Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Vũ
Thanh Te, người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu Trường Đại học thuỷ lợi; Phòng đào tạo Đại học và sau Đại
học, Khoa công trình, Khoa kỹ thuật biển Trường Đại học thuỷ lợi.
- Lãnh đạo Công ty tư vấn xây dựng thủy lợi tỉnh Quảng Trị. Xí nghiệp khai
thác thủy nông Nam Thạch Hãn.
Đã cho phép và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy, cô giáo Bộ môn Thi công Trường Đại học
thuỷ lợi đã tận tình chỉ bảo, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu, thực hiện đề tài.
Cám ơn các bạn đồng nghiệp, bạn bè, người thân và gia đình đã động viên
giúp đỡ tôi rất nhiều trong nghiên cứu, học tập.
Tác giả
Phan Ngọc Chiến
DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
HNNN
MNN
ĐCTV
Q
q
R
g
γ
P
g
Fg
Z
R
r
o
R
h
H
H
R
0
R
RK
F
ω
Wp
T
Ta
K
R
đ
Hạ mực nước ngầm
Mực nước ngầm
Địa chất thủy văn
Lưu lượng nước
Lưu lượng một giếng
Trọng lượng riêng chất lỏng
Áp suất
Gia tốc trọng trường
Diện tích thu nước của giếng
Cao độ mực nước ngầm
Bán kính
Bán kính giếng
Bán kính ảnh hưởng
Cột nước trong giếng
Độ sâu hạ giếng
Cột nước ngầm tại điểm A
Hệ số thấm của đất nền
Diện tích hố móng
Diện tích lỗ xói tạo giếng
Độ ẩm phân tử
Hệ số dẫn nước
Cột nước vùng ảnh hưởng
Hệ số thấm của đất nền theo
phương thẳng đứng
T
D
J
∆s
h
R
0
a
l
s
S
S
R
0
W
W
ρ
μ
γ
R
1
∆h
M
xo
v
Kn
γ
R
cs
V
x
Độ dày tầng nước có áp
Đường kính ống lọc
Gradien thấm của lớp đất
Độ sâu phải hạ thêm mực nước trong giếng
Độ ngập ống lọc
Khoảng cách giữa các giếng liền nhau
Chiều dài ống lọc
Độ hạ thấp mực nước ngầm
Độ sâu hạ mực nước ngầm
Độ sâu MNN ở tâm hố móng
Thể tích các lỗ rỗng
Khối lượng riêng của chất lỏng
Độ nhớt động lực của nước
Trọng lượng riêng đất nền
Cột nước tiêu hao khi nước chảy qua ống
lọc
Chiều dày của lớp trầm tich
Bán kính biểu kiến
Tốc độ nước thấm lớn nhất vào ống lọc
Hệ số thấm của đất nền theo phương ngang
Trọng lượng riêng vật liệu cát sỏi làm lớp
lọc quanh giếng
Vận tốc dòng chảy trong lỗ khoan trào ra
ngoài.
MỤC LỤC
36TMỞ ĐẦU36T 1
36T1. Tính cấp thiết của đề tài36T 1
36T2. Mục đích nghiên cứu của đề tài36T 2
36T3. Cách tiếp cận, đối tượng, phạm vi nghiên cứu36T 3
36T4. Dự kiến kết quả đạt được36T 3
36T5. Bố cục luận văn36T 3
36TCHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÁI HỐ
MÓNG CÔNG TRÌNH TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI 4
36T1.1. Tình hình xây dựng công trình hố móng và các giải pháp bảo vệ mái
36Thố móng36T 4
36T1.1.1. 36TSơ lược về công tác bảo vệ hố móng trong nước và trên Thế giới 4
36T1.1.2. 36TYêu cầu chung của công tác bảo vệ mái hố móng 8
36T1.1.3. 36TĐặc điểm của công trình hố móng. 9
36T1.1.4. 36TMột số hình ảnh về giải pháp bảo vệ mái hố móng công trình 10
36T1.2. 36TNguyên nhân dẫn đến sự cố và cách khắc phục xử lý sự cố khi thi
công hố móng công trình 22
36T1.2.1. Nguyên 36Tnhân dẫn đến sự cố khi thi công hố móng công trình 22
36T1.2.2. Cách 36Tkhắc phục và xử lý sự cố khi thi công hố móng. 28
36T1.3. Kết luận chương 136T 33
36TCHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ THUYẾT TRONG VIỆC TÍNH
TOÁN HỆ THỐNG GIẾNG HẠ THẤP MỰC NƯỚC NGẦM
36T 35
36T2.1. Đặc điểm và yêu cầu của các hố móng36T 35
36T2.1.1. Đặc điểm hố móng36T 35
36T2.1.2. Yêu cầu tiêu nước hố móng36T 35
36T2.1.3. Sơ lược về tình hình hạ thấp MNN trên thế giới và trong nước36T 36
36T2.2. Các phương pháp tiêu nước hố móng công trình thủy36T 40
36T2.2.1. Phương pháp tiêu nước xung quanh hố móng36T 40
36T2.2.2. 36THạ thấp mực nước ngầm bằng phương pháp điện thấm 44
36T2.2.3. 36TPhương pháp đóng băng nhân tạo 45
36T2.2.4. 36THạ thấp mực nước ngầm bằng hệ thống giếng 46
36T2.3. Giếng khoan36T 50
36T2.3.1. Cấu tạo giếng khoan36T 50
36T2.3.2. 36TCác dạng giếng khoan 51
36T2.3.3. 36TQuy trình thi công giếng 52
36T2.4. Cơ sở vận động của nước dưới đất36T 53
36T2.4.1. Đặc trưng về độ rỗng và hệ số nhã nước36T 53
36T2.4.2. Định luật Đarcy36T 55
36T2.4.3. Phương trình vi phân liên tục của dòng ngầm, điều kiện ban đầu
36Tvà điều kiện biên36T 59
36T2.5. Các phương pháp tính toán thiết kế hạ thấp mực nước ngầm36T 60
36T2.5.1. 36TTính toán hạ mực nước ngầm theo phương pháp truyền thống 60
36T2.5.2. 36TSử dụng phần mềm Modflow tính toán hạ thấp mực nước ngầm 66
36T2.6. Kết luận chương 236T 72
36TCHƯƠNG 3. VẬN DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỂ TÍNH TOÁN36T
36TBẢO VỆ THÀNH VÁCH HỐ MÓNG VÀ HẠ THẤP MỰC NƯỚC
36TNGẦM CHO CỐNG + ĐẬP VIỆT YÊN TỈNH QUẢNG TRỊ36T 73
36T3.1. Áp dụng tính toán thiết kế HMNN cho cống + đập Việt Yên – Q.Trị36T 73
36T3.1.1. 36TGiới thiệu chung về công trình 73
36T3.1.2. 36TSo sánh lựa chọn phương pháp hạ mực nước ngầm 80
36T3.1.3. 36TTính toán bố trí hệ thống giếng HMNN cho cống + Đập Việt Yên 80
36T3.1.4. Đánh giá hiệu quả của việc tính toán phần mềm Modflow trong
36Ttính toán thiết kế HMNN36T 93
36T3.2. Đề xuất hình thức, giải pháp thi công bảo vệ thành vách hố móng và
36Thạ thấp mực nước ngầm cho cống + đập Việt Yên tỉnh Quảng Trị36T 93
36T3.2.1. Các hình thức cải tiến kỹ thuật nhằm tăng hiệu quả hoạt động của
36Thệ thống giếng phục vụ HMNN cho hố móng36T 93
36T3.2.2. Giảm giá thành công tác hạ thấp mực nước ngầm36T 100
36T3.3. Kết luận chương 336T 104
36TCHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ36T 106
36T4.1. Kết luận36T 106
36T4.2. Kiến nghị36T 107
36T4.3. Những vấn đề còn tồn tại của luận văn36T 108
36TTÀI LIỆU THAM KHẢO36T 109
PHỤ LỤC
1. HÌNH ẢNH MÔ PHỎNG PHẦN MỀM MODFLOW CHẠY BÀI
TOÁN HẠ THẤP MNN
2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH THI CÔNG HẠ THẤP MNN CỦA HỐ MÓNG
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Chương 1:
Bảng 1-1: Lựa chọn kết cấu chắn giữ, bảo vệ mái hố móng 6
Bảng 1-2: Các phương pháp hạ thấp MNN và làm khô nhân tạo đất yếu bão hòa
nước và điều kiện sử dụng 19
Bảng 1-3: Phạm vi áp dụng các biện pháp hạ mực nước ngầm 19
Bảng 1-4: So sánh các phương pháp HMNN 20
Chương 2:
Bảng 2-1: Độ rỗng của các loại đất đá khác nhau(Todd và Mays, 2005) 54
Bảng 2-2: Trị số T
R
a
R phụ thuộc vào S và H 66
Chương 3:
Bảng 3-1: Khối lượng các công tác chính xây dựng cống- đập Việt Yên 77
Bảng 3-2: Các chỉ tiêu cơ lý của nền móng 78
DANH MỤC HÌNH VẼ
Chương 1:
Hình 1-1: Công trình pacific thi công đến tầng hầm thứ 5 thì làm sập Viện Khoa học
xã hội tại TP.Hồ Chí Minh (Nguồn internet) 4
Hình 1-2: Trình tự công việc đào và chắn giữ bảo vệ mái hố móng sâu 6
Hình 1-3: Các loại chắn giữ bằng cọc hàng 12
Hình 1-4: Phạm vi áp dụng HMNN ở hiện trường 21
Hình 1-5: Xử lý cọc tre hố móng Trạm bơm Văn Quỷ - Hải lăng – Quảng Trị 21
Hình 1-6: Hiện tượng cát chảy theo nước ngầm từ mái vào hố móng cống Vân
Cốc 22
Hình 1-7: Xử lý HMNN cống Hiệp Thuận bằng Cừ thép kết hợp hệ thống 22
Hình 1-8: Xử lý cọc Lasel hố móng cống Vân Cốc 22
Hình 1-9: Xử lý bơm tiêu nước ngoài hố móng bờ phải đập chính Cửa Đạt 22
Chương 2:
Hình 2-1: Hệ thống tiêu nước xung quanh hố móng 40
Hình 2-2: Hệ thống tiêu nước nằm ngang 42
Hình 2-3: Hệ thống tiêu nước thẳng đứng 42
Hình 2-4: Thiết bị tiêu nước chặn trên 43
Hình 2-5: Hệ thống tiêu nước ven bờ 43
Hình 2-6: Sơ đồ hạ nước ngầm theo phương pháp điện thấm 44
Hình 1: Sơ đồ hoạt động theo phương pháp đóng băng nhân tạo 45
Hình 2-8: Sơ đồ bố trí hệ thống giếng kim xung quanh hố móng 47
Hình 2-9: Sơ họa ống lọc của giếng kim khi làm việc 48
Hình 2-10: Cấu tạo giếng kim với khớp nối 49
Hình 2-11: Cấu tạo ống lọc giếng 49
Hình 2-12: Sơ đồ bố trí cấp làm việc của giếng kim khi hố móng sâu 50
Hình 2-13: Sơ đồ cấu tạo giếng khoan 50
Hình 2-14: Sơ đồ các dạng giếng khoan không hoàn chỉnh 51
Hình 2-15: Dòng chảy không giới hạn vào giếng khoan nước ngầm hoàn chỉnh 52
Hình 2-16: Mối quan hệ giữa bất đồng nhất phân tầng và bất đẳng hướng 58
Hình 2-17: Mặt cắt ngang giếng hoàn chỉnh 61
Hình 2-18: Mực nước ngầm được hạ xuống thấp hơn đáy móng ổn định 63
Hình 2-19: Sơ đồ tính toán giếng không hoàn chỉnh 65
Hình 2-20: Sơ đồ tính toán hệ thống giếng không hoàn chỉnh 65
Hình 2-21: Sơ đồ hóa hệ thống địa chất thủy văn khu vực nghiên cứu 69
Hình 2-22: Sơ đồ giải hệ phương trình vi phân 70
Hình 2-23: Sơ đồ khối giải bài toán bằng phần mềm Modflow 71
Chương 3:
Hình 3-1: Mặt cắt ngang hố móng cống + đập Việt Yên 86
Hình 3-2: Mặt bằng bố trí hệ thống giếng HMNN cống + đập Việt Yên 86
Hình 3-3: MNN hạ thấp xung quanh hố móng sau khi bơm nước - TH1 87
Hình 3-4: Cống + đập Việt Yên trường hợp 1- mặt cắt ngang qua tim hố móng 88
Hình 3-5: Cống + đập Việt Yên trường hợp 1- mặt cắt dọc qua tim hố móng 88
Hình 3-6: Đường quan hệ MNN ở giữa hố móng theo thời gian TH1 89
Hình 3-7: MNN hạ thấp xung quanh hố móng sau khi bơm nước - TH2 89
Hình 3-8: Cống + đập Việt Yên trường hợp 2 - mặt cắt dọc qua tim hố móng 90
Hình 3-9: Cống + đập Việt Yên trường hợp 2- mặt cắt ngang qua tim hố móng 90
Hình 3-10 : Đường quan hệ MNN ở giữa hố móng theo thời gian - TH2 91
Hình 3-11: MNN hạ thấp xung quanh hố móng sau khi bơm nước - TH3 91
Hình 3-12: Cống + đập Việt Yên trường hợp 3 - mặt cắt dọc qua tim hố móng 92
Hình 3-13: Cống + đập Việt Yên trường hợp 3 - mặt cắt ngang qua tim hố móng 92
Hình 3-14 : Đường quan hệ MNN ở giữa hố móng theo thời gian - TH3 93
Phụ lục 1: Hình ảnh mô phỏng phần mềm Modflow chạy bài toán hạ thấp MNN 1
Phụ lục 2:
Hình PL1: Hố móng bản đáy Cống Vân Cốc đang chuẩn bị đặt thép, dựng ván
khuôn để đổ bê tông trong khi nước ngầm vẫn nổi lên trong hố móng 6
Hình PL2: Hệ thống giếng kim ở trạm bơm Hữu Bị 2 hoạt động không có hiệu quả
nước ngầm vẫn chảy ra mái gây ra cát chảy làm sạt lở mái, phải đóng cọc tre xử lý
thêm 6
Hình PL3: Bố trí và lắp đặt giếng cống Hiệp Thuận 7
Hình PL4: Đào hố móng cống Hiệp Thuận trong điều kiện khô ráo 7
Hình PL5: Đổ bê tông sân thượng lưu 8
Hình PL6: Hạ mực nước ngầm thi công bể tiêu năng 8
1
MỞ ĐẦU
1. UTính cấp thiết của đề tài:
ừ bao đời nay nhân dân ta đã bền bỉ làm công tác thủy lợi cải tạo thiên
nhiên, chiến thắng hạn hán lũ lụt, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân
dân, của nhà nước, bảo vệ sản xuất, duy trì và thúc đẩy kinh tế xã hội.
Từ năm 1955 đến nay sự nghiệp Thủy lợi nước ta phát triển ngày càng mạnh mẽ,
nhất là từ sau ngày giải phóng Miền nam năm 1975.
Trong những năm vừa qua, việc xây dựng các công trình thủy lợi trên địa bàn
cả nước nói chung, các tỉnh duyên hải vùng trung Trung bộ nói riêng đã góp phần
rất quan trọng trong việc giảm nhẹ thiên tai, xây dựng cơ sở hạ tầng tạo đà cho các
ngành kinh tế phát triển một cách bền vững, góp phần cải tạo môi trường cân bằng
sinh thái.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, bên cạnh những thành tựu đã đạt
được vẫn có một số tồn tại trong khảo sát, thiết kế (thủy văn, địa chất công trình,
thủy công ) và thi công dẫn đến sự cố hư hỏng một phần hoặc toàn bộ hạng mục
công trình đặc biệt là khi thi công các công trình chịu ảnh hưởng của thủy triều trên
địa bàn một số tỉnh ven biển duyên hải Miền trung. Với điều kiện địa chất phức tạp,
điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, sự am hiểu về công nghệ thi công móng vùng triều
còn gặp nhiều hạn chế dẫn đến tiến độ thi công chậm, chất lượng thi công kém, và
giá thành công trình cao.
Một số công trình chịu ảnh hưởng của điều kiện địa chất phức tạp như công trình
cống ngăn triều Việt Yên (Quảng trị), Mỹ Trung (Quảng Bình),
Đề tài “Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ thích hợp để bảo vệ hố
móng trong quá trình thi công các công trình ven biển vùng trung Trung bộ”
được tác giả thực hiện nhằm tổng kết về lý luận và thực tiễn những tồn tại và thiếu
sót trước đây có liên quan đến an toàn, ổn định mái hố móng khi thi công gặp
trường hợp mạch đùn cát chảy. Bên cạnh đó tác giả cũng phân tích nguyên nhân gây
ra các sự cố sạt mái hố móng các cống vùng triều ; từ đó đưa ra một số giải pháp
T
2
khoa học công nghệ thích hợp để xử lý các sự cố sạt mái hố móng do gặp điều kiện
địa chất phức tạp.
2.U Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu về tổng quan các biện pháp bảo vệ hố móng công trình, các yếu
tố là nguyên nhân gây ra sự cố làm mất ổn định mái hố móng công trình vùng triều,
đặc biệt đối với hố móng có tầng địa chất phức tạp như “ Mạch đùn cát chảy”
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp công nghệ thi công thích hợp bảo vệ
cho các hố móng công trình ven biển trung Trung bộ.
3. UCách tiếp cân, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
Ua). Cách tiếp cân, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Cách tiếp cận: Thông qua việc nghiên cứu các giải pháp thi công công trình
cống vùng triều, các tài liệu của một số cơ quan nghiên cứu, khảo sát, thiết kế, thi
công và quản lý xây dựng công trình cống vùng triều thuộc khu vực trung Trung bộ.
- Đối tượng nghiên cứu: Hố móng các công trình ven biển vùng trung Trung
bộ.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số công trình cống vùng triều có địa
chất phức tạp thuộc khu vực trung Trung bộ.
Ub). Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích: Tiến hành quan sát thực tế, tổng kết phân tích những
ưu nhược điểm của những công trình đã thiết kế và thi công trước đây để rút ra
những vấn đề liên quan đến công tác tiêu nước hố móng. Từ đó chọn giải pháp
thích hợp để vận dụng cho các công trình trong khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, các phương
pháp hạ thấp mực nước ngầm. Phương pháp xử lý móng công trình trong điều kiện
địa chất phức tạp như: “Mạch đùn cát chảy” và đề xuất các giải pháp công nghệ
khắc phục.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu về
công trình vùng triều thuộc khu vực trung Trung bộ.
3
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các nhà khoa học có trình
độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm thực tế trong quá trình nghiên cứu.
4. Dự kiến kết quả đạt được:
- Lựa chọn phương pháp nghiên cứu khoa học thích hợp cho công trình cống
vùng triều thuộc khu vực trung Trung bộ.
- Vận dụng tính toán kiểm tra cho công trình : cống + đập ngăn mặn Việt Yên ở
tỉnh Quảng Trị.
- Kiến nghị một số vấn đề cơ bản về công tác khảo sát, thiết kế, thi công và
quản lý xây dựng các công trình chịu ảnh hưởng triều thuộc khu vực nghiên cứu.
5. Bố cục và nội dung của luận văn:
* Bố cục của luận văn:
Luận văn gồm phần mở đầu, 4 chương, tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương I. Tổng quan về các giải pháp bảo vệ mái hố móng các công trình
vùng triều trong nước và trên thế giới.
Chương II. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết trong việc tính toán hệ thống giếng hạ
thấp mực nước ngầm.
Chương III. Vận dụng kết quả nghiên cứu để tính toán bảo vệ thành vách hố
móng và hạ thấp mực nước ngầm cho công trình: cống + đập ngăn mặn Việt
Yên tỉnh Quảng Trị.
Chương IV. Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo;
Phụ lục.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÁI HỐ MÓNG CÁC CÔNG
TRÌNH VÙNG TRIỀU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Tình hình xây dựng công trình hố móng trong nước và trên thế giới, các
giải pháp bảo vệ mái hố móng
1.1.1 Sơ lược về công tác bảo vệ hố móng trong nước và trên Thế giới.
Móng của hầu hết các công trình thường nằm dưới mặt đất từ vài mét đến
hàng chục mét. Việc đào đất đá đến cao trình đặt móng là công việc đầu tiên khi thi
công xây dựng của bất cứ công trình nào. Khi đào móng chuyển đi một khối lượng
đất đá, con người đã phá vỡ cân bằng tự nhiên của môi trường đất đá – nước dưới
đất nên đã xảy ra một loạt các hiện tượng gây trở ngại đến công tác đào móng: đất
đá ở thành hố trượt lở, di chuyển vào hố móng, đất ở đáy hố bị đẩy trồi, nước dưới
đất, cát chảy vào hố móng, vùng đất xung quanh hố móng chuyển vị làm cho các
công trình lân cận bị lún sụt, nứt nẻ, Nếu không chủ động đề ra các biện pháp xử
lý các hiện tượng trên trước khi đào hố móng thì việc thi công công trình sẽ khó
khăn, kéo dài thời gian thi công, kinh phí gia tăng và nhiều khi làm giảm các chỉ
tiêu xây dựng của đất nền, phá hoại các công trình ở lân cận. Như tòa nhà Viện
Khoa học xã hội vùng nam bộ ở 49 Nguyễn Thi Minh Khai (Quận 1 thành phố Hồ
Chí Minh) đã bị lún sụt ngày 9 - 10 - 2007 khi đang thi công tầng hầm của cao ốc
khách sạn Pacific. [16]
Hình 1-1: Công trình
pacific thi công đến tầng hầm
thứ 5 thì làm sập Viện Khoa
học xã hội tại TP.Hồ Chí Minh
(Nguồn internet)
Công trình hố móng cũng
được tiến hành cho các công
trình ngầm như tầng hầm kỹ thuật hoặc dịch vụ dưới các nhà cao tầng (Gara ôtô,
5
kho hàng, ) các đường ống cấp nước thoát nước, khí đốt, điện, cáp thông tin, nút
vượt ngầm cho người đi bộ, ga và đường tàu điện ngầm; dây chuyền của nhà máy;
công trình phục vụ quốc phòng
Khi đào hố móng phải có các biện pháp kỹ thuật để đối phó với các hiện
tượng xảy ra: Sạt lở thành hố, nước ngầm chảy vào hố móng, đất nền đáy hố bị
phình nở, ngấm nước hoặc chịu lực đẩy của áp lực nước, biến dạng của các công
trình lân cận.
Tháp đôi trung tâm thương mại Thế giới ở New York – Mỹ (đã bị sụp đổ
ngày 11/9/2001 do máy bay của bon khủng bố đâm vào) bằng thép gồm 110 tầng
với độ cao 405m được đặt trên đá phiến Manhatan tại độ sâu 21m. Khối lượng đào
đắp, đất đá đào hố móng trong phạm vi 6,4 ha là 11,6 triệu m
P
3
P. Phải chống đỡ liên
tục cho hai đường xe điện ngầm đang hoạt động và dùng tường vữa xi măng lỏng và
các neo vào đá để bảo vệ các nhà xung quanh khỏi bị biến dạng khi đào hố
móng.[16]
Tháp Latino America 43 tầng cao nhất Mexico City có tầng hầm đào sâu
12,6m. Kết cấu phần dưới đất đặt trên các cọc nhồi bịt đáy đổ tại chỗ ở độ sâu 33m
trên một lớp cát mỏng nhưng rất chặt. Để ngăn chặn hiện tượng đẩy trồi quá mức do
đào hố móng, áp suất thủy tĩnh tầng đất sét phía dưới được giảm bằng cách hút
nước từ giếng để thoát nước cho các tầng cát mỏng ở trong lớp sét. Còn để ngăn
ngừa nước lún xung quanh, nước được dẫn vào máng chứa cuội và giếng nhận nước
ở ngay ngoài tường cừ vây quanh khu vực xây dựng.
Một gara ngầm ở Genive (Thụy sĩ) đường kính 57m, sâu 28m gồm 7 tầng có
sức chứa 530 ôtô con được xây dựng bằng phương pháp giếng chìm.
Trụ sở Vietcom bank ở Hà Nội cao 22 tầng có 2 tầng hầm với hố móng sâu
11m, đã dùng tường trong đất sâu 18m, dày 0,8m kết hợp 101 neo đất để giữ cho hố
móng được ổn định. [16]
- Công tác bảo vệ mái hố móng công trình phụ thuộc chủ yếu vào nội dung, trình
tự, phương pháp thi công hố móng và địa chất nền. Ứng với mỗi phương pháp,
6
cách thức đào và địa chất của nền mà người ta có biện pháp bảo vệ mái hố móng
thích hợp cho từng phương pháp.
- Từ quá trình thiết kế, thi công, giám sát công trình hố móng và tổng hợp một số tài liệu
có liên quan, ta có thể đưa ra nội dung và trình tự công việc đào và chắn giữ bảo
vệ mái hố móng sơ bộ theo sơ đồ (hình 1-2), hoặc (bảng 1-1):
Hình 1-2: Trình tự công việc đào và chắn giữ bảo vệ mái hố móng sâu [7]
Bảng 1-1: Lựa chọn kết cấu chắn giữ, bảo vệ mái hố móng [7]
Độ
sâu
hố
Lựa chọn phương pháp chắn giữ bảo vệ
Bùn và đất yếu Đất sét thông thường
≤ 6m
(a) Cọc nhào trộn xi măng đất
(b) Cọc bê tông φ
600 + tay
chống hoặc thanh neo +
tường ngăn nước.
(c) Cọc đóng (cọc thép, BTCT dự
ứng lực + tường máng ngăn
nước + tay chống hoặc thanh
neo + dầm ở ngang lưng
tường).
(a) Cấp I hoặc cấp II trở lên đào đất
có mái dốc.
(b) Làm mái dốc + giếng thu nước
(c) mái dốc cục bộ + tường đinh đất
(hoặc neo chống giữ).
(d) Tường gạch chắn giữ, làm mái dốc
cục bộ, cộc nhồi (φ600 )
(e) Là mái dốc cục bộ + cọc nhồi
(φ600 ).
Phương thức
và
nội dung
Đào
không có
chắn giữ
Đào có
chắn giữ
- Hạ mực nước ngầm
- Đào đất
- Gia cố nền và chắn giữ mái dốc
- Kết cấu quây giữ
- Hệ thống chắn giữ
- Đào đất
- Hạ mực nước ngầm
- Gia cố nền, quan trắc
- Bảo vệ xung quanh
7
6m ≤ H ≤10m
(a) Cọc bê tông (φ800 ÷ 1000) +
tường mỏng ngăn nước + tay
chống hoặc thanh neo.
(b) Tường liên tục (b=600 ÷ 800)
+ tay chống hoặc thanh neo
(c) Cọc đóng + tay chống hoặc
thanh neo + tường mỏng ngăn
nước.
(d) Tường ngầm liên tục xi măng
đất + tay chống hoặc thanh
neo.
(a) Làm dốc cục bộ + cọc bê tông
(φ600 ) + tay chống hoặc thanh
neo + tường mỏng ngăn nước.
(b) Làm dốc cục bộ + cọc đóng + tay
chống hoặc thanh neo + tường
mỏng ngăn nước.
(c) Làm dốc cục bộ + tường ngầm liên
tục xi măng đất + tường đinh đất
(hoặc phun neo chắn giữ) + hạ
mực nước ngầm.
(d) Làm dốc cục bộ + giữ hình vòm +
hạ mực nước hoặc tường mỏng
ngăn nước.
H > 10m
(a) Tường liên tục (b= 800÷1000
) + tay chống hoặc thanh neo.
(b) Cọc đường kính lớn (φ800 ÷
1000) + tường mỏng ngăn
nước + tay chống hoặc thanh
neo.
(c) Tường liên tục hoặc cọc
đường kính lớn + gia cố đất +
tay chống hoặc thanh neo +
tường mỏng ngăn nước.
(a) Làm dốc cục bộ + cọc bê tông +
thanh chống hoặc thanh neo +
tường mỏng ngăn nước.
(b) Làm dốc cục bộ + tường liên tục +
tay chống hoặc thanh neo.
(c) Làm dốc cục bộ + tường đinh đất
hoặc phun néo để chắn giữ + hạ
mực nước.
(d) Làm dốc cục bộ + cọc đóng + tay
chống hoặc thanh neo + tường
mỏng ngăn nước.
Vùng ven biển nước ta có địa hình thấp trũng, thường xuyên chịu tác động
của thuỷ triều có biên độ lớn, bão với nước biển dâng cao, sóng to, gió lớn gây ảnh
hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.
Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Các công trình
tiêu thoát lũ ở ven cửa sông, biển hầu như làm việc quá tải và không đáp ứng kịp
thời, dẫn đến việc tiêu thoát nước không kịp về mùa lũ. Đặc biệt là trong quá trình
xây dựng công trình, việc xử lý hố móng công trình trong khu vực này là hết sức
phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình địa chất phức tạp , các công trình
gần sông, biển chịu ảnh hưởng lớn về chế độ thủy triều lên xuống. Đặc biệt khu vực
8
trung Trung bộ có điều kiện địa hình hiểm trở kèm theo tình hình địa chất, địa chất
thủy văn trong khu vực xây dựng không được thuận lợi, nên quá trình thi công ban
đầu đặc biệt là khâu xử lý hố móng trong môi trường cát chảy là hết sức phức tạp và
gây nhiều tốn kém.
1.1. 2. Yêu cầu chung của công tác bảo vệ mái hố móng.
Khi thi công hố móng công trình, đặc biệt là hố móng sâu ở những nơi có địa
chất yếu chịu ảnh hưởng của nước ngầm, các công trình lân cận và địa hình thi công
chật hẹp thì tối thiểu phải đảm bảo ba yêu cầu sau:
+ Phải có phương án chống giữ, gia cố chính xác, an toàn kinh tế và kỹ thuật.
+ Phương án thiết kế chống giữ tiên tiến, phải áp dụng được các tiến bộ khoa
học.
+ Phải có một đội ngũ thi công được huấn luyện tốt. Thiết bị máy móc hiện đại.
Ba yêu cầu trên chính là những nội dung chủ yếu trong việc phòng ngừa và xử
lý sự cố công trình hố móng.
- Phương án chống giữ chính xác tức là việc lựa chọn kết cấu chống giữ hố móng
phải dựa trên cơ sở thích hợp với địa phương, tổng hợp các nhân tố kỹ thuật, kinh
tế, an toàn và môi trường, để có thể đạt được biện pháp thích đáng, an toàn, hợp
lý không có hại đến môi trường.
- Thiết kế tiên tiến tức là vận dụng được các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong thiết
kế chống giữ hố móng để giải quyết thoả đáng việc chống giữ an toàn và kinh tế.
- Đội ngũ thi công tốt: là đội ngũ có thể lĩnh hội đúng bản vẽ thiết kế và các tiêu
chuẩn, quy phạm kỹ thuật đồng thời còn có đủ phương tiện và năng lực thực hiện
tin học hoá trong công tác thi công.
Ngoài ra phải đảm một số yêu cầu chung sau:[7]
- Phải có đầy đủ tài liệu thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công hố móng công trình,
để từ đó lập ra biện pháp thi công chi tiết cho hố móng và các phương án xử lý
nếu không may xảy ra sự cố khi thi công công trình hố móng.
9
- Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, phương tiện và công nghệ thi công mà nhà thiết kế yêu
cầu, đồng thời đề xuất các vấn đề phát sinh, không hợp lý để đưa ra được biện
pháp bảo vệ mái hố móng an toàn đảm bảo kỹ thuật và kinh tế nhất.
- Khi có điều kiện, cần chọn mặt bằng của thành hố móng sao cho có lợi nhất về
mặt chịu lực như hình tròn, hình đa giác đều và hình chữ nhật.
- Cấu kiện của kết cấu chắn giữ mái, thành hố móng không làm ảnh hưởng đến
việc thi công bình thường các kết cấu chính của công trình.
- Trong điều kiện bình thường thì cấu kiện của kết cấu chắn giữ hố móng như
tường vây, màn chống thấm, và neo không được vượt ra ngoài phạm vi vùng đất
cấp cho công trình, nếu không phải có sự đồng ý của các bộ phận chủ quản.
- Phải thường xuyên kiểm tra khả năng làm việc của thiết bị chắn giữ mái hố móng
tránh để xảy ra sự cố có thể kiểm soát được. Phải tuyệt đối an toàn trong quá trình
thi công công trình cả về người và thiết bị máy móc.
1.1.3. Đặc điểm của công trình hố móng.
1. Công trình hố móng là loại công trình tạm thời, sự dự trữ về an toàn có thể là
tương đối nhỏ nhưng lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Điều kiện thi
công, địa hình thi công, địa chất công trình, nước ngầm.v.v
2. Công trình hố móng là một khoa học đan xen giữa các khoa học về đất đá, về
kết cấu và kỹ thuật thi công; là một loại công trình mà hệ thống chịu ảnh hưởng
đan xen của nhiều nhân tố phức tạp; và là nghành khoa học kỹ thuật tổng hợp
đang còn chờ phát triển về mặt lý luận.
3. Hố móng là loại công trình giá thành cao, khối lượng công việc lớn, kỹ thuật thi
công phức tạp, phạm vi ảnh hưởng rộng, nhiều nhân tố biến đổi, sự cố hay xảy
ra. Đồng thời cũng là trọng điểm để hạ thấp giá thành và bảo đảm chất lượng
công trình. Theo đà phát triển của xã hội, các công trình cao tầng, siêu cao tầng
được xây dựng ngày càng nhiều. Đặc điểm lại thường được xây dựng tại những
khu đất hẹp, đông đúc dân cư, giao thông dày đặc, điều kiện thi công công trình
hố móng đều rất kém. Lân cận công trình thường có các công trình vĩnh cửu,
các công trình di tích lịch sử, nghệ thuật bắt buộc phải được an toàn, không thể
10
đào có mái dốc. Yêu cầu về ổn định và chuyển dịch là rất nghiêm ngặt. Tính
chất của đất đá thường biến đổi trong khoảng khá rộng, điều kiện ẩn dấu địa
chất và tính phức tạp, tính không đồng đều của địa chất thuỷ văn thường làm
cho số liệu khảo sát có tính phân tán lớn, khó đại diện cho tình hình tổng thể
của các tầng đất, hơn nữa tính chính xác cũng thấp, dẫn đến tăng thêm khó khăn
cho công việc thiết kế và thi công công trình hố móng. Đào hố móng trong điều
kiện địa chất yếu, mực nước ngầm cao và các điều kiện hiện trường phức tạp
khác rất dễ sinh ra trượt lở khối đất, mất ổn định hố móng, thân cọc bị chuyển
dịch vị trí, đáy hố móng trồi lên, kết cấu chắn giữ bị rò nước nghiêm trọng hoặc
bị chảy đất làm hư hại hố móng, nguy hiểm đến các công trình xây dựng, công
trình ngầm và đường ống ở xung quanh khu vực thi công hố móng.
4. Công trình hố móng gồm nhiều khâu có quan hệ chặt chẽ với nhau như chắn
đất, chống giữ, ngăn nước, hạ mực nước, đào đất trong đó, một khâu nào đó
thất bại sẽ dẫn đến cả công trình sẽ đổ vỡ. Việc thi công hố móng ở các hiện
trường lân cận như đóng cọc, hạ mực nước ngầm, đào đất đều có thể gây ra
những ảnh hưởng hoặc có tương quan chặt chẽ với nhau, tăng thêm các nhân tố
bất lợi để có thể gây ra sự cố.
5. Công trình hố móng có thời gian thi công dài, từ khi đào đất đến khi hoàn thành
toàn bộ các công trình kín khuất ngầm dưới mặt đất phải trải qua nhiều lần mưa
to, nhiều lần chất tải, chấn động, thi công có sai phạm tính ngẫu nhiên của
mức độ an toàn tương đối lớn, sự cố xảy ra thường là đột biến.
1.1.4. Một số giải pháp bảo vệ mái hố móng công trình
1. Chắn giữ hố móng bằng cọc hàng.
2. Chắn giữ bằng cọc trộn dưới sâu.
3. Chắn giữ bằng tường liên tục trong đất.
4. Chắn giữ bằng thanh chống, thanh neo, đinh đất.
5. Hạ mực nước ngầm kết hợp đào đất.
6. Một số phương pháp mới khác.
11
1.1.4.1 Chắn giữ hố móng bằng cọc hàng.
1. Giới thiệu chung.
Khi thi công cụ thể là đào hố móng, ở những chỗ không tạo được mái dốc
hoặc do hiện trường hạn chế không thể chắn giữ mái hố móng bằng một số phương
pháp khác như: cọc trộn, thanh neo, thanh chống và độ sâu hố móng khoảng (6 ÷
10) m thì có thể chắn giữ bằng cọc hàng. Chắn giữ bằng cọc hàng có thể dùng cọc
nhồi khoan lỗ, cọc bản bê tông cốt thép đúc sẵn đặc biệt là cọc bản thép…
Căn cứ vào kết cấu chắn giữ mái hố móng bằng cọc hàng có thể chia làm ba
loại sau:
a. Chắn giữ bằng cọc hàng theo kiểu dãy cột:
Khi đất quanh hố móng tương đối tốt, mực nước ngầm tương đối thấp, có thể
lợi dụng hiệu ứng vòm giữa hai cọc gần nhau (Ví dụ khi dùng cọc nhồi khoan lỗ
hoặc cọc đào lỗ đặt thưa), để chắn mái đất. Hình 1-3a.
b. Chắn giữ bằng cọc hàng liên tục. Hình 1-3b
Trong đất yếu thì thường không thể hình thành được vòm đất, cọc chắn giữ
phải xếp thành hàng liên tục. Cọc khoan lỗ dày liên tục có thể chồng tiếp vào nhau,
hoặc khi cường độ bê tông thân cọc còn chưa hình thành thì làm một cọc rễ cây
bằng bê tông không có cốt thép ở giữa hai cây cọc để nối liền cọc hàng khoan lỗ
lại, như Hình 1-3c. Cũng có thể dùng cọc bản thép, cọc bản bê tông cốt thép, như
Hình 1-3d,e.
c. Chắn giữ bằng cọc hàng tổ hợp
Trong vùng đất yếu có mực nước ngầm tương đối cao có thể dùng cọc hàng
khoan nhồi tổ hợp với tường chống thấm bằng cọc xi măng đất, như Hình 1-3f.
12
Bớc
Hình
U
a)
b)
c)
d)
e)
Biên đào hố
cọc dễ cây hoặc bơm vữa
cọc trộn
Biên đào hố
f )
b
2b
Hỡnh 1-3: Cỏc loi chn gi bng cc hng
Cn c vo sõu h o v tỡnh hỡnh chu lc ca kt cu, chn gi bng
cc hng cú th chia lm ba loi sau õy:
1. Kt cu chn gi khụng cú chng (Conson): Khi sõu o h múng khụng ln
v cú th li dng c tỏc dng conson chn gi c phớa sau tng.
2. Kt cu chn gi cú chng n: Khi sõu o h múng ln hn, khụng th
dựng c kiu khụng cú chng thỡ cú th dựng mt hng chng n trờn nh
ca kt cu chn gi (hoc l dựng neo kộo).
3. Kt cu chn gi nhiu tng chng: Khi sõu o h múng l khỏ sõu cú th
t nhiu tng chng, nhm gim bt ni lc ca tng chn.
2. Phm vi ỏp dng.
- Cn c vo thc tin thi cụng vựng t yu, vi sõu h o h < 6 m, khi
iu kin hin trng cho phộp thỡ ỏp dng kiu tng chn lm bng cc trn
di sõu kiu trng lc l lớ tng hn c.
- Khi hin trng b hn ch, cng cú th dựng cc Conson khoan l hng dy
600 mm, gia hai cc c chốn kớn bng cc r cõy, cng cú th lm thnh
mng ngn nc bng cỏch bm va hoc cc trn xi mng phớa sau cc
nhi.
- Vi loi h múng cú o sõu (4 ữ 6) m, cn c vo iu kin hin trng v
hon cnh xung quanh cú th dựng loi tng chn bng cc trn di sõu kiu
trng lc hoc úng cc BTCT ỳc sn hoc cc bn thộp, sau ú ngn thm
13
nước bằng bơm vữa và tăng thêm cọc trộn, đặt một đường dầm quây và thanh
chống, cũng có thể dùng cọc khoan lỗ φ600 mm, phía sau dùng cọc nói trên để
ngăn thấm, ở đỉnh cọc đặt một đường dầm quây và thanh chống.
- Với loại hố móng có chiều sâu hố đào (6 ÷ 10) m, thường dùng cọc khoan lỗ
(φ800 ÷ φ1000) mm, phía sau có cọc trộn dưới sâu hoặc bơm vữa chống thấm,
đặt (2 ÷ 3) tầng thanh chống, số tầng thanh chống tuỳ theo điều kiện địa chất,
hoàn cảnh xung quanh và yêu cầu biến dạng của kết cấu quay giữ mà xác định.
- Với loại hố móng cọc độ sâu > 10 m, trước đây hay dùng tường ngầm liên tục
trong đất, có nhiều tầng thanh chống, tuy là chắc chắn tin cậy nhưng giá thành
cao, gần đây đã dùng cọc khoan lỗ (φ800 ÷ φ1000) mm để thay thế cho cọc
ngầm và cũng dùng cọc trộn dưới sâu để ngăn nước, có nhiều tầng thanh chống
và đảo trung tâm, kết cấu chắn giữ loại này đã ứng dụng thành công ở hố móng
có độ sâu đào đến 13m.
Tóm lại tuỳ loại hố móng, địa hình thi công mà chọn biện pháp cho phù hợp.
1.1.4.2. Phương pháp chắn giữ hố móng bằng cọc trộn dưới sâu.
1. Giới thiệu Chung.
Cọc trộn dưới sâu là một phương pháp mới dùng để gia cố nền đất yếu, nó sử
dụng xi măng, vôi, v.v… để làm chất đông rắn, nhờ vào máy trộn dưới sâu để trộn
cưỡng bức đất yếu với chất đông rắn (dung dịch hoặc dạng bột), lợi dụng một loạt
các phản ứng hoá học - vật lí xảy ra giữa chất đông rắn với đất, làm cho đất mềm
đông rắn lại thành một thể cọc có tính chỉnh thể, tính ổn định và có cường độ nhất
định.
2. Phạm vi áp dụng.
Hiện nay phương pháp chắn giữ hố móng bằng cọc trộn dưới sâu đang được áp
dụng ở nhiều nơi trên thế giới, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Phương pháp trộn dưới sâu thích hợp với các loại đất được hình thành từ các
nguyên nhân khác nhau như đất sét dẻo bão hoà, bao gồm bùn nhão, đất bùn, đất sét
và đất sét bột.v.v…Độ sâu gia cố từ mấy mét đến (50 ÷ 60) m. Áp dụng tốt nhất cho
độ sâu gia cố từ (15 ÷ 20) m và loại đất yếu khoáng vật đất sét có chứa đá cao lanh,
14
đá cao lanh nhiều nước và đá măng tô thì hiệu quả tương đối cao; gia cố loại đất
tính sét có chứa đá silic và hàm lượng chất hữu cơ cao, độ trung hoà (pH) tương đối
thấp thì hiệu quả tương đối thấp.
Ở Việt Nam qua một số công trình đặc biệt là công trình Trà Nóc (tỉnh Cần
Thơ) cũng chứng tỏ ưu việt của phương pháp này là kinh tế, thi công nhanh, không
có đất thải, lượng xi măng khống chế điều chỉnh chính xác, không có độ lún thứ cấp
(nếu làm nền), không gây dao động ảnh hưởng đến công trình lân cận, thích hợp với
đất có độ ẩm cao (> 75%).
Ngoài chức năng làm ổn định thành hố, trụ đất xi măng còn được dùng trong
các trường hợp sau:
+ Giảm độ lún công trình;
+ Tăng khả năng chống trượt mái dốc;
+ Tăng cường độ chịu tải của đất nền;
+ Giảm ảnh hưởng chấn động đến công trình lân cận;
+ Tránh hiện tượng biến loãng (hoá lỏng) của đất rời;
+ Cô lập vùng đất bị ô nhiễm;
1.1.4.3 Chắn giữ hố móng bằng tường liên tục trong đất.
1. Giới thiệu chung.
Công nghệ thi công tường liên tục trong đất tức là dùng các máy đào đặc biệt
để đào móng thành những đoạn hào với độ dài nhất định, khi đào móng có dung
dịch giữ thành móng như sét Bentonite. Sau đó đem lồng cốt thép đã chế tạo sẵn
trên đất đặt vào móng. Dùng ống dẫn đổ bê tông cho từng đoạn tường, nối các đoạn
tường với nhau bằng các đầu nối đặc biệt (như ống đầu nối hoặc hộp đầu nối), hình
thành một bức tường liên tục trong đất bằng bê tông cốt thép.
Tường liên tục trong đất quây lại thành đường khép kín, khi tiến hành đào hố
móng cho thêm hệ thống thanh chống hoặc thanh neo vào để tăng khả năng chắn
đất, ngăn nước, rất tiện cho việc thi công hố móng sâu. Nếu tường liên tục trong đất
đồng thời sau này lại làm kết cấu chịu lực của công trình xây dựng thì tính hiệu quả
kinh tế sẽ rất cao.
15
2. Phạm vi áp dụng.
Trong 10 năm trở lại đây việc áp dụng tường liên tục trong đất vào các công
trình xây dựng, thuỷ lợi khá phát triển cả về mặt lý luận, nghiên cứu, ứng dụng và
thiết bị chế tạo thi công. Tường liên tục trong đất thường được áp dụng trong các
trường hợp sau:
- Thích hợp với loại địa chất đất nền như: cát cuội sỏi, tầng nham thạch phong hoá,
khi ấy cọc bản thép rất khó thi công, nhưng lại có thể dùng kết cấu tường liên tục
trong đất thi công bằng các loại máy đào thích hợp.
- Do đặc tính của kết cấu tường liên tục trong đất là thân tường có độ cứng lớn,
tính tổng thể tốt, do đó biến dạng của kết cấu và của móng đều rất ít. Nên vừa có
thể dùng trong kết cấu quây giữ siêu sâu, lại có thể dùng trong kết cấu lập thể
(không gian).
- Ngoài ra công nghệ tường liên tục trong đất có thể giảm bớt ảnh hưởng môi
trường trong khi thi công công trình. Khi thi công chấn động ít, tiếng ồn thấp, ít
ảnh hưởng đến các công trình và đường ống lân cận, dễ khống chế về biến dạng
lún.
- Ngoài ra cũng phải lưu ý nếu mức độ công trình hố móng không quá quan trọng,
thì nên sử dụng các phương pháp khác để ổn định mái hố móng chứ không nên sử
dụng phương pháp tường liên tục trong đất. Mặt khác nếu sử dụng tường liên tục
trong đất làm công cụ ổn định mái hố móng đồng thời sau này nó là một phần
chịu lực của kết cấu công trình thì tính kinh tế sẽ rất cao.
Tóm lại, thường thì ta có thể dùng phương pháp tường liên tục trong đất khi
làm hố móng sâu trên 10m trong tầng đất yếu, có yêu cầu cao về chống lún và
chuyển dịch của công trình xây dựng và đường ống ở xung quanh, hoặc khi tường là
một phần kết cấu chính của công trình hoặc khi áp dụng phương pháp thi công
ngược.
1.1.4.4. Chắn giữ hố móng bằng thanh chống.
a. Giới thiệu chung.
16
Thanh chống hay hệ thanh chống đã được sử dụng vào công việc bảo vệ hố
móng từ lâu. Hệ thống chắn giữ hố móng sâu do hai bộ phận tạo thành, một là
tường quây giữ, hai là thanh chống bên trong hoặc là thanh neo vào đất bên ngoài.
Chúng cùng với tường chắn đất làm tăng thêm ổn định tổng thể của kết cấu chắn
giữ, không những liên quan đến an toàn của hố móng và công việc đào đất, mà còn
ảnh hưởng rất lớn đến giá thành và tiến độ thi công của công trình hố móng.
b. Phạm vi áp dụng.
Hiện nay, hệ thống các thanh chống giữ hố móng sử dụng trong các công trình
xây dựng thông thường và các công trình đô thị. Theo vật liệu tạo nên thanh chống
giữ có thể chia thanh chống ra làm ba loại: Vật liệu là ống thép, thép hình và bê
tông cốt thép. Căn cứ vào tình hình cụ thể của công trình, có khi trong cùng một hố
móng có thể sử dụng cả ba loại thanh chống trên.
Chống bằng kết cấu thép có các ưu điểm là trọng lượng nhỏ, lắp dựng và tháo
dỡ rất thuận tiện, hơn thế có thể tái sử dụng nhiều lần. Căn cứ vào tiến độ đào đất,
chống bằng thanh chống thép có thể vừa đào vừa chống, lại có thể làm cho chống
tăng thật chặt, rất có lợi cho việc hạn chế biến dạng của thân tường. Do đó trong các
trường hợp bình thường nên ưu tiên sử dụng thanh chống bằng thép. Mặt khác do
độ cứng tổng thể của kết cấu thép tương đối kém, mắt nối ghép khá nhiều, khi cấu
tạo mắt nối không hợp lý, hoặc thi công không thoả đáng, không phù hợp với yêu
cầu thiết kế thì rất dễ gây ra chuyển dịch ngang của hố móng do thanh chống và mắt
nối bị biến dạng. Có khi cả mắt nối bị phá hỏng, vì vậy
, phải thiết kế hợp lí, quản lí
hiện trường chặt chẽ và nâng cao trình độ kỹ thuật thi công ở hiện trường. [7]
Chống bằng kết cấu BTCT đổ tại chỗ có độ cứng khá tốt, thích hợp với các loại
hố móng có hình dạng mặt cắt phức tạp. Nhưng chống bằng BTCT lại có khuyết
điểm là trọng lượng bản thân lớn, không sử dụng được nhiều lần, lắp dựng và tháo
dỡ phức tạp.
Tóm lại việc sử dụng thanh chống loại gì phải căn cứ vào cấp, tiến độ, hiện
trường thi công của công trình hố móng, phương tiện và nhân lực thực hiện.
17
1.1.4.5. Chắn giữ hố móng bằng thanh neo.
1. Giới thiệu chung.
Thanh neo là một loại thanh chịu kéo kiểu mới, một đầu thanh liên kết cấu
công trình hoặc tường cọc chắn đất, đầu kia neo chặt vào trong đất hoặc tầng ngầm
của nền đất để chịu lực nâng lên, lực kéo nhổ, lực nghiêng lật hoặc áp lực đất, áp
lực nước của tường chắn, nó lợi dụng lực neo giữ của tầng đất để duy trì ổn định
của công trình.
2. Phạm vi áp dụng. Thanh neo được áp dụng khá rộng rãi trong xây dựng: sau đây
là một số truờng hợp thông dụng: Công trình hố móng trong xây dựng giao thông
thuỷ lợi; Ta luy đường; Đường hầm; Đập nước; Tháp truyền hình; Cầu treo; .v.v
1.1.4.6. Chắn giữ hố móng bằng đinh đất.
1. Giới thiệu chung.
Khi đào hố móng sâu theo từng lớp, người ta cũng phân lớp dùng đinh đất (cốt
thép) đóng thành hàng (trên-dưới, trái-phải) tương đối mau vào trong đất ở thành hố
móng, làm cho vách đất chịu lực rắn lại, đồng thời đặt lưới thép trên mặt đinh đất,
sau đó phun bê tông theo từng lớp, gọi là chắn giữ bằng đinh đất, hay còn gọi là
chắn giữ bằng neo phun, bằng tường đinh đất.
2. Đặc điểm và phạm vi ứng dụng.
- Đinh đất cùng với vách đất hình thành một thể phức hợp, nâng cao tính ổn định
tổng thể và khả năng chịu tải ở thành của mái dốc, tăng cường tính dãn phá huỷ
của khối đất, cải thiện tính chất sụt lở đột ngột của bờ thành có lợi cho thi công
được an toàn.
- Chuyển dịch của thân tường đinh đất ít, thường đo được chỉ khoảng 20mm, ít
ảnh hưởng đến các công trình ở xung quanh.
- Thiết bị đơn giản dễ mở rộng sử dụng, do đinh đất có chiều dài ngắn hơn nhiều
so với thanh neo trong đất nên dễ khoan lỗ, dễ bơm vữa, thiết bị bê tông đơn
vị thi công cũng dễ tìm kiếm.