Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa nếp tan tròn trồng tại xã thôm mòn, huyện thuận châu, sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.94 MB, 113 trang )

1

DANH MỤC BẢNG

Biểu 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của toàn thế giới 10
trong vài thập kỷ gần đây 10
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của 9 nước có sản lượng lúa
hàng đầu thế giới 11
Bảng 1.3: Năng suất, diện tích và sản lượng gạo Việt Nam trong những thập
kỷ gần đây 13
Bảng 3.1: Các giai đoạn phát triển của cây lúa theo mã số 35
Bảng 3.2: Phương pháp nghiên cứu tính trạng hình thái 35
Bảng 3.3: Phương pháp nghiên cứu tính trạng nông học 37
Bảng 3.4: Phương pháp nghiên cứu tính trạng năng suất 38
Bảng 4.1: chiều dài và chiều rộng lá công năng 52
Bảng 4.2: Chiều dài và chiều rộng lá đòng 54
Bảng 4.3: Kích thước lớp cutin của lá (n=30) 60
Bảng 4.4: Chiều cao thân giống nếp tan tròn 68
Bảng 4.5: chiều dài bông giống lúa nếp tan tròn cổ truyền 92
Bảng 4.6 : Thời gian sinh trưởng của giống lúa nếp tan tròn cổ truyền 95
Bảng 4.7: Các yếu tó cấu thành năng suất lúa 99
Bảng 4.7: các đặc điểm về hình thái hạt 102
Bảng 4.7: Chất lượng cơm của giống nếp tan tròn 104





2

DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1. Giống lúa nếp tan tròn và giống N87được trồng ở xã Thôm
Mòn,huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La 31
Giống đối chứng là N87, số liệu của giống được tham khảo từ thành viên của
nhóm nghiên cứu: Phạm Quốc Cường 31
Hình 4.1: Lá của giống nếp tan tròn 49
Hình 4.2: Lá của giống nếp tan tròn và giống lúa N87 49
Hình 4.3: Thìa lìa lá lúa 50
Hình 4.5: Lúa nếp tan tròn giai đoạn 9, (A, B) lá đòng thẳng đứng và vẫn giữ
màu xanh tự nhiên vụ đông xuân năm 2012-2013 59
Hình 4.6. Chi tiết về tầng cutin giống nếp tan tròn 61
Hình 4.7: Cấu tạo một phần phiến lá đòng giống nếp tan tròn 63
Hình 4.8. Cấu tạo gân chính giống nếp tan tròn 64
Hình 4.10. Góc thân giống nếp tan tròn và giống N87 71
Hình 4.11. Tầng mô cứng nằm sát biểu bì giống nếp tan tròn 74
Hình 4.12: Cấu tạo thân giống nếp tan tròn (A), và giống TD2-5 (B) 75
Hình 4.13: Cấu tạo thân lóng gốc giống nếp tan tròn cuối giai đoạn 3 77
Hình 4.14: Lát cắt ngang lóng gốc giai đoạn 8 77
Hình 4.15: cấu tạo chi tiết bó dẫn giống nếp tan tròn 79
Hình 4.16. Cấu tạo thân long thứ 2 giống nếp tan tròn giai đoạn 6 81
Hình 4.17. Quá trình hình thành khoang khí ở thân giống nếp tan tròn 82
Hình 4.18: Hình thái ngoài rễ giống lúa nếp tan tròngiai cuối giai đoạn 4 85
Hình 4.19. Rễ mới mọc của giống nếp tan tròn sau 24h 86
Hình 4.20. Lát cắt ngang chi tiết rễ giống nếp tan tròn 86
Hình 4.21: Lát cắt ngang vỏ ngoài của rễ lúa nếp tan 88
Hình 4.22. Sự dung sinh hình thành nên khoang khí giống nếp tan tròn 88
3

Hình 4.23: lát cắt ngang rễ giống nếp tan tròn 89
Hình 4.24: Rễ bên đang hình thành ở phần rễ mà lông hút mới rụng đi, nội bì
chưa hóa gỗ 90

Hình 4.25: Giống lúa nếp tan trong cổ truyền giai đoạn chín sữa 94
Bông lúa nổi trên mặt ruộng 94
Hình 4.27. Giống lúa nếp tan tròn gia đoạn làm đòng vụ mùa năm 2013 98
Hình 4.26: hình thái ngoài hạt gạo giống nếp tan tròn 103


















4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4
1. Đặt vấn đề 6
2. Mục tiêu đề tài 8
3. Nội dung nghiên cứu 8

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9
1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam 9
1.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 9
1.1.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam 12
1.2. Tình hình nghiên cứu lúa trong và ngoài nước 16
1.2.1. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới 16
1.2.2. Tình hình nghiên cứu lúa trong nước 20
1.3. Những nghiên cứu về hình thái cây lúa 26
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu 31
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 31
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 31
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu 32
23.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn 32
2.3.1.1. Cơ sở khoa học 32
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng 34
* Phương pháp nghiên cứu tính trạng hình thái, nông học 34
2.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu tính trạng nông học (bảng 2.3) 37
2.3.3. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 43


5

CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU HUYỆN THUẬN
CHÂU, TỈNH SƠN LA 45
3.1. Đặc điểm địa hình tỉnh Sơn La 45
3.2. Khí hậu huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La 45
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47

4.1. Đặc điểm hình thái, giải phẫu của giống lúa nếp tan tròn 47
4.1.1. Đặc điểm hình thái và giải phẫu lá 47
4.1.2. Đặc điểm hình thái, giải phẫu thân 67
4.1.3. Đặc điểm hình thái, giải phẫu rễ 83
4.2. Một số tính trạng về hình thái bông 91
4.2.1. Chiều dài cổ bông 91
4.2.2. Chiều dài bông 92
4.2.3. Trục bông 92
4.3. Một số tính trạng nông học 93
4.3.1. Khả năng đẻ nhánh 93
4.3.2. Độ rụng hạt 94
4.3.3. Thời gian sinh trưởng 95
4.4. Các yếu tố cấu thành năng suất 98
4.5. Các đặc điểm về hính thái và chất lượng hạt 102
4.6. Đánh giá mốt số khả năng chống chịu của giống 104
4.6.1. Khả năng chịu rét của mạ 104
4.6.2. Khả năng chống sâu bệnh của giống nếp tan tròn 105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
6

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
An ninh lương thực là yêu cầu cấp thiết hiện nay, biến đổi khí hậu làm
giảm năng suất, chất lượng cây trồng. Trong khi đó nhu cầu về lương thực lại
không ngừng tăng lên - một nghịch lý buộc các nhà khoa học phải nỗ lực hết
mình trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, lai tạo các giống cây con thích ứng
với môi trường, cho năng suất và chất lượng cao nhằm đảm bảo nhu cầu và
chất lượng cuộc sống cho con người trước mắt cũng như lâu dài.
Ở Việt Nam những năm gần đây, các nhà khoa học trong lĩnh vực nông

nghiệp đã có những nỗ lực to lớn nhằm tìm tòi, lựa chọn, lai tạo số lượng lớn
các loại giống lúa mới, cho năng suất vượt trội góp phần giải quyết vấn đề
lương thực. Tuy nhiên trong quá trình canh tác, các giống lúa lai mới cũng
bộc lộ không ít những hạn chế nhất định, như hiện tượng thoái hóa về sản
lượng cũng như chất lượng sau khi gieo trồng hai hay ba mùa vụ, về chất
lượng gạo nói chung không được đánh giá cao bằng các giống lúa thuần đã có
lâu đời, và khả năng chống chịu với sâu bệnh, khí hậu khắc nghiệt không cao.
Để đảm bảo duy trì và phát triển các sản phẩm nông nghiệp nói chung
ngoài việc nghiên cứu, lai tạo các giống lúa lai mới có năng suất cao cần có
chiến lược lưu giữ các giống lúa bản địa đã được cha ông ta canh tác, phát
triển hàng trăm năm nay.
Các giống lúa bản địa về năng suất có thể kém hơn các giống lúa lai
hiện nay, nhưng những đặc điểm di truyền nổi trội mang tính lâu dài, bền
vững mà các giống lúa lai mới bây giờ không thể nào có được. Đó là rất ít
thoái hóa, khả năng chống chịu với thời tiết khắc nhiệt như: rét đậm, sâu bệnh
tốt và chất lượng gạo được người tiêu dùng đánh giá cao.
Trong các giống lúa quý hiếm bản địa hiện nay được bà con các dân tộc
canh tác, đặc biệt các giống lúa bản địa ở vùng núi cao Tây Bắc, phải kể đến
7

giống lúa nếp tan tròn do bà con dân tộc Thái gieo trồng hàng trăm năm nay
tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Giống lúa này được bà con dân tộc Thái
canh tác và lưu giữ qua hàng trăm năm bằng biện pháp thủ công nhưng chất
lượng không thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, do đời sống của người dân
sinh sống tại các tỉnh vùng núi phía Bắc nói chung và ở tỉnh Sơn La nói riêng
còn quá thấp, đặc biệt là đồng bào các dân tộc, bởi vậy nhiều giống lúa bản
địa tuy có phẩm chất tốt, nhưng gặp hạn chế về năng suất nên người nông
dân phần đa bỏ canh tác các giống địa phương sang canh tác các giống lúa lai,
giảm đói nghèo.
Giống lúa nếp tan tròn cho gạo nếp dẻo, có hương rất thơm, hạt gạo

tròn màu trắng đục và chất lượng hơn hẳn các giống lúa lai cũng đang được
gieo trồng phổ biến trên địa bàn như giống N87, N97. Ngoài những đặc điểm
nổi trội về chất lượng hạt của giống nếp tan tròn, giống lúa này còn có điểm
nổi trội hơn các giống lúa lai về khả năng chịu rét và chống chịu sâu hại. Tuy
nhiên năng suất của giống không cao, ảnh hưởng đến sản lượng và lợi nhuận
của người dân, mặc dù giá thành của lúa gạo nếp tan cao hơn so với những
loại gạo khác. Chúng tôi hy vọng những nghiên cứu về các đặc điểm sinh học,
sinh thái, nông học liên quan đến năng suất, tính chống chịu của giống nếp tan
có thể sử dụng làm nền tảng cho bảo tồn và phát triển nguồn gen quý này.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên, để góp phần
nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của các giống lúa cổ truyền được gieo
trồng tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Nhằm thúc đẩy quá trình chọn lọc,
lưu giữ các giống lúa thuần bản địa có chất lượng hạt cao, khả năng chống
chịu với điều kiện khí hậu, sâu hại tốt nên tôi chọn cho đề tài “Nghiên cứu
một số đặc điểm sinh học và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa
nếp tan tròn (Oryza sativa L. var. japonica) trồng tại xã Thôm Mòn,
huyện Thuận Châu, Sơn La”.
8

2. Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái của giống lúa nếp tan tròn,
từ đó làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển giống lúa nếp tan tròn
tại huyện Thuận Châu, Sơn La.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các tính trạng hình thái, nông học của giống lúa nếp tan
tròn.
- Nghiên cứu các đặc điểm giải phẫu của giống lúa nếp tan tròn.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học liên quan đến năng suất và chất
lượng hạt.
- Nghiên cứu khả năng chống chịu của giống lúa đối với nhiệt độ thấp

và sâu bệnh.
- Nghiên cứu phương pháp chọn lọc, lưu giữ giống truyền thống của
người dân










9


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Cây lúa thuộc họ Lúa (Poaceae hay Graminae). Lúa trồng phổ biến
hiện nay có tên khoa học là Oryza sativa L. var. japonica , được thuần hoá từ
cây lúa dại, trải qua quá trình chọn lọc, biến đổi lâu dài tạo nên loài lúa trồng
như hiện nay. Mặc dù còn nhiều bất đồng về nguồn gốc xuất xứ của cây lúa
nhưng đa số ý kiến đều cho rằng tổ tiên cây lúa có nguồn gốc ở khu vực Vân
Nam (Trung Quốc) và Nam Á, trong đó có Việt Nam. Các tiêu bản lúa dại và
di chỉ khảo cổ đã chứng minh điều đó. Việt Nam có vinh dự được coi là cái
nôi Đông của nền văn minh lúa nước. Hiện nay trên thế giới có hơn 100
quốc gia trồng lúa nước ở hầu hết các châu lục, với tổng diện tích canh tác
khoảng 153,8 triệu hecta (IRRI, 1996) [13]. Tuy nhiên sản xuất lúa gạo vẫn
tập trung chủ yếu ở các nước châu Á, nơi chiếm 90% diện tích về gieo trồng

và sản lượng [6], trong đó Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa lớn nhất (44,1
triệu ha) tiếp đến là Trung Quốc (khoảng 30,4 triệu ha) (FAOFAST, 2011)
[8].
Qua kết quả nghiên cứu của FAOSTAT (2011) [6] cho thấy về diện
tích canh tác lúa có xu hướng tăng mạnh là khoảng từ thập kỷ 60 đến thập kỉ
90, sau đó tăng chậm dần và có xu hướng ổn định vào thập kỷ năm đầu của
thế kỷ XXI. Năng suất trên đơn vị diện tích cũng có chiều hướng tăng mạnh
trong 4 thập kỷ cuối thế kỷ XX. Năng suất từ 18,7 tạ/ha năm 1961 lên 38,9
tạ/ha năm 2000 và đạt 43,3 tạ/ha năm 2010. Năng suất trong 4 thập kỷ cuối
thế kỷ XX tăng nhanh có thể giải thích do giai đoạn từ 1961 - 2000 cuộc cách
mạng xanh về giống lúa và kỹ thuật canh tác có nhiều cải biến, thuốc hóa học
và thuốc trừ sâu bệnh được sử dụng phổ biến.
10

Sang những năm đầu thế kỷ XXI người ta có xu hướng hạn chế sử dụng
chất hóa học vào thâm canh lúa, chú trọng chỉ tiêu chất lượng hơn số lượng
nên năng suất có xu hướng tăng chậm lại. Sản lượng trong 5 năm đầu tiên
của thế kỷ XXI (từ 2000 đến 2005) sản lượng lúa tăng không đáng kể (từ
598,97 triệu tấn lên 618,53 triệu tấn) nhưng từ 2005 đến 2011 sản lượng lúa
tăng nhanh đạt tới 722,76 triệu tấn. Trong giai đoạn sau có sự tăng nhanh về
sản lượng do ở giai đoạn này khoa học kỹ thuật trong chọn giống phát triển,
có nhiều giống lúa lai, ngắn ngày và năng suất cao được đưa vào sử dụng.
Đặc biệt là ở các nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển năng suất lúa cao
hơn hẳn. Bảng 1.2 [8] mô tả số liệu thống kê 10 nước có sản lượng lúa hàng
đầu thế giới.
Biểu 1.1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của toàn thế giới
trong vài thập kỷ gần đây
Năm
Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
1961
115,50
18,7
215,65
1970
133,10
23,8
316,38
1980
144,67
24,7
396,87
1990
146,98
35,3
518,23
2000
154,11
38,9
598,97
2004
151,02
40,3
608,37
2008
160,21

42,97
688,52
2010
161,76
43,3
701,12
2011
164,12
44,03
722,76
(Nguồn: FAOSTAT, 2011)[8]
Theo số liệu bảng 1.2, trong 9 nước có sản lượng gạo cao nhất từ 10
triệu tấn trở lên thì có 8 nước nằm ở Châu Á, chỉ có một đại diện không thuộc
11

Châu Á là Braxin (Nam Mỹ). Trung Quốc và Việt Nam là hai nước có năng
suất cao hơn hẳn 66,86 tạ/ha (Trung Quốc) và 55,32 tạ/ha (Việt Nam). Có thể
lý giải do Trung Quốc là nước đi tiên phong trong phát triển lúa lai, có trình
độ thâm canh cao (ICARD, 2003)[15]. Còn Việt Nam những năm gần đây có
sự vượt trội về sản lượng nhờ thủy lợi được cải thiện đáng kể và áp dụng
nhanh các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón và bảo vệ thực vật. Nhật Bản là
nước có năng suất cao đứng thứ 3 trong 10 nước trồng lúa, đạt 53,312 tạ/ha.
Thái Lan tuy là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo trong nhiêu năm,
song sản lượng chỉ đạt 29,74 tạ/ha, bởi vì Thái Lan chú trọng nhiều hơn đến
canh tác các giống lúa dài ngày, có chất lượng cao (Bùi Huy Đáp, 1999)[6].
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của 9 nƣớc có sản lƣợng
lúa hàng đầu thế giới
Tên nƣớc
Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
Trung Quốc
30,31
66,86
202,67
Ấn Độ
44,10
35,30
155,70
Indonexia
13,20
49,79
65,74
Băngladesh
12,20
42,18
50,62
Việt Nam
76,51
55,32
42,33
Thái Lan
11,63
29,74
34,58
Myanma
8,04

40,80
32,08
Philippin
4,53
36,77
16,68
Braxin
2,75
48,95
13,47

(Nguồn: FAOSTAT, 2011)[8]
Theo dự báo của các nhà khoa học thì sản lượng lúa sẽ tăng chậm và có
xu hướng chững lại vì diện tích trồng lúa ngày càng thu hẹp do tốc độ đô thị
12

hoá gia tăng (Beachel, H.M, 1972) [36]. Giá lúa tăng chậm trong khi đó giá
vật tư đầu vào tăng cao đã không khuyến khích nông dân trồng lúa, hệ số sử
dụng ruộng đất khó có thể tăng cao hơn nữa (ví dụ ở Việt Nam nhiều nơi đã
trồng tới 3 vụ lúa/năm). Nông dân chuyển diện tích trồng lúa sang trồng các
cây khác và nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc chuyển sang
trồng các giống lúa có chất lượng cao mặc dù năng suất thấp hơn.
1.1.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Việt Nam là một nước trồng lúa trọng điểm trên thế giới, người Việt
Nam vẫn thường tự hào về nền văn minh lúa nước của đất nước mình. Từ xa
xưa cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng trong
đời sống của người dân Việt Nam (Bùi Huy Đáp, 1999) [6]. Suốt từ Bắc đến
Nam, đâu đâu cũng thấy người dân trồng lúa, song diện tích tập trung chủ yếu
ở hai vùng châu thổ lớn đó là Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu
Long. Quá trình khai hoang phục hoá cùng với việc thâm canh tăng vụ đã đưa

tổng diện tích lúa thu hoạch của nước ta từ 4,74 triệu ha năm 1961 lên 7,67
triệu ha năm 2000, sau đó giảm dần xuống còn 7,34 triệu ha vào năm 2003
(Nguyễn Thị Lẫm và cs, 2003) [18]. Cùng thời gian đó năng suất và sản
lượng lúa cũng tăng lên rõ rệt nhờ vào công cuộc cải cách về giống lúa và ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về phân bón, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh
một cánh hợp lý, đồng bộ. Tính từ năm 1961 đến năm 2011, năng suất lúa của
nước ta đã tăng lên 2,92 lần. Giai đoạn tăng cao nhất là từ thập kỷ 80 đến nay.
Điều này gắn liền với các tiến bộ mới trong thâm canh tăng năng suất lúa
được ứng dụng rộng rãi, trong thời gian này và điều quan trọng hơn là việc
chuyển đổi cơ chế quản lý đất đai, từ cơ chế hợp tác sang tư nhân hoá, lấy hộ
gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ đã khuyến khích người dân đầu tư, thâm canh
sản xuất lúa. Sản lượng lúa của Việt Nam cũng vì thế mà tăng liên tục, từ 9,0
triệu tấn năm 1961 lên 36,34 triệu tấn năm 2005 và đến 55,32 triệu tấn năm
13

2011 (bảng 1.3). Từ một nước thiếu ăn, phải nhập khẩu gần 2 triệu tấn
gạo/năm trước đây, Việt Nam đã vươn lên giải quyết an ninh lương thực cho
83 triệu dân ngoài ra còn xuất khẩu một lượng gạo lớn ra thị trường thế giới.
Hiện tại nước ta đứng hàng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan) về lượng gạo
xuất khẩu, đạt 5,25 triệu tấn năm 2005 (FAOSTAT, 2011)[8].
Bảng 1.3: Năng suất, diện tích và sản lƣợng gạo Việt Nam trong những
thập kỷ gần đây
Năm
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lƣợng (triệu tấn)
1961
4,74
18,96
9,00

1970
4,72
21,53
10,17
1980
5,60
20,79
11,64
1990
6,04
31,81
19,22
2000
7,67
42,43
32,52
2004
7,44
48,55
36,14
2008
7,40
52,33
38,72
2010
7,48
53,41
40,00
2011
7,65

55,32
42,33
(Nguồn: FAOSTAT, 2011)[8]
Nhìn chung ngành sản xuất lúa của nước ta đến nay đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng. Tuy nhiên một điều đáng chú ý là trong những năm gần
đây, ngược lại với quá trình khai hoang phục hoá trong mấy thập kỷ trước thì
quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá đã và đang làm giảm đáng kể diện tích
đất nông nghiệp nói chung và dành cho sản xuất nói riêng. Vì thế mặc dù việc
thâm canh tăng vụ rất được chú trọng, song tổng diện tích lúa thu hoạch hàng
năm trong khoảng thời gian từ 2001 - 2005 đang giảm dần. So với năm 2000
diện tích lúa của nước ta đã giảm tới 330.000 ha. Ngoài ra, so sánh với các
nước trồng lúa tiên tiến như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan
14

năng suất lúa của Việt Nam vẫn còn thấp (Itoh và cs,2000) [39]. Do đó, để
đảm bảo an ninh lương thực cho một quốc gia đông dân cư như nước ta và
giữ vững vị thế là một nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới thì điều kiện
cần thiết là phải tiếp tục đầu tư thâm canh tăng vụ, lai tạo và chọn lọc những
giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu tốt với sâu, bệnh và
điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Để nâng cao giá trị xuất khẩu chính phủ Việt
Nam đã có chiến lược phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao phục vụ cho
công tác xuất khẩu. [1]
Trong giai đoạn 1961 - 2000, Việt Nam chủ yếu chú trọng vào khâu số
lượng nhằm nhanh chóng giải quyết sự thiếu hụt về lương thực. Tuy nhiên,
khi chúng ta cơ bản đã giải quyết vấn đề an ninh lương thực và có dư thừa
xuất khẩu với số lượng lớn trong 20 năm liên tục (tính đến năm 2010) thì
nước ta cần hướng đến sản xuất lương thực không chỉ theo số lượng mà cần
cả chất lượng. Thị trường xuất khẩu gạo mở rộng do Việt Nam là thành viên
của WTO và uy tín của lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới được cải
thiện. Quá trình hội nhập sâu vào kinh tế thế giới và khu vực, bên cạnh thách

thức, lúa gạo Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất
khẩu. Nhu cầu gạo trên thị trường thế giới và khu vực 5 năm tới dự báo vẫn
tiếp tục sôi động do cầu vẫn tăng .
Các điều kiện cơ bản của sản xuất lúa của Việt Nam hiện nay là: Đất,
nước, phân bón, giống, khoa học công nghệ, thị trường tiêu thụ gạo khá đảm
bảo. Sản lượng phân bón sản xuất trong nước đang tăng dần do các nhà máy
sản xuất phân đạm Phú Mỹ đã đi vào hoạt động và sắp tới công trình khí -
điện - đạm Cà Mau sẽ đi vào hoạt động cùng với các nhà máy phân lân, supe
phôt phát tăng công suất đảm bảo ổn định nguồn cung cấp trong nước, ứng
dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là giống mới vào sản xuất để
thực hiện các biện pháp thâm canh lúa nhằm tăng năng suất và chất lượng,
15

giảm chi phí trung gian, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo trên thị
trường [33]. Tổ chức quản lý nông nghiệp không ngừng đổi mới và hoàn thiện
theo hướng phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân, tăng cường sự hỗ
trợ của nhà nước, phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hoá gắn với xuất khẩu
gạo khi Việt Nam gia nhập WTO. Những năm gần đây, hiệp hội xuất khẩu
gạo Thái Lan và Việt Nam đã có sự phối hợp trong các hoạt động xuất khẩu
gạo giữa 2 nước trên thị trường thế giới và khu vực, cũng tạo điều kiện thuận
lợi cho mỗi nước. Thách thức sắp tới Việt Nam sẽ là thành viên của WTO nên
thị trường nông sản nói chung, thị trường lúa gạo Việt Nam nói riêng sẽ mở
rộng cửa cho hàng nhập khẩu từ các nước. Hàng rào thuế quan và sự bảo hộ
của Nhà nước đối với sản xuất và xuất khẩu gạo sẽ hạn chế và tiến tới bãi bỏ.
Gạo Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc, Pakistan…và các nước khác có chất lượng
cao, giá rẻ hơn sẽ tràn vào thị trường Việt Nam với thuế nhập khẩu không
đáng kể (94% hàng hoá Mỹ nhập vào Việt Nam hưởng thuế suất 15%, trong
đó hàng lương thực gạo, ngô không đáng kể). Do đó lúa gạo Việt Nam phải
chịu sức ép cạnh tranh gay gắt ngay trên sân nhà, trong khi đó cơ sở vật chất
kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế biến gạo của ta còn non kém.

Dân số tăng nhanh, đất trồng lúa có hạn, năng suất lúa nhiều vùng đã
chạm trần nên khả năng tăng năng suất là hạn chế. Trong khi đó tập quán sản
xuất nhỏ, quy mô gia đình, tự cung tự cấp, chạy theo năng suất, xem nhẹ chất
lượng gạo vẫn phổ biến trong hầu hết các hộ trồng lúa của các vùng, trình độ
dân trí, khoa học công nghệ, kiến thức thị trường của nông dân trồng lúa vẫn
còn thấp. Vì thế chiến lược sản xuất lúa của Việt Nam trong thời gian tới là:
phấn đấu đạt và duy trì sản lượng lúa hàng năm hơn 40 triệu tấn/năm, đẩy
mạnh sản xuất các giống lúa có chất lượng cao, dành 1 triệu ha để sản xuất
lúa phục vụ mục tiêu xuất khẩu, duy trì sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm từ
4 - 5 triệu tấn. Để đạt mục tiêu này một mặt chúng ta phải đẩy mạnh đầu tư
16

(phân bón, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu bệnh, thuỷ lợi, cơ giới hoá…) chuyển
đổi cơ cấu giống theo hướng năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu điều
kiện môi trường nhiều biến đổi, với các loại sâu, bệnh hại chính. Như vậy
việc nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo giống lúa có chất lượng cao phục vụ cho
yêu cầu của sản xuất là một nhiệm vụ sống còn, phải đặt thành chương trình
cấp quốc gia và phải huy động cả "4 nhà" (Nhà nước, nhà Khoa học, nhà
Nông và nhà Doanh nghiệp) cùng tham gia thì mới hy vọng đạt kết quả như
mong đợi (Báo Nhân dân, 2/6/2004) [1].
1.2. Tình hình nghiên cứu lúa trong và ngoài nƣớc
1.2.1. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới
1.2.1.1.Thu thập nguồn gen cây lúa trên thế giới
Trên thế giới người ta quan tâm đến việc bảo tồn nguồn gen nói chung,
và nguồn gen cây lúa nói riêng từ những thập kỷ trước đây. Ngay từ những
năm 1924, Viện nghiên cứu cây trồng Liên Xô (cũ) đã được thành lập, nhiệm
vụ chính là thu nhập và đánh giá bảo tồn nguồn gen cây trồng. Tổ chức lương
thực và nông nghiệp Thế giới (FAO) đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu và
đề ra phương hướng thúc đẩy việc xây dựng ngân hàng gen phục vụ cho việc
giữ gìn tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ lợi ích lâu dài của nhân loại. Ở

các quốc gia nhiệt đới và á nhiệt đới đã hình thành nhiều tổ chức quốc tế, đảm
nhận việc thu thập tập đoàn giống trên thế giới đồng thời cung cấp nguồn gen
để cải tạo giống lúa trồng (Trần Đình Long, 1992) [19].
Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI thành lập năm 1960, đến năm 1962
đã tiến hành thu thập nguồn gen cây lúa, và năm 1977 chính thức khai trương
ngân hàng gen. Tại đây đã thu thập tập đoàn cây lúa từ 110 quốc gia trên thế
giới, bộ sưu tập có hơn 80 nghìn mẫu, trong đó có các giống lúa trồng ở Châu
Á, O. sativa chiếm đến 95% còn 2.194 mẫu đang ở thời kỳ hạt nhân, chuẩn bị
đăng ký vào ngân hàng gen cây lúa (Gomez, KA,1995)[46].
17

Nguồn tài nguyên phong phú cùng với đội ngũ các nhà khoa học giàu
trí tuệ và những phương tiện nghiên cứu hiện đại IRRI đã thực hiện được vai
trò trung tâm trong cuộc cách mạng xanh, đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp của nhiều quốc gia trồng lúa ở trên thế giới. IRRI đã có quan hệ chính
thức ở Việt Nam ta từ năm 1975 trong chương trình thí nghiệm giống quốc tế
trước đây và hiện nay là chương trình đánh giá nguồn gen cây lúa, trong quá
trình hợp tác Việt Nam đã nhập được 279 tập đoàn lúa gồm hàng ngàn mẫu
giống, mang nhiều đặc điểm sinh học tốt, chống chịu sâu bệnh và điều kiện
ngoại cảnh bất thuận như nhiệt độ, nhiễm mặn, hạn hán, úng lụt (Shen, J.H,
2000) [42].
Viện nghiên cứu lúa Quốc tế đã lai tạo chọn lọc hàng trăm giống lúa tốt
được gieo trồng phổ biến trên thế giới. Các viện khác như IRAT, EAT,
ICRISAT đã chọn lọc ra nhiều những giống lúa tốt phục vụ sản xuất. Hiện
nay người ta ứng dụng ưu thế lai trong sản xuất lúa. Trong lịch sử phát triển
lúa lai, Trung Quốc là nước đầu tiên sử dụng thành công ưu thế này.
Năm 1974, các nhà khoa học Trung Quốc đã cho ra đời những tổ hợp
lai có ưu thế lai cao, đồng thời xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất hạt lai 3
dòng được hoàn thiện và đưa vào sản xuất năm 1975. Năm 1996, Trung Quốc
lại thành công với qui trình sản xuất lúa lai 2 dòng. Chiến lược nghiên cứu

phát triển lúa lai của Trung Quốc trong thế kỷ XXI là phát triển lúa lai 2 dòng
và đẩy mạnh nghiên cứu lúa lai 1 dòng và lúa lai siêu cao sản nhằm tăng
năng suất và sản lượng lúa gạo của đất nước ( Lin, S.C, 2001)[41].
Ở Thái Lan, từ năm 1950 đã thu nhập và làm thuần một số giống lúa
địa phương, đưa các giống lúa cổ truyền vào trồng ở miền Nam và miền Bắc
của nước này (Hoang, C.H, 1999) [40].
Ở Nhật Bản việc đưa ra giống Tongil đã tạo ra bước nhảy vọt về năng
suất lúa (Ito và cs, 2000) [39].
18

Ở Mỹ, năm 1926 J.W. Jones đã bắt đầu nêu vấn đề ưu thế lai của lúa
khi khảo sát lúa ở Đài Loan, hai nhà khoa học đề xuất vấn đề sản xuất lúa lai
thương phẩm là Stansent va Craiglules. Các chuyên gia nông nghiệp Đài Loan
cho biết, đã nghiên cứu phát triển thành công các giống lúa mới giàu dinh
dưỡng. Những giống lúa này không phải là sản phẩm biến đổi gen mà đã
mang sẵn có nhiều màu sắc khác nhau như đen, đỏ và vàng mà màu sắc phụ
thuộc vào hàm lượng dinh dưỡng như β - carotene và anthocyanins một chất
chống ôxy hoá. Đây là kết quả nghiên cứu gần 9 năm thí nghiệm để kết luận
đột biến trên cây lúa với việc sử dụng các tác nhân hoá học.
Một số nước có tốc độ thay đổi giống lúa mới khá nhanh như Philippin
20,6%, Hàn Quốc 16,1%, Ấn Độ 13,5%, Thái Lan 6,7%. Nhu cầu ngày càng
tăng về giống lúa không những về số lượng và còn cả về chất lượng.
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu giống lúa có chất lượng trên thế giới
Trong sản xuất nông nghiệp, giống là tư liệu sản xuất quan trọng không
kém gì đất đai, phân bón và công cụ sản xuất và khí hậu. Nếu không có giống
thì không thể sản xuất ra một loại nông sản nào cả. Vì thế việc nghiên cứu
chọn lọc, lai tạo giống đã được các nhà khoa học, các viện nghiên cứu và các
trường đại học nông nghiệp ưu tiên hàng đầu. Vào đầu những năm 1960,
viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) đã được thành lập tại Losbanos,
Laguna, Philippin. Sau đó các viện nghiên cứu nông nghiệp quốc tế khác

cũng được thành lập ở các châu lục và tiểu vùng sinh thái khác nhau
như IRAT, EAT, CIAT, ICRISAT [43]. Tại các viện này việc chọn lọc và lai
tạo các giống lúa cũng được ưu tiên hàng đầu. Chỉ tính riêng viện nghiên cứu
lúa gạo quốc tế (IRRI) cũng đã lai tạo và đưa ra sản xuất hàng nghìn giống
lúa tốt. Hiện nay viện IRRI đang tập trung vào nghiên cứu chọn tạo ra các
giống lúa có năng suất siêu cao (siêu lúa) có thể đạt 13 tấn/ha vụ, đồng thời
tập trung vào nghiên cứu chọn tạo các giống lúa có chất lượng cao (giàu
19

vitamin A, giàu Protein, Lisine, có mùi thơm ) để vừa hỗ trợ các nước giải
quyết vấn đề an ninh lương thực, vừa đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng (Cada, E.C, 1997)[38].
Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới sử dụng lúa lai trong sản
xuất đại trà từ năm 1976. Thành tựu lúa lai của Trung Quốc đã được giải
thưởng đặc biệt về phát minh năm 1981. Ngoài lúa lai 3 dòng vẫn đang giữ
vai trò chủ đạo trong sản xuất, Trung Quốc đã thành công đưa vào sản xuất
lúa lai hệ 2 dòng. Năng suất của các tổ hợp lai hai dòng cao hơn lúa lai ba
dòng khoảng 5 - 10%. Cho đến nay việc chọn tạo các giống lúa lai chín sớm
về cơ bản đã thành công (Lin, S.C, 2001)[41].
Ấn Độ là một nước trồng lúa với diện tích đứng đầu thế giới. Ấn Độ
cũng là một nước đi đầu trong công cuộc cách mạng xanh về cải tiến giống
lúa. Viện nghiên cứu giống lúa trung ương của Ấn Độ được thành lập vào
năm 1946 tại Cuttuck bang Orisa đóng vai trò đầu tầu trong việc nghiên cứu,
lai tạo các giống lúa mới phục vụ cho sản xuất. Ngoài ra tại các bang của Ấn
Độ đều có các cơ sở nghiên cứu, trong đó các cơ sở quan trọng ở
Madrasheydrabat, Kerala, hoặc Viện Nghiên cứu cây trồng cạn Á nhiệt đới
(ICRISAT). Ấn Độ cũng là nước có những giống lúa chất lượng cao nổi tiếng
trên thế giới như: Basmati, Brimphun trong đó giống lúa Basmati có giá trị
trên thị trường tới 850 USD/ tấn (trong khi giống gạo thơm Thái Lan nổi tiếng
trên thế giới cũng chỉ có giá trị 460 USD/tấn ( 7/5/2004)[34]. Nghiên cứu và

phát triển lúa lai không những thực hiện thành công ở Trung Quốc, Ấn Độ mà
còn mở rộng ra nhiều nước trồng lúa trên thế giới như: Philippin, Indonesia,
Malaysia, Thái Lan, Mỹ, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ai Cập, Cộng hoà Dân
chủ Nhân dân Triều Tiên Ở hầu hết các nước này chính phủ đều đặt ra cho
riêng mình chương trình nghiên cứu và phát triển lúa lai trong kế hoạch chiến
lược phát triển đất nước.
20

1.2.2. Tình hình nghiên cứu lúa trong nước
1.2.2.1. Sự đa dạng di truyền lúa Việt Nam và khu vực Đông Nam Á
Ngày nay các nhà khoa học nhất trí thừa nhận trung tâm đa dạng di
truyền của các loài lúa trồng Châu Á. Nằm trên vùng địa lý kéo dài từ Nepan
đến Bắc Việt Nam, do đó nguồn gen cây lúa Việt Nam rất phong phú, có
được điều đó là do những sự đa dạng ở Việt Nam như:
* Sự đa dạng về thành phần dân tộc, nước ta có 54 dân tộc anh em, ở
mỗi dân tộc có tập quán canh tác và thị hiếu tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp
riêng biệt. Chỉ xét riêng về quỹ gen các cây họ Lúa, theo thống kê trong hệ
thống bảo tồn Tài nguyên thực vật Việt Nam đến năm 2010 có 8669 nguồn
gen, trong đó số gen về lúa chiếm đến 7668 nguồn gen.
Đối với cây lúa do đặc điểm khí hậu thời tiết, sự đa dạng về địa hình,
đa dạng về thành phần dân tộc, nghề trồng lúa và những tập quán canh tác lâu
đời của nhân dân ta, tạo nên sự đa dạng quỹ gen cây lúa. Gần đây khi thảo
luận việc bảo tồn sự đa dạng sinh học nông nghiệp sự đa dạng về thành phần
giống trong từng loài cây trồng còn gọi là sự đa dạng di truyền thường được
đề cập nhiều hơn cả.
Để đánh giá định lượng sự đa dạng di truyền các nhà khoa học đã sử
dụng chỉ số đa dạng di truyền Nei (1975) đã kết luận ở vùng phía Bắc nước
Lào là vùng đất đa dạng nhất, đứng thứ hai là vùng phía Bắc nước Việt Nam
còn ở Bắc Thái lan đứng ở vị trí thứ ba. Riêng ở Việt Nam thì Tây Nguyên
và Miền Nam nguồn gen đa dạng hơn miền Bắc (Lưu Ngọc Trình và cs,

1995) [29].
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu các giống lúa chất lượng cao ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Lê Quý Đôn là nhà khoa học đầu tiên đã mô tả chất
lượng của một số giống lúa Việt Nam ngay từ thế kỉ XVIII. Công tác chọn tạo
giống đã được quan tâm và thực hiện từ lâu. Nhưng chỉ mãi cho đến năm
21

1990 công tác chọn tạo giống đã được xây dựng thành chương trình quốc gia,
tập hợp hầu hết các cơ quan nghiên cứu như Viện, Trường trong cả nước với
đội ngũ đông đảo các cán bộ nghiên cứu khoa học tham gia và tuỳ theo yêu
cầu sản xuất lương thực ở từng giai đoạn và mục tiêu của các chương trình mà
các công trình có khác nhau. Cho đến ngày nay, có rất nhiều nghiên cứu về
chất lượng lúa gạo tại Việt Nam đã được tiến hành bao gồm: kỹ thuật trồng và
chăm sóc, bảo vệ thực vật, chọn tạo giống và kỹ thuật sau thu hoạch. Trong
công tác chọn giống các nhà khoa học Việt Nam đã tận dụng nguồn vật liệu
có sẵn trong nước, các nguồn nhập nội. Qua quá trình chọn lọc, phục tráng
các giống lúa cổ truyền đặc sản như các giống lúa nếp, lúa tám ở đồng bằng
Sông Cửu Long, chọn lọc, phục tráng các giống lúa chất lượng cao nhập nội
như: IR42, Khaodawkmali, Bắc thơm số 7, LT2, LT3….(Lưu Ngọc Trình,
1996)[29].
Những tiến bộ của ngành công nghệ sinh học trong thời gian gần đây
cũng có tác động khá sâu sắc tới ngành chọn tạo giống đặc biệt là đối với
giống lúa. Cho đến nay việc nghiên cứu chọn tạo ra các giống lúa thơm của
nước ta đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên hướng chọn tạo giống lúa
cải tiến có mùi thơm ít thành công hơn là khai thác tính trạng này từ các giống
lúa cổ truyền, thông qua chọn lọc dòng thuần. Cải tiến dạng hình cây lúa
thơm bằng phương pháp chọn lọc dòng thuần đã được áp dụng thành công ở
nước ta với một số giống như Nàng hương, Tám xoan, bên cạnh đó với
phương pháp xử lý đột biến từ giống Tám thơm cổ truyền, cao cây, dễ đổ chỉ
cấy được một vụ, tác giả Nguyễn Minh Công, trường Đại học Sư Phạm Hà

Nội đã tạo ra giống lúa Tám thơm đột biến mới có thể cấy 2 vụ/năm, trên
chân đất vẫn nghèo dinh dưỡng mà vẫn duy trì được đặc tính chất lượng của
giống lúa Tám thơm cổ truyền (Nguyễn Minh Công, Nguyễn Thị Mong,
2009) [47]. Hướng khai thác và cố định ưu thế lai qua nuôi cấy bao phấn tạo
22

ra cây đơn bội kép đang mở ra triển vọng có hiệu quả cao ở ĐBSCL. Kết quả
của hướng nghiên cứu này đã tạo ra một số giống lúa có triển vọng như OM
3007-16-27, OM 3007-42-94, OMS2000 (Nguyễn Hữu Hà Linh, Phạm Thị
Hường, 1997) [49].
1.2.2.3. Thu thập nguồn gen cây lúa Việt Nam
Nghề trồng lúa đã có từ lâu đời, gắn với sự phát triển của dân tộc Việt
Nam. Từ bước sơ khai lạc nghiệp (đất được đắp bờ giữ nước, trồng lúa) nhiều
giống lúa địa phương còn giữ cho đến ngày nay. Sự phát triển của dân tộc
Việt Nam về phía biển vào phía Nam gắn với sự phát triển những cánh đồng
lúa nước. Những cuộc khai hoang di dân lớn vào Miền Nam, gắn với việc
đào kênh mương lớn khai thác đồng bằng Nam bộ.
Theo Bùi Huy Đáp [10] thời Pháp thuộc đã thành lập Cục túc mễ Đông
Dương, có nhiệm cụ đảm nhiệm nghiên cứu về cây lúa và triển khai kết quả
nghiên cứu ra sản xuất, nhiệm vụ chủ yếu là thu thập các giống lúa ở các tỉnh
rồi tiến hành các bước sau:
1. Lọc giống chọn ra những dòng tốt (EP).
2. Danh sách các dòng đã chọn được (CR).
3. Nhân giống hẹp (PM).
4. Nhân giống đại trà.
Từ khi hoà bình lập lại nước ta không ngừng thu thập và nghiên cứu để
bảo tồn sự đa dạng di truyền nguồn tài nguyên cây lúa, năm 1988. Viện cây
lương thực và thực phẩm đã thu thập được 3.691 mẫu cây lúa, trong đó có
3.186 mẫu thu từ 30 nước khác nhau trên thế giới còn 500 giống lúa địa
phương, các mẫu giống được đánh giá các tính trạng và sắp xếp thành nhóm

theo thời gian sinh trưởng như sau:
- Nhóm cực ngắn: Loại này có thời gian sinh trưởng từ 90 - 110 ngày
gồm có 345 giống.
23

- Nhóm ngắn ngày: Có thời gian sinh trưởng từ 110 - 120 ngày, nhóm
này có 860 giống
- Nhóm trung ngày: Nhóm này có thời gian sinh trưởng 121 - 140 ngày,
nhóm này có đến 1.684 giống.
- Nhóm dài ngày: Nhóm này có thời gian sinh trưởng trên 140 ngày,
nhóm này có 78 giống.
Ngân hàng vật liệu, các nhà chọn tạo giống viện cây lương thực và thực
phẩm đã cho 15 giống chịu hạn, 23 giống chịu ngập úng, 180 giống lúa chịu
rét và 55 giống kháng bệnh đạo ôn, các giống lúa địa phương tìm được, đã
đánh giá phân loại, chọn lọc phục vụ cho mục tiêu cải tiến giống lúa (Viện
cây lương thực và thực phẩm, 1977)[35].
Nghiên cứu về sử dụng quỹ gen cây trồng từ nguồn nhập nội, Trần
Đình Long (1992) [19] đã khảo sát 53.124 mẫu giống cây trồng của 72 loài
khác nhau, trong đó 47.970 mẫu nhập nội từ Liên Xô cũ, đã khảo sát đánh giá
được 7.694 mẫu giống lúa, phía Bắc 5.629 mẫu, phía Nam 2.065 mẫu.
Những mối đe doạ làm tổn hại nguồn gen cây lúa theo Lưu Ngọc Trình
(1997)[30] trong vài chục năm trở lại đây do nhiều nguyên nhân khác nhau,
sự đa dạng của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng đã bị xói mòn đáng
kể, sự xói mòn đa dạng di truyền nguồn gen của cây lúa đó là:
+ Sự xói mòn di truyền: Từ khi tiến hành hình thành nền sản xuất nông
nghiệp đến nay con người đã thuần hoá một khối lượng lớn các giống của
nhiều loại cây trồng khác nhau. Khi cách mạng xanh ra đời, người nông dân
đã sử dụng một số lượng hạn chế của các giống cải tiến có năng suất cao, thay
thế vị trí của các giống cây địa phương đã tồn tại lâu đời trong sản xuất có
nguồn gen quý nhưng năng suất không cao, kém chịu phân đạm nên những

giống lúa này không được sử dụng trong sản xuất và dần dần biến mất trong
danh sách tập đoàn giống cổ truyền của Miền Bắc Việt Nam: ví dụ giống lúa
24

chiêm (Nguyễn Nghĩa Thiên, 2005)[24].
+ Sự tồn tại di truyền: Do việc thu hẹp tiềm năng di truyền của các
giống sản xuất gây nên, đây là mối nguy cơ của nền nông nghiệp đầu tư thâm
canh cao ở các nước phát triển. Thực chất nền sản xuất nông nghiệp các nước
phát triển trong thế kỷ qua từ đa canh chuyển sang độc canh, nhất là từ khi
nền nông nghiệp sản xuất nhỏ thành nền sản xuất hàng hoá, từng khu vực chỉ
sử dụng một loại cây trồng có giá trị hàng hoá cao, mỗi loại có một số lượng
giống ít ỏi, vì vậy đã dẫn đến nhiều thảm hoạ dịch bệnh gây nên ở nước ta
trong hơn 10 năm trở lại đây ví dụ: dịch rầy nâu gây hại vụ xuân năm 1986 -
1987 phá hoại nặng trên hai giống lúa đó là: NN8 và VN10 ở các tỉnh phía
Bắc. Dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh miền
Nam năm 2006.
+ Sự huỷ diệt di truyền: có những loài và giống cây mất hẳn đi, do
những nguyên nhân sau:
- Sự xáo trộn tổ chức dân cư, có trường hợp cả tập đoàn giống bị mất
hẳn do việc thờ ơ sau những thay đổi về tổ chức nhân sự.
- Những biến động do chiến tranh, bạo loạn.
- Nguyên nhân đói kém mất mùa, nông dân ăn hết giống, từ những
nguyên nhân trên đây dẫn đến sự cạn kiệt về nguồn gen cây lúa ở Việt Nam.
1.2.2.4. Những kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lúa
Việt Nam được coi là cái nôi của nhiều cây lương thực quan trọng
trong đó có cây lúa. Các địa phương do điều kiện khí hậu đất đai, tập quán
canh tác và nền văn hóa khác nhau nên nhiều nơi vẫn còn duy trì và trồng một
số giống lúa địa phương, thành phần các giống này rất đa dạng và phong phú.
Các giống lúa địa phương do được trồng và chọn lọc lâu dài nên có rất nhiều
ưu điểm như: tiềm năng năng suất cao (bông to), chất lượng tốt, cơm thơm

mềm, chống chịu tốt với kiện khí hậu khắc nhiệt, đặc biệt có khả năng chống
25

chịu sâu bệnh tốt như bệnh bạc lá, đạo ôn và rầy nâu, là những loại bệnh dễ
phát triển thành dịch. Để chọn tạo được giống vừa có năng suất cao, chất
lượng tốt lại kháng được nhiều loại sâu bệnh trên thì nguồn gen các giống lúa
địa phương rất có ý nghĩa.
Hiện nay và trong tương lai do sự phát triển kinh tế trong đó có nông
nghiệp với tốc độ nhanh như hiện nay thì sự tiếp cận khoa học và các giống
lúa mới của người dân tăng lên. Người dân còn bỏ dần giống cũ và thay thế
các giống mới có năng suất cao hơn, chính vì thế chúng ta cần thu thập, đánh
giá, bảo tồn, khai thác và phát triển chúng.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, với phương pháp điều tra, thu
thập, đánh giá, phân loại đánh giá địa phương và chọn lọc cá thể theo chu kỳ
để làm vật liệu di truyền lai tạo giống lúa cho vùng núi phía Bắc Việt Nam
như G4, G6, G10, G13, G14, G19…(Phan Hữu Tôn, 2000-2003) [23].
Tuyển chọn và phát triển giống lúa cạn cải tiến LC 93 -1 phục vụ sản
xuất lương thực ở cùng cao của Viện Bảo vệ Thực vật Từ Liêm, Hà Nội với
phương pháp chọn lọc từ tập đoàn lúa cạn IRRI nhập nội năm 1993 đã chọn
được giống LC 93-1 có thời gian sinh trưởng từ 115-125 ngày, năng suất 3-4
tấn/ha, chịu hạn khá chất lượng gạo tốt, thích hợn cho đồng vào dân tộc nghèo
ở vùng cao [48].
Hiện nay, ở một số địa phương đặc biệt vùng đồng bào các dân tộc ít
người vẫn còn duy trì và trồng nhiều giống lúc địa phương, chiếm diện tích
khá lớn, do chúng có những ưu điểm mà nhiều giống lúa mới khác không thay
thế được. Từ năm 2000 đến nay, trên cơ sở dự án JICA hợp tác với Nhật Bản,
Bộ môn công nghệ sinh học trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã thu thập
và bảo tồn được 970 mẫu giống lúa địa phương miền Bắc Việt Nam. Các mẫu
giống này đang được lưu giữ và đánh giá một số đặc điểm nông sinh học quan
trọng về khả năng kháng bệnh bạc lá, đạo ôn, chất lượng gạo. Kết quả cho

×