BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
NGUYỄN THẾ TOÀN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ
CHỨA THƯỢNG NGUỒN ĐẾN CHẾ ĐỘ CẤP NƯỚC, DIỄN BIẾN SẠT
LỞ LÒNG DẪN VÀ XÂM NHẬP MẶN
TRÊN HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Hà Nội, 2013
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
NGUYỄN THẾ TOÀN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ
CHỨA THƯỢNG NGUỒN ĐẾN CHẾ ĐỘ CẤP NƯỚC, DIỄN BIẾN SẠT
LỞ LÒNG DẪN VÀ XÂM NHẬP MẶN
TRÊN HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI - SÀI GÒN
Chuyên ngành: Phát triển nguồn nước
Mã số:604492
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1.TS Lê Hùng Nam
2.PGS.TS Phạm Thị Hương Lan
Hà Nội, 2013
Mẫu gáy bìa luận văn:
NHUYỄN THẾ TOÀN LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI – 2013
LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ vận hành hệ thống hồ
chứa thượng nguồn đến chế độ cấp nước, diễn biến sạt lở lòng dẫn và xâm
nhập mặn trên hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn” được hoàn thành ngoài sự cố
gắng nỗ lực của bản thân tác giả còn được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô,
cơ quan, bạn bè và gia đình.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giáo viên hướng dẫn: PGS TS.
Phạm Thị Hương Lan và TS. Lê Hùng Nam đã giảng dạy và tận tình hướng dẫn
cũng như cung cấp tài liệu, thông tin khoa học cần thiết cho Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Thủy văn Tài nguyên
nước - Trường Đại học Thuỷ Lợi đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong
suốt quá trình học tập, cũng như quá trình thực hiện Luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn Cục Quản lý tài nguyên nước – Bộ Tài nguyên và Môi
trường; Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh,
Biên Hòa đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu để Luận văn được chính xác và có
tính cấp thiết.
Đặc biệt, để hoàn thành Luận văn, tác giả đã nhận được sự cổ vũ, động viên
khích lệ thường xuyên và giúp đỡ về nhiều mặt của gia đình và bạn bè trong và
ngoài lớp cao học 18PN.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2013
Tác giả Luận văn
NGUYỄN THẾ TOÀN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội
dung và kết quả trình bày trong Luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Tác giả
Nguyễn Thế Toàn
MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống sông Đồng Nai là một trong những hệ thống sông lớn ở Việt Nam,
về tiềm năng thủy điện đứng thứ hai sau sông Đà, về tiềm năng nguồn nước đứng vị
trí độc tôn của khu vực Nam Bộ. Tổng lượng nước trung bình năm đạt đến 35.7 km
P
3
P
(chỉ có 4 km
P
3
P là từ Campuchia chảy vào ).
Các công trình hồ chứa lớn trên lưu vực sông Đồng Nai có vai trò rất đặt biệt
không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong phạm vi lưu vực mà có ảnh
hưởng lớn đối với vùng, quốc gia, đáng kể như hồ thủy điện Đa Nhim (1964), thủy
điện Trị An (1988), Đại Ninh (2000) trên dòng chính sông Đồng Nai; Thác Mơ
(1994), Cần Đơn (2003), Srock Phu Miêng (2005) trên sông Bé; Hàm Thuận, Đa Mi
(2001) trên sông La Ngà; Dầu Tiếng (1985) trên sông Sài Gòn. Hầu hết các hồ đều
có nhiệm vụ chính là phát điện, ngoại trừ công trình hồ Dầu Tiếng, và Phước Hòa.
Các công trình này đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội rất lớn trong quá trình hình
thành và phát triển như cung cấp phần lớn nguồn điện năng cho các tỉnh thành khu
vực miền Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tăng cường dòng
chảy về mùa khô cho vùng hạ lưu đáp ứng nhu cầu đẩy mặn phục vụ cho việc cấp
nước dân sinh, công nghiệp và nhu cầu tưới. Bên cạnh đó, các công trình này còn
tham gia giảm thiểu ngập lũ cũng như tham gia phòng chống ô nhiễm ở vùng hạ lưu
khá hiệu quả.
Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là các công trình hồ chứa được xây dựng và đưa
vào hoạt động gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến vùng hạ du, như thay đổi chế độ dòng
chảy do ảnh hưởng chế độ vận hành, thay đổi chế độ bùn cát về hạ du gây ra diễn
biến xói lở lòng dẫn, đặc biệt khi các hồ chứa xả lũ ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề
ngập lụt hạ du và xói lở lòng dẫn cục bộ ở hạ du công trình.
Tuy nhiên những nghiên cứu về ảnh hưởng của các hồ chứa đặc biệt là ảnh
hưởng chế độ vận hành của hồ chứa đến hạ du lại mới chỉ dừng lại nghiên cứu xem
xét những tác động riêng lẻ của từng hồ mà chưa có những nghiên cứu ảnh hưởng
đầy đủ của chế độ vận hành của cả hệ thống hồ chứa.
1
- Trong khi đó nhu cầu sử dụng nước trong lưu vực sông Đồng Nai là rất lớn
và ngày càng tăng cao cả về lượng và chất cũng như tính ổn định của nó. Việc xây
dựng quy trình vận hành liên hệ thống các hồ chứa cần phải được thực hiện, nghiên
cứu đánh giá ảnh hưởng của hệ thống hồ chứa đến hạ du sẽ là cơ sở quan trọng cho
việc xây dựng quy trình vận hành liên hồ đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nước cho
dân sinh-công nghiệp, nông nghiệp và bảo vệ môi trường ở vùng hạ du sông Đồng
Nai-Sài Gòn nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm nói phía Nam nói chung ngày
một gia tăng cả về khối lượng và chất lượng.
- Xâm nhập mặn cũng là yếu tố quan trọng đáng chú ý đối với vùng hạ lưu
sông ĐN-SG. Do chịu tác động của triều biển Đông nên mặn cũng xâm nhập vào
các sông rạch ở vùng hạ lưu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của nhân dân,
do vậy khi nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của việc vận hành hệ thống hồ hết sức
chú ý ảnh hưởng của việc xả nước, đẩy mặn.
Xuất phát từ thực tế trên, luận văn sẽ tiếp cận với tên đề tài là “
Nghiên cứu
ảnh hưởng của chế độ vận hành hệ thống hồ chứa thượng nguồn đến chế độ cấp
nước, diễn biến sạt lở lòng dẫn và xâm nhập mặn trên hệ thống sông Đồng Nai Sài
Gòn”.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Giới thệu hệ thống sông Đồng Nai Sài Gòn cùng với hệ thống hồ chứa
thượng nguồn.
Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng vận hành hệ thống hồ chứa đến vấn đề cấp
nước trong mùa kiệt
Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của vận hành hồ chứa đến vấn đề xâm nhập
mặn.
Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng chế độ vận hành đến sạt lở lòng dẫn hạ du.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về không gian nghiên cứu: Toàn bộ lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn
2
- Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung xây dựng, tính toán mô phỏng
các phương án vận hành hệ thống hồ chứa và đánh giá ảnh hưởng của chế độ vận
hành hệ thống hồ chứa đến hạ du .
IV. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cách tiếp cận của luận văn là đi từ những vấn đề cụ thể, qua phân tích, tổng
hợp, xác định lựa chọn các nhân tố có tác động chính, quyết định đặc điểm thủy văn
- thủy lực của toàn hệ thống hồ chứa trên lưu vực sông. Từ đó, xác định mức độ ảnh
hưởng, tác động của từng nhân tố. Sau cùng là tiến hành thiết lập bộ thông số mô
hình thủy văn - thủy lực, đề xuất và mô phỏng các kịch bản vận hành hệ thống.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn đã áp dụng các phương pháp
tiếp cận, nghiên cứu, phân tích đánh giá sau đây:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Điều tra khảo sát thực địa để có
tầm nhìn tổng thể về lưu vực nghiên cứu nhằm đánh giá đặc điểm dòng chảy sông
ngòi, nhu cầu sử dụng nước và kết quả điều tra cũng là cơ sở để hiệu chỉnh các
thông số đặc trưng lưu vực khi dùng các mô hình toán để mô phỏng, tính toán.
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Phương pháp này được sử dụng
trong việc xử lý các tài liệu về địa hình , khí tượng, thủy văn, thuỷ lực phục vụ cho
các phân tích, tính toán của luận văn.
- Phương pháp mô hình toán: Mô hình được dùng để tính toán, mô phỏng
chế độ vận hành điều tiết hồ làm cơ sở đánh giá ảnh hưởng chế độ vận hành hệ
thống hồ chứa đến các vấn đề hạ du như cấp nước, xâm nhập mặn, sạt lở lòng dẫn
- Phương pháp phân tích hệ thống: Việc nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng
chế độ vận hành của hệ thống hồ chứa đối với hạ du là một bài toán vừa mang tính
vận hành hợp lý vừa mang tính lợi dụng tổng hợp dựa trên chuỗi số liệu biến đổi
theo không gian và thời gian.
V. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn được trình bày với bố cục như sau:
3
- Mở đầu
- Chương 1: Tổng quan về lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn và tình hình
nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của chế độ vận hành hệ thống hồ chứa đến
hạ du trong và ngoài nước
- Chương 2: Thiết lập bài toán và lựa chọn mô hình.
- Chương 3: Mô phỏng chế độ vận hành của hệ thống hồ chứa trên lưu vực
Đồng Nai – Sài Gòn làm cơ sở cho việc đánh giá ảnh hưởng đến cấp nước hạ
du, xâm nhập mặn và sạt lở lòng dẫn.
- Chương 4: Đánh giá ảnh hưởng của chế độ vận hành hệ thống hồ chứa trên
lưu vực Đồng Nai – Sài Gòn đến cấp nước hạ du và xâm nhập mặn.
- Chương 5: Đánh giá ảnh hưởng của chế độ vận hành hệ thống hồ chứa trên
lưu vực Đồng Nai – Sài Gòn đến sạt lở lòng dẫn.
- Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI
GÒN VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA
CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA ĐẾN HẠ DU TRONG
VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG
CỦA CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA ĐẾN HẠ DU TRONG
VÀ NGOÀI NƯỚC.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu chế độ vận hành hệ thống hồ chứa đa mục tiêu và đánh giá ảnh
hưởng chế độ vận hành hồ chứa đến các vấn đề hạ du đã được chú ý nghiên cứu từ
rất lâu
Điều hành hệ thống hồ chứa đa mục tiêu với việc sử dụng nước cho nhiều
mục đích khác nhau đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu trong vài chục năm gần
đây. Một trong những nguyên nhân chính là sự mâu thuẫn cổ điển giữa kiểm soát lũ
và các mục đích bảo toàn như cấp nước, sản xuất điện, tưới, Thông thường vấn đề
nảy sinh trong việc sử dụng chiến lược phân phối để xác định dung tích phòng lũ
dài hạn và xả nước ngắn hạn khi điều hành hệ thống trong mùa lũ, cũng như đảm
bảo cấp nước trong mùa cạn.
Các nghiên cứu về quyết định dài hạn liên quan đến việc phân bổ dung tích có
xét đến sự biến động của dòng chảy năm và các nguy cơ liên quan khác. Khi làm
việc với một hồ chứa đơn, vấn đề này có thể được gi
ải quyết bằng các
phương pháp luận do Beard, Klemes, hay Duren và Beard. Việc phân bổ dung
tích trong hệ thống đa hồ chứa là bài toán phức tạp hơn nhiều vì tương tác giữa các
lưu lượng thượng, hạ lưu cho toàn bộ hệ thống cần phải được xem xét. Marien và
Kelman et all đề xuất phương pháp dựa trên khái niệm "điều kiện kiểm soát
được".
Vận hành hệ thống hệ thống hồ chứa phục vụ đa mục tiêu là một quá trình
phức tạp, bị chi phối bởi nhiều yếu tố ngẫu nhiên, trong khi phải thỏa mãn các yêu
cầu hầu như đối nghịch của các ngành dùng nước nên mặc dù đã được đầu tư
5
nghiên cứu rất bài bản và chi tiết nhưng các ứng dụng thành công chủ yếu gắn liền
với đặc thù từng hệ thống, không có phương pháp luận, công cụ có thể dùng chung
cho mọi hệ thống. Có thể tóm tắt các phương pháp xây dựng quy trình vận hành hệ
thống hồ chứa thành ba nhóm chính như sau:
1. Phương pháp mô phỏng
Mô hình mô phỏng trong điều hành hệ thống hồ chứa bao gồm tính toán cân
bằng nước của đầu vào, đầu ra hồ chứa và biến đổi lượng trữ. Kỹ thuật mô phỏng đã
cung cấp cầu nối từ các công cụ giải tích trước đây cho phân tích hệ thống hồ chứa
đến các tập hợp mục đích chung phức tạp. Các mô hình mô phỏng có thể cung cấp
các biểu diễn chi tiết và hiện thực hơn về hệ thống hồ chứa và quy tắc điều hành
chúng.Thời gian yêu cầu để chuẩn bị đầu vào, chạy mô hình và các yêu cầu tính
toán khác của mô phỏng là ít hơn nhiều so với mô hình tối ưu hoá. Các kết quả mô
phỏng sẽ dễ dàng thỏa hiệp trong trường hợp đa mục tiêu. Hầu hết các phần mềm
mô phỏng có thể chạy trong máy vi tính cá nhân đang sử dụng rộng rãi hiện nay.
Hơn nữa, ngay sau khi số liệu yêu cầu cho phần mềm được chuẩn bị, nó dễ dàng
chuyển đổi cho nhau và do đó các kết quả của các thiết kế, quyết định điều hành,
thiết kế lựa chọn khác nhau có thể được đánh giá nhanh chóng. Có lẽ một trong số
các mô hình mô phỏng hệ thống hồ chứa phổ biến rộng rãi nhất là mô hình
HecRessim, phát triển bởi Trung tâm kỹ thuật thủy văn Hoa Kỳ. Một trong những
mô hình mô phỏng nổi tiếng khác là mô hình MIKE 11, Acres, tổng hợp dòng chảy
và điều tiết hồ chứa (SSARR), mô phỏng hệ thống sóng tương tác (IRIS). Gói phần
mềm phân tích quyền lợi các hộ sử dụng nước (WRAP). Mặc dù có sẵn một số các
mô hình tổng quát, vẫn cần thiết phải phát triển các mô hình mô phỏng cho một (hệ
thống) hồ chứa cụ thể vì mỗi hệ thống hồ chứa có những đặc điểm riêng.
2) Phương pháp tối ưu
Kỹ thuật tối ưu hoá bằng quy hoạch tuyến tính và quy hoạch động đã được
sử dụng rộng rãi trong quy hoạch và quản lý tài nguyên nước. Nhiều công trình
nghiên cứu áp dụng kỹ thuật hệ thống cho bài toán tài nguyên nước Yeh (1985),
Simonovic (1992) và Wurbs (1993). Young (1967) lần đầu tiên đề xuất sử dụng
6
phương pháp hồi quy tuyến tính để xây dựng quy tắc vận hành chung từ kết quả tối
ưu hoá. Phương pháp mà ông đã dùng được gọi là “quy hoạch động (DP) Monte-
Carlo”. Về cơ bản phương pháp của ông dùng kỹ thuật Monte-Carlo tạo ra một số
chuỗi dòng chảy nhân tạo. Quy trình tối ưu thu được của mỗi chuỗi dòng chảy nhân
tạo sau đó được sử dụng trong phân tích hồi quy để cố gắng xác định nhân tố ảnh
hưởng đến chiến thuật tối ưu. Các kết quả là một xấp xỉ tốt của quy trình tối ưu
thực. Một mô hình quy hoạch để thiết kế hệ thống kiểm soát lũ hồ chứa đa mục tiêu
đã được phát triển bởi Windsor (1975). Karamouz và Houck (1987) đã đề ra quy tắc
vận hành chung khi sử dụng quy hoạch động và hồi quy. Mô hình DPR sử dụng hồi
quy tuyến tính nhiều biến đã được Bhaskar và Whilach (1980) gợi ý. Một phương
pháp khác xác định quy trình điều hành một hệ thống nhiều hồ chứa khác là quy
hoạch động bất định (Stochastic Dynamic Programing – SDP). Phương pháp này
yêu cầu mô tả rõ xác suất của dòng chảy đến và tổn thất. Phương pháp này được
Butcher (1971), Louks và nnk (1981) và nhiều người khác sử dụng. Mô hình tối ưu
hoá thường được sử dụng trong nghiên cứu điều hành hồ chứa sử dụng dòng chảy
dự báo như đầu vào. Datta và Bunget (1984) đề xuất một quy trình điều hành hạn
ngắn cho hồ chứa đa mục tiêu từ một mô hình tối ưu hoá với mục tiêu cực tiểu hoá
tổn thất hạn ngắn. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi có một sự đánh đổi giữa một đơn vị
lượng trữ và một đơn vị lượng xả từ các giá trị đích tương ứng thì phép giải tối ưu
hoá phụ thuộc vào dòng chảy tương lai bất định cũng như dạng hàm tổn thất. Áp
dụng mô hình tối ưu hoá cho điều hành hồ chứa đa mục tiêu là khá khó khăn. Sự
khó khăn trong áp dụng bao gồm phát triển mô hình, đào tạo nhân lực, giải bài toán,
điều kiện thủy văn tương lai bất định, sự bất lực để xác định và lượng hóa tất cả các
mục tiêu và mối tương tác giữa nhà phân tích với người sử dụng. Một phương pháp
khác đang được sử dụng hiện nay để giải thích tính ngẫu nhiên của đầu vào là logic
mờ. Lý thuyết tập mờ đã được Zadeth (1965) giới thiệu. Nhiều phần mềm vận hành
tối ưu hệ thống hồ chứa đã được xây dựng, tuy nhiên khả năng giải quyết các bài
toán thực tế vẫn còn hạn chế. Các phần mềm tối ưu hiện nay nói chung vẫn chỉ đƣa
ra lời giải cho những điều kiện đã biết mà không đưa ra được các nguyên tắc vận
hành hữu ích. Phần lớn các phần mềm vận hành hồ chứa được kết nối với mô hình
7
diễn toán lũ dựa trên mô hình Muskingum hay sóng động học như các phần mềm
thương mại ModSim, RiverWare, CalSim. Điều này rất hạn chế cho việc điều hành
chống lũ và không áp dụng được cho lưu vực có ảnh hưởng của thủy triều hay nước
vật. Các nghiên cứu mới nhất gần đây về điều hành chống lũ cũng chỉ được áp dụng
cho hệ thống một hồ.
3) Phương pháp kết hợp
Wurb (1993) trong tổng quan về các nhóm mô hình chính sử dụng trong thiết
lập quy trình vận hành hệ thống hồ chứa đã tổng kết “Mặc dù, tối ưu hóa và mô
phỏng là hai hướng tiếp cận mô hình hóa khác nhau về đặc tính, nhưng sự phân
biệt rõ ràng giữa hai hướng này là khó vì hầu hết các mô hình, xét về mức độ nào
đó đều chứa các thành phần của hai hướng tiếp cận trên”. Wurb cũng đề cập đến
nhóm Quy hoạch mạng lưới dòng (Network Flow Programming) như là một kết hợp
hoàn thiện của hai hướng tiếp cận tối ưu và mô phỏng. Trong các quy trình tối ưu
phục vụ bài toán liên hồ chứa (Labadie, 2004) thì cả hai nhóm quy hoạch ẩn bất
định (Implicit stochastic optimization) và quy hoạch hiện bất định (Explicit
stochastic optimization) đều cần có mô hình mô phỏng để kiểm tra các quy trình tối
ưu được thiết lập.
Tóm lại, phương pháp mô phỏng vẫn là phương pháp được sử dụng nhiều
nhất trong phân tích vận hành hệ thống hồ chứa và cho kết quả hoàn toàn chấp nhận
được.
Đối với nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của hồ chứa đến hạ du phương pháp
mô phỏng vẫn là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay đặc biệt khi có sự
hỗ trợ công nghệ tiên tiến, các mô hình thủy lực 2 chiều, 3 chiều kết hợp với các
công cụ viễn thám đã nâng cao độ chính xác kết quả mô phỏng ảnh hưởng hồ chứa
đến hạ du.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Một số lượng lớn các hồ chứa được xây dựng ở Việt Nam trong vài thập kỷ
gần đây. Không thể phủ nhận hệ thống hồ chứa đóng vai trò quan trọng trong nền
8
kinh tế quốc dân, tuy nhiên theo một số đánh giá thì rất nhiều hệ thống hồ chứa
lớn đã không đem lại hiệu ích kinh tế, môi trường như đã được đánh giá trong
quá trình lập dự án. Lý do phát huy hiệu quả kém có thể do trong giai đoạn thiết
kế không chú ý đầy đủ đến chế độ quản lý vận hành sau khi dự án hoàn tất, không
lường trước được các yêu cầu, mục tiêu nảy sinh trong quá trình vận hành hệ
thống sau khi hoàn thành. Ví dụ như các yêu cầu về cấp nước sinh hoạt, công
nghiệp, yêu cầu duy trì dòng chảy môi trường sông, duy trì sinh thái vùng hạ lưu.
Mâu thuẫn nảy sinh giữa các mục tiêu sử dụng nước có thể coi là nguyên nhân
chính dẫn
đến kém hiệu quả trong vận hành khai thác hệ thống hồ chứa. Vận hành
hệ thống liên hồ chứa ở Việt Nam nói chung mới bắt đầu được tập trung nghiên
cứu. Một số nghiên cứu liên quan đã được các cơ quan nghiên cứu được tiến hành
chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ chống lũ. Một số nghiên cứu vận hành hồ điều tiết
cấp nước mới tập trung vào các mục tiêu cấp nước đơn lẻ. Đặc biệt, các nghiên cứu
chưa mang tính hệ thống liên hồ, và phục vụ đa mục tiêu.
Hiện nay, ở
Việt Nam các hồ chứa trên các hệ thống sông đã và đang được
tiến hành nghiên cứu, xây dựng quy trình liên hồ, phục vụ đa mục tiêu, như hệ
thống hồ chứa trên sông Hồng, sông Ba, sông Sê San, sông Đồng Nai, sông Vu Gia
- Thu Bồn và sông Srêpôk v.v Các hồ chứa này làm nhiệm vụ chính là cắt lũ vào
mùa lũ, sau đó là phát điện, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, nước cho sinh
hoạt, công nghiệp, ngoài ra còn phục vụ giao thông, du lịch, nuôi trồng thuỷ sản
v.v…trong mùa cạn.
Các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của hệ thống hồ chứa ở Việt Nam trong
những năm gần đây đã được tập trung nghiên cứu và nhiều công trình đã đi sâu
đánh giá ảnh hưởng của hệ thống hồ chứa đối với hạ du như nghiên cứu ảnh hưởng
hệ thống hồ chứa trên sông Đà đến chế độ cấp nước mùa cạn trên sông Hồng…
1.2. TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
9
Lưu vực sông Đồng Nai nằm ở phía nam miền Nam Việt Nam, là một dải đất
trải dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam trong phạm vi 11o00’ – 12o20’ vĩ độ Bắc
và 107o00’ – 108o30’ kinh độ Đông.
Tổng diện tích lưu vực sông Đồng Nai không kể phần châu thổ là 38600
km2, tổng chiều dài 473 km, độ dốc trung bình là 4,2 ‰.
Sông Đồng Nai là một trong các sông lớn ở miền nam Việt Nam, bắt nguồn
từ cao nguyên Lang Biang với độ cao trên 2000 m và đổ ra biển Đông ở khu vực
Soài Rạp, Gò Công.
Hình 1. 1: Ranh giới hành chính lưu vực Đồng Nai Sài Gòn trên lãnh thổ Việt Nam
1.2.1.2. Điều kiện địa hình, địa chất
Địa hình lưu vực sông Đồng Nai tương đối phức tạp. Phần thượng nguồn hệ
thống sông suối chằng chịt của sông Đồng Nai và sông La Ngà xuyên cắt qua các
cao nguyên Lang Biang và cao nguyên Bảo Lộc với độ cao từ 500 m – 2000 m. Các
cao nguyên này được cấu tạo bằng đá cứng thuộc các chủng loại khác nhau. Phần
10
thung lũng sông tương đối hẹp thường được cấu trúc bằng các loại đá, lòng sông có
nhiều ghềnh thác, nhiều nơi có dốc nước lớn.
Đoạn thác lớn cuối cùng của sông Đồng Nai bắt đầu từ tuyến đập và kết thúc
ở khu vực trên cửa sông Bé 1km. Chiều dài đoạn thác này gần 10 km, độ chênh
mực nước vào mùa kiệt khoảng 40 m.
Châu thổ sông Đồng Nai (từ Nhà Bè đến cửa biển) là một vùng đặc biệt với
vô số các cù lao lầy lội mọc đầy sú vẹt và với hệ thống kênh rạch chi chít. Diện tích
châu thổ khoảng chừng 2200 km2.
Thảm phủ thực vật của lưu vực sông Đồng Nai rất đa dạng. Ở vùng núi cao,
với cao độ trên 500 m đa số là rừng thông, thấp dần là rừng lá to và rừng tre. Ở các
bãi bồi thường là lùm bụi. Các khu đất trống trải trong lưu vực phần lớn được sử
dụng để canh tác nông nghiệp.
Thổ nhưỡng trong lưu vực sông Đồng Nai gồm có: Đất bồi tích aluivi (trong
phần thung lũng), đất mặn và chua mặn (ở hạ nguồn và ven biển), đất đỏ (ở trung
lưu và vùng hồ chứa), một ít đất đen (ở vùng núi), đát cát ở hai bên bờ. Phổ biến
hơn cả là đất Laterit (ở vùng núi và đồi cao).
Tuyến công trình đầu mối thủy điện Trị An nằm ở hạ nguồn của phần trung
lưu sông Đồng Nai cách cửa sông La Ngà 36 km và cách cửa sông chính 140 km.
Chiều dài đoạn sông Đồng Nai tính từ đầu nguồn đến tuyến đập là 335 km, diện tích
lưu vực là 15400 km2.
Đặc điểm địa hình cùng với các yếu tố khác như đất đai, thảm phủ thực vật
có ảnh hưởng lớn đến quá trình xói mòn, rửa trôi trên mặt đất và từ đó ảnh hưởng
đến chất lượng nước sông cũng như hoạt động lâu bền của các hồ chứa
Đặc điểm địa hình còn có mối quan hệ khăn khít với đặc điểm khí hậu, ảnh
hưởng chi phối đến lưu vực hứng nước và môđun dòng chảy bề mặt. Ngoài ra, độ
dốc bề mặt địa hình còn liên quan đến tiềm năng thuỷ điện của các dòng sông. Do
vậy, việc nghiên cứu các đặc điểm địa hình trên lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai là
rất cần thiết để cùng với việc nghiên cứu về đặc điểm địa chất - thổ nhưỡng và thảm
11
phủ thực vật trên lưu vực đưa ra các luận cứ khoa học phục vụ cho việc quản lý
thống nhất và tổng hợp nguồn nước ở lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai.
Sự hình thành dòng chảy bề mặt của hệ thống sông SG - ĐN phụ thuộc khá
nhiều vào điều kiện địa chất và địa hình trên lưu vực nên phần lớn các sông chảy
quanh co, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng lưu vực mà dòng chính có các hướng
khác nhau. Ngoài ra, điều kiện địa hình cũng hình thành nên các lưu vực sông ven
biển khá độc lập.
Do nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ và ĐBSCL, lại
tiếp giáp với thềm lục địa biển Đông nên địa hình lưu vực sông SG - ĐN vừa mang
đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của một đồng bằng, lại vừa
có nét đặc trưng của một vùng duyên hải. Nhìn tổng thể, lưu vực sông SG - ĐN có
địa hình nghiêng dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với độ dốc trung bình toàn lưu
vực là 4,6%. Đỉnh chung của khối địa hình này là cao nguyên Lang Biang Nam
Trường Sơn có độ cao khoảng 2.000 m và thấp dần cho tới khi gặp sông Vàm Cỏ có
độ cao từ 1 - 3 m. Càng lên phía Bắc và Đông Bắc, địa hình càng cao, mức độ chia
cắt từ trung bình đến mạnh. Mặc dù độ dốc bình quân của lưu vực chỉ đạt 4,6%
nhưng trên dòng chính sông Đồng Nai có nhiều thác ghềnh tạo nên tiềm năng thuỷ
điện rất lớn. Một cách tổng quát, có thể phân chia địa hình lưu vực sông SG - ĐN
thành 4 dạng hình thái như sau:
a) Địa hình rừng núi
Hầu hết thuộc cao nguyên Lâm Viên và Di Linh trong địa phận tỉnh Lâm
Đồng, một ít ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh và liền
một dãy với cao nguyên Nam Đắklắk. Có thể chia vùng này ra 3 loài địa hình riêng
Vùng núi ven các đồng bằng sát biển với những dãy núi nhỏ có địa hình cắt
xẻ mạnh.
Vùng núi bao quanh Đà Lạt nằm trên một nền cao nguyên có độ cao trung
bình 1200 - 1700 m, địa hình khá phức tạp với nhiều đồi cùng các lòng chảo nhỏ.
12
Đây là vùng của cao nguyên Lâm Viên, đỉnh mái nhà của lưu vực. Độ cao
tuyệt đối của vùng này là đỉnh Bidoup - 2287 m.
Vùng cao nguyên Nam Đắclắk có cao độ khoảng 600 - 1000 m và địa hình
thoải dần về phía Nam và Tây - Nam. Đây là vùng của cao nguyên Xnaro và một
phần của cao nguyên Di Linh.
b) Địa hình trung du
Vùng trung du bao bồm phần lớn các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình
Thuận, một phần tỉnh Tây Ninh và tp. HCM.
c) Địa hình đồng bằng
Phân bố chủ yếu trên lưu vực sông Vàm Cỏ, hạ lưu sông Đồng Nai, hạ lưu
sông Sài Gòn và thượng - trung lưu của một số lưu vực sông độc lập ven biển Đông
Nam Bộ.
Nguồn:Viên khoa học thủy lợi Miền Nam
Hình 1. 2 Bản đồ địa hình lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn
1.2.1.3. Hệ thống sông ngòi- kênh rạch
Nằm ở hạ lưu của lưu vực sông Đồng Nai nên xét về mặt thuỷ văn, dòng
13
chảy trong khu vực luôn chịu tác động mạnh bởi chế độ thuỷ văn thượng lưu trong
lưu vực cũng như các hoạt động phát triển liên quan như xây dựng hồ chứa, kiểm
soát lũ, lấy tưới…
a. Dòng chính sông Sài Gòn:
Bắt nguồn từ vùng đồi núi cao thuộc Campuchia và huyện Lộc Ninh (Bình
Phước) chảy qua các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh
rồi nhập vào sông Đồng Nai tại Tân Thuận (Q7, Tp. HCM). Sông có chiều dài
khoảng 280km, diện tích lưu vực 5.105km
P
2
P trong đó phần đất Việt Nam là
4.550kmP
2
P. Hiện tại trên sông đã xây dựng công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng để tưới cho
diện tích canh tác của lưu vực và lưu vực sông Vàm Cỏ Đông thuộc 2 tỉnh Tây Ninh
và Tp. HCM. Đoạn sông từ sau đập hồ Dầu Tiếng về tới cửa sông có bề rộng biến
đổi từ 150m ÷ 350m, độ sâu từ 10m ÷ 20m, độ dốc lòng sông từ 0,005 ÷ 0,0001.
b. Sông Đồng Nai:
Là sông lớn nhất vùng Đông Nam Bộ có nguồn nước dồi dào vừa làm nhiệm
vụ cung cấp nước tưới, dân sinh, công nghiệp vừa làm nhiệm vụ tiêu thoát nước cho
khu vực. Sông Đồng Nai có tổng chiều dài 628km diện tích lưu vực khoảng
40.683kmP
2
P, đoạn chảy qua vùng hạ lưu từ sau thác Trị An đến cửa sông dài khoảng
150km, bề rộng sông biến đổi từ 600m ÷ 2.000m, sâu từ 15m ÷ 25m, độ dốc nhỏ
hơn 0,0001. Hiện tại chế độ dòng chảy cửa sông có nhiều sự thay đổi do trên dòng
chính đã xây dựng công trình thủy điện Trị An.
c. Sông Vàm Cỏ:
Là một chi lưu được hợp thành từ hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây đổ
vào sông Đồng Nai tại Vàm Láng gần cửa Soài Rạp. Sông Vàm Cỏ Đông có diện
tích hứng nước 6.300km
P
2
P, chiều dài 283km, bề rộng sông biến đổi từ 200m ÷ 300m,
sâu từ 15m ÷ 20m, độ dốc nhỏ hơn 0,0001. Đây là con sông làm nhiệm vụ tưới tiêu
kết hợp chảy qua phía Tây Bắc và Tây Nam của Tp. Hồ Chí Minh. Sông Vàm Cỏ
Tây có diện tích lưu vực 6.000kmP
2
P dài 235km. Trong những năm gần đây do xây
dựng một số kênh ngang lấy nước từ sông Tiền nên trong mùa lũ sông Vàm Cỏ chịu
nhiều ảnh hưởng của lũ sông Tiền tràn qua.
d. Sông Bé:
Là phụ lưu lớn nhất của sông Đồng Nai có diện tích lưu vực tính đến cửa sông
là 7.650kmP
2
P, sông bắt nguồn từ cao nguyên Đắklắk, chảy theo hướng Đông Bắc -
Tây Nam đi qua các tỉnh Đắklắk, Bình Phước, Đồng Nai và Bình Dương. Hiện nay
14
trên sông đã và đang xây dựng các nhà máy thủy điện như: Thác Mơ, Cần Đơn,
công trình Phước Hoà cũng đang chuẩn bị xây dựng.
e. Hệ thống kênh rạch khu vực Tp. HCM
(1) Rạch Bến Nghé – Tàu Hũ, Kênh Đôi, Kênh Tẻ:
Song song với nhau một đầu nối với sông Sài Gòn bằng hai rạch: Bến Nghé và
Kênh Tẻ đầu kia nối với sông Bến Lức (Chợ Đệm) bằng kênh Tàu Hũ và kênh Đôi.
Giữa kênh Tàu Hũ và kênh Đôi được nối với nhau bằng 4 kênh ngang số 1, 2, 3, 4,
cầu Chữ Y là giao điểm của 4 kênh rạch (Kênh Đôi, Kênh Tàu Hũ, Kênh Tẻ và rạch
Bến Nghé). Diện tích lưu vực của 2 rạch này là 5,559ha. Hiện tại đây là nơi tiếp
nhận nguồn nước thải chưa qua xử lý khá lớn từ phía Bắc Tp. Hồ Chí Minh đổ ra.
Do chịu tác động của dòng chảy thượng nguồn và dòng triều nên tạo nên tại khu
vực này vùng giáp nước.
(2) Rạch Nhiêu Lộc - Thị Nghè:
Đây là rạch cụt, xuất phát từ khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, chảy qua các
quận Tân Bình, Q3,Q1 và quận Bình Thạnh rồi đổ ra sông Sài Gòn tại xưởng đóng
tàu Ba Son, diện tích lưu vực khoảng 3,324ha.
(3) Kênh Thày Cai - An Hạ - Rạch Tra:
Đây là hệ thống kênh rạch nối liền giữa 2 sông Vàm Cỏ Đông và Sài Gòn theo
hướng rạch Trảng bàng và kênh Xáng lớn. Kênh Thày Cai có chiều dài 43,3km (cả
rạch Trảng bàng), kênh An Hạ có chiều dài 17km, và rạch Tra dài 11km.
(4) Rạch Bến Mương - Láng The:
Đây là rạch bắt nguồn từ vùng ranh giới giữa Tây Ninh và Tp. Hồ Chí Minh,
chảy qua trung tâm huyện Củ Chi rồi đổ vào sông Sài Gòn tại xã Phú Hòa Đông,
chiều dài rạch khoảng 20km.
(5) Sông Thị Tính:
Là chi lưu lớn nhất của sông Sài Gòn bắt nguồn từ các nhánh suối phía nam
huyện Bình Long (Bình Phước) và phía tây huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) với
diện tích lưu vực khoảng 1.000km
P
2
P. Địa hình sông có hình lòng máng, sông có độ
dốc nhỏ, phía hạ lưu chịu ảnh hưởng của thủy triều.
(6) Rạch Chiếc - Rạch Trau Trảu:
Đây là hệ thống rạch nối liền giữa sông Tắc và sông Sài Gòn với chiều dài
tổng khoảng 11km.
15
Bảng 1. 1: Hệ thống sông, kênh, rạch vùng dự án
TT Tên sông, kênh Dài (m) TT Tên sông, kênh
Dài
(m)
Mạng lưới sông chính (878.030 m)
1
S. Sài Gòn
132000
10
S.Đồng Nai 5 (phân lưu)
5800
2
S.Thị Tính
30800
11
S.Vàm Cỏ
195600
3
S. Thị Tính nhánh
12800
12
S. Vàm Cỏ Tây
95000
4
S.Bé
93000
13
S.Lòng tàu
45000
5
S.Đồng Nai
160000
14
S. Thi Vải
18000
6
S.Đồng Nai1 (phân lưu)
5200
15
S. Cô Gia
16000
7
S.Đồng Nai2 (phân lưu)
2900
16
R. Tắc Cua
16000
8
S.Đồng Nai3 (phân lưu)
8430
17
S. Dừa
10500
9
S.Đồng Nai4 (phân lưu)
6000
18
S. Đồng Tranh
25000
Mạng lưới kênh rạch vùng phía Nam thành phố (519.400 m)
1
Rạch Chiếc
12000
34
R. Thày Cai
35000
2
Sông Tắc
13400
35
K. An Hạ
14800
3
S. Ông Nhiêu
17000
36
K. Xáng
12000
4
R. Gò Công
13000
37
K. Ngang
12000
5
R. Bà Cua
7000
38
Kênh C
10000
6
R. Kỳ Hà
7000
39
Kênh A
7500
7
R. Giồng Ông Tố
5600
40
Kênh B
7500
8
R. Thủ Đức
3500
41
K.Bến Mương-Láng The
24500
9
R. Gò Dưa
6000
42
R. Ông Lớn
13000
10
R. Chú Cúa
1250
43
R. Cần Giuộc
11000
11
R. Ông huyện
2000
44
R. Xóm Củi
6400
12
R. Mười Lến
1500
45
R. Bà Lào
8000
13
R. Dinh Thuận
2200
46
R. Đỉa - Phú Xuân
9000
14
R. Thi Đua 2400
47
R.Mương Chuối- Phước
Kiểng
9500
15
R. Bà Đội
1850
48
R. Rơi - R. Kinh
8500
16
R. Cây Điệp
2550
49
R. Dừa - R. Giồng
13000
17
R. Vàm Thầy
1900
50
R. Đước
2600
18
R. Dứa
8600
51
R. Móc Keo
7400
16
TT Tên sông, kênh Dài (m) TT Tên sông, kênh
Dài
(m)
19
R. Nhum
2100
52
R. Móc Kéo Lớn
3200
20
R. Bà Hồng
3650
53
Rạch Đước
2700
21
R. Rõng Gòn - Cầu Đình
4500
54
R. Tắc Bức Mây
4600
22
R. Rõng Tùng - Ông
Đụng 4000
55 R. Thiềng Liềng 7300
23
R. Rõng Sơ Rơ-Trùm
Bích 3300
56 R. Cá Nhám 8200
24
R. Rõng Tùng - Ba Thôn
4000
57
S. Cá Nhám
3600
25
R. Sâu
3400
58
S. Thêu
6200
26
R. Tám Thu - Giao Khẩu
3500
59
R. Ghềnh Hào Lớn
4000
27
R. Đất Sét
2500
60
R. Cá Nhám Bé
3200
28
R. Tư Trang 2
2100
61
R. Cá Nháp Lớn
4600
29
R. Tư Trang
2200
62
R. Nhiêu Lộc - Thị Nghè
9300
30
R. Cầu Kinh - R. Gia
2300
63
R. Tân Hóa - Lò Gốm
7800
31
R. Cầu Đò
1800
64
R. Tầu Hũ - Bến Nghé
25400
32
R. Ông Học
1100
65
R. Cầu Bông
5500
33
R. Tra
30000
66
R.Tham Lương - Bến Cát
32900
(Nguồn: Viện KHTL Miền Nam)
Bảng 1. 2: Đặc trưng hình thái lưu vực sông
STT S«ng L (Km) FR
lv
R (kmP
2
P) H R
tb
R(m) J % B tb (m)
D
km/kmP
2
1 §ång Nai 635 37400 470 4.6 98.0 0.64
2 Sµi Gßn 256 5010 - - 29.0 0.39
3 Vµm Cá 218 6820 - - 34.0 0.49
1.2.1.4 . Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn
HLĐNSG có khá nhiều trạm mực nước. Tuy nhiên, chất lượng và số năm quan
trắc không đều. Trạm Vũng Tàu được xem là trạm mực nước ven biển duy nhất
phần hạ lưu, do ít chịu ảnh hưởng của các biến động dòng chảy từ đất liền nên được
17
xem là trạm biên cho yếu tố thuần triều. Các trạm Phú An trên sông Sài Gòn, Nhà
Bè, Biên Hòa trên sông Đồng Nai, Gò Dầu Hạ, Bến Lức trên sông Vàm Cỏ Đông,
được xem là các trạm đo dài năm trên sông chính. Ngoài ra, trên các sông này cũng
còn một vài trạm khác ngắn tài liệu hơn và một số trạm được bố trí trên các kênh
rạch nội đồng.
Bảng 1. 3: Danh sách trạm mực nước hạ lưu sông Đồng Nai Sài Gòn
TT
Trạm Sông / Kênh Thời kỳ quan trắc
1
Phú An
Sài Gòn
1942-1943; 1949- đến nay
2
Lái Thiêu
Sài Gòn
1984- đến nay
3
Bình Dương
Sài Gòn
1966- đến nay
4
Dầu Tiếng
Sài Gòn
1977-1979
5
Nhà Bè
Đồng Nai
1982- đến nay
6
Cát Lái
Đồng Nai
1982-2007
7
Biên Hòa
Đồng Nai
1960-1967;1969-1975;1977- đến nay
8
Tân Định
Đồng Nai
1977-1986
9
Long Đại
Đồng Nai
1984-1985
10
Gò Dầu Hạ
Vàm Cỏ Đông
1963- đến nay
11
Hiệp Hòa
Vàm Cỏ Đông
1982- đến nay
12
Xuân Khánh
Vàm Cỏ Đông
1982-1985
13
Bến Lức
Vàm Cỏ Đông
1961-1966;1974-1975;1976.1981-đến nay
14
Tân An
Vàm Cỏ Tây
1940-1975;1976- đến nay
15
Cầu Nổi
Vàm Cỏ
1982-1985;1994 - đến nay
16
Cần Giuộc
Rạch Chanh
1982-1983
17
Vũng Tàu
Ven biển
1955-1965;1972-1975;1982 đến nay
18
Lê Minh Xuân
An Hạ
1982-1985
19
Cầu Bông
Xáng
1982-1985
20
Bến Đá
Rạch Cát
1990
Nguồn : Viện Khoa học Thủy lợi Miền nam
Đa số các trạm mực nước phần hạ lưu có cao độ chính thức theo hệ thống
Quốc gia. Trong báo cáo này, mực nước được sử dụng theo hệ cao độ Hòn Dấu,
thấp hơn hệ cao độ Mũi Nai (Hà Tiên) 167 mm.
1.2.1.5 . Đặc điểm thủy văn
18
a. Dòng chảy năm
Mùa dòng chảy trên lưu vực sông Đồng Nai –Sài Gòn (LVSDNSG) biến động
phức tạp theo thời gian và không gian do biến động của mùa mưa và chụi ảnh
hưởng của chế độ vận hành các hồ chứa phía thượng nguồn.
. Theo thời gian, dòng chảy được phân chia thành hai mùa rõ rệt, với mùa lũ
thường chậm hơn mùa mưa 1-2 tháng và mùa kiệt trùng với mùa khô. Hàng năm,
mùa lũ bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, kéo dài 6 tháng. Tuy nhiên,
thời gian này không đều ở từng vùng. Mùa kiệt thường duy trì trong khoảng từ
tháng XII-V, với tháng kiệt nhất rơi vào tháng III hoặc IV, thậm chí tháng V . Tùy
cấp diện tích lưu vực nhưng nhìn chung sự chênh lệch dòng chảy lũ-kiệt rất lớn từ
5-20 lần thậm chí hơn. Sự chênh lệch giữa ngày kiệt nhất và lũ cao nhất vì thế càng
lớn hơn nhiều từ 50-200 lần thậm chí 500 lần. Sự phân hóa mạnh mẽ giữa dòng
chảy hai mùa dẫn đến hướng khai thác nguồn nước trên toàn lưu vực là phải bằng
các hồ chứa điều tiết có chu kỳ dài, ít ra là điều tiết năm. Một hệ thống khai thác
kiểu bậc thang trên hệ thống sông là rất có lợi về mặt sử dụng tài nguyên nước.
Theo không gian, cũng như chế độ mưa, chế độ dòng chảy trên lưu vực cũng
có sự phân hóa rất sâu sắc. Mô đun dòng chảy trung bình toàn LVSĐN khoảng 25
l/s.km
P
2
P, tương đương lớp dòng chảy 805 mm, trên tổng lớp nước mưa trung bình
1.950 mm, đạt hệ số dòng chảy 0,40, thuộc loại có dòng chảy trung bình của nước
ta
.
Nguồn: Viên KHTL Miền Nam
Hình 1. 3: Mô đun dòng chảy trung bình nhiều năm LVSĐN
19