Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng tổng hợp và hiệu quả nguồn nước lưu vực sông hương trong điều kiện biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
----------------------------

NGUYỄN VĂN MUÔN

“NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
SỬ DỤNG TỔNG HỢP VÀ HIỆU QUẢ
NGUỒN NƯỚC LƯU VỰC SƠNG HƯƠNG
TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU”

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
----------------------------

NGUYỄN VĂN MUÔN

“NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
SỬ DỤNG TỔNG HỢP VÀ HIỆU QUẢ
NGUỒN NƯỚC LƯU VỰC SƠNG HƯƠNG
TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU”


Chun ngành: Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước
Mã số: 60-62-30
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. NGUYỄN THU HIỀN
2. PGS. TS. LÊ THỊ NGUYÊN

Hà Nội - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, các kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và rõ ràng.
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2013
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Muôn


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, ngồi những nỗ lực của bản thân,
tơi cịn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía các thầy cô, các anh chị trong Khoa Kỹ
thuật Tài nguyên nước - Trường Đại học Thủy lợi, các anh chị làm việc tại Phịng Mơ
hình và Chuyển giao cơng nghệ - Viện Địa lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam và các đồng nghiệp tại Trung tâm Thông tin, dữ liệu biển và hải đảo - Tổng cục
Biển và Hải đảo Việt Nam. Đặc biệt là sự tận tình hướng dẫn của cơ PGS. TS. Nguyễn
Thu Hiền và PGS. TS. Lê Thị Nguyên.
Đến nay, luận văn đã hồn thành, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến các thầy
cô, các anh chị và các bạn đã tận tình giúp đỡ. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn chân

thành và sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Thu Hiền và PGS. TS. Lê Thị Nguyên, hai Cô đã
định hướng đề tài nghiên cứu và tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian thực hiện luận
văn.
Mặc dù tơi đã có nhiều cố gắng hồn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt huyết và
năng lực của mình, tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
những đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn.
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2013
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Muôn


Nguyễn Văn Muôn

Trang 1

Lớp CH19Q

MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ........................................................ 4
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 9
1.1. Nghiên cứu sử dụng tài nguyên nước trên thế giới ................................... 9
1.1.1. Sử dụng tài nguyên nước trên thế giới .................................................... 9
1.1.2. Quản lý tổng hợp nguồn nước trên thế giới ............................................ 9
1.2. Nghiên cứu sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam ................................... 11
1.2.1. Tài nguyên nước Việt Nam .................................................................. 11
1.2.2. Quản lý tổng hợp nguồn nước ở Việt Nam ........................................... 13
1.2.3. Nhận xét về tình hình sử dụng nước hiện nay ....................................... 15

1.3. Tổng quan về biến đổi khí hậu và các kịch bản biến đổi khí hậu ........... 16
1.3.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu ............................................................. 16
1.3.2. Kịch bản biến đổi khí hậu trong thế kỷ 21 ............................................ 18
1.3.3. Lựa chọn kịch bản biến đổi khí hậu để tính tốn................................... 20
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ........................... 22
LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG ................................................................................ 22
2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên ........................................................................... 22
2.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................... 22
2.1.2. Địa hình, địa mạo ................................................................................. 24
2.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng ............................................................................ 25
2.1.4. Thảm phủ thực vật ............................................................................... 26
2.1.5. Đặc điểm khí hậu ................................................................................. 27
2.1.6. Đặc điểm thủy văn ............................................................................... 29
2.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội........................................................................ 30
2.2.1. Dân số .................................................................................................. 30
2.2.2. Cơ cấu kinh tế ...................................................................................... 30
2.2.3. Hiện trạng các ngành kinh tế ................................................................ 30
2.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông Hương .......... 34
2.3.1. Mục tiêu phát triển ............................................................................... 34
2.3.2. Định hướng ưu tiên phát triển đến năm 2020 ........................................ 35
2.3.3. Dân số, lao động .................................................................................. 36
2.3.4. Định hướng phát triển các ngành .......................................................... 36
2.4. Quan điểm phát triển thủy lợi .................................................................. 37
CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH TÍNH TỐN CÂN BẰNG NƯỚC VÀ LỰA CHỌN
MƠ HÌNH TÍNH TỐN CHO KHU VỰC NGHIÊN CỨU.............................. 38
3.1. Giới thiệu một số mơ hình tính tốn cân bằng nước ............................... 38
3.1.1. Hệ thống mơ hình GIBSI ..................................................................... 38
3.1.2. Bộ mơ hình lưu vực (của Ủy hội sơng Mê Kơng ) ................................ 39
3.1.3. Mơ hình BASINS ................................................................................. 40
3.1.4. Mơ hình hệ thống đánh giá và phát triển nguồn nước WEAP ............... 41

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


Nguyễn Văn Mn

Trang 2

Lớp CH19Q

3.1.5. Bộ mơ mình MIKE (DHI) và mơ hình MIKE BASIN .......................... 42
3.1.6. Nhận xét và lựa chọn mơ hình tính tốn ............................................... 43
3.2. Giới thiệu mơ hình MIKE BASIN............................................................ 43
3.2.1. Giới thiệu chung .................................................................................. 43
3.2.2. Cơ sở lý thuyết của mơ hình Mike Basin .............................................. 46
3.2.3. Các mô đun trong Mike Basin .............................................................. 47
3.2.4. Số liệu đầu vào của mơ hình................................................................. 49
3.2.5. Kết quả của mơ hình ............................................................................ 50
CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TỔNG
HỢP VÀ HIỆU QUẢ NGUỒN NƯỚC LƯU VỰC............................................ 51
SÔNG HƯƠNG ................................................................................................... 51
4.1. Hiện trạng sử dụng nước trên lưu vực sông Hương ................................ 51
4.1.1. Hiện trạng sử dụng nước cho sinh hoạt................................................. 51
4.1.2. Hiện trạng sử dụng nước trong công nghiệp ......................................... 51
4.1.3. Hiện trạng sử dụng nước trong nông nghiệp ......................................... 52
4.1.4. Hiện trạng sử dụng nước cho nuôi trồng thủy sản ................................. 52
4.1.5. Hiện trạng sử dụng nước cho du lịch .................................................... 53
4.1.6. Hiện trạng sử dụng nước cho giao thông thủy ...................................... 53
4.1.7. Hiện trạng sử dụng nước cho thủy điện ................................................ 53

4.2. Áp dụng mơ hình MIKE BASIN tính tốn cân bằng nước lưu vực sơng
Hương............................................................................................................... 54
4.2.1. Tài liệu dùng cho tính tốn ................................................................... 54
4.2.2. Phân vùng tính tốn.............................................................................. 54
4.2.3. Sơ đồ tính tốn cân bằng nước lưu vực sơng Hương............................. 57
4.2.4. Tính tốn dịng chảy đến tại các tiểu khu .............................................. 57
4.2.5. Tính tốn nhu cầu dùng nước tại các tiểu khu....................................... 59
4.2.6. Kết quả tính tốn cân bằng nước hiện trạng 2011 ................................. 64
4.3. Tính tốn cân bằng nước hệ thống lưu vực sông Hương theo quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và kịch bản biến đổi khí hậu ........ 70
4.3.1. Tính tốn cân bằng nước theo các kịch bản .......................................... 70
4.3.2. Phân tích kết quả tính tốn ................................................................... 71
4.3.3. Đánh giá chung .................................................................................... 79
4.4. Đề xuất các giải pháp sử dụng tổng hợp và hiệu quả nguồn nước ......... 81
4.4.1. Giải pháp phi công trình ....................................................................... 81
4.4.2. Giải pháp cơng trình ............................................................................. 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 88
PHỤ LỤC............................................................................................................. 90

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


Nguyễn Văn Mn

Trang 3

Lớp CH19Q


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

CROPWAT Mơ hình tính nhu cầu nước tưới của cây trồng theo chỉ tiêu sinh thái
GIBSI

Bộ mơ hình tổng hợp của Canada (Gestion Intégrée des Bassins
versants à l’aide d’un Système Informatisé)

IPCC

Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovemental Panel on
Climate Change)

IQQM

Mơ hình mơ phỏng nguồn nước

ISIS

Mơ hình thủy động lực học (Interactive Spectral Interpretation
System)

KT - XH

Kinh tế - xã hội


LHQ

Liên hợp quốc

MIKE

Bộ mơ hình thủy lực và thủy văn lưu vực Viện Thủy lực Đan Mạch

NAM

Mơ hình dịng chảy của Đan Mạch (Nedbor Afstromning Model)

NBD

Nước biển dâng

QUAL2E

Mơ hình chất lượng nước (Water Quality version 2E)

SSARR

Mơ hình hệ thống diễn tốn dịng chảy của Mỹ (Streamflow
Synthesis and Reservoir Regulation)

SWAT

Mơ hình mơ phỏng dịng chảy mặt qua độ ẩm đất (Soil and Water
Assessment Tool)


TANK

Mơ hình bể chứa của Nhật Bản

TNN

Tài ngun nước

WEAP

Mơ hình hệ thống đánh giá và phát triển nguồn nước (Water
Evaluation and Planning System)

WUP

Chương trình sử dụng nước

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


Nguyễn Văn Mn

Trang 4

Lớp CH19Q

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng biểu

STT

Ký hiệu

Tên bảng
Mức tăng nhiệt độ ( C) trung bình của Thừa Thiên
Huế so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải
trung bình (B2)
Mức tăng nhiệt độ (0C) trung bình so với thời kỳ 1980
- 1999 theo kịch bản phát thải cao (A2)
Mức thay đổi (%) lượng mưa của Thừa Thiên Huế so
với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung
bình (B2)
Mức thay đổi (%) lượng mưa năm so với thời kỳ 1980
- 1999 theo kịch bản phát thải cao (A2)
Nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình
(cm)
Nước biển dâng theo kịch bản phát thải cao (cm)
Nhiệt độ khơng khí trung bình nhiều năm (2007 - 2011)
trên lưu vực sơng Hương (oC)
Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm (2007 - 2011)
trên lưu vực sơng Hương (%)
Tốc độ gió trung bình nhiều năm (2007 - 2011) trên lưu
vực sông Hương (m/s)
Lượng bốc hơi Piche (mm) trung bình nhiều năm
(2007 - 2011) trên lưu vực sông Hương
Dân số các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế năm
2011
Diễn biến diện tích gieo trồng các loại cây trồng qua
các năm

Biến động diện tích cây lương thực có hạt phân theo
huyện
Diễn biến đàn gia súc, gia cầm qua các năm
Diễn biến diện tích ni trồng thuỷ sản qua các năm
Phân vùng và khu sử dụng nước trên lưu vực sơng
Hương
Kết quả tính tốn lưu lượng trung bình tháng theo
từng vùng
Định mức sử dụng nước sinh hoạt
Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt tại các vùng sử
dụng nước
Định mức sử dụng nước trong chăn nuôi

Trang

0

1

Bảng 1.1

2

Bảng 1.2

3

Bảng 1.3

4


Bảng 1.4

5

Bảng 1.5

6

Bảng 1.6

7

Bảng 2.1

8

Bảng 2.2

9

Bảng 2.3

10

Bảng 2.4

11

Bảng 2.5


12

Bảng 2.6

13

Bảng 2.7

14
15

Bảng 2.8
Bảng 2.9

16

Bảng 4.1

17

Bảng 4.2

18

Bảng 4.3

19

Bảng 4.4


20

Bảng 4.5

Luận văn thạc sĩ

21
21
21
21
21
21
27
28
28
28
30
31
31
32
32
56
59
59
60
60

Chuyên ngành Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước



Nguyễn Văn Muôn

STT

Ký hiệu

21

Bảng 4.6

22

Bảng 4.7

23

Bảng 4.8

24

Bảng 4.9

25

Bảng 4.10

26

Bảng 4.11


27

Bảng 4.12

28

Bảng 4.13

29

Bảng 4.14

30

Bảng 4.15

31

Bảng 4.16

32

Bảng 4.17

33

Bảng 4.18

34


Bảng 4.19

35

Bảng 4.20

36

Bảng 4.21

37

Bảng 4.22

38

Bảng 4.23

Luận văn thạc sĩ

Trang 5

Lớp CH19Q

Tên bảng
Nhu cầu dùng nước cho chăn nuôi tại các vùng
sử dụng nước
Nhu cầu nước tưới tại các vùng sử dụng nước
Nhu cầu dùng nước cho công nghiệp tại các vùng

sử dụng nước
Nhu cầu dùng nước cho thủy sản tại các vùng sử
dụng nước
Nhu cầu dùng nước cho thương mại, dịch vụ và
du lịch
Tổng lượng nước yêu cầu hiện trạng tại các vùng
sử dụng nước
Tổng lượng nước yêu cầu tại các vùng sử dụng
nước đến năm 2020
Tính tốn cân bằng nước vùng thượng lưu và
trung lưu sơng Bồ
Tính tốn cân bằng nước vùng hạ lưu sơng Bồ và
Bắc sơng Hương
Tính tốn cân bằng nước vùng thượng lưu sơng
Hương
Tính tốn cân bằng nước vùng Nam sơng Hương
Tính tốn cân bằng nước vùng lưu vực sơng
Nơng
Tính tốn cân bằng nước vùng lưu vực sơng
Truồi và ven đầm phá
Tính tốn cân bằng nước vùng thượng lưu và
trung lưu sông Bồ đến năm 2020 theo kịch bản
phát thải trung bình (B2)
Tính tốn cân bằng nước vùng thượng lưu và
trung lưu sông Bồ đến năm 2020 theo kịch bản
phát thải trung bình (A2)
Tính tốn cân bằng nước vùng hạ lưu sông Bồ và
Bắc sông Hương đến năm 2020 theo kịch bản
phát thải trung bình (B2)
Tính tốn cân bằng nước vùng hạ lưu sông Bồ và

Bắc sông Hương đến năm 2020 theo kịch bản
phát thải cao (A2)
Tính tốn cân bằng nước vùng thượng lưu sông
Hương đến năm 2020 theo kịch bản phát thải
trung bình (B2)

Trang
61
61
62
63
63
64
64
66
67
68
69
69
70
72

72

73

74

75


Chuyên ngành Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


Nguyễn Văn Muôn

STT

Ký hiệu

39

Bảng 4.24

40

Bảng 4.25

41

Bảng 4.26

42

Bảng 4.27

43

Bảng 4.28

44


Bảng 4.29

45

Bảng 4.30

Trang 6

Lớp CH19Q

Tên bảng
Tính tốn cân bằng nước vùng thượng lưu sông
Hương đến năm 2020 theo kịch bản phát thải cao
(A2)
Tính tốn cân bằng nước vùng Nam sơng Hương
đến năm 2020 theo kịch bản phát thải trung bình
(B2)
Tính tốn cân bằng nước vùng Nam sông
Hươngđến năm 2020 theo kịch bản phát thải cao
(A2)
Tính tốn cân bằng nước vùng lưu vực sơng
Nơngđến năm 2020 theo kịch bản phát thải trung
bình (B2)
Tính tốn cân bằng nước vùng lưu vực sơng
Nơng đến năm 2020 theo kịch bản phát thải cao
(A2)
Tính tốn cân bằng nước vùng lưu vực sông
Truồi và ven đầm phá đến năm 2020 theo kịch
bản phát thải trung bình (B2)

Tính tốn cân bằng nước vùng lưu vực sông
Truồi và ven đầm phá đến năm 2020 theo kịch
bản phát thải cao (A2)

Trang

Tên hình
Vị trí lưu vực sơng Hương trên bản đồ hành
chính tỉnh Thừa Thiên Huế
Sơ đồ lập mơ hình phân bổ nước của Mike Basin
Phân vùng và khu sử dụng nước trên lưu vực
sơng Hương
Sơ đồ tính tốn cân bằng nước hiện trạng năm
2011
Nhu cầu nước hiện trạng và quy hoạch đến năm
2020

Trang

76

77

78

78

79

79


79

Hình vẽ
STT

Ký hiệu

1

Hình 2.1

2

Hình 3.1

3

Hình 4.1

4

Hình 4.2

5

Hình 4.3

Luận văn thạc sĩ


23
45
56
57
65

Chuyên ngành Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


Nguyễn Văn Mn

Trang 7

Lớp CH19Q

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sông Hương với chiều dài 128 km, là con sông lớn nhất tỉnh Thừa Thiên
Huế. Lưu vực sông Hương nằm ở vị trí trung tâm và bao trùm phần lớn lãnh thổ
thành phố Huế, chiếm 67% diện tích tự nhiên, 68% về dân số và đóng góp 70 - 80%
giá trị gia tăng trong GDP, trên 80% giá trị gia tăng công nghiệp và 60 - 70% giá trị
xuất khẩu của tồn tỉnh.
Lưu vực sơng Hương bao gồm các huyện: Nam Đông, Hương Thủy, Hương
Trà, Phong Điền, thành phố Huế và một phần thuộc các huyện A Lưới, Quảng Điền,
Phú Vang và Phú Lộc. Đây là vùng có địa hình phức tạp, bao gồm: núi cao, núi
thấp, gị đồi, đồng bằng, đầm phá và cồn cát ven biển. Hệ thống sơng Hương gồm 3
nhánh chính: sơng Tả Trạch, sơng Hữu Trạch và sông Bồ đổ xuống đồng bằng qua
đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, rồi đổ ra Biển Đông qua cửa Thuận An và Tư Hiền.
Lưu vực sông Hương là nguồn cung cấp nước quan trọng cho hầu hết các ngành
kinh tế, các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân Thừa Thiên Huế.

Hiện nay, với tốc độ tăng trưởng nhanh, nền kinh tế trên lưu vực đang phát
triển theo xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông
nghiệp nên nguồn nước đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng cả về chất và lượng.
Do đó, việc đánh giá tiềm năng nguồn nước của lưu vực sông Hương và cân
đối nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế nói riêng và các đối tượng dùng nước
nói chung là rất cấp thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra như hiện nay.
Việc lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng tổng hợp
và hiệu quả nguồn nước lưu vực sông Hương trong điều kiện biến đổi khí hậu”
là một vấn đề hết sức thiết thực, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn.
2. Mục tiêu của đề tài
Đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng tổng hợp và hiệu quả nguồn nước
trên lưu vực sơng Hương trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay.

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


Nguyễn Văn Muôn

Trang 8

Lớp CH19Q

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hộ sử dụng nước, nhu cầu sử dụng
nước của các ngành kinh tế trên phạm vi lưu vực sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của luận văn:
- Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.

- Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực sông Hương.
- Giới thiệu mô hình tính tốn cân bằng nước lưu vực.
- Tính tốn cân bằng nước lưu vực sơng Hương bằng mơ hình MIKE
BASIN.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng tổng hợp và hiệu quả nguồn
nước lưu vực sông Hương.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận của luận văn là kế thừa có chọn lọc, bổ sung và tiếp cận hệ
thống.
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp kế thừa tài liệu và kết quả nghiên cứu đã có.
- Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu liên quan.
- Phương pháp phân tích, xử lý, đánh giá số liệu.
- Phương pháp sử dụng mơ hình tốn: Sử dụng mơ hình MIKE BASIN để
tính tốn cân bằng nước cho các tiểu vùng thuộc lưu vực sông Hương cho hiện tại
và tương lai theo các kịch bản tính tốn trong điều kiện biến đổi khí hậu đến năm
2020.

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


Nguyễn Văn Muôn

Trang 9

Lớp CH19Q

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Nghiên cứu sử dụng tài nguyên nước trên thế giới
1.1.1. Sử dụng tài nguyên nước trên thế giới
Nghiên cứu sử dụng tài nguyên nước (TNN) từ lâu đã trở thành hướng
nghiên cứu quan trọng của nhiều ngành khoa học, nhất là khoa học địa lý. Trong
nghiên cứu lập kế hoạch và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) theo
lãnh thổ và tổ chức lãnh thổ, thì đánh giá TNN là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Việc
nghiên cứu sử dụng TNN đã có những bước chuyển biến lớn trong thời gian qua.
Trước đây, cùng với sự hiểu biết về chu trình tuần hồn nước trong tự nhiên
(mưa - bốc hơi - dịng chảy) và nhu cầu sử dụng nước rất nhỏ, con người đã coi
nước như một dạng tài nguyên vô hạn. Trong thời kỳ này, con người tập trung khả
năng của mình vào cơng cuộc chống lại lượng nước thừa trong mùa lũ. Vấn đề sử
dụng nước chủ yếu tập trung vào việc xây dựng các cơng trình khai thác nước trên
sông nhằm cấp nước cho ngành nông nghiệp và các khu vực đô thị... Việc nghiên
cứu sử dụng TNN bấy giờ tập trung kiểm kê, đánh giá và đưa ra các giải pháp sử
dụng nước theo nhu cầu sử dụng bằng các cơng trình cung cấp nước (nhà máy nước,
giếng, hồ chứa, trạm bơm, kênh mương, đường ống...). Nhìn chung vấn đề về chất
lượng môi trường nước hầu như chưa được quan tâm.
1.1.2. Quản lý tổng hợp nguồn nước trên thế giới
Khi con người khai thác, sử dụng TNN ở quy mô lớn, cùng với công nghệ hiện
đại bên cạnh việc tạo ra lượng hàng hóa lớn là lượng chất thải tương đương đổ vào mơi
trường thì TNN bắt đầu suy thoái. Việc nghiên cứu khai thác gắn liền với bảo vệ TNN
bắt đầu được đề cập đến. Năm 1977, lần đầu tiên LHQ đưa vấn đề Nước lên diễn đàn
quốc tế. Tại Hội nghị Mar Del Plata (Argentina) đã nhấn mạnh về vấn đề quy hoạch
nước sạch và vệ sinh, và lấy thập kỷ 80 là “Thập kỷ Quốc tế nước sạch và Vệ sinh”.
Năm 1987: LHQ đưa ra khái niệm và tiêu chí về “phát triển bền vững”.
Năm 1992: Hội nghị Thượng đỉnh Rio de Janeiro thông qua Agenda 21,
trong đó chương 18 nói về nước, dựa trên cơ sở 4 nguyên tắc Dublin về nước và

Luận văn thạc sĩ


Chuyên ngành Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


Nguyễn Văn Muôn

Trang 10

Lớp CH19Q

phát triển bền vững.
Năm 1996 ra đời hai tổ chức, trung tâm hoạt động quốc tế về nước. Đó là:
1. Hội đồng nước thế giới (World Water Council - WWC) là nơi tập hợp các
nghiên cứu mang tính lý luận.
2. Cộng tác vì Nước tồn cầu (Global Water Partership - GWP) là mạng lưới
hoạt động nhằm đưa các nguyên tắc Dublin vào thực tiễn.
Hai tổ chức này đã thống nhất chọn Quản lý tổng hợp TNN là cách tiếp cận
tổng quát để thực hiện 4 nguyên tắc Dublin.
Tháng 3 năm 2000 - GWP đưa ra định nghĩa quản lý tổng hợp TNN là: “Một
quá trình đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý TNN, đất và các tài nguyên liên
quan, sao cho tối đa hóa các lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách cơng bằng
mà khơng phương hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu”. Diễn đàn
Nước thế giới lần thứ 2 - La Hague thông qua Tầm nhìn an ninh Nước thế giới và
khung hành động Nước cho mọi người.
Tháng 7 năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất Johannesburg đặt Nước
lên hàng đầu trong 5 ưu tiên (WEHAB).
Tháng 3 năm 2003, Diễn đàn nước thế giới lần thứ 3 - Kyoto nhấn mạnh 3 chiến
lược trong quản lý tổng hợp TNN: Quản lý điều hành, tăng cường năng lực, tài chính.
Tháng 11 năm 2003, Diễn đàn Nước Đông Nam Á lần thứ nhất tại Chiang Mai.
Ngày 22/3/2005, Liên hợp quốc đưa ra thông điệp Thập kỷ Nước cho cuộc
sống theo nghị quyết A/RESA/RES/58/217. Trong thông điệp này, Tổng Thư ký

LHQ Kofi Annan đã khẳng định: “Nước là vấn đề cấp bách để phát triển con người
và phẩm giá. Cùng nhau, chúng ta có thể cung cấp nước sạch, an toàn cho nhân
dân trên toàn thế giới. TNN của thế giới là con đường huyết mạch cho sự sinh tồn
và phát triển bền vững trong thế kỷ 21”.
Đối với các nước phát triển (Pháp, Anh, Mỹ, Úc, Nhật...) việc nghiên cứu
TNN đã đề ra các quy trình, quy phạm nhằm quản lý tổng hợp tài nguyên mơi
trường nước theo lưu vực sơng. Nó bao gồm các biện pháp giảm thiểu chất thải

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


Nguyễn Văn Muôn

Trang 11

Lớp CH19Q

bằng việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch và kiểm soát chất thải, thu gom tái sử
dụng các chất thải, xử lý một phần và toàn bộ các chất thải, nước thải trước khi đổ
vào sông, quy hoạch khai thác hợp lý nguồn nước phục vụ phát triển bền vững KT XH lưu vực sông, quan trắc lượng và chất lượng môi trường nước, cảnh báo sự
khuếch tán các chất độc hại trong sông và dự báo sinh thái - chất lượng nước trên
toàn lưu vực sông.
Đối với những nước đang phát triển, việc nghiên cứu sử dụng TNN vẫn đang
dừng lại ở mức kiểm kê các nguồn nước và việc nghiên cứu quản lý tổng hợp TNN
theo các lưu vực sơng cịn nhiều bất cập.
1.2. Nghiên cứu sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam
1.2.1. Tài nguyên nước Việt Nam
Việt Nam được xếp vào hàng những quốc gia có nguồn nước dồi dào. Diện

tích mặt nước lớn và phân bố đều ở các vùng. Sơng suối, hồ đầm, kênh rạch, biển...
chính là tiền đề cho việc phát triển giao thông thuỷ, thuỷ điện, cung cấp nước cho
nông nghiệp, sinh hoạt và đời sống...
Sau đây là những đặc điểm mang tính tổng quan về TNN của nước ta:
1.2.1.1. Tài nguyên nước mưa
Xét trên toàn lãnh thổ nước ta, lượng mưa trung bình nhiều năm khoảng
2.000 mm/năm. Nước ta có lượng mưa khá dồi dào, gấp 2,4 lần so với lượng mưa
trung bình các khu vực cùng vĩ độ (10 0 - 20 0 vĩ độ Bắc). Chỉ ở những nơi khuất gió
ẩm thì lượng mưa trung bình năm mới giảm xuống dưới 1.000 mm/năm.
Quy luật phân bố của mưa năm không đều theo không gian, phụ thuộc vào
độ cao địa hình và hướng của sườn đón gió ẩm. Các trung tâm mưa lớn được hình
thành trên lãnh thổ nước ta như: Móng Cái 2.800 - 3.000 mm, Bắc Quang 4.765
mm, Hoàng Liên Sơn 2.600 - 3.000 mm, Mường Tè 2.600 - 2.800 mm, Hoành Sơn
3.500 - 4.000 mm, Thừa Thiên Huế 2.600 - 3.662 mm, Trà Mi - Ba Tơ 2.600 3.400 mm, Sông Hinh 2.500 mm, Bảo Lộc 2.876 mm. Hai tâm mưa lớn nhất nước
ta là Bắc Quang và Ba Na đạt 5.013 mm.

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


Nguyễn Văn Muôn

Trang 12

Lớp CH19Q

Ngược lại, những trung tâm mưa nhỏ được hình thành ở những vùng thấp,
khuất, hoặc nằm song song với hướng gió ẩm, đó là các vùng: An Châu 1.000 1.200 mm, Sơn La 1.000 - 1300 mm, Mường Xén 800 - 1.000 mm, đặc biệt ở Phan
Rang, Phan Rí chỉ đạt 650 mm.

Sự phân bố mưa trong năm rất không đều và chia thành hai mùa rõ rệt: mùa
mưa và mùa khô. Do chịu nhiều ảnh hưởng của các khối khơng khí tương phản
nhau giữa Bắc và Nam nên thời điểm bắt đầu và kết thúc mùa mưa cũng chênh lệch
nhau giữa nơi sớm nhất và muộn nhất đến 4 tháng.
Tóm lại, yếu tố mưa khơng những ảnh hưởng đến dịng chảy mặt phân bố
trong khơng gian như đã đề cập trên đây, mà còn ảnh hưởng đến tính biến động của
dịng chảy theo thời gian.
1.2.1.2. Tài nguyên nước mặt
Theo các công bố gần đây nhất, tổng lượng dịng chảy trung bình hàng năm
của tồn bộ sông suối của lãnh thổ Việt Nam đạt khoảng 835 tỷ m 3, gồm 522 tỷ m3
từ ngoài chảy vào và 313 tỷ m3 sinh ra trong nội địa. Khoảng 826 tỷ m 3 chảy trực
tiếp ra biển và 9 tỷ m 3 chảy sang Trung Quốc.
Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt nước ta tương đối
phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sơng trên thế giới,
trong đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy nhiên,
một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo
thời gian và còn phân bố rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng.
Tổng lượng dịng chảy năm của sơng Mê Kơng bằng khoảng 500 km3, chiếm
tới 59% tổng lượng dịng chảy năm của các sơng trong cả nước, sau đó đến hệ thống
sông Hồng 126,3 km 3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%), sông Mã
Cả, Thu Bồn có tổng lượng dịng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 km 3 (2,3 2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và sơng Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng
9 km 3 (1%), các sơng cịn lại là 94,5 km3 (11,1%).

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


Nguyễn Văn Muôn


Trang 13

Lớp CH19Q

1.2.1.3. Tài nguyên nước dưới đất
Việt Nam cũng có một tiềm năng trữ lượng lớn về nước dưới đất, đặc biệt ở
vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Tổng trữ lượng có tiềm năng khai thác được
trên cả nước của các tầng trữ nước, chưa kể phần hải đảo, ước tính gần 2.000 m3/s,
tương ứng khoảng 60 tỷ m 3/năm. Trữ lượng này thay đổi nhiều theo các vùng: dồi
dào nhất ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ; khá
nhiều ở Tây Nguyên và ít hơn tại các vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc và duyên hải
Bắc và Nam Trung Bộ.
Trữ lượng nước ngầm ở giai đoạn tìm kiếm và thăm dò sơ bộ mới đạt khoảng
8 tỷ m3/năm tức khoảng 13% tổng trữ lượng. Theo kết quả điều tra, khảo sát và
nghiên cứu đã có đến năm 1999 thì trữ lượng nước ngầm thuộc loại có thể khai thác
ngay với độ tin cậy cao (cấp A) vào khoảng 736.205 m3/ngày; thuộc loại có thể khai
thác với độ tin cậy khá (cấp B) vào khoảng 939.625 m 3/ngày; thuộc loại đã được dự
báo là có khả năng khai thác (cấp C1) 2.007.165 và (cấp C2) 10.848.451 m3/ngày.
Tổng lượng đã khai thác chỉ mới vào khoảng 5% tổng trữ lượng. Trong các năm tới
lượng khai thác có thể lên tới khoảng 12 tỷ m3/năm. Nếu so sánh với các nước trên
thế giới thì trữ lượng nước ngầm của Việt Nam ở vào mức trung bình. Tuy nhiên,
tại nhiều vùng ở Việt Nam với 6 tháng mùa khơ thì việc khai thác, sử dụng và quản
lý nước ngầm lại gặp rất nhiều khó khăn.
1.2.2. Quản lý tổng hợp nguồn nước ở Việt Nam
Quản lý tổng hợp TNN bắt đầu từ chính việc quản lý TNN, trong đó sử dụng
các biện pháp cơng trình và phi cơng trình để kiểm sốt hệ thống TNN tự nhiên và
nhân tạo nhằm mục tiêu khai thác tối ưu nguồn TNN đó. Các cơng cụ kiểm sốt
nguồn nước và các yếu tố môi trường cùng phối hợp trong hệ thống TNN để thực
hiện các mục tiêu quản lý nguồn nước.
Cơ sở khái niệm về quản lý tổng hợp TNN dựa trên sự phụ thuộc lẫn nhau

giữa nhiều mục đích sử dụng nguồn nước mà nguồn nước này lại có giới hạn. Có
nhiều ví dụ chứng minh cho một thực tế là việc sử dụng khơng có kế hoạch nguồn

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


Nguyễn Văn Muôn

Trang 14

Lớp CH19Q

nước khan hiếm đang gây lãng phí và làm mất tính bền vững của việc phát triển
nguồn nước đó. Chẳng hạn nhu cầu về tưới, tiêu cao và các lượng thốt nước ơ
nhiễm từ khu vực nông nghiệp cao, đồng nghĩa là lượng nước sạch cho sinh hoạt và
cho các ngành công nghiệp bị giảm đi; nước thải ô nhiễm từ các thành phố và khu
công nghiệp làm nhiễm bẩn các dịng sơng và đe dọa các hệ sinh thái; hoặc nếu
lượng nước giữ lại trên sông để nuôi trồng thủy sản và các hệ sinh thái thì nước để
tưới, tiêu cho mùa màng sẽ giảm đi.
Tại Hội thảo khoa học lần thứ 15 nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập Viện
Khoa học Khí tượng Thủy văn và Mơi trường, đã có những phân tích và nhận định
về vấn đề quản lý TNN như sau:
1. Quản lý TNN hiện nay chưa thực sự theo phương pháp quản lý tổng hợp
và bền vững theo lưu vực sơng mà thường là vẫn theo địa giới hành chính.
2. Chưa có quy hoạch phát triển TNN tồn diện trên các hệ thống sông/lưu
vực sông, mà thường là quy hoạch từng ngành riêng rẽ, như quy hoạch thủy lợi, quy
hoạch thủy điện…, và cũng chưa có sự kết hợp quy hoạch các tài nguyên thiên
nhiên khác, như quy hoạch đất, quy hoạch lâm nghiệp...

3. Trong khai thác, sử dụng TNN chưa xem xét đến yêu cầu sử dụng nước
của các ngành trong tồn lưu vực sơng mà chỉ chú ý đến từng ngành, từng địa
phương riêng lẻ.
4. Khi thiết kế, xây dựng và vận hành các hồ chứa, nhu cầu nước cho duy trì
mơi trường hạ lưu cơng trình chưa được xem xét đầy đủ, tạo nên “đoạn sông chết” ở
phía hạ lưu đập.
5. Việc phân bổ (chia sẻ) nguồn nước giữa các lưu vực sông và giữa các địa
phương trong lưu vực cũng chưa được xem xét một cách hợp lý, thường chỉ chú
trọng đến lợi ích của một ngành dùng nước (thường là phát điện) và địa phương.
Trong khai thác, sử dụng nước, nhất là nước dưới đất quá mức, đã và đang gây nên
hiện tượng cạn kiệt nguồn nước, sụt lún mặt đất.
6. Nhìn chung chưa khai thác, sử dụng TNN theo phương thức tổng hợp và

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


Nguyễn Văn Mn

Trang 15

Lớp CH19Q

bền vững, lãng phí nên hiệu quả sử dụng TNN nhìn chung cịn thấp, gây nên cạn
kiệt và ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến môi trường; chưa kết hợp đầy đủ giữa phát
triển KT - XH với bảo vệ môi trừng theo hướng bền vững.
7. Hiện nay, tất cả các hồ chứa thủy điện do EVN quản lý đã có quy trình
vận hành và được cấp có thẩm quyền phê duyệt để áp dụng; quy trình vận hành của
một số hồ chứa thủy điện như Trị An, Ia Ly, Vĩnh Sơn, Sơng Hình đang được bổ

sung, hồn thiện, song quy trình này chỉ tập trung cho phát điện là chủ yếu, chưa
xem xét một cách toàn diện đến nhu cầu nước của các ngành khác.
8. Các hồ chứa thủy lợi, thủy điện vừa và nhỏ hầu như đều chưa có quy trình
vận hành. Chính vì thế nên trong thời gian qua đã xẩy ra mâu thuẫn giữa các ngành
lợi dụng và sử dụng nước, đặc biệt là giữa phát điện với cấp nước và phòng chống
lũ cho hạ du, thậm chí tăng thêm nguy cơ và thiệt hại cho hạ du khi phải xả lũ đột
xuất để bảo vệ an toàn cho đập.
Như vậy, để quản lý tổng hợp TNN có hiệu quả cần khắc phục những tồn tại
trên, tức là phải nắm vững những mối quan hệ: Đất và nước; Số lượng và chất
lượng; Quyền lợi trên thượng nguồn và ở hạ nguồn; Nước trong sông và nước trên
bề mặt đất; Nước và nước thải và các tiêu chuẩn khác…
1.2.3. Nhận xét về tình hình sử dụng nước hiện nay
Qua việc nghiên cứu sử dụng tài nguyên nước ở nước ta hiện nay, có thể rút
ra một số nhận xét về tình hình sử dụng nước như sau:
- Nước ta là một trong những quốc gia có nguồn nước khá dồi dào, với diện
tích mặt nước lớn và phân bố khá đều ở các vùng trên tồn lãnh thổ. Tuy nhiên, có
đến 60% lượng nước mặt phụ thuộc vào các quốc gia láng giềng và lượng nước
phân bố không đều theo thời gian trong năm.
- Nhìn chung chưa khai thác, sử dụng TNN theo phương thức tổng hợp và
bền vững.
- Trong khai thác, sử dụng TNN chưa xem xét đến yêu cầu dử dụng nước của
các ngành trong tồn lưu vực sơng mà chỉ chú ý đến từng ngành, từng địa phương.

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


Nguyễn Văn Mn


Trang 16

Lớp CH19Q

- Vẫn xảy ra tình trạng mâu thuẫn giữa sử dụng nguồn nước, đặc biệt là giữa
phát điện với cấp nước và phòng chống lũ cho hạ du…
1.3. Tổng quan về biến đổi khí hậu và các kịch bản biến đổi khí hậu
1.3.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu
1.3.1.1. Các nguyên nhân gây nên sự biến đổi khí hậu tồn cầu
Hiện nay, khái niệm biến đổi khí hậu và sự nóng lên tồn cầu khơng cịn xa
lại nữa, ngược lại nó được nhìn nhận như là sự tiềm ẩn của nhiều nguy cơ do hậu
quả tác động của nó. Nhiệt độ tồn cầu gia tăng cùng với sự thay đổi trong phân bổ
năng lượng trên bề mặt Trái đất và bầu khí quyển đã dẫn đến sự biến đổi của các hệ
thống hồn lưu khí quyển và đại dương mà hậu quả của nó là sự biến đổi của các
cực trị thời tiết và khí hậu. Nhiều bằng chứng đã chứng tỏ rằng, thiên tai và các hiện
tượng thời tiết cực đoan có nguồn gốc khí tượng ngày càng gia tăng ở nhiều vùng
trên Trái đất.
Cho đến nay, các nghiên cứu đều khẳng định rằng, biến đổi khí hậu là do hai
nguyên nhân chính gây ra, đó là do những biến đổi trong sự vận động khách quan
của tự nhiên và do tác động của con người. Tuy nhiên, phần lớn các nhà khoa học
đều khẳng định rằng nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia
tăng các hoạt động KT - XH của con người gây ra phát thải quá mức vào khí quyển
cũng như sự gia tăng các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa
khí nhà kính như sinh khối, rừng, hệ sinh thái biển…tạo nên hiệu ứng nhà kính.
1.3.1.2. Những biểu hiện biến đổi khí hậu trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới ngày càng xuất hiện những sự thay đổi bất thường của
khí hậu. Sự nóng lên tồn cầu là rất rõ ràng với những biểu hiện của sự tăng nhiệt
độ khơng khí và đại dương, sự tan băng diện rộng và qua đó là mức tăng mực nước
biển chung toàn cầu. Các quan trắc cho thấy rằng nhiệt độ tăng trên toàn cầu và tăng
nhiều hơn ở các vĩ độ cực Bắc. Theo báo cáo gần đây của Tổ chức Khí tượng thế

giới (World Meteorological Organization), trong 100 năm qua (1906 - 2005), nhiệt
độ trung bình tồn cầu tăng khoảng 0,740C, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


Nguyễn Văn Muôn

Trang 17

Lớp CH19Q

gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó. Năm 2010 là năm nóng nhất trong lịch
sử kể từ khi bắt đầu quan trắc khí hậu bằng thiết bị đo đạc. Theo Ban liên Chính phủ
về biến đổi khí hậu, trên phạm vi tồn cầu, lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc
vĩ độ 300B thời kỳ 1901 - 2005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới, kể từ những năm
1970. Ở khu vực nhiệt đới, mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với trị số xu thế là
7,5% cho cả thời kỳ 1901 - 2005. Trên phạm vi tồn cầu, biến đổi xốy thuận nhiệt
đới chịu sự chi phối của biến đổi nhiệt độ nước biển, của hoạt động ENSO và sự
thay đổi quỹ đạo của chính xốy thuận nhiệt đới. Theo các nhà khoa học về BĐKH
toàn cầu và NBD cho thấy, đại dương đã nóng lên đáng kể từ cuối thập kỷ 1950. Từ
năm 1978 đến nay, lượng băng trung bình hàng năm ở Bắc Băng Dương giảm
khoảng 2,1 - 3,3% mỗi thập kỷ. Nghiên cứu cập nhật năm 2009 cho rằng, tốc độ
mực nước biển trung bình tồn cầu dâng khoảng 1,8 mm/năm [2].
1.3.1.3. Những biểu hiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Các quan trắc về khí tượng thủy văn ở Việt Nam [2] cho thấy, xu thế biến
đổi của nhiệt độ và lượng mưa là rất khác nhau trên các vùng. Trong 50 năm qua,
nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,50C trên phạm vi cả nước và lượng mưa có

xu hướng giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam lãnh thổ.
Vào mùa đơng, nhiệt độ ở các vùng phía Bắc đến Bắc Trung Bộ tăng khoảng
1,3 - 1,50C/50 năm. Các tỉnh từ Nam Trung Bộ trở vào có nhiệt độ tháng I tăng
khoảng 0,6 - 0,90C/50 năm. Tính trung bình cho cả nước, nhiệt độ mùa đông ở nước
ta đã tăng lên 1,20C/50 năm. Nhiệt độ tháng VII tăng khoảng 0,3 - 0,50C/50 năm
trên tất cả các vùng khí hậu của nước ta. Nhiệt độ trung bình năm, ở Nam Trung Bộ
tăng khoảng 0,30C/50 năm và ở các vùng còn lại tăng 0,5 - 0,60C/50 năm. Lượng
mưa mùa khô (tháng XI - IV) tăng lên chút ít hoặc thay đổi khơng đáng kể ở các
vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía Nam. Lượng mưa
mùa mưa (tháng V - X) giảm từ 5 đến hơn 10% trên đa phần diện tích phía Bắc
nước ta và tăng khoảng 5 đến 20% ở các vùng khí hậu phía Nam. Xu thế diễn biến
của lượng mưa năm tương tự như lượng mưa mùa mưa, tăng ở các vùng khí hậu

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


Nguyễn Văn Mn

Trang 18

Lớp CH19Q

phía Nam và giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc. Khu vực phía Nam Trung Bộ có
lượng mưa mùa khơ, mùa mưa và lượng mưa năm tăng mạnh nhất so với các vùng
khác ở nước ta, nhiều nơi đến 20% trong 50 năm qua.
Về xoáy thuận nhiệt đới, trung bình hàng năm có khoảng 12 cơn bão và áp
thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đơng, trong đó khoảng 45% số cơn nảy sinh
ngay trên Biển Đơng và 55% số cơn từ Thái Bình Dương di chuyển vào. Số cơn bão

và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng vào Việt Nam vào khoảng 7 cơn mỗi năm và trong
đó có 5 cơn đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.
Hạn hán, bao gồm hạn tháng và hạn mùa có xu thế tăng lên nhưng với mức
độ không đồng đều giữa các vùng và giữa các trạm trong từng vùng khí hậu. Hiện
tượng nắng nóng có dấu hiệu gia tăng rõ rệt ở nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là
ở Trung Bộ và Nam Bộ.
Ở Việt Nam, số liệu mực nước quan trắc tại các trạm hải văn ven biển cho
thấy xu thế biến đổi mực nước biển trung bình năm khơng giống nhau. Hầu hết các
trạm có xu hướng tăng, tuy nhiên, một số ít trạm lại khơng thể hiện rõ xu hướng
này. Xu thế biến đổi trung bình của mực nước biển dọc bờ biển Việt Nam là khoảng
2,8 mm/năm.
Một trong những biểu hiện quan trọng khác của BĐKH ở Việt Nam được thể
hiện là trong những năm gần đây, thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn xảy ra
với tần suất gia tăng và cường độ ngày càng khốc liệt hơn.
Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu cho thấy TNN đang chịu thêm nguy cơ
suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, mùa. Chế độ mưa thay đổi có
thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, gây khó khăn
cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước. Vì vậy, việc nghiên cứu
sử dụng tổng hợp nguồn nước có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết.
1.3.2. Kịch bản biến đổi khí hậu trong thế kỷ 21
1.3.2.1. Kịch bản biến đổi khí hậu trong thể kỷ 21 chung cho tồn cầu
Kịch bản về biến đổi khí hậu được nghiên cứu phân ra làm ba nhóm kịch bản

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


Nguyễn Văn Mn


Trang 19

Lớp CH19Q

chính đó là kịch bản phát thải thấp (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2, A1B),
kịch bản phát thải cao (A2, A1FI). Theo báo cáo đặc biệt lần thứ 4 của IPCC năm
2007 (AR4) về kịch bản BĐKH vào cuối thế kỷ 21 cho thấy: Nhiệt độ trung bình
tồn cầu tăng ít nhất khoảng 1,8 0C (1,1 - 2,90C) vào cuối thế kỷ theo kịch bản phát
thải thấp (B1); nhiều nhất khoảng 4 0C (2,4 - 6,40C) theo kịch bản phát thải cao (A2,
A1FI). Tần suất xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, mưa lớn
tăng ở nhiều nơi. Xốy thuận nhiệt đới tăng về cường độ và tần số. Lượng mưa tăng
ở vùng vĩ độ cao (trên 300 Bắc) và giảm ở vùng nhiệt đới. Mực NBD khoảng 0,18 0,38 m theo kịch bản phát thải thấp và 0,26 - 0,59 m theo kịch bản phát thải cao.
1.3.2.2. Kịch bản biến đổi khí hậu trong thế kỷ 21 cho Việt Nam và Bắc
Trung Bộ
(1) Kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ.
Theo kịch bản phát thải thấp, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm
tăng từ 1,6 đến hơn 2,2 0C trên đại bộ phận diện tích phía Bắc. Mức tăng nhiệt độ từ
1,0 đến 1,60C ở đại bộ phận diện tích phía Nam.
Theo kịch bản phát thải trung bình, đến cuối thể kỷ 21, nhiệt độ tăng từ 1,9
đến 3,10C ở hầu khắp diện tích cả nước, nơi có mức tăng cao nhất là khu vực từ Hà
Tĩnh đến Quảng Trị với mức tăng trên 3,10C. Một phần diện tích Tây Nguyên và
Tây Nam Bộ có mức tăng thấp nhất, từ 1,6 đến 1,90C.
Theo kịch bản phát thải cao, đến cuối thể kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có
mức tăng chủ yếu từ 2,5 đến cao hơn 3,70C trên hầu hết diện tích nước ta.
(2) Kịch bản biến đổi khí hậu đối với lượng mưa.
Theo kịch bản phát thải thấp, lượng mưa năm tăng đến 5% vào giữa thế kỷ
21, và trên 6% vào cuối thế kỷ 21.
Theo kịch bản phát thải trung bình, mức tăng phổ biến của lượng mưa năm
trên lãnh thổ Việt Nam từ 1 đến 4% (giữa thế kỷ) và từ 2 đến 7% (cuối thế kỷ).
Theo kịch bản phát thải cao, lượng mưa năm vào giữa thế kỷ tăng phổ biến

từ 1 đến 4%, đến cuối thế kỷ mức tăng có thể từ 2 đến trên 10%.

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


Nguyễn Văn Muôn

Trang 20

Lớp CH19Q

(3) Kịch bản mực nước biển dâng cho Việt Nam.
Các kịch bản phát thải khí nhà kính được lựa chọn để xây dựng kịch bản mực
NBD cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (B1), kịch bản phát thải trung bình
của nhóm các kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát thải cao nhất của
nhóm các kịch bản phát thải cao (A2, A1FI) [2].
Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào giữa thế kỷ 21, trung bình trên tồn
Việt Nam, mực NBD trong khoảng từ 18 đến 25 cm. Đến cuối thế kỷ 21, mực NBD
cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 54 đến 72 cm; thấp
nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hịn Dấu trong khoảng từ 42 đến 57 cm. Trung
bình tồn Việt Nam, mực NBD trong khoảng từ 49 đến 64 cm.
Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào giữa thế kỷ 21, trung bình trên
tồn Việt Nam, mực NBD trong khoảng từ 24 đến 27 cm. Đến cuối thế kỷ 21, mực
NBD cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 62 đến 82 cm;
thấp nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hịn Dấu trong khoảng từ 49 đến 64 cm.
Trung bình tồn Việt Nam, mực NBD trong khoảng từ 57 đến 73 cm.
Theo kịch bản phát thải cao (A1FI): Vào giữa thế kỷ 21, trung bình trên tồn
Việt Nam, mực NBD trong khoảng từ 26 đến 29 cm. Đến cuối thế kỷ 21, mực NBD

cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 85 đến 105 cm; thấp
nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hịn Dấu trong khoảng từ 66 đến 85 cm. Trung
bình tồn Việt Nam, mực NBD trong khoảng từ 78 đến 95 cm.
1.3.3. Lựa chọn kịch bản biến đổi khí hậu để tính toán
Trên cơ sở kết hợp với các yếu tố xã hội, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội
cũng như chiến lược nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH tồn cầu, kịch bản phát
thải trung bình (B2) và kịch bản phát thải cao (A1FI) đã lựa chọn để tính tốn cho
lưu vực sơng Hương. Các kịch bản này đã được nêu chi tiết trong Kịch bản biến đổi
khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành
và bản được cập nhật mới nhất là năm 2012 [2].

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


Nguyễn Văn Muôn

Lớp CH19Q

Trang 21

Bảng 1.1: Mức tăng nhiệt độ (0C) trung bình của Thừa Thiên Huế so với thời
kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2)
Các mốc thời gian của thế kỷ XXI
Thời gian trong năm
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Mùa đông (XII-II ) 0,5
0,8
1,1

1,4
1,7
2,0
2,2
2,5
2,7
Mùa xuân (III-V )
0,6
0,9
1,2
1,6
1,9
2,2
2,5
2,8
3,0
Mùa hè (VI-VIII )
0,5
0,7
1,0
1,2
1,5
1,8
2,0
2,2
2,4
Mùa thu (IX-XI )
0,5
0,7
1,0

1,3
1,6
1,9
2,1
2,3
2,5
Bảng 1.2: Mức tăng nhiệt độ (0C) trung bình so với thời kỳ 1980 - 1999 theo
kịch bản phát thải cao (A2)
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
Khu vực
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Thừa Thiên Huế 0,6
0,9
1,2
1,5
1,8
2,2
2,6
3,1
3,6
Bảng 1.3: Mức thay đổi (%) lượng mưa của Thừa Thiên Huế so với thời kỳ
1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2)
Các mốc thời gian của thế kỷ XXI
Thời gian trong năm
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Mùa đông (XII-II ) -0,9 -1,2 -1,7 -2,2 -2,7 -3,2 -3,6 -3,9 -4,3
Mùa xuân (III-V )
-1,7 -2,4 -3,4 -4,4 -5,4 -6,3 -7,1 -7,8 -8,5
Mùa hè (VI-VIII )
1,4

2,0
2,8
3,6
4,4
5,1
5,8
6,4
6,9
Mùa thu (IX-XI )
2,4
3,5
4,9
6,4
7,8
9,1 10,2 11,3 12,2
Bảng 1.4: Mức thay đổi (%) lượng mưa năm so với thời kỳ 1980 - 1999 theo
kịch bản phát thải cao (A2)
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
Khu vực
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Thừa Thiên Huế 1,8
2,3
3,0
3,7
4,8
5,9
7,1
8,4
9,7
Bảng 1.5: Nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình (cm)

Khu vực
Đèo Hải Vân

Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020
8-9

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

12-13 17-19 23-25 30-33 37-42 45-51 52-61 60-71

Bảng 1.6: Nước biển dâng theo kịch bản phát thải cao (cm)
Khu vực
Đèo Hải Vân

Luận văn thạc sĩ


Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020
8-9

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

13-14 19-20 26-28 36-39 46-51 58-64 70-79 82-94

Chuyên ngành Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


×