Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vùng tái định cư công trình thủy lợi ngân trươi cẩm trang tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 160 trang )


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ




BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG LÂM
NGHIỆP VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NGÀN
TRƯƠI - CẨM TRANG TỈNH HÀ TĨNH




Cơ quan chủ trì: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng
Chủ nhiệm Đề tài : ThS. Lê Tiến Hùng





8578



HÀ NỘI, NĂM 2011


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ




BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI




NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG LÂM
NGHIỆP VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
NGÀN TRƯƠI - CẨM TRANG TỈNH HÀ TĨNH




Chủ nhiệm đề tài





ThS. Lê Tiến Hùng
Cơ quan chủ trì đề tài
GIÁM ĐỐC





Lê Tất Khương

Bộ Khoa học và Công nghệ
(ký tên và đóng dấu khi gửi lưu trữ)







HÀ NỘI, NĂM 2011

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CGCN Chuyển giao công nghệ
KH&CN Khoa học và Công nghệ
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
KTXH Kinh tế xã hội
KHCN Khoa học Công nghệ
NCKH Nghiên cứu Khoa học
UDKHKT Ứng dụng Khoa học kỹ thuật
TBKT Tiến bộ Kỹ thuật
UBND Ủy ban nhân dân
NC&PT Nghiên cứu và Phát triển
TĐC Tái định cư
KTCB Kiến thiết cơ bản

B/q Bình quân
TT Thị trấn
GDP Tổng sản phẩm nội địa
BVTV Bảo vệ thực vật
DT Di
ện tích
NS Năng suất
SL Sản lượng
HTX Hợp tác xã
XDCB Xây dựng cơ bản
FAO Tổ chức lương nông Liên Hiệp Quốc
THCN Trung học Cơ sở
THPT Trung học phổ thông
HS Học sinh



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU CỦA ĐỀ TÀI

Bảng số Tên bảng Trang
Bảng 1: Diện tích đất đai năm 2008 của huyện 26
Bảng 2: Giá trị sản xuất qua các năm 27
Bảng 3: Cơ cấu ngành kinh tế của huyện Vũ Quang 27
Bảng 4: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế 28
Bảng 5: Một số chỉ tiêu về mức sống của huyện Vũ Quang 28
Bảng 6: Vốn đầu tư phát triển giao thông nông thôn 29
Bảng 7: Ngân sách chi cho Văn hóa - Giáo dục - Y tế của huyện 31
Bảng 8: Các bậc học ở Vũ Quang 31
Bảng 9: Sự phát triển Y tế - Giáo dục ở Vũ Quang 32
Bảng 10: Tình hình dân cư của các đơn vị tái định cư 36

Bảng 11: Một số mức sống của 2 xã tái định cư và tiếp cư 37
Bảng 12:
Tình hình đất đai ở nơi ở cũ của Hương Điền, Hương Quang và thị trấn
Vũ Quang
39
Bảng 13:
Diện tích một số cây trồng chính của Hương Điền, Hương Quang và thị
trấn Vũ Quangg
41
Bảng 14: Năng suất, sản lượng một số cây trồng chính 43
Bảng 15:
Diện tích cây lâu năm của Hương Điền, Hương Quang và thị trấn Vũ
Quang
48
Bảng 16: Tình hình chăn nuôi ở Hương Điền, Hương Quang và thị trấn Vũ Quang 50
Bảng 17: Trồng và chăm sóc rừng 54
Bảng 18: Khai thác gỗ và lâm sản 54
Bảng 19:
Tình hình sản xuất và nuôi trồng thủy sản của 2 xã Hương Quang,
Hương Điền và thị trấn Vũ Quang.
55
Bảng 20: Tình hình sản xuất trồng trọt ở Hương Thọ 57
Bảng 21: Năng lực tưới của một số công trình ở Hương Thọ 60
Bảng 22: Sản xuất chăn nuôi ở Hưong Thọ 61
Bảng 23: Tình hình sản xuất trồng trọt ở xã Sơn Thọ 62
Bảng 24: Năng lực tưới của một số công trình ở Sơn Thọ 63
Bảng 25: Tình hình sản xuất chăn nuôi ở Sơn Thọ 64
Bảng 26: Năng suất lúa ở 1 số xã của huyện Vũ Quang 65
Bảng 27: Công trình thủy lợi và khả năng tưới ở Vũ Quang 68
Bảng 28: Tình hình thủy lợi: Hương Quang, Hương Điền, TT Vũ Quang 68

Bảng 29: Vốn đầu tư cho các công trình thủy lợi 70
Bảng 30: Công tác thủy lợi nội đồng 71

Bảng số Tên bảng Trang
Bảng 31: Kế hoạch phát triển thủy lợi ở Vũ Quang 2006 - 2010 73
Bảng 32: Dự kiến mục tiêu phát triển khu vực TĐC đến năm 2020 79
Bảng 33: Quỹ đất các khu tái định cư 80
Bảng 34: Dự kiến kế hoạch sản xuất của Hương Điền ở khu TĐC 81
Bảng 35: Dự kiến kế hoạch sản xuất của Hương Quang ở khu TĐC 81
Bảng 36: Dự kiến kế hoạch phát triển chăn nuôi 82
Bảng 37: Hiệu quả sản xuất một số cây hàng năm 84
Bảng 38: Hiệu quả sản xuất một số cây lâu năm 85
Bảng 39: Hiệu quả chăn nuôi ở Hương Quang, Hương Thọ. 85
Bảng 40: Cơ cấu nông lâm nghiệp ở khu tái định cư 89
Bảng 41: Cơ cấu nội bộ ngành trồng trọt ở khu tái định cư 90
Bảng 42: Cơ cấu nội bộ ngành chăn nuôi ở khu vực tái định cư 91
Bảng 43: Chế độ canh tác ở Hương Quang và Sơn Thọ 93
Bảng 44: Sử dụng giống mới ở Hương Quang, Hương Điền, Sơn Thọ 94
Bảng 45: Bón phân cho một số cây trồng 97
Bảng 46: Bón phân cho chè 97
Bảng 47: Lượng phân bón cho 1 cây 98
Bảng 48: Yêu cầu dinh dưỡng đối với lợn thịt 98
Bảng 49: Số người tham gia các lớp tập huấn 103
Bảng 50: Lịnh thời vụ đối với giống lúa, đậu, lạc ngô trong vụ hè thu năm 2009 105
Bảng 51: Kết quả sản xuất ngô vụ Thu - Đông 2009 ở Hương Thọ 106
Bảng 52: Kết quả sản xuất ngô Thu - Đông 2009 ở Sơn Thọ 106
Bảng 53: Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của giống ngô C919 108
Bảng 54:
Đặc điểm hình thái, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suât của
giống Ngô C919 tại Vũ Quang - Hà Tĩnh.

109
Bảng 55: Kết quả sản xuất lạc vụ xuân ở xã Hương Thọ 2010 110
Bảng 56: Kết quả sản xuất lạc vụ xuân ở xã Sơn Thọ 2010 110
Bảng 57: Các hộ tham gia xây dựng mô hình nuôi bò 112
Bảng 58: Các hộ tham gia xây dựng mô hình nuôi gà 113
Bảng 59: Kết quả mô hình nuôi gà thả vườn 113
Bảng 60: Dự kiến kế hoạch đào tạo ở Hương Điền, Hương Quang 124
Bảng 61: Công thức thức ăn nuôi bê tập ăn cho các tháng tuổi 145



g1
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU
VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2010



BÁO CÁO THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên đề tài/dự án:
"Nghiên cứu giải pháp Khoa học Công nghệ hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm
nghiệp vùng tái định cư công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang tỉnh Hà Tĩnh"
Độc lập (tên lĩnh vực KHCN): Đề tài độc lập
2. Chủ nhiệm đề tài:

Họ và tên: ThS. Lê Tiến Hùng
Ngày, tháng, năm sinh: 1972 Nam/ Nữ: Nam
Học hàm, học vị: Thạc sỹ
Chức danh khoa học:Nghiên cứu viên; Chức vụ: Trưởng phòng dự án
Điện thoại: Tổ chức:04.39424357, Mobile: 0912508186
Fax: 04.39421077 . E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Vùng
Địa chỉ tổ chức: Tầng 05 - Nhà số 70 - Trần Hưng Đạo - Hà N
ội
Địa chỉ nhà riêng: Phường Yên Nghĩa - Quận Hà Đông - TP.Hà Nội
3. Tổ chức chủ trì đề tài:
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Vùng
Điện thoại: 04. 39424357; Fax: 04.39421077
E-mail:
Website: www.crd.org.vn
Địa chỉ: Tầng 05 - Nhà số 70 - Trần Hưng Đạo - Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PGS.TS.Lê Tất Khương
Số tài khoản:1020100000533
Ngân hàng: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
Tên cơ quan chủ
quản đề tài: Bộ Khoa học và Công nghệ

1
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện đề tài:
- Theo Hợp đồng đã ký kết: từ tháng 06 năm 2008 đến tháng 12 năm 2010
- Thực tế thực hiện: từ tháng 08 năm 2008 đến tháng 11 năm 2010.
2. Kinh phí và sử dụng kinh phí:
a) Tổng số kinh phí thực hiện: 740 tr.đ, trong đó:
+ Kính phí hỗ trợ từ SNKH: 560 tr.đ.

+ Kinh phí từ các nguồn khác: 180 tr.đ.
+ Tỷ lệ và kinh phí thu hồi đối với dự án (nếu có): 0 tr.đ
b) Tình hình cấp và sử dụ
ng kinh phí từ nguồn SNKH:
Theo kế hoạch Thực tế đạt được
Số
TT
Thời gian
(Tháng, năm)
Kinh phí
(Tr.đ)
Thời gian
(Tháng, năm)
Kinh phí
(Tr.đ)
Ghi chú
(Số đề nghị
quyết toán)
1 2008 335 2008 108,815 108,815
2 2009 225 2009 295,865 295,865
3 2010 2010 110,230 110,230

c) Kết quả sử dụng kinh phí theo các khoản chi:
Đối với đề tài:
Đơn vị tính: Tr. đồng
Theo kế hoạch Thực tế đạt được
Số
TT
Nội dung
các khoản chi

Tổng SNKH Nguồn
khác
Tổng SNKH Nguồn
khác
1
Trả công lao động
(khoa học, phổ
thông)
407,5 369,5 38,0 407,5 369,5 38,0
2
Nguyên, vật liệu,
năng lượng


3
Thiết bị, máy móc
4
Xây dựng, sửa
chữa nhỏ


5
Chi khác 332,5 190,5 142,0 314,4 172,4 142,0

Tổng cộng
740,000
560,0 180,0 721,9 541,9 180,0


2

Các văn bản hành chính trong quá trình thực hiện đề tài:
(Liệt kê các quyết định, văn bản của cơ quan quản lý từ công đoạn xác định nhiệm vụ, xét chọn, phê
duyệt kinh phí, hợp đồng, điều chỉnh (thời gian, nội dung, kinh phí thực hiện nếu có); văn bản của tổ
chức chủ trì đề tài, dự án (đơn, kiến nghị điều chỉnh nếu có)
Số
TT
Số, thời gian ban
hành văn bản
Tên văn bản Ghi chú
1
2


4. Tổ chức phối hợp thực hiện đề tài:
Số
TT
Tên tổ chức
đăng ký theo
Thuyết minh
Tên tổ chức đã
tham gia thực
hiện
Nội dung
tham gia
chủ yếu
Sản phẩm
chủ yếu đạt
được
Ghi
chú*

1 - Sở KH&CN
Hà Tĩnh
- Sở KH&CN
Hà Tĩnh
Định hướng
Khoa học &
Công nghệ
cho vùng tái
định cư
Đã định
hướng Khoa
học & Công
nghệ cho
vùng tái định


2 - Trung tâm
UDKHKT
huyện Vũ
Quang - Hà
Tĩnh
Trung tâm
UDKHKT
huyện Vũ
Quang - Hà
Tĩnh
- Kỹ thuật
một số cây
trồng vật
nuôi

- Đã phối hợp
với cơ quan
chủ trì biên
soạn tài liệu
hướng dẫn kỹ
thuật một số
cây trồng vật
nuôi

3 - Trung tâm
Khuyến nông
tỉnh Hà Tĩnh.
- Trung tâm
Khuyến nông
tỉnh Hà Tĩnh.
- Kỹ thuật
một số cây
trồng vật
nuôi
- Phối hợp
biên soạn tài
liệu kỹ thuật
một số cây
trồng vật nuôi

4 - Phòng Công
thương huyện
Vũ Quang
- Phòng Công
thương huyện

Vũ Quang
- Tình hình
cơ bản và
sản xuất của
huyện

- Lý do thay đổi (nếu có):

3
5. Cá nhân tham gia thực hiện đề tài:
(Người tham gia thực hiện đề tài thuộc tổ chức chủ trì và cơ quan phối hợp, không quá 10 người
kể cả chủ nhiệm)
Số
TT
Tên cá nhân đăng ký theo
Thuyết minh
Tên cá nhân đã
tham gia thực hiện
Nội dung tham
gia chính
2 Lê Tất Khương Lê Tiến Hùng - Chủ nhiệm đề tài
1 Quách Ngọc Ân Quách Ngọc Ân
- Cố vấn Khoa học, tham
gia nghiên cứu và xây
dựng các mô hình
3 Lê Tất Khương Lê Tất Khương
- Tham gia nghiên cứu
và xây dựng các mô hình
4 Phạm Đức Nghiệm Nguyễn Minh Tuấn - Thư ký đề tài
5 Nguyễn Trường Thành Phạm Đức Nghiệm

- Thực hiện một số
chuyên đề nghiên cứu
khoa học
6 Nguyễn Huy Lâm Nguyễn Huy Lâm
- Định hướng Khoa học &
Công nghệ cho vùng tái
định cư

7 Nguyễn Tuấn Thanh Nguyễn Tuấn Thanh
- Cơ cấu cây trồng vật
nuôi
8 Thân Văn Thắng Thân Văn Thắng
- Kỹ thuật một số cây
trồng vật nuôi
9 Phan Văn Lĩnh Phan Văn Lĩnh
- Tình hình cơ bản và sản
xuất của huyện
10 Nguyễn Thanh Sơn Trần Lê
- Kỹ thuật một số cây
trồng vật nuôi
- Lý do thay đổi ( nếu có):
6. Tình hình hợp tác quốc tế:
Số
TT
Theo kế hoạch
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa điểm,
tên tổ chức hợp tác, số đoàn, số lượng
người tham gia )
Thực tế đạt được
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa điểm, tên

tổ chức hợp tác, số đoàn, số lượng người
tham gia )
1
- Tham quan khảo sát học tập kinh
nghiệm di dân tái định cư tại Trung
Quốc (Công trình thủy lợi Diên Trì
- Vân Nam - Trung Quốc), 6 người
x 5 ngày
- Cơ quan chủ trì tổ chức cho đoàn
cán bộ tỉnh Hà Tĩnh tham quan, khảo
sát học tập kinh nghiệm di dân tái
định cư tại tỉnh Sơn La.

4
7. Tình hình tổ chức hội thảo, hội nghị:
Số
TT
Theo kế hoạch
(Nội dung, thời gian, kinh phí,
địa điểm )
Thực tế đạt được
(Nội dung, thời gian, kinh
phí, địa điểm )
Ghi chú*
1 - Tổ chức 02 cuộc hội thảo tại
huyện Vũ Quang tỉnh Hà
Tĩnh.
- Đã tổ chức 02 cuộc hội
thảo tại huyện Vũ Quang
tỉnh Hà Tĩnh.



8. Tóm tắt các nội dung, công việc chủ yếu:
(Nêu tại mục 15 của thuyết minh, không bao gồm: Hội thảo khoa học, điều tra khảo sát trong
nước và nước ngoài)
Thời gian
(Bắt đầu, kết thúc
- tháng … năm)
Số
TT
Các nội dung, công việc
chủ yếu
(Các mốc đánh giá chủ yếu)
Theo kế
hoạch
Thực tế
đạt được
Người,
cơ quan
thực hiện
1
- Điều tra điều kiện tự nhiên -
xã hội vùng tái định cư Ngàn
Trươi - Cẩm Trang
- Đánh giá
kết quả sản
xuất nông
lâm nghiệp
- Sau khi
điều tra

khảo sát
nhóm
nghiên cứu
đã đánh
giá kết quả
sản xuất
nông lâm
nghiệp
- Trung tâm
Nghiên cứu &
Phát triển
Vùng và
Trung tâm
ứng dụng
KHKT huyện
Vũ Quang
2
- Đánh giá hiện trạng sản
xuất nông lâm nghiệp ở vùng
tái định cư Ngàn Trươi - Cẩm
Trang
- Đánh giá
đúng với
thực tế
- Đã đánh
giá được
hiện trạng
sản xuất
nông lâm
nghiệp ở

vùng tái
định cư.
- Trung tâm
Nghiên cứu &
Phát triển
Vùng và
Trung tâm
ứng dụng
KHKT huyện
Vũ Quang
3
- Đánh giá đời sống, văn hóa
- xã hội, phong tục tập quán
trong sản xuất của dân vùng
tái định cư Ngàn Trươi - Cẩm
Trang
- Phản ánh
trung thực
đời sống
văn hóa tập
quán ở
vùng tái
định cư.
- Đã phản
ánh trung
thực đời
sống văn
hóa tập
quán ở
vùng tái

định cư.
- Trung tâm
Nghiên cứu &
Phát triển
Vùng và
phòng công
thương huyện
Vũ Quang
t
ỉnh Hà Tĩnh


5
4
- Điều tra việc ứng dụng
TBKT vào sản xuất nông lâm
nghiệp ở vùng tái định cư
Ngàn Trươi - Cẩm Trang
- Nêu được
mặt mạnh,
mặt yếu về
tiến bộ kỹ
thuật.
- Đã nêu
được mặt
mạnh, mặt
yếu về tiến
bộ kỹ
thuật.
- Trung tâm

Nghiên cứu &
Phát triển
Vùng và
Trung tâm
ứng dụng
KHKT huyện
Vũ Quang
5
- Khảo sát, trao đổi và học
tập kinh nghiệm về tình hình
di dân và phát triển sản xuất
nông lâm nghiệp vùng tái
định cư công trình thủy lợi
Diên Chì tỉnh Vân Nam
(Trung Quốc).
- Khảo sát
công trình
thủy lợi
Diên Trì -
Vân Nam
(Trung
Quốc)
- Khảo sát
học tập
kinh
nghiệm di
dân tái
định cư
công trình
thủy điện

Sơn La tại
huyện Mộc
Châu và
TP. Sơn
La.
- Trung tâm
nghiên cứu &
Phát triển
Vùng và Sở
KH&CN Hà
Tĩnh.
6
- Đánh giá hiện trạng hệ
thống thủy lợi vùng tái định
cư Ngàn Trươi - Cẩm Trang
- Giải pháp
lựa chọn
phương
pháp
chuyển
giao TBKT
- Đã đưa ra
giải pháp
lựa chọn
phương
pháp
chuyển
giao
TBKT
- Trung tâm

Nghiên cứu &
Phát triển
Vùng và
UBND huyện
Vũ Quang
7
- Đề xuất giải pháp để củng
cố Hệ thống thủy lợi phục vụ
sản xuất Nông - Lâm -
Nghiệp
- Giải pháp
củng cố hệ
thống thủy
lợi
- Đã đề
xuất giải
pháp củng
cố hệ
thống thủy
lợi
- Trung tâm
Nghiên cứu &
Phát triển
Vùng và
UBND huyện
Vũ Quang
8
- Định hướng phát triển sản
xuất nông lâm nghiệp vùng
tái định cư

- Phù hợp
với định
hướng phát
triển sản
xuất của
huyện
- Đã đề
xuất định
hướng phù
hợp với
phát triển
sản xuất
của huyện
- Trung tâm
Nghiên cứu &
Phát triển
Vùng và
UBND huyện
Vũ Quang




6
9
- Nghiên cứu xác định cơ cấu
cây trồng vật nuôi hợp lý,
phù hợp với điều kiện từ
nhiên và tập quán canh tác,
khả năng đầu tư của người

dân vùng tái định cư
- Có cơ sỏ
khoa học
và thực tiến
- Có cơ sỏ
khoa học
và thực
tiến
- Trung tâm
Nghiên cứu &
Phát triển
Vùng và
Trung tâm
ứng dụng
KHKT huyện
Vũ Quang
10
- Lựa chọn tiến bộ kỹ thuật
đã được khu vực hóa hoặc
đưa vào sản xuất đại trà ở Vũ
Quang để áp dụng vào sản
xuất Đại Trà
- Lựa chọn
TBKT phù
hợp được
người dân
- Đã Lựa
chọn
TBKT phù
hợp được

người dân
- Trung tâm
Nghiên cứu &
Phát triển
Vùng.
Trung tâm
ứng dụng
KHKT huyện
Vũ Quang
11
- Thử nghiệm một số giống
cây trồng, vật nuôi có triển
vọng ứng dụng vào sản xuất
ở vùng tái cư.
- Thử
nghiệm
một số
giống cây
trồng vật
nuôi
- Đã tổ
chức xây
dựng các
mô hình
thử
nghiệm
một số
giống cây
trồng vật
nuôi tại

vùng TĐC
- Trung tâm
Nghiên cứu &
Phát triển
Vùng.
Trung tâm

ng dụng
KHKT huyện
Vũ Quang
12
- Biên soạn tài liệu kỹ thuật
cầm tay cho nông dân vùng
tái định cư và đào tạo và tập
huấn hộ nông dân.
- Biên soạn
tài liệu
tuyên
truyền và
tập huấn hộ
nông dân
- Đã biên
soạn tài
liệu tuyên
truyền và
tập huấn
hộ nông
dân
- Trung tâm
Nghiên cứu &

Phát triển
Vùng.
Trung tâm
ứng dụng
KHKT huyện
Vũ Quang
13
- Giải pháp lựa chọn phương
pháp chuyển giao TBKT, hỗ
trợ phát triển sản xuất nông
lâm nghiệp
- Giải pháp
lựa chọn
phương
pháp
chuyển
giao TBKT
- Đã đề
xuất các
giải pháp
lựa chọn
phương
pháp
chuyển
giao
TBKT
- Trung tâm
Nghiên cứu &
Phát triển
Vùng.



7
14
- Giải pháp về tổ chức
chuyển giao TBKT như: Xây
dựng nhóm nông dân cùng sở
thích, giúp nhau phát triển
sản xuất, tiếp nhận công nghệ
được chuyển giao. Tìm kiếm
và bồi dướng nông dân tiên
tiến để tiếp sức việc chuyển
giao kỹ thuật và công nghệ.
- Giải pháp
về tổ chức
chuyển
giao
- Đã đề
xuất giải
pháp về tổ
chức
chuyển
giao
- Trung tâm
Nghiên cứu &
Phát triển
Vùng.

15
- Giải pháp về cung cấp

thông tin và thị trường kỹ
thuật cho người dân.
- Giải pháp
về cung cấp
thông tin
- Đã đề
xuất giải
pháp về
cung cấp
thông tin
- Trung tâm
Nghiên cứu &
Phát triển
Vùng.
16
- Giải pháp về tổ chức huấn
luyện, nâng cao năng lực cho
người sản xuất.
- Giải pháp
về tổ chức
huấn luyện
- Đã đề
xuất Giải
pháp về tổ
chức huấn
luyện
- Trung tâm
Nghiên cứu &
Phát triển
Vùng.

17
- Đề xuất cơ chế khuyến
khích nông dân ứng dụng
TBKT và công nghệ
- Đề xuất
cơ chế
khuyến
khích ứng
dụng
TBKT.
- Đã đề
xuất cơ
chế
khuyến
khích ứng
dụng
TBKT.
- Trung tâm
Nghiên cứu &
Phát triển
Vùng.

18 - Đề xuất các dự án ưu tiên
- Đề xuất
dự án ưu
tiên, đầu tư.
- Đã Đề
xuất dự án
ưu tiên,
đầu tư

- Trung tâm
Nghiên cứu &
Phát triển
Vùng.



8
III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI.
1. Sản phẩm KH&CN đã tạo ra:
a) Sản phẩm Dạng I:
Số
TT
Tên sản phẩm và
chỉ tiêu chất lượng
chủ yếu
Đơn
vị đo
Số lượng
Theo kế
hoạch
Thực tế
đạt được
1
2


b) Sản phẩm Dạng II:
Yêu cầu khoa học
cần đạt


Số
TT
Tên sản phẩm

Theo kế hoạch Thực tế
đạt được
1 Báo cáo tổng hợp
" Nghiên cứu giải pháp
Khoa học Công nghệ hỗ
trợ phát triển sản xuất
nông lâm nghiệp vùng tái
định cư công trình thủy lợi
Ngàn Trươi - Cẩm Trang
tỉnh Hà Tĩnh"

- Đánh giá đầy đủ
khách quan dựa trên
cơ sở khoa học và
thực tiễn vùng tái
định cư công trình
thủy lợi Ngàn Trươi
- Cẩm Trang .
- Đưa ra định hướng
phát triển sản xuất
nông lâm nghi
ệp và
xác định cơ cấu cây
trồng, vật nuôi hợp
lý vùng tái định cư.

- Xác định giải pháp
khoa học công nghệ
phù hợp với vùng
tái định cư.
- Đã đánh giá đầy đủ
khách quan dựa trên
cơ sở khoa học và
thực tiễn vùng tái
định cư công trình
thủy lợi Ngàn Trươi
- Cẩm Trang .
- Đã đề xuất được
định hướng phát
triển sản xuất nông
lâm nghiệ
p và xác
định cơ cấu cây
trồng, vật nuôi hợp
lý vùng tái định cư.
- Đã đề xuất giải
pháp khoa học công
nghệ phù hợp với
vùng tái định cư.
2 - Báo cáo tóm tắt về nội
dung đã nêu trong báo cáo
tổng hợp
- Đảm báo những
vấn đề cơ bản được
rút gọn từ báo cáo
tổng hợp.

- Đã tóm lược
những vấn đề cơ bản
được rút gọn từ báo
cáo tổng hợp.
3 - Cơ sở dữ liệu của báo
cáo tổng hợp và các tài
liệu liên quan
- Đảm bảo chất
lượng
- Đảm bảo chất
lượng


9
c) Sản phẩm Dạng III:
Yêu cầu khoa học
cần đạt

Số
TT
Tên sản phẩm

Theo
kế hoạch
Thực tế
đạt được
Số lượng, nơi
công bố
(Tạp chí, nhà
xuất bản)

1 Sổ tay kỹ thuật
- Đảm bảo
chất lượng
- Đảm bảo
chất lượng

d) Kết quả đào tạo:
Số lượng
Số
TT
Cấp đào tạo, Chuyên
ngành đào tạo
Theo kế hoạch Thực tế đạt
được
Ghi chú
(Thời gian kết
thúc)
1 Thạc sỹ 0 0

2 Tiến sỹ 0 0


đ) Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống
cây trồng:
Kết quả
Số
TT
Tên sản phẩm
đăng ký
Theo

kế hoạch
Thực tế
đạt được
Ghi chú
(Thời gian kết
thúc)
1




e) Thống kê danh mục sản phẩm KHCN đã được ứng dụng vào thực tế
Số
TT
Tên kết quả
đã được ứng dụng
Thời gian
Địa điểm
(Ghi rõ tên, địa
chỉ nơi ứng dụng)
Kết quả
sơ bộ
1
2

2. Đánh giá về hiệu quả do đề tài mang lại:
a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
Xác định cơ sở Khoa học và thực tiễn bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi
hợp lý đối với vùng tái định cư Hương Thọ và Sơn Thọ
b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:

Định hướng và giải pháp thực hiện sẽ góp phần để địa phương kế hoạ
ch
hóa trong sản xuất, góp phần phát triển sản xuất, ổn định đời sống của dân vùng
tái định cư.
Sử dụng tốt hơn nguồn tài nguyên đất đai, nguồn nước, rừng cây phục vụ
phát triển theo hướng nông nghiệp bền vững.

10
3. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra của đề tài:
Số
TT
Nội dung
Thời gian
thực hiện
Ghi chú
(Tóm tắt kết quả, kết luận chính,
người chủ trì…)
I Báo cáo định kỳ
Lần 1:
- Kiểm tra tình hình thực
hiện đề tài, tiến độ công
việc theo thuyết minh đề
tài và hợp đồng thực hiện.
- Tình hình sử dụng kinh
phí của đề tài.
- Những khó khăn vướng
mắc trong quá trình thực
hiện đề tài, đề nghị giải
quyết, xử lý hỗ trợ.
23/12/2008 - Cơ quan chủ trì và chủ nhiệm

đề tài đã tích cực triển khai
điều tra, thu thập số liệ
u và đề
xuất xây dựng các mô hình.
- Đề tài gặp một số khó khăn
khách quan nên số kinh phí sử
dụng giải ngân chưa theo đúng
tiến độ.
- Về đề nghị chuyển đổi mô
hình của đề tài, cơ quan chủ trì
cần nghiên cứu đầy đủ cơ sở
khoa học. Ban Khoa học &
Công nghệ địa phương sẽ xem
xét và tham mưu cho lãnh đạo
Bộ quyết định.
Lần 2:
- Kiểm tra nội dung và tiến
độ thực hiện nhiệm vụ đến
thời điểm kiểm tra.
- Ghi nhận các kết quả đạt
được
- Kiểm tra tình hình sử
dụng kinh phí của nhiệm
vụ
- Giải quyết các vướng
mắc trong quá trình kiểm
tra.
2/6/2009 - Chủ nhiệm đề tài và nhóm
nghiên cứu đã bám sát đề
cương thuyết minh và hợp

đồng đã ký kết với Bộ Khoa
học và Công nghệ để đảm bảo
yêu cầu về tiến độ công việc
đặt ra.
- Các chuyên đề nghiên cứu
nên tách riêng ra không nên
gộp chung lại, để tiện cho việc
theo dõi.
- Về đề xuất chuyển việc tham
quan, khảo sát ở nước ngoài
sang tham quan các mô hình
tái định cư trong nước. Đoàn
kiểm tra cũng thống nhất đề
xuất nêu trên và đề nghị đơn vị
chủ trì đề xuất phương án cụ

thể hơn để đảm bảo các yêu
cầu đề ra.

11

Lần 3:
- Tiến độ thực hiện nhiệm
vụ trong định kỳ kiểm tra
theo thuyết minh được
duyệt và hợp đồng đã ký
giữa Bộ KH&CN, cơ quan
chủ trì, chủ nhiệm đề tài
và Sở Khoa học & Công
nghệ Hà Tĩnh.

- Kiểm tra các kết quả đạt
được.
- Báo cáo, thảo luận và
giải quyết những khó khăn
vướng mắc trong quá trình
thực hiện của đơ
n vị chủ
trì và chủ nhiệm nhiệm vụ.
13/5/2010 - Chủ nhiệm nhiệm vụ và đơn
vị chủ trì đã chủ động công
việc phối kết hợp với chính
quyền huyện, xã và Sở Khoa
học và Công nghệ Hà Tĩnh để
thực hiện nội dung Hợp đồng
đã ký với Bộ KH&CN.
- Đã hoàn thành các chuyên đề
nghiên cứu, chuyên đề số 10
đang trong quá trình hoàn
thiện.
- Đề nghị
cơ quan chủ trì và
chủ nhiệm nhiệm vụ có báo
cáo giải trình những nội dung
thay đổi trong quá trình tổ
chức thực hiện nhiệm vụ.
II. Kiểm tra định kỳ

Lần 1:
- Kiểm tra tình hình thực
hiện đề tài, tiến độ công

việc theo thuyết minh đề
tài và hợp đồng thực hiện.
- Tình hình sử dụng kinh
phí của đề tài.
- Những khó khăn vướng
mắc trong quá trình thực
hiện đề tài, đề nghị giải
quyết, xử lý hỗ trợ.
23/12/2008 - Cơ quan chủ trì và chủ nhiệm
đề tài đã tích cực triển khai
điều tra, thu thập số liệ
u và đề
xuất xây dựng các mô hình.
- Đề tài gặp một số khó khăn
khách quan nên số kinh phí sử
dụng giải ngân chưa theo đúng
tiến độ.
- Về đề nghị chuyển đổi mô
hình của đề tài, cơ quan chủ trì
cần nghiên cứu đầy đủ cơ sở
khoa học. Ban Khoa học &
Công nghệ địa phương sẽ xem
xét và tham mưu cho lãnh đạo
Bộ quyết định.
- TS. Hồ Ngọ
c Luật - Vụ
trưởng, trưởng ban Khoa học
& Công nghệ Địa Phương chủ
trì
Lần 2:

- Kiểm tra nội dung và tiến
độ thực hiện nhiệm vụ đến
thời điểm kiểm tra.
- Ghi nhận các kết quả đạt
được
- Kiểm tra tình hình sử
dụng kinh phí của nhiệm
vụ
- Giải quyết các vướng
2/6/2009 - Chủ nhiệm đề tài và nhóm
nghiên cứu đã bám sát đề
cương thuyết minh và hợp
đồng đã ký kết với Bộ Khoa
học và Công nghệ để
đảm bảo
yêu cầu về tiến độ công việc
đặt ra.
- Các chuyên đề nghiên cứu
nên tách riêng ra không nên
gộp chung lại, để tiện cho việc

12
mắc trong quá trình kiểm
tra.
theo dõi.
- Về đề xuất chuyển việc tham
quan, khảo sát ở nước ngoài
sang tham quan các mô hình
tái định cư trong nước. Đoàn
kiểm tra cũng thống nhất đề

xuất nêu trên và đề nghị đơn vị
chủ trì đề xuất phương án cụ
thể hơn để đảm bảo các yêu
cầu đề ra.
- TS. Hồ Ngọc Luật - Vụ
trưởng, trưởng ban Khoa học &
Công ngh
ệ Địa Phương chủ trì
Lần 3:
- Tiến độ thực hiện nhiệm
vụ trong định kỳ kiểm tra
theo thuyết minh được
duyệt và hợp đồng đã ký
giữa Bộ KH&CN, cơ quan
chủ trì, chủ nhiệm đề tài
và Sở Khoa học & Công
nghệ Hà Tĩnh.
- Kiểm tra các kết quả đạt
được.
- Báo cáo, thảo luận và
giải quyết những khó khăn
vướng mắc trong quá trình
thực hiện của đơ
n vị chủ
trì và chủ nhiệm nhiệm vụ.
13/5/2010 - Chủ nhiệm nhiệm vụ và đơn
vị chủ trì đã chủ động công
việc phối kết hợp với chính
quyền huyện, xã và Sở Khoa
học và Công nghệ Hà Tĩnh để

thực hiện nội dung Hợp đồng
đã ký với Bộ KH&CN.
- Đã hoàn thành các chuyên đề
nghiên cứu, chuyên đề số 10
đang trong quá trình hoàn
thiện.
- Đề nghị
cơ quan chủ trì và
chủ nhiệm nhiệm vụ có báo
cáo giải trình những nội dung
thay đổi trong quá trình tổ
chức thực hiện nhiệm vụ.
- TS. Đỗ Vũ Bình - P. Vụ
trưởng, P. trưởng ban Khoa học
& Công nghệ Địa Phương chủ trì
III Nghiệm thu cơ sở 17/12/2010

Chủ nhiệm đề tài
(Họ tên, chữ ký)






ThS. Lê Tiến Hùng
Thủ trưởng tổ chức chủ trì
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)






Lê Tất Khương





13
MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu tóm tắt Đề tài:
"Nghiên cứu giải pháp Khoa học Công nghệ hỗ trợ phát triển sản
xuất nông lâm nghiệp vùng tái định cư công trình thủy lợi Ngàn Trươi –
Cẩm Trang tỉnh Hà Tĩnh"


Công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang tại Hà Tĩnh là 1 trong 5 công
trình trọng điểm đã được Chính phủ phê duyệt. Ngày14/6/2009 Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn đã cùng UBND tỉnh Hà Tĩnh làm lễ khởi công. Dự án
gồm 4 hợp phần; hợp phần thứ nhất: Công trình đầu mối hồ chứa Ngàn Trươi có
qui mô lớn hơn 2,5 lần hồ Kẻ Gỗ, dung tích hữu ích 540,63 triệu m
3
, diện tích
lưu vực la 408 km
2
, đập ngăn dài 320 m, cao 55 m. Hợp phần thứ hai: Nhà máy
thủy điện dưới đập công suất 16 MW. Hợp phần thứ ba: Đập Cẩm Trang và hệ
thống thủy lợi (kênh, mương, trạm bơm…). Hợp phần thứ tư: Bồi thường hỗ trợ
giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư cho các hộ bị ảnh hưởng tại khu

vực lòng hồ Ngàn Trươi, đập dâng Cẩm Trang, hệ th
ống kênh tưới, mặt bằng thi
công và bãi tập kết vật liệu. Số hộ phải tái định cư gồm 737 hộ (có 63 hộ dân tộc
Lào) ở 2 xã Hương Điền, Hương Quang và 3 xóm thuộc thị trấn Vũ Quang.
Cũng như các công trình thủy lợi thủy điện khác trong cả nước dù có qui
mô khác nhau, trên các địa bàn khác nhau bao giờ việc giải phóng mặt bằng, tổ
chức tái định cư cũng là rất gian khổ, ph
ức tạp và cam go.
Dù được rút kinh nghiệm và có cơ chế chính sách thỏa đáng để bồi
thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ di dời, hỗ trợ sản xuất và đời sống những
năm đầu cho các hộ tái định cư thì người dân tái định cư ở bất cứ công trình
thủy lợi - thủy điện nào trong cả nước, thậm chí công trình thủy điện Hòa Bình
trên sông Đà sau 30 năm v
ẫn chưa giải quyết xong hậu tái định cư.
Vì vậy Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao cho Trung tâm Nghiên cứu và
Phát triển Vùng thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp Khoa học Công nghệ
hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vùng tái định cư công trình thủy
lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang tỉnh Hà Tĩnh” nhằm đáp ứng yêu cầu bức xúc
của người dân vùng tái định cư theo đề nghị của UBND t
ỉnh Hà Tĩnh.
1. Thời gian thực hiện: 30 tháng (từ tháng 6/2008 đến tháng 12/2010) tính từ
khi có quyết định phê duyệt đề tài.
2. Kinh phí: 740 triệu đồng
- Ngân sách sự nghiệp khoa học TW: 560 triệu đồng.
- Ngân sách sự nghiệp khoa học địa phương: 180 triệu.


14
3. Tổ chức chủ trì đề tài
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng (Bộ Khoa học và Công nghệ)

Địa chỉ: Tầng 05 - Nhà số 70 - Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
4. Các cán bộ thực hiện đề tài

Stt Họ và tên Đơn vị công tác Tham gia
1 Lê Tiến Hùng Trung tâm NC&PT Vùng Chủ nhiệm
2 Nguyễn Minh Tuấn Trung tâm NC&PT Vùng Thư ký đề tài
3 Lê Tất Khương Trung tâm NC&PT Vùng Thành viên
4 Quách Ngọc Ân Trung tâm NC&PT Vùng Thành viên
5 Phạm Đức Nghiệm Trung tâm NC&PT Vùng Thành viên
6 Nguyễn Huy Lâm Sở KH&CN Hà Tĩnh Thành viên
7 Nguyễn Tuấn Thanh Sở NN & PTNT Hà Tĩnh Thành viên
8 Thân Văn Thắng Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh. Thành viên
9 Trần Lê Trung tâm UDKH KT huyện Vũ
Quang – Hà Tĩnh.
Thành viên

5. Mục tiêu đề tài
5.1. Mục tiêu chung
- Xác định cơ sở khoa học để lựa chọn TBKT phù hợp góp phần ổn định
đời sống và phát triển sản xuất cho người dân khu vực tái định cư công trình
thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang Hà Tĩnh.
5.2. Mục tiêu cụ thể:
- Lựa chọn được những tiến bộ kỹ thuật thích hợp, có cơ sở khoa học để
xác định cơ cấ
u cây trồng, vật nuôi ở vùng tái định cư công trình thủy lợi Ngàn
Trươi - Cẩm Trang Hà Tĩnh.
- Đào tạo huấn luyện để nâng cao năng lực cho người lao động vùng tái
định cư Ngàn Trươi - Cẩm Trang.
6. Nội dung đề tài
- Điều tra tình hình sản xuất nông lâm nghiệp vùng tái định cư công trình

thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang.
- Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hệ thống thủy lợi vùng tái định cư
Ngàn Trươ
i - Cẩm Trang.

15
- Nghiên cứu việc ứng dụng TBKT và công nghệ để hỗ trợ sản xuất nông
lâm nghiệp vùng tái định cư.
- Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công
nghệ vào sản xuất.
7. Cách tiếp cận trong nghiên cứu
- Trên cơ sở xác định địa bàn nghiên cứu tiến hành điều tra nhanh nông
thôn (RRA) với sự tham gia của người dân (PRA) để đánh giá điểm mạnh,
điểm
yếu (SWOT) ở vùng tái định cư.
- Thực hiện tiếp cận liên ngành chủ yếu với Ban quản lý dự án tái định cư thủy
lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang để có được số liệu, tình hình phục vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu khai thác các văn kiện, báo cáo, tài liệu của huyện và tranh
thủ ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia trong quá trình nghiên cứu và triển
khai đề tài.
- Tiếp cận khoa học công nghệ để nghiên cứu xác
định cơ cấu cây trồng,
vật nuôi phù hợp ở vùng tái định cư.
- Tiếp cận thị trường coi đó là động lực để thúc đẩy sản xuất nông lâm
nghiệp ở vùng tái định cư theo hướng hàng hóa.
8. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp có người dân tham gia (PRA).
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích hệ thống và dự báo.
- Phương pháp chuyên gia.
Trong quá trình thực hiện đề tài, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng đã

nhận được sự c
ộng tác giúp đỡ của các Vụ, các Cục trực thuộc Bộ Khoa học và
Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ, các ban ngành tỉnh Hà Tĩnh, UBND huyện
Vũ Quang, các Phòng, Ban của huyện cùng các nhà quản lý và chuyên môn. Trung
tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng xin trân trọng cảm ơn.










16
II. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TÁI ĐỊNH CƯ

Di dân tái định cư có thể hiểu đơn giản là đến nơi ở ổn định lần thứ 2 để
làm ăn, sinh sống. Việc di dân tái định cư đã có từ rất sớm khi con người hoàn
toàn dựa vào thiên nhiên để mưu sinh. Đồng bào các dân tộc miền núi, nhất là bà
con ít người ở vùng cao thường tìm đến nơi đất tốt để ở và canh tác. Sau một
thời gian đất trở nên nghèo dinh dưỡng họ lại đi tìm n
ơi ở mới, phá rừng làm
rẫy. Đó là tình trạng du canh, du cư. Trải qua nửa thế kỷ tiến hành cuộc vận
động định canh, định cư với nhiều chính sách ưu đãi của Chính Phủ đến nay
nhiều tỉnh miền núi đã xóa được du canh, du cư. Đó là về cơ bản, nhưng cá biệt
vẫn còn diễn ra di dân tự do đến ở và khai phá rừng như đồng bào Mông, Tày ở
các tỉnh phía Bắ
c vào sống ở Tây Nguyên.

Tình trạng di dân tự do gây không biết bao nhiêu phiền toái cho chính
quyền sở tại về sự kiểm soát và quản lý hộ khẩu, trật tự an ninh xã hội, nhất là
việc họ phá rừng bừa bãi để bán đất và trồng tỉa.
Ngược lại với di dân tái định cư tự do là việc di dân tái định cư có tổ chức
do Nhà nước thực hiện nhằm giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình
kinh t
ế xã hội phục vụ cho toàn dân.
II.1 Ở ngoài nước:

Các công trình thủy lợi: không chỉ giải quyết nước tưới, điều hòa dòng
chảy trong mùa mưa lũ và mùa khô mà còn cung cấp nước cho công nghiệp,
sinh hoạt, du lịch, nuôi trồng thủy sản, v.v. kết hợp làm thủy điện. Hiện nay,
trên thế giới chưa kể Trung Quốc có trên 35000 hồ đập loại lớn, trong số đó, hồ
thủy điện chiếm 45%.
Quá trình xây dựng các công trình thủy lợi, thủy đi
ện thường gắn liền với
việc phải di dời nhiều hộ dân ra khỏi vùng lòng hồ. Do đó việc tổ chức ổn định
đời sống và phát triển sản xuất cho người dân tái định cư cần được coi trọng.
Ở Canada năm 1939 khi xây dựng đập Val Marie để cấp nước tưới cho
vùng Tây Nam Saskatchewan, trong giai đoạn đầu của dự án. Chính quyền địa
phương để tiến hành tái định cư cho 38 h
ộ với những chính sách ưu đãi về vận
chuyển, thiết bị sinh hoạt, lương thực và chỗ ở mới.
Ở Srilanca khi tiến hành xây dựng công trình thủy lợi Mahaweli, Chính
phủ có chính sách đối với người dân tái định cư, giúp họ có điều kiện sản xuất
và tiện nghi ở nơi mới.

17
Ở Ấn Độ năm 1980 khi triển khai dự án Sarda sarova (SSP) đập Marmada,
Chính phủ đã xem xét: phạm vi lợi ích của dự án đã đến đâu cái gì mà môi trường

phải trả cho việc hình thành dự án? Môi trường tái định cư và tập quán sinh sống
của hàng ngàn người dân sẽ như thế nào? Gia đình nào sẽ bị di dời và trợ cấp cho
họ từ dự án là những gì? Một loạt vấn đề đó được đặt ra trướ
c khi triển khai dự án
và đã được giải quyết thỏa đáng để người dân TĐC yên tâm.
Ở Thái Lan khi xây dựng nhà máy thủy điện Tabsalas đã không giải quyết
tốt việc đền bù đất cho chủ cũ để bố trí cho người dân tái định cư nên đã làm nảy
sinh mâu thuẫn giữa người dân TĐC và dân sở tại.
Ở Trung Quốc từ năm 1951 đến năm 1982 xây dựng khoảng 523 đập,
thủy
điện Trung Quốc đã phải di dời hơn 10 triệu người trong vòng 40 năm qua
để giải phóng mặt bằng . Cuộc di dân TĐC lớn nhất gồm 383.000 người để thực
hiện dự án thủy điện Danjiang trên sông Yangte River
Mười mấy năm qua, Trung Quốc đã thu hồi của nông dân 150 triệu mẫu
TQ (tương đương 990 ngàn ha để xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện
khu công nghiệp và mở mang đô thị
. Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cứ lấy
đi 2 mẫu đất TQ (1320 m
2
) là có 1 nông dân không có đất để sản xuất. Như vậy
Trung Quốc có 75 triệu nông dân bị mất đất đã dồn họ vào cảnh không đất để
cày, không nghề để sống, không nơi để đi, mặc dù mỗi hộ được đền bù 10.000
NDT (22,5 triệu VNĐ/hộ ) vì thế năm 2005 tại Hán Nguyên (Tứ Xuyên) 10 vạn
nông dân đã chống lại thu hồi đất để làm hồ chứa nước, các cuộc biểu tình
chố
ng đối năm 1993 có 8700 vụ. Năm 2003 có 60.000 vụ. Năm 2008 số lượng
vụ phản đối tăng nhiều, qui mô lớn, hành vi thêm dữ dội. Để giải quyết thực
trạng này:
- Chính phủ nâng cao thích đáng tiêu chuẩn đền bù ngoài hoa mầu cây
cối, chi phí tái định cư, việc bồi thường ruộng đất thấp nhất phải gấp 30 lần giá

trị bình quân sản lượng của 3 năm liền kề.
- Nhà nước tích c
ực tìm kiếm việc làm cho nông dân mất đất, đào tạo
huấn luyện tay nghề cho họ, có chính sách ưu đãi, xí nghiệp nhận họ vào làm
việc giúp nông dân mất đất làm nghề mới.
- Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội cho nông dân mất đất khi không còn
làm nông nghiệp nữa.
Năm 1981 chính phủ ban hành luật về TĐC tại các dự án hồ chứa trong
đó xây dựng “Quỹ bảo vệ hồ chứa” để hỗ trợ ng
ười dân TĐC. Luật này quy định
tất cả các nhà máy thủy điện phải đóng góp 0,001 nhân dân tệ cho mỗi KWh

18
điện thương phẩm vào quỹ để nâng cao điều kiện sống cho người dân định cư
hoặc để nâng cấp cơ sở hạ tầng cho những vùng bị ảnh hưởng bởi hồ chứa
Năm 1985 Bộ tài nguyên nước (MWR) ban hành quy định mới về thiết kế
tái định cư cho việc xây dựng hồ chứa. Trách nhiệm thực hiện việc lập kế hoạch
và thự
c hiện chương trình di dân được chia sẻ giữa đơn vị thiết kế và chính
quyền địa phương. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm làm kế hoạch chi
tiết và lập dự toán ngân sách cho việc TĐC cả 2 quy định đều nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc kết hợp các kế hoạch phát triển kinh tế trong chiến lược
TĐC hơn cả việc đơn thuần cứu tr
ợ người dân TĐC và nhấn mạnh việc sử dụng
quỹ hỗ trợ TĐC một cách minh bạch
Trong chương trình khôi phục thu nhập cho người dân TĐC của các dự án
được sử dụng vốn vay của các Tổ chức quốc tế, Ngân hàng thế giới (WB) và
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cảnh báo TĐC có thể dẫn đến nguy cơ phải
đối mặt với đói nghèo khi những điều kiện và nguồn t
ạo ra thu nhập của họ bị

mất đi, họ có thể bị di dời đến nơi không có việc làm hay các tài nguyên kiếm
sống không có buộc họ phải khai thác đến mức kiệt quệ môi trường để sinh
sống, các thiết chế cộng đồng bị phá vỡ, quan hệ họ hàng cũng bị ảnh hưởng,
các yếu tố truyền thống văn hóa bị mất đi.
Các chương trình TĐ
C nhằm ngăn chặn bần cùng hóa, khôi phục thu nhập
và xây dựng cộng đồng vững mạnh theo 2 hướng chính sau đây:
- Hướng thứ nhất: Các chương trình TĐC dựa trên cơ sở đất đai cung cấp
cho dân di cư đủ đất để họ tái tạo canh tác ở nơi mới và buôn bán nhỏ ở ngay
trong nông thôn
- Hướng thứ hai: Việc TĐC không dựa vào đất đai mà tập trung đào tạo
nghề nghiệp, t
ạo việc làm, tổ chức tín dụng, hướng phát triển các doanh nghiệp
nhỏ, tạo công ăn việc làm.
Việc khôi phục thu nhập bao gồm các hoạt động kinh tế dựa trên việc cấp
đất hoặc phát triển dịch vụ, kinh doanh đều nhằm tái tạo nguồn thu nhập bền lâu, tạo
khả năng khôi phục thậm chí tốt hơn mức sống trước đây của người dân TĐC
II.2. Ở trong nướ
c:
Để đạt 32 tỷ kWh/năm cung cấp cho lưới điện quốc gia, giai đoạn 1995 -
2009 có 22 công trình thủy lợi, thủy điện trọng điểm đã và đang được xây dựng
như công trình thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An), công trình thủy điện Ialy (Gia Lai –
Kon Tum), công trình thủy điện Plei Krông (Kon Tum), thủy điện sông Ba Hạ
(Phú Yên). Tổng diện tích đất thu hồi để xây dựng công trình là 81.622 ha và

19
49.785 hộ trong khu vực lòng hồ chịu ảnh hưởng trong đó có 40 ngàn hộ với 194
ngàn người, chiếm 80% tổng số hộ phải di dời TĐC. Tổng dự toán đã duyệt để di
dân 16.954,8 tỷ đồng, đến tháng 2/2009 đã di chuyển được 21 ngàn hộ với trên
103 ngàn người đạt 54% số hộ cần di dời TĐC, phần lớn các hộ này là đồng bào

dân tộc thiểu số: Thái, Khơ Mú, Mông, Dao, Tày, Ba Na, Gia Rai, Xơ Đăng, Vân
Ki
ều, Mơ Nông, La Ho. Trong đó phải kể đến cuộc di dân có quy mô thế giới của
thủy điện Sơn La, nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Phạm vi ảnh hưởng
đã được Chính phủ xác định: 3.333 ha đất bị ngập, tổng thiệt hại 1.788 tỷ đồng, số
hộ vùng bị ngập phải di dời 18.897 hộ, 91.100 khẩu thuộc 8 huyện, thị xã.
Chính sách hỗ trợ cho mỗi h
ộ dân khi phải di dời tái định cư phụ thuộc
vào qui mô công trình và điều kiện cụ thể của địa phương phải tổ chức tái định
cư: thủy điện Sơn La 500 triệu đồng/ hộ, thủy điện Tuyên Quang 450 triệu đồng/
hộ, các dự án thủy điện nhỏ 200 - 300 triệu/hộ. Trong số vốn đầu tư được cơ cấu
như sau: 42% giành cho đề
n bù giải phóng mặt bằng, 7,4% chi cho hỗ trợ di dời,
45,8% dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng nơi tái định cư, 4,8% hỗ trợ sản xuất
ban đầu và ổn định cuộc sống.
Vốn đầu tư được sử dụng cho các hạng mục: Khai hoang, cải tạo mặt
bằng đất ở, đất sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ xây dựng nhà
ở, lương
thực… Nhờ đó, người dân tái định cư, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa cũng
đỡ bớt khó khăn khi đến định cư nơi ở mới.
II.3. Các loại hình di dời dân tái định cư gồm có:

- Di dân tái định cư tập trung với qui mô vừa và nhỏ.
- Xen ghép dân tái định cư với dân bản địa, phương thức này nhiều nơi lại
cho hiệu quả tốt.

- Di dân tại chỗ (Di vén) thường gặp khó khăn vì thiếu đất sản xuất và đi
lại không thuận tiện

Nhìn chung Chính phủ đã phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn để tổ chức cho

dân tái định cư nhưng ở đâu người dân đến tái định cư cũng gặp rất nhiều khó
khăn vì chưa được cấp đất kịp thời để sản xuất, diện tích đất cấp ít lại là đất xấu,
đất dốc, sản xuất kém hiệu quả, thiếu nước sinh ho
ạt, nước sản xuất, trường học,
trạm xá chưa được kịp thời xây dựng đồng bộ.
Tại Hội nghị "Tổng kết 15 năm thực hiện công tác tái định cư các dự án
thủy lợi, thủy điện" ngày 17/4/2007 đã đánh giá: Bên cạnh những kết quả đạt
được, công tác tái định cư vẫn còn nhiều tồn tại:

×