LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Nghiên cứu giải pháp xử lý chống thấm nền đập Tà Rục tỉnh
Khánh Hòa” được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của Phòng đào tạo đại học
và sau đại học, Khoa công trình cùng các thầy cô giáo của Trường Đại học Thuỷ
Lợi.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Trịnh Minh Thụđã tận
tình hướng dẫn, dìu dắt tác giả hoàn thành luận văn này, xin trân thành cảm ơn các
thầy cô giáo trong Khoa Công trình, PhòngĐào tạo đại học và Sau đại học - Trường
đại học Thuỷ Lợi, các đồng nghiệp đã cung cấp các tài liệu và số liệu cho luận văn
này.
Tác giả xin trân thành cảm ơn cơ quan và các cá nhân nói trên đã chia sẻ
những khó khăn, truyền bá kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn
thành luận văn này.
Tác giả có được kết quả hôm nay chính là nhờ sự chỉ bảo ân cần của các thầy
cô giáo, cùng sự giúp đỡ, động viên của cơ quan, gia đình và bạn bè đồng nghiệp
trong những năm qua. Một lần nữa tác giả xin ghi nhớ tất cả các đóng góp to lớn đó.
Với thời gian và trình độ có hạn, luận văn không tránh khỏi những sai sót.Rất
mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp trân tình của Quí thầy cô giáo và các bạn
đồng nghiệp.
Hà Nội, tháng 06 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thế Tùng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích
dẫn là trung thực. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được người nào
công bố trong bất kỳ công trình nào khác./.
Nguyễn Thế Tùng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG ĐẬP HIỆN NAY
Error! Bookmark not defined.
1.1.TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG ĐẬP Ở VIỆT NAM VÀ
TRÊN THẾ GIỚI Error! Bookmark not defined.
1.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Ở VIỆT NAM Error! Bookmark
not defined.
1.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CHUNG CỦA NỀN ĐẬP DÂNG NƯỚC Ở VIỆT
NAM NÓI CHUNG VÀ MIỀN TRUNG NÓI RIÊNG Error! Bookmark not
defined.
1.3.1. Đất Aluvi Error! Bookmark not defined.
1.3.2 Đất sườn tàn tích và tàn tích trên nền đá Bazan Error! Bookmark not
defined.
1.3.3. Đất trên nền đá trầm tích lục nguyên (bộ kết, cát kết…) Error!
Bookmark not defined.
1.3.4. Đất trên nền đá phun trào (đaxit, biolit, andnezit…) Error! Bookmark
not defined.
1.3.5. Đất trên nền đá biến chất (Gơnai) Error! Bookmark not defined.
1.3.6. Đất trên nên đá xâm nhập sâu (Granit, Granodiorit) Error! Bookmark
not defined.
1.3.7. Đất bồi tích lòng suối (cuội, sỏi, lẫn đất sét…) Error! Bookmark not
defined.
1.3.8. Đất Miền Trung – Tây Nguyên Error! Bookmark not defined.
1.4. SỰ CỐ GÂY HƯ HỎNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NÓI CHUNG VÀ
ĐẬP ĐẤT NÓI RIÊNG Error! Bookmark not defined.
1.4.1. Khái quát về sự cố công trình thủy lợi Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Sự cố đối với đập đất Error! Bookmark not defined.
1.4.3. Một số sự cố đập đã xảy ra ở nước ta Error! Bookmark not defined.
1.5. KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT THẤM Error! Bookmark not defined.
2.1.LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NGHIÊN CỨU THẤM Error! Bookmark
not defined.
2.1.1.Giới thiệu chung Error! Bookmark not defined.
2.1.2.Tầm quan trọng của lý thuyết thấm Error! Bookmark not defined.
2.2. MÔI TRƯỜNG THẤM VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA THẤM Error!
Bookmark not defined.
2.2.1. Nguyên nhân gây thấm Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Môi trường thấm Error! Bookmark not defined.
2.3. PHÂN LOẠI DÒNG THẤM VÀ CÁC ĐỊNH LUẬT THẤM CƠ BẢN
Error! Bookmark not defined.
2.3.1 Phân loại dòng thấm Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Các định luật thấm cơ bản Error! Bookmark not defined.
2.4. GIẢI BÀI TOÁN THẤM BẰNG LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN Error!
Bookmark not defined.
2.4.1. Phương pháp cơ học chất lỏng Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Phương pháp thủy lực Error! Bookmark not defined.
2.4.3. Phương pháp thực nghiệm Error! Bookmark not defined.
2.4.4. Phương pháp số Error! Bookmark not defined.
2.5. GIẢI BÀI TOÁN THẤM BẰNG PHẦN TỬ HỮU HẠN . Error! Bookmark
not defined.
2.6. KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3:NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN Error! Bookmark
not defined.
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG Error! Bookmark not defined.
3.2.GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM BẰNG TƯỜNG NGHIÊNG VÀ SÂN PHỦ
Error! Bookmark not defined.
3.3. GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM BẰNG TƯỜNG NGHIÊNG VÀ CHÂN RĂNG
Error! Bookmark not defined.
3.4. GIẢI PHÁP TƯỜNG RĂNG KẾT HỢP LÕI GIỮA Error! Bookmark not
defined.
3.5. GIẢI PHÁP TƯỜNG HÀO BENTONITE Error! Bookmark not defined.
3.6. GIẢI PHÁP CHÔNG THẤM BẰNG KHOAN PHỤT Error! Bookmark not
defined.
3.7. GIẢI PHÁP CỌC ĐẤT – XI MĂNG Error! Bookmark not defined.
3.8. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NHẰM TĂNG ỔN ĐỊNH NỀN Error!
Bookmark not defined.
3.8.1. Nhóm các phương pháp làm chặt đất trên mặt bằng cơ học Error!
Bookmark not defined.
3.8.2. Nhóm các phương pháp làm chặt đất dưới sâu bằng chấn động và thủy chấn
Error! Bookmark not defined.
3.8.3. Nhóm các phương pháp gia cố nền bằng thiết bị tiêu nước thẳng đứng
Error! Bookmark not defined.
3.8.4. Phương pháp gia cố nền bằng năng lượng nổ Error! Bookmark not
defined.
3.8.5. Gia cố nền bằng vải địa kỹ thuật Error! Bookmark not defined.
3.8.6. Nhóm các phương pháp gia cố nền bằng chất kết dính Error! Bookmark
not defined.
3.8.7. Nhóm các phương pháp vật lý gia cố nền đất yếu Error! Bookmark not
defined.
3.9. KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 4:ỨNG DỤNG LỰA CHỌN BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẬP TÀ
RỤC Error! Bookmark not defined.
4.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẬP TÀ RỤC Error! Bookmark not defined.
4.1.1. Vị trí địa lý Error! Bookmark not defined.
4.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo khu vực dự án Error! Bookmark not
defined.
4.1.3 Điều kiện địa chất Error! Bookmark not defined.
4.1.4 Mục tiêu, nhiệm vụ và các thông số kỹ thuật chủ yếu của công trình
Error! Bookmark not defined.
4.2. ĐÁNH GIÁ THẤM CỦA NỀN ĐẬP Error! Bookmark not defined.
4.3. PHÂN TÍCH THẤM CỦA NỀN TRƯỚC KHI XỬ LÝ Error! Bookmark
not defined.
4.3.2.Mặt cắt tính toán Error! Bookmark not defined.
4.3.4. Trường hợp tính toán Error! Bookmark not defined.
4.3.5. Sơ đồ bài toán và các điều kiện biên Error! Bookmark not defined.
4.3.6. Kết quả tính toán Error! Bookmark not defined.
4.4. PHÂN TÍCH THẤM QUA NỀN SAU KHI XỬ LÝ Error! Bookmark not
defined.
4.4.1.Phương án khoan phụt Error! Bookmark not defined.
4.4.2.Phương án tường hào Bentonite Error! Bookmark not defined.
4.4.3. Nhận xét kết quả tính toán Error! Bookmark not defined.
4.5 .TÍNH TOÁN KINH TẾ CÁC GIẢI PHÁP Error! Bookmark not defined.
4.6 LỰA CHỌN GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thống kê một số đập lớn ở Việt Nam Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.2: Thống kê một số đập lớn trên thế giới Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.3: Thống kê một số sự cố Đập ở Việt Nam Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.1: Một số công trình xử lý nền bằng phương pháp khoan phụt Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu cơ lý đất nền công trình đầu mối Error! Bookmark not
defined.
Bảng 4.2: Bảng kết quả thí nghiệm cơ lý đá Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.3:Các chỉ tiêu cơ lý đất vật liệu xây dựng mỏ A, B Error! Bookmark
not defined.
Bảng 4.4:Các chỉ tiêu cơ lý đất vật liệu xây dựng mỏ C, D, & E Error! Bookmark
not defined.
Bảng 4.5: Thông số cơ bản đầu mối Hồ chứa nước Tà Rục Error! Bookmark not
defined.
Bảng 4.6: Hệ số thấm các lớp vật liệu đập và nền Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.7: Kết quả tính toán các phương án xử lý nền. Error! Bookmark not
defined.
Bảng 4.8 Kết quả kinh phí các phương án xử lý nền. Error! Bookmark not
defined.
LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Nghiên cứu giải pháp xử lý chống thấm nền đập Tà Rục tỉnh
Khánh Hòa” được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của Phòng đào tạo đại học
và sau đại học, Khoa công trình cùng các thầy cô giáo của Trường Đại học Thuỷ
Lợi.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Trịnh Minh Thụ đã tận
tình hướng dẫn, dìu dắt tác giả hoàn thành luận vă
n này, xin trân thành cảm ơn các
thầy cô giáo trong Khoa Công trình, Phòng Đào tạo đại học và Sau đại học - Trường
đại học Thuỷ Lợi, các đồng nghiệp đã cung cấp các tài liệu và số liệu cho luận văn
này.
Tác giả xin trân thành cảm ơn cơ quan và các cá nhân nói trên đã chia sẻ
những khó khăn, truyền bá kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn
thành luận văn này.
Tác giả có được kết qu
ả hôm nay chính là nhờ sự chỉ bảo ân cần của các thầy
cô giáo, cùng sự giúp đỡ, động viên của cơ quan, gia đình và bạn bè đồng nghiệp
trong những năm qua. Một lần nữa tác giả xin ghi nhớ tất cả các đóng góp to lớn đó.
Với thời gian và trình độ có hạn, luận văn không tránh khỏi những sai sót.Rất
mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp trân tình của Quí thầy cô giáo và các bạn
đồng nghiệ
p.
Hà Nội, tháng 06 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thế Tùng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích
dẫn là trung thực. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được người nào
công bố trong bất kỳ công trình nào khác./.
Nguyễn Thế Tùng
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI CAM ĐOAN 2
DANH MỤC HÌNH VẼ 7
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích của đề tài 1
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 1
4. Kết quả đạt được 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG ĐẬP HIỆN NAY 3
1.1.TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG ĐẬP Ở VIỆT NAM VÀ
TRÊN THẾ GIỚI 3
1.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ T
ƯỢNG THỦY VĂN Ở VIỆT NAM 7
1.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CHUNG CỦA NỀN ĐẬP DÂNG NƯỚC Ở VIỆT
NAM NÓI CHUNG VÀ MIỀN TRUNG NÓI RIÊNG 7
1.3.1. Đất Aluvi 7
1.3.2 Đất sườn tàn tích và tàn tích trên nền đá Bazan 8
1.3.3. Đất trên nền đá trầm tích lục nguyên (bộ kết, cát kết…) 9
1.3.4. Đất trên nền đá phun trào (đaxit, biolit, andnezit…) 9
1.3.5. Đất trên nền đá biến chất (Gơnai) 9
1.3.6. Đất trên nên đá xâm nhập sâu (Granit, Granodiorit) 9
1.3.7. Đất bồi tích lòng suối (cu
ội, sỏi, lẫn đất sét…) 9
1.3.8. Đất Miền Trung – Tây Nguyên 10
1.4. SỰ CỐ GÂY HƯ HỎNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NÓI CHUNG VÀ
ĐẬP ĐẤT NÓI RIÊNG 14
1.4.1. Khái quát về sự cố công trình thủy lợi 14
1.4.2. Sự cố đối với đập đất 15
1.4.3. Một số sự cố đập đã xảy ra ở nước ta 18
1.5. KẾT LUẬN 20
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT THẤM 23
2.1.LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NGHIÊN CỨ
U THẤM 23
2.1.1.Giới thiệu chung 23
2.1.2.Tầm quan trọng của lý thuyết thấm 24
2.2. MÔI TRƯỜNG THẤM VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA THẤM 24
2.2.1. Nguyên nhân gây thấm 24
2.2.2. Môi trường thấm 25
2.3. PHÂN LOẠI DÒNG THẤM VÀ CÁC ĐỊNH LUẬT THẤM CƠ BẢN 26
2.3.1 Phân loại dòng thấm 26
2.3.2. Các định luật thấm cơ bản 29
2.4. GIẢI BÀI TOÁN THẤM BẰNG LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN 31
2.4.1. Phương pháp cơ học chất lỏng 31
2.4.2. Phương pháp thủy lực 32
2.4.3. Phương pháp thực nghiệm 32
2.4.4. Phương pháp số
33
2.5. GIẢI BÀI TOÁN THẤM BẰNG PHẦN TỬ HỮU HẠN 34
2.6. KẾT LUẬN 38
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN 39
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG 39
3.2.GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM BẰNG TƯỜNG NGHIÊNG VÀ SÂN PHỦ .40
3.3. GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM BẰNG TƯỜNG NGHIÊNG VÀ CHÂN RĂNG.41
3.4. GIẢI PHÁP TƯỜNG RĂNG KẾT HỢP LÕI GIỮA 42
3.5. GIẢI PHÁP TƯỜNG HÀO BENTONITE 43
3.6. GIẢI PHÁP CHÔNG THẤM BẰNG KHOAN PHỤT 46
3.7. GIẢI PHÁP CỌC ĐẤT – XI MĂNG 48
3.8. CÁC PH
ƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NHẰM TĂNG ỔN ĐỊNH NỀN 51
3.8.1. Nhóm các phương pháp làm chặt đất trên mặt bằng cơ học 51
3.8.2. Nhóm các phương pháp làm chặt đất dưới sâu bằng chấn động và thủy chấn.53
3.8.3. Nhóm các phương pháp gia cố nền bằng thiết bị tiêu nước thẳng đứng.53
3.8.4. Phương pháp gia cố nền bằng năng lượng nổ 54
3.8.5. Gia cố nền bằng vải địa kỹ thuật 55
3.8.6. Nhóm các phương pháp gia cố
nền bằng chất kết dính 55
3.8.7. Nhóm các phương pháp vật lý gia cố nền đất yếu 58
3.9. KẾT LUẬN 58
CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG LỰA CHỌN BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẬP TÀ
RỤC 60
4.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẬP TÀ RỤC 60
4.1.1. Vị trí địa lý 60
4.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo khu vực dự án 61
4.1.3 Điều kiện địa chất 61
4.1.4 Vật liệu xây dựng đập 67
4.1.5 Mục tiêu, nhiệm vụ và các thông số kỹ thuật chủ yếu của công trình 69
4.2. ĐÁNH GIÁ THẤM CỦ
A NỀN ĐẬP 72
4.3. PHÂN TÍCH THẤM CỦA NỀN TRƯỚC KHI XỬ LÝ 72
4.3.1. Phần mềm tính toán 72
4.3.2.Mặt cắt tính toán 72
4.3.3 Các chỉ tiêu cơ lý dùng trong tính toán 74
4.3.4. Trường hợp tính toán 75
4.3.5. Sơ đồ bài toán và các điều kiện biên 75
4.3.6. Kết quả tính toán 75
4.4. PHÂN TÍCH THẤM QUA NỀN SAU KHI XỬ LÝ 78
4.4.1.Phương án khoan phụt 78
4.4.2.Phương án tường hào Bentonite 81
4.4.3. Nhận xét kết quả tính toán 84
4.5 .TÍNH TOÁN KINH TẾ CÁC GIẢI PHÁP 86
4.6 LỰA CHỌN GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thống kê một số đập lớn ở Việt Nam 4
Bảng 1.2: Thống kê một số đập lớn trên thế giới 6
Bảng 1.3: Thống kê một số sự cố Đập ở Việt Nam 19
Bảng 4.1:Các chỉ tiêu cơ lý đất nền công trình đầu mối 65
Bảng 4.2: Bảng kết quả thí nghiệm cơ lý đá 66
Bảng 4.3: Các chỉ tiêu cơ lý đất vật liệu xây dựng mỏ A, B 67
Bảng 4.4 Các chỉ tiêu cơ lý đất vật liệu xây dựng mỏ C, D, & E 68
Bảng 4.5: Thông số cơ bản đầu mối Hồ chứa nước Tà Rục 70
Bảng 4.6:Chỉ tiêu cơ lý các lớp vật liệu đập và nền 74
Bảng 4.7 Tổng hợp kết quả tính toán khi chưa xử lý nền………………………….78
Bảng 4.8. Kết quả tính toán TH1 các phương án xử lý nền 84
Bảng 4.9. Kết quả tính toán TH2 các phương án xử lý nền 84
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Xác định các tham số cho ma trận [C] 37
Hình 3.1: Sơ đồ thấm qua đập có tường nghiêng + sân phủ 40
Hình 3.2: Sơ đồ thấm qua đập có tường nghiêng và chân răng 42
Hình 3.3: Sơ đồ tính thấm qua đập có tường lõi + chân răng 43
Hình 3.4: Tường hào chống thấm bằng Bentonite 44
Hình 3.5: Sơ đồ đập đất chống thấm qua nền bằng khoan phụt vữa xi măng 46
Hình 3.6: Khoan phụt chống thấm nền đập Đại Ninh 48
Hình 3.8: Sơ đồ bố trí cọc xi m
ăng đất 49
Hình 3.9: Sơ đồ khoan có nút bịt 50
Hình 3.10: Thi công đắp đập Tả Trạch 52
Hình 4.1 Vị trí dự án hồ chứa nước Tà Rục 60
Hình 4.1: Mặt cắt ngang thân và nền đập tại vị trí lòng sông 73
Hình 4.2: Mô hình bài toán 74
Hình 4.3: Sơ đồ lưới phần tử 75
Hình 4.4. Lưu lượng thấm TH1 76
Hình 4.5. Đường đẳng gradien TH1 76
Hình 4.6. Hệ số ổn định mái hạ lưu TH1 77
Hình 4.7: Sơ đồ lưới phần tử 79
Hình 4.8: Lưu lượng thấm TH1, xử lý nền bằng màng khoan phụt 79
Hình 4.9: Đường đẳng gradien TH1, xử lý nền bằng màng khoan phụt 80
Hình 4.10: Hệ số ổn định TH1, xử lý nền bằng màng khoan phụt 81
Hình 4.11: Sơ đồ lưới phần tử xử lý nền bằng tường hào Bentonite 82
Hình 4.12: Lưu lượng thấm TH1, xử lý nền bằng tường hào Bentonite 82
Hình 4.13: Đường đẳng gradien TH1, xử lý nền bằng tường hào Bentonite 83
Hình 4.14: Hệ số ổn định TH1, xử lý nền bằng tườ
ng hào Bentonite 83
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đập đất là loại đập vật liệu địa phương có lịch sử rất lâu đời.Ở Ai Cập, Trung
Quốc, Ấn Độ và một số nước khác người ta đã xây dựng đập đất từ 2500-4700 năm
trước công nguyên.
Ở Việt Nam hiện nay đập đất đã xây dựng rất phổ biến do nó có nhiều ưu điểm
như: Giá rẻ, không tốn các vật liệu đắt khác như sắt, thép, xi măng; Cấu tạo đơn
giản chống chấn động tốt; Dễ quản lý, tôn cao ngoài ra trên thế giới có nhiều kinh
nghiệm về thiết kế, thi công cũng như quản lý vận hành… Do vậy đập đất ngày
càng được sử dụng rộng rãi không những ở nước ta mà còn rất nhiều nước trên thế
giới. Do thường xây đập trên các dòng sông, suối nên đặc điểm của nền đập thường
là các lớp phong hóa, cuội sỏi, hoặc đá nứt nẻ mạnh có độ mất nước lớn…Do đó khi
xây dựng đập dâng thường xả ra hiện tượng thấm mất nước lớn, lún nhiều và lún
không đều gây mất ổn định công trình.
Theo thống kê về sự cố một số công trình thủy lợi ở Việt Nam thì sự cố do thấm
chiếm 15,06%; xét riêng các hồ chứa lớn chiếm 31,11%. Đã có nhiều giải pháp gia
cố nền để tăng khả năng chống thấm, tăng ổn định của nền tuy nhiên mối phương
pháp lại có ưu điểm, nhược điểm riêng phù hợp với từng địa hình, địa chất của khu
vực dự án. Vì vậy cần nghiên cứu phương án nào cho hiệu quả cao nhất, phù hợp
với từng điều kiện cụ thể của công trình. Đề tài "Nghiên cứu giải pháp xử lý
chống thấm nền đập Tà Rục Tỉnh Khánh Hòa" là đề tài hết sức thực tế và có ứng
dụng thực tiễn cao.
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu các giải pháp xử lý nền đập, ứng dụng xử lý chống thấm nền đập
Tà Rục Tỉnh Khánh Hòa chi tiết hơn.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về thấm và các biện pháp xử lý nền nhằm tăng
khả năng chống thấm, ổn định của nền. Tính toán thấm và
ổn định nền theo các
2
phương pháp khác nhau tương ứng với các biện pháp xử lý nền. Có sử dụng phần
mềm Geo-Slope. So sánh các phương án xử lý về điều kiện kinh tế kỹ thuật.
4. Kết quả đạt được
Lựa chọn được phương án xử lý nền đập Tà Rục Tỉnh Khánh Hòa đảm bảo
yêu cầu kinh tế kỹ thuật chi tiết hơn.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG ĐẬP HIỆN NAY
1.1.TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG ĐẬP Ở VIỆT NAM VÀ
TRÊN THẾ GIỚI
Việt Nam là một trong những nước có nhiều hồ chứa. Theo số liệu điều tra
thì Việt Nam có khoảng 10,00 hồ chứa lớn nhỏ. Trong đó hồ đập lớn có khoảng 460 cái
đứng vào hàng thứ 16 trong các nước có số liệu thống kê của Hội đập lớn thế giới.
Theo con số thống kê của Bộ NN&PTNN năm 2002 cả
nước ta đã có 1976 hồ
(dung tích mỗi hồ trên 2.10
5
m
3
). Trong đó có 10 hồ thủy điện có tổng dung tích 10 tỷ m
3
còn lại là 1957 hồ thủy nông với dung tích 5,842 tỷ m
3
.
Các hồ chứa phân bố không đều trên phạm vi toàn quốc. Trong số 63 tỉnh thành
nước ta có khoảng 40 tỉnh thành có hồ chứa nước. Các hồ xây dựng không đều trong từng
thời kỳ phát triển của đất nước.Tính từ năm 1960 trở về trước khu vực miền Bắc và miền
Trung xây dựng khoảng 6%.Từ năm 1960 đến năm 1975xây dựng được khoảng 44%.Từ
năm 1975 đến nay xây dựng khoảng 50%.
Trong nh
ững năm gần đây bằng nguồn vốn vay ADB, AFD, WB, vốn trái phiếu
Chính phủ, hàng loạt các hồ chứa lớn do ngành NN&PTNN quản lý đã và đang được xây
dựng ở Miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên: hồ Cửa Đạt (Thanh Hóa); hồ Tả Trạch
(Thừa Thiên Huế); hồ Nước Trong (Quảng Ngãi); hồ Định Bình (Bình Định); hồ Tân
Giang, hồ Sông Sắt (Ninh Thuận); hồ Lòng Sông (Bình Thuận); hồ Iamo (Đăk Lắc)…và
rất nhiều các h
ồ chứa đang trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật: Tà Rục, (Khánh Hòa); Ngàn
Trươi (Phú Yên)… Một số đập lớn đã và đang xây dựng ở Việt Nam xem bảng 1.1.
Ở nước ta đập vật liệu địa phương đóng vai trò chủ yếu. Đập vật liệu địa phương
tương đối đa dạng. Đập đất được đắp bằng các loại đất: Đất pha tàn tích sườn đồ
i, đất
Bazan, đất ven biển miền Trung. Phần lớn các đập ở miền Bắc và miền Trung được xây
dựng theo hình thức đập đất, đồng chất hoặc đập có thiết bị chống tường nghiêng, tường
tâm, chân khay…bằng đất sét. Một số năm gần đây sử dụng một số công nghệ mới như
4
tường lõi chống thấm bằng các tấm bê tông cốt thép liên kết khớp ở đập Tràng Vinh, thảm
sét bentonite cho đập Núi Một, hào bentonite cho đập Eaksup Đăk Lắc… Vùng Tây
Nguyên và Nam Trung Bộ phải sử dụng đất có hàm lượng sét cao, sử dụng nhiều loại đất
không đồng chất, sử dụng các hình thức đập nhiều khối có bố trí thiết bị thoát nước kiểu
ống khói đã cải thiện được tình hình dòng thấm qua đập.
Bảng 1.1: Th
ống kê một số đập lớn ở Việt Nam
TT Tên hồ Tỉnh Loại đập
Hmax
(m)
Năm hoàn
thành
1 Suối Hai Hà Tây Đất 29.00 1964
2 Đa Nhim Lâm Đồng Đất 38.00 1963
3 Thượng Tuy Hà Tĩnh Đất 25.00 1964
4 Thác Bà Yên Bái Đất 45.00 1964
5 Cẩm Ly Quảng Bình Đất 30.00 1965
6 Tà Keo Lạng Sơn Đất 35.00 1972
7 Cấm Sơn Bắc Giang Đất 41.50 1974
8 Vực Trống Hà Tĩnh Đất 22.80 1974
9 Đồng Mô Hà Tây Đất 21.00 1974
10 Tiên Lang Quảng Bình Đất 32.30 1978
11 Pa Khoang Lai Châu Đất 26.00 1978
12 Hòa Bình Hòa Bình Đất/Đá 128.00 1978
13 Yên Mỹ Thanh Hóa Đất 25.00 1980
14 Yên Lập Quảng Ninh Đất/Đá 40.00 1980
15 Vĩnh Trinh Quảng Nam Đất 23.00 1980
16 Núi Một Bình Định Đất 32.50 1980
17 Liệt Sơn Quảng Ngãi Đất 29.00 1980
18 Phú Ninh Quảng Nam Đất 40.00 1981
19 Núi Cốc Thái Nguyên Đất 27.00 1982
20 Xạ Hương Vĩnh Phúc Đất 42.00 1982
21 Sông Mực Thanh Hóa Đất 33.40 1983
22 Quất Động Quảng Ninh Đất 22.60 1983
23 Hòa Trung Đà Nẵng Đất 26.00 1984
24 Hội Sơn Bình Định Đất 29.00 1985
25 Dầu Tiếng Tây Ninh Đất 28.00 1985
26 Biển Hồ Gia Lai Đất 21.00 1985
5
27 Núi Một Bình Định Đất 30.00 1986
28 Vực Tròn Quảng Bình Đất 29.00 1986
29 Tuyền Lâm Lâm Đồng Đất 32.00 1987
30 Đá Bàn Khánh Hòa Đất 42.50 1988
31 Kẻ Gỗ Hà Tĩnh Đất 37.40 1988
32 Khe Tân Quảng Nam Đất 22.40 1989
33 Kinh Môn Quảng Trị Đất 21.00 1989
34 Khe Chè Quảng Ninh Đất 25.20 1990
35 Phú Xuân Phú Yên Đất 23.70 1996
36 Sông Rác Hà Tĩnh Đất 26.80 1996
37 Thuận Ninh Bình Định Đất 29.20 1996
38 Đồng Nghệ Đà Nẵng Đất 25.00 1996
39 Sông Quao Bình Thuận Đất 40.00 1997
40 Gò Miếu Thái Nguyên Đất 30.00 1999
41 Cà Giây Ninh Thuận Đất 35.40 1999
42 Ayun Hạ Gia Lai Đất 36.00 1999
43 Sông Hinh Phú Yên Đất 50.00 2000
44 Easoupe Đăk Lắc Đất 27.00 2005
45 Lòng Sông Bình Thuận Bê tông 35.00 2006
46 Tân Giang Ninh Thuận Bê tông 38.00 2006
47 Sông Sắt Ninh Thuận Đất 29.00 2007
48 Sông Sào Nghệ An Đất 30.00 2008
49 Định Bình Bình Định Bê tông đầm lăn 54.00 2010
50 Hà Động Quảng Ninh Đất 30.00 2011
51 Cửa Đạt Thanh Hóa Đá đổ 118.50 2011
52 Tả Trạch T.T.Huế Đất 56.00 Đang Xây
53 Nước Trong Quảng Ngãi Bê tông đầm lăn 72.00 Đang Xây
54 Hoa Sơn Khánh Hòa Đất 29.00 Đang Xây
55 Iamơ Đăk Lắc Đất 32.00 Đang Xây
6
Bảng 1.2: Thống kê một số đập lớn trên thế giới
TT Tên đập Nước Loại đập
Hmax
(m)
Năm
XD
1 Anderson Ranch Mỹ Đất 139,0 1950
2 Swift Mỹ Đất 186,0 1958
3 Navajo Mỹ Đất 124,0 1960
4 Serre Poncon Pháp Đất 122,0 1960
5 Hicks Mỹ Đất 122,0 1960
6 Mattmark Thụy Sỹ Đất 115,0 1960
7 Benmo Niu Zi lân Đất 110,0 1960
8 Deralam Pakistan Đất 110,0 1960
9 Bennett W,A,C Canađa Đất 183,0 1967
10 Oroville Mỹ Đất 237,0 1968
11 Mica Canađa Đất/Đá đổ 243,0 1972
12 Keban Thổ Nhĩ Kỳ Đất/Đá đổ 207,0 1974
13 Nagarjuna Sagar Ấn Độ Đá xây 125,0 1974
14 Chivor Côlômbia Đất/Đá đổ 237,0 1975
15 Nurek Tadjikistan Đất 300,0 1980
16 Mihoesti Rumani Đất 242,0 1983
17 Itaipu Braxin/Paraguay Đất/Đá đổ 190,0 1983
18 Rogun Tadjikistan Đất 335,0 1985
19 Kinshaw Ấn Độ Đất/Đá đổ 253,0 1985
20 Altinkaya Thổ Nhĩ Kỳ Đất 195,0 1986
21 Aguamilpa Mexico Đá đổ 187,0 1993
7
1.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Ở VIỆT NAM
Khí hậu Việt Nam là khí hậu Nhiệt đới gió mùa. Lãnh thổ Việt Nam nằm
trọn trong vùng nhiệt đới, đồng thời nằm ở rìa phía Đông Nam của phần châu Á lục
địa, giáp với biển Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng trực
tiếp của kiểu khí hậu gió mậu dịch, thường thổi ở
các vùng vĩ độ thấp.
Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về
chí tuyến hơn là phía xích đạo. Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ
cao.Nhiệt độ trung bình năm từ 22
0
C đến 27
0
C.Độ ẩm không khí trên dưới 80%.Số
giờ nắng khoảng 1.500-2.000 giờ, nhiệt bức xạ trung bình năm 100kcal/cm
2
.
Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt
Nam thay đổi. Nhìn chung, Việt Nam có một mùa nóng mưa nhiều và một mùa
tương đối lạnh, ít mưa. Trên nền nhiệt độ chung đó, khí hậu của các tỉnh phía Bắc
(từ đèo Hải Vân trở ra Bắc) thay đổi theo bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
1.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CHUNG CỦA NỀN ĐẬP DÂNG NƯỚC Ở VIỆT
NAM NÓI CHUNG VÀ MI
ỀN TRUNG NÓI RIÊNG
Theo đặc điểm địa tầng, có thể chia toàn bộ đất phân bố trên lãnh thổ theo
các nguồn gốc khác nhau như:
1.3.1. Đất Aluvi
Đất Aluvi còn có tên gọi là đất trầm tích.Trầm tích có 2 loại là trầm tích sông
và trầm tích biển.Đất có nguồn gốc từ trầm tích sông được sử dụng khá phổ biến để
đắp đập.
Gồm có Aluvi cổ phân bố ở các thung lũng sông lớn, và Aluvi hiện đại bao
gồm trầm tích sông, bãi b
ồi và các bậc thềm.Thường gặp là các đất sét, á sét phân
bố trên các bậc thềm song với chiều dày ít khi vượt quá 5m. Ở điều kiện tự nhiên
đất có dung trọng khô γ
c
= 1,4÷1,6 T/m
3
, độ ẩm W = 20÷25%, trạng thái dẻo đến
cứng. Khi bão hòa nước, đất có các thông số chống cắt φ = 16
0
÷20
0
, C = 0,1÷0,4
kg/cm
2
, hệ số thấm K = 10
-1
÷10
-5
cm/s. Loại đất này có hàm lượng sét 15÷35%, có
thể sử dụng đắp đập đồng chất hoặc lõi đập.
8
Trong thực tếm đất Aluvi phát triển ở các bậc thềm sông suối miền núi hẹp,
trữ lượng ít.Phần lớn diện tích được canh tác nên chỉ khai thác được một ít trong
lòng hồ trước khi ngập nước.
1.3.2 Đất sườn tàn tích và tàn tích trên nền đá Bazan
Phụ thuộc độ tuổi hình thành và nguồn gốc tạo thành mà tính chất cơ lý của
nó khác nhau.Đất sườn tàn tích có hàm lượng laterit nhỏ, hàm lượng hạt sét nhiều
thì khả năng chống th
ấm tốt, ngược lại hàm lượng dăm sạn nhiều thì dung trọng cao.
1.3.2.1. Đất sườn tàn tích và tàn tích trên nền đá Bazan trẻ (βQII-IV)
Do đá được hình thành muộn, thời gian chưa đủ để phong hóa triệt để thành
đất. Chiều dày lớp phong hóa thường nhỏ hơn 5m, gồm đất á sét, á sét màu nâu đỏ,
có chứa nhiều đá tảng đủ các loại kích thước và dăm sạn. Tính theo trọng lượng đất
chiếm tỷ lệ rấ
t ít so với đá, do đó rất khó khai thác chúng để đắp đập.
1.3.2.2. Đất sườn tàn tích và tàn tích trên nền đá Bazan cổ (βN2-Q1)
Loại đất này phân bố rộng rãi ở Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ ở điều
kiện tự nhiên đất có khối lượng riêng hạt rắn lớn, dung trọng khô thấpm hệ số rỗng
lớn, các chỉ tiêu cơ học (φ, C, E) thuộc loại trung bình. Tính chất cơ lý của chúng
thay đổi theo vị
trí địa lý và địa hình. Chiều dày tầng phong hóa 20÷30 cm, chia
thành 3 lớp kể từ trên mặt xuống như sau:
* Lớp 1 (edQ): Đất sét- á sét nâu đỏ, hàm lượng kết vón laterit không đáng
kể (khoảng 5%). Độ ẩm thay đổi nhiều theo mùa mưa và mùa khô. Ở đáy lớp 1
thông thường trên mặt cắt địa chất đều có lớp vón kết mảng (dạng đá ong) dày
1÷3m, rất cứng chắc.Nhiều công trình thực tế đã sử dụng loại đấ
t này để đắp đập rất
tốt.
* Lớp 2 (eQ): Đất sét – á sét màu loang lổ. Hàm lượng kết vón laterit và dăm
Bazan thay đổi trong phạm vi rộng, có chỗ đạt đến 60÷70% loại hạt có d>2mm (tính
theo trọng lượng). Tùy từng nơi, các vón kết laterit có dạng tròn đặc sít hoặc méo
mó sắc cạnh.
9
* Lớp 3 (eQ): Đất sét và á sét màu tím gan gà, đốm trắng phớt các màu khác.
Lớp đất này có dung trọng khô thấp so với 2 lớp trên, vì vậy ít sử dụng nó để đắp
vào những vị trí xung yếu của đập.
1.3.3. Đất trên nền đá trầm tích lục nguyên (bộ kết, cát kết…)
Đặc điểm của loại đất này là nếu được phân bố trên những vùng đồi thoải thì
lớp trên mặt (lớp 1-edQ) có nhiều hàm lượng vón kết laterit, thuộ
c loại đất vun khô,
tính thấm nước lớn.Nếu chúng được phân bố ở các sườn dốc thì hàm lượng vón kết
không đáng kể.Ở đáy lớp 1 thường có lớp mỏng hoặc thấu kính vón kết dạng mảng
(dạng đá ong) với tính thấm lớn.Các chỉ tiêu tính chất cơ lý của loại đất trên nền đá
trầm tích lục nguyên tương đối tốt, nhưng đất có tính trương nở thuộc loại trung
bình đến mạnh.
1.3.4. Đất trên nền đá phun trào (đaxit, biolit, andnezit…)
Chỉ tiêu cơ lý của loại đất này thuộc loại trung bình. Do bề dày bé nên thực
tế chưa được sử dụng nhiều.
1.3.5. Đất trên nền đá biến chất (Gơnai)
Tính chất cơ lý của loại đất này thay đổi trong phạm vi rộng. Khi sử dụng
chúng để đắp đập cần phân chi bãi vật liệu thành nhiều lớp để chọn lựa chỉ tiêu cơ
lý tương đối đồng nhất.
1.3.6. Đất trên nên đá xâm nhập sâu (Granit, Granodiorit)
Trong lớp (edQ) của đất này thường có đá tảng lăn, thậm chí có cả tảng lăn
cỡ lớn. Dung trọng khô thiên nhiên của đất thấp, tuy có cao hơn đất Bazan.Nhiều
công trình đã sử dụng đất này để đắp đập.Riêng lớp 2 của loại đất này thường là á
cát có chứa nhiều mica nên không thuậ
n lợi cho việc đắp đập.
1.3.7. Đất bồi tích lòng suối (cuội, sỏi, lẫn đất sét…)
Cấu trúc đất này thường gặp tại nơi có địa hình tích tụ (nơi các bãi bồi cát sỏi
nhỏ, các bãi đá tảng lăn có bề dày và kích thước thay đổi theo mùa). Đặc trưng của
địa tầng này từ trên xuống dưới như sau:
Bên trên là lớp phủ có nguồn gốc bồi tích (aQ) gồm: Cát hạt thô chauws
nhiều cuội s
ỏi, bão hòa nước, kết cấu chặt. Chiều dày của tầng phủ này từ
10
3÷4m.Đây là lớp thấm rất mạnh. Tiếp theo là các lớp á sét, á sét chứa dăm sạn đến
hỗn hợp dăm sạn và các tảng lăn có kích thước tương đối lớn, nguồn gốc pha tàn
tích (deQ), kết cấu chặt – đây là lớp thấm vừa, mạnh. Tiếp đến là tảng lăn, tảng lăn
á sét lẫn sạn sỏi, sỏi cát lẫn bụi sét…
1.3.8. Đất Miền Trung – Tây Nguyên
Miền Trung (ở
đây nói tới vùng Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ) và Tây
Nguyên là vùng đất hẹp trải dài từ các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và 5 tỉnh vùng Tây
Nguyên gồm Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng rồi đến Tây Ninh,
Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai.
Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên thuộc khu vực Trường Sơn
Nam, có cấu trúc địa hình, địa mạo khá phức tạp, bao gồm một hệ thống núi và cao
nguyên với những thung lũng và đồng bằng giữa núi. Địa hình cao nguyên nhiều
bậc là dạng đặc trưng nhất của bộ mặt khu vực này, từ độ cao trên 1.500m của sườn
tây dãy Trường Sơn như cao nguyên Đà Lạt với đỉnh Ngọc Linh cao tới 3.143m và
thấp dần về phía Đông giáp với biển Đông, thuận chiều gió Tây Nam.
Mạng sông suối phát triển dày đặc và có quá trình xâm thực mạnh, do độ dốc
địa hình đáng kể. Dãy núi Tr
ường Sơn Nam là phân thủy giữa lưu vực sông Mê
Kông và các hệ thống sông đổ về Biển Đông như Sông Ba, Sông Đà Rằng, Sông
Đồng Nai, còn dòng sông chính đổ về phía Tây nhập với sông Mê Kông là sông Sê
Rê Pok (Sê San). Đặc điểm cơ bản của hệ thống sông suối trong khu vực nghiên
cứu là trắc diện dọc chưa đạt được trạng thái cân bằng, lòng sông có dạng phân bậc
rõ rang và nhiều ghềnh thác. Sông thường được chia thành ba đoạn chính có độ dố
c
khác nhau: đoạn miền núi, đoạn qua miền cao nguyên và đoạn qua vùng đồng bằng
bóc mòn Pediment. Ở chân vách các bề mặt san bằng chuyển xuống Pediment
thường tạo thành hồ, đầm lầy.
Các thung lũng sông miền núi thường hẹp và có sườn dốc, đáy sông trơ đá
gốc, đá tảng, cuội sỏi, nhưng khi đổ ra bề mặt cao nguyên hay bề mặt đồng bằng thì
thung lũng sông thường mở rộng, t
ạo vùng bồi tích rộng nhưng thường là không
11
dày, phủ trực tiếp lên trên các bề mặt bóc mòn phong hóa cổ, đôi khi phủ trên trầm
tích Neogence hay Basalt.
Nhìn chung phương của núi và cao nguyên trùng với phương uốn cong của
bờ biển và sông Mê Kông. Từ đèo Hải Vân đến Tuy Hòa, sông núi có phương Bắc
– Nam và Tây Bắc – Đông Nam.Trong khi đó các núi sông ở phía nam Tuy Hòa có
hướng Đông Bắc – Tây Nam. Các khối núi lớn Ngọc Linh ở phía bắc và Chư Yang
Sin ở phía nam đều thuộc khối núi tái sinh rìa đại dương, các chuyển động tân kiến
tạo nâng lên và bị xâm th
ực bóc mòn mạnh.
Các cao nguyên và bình sơn nguyên phân bố ở nhiều độ cao khác nhau, từ
300 – 400m đến 1.500÷1.700m và có tuổi khác nhau từ Paleogen đến Đệ Tứ. Chúng
là mặt bán bình nguyên Peneplain hoặc tiền sơn nguyên Pediment có vỏ phong hóa
dày tới 50m. Nhìn chung các cao nguyên thuộc khối tảng nâng cao chủ yếu có
Basalt tuổi cổ hơn, còn các khối tảng nâng yếu là Basalt trẻ hơn. Cao nguyên Đà Lạt
được giới hạn ở tất cả các phía bởi vách dốc, gồm hai bề mặt có cao độ
1.700÷1.600m
được thành tạo từ cuối Paleogen đến Miocene.Còn các cao nguyên
khác, mà thực chất chưa phải là cao nguyên điển hình, thường là các bề mặt Basalt
được tích tụ trong các thung lũng, hồ cổ hoặc Pediment. Các bề mặt đó được hoạt
động tân kiến tạo nâng lên dạng vòm hoặc bậc và đều bị chia cắt mạnh. Về hình
thái chúng có thể được chia thành hai kiểu: kiểu thứ nhất là các bề mặt nằm ngang
được giới hạn một phía là sườ
n núi bậc cao hơn và một phía là sườn vách chuyển
xuống bậc thấp hơn như cao nguyên Di Linh, Pon Plông, Ma Drak; kiểu thứ hai có
bề mặt dạng vòm, nổi cao ở giữa và dốc thoải dần ở xung quanh như PleiKu, Buôn
Mê Thuật, Đăk Nông.
Về địa tầng thì trừ phần đồng bằng ven biển, khu vực nghiên cứu gồm hai
khối địa chất lớn là khối nâng Komtum với đặc điểm phân bổ phần l
ớn là các đá cổ
và khối hoạt hóa Mezozoi muộn – Kainozoi sớm Đà Lạt với đặc điểm phân bổ rộng
rãi trầm tích lục nguyên J
1-2
và các đá trẻ hơn.