Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

bài tìm hiểu về vấn đề thâm hụt ngân sách nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.5 KB, 19 trang )

NHÓM 2
Thành viên Mức độ đóng góp
Đặng Thị Ngọc Huệ 37K13 Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi
Lê Ngọc Uyên Phương 37K13 Làm slide
Trần Yến Thương 37K13 Thực trạng THNS nhà nước 2012 và
tổng hợp bài word
Mai Thị Hương Ly 37K13 Nguyên nhân và hậu quả
Trương Thị Bích Ngân 37K13 Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi
Nguyễn Thị Thanh Lan 37K13 Biện pháp giải quyết THNS
Nguyễn Thị Kim Yến 38K6.2 Thực trạng THNS nhà nước 2012
ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta điều biết, thâm hụt ngân sách là một vấn đề mà mọi quốc gia
trên thế giới đều gặp phải. Việc xử lý thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) là
một vấn đề nhạy cảm, bởi nó không chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà
còn tác động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh nền
kinh tế toàn cầu có những biến động lớn như: giá dầu tăng cao, khủng hoảng tài
chính , tình trạng lạm phát diễn ra nhiều nước trên thế giới…, việc tìm ra giải
pháp để điều chỉnh thâm hụt ngân sách ở các quốc gia trên thế giới nói chung và ở
tại Việt Nam nói riêng là hết sức cấp bách và cần thiết. Ở nước ta, mức độ thâm
hụt ngân sách ngày càng gia tăng và ngày càng tác động tiêu cực tới đời sống nhân
dân cũng như tới toàn bộ nền kinh tế. Đây chính là một trong những nguy cơ làm
khủng hoảng nền kinh tế, gia tăng lạm phát gây khó khăn cho chính phủ trong việc
thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ.
Vậy thâm hụt ngân sách là gì? Thực trạng vấn đề thâm hụt ngân sách diễn
ra ở Việt Nam trong các năm qua như thế nào? Giải pháp nào để xử lý thâm hụt
NSNN, ổn định vĩ mô nền kinh tế, thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược về
phát triển kinh tế – xã hội, tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát hiện nay?
CẤU TRÚC BÀI THUYẾT TRÌNH
A. THÂM HỤT NGÂN SÁCH LÀ GÌ?
NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
B. THỰC TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH Ở NƯỚC TA TRONG NĂM 2012 ĐƯỢC


SO
SÁNH QUA CÁC NĂM
C. NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NGÂN SÁCH
D. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
* THÂM HỤT NGÂN SÁCH LÀ GÌ?
NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
I.THÂM HỤT NGÂN SÁCH LÀ GÌ?
Thâm hụt ngân sách nhà nước:
Thâm hụt ngân sách (hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước) là tình trạng
các khoản chi của ngân sách Nhà nước lớn hơn các khoản thu, phần chênh lệch
chính là thâm hụt ngân sách. Trường hợp ngược lại, khi các khoản thu lớn hơn
các khoản chi được gọi là thặng dư ngân sách.
Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ
thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách nhà nước.
VD: Thâm hụt NSNN năm 2009 là 155 900 tỷ đồng, tỉ lệ thâm hụt so với
GDP là 6.9 % (theo cách tính của Việt Nam).
Theo thông lệ quốc tế, có thể tóm tắt báo cáo về NSNN hằng năm như sau:
Bảng: Tóm tắt nội dung cân đối ngân sách nhà nước hằng năm
Thu Chi
A. Thu thường xuyên (thuế,
phí, lệ phí).
B. Thu về vốn (bán tài sản
nhà nước).
C. Bù đắp thâm hụt.
– Viện trợ.
– Lấy từ nguồn dự trữ.
Vay thuần (= vay mới – trả
nợ gốc).
D. Chi thường xuyên.
E. Chi đầu tư.

F. Cho vay thuần
(= cho vay mới – thu nợ gốc).
Trong đó: A + B +C = D + E + F. Công thức tính thâm hụt NSNN của một năm sẽ
như sau:
Thâm hụt NSNN = Tổng chi – Tổng thu = (D + E + F) – (A + B) = C
Các lý thuyết tài chính hiện đại cho rằng, NSNN không cần thiết phải cân bằng
theo tháng, theo năm. Vấn đề là phải quản lý các nguồn thu và chi sao cho ngân
sách không bi thâm hụt qua lớn và kéo dài. Tuy vậy, trong nhiều nước, đặc biệt là
các nước đang phát triển, các Chính phủ vẫn theo đuổi một chính sách tài khóa
thận trọng, trong đó chi ngân sách phải nằm trong khuôn khổ các nguồn thu ngân
sách để tránh tình trạng thâm hụt.
II. NGUYÊN NHÂN THÂM HỤT NGÂN SÁCH
1. Nguyên nhân khách quan
a) Tác động của chu kì kinh doanh
Chu kì kinh doanh hiểu đơn giản là sự biến động của nền kinh tế theo 3 giai đoạn:
suy thoái, phục hồi, hưng thịnh.
Khi nền kinh tế phát triển thì thu của NN sẽ tăng lên, trong khi không phải chi
nhiều. Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế
thì nguồn
thu của NN sẽ co lại nhưng nhu cầu chi lại tăng lên để giải quyết những khó khăn
về kinh tế xã hội. Điều đó làm tăng mức bội chi NSNN. Như vậy chu kì kinh
doanh tác động rất lớn đến NSNN, nó có thể làm tăng hoăc giảm mức bội chi
NSNN.
b) Tác động của những điều kiện tự nhiên, những yếu tố bất khả kháng
Các rủi ro thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, là những tác nhân xảy ra ngoài mong
muốn của con người nên khi lập dự toán mặc dù các quốc gia đã có những khoản
chi dự phòng nhưng cũng không tránh khỏi việc phải tăng chi để ổn định các hoạt
động kinh tế xã hội. Việc thâm hụt NSNN xảy ra ngoài dự toán của NN.
c) Nhu cầu đầu tư phát triển KT, cơ cấu dân số thay đổi, chi phí an sinh xã hội
tăng

2. Nguyên nhân chủ quan
a) Thất thu thuế NN
Thuế là nguồn thu chủ yếu và bền vững nhất của NSNN. Tuy nhiên do sự quản lý
chưa chặt chẽ của các cơ quan NN đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân
gian lận thuế gây thất thu cho NN mỗi năm hàng ngàn tỷ đồng. Cụ thể trong giai
đoạn 2007-2010, Thanh tra Tổng cục Thuế chỉ tiến hành khoảng 17.000 cuộc
thanh - kiểm tra, nhưng đã kiến nghị thu vào ngân sách hơn 11.423 tỷ đồng tiền
thuế và gần 1.020 tỷ đồng tiền xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Hay như mỗi
năm NN thất thu 40000 tỷ đồng tiền thuế từ thuốc lá nhập lậu.
Ngoài ra thì thất thu thuế cũng có nguyên nhân 1 phần từ việc giảm thuế và miễn
thuế làm ảnh hưởng tới các khoản chi ngân sách.
b) Đầu tư công kém hiệu quả
Nước ta được hỗ trợ rất nhiều về nguồn vốn ODA, FDI, để xây dựng cơ sở hạ
tầng và các công trình trọng điểm quốc gia. Tuy nhiên trên thực tế việc đầu tư
không đúng chỗ, tiến độ đầu tư chậm trễ gây lãng phí rất lớn đến NSNN.
Các trường hợp điển hình như việc Tập đồn Kinh tế nhà nước Vinashin bỏ 1.000 tỉ
đồng để mua tàu vận tải biển tuyến Bắc - Nam, nhưng chỉ chạy mấy chuyến rồi
dừng, đang được nhắc đến như một điển hình cho sự lãng phí của đầu tư công.
Hay, đầu tư cảng biển dọc 600km ở bờ biển miền Trung quá dày đặc (cứ khoảng
30 - 40km lại có 1 cảng), song, các cảng biển này lại không hoạt động hết công
suất…
c) Chưa chú trọng giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên
Việc đảm bảo nguồn chi thường xuyên để quản lý các hoạt động kinh tế, giáo dục,
y tế, và các nguồn chi đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất, luôn tạo ra
sự căng thẳng về ngân sách. Cả 2 trường hợp đều tạp áp lực bội chi NSNN
d) Các khoản chi tiêu của Chính phủ nhiều
III. HẬU QUẢ THÂM HỤT NGÂN SÁCH
- Việc gia tăng thâm hụt NSNN có thể dẫn đến giảm tiết kiệm nội địa, giảm đầu tư
tư nhân hay gia tăng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai, giảm tăng trưởng trong
dài hạn.

- Khi ngân sách thâm hụt lớn, chính phủ buộc phải phát hành thêm tiền để
tài trợ thâm hụt. Lượng tiền danh nghĩa tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm
phát. Tác hại của lạm phát là rất lớn như phân phối lại thu nhập, của cải, gây
biến động về cơ cấu sản xuất và làm việc trong nền kinh tế. Điều đáng buồn
là trong các nghiên cứu gần đây, Việt nam đã vượt qua tất cả các nước trong
khu vực về chỉ tiêu lạm phát. Năm 2011, mức lạm phát lên tới hơn 18% và
năm 2012 là 6,8%
Biểu đồ mức lạm phát của Việt Nam 2011-2012
- Gia tăng thâm hụt NSNN sẽ làm tăng nợ quốc gia, khiến sự tăng trưởng
của sản lượng tiềm năng chậm lại
- Để bù lại các khoản thâm hụt, chính phủ buộc phải tăng thuế hoặc phát
hành trái phiếu. Thuế cao khiến các doanh nghiệp phải chịu chi phí lớn,
giảm động lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. Đồng thời làm tăng các
khoản nợ của chính phủ. Chỉ trong 3 năm từ 2010-2012, chính phủ đã huy
động vốn vay hơn 690 nghìn tỷ đồng, trong đó gần 60% là để bù đắp cho bội
chi NSNN.
* THỰC TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH Ở NƯỚC TA TRONG
NĂM 2012 ĐƯỢC SO SÁNH QUA CÁC NĂM
Theo Ủy ban Kinh tế (UBKT) của Quốc hội, thâm hụt ngân sách kéo dài
trong khi nhiều khoản thu ngân sách không bền vững, chi tiêu ngân sách
cao, kém hiệu quả sẽ để lại nhiều hệ quả đối với nền kinh tế Việt Nam trong
thời gian tới nếu không nhanh chóng có giải pháp cải cách tài khóa triệt để,
toàn diện.

Bảng thống kê tình hình thâm hụt ngân sách qua các năm (2002 –
2010)
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu




Năm
Tổng thu
cân đối
NSNN
Tổng chi cân đối
ngân sách nhà
nước
Thâm hụt ngân
sách nhà nước
Tỷ lệ bội chi
NSNN so với
GDP
2002 123,860 148,208 25,597 4.5 %
2003 177,409 197,573 29,936 4.9 %
2004 224,776 248,615 34,703 4.85 %
2005 283,847 313,479 40,746 4.86 %
2006 272,877 321,377 48,500 5 %
2007 311,840 368,340 56,500 5 %
2008 408,080 474,280 66,200 4,95%
2009 442,340 584,695 115,900 6.9 %
2010
(ƯTH lần 1)
528,100 588,210 113,110 5.8 %
(Nguồn: Tổng hợp từ cổng TTĐT Bộ Tài chính)

Theo thống kê cho thấy, trong những năm trở lại đây, tỉ lệ thâm hụt (bội chi)
ngân sách ở Việt Nam luôn nằm ở ngưỡng 5% GDP và có xu hướng tăng
lên. Đây là một tỉ lệ rất cao. Theo kinh nghiệm quốc tế thì trong điều kiện
bình thường, thâm hụt ngân sách ở mức 3% GDP được coi là đáng lo ngại,

còn ở mức 5% GDP thì bị coi là đáng báo động. Riêng năm 2009 tỉ lệ thâm
hụt ngân sách đã lên tới 6.9% GDP. Tốc độ tăng thâm hụt ngân sách cũng là
khá cao từ 17 – 18%. Cụ thể năm 2006 mức thâm hụt là vào khoảng 48,5
nghìn tỷ đồng thì năm 2007 đã tăng lên tới 56,5 nghìn tỷ đồng. Và theo kết
quả công bố Dự toán NSNN năm 2010 và 2011 thì tỉ lệ thâm hụt ngân sách
lần lượt sẽ là 6.2% GDP và 5,3% GDP, có giảm so với năm 2009 nhưng vẫn
còn ở mức cao. Ngoài ra, những khoản chi ngoài ngân sách trong mấy năm
gần đây lên tới 20 – 25 % tổng ngân sách.
Giai đoạn từ năm 2002-2007, NSNN cũng đã có chuyển biến đáng kể. Tốc
độ tăng thu hằng năm bình quân là 18,8%. Tốc độ tăng chi bình quân hằng
năm đạt 18,5%. Thâm hụt NSNN trong giai đoạn này về cơ bản đuợc cân đối
ở mức 5% GDP và thực hiện ở mức 4,9%-5% GDP.
Thực tế trong các năm qua, từ năm 2002 đến nay, tốc độ tăng thâm hụt
NSNN là khá cao, ở mức 17-18%/ năm. Tốc độ này nếu trừ đi yếu tố tăng
trưởng thì còn cao hơn tỷ lệ lạm phát hằng năm (năm 2002: 1,6%; năm
2003: 9,7%; năm 2004: 8,1%; năm 2005: 9,0%; năm 2006: 11,1%; năm
2007: 7,8%).
Thâm hụt ngân sách có xu hướng tăng
Thâm hụt ngân sách của Việt Nam qua các năm (%GDP)
Theo Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 do UBKT công bố ngày 4/9/2012, thâm
hụt ngân sách của Việt Nam đã diễn ra liên tục trong khoảng hơn một thập
kỷ qua và có mức độ ngày càng gia tăng. Cụ thể, thâm hụt ngân sách không
bao gồm chi trả nợ gốc của Việt Nam trung bình trong giai đoạn 2003 - 2007
chỉ là 1,3% GDP, nhưng con số này đã tăng hơn gấp đôi lên 2,7% GDP trong
giai đoạn 2008 - 2012.
CHI NHIỀU HƠN THU
Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 cho biết, trong khi nhiều khoản thu ngân sách
thiếu tính bền vững, thì chi tiêu ngân sách của Việt Nam lại luôn ở mức cao
và kéo dài nhiều năm, quy mô chi tiêu ngân sách của Việt Nam chiếm tới
hơn 30% GDP trong những năm gần đây.


Đáng chú ý là trong tổng chi tiêu ngân sách thì chi thường xuyên chiếm tỷ
trọng rất lớn, điều này thể hiện phần nào sự cồng kềnh và chi tiêu tốn kém
của bộ máy công quyền.
Chi tiêu ngân sách nhà nước các năm
Giá trị
(ngàn tỷ
đồng)
Tốc độ tăng
(%)
% GDP Tỷ trọng
Chi đầu tư
phát triển
Chi thường
xuyên
2008 411.8 22.5 27.9 29.0 71.0
2009 508.0 23.4 30.3 35.7 64.3
2010 605.6 19.2 31.0 28.2 71.8
2011 710.2 17.3 28.0 24.6 75.4
2012 852.8 20.1 29.2 21.7 78.3
Nguồn: Quyết toán và dự toán NSNN các năm của Bộ Tài chính
TÌNH HÌNH THU-CHI NSNN CẢ NĂM 2012 (ƯỚC ĐẠT/TỶ ĐỒNG)
Cả năm 2012 So với dự toán năm Lũy kế cả năm
Dự toán thu NSNN 740.500 100,3% 742.380
Dự toán chi NSNN 903.100 100,2% 905.250
Chi tiêu ngân sách lớn, cùng với tình trạng đầu tư công dàn trải, kém hiệu
quả và rủi ro từ những khoản thua lỗ khổng lồ từ khối doanh nghiệp nhà
nước đang tạo áp lực lớn đến tình trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam.
+ Thực tế ở Việt Nam:
Tính đến 15/10/2012, thâm hụt ngân sách nhà nước ta đã lên đến 155,2 ngàn

tỷ đồng, vượt xa mức thâm hụt 140,2 ngàn tỷ đồng theo dự toán. Đến hết
năm 2012, do tình hình thu ngân sách nhà nước được cải thiện nên tỷ lệ
thâm hụt ngân sách nhà nước đúng bằng mức dự toán là 140,2 ngàn tỷ đồng.
Tình hình tương tự có thể xảy ra trong năm 2013 với mức thâm hụt dự kiến
là 162 ngàn tỷ đồng.
Để bù đắp bội chi Việt Nam buộc phải vay trong nước và vay nước ngoài.
Do số nợ vay được sử dụng vào những mục đích không sinh lợi nên toàn bộ
số chi trả nợ gốc phải trông vào phát hành nợ mới, đặc biệt là vay trong
nước và ngân sách nhà nước Việt Nam đang đứng trước “vòng xoáy” nợ nần
với qui mô nợ Chính phủ ngày càng lớn.
C. NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NGÂN SÁCH
Vậy để giải quyết được vấn đề thâm hụt ngân sách thì NN cần thực hiện
những biện pháp nào? Điều này còn tùy thuộc vào cái nhìn thực tế đang diễn
ra:
Chẳng hạn:
+ Năm 2013, Chính phủ Pháp đã cam kết cắt giảm 10 tỷ Euro chi tiêu công
để giảm thâm hụt ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là việc
cắt giảm này đã góp phần giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước này
+ Để bù đắp thâm hụt NSNN và kích thích phục hồi kinh tế, một số nước đã
“bơm tiền” ra bằng cách kích hoạt ngân sách một khoản tiền lớn. Ví dụ:
Nhật Bản đã “bơm” 92.610 tỷ Yên (hơn 906 tỷ USD) cho tài khóa 2013 sau
khi chỉ có 46,3% ngân sách của tài khóa hiện tại bắt nguồn từ việc phát hành
công trái…v.v…
* Những ví dụ cụ thể trên phần nào cho thấy được: mỗi biện pháp khắc
phục thâm hụt ngân sách đều có những ưu và nhược điểm, không phải áp
dụng biện pháp nào cũng tối ưu và giải quyết được hết tất cả các vần đề.
Và tùy theo bối cảnh, tình hình kinh tế từng nước mà người ta có thể sử
dụng một, hai hay nhiều biện pháp cùng kết hợp với nhau. Đó là một số
những biện pháp cụ thể như:
- Tăng thu giảm chi

- Vay nợ trong nước
- Vay nợ ngoài nước
- Sử dụng dự trữ ngoại tệ
- Phát hành tiền
1. Biện pháp tăng thu giảm chi: (tăng các khoản thu như từ thu thuế,…và
cắt giảm chi tiêu)
Ở Việt Nam, năm 2009 Chính phủ đã giải quyết thâm hụt ngân sách
bằng cách: Tăng thuế thu nhập cá nhân và thuế bất động sản. Liên quan tới
các ưu đãi về thuế TNDN: Từ 1-1-2009 thuế suất thu hẹp lại chỉ còn 10% và
20%, bỏ thuế suất ưu đãi 15%.
- Xét tăng khoản thu là từ tăng thuế thì ta thấy tăng thuế sẽ làm tăng nguồn
thu ngân sách nhà nước, như đối với tăng thuế thu nhập nó sẽ kích thích các
đối tượng mở mang các hoạt động kinh tế, tăng khả năng sinh lời. Trong
trường hợp này, tăng thuế thu nhập có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh
tế.
Tuy nhiên trên thực tế, tăng thuế là giải pháp không dễ áp dụng và rất tốn
kém. Tăng thuế có khả thi hay không còn phụ thuộc vào sức chịu đựng của
nền kinh tế. Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, hoạt động kinh tế mờ nhạt thì
tăng thuế không những không khả thi mà còn cản trở hoạt động sản xuất
kinh doanh, trực tiếp làm tăng số lượng nợ đọng thuế của các doanh nghiệp,
đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng tài chính không lành mạnh và làm giảm
nguồn thu ngân sách.
Đặt trong bối cảnh chống lạm phát nên chính sách ngân sách (hay
chính sách tài khóa) của Chính phủ thường chỉ hướng đến mục đích giảm
chi tiêu công (gồm đầu tư công và chi thường xuyên) và qua đó giảm tổng
cầu. Cụ thể như: Cắt giảm nguồn đầu tư từ ngân sách và tín dụng nhà nước;
rà soát và cắt bỏ các hạng mục đầu tư kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà
nước (DNNN); cắt giảm chi thường xuyên của bộ máy nhà nước các cấp…
2/ Vay nợ
Trong 3 năm 2010-2012, Chính phủ đã huy động được tổng khối lượng vốn

vay khoảng 690.910 tỷ đồng trong đó năm 2010 là 208.957 tỷ đồng; năm
2011 là 207.088 tỷ đồng; năm 2012 ước khoảng 264.865 tỷ đồng (trong số
này, phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước 288.739 tỷ đồng; vay nước
ngoài của Chính phủ 256.918 tỷ đồng; huy động từ các nguồn vốn nhàn rỗi
trong nước là 165.253 tỷ đồng).
+ Vay nợ trong nước:
Vay nợ trong nước được Chính phủ thực hiện dưới hình thức phát hành công trái,
trái phiếu
Ưu điểm: - Không cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc tế. Biện pháp
này được coi là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát.
Hạn chế: Ở những nước trải qua giai đoạn lạm phát cao (như nước ta hiện nay),
giá trị thực của trái phiếu chính phủ giảm nhanh chóng, làm cho chúng trở nên ít
hấp dẫn.
+ Vay nợ nước ngoài:
- Viện trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển của các chính phủ, các tổ chức liên
chính phủ, các tổ chức quốc tế cung cấp cho chính phủ của một nước nhằm thực
hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội và hiện nay chủ yếu là
nguồn vốn phát triển chính thức ODA
-Vay nợ nước ngoài có thể thực hiện dưới các hình thức: phát hành trái phiếu
bằng ngoại tệ mạnh ra nước ngoài, vay bằng hình thức tín dụng
Ưu điểm: không gây sức ép lạm phát cho nền kinh tế. Đây cũng là một nguồn vốn
quan trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội.
Nhược điểm: - Gánh nặng nợ nần
- Nền kinh tế trở nên bị phụ thuộc vào nước ngoài.
=> Đã đi vay thì phải chấp nhận rủi ro.
3/ Sử dụng dự trữ ngoại tệ:
Sử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ của quốc gia( bao gồm ngoại tệ mạnh và vàng) để
bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước
Đây là biện pháp nếu dự trữ hợp lý có thể giúp quốc gia tránh được khủng hoảng.

Tuy nhiên điều này sẽ không khả thi nếu khu vực tư nhân cho rằng nguồn dự trữ
ngoại tệ của quốc gia hết sức mỏng mảnh, thì sự mất niềm tin vào khả năng mà
chính phủ có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối có thể dẫn đến một dòng vốn ồ
ạt chảy ra thế giới bên ngoài, làm cho đồng nội tệ giảm mạnh giá và làm tăng sức
ép lạm phát.
4/ Phát hành tiền:
Ưu điểm: nhu cầu bù tiền được đáp ứng một cách nhanh chóng, không phải trả lãi,
không phải gánh thêm các gánh nặng nợ nần.
Nhược điểm: Làm cho cung tiền vượt cầu tiền. Nó đẩy cho việc lạm phát trở nên
không thể kiểm soát nổi.
Tóm lại: Không một giải pháp nào chỉ có toàn ưu điểm và cũng không tồn tại
giải pháp nào thuần túy là nhược điểm. Do vậy cần phối hợp sử dụng đồng
thời các giải pháp với những “liều lượng” hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn
phát triển và bối cảnh nền kinh tế nhằm phát huy tối đa tác dụng của mỗi giải
pháp.
KẾT LUẬN
Thâm hụt ngân sách nhà nước là một vấn đề đau đầu của mỗi quốc gia,
trong đó có Việt Nam. Thâm hụt NSNN chính là nguyên nhân gây nên tác động
tiêu cực tới đời sống người dân và làm mất cân bằng vĩ mô nền kinh tế: thoái lui
đầu tư, thâm hụt cán cân thương mại, Bên cạnh đó, nó còn có một mối liên quan
chặt chẽ đến hiện tượng lạm phát. Do đó, việc nghiên cứu kỹ về Thâm hụt NSNN
là hết sức cần thiết
NSNN là một công cụ điều tiết vĩ mô rất hiệu quả và quan trọng. Thông qua
đó mà Nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình như điều tiết hướng
dẫn thị trường, định hướng đầu tư, đảm bảo công bằng xó hội, ổn định và tăng
trưởng kinh tế.
Thực tế trong những năm gần đây, mức độ thâm hụt NSNN ở Việt Nam
đang ở mức đáng báo động và có phần cao hơn so với các nước trong khu vực.
Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế ở nước ta, đặc biệt
sau một thời gian dài phải hứng chịu sự tàn phá của chiến tranh.

Có nhiều giải pháp cho vấn đề thâm hụt ngân sách như: Biện pháp tăng thu
giảm chi, vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài, sử dụng dự trữ ngoại tệ, phát
hành tiền; song mỗi giải pháp đều có những tác dụng phụ đến nền kinh tế. Để khắc
phục tình trạng thâm hụt NSNN cần phải kết hợp nhiều biện pháp với mức độ
thích hợp. Điều này đòi hỏi nghệ thuật quản lý vĩ mô sao cho vừa hạn chế và trung
hòa các mặt tiêu cực, đẩy mạnh mặt tích cực nhằm hạn chế những tác động xấu
đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
D. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Nhân tố nào ko gây ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước:
a) GDP bình quân đầu người
b) Mức nhập khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên
c) Tỉ suất doanh lợi của nên kinh tế
d) Mức độ trang trài các khoản chi phí của nhà nước
Đáp án: B
2. Các giải pháp để tài trợ thâm hụt Ngân sách Nhà nước bao gồm:
a) Tăng thuế, tăng phát hành trái phiếu Chính phủ và Tín phiếu Kho bạc.
b) Phát hành tiền, tăng thuế thu nhập cá nhân và phát hành trái phiếu Chính
phủ.
c) Tăng thuế, phát hành tiền và trái phiếu Chính phủ để vay tiền dân cư.
d) Tăng thuế, tăng phát hành tiền và vay nợ nước ngoài.
e) Không có giải pháp nào trên đây.
Đáp án: C
3. Trong các giải pháp nhằm khắc phục thâm hụt Ngân sách Nhà nước dưới
đây, giải pháp nào sẽ có ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ?
a) Phát hành thêm tiền mặt vào lưu thông.
b) Vay dân cư trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ và Tín
phiếu Kho bạc.
c) Phát hành trái phiếu Quốc tế.
d) Phát hành và bán trái phiếu Chính phủ cho các Ngân hàng Thương mại.
e) Cả A và D

Đáp án : A và D
4. Giải pháp bù đắp thâm hụt Ngân sách Nhà nước có chi phí cơ hội thấp
nhất là:
a) Chỉ cần phát hành thêm tiền mặt vào lưu thông.
b) Vay tiền của dân cư.
c) Chỉ cần tăng thuế, đặc biệt thuế thu nhập doanh nghiệp.
d) Chỉ cần ăng thuế, đặc biệt là thuế Xuất – Nhập khẩu.
Đáp án: B
5. Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đối với nền kinh tế thông qua sự tác
động tới
a) Lãi suất thị trường
b) Tổng tiết kiệm quốc gia
c) Đầu tư và cán cân thương mại quốc tế
d) Cả a,b,c
Đáp án : D
6. Nhân tố nào sau đây làm giảm thu ngân sách nhà nước:
a) GDP bình quân đầu người tăng
b) Tỷ suất doanh lợi của nền kinh tế tăng
c) Mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước giảm đi
d) Khả năng xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên tăng
Đáp án : C
7. Bội chi ngân sách nhà nước xảy ra khi:
a) Thu ngân sách nhà nước không đủ bù đắp các khoản chi ngân sách trong
một thời gian nhất định
b) Mọi người nộp thuế muộn khiến cho nhà nước không đủ tiền trang
trải cho các khoản chi cần thiết
c) Ngân sách thu vào vượt quá giới hạn cho phép
d) Nhà nước chưa có chính sách chi ngân sách thoả đáng khiến cho quỹ ngân
sách bị thất thoát
Đáp án : A

8. Trong các biện pháp để khắc phục tình trạng bội chi ngân sách nhà nước,
biện pháp nào dễ gây lạm phát nhất:
a) Phát hành trái phiếu quốc tế
b) Phát hành tiền
c) Vay tiền từ dân cư
d) Tăng thuế
Đáp án : B
9. Khoản thu nào dưới đây chiếm tỉ trọng lớn nhất trong thu NSNN ở Việt
Nam
a) Thuê
b) lệ phí
c) Phí
d) Sở hữu tài sản DNNN
Đáp án: D

×