Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

tóm tắt luận án nghiên cứu những biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.47 KB, 37 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ MỸ DUNG
NGHIÊN CỨU NHỮNG BIỂU HIỆN
XÚC CẢM TIÊU CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC CHUYÊN NGÀNH
Mã số: 62 31 80 05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI – 2013
Công trình được hoàn thành tại:
Khoa tâm lý học – Học viện Khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đào Thị Oanh
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Học viên tại: Học Viện Khoa học xã hội
Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc Gia
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
1
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát
triển các phẩm chất nhân cách và trí tuệ cho trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn
diện nhân cách con người Việt Nam.
Xúc cảm là một mặt quan trọng trong đời sống tâm lý nói chung và nhân cách của học sinh tiểu học nói
riêng.
Xúc cảm là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh, đặc biệt đối với học sinh
cấp Tiểu học, nhưng vấn đề này còn ít được nghiên cứu ở Việt Nam
Từ những ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn như trên, đề tài “Nghiên cứu những biểu hiện xúc cảm tiêu
cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học” đã được lựa chọn nghiên cứu.


2. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện thực trạng biểu hiện xúc cảm tiêu cực (XCTC) trong hoạt động học tập (HĐHT) của học sinh
tiểu học (HSTH), trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp tâm lý- giáo dục hạn chế XCTC trong HĐHT ở
HSTH.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH.
2
3.2. Xác định thực trạng biểu hiện và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện xúc cảm tiêu cực của
học sinh lớp 1 và lớp 2 ở giờ học trên lớp.
3.3. Đề xuất một số biện pháp tâm lý- giáo dục hạn chế XCTC
trong HĐHT ở học sinh đầu tiểu học.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh đầu tiểu học
4.2.Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu gồm 480 học sinh (HS) khối lớp 1 và lớp 2; 480 phụ huynh
học sinh (PHHS) là cha mẹ của chính HS khối lớp 1 và lớp 2 được nghiên cứu; 125 giáo viên (GV) đang giảng
dạy HS ở các khối lớp 1 và 2 được nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1 Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Đề tài chỉ chọn nghiên cứu trên HS, GV và PHHS lớp 1 và lớp 2 ở 12 trường Tiểu học trong khu vực nội
thành và ngoại thành thuộc địa bàn thành phố Hà Nội và Đà Nẵng, vì đây là khối lớp rất quan trọng, trẻ vừa
bước vào trường phổ thông, có nhiều vấn đề nhất về xúc cảm trong các khối lớp ở cấp tiểu học, nên chúng
tôi lựa chọn học sinh ở 2 khối này để nghiên cứu. Đề tài chỉ chọn nghiên cứu trên HS phát triển bình thường
(thể chất, tâm lý ) và đang theo học ở trong các trường tiểu học.
5.2. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
3
+ Chỉ nghiên cứu những biểu hiện XCTC của HS lớp 1 và lớp 2 trong học tập ở giờ học trên lớp.
+ Chỉ nghiên cứu những biểu hiện ra bên ngoài của XCTC qua hành vi phi ngôn ngữ (khuôn mặt, cử chỉ, điệu
bộ) và hành vi ngôn ngữ.
+ Chỉ nghiên cứu các khía cạnh tâm lý của xúc cảm tiêu cực (không nghiên cứu khía cạnh sinh lý của xúc cảm

tiêu cực).
+ Chỉ đề xuất kiến nghị biện pháp chứ không tổ chức thực nghiệm biện pháp.
5.3. Thời gian nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2013
6. Giả thuyết khoa học
Những biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH ở giờ học trên lớp được thể hiện khá rõ qua hành vi phi
ngôn ngữ (khuôn mặt, cử chỉ, điệu bộ ) và hành vi ngôn ngữ. Biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH chịu
ảnh hưởng bởi những yếu tố thuộc về bản thân HS (thể lực, tính cách, khí chất, ngôn ngữ, kinh nghiệm ứng
xử, khả năng tiếp nhận, phẩm chất ý chí, ), thuộc về GV (cách ứng xử, phương pháp và hình thức tổ chức
giảng dạy, đánh giá, nội dung, thời lượng học tập ) và yếu tố thuộc về gia đình. Trong đó, yếu tố thuộc về
giáo viên (cụ thể là ứng xử của giáo viên) có ảnh hưởng lớn nhất đến biểu hiện XCTC trong HĐHT của
HSTH.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Hướng tiếp cận
- Tiếp cận hoạt động- nhân cách: Đối với HSTH, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo tạo ra cấu trúc
4
tâm lý mới của nhân cách. Vì thế, biểu hiện XCTC của HSTH được nghiên cứu thông qua hoạt động thực
tiễn của trẻ - các hoạt động trong giờ học ở trên lớp, các sản phẩm của hoạt động học tập, kết quả học tập của
HS và nhận xét của GV, PHHS.
- Tiếp cận liên ngành: Đề tài nghiên cứu biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH, trong đó nghiên cứu
những biểu hiện XCTC có liên quan đến lứa tuổi, vì vậy đòi hỏi người nghiên cứu phải hiểu biết, có kiến
thức của Tâm lý học nhân cách, Tâm lý học xúc cảm và Tâm lý học phát triển. Ngoài ra, để hạn chế XCTC
trong HĐHT của HSTH cần đề xuất một số biện pháp tâm lý- giáo dục phù hợp, có nghĩa là sử dụng kết hợp
kiến thức tâm lý giáo dục.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Những phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
- Phương pháp chuyên gia
7.2.2. Những phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra viết

- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
5
- Phương pháp thống kê toán học
8. Đóng góp mới của luận án
8.1. Đóng góp về mặt lí luận
Danh mục gồm 18 biểu hiện XCTC trong HĐHT của HS lớp 1 và lớp 2 thể hiện qua hành vi ngôn ngữ và
phi ngôn ngữ và các yếu tố ảnh hưởng đến những biểu hiện này. Kết quả làm phong phú thêm lý luận về đặc
điểm tâm lý- xúc cảm trong hoạt động học tập của học
sinh đầu tiểu học.
8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Luận án đã chỉ rõ được thực trạng mức độ biểu hiện XCTC trong HĐHT ở giờ học trên lớp qua hành vi
ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ của học sinh tiểu học (lớp 1 và lớp 2), các yếu tố ảnh hưởng tới các biểu
hiện này, đồng thời đề xuất 03 biện pháp tâm lý - giáo dục khả thi trên cơ sở kế thừa và có bổ sung nhằm hạn
chế XCTC trong HĐHT của HSTH. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo để giảng
dạy và học tập về xúc cảm của học sinh tiểu học trong các trường sư phạm và cho tất cả những đối tượng
quan tâm ở nhà trường tiểu học (CBQL, GV, PHHS)
9. Cấu trúc của luận án: Phần mở đầu; 3 chương; Kết luận và kiến nghị; Danh mục công trình công bố; Tài
liệu tham khảo và phụ lục.
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU XÚC CẢM TIÊU CỰC
TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học
1.1.1. Những nghiên cứu về xúc cảm tiêu cực của học sinh tiểu học ở nước ngoài
1.1.1.1.Những nghiên cứu về biểu hiện xúc cảm và xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập ở nhà trường
của học sinh
Xinyin Chen đã khẳng định, sự thất vọng tác động âm tính tới các kết quả học tập và làm tăng khó khăn
thích ứng học đường [68]. Kết quả nghiên cứu của Geunyoung Kim và cộng sự (2006) cho thấy, xúc cảm

tiêu cực, đặc biệt tức giận, luôn là một yếu tố quan trọng dự báo về các vấn đề hành vi ở trẻ [ 75]. Nghiên cứu
trải nghiệm xúc cảm tại trường tiểu học, tác giả Francisco nghiên cứu khám phá đặc điểm trải nghiệm xúc
cảm của HS liên quan đến các hoạt động học tập khác nhau và mối liên hệ giữa trải nghiệm xúc cảm của trẻ
(từ 8 và 11 tuổi) ở các môn học cụ thể [73].
1.1.1.2. Nghiên cứu xây dựng các công cụ đánh giá xúc cảm HSTH:
Một biện pháp tự báo cáo đa chiều của xúc cảm ở trẻ em từ 8 - 12 tuổi “Tôi cảm thấy như thế nào?" (HIF)
[106]. C.S. Meyer đã xây dựng Thang tự đánh giá điều chỉnh xúc cảm dành cho trẻ em và thanh thiếu niên-
ERICA [88]. Nghiên cứu thích nghi Thang đánh giá xúc cảm học tập (AEQ) dành cho HS ở Philippines [99
].
1.1.1.3. Nghiên cứu xây dựng Chương trình giáo dục xúc cảm HS
7
Chương trình Giáo dục xúc cảm PATHS dành cho trẻ 6 tuổi[112]. Gayle L. Macklem đề cập đến liệu
pháp hành vi nhận thức (CBT) là một biện pháp can thiệp để cải thiện kỹ năng tự điều chỉnh xúc cảm ở trẻ
[86]. Betty Rudd đã xây dựng chương trình trợ giúp phát triển xúc cảm dành cho trẻ từ 4 đến 19 tuổi [63].
Chương trình SEL được thiết kế để dạy HS kỹ năng xúc cảm- xã hội [73].
1.1.2. Những nghiên cứu về xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh ở Việt Nam
1.1.2.1.Những nghiên cứu về biểu hiện xúc cảm và xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập ở nhà trường
của học sinh
Ở Việt Nam, những cơ sở lý luận của xúc cảm của HSTH đã được một số tác giả như Phạm Minh Hạc,
Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn, Vũ Dũng, Nguyễn Văn Lũy, Bùi Văn Huệ, Phan Thị Hạnh Mai đề
cập đến trong một số giáo trình [2], [13], [22], [47].
Trong nghiên cứu thực tiễn, ở Việt Nam tuy chưa có công trình nghiên cứu riêng về xúc cảm, XCTC
trong HĐHT của HS, tuy nhiên đã có những công trình của các tác giả Ngô Công Hoàn, Đào Thị Oanh, Lê
Thị Luận, Nguyễn Thị Vui, Phùng Thị Hằng, đề cập đến xúc cảm, XCTC như một khía cạnh trong những
nghiên cứu về khó khăn học tập, kĩ năng, hứng thú học tập, động cơ học tập của HS.
1.1.2.2.Nghiên cứu xây dựng và Việt hóa các công cụ đánh giá xúc cảm dành cho học sinh
Ở Việt Nam, đánh giá xúc cảm trong học tập của HS vẫn chưa có một công cụ riêng biệt. Khía cạnh thái
độ xúc cảm của HS được thiết kế như một nội dung đánh giá của bảng hỏi, bảng phỏng vấn sâu hoặc phiếu
quan sát giờ học [5,7,8, 15,18,33,56]. Các tác giả Trần Trọng Thủy, Nguyễn Huy Tú, Nguyễn Công Khanh
8

đã Việt hóa bộ công cụ MSCEIT sử dụng để đánh giá xúc cảm và trí tuệ xúc cảm ở HS. Tác giả Đào Thị
Oanh đã sử dụng trắc nghiệm CAH của Nga, trắc nghiệm Corners của Mỹ và mẫu đánh giá của K.K. Platônốp
và Dinchencô đánh giá các phản ứng xúc cảm và các trạng thái biểu hiện ở HS trong giờ học và khi vui chơi
[38], [50].
1.1.2.3.Nghiên cứu biện pháp hạn chế xúc cảm tiêu cực và tăng cường xúc cảm tích cực và xây dựng chương
trình giáo dục xúc cảm dành cho HS: Theo tác giả Lê Khanh và Dương Thị Hoàng Yến, giáo dục xúc cảm
cho trẻ cần tiến hành ngay từ tuổi thơ trong cuộc sống gia đình [27,60]. Ngô Công Hoàn (1984) đã chứng
minh: Dưới tác động của lời khen, động viên nghiệm thể giải các bài tập có mức độ khó khác nhau có kết quả cao
nhất so với tác động bởi sự chỉ trích [19,21]. Gần đây, trường Hoàng Gia đã mở Chương trình phát triển trí tuệ
cảm xúc dành cho độ tuổi từ 5-6 tuổi[111].
1.2. Xúc cảm
1.2.1. Quan điểm lý luận về xúc cảm
Các cách tiếp cận nghiên cứu xúc cảm gồm: Cách tiếp cận phát sinh chủng loại; Cách tiếp cận mô tả,
trải nghiệm; Cách tiếp cận phát sinh cá thể; Cách tiếp cận trên bình diện tâm - sinh lý học; Cách tiếp cận trên
cơ sở đánh giá ý nghĩa tình huống; Cách tiếp cận trên cơ sở phản ánh tâm lý và hoạt động của não.
1.2.2. Khái niệm xúc cảm
9
Xúc cảm là những rung động thể hiện thái độ của chủ thể đối với đối tượng có liên quan đến sự thỏa
mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của cá nhân hoặc đáp ứng hay không đáp ứng những yêu cầu của xã hội
và được thể hiện qua hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ (khuôn mặt, tư thế, cử chỉ điệu bộ).
1.2.3. Cấu trúc của xúc cảm: gồm 3 thành phần: tiếp nhận kích thích, đánh giá kích thích và hành vi biểu
cảm
1.2.4. Phân loại xúc cảm: Có nhiều cách phân loại xúc cảm, trong đó, xuất phát từ tính chất và tác dụng của
xúc cảm đối với đời sống, hoạt động của con người và căn cứ vào mục tiêu giáo dục nói chung, chia xúc cảm
thành: xúc cảm tích cực và xúc cảm tiêu cực [43, 58].
1.2.1.5. Ảnh hưởng của xúc cảm đối với hoạt động của con người: bao gồm đối với hoạt động nhận thức và
hành động.
1.3. Xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của HS tiểu học
1.3.1. Xúc cảm tiêu cực
1.3.1.1. Khái niệm “Tiêu cực”: được hiểu theo nghĩa thụ động, thờ ơ hoặc làm cản trở,có tác động xấu đến

hoạt động, thể chất và tinh thần của cá nhân học sinh và có ảnh hưởng đến cả các học sinh khác trong lớp
trong giờ học.
1.3.1.2. Khái niệm “Xúc cảm tiêu cực”
10
Xúc cảm tiêu cực là những rung động thể hiện thái độ của chủ thể đối với đối tượng có liên quan đến sự
không thỏa mãn nhu cầu của bản thân hoặc không đáp ứng những yêu cầu của xã hội và được thể hiện qua
hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ (khuôn mặt, tư thế, cử chỉ điệu bộ).
1.3.2. Hoạt động học tập của học sinh tiểu học
1.3.2.1. Khái niệm hoạt động học tập
"Hoạt động học tập là khái niệm dùng để chỉ việc học diễn ra theo phương thức nhà trường, nhằm lĩnh
hội các hiểu biết mới, kỹ năng, kĩ xảo mới".
1.3.2.2. Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh tiểu học
Về bản chất, hoạt động học làm thay đổi chính bản thân chủ thể của hoạt động học (HS). Hoạt động học là
hoạt động có tính tự giác cao, được điều khiển một cách có ý thức nhằm lĩnh hội nền văn minh nhân loại.
Trong nhà trường phổ thông, hoạt động học tập của HSTH nhằm hình thành các xu hướng học tập, thái độ có
trách nhiệm đối với việc học tập và động cơ học tập mang tính chất xã hội cao.
1.3.3. Đặc điểm phát triển tâm lý- xúc cảm của học sinh tiểu học
HSTH là những trẻ có tuổi từ 6-11, 12 tuổi, trong đó lứa tuổi HS (lớp 1, 2) trong khoảng từ 6-8 tuổi. Đề
tài chủ yếu đề cập đến một số đặc điểm phát triển tâm lí - xúc cảm của HS (lớp 1, 2) cấp Tiểu học.
1.3.4. Khái niệm xúc cảm tiêu cực trong HĐHT của HSTH
Xúc cảm tiêu cực trong HĐHT của HSTH là những rung động thể hiện thái độ của HS đối với đối tượng
có liên quan đến sự không thỏa mãn nhu cầu của bản thân trong HĐHT hoặc yêu cầu học tập của GV và
11
nhà trường và được thể hiện qua hành vi ngôn ngữ, hành vi phi ngôn ngữ (khuôn mặt, cử chỉ điệu bộ).
1.4. Biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học
Biểu hiện XCTC trong hoạt động học tập của HSTH là sự biểu lộ ra bên ngoài những rung động thể hiện
thái độ của HS đối với đối tượng có liên quan đến sự không thỏa mãn nhu cầu của bản thân hoặc không đáp
ứng yêu cầu học tập của GV và nhà trường được thể hiện qua hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ.
1.4.1. Biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học qua hành vi phi ngôn
ngữ

1.4.1.1. Khuôn mặt
- Mặt đỏ, tía tai, mắt mở to trợn ngược, lông mày rướn cong lên,
- Mặt hơi tái, cơ mặt co lại, nhíu mày, mắt nhắm
- Mặt ủ rũ, mắt nhìn xa xăm, môi trên chùng xuống.
- Mặt ngây ra, mắt nhìn xa xăm, mơ màng.
1.4.1.2. Cử chỉ điệu bộ
- Đánh, đấm, đá, cắn…bạn.
- Đập tay xuống bàn, đặt mạnh sách, vở, đồ dùng học tập.
- Ném, xé, làm hỏng sách, vở, bút, đồ dùng học tập.
- Viết nghệch ngoạch lên vở bạn, giật sách, vở, tranh chỗ ngồi
- Thu mình, rụt vai, co người lại.
12
- Run (chân, tay, nói…) khi đứng đọc bài, phát biểu trước lớp.
- Quay đi chỗ khác, che mặt, che bài, tránh né sự tiếp xúc với GV
- Dậm chân, tay vung vẩy.
- Thờ ơ với các hoạt động học tập (làm việc riêng/ gục đầu lên
bàn/chơi đồ chơi/ gõ bút/ thước )
1.4.2. Biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của
học sinh tiểu học qua hành vi ngôn ngữ
- Hét lên/ Quát to, tốc độ nhanh, giọng cục cằn.
- Khóc to tiếng, nói ngắt quãng
- Nói bé, giọng yếu ớt, lắp bắp, không rõ lời.
- Nói lẩm bẩm, giọng chán nản, thất vọng (“Thật chán!”, “Bài này
đã học rồi, làm hết rồi!” “Đoạn này xem rồi!”, “Lại không gọi
nữa!”, “Làm sai rồi!”)
- Nói chuyện thì thầm
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học
1.5.1. Nhóm yếu tố chủ quan: thuộc về bản thân HS (tính cách, khí chất, ngôn ngữ, kinh nghiệm ứng xử,
khả năng tiếp nhận, ý chí )
13

1.5.2. Những yếu tố khách quan: Nhóm yếu tố thuộc về GV, gia đình, bạn bè và bầu không khí lớp học,
yêu cầu của môn học
Tiểu kết Chương 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, ở Việt Nam, chưa có công trình nào nghiên cứu về biểu hiện
XCTC trong HĐHT của HSTH.
Biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH là sự biểu lộ ra bên ngoài những rung động thể hiện thái độ của
HS đối với đối tượng có liên quan đến sự không thỏa mãn nhu cầu của bản thân hoặc không đáp ứng yêu
cầu học tập của GV và nhà trường được thể hiện qua hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ (khuôn mặt,
cử chỉ điệu bộ). Biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH có liên quan với những yếu tố thuộc về bản thân
và các yếu tố xã hội. Lứa tuổi HSTH đang ở giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành nhân cách và trong
nhận thức chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của xúc cảm. Vì vậy, rất cần có những nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh
vực xúc cảm của HS.
14
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận: được tập trung tiến hành nghiên cứu từ tháng 9/2009 đến tháng
12/2010.
2.1.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn: được tiến hành vào khoảng thời gian từ 1/2011 đến 8/2012.
2.1.3. Giai đoạn nghiên cứu đề xuất một số biện pháp tâm lý- giáo dục nhằm làm hạn chế xúc cảm
tiêu cực trong hoạt động học tập ở học sinh đầu tiểu học được tiến hành vào khoảng thời gian từ 9/2012 đến
3/2013.
2.2. Các phương pháp nghiên cứu: sử dụng các phương pháp
đã nêu ở phần trên. Trong đó các phương pháp quan sát, phỏng vấn
sâu và điều tra là phương pháp chính.
Phương pháp quan sát: sử dụng để thu thập dữ liệu định tính một cách khách quan thực trạng biểu hiện và
yếu tố ảnh hưởng XCTC trong HĐHT ở giờ học trên lớp của HSTH (lớp 1 và lớp 2) qua hành vi ngôn ngữ và
hành vi phi ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ điệu bộ). Về kĩ thuật quan sát, chúng tôi thực hiện theo kĩ thuật “quan
sát mẫu”. Kết quả được ghi lại qua băng hình và ghi lại bằng biên bản quan sát.
2.3. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá

15
2.3.1. Tiêu chí đánh giá: là tính bộc lộ ra bên ngoài của học sinh qua
hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ.
- Đánh giá biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH: gồm 3 mức:
* Mức 1: Chưa rõ XCTC trong HĐHT ở giờ học trên lớp. Học sinh hiếm khi hoặc chưa bao giờ có những
biểu hiện XCTC trong HĐHT ở giờ học.
* Mức 2: Khá rõ XCTC trong HĐHT ở giờ học trên lớp. Học sinh thỉnh thoảng có những biểu hiện XCTC
trong HĐHT ở giờ học.
*Mức 3: Rất rõ XCTC trong HĐHT ở giờ học trên lớp. Học sinh thường xuyên có những biểu hiện XCTC
trong HĐHT ở giờ học.
Về định lượng: Việc phân loại các mức biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH được xác định căn cứ
vào kết quả điểm trung bình cộng và độ lệch chuẩn của phân bố kết quả thu được.Điểm cụ thể của từng mức
độ cụ thể như sau:
2.3.2. Thang đánh giá dành cho giáo viên và phụ huynh học sinh
Bảng 2.1: Các nhóm điểm của thang đo trong bảng hỏi dành
cho giáo viên và phụ huynh học sinh lớp 1 và lớp 2
Mức biểu hiện
XCTC
Bảng hỏi dành
cho GV
Bảng hỏi dành
cho PHHS
Mức 1- Chưa rõ <27 điểm <35 điểm
16
Mức 2- Khá rõ Từ 27 – 36 điểm Từ 35 – 41 điểm
Mức 3- Rất rõ >37điểm >41điểm
2.3.3. Thang đánh giá dành cho học sinh
Bảng 2.2: Các nhóm điểm của thang đo quan sát trên học sinh
Mức độ biểu hiện
XCTC trong HĐHT

HS
Mức 1- Chưa rõ <31 điểm
Mức 2- Khá rõ Từ 31 – 42 điểm
Mức 3- Rất rõ > 42 điểm
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến những biểu
hiện XCTC trong HĐHT của HSTH:
+ Ảnh hưởng nhiều: 3 điểm
+ Ít ảnh hưởng: 2 điểm
+ Không ảnh hưởng: 1 điểm
Tiểu kết Chương 2
Nghiên cứu những biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH là một đề tài mới và khó, vì vậy cần phải
thực hiện nhiệm vụ theo một quy trình tổ chức chặt chẽ, khoa học, sử dụng phối kết hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu. Các số liệu thu về được xử lý theo phương pháp định tính và định lượng đưa ra những kết quả và
kết luận đạt độ tin cậy và có giá trị về mặt khoa học.
17
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN XÚC CẢM TIÊU CỰC
TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
3.1. Thực trạng biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học
3.1.1. Tổng hợp về biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học
Tổng hợp kết quả quan sát trên HS, ý kiến của GV và PHHS cho thấy, có khoảng từ 15 đến 18% HS lớp 1
và lớp 2 có biểu hiện XCTC chưa rõ, khoảng 61 đến 65% HS có biểu biện XCTC ở mức khá rõ và từ 18
-20% HS có biểu hiện XCTC ở mức rất rõ. Như vậy, phần lớn HSTH có biểu hiện XCTC trong HĐHT khá
rõ.
Biểu đồ 3.1. Mức độ biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động
học tập của học sinh tiểu học (theo kết quả quan sát trên HS)
Kết quả nghiên cứu cho thấy, XCTC thường biểu hiện trong HĐHT ở HSTH là thờ ơ, sợ hãi, tức giận
và buồn được thể hiện qua hành vi phi ngôn ngữ rõ hơn so với hành vi ngôn ngữ. Kết quả này phù hợp với
tình hình học tập và đặc điểm tâm lý của HSTH hiện nay và cũng phù hợp với một số nghiên cứu đi trước
[91; 94].

18
Biểu đồ 3.2. Mức độ các khía cạnh biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH
(theo kết quả quan sát trên HS, ý kiến đánh giá của GV và PHHS)
3.1.1.1. Biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học qua hành vi ngôn ngữ
Kết quả cho thấy, HS thường có các biểu hiện “La hét, quát to, giọng cục cằn”, “Nói chuyện thì
thầm” và “Nói giọng yếu ớt, lắp bắp, không rõ lời” ở mức khá rõ trong HĐHT ở giờ học trên lớp.
Bảng 3.2: Biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH
được thể hiện qua hành vi ngôn ngữ
TT Biểu hiện XCTC
qua hành vi ngôn ngữ
HS
(N=480)
GV
(N=125)
PHHS
(N=480)
r
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1
Nói giọng yếu ớt, lắp
bắp, không rõ lời.
2,13 0,63 1,82 0,42 2,03 0,49
0,88
2
Hét lên, quát to, giọng
cục cằn
2,16 0,54 1,80 0,51 2,08 0,45
19
TT Biểu hiện XCTC
qua hành vi ngôn ngữ

HS
(N=480)
GV
(N=125)
PHHS
(N=480)
r
3
Khóc to tiếng, nói ngắt
quãng
1,11 0,58 1,46 0,60 1,45 0,59
4
Nói lẩm bẩm, giọng
chán nản, thất vọng
0,95 0,46 1,41 0,66 1,29 0,26
5
Nói chuyện thì thầm.
2,64 1,02 2,22 0,51 2,56 0,65
3.1.1.2. Biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học qua hành vi phi ngôn
ngữ
HSTH có những biểu hiện XCTC thể hiện rõ ở nét mặt như:
“Mặt ngây ra, thẫn thờ”; “Mặt đỏ, tía tai” hoặc “Mặt tái” (
X
> 2 điểm) hay ở cử chỉ điệu bộ như: “Run
khi đứng đọc bài, phát biểu trước lớp”, “Dậm chân, tay vung vẩy, tự ái, hờn dỗi”, “Viết nghệch ngoạch lên
vở bạn; giật sách, vở; tranh chỗ…”, “Đập tay xuống bàn, đặt mạnh sách, vở, đồ dùng học tập”(
X
> 2
điểm) (bảng 3.3).
Bảng 3.3: Biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH

được thể hiện qua hành vi phi ngôn ngữ
TT Biểu hiện XCTC
qua hành vi phi
ngôn ngữ
HS
(N=480)
GV
(N=125)
PHHS
(N=480)
r
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1 Mặt tái 2,07 0,77 1,84 0,51 2,26 0,65 0,71
20
TT Biểu hiện XCTC
qua hành vi phi
HS
(N=480)
GV
(N=125)
PHHS
(N=480)
r
2 Mặt đỏ, tía tai. 2,04 0,75 2,01 0,69 2,24 0,71
3 Mặt ủ rũ, buồn 2,32 1,20 1,38 0,48 1,42 0,49
4 Mặt ngây ra, thẩn thờ 1,90 0,38 1,95 0,64 2,34 0,69
5 Run khi đứng đọc bài,
phát biểu trước lớp
2,10 0,92 1,70 0,51 2,39 0,69
6 Quay đi chỗ khác, che

mặt, che bài, tránh né
sự tiếp xúc với GV.
2,29 1,04 2,13 0,62 2,45 0,64
7 Thu mình, rụt vai, co
người lại sợ hãi.
1,97 0,43 1,75 0,54 2,30 0,69
8 Chơi đồ chơi, nghịch,
gõ bút/ thước, chui
xuống gầm bàn
2,64 0,94 2,18 0,70 2,18 0,70
9 Đánh, đấm, đá, cắn…
bạn
1,80 0,47 1,70 0,63 1,42 0,51
10 Ném, xé, làm hỏng
sách, vở, đồ dùng…
2,11 0,48 1,42 0,54 1,30 0,47
11 Dậm chân, tay vung
vẩy, tự ái, hờn dỗi
1,94 0,24 1,64 0,53 1,48 0,50
21
TT Biểu hiện XCTC
qua hành vi phi
HS
(N=480)
GV
(N=125)
PHHS
(N=480)
r
12 Đập tay xuống bàn, đặt

mạnh sách, vở, đồ
dùng học tập.
2,09 0,79 1,91 0,52 1,80 0,66
13 Viết nghệch ngoạch
lên vở bạn, giật sách,
vở, tranh chỗ ngồi…
2,45 1,41 1,74 0,55 2,16 0,68
Qua quan sát, phỏng vấn HS và GV cho thấy, biểu hiện XCTC trong HĐHT thường xuất hiện khi các em
không làm bài hoặc chưa học bài đầy đủ, sợ giáo viên khiển trách, cha mẹ biết, lo lắng bị xếp loại kém sẽ ảnh
hưởng đến thi đua của lớp. Đôi khi, trong giờ học bị bạn bè trêu khiến các em tức giận,…và thường những
biểu hiện này mọi người xung quanh đều có thể quan sát thấy (bảng 3.4).
Bảng 3.4: Nguyên nhân gây ra những biểu hiện xúc cảm
tiêu cực trong hoạt động học tập ở học sinh tiểu học
TT Nguyên nhân Quan sát HS
(N=480)
Ý kiến của GV
(N=125)
Số lượng % Số lượng %
1 Bạn bè trêu 430 89,6 111 88,1
2 Giáo viên trách, phạt, dọa 438 91,2 117 93,6
3 Thiếu sách, vở, đồ dùng 371 77,3 101 80,8
4 Không hoàn thành bài tập 377 78,7 105 84,2
5 Điểm kém 405 84,4 114 91,2

×