Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

PHÂN TÍCH báo cáo tài CHÍNH của CÔNG TY cổ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.8 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA – KHOA KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
Giáo viên hướng dẫn : TH.S. LÊ ĐỨC THIỆN
Sinh viên thực hiện : NHÓM 09
Lớp : CDTD13TH
THANH HÓA, THÁNG 03 NĂM 2014
GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
DANH SÁCH NHÓM 09
T
T
HỌ VÀ TÊN MSSV GHI CHÚ
1 Nguyễn Thị Thu 11037583
2 Nguyễn Kim Thoa 11011283
3 Vũ Đình Thắng 11007263
4 Nguyễn Thị Thuý 11014093 Nhóm
trưởng
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN












Sinh viên thực hiện: Nhóm 09
GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện



Thanh Hóa, ngày … tháng … năm 2014
Giảng viên
Sinh viên thực hiện: Nhóm 09
GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
DANH MỤC BẢNG
Sinh viên thực hiện: Nhóm 09
GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
MỤC LỤC
Sinh viên thực hiện: Nhóm 09
GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
LỜI MỞ ĐẦU
Phân tích báo cáo tài chính xét theo nghĩa khái quát
đề cập tới nghệ thuật phân tích và giải thích các báo
cáo tài chính. Để áp dụng hiệu quả nghệ thuật này đòi
hỏi phải thiết lập một quy trình có hệ thống và logic, có
thể sử dụng làm cơ sở cho việc ra quyết định. Trong
phân tích cuối cùng, việc ra quyết định là mục đích chủ
yếu của phân tích báo cáo tài chính. Dù cho đó là nhà
đầu tư cổ phần vốn có tiềm năng, một nhà cho vay tiềm
tàng, hay một nhà phân tích tham mưu của một công ty
đang được phân tích, thì mục tiêu cuối cùng đều như

nhau – đó là cung cấp cơ sở cho việc ra quyết định hợp
lý. Các quyết định xem nên mua hay bán cổ phần, nên
cho vay hay từ chối hoặc nên lựa chọn giữa cách tiếp
tục kiểu trước đây hay là chuyển sang một quy trình
mới, tất cả sẽ phần lớn sẽ phụ thuộc vào các kết quả
phân tích tài chính có chất lượng. Loại hình quyết định
đang được xem xét sẽ là yếu tố quan trọng của phạm vi
phân tích, nhưng mục tiêu ra quyết định là không thay
đổi. Chẳng hạn, cả những người mua bán cổ phần lẫn
Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 6
GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
nhà cho vay ngân hàng đều phân tích các báo cáo tài
chính và coi đó như là một công việc hỗ trợ cho việc ra
quyết định, tuy nhiên phạm vị chú ý chính trong những
phân tích của họ sẽ khác nhau. Nhà cho vay ngân hàng
có thể quan tâm nhiều hơn tới khả năng cơ động chuyển
sang tiền mặt trong thời kỳ ngắn hạn và giá trị lý giải
của các tài sản có tính cơ động. Còn các nhà đầu tư cổ
phần tiềm năng quan tâm hơn đến khả năng sinh lợi lâu
dài và cơ cấu vốn. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp,
sự định hướng vào việc ra quyết định của công tác phân
tích là đặc trưng chung.
Dưới đây là nội dung của bài “Phân tích báo cáo
tài chính của công ty Cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền
Phong”
Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 7
GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. SƠ LƯỢC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính:
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm,
phương pháp, công cụ theo một hệ thống nhất định cho
phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán cũng như
các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, giúp
nhà quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như dự
đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai
để đưa các quyết định xử lý phù hợp tùy theo mục đích
theo đuổi.
1.1.2. Đối tượng của phân tích tài chính:
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh
nghiệp cần có hoạt động trao đổi điều kiện và kết quả
sản xuất thông qua những công cụ tài chính và vật chất.
Chính vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tham
gia vào các mối quan hệ tài chính đa dạng và phức tạp.
Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 8
GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
1.1.3. Mục đích, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài
chính:
Có nhiều đối tược quan tâm đến tình hình tài chính
của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ,
nhà cung cấp, khách hàng…Mỗi đối tượng quan tâm với
các mục đích khác nhau nhưng thường liên quan với
nhau.
1.1.4. Tổ chức công tác phân tích tài chính:
Quá trình tổ chức công tác phân tích tài chính được
tiến hành tùy theo loại hình tổ chức kinh doanh ở các
doanh nghiệp nhằm mục đích cung cấp, đáp ứng nhu
cầu thông tin cho quá trình lập kế hoạch, công tác kiểm

tra và ra quyết định.công tác tổ chức phân tích phải làm
sao thỏa mãn cao nhất cho nhu cầu thông tin của từng
loại hình quản trị khác nhau.
1.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.2.1. Phương pháp phân tích chỉ số - Phân tích
theo chiều ngang.
Phân tích chỉ số hay phân tích theo chiều ngang báo
cáo tài chính là so sánh từng khoản mục trong báo cáo
Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 9
GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
tài chính với số liệu năm gốc, nhằm xác định mức độ
phát triển của từng khoản trong bối cảnh chung.
Phân tích chỉ số sẽ làm nổi bật biến động của một
khoản mục nào đó qua thời gian, và việc phân tích này
sẽ làm nổi bật tình hình đặc điểm về lượng và tỷ lệ các
khoản mục theo thời gian.
Phân tích theo thời gian gúp đánh giá khái quát tình
hình biến động của các chỉ tiêu tài chính từ đó đánh giá
tình hình tài chính. Đánh giá đi từ tổng quát đến chi tiết,
sau khi đánh giá ta liên kết các thông tin để đánh giá
khả năng tiềm tàng và rủi ro nhận ra những khoản mục
nào có biến động cần tập trung phân tích xác định
nguyên nhân.
Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối
hoặc bằng số tương đối.
- Số tuyệt đối : Y = Y
1
– Y
0
Y

1
: trị số của chỉ tiêu phân tích
Y
0
: trị số của chỉ tiêu gốc
- Số tương đối : T = Y
1
/ Y
0
* 100%
1.2.2 Phân tích khối – Phân tích theo chiều dọc.
Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 10
GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
Phân tích khối: so sánh các khoản mục trong tổng số
của báo cáo tài chính, nhằm xác định tỷ trọng hay cơ
cấu các khoản mục trong các báo cáo tài chính. Với báo
cáo quy mô chung, từng khoản mục trên báo cáo được
thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục
được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%.
Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối kết cấu
(chỉ tiêu bộ phận trên chỉ tiêu tổng thể) phân tích theo
chiều dọc giúp chúng ta đưa về một điều kiện so sánh,
dễ dàng thấy được kết cấu của từng chi tiết bộ phận so
với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm như thế nào. Từ đó, đánh
giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp.
1.3. PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH.
1.3.1 Các hệ số khả năng thanh toán.
a.) Tỷ số thanh toán hiện thời ( tỷ số thanh
toán ngắn hạn ).
Công thức:

Khả năng
thanh toán
hiện thời
=
Tài sản ngắn
hạn
Nợ ngắn hạn
Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 11
GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
Tỷ số thanh toán ngắn hạn cho biết doanh nghiệp có
bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để đảm bảo thanh
toán cho một đồng nợ ngắn hạn. Tỷ số thanh toán ngắn
hạn càng cao thì khả năng thanh toán của doanh
nghiệp càng được tin tưởng và ngược lại tỷ số thanh
toán càng thấp thì khả năng thanh toán khó mà tin
tưởng được. Tỷ số thanh toán thông thường được chấp
nhận phải lớn hơn 1
b) Tỷ số thanh toán nhanh ( Acid test).
Công thức:
Khả năng
thanh toán
nhanh
=
Tài sản ngắn hạn +Đầu tư TSNH +
Khoản phải thu
Nợ ngắn hạn
Khả năng
thanh
toán
nhanh

=
Tài sản ngắn hạn - tồn
kho
Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có
bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản tương
đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn
Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 12
GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
hạn. Tỷ số thanh toán nhanh càng cao thì khả năng
thanh toán của doanh nghiệp càng cao và ngược lại, tỷ
lệ thanh toán càng thấp thì khả năng thanh toán nhanh
của doanh nghiệp khó mà tin tưởng được. Tỷ số thanh
toán nhanh thông thường được chấp nhận xấp xỉ là 1.
1.3.2 Các hệ số hoạt động.
a) Vòng quay khoản phải thu.
Công thức:
Vòng quay
khoản phải
thu
=
Doanh thu thuần bán tín
dụng
Khoản phải thu bình quân
Kỳ thu tiền
bình quân
=
Khoản phải thu * 360
Doanh thu thuần bán tín
dụng

Hệ số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ
chuyển các khoản phải thu ra tiền mặt. Vòng quay càng
lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh,
khả năng thu hồi nợ nhanh, hạn chế bớt vốn doanh
nghiệp không bị chiếm dụng để đưa vào hoạt động sản
xuất kinh doanh và doanh nghiệp có được thuận lợi hơn
Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 13
GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
về nguồn tiền trong thanh toán. Ngược lại số vòng quay
khoản phải thu càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển nợ phải
thu chậm, khả năng thu hồi vốn chậm gây khó khăn hơn
trong thanh toán của doanh nghiệp và nó cũng có thể
dẫn đến những rủi ro cao hơn về khả năng không thu
hồi được nợ.
Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày của một
vòng quay các khoản phải thu. Vòng quay các khoản
phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền bình quân càng lớn và
ngược lại.
b) Vòng quay hàng tồn kho.
Công thức:
Vòng quay
hàng tồn kho
=
Giá vốn hàng
bán
Tồn kho bình
quân
Thời gian
giải toả tồn
kho

=
Tồn kho bình
quân * 360
Giá vốn hàng
bán
Đây là chỉ số phản ánh trình độ quản lý dự trữ của
Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 14
GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
doanh nghiệp, thể hiện mối quan hệ giữa hàng hóa đã
bán và vật tư hàng hóa của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp kinh doanh thường có vòng quay hàng tồn kho
lớn hơn rất nhiều so với doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh. Chỉ tiêu này từ 9 trở lên là một dấu hiệu tốt về
tình hình tiêu thụ và dự trữ. Hệ số này thấp có thể phản
ánh doanh nghiệp bị ứ đọng hàng hóa, hoặc sản phẩm
tiêu thụ chậm và ngược lại.
c) Vòng quay tài sản cố định.
Công thức:
Vòng quay
tài sản cố
định
=
Doanh thu thuần
Tài sản cố định bình quân

Hệ số này cho biết cứ đầu tư trung bình một đồng
vào tài sản cố định thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
thuần.
Hệ số tăng phản ánh tình trạng quy mô sản xuất
đang bị thu hẹp, công ty không quan tâm đến việc gia

tăng đầu tư vào tài sản cố định. Hệ số giảm có thể
Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 15
GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
doanh nghiệp đang mở rộng kinh doanh và chuẩn bị
cho sự tăng trưởng trong tương lai.
1.3.3 Hệ số đòn bẩy tài chính.
a) Tỷ số nợ trên tổng tài sản.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản, thường được gọi là tỷ số
nợ, đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với tài
sản.
Công thức:
Tỷ số nợ =
Tổng nợ
Tổng tài sản
Tỷ số nợ thể hiện bằng khả năng tài trợ bằng nợ và
mức độ tự chủ tài chính của công ty. Tổng nợ trên tử số
của công thức bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải
trả. Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như
thế công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại cổ
đông thích muốn có tỷ số nợ cao vì sử dụng đòn bẩy tài
chính nói chung gia tăng khả năng sinh lời cho cổ đông.
Tuy nhiên, muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải so
sánh với tỷ số nợ của bình quân ngành.
b) Tỷ số khả năng trả lãi ( Ability to pay interest )
Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 16
GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
hay tỷ số trang trải lãi vay.
Công thức:
Thông số khả
năng trả lãi

vay
=
EBIT
Lãi vay
Tỷ số này đo lường khả năng trả lãi của công ty. Khả
năng trả lãi của công ty cao hay thấp nói chung phụ
thuộc vào khả năng sinh lời và mức độ sử dụng nợ của
công ty. Nếu khả năng sinh lời của công ty chỉ có giới
hạn trong khi công ty sử dụng quá nhiều nợ thì tỷ số
khả năng trả lãi sẽ giảm.
1.3.4 Hệ số khả năng sinh lời.
a) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( Lợi nhuận gộp
biên ) có thể tính cho hoạt động sản xuất kinh doanh
hoặc cũng có thể tính cho toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh
thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó chỉ ra mối
quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là 2 yếu tố
lien quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí
Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 17
GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận lại thể
hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp.
Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể
hiện vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp.
Công thức:
Lợi nhuận gộp
biên
=
Lợi nhuận gộp

Doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu ( Lợi nhuận
ròng biên ) là tỷ số giữa lợi nhuận ròng sau thuế và
doanh thu thuần
Công thức:
Lợi nhuận
ròng biên
=
Lợi nhuận sau
thuế
Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho thấy khả năng
công ty tiết kiệm chi phí so với doanh thu, tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu cao có nghĩa là công ty có tỷ lệ
tăng chi phí thấp hơn tỷ lệ tăng doanh thu hoặc tỷ lệ
giảm chi phí lớn hơn tỷ lệ giảm doanh thu. Tuy nhiên
Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 18
GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
khi phân tích tỷ suất này cần thận trọng, bởi vì việc tăng
tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có thể mang lại từ
những chính sách không tốt, chẳng hạn như việc giảm
tỷ lệ khấu hao do giảm đầu tư máy móc thiết bị hoặc
giảm tỷ lệ khấu hao; giảm chi phí quảng cáo có khả
năng ảnh hưởng đến doanh thu tương lai.
b) Tỷ suất sinh lời trên tài sản ( Return on Asset
– ROA ).
Tỷ suất sinh lời trên tài sản đo lường hoạt động của
một công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi
nhuận, không phân biệt tài sản này được hình thành bởi

nguồn vốn vay hay vốn chủ sở hữu. ROA là công cụ đo
lường cơ bản tính hiệu quả của việc phân phối và quản
lý các nguồn lực của công ty.
Công thức:
ROA =
Lợi nhuận sau
thuế
Tổng tài sản
= Lợi nhuận sau
thuế
* Doanh thu
thuần
Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 19
GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
Doanh thu
thuần
Tổng tài
sản
ROA
=
Lợi nhuận ròng biên * Vòng quay tài sản
ROA được hình thành trên cơ sở kết hợp giữa lợi
nhuận ròng biên và vòng quay tài sản, ROA của một
doanh nghiệp sẽ rất tốt khi cả hai thong số lợi nhuận
ròng biên và vòng quay tài sản đều tăng và khi đó sẽ thu
hút rất nhiều đối thủ cạnh tranh tham gia thị trường.
c) Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ( Return
On Equity – ROE ).
Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là
tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ( ROE ). Tỷ số

này đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của
cổ đông thường. Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần đo
lường hiệu quả quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu, một
đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu bao nhiêu đồng lãi cho
cổ đông.
Mục tiêu của nhà đầu tư với đồng vốn bỏ ra thì lãi kỳ
hiện tại và tương lai phải nhiều hơn các kỳ trước đó,
Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 20
GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
ROE càng tăng càng tốt.
Công thức:
Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 21
GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
ROE =
Lợi nhuận sau
thuế
Vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận sau
thuế
*
Doanh thu thuần
*
Tổng tài sản
Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
= Lợi nhuận ròng biên * Vòng quay tài sản * Số nhân vốn chủ
Số nhân của vốn chủ là tương quan giữa tổng tài
sản và vốn chủ sở hữu, thể hiện số lượng vốn chủ sở hữu
được sử dụng để tài trợ cho các tài sản ở công ty.
=

Lợi nhuận sau
thuế
*
Doanh thu thuần
*
Tổng tài sản
Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Số nhân
của vốn
chủ
=
Tài sản
=
1
Vốn chủ sở
hữu
1 – ( Tỷ số nợ/
Tài sản)

Mối quan hệ giữa ROE và ROA : ROE = ROA * số
nhân vốn chủ
d. Tỷ suất sinh lời của doanh thu
Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 22
GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
ROS =
Lợi nhuận sau
thuế
Tổng doanh thu (DTT)
ROS càng cao thì hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt,

là nhân tố giúp nhà quản trị mở rộng thị trường, tăng
doanh thu. Chỉ tiêu này thấp thì nhà quản trị cần tăng
cường kiểm soát chi phí của các bộ phận
e. Tỷ suất sinh lợi của vốn
Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 23
GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
ROI =
Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế và lãi vay
Tổng vốn bình quân
Chỉ số ROI càng cao,hiệu quả sử dụng vốn càng tốt
và ngược lại.
Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 24
GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
2.1.1. Thông tin khái quát
Tên giao dịch : Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên
Tiền phong
Mã cổ phiếu : NTP
Địa chỉ : Số 02 An Đà - Ngô Quyền - Hải Phòng.
Điện thoại : 031.3847533
Fax : 031. 3640133
Giấy chứng nhận ĐKDN số : 02000167782, đăng ký
lần đầu ngày 30/12/2004, thay đổi lần thứ 7 ngày
25/3/2011 tại Hải Phòng
Website : www.nhuatienphong.vn
Vốn điều lệ : 433.379.960.000 đồng (Bốn trăm ba

mươi ba tỉ ba trăm bảy mươi chín triệu chín trăm sáu
mươi ngàn đồng)
2.1.2. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh
Nhựa Tiền Phong hoạt động kinh doanh trong các
Sinh viên thực hiện: Nhóm 09 Trang 25

×