Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô trạm bơm tiêu đầu mối đông mỹ đến cao trình san nền hợp lý cho đô thị thanh trì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 147 trang )

LỜI TÁC GIẢ

Là một người con ngành Thủy Lợi với bao hoài bão ấp ủ về sự cống hiến cho
đất nước, sau khi tốt nghiệp kỹ sư và đi làm nhưng tôi tự thấy kiến thức của mình
thiếu cần phải bổ sung. Tôi đã cố gắng thi và học cao học tại trường Đại học Thủy
Lợi, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn của mình với đề tài “ Nghiên cứu ảnh
hưởng của quy mô trạm bơm tiêu đầu mối Đông Mỹ đến cao trình san nền hợp lý
cho đô thị Thanh Trì, Hà Nội”. Đề tài được xuất phát từ vấn đề nóng bỏng và
mang tính thời sự của địa phương tôi sinh ra, lớn lên và hiện đang làm việc.
Để hoàn thiện luận văn này dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy GS.TS.
Dương Thanh Lượng, cùng sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của nhiều cơ quan
và cá nhân. Từ sâu thẳm trong đáy lòng, tác giả chân thành cảm ơn GS.TS. Dương
Thanh Lượng người hướng dẫn khoa học đã giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm tạ tấm lòng những người thân yêu và gia đình động viên, giúp
đỡ và gửi gắm ở tôi.
Cảm ơn phòng đào tạo đại học và sau đại học, Khoa Kỹ thuật tài nguyên
nước, Trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội, Xí nghiệp khai thác Công trình Thủy Lợi
huyện Thanh Trì, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì cùng bè bạn, đồng nghiệp đã
chia sẻ những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành luận
văn này.
Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2013
Tác giả


Trần Việt Trung

MỤC LỤC

45TMỞ ĐẦU45T 1
45TChương I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH CAO TRÌNH SAN NỀN ĐÔ
THỊ


45T 4
45T1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUY HOẠCH CHIỀU CAO NỀN KHU ĐẤT XÂY
DỰNG ĐÔ THỊ
45T 4
45T1.1.1. Khái niệm quy hoạch chiều cao nền khu đất xây dựng đô thị45T 4
45T1.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CAO TRÌNH SAN NÊN ĐẾN ĐÔ THỊ45T 7
45T1.2.1. Đánh giá đất đai xây dựng và thiết kế quy hoạch chung chiều cao nền khu đất
xây dựng đô thị
45T 7
45T1.3. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG
ĐẤT CHUYÊN DÙNG CHO ĐÔ THỊ
45T 27
45T1.3.1. Quan điểm45T 27
45T1.3.2. Mục tiêu45T 28
45T1.3.3. Các chỉ tiêu phát triển đô thị45T 28
45T1.3.4. Định hướng phát triển hệ thống đô thị quốc gia45T 30
45T1.3.5. Định hướng tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị quốc gia.45T 32
45T1.3.6. Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn cân bằng sinh thái đô thị45T 33
45T1.3.7. Định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị45T 33
45T1.3.8. Lộ trình thực hiện45T 34
45T1.3.9. Các giải pháp về cơ chế, chính sách chủ yếu phát triển đô thị45T 36
45T1.4. CAO TRÌNH SAN NỀN CHO CÁC MỤC ĐÍCH KHÁC NHAU CỦA ĐÔ
THỊ
45T 37
45T1.4.1. Quy hoạch chiều cao khu đất dân dụng45T 37
45T1.4.4. Quy hoạch chiều cao khu đất xây dựng cải tạo45T 50
45T1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CAO TRÌNH SAN NỀN45T 52
45T1.5.1. Thiết kế quy hoạch chiều cao theo phương pháp mặt cắt45T 52
45T1.5.2. Thiết kế quy hoạch chiều cao theo phương pháp đường đồng mức thiết kế45T 58
45TChương II. ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỰC NƯỚC LỚN

NHẤT TRONG HỆ THỐNG PHỤC VỤ XÁC ĐỊNH CAO TRÌNH SAN NỀN
45T 64
45T2.1. VÀI NÉT VỀ MÔ HÌNH TÍNH TOÁN TIÊU NƯỚC MẶT ĐỂ XÁC ĐỊNH
MỰC NƯỚC LỚN NHẤT TRONG HỆ THỐNG
45T 64
45T2.2. MÔ HÌNH THỦY LỰC45T 65
45T2.2.1. Phân tích hệ phương trình vi phân cơ sở45T 65
45T2.2.2. Áp dụng hệ phương trình vi phân cơ sở và cách giải bài toán45T 68
45T2.2.3. Nhận xét về mô hình45T 70
45T2.3. Mô hình EPA SWMM45T 71
45T2.3.1. Đặc điểm mô phỏng thủy lực45T 72
45T2.3.2. Những đặc điểm mô hình chất lượng nước45T 73
45T2.3.3. Ứng dụng điển hình của SWMM45T 74
45T2.3.4. Các bước để sử dụng SWMM45T 74
45T2.3.5. Nhận xét về mô hình45T 75
45T2.4. LỰA CHỌN MÔ HÌNH TÍNH HỆ SỐ TIÊU NƯỚC MẶT CHO KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
45T 75
45TChương III. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWMM TRONG TÍNH TOÁN HỆ THỐNG
THOÁT NƯỚC CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
45T 77
45T3.1. CHỌN VÀ MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG NGHIÊN CỨU45T 77
45T3.2. MÔ TẢ HỆ THỐNG NGHIÊN CỨU45T 79
45T3.2.1. Địa lý, địa hình và địa mạo45T 79
45T3.2.2. Địa chất công trình, địa chất, địa chất thuỷ văn45T 79
45T3.2.3. Khí tượng45T 79
45T3.2.4. Thuỷ văn, sông ngòi45T 84
45T3.2.5. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội45T 89
45T3.3. DÙNG MÔ HÌNH SWMM MÔ PHỎNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐỂ
LỰA CHỌN CAO TRÌNH SAN NỀN

45T 91
45T3.3.1 Lập mô hình SWMM để tính toán tiêu nước cho hệ thống45T 91
45T3.3.2. Mô tả sự làm việc của hệ thống45T 102
45T3.3.4. Kết quả tính toán khối lượng san nền theo các phương án trạm bơm45T 105
45T3.4.5. Tổng hợp kết quả tính toán và chọn phương án tối ưu45T 137
45T3.3.5. Đề xuất các phương án45T 139
45TChương IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ45T 140
45T4.1. KẾT LUẬN45T 140
45T4.2. KIẾN NGHỊ45T 141

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Sau khi đất nước thực hiện chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, cùng
với cơ chế thị trường đã khiến nền kinh tế của đất nước ta tăng trưởng nhanh chóng.
Các đô thị không ngừng mở rộng diện tích, nhiều khu đô thị mới được hình thành
nhằm đáp ứng nhu cầu của con người.
Mạng lưới đô thị Việt Nam ngày càng được mở rộng và phát triển. Cả nước có
755 đô thị. Con số trên vừa được Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) thống kê, tính
đến ngày 31-12-2010. Trong số đó có hai đô thị được xếp vào loại đặc biệt là TP Hà
Nội và TP.Hồ Chí Minh.
Trong vài năm gần đây hàng loạt các khu đô thị được đầu tư xây dựng trên hầu
khắp các tỉnh thành, trong đó có rất nhiều khu xây dựng từ đất sản xuất nông nghiệp.
Đặc điểm của các khu đô thị là diện tích đường xá, nhà ở, công trình công cộng
chiếm hầu hết, còn một phần diện tích nhỏ được sử dụng cho công viên cây xanh.
Các công trình trong khu đô thị không có khả năng thấm nước hoặc trữ nước và
không cho phép ngập. Như vậy toàn bộ lượng mưa trên diện tích khu công nghiệp
đều hình thành dòng chảy, một phần nước nhỏ được chứa trong hệ thống đường ống
thoát nước còn phần lớn lượng nước mưa đòi hỏi tiêu ngay ra khỏi khu đô thị. Ngoài

ra lượng nước trong quá trình thải sinh hoạt thường xuyên được thải ra.
Để tránh ngập úng khi do nước mưa thì các khu đô thị rất quan tâm đến cao độ
san nền. Phương pháp xác định cao trình san truyền thống là dựa vào chuỗi số liệu
mực nước đã xuất hiện trong khu vực nghiên cứu và chọn mực nước xuất hiện với
một tần suất thiết kế, từ giá trị mực nước có được cộng với độ cao an toàn sẽ được
cao độ san nền. Với cách tính toán trên đã xảy ra tình trạng nhiều khu đô thị mới
hình thành đã ngập úng, nguyên nhân chính là chưa xem xét đến chế độ làm việc,
quy mô và bản chất vật lý của hệ thống tiêu thoát nước mưa.
Những vấn đề trên chính là lí do ra đời đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của
quy mô trạm bơm tiêu đầu mối Đông Mỹ đến cao trình san nền hợp lý cho đô thị
Thanh Trì, Hà Nội”.
2

2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm phân tích khả năng sử dụng trạm bơm của thuỷ lợi để thay đổi mực
nước lớn nhất trong vùng tiêu từ đó chọn được cao độ san nền hợp lý. Từ việc
nghiên cứu điển hình cho vùng Thanh Trì có thể áp dụng cho các đô thị khác trên cả
nước. Kết quả nghiên cứu cũng cho biết việc vận hành và cải tạo tram bơm đầu mối
hoặc toàn bộ hệ thống tiêu nhằm hạn chế ngập úng cho vùng đô thị đã xác định cao
trình san nền.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vùng đang diễn ra quá trình đô thị hoá mạnh mẽ
và có hệ thống thuỷ lợi tiêu thoát nước mưa bằng động lực.
Phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu các kịch bản công trình đầu mối, quản lý vận
hành hệ thống thoát nước tương ứng với các giai đoạn quy hoạch đô thị khác nhau.
4. Cách tiếp cận
- Tiếp cận theo nước (thủy lực, thoát nước),
- Tiếp cận tổng thể (hình thế đất, hệ thống đường dẫn nước, hồ chứa, trạm bơm )
- Tiếp cận kinh tế (so sánh tìm giá trị hiệu quả nhất)
5. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu tổng quan về vấn đề xác định cao trình san nền đô thị.
- Nghiên cứu tổng quan về các phương pháp tính toán tiêu nước cho đô thị hiện nay.
- Nghiên cứu tính toán thủy lực mạng lưới đường cống, quy mô công trình trạm
bơm đầu mối và tính cao độ san nền tương ứng với các kịch bản về quy mô công
trình đầu mối. Nêu kết luận và kiến nghị cho vấn đề nghiên cứu.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập và phân tích các số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, như: các
phương pháp tính toán tiêu nước cho các khu vực, điều kiện tự nhiên, xã hội của các
đối tượng nghiên cứu,
3

- Ứng dụng GIS trong quy hoạch và quản lý hệ thống thoát nước.
- Sử dụng các phần mềm tiên tiến trong việc giải các bài toán phân tích thuỷ
lực, thuỷ văn, chất lượng nước.
- Sử dụng các lý thuyết của các môn khoa học về: toán, thuỷ lực, thuỷ nông,
máy bơm và trạm bơm, cấp thoát nước,… trong các phần nghiên cứu liên quan.
- Sử dụng phương pháp thu thập tài liệu để có các thông tin liên quan:
- Sử dụng phương pháp phân tích kinh tế để đánh giá hiệu quả tính các giải
pháp đề xuất.

4

Chương I.
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH
CAO TRÌNH SAN NỀN ĐÔ THỊ
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUY HOẠCH CHIỀU CAO NỀN KHU ĐẤT
XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
Các công trình đô thị như nhà cửa, đường sá, sân bãi được xây dựng trên bề
mặt địa hình (nền) khu đất đô thị (trừ các công trình ngầm, công trình trên cao). Cao
độ của nền khu đất phụ thuộc vào địa hình tự nhiên và ý tưởng thiết kế của nhà quy

hoạch đô thị. Khi tiến hành nghiên cứu quy hoạch xây dựng đô thị, người ta đặc biệt
quan tâm đến mối quan hệ về cao độ (sự chênh lệch độ cao) giữa nền các công trình
xây dựng đô thị.
1.1.1. Khái niệm quy hoạch chiều cao nền khu đất xây dựng đô thị
Trong trường hợp nền tự nhiên của khu đất chưa thuận lợi cho các hoạt động
của đô thị như giao thông, thoát nước, xây dựng, vui chơi… thì các nhà quy hoạch
xây dựng đô thị tiến hành cải tạo bề mặt địa hình bằng cách đào và đắp đất đá nhằm
tạo ra một bề mặt địa hình mới này, người ta tiến hành xây dựng các công trình đô
thị, bề mặt địa hình sau khi cải tạo còn gọi là nền khu đất xây dựng đô thị hoặc gọi
là địa hình thiết kế.
a. Định nghĩa
Thực chất quy hoạch chiều cao nền khu đất xây dựng là việc nghiên cứu giải
quyết chiều cao nền xây dựng các công trình, các bộ phận đất đai thành phố một
cách hợp lý nhất để thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật xây dựng và cảnh quan kiến trúc.
Quy hoạch chiều cao nền khu đất xây dựng là nghiên cứu thiết kế cao độ nền
xây dựng cho các khu đất trong đô thị nhằm đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật xây
dựng, yêu cầu cảnh quan đô thị, kết hợp hài hòa giữa nền địa hình tự nhiên và nền
khu đất xây dựng.

5

Nói một cách khác, quy hoạch chiều cao là lựa chọn giải pháp sử dụng và cải
tạo nền địa hình thiên nhiên đáp ứng các nhu cầu kỹ thuật xây dựng (tránh ngập
úng, giao thông thuận tiện, thoát nước mặt…) và nhu cầu kỹ thuật đô thị.
Trong nhiều trường hợp địa hình quá bằng phẳng, rất thuận lợi cho giao thông
nhưng lại quá khó khăn cho việc thoát nước đô thị. Người ta cần đào đất khu này và
đắp đất nơi khác để tạo ra nền khu đất xây dựng có độ chênh lệch về cao độ (tạo ra
độ dốc) vừa thỏa mãn yêu cầu giao thông nhưng lại vừa thuận tiện cho việc thoát
nước mưa.
Đối với vùng núi, địa hình dốc, việc thoát nước mưa có thể rất thuận lợi nhưng

việc giao thông lại khó khăn đồng thời dễ gây ra các hiện tượng xói mòn, sụt lở…
cho nên cũng cần đào và đắp đất đá để tạo ra nền khu đất xây dựng có độ dốc nhỏ
hơn độ dốc tự nhiên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc giao thông mà việc
thoát nước mưa vẫn tốt. Trên thực tế, nhiều khu đất cần tạo cảnh quan đẹp (đồi,
sườn dốc, hồ nước,…) mà tự nhiên chưa có thì người ta có thể đắp đồi nhân tạo, đào
đắp sườn dốc hay đào hồ nhân tạo để thỏa mãn yêu cầu thẩm mỹ đô thị.
Như vậy thực chất của quy hoạch chiều cao nền khu đất xây dựng là đào (đắp)
nền khu đất (khi xét thấy cần thiết) nhằm tạo ra bề mặt địa hình mới phù hợp với ý
tưởng xây dựng đô thị của con người.
Công tác sử dụng và cải tạo nền khu đất xây dựng được nghiên cứu từ tổng
quát đến chi tiết (theo các giai đoạn nghiên cứu quy hoạch xây dựng đô thị) và tuân
thủ mọi ý đồ quy hoạch xây dựng đô thị cho nên gọi là quy hoạch chiều cao khu đất
xây dựng. Biện pháp cụ thể của công tác này là đào (đắp) đất đá khi thấy thật sự cần
thiết, nhằm tạo ra bề mặt nền hợp lý để xây dựng cho nên còn gọi tắt là công tác san
nền.
b. Mục đích của quy hoạch chiều cao
Mục đích của quy hoạch chiều cao là biến địa hình tự nhiên phức tạp thành
những bề mặt địa hình thiết kế nhằm đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật xây dựng và
quy hoạch đô thị.
6

Các bề mặt địa hình được thiết kế tương đối bằng phẳng để bố trí nhà và các
công trình, đường sá để đảm bảo giao thông an toàn, thuận lợi và để cho mực nước
mưa tự chảy ra ngoài đô thị.
c. Nhiệm vụ của quy hoạch chiều cao
Nhiệm vụ cụ thể của quy hoạch chiều cao khu đất xây dựng đô thị là tạo ra bề
mặt địa hình tương lai cho các bộ phận chức năng của đô thị như đường sá, khu nhà
ở, khu công nghiệp, khu trường học, bệnh viện, khu các công trình công cộng, khu
cây xanh, khu thể thao… nhằm thỏa mãn các nhu cầu đi lại, ăn ở , làm việc và nghỉ
ngơi của dân cư đô thị.

d. Những yêu cầu quy hoạch chiều cao nền khu đất xây dựng đô thị
* Yêu cầu về kỹ thuật
- Cao độ thấp nhất của nền khu đất phải cao hơn mức nước ngập lụt nếu đô thị
chịu ảnh hưởng của lũ lụt, cao hơn mức nước ngập úng nếu đô thị dễ bị ngập úng;
cao hơn mức nước thủy triều nếu đô thị chịu ảnh hưởng của thủy triều.
- Độ dốc và hướng dốc của đường sá đảm bảo giao thông an toàn và thuận lợi.
- Bề mặt nền đô thị phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các công
trình ngầm.
* Yêu cầu về kiến trúc
- Cao độ và độ dốc nền đất đai khu vực đô thị cần hài hòa với quy hoạch
không gian kiến trúc và sự cao thấp của nền đô thị cũng cần tô điểm thêm vẻ đẹp
kiến trúc đô thị.
- Mối tương quan về cao độ giữa các mảng nền phù hợp với chức năng của các
công trình xây dựng trên khu đất đó. Đặc biệt nếu các công trình có mối liên hệ
công năng với nhau thì quy hoạch chiều cao cũng tạo ra các nền có sự liên hoàn,
đáp ứng nhu cầu hoạt động, vận hành các công trình kiến trúc.

7

* Yêu cầu về môi trường sinh thái
Bề mặt địa hình thiết kế phải hòa hợp với môi trường tự nhiên và làm cho các
điều kiện tự nhiên không xấu đi. Đó là tạo ra sự ổn định của đất, không hình thành
mương xói, không gây lên trượt lở và xói mòn đất cũng như thực vật phủ…
được nhiều đường gấp khúc có độ dốc cho trước. Từ các đường gấp khúc này, nhà
thiết kế có thể lựa chọn một tuyến hợp lý cho việc thiết kế đường ô tô, đường đi xe
đạp, đường đi bộ…
1.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CAO TRÌNH SAN NÊN ĐẾN ĐÔ THỊ
1.2.1. Đánh giá đất đai xây dựng và thiết kế quy hoạch chung chiều cao nền
khu đất xây dựng đô thị
a. Trình tự công tác đánh giá đất đai và quy hoạch chung chiều cao khu đất xây

dựng đô thị
Quy hoạch chung chiều cao khu đất xây đựng đô thị nhằm tính toán, lựa chọn
cao độ nền xây dựng hợp lý, đảm bảo cho đô thị tránh được ngập lụt, ngập úng, tạo
sự gắn kết hợp lý về cao độ nền giữa các bộ phận đất đai cảu đô thị với nhau, giữa
đất đai đô thị với vùng phụ cận, đảm bảo cho đô thị phát triển bền vững, phù hợp
với quy hoạch tổ chức không gian và tạo được cảnh quan đẹp cho đô thị.
Quy hoạch chung chiều cao được tiến hành trên toàn bộ đất đai dự kiến xây
dựng đô thị (kể cả khu vực đất đai xây dựng công trình và khu vực đất đai không
xây dựng công trình).
Trình tự đánh giá, lựa chọn đất đai và thiết kế quy hoạch chung chiều cao khu
đất xây dựng đô thị như sau:
- Xác định nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chung chiều cao.
- Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan đến đồ án quy hoạch chung chiều cao.
- Phân tích điều kiện tự nhiên, đặc biệt cần phân tích kỹ điều kiện đại hình khu
vực xây dựng đô thị và vùng phụ cận.
8

- Đánh giá lựa chọn đất đai xây dựng đô thị theo điều kiện tự nhiên. Căn cứ
vào kết quả đánh giá đất đai mà người ta tiến hành lựa chọn đất xây dựng và thiết kế
quy hoạch không gian kiến trúc đô thị.
- Phân tích sự hợp lý của quy hoạch không gian và quy hoạch giao thông đô thị.
- Lựa chọn giải pháp chống ngập lụt và giải pháp quy hoạch chiều cao tương ứng.
- Xác định cao độ xây dựng khống chế cho toàn đô thị và khống chế từng khu
vực của đô thị (cao độ nền tối thiểu cho toàn đô thị và cho từng khu vực của đô thị).
- Đề xuất phương án thiết kế quy hoạch chung chiều cao khu đất xây dựng đô
thị: xác định đường phân lưu chính, phân lưu phụ, cao độ khống chế tại nút giao
thông Cần xác định hướng dốc nền và hướng thoát nước chính.
- Tính toán khối lượng công tác đất và dự trù kinh phí.
b. Cơ sở đánh giá đất đai và thiết kế quy hoạch chung chiều cao khu đất xây
dựng đô thị

Đồ án quy hoạch chung chiều cao khu đất xây dựng đô thị dựa trên cơ sở:
nhiệm vụ quy hoạch, điều kiện tự nhiên, xã hội và phương án quy hoạch chung
không gian kiến trúc.
* Nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chung chiều cao
Khi xây dựng đô thị thường có yêu cầu về quy hoạch đô thị, trong đó có công
tác quy hoạch chung chiều cao nền khu đất xây dựng. Tùy thuộc vào những trường
hợp cụ thể mà nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chung có khác nhau. Vì vậy, trước khi
nghiên cứu thiết kế, người ta phải xác định rõ nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chung
chiều cao khu đất xây dựng đô thị.
* Các tài liệu, số liệu về hiện trạng tự nhiên, xã hội
Quá trình nghiên cứu thiết kế quy hoạch chung chiều cao khu đất xây dựng đô
thị cần thu thập các tài liệu chủ yếu sau:
- Bản đồ địa hình, thủy văn vùng có đô thị, tỷ lệ 1/25000 hay 1/50000.
9

- Bản đồ địa hình, hiện trạng khu vực đô thị ở tỷ lệ 1/5000, 1/10000 hoặc
1/25000 (1/2000 với đô thị loại V) do cơ quan chức năng có thẩm quyền cung cấp.
Đây là bản đồ gốc để thiết kế quy hoạch chung chiều cao nền khu đất xây dựng đô
thị. Yêu cầu chủ yếu của bản đồ này là quy mô bản đồ phải đầy đủ (diện tích bản đồ
phủ kín khu đất nghiên cứu), thông tin trên bản đồ phải đầy đủ và đảm bảo độ chính
xác (so với tỷ lệ bản đồ). Như vậy, nếu là bản đồ tỷ lệ 1/5000 sẽ có độ chính xác
cao hơn bản đồ tỷ lệ 1/10000. Thông thường trên bản đồ này có mô tả hệ thống thủy
văn (sông ngòi ao hồ) của khu vực nghiên cứu.
Trong một số trường hợp đặc biệt (đô thị lớn và cực lớn) thì có thể nghiên cứu
quy hoạch chung trên tỷ lệ bản đồ nhỏ hơn 1/10000 nhưng không được nhỏ hơn
1/25000.
- bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cùng tỷ lệ bản đồ quy hoạch. Đó
là các bản đồ hiện trạng về hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện…
Trong đó quy hoạch chung chiều cao khu đất xây dựng đặc biệt quan tâm đến bản
đồ hiện trạng hệ thống thoát nước đô thị.

- Các loại bản đồ chuyên đề mô tả hiện trạng điều kiện tự nhiên, xã hội như:
bản đồ địa chất, bản đồ hệ thống thủy văn, bản đồ địa chất thủy văn, bản đồ các hiện
tượng tự nhiên đặc biệt (bão, địa chấn, mỏ…).
- Những tài liệu thống kê, mô tả điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội
Ngoài hệ thống bản đồ, quy hoạch chung chiều cao khu đất xây dựng còn cần các
tài liệu thống kê, mô tả điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội khu vực nghiên cứu như:
+ Tài liệu khí tượng mô tả các đặc tính của các yếu tố khí tượng: mưa, nắng,
gió, nhiệt độ, độ ẩm, độ bốc hơi nước…
+ Tài liệu về thủy văn mô tả các đặc trưng của sông ngòi, ao hồ có liên quan
đến khu vực nghiên cứu thiết kế. Quy hoạch chung chiều cao khu đất xây dựng đặc
biệt quan tâm đến chế độ lũ, lưu lượng và tốc độ dòng chảy. Nếu hệ thống thủy văn
ở khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều (đối với đô thị ven biển) thì cần
có tài liệu mô tả chế độ của thủy triều (mực nước cao nhất, thấp nhất, sóng …).
10

+ Tài liệu về địa chất công trình mô tả đặc điểm địa chất công trình khu vực
như: cột địa tầng tổng hợp, các mặt cắt địa chất và những chỉ tiêu cơ lý chủ yếu của
đất đá.
+ Tài liệu về địa chất thủy văn: cao độ mực nước ngầm, tính chất nước ngầm,
động lực học nước ngầm…
+ Tài liệu mô tả hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật: các số liệu, các công
trình đầu mối như: trạm bơm, cầu, cống, đê, đập, cửa xả…
Ngoài ra quy hoạch chung chiều cao khu đất xây dựng còn cần thu thập các tài
liệu có liên quan khác. Chẳng hạn như các tài liệu mô tả các khu di tích, danh lam
thắng cảnh, các công trình bảo tồn, bảo tàng, các khu vực cần được bảo vệ như:
rừng quốc gia, khu quân sự…
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, hiện trạng, người ta tiến hành đánh giá đất đai,
lựa chọn đất đai và đưa ra phương án thiết kế quy hoạch tổng thể kiến trúc. Các bản
vẽ thể hiện định hướng phát triển không gian kiến trúc lại làm cơ sở cho quy hoạch
chung chiều cao nền khu đất xây dựng đô thị.

* Các bản đồ, bản vẽ thể hiện phương án quy hoạch chung không gian kiến trúc và
hệ thống giao thông đô thị.
Thiết kế quy hoạch chiều cao không phải là đồ án độc lập, mà chỉ là một bộ
phận của đồ án quy hoạch đô thị… Vì vậy, quy hoạch chung chiều cao nền khu đất
xây dựng phải phù hợp với đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị. Việc thiết kế
quy hoạch chung chiều cao thường thực hiện sau khi ý tưởng quy hoạch không gian
được hình thành. Nói một cách khác các bản vẽ quy hoạch không gian, quy hoạch
giao thông đô thị là cơ sở cho quy hoạch chung chiều cao nền khu đất xây dựng. Đó
là các bản vẽ:
- Sơ đồ định hướng phát triển không gian đô thị (cùng tỷ lệ bản đồ địa hình
1/2000, 1/5000 - 1/10000 hay 1/25000).
Trên bản vẽ này thể hiện các chức năng đô thị, như khu nhà ở, khu công
11

nghiệp, khu trung tâm, khu nghỉ ngơi giải trí … Khi thiết kế quy hoạch chiều cao sẽ
có thái độ ứng xử đối với từng khu vực, từng chức năng đô thị.
- Sơ đồ định hướng phát triển mạng lưới giao thông (cùng tỷ lệ bản đồ địa hình).
Trên bản vẽ mạng lưới giao thông có thể hiện mạng lưới giao thông chính,
phụ, các công trình giao thông đầu mối. Cần chú ý là các tài liệu thể hiện phương án
quy hoạch chung không gian kiến trúc và hệ thống giao thông đô thị chỉ có được
sau khi đã lựa chọn đất đai xây dựng.
* Các văn bản, quy phạm, tiêu chuẩn áp dụng để thiết kế quy hoạch chung chiều
cao khu đất đô thị
Ngoài những tiêu chuẩn, quy phạm được áp dụng, công tác thiết kế quy hoạch
chung chiều cao khu đất xây dựng còn cần dựa vào hệ thống các văn bản pháp quy
khác. Chẳng hạn như: luật đất đai, luật môi trường, định hướng phát triển kinh tế xã
hội đô thị…
Việc thu thập các tài liệu cơ sở rất quan trọng trong công tác thiết kế quy hoạch
chung chiều cao khu đất xây dựng. Đây là các thông tin đầu vào của đồ án quy hoạch
chiều cao đô thị. Sản phẩm (đầu ra) của quy hoạch chung chiều cao phụ thuộc nhiều

vào chất lượng các thông tin đầu vào. Nếu tài liệu cơ sở đầy đủ và đạt độ chính xác
cần thiết thì giải pháp quy hoạch chung chiều cao nền khu đất có thể hợp lý và khả
thi. Ngược lại nếu tài liệu cơ sở thiếu và không đạt độ chính xác thì không thể có giải
pháp quy hoạch chung chiều cao khu đất xây dựng đúng và khả thi.
c. Nội dung đánh giá đất đai xây dựng và thiết kế quy hoạch chung chiều cao đất
xây dựng đô thị
* Phân tích, đánh giá tài liệu cơ sở đánh giá đất đai và thiết kế quy hoạch chung
chiều cao khu đất xây dựng đô thị
- Công tác chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng đô thị cần phân tích đánh giá
những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên chủ yếu như địa hình, thủy
văn (sông ngòi), nước ngầm, địa chất… của khu vực.
12

+ Cần phân tích đánh giá kỹ lưỡng mối quan hệ vùng về mặt chuẩn bị kỹ thuật
nói chung, về chống ngập lụt nói riêng cho khu đất xây dựng. Chú ý đánh giá khả
năng lũ, khả năng thoát lũ của vùng và của đô thị. Nếu đô thị chịu ảnh hưởng của
thủy triều thì cần phân tích, đánh giá tác động của thủy triều đến đô thị.
+ Trong quá trình nghiên cứu phải phân tích đến yếu tố địa hình. Cần phân
chia địa hình thành nhiều khu vực khác nhau. Mỗi khu vực địa hình có độ dốc trung
bình. Căn cứ vào độ dốc trung bình của địa hình tự nhiên để đánh giá xem những
nơi nào thuận lợi cho giao thông, thuận lợi cho thoát nước thì không phải cải tạo địa
hình hoặc cải tạo ít; những nơi nào khó khăn về giao thông, về thoát nước thì cần
nghiên cứu giải pháp cải tạo địa hình.
+ Hệ thống sông ngòi ao hồ có tác động lớn đến quy hoạch chiều cao khu đất
xây dựng. Khi phân tích điều kiện tự nhiên cần xem xét đến chế độ dòng chảy, mực
nước và lưu lượng nước lớn nhất, nhỏ nhất. Cần xem xét cao độ đỉnh lũ có gây ngập
lụt cho khu đất không và nếu ngập phải vạch ra khu vực bị ngập để có giải pháp quy
hoạch chiều cao thích hợp. Đặc biệt khi phân tích hệ thống thủy văn khu vực, cần
vạch ra lưu vực chính của các con sông, nhánh sông, kênh mương đồng thời đánh
giá khả năng tiêu thoát nước của nó. Đây là cơ sở để định hướng quy hoạch chiều

cao nền khu đất xây dựng đô thị. Nếu đô thị chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều
thì cần phân tích, đánh giá những ảnh hưởng xấu của thủy triều đến đô thị.
+ Nước ngầm cũng có ảnh hưởng đến kỹ thuật xây dựng, cho nên cần đánh giá
ảnh hưởng của nước ngầm ở khu vực xây dựng đô thị. Nếu vùng nào có mực nước
ngầm cao thì cũng cần có giải pháp quy hoạch chiều cao thích hợp. Chẳng hạn như
vùng nào có mực nước ngầm cách mặt đất ≤ 1,5m và lưu lượng nước ngầm lớn (khó
dùng biện pháp hạ mực nước ngầm) thì có thể chọn giải pháp quy hoạch chiều cao
kiểu tôn nền.
+ Yếu tố địa chất cũng tác động trực tiếp đến giải pháp thiết kế quy hoạch
chiều cao. Ví dụ như những khu vực có đá lộ thiên thì cần có giải pháp quy hoạch
chiều cao khác với khu vực đất cát và khác khu vực đất bùn. Vì vậy trước khi thiết
kế quy hoạch chung chiều cao cũng cần có sự phân tích yếu tố địa chất.
13

Ngoài các yếu tố trên, khi quy hoạch chung chiều cao khu đất xây dựng đô thị
cần phân tích các điều kiện tự nhiên khác có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến
giải pháp quy hoạch chung chiều cao.
- Đánh giá đất đai xây dựng đô thị.
Trên cơ sở phân tích các điều kiện tự nhiên, tiến hành đánh giá đất đai xây
dựng theo điều kiện tự nhiên.
+ Đánh giá đất đai theo điều kiện đại hình (trên tờ bản đồ nền thứ nhất).
Trong phạm vi quy hoạch, khoanh các vùng có độ dốc theo tiêu chuẩn đánh
giá thành 3 loại đất: loại I (thuận lợi cho vùng xây dựng), loại II (ít thuận lợi cho
xây dựng) và loại III (không thuận lợi cho xây dựng). Ba vùng này được đánh dấu
bằng 3 ký hiệu riêng (thường dùng gam màu nâu vàng).
+ Đánh giá đất đai theo điều kiện địa chất thủy văn (trên tờ bản đồ nền thứ 3).
Căn cứ vào tiêu chuẩn đã quy định, phân khu vực xây dựng thành 3 loại đất: I,
II và III theo các tiêu chuẩn về ngập lụt. Sử dụng ba ký hiệu khác nhau để ký hiệu
ba loại đất trên (thường dùng gam màu xanh).
+ Đánh giá đất đai theo điều kiện địa chất đặc biệt (trên tờ bản đồ nền thứ 5).

Trên tờ bản đồ nền này cũng có ba loại ký hiệu tương ứng với ba loại đất I, II, III
+ Đánh giá đất đai theo điều kiện khí hậu (trên tờ bản đồ nền thứ 6).
Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định, cũng chia thành 3 loại đất và được ký hiệu
riêng. Xem hình 7-0 là một cách ký hiệu đánh giá đất đai. Ngoài ra, người ta còn
biểu diễn loại đất theo màu, trong đó gam màu nâu vàng chỉ độ dốc và gam màu
xanh chỉ ngập lụt.
Sau khi đánh giá từng yếu tố tự nhiên trên từng tờ bản đồ (trên giấy trong
suốt), tiến hành đánh giá tổng hợp đất đai xây dựng bằng cách chồng tất cả 6 tờ bản
đồ lên nhau (dựa vào chuẩn khung bản đồ hoặc ít nhất 4 điểm khống chế trắc địa).
Trên bản đồ tổng hợp sẽ có loại đất: đất thuận lợi xây dựng là vùng đất nằm trên đất
14

loại I ở tất cả các tờ bản đồ, loại đất ít thuận lợi là vùng đất không có đất loại III ở
tất cả các tờ bản đồ. Khu vực còn lại là đất không thuận lợi cho xây dựng. Có thể
đánh giá đất đai theo cách cho điểm có trọng số hoặc các cách khác.
Căn cứ vào đánh giá đất đai xây dựng theo điều kiện tự nhiên và các căn cứ
khác, người ta lựa chọn đất xây dựng và lập phương án quy hoạch tổng thể xây
dựng đô thị. Bản vẽ quy hoạch không gian này lại là cơ sở cho quy hoạch chiều cao.
- Bên cạnh việc phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, quy hoạch chung chiều
cao khu đất xây dựng còn cần phân tích đánh giá phương án thiết kế quy hoạch
chung về không gian kiến trúc và về mạng lưới giao thông đô thị.
Địa hình có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của đô thị, cho nên các khu chức
năng đô thị cần được phân bố hợp lý. Chẳng hạn như khu trung tâm đô thị, khu
công nghiệp kho tàng không nên đặt ở nơi có độ dốc quá lớn hoặc nơi đất trũng dễ
bị ngập lụt. Gặp những trường hợp này thì quy hoạch chiều cao rất khó khăn và
phải sử dụng những giải pháp kỹ thuật phức tạp, tốn kém. Sau khi phân tích, đánh
giá sơ đồ định hướng phát triển không gian một cách kỹ lưỡng và toàn diện, người
làm thiết kế quy hoạch chiều cao có thể đề xuất điều chỉnh ý tưởng quy hoạch
không gian. Nếu ý kiến đề xuất không được chấp nhận thì quy hoạch chiều cao vẫn
phải nghiên cứu thiết kế trên bản vẽ quy hoạch không gian đã chọn.

Mạng lưới giao thông đô thị cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi điều kiện địa
hình. Nếu có tuyến đường nào đặt thẳng góc với hướng dốc của sườn núi có độ dốc
cao thì việc giao thông đi lại rất khó khăn hoặc phải sử dụng giải pháp đào đắp lớn,
không có lợi về kỹ thuật, kinh tế, môi trường và cảnh quan. Chính vì vậy, khi thiết
kế quy hoạch chiều cao cần phân tích, đánh giá quy hoạch mạng lưới giao thông đô
thị. Trường hợp mạng lưới giao thông chưa hợp lý thì có thể đề xuất điều chỉnh.
Tuy nhiên, những quyết định điều chỉnh không hoàn toàn thuộc về người thiết kế
quy hoạch chiều cao mà ở giai đoạn này, các bộ môn: kiến trúc, giao thông, chuẩn
bị kỹ thuật (quy hoạch chiều cao) nghiên cứu chung để đưa ra giải pháp hợp lý nhất.

15

* Định hướng giải pháp chống ngập lụt đô thị
Giải pháp chống ngập lụt đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến thiết kế quy hoạch
chung chiều cao khu đất xây dựng đô thị. Nói cách khác là giải pháp quy hoạch
chung chiều cao khu đất xây dựng phụ thuộc vào biện pháp chống ngập lụt đô thị.
Đối với đô thị nằm ở vùng dễ ngập lụt, nếu chọn giải pháp tôn nền chống ngập
lụt thì cao độ thấp nhất của đô thị phải nằm trên cốt đỉnh lũ tính toán; Nếu chọn giải
pháp đắp đê bao chống ngập lụt thì cốt thấp nhất ở đô thị không cần cao hơn cốt
đỉnh lũ tính toán; Nếu chọn giải pháp tăng cường khả năng thoát nước (nạo vét lòng
sông, mở rộng lòng sông), cắt bớt lưu lượng (vào hồ chứa) hoặc sử dụng hồ điều tiết
thì cao độ thấp nhất của đô thị cũng không nhất thiết phải cao hơn cốt đỉnh lũ tính
toán.
Nói tóm lại, giải pháp chống ngập lụt đô thị có vai trò khống chế cao độ nền
xây dựng cho nên việc thiết kế quy hoạch chung chiều cao khu đất xây dựng phụ
thuộc rất nhiều vào biện pháp chống ngập lụt đô thị
* Xác định cao độ thấp nhất cho phép (cốt xây dựng) của nền khu đất xây dựng đô thị
Nền khu đất xây dựng cần ở cao độ an toàn do lũ lụt
- Trường hợp địa hình tự nhiên khu vực ở cốt cao hơn đỉnh lũ tính toán của
sông hồ (một khoảng cách an toàn) thì rất thuận lợi cho việc thoát nước và không

cần xác định cốt xây dựng (cốt thấp nhất của nền xây dựng đô thị và cốt miệng xả
của cống thoát nước ra sông hồ).
H
R
tự nhiên
R ≥ HR
max
R + 0,5m (1-1)
Trong đó
H
R
tự nhiên
R - cốt tự nhiên khu vực xây dựng đô thị
H
R
max
R - cốt đỉnh lũ tính toán
0,5m - khoảng cách an toàn
- Trường hợp địa hình tự nhiên thấp hơn đỉnh lũ tính toán thì chọn cốt xây
16

dựng cao hơn cốt đỉnh lũ khoảng là 0,5m.
H
R
XD
R = HR
max
R + 0,5m (1-2)
Trong đó:
H

R
XD
R – Cốt xây dựng hay còn gọi là cốt thấp nhất của nền khu đất xây dựng đô thị.
H
R
max
R – cốt đỉnh lũ tính toán.
Tùy theo mức độ quan trọng của khu đất xây dựng mà chọn cốt đỉnh lũ có tần
suất lớn hay nhỏ. Chẳng hạn như đối với đô thị loại 1 thì chọn tần suất ngập lụt nhỏ
hơn tần suất ngập lụt ở khu nhà ở. Như vậy là ngay ở một đô thị có thể có nhiều cốt
xây dựng khác nhau.
- Trường hợp đô thị được bảo vệ bởi đê sông, đê biển thì cốt xây dựng phải
được xác định bằng cách tính toán thủy văn. Trường hợp này, cốt xây dựng ảnh
hưởng trực tiếp đến công suất trạm bơm thoát nước.
Trong thực tế, đối với đô thị hay khu đất xây dựng có độ dốc địa hình tự nhiên
i
R
TN
R≤ 10%, không bị ảnh hưởng của chế độ thủy văn và thủy triều (không bị ngập
lụt), giải pháp quy hoạch chiều cao chủ yếu giữ nguyên địa hình tự nhiên là chính,
chỉ san lấp cục bộ tạo mặt bằng xây dựng công trình, tạo độ dốc đường phố cho
đúng tiêu chuẩn giao thông và tạo độ dốc thoát nước hợp lý, không gây úng ngập
cục bộ. Trường hợp này không cần phải xác định cao độ xây dựng (tối thiểu).
Những đô thị hay khu đất xây dựng nằm ở gần sông, gần biển, chịu ảnh hưởng
trực tiếp của chế độ thủy văn và thủy triều (hải văn), giải pháp quy hoạch chiều cao
thường được sử dụng (để bảo vệ đô thị khỏi ngập lụt) là tôn nền hoặc đắp đê. Cao
độ nền tối thiểu hoặc cao độ đỉnh đê phải phù hợp với quy hoạch chuyên ngành
thủy lợi và cao hơn mực nước tính toán. Mực nước tính toán là mực nước cao nhất
có tần suất và chu kỳ:
+ Tần suất P = 1% (chu kỳ P

R
C
R = 100 năm) đối với khu trung tâm, khu ở, khu
công nghiệp kho tàng. Cốt xây dựng tối thiểu phải chọn cao hơn cao độ đỉnh lũ có P
= 1% là 0,5m.
17

+ Tần suất P = 10% (Pc = 10 năm) đối với khu công viên, khu thể dục thể
thao. Trường hợp này cốt xây dựng tối thiểu phải chọn cao hơn độ đỉnh lũ có P =
10% là 0,5m
Riêng đối với khu vực ven biển , chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới thì
cần tính toán them chiều cao mực nước dâng và chiều cao sóng ven bờ khi có bão.
Cốt xây dựng tối thiểu được tính như sau:
H
R
XD
R = HR
1%
R + HR
d
R + HR
s
R + 0,5m (1-3)
Trong đó:
H
R
1%
R - cao độ đỉnh lũ (đỉnh triều) có tần suất P = 1%
H
R

d
R – chiều cao nước dâng do dòng hải lưu hoặc bão
H
R
s
R – chiều cao ngọn sóng khi có bão
0,5m – độ cao an toàn đề phòng lũ vượt ra ngoài tần suất tính toán
Có nhiều trường hợp, để tránh việc đắp nền với khối lượng lớn, người ta có thể
làm nhà trên móng cọc, nhưng cốt sàn tầng 1 phải cao hơn cốt xây dựng tối thiểu
(H
R
XD
R).
Như vậy, cốt xây dựng (cốt thấp nhất của nền khu đất xây dựng) phụ thuộc vào
giải pháp sau đây:
• Đắp nền khu đất xây dựng cao hơn mức nước cao nhất một khoảng là 0,5m
để đảm bảo an toàn cho khu đất không bị ngập lụt và không bị ngập úng.
• Đắp đê bao quanh khu đất xây dựng. Dùng cống có phai đóng mở để thoát
nước ra sông khi mực nước sông thấp, và đóng cửa cống để dùng máy bơm đẩy
nước ra sông khi mực nước sông cao.
• Đắp đê bao quanh kết hợp hồ điều tiết để chứa nước tạm thời trong thời gian
mực nước sông dâng cao.
• Kết hợp các giải pháp: tôn nền, đê bao, trạm bơm và hồ điều tiết.
18

Khi thiết kế quy hoạch chung chiều cao khu đất xây dựng đô thị có thể áp
dụng một trong các giải pháp chống ngập lụt ở trên. Cần tính toán và so sánh
phương án để chọn giải pháp tối ưu. Giải pháp chống ngập lụt đưa ra phải cho ta
một cao độ xây dựng hợp lý nhất.
Trình tự xác định cốt xây dựng như sau:

* Chọn tần suất lũ (P%) của hệ thống thủy văn
Căn cứ vào đặc thù của đô thị mà chọn tần suất lũ thiết kế cho phù hợp. Đối
với đô thị lớn, đô thị có vai trò quan trọng của quốc gia thì chọn tần suất lũ nhỏ,
nghĩa là một khoảng thời gian dài mới có lũ vào thành phố.Ví dụ chọn tần suất P =
1% thì 100 năm mới có một trận lũ, chọn P = 0,1% thì 1000 năm mới có trận lũ…
Đối với đô thị nhỏ, khu vực ít quan trọng thì có thể chọn tần suất lũ lớn hơn.
* Xác định lưu lượng dòng chảy (ở sông ngòi)
Căn cứ tài liệu thống kê về thủy văn, người ta vẽ được biểu đồ một tả mối
quan hệ giữa tần suất lũ P% và lưu lượng dòng chảy Q. Tần suất càng nhỏ thì lưu
lượng càng lớn và ngược lại. Căn cứ vào tần suất (P%) đã chọn, có thể xác định
được lưu lượng dòng chảy bằng cách tra trên biểu đồ. Xem hình 1 - 1.

Hình 1-1: Biểu đồ quan hệ Q theo P của sông (đường tần suất)
Giả sử chọn P = 10% thì tra trên biểu đồ ta sẽ có Q = 470m
P
3
P/s. Điều này có
nghĩa là cứ 10 năm sẽ có một trận lũ có lưu lượng dòng chảy (ở sông) bằng hoặc lớn
hơn 470 m
P
3
P/s.
* Xác định cao độ đỉnh lũ thiết kế
19

Cũng dựa vào tài liệu thống kê thủy văn, người ta vẽ được biểu đồ mô tả mối
quan hệ giữa lưu lượng dòng chảy lũ với cao độ đỉnh lũ tại vị trí quan trắc (khu vực
xây dựng đô thị). Xem hình 1-2.

Hình 1-2: Biểu đồ quan hệ Q và H của lũ tại vị trí xây dựng

Dựa vào biểu đồ quan hệ giữa lưu lượng Q và cao độ H của lũ và lưu lượng lũ
thiết kế để tìm cao độ đỉnh lũ thiết kế.
Chẳng hạn với lưu lượng Q
R
1
R = 470mP
3
P/s, ta tra trên biểu đồ sẽ được cao độ đỉnh
lũ là 4,5m.
Đối với đô thị ven biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều thì dựa vào tài
liệu thống kê chế độ thủy triều mà xác định cao độ đỉnh triều thiết kế theo tần suất
đã lựa chọn.
* Lựa chọn cốt xây dựng
Đối với khu đất xây dựng có cao độ đại hình tự nhiên thấp, nhiều khả năng bị
ngập lụt đối với tần suất lũ thiết kế thì phải có giải pháp tránh ngập lụt. Có một số
giải pháp tránh ngập lụt như: nạo vét dòng chảy, tăng cường khả năng thoát lũ, cắt
bớt lưu lượng lũ bằng cách đào kênh, đào hồ chứa, tôn nền khu đất xây dựng, đắp
đê hoặc kết hợp các giải pháp trên. Nếu lựa chọn giải pháp quy hoạch chiều cao để
tránh lũ lụt thường xảy ra 2 trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: Tôn nền khu đất xây dựng bằng cách chọn cốt xây dựng cao
hơn đỉnh lũ thiết kế. Chẳng hạn cao độ đỉnh lũ là H
R
1
RP

P = 4,5m thì chọn cốt (cao độ)
xây dựng H
R
1
RP

XD
P= HR
1
RP

P + 0,5m = 5,0m.
20

+ Trường hợp 2: kết hợp giải pháp đắp đê, tôn nền, sử dụng hồ điều tiết và
trạm bơm thoát lũ.
Để giảm khối lượng đắp đất thì có thể chọn cốt xây dựng thấp (dưới 5,0m) và
thậm chí có thể chọn cốt xây dựng thấp hơn cốt đỉnh lũ thiết kế. Trường hợp này
cần chọn cốt xả nước của cống thoát nước mưa, tính thể tích hồ điều tiết cần chứa,
lưu lượng nước cần bơm trong thời gian đóng cống. Thời điểm bất lợi nhất là lũ
cao, phải đóng cống và mưa to cần phải chứa nước vào hồ điều tiết để bơm nước ra
khỏi đê. Nếu chọn H
R
2
RP
XD
P< HR
1
RP
XD
P thì các bước thực hiện như sau:
• Chọn cốt xây dựng H
R
2
RP
XD

P(giả sử chọn HR
2
RP
XD
P = 4,0m)
• Dựa vào biểu đồ Q-H (hình 7-2) và lũ H
R
2
RP

P (cốt đóng cống) để tra QR
2
R giá trị
Q
R
2
R là lưu lượng ở thời điểm mực nước lũ ở cao độ HR
2
RP

P= (HR
2
RP
XD
P – 0,5)m
• Căn cứ vào biểu đồ lũ ngày của sông và Q
R
2
R để tìm số ngày phải đóng cống
(vì nước lũ cao hơn miệng xả nước). Xem hình 1-3:


Hình 1-3: Biểu đồ lũ ngày của tháng có đỉnh lũ cao nhất
Như vậy trong thời gian đóng cống và có mưa trên khu vực xây dựng thì cần
bơm hết nước mưa ra khỏi đê.
• Tìm lượng nước mưa theo số ngày đóng cống. Căn cứ vào biểu đồ mưa tính
theo tần suất, số ngày đóng cống và tần suất (p%) đã chọn mà tìm được chiều cao
lớp nước h
R
p
R. Xem hình 1-4.
21


Hình 1-4: Lượng mưa tính theo tần suất
• Tính toán lượng nước mưa cần chứa tạm thời vào hồ điều tiết theo công thức
sau: w = φ.h
R
p
R.F (1-3a)
Trong đó:
w – là lượng mưa cần chứa tạm thời của hồ trong thời gian đóng cống
φ – hệ số dòng chảy
F – diện tích lưu vực hồ
Việc lựa chọn cốt xây dựng ở trường hợp 2 này có thể áp dụng bài toán ngược.
Điều đó có nghĩa là căn cứ vào thể tích chứa nước (tạm thời) của hồ để tính toán ra
cốt xây dựng.
d) Xác định cao độ khống chế tại nút giao thong
Căn cứ vào sơ đồ mạng lưới giao thong, đường phân lưu chính (tự nhiên), giải
pháp chống ngập lụt đô thị để lựa chọn đường phân lưu chính (thiết kế) của đô thị.
Thông thường, chọn hướng thoát nước (thiết kế) trùng với hướng thoát nước tự

nhiên. Điều đó có nghĩa là nên sử dụng hệ thống sông ngòi tự nhiên để giải quyết
thoát nước. Từ đó lựa chọn đường phân lưu chính (thiết kế) gần trùng với đường
phân lưu chính tự nhiên. Chỉ nên chỉnh sửa nhỏ do mạng lưới đường quy hoạch chia
cắt khu vực xây dựng.

×