Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

tóm tắt luận án nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, tình trạng kháng insulin và hiệu quả can thiệp ở người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.16 KB, 25 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội chứng chuyển hóa là nhóm các yếu tố nguy cơ bao gồm béo phì, rối loạn
chuyển hóa glucose, kháng insulin, tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa lipid máu,
tương tác theo nhiều cơ chế phức tạp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo
đường typ 2, ung thư, rối loạn nhận thức… gây những tổn thất lớn về mặt kinh tế xã
hội và được coi là đại dịch toàn cầu. Cơ chế gây bệnh chưa rõ ràng nhưng tình trạng
béo bụng và kháng insulin được chứng minh là nguyên nhân chính. Gần đây các rối
loạn khác như tình trạng tiền viêm mạn tính, tiền tăng đông mạn tính, gan nhiễm mỡ
và gen cũng đóng góp vào bệnh cảnh của hội chứng chuyển hóa, làm cơ chế sinh
bệnh càng phức tạp hơn. Có nhiều phương pháp chẩn đoán kháng insulin, nên chọn
phương pháp nào để đánh giá chính xác, thuận tiện trong các nghiên cứu lâm sàng và
cộng đồng là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm. Ở Việt Nam hiện chưa có
nghiên cứu nào đề cập vấn đề này ở đối tượng người cao tuổi.
Ước khoảng 20-25% người trưởng thành trên toàn thế giới mắc hội chứng
chuyển hóa. Họ có nguy cơ tử vong tăng gấp 2 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng
10,56 lần, đột quỵ tăng 3 lần, nguy cơ mắc đái tháo đường typ 2 tăng gấp 5 lần so với
những người không mắc hội chứng chuyển hóa. Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa phụ
thuộc vào tuổi, giới, chủng tộc. Các vùng địa lý, các dân tộc khác nhau có tỉ lệ mắc
khác nhau. Tỉ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc các
bệnh tim mạch chuyển hóa càng cao. Hội chứng này ở người cao tuổi còn có nhiều
đặc điểm và nguy cơ khác người trẻ tuổi. Tiếp cận điều trị hội chứng chuyển hóa là
chúng ta can thiệp vào giai đoạn sớm, nhằm hạn chế tỉ lệ mắc các bệnh tim mạch và
đái tháo đường. Trong các phương pháp điều trị, việc thay đổi lối sống là nền tảng và
có vai trò rất quan trọng. Muốn can thiệp hiệu quả chúng ta cần nắm rõ các đặc điểm
của hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi, tuy nhiên các nghiên cứu ở nhóm người
cao tuổi chưa được tập trung nhiều. Việt nam có tỉ lệ người cao tuổi tăng cao và đã
chính thức trở thành nước có dân số già (tỉ lệ người cao tuổi ≥ 10%) vào năm 2012. Vì
vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, tình trạng
kháng insulin và hiệu quả can thiệp ở người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa”


nhằm 3 mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi tại một
vùng của Việt Nam.
2. Xác định tình trạng kháng insulin ở người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa.
3. Đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp cộng đồng đối với người cao tuổi mắc hội
chứng chuyển hóa.
2
2. Bố cục của luận án
Nội dung chính của luận án gồm 113 trang với 23 bảng, 6 biểu đồ, 6 sơ đồ và hình,
143 tài liệu tham khảo trong đó:
- Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu 2 trang. Tổng quan tài liệu 35 trang, đối tượng
và phương pháp nghiên cứu 17 trang. Kết quả nghiên cứu 22 trang, Bàn luận 34
trang. Kết luận và kiến nghị 3 trang.
- Tài liệu tham khảo có 143 tài liệu bao gồm 12 tài liệu tiếng Việt và 131 tài liệu
tiếng Anh cập nhật đến 2012.
- Phụ lục gồm: Danh sách bệnh nhân nghiên cứu, bệnh án nghiên cứu, Bảng chuyển
đổi thực phẩm
3. Đóng góp khoa học và giá trị thực tiễn của luận án
- Đây là luận án nghiên cứu về lĩnh vực mới, chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt
nam. Nghiệm pháp kẹp bình đường tăng insulin máu là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán
kháng insulin, lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam. Nghiên cứu đề xuất một số
chỉ số gián tiếp chẩn đoán kháng insulin và chứng minh mô hình can thiệp cộng đồng
có giá trị tốt để kiểm soát bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa. Chính vì vậy, những
kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị, có ý nghĩa thực tiễn giúp ích rất nhiều cho
các nhà thực lâm sàng trong lĩnh vực lão khoa.
- Phương pháp nghiên cứu nghiêm túc, công phu, các kỹ thuật hiện đại được áp dụng
trong nghiên cứu. Kết quả đạt được của luận án có ý nghĩa thực tiễn.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hội chứng chuyển hóa

1.1.1. Khái niệm
Hội chứng chuyển hóa, còn được gọi là hội chứng X hay hội chứng rối loạn
chuyển hóa do Reaven đề xuất lần đầu tiên vào năm 1988 bao gồm kháng insulin,
tăng insulin máu, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp. Hội chứng chuyển hóa không
những làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường typ 2 lên 5 lần mà còn có giá trị
tiên lượng sự xuất hiện mới của bệnh đái tháo đường typ 2. Hội chứng chuyển hóa là
yếu tố nguy cơ độc lập của một số loại ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư
gan, ung thư tuyến tiền liệt…, là yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh thận mạn tính, làm
giảm trí nhớ và mức độ nhận thức ở mọi lứa tuổi.
Tuổi càng cao tỉ lệ mắc các bệnh mạn tính như béo phì, đái tháo đường typ 2,
và các bệnh tim mạch càng cao. Kháng insulin là yếu tố chính gây bệnh đái tháo
đường và các rối loạn chuyển hóa tim mạch liên quan. Người cao tuổi có xu hướng
tăng mức độ kháng insulin theo tuổi. Như vậy những người cao tuổi mắc hội chứng
3
chuyển hóa sẽ thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc đái tháo đường týp 2 và các
bệnh tim mạch cao hơn rất nhiều so với người trẻ tuổi. Barbieri và cộng sự đưa ra giả
thuyết giải thích mối liên quan giữa kháng insulin và tuổi, gồm 4 cơ chế: (1)Thay đổi
cấu trúc cơ thể (nhân trắc); (2)Các thay đổi về môi trường sống; (3)Các thay đổi về
thần kinh nội tiết, xuất hiện các tác động đối lập với tác dụng của insulin trên mô cơ
xương và mô mỡ, giảm chức năng ty thể, tốc độ sản xuất ATP tại ty thể mô cơ xương
giảm; (4)Tăng stress oxi hóa. Kết quả là từng thành phần của hội chứng chuyển hóa
đều gây các tác động lâm sàng nặng hơn khi xuất hiện trên cá thể cao tuổi.
1.1.2. Chẩn đoán hội chứng chuyển hóa
Tiêu chuẩn chẩn đoán của Chương trình giáo dục quốc gia về cholesterol/Phiên
bản 3 điều trị cho người trưởng thành (National Cholesterol Education
Program/Adult Treatment Panel III)
Bảng 1.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa của NCEP/ATP III
• Vòng eo: Nam
Nữ
> 102 cm

> 88 cm
• Nồng độ triglycerit máu lúc đói
≥ 1,7 mmol/L (150mg/dL)
• Huyết áp
≥ 130/85 mmHg
• Nồng độ HDL –C: Nam
Nữ
< 1 mmol/L
< 1,3 mmol/L
• Nồng độ glucose máu lúc đói
≥ 5,6 mmol/L (100 mg/dL)
Chẩn đoán HCCH khi có ≥ 3/5 tiêu chí
Theo thống nhất chung của ATP III sửa đổi 2005, tất cả các tiêu chuẩn trên được
giữ nguyên, riêng vòng eo chỉnh sửa cho phù hợp với từng quốc gia, đối với người
Châu Á là ≥ 90 cm ở nam, ≥ 80 cm ở nữ.
4
1.1.3. Sinh lý bệnh hội chứng chuyển hóa
Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu về cơ chế sinh bệnh, mối tương quan giữa các
yếu tố nguy cơ nhưng nguyên nhân chính xác gây hội chứng chuyển hóa vẫn chưa
được xác định. Cơ chế sinh bệnh là sự tương tác phức tạp giữa nhiều yếu tố di truyền
(gen) và yếu tố môi trường. Ngoài béo phì, kháng insulin và giảm hoạt động thể lực
là nguyên nhân sinh bệnh chính, còn có nhiều yếu tố sinh bệnh khác như stress mạn
tính, tăng phản ứng viêm, rối loạn trục tiết Dưới đồi-Yên-Thượng thận (HPA) và hệ
thần kinh tự động (ANS), tăng stress oxi hóa trong tế bào, rối loạn hoạt động của hệ
rennin-angiotensin-aldosterone .
1.1.4. Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa
Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa rất khác nhau giữa các nghiên cứu vì đối tượng
điều tra khác nhau (tuổi, giới, chủng tộc ) và áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán khác
nhau. Tuy nhiên dù áp dụng bất cứ tiêu chuẩn chẩn đoán nào tỉ lệ mắc hội chứng
chuyển hóa cũng rất cao. Ở các nước phương Tây do sự bùng nổ của dịch béo phì kéo

theo tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa tăng vọt. Tỉ lệ mắc cao nhất tại Hoa Kỳ 21%
(19,5% ở nam, 23% ở nữ). Hy Lạp, tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa là 20%. Gần
30% trong số 3.770 phụ nữ Anh trong độ tuổi từ 60 - 79 mắc hội chứng chuyển hóa.
Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa tăng dần theo tuổi. Bắt đầu tăng nhanh ở lứa tuổi
trung niên. Tuy nhiên tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa đang tăng “báo động” ở lứa
tuổi học đường, nhất là từ 9 đến 12 tuổi vì tình trạng béo phì ở trẻ. Tỉ lệ mắc ở
nữ>nam
Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở Việt Nam: ở người tăng huyết áp 28,18%, hay
56,3% (nam 40,3%, nữ 72,1%), ở cán bộ tỉnh Ninh Thuận là 34,93% (nam 30,82%, nữ
50,57%). Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân đột quỵ rất cao 62,4%.
Các nghiên cứu về tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở Việt Nam chủ yếu tập
trung ở các đối tượng đến khám tại các bệnh viện, là các đối tượng có nguy cơ cao
như người tăng huyết áp, đái tháo đường. Các điều tra ở cộng đồng mới chỉ tiến hành
trên các đối tượng người trưởng thành từ 18-60 tuổi, do đó các số liệu về hội chứng
chuyển hóa ở người cao tuổi còn rất hạn chế.
1.1.5. Điều trị và dự phòng hội chứng chuyển hóa
Các biện pháp thay đổi lối sống: Chế độ ăn nên áp dụng là chế độ ăn giảm
năng lượng mức độ trung bình, giảm lượng trans fat, chất béo bão hòa và đường đơn,
tăng cường rau quả và ngũ cốc nguyên hạt. Các bệnh nhân hội chứng chuyển hóa nên
duy trì một chế độ luyện tập thể lực cường độ trung bình ít nhất 30 phút mỗi ngày.
5
Các thuốc điều trị và dự phòng hội chứng chuyển hóa:Nhóm Metformin, ức
chế men chuyển, statin, thuốc điều trị béo phì…
1.2. Kháng insulin và các phương pháp chẩn đoán
1.2.1. Định nghĩa kháng insulin
Kháng insulin là sự suy giảm hiệu quả sinh học của insulin, thường biểu hiện
bằng tăng nồng độ insulin trong máu. Có thể nói cách khác: kháng insulin xảy ra khi
tế bào mô đích không đáp ứng hoặc có phản ứng chống lại sự tăng insulin máu.
Insulin là hormon chính làm giảm nồng độ glucose máu, do tế bào bêta đảo tụy tiết
ra, lưu hành trong máu và tác động đến tế bào đích. Các biến cố xảy ra ở bất cứ vị trí

nào cũng sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của hormon này .
1.2.2. Các nguyên nhân gây kháng insulin
Kháng insulin có thể do: (1) tế bào beta tiết sản phẩm bất thường, (2) có chất
đối kháng insulin trong máu, (3) kháng insulin tại các receptor, (4) giảm tác dụng của
insulin tại mô đích.
6
1.2.3. Các phương pháp chẩn đoán kháng insulin
1.2.3.1. Các phương pháp trực tiếp
Kỹ thuật “kẹp glucose tăng insulin máu” (hyperinsulinemic euglycemic clamp test)
Đây là phương pháp chính xác nhất hay “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán
kháng insulin. Nồng độ glucose được kẹp chặt hay cố định ở một mức nhất định,
đồng thời cố định nồng độ insulin máu ở ngưỡng cao nhằm ức chế tiết insulin nội
sinh và đo mức độ chuyển hóa glucose của cơ thể.
Ưu điểm của phương pháp kẹp là đánh giá độ nhạy/mức độ kháng insulin trong
cơ thể bằng cách đo trực tiếp lượng glucose cơ thể sử dụng trong tình trạng tăng
insulin máu một cách ổn định. Phương pháp này có độ lệch thấp, độ phân biệt giữa
các cá thể cao.
Phương pháp này khá tốn kém, mất nhiều thời gian, cần trang thiết bị của phòng
nghiên cứu và nghiên cứu viên cần có kinh nghiệm, kỹ thuật tiến hành nghiệm pháp.
Do vậy, đối với các nghiên cứu cộng đồng, các đánh giá thường quy trên lâm sàng
(như theo dõi, đánh giá mức thay đổi độ nhạy/kháng insulin của một cá thể), các
nghiên cứu lâm sàng lớn khó áp dụng phương pháp này.
Test ức chế insulin (insulin suppression test)
1.2.3.2. Các phương pháp gián tiếpvà chỉ số chẩn đoán kháng insulin
- Nồng độ insulin máu cơ bản lúc đói, 1/nồng độ insulin máu lúc đói, tỉ lệ
Glucose/Insulin (G/I) máu lúc đói
- HOMA-IR (Homeostasis Model Assessment Insulin Resistance):
HOMA IR =
I
o

(µU/mL) × G
o
(mmol/L)
22,5
I
0
: nồng độ insulin lúc đói tính bằng μU/ml.
G
0
: nồng độ glucose lúc đói tính bằng mmol/L.
- Log (HOMA-IR) cũng là một chỉ số có giá trị, đặc biệt đối với bệnh nhân đái
tháo đường hay rối loạn dung nạp glucose.
- Chỉ số QUICKI: Quantitative Insulin Sensitivity Check Index
QUICKI =
1
log(I
0
) + log(G
0
)
I
0
: nồng độ insulin máu lúc đói tính bằng μU/ml.
G
0
: nồng độ glucose máu lúc đói tính bằng mg/dl.

7
8
Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN Ở NGƯỜI CAO TUỔI
MẮC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- 52 bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa khám bệnh tại Khoa Nội tiết chuyển
hóa – Bệnh viện lão khoa trung ương, từ 60 tuổi trở lên
Tiêu chuẩn loại trừ
Đối tượng tiềm năng sẽ bị loại khỏi nghiên cứu nếu có 1 trong các điều kiện sau:
- Bệnh nhân không hợp tác nghiên cứu
- Bệnh nhân đang mắc các bệnh :
+ Nội tiết: hội chứng Cushing, Basedow, suy giáp…
+ Bệnh cấp tính hoặc ác tính.
+ Bệnh mãn tính: suy gan, suy thận.
- Bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm thay đổi tính nhạy cảm của insulin máu và gây
tăng glucose máu (steroid, cathecholamin, chẹn bêta, lợi tiểu), đang điều trị bằng
insulin
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện lão khoa trung ương. Thời gian: từ tháng
08/2008 đến tháng 2/2010. Thiết kế nghiên cứu: phương pháp mô tả cắt ngang
- Bệnh nhân được nhập viện ít nhất một ngày trước khi làm nghiệm pháp, hoàn
thành đầy đủ bệnh án nghiên cứu, các thăm dò và xét nghiệm. Ký giấy chấp
thuận tham gia nghiên cứu (phụ lục 1)
- Tất cả đối tượng nghiên cứu đều được thăm khám, xét nghiệm theo một mẫu
thống nhất (Phụ lục 2)
- Nghiệm pháp kẹp bình đường tăng insulin máu (euglycemic hyperinsulinemic
clamp test) theo phương pháp của Ralph A. DeFronzo
- Xác định tình trạng kháng insulin:
+ Phương pháp trực tiếp dựa vào chỉ số M là tốc độ truyền glucose trung bình
trong 30 phút cuối của nghiệm pháp (mg/kg-phút) và các chỉ số gián tiếp

2.2. MÔ TẢ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC HỘI CHỨNG CHUYỂN
HÓA Ở NGƯỜI CAO TUỔI
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn: Những người từ 60 tuổi trở lên, tình nguyện tham gia nghiên
cứu
Tiêu chuẩn loại trừ: Đối tượng tiềm năng sẽ bị loại khỏi nghiên cứu nếu có 1 trong
các điều kiện sau:
9
- Không tình nguyện tham gia nghiên cứu, hoặc tuổi < 60 tuổi
- Đang mắc các bệnh nặng hoặc cấp tính: nhiễm khuẩn nặng, đột quỵ, suy tim
nặng, suy thận nặng…
- Bị câm điếc hoặc sa sút trí tuệ hoặc tai biến mạch não không đi lại được
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành tại 2 phường Sao Đỏ và Cộng Hòa, Thị xã Chí
Linh, Tỉnh Hải Dương
- Thời gian nghiên cứu: tháng 12/2008
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu, cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang
Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho phương pháp dịch tễ học mô tả
Z
2
1-a/2
x p x (1-p)
n = 
d
2
Như vậy cỡ mẫu điều tra ước tính khoảng 386 người
2.2.4. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu
- Tất cả đối tượng nghiên cứu được thăm khám, xét nghiệm theo mẫu thống nhất
(phụ lục 3)

2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CAN THIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG ĐỐI
VỚI NGƯỜI CAO TUỔI MẮC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn
- Những người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa được chẩn đoán sau cuộc
điều tra tại Phường Cộng Hòa và Sao Đỏ, tình nguyện tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ: Đối tượng tiềm năng sẽ bị loại khỏi nghiên cứu nếu có 1 trong
các điều kiện sau:
- Không tình nguyện tham gia nghiên cứu
- Không đủ điều kiện tham gia khám định kỳ theo lịch nghiên cứu trong 1 năm
(do thay đổi chỗ ở, không tham dự đầy đủ các buổi tư vấn…)
10
2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành tại 2 phường Sao Đỏ và Cộng Hòa, Thị xã Chí
Linh, Tỉnh Hải Dương. Phường Cộng Hòa được chọn làm nhóm can thiệp và phường
Sao Đỏ được chọn làm nhóm đối chứng. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2009-
1/2010
2.3.3. Thiết kế nghiên cứu, cỡ mẫu
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp có đối chứng
• Cỡ mẫu: Công thức tính cỡ mẫu:
2
21
2
22111)2/1(
21
)(
])1()1([)1(2[
pp
ppppZppZ
nn


−+−+−
==
−−
βα
Cơ mẫu tối thiểu tính được là n
1
= n
2
=95
2.3.4 Phương pháp can thiệp
Tại phường Cộng Hòa các hoạt động chủ yếu bao gồm:
- Những người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa được giải thích, tình nguyện
tham gia vào nghiên cứu. Đội ngũ bác sỹ chuyên tư vấn của bệnh viện lão
khoa, được tập huấn thống nhất về nội dung và hình thức tư vấn. Có chuyển
giao lại mô hình cho các bác sỹ và nhân viên y tế trạm để tiếp tục duy trì sau
khi dự án kết thúc.
- Thăm khám và tư vấn cho từng người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa định kỳ
hàng tháng tại trạm y tế phường. Khám lâm sàng, đo huyết áp, kê đơn và chỉnh
thuốc huyết áp, thuốc hạ đường máu, lipid máu (nếu có). Tư vấn và khuyến khích
bệnh nhân áp dụng chế độ ăn giảm muối, tăng cường rau củ quả, giảm chất béo,
ngừng hút thuốc, giảm rượu bia và tăng cường hoạt động thể lực.
- Phát tờ rơi về hướng dẫn chế độ ăn, tăng cường hoạt động thể lực cho các bệnh
nhân cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt, nói chuyện với bệnh nhân và người chăm sóc về
hội chứng chuyển hóa, cách chăm sóc và điều trị bệnh.
- Khám tổng thể và xét nghiệm máu cho tất cả người cao tuổi mắc hội chứng
chuyển hóa vào tháng thứ 1 và tháng thứ 12, cuối đợt can thiệp.
Sao đỏ là phường đối chứng. Sau lần khám điều tra các bệnh nhân được tư vấn điều
trị theo chế độ thường quy. Sau 1 năm đánh giá lại.

2.4. CÁCH THU THẬP THÔNG TIN VÀ THÔNG SỐ NGHIÊN CỨU
2.5. CÁC TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Các số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê y học, tính trung
bình thực nghiệm, phương sai, độ lệch chuẩn. Số liệu được xử lý bằng phần mềm
STATA 8.0
2.7. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
11
- Nghiên cứu đã được sự chấp thuận của Hội đồng y đức bệnh viện lão khoa
trung ương
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở
NGƯỜI CAO TUỔI
Điều tra 740 người từ 60 tuổi trở lên tại 2 phường Cộng Hòa và Sao Đỏ, Chí Linh,
Hải Dương, năm 2009, chúng tôi thu được một số kết quả sau:
Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu : Có tổng số 740 người cao tuổi tham
gia nghiên cứu. Trong đó phường Cộng Hòa có 367 người, Sao Đỏ có 373 người.
- Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 69,6 ± 7,6 năm. Tỉ lệ phân bố
giới tính giữa hai phường tương tự nhau, tỉ lệ nam/nữ là 2/3
Bảng 3.2. Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa của người cao tuổi tại 2 phường
Nhóm tuổi
(tuổi)
Nam (n = 278) Nữ (n = 462) Chung (n = 740)
n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%)
60-69 30 21,6 92 41,4 122 33,8
70-79 33 27,5 93 50,3 126 41,6
≥ 80 11 39,3 23 48,9 34 45,5
Tổng cộng 74 26,6 208 45,0 282 38,1
p<0,001

- Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi là 38,1%. Tỉ lệ mắc ở nữ cao
hơn nam (45,0% so với 26,6%, p<0,001). Ở nam giới tỉ lệ mắc tăng dần theo
tuổi. Ở nữ tỉ lệ tăng dần theo tuổi và đạt đỉnh ở nhóm tuổi 70-79, sau đó giảm
xuống
Bảng 3.3. Tỉ lệ mắc các yếu tố thành phần của hội chứng chuyển hóa
Thành phần của HCCH
Nam
(n = 278)
Nữ
(n = 462)
Chung
(n = 740) p
n % n % n %
HA ≥130/85mmHg 157
56,5
206
44,6
363
49,1
<0,05
Béo bụng 17
6,1
117
25,3
134
18,1
<0,00
1
TG ≥ 1,7mmol/l 124
44,6

237
51,3
361
48,8
>0,05
HDL < 1(nam) < 1,3 (nữ) 60
21,6
182
39,4
242
32,7
<0,05
Glucose máu ≥ 5,6mmol/l 72
25,9
137
29,7
209
28,2
>0,05
- Tỉ lệ người cao tuổi có huyết áp ≥130/85mmHg, tăng triglycerid máu rất cao,
chiếm 49,1% và 48,6%. Nam có tỉ lệ tăng huyết áp nhiều hơn nữ (p<0,05)
- Tỉ lệ béo bụng là 18,1%, chủ yếu gặp ở nữ (25,3%), tỉ lệ béo bụng ở nam thấp
hơn nhiều (6,0%), p<0,001
12
- Có 28,2% trường hợp tăng đường máu lúc đói hoặc đái tháo đường. Tỉ lệ đái
tháo đường là 11,5%. Tỉ lệ này ở nam và nữ gần như nhau
Biểu đồ 3.1. Tần xuất các rối loạn thường gặp ở người cao tuổi mắc hội chứng
chuyển hóa
Nhận xét: Trong số người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa, thành phần rối loạn
hay gặp nhất là tăng triglycerid máu, tăng huyết áp và giảm HDL-C.

3.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN Ở NGƯỜI CAO TUỔI
MẮC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
3.2.1. So sánh phương pháp chẩn đoán kháng insulin gián tiếp so với phương
pháp trực tiếp Hyperinsulinemic-Euglycemic Clamp Test
Trong thời gian từ tháng 08/2008 đến tháng 6/2009, tại phòng nghiên cứu Bệnh
viện lão khoa trung ương nghiệm pháp kẹp bình đường tăng insulin máu đã được thực
hiện cho 52 người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa: tuổi trung bình 67,6 ± 7,8 năm.
Bảng 3.8. Kết quả nghiệm pháp Hyperinsulinemic-Euglycemic Clamp
Giá trị (n=52)
I0 (µU/ml) 10,7 ± 5,3
I40-120 (µU/ml) 86,9 ± 17
G0 (mmol/l)
6,5 ± 1,5
G40-120 (mmol/l)
5,02 ± 0,27
M (mg/kg/phút)
4,29 ± 2,13
Nhận xét:Nồng độ insulin máu lúc đói (I0) của nhóm nghiên cứu khá cao. Nồng độ
glucose máu lúc đói (G0) tại thời điểm tiến hành nghiệm pháp kẹp là 6,5 ± 1,5
mmol/l
Trung điểm (median) của M là 4,0 mg/kg/phút. Do đó chúng tôi chọn điểm cắt
M ≤ 4mg/kg/phút là ngưỡng chẩn đoán kháng insulin.
13
3.2.2. Đánh giá mức độ tương quan giữa các phương pháp chẩn đoán kháng
insulin gián tiếp với phương pháp trực tiếp
Bảng 3.10. Mức độ tương quan giữa các chỉ số gián tiếp đánh giá kháng
insulin so với nghiệm pháp kẹp bình đường tăng insulin máu
Các chỉ số gián tiếp r p
HOMA-IR - 0,058 < 0,0001
log-HOMA - 0,577 < 0,0001

QUIKI 0,233 0,081
ISI 0,391 0,003
Io - 0,506 < 0,0001
Io/Go 0,173 0,198
Nhận xét:Chỉ số HOMA-IR, Log HOMA, nồng độ insulin máu lúc đói tương quan
nghịch khá chặt chẽ với nồng độ glucose trung bình được truyền (M (mg/kg/ph))
trong nghiệm pháp kẹp bình đường tăng insulin máu. Chỉ số QUICKI tương quan
thuận không chặt chẽ với M. Chỉ số ISI tương quan thuận vừa phải với M. Chỉ số
I0/G0 ít tương quan
3.2.3. Điểm cắt của nồng độ insulin máu lúc đói và HOMA-IR để chẩn đoán
kháng insulin máu ở người cao tuổi
Hình 3.1. Đường cong ROC biểu thị các giá trị insulin máu lúc đói để chẩn đoán
kháng insulin ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa theo nghiệm pháp kẹp
Hyperinsulinemic-Euglycemic Clamp
Nhận xét: Mức insulin máu lúc đói = 8,21(µU/ml) chẩn đoán kháng insulin, với độ
nhạy 84% và độ đặc hiệu 72%.
Hình 3.2. Đường cong ROC biểu thị các giá trị HOMA-IR để chẩn đoán kháng
insulin ở bệnh nhân đái tháo có hội chứng chuyển hóa
Nhận xét:Điểm cắt HOMA-IR = 2,3 chẩn đoán kháng insulin với độ nhạy 84% và độ
đặc hiệu 70%
3.2.4. Đánh giá tình trạng kháng insulin ở người cao tuổi tại 2 phường
Để phân tầng ảnh hưởng của các yếu tố thành phần trong hội chứng chuyển
hóa tới tình trạng kháng insulin, đối tượng nghiên cứu được chia làm 3 nhóm để đánh
giá tình trạng kháng insulin:
+ Nhóm 1: Người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa
+ Nhóm 2: Người cao tuổi không mắc hội chứng chuyển hóa (có thể có 1, 2 rối
loạn trong hội chứng chuyển hóa)
+ Nhóm 3: Người cao tuổi không có bất kỳ rối loạn nào của hội chứng chuyển hóa
Tỉ lệ kháng insulin ở người cao tuổi tại 2 phường đánh giá dựa vào nồng độ
insulin máu lúc đói và chỉ số HOMA-IR

14
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ kháng insulin dựa vào nồng độ insulin máu lúc đói và chỉ số
HOMA-IR
Nhận xét:
- Tỉ lệ kháng insulin ở người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa là 54% (giống
nhau ở cả hai tiêu chí nồng độ insulin máu lúc đói và HOMA-IR)
- Tỉ lệ kháng insulin ở nhóm người cao tuổi hoàn toàn khỏe mạnh, bình thường
là 5,8%, ở người cao tuổi không có hội chứng chuyển hóa là 20%
3.3. HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CAN THIỆP HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA TẠI
CỘNG ĐỒNG
3.3.1. Thay đổi các thành phần của hội chứng chuyển hóa
Bảng 3.12. Huyết áp tâm thu và tâm trương (mmHg) trung bình ở thời điểm trước và
sau can thiệp trên những người có hội chứng chuyển hóa
Cộng hòa
n = 134
Sao đỏ
n = 110
Huyết áp tâm thu (mmHg)
Trước can thiệp 157,40 156,90
Sau can thiệp 135,21 144,78
Hiệu quả -22,19 mmHg (p<0,001) - 12,12mmHg
(p=0,001)
Huyết áp tâm trương
(mmHg)
Trước can thiệp 90,10 90,12
Sau can thiệp 81,14 84,00
-8,96 mmHg (p<0,001) -6,12 mmHg (p=0,003)
Nhận xét:
- Tại điểm can thiệp (Cộng Hòa), huyết áp tâm thu trung bình giảm được 22,19
mmHg (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01). Huyết áp tâm trương

trung bình giảm được 8,96 mmHg (p<0,01).
- Ở Sao Đỏ, huyết áp tâm thu và tâm trương trung bình cũng giảm có nghĩa
thống kê nhưng ở mức độ ít hơn.
Theo dõi huyết áp bệnh nhân trong 12 tháng
Biểu đồ 3.3. Chỉ số huyết áp trung bình của người cao tuổi mắc hội chứng
chuyển hóa ở phường Cộng Hòa trong 12 tháng
Nhận xét
- Can thiệp làm giảm huyết áp ngay từ những tháng đầu tiên và giảm dần trong
những tháng tiếp theo
15
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ điều trị đạt huyết áp mục tiêu
Nhận xét
- 49,6% người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa và có tăng huyết áp tại địa
điểm can thiệp có mức huyết áp trở về <140/90 mmHg, tỉ lệ tương ứng ở nhóm
đối chứng là 37,9%. Như vậy, hiệu quả của can thiệp này 11,7%.
Theo dõi sự thay đổi của các chỉ số khác
Bảng 3.13. Các chỉ số BMI, vòng bụng trung bình ở thời điểm trước và sau can thiệp
ở người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa
Nhận xét: Ở cả hai địa điểm nghiên cứu: BMI, vòng bụng trung bình đều có xu
hướng giảm sau 1 năm can thiệp, tuy nhiên mức độ giảm không nhiều, chưa có ý
nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.14. Tỉ lệ thừa cân, béo phì, béo bụng trước và sau can thiệp ở người cao tuổi
mắc hội chứng chuyển hóa
Nhận xét: Nhóm can thiệp giảm khoảng 10% số người thừa cân và/hoặc béo bụng,
nhưng sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê. Sự thay đổi cân nặng và chỉ số
vòng bụng tại địa điểm đối chứng không có ý nghĩa thống kê
Bảng 3.15. Các chỉ số lipid, glucose máu trung bình trước và sau can thiệp ở người
cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa
Nhận xét: Sau một năm can thiệp, nồng độ trung bình triglycerid, glucose máu ở
người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa xã Cộng Hòa đã giảm đáng kể (p<0,05),

nồng độ HDL-C trung bình tăng 0,09 mmol/l (p<0,05). Các chỉ số này tại xã đối
chứng thay đổi không đáng kể (p>0,05).Các chỉ số cholesterol toàn phần và LDL-c
có xu hướng giảm nhưng sự thay đổi chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.16. Mức độ đề kháng insulin trước và sau can thiệp
Nhận xét: Nồng độ insulin máu lúc đói và HOMA-IR của nhóm được can thiệp tích
cực đã giảm đi đáng kể. Nhóm can thiệp tích cực có tỉ lệ kháng insulin giảm 17,5%
so với trước can thiệp và Hiệu quả can thiệp là 10,2%
3.3.2. Thay đổi về hành vi sức khỏe của người cao tuổi
Bảng 3.16. Thay đổi thói quen của người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa trước
và sau can thiệp
Trước can
thiệp
Sau can thiệp
Hiệu quả
can thiệp
(E)
n Tỉ lệ n Tỉ lệ
16
(% ) (% )
Ăn đủ
rau quả
Nhóm can thiệp (n=134)
31 23,1% 38 28,4% 22,9%
Nhóm đối chứng (n=110) 26 23,6% 27 24,6% 0
Hay ăn
đồ xào
rán
Nhóm can thiệp (n=134)
76 56,7% 61 45,5% 19,8%
Nhóm đối chứng (n=110)

51 46,4% 48 43,6% 0
Ăn mặn
Nhóm can thiệp (n=134)
39 29,1% 22 16,4% 43,6%
Nhóm đối chứng (n=110) 20 18,2% 22 20% 0
HĐ thể
lực
mức độ
vừa
Nhóm can thiệp (n=134)
78 58,2% 96 71,6% 23%
Nhóm đối chứng (n=110)
68 61,8% 75 62,2% 0
Hút
thuốc lá
Nhóm can thiệp (n=134)
29 21,6% 24 17,9% 17,1%
Nhóm đối chứng (n=110) 22 20% 20 18,2% 0
Nhận xét:
- Tỷ lệ người cao tuổi có thói quen ăn đồ xào, rán, ăn mặn ở thời điểm sau can
thiệp giảm đi rõ rệt. Ở địa điểm đối chứng thay đổi không đáng kể.
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở
NGƯỜI CAO TUỔI
Chúng ta đang chứng kiến một cuộc cách mạng về tăng tuổi thọ trên phạm vi toàn
thế giới. Mặc dù hiện tại cấu trúc dân số của nước ta vẫn thuộc loại trẻ, song tỉ lệ
người cao tuổi đang có xu hướng tăng nhanh. Theo dự báo sẽ tăng gấp đôi từ 8,1%
năm 1999 lên đến 16,6% năm 2029. Cùng với sự gia tăng của tuổi thọ trung bình, mô
hình bệnh tật của nước ta cũng đang thay đổi nhanh chóng, phối hợp các bệnh lây

nhiễm và các bệnh không lây nhiễm. Hội chứng chuyển hóa là nhóm các yếu tố nguy
cơ đồng thời xuất hiện trên cùng một cá thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và
đái tháo đường. Hội chứng chuyển hóa rất thường gặp ở người cao tuổi, tỉ lệ mắc tăng
dần theo tuổi. Nghiên cứu này chọn tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa của
NCEP ATP III chỉnh sửa vì đây là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất , vừa có
khả năng áp dụng cho mẫu lớn, vừa có giá trị tiên lượng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
và đái tháo đường cao tương tự như tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới và Liên đoàn
đái tháo đường thế giới.
Chúng tôi lựa chọn địa điểm nghiên cứu là hai phường tại Chí Linh, tỉnh Hải
Dương, một vùng điển hình ở Bắc Bộ. Nghiên cứu được tiến hành trên 740 người từ
60 tuổi trở lên tại 2 phường Cộng Hòa và Sao Đỏ, Hải Dương. Tuổi trung bình của
đối tượng nghiên cứu là 69,6 ± 7,6 năm, số nữ nhiều hơn nam với tỉ lệ nam/nữ là 2/3.
17
Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa 38,1%. Tỉ lệ mắc ở nữ cao hơn hẳn ở nam, 45,0% so
với 26,7% (p<0,01). Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa của người cao tuổi Việt Nam
tương tự như của người cao tuổi tại các nước trong khu vực châu Á. Tỉ lệ mắc hội
chứng chuyển hóa ở Hồng Kông là 39,8% với nhóm tuổi 65-74. Tỉ lệ mắc ở người
Trung Quốc là 36,8% (điều tra 2334 người cao tuổi). Một điều tra tại Hàn Quốc năm
2003-2004 trên 5330 đối tượng (2197 nam và 3133 nữ) cho thấy tỉ lệ mắc hội chứng
chuyển hóa theo tiêu chuẩn ATP III chỉnh sửa là 34,3%. Tỉ lệ mắc ở một số nước Âu
Mỹ cao hơn nhiều so với người châu Á. Điều tra 320 người Croatia 70-90 tuổi, tỉ lệ
mắc hội chứng chuyển hóa là 59,1 % và 69,6 % (nông thôn so với nội thành). Ước
tính có khoảng >45% người Mỹ >60 tuổi mắc hội chứng chuyển hóa. Tỉ lệ hiện mắc
hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi Việt Nam xấp xỉ tỉ lệ mắc tại các nước khác
và sự bùng nổ của nhóm đối tượng có nguy cơ cao này là một dấu hiệu cảnh báo
chúng ta về sự bùng nổ tiếp theo của các bệnh tim mạch và đái tháo đường typ 2.
Tuổi là một yếu tố nguy cơ độc lập của hội chứng chuyển hóa. Hầu hết các nghiên
cứu ở nhiều quốc gia đều cho thấy tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa tăng dần theo tuổi
(ở cả hai giới). Tỉ lệ mắc tương ứng cho nhóm tuổi 60-69, 70-79 và trên 80 tuổi là
33,8%, 41,6%, 45,5%. Trong hầu hết các nghiên cứu ở người cao tuổi tỉ lệ mắc hội

chứng chuyển hóa ở nữ đều cao hơn nam một cách khác biệt có ý nghĩa. Trong
nghiên cứu này tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở các nhóm tuổi 60-69, 70-79, ≥ 80 ở
nữ tương ứng là 41,4%, 50,3%, 48,9% cao hơn hẳn so với nam cùng nhóm tuổi
21,6%, 27,5%, 39,3% (p<0,001). Tỉ lệ mắc bệnh ở người cao tuổi Trung Quốc là
23,2% ở nam, 46,1% ở nữ. Theo nghiên cứu của Zambon và cộng sự trên 2910 người
cao tuổi tại Ý năm 2009, tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa là 25,6% nam, 48,1% nữ.
Sự chuyển tiếp từ tiền mãn kinh sang mãn kinh phối hợp với sự xuất hiện của nhiều
đặc điểm của hội chứng chuyển hóa như béo trung tâm; chuyển hóa lipid có tính sinh
vữa (tăng LDL, tăng triglycerid, tăng LDL kích thước nhỏ và đậm đặc; giảm HDL);
tăng glucose máu và tăng insulin máu; sự xuất hiện các yếu tố nguy cơ này có thể là
hậu quả trực tiếp của suy buồng trứng hoặc là hậu quả gián tiếp do sự tái phân bố
chất béo trong cơ thể khi thiếu estrogen xảy ra.
Tỉ lệ thường gặp các rối loạn trong thành phần của hội chứng chuyển hóa
Trong số 282 người mắc hội chứng chuyển hóa, yếu tố thành phần thường gặp
nhất là tăng triglycerid máu (91,1%), tăng huyết áp (78,4%), giảm HDL-C (70,6%).
Dấu hiệu tăng huyết áp luôn là dấu hiệu cảnh báo hội chứng chuyển hóa, thường gặp
trong tất cả các nghiên cứu. Chỉ có 41,1% những người mắc hội chứng chuyển hóa có
béo bụng. Như vậy ta có thể thấy đối với người Việt Nam nếu áp dụng tiêu chuẩn
chẩn đoán hội chứng chuyển hóa của Liên đoàn đái tháo đường thế giới tỉ lệ mắc hội
chứng chuyển hóa sẽ thấp hơn nhiều so với các tiêu chuẩn khác.
Theo nghiên cứu trên người cao tuổi ở Talca, Chile, mặc dù có tỉ lệ mắc hội chứng
chuyển hóa tương đương với nghiên cứu của chúng tôi nhưng đặc điểm rối loạn từng
18
thành phần có nhiều điểm khác nhau. Tỉ lệ tăng huyết áp là 83,8%, tỉ lệ béo bụng
77,9%, tăng triglycerid máu 74,5% và tăng đường máu 57,7%, giảm HDL-c 65,6%.
Nếu tính chung trên cộng đồng người cao tuổi tham gia nghiên cứu, chúng tôi nhận
thấy rối loạn thường gặp nhất cũng là tăng huyết áp 49,1%, tăng triglycerid máu
48,8%, giảm HDLc 32,7%. Tăng triglycerid máu là yếu tố độc lập có khả năng tiên
lượng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tăng
nồng độ triglycerid ở nữ là nguy cơ rất cao đối với bệnh động mạch vành. Tuổi cao là

một yếu tố nguy cơ của rối loạn lipid máu. Béo bụng là thành phần chính gây kháng
insulin và hội chứng chuyển hóa. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ béo bụng ở nữ
là 25,3%, nam là 6,1% (18,1% chung). Tỉ lệ béo bụng ở người Trung Quốc cao hơn
chúng ta rất nhiều: 52,1% (nam) và 77,5% (nữ). Các số liệu tương tự cũng thu nhận
được từ Hàn Quốc, tỉ lệ béo bụng ở nam là 25,3%, ở nữ là 55,6%, chung 42,9%. Tỉ lệ
béo bụng ở người châu Âu và châu Mỹ còn cao hơn nhiều. Như vậy người cao tuổi
Việt Nam gầy hơn, vòng bụng nhỏ hơn so với người nước ngoài nhưng các rối loạn
về huyết áp và mỡ máu đã bắt đầu từ sớm.
Các yếu tố liên quan đến hội chứng chuyển hóa
Đánh giá mức độ liên quan của một số yếu tố với hội chứng chuyển hóa ở người
cao tuổi ta thấy: Tình trạng thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc hội chứng
chuyển hóa lên 4,3 lần (p< 0,01). Đặc biệt những người có béo bụng tăng nguy cơ
mắc hội chứng chuyển hóa lên 17,1 lần (p<0,01). Kết quả rất phù hợp với nhận định
của các nghiên cứu khác vì hội chứng chuyển hóa và thừa cân béo phì có cùng một cơ
chế gây bệnh đó là tình trạng kháng insulin. Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa tăng
đáng kể khi BMI tăng. Theo điều tra tại Mỹ từ năm 2003-2006, những người thừa cân
có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 6 lần (nam) và 5,5 lần (nữ) so với những người có cân
nặng bình thường hoặc gày. Nguy cơ này đã tăng thành 32 và 17 lần ở những người
béo phì. Nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa tăng 3,1 lần nếu hút thuốc lá (OR=3,1;
p<0,05), tăng 1,6 lần nếu người cao tuổi ít hoạt động thể lực (OR=1,6 ; p >0,05), tăng
1,7 lần nếu ăn mặn (OR=1,7 ; p <0,05). Có rất nhiều bằng chứng dịch tễ và thực
nghiệm cho thấy hấp thu muối quá mức gây tăng huyết áp, đồng thời nhiều bằng
chứng lâm sàng cho thấy hạn chế muối ăn tối đa sẽ ngăn ngừa tăng huyết áp. Đây
cũng là một gợi ý cho thấy ta nên tích cực can thiệp vào sự thay đổi lối sống cho
người cao tuổi như bỏ thuốc lá, thay đổi chế độ ăn, tăng cường hoạt động thể lực hợp
lý để phòng và điều trị hội chứng chuyển hóa.
4.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN Ở NGƯỜI CAO TUỔI
MẮC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới “Kháng insulin là tình trạng insulin
phát huy tác dụng sinh học thấp hơn mong đợi, biểu hiện trên lâm sàng là sự gia tăng

nồng độ insulin huyết tương so với nồng độ glucose huyết tương”. Có rất nhiều
phương pháp đánh giá tình trạng kháng insulin. Phương pháp kẹp Hyperinsulinemic-
19
Euglycemic clamp (nghiệm pháp bình đường-tăng insulin máu) cho kết quả đánh giá
chính xác nhất được coi là “nghiệm pháp chuẩn vàng”. Tuy nhiên phương pháp này
đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, phải thực hiện tại các cơ sở nghiên cứu, tốn kém về thời
gian và công sức, chỉ nên áp dụng cho các nghiên cứu vỡi cỡ mẫu nhỏ, làm phương
pháp chuẩn cho các lựa chọn khác. Trong các nghiên cứu cộng đồng các tác giả đã đề
xuất một số phương pháp chẩn đoán kháng insulin gián tiếp như dựa vào nồng độ
insulin máu lúc đói, nồng độ glucose máu lúc đói, các công thức HOMA, QUICKI
Các kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số gián tiếp không phải lúc nào cũng có giá
trị như nhau, thường mỗi nhóm đối tượng nghiên cứu chỉ có 1-2 chỉ số có giá trị chẩn
đoán cao (so với nghiệm pháp chuẩn vàng).
Đánh giá kháng insulin bằng nghiệm pháp Hyperinsulinemic- Euglycemic
clamp
Nghiệm pháp kẹp Hyperinsulinemic- Euglycemic clamp là tiêu chuẩn vàng để
đánh giá tình trạng kháng insulin. Dựa theo cơ chế feedback, khi ta nâng cao nồng độ
insulin máu sẽ gây ức chế tân tạo glucose từ gan, insulin được duy trì liên tục ở nồng
độ cao và glucose máu được kẹp ở khoảng nhất định thì tốc độ truyền glucose từ
ngoài vào sẽ tương ứng với mức độ sử dụng glucose ở mô ngoại vi, tức là đánh giá sự
nhạy cảm của mô ngoại vi với insulin ngoại sinh. Sau khi truyền nạp insulin trong 10
phút đầu để nâng đột ngột nồng độ insulin máu lên ngưỡng 80-100 µU/ml đủ để ức
chế tiết insulin nội sinh và tân tạo glucose, insulin được duy trì trong suốt 110 phút
còn lại với liều 40mU/m
2
-phút. Nồng độ insulin máu trung bình trong 110 phút tiếp
theo là 86,9 ± 17µU/ml. Trong quá trình làm nghiệm pháp, glucose được kẹp rất tốt
với nồng độ glucose trung bình 5,02 ± 0,27mmol/l. Kháng insulin được nhận định
dựa vào tốc độ truyền glucose trung bình trong 30 phút cuối của nghiệm pháp. Trong
nghiên cứu của chúng tôi trung điểm của nhóm bệnh là 4 mg/kg/phút. Kết quả này

tương tự với kết quả các nghiên cứu khác trên thế giới ở người cao tuổi. Do đó, chúng
tôi chọn điểm cắt kháng insulin khi M ≤ 4mg/kg/phút. Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa có 54% kháng insulin rõ, 35%
ở tình trạng nghi ngờ kháng insulin, 11% bệnh nhân nhạy cảm với insulin.
Giá trị và tương quan của các phương pháp chẩn đoán kháng insulin ở
người cao tuổi
Bảng 3.11 cho thấy chỉ số HOMA, Log HOMA tương quan nghịch chặt chẽ
với nồng độ glucose trung bình được truyền (M (mg/kg/ph)) trong nghiệm pháp kẹp
bình đường tăng insulin máu (r = -0,558, r = -0,577, p<0,0001). Theo nghiên cứu của
Sarafidis và cs trên 78 bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường typ2 thấy: Chỉ số
HOMA-IR liên quan nghịch chặt chẽ với M (r=-0,572; P<0,001). Nghiên cứu của
Ryu S. và cs tại Hàn Quốc (2005) cho thấy insulin, HOMA và QUICKI có giá trị
chẩn đoán kháng insulin ở ngưỡng tương ứng 9,7 microU/mL, 2,43; và 0,14.
20
Theo qui định của Tổ chức y tế thế giới được coi là kháng insulin khi chỉ số
HOMA-IR lớn hơn tứ phân vị trên của quần thể người cao tuổi khỏe mạnh. Trong
nghiên cứu này, điều tra 720 người cao tuổi chúng tôi chọn được 50 người cao tuổi,
hoàn toàn khoẻ mạnh, không có bất cứ rối loạn nào trong 5 thành phần của hội chứng
chuyển hóa, nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ kháng insulin ở nhóm chứng do các
bệnh lý chuyển hóa. Dựa vào đường cong ROC của HOMA IR so với nghiệm pháp
kẹp đường, giá trị diện tích dưới đường cong bằng 0,8: như vậy sử dụng chỉ số
HOMA IR để chẩn đoán kháng insulin có hiệu quả khá vì diện tích nằm dưới đường
biểu diễn cho chúng ta biết mức độ hiệu quả của một xét nghiệm. Theo thống kê y
học, ngưỡng tốt nhất là điểm uốn của đường biểu diễn cắt đường thẳng nối góc trên
trái với góc dưới phải, tương ứng với khoảng 0,75 – 0,85 của trục tung, tương ứng
với giá trị của HOMA IR = 2,3 với độ nhạy 84% và độ đặc hiệu 70%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của
Sihoon Lee và cộng sự ở người cao tuổi Hàn Quốc, chọn điểm cắt chẩn đoán kháng
insulin là HOMA-IR=2,34. María Luisa Garmendia và cộng sự nghiên cứu ở người
cao tuổi Chi Lê, đề xuất điểm cắt HOMA IR chẩn đoán kháng insulin là 2,6. Ascaso

và cộng sự chọn điểm cắt chẩn đoán kháng insulin là HOMA-IR=2,6. Bonora và
cộng sự chọn điểm cắt chẩn đoán kháng insulin là HOMA-IR ≥ 2,77.
Kháng insulin theo chỉ số QUICKI
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy QUICKI trung bình ở nhóm mắc
hội chứng chuyển hóa là 1,93 ± 0,44 thấp hơn so với nhóm chứng là 2,58 ± 0,95. Tuy
nhiên chúng tôi không thấy mối tương quan giữa chỉ số QUICKI và nồng độ glucose
trung bình được truyền (M (mg/kg/ph)) trong nghiệm pháp kẹp bình đường tăng
insulin máu (r = 0,233, p = 0,081). Nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy tuỳ thuộc
mỗi đối tượng nghiên cứu mà ta lựa chọn phương pháp gián tiếp nào cho phù hợp và
có giá trị để chẩn đoán kháng insulin.
Tương quan và giá trị chẩn đoán kháng insulin của nồng độ insulin máu lúc đói
Insulin máu là một thông số quan trọng như glucose máu để tính toán các chỉ
số kháng insulin. Tăng nồng độ insulin máu lúc đói (Io), phản ánh trực tiếp tình trạng
cường insulin máu, gián tiếp phản ánh tình trạng kháng insulin và cũng là một yếu tố
nguy cơ dự báo sự tiến triển của bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, vì nồng độ insulin
máu thay đổi rất khác nhau và phụ thuộc nhiều về phương pháp định lượng cũng như
chủng tộc và cách chọn mẫu nghiên cứu, nên cho đến nay thế giới cũng chưa thống
nhất được giá trị bình thường của insulin máu lúc đói. Nhóm mắc hội chứng chuyển
hóa có sự tăng rõ rệt nồng độ insulin máu. So sánh với kết quả của một số tác giả, chúng
tôi nhận thấy nồng độ insulin máu trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi gần tương
tự như kết quả của Nguyễn Kim Lương trên người bình thường và bệnh nhân đái
tháo đường týp 2 (4,37 ± 0,61 và 13,27 ± 1,03) (Sử dụng phương pháp miễn dịch điện
21
hóa phát quang). Kết quả của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của bác sỹ Masanori
Emoto và cộng sự, nghiên cứu 80 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 ( tuổi trung bình
54,7 ± 10,1 tuổi) được điều trị bằng chế độ ăn hoặc thuốc uống sulfunylurea tại
Osaka City University Hospital cho thấy nồng độ insulin máu lúc đói là 5,59 ± 3,97
µU/ml. Sự khác biệt trên có thể lý giải do đối tượng nghiên cứu khác nhau về độ tuổi,
bệnh lý kèm theo, thời gian mắc đái tháo đường và các phương pháp định lượng
insulin.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy nồng độ insulin máu lúc đói tương quan
nghịch chặt chẽ với M (r = -0,506, p<0,0001). Yeni-Komshian và cộng sự nhận thấy
insulin máu lúc đói có liên quan chặt với chỉ số kháng insulin (r=0,61, p< 0,001),
Strumvoll và cộng sự cũng ghi nhận liên quan chặt chẽ giữa insulin máu lúc đói và M
(r=-0.59). Trong nghiên cứu của chúng tôi lấy mức insulin máu lúc đói =
8,21(µU/ml) chẩn đoán kháng insulin cho độ nhạy 84% và độ đặc hiệu 72%.
McAuley và cộng sự đề xuất ngưỡng chẩn đoán kháng insulin dựa vào nồng độ
insulin máu lúc đói là ≥12,2 U/mL khi nghiên cứu trên nhóm người bình thường,
không rối loạn glucose máu. Nghiên cứu của Sihoon Lee và cộng sự ở người cao tuổi
Hàn Quốc chọn điểm cắt nồng độ insulin máu lúc đói chẩn đoán kháng insulin là
12,94 U/mL, tương tự như đề xuất của Ascaso và cộng sự là 12 U/mL. Nhóm nghiên
cứu của Park trên 7057 người Hàn Quốc trưởng thành chọn điểm cắt là 10,15 ở nam,
9,53 ở nữ.
Như vậy đối với người cao tuổi hai chỉ số có giá trị nhất nên áp dụng để chẩn
đoán kháng insulin là nồng độ insulin máu lúc đói (điểm cắt ≥ 8,21(µU/ml), với độ
nhạy 84% và độ đặc hiệu 72% và chỉ số HOMA-IR (điểm cắt HOMA ≥ 2,3 với độ
nhạy 84% và độ đặc hiệu 70%).
Đánh giá tình trạng kháng insulin ở người cao tuổi tại 2 địa điểm nghiên cứu
Người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa có nồng độ insulin máu lúc đói
tăng, cao hơn nhiều so với những người không mắc hội chứng chuyển hóa (12,9 ±
6,1µU/ml so với 7,8 ± 3,5 và 4,7 ± 2,3 µU/ml, p<0,001). Tỉ lệ kháng insulin là 54%.
Tỉ lệ này vẫn thấp hơn so với nghiên cứu của Ezenwaka và cộng sự, tỉ lệ kháng
insulin ở người cao tuổi khỏe mạnh ở Nigeria là 40%. Có thể người cao tuổi của
chúng ta có cân nặng thấp hơn, BMI và mức độ kháng insulin thấp hơn người châu
Phi.
4.3. HIỆU QUẢ CAN THIỆP HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA TẠI CỘNG
ĐỒNG NGƯỜI CAO TUỔI
Trong nghiên cứu này chúng tôi tiếp cận điều trị hội chứng chuyển hóa theo
hai hướng: một là tuyên truyền phòng bệnh chung cho cộng đồng người cao tuổi và
cả những người chăm sóc họ, hai là khám và phát hiện ra những người có nguy cơ

cao, can thiệp điều trị tích cực ngay tại địa phương. Việc tư vấn, theo dõi điều trị diễn
22
ra hàng tháng tại trạm y tế phường đã giúp người cao tuổi quan tâm đến sức khỏe của
bản thân, tuân thủ điều trị tốt hơn. Việc tư vấn điều trị và theo dõi tại cộng đồng
không chỉ can thiệp trên người cao tuổi, mà còn tác động đến những người chăm sóc,
điều vô cùng quan trọng đối với người cao tuổi.
Hiệu quả kiểm soát các thành phần của hội chứng chuyển hóa
Kiểm soát huyết áp: Tăng huyết áp là thành phần rối loạn thường gặp nhất ở
người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa (78,4% có huyết áp >130/85mmHg), vì
vậy chúng tôi chú trọng kiểm soát huyết áp cho những người cao tuổi có tăng huyết
áp. Thử nghiệm lâm sàng lớn nhất trên người cao tuổi tăng huyết áp được công bố
năm 1985. Kết quả cho thấy cứ 1000 bệnh nhân cao tuổi được điều trị bằng lợi tiểu
trong 1 năm sẽ phòng tránh được 11 ca tử vong do tim mạch, 6 ca tử vong do đột
quỵ, 11 ca đột quỵ không tử vong và 8 ca suy tim sung huyết.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sau một năm can thiệp tại xã Cộng
Hoà, chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương trung bình giảm một cách có ý nghĩa
thống kê. So với xã chứng là Sao Đỏ, tỷ lệ bệnh nhân đạt được huyết áp đích tăng
thêm 11,7%. Với các bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa, tại xã can thiệp (Cộng
Hòa), huyết áp tâm thu trung bình giảm từ 157,4 mmHg xuống 135,21 mmHg (-22,19
mmHg), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Tương tự huyết áp tâm trương
giảm từ 90,1 mmHg xuống 81,14 mmHg (- 8,96 mmHg), p<0,01. Ở Sao Đỏ, huyết áp
tâm thu giảm 12,12 mmHg, huyết áp tâm trương giảm 6,12 mmHg, có nghĩa thống
kê. Tăng huyết áp thường không có triệu chứng gì. Trên thực tế, rất nhiều người bị
tăng huyết áp trong nhiều năm mà không biết, cho đến khi đi khám bệnh hoặc đã bị
các biến chứng nguy hiểm do tăng huyết áp gây ra rồi mới biết mình bị tăng huyết áp.
Đó là lý do tại sao tăng huyết áp lại nguy hiểm và được coi là “kẻ giết người thầm
lặng”. Cách duy nhất để biết mình bị tăng huyết áp là đo huyết áp. Trong lần thăm
khám đầu tiên, những người cao tuổi tại Sao Đỏ khi được phát hiện tăng huyết áp đã
được các bác sỹ của chúng tôi tư vấn về cách điều trị thường xuyên. Các bệnh nhân
tăng huyết áp ở Sao Đỏ đã đến các cơ sở y tế để điều trị, và chế độ điều trị tại các cơ

sở như vậy đã giúp kiểm soát huyết áp bệnh nhân tốt hơn. 37,9% người cao tuổi mắc
hội chứng chuyển hóa ở Sao Đỏ đạt được huyết áp <140/90 mmHg sau thời điểm
đựợc khuyến cáo điều trị 1 năm. Việc theo dõi, giám sát, tư vấn điều trị thường
xuyên, tại chỗ còn giúp cho huyết áp được kiểm soát tốt hơn ở phường Cộng Hòa so
với chế độ điều trị thường qui ở Sao Đỏ. Các chỉ số huyết áp tâm thu, tâm trương
trung bình ở người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa ở Cộng hòa đều giảm hơn
nhiều so với người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa ở Sao Đỏ. Có 49,6% người
cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa ở Cộng Hòa đạt huyết áp <140/90 mmHg. Như
vậy, hiệu quả can thiệp của mô hình này là 11,7%. Trong nghiên cứu này các bệnh
nhân tăng huyết áp tại Cộng Hòa được phát thuốc miễn phí, được hỗ trợ, động viên
23
và tái khám thường xuyên ngay tại trạm y tế phường, đó chính là những lý do quan
trọng giúp tỉ lệ tuân thủ điều trị cao và kết quả kiểm soát huyết áp cao hơn các mô
hình khác.
Kiểm soát glucose, lipid máu và cân nặng
Sau một năm can thiệp, do việc thay đổi chế độ ăn, luyện tập phối hợp với một
số người được điều trị thuốc uống hạ đường máu và lipid máu, kiểm soát huyết áp
nên nồng độ trung bình triglycerid, glucose máu ở người cao tuổi mắc hội chứng
chuyển hóa ở xã Cộng Hòa đã giảm đáng kể (- 0,72 và –0,86 mmol/l, p<0,05), nồng
độ HDL-C trung bình tăng 0,09 mmol/l (p<0,05). Các chỉ số này tại xã đối chứng
thay đổi không đáng kể (p>0,05). Các chỉ số cholesterol toàn phần và LDL-c có
xuhướng giảm nhưng sự thay đổi chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nguy cơ mắc
bệnh mạch vành tăng đáng kể theo tuổi ở cả hai giới. Ở bất cứ ngưỡng LDL-c nào
nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người lớn tuổi vẫn cao hơn người trẻ tuổi. Ở người cao
tuổi các yếu tố nguy cơ và tác động có hại đều như khuyếch đại và tích tụ qua thời
gian. Tuổi là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với bệnh tim mạch. Do đó những can
thiệp làm giảm nồng độ lipid máu sẽ giúp bảo vệ tim mạch cho người cao tuổi.
Ở cả hai địa điểm nghiên cứu: BMI, vòng bụng trung bình đều có xu hướng
giảm sau 1 năm can thiệp, tuy nhiên mức độ giảm không nhiều, chưa có ý nghĩa
thống kê (p>0,05). Để thay đổi cân nặng và vòng bụng thường đòi hỏi thời gian dài,

nhất là ở người cao tuổi. Những can thiệp của chúng tôi tại cộng đồng chưa đạt được
mức độ tích cực, thường xuyên như can thiệp tại bệnh viện, ví dụ tập hợp người thừa
cân, béo phì vào một nhóm, giám sát tập luyện, ăn uống hàng ngày do đó mức độ
thay đổi chưa nhiều. Điều này cho thấy cần tăng cường mức độ can thiệp nhiều hơn
nữa đối với cộng đồng người cao tuổi, phối hợp can thiệp cho cả gia đình và những
người chăm sóc người cao tuổi.
Thay đổi hành vi liên quan đến hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi
Theo tổng điều tra mức độ tiêu thụ thực phảm của Viện dinh dưỡng, chúng ta
thấy xu hướng tiêu thụ thực phẩm ở nước ta trong những năm qua đã thay đổi rất
nhiều. Mức độ tiêu thụ thịt cá, trứng sữa, rau xanh… đều tăng. Đây cũng chính là một
trong những nguyên nhân dẫn tới tỉ lệ tăng mạnh của các bệnh mạn tính không lây
nhiễm ở người cao tuổi Việt Nam. Can thiệp để có thói quen ăn uống khỏe mạnh là
nền tảng điều trị và dự phòng hội chứng chuyển hóa. Sau một năm can thiệp, các thói
quen có hại với sức khỏe của người cao tuổi có sự thay đổi rõ rệt. Việc tư vấn thay
đổi hành vi sức khỏe được thực hiện lặp lại nhiều lần, cho nhóm lớn người cao tuổi
và người chăm sóc, cũng như lặp lại hàng tháng khi người cao tuổi tại Cộng Hòa
thăm khám định kỳ tại trạm y tế phường. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc tư vấn làm
thay đổi chất lượng món ăn, nhưng khó thay đổi tổng năng lượng. Nghiên cứu của
Jacobs và cộng sự cho thấy thay đổi chế độ ăn có tác dụng giảm 5-7kg so với nhóm
24
can thiệp luyện tập đơn thuần giảm 2kg. Giảm 3,5kg cho mỗi 10 điểm thay đổi chế
độ ăn. Salas-Salvado và cộng sự ghi nhận tăng cường ăn hoa quả, ngũ cốc, dầu oliu
và các loại hạt có liên quan với giảm các marker viêm, cải thiện chức năng nội mạc.
Boynton và cộng sự cũng thấy kết quả tương tự ở nhóm phụ nữ sau mãn kinh.
Về thói quen ăn mặn: tỷ lệ người có thói quen ăn mặn giảm từ 29,1% xuống
còn 16,3%, p<0,05. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy ăn mặn ở mức trên 100
meq Na/ngày (2,3 g) làm tăng nguy cơ tăng huyết áp. Tác dụng này không phụ thuộc
vào các yếu tố nguy cơ khác của tăng huyết áp. Trong một phân tích tổng hợp (2004)
trên 17 nghiên cứu ở bệnh nhân tăng huyết áp và 11 nghiên cứu ở bệnh nhân có huyết
áp bình thường, cho thấy chế độ ăn giảm Na khoảng 75 meq/ngày trong hơn 4 tuần

làm giảm khoảng 2/1 mmHg (với người có huyết áp bình thường) và 5/3 mmHg (với
người có tăng huyết áp). Ngoài tác dụng trực tiếp lên huyết áp, giảm thể tích ngoài tế
bào do chế độ ăn hạn chế Na sẽ làm tăng đáp ứng với hầu hết các thuốc hạ huyết áp,
trừ nhóm chẹn kênh calci. Hạn chế Na có thể cũng làm giảm mức độ mất kali khi
điều trị bằng thuốc lợi tiểu.
Về hoạt động thể lực, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sau một năm can thiệp
tỷ lệ người hoạt động thể lực mức độ trung bình tại xã Cộng Hòa đã tăng từ 58,2%
lên 71,6 % ( p<0,05), trong khi ở xã đối chứng chỉ tăng nhẹ từ 62,6% lên 68,1%
(p<0,05). Tỉ lệ này khá cao so với kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Oanh và cộng sự
ở 1906 người trưởng thành tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có 56.2% (95% CI =
52.1–60.4) người tuổi từ 25–64 có mức độ hoạt động thể lực trung bình. Người cao
tuổi tại Hải Dương vẫn duy trì tốt các hoạt động thể lực hàng ngày, tham gia làm
vườn, đi lại bằng xe đạp, tham gia các câu lạc bộ dưỡng sinh… Đây là những thói
quen tốt, cần khuyến khích người cao tuổi duy trì và phát huy. Béo trung tâm là thành
phần chính gây hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi. Tỉ lệ mỡ bụng tăng dần theo
tuổi. Luyện tập và tăng cường hoạt động thể lực giúp cơ thể cân đối hơn nhất là phân
bố mỡ hợp lý hơn, có tác dụng độc lập với chế độ ăn trong việc giảm lượng mỡ bụng
và nội tạng. Hơn nữa, các kết quả nghiên cứu của Chương trình phòng tránh bệnh đái
tháo đường đã chứng minh lợi ích vượt trội của việc thay đổi lối sống so với dùng
thuốc (metformin), và lợi ích này thấy rõ nhất ở nhóm từ 60 tuổi trở lên. Các bằng
chứng có lợi của luyện tập đối với các yếu tố nguy cơ tim mạch được thấy rõ trong
nghiên cứu Hoạt động thể lực và người cao tuổi tăng huyết áp: hoạt động thể lực giúp
giảm lượng mỡ toàn phần và mỡ bụng, tăng khối cơ, và giảm các yếu tố nguy cơ
trong hội chứng chuyển hóa.
Về thói quen ăn uống và hút thuốc cũng có sự cải thiện rõ sau 1 năm ở xã can
thiệp. Rau quả là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy
hóa cho cơ thể. Khẩu phần ăn thiếu rau và hoa quả là nguyên nhân gây ung thư (đại-
trực tràng), bệnh tim mạch chuyển hóa… Tỉ lệ ăn đủ rau củ quả theo khuyến cáo chỉ
25
đạt 23,1% ở phường Cộng Hòa và 23,6% ở phường Sao Đỏ. Tỉ lệ này cũng tương

ứng như các điều tra tại các vùng khác trong cả nước, như nghiên cứu của Lại Đức
Trường và cộng sự ở Thái Nguyên, có tỉ lệ 20,7%. Sau 1 năm can thiệp, tỉ lệ ăn đủ
rau quả ở Cộng Hòa đã tăng được 22,9% (từ 23,1% lên 28,4%). Tỉ lệ này ở nhóm đối
chứng là 23,6% trước can thiệp và 24,6% sau 1 năm. Nhiều nghiên cứu đã chứng
minh chế độ ăn DASH (nhiều rau, hoa quả) làm giảm huyết áp 2,8/1,1 mmHg và chế
độ DASH phối hợp (nhiều rau hoa quả + giảm chất béo) làm giảm huyết áp 5,5/3,0
mmHg. Tác dụng hạ huyết áp tối đa sau hai tuần, sau đó duy trì trong 8 tuần. Nghiên
cứu của Hussein N. Yassine và cộng sự tại Ohio tiến hành trên 24 người cao tuổi
(tuổi TB 65.5 ± 5năm), béo phì (BMI 34,3 ± 5,2), có hội chứng chuyển hóa.
Sau 1 năm can thiệp số người hút thuốc lá ở 2 địa điểm nghiên cứu có giảm đi,
xã Cộng Hòa giảm được 5 người chiếm tỷ lệ (-3,7%) , Sao Đỏ giảm được 1 người (-
1,1%) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Việc tư vấn và can thiệp giảm
hút thuốc lá luôn gặp khó khăn, đặc biệt là người cao tuổi, nhóm người khó thay đổi
được các thói quen đã hình thành từ lâu. Nghiên cứu của Iran và cộng sự cũng cho
thấy việc can thiệp giảm hút thuốc lá tại cộng đồng có hiệu quả không cao.
KẾT LUẬN
1. Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi
- Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi rất cao 38,1%
- Tỉ lệ mắc tăng dần theo tuổi, nữ cao hơn nam
- Trong số người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa, thành phần rối loạn hay
gặp nhất là tăng trilycerid máu (91,1%), tăng huyết áp (78,4%) và giảm HDL-
C (70,6%)
- Thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, ít hoạt động thể lực, ăn mặn là các yếu tố nguy
cơ của hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi
2. Đánh giá tình trạng kháng insulin ở người cao tuổi mắc hội chứng
chuyển hóa:
- Tốc độ truyền glucose trung bình trong 30 phút cuối của nghiệm pháp kẹp bình
đường tăng insulin máu có giá trị chẩn đoán kháng insulin khi M ≤
4mg/kg/phút
- Hai chỉ số có giá trị nhất nên áp dụng để chẩn đoán kháng insulin cho người

cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa là nồng độ insulin máu lúc đói (điểm cắt ≥
8,21(µU/ml), với độ nhạy 84% và độ đặc hiệu 72% và chỉ số HOMA-IR (điểm
cắt HOMA ≥ 2,3) với độ nhạy 84% và độ đặc hiệu 70%
- Tỉ lệ kháng insulin ở người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa là 54%. Tỉ lệ
kháng insulin ở người cao tuổi không rối loạn thành phần nào trong hội chứng
chuyển hóa là 5,8%
3. Hiệu quả sau 1 năm can thiệp cộng đồng đối với người cao tuổi mắc hội
chứng chuyển hóa

×