nghị chuyền đề về công tác
TTSP.
- Đưa nhiệm vụ hướng dẫn TTSP là một tiêu chí trong việc bình chọn chiến sĩ thi đua, GV giỏi, nhà giáo ưu
tú đối với GV SP và PT,
3.2.1.5. Điều kiện thực hiện giải pháp
Bộ GD&ĐT cần có văn bản pháp lí thể chế hóa trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của SP, PT và cơ chế phối
hợp SP - PT trong TTSP.
3.2.2. Chỉ đạo thiết lập mục tiêu TTSP theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp
Nhằm thiết lập được mục tiêu chung, các mục tiêu cụ thể của TTSP theo định hướng Chuẩn nghề
nghiệp GVTrH.
3.2.2.2. Ý nghĩa của giải pháp
Là cơ sở để xây dựng, hoàn thiện nội dung TTSP theo định hướng của Chuẩn, và là tiền đề cho các đổi
mới, nâng cao chất lượng quản lí TTSP.
3.2.2.3. Nội dung giải pháp
20
Căn cứ vào hệ thống các yêu cầu đối với GV THPT được quy định trong Chuẩn, đặc trưng lao động nghề
nghiệp của GV và yêu cầu thực tập nghề nghiệp, luận án xác định mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể của TTSP
theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH.
3.2.2.4. Cách thực hiện giải pháp
Căn cứ vào quy chế khung do Bộ GD&ĐT ban hành và Chuẩn nghề nghiệp GVTrH các trường SP thiết
lập mục tiêu TTSP mới, phù hợp và đáp ứng yêu cầu của Chuẩn.
3.2.2.5. Điều kiện thực hiện giải pháp
Bộ GD&ĐT cần tổ chức nghiên cứu, xây dựng Quy chế TTSP dùng chung cho các trường SP trong cả
nước. Đây là một “Quy chế khung” tạo ra chuẩn mực chung, những quy định tối thiểu về quản lí, tổ chức
TTSP. Trong đó có thiết lập mục tiêu TTSP theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH.
3.2.3. Chỉ đạo xây dựng nội dung thực tập sư phạm theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
trung học
3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp
Nhằm xây dựng nội dung TTSP trong ĐTGV THPT toàn diện, hoàn thiện, đáp ứng được các yêu cầu
mới về phẩm chất, năng lực đối với người GV được quy định trong Chuẩn nghề nghiệp GVTrH.
3.2.3.2. Ý nghĩa của giải pháp
Có tác dụng trực tiếp tạo sự đổi mới về chất của TTSP theo xu thế chuẩn hóa; làm cơ sở cho đổi mới
quản lí kiểm tra, đánh giá TTSP và đổi mới phương thức tổ chức TTSP.
3.2.3.3. Nội dung giải pháp
Tăng cường, bổ sung vào nội dung TTSP hiện nay các nội dung: Soạn giáo án; Kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của HS; Xây dựng và quản lí hồ sơ dạy học; Điều khiển hoạt động GDNGLL; Tham gia đánh giá
kết quả rèn luyện đạo đức của HS; Xây dựng và quản lí hồ sơ chủ nhiệm; Rèn luyện, bồi dưỡng năng lực phát
triển nghề nghiệp; và Rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống. Luận án đã xây dựng 09 nội dung cho thực tập
dạy học và 09 nội dung cho thực tập giáo dục.
3.2.3.4. Cách thực hiện giải pháp
21
Căn cứ vào quy chế khung do Bộ GD&ĐT ban hành và Chuẩn nghề nghiệp GVTrH các trường SP xây
dựng nội dung TTSP mới, phù hợp và đáp ứng yêu cầu của Chuẩn (có thể sử dụng sơ đồ 1.3 trong luận án để xây
dựng, bổ sung nội dung TTSP cho trường mình).
3.2.3.5. Điều kiện thực hiện giải pháp
Quy chế TTSP của Bộ cần quy định rõ nội dung TTSP theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH để
các trường SP có cơ sở pháp lí bổ sung các nội dung thực tập và tạo ra sự đồng bộ cần thiết.
3.2.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong thực tập sư phạm
3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp
Nhằm xây dựng phương pháp kiểm tra, đánh giá TTSP định lượng, khách quan, tin cậy và toàn diện
hơn so với hiện nay.
3.2.4.2. Ý nghĩa của giải pháp
Khắc phục được các hạn chế của kiểm tra, đánh giá TTSP hiện nay. Tạo ra sự “đột phá” về đổi mới
trong TTSP, góp phần nâng cao chất lượng TTSP.
3.2.4.3. Nội dung giải pháp
- Xây dựng bộ tiêu chí kiểm tra, đánh giá thực tập dạy học, thực tập giáo dục theo tiếp cận Chuẩn nghề
nghiệp GVTrH (gồm 50 tiêu chí, được trình bày trong bảng 3.1 và bảng 3.2 của Luận án).
- Xây dựng các minh chứng/chỉ báo mô tả cho các tiêu chí: Ở mỗi tiêu chí kiểm tra, đánh giá, luận án
xây dựng 05 chỉ báo ứng với các mô tả từ 0 đến 4 điểm, hình thành một thang đo (trình bày trong phần phụ lục
luận án: Phụ lục 6: Bảng đánh giá năng lực soạn giáo án; Phụ lục 7: Bảng đánh giá năng lực lên lớp; Phụ lục 8:
Bảng đánh giá năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS; Phụ lục 9: Bảng đánh giá các năng lực dạy
học khác; Phụ lục 10: Bảng đánh giá năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp, điều khiển tiết
SH lớp và hoạt động GDNGLL; Phụ lục 11: Bảng đánh giá các năng lực giáo dục khác).
3.2.4.4. Cách thực hiện giải pháp
Các trường SP biên soạn tài liệu liên quan, thiết kế các phiếu đánh giá phù hợp với các bảng đánh giá
các năng lực nói trên và tập huấn cho CBQL, giảng viên, GV, SV thực tập khi thực hiện.