i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN NGỌC TUẤN
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
RỪNG TRỒNG SA MỘC (Cunninghamia lanceota Hook)
TẠI HUYỆN HOÀNG SU PHÌ TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm học
Thái Nguyên - 2016
ii
MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................II
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................V
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................VI
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................................................................................3
4. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH...................................................................................................................3
4.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu..........................................................................................................3
4.2. Thời gian nghiên cứu.........................................................................................................................3
CHƯƠNG II...................................................................................................23
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................23
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..............................................................................................................................23
2.1.1. Đánh giá thực trạng trồng rừng Sa mộc tại huyện Hoàng Su Phì...............................................23
2.1.2. Đánh giá sinh trưởng và chất lượng rừng trồng Sa mộc tại địa bàn nghiên cứu.......................23
2.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách và thị trường tới phát triển rừng trồng Sa mộc tại địa
phương...................................................................................................................................................23
2.1.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của trồng rừng Sa mộc...................................23
2.1.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trồng rừng Sa mộc tại địa phương..........................23
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................................................................24
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................32
- Hạt giống phải lấy giống ở rừng giống chuyển hóa đã được công nhận. Những cây được chọn giống phải đủ
từ 10 năm trở lên. Hạt giống đảm bảo tiêu chuẩn có độ sạch 85-95%, mỗi kg hạt có từ 120.000 đến 150.000
hạt, tỷ lệ nảy mầm trên 30-40%......................................................................................................................37
- Nơi dốc trên 25o phát băng theo đường đồng mức, băng chừa rộng 1m, băng phát để trồng rộng 1,5-2m
song song với đường đồng mức, thực bì phát sạch, dọn xếp vào băng chừa. Trên băng để lại những cây có
giá trị kinh tế, cây gỗ có mục đích. Xử lý thực bì xong trước khi trồng 1 tháng...............................................38
3.4.3. Hiệu quả xã hội.............................................................................................................................56
1.1.1.2. Mục tiêu trồng rừng Sa mộc..............................................................................................................64
1.4.3. Hiệu quả xã hội.............................................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................68
II. Tiếng Anh...........................................................................................................................................70
iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
D1.3 max:
Giá trị đường kính thân cây tại vị trí 1,3m lớn nhất
D1.3 min:
Giá trị đường kính thân cây tại vị trí 1,3m nhỏ nhất
D1.3:
Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m
FAO:
Tổ chức nông lương quốc tế
Hvn min:
Giá trị chiều cao vút ngọn nhỏ nhất
Hvn max:
Giá trị chiều cao vút ngọn lớn nhất
Hvn:
Chiều cao vút ngọn
M:
Mật độ
NĐ- CP:
Nghị định của chính phủ
iv
NQ - HĐND:
Nghị quyết hội đồng nhân dân
OTC:
Ô tiêu chuẩn
QĐ- TTg:
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
QĐ:
Quyết định
RSX:
Rừng sản xuất
UBND:
Ủy ban nhân dân
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Biểu 2.1:
Biểu 2.2:
Biểu điều tra đánh giá sinh trưởng
Biểu điều tra đánh giá độ dốc và thành phần cơ giới
đất
30
30
Biểu 2.3:
Biểu điều tra, đánh giá độ tàn che và độ che phủ
31
Bảng 2.4:
Thang điểm độ dốc và thành phần cơ giới đất
32
Bảng 2.5:
Thang điểm về độ tàn che và độ che phủ của rừng
trồng Sa mộc
32
Bảng 2.6:
Tổng hợp điểm cấp phòng hộ rừng trồng
32
Bảng 3.1:
Nguồn vốn đầu tư trồng rừng ở huyện Hoàng Su Phì
38
Bảng 3.2:
Bảng 3.3:
Bảng 3.4:
Biện pháp kỹ thuật lâm sinh được áp dụng trong các
mô hình
Sinh trưởng về đường kính, chiều cao của Sa mộc tại
khu vực nghiên cứu
Sinh trưởng về đường kính, chiều cao bình quân từng
năm của Sa mộc tại khu vực nghiên cứu
40
46
48
Bảng 3.5:
Cấp độ phòng hộ của Sa mộc
52
Bảng 3.6:
Trữ lượng của Sa mộc ở 2 độ tuổi
54
Bảng 3.7:
Chi phí sản xuất cho 1 ha Sa mộc ( 1000đ )
56
Bảng 3.8:
Lợi nhuận kinh tế từ 1 ha Sa mộc Bán theo m3
57
Bảng 3.9:
Lợi nhuận kinh tế từ 1 ha Sa mộc bán theo cây
58
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1:
Bản đồ hành chính huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang
22
Hình 2.1:
Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài
27
Bảng 3.1:
Mô hình trồng rừng cây Sa mộc tại xã Nậm Dịch huyện
Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang
50
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay cả nước có 10.304.816 ha là rừng tự nhiên trong đó rừng tự
nhiên là rừng sản xuất là 4.097.041ha [1]. Những năm trước đây do kế hoạch
sản lượng khai thác lớn nên rừng tự nhiên đã bị khai thác quá mức làm cho
chất lượng rừng bị suy thoái. Hiện nay chất lượng rừng sản xuất là rừng tự
nhiên rất thấp, diện tích rừng giàu và trung bình chỉ chiếm khoảng 8%, trong
khi đó trạng thái rừng phục hồi, rừng chưa có trữ lượng chiếm khoảng 61%
diện tích có rừng tự nhiên của cả nước. Trong khi đó, nhu cầu của người dân
địa phương đặc biệt là người dân miền núi về gỗ từ rừng tự nhiên để làm nhà,
đồ mộc dân dụng rất lớn, do vậy hiện nay người dân vẫn khai thác gỗ rừng tự
nhiên để sử dụng, nhưng Nhà nước không kiểm soát được. Đa số các chủ
rừng nhà nước được giao kế hoạch khai thác rừng không có sự phối kết hợp
với chính quyền địa phương trong việc kiểm tra giám sát. Bên cạnh đó việc
thiếu các biện pháp đồng bộ, thiếu sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà
nước để ngăn chặn, kiểm soát gỗ và sản phẩm gỗ từ khi khai thác đến chế
biến và tiêu thụ cũng là một nguyên nhân dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng
tự nhiên trong những năm qua.
Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây
dựng "Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp" với mục tiêu phát triển lâm
nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; từng bước chuyển đổi
mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh
tranh. Từng bước đáp ứng nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu, góp phần xóa đói giảm nghèo cải thiện sinh kế…
Hiện nay công tác phát triển rừng kinh tế trên địa bàn Hà Giang nói
riêng v à các tỉnh miền núi phía bắc nói chung vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn
v à tồn tại, ảnh hưởng đến quá trình phát triển rừng kinh tế. Chưa có định
2
hướng phát triển và kế hoạch cụ thể. Việc xác định các mục tiêu và các yếu tố
kỹ thuật phù hợp cho khu vực còn chưa rõ ràng, từ đó dẫn đến chất lượng
rừng trồng còn thấp nên chưa thể mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Bên
cạnh đó, công tác lựa chọn loài cây cho một số rừng trồng chưa thật phù hợp
với thổ nhưỡng và tiểu vùng khí hậu dẫn đến rừng phát triển kém. Các cơ
quan chuyên môn chưa làm tốt công tác tư vấn cho người dân và nhà đầu tư
trong việc lựa chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và tiểu
vùng khí hậu của từng vùng sinh thái, dẫn đến nhiều diện tích rừng sau khi
trồng 3 – 5 năm không phát triển được, gây thiệt hại về kinh tế và giảm lòng
tin của các nhà đầu tư.
Cơ cấu cây trồng của rừng kinh tế chưa đa dạng, bên cạnh đó tình trạng
sử dụng đất của các hộ gia đình trong quá trình trồng rừng kinh tế còn manh
mún, nhỏ lẻ không theo quy hoạch. Tình trạng trồng rừng manh mún, nhỏ lẻ
không theo quy hoạch chung sẽ gây nhiều khó khăn cho quá trình khai thác
rừng sau này. Chế biến lâm sản trên địa bàn của tỉnh tuy phát triển nhưng chủ
yếu là tự phát, chưa bền vững, thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược; các
doanh nghiệp chế biến lâm sản chưa xây dựng được thương hiệu của các sản
phẩm từ rừng trồng.
Trong những năm qua công tác lâm nghiệp của tỉnh Hà Giang không
ngừng phát triển, diện tích rừng không ngừng tăng lên qua từng năm nâng độ
che phủ rừng từ 29,7% năm 1993 lên 54,3% năm 2014 chủ yếu được thực
hiện qua các chương trình, dự án như: Chương trình 327, Dự án 661, Dự án
phát triển nông thôn miền núi, Dự án chia sẻ, 135, Dự án DPPR, kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng.... hỗ trợ người dân trồng rừng, bảo vệ rừng. Trong đó 3
chương trình lớn hỗ trợ phát triển lâm nghiệp xuyên suốt giai đoạn là Chương
trình 327, dự án 661 và hiện nay là Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai
đoạn 2011-2020. Mặc dù vậy, nhìn chung hiệu quả của các chương trình, dự
án phục hồi và phát triển rừng còn hạn chế do chưa phát huy được hiệu quả
3
của các loại cây bản địa có ưu thế về điều kiện sinh thái. Chính vì vậy, để phát
triển lâm nghiệp một cách bền vững trên cơ sở yêu cầu phải lựa chọn cây
trồng phù hợp với những điều kiện thực tế tại địa phương, khắc phục được
những tồn tại hạn chế trong thực hiện công tác trồng rừng và góp phần nâng
cao giá trị cây bản địa cho mục đích trồng rừng, đề tài “Nghiên cứu thực
trạng phát triển rừng trồng Sa mộc (Cunninghamia lanceolata Hook) tại
huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang” được đề xuất thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ được thực trạng phát triển trồng rừng Sa mộc tại huyện Hoàng
Su Phì tỉnh Hà Giang.
- Xác định được các yếu tố thuận lợi và khó khăn đối với phát triển
trồng rừng Sa mộc tại khu vực nghiên cứu làm cơ sở đề xuất biện pháp phát
triển trồng rừng Sa mộc tại địa phương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trên rừng trồng Sa mộc thuần loài ở 2 tuổi:
+ Tuổi trung bình thường khai thác sử dụng 13 tuổi;
+ Tuổi khai thác gỗ lớn 21 tuổi.
- Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu hiện trạng trồng rừng, các chỉ tiêu sinh trưởng, hiệu
quả kinh tế, xã hội, môi trường, thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ Sa mộc và
ảnh hưởng của chính sách phát triển rừng trồng đến người dân của huyện
Hoàng Su Phì.
4. Địa điểm và thời gian tiến hành
4.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu
Xã Nậm Ty và xã Bản Péo, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
4.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 7 năm 2016.
4
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Để nâng cao năng suất và duy trì tính ổn định, bền vững của rừng trồng
kinh tế,nên các nhà khoa học ở các nước trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu
từ rất sớm, có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu điển hình thuộc các
chuyên đề sau đây:
1.1.1. Những nghiên cứu về lập địa
Tập hợp kết quả nghiên cứu ở các nước vùng nhiệt đới, tổ chức Nông
lương Quốc tế (FAO, 1984) đã chỉ ra rằng khả năng sinh trưởng của rừng
trồng, đặc biệt là rừng trồng nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất rõ vào bốn
nhân tố chủ yếu liên quan đến điều kiện lập địa là: 1) khí hậu, 2) địa hình, 3)
loại đất, 4) hiện trạng thực bì. Điển hình là các công tr ình nghiên cứu của
Laurie (1974), Julian Evans (1974 và 1992), Pandey (1983), Golcalves J.L.M
và cộng sự (2004) [33].
Khi nghiên cứu đặc điểm đất ở Châu Phi, Laurie, Lulian Evans (1974)
[31] cho rằng đất đai ở vùng nhiệt đới rất khác nhau về độ dầy tầng đất, cấu
trúc vật lý đất, hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng, phản ứng của đất (độ
pH) và nồng độ muối. Vì thế, khả năng sinh trưởng của rừng trồng trên các
loại đất ấy cũng khác nhau. Khi đánh giá khả năng sinh trưởng của loài Thông
P.patula ở Swaziland, Evans, J(1974) [31] đã chứng minh khả năng sinh
trưởng về chiều cao của loài cây này có quan hệ khá chặt (R=0.81) với các
yếu tố địa hình và đất đai thông qua phương trình tương quan:
Y= -18,75 + 0,0544x3 - 0,000022x32 + 0,0185x4 + 0,0449x5 + 0,5346x11.
Trong đó:
Y: Là chiều cao vút ngọn ở thời điểm 12 tuổi (m);
x3: Là độ cao so với mặt nước biển (m);
5
x4: Là độ dốc chênh lệch giữa đỉnh đồi và chân đồi (%);
x5: Là độ dốc tuyệt đối của nơi trồng rừng (%);
x11: Là độ phì của đất đã được xác định.
Thông qua một số công trình nghiên cứu trên cho thấy việc xác định
điều kiện lập địa phù hợp với từng loài cây trồng là rất cần thiết, đó là một
trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng rừng trồng.
1.1.2. Những nghiên cứu về giống
Giống là một vấn đề quan trọng bậc nhất để nâng cao năng suất rừng
trồng nên nhiều nước trên thế giới đã đi trước chúng ta nhiều năm về vấn đề
cải thiện giống cây rừng và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Bằng con
đường chọn lọc nhân tạo, Brazil đã chọn được giống Eucalyptus grandis đạt tới
55m3/ha/năm sau 7 năm trồng, ở Swaziland cũng đã chọn đựơc giống Pinus
patala sau 15 năm tuổi đạt 19m3/ha/năm (Pandey, 1983) [37]. Ở Zimbabwe
cũng đã chọn được giống E. grandis đạt từ 35-40m3/ha/năm, giống E. urophylla
đạt trung bình tới 55m3/ha/năm, có nơi lên đến 70m3/ha/năm (Campinhos và
Ikenmori, 1988) [30].
1.1.3. Những nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ
Mật độ trồng rừng ban đầu là một trong những biện pháp kỹ thuật lâm
sinh quan trọng có ảnh hưởng khá rõ đến năng suất rừng trồng. Vấn đề này đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu với nhiều loài cây khác nhau trên các dạng
lập địa khác nhau, điển hình như: Công trình nghiên cứu của Evans, J.(1992)
[32], tác giả đã bố trí 4 công thức mật độ trồng khác nhau (2985 ;1680 ;1075
và 750 cây/ha) cho Bạch đàn E.deglupta ở Papua New Guinea, số liệu thu
được sau 5 năm trồng cho thấy đường kính bình quân của các công thức thí
nghiệm tăng theo chiều giảm của mật độ, nhưng tổng tiết diện ngang (G) lại
tăng theo chiều tăng của mật độ, có nghĩa là rừng trồng ở mật độ thấp tuy tăng
trưởng về đường kính cao hơn nhưng trữ lượng gỗ cây đứng của rừng vẫn nhỏ
hơn những công thức trồng mật độ cao.
6
Như vậy, mật độ trồng ảnh hưởng khá rõ đến năng suất, chất lượng sản
phẩm và chu kỳ kinh doanh, vì thế cần phải căn cứ vào mục tiêu kinh doanh
cụ thể để xác định mật độ trồng cho thích hợp.
1.1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng và năng
suất rừng trồng
Bón phân cho cây trồng là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm
canh nhằm nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng đã được nhiều nhà khoa
học trên thế giới quan tâm, điển hình như công trình nghiên cứu của Mello
(1976) [36] ở Brazil cho thấy Bạch đàn (Eucalyptus) sinh trưởng khá tốt ở
công thức không bón phân, nếu bón NPK thì năng suất rừng trồng có thể tăng
lên trên 50%. Trong một công trình nghiên cứu khác ở South Africa của
Schonau (1985) [38] về vấn đề phân bón cho bạch đàn Eucalyptus grandis đã
cho thấy công thức bón 150gNPK/gốc với tỷ lệ N :P :K= 3 :2 :1 có thể nâng
chiều cao trung bình của rừng trồng lên gấp 2 lần sau năm thứ nhất;
Đối với Thông P. caribeae ở Colombia, Bolstad và cộng sự (1988) [29]
cũng đã tìm thấy một vài loại phân có phản ứng tích cực mang lại hiệu quả rõ
rệt cho rừng trồng như Potassium, Phosphate, Boron và Magnesium. Khi
nghiên cứu phân bón cho rừng Thông P. caribeae ở CuBa, Herrero và cộng sự
(1988) [34] cũng cho thấy bón Phosphate đã nâng sản lượng từ 56m3 lên
69m3/ha sau 13 năm trồng.
1.1.5. nghiên cứu về chính sách và thị trường
Hiệu quả của công tác trồng rừng sản xuất trong đó hiệu quả về kinh tế
là chủ yếu. Sản phẩm rừng trồng phải có được thị trường, phục vụ được cả
mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời phương thức canh tác phải
phù hợp với kiến thức bản địa và dễ áp dụng với người dân. Theo nghiên cứu
của Thomas Enters và Patrick B. Durst (2004) [39], để phát triển trồng rừng
sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài sự tập trung đầu tư về kinh tế và kỹ
thuật còn phải nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến chính sách và thị
7
trường.
Dựa trên việc phân tích và đánh giá tình hình thực tế trong những năm
qua Liu Jinlong (2004) [35] đã đưa ra một số công cụ chủ đạo khuyết khích tư
nhân phát triển trồng rừng như:
- Rừng và đất rừng cần được tư nhân hoá;
- Ký hợp đồng hoặc cho tư nhân thuê đất lâm nghiệp của nhà nước;
- Giảm thuế đánh vào các lâm sản;
- Đầu tư tái chính cho tư nhân trồng rừng;
- Phát triển quan hệ hợp tác giữa các công ty với người dân để phát
triển trồng rừng.
Các tác giả trên thế giới cũng quan tâm nhiều đến các hình thức khuyến
khích trồng rừng. Điển hình có những nghiên cứu của Ashadi và Nina
Mindawati (2004) [28] ở Indonesia... Qua những nghiên cứu của mình, các
tác giả cho biết hiện nay 3 vấn đề được xem là quan trọng, khuyến khích
người dân tham gia trồng rừng tại các quốc gia Đông Nam Á chính là:
- Quy định rõ ràng về quyền sử dụng đất;
- Quy định rõ đối tượng hưởng lợi từ trồng rừng;
- Nâng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật của người dân.
Tóm lại: Điểm qua những vấn đề nghiên cứu trên thế giới có liên quan
cho thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu khá sâu và công phu. Tuy các
công trình nghiên cứu ở các nước trên thế giới đã giải quyết khá đầy đủ các
vấn đề có liên quan, nhưng hầu hết các công trình được nghiên cứu trong
những hoàn cảnh sinh thái và các điều kiện kinh tế kỹ thuật hết sức khác nhau
nên không thể ứng dụng một cách máy móc vào điều kiện cụ thể của nước ta
nói chung cũng như ở Hà Giang nói riêng.
1.2. Ở Việt Nam
Cho đến nay ngành lâm nghiệp nước ta đã có những đổi mới đáng kể.
Cùng với những đổi mới về công tác quản lý, các hoạt động nghiên cứu khoa
8
học về xây dựng và phát triển rừng cũng được quan tâm. Các chương trình dự
án trồng rừng với quy mô lớn được thực hiện trên khắp cả nước với nhiều mô
hình rừng trồng sản xuất được thử nghiệm và phát triển, nhiều biện pháp kỹ
thuật đã được đúc rút và xây dựng quy trình, quy phạm phục vụ đắc lực cho
công tác trồng rừng, trong đó có trồng rừng sản xuất. Có thể kể đến một số
công trình nghiên cứu, đánh giá liên quan tới trồng rừng ở nước ta thuộc các
lĩnh vực sau đây:
1.2.1. Nghiên cứu về lập địa
Việc xác định điều kiện lập địa thích hợp cho các loài cây trồng ở nước
ta trong những năm gần đây đã được chú ý và đã được đề cập đến ở các mức
độ khác nhau, nổi bật nhất là công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng
sự (1994) [2], khi đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng Đông
Nam Bộ các tác giả căn cứ vào 3 nội dung cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau là đơn vị sử dụng đất, tiềm năng sản xuất của đất và độ thích hợp của
cây trồng. Khi nghiên cứu tiêu chuẩn phân chia lập địa cho rừng trồng công
nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam, Ngô Đình Quế và cộng sự
(2001) [11] cũng đã nhận định có 4 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng
sinh trưởng của rừng trồng công nghiệp, bao gồm: 1) đá mẹ và các loại đất; 2)
độ dày tầng đất và tỷ lệ đá lẫn; 3) độ dốc; 4) thảm thực vật chỉ thị. Khi nghiên
cứu đánh giá đất lâm nghiệp cấp xã để phục vụ trồng rừng, Đỗ Đình Sâm và
cộng sự (2003) [3] cũng đã xây dựng được bộ tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá
gồm 6 tiêu chí và 24 chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên và 5 tiêu chí về điều kiện
kinh tế xã hội;
Khi đánh giá năng suất rừng trồng Bạch đàn (E.urophylla) trên 3 loại đất
khác nhau ở khu vực Tây Nguyên, Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2004) [17]
đã chỉ ra rằng mặc dù cũng đã được áp dụng các biện pháp thâm canh như
nhau, nhưng trên đất xám granis ở An Khê và K’Bang rừng trồng Europhylla
9
sau 4-5 năm tuổi có thể đạt từ 20-24m 3/ha/năm, nhưng trên đất nâu đỏ phát
triển trên đá macma acid ở Mang Yang sau 6 năm tuổi chỉ đạt 12m 3/ha/năm,
trên đất đỏ bazal thoái hoá ở Pleiku sau 4 năm tuổi cũng chỉ đạt 11m3/ha/năm.
Như vậy, xác định điều kiện lập địa thích hợp cho trồng rừng nói chung là
một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng để nâng cao năng suất rừng trồng.
1.2.2. Nghiên cứu về giống
Công tác giống cây rừng trong những năm gần đây phục vụ cho sản
xuất trên phạm vi cả nước đã đạt được những kết quả rõ rệt, điển hình là
những công trình trong nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên cứu giống cây
rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Đặc biệt là những công
trình nghiên cứu của các tác giả Lê Đình Khả (1999) [6], Nguyễn Hoàng
Nghĩa (2001) [14] đã nghiên cứu tuyển chọn các dòng Keo lai tự nhiên, Bạch
đàn có năng suất cao và khả năng kháng bệnh. Hơn nữa, đã lai giống nhân tạo
thành công cho các loài Keo và Bạch đàn, kết quả đã chọn tạo ra các dòng lai
có khả năng sinh trưởng gấp từ 1.5-2.5 lần các giống bố mẹ, năng xuất rừng
trồng thử nghiệm ở một số vùng đạt từ 20-30m 3/ha/năm, có nơi đạt tới
40m3/ha/năm;
Qua nhiều năm nghiên cứu, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã
tổng hợp và đề xuất được 100 loài cây bản địa phục vụ các chương trình trồng
rừng, trong đó có nhiều loài đã được đưa và sản xuất đại trà và có quy mô lớn
như: Quế, Mỡ, trẩu, Sở, Thông đuôi ngựa, Samu... nhiều loài khác với quy
mô nhỏ hơn như Lim xẹt, Lát hoa, Giổi xanh, Dó giấy... (Viện KHLN Việt
Nam, 2002) [21];
Trong khoảng 10 năm trở lại đây công tác nghiên cứu giống cây rừng ở
nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhiều giống TBKT và giống
quốc gia đã được công nhận, khả năng sinh trưởng của các giống này vượt
trội từ 50-100% về thể tích so với các giống bố mẹ. Đặc biệt, gần đây nhiều
10
tác giả đã đi sâu chọn giống theo hướng chất lượng. Trên cơ sở các giống có
khả năng sinh trưởng nhanh, các tác giả tiếp tục chọn giống theo hướng kháng
bệnh, điển hình là công trình nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nghĩa (2000)
[13] đã chọn được 2 dòng Bạch đàn là MS16 và MS23 và đã được công nhận
là giống TBKT. Song song với việc chọn giống, các nhà khoa học cũng đã
nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính nhằm duy trì đặc điểm
phẩm chất của cây mẹ đã lựa chọn phục vụ sản xuất có hiệu quả hơn;
Hiện nay hầu hết các vùng kinh tế trọng điểm đều có vườn ươm công
nghiệp với quy mô sản xuất hàng triệu cây một năm. Những thành công trong
công tác nghiên cứu giống cây rừng đã tạo những điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển rừng trồng sản xuất ở nước ta trong những năm qua. Tuy nhiên,
những giống cây mới có năng suất cao chủ yếu được thử nghiệm và phát triển
chủ yếu ở một số tỉnh của các vùng như Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam
Trung Bộ và Tây Nguyên. Đối với vùng núi phía Bắc, trong đó có Hà Giang
mới chỉ được phát triển trong phạm vi hẹp. Vì vậy, đưa nhanh những giống
mới và kỹ thuật nhân giống vô tính vào sản xuất là rất cần thiết nhằm nâng cao
năng suất và hiệu quả công tác trồng rừng, thu hút nhiều thành phần kinh tế vào
xây dựng rừng. Đây cũng là mong muốn và là chủ trương của chính quyền địa
phương các cấp ở Hà Giang nói riêng và cả nước ta nói chung.
1.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp làm đất
Trong những năm gần đây, việc áp dụng cơ giới trong trồng rừng, nhất
là trồng rừng công nghiệp đã được các nhà lâm học quan tâm, điển hình là
công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001) [4], thông qua thí
nghiệm cày ngầm để trồng Bạch đàn uro trên đất thoái hoá ở Phù Ninh (Phú
Thọ), tác giả cho thấy năng suất của rừng Bạch đàn được trồng trên đất cày
ngầm cao hơn nhiều so với nơi làm đất bằng thủ công, sau 8 tuổi ở nơi làm
đất bằng cày ngầm trữ lượng cây đứng của Bạch đàn uro có thể đạt
11
16m3/ha/năm, nhưng nơi làm đất bằng thủ công chỉ đạt 5m 3/ha/năm. Ngược
lại, trên đất dốc chưa bị thoái hoá ở Đông Nam Bộ, Phạm Thế Dũng và cộng
sự (2005) [19] đã thử nghiệm 2 phương pháp làm đất thủ công và cơ giới để
trồng rừng Keo lai, kết quả cho thấy khả năng sinh trưởng của Keo lai ở
phương pháp làm đất thủ công lại tốt hơn phương pháp làm đất cơ giới, sau 3
năm tuổi ở công thức làm đất cơ giới chỉ đạt từ 8,74 - 8,87 cm về đường kính
và 9,82 - 9,92 m về chiều cao, nhưng ở công thức làm đất thủ công lại đạt với
các trị số tương ứng là 9,40 - 10,38 cm và 11,33-11,71 m. Tác giả có nhận xét
rằng trên đất dốc còn tơi xốp, sử dụng cơ giới để xử lý thực bì, san ủi gốc cây
và cày toàn diện sẽ làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi và thúc đẩy quá trình
thoái hoá nhanh hơn. Vì vậy, phải tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai và địa hình
để xác định phương pháp làm đất thích hợp.
1.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất rừng trồng
Bón phân cho cây rừng cũng là một trong những biện pháp thâm canh ở
nước ta đã được áp dụng trong khoảng 10-15 năm trở lại đây, bón phân nhằm
bổ sung dinh dưỡng cho đất và hỗ trợ cho cây trồng sinh trưởng nhanh trong
giai đoạn đầu. Đặc biệt, bón phân chuồng không những cải thiện được hoá
tính mà còn cải thiện được lý tính của đất, nổi bật là công trình bón phân cho
Keo lai ở Cẩm Quỳ (Ba vì-Hà Tây cũ) của Lê Đình Khả và cộng sự (1999)
[6]. Ngày nay do nguồn phân hữu cơ có hạn, để bón cho rừng trồng thông
thường là các loại phân khoáng tổng hợp như NPK, supe lân hoặc phân vi
sinh hữu cơ... và thường được dùng để bón lót và bón thúc cho rừng trồng
trong từ 1-2 năm đầu, có thể điểm qua một số công trình nổi bật nhất trong
thời gian gần đây như công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm (2001) [4], tác
giả đã bố trí 14 công thức phân khác nhau cho Keo lai trồng trên đất phù sa cổ
ở Đông Nam Bộ, sau 2 năm tuổi kết quả cho thấy Keo lai sinh trưởng tốt nhất
ở những công thức bón từ 150 - 200g NPK kết hợp với 100g phân vi sinh, trữ
12
lượng cây đứng có thể đạt tới 26m 3/ha/năm. Tiếp theo là công trình nghiên
cứu của Nguyễn Đình Hải (2003) [12] đã bố trí 8 công thức thí nghiệm bón
lót khác nhau cho 3 giống Thông Caribeae (P. caribaea var bahamensis -1167;
P.caribaea var hondurensis-1160 Và P. caribaea var hondurensis - giống Đại Lải)
trên đất nghèo xấu ở Cẩm Quỳ (Ba Vì-Hà Tây cũ), kết quả thí nghiệm cho
thấy sau từ 14-36 tháng tuổi cả 3 giống Thông trên đều sinh trưởng tốt ở công
thức bón phân 200gP205/gốc. Ngô Đình Quế và cộng sự (2004) [10] đã tập
hợp các công trình nghiên cứu trước đây và nghiên cứu bổ xung đã xây dựng
được quy phạm kỹ thuật bón phân cho 4 loài cây chủ yếu là Keo lai, Bạch đàn
uro, Thông nhựa và Dầu nước. Ngoài ra, Lê Quốc Huy (2002) [7] cũng đã
nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chế biến chế phẩm Rhizobium cho Keo lai,
Keo tai tượng trong vườn ươm và rừng non nhằm nâng cao chất lượng cây
con và năng suất rừng trồng;
Gần đây nhất là công trình “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công
nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu” của Nguyễn Huy Sơn
(2006) [16] đã xây dựng thí nghiệm trồng rừng thâm canh Keo lai ở Đồng Hỷ
- Thái Nguyên trong đó có thí nghiệm bón lót và bón thúc năm thứ 2 gồm:
100g NPK(5:10:3) + 400g VS+50g vôi bột/gốc, dự đoán sau 7-8 năm có thể
đạt từ 25-30m3/ha/năm. Cũng ở Đồng Hỷ - Thái Nguyên với một số loài Bạch
đàn bón: 200g NPK(5:10:3) + 100VS + 50g vôi bột/hố, dự đoán sau 7-8 năm
tuổi có thể đạt 25- 30m3/ha/năm.
Như vậy, bón phân cho rừng trồng là một trong những biện pháp kỹ
thuật thâm canh đã được tập trung nghiên cứu nhiều, hầu hết các tác giả đều
thống nhất rằng phân bón có ảnh hưởng khá rõ rệt đến khả năng sinh trưởng
của các loài cây trồng, nhất là các loài cây trồng rừng nguyên liệu công
nghiệp. Tuy nhiên, mỗi loài cây trên mỗi dạng lập địa có nhu cầu phân bón
khác nhau.
13
1.2.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến năng suất rừng trồng
Mật độ là một trong những yếu tố quyết định năng suất của rừng trồng,
Mật độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng, nhưng mật độ
thấp sẽ lãng phí đất, phải tốn công chăm sóc và diệt cỏ dại. Hơn nữa, mật độ
thấp cành nhánh phát triển mạnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng gỗ nguyên liệu.
Mật độ trồng ban đầu như thế nào thì có hiệu quả nhất? Vấn đề này phải căn
cứ vào mục đích trồng rừng, đồng thời tuỳ thuộc vào lập địa nơi gây trồng.
Tuy nhiên, vấn đề này ở trong nước vẫn còn ít các công trình nghiên cứu, theo
kinh nghiệm ở một số công ty trồng rừng nguyên liệu hiện nay thường trồng
từ 1660-2500 cây/ha đối với các loài cây mọc nhanh và trung bình, mật độ
này đã phải là tối ưu chưa? Câu hỏi này vẫn chưa có câu trả lời một cách có
khoa học;
Quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh cung cấp nguyên liệu giấy ở
các tỉnh miền núi phía Bắc đã quy định cho một số loài Thông, Keo lá to và
Bồ Đề mật độ trồng từ l200 - l500cây/ha, Bạch đàn là l000 cây/ha, quy trình
trồng rừng thâm canh Bạch đàn E.urophylla cũng quy định mật độ trồng từ
1110 - l660 cây/ha. Quy phạm kỹ thuật trồng rừng Tếch quy định trồng thuần
loài từ 200 - 2500 cây/ha, trồng xen có thể trồng từ l000 - l250cây/ha (Vụ
KHCN&CLSP) (2001) [26]. Tuy các quy trình quy phạm trên đây đã quy
định các loại mật độ cụ thể cho một số loại rừng trồng thâm canh, nhưng cũng
chỉ mang tính chất tạm thời, nó còn phụ thuộc rất nhiều vào từng loại đất và
từng loại giống mới đã được cải thiện và bổ sung;...
Để xác định mật độ trồng thích hợp trên loại đất Feralit phát triển trên
phiến thạch sét ở khu vực Bắc Trung Bộ là công trình “Nghiên cứu các giải
pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu” của
Nguyễn Huy Sơn (2006) [16] đã bố trí thí nghiệm 3 loại mật độ: l330 cây/ha
(3x2,5m); l660 cây/ha (3x2m) và 2500 cây/ha (2x2m), giống hỗn hợp của các
14
dòng Keo lai BV5; BV10 và BV33, nhân giống bằng phương pháp giâm hom.
Qua thống kê sau 1 năm trồng tỷ lệ sống khá cao, đạt từ 98% - 100%, sau 2
năm tỷ lệ sống ở các công thức thí nghiệm đều giảm những vẫn đạt từ
91,67%- 93,52%. Cũng nghiên cứu vê mật độ trồng rừng với mục tiêu nguyên
liệu dăm giấy, Nguyễn Huy Sơn (2006) [16] đã bố trí thí nghiệm mật độ trên
đất phù sa cổ tại Đồng Nơ (Bình Phước) gồm 3 công thức: 1.100 cây/ha
(3x3m), l660 cây/ha (3x2m), 2220 cây/ha (3xl,5m), cây con được nhân giống
bằng phương pháp giâm hom hỗn hợp của các dòng TB03 và TB12 với tỷ lệ
1:1:1:1. Xử lý thực bì và làm đất băng phương pháp cơ giới, cày toàn diện sâu
25cm, cày rạch hàng sâu 40cm, bón lót đồng nhất 200g NPK+100g vi sinh.
Sau 24 tháng tuổi tỷ lệ sống giữa các công thức mật độ biến động từ 86,4697,90%. Cao nhất ở mật độ 1.100 cây/ha và giảm dần theo chiều tăng của mật
độ, thấp nhất ở mật độ 2.220 cây/ha. Khả năng sinh trưởng đường kính và
chiều cao giữa các công thức mật độ sau 24 tháng tuổi đã khác nhau rõ rệt
(Ft>F05), cao nhất ở mật độ 1.100 cây/ha với đường kính đạt 7,72cm, chiều
cao 8,79m, tiếp theo là mật độ 1.660 cây/ha có các trị số tương ứng là 6,46cm
và 7,40m, thấp nhất là mật độ 2.220 cây/ha có các trị số tương ứng là 5,58cm
và 7,12m. Như vậy, mật độ có ảnh hưởng khá rõ đến khả năng sinh trưởng và
năng suất rừng trồng.
1.2.6. Nghiên cứu về chính sách, kinh tế và thị trường
Cùng với đổi mới chiến lược phát triển lâm nghiệp, chính phủ đã ban
hành hàng loạt cách chính sách về quản lý rừng như Luật đất đai, Luật bảo vệ
và Phát triển rừng, các nghị định 01/CP [8], 163CP [9] về giao đất và cho thuê
đất lâm nghiệp; các chính sách về đầu tư tín dụng như luật khuyến khích đầu
tư trong nước, nghị định 43/1999/NĐ-CP, nghị định 50/1999/NĐ-CP, tín
dụng ưu đãi, tín dụng thương mại, chính sách thuế, chính sách hưởng lợi các
chính sách trên đã có tác động mạnh tới phát triển sản xuất lâm nghiệp, đặc
15
biệt là trồng rừng sản xuất;
Đánh giá hiệu quả giao đất giao rừng ở Thanh Hoá, Võ Nguyên Huân
(1997) [25] đã xác định được các loại hình sản xuất và đưa ra các giải pháp
nhằm phát huy nội lực của chủ rừng trong sử dụng và quản lý rừng bền vững.
Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra những khó khăn và hạn chế của chính sách
giao đất khoán rừng đồng thời đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả giao đất và khoán bảo vệ rừng;
Nghiên cứu rà soát các chính sách liên quan đến rừng như chính sách
về đất đai, đầu tư tín dụng. Phạm Xuân Phương (2003) [20] cũng đã chỉ rõ
các chủ trương và chính sách là rất kịp thời và có ý nghĩa, nhưng trong quá
trình triển khai còn nhiều bất cập. Đánh giá thực trạng trồng rừng nguyên liệu
phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trong thời gian qua Nguyễn xuân
Quát và cộng sự (2003) [18] đã nêu ra được những khó khăn, thuận lợi của
công tác trồng rừng phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản;
Trong nghiên cứu về thị trường lâm sản rừng trồng miền núi phía Bắc,
Võ Đại Hải (2004; 2005a, 2005b) [22; 23; 24] đã chỉ ra rằng, để phát triển thị
trường lâm sản rừng trồng cần phát triển công nghệ chế biến lâm sản cũng như
hình thành được những phương thức kinh doanh liên kết giữa người dân và các
xí nghiệp lâm nghiệp;
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng thâm canh Keo lai
của Đoàn Hoài Nam (2006) [5] ở một số vùng sản xuất kinh tế lâm nghiệp
như Bình Dương, Quảng Trị, Gia Lai, Thái Nguyên, kết quả cho thấy tỷ xuất
thu hồi vốn nội bộ IRR nằm trong khoảng từ 2,56- 3,23%, như vậy IRR tính
toán được ở các tỉnh lớn hơn 3 lần lãi suất vay đầu tư ưu đãi (5,4%), như vậy,
việc kinh doanh rừng trồng Keo lai ở địa bàn nghiên cứu là có lãi.
1.3. Một số thông tin về cây Sa mộc
Loài Sa mộc có tên khoa học là Cunninghamia lanceolata, thuộc họ
Bụt mọc (Taxodiaceae) phân bố tự nhiên ở miền trung và miền nam Trung
16
Quốc. Phân bố tự nhiên ở vùng có lượng mưa hàng năm trên 1500 mm, mùa
khô hơn 3 tháng độ ẩm tương đối hàng tháng trên 80%. Sa mộc là loài cây gỗ
lớn cao đến hơn 30 m đường kính có thể lên đến 200 cm. Thân tròn thẳng, vỏ
màu nâu hoặc xám, nứt dọc. Thích nghi với nơi khuất gió nhiều sương mù, là
loài cây ưa sáng, ưa đất pha cát, sâu mát, tơi xốp, thoát nước, nhiều mùn, hơi
chua (pH: 4,5 - 6,5);
Rừng trồng thuần loài cùng tuổi là đối tượng chính trong đợt nghiên
cứu này. Mặt khác Sa mộc là loài cây mọc nhanh nhất là 20 năm đầu. Có hai
nhịp điệu sinh trưởng trong năm, nhịp mùa xuân thường vào tháng 5-6, nhịp
mùa thu thường vào tháng 9-10. Cây bốn tuổi bắt đầu cho quả nón.
Sa mộc phân bố tự nhiên ở vùng có lượng mưa hàng năm trên 1500
mm, mùa khô hơn ba tháng độ ẩm tương đối hàng tháng trên 80%, nhiệt độ
trung bình tháng nóng nhất là 26 - 30 0C, tháng lạnh nhất từ 0 - 15 0C, nhiệt độ
thấp nhất tuyệt đối - 170C, nhiệt độ trung bình năm 15 - 230C. Thích hợp nơi
khuất gió, nhiều sương mù. Là loài cây ưu sáng, ưa đất pha cát, sâu mát, tơi
xốp, thoát nước nhiều mùn, hơi chua (pH: 4,5 - 6,5) hình thành từ các loại đá
mẹ Granit, phiến thạch, điệp thạch, không sống được nơi đất kiềm hay mặn;
Sâu bệnh hại chủ yếu: bệnh khô lá do nấm Glomerella cingulata hoặc
Pseu do monas cunninghamiac. Sâu hai vạch Smanofus bufa ciatus đục thân
và sâu Polychrosis cunningha miacola đục nõn;
Sa mộc có hệ rễ nông. Rễ cái kém phát triển, rễ con tập trung ở tầng đất
mặt 10-60cm. Đường kính bộ rễ ở các tuổi thường lớn hơn đường kính tán lá.
Có thể trồng thuần loại ở các tỉnh biên giới phía bắc. Trồng bằng cây con một
tuổi rễ trần, hom, cành hoặc thân cụt;
Ở nước ta Sa mộc được trồng nhiều ở các tỉnh biên giới phía bắc như
Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, với tổng
diện tích lên đến hơn 10.000 ha;
Sa mộc là loài cây gỗ lớn, gỗ màu vàng nhạt, thơm, mềm, nhẹ (d =0,39)
17
rất có giá trị kinh tế, có tinh dầu thơm, có thớ thẳng, mịn dễ làm, khó
mối mọt, chịu được dưới đất ẩm;…
Có thể dùng Sa mộc để xây dựng nhà cửa, làm cột điện, tà vẹt, thùng
nước và bột giấy, nội thất, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến… hiện
nay Sa mộc rất được chú ý trong chương trình ở các tỉnh phía Bắc;
Có nhiều các phân chia cấp tuổi: Phân chia cấp tuổi tự nhiên, phân chia
cấp tuổi nhân tạo và phân chia cấp tuổi kinh doanh;
Để tổ chức các biện pháp kinh doanh rừng người ta thường phân chia
rừng theo cấp tuổi nhân tạo, nghĩa là phân chia 3, 5 hay 10 năm một cấp tuổi.
Phân chia cấp tuổi phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh và tốc độ sinh trưởng
của cây. Việc phân chia cấp tuổi có ý nghĩa lớn trong tính lượng khai thác và
đề xuất giải pháp tác động vào nó. Số năm trong một cấp tuổi phụ thuộc vào
từng loài cây nhưng không được quá lớn mà cũng không được quá nhỏ mà
phải dựa vào tốc độ sinh trưởng của cây mà định ra số năm trong một cấp tuổi
phù hợp nhất với mục đích kinh doanh và chu kỳ kinh doanh;
Dựa vào đặc điểm sinh trưởng của loài Sa mộc là loài sinh trưởng
nhanh nên kinh doanh gỗ lớn chu kỳ 20 - 25 năm. Vì vậy số năm trong một
cấp tuổi là 5 năm là phù hợp;
Sa mộc là cây gỗ lớn, thân tròn thẳng, tán lá hẹp, lá kim nhỏ, đầu lá
nhọn, cao trên 30 m, đường kính tại vị trí 1,3 m có thể tới trên 120 cm. Vỏ
nâu hoặc xám nâu, nứt dọc. Phân cành thấp, cành mọc vòng, thẳng góc với
thân, xếp thành nhiều tầng. Tán lá hẹp hình trụ. Lá hình ngọn giáo, dài 3-6
cm, rộng 3-5 mm; đầu nhọn, cứng; mép lá có răng cưa sắc. Dọc 2 bên gân
giữa phía mặt dưới lá có 2 dải phấn trắng, mặt trên có 2 rãnh song song mép
lá. Lá xếp xoắn ốc nhưng vặn ở cuống và cùng với cành làm thành mặt phẳng;
Nón đơn tính cùng gốc. Nón đực mọc cụm đầu cành. Nón cái mọc lẻ
hoặc gồm 2-3 chiếc mọc cụm đầu cành. Quả nón hình trứng tròn, cao 2,5-5
18
cm, đường kính 3-5 cm. Lá bắc dạng vẩy, hoá gỗ, bao phía ngoài vảy nón (lá
noãn); mỗi vảy nón mang 3 hạt. Hạt dẹt, có cánh mỏng bao quanh. Nón hình
thành vào tháng 3, chín vào tháng 10-11;
Rễ chính ít phát triển, rễ ăn nông, rễ bàng tập trung ở lớp đất mặt nhất
là khi nhỏ tuổi hệ rễ phân bố gần như ăn ngang;
Sa mộc ưa nơi khí hậu ôn hòa, ít tháng rét quá và cũng không có tháng
quá nóng. Thích hợp ở nhiệt độ trung bình năm từ 16 - 19 0C (có thể chịu được
nhiệt độ ở mức 0oC), lượng mưa năm 1400 - 1900 mm. Độ ẩm không khí của
các tháng trong năm trên 75%, vùng có nhiều sương mù và ánh sáng tán xạ;
Sa mộc ưa đất sâu ẩm, cát pha, thoát nước, mát thoáng, độ pH lớn hơn
5, nhiều mùn, còn mang tính chất đất rừng. Ưa đất phát triển trên đá phiến
thạch sét hoặc phiến thạch mica, đá vôi, đá macma các loại, có tầng dầy 0,7 0,8 m trở lên. Không thích hợp trên đất kiềm hoặc mặn;
Sa mộc là loài cây ưa sáng, lúc nhỏ cũng cần có bóng che, mọc khá
nhanh so với các loài cây lá kim khác;
Sa mộc tỉa cành tự nhiên rất tốt và tái sinh chồi cũng rất mạnh, có thể
kinh doanh rừng chồi liên tục 3 đến 4 thế hệ;
Sa mộc là loài cây có giá trị kinh tế cao, rất thích hợp trồng ở các tỉnh
biên giới phía bắc của nước ta. Nhưng đa số là trồng với mục đích kinh doanh
gỗ nhỏ, nếu những diện tích này được chuyển hóa thành rừng cung cấp gỗ lớn
thì giá trị kinh tế sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Việc kiểm định các mô hình chặt
chuyển hóa sẽ cho chúng ta biết các mô hình chặt chuyển hóa có đem lại hiệu
quả hay không, để từ đó có thể đưa ra quyết định là có áp dụng chặt chuyển
hóa vào trong thực tiễn với diện tích lớn hay không.
1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Hoàng Su Phì
1.4.1. Vị trí địa lý
Hoàng Su Phì là huyện biên giới phía tây của tỉnh Hà Giang nằm trên
19
thượng nguồn sông Chảy và sông Bạc, cách thành phố Hà Giang 100 km về
phía tây. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp huyện Xín Mần, phía đông
giáp huyện Vị Xuyên, phía đông nam và nam giáp các huyện Bắc
Quang, Quang Bình tỉnh Hà Giang;
Về địa giới hành chính: Toàn huyện có tổng số 193 thôn bản và 06 tổ
dân phố thuộc 24 xã và 1 thị trấn gồm: Bản Luốc, Bản Máy, Bản Nhùng, Bản
Péo, Bản Phùng, Chiến Phố, Đản Ván, Hồ Thầu, Nam Sơn, Nàng Đôn, Nậm
Dịch, Nậm Khòa, Nậm Ty, Ngàm Đăng Vài, Pố Lồ, Pờ Ly Ngài, Sán Xả
Hồ, Tả Sử Choóng, Tân Tiến, Thàng Tín, Thèn Chu Phìn,Thông Nguyên, Tụ
Nhân, Túng Sán, thị trấn Vinh Quang.
1.4.2. Điều kiện tự nhiên
Toàn bộ địa hình của huyện Hoàng Su Phì nằm trên lưu vực thượng
nguồn sông Chảy và sông Bạc, có kết cấu địa hình phức tạp chủ yếu là đồi núi
dốc bị nhiều con suối chia cắt nên giao thông đi lại khó khăn, vào mùa mưa
thường xảy ra lũ quét, lũ ống. Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên là
63.303,34 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 11.075 ha, đất lâm nghiệp:
26.427,2 ha, đất khác: 257,6 ha.