Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

nghiên cứu những tác động chính của dự án khai thác đá núi ông voi và đề xuất các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 112 trang )


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 3
2. Mục đích của đề tài 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5
Chương 1 TNG QUAN CC GII PHP CI TO, PHC HI MÔI TRƯNG
TRONG KHAI THC KHONG SN TRÊN TH GII V Ở VIT NAM 7
1.1. CC GII PHP CI TO, PHC HI MÔI TRƯNG TRONG KHAI
THÁC LỘ THIÊN TRÊN TH GII
7
1.1.1. Tại Liên Xô cũ 7
1.1.2. Tại Liên bang Đức 8
1.1.3. Tại Mỹ 8
1.1.4. Tại Vương quốc Anh 9
1.1.5. Tại Brazin 9
1.1.6. Tại Guinea 10
1.1.7. Tại Úc 10
1.1.8. Tại Peru 11
1.2. CC GII PHP CI TO, PHC HI MÔI TRƯNG TRONG KHAI
THC Đ LỘ THIÊN TI VIT NAM
12
1.2.1. Tình hình khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại
Việt Nam. 12
1.2.2. Các giải pháp hoàn thổ phục hồi môi trường đang được áp dụng ở các
vùng khai thác khoáng sản ở Việt Nam 13
1.2.3. Một số giải pháp phục hồi môi trường trong khai thác lộ thiên đá vôi 16
1.2.4. Tổng quan vấn đề cần nghiên cứu: 23
Chương 2 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ THUYT V DỮ LIU VẬN DNG TRONG


ĐỀ TI LUẬN VĂN 26
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYT 26
2.1.1 Hệ sinh thái thiết thực 26
2.1.2 Đất và vai trò thảm phủ đối với đất 27
2.1.3 Phương pháp tính dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường. 28
2.2. CƠ SỞ ĐNH GI CC VẤN ĐỀ CẦN GII QUYT TRONG ĐỀ TI
. 29

2.2.1. Công thức tính toán các tác động môi trường 29
2.2.2. Công thức tính toán cải tạo phục hồi môi trường 36
2.3. CƠ SỞ QUAN TRẮC, PHÂN TÍCH MÔI TRƯNG V CƠ SỞ DỮ LIU PHC
V NGHIÊN CỨU
38
2.3.1. Các thiết bị, số liệu quan trắc phân tích trong phòng thí nghiệm 38
2.3.2. Cơ sở dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu 39
2.4. NHỮNG KT LUẬN
39
Chương 3 HIN TRNG MÔI TRƯNG KHU VỰC MỎ Đ VÔI NÚI ÔNG VOI
V TC ĐỘNG CỦA DỰ N KHAI THC Đ 41
3.1. ĐIỀU KIN TỰ NHIÊN V MÔI TRƯNG 41
3.1.1. Điều kiện về địa lý - địa chất 41
3.1.2. Điều kiện về khí tượng thủy văn 44
3.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 46
3.2. ĐIỀU KIN KINH T - XÃ HỘI
48
3.2.1. Điều kiện về kinh tế 48
3.2.2. Điều kiện về xã hội 49
3.3. QUY MÔ DỰ N V ĐẶC TÍNH CÔNG NGH KHAI THC.
50
3.3.1. Hệ thống khai thác vật liệu đá 50

3.3.2. Quy trình khai thác 51
3.3.3. Phương pháp và phương tiện nổ mìn 53
3.4. CC HOT ĐỘNG CỦA DỰ N V NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM
CHÍNH 53
3.4.1. Các nguyên nhân gây ô nhim nước 53
3.4.2. Các nguyên nhân gây ô nhim đất 56
3.4.3. Các nguyên nhân gây ô nhim không khí 57
3.5. ĐNH GI CC TC ĐỘNG SN XUẤT V CC GII PHP GIM
THIỂU TC ĐỘNG MÔI TRƯNG
61
3.5.1. Tác động đến môi trường nước và các biện pháp giảm thiểu 61
3.5.2. Tác động đến môi trường không khí, tiếng ồn và các giải pháp giảm
thiểu 62
3.5.3. Tác động đến môi trường đất, cảnh quan môi trường, tài nguyên sinh vật
và các giải pháp giảm thiểu 65
3.5.4. nh hưởng đến con người 70

Chương 4 ĐỀ XUẤT CC GII PHP NHM CI TO V PHC HI MÔI
TRƯNG KHU VỰC MỎ Đ NÚI ÔNG VOI 72
4.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CC GII PHP KH THI 72
4.1.1. Nội dung công tác cải tạo phục hồi môi trường 73
4.1.2. Lựa chọn phương án cải tạo phục hồi môi trường 73
4.2. CC GII PHP KỸ THUẬT PHC HI ĐỊA HÌNH
79
4.2.1. Cải tạo đáy mỏ khai thác theo tng giai đoạn, tng năm. 80
4.2.2. Cải tạo phục hồi môi trường khu vực mặt bằng chế biến và khu văn
phòng cuối giai đoạn khai thác 83
4.2.3. Tổ chức thực hiện 84
4.2.4. Các giải pháp để giảm thiểu tác động xấu, phòng nga và ứng phó sự cố
môi trường trong quá trình cải tạo và phục hồi môi trường 85

4.3. CC GII PHP KỸ THUẬT PHC HI ĐẤT
86
4.3.1. Quá trình phong hoá và hình thành các keo sét và cấu trúc đất 86
4.3.2. Quá trình xói mòn 87
4.3.3. Các biện pháp chống xói mòn 88
4.3.4. Kỹ thuật trồng cây đối với đất trống đồi trọc 88
4.4. LỰA CHỌN CC LOI CÂY CI TO PHC HI MÔI TRƯNG
89
4.4.1. Đặc tính một số loài cây có khả năng cải tạo đất 89
4.4.2 Lựa chọn các giống cây phục vụ công tác phục hồi môi trường 91
4.5 T CHỨC QUN LÝ V GIM ST MÔI TRƯNG
93
4.5.1. Chương trình quản lý môi trường 93
4.5.2. Chương trình giám sát môi trường 94
4.6. HIU QU KINH T, MÔI TRƯNG CỦA BIN PHP CI TO PHC
HI MÔI TRƯNG ĐÃ ĐỀ XUẤT
97
KT LUẬN V KIN NGHỊ 99
TI LIU THAM KHO 101
1. Tiếng Việt 101
2. Tiếng anh 103
3. Internet 104


MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1.1: Các thông số hệ thống khai thác đá vôi 18
Bảng 1.2: Bảng tổng hợp các thông số cơ bản của hệ thống khai thác 21
Bảng 2.1: Hệ số loại mặt đường 30
Bảng 2.2: Hệ số theo kích thước bụi 30

Bảng 2.3: Chiều cao xáo trộn 33
Bảng 2.4: Tải lượng các chất ô nhim chính của nước thải sinh hoạt 36
Bảng 2.5: Giá trị hệ số K 37
Bảng 3.1: Bảng toạ độ các điểm góc 1, 2, 3, 4 hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 1050
múi chiếu 30 khu khai thác và khu phụ trợ 41
Bảng 3.2: Các yếu tố vi khí hậu tại khu vực mỏ 46
Bảng 3.3: Kết quả đo tiếng ồn tại khu vực mỏ 46
Bảng 3.4: Kết quả đo bụi và khí độc tại khu vực mỏ 47
Bảng 3.5: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực 48
Bảng 3.6: Các thông số chính của hệ thống khai thác 51
Bảng 3.7: Nguồn phát sinh ô nhim của dự án 53
Bảng 3.8: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhim chính của nước thải sinh hoạt của
cán bộ công nhân viên khai thác mỏ núi Ông Voi 55
Bảng 3.9: Đặc trưng nguồn ô nhim không khí tại mỏ khai thác đá 59
Bảng 3.10: Nguồn phát sinh khí bụi trong các hoạt động của dự án 59
Bảng 3.11: Tải lượng bụi sinh ra do các hoạt động khai thác và chế biến hằng năm
tại mỏ đá núi Ông Voi, xã Thanh Thuỷ 60
Bảng 3.12: Tải lượng khí thải phát sinh do sử dụng nhiên liệu động cơ và nổ mìn 60
Bảng 3.13: Nồng độ bụi, khí thải ở khu vực mỏ trong giai đoạn khai thác 63
Bảng 3.14: Sự thay đổi độ ồn theo khoảng cách 65
Bảng 4.1: Chi phí phục hồi đất khu vực mỏ đá Núi Ông Voi (G
P1
) 75
Bảng 4.2: Chi phí phục hồi đất khu vực mỏ đá Núi Ông Voi (G
P2
) 77
Bảng 4.3: Kết quả tính toán hệ số ph ục hồi đất các phương án 79
Bảng 4.4. Tiến độ thực hiện dự án cải tạo, phục hồi môi trường 84
Bảng 4.5: Danh mục thiết bị máy móc sử dụng trong hoạt động cải tạo 85
Bảng 4.6: Chương trình quan trắc môi trường 95

Bảng 4.7: Vị trí giám sát chất lượng không khí 96
Bảng 4.8: So sánh hiệu quả kinh tế và môi trường các phương án nghiên cứu
97

MỤC LỤC HÌNH

Hình 0.1. Bản đồ phân bố đá vôi ở Việt Nam 2
Hình 1.1. Xây dựng công viên sau khi kết thúc khai thác tại Mỏ Đá Bửu Long, Đồng Nai16
Hình 1.2: Mỏ đá vôi của Công ty TNHH xi măng Holcim 17
Hình 2.1: Mô hình phát tán không khí nguồn 32
Hình 3.1. Vị trí mỏ đá núi Ông Voi 42
Hình 3.2. Di tích lịc sử Đền Thượng gần vị trí dự án 42
Hình 3.3. Các mỏ khai thác gần dự án 42
Hình 3.4. Khu dân cư gần dự án 42
Hình 3.5. Khai thác lớp xiên 52
Hình 3.6. Khai thác lớp bằng 52
Hình 3.7. Sơ đồ khai thác lớp xiên gạt chuyển kèm dòng thải 52
Hình 3.8. Sơ đồ khai thác lớp bằng kèm dòng thải 52
Hình 3.9. Phát thải bụi do máy khoan 58
Hình 3.10. Phát thải bụi do phương tiện vận tải 58
Hình 4.1. Mỏ đá của Công ty CP Chương Dương, thị trấn Ba Sao, huyện 73
Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đang tiến hành phục hồi môi trường 73
Hình 4.2. Bản đồ không gian hoàn thổ 79
Hình 4.3. Mô hình ứng dụng giải pháp tưới hố vảy cá 80
Hình 4.4. Cây si khu vực gần dự án 91
Hình 4.5. Cây Cỏ lau mọc gần dự án 91
Hình 4.6. Phục hồi môi trường mỏ của Công ty Cổ phần Chương Dương 93
Hình 4.8. Sơ đồ tổ chức quản lý cải tạo, phục hồi môi trường 93



DANH MỤC TỪ VIÊT TĂT

BCK
:
Bản cam kết bảo vệ môi trường
BOD
5

:
Nhu cầu ô xy hoá sinh hoá (sau 5 ngày)
BTNMT
:
Bộ Tài nguyên và Môi trường
BYT
:
Bộ Y tế
COD
:
Nhu cầu ô xy hoá hoá học
CTR
:
Chất thải rắn
ĐT
:
Đường tỉnh
ĐTM
:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
KH & CN
:

Khoa học và Công nghệ
KK
:
Không khí
NN
:
Nhà nước
QCVN
:
Quy chuẩn Việt Nam

:
Quyết định
ĐH & SĐH
:
Đại học và Sau đại học
TCN
:
Tiêu chuẩn ngành
TCVN
:
Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH
:
Trách nhiệm hữu hạn
TNHHNN
:
Trách nhiệm hữu hạn nhà nước
TN&MT
:

Tài nguyên và môi trường
UBMTTQ
:
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
UBND
:
Ủy ban nhân dân
UNESCO
:
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
USA
:
Nước Mỹ
VLXD
:
Vật liệu xây dựng
VNĐ
:
Việt Nam đồng
WHO
:
Tổ chức y tế thế giới



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước việc khai thác và sử
dụng các vật liệu xây dựng là rất cần thiết, đá xây dựng là vật liệu không thể thiếu
và hầu như được khai thác ở tất cả các địa phương trên cả nước. Trên địa bàn tỉnh
Hà Nam, hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng đã góp phần rất lớn

cho phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên khai thác đá tác động rất lớn đối với hoạt
động bảo vệ môi trường, đặc biệt là những tác động bất lợi của hoạt động này tới tài
nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu những tác
động chính của dự án khai thác đá núi Ông Voi và đề xuất các giải pháp cải tạo,
phục hồi môi trường” nhằm xây dựng thiết kế các giải pháp giảm thiểu phù hợp để
có có thể tạo ra các điều kiện hướng tới xây dựng những hệ sinh thái bền vững
nhằm khắc phục các suy thoái t hoạt động khai thác đá. Hiện nay Việt Nam đã có
các văn bản quy định về hoạt động cải tạo phục hồi môi trường khu vực khai thác
khoáng sản. Tuy nhiên, trên thực tế, việc phục hồi diện tích đất đã khai thác, trở về
trạng thái tự nhiên ban đầu là rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Đề tài được hoàn
thành tại Trường Đại Học Thủy lợi, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo,
hướng dẫn nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo, của các đồng nghiệp và bạn bè.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo ĐH & SĐH, Khoa
Môi trường, các thầy giáo cô giáo đã giảng dạy và hướng dẫn trong suốt thời gian học
tập tại trường. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Đình Thành,
người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn đến các đồng nghiệp, bạn bè đã góp những ý kiến quý
báu cho tác giả trong học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng xin cảm tạ tấm lòng của những người thân yêu trong gia đình, cơ
quan, đã tin tưởng, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn này.


Hà Nội, tháng 05 năm 2013

TÁC GIẢ



Bùi Ngọc Hà


LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Bùi Ngọc Hà
Ngành: Lớp CH19MT
Ngành: Khoa học Môi trường
Trường: Đại học Thủy Lợi

Tôi xin cam đoan quyển luận văn này được chính tôi thực hiện được
sự hướng dẫn can Thầy giáo PGS.TS. Lê Đình Thành với đề tài nghiên cứu
trong luận văn “Nghiên cứu những tác động chính can dự án khai thác đá
núi Ông Voi và đề xuất các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường”.
Đầy là đề tài nghiên cứu mới, không giống với các đề tài luận văn nào
trước đây do đó không có sự sao chép can bất kì luận văn nào. Nội dung luận
văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu
và sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn.
Nếu xẩy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tồi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm theo quy định./.



NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN






Bùi Ngọc Hà
1

MỞ ĐẦU

Khoáng sản vật liệu xây dựng ở Việt Nam bao gồm: Đá vôi, cát kết Silic, đá
hóa thạch, quaczit, granit, gabro, bazan, andesit, riolit, sét, kaolin, fenspat, Dolomit,
cát cuội sỏi… Chúng được phân thành nhóm theo các mục đích sử dụng chủ yếu
như nguyên liệu xi măng, vật liệu xây dựng thông thường, đá ốp lát, cát thủy tinh,
nguyên liệu chịu lửa và nguyên liệu sứ gốm. Trong gần 40 năm qua, công tác điều
tra địa chất tìm kiếm thăm dò đã phát hiện được gần 1.000 mỏ và các khoáng sản
vật liệu xây dựng.
Đá vôi chiếm khoảng 10% diện tích bề mặt Trái Đất nhưng ở Việt Nam còn
nhiều hơn, tới gần 20% diện tích lãnh thổ phần đất liền, tức là khoảng 60.000 km
2
.
Đặc biệt, đá vôi tập trung hầu hết ở miền Bắc, có nơi chiếm tới 50% diện tích
toàn tỉnh như Hoà Bình (53,4%), Cao Bằng (49,47%), Tuyên Quang (49,92%), Hà
Giang (38,01%). Nhiều thị xã, thị trấn nằm trọn vẹn trên đá vôi như Mai Châu (Hòa
Bình), Mộc Châu, Yên Châu (Sơn La), Tủa Chùa, Tam Đường (Lai Châu), Đồng
Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) v.v.[23]
Khai thác tài nguyên là công việc tất yếu của con người nhằm phục vụ các nhu
cầu phát triển kinh tế, xã hội và thỏa mãn điều kiện sống hàng ngày. Trong rất nhiều
loại tài nguyên tồn tại trên trái đất thì tài nguyên khoáng sản có vai trò quan trọng,
trong đó đá vôi là tài nguyên không có khả năng tái tạo, có nghĩa là tài nguyên có
hạn khi con người càng khai thác nhiều thì khả năng cạn kiệt và mất đi càng nhanh.
Đá vôi là nguyên liệu chủ yếu được sử dụng để sản xuất xi măng, sản xuất vật
liệu xây dựng. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã và đang trở thành
ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Thông thường khi khai thác đá phải bóc tách
lớp phủ thực vật của núi đá, xây dựng đường và mặt bằng sân công nghiệp… Do
vậy sẽ tạo nên đất đá thải trong khai thác, gây tác động đến ô nhim môi trường,
làm thay đổi điều kiện địa hình và cảnh quan, đặc biệt là tàn phá các hệ sinh thái
khu vực khai thác, tai nạn lao động…


2

Hình 0.1. Bản đồ phân bố đá vôi ở Việt Nam
3

Khai thác, sản xuất đá làm vật liệu xây dựng của các nước trên thế giới rất
được quan tâm và đầu tư những thiết bị cơ giới cỡ lớn có năng suất làm việc cao,
dùng đồng bộ được trên các mỏ lộ thiên, ngoài ra tùy thuộc vào địa chất, mục đích
khai thác còn sử dụng những thiết bị chuyên dùng riêng cho các mỏ đá. Phương
hướng chung là sử dụng các loại thiết bị cỡ lớn trong xúc bốc, có mức độ tự động
hóa cao trong khoan lỗ mìn, làm theo phương thức liên tục trong vận tải và vạn
năng trong khâu gia công chế biến.[12]
Hiện nay hầu hết các tỉnh trên cả nước đều có các cơ sở khai thác đá, riêng ở
miền Bắc đã có tới 340 mỏ quy mô khai thác lớn và rất nhiều các điểm khai thác đá
vôi với quy mô nhỏ đang hoạt động. Hiện nay, đá vôi ở nước ta chủ yếu được khai
thác để phục vụ cho làm đường giao thông, sản xuất xi măng. Một phần lượng đá vôi
phục vụ cho các ngành khác như luyện kim, thuỷ tinh, sản xuất hóa chất.[33]
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Ở Việt Nam, hoàn thổ phục hồi môi trường trong khai thác và chế biến khoáng
sản vẫn còn là một vấn đề rất mới mẻ cả về cơ chế chính sách cũng như công nghệ
và biện pháp tổ chức thực hiện. Đến nay việc hoàn thổ phục hồi môi trường chưa
có được vai trò quan trọng thực sự trong hoạt động sản xuất của ngành mỏ. Phần
lớn các vùng đã khai thác khoáng sản ở Việt Nam vẫn chưa được hoàn thổ phục hồi
môi trường, nhiều nơi đang bị suy thoái, hoang hoá và đang phải gánh chịu hậu quả
của các tác động do khai thác, chế biến khoáng sản trước đây và hiện tại do chưa
được cải tạo, phục hồi gây ra.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến hết năm 2012, đã cấp 119 giấy phép
khai thác đá các loại với quy mô cấp tỉnh và 06 giấy phép cấp Bộ còn thời hạn khai
thác. Trong tổng số 125 mỏ, điểm mỏ đã được cấp phép có 87 điểm mỏ đang hoạt

động, 38 điểm mỏ đang làm các thủ tục khai thác hoặc xây dựng cơ bản mỏ. Ngoài
ra còn có 23 điểm mỏ đang hết hạn khai thác chưa được cấp mới hoặc đã hết trữ
lượng mỏ. Nhưng đến nay chỉ có một công ty đang tiến hành cải tạo, phục hồi môi
trường.
Khai thác đá núi Ông Voi thuộc khai thác quy mô công nghiệp, loại hình khai
4
thác lộ thiên, tác động môi trường lớn nhất là phá hoại cảnh quan và môi trường tự
nhiên, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân khu vực và công nhân làm việc
trên công trường. Do vậy, việc giảm thiểu ô nhim môi trường trong khai thác và
cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác là công việc rất quan trọng. Trong luận
văn này, tác giả tập trung khảo sát, nghiên cứu hiện trạng môi trường khu vực mỏ,
nghiên cứu các tác động của việc khai thác đá núi Ông Voi, một số mỏ đá đang khai
thác và đã khai thác xong trong khu vực. Đồng thời, cũng nghiên cứu các phương
pháp cải tạo phục hồi môi trường của một số mỏ ở Việt Nam và trên thế giới. T đó
đưa ra những giải pháp khả thi nhằm cải tạo, khôi phục lại môi trường cho hoạt
động khai thác của mỏ đá núi Ông Voi.
2. Mục đích của Đề tài
Khu vực khai thác đá thường có điều kiện tự nhiên thuộc loại nghèo , thực vật
khó phát triển tự nhiên, mặt khác trong khai thác đá lộ thiên thời gian khá dài, phụ
thuộc vào mục đích khai thác dẫn đến tác động xấu đến môi trường đất , tài nguyên
thảm phủ và các hệ sinh thái cũng như điều kiện kinh tế - xã hội trong khu vực. Mỏ
đá núi Ông Voi đang được khai thác với quy mô công nghiệp để phục vụ các mục
tiêu đáp ứng vật liệu xây dựng cho khu vực. Để hạn chế và khắc phục các tác động
xấu tới môi trường đối với các khu vực khai thác đá núi Ông Voi cần phải đánh giá
chính xác hiện trạng khu vực , các nguồn ô nhim và nghiên cứu các giải pháp phù
hợp nhằm cải tạo, phục hồi môi trường cho khu vực đáp ứng yêu cầu phát triển của
địa phương. Vì vậy mục tiêu chính của đề tài luận văn là:
- Xây dựng các giải pháp để đưa khu vực đã khai thác thành khu vực có mục
đích sử dụng mới phù hợp với điều kiện sau khai thác. Các điều kiện môi trường, tự
nhiên được tái tạo lại gần giống như điều kiện trước khi khai thác.

- Chuyển đổi các khu vực có giá trị bảo tồn thấp, năng suất thấp trở thành khu
vực có giá trị sử dụng, có giá trị sinh học, an toàn và ổn định.
Để đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường, các giải pháp cải tạo phục hồi được
tác giả luận văn đề xuất gồm:
- Đánh giá và xác định được các tác động chính của dự án khai thác đá núi
5
Ông Voi tới môi trường tự nhiên và xã hội khu vực xung quanh dự án.
- Đề xuất được các giải pháp bảo vệ môi trường và cải tạo phục hồi môi
trường phù hợp, hiệu quả nhất nhằm trả lại cảnh quan, môi trường của dự án đã bị
khai thác.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đánh giá các vấn đề môi trường chính cần
phải giải quyết nhằm giảm thiểu ô nhim và đưa ra phương án cải tạo, phục hồi môi
trường phù hợp ngay t giai đoạn bắt đầu khai thác Khu vực khai thác của mỏ đá
núi Ông Voi, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (vị trí dự án liên hệ
với các vùng xung quanh trên địa bàn tỉnh thể hiện tại bản đồ địa chính tỉnh Hà
Nam phụ lục 1 và bản đồ huyện Thanh Liêm phần phụ lục 2).
Phạm vi nghiên cứu: Ngoài các hoạt động khai thác đá vôi trên địa bàn tỉnh Hà
Nam còn nghiên cứu thêm một số mỏ đá vôi ở một số tỉnh ngoài như: Kiên Giang,
Quảng Ninh, sau đó có thể nhân rộng mô hình áp dụng trên địa bàn toàn quốc.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Tiếp cận trong nghiên cứu đề tài này trên cơ sở tổng hợp và mang tính hệ
thống với nền tảng là điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực cùng với các nhu
cầu phát triển và bảo vệ môi trường. Do vậy để đạt được mục tiêu và nội dung của
đề tài luận văn cần sử dụng các phương pháp cụ thể sau đây:
- Thu thập tài liệu và khảo sát thực địa: Thu thập đầy đủ các tài liệu, thông tin
sẵn có hoặc số liệu thống kê ở địa phương về các vấn đề liên quan đến nội dung
nghiên cứu. Khảo sát thực địa khu vực thực hiện dự án t đó xác định hiện trạng
hoạt động của mỏ, vị trí để lấy mẫu tại hiện trường. T đó tổng hợp các số liệu thu
thập được, so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường của Việt Nam nhằm

đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu, dự báo đánh
giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do các hoạt động
của dự án.
Phương pháp kế thừa: Kế tha các kết quả nghiên cứu báo cáo ĐTM, dự án cải tạo
phục hồi môi trường khai thác đá, các nghiến cứu về các đặc tính cây trồng.

6
- Phân tch tng hp theo phương pháp nguyên nhân - hậu quả: Nhằm xác
định các tác động gây hậu quả trong quá trình khai thác để làm cơ sở cho việc đề
xuất các giải pháp khắc phục.
- Đánh giá tác động môi trường: Các phương pháp này bao gồm đánh giá
nhanh trên cơ sở hệ số ô nhim của WHO để ước tính tải lượng các chất ô nhim
phát sinh của các hoạt động khai thác đá, vận chuyển, nổ mìn và chế biến đá; ma
trận môi trường nhằm thống kê và đánh giá mức độ tác động của các hoạt động chủ
yếu của dự án; phân tch chi ph li ch để đánh giá được tổng hợp các hiệu quả
kinh tế và môi trường của phương án chọn.
- So sánh và tư vn chuyên gia : Trên cơ sở so sánh các hoạt động khai thác
đang nghiên cứu với các hoạt động khai thác tương tự , đưa ra được các tác động
môi trường của hoạt độn g khai thác. Ngoài ra, còn đánh giá được các tác động môi
trường trên cơ sở số liệu quan trắc , so sánh với các Tiêu chuẩn , Quy chuẩn môi
trường Việt Nam. Tham khảo ý kiến chuyên gia.
Bên cạnh đó, các phương pháp này sẽ lựa chọn được các phương án xử lý môi
trường thích hợp để áp dụng trong khi lập đề tài.


7
Chương 1
TNG QUAN CÁC GIẢI PHÁP CẢI TO, PHỤC HI MÔI TRƯỜNG
TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN THẾ GII V VIT NAM


1.1. CÁC GIẢI PHÁP CẢI TO, PHỤC HI MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI
THÁC LỘ THIÊN TRÊN THẾ GII
Hoàn thổ là một quá trình nhằm hạn chế và khắc phục các tác động của ngành
khai thác mỏ lên môi trường. Hoàn thổ là một phần quan trọng trong quá trình phát
triển các nguồn nguyên liệu khoáng phù hợp với các nguyên tắc của phát triển bền
vững. Phát triển bền vững là xu thế tất yếu mà toàn nhân loại đang nỗ lực thực hiện,
đó cũng là mục tiêu chiến lược quan trọng mà Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt
Nam quyết tâm biến thành hiện thực. Phát triển bền vững được định nghĩa đầy đủ
trong Báo cáo Brundtland của Uỷ ban Thế giới về Môi trường và Phát triển. Định
nghĩa đơn giản về phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu
hiện tại của xã hội đồng thời bảo tồn hệ sinh thái vì những lợi ích lâu dài của các thế
hệ tương lai.[24]
Công việc cải tạo và phục hồi môi trường là một lĩnh vực mới mẻ trong công tác
bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu, vận dụng, ứng dụng các thành
tựu khoa học, các kinh nghiệm đã có trong công tác cải tạo và phục hồi môi trường của
các nước trên thế giới là rất cần thiết để áp dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của
Việt Nam. Trong luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu đánh giá một số giải pháp có
tính tiên tiến, hiệu quả và d áp dụng cho điều kiện nước ta.
1.1.1. Tại Liên Xô cũ
Tại Liên Xô cũ, thử nghiệm đầu tiên về phục hồi đất đai bằng phương pháp
sinh học được thực hiện giữa những năm 40 của Thế kỷ XX ở vùng Đônbat trên các
mỏ khai thác lộ thiên và hầm lò của nước cộng hòa Ucraina. Tại các mỏ khai thác lộ
thiên người ta tiến hành bóc các lớp đất đá màu trước khi tạo tuyến khai thác. Lớp
đất đá màu này được lưu giữ ở bãi thải để sử dụng sau này cho việc phục hồi đất.
Trên các bãi thải của mỏ lộ thiên Zapôrôxki đã tiến hành thử nghiệm trồng các loại
cây có giá trị kinh tế như nho, mận. Đến những năm 70, trồng cây trên các bãi thải
8
mỏ đã được phổ biến. Năm 1977, diện tích trồng cây trên các bãi thải đã lên tới 370
ha tại mỏ Krivôrôxki.
1.1.2. Tại Liên bang Đức

Ở nước Đức, công tác cải tạo, phục hồi môi trường gắn với khai thác than nâu.
Ngoài việc cải tạo, phục hồi môi trường trả lại đất đai cho sản xuất nông nghiệp và
lâm nghiệp, người ta chú ý đến hướng cải tạo, phục hồi môi trường mới tạo nên trên
phần lãnh thổ trước đây đã khai thác thành các khu vực nghỉ dưỡng: các hồ chứa
nước, các công viên cây xanh, sân thể thao…
Ở vùng Buinten, tại những chỗ bằng phẳng trước đây do công tác khai thác mỏ
để lại đã được cải tạo, phục hồi môi trường thành những nơi có cảnh quan phong
phú, hiện đại. Những bãi thải trở thành những đồi gò phủ đầy thảm thực vật; các hồ
lắng trước đây được viền quanh bằng bụi cây và trồng cây thân gỗ trên đó. Phần lớn
đất đai được phủ đầy và chuyển sang mục đích phục vụ nông nghiệp.
Cùng với phương thức truyền thống, trên các khu vực trước đây tiến hành khai
thác mỏ người ta xây dựng các khu nghỉ ngơi cho dân thành phố và nông thôn.
1.1.3. Tại Mỹ
Mỹ là một cường quốc khai thác về khoáng sản, tại đây lần đầu tiên tiến hành
công việc phục hồi đất đai vào năm 1919. Ở một số mỏ lộ thiên thuộc bang Ohio, t
năm 1941 đã bắt đầu công tác cải tạo, phục hồi môi trường dạng giản đơn là san gạt
mặt dốc bãi thải để trồng cây. Phần lớn đất đai được phủ đầy và chuyển sang mục
đích phục vụ nông nghiệp.
Một số các Luật về môi trường đã được ban hành tại cấp quốc gia bao gồm
Luật về chính sách môi trường quốc gia (1969), Luật không khí sạch (1970), Luật
nước sạch (1972), Luật về bảo tồn và khôi phục nguồn tài nguyên (1980). Liên quan
đến hoạt động khai thác khoáng sản, chính phủ liên bang đã thông qua Luật về kiểm
soát và phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản (1977) để kiểm soát các
thiệt hại môi trường t hoạt động khai thác và các hoạt động phục hồi môi trường
trong khai thác. Ngoài ra, chính phủ liên bang còn quy định các hoạt động khai thác
khoáng sản tại các đất trồng rng được kiểm soát bởi tổ chức dịch vụ về rng của
9
Mỹ và hoạt động khai thác trong khu vực đất công cộng được kiểm soát bởi cơ quan
quản lý đất đai.
1.1.4. Tại Vương quốc Anh

T năm 1953 ở nước Anh đã có những quy định về phục hồi đất đai như:
- Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản cần phải bóc lớp đất đá dày 30 cm
và bóc lớp đất dưới lớp trồng cây 85 cm, lưu giữ riêng tại khu vực khác. Sau khi
hoàn thành công tác khai thác, lớp đất trên được sử dụng để hoàn trả lại mặt bằng
các khu vực đã sử dụng cho khai thác, trước đó khu vực này phải được làm sạch đất
đá, sét và bùn.
- Khi tiến hành chuẩn bị cho công tác khai thác người ta tiến hành đổ các lớp đất,
đá hóc sao cho chúng có thể bảo vệ khu vực xung quanh khỏi tiếng ồn và bụi. Trên các
khu vực tiến hành công tác khai thác mỏ cần phải xây dựng các khu rửa xe…
- Các lớp đất đá được bóc lên và đánh đống theo tng tầng khác nhau, theo thứ
tự gối lên nhau. Việc đổ thải như vậy tránh được việc chồng lấp các lớp đất lên
nhau, mất lớp đất màu. Khi kết thúc khai thác, thực hiện san lấp hoàn thổ bằng
chính các lớp đất đá đã bóc theo thứ tự ngược lại. Sau mỗi lớp đất, dùng xe chuyên
dụng đầm nén chặt khu vực san lấp. Sau quá trình san lấp, các hoạt động hoàn
nguyên và tái tạo cảnh quan được thực hiện. Thông thường, biện pháp hoàn nguyên
và tái tạo cảnh quan thường được sử dụng là trồng cây, tạo cảnh quan nhằm các
mục đích xây dựng các công trình công cộng cho cộng đồng.
1.1.5. Tại Brazil
Tại một mỏ quặng đồng có chứa vàng, được khai thác hầm lò với công suất
300.000 tấn/năm, toàn bộ trữ lượng của mỏ đã khai thác hết vào năm 1991 và công
việc hoàn thổ được tiến hành ngay sau đó. Do đây là một mỏ khai thác hầm lò nên
công tác hoàn thổ chỉ tập trung vào hồ thải quặng đuôi, bãi thải đất đá (có diện tích
bé) và một số công trình công nghiệp. Sau khi phân tích chất lượng đất (chủ yếu là
các kim loại độc hại và khả năng hình thành dòng axit mỏ) của nhà máy, người ta
đã tiến hành phủ lớp đất mặt và tái phủ xanh khu vực. Lớp đất mặt nguyên thuỷ
trước khi khai thác đã được bóc và lưu giữ trong quá tình xây dựng hồ thải quặng
10
đuôi đã được sử dụng để phủ lên trên. Lớp đất mặt này được bổ sung phân hoá học
giàu đạm và sau đó gieo hạt cỏ. Bãi thải đất đá được cải tạo, làm cho ổn định và có
hình dáng phù hợp địa mạo của khu vực, xây dựng hệ thống cống rãnh và phủ lớp

đất màu lên trên mặt rồi tái phủ xanh.
1.1.6. Tại Guinea
Tái sử dụng đất để có thu nhập, bảo vệ môi trường cho cộng đồng Guinea.
Trồng cây hạt điều tại mỏ khai thác cát trước đây đã đem lại thu nhập bền vững cho
những người phụ nữ của một cộng đồng Guinea hẻo lánh, đồng thời cũng bảo vệ
môi trường cho cả đất đai và người dân ở đây.
Cuối năm 2005, Quỹ Alcoa cung cấp vốn cho Hội Phụ nữ để khôi phục 10ha
mỏ cát. Mỏ cát được khai thác để lấy cát xây nhà và các công trình xây dựng khác.
Khai thác mỏ đã phá huỷ rng ở đây và gây ra sự xói mòn đất, khai thác lộ thiên
cũng rất nguy hiểm cho cả người lẫn súc vật. Nhiều tai nạn và tử vong đã xảy ra bởi
những hố, rãnh khai thác này.
Trồng cây không chỉ khôi phục hệ thực vật và bảo vệ môi trường mà còn đem
lại thu nhập bền vững t việc bán hạt điều. Phụ nữ của cộng đồng ở Bintimodia chịu
trách nhiệm chăm sóc cây và thu hoạch hạt mỗi năm. Thu nhập được phân phối cho
các thành viên tham gia.
1.1.7. Tại Úc
Công ty Alcoa tiếp tục giữ vai trò đi đầu về phục hồi đất ở Úc. Alcoa được coi
là công ty đi đầu trong phục hồi vùng mỏ tại bang Tây Úc và bangVictoria. Tại Tây
Úc, Alcoa đã phục hồi 430,2ha đất sau khi khai thác trong năm 2005. Mục tiêu chủ
yếu của chương trình phục hồi là gây dựng lại hệ sinh thái rng bạch đàn vốn có ở
đây trước khi khai thác mỏ. Một cấu thành cơ bản của mục tiêu này là phục hồi
100% độ phong phú thực vật của rng bạch đàn.
Khu vực phục hồi lại được kiểm tra sau 15 tháng để so sánh độ phong phú
thực vật với các khu vực không có khai thác gần đó. Kết quả cho thấy đạt được 96%
độ phong phú thực vật trong khu vực khôi phục.
11
Khôi phục hệ động vật là một yếu tố quan trọng khác trong phục hồi hệ sinh
thái. Kiểm tra hệ động vật tại khu vực phục hồi cho thấy 100% loài có vú, 90% loài
chim và 78% loài bò sát đã đến định cư tại khu vực này. Alcoa cũng làm gia tăng
tính đa dạng động vật bằng cách hỗ trợ và tiến hành nghiên cứu trong khu vực này.

T khi bắt đầu khai thác năm 1963, Alcoa đã khôi phục được 12.594ha ở Tây
Úc và thu dọn 15.222ha khác. Trong năm 2005, Alcoa khôi phục được 5,6ha tại
Anglesea. Kiểm tra sau 18 tháng khôi phục thấy độ phong phú thực vật cao hơn so
với khu vực hoang không khai thác gần đấy.
Năm 2005, Chính quyền bang Victoria đã công nhận thành công của chương
trình khôi phục mỏ Anglesea và trao phần thưởng Strzelecki cho thành công phát
triển bền vững này.
1.1.8. Tại Peru
Đóng góp cho chương trình xã hội thông qua Quỹ khai khoáng Anymana.
Tháng 12/2006, Chính phủ Peru và ngành khai khoáng nước này thiết lập một
chương trình đóng góp chung 5 năm, nhằm mục đích tăng cường sự hỗ trợ t các
doanh nghiệp cho các chương trình xã hội ở những vùng nghèo khó nhất bằng hoạt
động khai khoáng.
Công ty Mỏ Antaimina trở thành công ty đầu tiên ký một thoả thuận riêng biệt
với chính quyền. Công ty đóng góp 3% lợi nhuận trước thuế vào Quỹ Khai khoáng
Anymana. Với số tiền đóng góp ban đầu hơn 64 triệu USD, chiếm tới 40% tổng
đóng góp của ngành khai khoáng giúp Quỹ hoạt động.
Công ty Antaimina sản xuất tinh quặng đồng và kẽm bằng công nghệ lộ thiên
ở vùng Andes, tỉnh Huari, vùng Ancash, cách thủ đô Lima khoảng 270 km về phía
Bắc. Tháng 2 - 2007, Antimana lập các uỷ ban đóng ở tỉnh Huaraz để tiếp nhận
thông tin và đưa ra những khuyến nghị liên quan đến các dự án và chương trình
được thực hiện bằng nguồn tiền t Quỹ này. Năm 2007, Quỹ đã hỗ trợ chương trình
y tế và dinh dưỡng nhằm cắt giảm suy dinh dưỡng thường xuyên của trẻ em; chăm
sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; chương trình nâng cao chất lượng Giáo dục và
chương trình nâng cao tay nghề; tăng cường công tác quản lý địa phương và giúp
12
trang bị cho họ thu được những lợi ích t ngành công nghiệp khoáng sản
Peru.[28,29]
1.2. CÁC GIẢI PHÁP CẢI TO, PHỤC HI MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI
THÁC ĐÁ LỘ THIÊN TI VIT NAM

1.2.1. Tình hình khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại
Việt Nam.
Việt Nam là nước đang phát triển, công cuộc “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
đất nước đang đòi hỏi khai thác và sử dụng tài nguyên rất lớn, trong đó có khoáng
sản đá vôi. Việc khai thác đá vôi ở Việt Nam đã đáp ứng một phần phục vụ phát
triển đất nước nhưng cũng đang gây ra rất nhiều vấn đề môi trường nhức nhối như
phá hoại cảnh quan môi trường, ô nhim không khí, nước và đất, tai nạn lao động,
Tình hình cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản ở cấp Trung ương: đến
ngày 01 tháng 7 năm 2011 có 219 giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây
dựng và xi măng, trong đó: đá bazan 4, cát thủy tinh 14, đá granit 23, đá ốp lát 56,
đá phiến hợp 2, đá sét 18, đá silic 1, đá vôi 21, đá vôi xi măng 30, đá sét 3, đôlômit
2, caolin 11, fenspat 6, kaolin – fenspat 1, puzolan 6, sét trắng 5, sét xi măng 16.
Tình hình cấp phép ở cấp tỉnh: đến nay có 3.578 Giấy phép khai thác khoáng
sản làm vật liệu xây dựng thông thường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép còn
hiệu lực và đang hoạt động.
Theo quy định của Pháp luật về khoáng sản việc khai thác phải gắn với bảo vệ
môi trường. Công tác lập, trình phê duyệt hoặc xác nhận Báo cáo đánh giá tác động
môi trường (Báo cáo ĐTM) hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường (BCK); việc thực
hiện nghĩa vụ nộp phí bảo vệ môi trường, ký quỹ cải tạo phụ hồi môi trường trong
khai thác khoáng sản cũng đã được các doanh nghiệp quan tâm thực hiện khá đầy đủ
(hàng năm thu cho ngân sách các địa phương t vài trăm triệu đến hàng chục tỷ
đồng). Một số tỉnh đã đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện khá tốt công tác này (Gia
Lai, Đăk Nông, Sơn La, Hoà Bình, Bắc Giang, Nghệ An, Lạng Sơn, Yên Bái, Hà
Nam, Lào Cai, Đồng Nai, Kiên Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh Hoá,
Phú Thọ, Bình Thuận).
13
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp được địa phương cho phép đã thực hiện công
tác ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản thông qua mức khoán
nộp theo loại khoáng sản hoặc theo giấy phép mà không thực hiện việc lập, trình
phê duyệt dự án cải tạo, phục hồi môi trường nên mức ký quỹ thấp hơn thực tế,

không bảo đảm cho công tác phục hồi môi trường khi kết thúc khai thác (Điện Biên,
Sơn La v.v ). Tại một số địa phương các doanh nghiệp chưa thực hiện việc ký quỹ
do công tác này chưa được tổ chức thực hiện hoặc mới đang triển khai.
1.2.2. Các giải pháp hoàn thổ phục hồi môi trường đang được áp dụng ở các
vùng khai thác khoáng sản ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hoàn thổ phục hồi môi trường vẫn còn là vấn đề mới mẻ cả về cơ
chế chính sách cũng như về công nghệ và giải pháp tổ chức thực hiện. Trước năm
1996, vấn đề hoàn thổ phục hồi môi trường chưa được đặt ra một cách nghiêm túc
đối với các hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam. Nhiều mỏ sau khi kết thúc
khai thác vẫn để lại nguyên trạng đất đá ngổn ngang, ngay cả việc khôi phục lại địa
hình địa mạo cũng không được tiến hành.
T khi Luật Khoáng sản ra đời, vấn đề hoàn thổ phục hồi môi trường được đề
cập nhiều hơn và được xem như một nhiệm vụ bắt buộc đối với các hoạt động khai
thác khoáng sản. Theo đó, mọi tổ chức cá nhân được phép hoạt động khai thác
khoáng sản phải chịu mọi chi phí và thực hiện hoàn thổ phục hồi môi trường sau khi
kết thúc tng giai đoạn hoặc kết thúc toàn bộ hoạt động khai thác khoáng sản. Theo
Luật Bảo vệ môi trường các dự án mới về khai thác và chế biến khoáng sản đều
phải lập báo cáo ĐTM, trong đó phải đề xuất được các giải pháp bảo vệ môi trường
trong quá trình hoạt động của dự án cũng như các giải pháp hoàn thổ phục hồi môi
trường sau khi kết thúc các hoạt động khai thác khoáng sản. Các giải pháp về bảo vệ
môi trường và hoàn thổ phục hồi môi trường, các yêu cầu về kinh phí bảo vệ môi
trường và hoàn thổ phục hồi môi trường phải được xác định trong báo cáo ĐTM, và
tiến hành ký quỹ phục hồi môi trường trước khi được cấp giấy phép khai thác. Tuy
nhiên, chúng ta chưa có được những chế tài cụ thể cho vấn đề này vì vậy kết quả
vẫn còn rất hạn chế.
14
Kết quả điều tra hiện trạng môi trường và hoạt động phục hồi môi trường tại
các vùng khai thác khoáng sản ở Việt Nam cho thấy công tác hoàn thổ phục hồi môi
trường ở các vùng khai thác khoáng sản còn chưa được chú trọng thực hiện đúng
mức, thiếu chế tài cụ thể và thiếu những nghiên cứu để đưa ra được mô hình và quy

trình hoàn thổ thích hợp. Việc triển khai công tác hoàn thổ phục hồi môi trường tại
các cở sở khai thác còn chậm và bị xem nhẹ. Các giải pháp hoàn thổ phục hồi môi
trường được áp dụng tại các vùng khai thác khoáng sản còn rất hạn chế, phần lớn đó
là các giải pháp đơn giản về mặt kỹ thuật và chi phí thấp. Có thể tạm chia các giải
pháp hoàn thổ phục hồi môi trường theo hai nhóm như sau:
1.2.2.1. Nhóm các giải pháp được áp dụng tại các mỏ hoạt động sau khi có Luật
Bảo vệ môi trường và Luật Khoáng sản
Về cơ bản, các mỏ hoạt động sau khi có Luật Bảo vệ môi trường và Luật
Khoáng sản đã chú ý đến việc thực hiện hoàn thổ phục hồi môi trường ở các mức độ
khác nhau, trong đó có nhiều mỏ thực hiện tương đối tốt công tác cải tạo, phục hồi
môi trường.
Đối với các mỏ khai thác lộ thiên các vỉa quặng mỏng với lớp đất đá phủ không
dày đã tiến hành hoàn thổ phục hồi môi trường song song với quá trình khai thác. Đó
là các mỏ khai thác và chế biến quặng inmenit thuộc Hiệp hội Titan Việt Nam như
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Phát triển khoáng sản 4, Tổng công ty
khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh, Công ty khoáng sản thanh niên Cửa Hội, Công ty
khoáng sản Tha Thiên Huế, Công ty Liên doanh Bimal, Công ty khoáng sản Bình
Định…Nhìn chung sau khi trồng cây ở các đơn vị này được chăm sóc trong những
năm đầu và bảo đảm cho cây cối có thể tự phát triển được. Một số khu vực sau khi
cải tạo mặt bằng được xây dựng thành các khu dân cư mới khá khang trang đẹp đẽ và
tiện nghi hoặc xây dựng hồ nuôi tôm giống, khu chăn nuôi lợn siêu nạc (Tổng công ty
khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh).
Đối với các mỏ lớn thân quặng dày, phải khai thác xuống sâu việc hoàn thổ
phục hồi môi trường chỉ có thể tiến hành được sau khi đã khai thác xong (như ở Xí
nghiệp liên doanh đồng Lào Cai, mỏ antimon Mậu Duệ…) nhưng các giải pháp
15
hoàn thổ phục hồi môi trường cũng đã được đề xuất trong các báo cáo đánh giá tác
động môi trường, mặt khác để xin được giấy phép khai thác các doanh nghiệp này
cũng đã tiến hành ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định hiện hành.
1.2.2.2. Nhóm các giải pháp được áp dụng tại các mỏ hoạt động trước khi có

Luật Bảo vệ môi trường và Luật Khoáng sản ra đời
Các mỏ hoạt động vào thời kỳ này không lập kế hoạch tổng thể về công tác cải
tạo, phục hồi môi trường, không phải ký quỹ hoàn thổ phục hồi môi trường. Vì vậy
thực trạng hoàn thổ phục hồi môi trường ở các đơn vị này rất khác nhau. Nhiều mỏ
đã đóng cửa nhưng vẫn chưa thực hiện công tác hoàn thổ phục hồi môi trường, vẫn
chiếm dụng đất và tiếp tục làm suy thoái đất đai. Một số mỏ để lại nguyên hiện
trạng đất đá ngổn ngang, một số mỏ khác có tiến hành hoàn thổ phục hồi môi
trường ở những khu vực thuận lợi với diện tích còn hạn chế. Các giải pháp hoàn thổ
được áp dụng ở các mỏ hoạt động trong thời gian này rất khác nhau, đó là các giải
pháp đơn giản, ít tốn kém như:
- Giải pháp “hoàn thổ tự nhiên”. Đó là các giải pháp đắp đê đập ở các khu vực đã
khai thác xong tạo thành nhiều bậc thang để giữ đất nằm lại trong các con đê này về mùa
mưa nhờ đó các bãi thải và đáy mỏ khai thác dần trở lại bằng phẳng sau đó chỉ cần cải
tạo sơ bộ và sử dụng cho các mục đích khác nhau (như ở Xí nghiệp thiếc Sơn Dương).
- Lựa chọn những khu vực phù hợp, thuận tiện cho việc hoàn thổ như không
cần phải san gạt đất đá hoặc khối lượng đất đá san lấp ít để cải tạo cho phù hợp với
mục tiêu sử dụng đất như:
+ Cải tạo bãi thải đất đá thành nơi xây dựng nhà nghỉ giữa ca cho công nhân,
xây dựng kho chứa vật liệu (ở mỏ thiếc Tĩnh Túc);
+ San gạt, cải tạo các bãi thải đất đá thành các khu vực xây dựng các công
trình phúc lợi, xây dựng trường học, nhà ở (ở Xí nghiệp thiếc Sơn Dương); thành
các khu vực trồng cây công nghiệp (ở Công ty TNHHNN một thành viên kim loại
màu Nghệ Tĩnh).
+ Cải tạo phần hồ thải quặng đuôi đã được thải đầy thành nơi trồng lúa nước
(như ở Công ty TNHHNN một thành viên kim loại màu Nghệ Tĩnh).
16
+ Cải tạo các hố khai thác xong thành ao nuôi cá (ở Xí nghiệp thiếc Sơn
Dương, mỏ pyrit Giáp Lai).
Tuy nhiên việc hoàn thổ ở các khu vực khai thác và chế biến khoáng sản thuộc
các đơn vị hoạt động t trước khi có các luật cũng chỉ mới giới hạn trên một diện

tích hạn chế phần lớn là thuận lợi, ít tốn kém với các giải pháp đơn giản, nhiều nơi
được xem là đã hoàn thổ phục hồi môi trường cũng chỉ mới dng lại ở mức độ cải
tạo sơ bộ địa hình địa mạo.

Hình 1.1. Xây dựng công viên sau khi kết thúc khai thác
tại Mỏ Đá Bửu Long, Đồng Nai
1.2.3. Một số giải pháp phục hồi môi trường trong khai thác lộ thiên đá vôi
Hiện nay ở nước ta đã có một số mỏ đá đã tiến hành cải tạo phục hồi môi
trường trong quá trình khai thác. Tác giả xin giới thiệu một số giải pháp cải tạo,
khôi phục môi trường điển hình.
1.2.3.1. Mỏ đá vôi của Công ty TNHH xi măng Holcim
Các mỏ đá vôi của Công ty TNHH xi măng Holcim Việt Nam nằm trong địa
phận xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Hai mỏ Cây Xoài và Bãi
Voi nằm về phía Đông Bắc khu vực nhà máy với khoảng cách trung bình là 1.500m,
mỏ Khoe Lá nằm về phía Tây Nam khu vực nhà máy với khoảng cách trung bình là
1.200m.
17
Trước khi khai thác, địa hình trong vùng có dạng các núi đá vôi, đỉnh núi có
độ cao tuyệt đối là +186,8m. Các khu đất bằng phẳng ven núi có cao độ +1,0m. Sau
khi kết thúc khai thác, khu vực mỏ Bãi Voi và một phần khu mỏ (Cây Xoài) có cao
độ -100m đều có địa hình là dạng hồ. Riêng khu vực Khoe Lá là dạng rng trên gốc
núi đá vôi ven biển.


Hình 1.2: Mỏ đá vôi của Công ty TNHH xi măng Holcim
(a). Thông số kỹ thuật trong khai thác ảnh hưởng đến địa hình cải tạo phục hồi môi
trường
Do đặc điểm của 3 núi Cây Xoài, Bãi Voi và Khoe Lá là có sườn dốc đứng
(t 40
0

đến 60
0
), không đủ điều kiện để bố trí đường ô tô trên sườn núi, nên lựa
chọn hệ thống khai thác hỗn hợp: Khai thác theo lớp dốc - gạt chuyển, khai thác
theo lớp bằng - xúc chuyển và khai thác theo lớp bằng - vận tải trực tiếp.
Khi khai thác phần sâu của mỏ Bãi Voi - Cây Xoài dùng hệ thống khai thác lớp
nghiêng phục vụ cho thoát nước; khai thác đồng thời trên một số tầng (tối thiểu là 2
tầng). Công nghệ khai thác, áp dụng như phương pháp khấu theo lớp bằng vận tải trực
tiếp được thể hiện qua bảng thông số khai thác tại bảng 1.1.

×