Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Nghiên cứu tác động chính của dự án khai thác đá vôi trắng và đề xuất các giải pháp phục hồi cho các mỏ đá tại xã tân xuân, huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 87 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN TRẦN MẠNH

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN KHAI
THÁC ĐÁ VÔI TRẮNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỤC
HỒI MÔI TRƯỜNG CHO CÁC MỎ ĐÁ TẠI XÃ TÂN
XUÂN, HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN

Ngành
: Khoa học môi trường
Mã số
: 8 44 03 01
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS.Phan Trung Quý
2. TS.Hoàng Hải

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày….. tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Trần Mạnh

i




LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc tới TS.Phan Trung Quý và TS.Hoàng Hải đã tận tình hướng
dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
các thầy cô trong Khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Trong thời gian khảo sát thực địa, tôi xin cảm ơn cán bộ Ủy ban Nhân dân
xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ và người dân thôn Xuân Yên đã ủng hộ, hợp tác tạo
điều kiện cho việc thu thập tài liệu, cũng như lấy mẫu phân tích thuận lợi.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày ... tháng 11 năm 2017
Học viên

Nguyễn Trần Mạnh

ii


MỤC LỤC
HÀ NỘI – 2017......................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii
MỤC LỤC...........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................v
DANH MỤC HÌNH............................................................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................viii
THESIS ABSTRACT............................................................................................x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...............................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.......................................................................2
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI............................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................................3
1.1. TÌNH HÌNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY
DỰNG THÔNG THƯỜNG TẠI VIỆT NAM....................................................3
1.1.1. Hiện trạng tài nguyên khoáng sản Việt Nam.........................................3
1.1.2. Tình hình khai thác khoáng sản tại Việt Nam.......................................4
1.1.3. Hiện trạng ngành khai thác đá..............................................................8
1.2. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ HOA
LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG.......................................................................16
1.2.1. Các tác động đến chất lượng môi trường không khí...........................17
1.2.2. Các tác động đến chất lượng môi trường nước...................................18
1.2.3. Các tác động do chất thải rắn..............................................................18
1.2.4. Các tác động đến cảnh quan khu vực khai thác...................................19
1.2.5. Các tác động đến kinh tế - xã hội của khu vực....................................20
1.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG TRONG
KHAI THÁC ĐÁ.............................................................................................21
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................23
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................................................................23
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................23
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.....................................................................23
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................23

2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu và khảo sát thực địa.............................23
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu tại hiện trường.................................................23
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích các thành phần môi trường..............27
2.3.4. Phương pháp so sánh..........................................................................28

iii


2.3.5. Phương pháp chuyên gia.....................................................................28
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................29
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ
An.................................................................................................................... 29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................29
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội......................................................................33
3.1.3. Hiện trạng môi trường tại khu vực mỏ đá...........................................35
3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC ĐÁ VÔI TRẮNG TẠI XÃ TÂN XUÂN ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHU
VỰC.................................................................................................................51
3.2.1. Các nguồn gây tác động của hoạt động khai thác tại mỏ đá................51
3.2.2. Đánh giá các tác động môi trường......................................................53
3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG CHO CÁC MỎ
ĐÁ TẠI XÃ TÂN XUÂN, HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN...................62
3.3.1. Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật để lựa chọn giải pháp
phục hồi môi trường đã đề xuất....................................................................63
3.3.2. So sánh lựa chọn phương án...............................................................66
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................67
5.1. KẾT LUẬN...............................................................................................67
5.2. NHỮNG TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................69
PHỤ LỤC............................................................................................................ 71

PHỤ LỤC 1.........................................................................................................72
CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG........................72
KHU VỰC XÃ TÂN XUÂN, HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN.................72
PHỤ LỤC 2.........................................................................................................73
HÌNH ẢNH PHỐI CẢNH 3D CỦA PHƯƠNG ÁN PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
ĐỀ XUẤT KHI MỎ DỪNG HOẠT ĐỘNG.......................................................73
............................................................................................................................74
............................................................................................................................75
............................................................................................................................76

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu......................................................................................26
Bảng 2.2. Phương pháp lấy mẫu, phân tích.........................................................27
Bảng 3.1. Khối lượng khai thác của mỏ..............................................................35
Bảng 3.2.Tổng hợp trang thiết bị, máy móc........................................................42
Bảng 3.3. Tiêu thụ nhiên liệu, năng lượng của mỏ năm 2016..............................42
Bảng 3.4. Kết quả phân tích các thông số môi trường không khí tại mỏ khai thác
đá xã Tân Xuân (trong mùa mưa 2016)...............................................................43
Bảng 3.5. Kết quả phân tích các thông số môi trường không khí tại mỏ khai thác
đá xã Tân Xuân (trong mùa khô 2016)................................................................43
Bảng 3.6. Kết quả phân tích các thông số môi trường không khí tại khu dân cư xã
Tân Xuân, gần khu vực mỏ (trong mùa mưa 2016).............................................44
Bảng 3.7. Kết quả phân tích các thông số môi trường không khí tại khu dân cư xã
Tân Xuân, gần khu vực mỏ (trong mùa khô 2016)..............................................44
Bảng 3.8. Kết quả phân tích nước mặt tại khu vực nghiên cứu (trong mùa mưa,
2016)................................................................................................................... 46
Bảng 3.9. Kết quả phân tích nước mặt tại khu vực nghiên cứu mỏ khai thác đá xã

Tân Xuân (trong mùa khô 2016).........................................................................46
Bảng 3.10. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại khu vực nghiên cứu (trong
mùa mưa 2016)....................................................................................................48
Bảng 3.11. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại khu vực nghiên cứu (trong
mùa khô 2016).....................................................................................................49
Bảng 3.12. Kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực nghiên cứu (trong mùa
mưa 2016)...........................................................................................................50
Bảng 3.13. Kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực nghiên cứu (trong mùa
khô 2016))...........................................................................................................51
Bảng 3.14. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải.................................51
Bảng 3.15. Dự báo lượng bụi phát sinh trong quá trình khai thác mỏ.................53
Bảng 3.16. Nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động khoan, nổ mìn...........................53
Bảng 3.17. Ước tính thải lượng ô nhiễm của các hoạt động khai thác mỏ đá......54
Bảng 3.18. Tải lượng chất ô nhiễm không khí của xe tải vận chuyển nội mỏ.....55
Bảng 3.19. Tải lượng chất ô nhiễm không khí của hoạt động vận chuyển ngoài
mỏ.......................................................................................................................55
Bảng 3.20. Tải lượng bụi sinh ra do hoạt động bốc xúc......................................56
Bảng 3.21. Tải lượng bụi sinh ra do hoạt động tại xưởng sơ chế.........................57
Bảng 3.22. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.......................59
Bảng 3.23. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.........................59

v


vi


DANH MỤC HÌNH

vii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTN&MT
BVMT

Bộ Tài Nguyên và Môi trường
Bảo vệ môi trường

CNH - HĐH
CP
CTCP

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Chính phủ
Công ty cổ phần

KK
KT - XH

NM
NT
QCVN
TC
TCCP

Không khí
Kinh tế - xã hội
Nghị định
Nước mặt

Nước thải
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn cho phép

TCVSLĐ
TN&MT
TTCN
UBND

Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
Tài nguyên và Môi trường
Tiểu thủ công nghiệp
Ủy ban nhân dân

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

viii


Tên tác giả: Nguyễn Trần Mạnh
Tên Luận văn: Nghiên cứu các tác động chính của dự án khai thác đá vôi trắng
và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường cho các mỏ đá tại xã Tân Xuân, huyện
Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 8 44 03 01
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đề tài "Nghiên cứu các tác động chính của dự án khai thác đá vôi trắng và đề
xuất giải pháp phục hồi môi trường cho các mỏ đá tại xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ,
tỉnh Nghệ An" được tiến hành nhằm mục đích: Xác định và đánh giá các tác động

chính đến môi trường của mỏ khai thác đá vôi trắng tại xã Tân Xuân, huyện Tân
Kỳ, tỉnh Nghệ An đến môi trường tự nhiên và xã hội của khu vực xung quanh khu
vực mỏ. Từ đó, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường và phục hồi môi trường
phù hợp, hiệu quả nhằm trả lại cảnh quan, môi trường của khu vực.
Kết quả đã nghiên cứu xác định và đánh giá được những tác động chính của
hoạt động khai thác đá lộ thiên đến môi trường trong và lân cận khu vực khai
thác mỏ. Trong đó, yếu tố gây tác động lớn nhất đến môi trường được xác định là
bụi phát sinh từ các hoạt động khai thác mỏ (khoan đá, nổ mìn, vận chuyển...),
yếu tố tác động thứ hai là tiếng ồn từ các phương tiện khai thác công suất lớn.
Ngoài ra, còn có các tác động đến cảnh quan, môi trường sinh thái của khu vực
mỏ sau khi kết thúc khai thác.
Từ các tác động chính đã nhận diện, luận văn đã đề xuất các giải pháp giảm
thiểu phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường. Bên
cạnh đó, các biện pháp cải tạo và môi trường cho mỏ sau khi kết thúc khai thác
được đề xuất nhằm phục hồi cảnh quan, hạn chế được các vấn đề xã hội do hoạt
động khai thác để lại.

ix


THESIS ABSTRACT
MSc student: Nguyen Tran Manh
Thesis title: Study on the main impacts of the white limestone mining project and
proposed environmental rehabilitation measures for quarries in Tan Xuan
Commune, Tan Ky District, Nghe An Province.
Major: Environment
Code: 8 44 03 01
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
The Subject "Study on the main impacts of the white limestone mining
project and proposed solutions for environmental restoration for quarries in Tan

Xuan Commune, Tan Ky District, Nghe An Province" was conducted in order to:
Identify and evaluate the major environmental impacts of white limestone mining
in Tan Xuan Commune, Tan Ky District, Nghe An Province, on the natural and
social environment of the area around the mine site; eventually, to propose
suitable and effective environmental protection and restoration solutions to
restore the landscape and the environment of the area.
The results have been used to identify and assess the major impacts of
open-pit mining on the environment in and around the mining area. In particular,
the most significant factor which influences on the environment is identified as
dust arising from mining activities (rock drilling, blasting, transportation, etc.).
The second most important factor is noise from the high-capacity vehicles. In
addition, the mining activity also has impacts on the landscape and ecological
environment of the mine area after the exploitation.
Based on the identified key impacts, the thesis proposes appropriate
mitigation measures to minimize the negative effects on the environment.
Moreover, rehabilitation and environmental measures for the mine after the end
of mining are proposed to restore the landscape, limiting the social problems
caused by mining activities.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay trên cả nước có nhiều cơ sở khai thác đá vôi trắng tập trung ở các tỉnh Yên Bái,
Bắc Kạn, Nghệ An, Hà Nam….với quy mô khai thác lớn và rất nhiều các điểm khai thác đá vôi
với quy mô nhỏ đang hoạt động. Đá vôi trắng ở nước ta chủ yếu được khai thác để phục vụ
cho làm đá ốp lát, sản xuất bột đá mịn và siêu mịn.
Nghệ An là một tỉnh giàu tiềm năng khoáng sản, các khoáng sản chủ yếu gồm đá vôi trắng,
thiếc, mangan, đá quý, vàng… Trong đó đá vôi trắng là loại khoáng sản có trữ lượng lớn, phân bố

chủ yếu tại địa bàn huyện Quỳ Hợp và Tân Kỳ. Đá ở đây có chất lượng tốt đáp ứng được yêu cầu
sản xuất đá ốp lát và là một trong những khoáng chất công nghiệp quan trọng dùng trong các lĩnh
vực mỹ phẩm, sơn, nhựa, giấy… Hiện tại, nguồn tài nguyên này đang được một số doanh nghiệp
khai thác và chế biến cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Đá vôi trắng là nguyên liệu chủ yếu được sử dụng để sản xuất đá ốp lát và sản xuất bột
đá mịn và siêu mịn. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã và đang trở thành ngành
kinh tế quan trọng của đất nước. Thông thường khi khai thác đá phải bóc tách lớp phủ thực
vật của núi đá, xây dựng đường và mặt bằng sân công nghiệp… Do vậy sẽ tạo nên đất đá thải
trong khai thác, gây tác động đến ô nhiễm môi trường, làm thay đổi điều kiện địa hình và
cảnh quan, đặc biệt là tàn phá các hệ sinh thái khu vực khai thác, tai nạn lao động…Trong quá
trình khai thác mỏ đá hoa khu vực cũng như các mỏ khác - là một ngành công nghiệp có nhu
cầu sử dụng diện tích đất rất lớn, bao gồm cả tài nguyên trong lòng đất, trên bề mặt và có liên
quan đến nhiều ngành công nghiệp khác nhau như xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng,
giao thông vận tải, cơ khí sửa chữa, cung cấp điện, cấp thoát nước và các công trình dịch vụ
khác. Do đó nó tác động đến nhiều yếu tố môi trường, ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến sự
sống của con người quanh khu mỏ, thậm chí còn ảnh hưởng đến cộng đồng cả một vùng rộng
lớn hơn thế nữa.
Khai thác đá vôi trắng tại xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An thuộc khai thác quy
mô công nghiệp, loại hình khai thác lộ thiên, tác động môi trường lớn nhất là làm thay đổi
cảnh quan và môi trường tự nhiên, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân khu vực. Do vậy,
việc đánh giá các tác động chính để từ đó đề xuất các biện pháp phục hồi môi trường trong
quá trình khai thác là công việc rất quan trọng. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các tác
đông chinh cua dư án khai thác đá vôi trăng va đê xuât giai pháp phuc hôi môi trương cho
các mỏ đá tại xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An”.
Luận văn này tập trung khảo sát hiện trạng môi trường khu vực mỏ khai thác đá vôi
trắng, đánh giá các tác động của việc khai thác đá vôi trắng, tại xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ đến

1



môi trường xung quanh khu vực. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm phục hồi môi trường cho các
mỏ đá tại xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.

1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Xác định và đánh giá các tác động chính đến môi trường của mỏ khai thác
đá vôi trắng tại xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An đến môi trường tự nhiên
và xã hội của khu vực xung quanh khu vực mỏ;
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường và phục hồi môi trường phù hợp,
hiệu quả nhằm trả lại cảnh quan, môi trường của khu vực.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Điều tra, khảo sát và nghiên cứu các nguồn gây tác động chính từ hoạt động
khai thác đá vôi trắng tới chất lượng môi trường khu vực;
- Lấy mẫu môi trường không khí, nước thải và nước mặt, phân tích thành
phần ô nhiễm để làm căn cứ đánh giá chất lượng môi trường tại khu vực khai thác
đá vôi trắng tại xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
- Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường dựa theo các tiêu chuẩn, quy
chuẩn Việt Nam hiện hành đã được Bộ TN&MT thông qua.
- Đề xuất các phương án phục hồi môi trường phù hợp khu vực mỏ khai thác
đá vôi trắng tại xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY
DỰNG THÔNG THƯỜNG TẠI VIỆT NAM
1.1.1. Hiện trạng tài nguyên khoáng sản Việt Nam
Tài nguyên khoáng sản nước ta đa dạng về loại hình với khoảng 80 loại
khoáng sản khác nhau và có tất cả hơn 3.000 mỏ lớn nhỏ ở cả nước
(, 2015). Nhưng tất cả khoáng sản có thể được

gộp làm 3 nhóm chính sau đây:
• Nhóm khoáng sản phi kim gồm:
+ Apatit: cả nước chỉ có một mỏ ở Cam Đường (Lào Cai);
+ Cát thuỷ tinh: có nhiều ở Vân Hải (Hải Phòng), ven biển Quảng Bình,
Nam Ô (Quảng Nam) và đặc biệt có trữ lượng cát rất lớn ở ven biển Ninh Thuận
và Bình Thuận.
+ Đá vôi: rất phong phú ở trung du miền núi phía Bắc kéo dài qua Ninh
Bình, Thanh Hoá vào tận Quảng Bình nổi tiếng với núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng
Bình). Ở miền Nam rất hiếm đá vôi và chỉ có trữ lượng đá vôi lớn ở khu vực Hà
Tiên.
+ Đá quý (Rubi, Saphia) có nhiều ở Yên Bái và Quỳ Châu, Quỳ Hợp (Nghệ
An).
+ Ngoài các khoáng sản nêu trên nước ta còn nhiều loại khoáng sản khác
khá phong phú như đất sét, cao lanh, cát đen, cát vàng, đá ốp lát..
• Nhóm khoáng sản kim loại gồm:
+ Quặng sắt: mỏ Trại Cau, Linh Nham (Thái Nguyên), Tòng Bá (Hà
Giang), Bảo Hà (Lào Cai), Yên Bái (ven sông Hồng) và đặc biệt có mỏ sắt lớn
nhất cả nước là Thạch Khê (Hà Tĩnh).
+ Mỏ Mangan: ta có mỏ lớn nhất cả nước ở Trùng Khánh (Cao Bằng).
+ Mỏ Crôm duy nhất cả nước ở Cổ Định (Thanh Hoá).
+ Mỏ Titan có nhiều ở ven biển Quảng Ninh và đặc biệt có nhiều ở dọc ven
biển các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng - Bình Thuận.
+ Mỏ Bôxit: có nhiều ở dọc biên giới giữa Lạng Sơn và Cao Bằng với TQ
và mới phát hiện dưới lòng đất Lâm Đồng có trữ lượng bôxit khá lớn.
+ Thiếc: có nhiều ở Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang), Quỳ
3


Hợp (Nghệ An).
+ Mỏ Chì - Kẽm: có nhiều ở chợ Đồn, chợ Điền, tỉnh Bắc Cạn.

+ Mỏ Đồng: ta có mỏ đồng lẫn chì ở Sơn La và mỏ đồng lẫn vàng ở Lào
Cai.
+ Mỏ Vàng: ta có mỏ vàng trữ lượng khá lớn ở Bồng Miêu (Quảng Nam)
còn vàng sa khoáng có ở nhiều nơi.
• Nhóm khoáng sản nhiên liệu - năng lượng gồm:
+ Than đá: ta có bể than Đông Bắc Quảng Ninh là lớn nhất cả nước với trữ
lượng khoảng 3,5 tỉ tấn điển hình với nhiều mỏ như Hà Tu, Hà Lầm, Đèo Nai,
Cọc Sáu…ở miền Trung ta có mỏ than đá Nông Sơn (Quảng Nam) trữ lượng
khoảng 10 triệu tấn.
+ Than nâu: ta có mỏ than nâu khá lớn trữ lượng hàng trăm triệu tấn là Na
Dương (Lạng Sơn). Mới phát hiện dưới lòng đất ĐBSH có trữ lượng than nâu
hàng trăm triệu tấn (980 triệu tấn) nhưng than nâu nằm sâu dưới lòng đất từ
300 - 1000m.
+ Than mỡ: ta chỉ có một mỏ than mỡ duy nhất ở làng Cẩm, Phấn Mễ (Thái
Nguyên).
+ Than bùn: có ở nhiều nơi nhưng nhiều nhất là ở rừng U Minh (Cà Mau).
+ Dầu mỏ và khí đốt: Nước ta đã phát hiện có 5 bể trầm tích có chứa dầu
mỏ và khí đốt là:
- Bể trầm tích phía Đông ĐBSH đã phát hiện có nhiều mỏ khí đốt nằm dọc
ven biển Thái Bình trong đó nổi tiếng là mỏ khí đốt Tiền Hải.
- Bể trầm tích phía Đông Quảng Nam - Đà Nẵng đã phát hiện có trữ lượng
dầu mỏ khí đốt khá lớn nhưng chưa khai thác. Nhưng hiện nay ta đang xây dựng
nhà máy lọc dầu Dung Quất số 1 để đón trước sự khai thác dầu khí ở vùng này.
- Bể trầm tích phía Nam Côn Đảo đã phát hiện nhiều dầu mỏ và khí đốt trữ
lượng lớn nổi tiếng như Bạch Hổ, Đại Hùng, Mỏ Rồng…và đặc biệt mới tìm thấy
2 mỏ khí đốt lớn là Lan Tây, Lan Đỏ.
- Bể trầm tích vùng trũng Cửu Long có trữ lượng dầu khí lớn nhưng rất khó
khai thác vì các mỏ này nằm ở vùng nước sâu.
- Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai đã tìm thấy nhiều mỏ dầu khí có trữ lượng
khá lớn như Rạng Đông, Chiến Thắng, Hữu Nghị…nhưng chưa khai thác.

1.1.2. Tình hình khai thác khoáng sản tại Việt Nam
Tính riêng, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản tháng
4


9/2016 ước đạt 1,07 tỷ USD, tăng 16% so với tháng 8 và tăng 47,5% so với cùng
kỳ năm 2015. Trừ than đá, các mặt hàng khác trong nhóm đều tiếp tục gặp thuận
lợi về giá xuất khẩu (Tổng Cục Thống kê, 2016).
Lượng xuất khẩu của các mặt hàng cũng tăng so với tháng trước khiến cho
kim ngạch xuất khẩu tháng 9 tăng 16% so với tháng 8. Tính chung 9 tháng đầu
năm, kim ngạch xuất khẩu của cả nhóm tăng 4,8% so với cùng kỳ, trong đó dầu
thô tăng 14,7%, quặng và khoáng sản khác tăng 2,5%, hai mặt hàng còn lại là
than đá giảm 27% và xăng dầu giảm 5%.
1.1.2.1. Hiện trạng khai thác khoáng sản tại Việt Nam qua từng giai đoạn
Từ khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng, công tác điều tra địa chất và tìm
kiếm thăm dò khoáng sản mới được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ Việt
Nam. Trong công tác điều tra cơ bản, bằng việc lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ
lệ 1/50.000, đã phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng lớn. Kết quả
của công tác điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy, Việt Nam có tiềm năng
khoáng sản khá phong phú, đa dạng. Nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn như
bôxit, quặng sắt, đất hiếm, apatít,… chủng loại khoáng sản đa dạng.
1.1.2.2. Hiện trạng khai thác và chế biến một số khoáng sản kim loại chính
a. Quặng sắt
Ở Việt Nam hiện nay đã phát hiện và khoanh định được trên 216 vị trí có
quặng sắt, có 13 mỏ trữ lượng trên 2 triệu tấn, phân bố không đều, tập trung chủ
yếu ở vùng núi phía Bắc. Trong tất cả các mỏ quặng sắt của Việt Nam, đáng chú
ý nhất là có hai mỏ lớn đó là mỏ sắt Quý Xa ở Lào Cai và mỏ sắt Thạch Khê ở
Hà Tĩnh. Hàng năm, số lượng quặng sắt khai thác và chế biến ở Việt Nam đạt từ
300.000 – 450.000 tấn. Công suất khai thác của mỏ hiện nay là thấp hơn rất
nhiều so với công suất thiết kế được phê duyệt. Công nghệ và thiết bị khai thác,

chế biến ở mức trung bình, một số thiết bị khai thác cũ và lạc hậu, nên công suất
bị hạn chế và không đảm bảo khai thác hết công suất theo các dự án được phê
duyệt. Các mỏ cấp giấy phép tận thu không có thiết kế khai thác, hoặc có nhưng
khi khai thác không theo thiết kế (Tập đoàn khoáng sản Hamico, 2016).
Vì chạy theo lợi nhuận trước mắt, các doanh nghiệp khai thác tận thu đã
làm tổn thất tài nguyên (không thu được quặng cám cỡ hạt từ 0-8mm) và môi
trường bị ảnh hưởng. Năng lực khai thác quặng sắt hiện nay có thể đáp ứng sản
lượng là 500.000 tấn/năm. Thị trường quặng sắt hiện nay: 80% sử dụng trong
5


nước, chủ yếu là để luyện thép, còn 20% xuất khẩu
b. Bô xít
Nước ta có tiềm năng rất lớn về quặng bôxít với tổng trữ lượng và tài
nguyên dự báo đạt khoảng 5,5 tỷ tấn, phân bố chủ yếu ở tỉnh Đắc Nông, Lâm
Đồng, Gia Lai, Bình Phước,…Nhìn chung, nước ta có trữ lượng tài nguyên bôxít
lớn, chất lượng tương đối tốt, phân bố tập trung, điều kiện khai thác thuận lợi.
Mặt khác, thị trường cung – cầu sản phẩm alumin trên thị trường thế giới hiện
nay rất thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp nhôm ở nước ta. Bên cạnh
nước ta là Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu rất lớn về alumin, hàng năm khoảng
5-6 triệu tấn alumin. Do vậy, cần phải khai thác và chế biến sâu bôxít, điện phân
nhôm để phát triển ngành công nghiệp nhôm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước (Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam, 2016).
c. Quặng titan
Theo kết quả điều tra, thăm dò địa chất, cho tới nay đã phát hiện 59 mỏ và
điểm quặng titan, trong đó có 6 mỏ lớn có trữ lượng từ 1 đến 5 triệu tấn, 8 mỏ
trung bình có trữ lượng > 100.000 tấn và 45 mỏ nhỏ và điểm quặng.
Xét về tổng thể, quặng titan Việt Nam không nhiều, nhưng đủ điều kiện để
phát triển ngành titan đồng bộ từ khâu khai thác và chế biến sâu với quy mô công
nghiệp không lớn, đáp ứng nhu cầu trong nước, thay nhập khẩu, có hiệu quả hơn

nhiều so với xuất khẩu quặng tinh và nhập khẩu pigment, ilmenhit hoàn nguyên
và zircon mịn ngay trước mắt và lâu dài cho các ngành công nghiệp.
Do thuận lợi về mặt tài nguyên, công nghệ và thiết bị đơn giản và có thể tự
chế tạo trong nước, vốn đầu tư không lớn, có thị trường, lợi nhuận cao cho nên
khai thác, chế biến và xuất khẩu quặng titan Việt Nam đang phát triển. Ngành
Titan hoạt động với giá trị xuất khẩu quặng tinh titan 20-30 triệu USD/năm, có
hiệu quả kinh tế đáng kể, đặc biệt có ý nghĩa kinh tế xã hội với nhiều địa phương
suốt dọc ven biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do quản lý không chặt chẽ, và lợi
dụng hình thức “khai thác tận thu” đơn vị khai thác và chế biến quặng titan, chỉ
đầu tư nửa vời, tách được ilmenhít, phần còn lại giàu zircon rutin và momazít
được bán ra nước ngoài ở dạng thô, trong đó có cả các đơn vị không đủ khả năng,
năng lực chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, khai thác bừa bãi bất hợp pháp,
“nhảy cóc” gây lãng phí tài nguyên, gây tác động xấu đến môi trường, gây tình
trạng tranh chấp trong sản xuất và thị trường. Chế biến quặng tinh và nghiền mịn
6


zircon mới được thực hiện ở số ít doanh nghiệp khai thác và chế biến quặng titan.
Tóm lại, có thể đánh giá hiện trạng công nghệ khai thác và tuyển quặng
titan ở Việt Nam như sau:
- Tài nguyên trữ lượng quặng titan – zircon của Việt Nam không nhiều,
chiếm khoảng 0,5% của thế giới;
- Ngành Titan Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn được công nghệ khai thác và
tuyển quặng titan, các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật đạt mức tiên tiến của khu vực và
thế giới, thu được các quặng tinh riêng rẽ, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu;
- Thiết bị cho công nghệ tuyển và phụ trợ hoàn toàn có thể sản xuất trong
nước với chất lượng khá tốt và giá thành rất cạnh tranh về thiết bị khai thác chỉ
nhập thiết bị xúc bốc như máy đào, gạt, ôtô vận tải. Tuy nhiên, hiện nay nước ta
chưa có công nghệ chế biến sâu quặng titan;

- Ngành Titan phát triển thiếu quy hoạch, mất cân đối, chưa có công nghệ
chế biến sâu, hiện nay đang phải xuất quặng tinh, nhưng đang phải nhập khẩu các
chế phẩm từ quặng titan cho nhu cầu trong nước với mức độ tăng.
d. Quặng thiếc
Ở nước ta, thiếc được khai thác sớm nhất tại vùng Pia Oắc – Cao Bằng
khoảng cuối thế kỷ XVIII. Đến 1945, người Pháp đã khai thác khoảng 32.500 tấn
tinh quặng SnO2. Sau hoà bình lập lại, mỏ thiếc Tĩnh Túc Cao Bằng được Liên
Xô (cũ) thiết kế và trang bị bắt đầu hoạt động từ 1954. Đây cũng là mỏ thiếc lớn
đầu tiên khai thác, chế biến có quy mô công nghiệp. Công nghệ khai thác ở các
mỏ quy mô công nghiệp chủ yếu là khai thác bằng ôtô, máy xúc, tuyển trọng lực,
tuyển từ, tuyển điện và công nghệ luyện kim bằng lò phản xạ, lò điện hồ quang.
(Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam, 2016)
Hiện nay, công nghệ luyện thiếc bằng lò điện hồ quang do Viện Nghiên cứu
Mỏ và Luyện kim nghiên cứu thành công và chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất
đã đạt được những chỉ tiêu KT-KT tiên tiến. Bằng việc nghiên cứu ứng dụng điện
phân thiếc đạt thiếc thương phẩm loại I: 99,95%; Viện Nghiên cứu Mỏ và Luyện
kim và Công ty luyện kim mầu Thái Nguyên đã xây dựng các xưởng điện phân
thiếc với công suất: 500-600tấn/xưởng năm. Hiện nay, có ba xưởng điện phân
thiếc thương phẩm loại I xuất khẩu với tổng công suất là 1.500tấn/năm1.800tấn/năm.

7


e. Quặng kẽm chì
Các mỏ kẽm chì ở nước ta đã được phát hiện và khai thác, chế biến từ hàng
trăm năm nay.
Hiện nay, Công ty Kim loại mầu Thái Nguyên đã xây dựng xong nhà máy
điện phân kẽm kim loại tại khu Công nghiệp Sông Công Thái Nguyên với công
nghệ, thiết bị của Trung Quốc công suất kẽm điện phân là: 10.000tấn/năm. Trên
cơ sở nắm chắc tài nguyên, và kết quả thăm dò trong các năm 2008-2010, Tổng

công ty KSVN sẽ tiến hành đầu tư khai thác và tuyển các mỏ kẽm – chì Nông
Tiến – Tràng Đà, Thượng ấn, Cúc Đường, Ba Bồ,… với quy mô công suất tuyển
từ 40.000-60.000 tấn quặng nguyên khai/năm. Từ nguồn nguyên liệu là tinh
quặng tuyển nổi và bột kẽm từ 50.000-100.000 tấn quặng nguyên khai/năm, sẽ
tiến hành xây dựng hai nhà máy điện phân kẽm tại Tuyên Quang và Bắc Cạn với
công suất mỗi nhà máy khoảng 20.000 tấn kẽm/năm. Xây dựng một nhà máy
luyện chì và tách bạc với công suất 10.000 tấn chì thỏi và 15.000 kg bạc/năm.
Các nhà máy điện phân kẽm và luyện chì dự kiến sẽ xây dựng trong giai đoạn
2008-2015. Như vậy, nếu tài nguyên cho phép sau khi đã thăm dò nâng cấp trữ
lượng, thì dự kiến đến năm 2010, sản lượng kẽm thỏi sẽ đạt 20.000-30.000
tấn/năm và khoảng 10.000 tấn chì thỏi/năm, đưa tổng thu nhập lên 35 triệu
USD/năm. (Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam, 2016)
1.1.3. Hiện trạng ngành khai thác đá
1.1.3.1. Đặc điểm phân bố
Kết quả khảo sát, tìm kiếm, thăm dò đá xây dựng cho thấy
- Đá macma: phân bố ở miền Bắc, chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, giao thông
vận tải không thuận tiện, không thuận lợi cho việc khai thác sử dụng.
- Đá trầm tích: chủ yếu là đá vôi có nhiều nhất ở miền Bắc, chất lượng tốt,
phần lớn lộ thiên, lớp phủ mỏng, gần các trục giao thông và trung tâm kinh tế của
địa phương, điều kiện khai thác thuận lợi bằng phương pháp lộ thiên, có thể tổ
chức khai thác quy mô lớn.
- Đá biến chất: phần lớn phân bố ở vùng cao phía Bắc và miền Trung, địa
hình phức tạp, giao thông và cơ sở hạ tầng không thuận lợi cho việc khai thác.
1.1.3.2. Trữ lượng
Theo số liệu đã được khai thác, điều tra thăm dò, trữ lượng đá xây dựng ở
nước ta như sau:
8


- Đá xây dựng có nguồn gốc macma (cấp A+B+C1+C2+P) ước tính khoảng

34,3 tỷ m3 bao gồm:
+ Đá granit có trữ lượng 31 tỷ m3;
+ Đá diorit có trữ lượng 1 tỷ m3;
+ Đá ryorit có trữ lượng 1,0 tỷ m3;
+ Đá bazan có trữ lượng 1,1 tỷ m3;
+ Đá anderit có trữ lượng 0,2 tỷ m3;
- Trữ lượng đá xây dựng có nguồn gốc trầm tích (cấp B+C1+C2) ước tính
khoảng 5 tỷ m3 bao gồm:
+ Đá vôi có trữ lượng 4,2 tỷ m3;
+ Cát kết, cuội kết có trữ lượng 0,7 tỷ m3;
+ Laterit có trữ lượng 0,1 tỷ m3;
- Trữ lượng đá xây dựng có nguồn gốc biến chất (cấp C1+ P) ước tính
khoảng 895 tỷ m3 bao gồm:
+ Đá hoa có trữ lượng 390 triệu m3;
+ Quaczit có trữ lượng 367 triệu m3;
+ Silic có trữ lượng 138 triệu m3.
- Trữ lượng đá xây dựng ở nước ta rất lớn, đủ khả năng thoả mãn mọi nhu
cầu xây dựng trong nước, riêng các mỏ đá được tìm kiếm, khảo sát thăm dò làm
đá xây dựng ước tính trên 42 tỷ m3 (cấp A+B+C1+C2+P) trong đó:
+ Cấp A có trữ lượng trên 1 triệu m3;
+ Cấp B có trữ lượng trên 22 triệu m3;
+ Cấp C1 có trữ lượng trên 245 triệu m3;
+ Cấp C2 có trữ lượng trên 517 triệu m3;
+ Cấp P có trữ lượng trên 42.000 triệu m3.
Tính từ cấp A+B+C1 trữ lượng khoảng 270 triệu m 3, điều đó chứng tỏ các
mỏ khảo sát thăm dò tỷ mỉ còn quá ít (0,06%), mức độ nghiên cứu quá thấp vì
vậy việc thăm dò địa chất nhằm đánh giá chính xác trữ lượng, chất lượng đá xây
dựng nhằm giảm đến mức thấp nhất hệ số rủi ro trong khai thác là rất cần thiết.

9



1.1.3.3. Hiện trạng công nghệ khai thác và chế biến đá
Hiện trạng công nghệ khai thác và chế biến đá xây dựng hiện nay rất khác
nhau, từ thô sơ đến hiện đại, từ thủ công đến cơ giới hoá. Hiện trạng công nghệ
khai thác và chế biến đá được thể hiện qua quy mô sản xuất, công nghệ, dây
chuyền thiết bị sản xuất và các đặc trưng cơ bản của nguồn nguyên liệu nước ta.
Về quy mô sản xuất có thể chia làm 4 loại;
- Quy mô nhỏ 30- 50.000 m3 SP/năm, đây là quy mô phổ biến của sản xuất
tư nhân và các địa phương với công nghệ thô sơ.
- Loại xí nghiệp quy mô ≤ 100.000 m3/năm;
- Quy mô 100.000 - 200.000 m3/năm;
- Quy mô ≥ 200.000 m3/năm;
Hiện nay ở các cơ sở sản xuất đá xây dựng ở Việt Nam đang tồn tại các dây
chuyền thiết bị sàng nghiền đá công suất từ 50.000- 500.000 m 3/năm (các cơ sở
nhỏ lẻ có công suất dưới 50.000 m 3/năm thường dùng các thiết bị sản xuất trong
nước và của Trung Quốc) của một số nước như Nga (các hệ máy CM 739- 740,
CMD 186- 187 công suất 50.000 m3/năm, PDSU 90, PDSU 200 công suất
50.000- 200.000 m3/năm), Nhật Bản, Hàn Quốc (công suất 200.000 m 3/năm,
Phần Lan (thiết bị hãng Nordberg công suất 250.000- 300.000m 3/năm) Mỹ (thiết
bị hãng Allis công suất 500.000 m3/năm), Anh (thiết bị hãng Parker công suất
500.000 m3/năm)… ứng với mỗi quy mô sản xuất và công suất mỏ, mức độ cơ
giới hoá cũng được nâng lên (Báo cáo tổng hợp hội nghị khoa học mỏ toàn quốc
lần thứ 23, 12/2012).
+ Với quy mô nhỏ, công suất ≤ 50.000 m 3/năm, mức độ cơ giới hoá và đồng
bộ còn thấp, sử dụng nhiều lao động thủ công.
+ Với quy mô vừa, công suất 100.000 - 200.000 m3/năm, việc dùng lao
động thủ công giảm đi, nhưng vẫn tồn tại một số khâu lao động thủ công kết hợp
như nêu ở trên.
+ Với quy mô công suất > 200.000 m 3/năm, mức độ cơ giới hoá và tính

đồng bộ cao, không còn lao động thủ công trong dây chuyền trừ vệ sinh công
nghiệp hay duy tu bảo dưỡng hệ thống đường vận tải. Có thể thấy rằng, việc sản
xuất đá xây dựng với quy mô công suất lớn ở Việt Nam hiện nay vẫn phải nhập
dây chuyền thiết bị của nước ngoài vì năng lực của ngành cơ khí chưa đáp ứng
10


được. Hiện tại ngành cơ khí vật liệu xây dựng (VLXD) chỉ sản xuất một số phụ
tùng thay thế và một số chi tiết trong dây chuyền.
1.1.3.4. Dây chuyền sản xuất đá xây dựng
Dây chuyền sản xuất chính bao gồm: Khai thác nguyên liệu - xúc bốc vận
tải - đập sàng - phân loại sản phẩm.
Để có thể khai thác nguyên liệu và sản xuất bình thường, các mỏ đều phải
thực hiện việc xây dựng cơ bản ban đầu như sau:
- Bóc đất phủ đồi với các mỏ có đất phủ;
- Tạo tầng khoan- nổ mìn và khai thác, công đoạn này sẽ tiếp diễn liên tục
trong quá trình khai thác;
- Xây dựng các bãi bốc xúc lên phương tiện vận tải;
- Xây dựng đường vận tải;
- Xây dựng trạm đập, sàng đá, bãi chứa và xuất sản phẩm.
1.1.3.5. Công nghệ khai thác
Có 3 phương án công nghệ khai thác thường được sử dụng trong khai thác
mỏ đá xây dựng là:
- Khai thác khấu suất theo lớp xuyên trình tự từ trên xuống: theo công nghệ
khai thác này, sau khi bạt đỉnh tạo tầng khai thác đá sẽ được khoan- nổ mìn thành
từng lớp với chiều cao tầng tùy thuộc thường từ 6-10m nổ mìn bằng phương
pháp vi sai định hướng đưa đá xuống chân núi. Bãi bốc xúc cho thiết bị vận tải
được xây dựng tại chân núi để vận tải về trạm đập sàng. Phương pháp khai thác
này thường áp dụng cho các mỏ khai thác nguyên liệu là đá vôi và với công suất
khai thác nhỏ. (Báo cáo tổng hợp hội nghị khoa học mỏ toàn quốc lần thứ 23,

12/2012).
- Khai thác theo phương pháp cắt tầng lớn: chiều cao tầng thường từ 610m, chiều rộng mặt tầng 20-25m. Thiết bị khoan thường sử dụng loại có đường
kính và năng suất lớn. Theo phương pháp này nổ mìn bằng phương pháp nổ tập
trung vi sai. Bãi bốc xúc vận tải bố trí trên từng tầng khai thác đưa về trạm đập.
Phương pháp khai thác này thích hợp với đá có lớp phủ ví dụ: granit, diorit,
ryorit, bazan… và các mỏ đá nguyên liệu là đá vôi có công suất khai thác lớn.
- Khai thác theo phương pháp kết hợp của hai phương pháp trên: nghĩa là về
cơ bản dùng phương pháp khai thác theo lớp xiên, phương pháp này không thực
11


hiện xúc bốc vận tải trên từng tầng mà xác định đai vận tải riêng giữa các đai vận
tải là các tầng khoan- nổ, ngoài lượng đá do tác động của xung lượng nổ tầng
xuống tầng vận tải có thể kết hợp sử dụng máy ủi hỗ trợ. Có thể dùng 2 hoặc 3
đai vận tải tuỳ theo địa hình, địa chất mỏ. Phương pháp này thường thích hợp với
mỏ có công suất trung bình hoặc các mỏ có chi phí để làm đường vận tải lên các
tầng khai thác đầu tiên quá cao. Với cả 3 phương pháp khai thác trên, trong quá
trình khoan- nổ nguyên liệu lần 1 đưa đá xuống các bãi bốc xúc các tầng đá lớn
quá không phù hợp với miệng vào của hàm nghiền của máy đập đều được xử lý
ngay tại bãi bằng phương pháp khoan- nổ mìn lần 2 bằng búa khoan con hay
dùng búa thủy lực đập. (Báo cáo tổng hợp hội nghị khoa học mỏ toàn quốc lần
thứ 23, 12/2012).
1.1.3.6. Công nghệ bốc xúc, vận tải
Đá sau nổ mìn được đưa xuống bãi xúc sẽ được máy xúc (có kết hợp máy ủi
gom) xúc lên ô tô vận tải đưa về trạm đập sàng. Vị trí trạm đập sàng bố trí tuỳ
thuộc địa hình cho phép nhưng không quá nhỏ hơn 150m (quy phạm an toàn về
nổ mìn đối với các thiết bị). Máy xúc có thể dùng loại tự hành bánh lốp hay máy
xúc bánh xích dung tích gầu xúc tuỳ thuộc vào công suất mỏ và kích thước đá tối
đa cho phép đưa về trạm đập sàng (kích thước này phụ thuộc vào kích thước của
miệng máy đập hàm thô).

1.1.3.7. Công nghệ đập sàng phân loại sản phẩm
Lựa chọn công nghệ đập sàng sản phẩm phù hợp phụ thuộc vào các yếu tố:
Vốn đầu tư và công suất yêu cầu. Thường sử dụng công nghệ đập 2 cấp hay 3
cấp. Như phần trên đã nêu thiết bị đập thường sử dụng như sau:
- Đập thô: dùng máy đập hàm
- Đập thứ: dùng máy nghiền côn nhỏ
- Với công nghệ đập 3 cấp đập trung có thể dùng máy đập hàm trung hay
máy nghiền côn trung. Người ta thường không sử dụng máy đập búa trong chế
biến đá xây dựng vì máy đập búa thường làm sản phẩm vỡ vụn nhiều (tăng lượng
đá mạt) và rạn nứt ngay trong các viên đá sản phẩm làm giảm cường độ của sản
phẩm. (Báo cáo tổng hợp hội nghị khoa học mỏ toàn quốc lần thứ 23, 12/2012)
1.1.3.7. Thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất
- Thiết bị khoan - nổ mìn: Đi kèm với thiết bị khoan là các máy nén khí (đa
số thiết bị khoan sử dụng năng lượng khí nén). Thời gian gần đây một số mỏ đá
12


sử dụng thiết bị khoan dùng năng lượng thuỷ lực
- Búa khoan con: Thường sử dụng loại có đường kính ф = 36-42mm của
Liên Xô (cũ) dùng năng lượng khí nén.
- Máy khoan BMK4, BMK5, CBY 100: các loại này có đường kính khoan
ф = 105mm. Bố trí giá đỡ (BMK) hay tự hành (CBY), dùng năng lượng khí nén.
- Máy khoan Rock: Đường kính ф = 76-102mm. Do các nước tư bản sản
xuất. Có 2 loại máy khoan, sử dụng năng lượng khí nén và sử dụng năng lượng
thuỷ lực. Nổ mìn: dùng kíp điện, kíp thường và dây nổ để kích nổ, thuốc nổ sử
dụng chủ yếu 2 loại là ANPO và TNT.
- Thiết bị bốc xúc- vận tải
- Thiết bị xúc thường dùng 2 loại: máy xúc bánh xích và bánh lốp. Dung
tích gầu xúc phụ thuộc vào năng suất yêu cầu và kích thước đá đưa về trạm đập
thường phổ biến loại có dung tích gầu từ 1- 2,5m3. Các thiết bị này rất đa dạng

như gầu ngược, gầu thuận hay thuỷ lực hoặc dùng cáp kéo và do nhiều nguồn
cung cấp: Liên Xô (cũ), Đức, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc , Trung Quốc…
- Thiết bị vận tải: Dùng ô tô vận tải loại tự đổ, tuỳ theo công suất mỏ mà lựa
chọn tải trọng ô tô phù hợp. Đa số các mỏ hiện nay sử dụng ô tô có tải trọng 716 tấn. Nguồn cung cấp và chủng loại rất đa dạng.
- Thiết bị đập sàng: Thiết bị đập sàng là loại thiết bị liên quan nhiều đến
nhu cầu của thực tế. Ở Việt Nam hiện nay sử dụng chủ yếu sơ đồ đập sàng 2 cấp
và 3 cấp.
1.1.3.8. Quy mô sản xuất và tình trạng thiết bị
Quy mô sản xuất lớn hay nhỏ phụ thuộc vào 2 yếu tố: tiền vốn và khả năng
tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, nổi lên một vấn đề quan trọng là chất lượng sản
phẩm. Trong thời gian gần đây, càng ngày càng có nhiều dự án có vốn đầu tư lớn,
thiết bị hiện đại, có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu về chất lượng và chủng loại
sản phẩm nhất là cung cấp nguyên liệu cho các dự án xây dựng đường quốc lộ.
Do vậy các thiết bị nhập từ các nước tư bản ngày càng được ưa chuộng và ngoài
sản phẩm đá xây dựng theo tiêu chuẩn của Việt Nam còn có khả năng sản xuất
các sản phẩm theo tiêu chuẩn ASSTHO của đường giao thông. (Báo cáo tổng hợp
hội nghị khoa học mỏ toàn quốc lần thứ 23, 12/2012)
Ngoài ra, nếu nếu cùng một loại thiết bị thì tình trạng hoạt động của thiết bị
đá phụ thuộc vào loại nguyên liệu khai thác, chế biến và trình độ sử dụng vận
13


hành. Đá có độ cứng cao, hạt thô: granit, diorit, ryorit, bazan.. tuổi thọ thiết bị
thấp hơn đá có độ cứng thấp hơn: đá vôi, đá vôi đôlômit…
1.1.3.9. Mức độ cơ giới hoá và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất
Ứng với mỗi quy mô sản xuất mức độ cơ giới hoá cũng được nâng lên theo
sự tăng lên của công suất mỏ.
- Với quy mô nhỏ, công suất ≤ 100.000 m 3/năm, mức độ cơ giới hoá và
đồng bộ còn thấp do vốn đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu thấp, khai thác theo
phương pháp khấu theo lớp xiên, nên việc dọn tầng cho máy khoan làm việc

thường là thủ công. Mặt khác, do máy nghiền có năng suất thấp, miệng đập hàm
thô nhỏ nên đá sau nổ mìn còn có tỷ lệ quá cỡ nhiều (đá quá cỡ có kích thước >
350x 350mm), nên khâu khoan- nổ lần 2 lớn, nhiều mỏ công tác này chủ yếu
dùng lao động thủ công (Báo cáo tổng hợp hội nghị khoa học mỏ toàn quốc lần
thứ 23, 12/2012).
- Với quy mô vừa, công suất 100.000- 200.000 m 3/năm, việc dùng lao động
thủ công giảm đi, nhưng vẫn còn tồn tại một số khâu lao động thủ công kết hợp
như nêu ở trên.
- Với quy mô công suất > 200.000 m 3/năm, do vốn đầu tư lớn, xây dựng cơ
bản ban đầu hoàn chỉnh, có khả năng đầu tư thiết bị nhiều hơn, nên mức độ cơ
giới hoá và tính đồng bộ cao, không còn lao động thủ công trong dây chuyền trừ
vệ sinh công nghiệp hay duy tu bảo dưỡng hệ thống đường vận tải.
1.1.3.10. Một số tồn tại trong khai thác, chế biến đá
Tình trạng doanh nghiệp chưa thực hiện nghĩa vụ thuê đất để khai thác
khoáng sản. Còn nhiều doanh nghiệp thực hiện chưa tốt nghĩa vụ cắm mốc điểm
góc khu vực khai thác để quản lý ranh giới khu vực được khai thác theo quy định
(Báo cáo tổng hợp hội nghị khoa học mỏ toàn quốc lần thứ 23, 12/2012).
Việc thực hiện nghĩa vụ ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng
sản chưa đầy đủ, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện công tác quan trắc
môi trường định kỳ trong khai thác khoáng sản, hoặc đã thực hiện nhưng chưa
đầy đủ, chưa bảo đảm tần suất theo quy định.
Còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện nghĩa vụ lập bản đồ, mặt cắt hiện
trạng theo định kỳ, chưa thực hiện công tác kiểm kê trữ lượng mỏ trong khai thác
khoáng sản. Nhiều doanh nghiệp bổ nhiệm Giám đốc mỏ có trình độ và năng lực
không đủ tiêu chuẩn theo quy định, còn nhiều doanh nghiệp khai thác chưa có
thiết kế mỏ, hoặc có thiết kế mỏ nhưng chưa thực hiện đúng theo thiết kế đã
14



×