Tải bản đầy đủ (.doc) (234 trang)

Quản lí thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 234 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
MỴ GIANG SƠN
QUẢN LÍ THỰC TẬP SƯ PHẠM TRONG
ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC


LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - NĂM 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
MỴ GIANG SƠN
QUẢN LÍ THỰC TẬP SƯ PHẠM TRONG
ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
Chuyên ngành: Quản lí Giáo dục
Mã số: 62 14 01 14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THANH BÌNH
TS. NGUYỄN VŨ BÍCH HIỀN
HÀ NỘI - NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân. Các
số liệu trong luận án là trung thực.
Kết quả của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình


nào.
Tác giả luận án
Mỵ Giang Sơn

ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đến:
PGS.TS. Nguyễn Xuân Thức, Trưởng Khoa Quản lí Giáo dục, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội;
PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình, Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội;
TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền, Phó Trưởng Khoa Quản lí Giáo dục, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội;
PGS.TS. Nguyễn Viết Ngoạn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn,
đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô, các đồng nghiệp, bạn bè thân hữu
đã hỗ trợ, tạo điều kiện, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tác giả luận án
Mỵ Giang Sơn
iii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các chữ viết tắt viii
Danh mục các bảng ix
Danh mục các sơ đồ xi
Mở đầu 1
Chương 1 Cơ sở lí luận về quản lí thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên

trung học phổ thông theo định hướng chuẩn nghề nghiệp giáo
viên trung học
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
1.2. Thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo định
hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
1.2.1. Thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên trung học phổ thông
1.2.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
1.2.3. Thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo
định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
1.3. Quản lí thực tập sư phạm theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
trung học
1.3.1. Khái niệm quản lí thực tập sư phạm
1.3.2. Lập kế hoạch thực tập sư phạm
1.3.3. Tổ chức thực tập sư phạm
1.3.4. Lãnh đạo thực tập sư phạm
1.3.5. Kiểm tra, đánh giá trong thực tập sư phạm
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí thực tập sư phạm theo định hướng Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên trung học
1.4.1. Các yếu tố chủ quan
1.4.2. Các yếu tố khách quan
Kết luận chương 1
iv
Chương 2 Cơ sở thực tiễn của quản lí thực tập sư phạm trong đào tạo giáo
viên trung học phổ thông theo định hướng chuẩn nghề nghiệp
giáo viên trung học
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng quản lí thực tập sư phạm
2.1.1. Nội dung khảo sát thực trạng quản lí thực tập sư phạm
2.1.2. Xây dựng công cụ điều tra, khảo sát thực trạng

2.1.3. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo trong công cụ điều tra, khảo sát
2.1.4. Mẫu điều tra, khảo sát
2.2. Thực trạng thực tập sư phạm
2.2.1. Nhận thức về vai trò thực tập sư phạm
2.2.2. Mục tiêu thực tập sư phạm
2.2.3. Thực hiện các nội dung thực tập sư phạm
2.2.4. Phương thức tổ chức thực tập sư phạm
2.2.5. Kiểm tra, đánh giá trong thực tập sư phạm
2.2.6. Mức độ thực hiện các khâu thực tập sư phạm cuối khóa
2.2.7. Thực tập sư phạm đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên theo Chuẩn
2.2.8. Thuận lợi, khó khăn trong thực tập sư phạm
2.3. Thực trạng quản lí thực tập sư phạm
2.3.1. Lập kế hoạch thực tập sư phạm
2.3.2. Tổ chức thực tập sư phạm
2.3.3. Lãnh đạo thực tập sư phạm
2.3.4. Kiểm tra, đánh giá thực tập sư phạm
2.3.5. Thành công, hạn chế trong quản lí thực tập sư phạm theo định hướng
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí thực tập sư phạm theo định hướng Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên trung học
2.4.1. Các yếu tố chủ quan
2.4.2. Các yếu tố khách quan
Kết luận chương 2 100
Chương 3 Các giải pháp quản lí thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên
trung học phổ thông theo định hướng chuẩn nghề nghiệp giáo
viên trung học 102
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 102
3.1.1. Bảo đảm tính mục tiêu 102
3.1.2. Bảo đảm tính thực tiễn 102
3.1.3. Bảo đảm tính hệ thống 102

v
3.1.4. Bảo đảm tính khả thi 103
3.2. Các giải pháp quản lí thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên trung học
phổ thông theo định hướng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 103
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, giảng viên, GV các trường SP, các sở
GD - ĐT và các trường PT về vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ đối với TTSP
nói chung, TTSP theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH nói riêng 103
3.2.2. Chỉ đạo thiết lập mục tiêu thực tập sư phạm theo định hướng Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên trung học 105
3.2.3. Chỉ đạo xây dựng nội dung thực tập sư phạm theo định hướng Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên trung học 107
3.2.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong thực tập sư
phạm 110
3.2.5. Chỉ đạo đổi mới phương thức tổ chức thực tập sư phạm từ phương
thức tập trung sang phương thức không tập trung 119
3.2.6. Chỉ đạo thực hiện đồng bộ một số biện pháp khác, tạo thuận lợi cho
quản lí thực tập sư phạm theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
trung học 123
3.2.7. Quan hệ giữa các giải pháp quản lí thực tập sư phạm theo định hướng
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 125
3.3. Sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 126
3.3.1. Mục đích, nội dung, đối tượng, phương pháp khảo sát sự cần thiết và
tính khả thi của các giải pháp 127
3.3.2. Sự cần thiết của các giải pháp đề xuất 128
3.3.3. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất 130
3.4. Thực nghiệm sư phạm 132
3.4.1. Mục đích thực nghiệm 133
3.4.2. Vấn đề thực nghiệm 133
3.4.3. Giả thuyết thực nghiệm 133
3.4.4. Mẫu thực nghiệm 134

3.4.5. Cách thức thực nghiệm 137
3.4.6. Tài liệu thực nghiệm và các điều kiện đảm bảo quá trình thực nghiệm
138
3.4.7. Tiêu chí và thang đánh giá thực nghiệm 138
3.4.8. Kết quả thực nghiệm 139
Kết luận chương 3 149
Kết luận và kiến nghị 150
1. Kết luận 150
vi
2. Kiến nghị 151
2.1. Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo 151
2.2. Đối với sở giáo dục - đào tạo các tỉnh, thành 151
2.3. Đối với các trường sư phạm 152
2.4. Đối với các trường trung học phổ thông 152
Các công trình đã công bố của tác giả 153
Danh mục tài liệu tham khảo 154
Phụ lục 165
Phụ lục 1. Kế hoạch, phương pháp thực hiện các nội dung thực tập sư phạm
165
Phụ lục 2. Nội dung và kết quả khảo sát thực trạng thực tập sư phạm cuối
khóa 173
Phụ lục 3. Nội dung và kết quả khảo sát thực trạng quản lí thực tập sư
phạm cuối khóa 178
Phụ lục 4. Sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) để xem xét
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan đến
quản lí thực tập sư phạm theo định hướng chuẩn nghề nghiệp 182
Phụ lục 5. Hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy bậc trung học 191
192
Phụ lục 6. Bảng đánh giá năng lực soạn giáo án 193
Phụ lục 7. Bảng đánh giá năng lực lên lớp 196

Phụ lục 8. Bảng đánh giá năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh 199
Phụ lục 9. Bảng đánh giá các năng lực dạy học khác 201
Phụ lục 10. Bảng đánh giá năng lực: xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ
nhiệm lớp, điều khiển tiết sinh hoạt lớp và hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp 206
Phụ lục 11. Bảng đánh giá các năng lực giáo dục khác 209
Phụ lục 12. Phiếu kết quả thực tập sư phạm 2 (thực nghiệm) 214
Phụ lục 13. Phiếu đánh giá tiết dạy của sinh viên 215
Phụ lục 14. Phiếu đánh giá thực tập chủ nhiệm lớp và công tác giáo dục
khác 217
Phụ lục 15. Phiếu kết quả thực tập sư phạm 2 218
Phụ lục 16. Phiếu khảo sát sinh viên sau thực tập sư phạm 219
Phụ lục 17. Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu 221
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Các chữ viết tắt Các chữ viết đầy đủ
1. BCĐ Ban chỉ đạo
2. BDGV Bồi dưỡng giáo viên
3. CBQL Cán bộ quản lí
4. ĐTGV Đào tạo giáo viên
5. ĐHSP Đại học sư phạm
6. ĐVHT Đơn vị học trình
7. GDNGLL Giáo dục ngoài giờ lên lớp
8. GD - ĐT Giáo dục - Đào tạo
9. GVHD Giáo viên hướng dẫn
10. GVTrH Giáo viên trung học
11. HS Học sinh
12. KN Kĩ năng
13. NVSP Nghiệp vụ sư phạm

14. PPDH Phương pháp dạy học
15. PT Phổ thông
16. SH Sinh hoạt
17. SP Sư phạm
18. SV Sinh viên
19. THPT Trung học phổ thông
20. TC Tiêu chí
21. TTSP Thực tập sư phạm
22. TTDH Thực tập dạy học
23. TTGD Thực tập giáo dục
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang
1 Bảng 1.1. Thời lượng thực tập sư phạm và số tiết thực tập giảng dạy của
sinh viên 14
2 Bảng 1.2. Các phương thức tổ chức thực tập sư phạm 23
3 Bảng 1.3. Bảng tổng hợp kết quả thực tập sư phạm của sinh viên 48
4 Bảng 2.1. Hệ số Cronbach’Alpha các thang đo 61
5 Bảng 2.2. Số lượng phiếu khảo sát tại các trường sư phạm và trường
trung học phổ thông 62
6 Bảng 2.3. Nhận thức về vai trò thực tập sư phạm 63
7 Bảng 2.4. Mức độ đạt được mục tiêu thực tập sư phạm cuối khóa theo
định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 65
8 Bảng 2.5. Mức độ thực hiện các nội dung thực tập sư phạm cuối khóa
theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 67
9 Bảng 2.6. Hiệu quả của các phương thức tổ chức thực tập sư phạm 69
10 Bảng 2.7. Mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá thực tập sư phạm cuối
khóa 72
11 Bảng 2.8. Mức độ thực hiện các khâu thực tập sư phạm cuối khóa 75
12 Bảng 2.9. Tương quan giữa các đối tượng khảo sát trong nội dung

“Đánh giá kết quả thực tập sư phạm” 77
13 Bảng 2.10. Mức độ đáp ứng của các yếu tố thực tập sư phạm với yêu
cầu đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo định hướng
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 78
14 Bảng 2.11. Các thông số thống kê cơ bản về mức độ đáp ứng của thực
tập sư phạm đối với yêu cầu đào tạo giáo viên trung học phổ
thông theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung
học 78
15 Bảng 2.12. Thuận lợi, khó khăn trong tổ chức thực tập sư phạm 79
16 Bảng 2.13. Mức độ thực hiện các biện pháp lập kế hoạch thực tập sư
phạm 81
17 Bảng 2.14. Mức độ thực hiện các biện pháp lập kế hoạch cơ sở vật chất,
tài chính dành cho TTSP 84
18 Bảng 2.15. Mức độ thực hiện các biện pháp tổ chức thực tập sư phạm 85
19 Bảng 2.16. Mức độ thực hiện các biện pháp lãnh đạo thực tập sư phạm 87
20 Bảng 2.17. Mức độ thực hiện các biện pháp kiểm tra, đánh giá trong
thực tập sư phạm 90
21 Bảng 2.18. Thành công, hạn chế trong quản lí thực tập sư phạm hiện
nay 93
ix
22 Bảng 2.19. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lí thực tập sư
phạm theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung
học 95
23 Bảng 2.20. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lí thực tập sư
phạm theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung
học 97
24 Bảng 3.1. Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá thực tập dạy học 111
25 Bảng 3.2. Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá thực tập giáo dục 113
26 Bảng 3.3. Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp đề xuất 127
27 Bảng 3.4. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất 129

28 Bảng 3.5. Điểm trung bình chung tích lũy của sinh viên các nhóm khảo
sát 134
29 Bảng 3.6. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên hướng dẫn
thực tập sư phạm các nhóm khảo sát 135
30 Bảng 3.7. Điểm số kết quả thực tập sư phạm của sinh viên các nhóm
khảo sát 138
31 Bảng 3.8. Kết quả xếp loại thực tập sư phạm của sinh viên các nhóm
khảo sát 138
32 Bảng 3.9. Kết quả sinh viên tự đánh giá năng lực soạn giáo án 140
33 Bảng 3.10. Kết quả sinh viên tự đánh giá năng lực kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh 141
34 Bảng 3.11. Kết quả sinh viên tự đánh giá năng lực xây dựng, quản lí, sử
dụng hồ sơ dạy học/chủ nhiệm 142
35 Bảng 3.12. Kết quả sinh viên tự đánh giá về “Rèn luyện, bồi dưỡng
năng lực phát triển nghề nghiệp” 144
36 Bảng 3.13. Kết quả sinh viên tự đánh giá về “Rèn luyện phẩm chất đạo
đức, lối sống” 145
37 Bảng 3.14. Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá của sinh viên sau thực tập
sư phạm 146
x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
TT Tên sơ đồ Trang
1 Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cấu trúc Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 25
2 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ thiết lập mục tiêu thực tập sư phạm theo định hướng
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 30
3 Sơ đồ 1.3. Sơ đồ thiết lập nội dung thực tập sư phạm theo định hướng
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 34
4 Sơ đồ 1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức thực tập sư phạm 37
5 Sơ đồ 1.5. Sơ đồ tổ chức thực hiện các quyết định thực tập sư phạm 43
6 Sơ đồ 1.6. Sơ đồ kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ thực

tập sư phạm 47
7 Sơ đồ 1.7. Chu trình kiểm tra thực tập sư phạm 50
8 Sơ đồ 1.8. Sơ đồ quản lí thực tập sư phạm theo định hướng Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên trung học 55
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
1.1. Thực tập sư phạm (TTSP) là các học phần thực hành, thực tập nghề nghiệp
trong chương trình đào tạo giáo viên (ĐTGV) của các trường/khoa sư phạm (sau đây
gọi chung là các trường sư phạm - trường SP). TTSP có vai trò: góp phần thực hiện
nguyên lí giáo dục gắn lí thuyết với thực hành, lí luận với thực tiễn trong quá trình
ĐTGV; hình thành, phát triển tri thức, kĩ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất đạo
đức, lối sống, nâng cao nhận thức, lòng yêu nghề cho sinh viên (SV); đồng thời giúp
các trường SP tự kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo của mình. TTSP trong chương
trình ĐTGV trung học phổ thông (THPT), giúp SV chuẩn bị và đáp ứng được các yêu
cầu cơ bản đối với người giáo viên (GV), sẵn sàng thích ứng với lao động nghề
nghiệp, với vai trò hoạt động của người GV THPT. Vị trí và vai trò ấy làm cho TTSP
có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng trong quá trình ĐTGV.
Tuy quan trọng, nhưng TTSP trong các trường SP đào tạo giáo viên THPT ở
nước ta trong thời gian qua có nhiều hạn chế, bất cập. Mục tiêu không được cập nhật,
thiếu toàn diện, không phù hợp với yêu cầu mới trong ĐTGV; Nội dung (ND) chưa
hoàn thiện, còn chủ quan, phiến diện, chậm đổi mới; Phương thức tổ chức cứng nhắc,
thiếu linh hoạt, thụ động và phụ thuộc vào phổ thông (PT), thời gian thực tập ít, thực
hiện cấp tập tại các trường PT, không đáp ứng được xu thế coi trọng thực hành, thực
tập, lấy trường PT làm nơi làm việc, học tập và rèn luyện của SV; Kiểm tra, đánh giá
trong TTSP còn chủ quan, chung chung, định tính, độ tin cậy thấp, không theo kịp sự
phát triển của lí luận cũng như thực tiễn về kiểm tra, đánh giá, tỉ lệ SV có kết quả
TTSP xuất sắc, giỏi cao, không phản ánh đúng thực chất phẩm chất, trình độ, năng
lực của SV .
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, yếu kém nói trên trong TTSP,

trong đó nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu là quản lí TTSP. Quản lí TTSP là quản lí
một hoạt động đào tạo có tính đặc thù trong các trường SP. Từ lâu, quản lí TTSP
trong các trường SP tuy được thực hiện bài bản, nề nếp; nhưng cứng nhắc, thiếu
sáng tạo và chậm đổi mới. Quy chế TTSP do Bộ giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT)
[11] ban hành dùng chung cho các trường SP trong cả nước đã lỗi thời, lạc hậu. Quản
2
lí TTSP hiện nay chủ yếu dựa vào trình độ và kinh nghiệm của mỗi trường, không có
sự thống nhất, đồng bộ, thiếu cơ sở pháp lí, khó đảm bảo chất lượng, không theo kịp
sự phát triển của khoa học quản lí và thực tiễn.
1.2. Hiện nay, trên thế giới một trong những xu thế quản lí là quản lí dựa vào
chuẩn. Đối với giáo dục, để phát triển đúng hướng, đảm bảo chất lượng và nâng cao
chất lượng giáo dục, cần thiết phải thực hiện chuẩn hóa. Chuẩn hóa giáo dục là quá
trình tác động làm cho các yếu tố trong giáo dục đạt được chuẩn cần thiết.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam, nêu
rõ nhiệm vụ của ngành GD&ĐT trong những năm trước mắt “Đổi mới căn bản, toàn
diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ
hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ
giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục là khâu then chốt” [43, tr 130-131].
Theo hướng chuẩn hóa, hoạt động TTSP cần được quản lí theo định hướng
chuẩn đầu ra. Hiện nay, các trường SP đã công bố chuẩn đầu ra. Tuy nhiên, vì nhiều
lí do khách quan, chủ quan, chuẩn đầu ra do các trường xây dựng chưa thực sự khoa
học, chưa thật đáng tin cậy; trong khi Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
(GVTrH) do Bộ GD&ĐT ban hành (sau đây gọi là Chuẩn) [20] được xem là cơ sở
định hướng tin cậy, vì nó là công trình của một tập thể tác giả là các nhà khoa học
trình độ cao, được nghiên cứu và thẩm định theo một quy trình khoa học. Do đó, lựa
chọn Chuẩn nghề nghiệp GVTrH (chuẩn hành nghề) đã được Bộ GD&ĐT ban hành
làm định hướng cho đổi mới quản lí TTSP là cần thiết và hợp lí.
Chuẩn nghề nghiệp GVTrH là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với GV trung
học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Mục
đích của Chuẩn không chỉ dùng để đánh giá GV, mà còn là văn bản định hướng cho

xây dựng và phát triển chương trình đào tạo của các trường SP. Do vậy, xây dựng,
phát triển chương trình ĐTGV nói chung, chương trình đào tạo NVSP, TTSP nói
riêng phải hướng theo các yêu cầu về phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
được quy định trong Chuẩn, để phù hợp, đáp ứng yêu cầu của Chuẩn. Vì vậy, quản lí
đào tạo của các trường SP và đặc biệt là quản lí TTSP - hoạt động đặc thù, đậm nét
nghề nghiệp GV phải được thực hiện theo định hướng của Chuẩn, tiếp cận, tiệm cận
Chuẩn, nhằm đạt trình độ chuẩn được đào tạo, phù hợp với chuẩn nghề nghiệp
3
GVTrH, đáp ứng yêu cầu mới về chuẩn của giáo dục phổ thông, là việc làm cụ thể,
thiết thực thực hiện Nghị quyết của Đảng.
1.3. Với vị trí và vai trò quan trọng của mình, đào tạo nghiệp vụ sư phạm
(NVSP) nói chung, TTSP và quản lí TTSP nói riêng đã trở thành chủ đề cho nhiều
hội thảo khoa học mang tầm cỡ quốc gia: hội thảo khoa học Giáo dục NVSP trong
quy trình đào tạo mới (Trường Đại học Vinh, 1991); hội thảo khoa học TTSP tập
trung, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (Bộ GD&ĐT, 1993); hội thảo khoa học
Công tác TTSP của các trường sư phạm (ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, 2008); hội
thảo khoa học Nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường
ĐHSP (Trường ĐHSP Hà Nội, 2010); hội thảo khoa học Đào tạo nghiệp vụ sư phạm
theo học chế tín chỉ (ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, 2011)
Các hội thảo đã thu hút hàng trăm nhà khoa học, giảng viên và cán bộ quản lí
(CBQL) của các trường SP trên cả nước với hàng trăm bài viết, tham luận khoa học.
Bên cạnh đó có khá nhiều bài báo khoa học về TTSP, quản lí TTSP đăng tải hàng
năm trên các tạp chí khoa học chuyên ngành; đồng thời cũng có một số cuốn sách,
tài liệu viết chuyên sâu về TTSP. Các tác giả đã có nhiều ý kiến, nhận định xác đáng
về một số khía cạnh của quản lí TTSP, như các vấn đề về mục tiêu, nội dung TTSP,
phương thức tổ chức thực tập, lãnh đạo/chỉ đạo thực tập, kiểm tra, đánh giá TTSP.
Tuy nhiên, phần lớn các tác giả chưa đi sâu nghiên cứu về quản lí TTSP trong đào
tạo GV THPT theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH.
Vì những lí do trên, đề tài: “Quản lí thực tập sư phạm trong đào tạo giáo
viên trung học phổ thông theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung

học” được chọn nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GV THPT
của các trường SP.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn quản lí TTSP trong đào tạo GV
THPT hiện nay, đề xuất các giải pháp quản lí TTSP theo định hướng Chuẩn nghề
nghiệp GVTrH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GV THPT ở Việt Nam.
3. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lí TTSP trong ĐTGV THPT ở các cơ sở ĐTGV.
4
4. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp quản lí TTSP theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH trong
ĐTGV THPT.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Quản lí TTSP trong ĐTGV THPT là một hoạt động quản lí đào tạo quan
trọng trong các trường SP, được thực hiện ổn định, nề nếp từ nhiều năm nay. Tuy
nhiên, quản lí TTSP hiện nay có nhiều hạn chế, bất cập, chậm đổi mới (về quản lí
mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức, phương pháp kiểm tra, đánh giá), không
theo kịp sự phát triển của lí luận quản lí giáo dục và đòi hỏi của thực tiễn.
Đề xuất được nội dung và giải pháp quản lí TTSP theo định hướng Chuẩn
nghề nghiệp GVTrH khả thi, sẽ giúp các cơ sở ĐTGV THPT đổi mới quản lí TTSP
theo xu thế chuẩn hóa, góp phần nâng cao chất lượng ĐTGV.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về TTSP và quản lí TTSP trong ĐTGV THPT
theo định hướng của Chuẩn nghề nghiệp GVTrH.
6.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của quản lí TTSP trong ĐTGV THPT hiện nay.
6.3. Đề xuất các giải pháp quản lí TTSP trong ĐTGV THPT theo định hướng
Chuẩn nghề nghiệp GVTrH.
6.4. Khảo nghiệm sự cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đề xuất và thực
nghiệm một số giải pháp trong các giải pháp đề xuất.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

7.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu quản lí của hiệu trưởng
trường SP đối với hoạt động TTSP cuối khóa trong ĐTGV THPT.
7.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu ở một số trường có đào tạo GV
THPT trong nước: Trường Đại học An Giang, Trường Đại học Đồng Tháp, Trường Đại
học Sài Gòn, Trường ĐHSP thành phố HCM, Trường ĐHSP - Đại học Huế, Trường
Đại học Vinh, Trường Đại học Hồng Đức, Trường Đại học Hải Phòng, Trường ĐHSP -
Đại học Thái Nguyên. Thực nghiệm thực hiện tại Trường Đại học Sài Gòn.
5
8. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
8.1. Cách tiếp cận
a) Tiếp cận hệ thống: không chỉ quan tâm đến quản lí mục tiêu, nội dung,
phương thức tổ chức TTSP theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH, mà còn
quan tâm đến các yếu tố khác trong mối quan hệ biện chứng với nhau của quản lí
TTSP; vận dụng cả tiêu chuẩn về phẩm chất lẫn tiêu chuẩn về năng lực của người
GV trong quá trình nghiên cứu.
b) Tiếp cận chức năng: vận dụng các chức năng quản lí vào quản lí TTSP
theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH.
c) Tiếp cận chuẩn: sử dụng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH làm “hệ quy chiếu”
trong việc xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp kiểm tra, đánh giá, trong
quản lí TTSP theo định hướng của Chuẩn.
d) Tiếp cận năng lực: quản lí TTSP hướng đến rèn luyện, kiểm tra, đánh giá
phẩm chất, năng lực dạy học, năng lực giáo dục của SV theo yêu cầu của Chuẩn
nghề nghiệp GVTrH.
8.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
a) Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại và hệ thống
hóa các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến khoa học
quản lí, TTSP, quản lí TTSP và Chuẩn nghề nghiệp GVTrH để xây dựng khung lí
luận về quản lí TTSP trong ĐTGV THPT theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp
GVTrH.

b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: nghiên cứu Quy chế TTSP của Bộ
GD&ĐT, các quy chế/quy định/tài liệu hướng dẫn TTSP của các trường SP; Các văn
bản liên quan TTSP, quản lí TTSP của Bộ GD&ĐT, của các cơ sở ĐTGV THPT.
- Điều tra bằng bảng hỏi để tìm hiểu thực trạng TTSP và quản lí TTSP; sự cần
thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.
- Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm về TTSP, quản lí TTSP với cán bộ lãnh
6
đạo, CBQL, giảng viên các trường SP; CBQL, GV các trường PT và SV TTSP.
- Phương pháp chuyên gia thẩm định các giải pháp được đề xuất.
- Phương pháp thực nghiệm: thực nghiệm một số giải pháp quản lí TTSP theo
định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH tại Trường Đại học Sài Gòn.
c) Nhóm phương pháp xử lí thông tin
Sử dụng phần mềm SPSS để mã hóa, nhập liệu, phân tích thống kê (phân tích
độ tin cậy của thang đo, độ tin cậy của kết quả khảo sát dựa vào chỉ số Cronbach’s
Alpha; xác định tần số và tỉ lệ phần trăm của các yếu tố; xác định giá trị trung bình
các bảng số; phân tích nhân tố ảnh hưởng; sử dụng thông số kiểm định Chi bình
phương; ) nhằm đánh giá định lượng, đảm bảo độ tin cậy của kết quả thu được.
9. Các luận điểm cần bảo vệ trong luận án
- Quản lí TTSP là quản lí một hoạt động đào tạo trong công tác ĐTGV, có
tính đặc thù, phức tạp, có vị trí, vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
đào tạo của các trường SP, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục đại học và sự phát
triển của giáo dục PT.
- Trong bối cảnh chuẩn đầu ra, chuẩn NVSP của các trường SP chưa được
đầu tư xây dựng một cách khoa học, phù hợp với mục tiêu đào tạo và gắn với yêu
cầu đổi mới của giáo dục PT, quản lí TTSP trong ĐTGV THPT theo định hướng
Chuẩn nghề nghiệp GVTrH là cần thiết và hợp lí.
- Trong quản lí TTSP theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH, việc lập kế
hoạch (xác định mục tiêu, nội dung, ); kiểm tra, đánh giá; lựa chọn phương thức tổ
chức TTSP đáp ứng yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp GVTrH là những vấn đề thiết yếu.

- Quản lí TTSP theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH góp phần thay
đổi cơ bản hoạt động TTSP của các trường SP, nâng cao chất lượng TTSP nói riêng,
chất lượng ĐTGV nói chung; SV có năng lực đáp ứng yêu cầu của Chuẩn, yêu cầu
của xã hội đang đặt ra.
10. Đóng góp mới của luận án
10.1. Về lí luận
- Hệ thống hóa lí luận, khái niệm về TTSP, quản lí TTSP và Chuẩn nghề
7
nghiệp GV, quản lí TTSP theo định hướng của Chuẩn; hình thành khung lí thuyết về
quản lí TTSP trong ĐTGV THPT theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH.
- Đề xuất mục tiêu; nội dung; phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá
TTSP và phương thức tổ chức TTSP đáp ứng yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp GVTrH.
10.2. Về thực tiễn
- Qua kết quả khảo sát thực trạng phát hiện các mâu thuẫn, bất cập của TTSP,
quản lí TTSP, giúp các nhà quản lí đào tạo trong các trường SP có cơ sở, định hướng
đưa ra các giải pháp cải tiến, đổi mới quản lí TTSP theo xu thế chuẩn hóa.
- Đề xuất và kiểm nghiệm một số giải pháp quản lí TTSP đáp ứng và phù hợp
với yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp GVTrH, góp phần giúp các trường SP nâng cao chất
lượng TTSP, chất lượng ĐTGV THPT theo hướng chuẩn hóa.
- Góp phần xây dựng quy chế TTSP theo hướng chuẩn hóa cho Bộ GD&ĐT
và các trường SP.
11. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên
cứu, luận án gồm có 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên
trung học phổ thông theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của quản lí thực tập sư phạm trong đào tạo giáo
viên trung học phổ thông theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
Chương 3: Các giải pháp quản lí thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên
trung học phổ thông theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.

8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ THỰC TẬP SƯ PHẠM
TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Do vai trò, ý nghĩa quan trọng của quản lí TTSP trong ĐTGV, các quốc gia
đều quan tâm đến quản lí TTSP. Tuy nhiên, do những khác biệt về truyền thống,
điều kiện lịch sử, văn hóa, phát triển của mỗi quốc gia nên các quốc gia khác nhau
(và ngay cả trong một vài quốc gia) có mô hình ĐTGV THPT khác nhau. Quản lí
TTSP trong các mô hình ĐTGV khác nhau sẽ không giống nhau.
- Xây dựng nội dung thực tập sư phạm
Hoa Kì là quốc gia có nền giáo dục phát triển trên thế giới, được các nhà
nghiên cứu giáo dục đánh giá cao, song nội dung TTSP ở các cơ sở ĐTGV ở Hoa Kì
vẫn chưa chú trọng đúng mức đến việc rèn luyện kĩ năng SP. Do vậy, nhìn chung
các cơ sở ĐTGV ở Hoa Kì đang chú trọng chuyển đổi từ thực trạng chỉ tập trung vào
trang bị kiến thức học thuật, lí thuyết, thiếu sự liên kết với thực tiễn PT, sang những
chương trình đào tạo thực tập, thực hành xen lẫn với các nội dung tri thức cơ bản,
chuyên ngành và các học phần về NVSP. Hiện nay, trong hệ thống giáo dục Hoa Kì
có nhiều mô hình hoạt động của các tổ chức giáo dục trong đó thực hiện nhiệm vụ
chuyển đổi này trực tiếp hoặc gián tiếp. Hệ thống Trường phát triển nghiệp vụ -
Professional Development School - là một mô hình hoạt động tương đối hiệu quả và
đang nhân rộng trong phạm vi Hoa Kì cũng như một số quốc gia trên thế giới [129].
Xu hướng hiện nay trên thế giới trong xây dựng nội dung TTSP là quan tâm
nhiều hơn nữa các biện pháp tăng cường thực hành, luyện tập cho SV SP tại trường
PT. Các nghiên cứu của quỹ Carnegie, Annenberg và Ford ở Hoa Kì (2001) [131]
kết luận: khi xây dựng chương trình TTSP cần tăng cường hơn nữa việc thực hành,
thực tập và làm mẫu. Các tác giả Roger Gower, Diane Phillips và Steve Walters
[137] đã phân tích các biện cần thiết GV hướng dẫn thực tập cần áp dụng giúp cho

SV SP quan sát, thực hành và luyện tập tốt hơn tại trường PT.
9
Các tác giả Darling – Hammond, & Haselkom [133] đề xuất: chương trình
TTSP phải xác định rõ những năng lực, kĩ năng, kinh nghiệm mà SV cần phải đạt
được để đảm bảo trong tương lai họ sẽ đứng lớp được một cách dễ dàng; phải tạo ra
sự liên kết chặt chẽ giữa lí thuyết và thực hành, phải xác định được chương trình lí
thuyết, chương trình thực hành, thực tập, mối quan hệ giữa chúng và việc hợp tác
chặt chẽ, gắn kết với PT, cùng nhau thực hiện trong quá trình đào tạo.
- Xác định thời lượng thực tập sư phạm
Các nước khác nhau cũng dành thời gian cho TTSP không giống nhau. Tại
Hoa Kì, thời gian yêu cầu đối với TTSP từ 6 tuần ở bang Louisiana cho tới một học
kì hoặc nhiều hơn ở bang Minnesota và Wisconsin. Một cuộc khảo sát gần đây cho
thấy 21 bang yêu cầu ít nhất 12 tuần dành cho TTSP [58]. SV đại học Iowa (ĐTGV
trong 4 năm), TTSP trong thời gian 13 tuần, tương đương với một học kì [31].
Ở Anh [41], [58]: các GV tương lai phải có ít nhất 24 tuần thực tập giảng dạy.
Kinh nghiệm trường học 1 và 2 (chính là thực hành, thực tập sư phạm) được thiết kế
nhằm đưa SV thực tập vào môi trường lớp học, giúp họ học hỏi kinh nghiệm từ
những GV hướng dẫn, để có thể trở thành một GV tốt trong tương lai.
Ở Hàn Quốc, SV được yêu cầu thực tập giảng dạy cả ngày từ 4 đến 6 tuần
trước khi kết thúc chương trình ĐTGV. Ở Hồng Kông, SV phải thực tập giảng dạy
tối thiểu 8 đến 10 tuần trước khi tốt nghiệp. Ở Úc, thời gian TTSP của SV tại trường
PT trong các chương trình ĐTGV trung học khác nhau thường khác nhau, nhưng
nằm trong khoảng từ 80 ngày đến 100 ngày [31].
Xu hướng chung của các nước là tăng cường thời lượng dành cho TTSP. Ở
Victoria, tài liệu của Ủy ban giáo dục và đào tạo năm 2005, khẳng định: SV cần
dành nhiều thời gian hơn nữa ở trường PT để họ có thể thấm nhuần được các kĩ năng
dạy học và quản lí lớp học [134].
- Các biện pháp tổ chức thực hiện nội dung thực tập sư phạm
Các nước đều tổ chức thực hiện các nội dung TTSP thông qua đội ngũ GV
hướng dẫn thực tập. GV hướng dẫn TTSP đều được chọn từ đội ngũ GV PT và giảng

viên SP. Tại Hoa Kì, giảng viên SP ở trường đại học và GV PT hoặc đôi khi hiệu
trưởng trường PT làm nhiệm vụ hướng dẫn SV thực tập; SV trước tiên quan sát và
10
trợ giúp GV, sau đó họ sẽ được ghép đôi với một GV có kinh nghiệm (được trả tiền)
đảm nhiệm vai trò hướng dẫn thực tập [129].
Ở Hàn Quốc, SV được hướng dẫn thực tập và đánh giá bởi một GV đứng lớp
(PT) có kinh nghiệm, hiệu trưởng và cố vấn - giảng viên SP của trường đại học.
Tương tự, ở Nhật SV được hướng dẫn và đánh giá bởi một GV PT có kinh nghiệm
dưới sự chứng nhận của hiệu trưởng; ngoài ra có một ban gồm các thành viên từ
chương trình ĐTGV cũng thường kiểm tra sự đánh giá này. Ở Singapore, quá trình
thực hành, TTSP được giám sát bởi những GV PT cộng tác được lựa chọn đặc biệt
và bởi những giảng viên SP. Ở Anh, SV được quan sát, đánh giá và hướng dẫn bởi
những GV PT và giảng viên SP có kinh nghiệm [41]. Ở Úc, SV TTSP được giám sát
và đánh giá bởi một GV PT có kinh nghiệm, cùng với việc tham khảo ý kiến của
giảng viên SP có dự giờ và quan sát hoạt động thực tập của SV [58].
Như vậy, tổ chức thực hiện nội dung TTSP (hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá
TTSP, …) thường được chia sẻ giữa các cá nhân: GV PT có kinh nghiệm, đôi khi là
hiệu trưởng trường PT và cả giảng viên SP của trường đại học.
- Các phương thức tổ chức thực tập sư phạm
Phần lớn các quốc gia đang chuyển từ phương thức TTSP trong những
khoảng thời gian nhất định ở trường PT sang phương thức tổ chức cho SV thực tập
thường xuyên tại trường PT, nhằm nâng cao tay nghề cho SV trước khi tốt nghiệp.
SV đại học California - Davis (Hoa Kì) bắt đầu phối hợp công việc với GV
PT hướng dẫn thực tập trước khi bắt đầu năm học: học cách tổ chức lớp học, chuẩn
bị kế hoạch dạy học, giáo án, gặp gỡ học sinh (HS) vào ngày đầu tiên của khóa học.
Thời gian thực tập kéo dài trong cả năm, cho đến khi SV thực tập phối hợp với GV
PT thực hiện các công việc để kết thúc năm học [31].
Như vậy, SV đại học California – Davis trở thành “người nhà”, bên trong văn
hóa trường PT, chứ không phải “người ngoài” đáo qua trường PT một thời gian
ngắn. Rõ ràng họ thu hoạch được nhiều tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm hơn; nhưng

thời gian giám sát SV thực tập tăng lên, và khi đó chi phí cũng tăng lên.
Theo hướng SV là “người nhà” của trường PT, ở Philipines đưa ra mô hình
ĐTGV tại trường phổ thông (SBTP) với các đặc điểm chính là: Nội dung đào tạo
11
được quyết định bởi GV PT; GV PT tham gia hoạt động đào tạo; Cán bộ đào tạo là
GV lão luyện của trường PT hay những cán bộ nguồn lực được mời đến; Việc đào
tạo được tiến hành trên cơ sở so le nhau giữa dạy và học, được duy trì cho đến khi
SV có được khả năng tinh thông cần thiết … [31].
Gần đây, cải cách ĐTGV và phát triển GV trở thành một xu hướng chung trên
phạm vi quốc tế, nhiều nghiên cứu đổi mới quản lí TTSP ở Anh, Hoa Kì, Phần Lan,
Úc, Singapore, trong khoảng 2 - 3 thập kỉ qua đã đưa mối quan hệ giữa trường SP
và trường PT đến những hình thái mới có tính cách mạng theo hướng kết nối, tích
hợp nhiều vấn đề, lĩnh vực lại với nhau như vấn đề ĐTGV, phát triển GV, phát triển
nghề nghiệp - GV [95].
Ngược với xu hướng nêu trên, tại Trung Quốc TTSP nói riêng, đào tạo NVSP
nói chung không được coi trọng. Nhìn chung, chương trình ĐTGV ở Trung Quốc
thiên về giáo dục chuyên ngành, chủ yếu nhấn mạnh những môn học có tính học
thuật như các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, chưa thật sự coi
trọng các môn có tính SP như giáo dục học, tâm lí học, phương pháp dạy học bộ
môn. Số giờ học cho cả 3 môn này chỉ chiếm 5% tổng số giờ học của chương trình
[31, tr 312].
- Xu thế “chuẩn hóa” trong quản lí công tác đào tạo giáo viên
Một xu thế hiện nay trong quản lí ĐTGV là xu thế “chuẩn hóa”. Việc các cơ
quan quản lí giáo dục quy định cụ thể những tiêu chuẩn, năng lực cần thiết hoặc kì
vọng SV mới ra trường phải có được là một xu hướng mang tính toàn cầu.
Tùy thuộc vào nguyên tắc quản lí các chương trình ĐTGV ở mỗi quốc gia,
chuẩn đầu ra dành cho SV SP cũng được quy định hoặc thống nhất trong toàn quốc,
hoặc khác nhau theo từng địa phương hoặc từng cơ sở đào tạo riêng lẻ. Trong đó,
Anh và Úc là hai quốc gia có được sự quản lí thống nhất cấp quốc gia về chương
trình ĐTGV. Theo đó, các nước này đều xây dựng một bộ tiêu chuẩn đầu ra dành

cho SV sau khi tốt nghiệp hệ cử nhân SP. Chuẩn này được gọi là Standard for Initial
Teacher Education (Anh) hoặc National Graduate Teacher Standards (Úc). Tại Cộng
hòa Liên bang Đức, chuẩn ĐTGV được các bang sử dụng từ đầu năm học 2005
-2006, là cơ sở cho việc xây dựng chương trình ĐTGV, bao gồm cả phần đào tạo
12
thực tiễn và đào tạo GV tập sự ở các bang [31]. Xu hướng quốc tế trong cải cách
giáo dục và ĐTGV là chuyển từ giáo dục định hướng nội dung sang giáo dục định
hướng năng lực. Trong đó chuẩn được sử dụng như một công cụ nhà nước để quản lí
chất lượng giáo dục theo định hướng năng lực.
Như vậy, quản lí TTSP trong ĐTGV được nhiều quốc gia, nhiều tác giả nước
ngoài quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu của họ cho thấy một số xu
thế chung trên thế giới hiện nay là: 1/ Phải tăng cường hơn nữa các biện pháp giúp
SV thực hành, thực tập tại các trường PT; 2/ Dành nhiều thời gian hơn nữa cho SV ở
các trường PT để họ có thể thấm nhuần được các kĩ năng dạy học và quản lí lớp học;
3/ Hướng dẫn SV TTSP không chỉ là GV PT có kinh nghiệm mà còn có sự tham gia
của giảng viên các trường đại học; 4/ Chuyển đổi sự kết nối, quan hệ giữa trường SP
và trường PT sang một hình thái mới, để chuyển từ phương thức TTSP tại PT trong
những khoảng thời gian nhất định, sang phương thức tổ chức cho SV thực tập
thường xuyên tại trường PT, giúp SV trở thành “người nhà”, bên trong văn hóa
trường PT, chứ không phải “người ngoài” đáo qua trường PT một thời gian ngắn; 5/
Chuyển từ giáo dục định hướng nội dung sang giáo dục định hướng năng lực, trong
đó chuẩn được sử dụng như một công cụ nhà nước để quản lí chất lượng các hoạt
động giáo dục (trong đó có TTSP) theo định hướng năng lực.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Quản lí TTSP là một hoạt động quản lí đào tạo quan trọng trong quản lí
ĐTGV. Quản lí TTSP thu hút được sự quan tâm của Bộ GD&ĐT, các trường SP và
nhiều tác giả trong nước. Các công trình nghiên cứu về quản lí TTSP trong nước tập
trung vào các vấn đề sau đây:
- Lập kế hoạch thực tập sư phạm
+ Thiết lập mục tiêu thực tập sư phạm

Các tác giả khác nhau đã thiết lập mục tiêu TTSP cuối khóa tương đối khác
nhau. Các tác giả của Trường ĐHSP Hà Nội [116] xác định hai mục đích của TTSP
là: 1/ Giúp cho SV tìm hiểu thực tế giáo dục, nắm vững các chức năng, nhiệm vụ của
người GV để từ đó hình thành ý thức và tình cảm nghề nghiệp. 2/ Tạo điều kiện cho
SV vận dụng kiến thức đã học vào thực tế giáo dục, giảng dạy để rèn luyện, hình
13
thành các kĩ năng NVSP. Các tác giả của Trường ĐHSP, Đại học Huế [119] và các
tác giả Trường ĐHSP thành phố HCM [121] xác định hai mục đích của TTSP cuối
khóa: 1/ Nhằm quán triệt nguyên lí học đi đôi với hành, gắn lí thuyết với thực hành,
lí luận với thực tiễn trong quá trình ĐTGV. 2/ Giúp SV tiếp xúc, tìm hiểu thực tế
giáo dục, cơ cấu tổ chức, hoạt động dạy học, giáo dục, của trường thực tập; nắm
vững những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, các công việc nghiệp vụ của người
GV bộ môn và GV chủ nhiệm lớp; thông qua quan sát và trực tiếp tham gia thực
hiện một số hoạt động dạy - học, giáo dục - đào tạo (GD – ĐT) của trường thực tập
để rèn luyện và hình thành các kĩ năng NVSP, kĩ năng nghề nghiệp; vận dụng những
kiến thức đã học để củng cố và lĩnh hội sâu sắc hơn những kiến thức này, từ đó hình
thành và nâng cao năng lực SP, ý thức và tình cảm nghề nghiệp. Các tác giả của
Trường ĐHSP, Đại học Thái Nguyên [122] cho rằng: SV phải đạt được các mục
tiêu: 1/ Hoàn thiện những kĩ năng về công tác chủ nhiệm lớp, công tác giáo dục,
nâng cao tình cảm, đạo đức nghề nghiệp. 2/ Có những kĩ năng cơ bản về soạn bài,
lên lớp; tổ chức bài giảng; đánh giá kết quả học tập của HS. 3/ Có thể lên lớp giảng
bài và làm chủ nhiệm lớp một cách độc lập. Các tác giả của các trường Đại học Cần
Thơ [112], Đại học An Giang [111], Đại học Sài Gòn [114], Đại học Đồng Tháp
[113], Đại học Hải Phòng [117], cũng đã có những thiết lập khác nhau về mục
tiêu/mục đích TTSP.
Nhìn chung các tác giả dựa trên góc độ khác nhau, cách tiếp cận khác nhau đã
thiết lập các mục tiêu TTSP khác nhau, trình bày theo các cấu trúc khác nhau, nhưng
đều nhằm đạt được các kĩ năng về thực tập dạy học; thực tập giáo dục; và bồi dưỡng,
nâng cao tình cảm, đạo đức nghề nghiệp.
+ Xây dựng nội dung thực tập sư phạm

Các tác giả của Bộ GD&ĐT [11], các tác giả của trường Đại học Vinh [123]
các tác giả trường ĐHSP, Đại học Thái Nguyên [122] xác định nội dung TTSP gồm 2
mặt hoạt động chính: thực tập giảng dạy/thực tập chuyên môn và thực tập giáo dục.
Các tác giả của Trường Đại học Đồng Tháp [113] đưa ra 03 nội dung TTSP: hoạt
động giáo dục; thực tập dạy học; và nghiên cứu thực tiễn giáo dục. Các tác giả của
Trường Đại học An Giang [111] xác định có 04 nội dung thực tập: thực tập giảng dạy;
thực tập chủ nhiệm lớp; tìm hiểu thực tế giáo dục địa phương; và hình thành ý thức

×