Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

nghiên cứu lựa chọn phương pháp tính ổn định cho đê chắn sóng theo các dạng mặt cắt khác nhau, phục vụ xây dựng khu neo đậu tàu thuyền trú bão

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 140 trang )

LỜI CẢM ƠN

Xin cảm ơn Trường ĐHTL và các thầy cô Khoa Công trình đã đào tạo và
hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học cao học, cán bộ thư viện trường đã giúp
đỡ tác giả trong quá trình tìm kiếm tài liệu để thực hiện luận văn.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS.Nguyễn
Trung Anh, NGND.GS.TS Lê Kim Truyền đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả về
chuyên môn trong suốt quá trình nghiên cứu.
Xin cảm ơn tới cơ quan:
Công ty CPTV Thiết kế giao thông thủy TEDI WECCO,
sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình đã giúp đỡ tác giả trong quá trình đi
thực địa công trình, thu thập tài liệu.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban QLDA Đầu tư xây dựng Ngành NN &
PTNT đã tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học và thực hiện luận văn.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
nhiệt tình giúp đỡ động viên để tác giả hoàn thành luận văn này!

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2012
Tác giả


Trần Hoài Nam
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn: “Nghiên cứu lựa chọn phương pháp tính
ổn định cho đê chắn sóng theo các dạng mặt cắt khác nhau, phục vụ xây dựng
khu neo đậu tàu thuyền trú bão” là kết quả nghiên cứu của tôi.
Những kết quả nghiên cứu, thí nghiệm không sao chép từ bất kỳ nguồn thông
tin nào khác. Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm, chịu bất kỳ các hình
thức kỷ luật nào của Nhà trường.




Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2012
Tác giả


Trần Hoài Nam



MỤC LỤC
1TMỞ ĐẦU1T 1
1TCHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐÊ CHẮN SÓNG CÔNG
TRÌNH BIỂN
1T 3
1T1.1.1T 1TGiới thiệu chung về đê chắn sóng (ĐCS)1T 3
1T1.1.1.1T 1TĐặt vấn đề1T 3
1T1.1.2.1T 1TPhân loại đê chắn sóng1T 3
1T1.1.2.1.1T 1TPhân loại vị trí của đê chắn sóng trên mặt bằng1T 3
1T1.1.2.2.1T 1TPhân loại theo tương quan với mực nước1T 4
1T1.1.2.3.1T 1TPhân loại theo công dụng đê chắn sóng.1T 5
1T1.1.2.4.1T 1TPhân loại theo hình dạng mặt cắt ngang đê chắn sóng1T 5
1T1.2.1T 1TCác dạng mặt cắt đê chắn sóng công trình biển1T 7
1T1.2.1.1T 1TCác dạng mặt cắt ĐCS mái nghiêng1T 8
1T1.2.2.1T 1TĐê chắn sóng tường đứng1T 9
1T1.2.3.1T 1TĐê chắn sóng dạng hỗn hợp1T 10
1T1.2.4.1T 1TĐê chắn sóng bằng cừ, cọc1T 11
1T1.2.5.1T 1TĐê chắn sóng có kết cấu đặc biệt1T 12
1T1.3.1T 1TNội dung chính liên quan đến tính toán thiết kế đê chắn sóng1T 12
1T1.3.1.1T 1TChọn tuyến ĐCS1T 12

1T1.3.2.1T 1TThiết kế mặt cắt và kết cấu ĐCS1T 12
1T1.3.2.1.1T 1TCao trình đỉnh đê1T 12
1T1.3.2.2.1T 1TThiết kế mặt cắt ngang ĐCS1T 13
1T1.3.3.1T 1TTác động của môi trường lên ĐCS1T 14
1T1.3.4.1T 1TTính toán ổn định ĐCS1T 14
1T1.4.1T 1TMột số hư hỏng đê chắn sóng và vấn đề ổn định1T 15
1T1.4.1.1T 1TMột số hư hỏng ĐCS thường gặp1T 15
1T1.4.1.1.1T 1THư hỏng đối với đê chắn sóng tường đứng1T 15


1T1.4.1.2.1T 1THư hỏng đối với đê chắn sóng mái nghiêng1T 15
1T1.4.2.1T 1TVấn đề ổn định của ĐCS1T 16
1T1.5.1T 1TĐê chắn sóng và khu neo đậu tàu thuyền trú bão1T 17
1T1.5.1.1T 1TTiêu chí xây dựng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão1T 17
1T1.5.1.1.1T 1TYêu cầu về địa điểm xây dựng khu neo đậu tránh trú bão1T 17
1T1.5.1.2.1T 1TYêu cầu về kỹ thuật đối với khu tránh trú bão1T 18
1T1.5.2.1T 1TTiềm năng và hiện trạng khu neo đậu tàu thuyền TTB ở nước ta1T 19
1T1.5.2.1.1T 1TTiềm năng xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền TTB1T 19
1T1.5.2.2.1T 1TChủ trương xây dựng khu neo đậu tàu thuyền TTB1T 19
1T1.5.2.3.1T 1TTình hình xây dựng khu neo đậu tàu thuyền TTB ở nước ta1T 20
1T1.5.3.1T 1TMột số vấn đề về khu neo đậu tàu thuyền TTB và ĐCS1T 21
1T1.6.1T 1TKết luận chương I1T 22
1TCHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH CHO ĐÊ
CHẮN SÓNG
1T 23
1T2.1.1T 1TGiới thiệu một số phương pháp tính toán ổn định cho đê chắn sóng1T 23
1T2.1.1.1T 1TSự phát triển của các phương pháp tính toán công trình1T 23
1T2.1.2.1T 1TCác phương pháp tính ổn định công trình1T 23
1T2.1.2.1.1T 1TPhương pháp tính theo trạng thái giới hạn1T 23
1T2.1.2.2.1T 1TPhương pháp ứng suất cho phép1T 25

1T2.1.2.3.1T 1TPhương pháp tính theo hệ số an toàn1T 25
1T2.1.2.4.1T 1TPhương pháp tính theo độ tin cậy1T 25
1T2.2.1T 1TTính ổn định cho đê chắn sóng dạng tường đứng1T 27
1T2.2.1.1T 1TĐặt vấn đề1T 27
1T2.2.2.1T 1TTính toán ổn định theo tiêu chuẩn 22-TCN-207-921T 27
1T2.2.2.1.1T 1TĐặc điểm tính toán1T 27
1T2.2.2.2.1T 1TĐánh giá sự ổn định của của công trình1T 28
1T2.2.3.1T 1TTính toán ổn định theo đề tài cấp Bộ mã số 96-34-101T 35


1T2.2.3.1.1T 1TTính toán ổn định công trình1T 35
1T2.2.3.2.1T 1TXói chân công trình1T 36
1T2.2.3.3.1T 1TĐiều kiện ổn định về lún1T 36
1T2.2.4.1T 1TPhương pháp tính của Van de Kreeke (1963) [14]1T 37
1T2.2.4.1.1T 1TTính toán ổn định trượt phẳng1T 37
1T2.2.4.2.1T 1TỔn định do lật1T 41
1T2.3.1T 1TTính ổn định cho đê chắn sóng mái nghiêng1T 43
1T2.3.1.1T 1TYêu cầu chung về tính toán ổn định đê chắn sóng mái nghiêng1T 43
1T2.3.1.1.1T 1TNguyên tắc chung1T 43
1T2.3.1.2.1T 1TCông thức tổng quát tính ổn định1T 43
1T2.3.2.1T 1TTính toán ổn định ĐCS mái nghiêng theo phương pháp phân thỏi (14 TCN
130-2002)
1T 44
1T2.3.2.1.1T 1TPhương pháp xác định mặt trượt nguy hiểm nhất1T 45
1T2.3.2.2.1T 1TPhương pháp xác định hệ số an toàn K1T 48
1T2.3.3.1T 1TTính toán ổn định ĐCS mái theo phương pháp cân bằng giới hạn tổng quát
GLEM
1T 51
1T2.3.4.1T 1TTính toán ổn định ĐCS mái theo phương pháp phần tử hữu hạn FEM1T 54
1T2.3.5.1T 1TTính toán ổn định trượt phẳng của đê chắn sóng mái nghiêng1T 54

1T2.4.1T 1TTính ổn định cho đê chắn sóng hỗn hợp1T 55
1T2.4.1.1T 1TCác dạng mặt cắt và khả năng mất ổn định1T 55
1T2.4.2.1T 1TNội dung tính toán ổn định ĐCS hỗn hợp1T 56
1T2.5.1T 1TKết luận chương II1T 56
1TCHƯƠNG III: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP TÍNH ỔN ĐỊNH
CHO CÁC DẠNG MẶT CẮT ĐCS KHU NEO ĐẬU TÀU THUYỀN TRÁNH
TRÚ BÃO
1T 58
1T3.1.1T 1TĐiều kiện làm việc của ĐCS theo các dạng mặt cắt khác nhau1T 58
1T3.1.1.1T 1TĐiều kiện làm việc của đê chắn sóng tường đứng1T 58


1T3.1.1.1.1T 1TTải trọng bản thân1T 58
1T3.1.1.2.1T 1TÁp lực thủy tĩnh1T 58
1T3.1.1.3.1T 1TTải trọng do áp lực sóng1T 58
1T3.1.2.1T 1TĐiều kiện làm việc đê chắn sóng mái nghiêng1T 66
1T3.1.2.1.1T 1TTải trọng bản thân1T 66
1T3.1.2.2.1T 1TÁp lực thủy tĩnh1T 67
1T3.1.2.3.1T 1TTác động của sóng lên đê chắn sóng mái nghiêng1T 67
1T3.2.1T 1TĐiều kiện xây dựng, khai thác với các ĐCS có dạng mặt cắt khác nhau1T 77
1T3.2.1.1T 1TĐê chắn sóng dạng tường đứng1T 77
1T3.2.1.1.1T 1TĐiều kiện áp dụng1T 77
1T3.2.1.2.1T 1TĐiều kiện khai thác1T 77
1T3.2.2.1T 1TĐê chắn sóng dạng mái nghiêng1T 78
1T3.2.2.1.1T 1TĐiều kiện áp dụng1T 78
1T3.2.2.2.1T 1TĐiều kiện khai thác1T 78
1T3.3.1T 1TYêu cầu về ổn định ĐCS khu neo đậu tàu thuyền trú bão1T 79
1T3.3.1.1T 1TTải trọng tác dụng lên ĐCS khu neo đậu tàu thuyền TTB1T 79
1T3.3.1.1.1T 1TTải trọng va tàu1T 79
1T3.3.1.2.1T 1TTải trọng neo tàu1T 80

1T3.3.1.3.1T 1TTải trọng tựa tàu1T 82
1T3.3.2.1T 1TYêu cầu về ổn định của ĐCS khu neo đậu tàu thuyền1T 83
1T3.4.1T 1TPhân tích lựa chọn phương pháp tính ổn định cho đê chắn sóng tường đứng1T 83
1T3.4.1.1T 1TPhân tích đặc điểm của các phương pháp tính ổn định ĐCS tường đứng1T 84
1T3.4.1.1.1T 1TPhương pháp Gerxevanov1T 84
1T3.4.1.2.1T 1TPhương pháp tính ổn định theo tiêu chuẩn 22 TCN 207-921T 85
1T3.4.1.3.1T 1TTheo phương pháp Van de Kreeke1T 85
1T3.4.2.1T 1TLựa chọn phương pháp tính toán ổn định ĐCS tường đứng1T 86


1T3.4.2.1.1T 1TNhận xét chung về các phương pháp tính ổn định ĐCS tường đứng1T 86
1T3.4.2.2.1T 1TLựa chọn phương pháp tính ổn định ĐCS tường đứng1T 86
1T3.5.1T 1TPhân tích lựa chọn phương pháp tính ổn định cho đê chắn sóng mái nghiêng1T 87
1T3.5.1.1T 1TPhân tích đặc điểm các phương pháp tính ổn định cho ĐCS mái nghiêng1T 87
1T3.5.1.1.1T 1TPhương pháp phân thỏi (14TCN 130-2002)1T 87
1T3.5.1.2.1T 1TPhương pháp cân bằng giới hạn tổng quát1T 87
1T3.5.1.3.1T 1TPhương pháp phần tử hữu hạn1T 88
1T3.5.2.1T 1TLựa chọn phương pháp tính ổn định cho ĐCS mái nghiêng1T 89
1T3.6.1T 1TKết luận chương III1T 89
1TCHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG TÍNH TOÁN KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ
BÃO NHẬT LỆ
1T 91
1T4.1.1T 1TGiới thiệu công trình và điều kiện tự nhiên1T 91
1T4.1.1.1T 1TTổng quan khu neo đậu TTB cho tàu cá Nhật Lệ1T 91
1T4.1.1.1.1T 1TTiềm năng và chiến lược phát triển kinh tế thuỷ sản Quảng Bình1T 91
1T4.1.1.2.1T 1THoạt động bão lũ và sự cần thiết đầu tư xây dựng khu tránh trú bão1T 93
1T4.1.1.3.1T 1TMục tiêu, nhiệm vụ của khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Nhật Lệ1T 94
1T4.1.1.4.1T 1TQuy mô dự án khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Nhật Lệ1T 94
1T4.1.2.1T 1TĐiều kiện tự nhiên khu neo đậu TTB cho tàu cá Nhật Lệ1T 95
1T4.1.2.1.1T 1TĐặc điểm khí tượng1T 95

1T4.1.2.2.1T 1TĐiều kiện thuỷ hải văn khu vực công trình1T 96
1T4.1.2.3.1T 1TĐiều kiện địa hình1T 101
1T4.1.2.4.1T 1TĐiều kiện địa chất công trình1T 101
1T4.2.1T 1TGiải pháp thiết kế ĐCS, ngăn cát1T 101
1T4.2.1.1T 1TChọn tuyến đê1T 101
1T4.2.2.1T 1TTính chọn kích thước cơ bản của mặt cắt ngang ĐCS mái nghiêng1T 102
1T4.2.2.1.1T 1TCao trình đỉnh đê1T 103
1T4.2.2.2.1T 1TChiều rộng đỉnh đê1T 104


1T4.2.2.3.1T 1TChọn mái dốc m1T 105
1T4.3.1T 1TTính toán ổn định ĐCS1T 105
1T4.3.1.1T 1TTheo 14TCN 130-20021T 105
1T4.3.2.1T 1TTheo phương pháp phần tử hữu hạn1T 109
1T4.3.3.1T 1TTính toán ổn định trượt ngang1T 109
1T4.4.1T 1TMột số nội dung tổ chức thi công xây dựng công trình1T 112
1T4.4.1.1T 1TTrình tự thi công các hạng mục chính khu neo đậu Nhật Lệ1T 112
1T4.4.2.1T 1TBiện pháp thi công các hạng mục công trình chính1T 113
1T4.4.3.1T 1TMột số lưu ý trong quá trình thi công1T 115
1T4.4.4.1T 1TTiến độ thi công1T 116
1T4.4.5.1T 1TCác yêu cầu về bảo vệ môi trường, an toàn, phòng chống cháy nổ trong quá
trình thi công
1T 116
1T4.5.1T 1TKết luận chương IV1T 117
1TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1T 118
1TI. Kết luận1T 118
1TII. Tồn tại và kiến nghị1T 119




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với yêu cầu phát triển kinh tế biển, hàng năm chúng ta phải xây dựng nhiều
công trình biển, công trình bảo vệ bờ: các công trình cảng biển khu vực ven bờ,
cảng nằm ở vùng hải đảo, công trình an ninh quốc phòng, cảng cá, khu neo đậu tàu
thuyền trú bão….Chỉ riêng việc đáp ứng nhu cầu cấp bách bảo vệ tàu thuyền khai
thác hải sản trên biển khi có bão, giảm thiệt hại về tài sản và tính mạng của ngư dân
các tỉnh ven biển nước ta, ngày 9/8/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 1349/QĐ-TTg Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão
cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó cả nước có trên 100
khu neo đậu trú bão, một số khu có quy mô cấp vùng đảm bảo an toàn cho hàng
ngàn tàu các loại.
Đê chắn sóng là một trong các hạng mục quan trọng trong công trình biển, để
bảo vệ khu vực công trình và tạo vùng nước “yên tĩnh’’ phía sau. Đê chắn sóng
thường làm việc trong điều kiện bất lợi về sóng gió, chiều sâu cột nước, điều kiện
nền và điều kiện hải văn.
Đê chắn sóng thường có các dạng mặt cắt chính: dạng mái nghiêng, dạng tường
đứng, dạng hỗn hợp. Mỗi loại có điều kiện ứng dụng, điều kiện làm việc khác nhau
(về nền công trình, áp lực sóng, khả năng trượt, lật….). Một trong những nội dung
quan trọng trong tính toán thiết kế đê chắn sóng là tính toán ổn định trong những
điều kiện bất lợi. Hiện tại ở nước ta đang tính toán ổn định cho loại công trình này
theo các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành như: Tiêu chuẩn 14TCN 130-2002, Hướng
dẫn thiết kế đê biển, Quy phạm tải trọng và lực tác dụng lên công trình (do sóng và
tầu) của Bộ Nông nghiệp &PTNT, Tiêu chuẩn 22TCN 207-95 của Bộ Giao thông
vận tải, tham khảo Tiêu chuẩn kỹ thuật công trình cảng, đường thuỷ Nhật
Bản…phương pháp tính ổn định đối với các dạng mặt cắt cơ bản vẫn giống nhau,
chưa được xem xét đầy đủ về đặc điểm làm việc, điều kiện xây dựng và khai thác
nên đôi khi tính toán thiết kế chưa phù hợp hoặc thiếu đầy đủ về sự an toàn cho loại
công trình này.

Để góp phần cho công tác thiết kế các đê chắn sóng công trình, nội dung nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn phương pháp tính ổn định cho đê chắn sóng theo
các dạng mặt cắt khác nhau, phục vụ xây dựng khu neo đậu tàu thuyền trú bão”
mang tính thực tiễn nhằm đáp ứng xây dựng khu neo đậu tàu thuyền trú bão đang


2
được quan tâm ở nước ta và có tính khoa học, góp phần cho chuyên ngành xây dựng
công trình biển.
2. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn đề xuất phương pháp tính toán ổn định phù hợp
đối với các dạng mặt cắt khác nhau của đê chắn sóng, tập trung cho mặt cắt thường
được sử dụng là dạng mái nghiêng và tường đứng, nhằm phục vụ việc xây dựng đê
chắn sóng khu neo đậu tàu thuyền trú bão ở nước ta.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là đê chắn sóng khu neo đậu tàu thuyền trú bão.
4. Cách tiếp cận và phương pháp thực hiện
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp lý thuyết
+ Phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá
+ Tham khảo kinh nghiệm chuyên gia
- Các tiếp cận: + Tiếp cận qua các nghiên cứu, tài liệu đã công bố
+ Tiếp cận qua công trình thực tế
+ Qua các nguồn thông tin khác
5. Kết quả dự kiến đạt được
- Nêu được tổng quan các phương pháp tính toán ổn định cho đê chắn sóng công
trình biển;
- Dựa trên đặc điểm điều kiện làm việc và điều kiện áp dụng, phân tích lựa chọn
phương pháp tính toán ổn định phù hợp cho đê chắn sóng có dạng mặt cắt khác
nhau, tập trung cho 2 dạng mặt cắt là đê mái nghiêng và đê dạng tường đứng, phục

vụ xây dựng khu neo đậu tàu thuyền trú bão ở nước ta.
- Ứng dụng tính toán phục vụ cho xây dựng đê chắn sóng khu neo đậu tàu
thuyền tránh trú bão Nhật Lệ - Quảng Bình.


3
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐÊ CHẮN SÓNG CÔNG
TRÌNH BIỂN
1.1. Giới thiệu chung về đê chắn sóng (ĐCS)
1.1.1. Đặt vấn đề
Khi nghiên cứu đầu tư xây dựng phát triển cảng, vị trí neo đậu tàu thuyền khu
vực ven biển, yêu cầu quan trọng là phải tạo ra được một “vùng nước yên tĩnh” và
ngăn chặn bùn cát. Nếu khu vực đó không được che chắn bởi các yếu tố địa hình,
địa mạo tự nhiên nó sẽ chịu ảnh hưởng mạnh của sóng, gió. Ở trường hợp này
người ta phải tính đến giải pháp xây dựng đê chắn sóng (ĐCS). Việc xây dựng ĐCS
để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền neo đậu, bốc xếp hàng hóa tránh các yếu tố bất
lợi của tự nhiên và của động lực biển như sóng, bão, thuỷ triều, hải lưu, nước dâng,
chuyển động của bùn cát ven bờ, nước ngầm, động đất …v.v.
Đê chắn sóng là một giải pháp công trình nhằm tiêu tán, phản xạ năng lượng
sóng biển, nhằm tạo ra một khu nước yên tĩnh, phù hợp với yêu cầu khai thác vận
hành cảng biển đồng thời đảm bảo an toàn cho việc neo đậu tàu thuyền, tránh trú
bão.
Ngoài ra đê chắn sóng còn được xây dựng để bảo vệ luồng tàu, bảo vệ bờ biển,
chống xói lở, tạo bãi, nuôi bãi, lấn biển
1.1.2. Phân loại đê chắn sóng
Đê chắn sóng được phân thành một số loại, tuỳ theo mục tiêu nghiên cứu,
phương thức tiếp cận và các đặc trưng của đê. Dưới đây là một số cách phân loại
phổ biến và thường được áp dụng. [1], [3]
1.1.2.1. Phân loại vị trí của đê chắn sóng trên mặt bằng
Căn cứ vào vị trí bố trí đê chắn sóng trên mặt bằng các tuyến đê có thể phân loại

thành:
- Đê chắn sóng liền bờ (đê nhô) là đê có một đầu nối tiếp với đường bờ;
- Đê chắn sóng xa bờ (đê đảo hay đê tự do) là đê chắn sóng mà cả 2 đầu đê
không nối với bờ (tuyến đê có thể hoặc không song song với bờ);
- Đê hỗn hợp: trên thực tế, nhiều trường hợp thường kết hợp bố trí xây dựng
tuyến đê chắn sóng theo cả hai kiểu nói trên.


4

Hình 1.1: Đê nhô (Cảng Karpaz, miền bắc đảo Síp)


Hình 1.2: Đê đảo (Đê đảo lớn nhất thế
giới tại Coastal Azul, Mexico)
Hình 1.3: Đê hỗn hợp
(Cảng Lirvono, Italia)
1.1.2.2. Phân loại theo tương quan với mực nước
Theo tiêu chí đánh giá tương quan giữa cao trình đỉnh đê chắn sóng với cao trình
mực nước biển có thể phân ra làm 2 loại như sau:
- Đê ngập (đê chìm) có cao trình đỉnh đê thấp hơn cao trình mực nước thi công,
có trường hợp thấp hơn cả mực nước thấp thiết kế. Đê ngập thường được xây dựng
để tiêu giảm năng lượng sóng biển và ngăn cát cho mục đích bảo vệ bờ khỏi bị xói
lở, bảo vệ luồng tàu ở vùng cửa sông chịu tác động ảnh hưởng của sóng biển và khi
bể cảng dùng làm bãi tắm hoặc chỉ ngăn cát, phù sa.


5
- Đê không ngập có cao trình đỉnh đê luôn cao hơn mực nước cao thiết kế. Đê
không ngập còn chia ra thành hai loại: đê hạn chế sóng tràn (cho phép một mức độ

sóng tràn qua đỉnh đê) và đê không cho phép sóng tràn qua đỉnh.
1.1.2.3. Phân loại theo công dụng đê chắn sóng.
Dựa vào công dụng và mục đích xây dựng, đê chắn sóng có thể phân thành các
loại như sau:
- Đê dùng để chắn sóng: để chắn sóng hay tiêu tán một phần năng lượng sóng
khi tiếp cận công trình nhằm tạo ra một khu nước có độ tĩnh lặng theo yêu cầu;
- Đê ngăn cát: ngăn chặn sự xâm nhập bùn cát vào khu nước được quan tâm;
- Đê chắn sóng, ngăn cát: ngăn chặn bùn cát và giảm chiều cao sóng cho khu
nước sau công trình.
- Đê hướng dòng chảy: xây dựng tại cửa sông, chỗ có hải lưu mạnh để cải thiện
điều kiện luồng hàng hải, chỉnh trị cửa sông
1.1.2.4. Phân loại theo hình dạng mặt cắt ngang đê chắn sóng
Cách phân loại này thông dụng nhất vì nó phản ánh được các đặc trưng cơ bản
của kết cấu, không những về cấu tạo mà cả về phương pháp tính toán, các giải pháp
thi công. Nội dung này được trình bày chi tiết trong phần tiếp theo.
Dựa trên góc độ này kết cấu đê được phân thành:
- Đê chắn sóng mái nghiêng: hình thức đê này thường được xây dựng với lõi
thân đê bằng các vật như đá không phân loại, đất, cát…Các lớp ngoài là đá có kích
thước lớn hơn, khối bê tông hoặc các khối bê tông dị hình. Thi công đê mái nghiêng
tốn nhiều vật liệu so với đê tường đứng, song có ưu điểm thuận lợi là khai thác
được vật liệu sẵn có ở địa phương, khi xảy ra hư hỏng cục bộ dễ sửa chữa hơn kết
cấu tường đứng. Loại đê này có khả năng tiêu hao năng lượng sóng tương đối cao.
- Đê chắn sóng tường đứng: mặt đê phía đón sóng thường có dạng thẳng đứng
có thể tận dụng làm kết cấu bến phía mép trong bể cảng. Thân đê thường được làm
bằng các loại thùng chìm bê tông cốt thép. Đê tường đứng trọng lực tốn ít vật liệu,
thi công nhanh. Tuy nhiên yêu kỹ thuật thi công hiện đại và có nhược điểm là bị
phản xạ sóng cao.


6


Hình 1.4: Đê chắn sóng mái nghiêng (Manila, Philippines)


Hình 1.5: Đê chắn sóng dạng kết
cấu tường đứng (Holyhead, xứ Wales)
Hình 1.6: Đê chắn sóng dạng hổn hợp
(Sohar, Oman)

- Kết cấu đê hỗn hợp: Đê chắn sóng dạng hỗn hợp thường có 2 loại: mặt đê phía
chắn sóng là mái nghiêng có khối phủ bảo vệ, phần sau là kết cấu tường đứng; phần
trên là dạng đê tường đứng (khối bê tông hoặc thùng chìm bê tông cốt thép) đặt trên
phần nền móng (phần dưới) là dạng đê khối đổ có mặt cắt ngang kiểu mái nghiêng.
- Đê chắn sóng bằng cọc, cừ thép: thi công tốn ít vật liệu, tốn công đóng cọc.
- Các loại đê chắn sóng kết cấu đê đặc biệt khác: đê kiểu phao, đê rỗng, đê thủy
khí, đê bằng ống địa kỹ thuật…Tuy nhiên chưa được ứng dụng rộng rãi do hiệu quả
chưa cao và phức tạp tốn kém trong quá trình vận hành.


7


Hình 1.7: Đê chắn sóng cọc gỗ
(Hà Lan)
Hình 1.8: Đê chắn sóng cừ thép (Ai cập)


Hình 1.9: Đê kiểu phao (Canada)
1.2. Các dạng mặt cắt đê chắn sóng công trình biển
Cùng với sự phát triển của công nghệ thiết kế và thi công ĐCS, hiện nay các

dạng mặt cắt ĐCS rất đa dạng, phong phú, cho phép người thiết kế có nhiều sự lựa
chọn phù hợp với đặc điểm tự nhiên, khí hậu, địa hình…tại vị trí xây dựng công
trình. Có 3 loại mặt cắt cơ bản của ĐCS: đê mái nghiêng, đê tường đứng và đê hỗn
hợp. Hai dạng mặt cắt ĐCS phổ biến nhất là ĐCS có mặt cắt dạng tường đứng và
mái nghiêng hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi ở nước ta và trên thế giới, các dạng
mặt cắt khác ít phổ biến hơn. [4]


8
1.2.1. Các dạng mặt cắt ĐCS mái nghiêng
Đê chắn sóng mái nghiêng là loại công trình mà mặt đê có hình dạng mái
nghiêng. Điển hình của loại kết cấu này là được xây dựng với lõi thân đê bằng các
vật liệu như đá không phân loại, đất, cát…để chống lại tác động của sóng lên công
trình khối phủ bên ngoài (cover-layer) được sử dụng bằng các vật liệu có kích thước
lớn hơn như đá khối lớn, khối bê tông, các cấu kiện bê tông phức hình. Loại kết cấu
đê chắn sóng mái nghiêng được dùng phổ biến với mọi loại nền có các điều kiện địa
chất khác nhau.
Đê chắn sóng mái nghiêng có đặc điểm tốn rất nhiều vật liệu do mặt cắt ngang
lớn song lại có thể tận dụng được vật liệu ở địa phương, giảm chi phí vận chuyển,
nếu chọn được khối phủ phù hợp thì khả năng tiêu hao năng lượng sóng tương đối
cao. Đê chắn sóng mái nghiêng thuộc loại kết cấu ‘‘mềm ’’ nên khi xảy ra hư hỏng
cục bộ dễ sửa chữa hơn so với kết cấu tường đứng.
Các bộ phận cấu tạo nên mặt cắt ĐCS mái nghiêng bao gồm:
- Thượng tầng: khối tường đỉnh đê.
- Trung tầng: lõi đê, mái đê, lớp phủ mái.
- Hạ tầng: lớp đệm, lăng thể chân đê.
Thông thường có thể chia ra 4 loại hình mặt cắt phổ biến như sau:
- Lõi đê đá đổ không phân loại, được bọc một lớp đá hộc lớn xếp khan, lớp phủ
mái bằng đá hộc hoặc bằng bê tông, có lăng thể chân phía biển. (hình 1.10.a)
- Tại mực nước thi công có bậc cơ (đê có thềm giảm sóng), mái phía trên bậc cơ

là đá lát khan hoặc đá xây (hình 1.10.b)
- Các khối bê tông hình hộp được chất trực tiếp trên đệm đá, hình thành chân đê.
(hình 1.10.c)
- Trên đỉnh có đặt khối bê tông dạng tường góc (Hình 1.10.d).



9

Hình 1.10: Một số loại mặt cắt ĐCS mái ngiêng
1.2.2. Đê chắn sóng tường đứng
Đê chắn sóng tường đứng là loại công trình mà mặt đê phía đón sóng có dạng
thẳng đứng. Thân đê thường được làm bằng các khối xếp, thùng chìm bê tông cốt
thép (BTCT) và trong một số trường hợp cũng có thể sử dụng một số dạng kết cấu
khác như chuồng BTCT đổ đá, cừ hay cọc kết hợp đổ đá, cát…ở giữa hai hàng cừ,
cọc.
- Kết cấu đê tường đứng trọng lực tốn ít vật liệu do mặt cắt ngang nhỏ, cho phép
thi công nhanh, có thể tận dụng làm kết cấu bến phía trong bể cảng. Nhược điểm
của loại đê này là yêu cầu về nền tương đối cao, tạo phản xạ sóng cao trước công
trình và đòi hỏi nhiều công đoạn chế tạo - thi công hiện đại.
Đê chắn sóng tường đứng có kết cấu khá đa dạng, nhưng thường có thể sử dụng
một số kết cấu chính gồm:
- Công trình có kết cấu dạng thùng chìm bê tông cốt thép (hình 11.a).
- Công trình sử dụng kết cấu khối bê tông có hình dạng đơn giản (hình 11.b).


10
- Loại kết cấu Cyclopit.
- Loại kết cấu khối rỗng.



Hình 1.11: Một số dạng mặt cắt ĐCS tường đứng
1.2.3. Đê chắn sóng dạng hỗn hợp
Đê hỗn hợp khắc phục được các nhược điểm của hai kết cấu đê mái nghiêng và
tường đứng trọng lực, đồng thời phát huy được các ưu việt của hai loại kết cầu này.
Đê hỗn hợp có phần tường đứng phía trên thường được sử dụng khi điều kiện mực
nước tương đối cao, khu vực có nhiều vật liệu đá.

Hình 1.12: Mặt cắt ngang ĐCS dạng hỗn hợp




11
1.2.4. Đê chắn sóng bằng cừ, cọc
Đê bằng cọc và cừ trên loại nền phù hợp, loại đê này tốn ít vật liệu nhưng phải
thêm công đoạn đóng cọc;
- Loại 1 hàng cọc gỗ đơn, đóng thẳng, zic-zắc, so le, có thanh nẹp dọc có cọc
chống. Quanh chân cọc có rải đá hộc chống xói. Loại kết cấu này ứng dụng cho mỏ
hàn chắn cát ven bờ, chiều cao thường không lớn (hình 1.13.a).
- Loại hàng cọc gỗ, tạo thành tường vây có liên kết ngang, dọc có chất liệu tạo
khối ở giữa 2 hàng cọc (hình 1.13.b).
- Cọc bê tông cốt thép đơn hoặc kép, có mang bản chắn được sử dụng trong công
trình chắn sóng không lớn, trong điều kiện thuận lợi về thi công đóng cọc bê tông
cốt thép (hình 1.13.c).
- Công trình bằng cừ thép đơn hoặc thép dùng trong vùng sóng lớn, bãi biển
tương đối sâu, yêu cầu độ ổn định cao (hình 1.13.d).





Hình 1.13: Đê chắn sóng bằng cọc, cừ


12
1.2.5. Đê chắn sóng có kết cấu đặc biệt
Các loại đê này thường có hình dạng và kết cấu rất đa dạng, có thể kể ra các loại:
đê kiểu phao, đê rỗng, đê thủy khí…mặc dầu các loại đê chắn sóng kiểu này có chi
phí xây dựng ban đầu thấp hơn các loại đê nói trên nhưng lại rất ít được áp dụng
trên thực tế vì hiệu quả giảm sóng, chắn cát hạn chế qua quá trình khai thác cũng
như chi phí duy tu bảo dưỡng cũng khá phức tạp và tốn kém.
1.3. Nội dung chính liên quan đến tính toán thiết kế đê chắn sóng
1.3.1. Chọn tuyến ĐCS
Tuyến ĐCS được chọn trên cơ sở so sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án, trên
cơ sở xem xét:[2]
- Sự phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển toàn vùng;
- Điều kiện địa hình, địa chất;
- Diễn biến cửa sông và bờ biển;
- Vị trí công trình hiện có và công trình xây dựng theo quy hoạch;
- Hiệu quả của việc chắn sóng; an toàn, thuận lợi trong xây dựng, quản lý, khai
thác ĐCS và khu vực được ĐCS bảo vệ;
1.3.2. Thiết kế mặt cắt và kết cấu ĐCS
Nội dung thiết kế mặt cắt và kết cấu ĐCS bao gồm các nội dung chính: Xác định
cao trình đỉnh đê, kích thước mặt cắt, kết cấu đỉnh đê và thân đê, bảo vệ chân đê và
một số tính toán theo quy định. [2], [4]
1.3.2.1. Cao trình đỉnh đê
Cao trình đỉnh đê chắn sóng mái nghiêng được tính toán xác định và lựa chọn
trên các cơ sở chính như sau:
- Yêu cầu về công năng của đê chắn sóng, có cho phép nước tràn hay không;
- Cấp công trình đê chắn sóng;

- Các thông số mực nước, chiều cao sóng thiết kế….
Theo các tài liệu hiện có, việc quy định tính toán xác định và lựa chọn cao trình
đỉnh đê cũng có một số khác biệt. Bảng 1.1 trình bày các biểu thức tính toán xác
định cao trình đỉnh đê chắn sóng mái nghiêng để tham khảo. Ngoài ra, khi xem xét
lựa chọn cao trình đỉnh đê chắn sóng, người kỹ sư thiết kế cần phải cân nhắc đến
cao trình đỉnh khối lõi đê nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong thi công. Cao trình
đỉnh khối lõi đê chắn sóng thường được lựa chọn cao hơn mức nước thi công cao


13
nhất để thuận lợi cho việc đi lại, an toàn cho người và thiết bị sử dụng trong quá
trình xây dựng.
Bảng 1.1: Một số quy định về tính toán xác định cao trình đỉnh ĐCS [8]

1.3.2.2. Thiết kế mặt cắt ngang ĐCS
a, Chiều rộng đỉnh đê
Chiều rộng đỉnh đê chắn sóng mái nghiêng được lựa chọn cần thoả mãn hai yêu
cầu chính gồm:
- Yêu cầu về ổn định tổng thể của đê và yêu cầu ổn định cục bộ của khối phủ
cũng như các bộ phận khác của đê; theo điều kiện ổn định do sóng tràn, bề rộng
thường bằng 4 lần khối phủ;
- Yêu cầu của thi công và sử dụng mặt đê đảm bảo cho xe máy thi công hoạt
động trong quá trình xây dựng và yêu cầu của phương tiện đi lại trên mặt đê trong
giai đoạn khai thác, duy tu, bảo dưỡng công trình.
b, Mái dốc hai bên thân đê (đối với ĐCS mái nghiêng)
Mái dốc hai bên thân đê chắn sóng mái nghiêng m = cotgα được lựa chọn tuỳ
thuộc vào vật liệu làm thân đê và loại hình các khối phủ bảo vệ (theo yêu cầu ổn
định và khả năng thi công). Mái dốc phía biển chịu tác dụng của sóng nên thường
được thiết kế thoải hơn so với mái đê phía cảng. Theo kinh nghiệm thực tế, mái dốc
phía biển thường áp dụng m = 1,50 ÷ 2,00; mái dốc phía khu nước m = 1,25 ÷ 1,50

khi cao độ đỉnh đê được thiết kế không cho phép sóng tràn (hoăc cho phép sóng tràn


14
không đáng kể), và m = 1,23 ÷ 1,50 khi đỉnh đê được thiết kế cho phép sóng tràn
hoặc sóng sau đê khá lớn. Lựa chọn mái dốc hai bên thân đê cũng cần được tính
toán cân nhắc kỹ lưỡng vì nếu quá dốc thì nguy cơ mất ổn định trượt cao và yêu cầu
về kích thước khối phủ ngoài cũng lớn hơn; mái dốc hai bên thân đê quá thoải thì
giá thành xây dựng đê cao.
c, Kích cỡ và trọng lượng và chiều dày khối phủ
Trọng lượng, kích cỡ khối phủ ngoài việc thoả mãn yêu cầu ổn định dưới tác
dụng của sóng biển, dòng chảy. Đây là đối tượng được rất nhiều nhà nghiên cứu dày
công đầu tư phát triển. Hiện nay, một số biểu thức tính toán của các nhà nghiên cứu
Anh, Mỹ, Liên Xô cũ, Tây Ban Nha, Na Uy, Thụy Điển đã được công bố đều là các
công thức thực nghiệm hoặc bán thực nghiệm. Trong những điều kiện tương tự, kết
quả tính toán theo các công thức này vẫn còn có kết quả khác biệt đáng kể.
1.3.3. Tác động của môi trường lên ĐCS
Đê chắn sóng là một giải pháp công trình nhằm tiêu tán, phản xạ một phần năng
lượng sóng biển. Với ĐCS ở các cảng, nó có nhiệm vụ tạo ra một khu nước tương
đối yên tĩnh, phù hợp với yêu cầu khai thác cảng, đảm bảo an toàn cho việc neo cập
tàu thuyền để làm hàng hoặc phục vụ neo trú tàu thuyền khi biển động. Các tác
động chính của môi trường lên ĐCS gồm: áp lực thủy tĩnh, áp lực sóng, va đập của
tàu thuyền, tác động của dòng chảy, thiết bị đi lại, động đất (nếu có) và một số tác
động khác v v. Một trong các tác động quan trọng lên kết cấu này trong suốt tuổi
thọ của công trình là tác động của sóng biển.
Các loại lực tác động do sóng biển gây ra có thể là: áp lực sóng đứng, áp lực
sóng nhiễu xạ, áp lực sóng vỡ, áp lực sóng đổ, áp lực sóng leo, áp lực đẩy nổi…Tùy
theo hình dạng và hình thức kết cấu, vị trí công trình mà các lực tác dụng do sóng
tạo ra có thể khác nhau.
1.3.4. Tính toán ổn định ĐCS

Tùy vào hình dạng mặt cắt, cấu tạo, địa chất nền và điều kiện làm việc của ĐCS
mà yêu cầu tính toán ổn định cũng có những điểm khác nhau.
Ví dụ, với ĐCS dạng tường đứng việc tính toán ổn định bao gồm:
- Ổn định trượt phẳng theo mặt tiếp xúc giữa kết cấu tường đứng và nền, trượt
theo một mặt cắt bất kỳ, trượt theo đáy bệ đê…và kiểm tra ổn định lật ở điểm góc
phía cảng.
- Sức chịu tải của bệ đê, đất nền…


15
- Tính toán lún.
Liên quan đến ổn định với ĐCS mái nghiêng, việc tính toán thường có:
- Ổn định trượt sâu, ổn định trượt phẳng theo mái và ổn định của khối phủ bê
tông dị hình, ổn định của chân khay, tường đỉnh (nếu có); tính toán lún.
Tính toán ổn định và lựa chọn trường hợp tính ổn định phù hợp với từng loại mặt
cắt ĐCS là nội dung chính của đề tài, phần này sẽ được trình bày chi tiết trong
chương sau của luận văn.
1.4. Một số hư hỏng đê chắn sóng và vấn đề ổn định
1.4.1. Một số hư hỏng ĐCS thường gặp
Đối với các loại đê chắn sóng với các dạng mặt cắt khác nhau, vấn đề hư hỏng
cũng không giống nhau.
1.4.1.1. Hư hỏng đối với đê chắn sóng tường đứng
- (1) Kết cấu tường đứng của đê chắn sóng có thể bị trượt do trọng lượng bản
thân thiết kế không đủ, ma sát của lớp tiếp giáp không tốt.
- (2) Phần dưới của đê chắn sóng bị lún, không đủ ổn định để đỡ thân đê.
- (3) Lật phần tường đứng trên đê, trọng lượng thiết kế không đủ, nền đê bị lún.
- (4) Xói chân đê do phần bảo vệ không tốt.
- (6) Phá hoại nền do địa chất không tốt, chưa có biện pháp công trình phù hợp
xử lý gia cố nền.


Hình 1.14: Một số kiểu phá hoại thường gặp với ĐCS dạng tường đứng
1.4.1.2. Hư hỏng đối với đê chắn sóng mái nghiêng
- Hư hỏng thường gặp nhất chính là mất ổn định khối gia cố bảo vệ mái (có các
hình thức gia cố mái khác nhau: khối bê tông thường, khối phức hình, đá tảng, đá
hộc…). Do khối gia cố mái không đủ trọng lượng hoặc do sự cài nối không chặt
giữa các khối, giữa khối và mặt đê…


16
- Sự dịch chuyển của lớp khối gia cố mái do chọn các thông số sóng tính toán
chưa phù hợp, hoặc do chất lượng cả lớp, khối gia cố không đạt yêu cầu thiết kế;
- Sự xê dịch các cấu kiện trên đỉnh đê do kiểm tra ổn định lật, trượt với hệ số
chưa phù hợp;
- Do quá trình tính toán còn thiếu sót, cao trình đỉnh đê thấp so với yêu cầu hoặc
việc chọn các thông số sóng nhỏ, làm sóng tràn qua mặt đê gây xói phía sau đê;
- Chân khay gia cố bị xói, do tốc độ dòng chảy của sóng, của dòng hải lưu bằng
hoặc lớn hơn tốc độ xói tính toán;
- Hư hỏng do các hình thức phá hoại nền móng đê;
- Chất lượng vật liệu lớp đắp đê chưa đảm bảo ảnh hưởng đến ổn định toàn bộ
công trình;
- Gặp phải sự cố lún công trình trong quá trình áp lực lỗ rỗng vượt quá mức giới
hạn.
- Xói nền trên đáy biển.
Những hư hỏng trên đây có thể xảy ra đồng thời hoặc riêng lẻ, gây ra những hư
hỏng nhỏ hoặc nghiêm trọng. Một số trường hợp sau trận bão hoặc khi hư hỏng
không được sửa chữa kịp thời dẫn đến làm hỏng toàn bộ hệ thống đê chắn sóng.

Hình 1.15: Các kiểu phá hoại thường gặp với ĐCS mái nghiêng
1.4.2. Vấn đề ổn định của ĐCS
Từ việc xem xét, đánh giá các hư hỏng thường gặp đối với các hạng mục ĐCS

có thể thấy nguyên nhân gây hư hỏng, phá hoại phần lớn là do mất ổn định (cục bộ
hay tổng thể) dưới tác động của môi trường. Do vậy, công tác tính toán, kiểm tra ổn
định ĐCS là hết sức quan trọng. Điều này cũng cần quan tâm do hiện nay ở nước ta
chưa có tiêu chuẩn thiết kế ĐCS phù hợp, một số trường hợp sử dụng tiêu chuẩn
nước ngoài chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế kỹ thuật ở nước ta; hoặc


17
sử dụng tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm của nước ngoài có điều kiện tự nhiên và
địa lý khác chúng ta khá nhiều.
1.5. Đê chắn sóng và khu neo đậu tàu thuyền trú bão
1.5.1. Tiêu chí xây dựng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão
Đối với các khu neo đậu tàu thuyền trú bão, khi xây dựng cần đáp ứng được nội
dung trong “Quy định tiêu chí khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá” tại Quyết định
số 27/2005/QĐ-BTS ngày 01 tháng 9 năm 2005 do Bộ trưởng bộ Thủy sản (cũ) ban
hành [20]. Nội dung cơ bản như sau:
1.5.1.1. Yêu cầu về địa điểm xây dựng khu neo đậu tránh trú bão
a, Khu tránh trú bão cấp vùng
Khi chọn địa điểm khu tránh trú bão vùng cần xem xét các điều kiện sau đây:
1. Gần ngư trường trọng điểm.
2. Vùng có tần suất bão cao trong năm.
3. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho tránh trú bão.
4. Thời gian di chuyển của tàu cá vào tránh trú bão nhanh.
5. Có thể neo đậu được nhiều tàu cá, kể cả các tàu cá cỡ lớn:
- Số lượng tàu thuyền có thể neo đậu từ 800 chiếc trở lên,
- Cỡ tàu lớn nhất đến 1000 CV có thể ra vào được,
- Tàu cá nước ngoài có thể ra vào (đối với những vùng đã có cam kết quốc
tế.
6. Điều kiện đầu tư thuận lợi, có thể tận dụng tối đa các điều kiện tự nhiên, tiết
kiệm kinh phí đầu tư.

b, Khu tránh trú bão tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Khi chọn địa điểm khu tránh trú bão của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
cần xem xét các điều kiện sau đây:
1. Gần ngư trường truyền thống hoặc các tụ điểm nghề cá lớn của địa phương.
2. Điều kiện tự nhiên, địa hình thuận lợi cho neo đậu tránh trú bão, bảo đảm an
toàn cho tàu cá vào trú bão.
3. Lợi dụng chủ yếu địa hình tự nhiên, với hạng mục đầu tư và kinh phí đầu tư
thấp hơn so với khu tránh trú bão vùng.
4. Đáp ứng cho việc tránh trú bão của tàu cá địa phương :
- Số lượng tàu cá có thể tránh trú bão đến 800 chiếc,
- Đáp ứng cho các loại tàu thuyền có công suất nhỏ nhất tránh trú bão.

×