BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA- KHOA KINH TẾ
d&c
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI
HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY
GVHD : LÊ THÙY LINH
THỰC HIỆN : NHÓM 10
LỚP : CDTN13TH
Thanh Hóa, tháng 01 năm 2013
Tiểu luận Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương GVHD: Lê Thùy Linh
DANH SÁCH NHÓM
STT HỌ VÀ TÊN MSSV LỚP GHI CHÚ
1 Trần Thị Văn 11013793 CDTN13TH Nhóm trưởng
2 Nguyễn Thị Tuyết 11035273 CDTN13TH
3 Lê Thị Tuyết 11024633 CDTN13TH
4 Nguyễn Thị Vân 10003173 CDTN13TH
5 Nguyễn Thị Vân 11018223 CDTN13TH
6 Trịnh Thị Hằng Vân 11017153 CDTN13TH
7 Nguyễn Thị Vinh 11016703 CDTN13TH
8 Nguyễn Thị Xuyên 11019583 CDTN13TH
9 Đặng Thị Yến 11010643 CDTN13TH
10 Trần Thị Yến 11013523 CDTN13TH
11 Nguyễn Quốc Trung 11035723 CDTN13TH
Thực hiện: Nhóm 10 - Lớp: CDTN13TH
Tiểu luận Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương GVHD: Lê Thùy Linh
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Thực hiện: Nhóm 10 - Lớp: CDTN13TH
Tiểu luận Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương GVHD: Lê Thùy Linh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
BQLNH Tỷ giá bình quân liên ngân hàng
REER Tỷ giá thực hiệu quả
SWAP Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ
FED Cục dự trữ liên bang Mỹ
ECB Ngân hàng TƯ Châu Âu
L/C Thư tín dụng
Thực hiện: Nhóm 10 - Lớp: CDTN13TH
Tiểu luận Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương GVHD: Lê Thùy Linh
MỤC LỤC
DANH SÁCH NHÓM 2
2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2
MỤC LỤC 3
TÀI LIỆU THAM KHẢO 5
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
1.1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI 2
1.1.1: Định nghĩa Ngoại hối 2
1.1.2: Vai trò của ngoại hối 2
1.1.3: Mục đích của quản lý ngoại hối 3
1.1.4: Cơ chế quản lý ngoại hối 4
1.1.4.1: Cơ chế tự do ngoại hối: 4
1.1.4.2: Cơ chế quản lý: 4
1.1.5: Hoạt động ngoại hối của NHTW: 5
1.1.5.1: Hoạt động mua bán ngoại hối 5
1.1.5.2: Hoạt động quản lý ngoại hối 5
1.2: THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 6
1.2.1: Thị trường ngoại hối (The Foreign Exchange Market-FOREX): 6
1.2.2: Đặc điểm của thị trường ngoại hối: 6
1.2.3: Chức năng của thị trường ngoại hối: 6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 8
2.1: CƠ CHẾ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NHNN VIỆT NAM 8
2.2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY 9
Thực hiện: Nhóm 10 - Lớp: CDTN13TH
Tiểu luận Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương GVHD: Lê Thùy Linh
2.2.1: Vấn đề về tỷ giá trong quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam từ
năm 1995 đến nay 9
2.2.1.1: Vấn đề tỷ giá trong quản lý ngoại hối giai đoạn từ năm 1995 -
2008 9
2.2.1.2: Vấn đề tỷ giá trong quản lý ngoại hối giai đoạn từ năm 2008
đến nay 12
2.2.2: Nguyên nhân về tỷ giá trong quản lý ngoại hối của NHNN Việt
Nam từ năm 1995 đến nay 17
2.2.3: Quản lý quĩ dự trữ ngoại hối quốc gia 19
2.2.4: Quản lý quĩ dự trữ ngoại hối đối với các doanh nghiêp có vốn đầu
tư nước ngoài 20
2.2.5: Quản lý trạng thái ngoại hối của các NHTM 22
2.2.6: Quản lý vay trả nợ nước ngoài 23
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH
SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM 25
3.1: CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ 25
3.2 : ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TRẠNG THÁI NGOẠI HỐI CỦA
CÁC NHTM 27
3.3 : KIẾN NGHỊ VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ LIÊN NGÂN HÀNG
28
3.4: NÂNG CAO GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM 29
3.5 : CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI KHÁC 30
3.6: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC 30
KẾT LUẬN 32
Thực hiện: Nhóm 10 - Lớp: CDTN13TH
Tiểu luận Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương GVHD: Lê Thùy Linh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng trung ương
2.Giáo trình thanh toán quốc tế
3. Một số Website:www.fxpro-vn.com/
thitruongngoaihoi.vn/
www.sbv.gov.vn/ /04_.
congly.com.vn
Thực hiện: Nhóm 10 - Lớp: CDTN13TH
Tiểu luận Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương GVHD: Lê Thùy Linh
LỜI MỞ ĐẦU
Quản lý ngoại hối luôn là một trong các nhiệm vụ quan trọng của Ngân
hàng nhà nước (NHNN) nhằm duy trì nền kinh tế ổn định và tăng trưởng. Trong
thời gian qua từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
bên cạnh những thành quả đạt được thì nền kinh tế Việt Nam đã phải đương đầu
với không ít khó khăn trên con đường phát triển. Chính bởi vì dự trữ ngoại hối
đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế nên NHNN Việt Nam là cơ
quan được Nhà nước giao cho thực hiện nhiệm vụ quản lý ngoại hối. Việc quản
lý ngoại hối của NHNN Việt Nam rất khó khăn do chịu nhiều nhân tố bên ngoài
tác động vào nhất là trong một nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay. Thực hiện
tốt việc quản lý ngoại hối mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế, cho đời
sống của dân chúng. Nước nào thực hiện tốt quản lý ngoại hối, vị thế của nước
đó trên trường quốc tế sẽ không ngừng được nâng cao. Chính vì vậy vai trò quan
trọng của hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN đối với nền kinh tế nên ta phải
hiểu rõ các thành quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại để không ngừng
nâng cao hiệu quả hoạt động này.
Vì vậy trong khuôn khổ tiểu luận này nhóm em cũng muốn mình nghiên
cứu, phân tích trên góc độ của môn học “Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương” về
vấn đề quản lý ngoại hối ở nước ta trong những năm qua. Và em đã chọn đề tài
“ Phân tích chính sách quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam
trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay”.
Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn trong lớp
để nhóm em hoàn thiện bài viết của mình hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Thực hiện: Nhóm 10 - Lớp: CDTN13TH Trang 1
Tiểu luận Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương GVHD: Lê Thùy Linh
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI
1.1.1: Định nghĩa Ngoại hối
Ngoại hối là phương tiện để thanh toán và hạch toán quốc tế, dự trữ của cải,
được các nước chấp nhận đồng tiền quốc tế (Ngoại tệ mạnh).
Ngoại hối bao gồm:
Tiền nước ngoài như: tiền giấy tiền kim loại.
Công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài: như séc, thẻ thanh toán, hối
phiếu, chứng chỉ tiền Ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi và các công cụ thanh toán
khác.
Các loại giấy tờ có giá bằng tiền nước ngoài như: Trái phiếu chính phủ, trái
phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác.
Quyền rút vốn đặc biệt, đồng tiền chung Châu Âu các đồng tiền chung phải
dùng trong thanh toán quốc tế và khu vực.
Vàng tiêu chuẩn quốc tế:
Đồng tiền đang lưu hành của nước CHXHCN Việt Nam trong trường hợp
chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh
toán quốc tế.
1.1.2: Vai trò của ngoại hối
Ngoại hối là phương tiện thiết yếu (thanh toán, hạch toán quốc tế, mua bán
dự trữ của cải ) giúp cho các hoạt động kinh tề, văn hóa, xã hội, giáo dục, ngoại
giao, y tế của các quốc gia trên thế giới không ngừng phát triển.
Ngoại hối với vai trò là phương tiện để dự trữ của cải và thanh toán quốc tế
sẽ đảm bảo nhu cầu nhập khẩu phục vụ phát triển kinh tế, phục vụ đời sống nhân
dân, mở rộng đầu tư và hợp tác quốc tế.
Dự trữ ngoại hối giúp cho NHTW chủ động trong việc điều tiết lượng tiền
cung ứng, can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần làm ổn định giá cả và giá
trị đồng bản tệ nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch đặt ra.
Thực hiện: Nhóm 10 - Lớp: CDTN13TH Trang 2
Tiểu luận Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương GVHD: Lê Thùy Linh
Dự trữ ngoại hối là cơ sở cho việc phát hành tiền đảm bảo cho mối tổng
quan tiền hàng trong nước.
Dự trữ ngoại hối là một công việc quan trọng và cần thiết trong tay Nhà
nước nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Bên cạnh đó, thông qua dự trữ ngoại hối thể hiện vị trí thế lực của quốc gia
trên trường quốc tế. Đối với những nước mà đồng tiền được tự do chuyển đổi,
dự trữ ngoại hối là công cụ can thiệp điều chỉnh nhằm thiết lập thế cân bằng
giữa các đồng tiền trong trật tự tiền tệ quốc tế phục vụ chính sách kinh tế.
1.1.3: Mục đích của quản lý ngoại hối
Quản lý ngoại hối là việc nhà nước áp dụng các chính sách các biện pháp tác
động vào quá trình nhập xuất ngoại hối đặc biệt là ngoại tệ và sử dụng ngoại hối
theo những mục tiêu nhất định.
Điều tiết tỷ giá thức hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
NHTW thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy tập trung các nguồn ngoại
hối (đặc biệt là ngoại tệ) vào tay mình, để thông qua đó nhà nước sử dụng một
cách hợp lý, có hiệu quả cho các nhu cầu phát triển kinh tế và hoạt động đối
ngoại hối. Đồng thời sử dụng chính sách ngoại hối như một công cụ có hiệu lực
thực hiện chính sách tiền tệ, thông qua mua bán ngoại hối trên thị trường để can
thiệp vào tỷ giá khi cần thiết nhằm ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền, tác
động vào lượng tiền cung ứng.
Bảo tồn quỹ dự trữ ngoại hối.
Ngân hàng trung ương không chỉ bảo quản và quản lý quỹ dự trữ ngoại hối
nhà nước mà còn biết sử dụng phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế, đảm bảo an
toàn không bị ảnh hưởng rủi ro về tỷ giá ngoại tệ trên thị trường quốc tế.
Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
Trong cả hai trường hợp cán cân thanh toán bội thu hoặc bội chi, nếu không
có sự can thiệp của ngân hàng trung ương, tỷ giá sẽ tăng giẳm theo nhu cầu
ngoại hối trên thị trường. Tuy nhiên ở nhiều nước, Ngân hàng trung ương đóng
vai trò điều tiết tỷ giá để thực hiện mục tiêu của chính sách kinh tế. Nếu ngân
Thực hiện: Nhóm 10 - Lớp: CDTN13TH Trang 3
Tiểu luận Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương GVHD: Lê Thùy Linh
hàng trung ương muốn xác lập một tỷ giá ổn định nghĩa là giữ cho tỷ giá không
tăng, không giảm, thì ngân hàng trung ương hoặc là mua vào số ngoại tệ từ nước
ngoài chuyển vào trong nước làm cho quỹ dự trữ ngoại hối sẽ tăng lên tương
ứng, hoặc ngân hàng trung ương sẽ bán ngoại tệ ra để đáp ứng nhu cầu của thị
trường khi có luồng ngoại tệ chảy ra nước ngoài, quỹ dự trữ ngoại hối giảm
xuống tương ứng.
1.1.4: Cơ chế quản lý ngoại hối
1.1.4.1: Cơ chế tự do ngoại hối:
Cơ chế tự do ngoại hối là cơ chế mà ngoại hối tự do lưu thông trên thị
trường mà không có sự can thiệp của Nhà nước. Trong cơ chế này, tỷ giá được
xác định hoàn toàn do quy luật cung cầu ngoại hối trên thị trường và tỷ giá ở đây
là tỷ giá cân bằng. Tỷ giá thả nổi sẽ dẫn đến luồng vốn ra, vào hoàn toàn do thị
trường chi phối.
1.1.4.2: Cơ chế quản lý:
Cơ chế Nhà nước thực hiện quản lý hoàn toàn.
Theo cơ chế này, nhà nước thực hiện độc quyền ngoại thương và độc quyền
ngoại hối. Nhà nước áp dụng các biện pháp hành chính áp đặt nhằm tập trung tất
cả hoạt động ngoại hối vào tay mình. Tỷ giá do nhà nước quy định buộc tất cả
các giao dịch ngoại hối phải chấp hành, các tổ chức tham gia hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu nếu bị lỗ do tỷ giá thì sẽ được nhà nước cấp bù, ngược lại
nếu lãi thì nộp cho nhà nước. Cơ chế này thích hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung.
Cơ chế quản lý có điều tiết.
Trong cơ chế quản lý hoàn toàn, nhà nước có thể áp đạt khống chế được thị
trường, ngăn chặn được ảnh hưởng từ bên ngoài, chủ động khai thác được nguồn
vốn từ bên trong. Nhưng trong nền kinh tế thị trường cách quản lý này sẽ không
phù hợp, cản trở và gây khó khăn cho nền kinh tế.
Để khắc phục sự áp đặt, nhà nước tiến hành điều tiết nhưng gắn với thị
trường, nhà nước tiến hành kiểm soát ở mộr mức độ nhất định nhằm phát huy
Thực hiện: Nhóm 10 - Lớp: CDTN13TH Trang 4
Tiểu luận Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương GVHD: Lê Thùy Linh
tính tích cực của thị trường, hạn chế những nhược điểm do thị trường gây ra, tạo
điều kiện cho kinh tế trong nước phát triển ổn định, ngăn chặn ảnh hưởng từ bên
ngoài.
1.1.5: Hoạt động ngoại hối của NHTW:
1.1.5.1: Hoạt động mua bán ngoại hối.
Ngân hàng trung ương tham gia vào hoạt động mua bán ngoại hối với tư
cách là người can thiệp, giám sát, điều tiết nhưng đồng thời cũng là người mua,
người bán bán cuối cùng. Thông qua việc mua, bán ngân hàng trung ương thực
hiện việc giám sát điều tiết thị trường theo mục tiêu của chính sách tiền tệ, đồng
thời theo dõi diễn biến tỷ giá đồng bản tệ để chủ động quyết định hoặc phối hợp
với ngân hàng trung ương các nước khác củng cố sức mua đồng tiền này hay
đồng tiền khác để đảm bảo trong trật tự quốc tế có lợi cho mình.
a) Mua bán trên thị trường trong nước
Trên thị trường hối đoái trong nước, ngân hàng trung ương là người mua,
bán cuối cùng và chỉ tiến hành mua bán với các ngân hàng thương mại tại hội sở
trung ương của các ngân hàng thương mại mà không trực tiếp mua bán với các
công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái do ngân hàng trung ương
công bố. Thông qua việc mua bán ngân hàng trung ương thực hiện việc cung
ứng tiền tệ hoặc rút bớt tiền tệ ra khỏi lưu thông, trên cơ sở đó ổn định tỷ giá hối
đoái của đồng bản tệ. Đối với những nước phát triển, thị trường hối đoái đã được
quốc tế hóa thì tỷ giá được thả nổi. Ngân hàng trung ương chỉ can thiệp khi thị
trường có sự biến động lớn hoặc trong những trường hợp đặc biệt.
b) Mua bán trên thị trường quốc tế
Với nhiệm vụ quản lý quỹ dự trữ ngoại hối, ngân hàng trung ương thực hiện
việc mua bán trên thị trường quốc tế nhằm bảo tồn và phát triển quỹ dự trữ
ngoại hối. Ngân hàng trung ương thực hiện việc mua bán ngoại hối sẽ tác động
trực tiếp vào tiền TW (MB) từ đó có thể can thiệp nhằm đạt được tỷ giá mong
muốn.
1.1.5.2: Hoạt động quản lý ngoại hối.
Thực hiện: Nhóm 10 - Lớp: CDTN13TH Trang 5
Tiểu luận Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương GVHD: Lê Thùy Linh
Quản lý, điều hành thị trường ngoại hối, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng,
bằng cách đưa ra quy chế ra nhập thành viên, quy chế hoạt động, quy định giới
hạn tỷ giá mua bán trên thị trường
Tham gia xây dựng các dự án pháp luật, và ban hành các văn bản hướng dẫn
thi hành luật quản lý ngoại hối
Cấp giấy phép và thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối
Kiểm tra giam sát việc xuất nhập khẩu ngoại hối, kiểm soát các hoạt động
ngoại hối của các tổ chức tín dụng.
Thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn khác của quản lý ngoại hối.
Biên lập cán cân thanh toán
1.2: THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
1.2.1: Thị trường ngoại hối (The Foreign Exchange Market-FOREX):
- Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra sự mua bán các loại tiền tệ của nhiều
quốc gia trên thế giới.
- Là thị trường có tính thanh khoản lớn nhất thế giới với khối lượng giao
dịch mỗi ngày đạt hàng nghìn tỷ USD.
1.2.2: Đặc điểm của thị trường ngoại hối:
Vì Forex mua bán các loại hàng hóa đặc biệt nên thị trường ngoại hối có
những đặc điểm riêng biệt mà các thị trường khác không có được.
- Forex là thị trường giao dịch mang tính quốc tế, phạm vi hoạt động mang
tính toàn cầu nhằm phục vụ cho các nhu cầu mua bán giao dịch về ngoại tệ
- Forex là thị trường hoạt động liên tục 24 trên 24, do sự chênh lệch về múi
giờ của các khu vực địa lý khác nhau cùng với phương tiện thông tin liên lạc
hiện đại như điện thoại, fax, telex, mạng vi tính khiến cho các giao dịch thực
hiện
1.2.3: Chức năng của thị trường ngoại hối:
- Cung cấp dịch vụ cho khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc
tế.
- Luân chuyển vốn, giao dịch tài chính quốc tế.
Thực hiện: Nhóm 10 - Lớp: CDTN13TH Trang 6
Tiểu luận Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương GVHD: Lê Thùy Linh
- Làm cho sức mua đối ngoại của tiền tệ được xác định một cách khách quan
theo quy luật cung cầu.
- Thị trường ngoại hối cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng
các hợp đồng như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai.
- Là nơi để NHTW can thiệp lên tỷ giá
Thực hiện: Nhóm 10 - Lớp: CDTN13TH Trang 7
Tiểu luận Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương GVHD: Lê Thùy Linh
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
2.1: CƠ CHẾ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NHNN VIỆT NAM
Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung NHNN Việt Nam đó ban hành các quy
định về quản lý ngoại hối nhằm thu hút nguồn thu về ngoại hối và hạn chế chi
hối ra nước ngoài. Quản lý ngoại hối trong tay nhà nước và chỉ có các doanh
nghiệp quốc doanh mới được phép tham gia xuất nhập khẩu theo tỷ giá ổn định.
Sau khi nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường thực hiện pháp lệnh Ngân
hàng và đặc biệt thi hành luật NHNN Việt Nam ra đời năm 1997, NHNN Việt
Nam đã ban hành nhiều quy chế về quản lý ngoại hối dựa trên tinh thần khuyến
khích ngoại hối vào và hạn chế ngoại hối ra nhằm khai thác mọi tiềm năng kinh
tế trong nước và phát triển quan hệ hợp tác kinh tế với nước ngoài vì lợi ích
quốc gia và lợi ích toàn dân.
Năm 1997 NHNN đã tăng cường nhiều biện pháp trong lĩnh vức quản lý
ngoại hối bao gồm:
Tăng cường biện pháp quản lý nợ nước ngoài. Lần đầu tiên, kể từ khi chính
phủ ban hành nghị định số 58/CP ngày 30/8/1993 về việc ban hành quy chế
quản lý vay và trả nợ nước ngoài. NHNN thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổng hạn
mức vay trả nợ nước ngoài theo phơng thức tự vay tự trả của các doanh nghiệp.
Chấn chỉnh các NHTM trong việc bảo lãnh mở L/C nhập hàng trả chậm cho
các doanh nghiệp.
Ban hành quy chế mở L/C nhập hàng trả chậm.
Tiếp tục thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt có sự điều tiết của Nhà nước
nhằm góp phần củng cố sức mua của VND, duy trì tỷ giá hối đoái tương đối ổn
định phù hợp với quan hệ cung cầu ngoại tệ và chính sách khuyến khích xuất
khẩu của nhà nước
Chủ động lập và phân tích thường xuyên những biến động của cán cân vãng
lai từ đó đề xuất kịp thời với chính phủ có những biện pháp chỉ đạo điều hành
Thực hiện: Nhóm 10 - Lớp: CDTN13TH Trang 8
Tiểu luận Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương GVHD: Lê Thùy Linh
trong xuất nhập khẩu của nền kinh tế.
2.2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY
Một trong những thành công quan trọng trong lĩnh vực thực thi chính sách
tiền tệ và thực hiện chức năng của NHNN trong những năm qua là NHNH Việt
Nam đã đổi mới công tác quản lý ngoại hối và ổn định thị trường ngoại tệ.
Trong những thành công của ngân hàng nhà nước Việt Nam là kiểm soát lạm
phát và quản lý lạm phát
Cùng với sự biến động của nền kinh tế, chính sách quản lý ngoại hối đã
được quản lý triệt để về tư duy lẫn cách điều hành. Chính sách nới lỏng quản lý
ngoại hối đã dần thay đổi chính sách độc quyền kiểm soát và kinh doanh ngoại
hối của NHNN Việt Nam. Chính sách chế độ tỷ giá cũng được thay đổi căn bản
từ chế độ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm soát. Các công cụ
quản lý ngoại hối được sử dụng tương đối có hiệu quả. Thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng bước đầu được hình thành và phát triển. Trong quá trình vận hành
chính sách quản lý ngoại hối đã có sự phối hợp các chính sách tiền tệ khác. Hê
thống văn bản pháp quy đã từng bước được hình thành và phát huy tác dụng
Những chuyển biến trong quá trình quản lý ngoại hối đã góp phần đáng kể trong
việc thu hút nguồn vốn nước ngoài, tạo điều kiện phất triển ngoại thương, nâng
cao cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, mở rộng quốc tế Việt Nam trong khu
vực và trên thế giới
2.2.1: Vấn đề về tỷ giá trong quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam từ năm
1995 đến nay
2.2.1.1: Vấn đề tỷ giá trong quản lý ngoại hối giai đoạn từ năm 1995 - 2008
Giai đoạn năm 1995 trong chính sách quản lý ngoại hối NHNN quy định
trạng thái hối đoái đối với NHTM, quy định về kết hối đối với các doanh nghiệp
đó là giới hạn số dư tối đa tiền gửi ngoại tệ trên tài khoản tại ngân hàng thương
mại của khách hàng, tỷ lệ phải bán cho NHTM, quy định mức chuyển, mang
ngoại tệ của cá nhân khi xuất cảnh Đồng thời cơ chế điều hành về tỷ giá là:
Thực hiện: Nhóm 10 - Lớp: CDTN13TH Trang 9
Tiểu luận Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương GVHD: Lê Thùy Linh
hàng ngày NHNN công bố tỷ giá chính thức, các ngân hàng thương mại được
chủ động quy định tỷ giá mua và bán, thu đổi cụ thể của mình trong biên độ giao
động; +/- 5%; +/- 7% hay +/- 10% ở từng giai đoạn khác nhau so với tỷ giá
chính thức NHNN đã công bố
Xu hướng cạnh tranh sử dụng tỷ giá trong giai đoạn này là NHTM tìm cách
thực hiện mua bán, thu đổi ngoại tệ “ kịch trần, giá sàn” theo biên độ, thậm chí
là vượt ra cả ngoài biên độ mà ngân hàng nhà nước cho phép tùy thuộc vào lợi
thế cạnh tranh của tổ chức tín dụng đó. Khi tỷ giá thị trường tăng cao, ngoại tệ
khan hiếm, nhu cầu của các doanh nghiệp tăng, thì các NHTM có xu hướng bán
ngoại tệ với mức giá sàn với biên độ tối đa hoặc sử dụng với danh nghĩa thu phí
ngoài tỷ giá. Ngược lại khi nguồn ngoại tệ trong các ngân hàng dồi dào họ luôn
có xu hướng muốn bán cho các NHNN và thực hiện tỷ giá mua bán thấp hơn
biên độ quy định
Từ ngày 26/12/1999 đến đầu tháng 9/2000 với quyết định số 65/1999/QD-
NHNN7, NHNN bỏ chế độ điều hành tỷ giá theo bao cấp như trước đây tức là
chỉ công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
thay vì công bố tỷ giá mua bán trong phạm vi biên độ của từng kỳ hạn giao dịch
trên cơ sở tỷ giá Từ ngày 5/9/2000, cơ chế tỷ giá trong kinh doanh ngoại tệ của
NHTM được thực hiện theo quyết định số 289/2000/QD-NHNN ngày
30/08/2000 của thống đốc NHNN quy định mới về nguyên tắc xác định tỷ giá
của các giao dịch hối đoái kỳ hạn, hoán đổi Swap của các tổ chức tín dụng được
phép kinh doanh ngoại hối. Còn nguyên tắc xác định tỷ giá giao ngay vẫn được
thực hiện theo quyết định 65/1999/QĐ-NHNN. Trong quyết số 289, Thống đốc
NHNN quy định đối với giao dịch giữa đồng Việt Nam và USD mức tỷ giá áp
dụng cho từng kì hạn cụ thể tối đa không vượt quá trần của tỷ giá giao ngay áp
dụng tại thời điểm ký kết hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi (tỷ giá giao dịch do NHNN
công bố cộng 0,1%) cộng với mức gia tăng cho do NHNN công bố phép (tỷ lệ
phần trăm của mức tỷ giá giao ngay) quy định đối với từng kỳ hạn cụ thể như
sau: 0,2% của trần tỷ giá giao ngay đối với kỳ hạn 30 ngày; 0,25% đối với kỳ
Thực hiện: Nhóm 10 - Lớp: CDTN13TH Trang 10
Tiểu luận Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương GVHD: Lê Thùy Linh
hạn 31 đến 44 ngày; 0,4% đối với kỳ hạn 45 đến 59 ngày … 1,48% đối với kỳ
hạn 165 đến 179 ngày và 1,5 đối với kỳ hạn 180 ngày. Các hợp đồng kỳ hạn,
hoán đổi đã ký kết trước ngày 5/9/2000 vẫn được thực hiện theo quy định trước
đây
So sánh với biên độ gia tăng tỷ giá mà NHNN cho phép các NHTM được
chủ động linh hoạt trong kinh doanh ngoại tệ thực hiện từ ngày 26/2/1999 đến
trước ngày 5/9/2000 theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN, tương ứng với các
kỳ hạn trên là: 0,58%; 0,87%; 1,16% … 3,28% và 3,5% thì mức quy định mới
giảm đáng kể so với trước đây đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong quan
hệ mua bán ngoại tệ với các ngân hàng thương mại, khuôn khổ cạnh tranh sử
dụng công cụ tỷ giá được khống chế hẹp hơn.
Trong những năm qua, kể từ năm 1995 cho đến năm 2001 tỷ giá VND/USD
liên tục tăng cao hơn tốc độ chỉ số giá nói chung và tăng cao hơn giá vàng thì
năm 2002 lại tăng thấp hơn. Tỷ giá đầu năm 2002 tăng thấp nhất bằng năm 2001
tức là 15.550 VND/USD nhưng đến tháng 12/2002 chỉ xoay quanh mức 15.100
– 15.400 VND/USD. Hiện nay NHNN đang sử dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có
kiểm soát để điều chỉnh hành chính chính sách tiền tệ. Theo đó, tỷ giá chính
thức được thiết lập trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường tiền tệ liên ngân
hàng và tỷ giá kinh doanh dao động trong biên độ +- 0,25% so với tỷ giá chính
thức (theo quyết định số 697 có hiệu lực từ ngày 1/7/2002). Từ đó NHNN có thể
kiểm soát được sự biến động thất thường của tỷ giá, điều hành tỷ giá theo hướng
phản ánh thực hơn cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Tỷ giá luôn ở mức tăng ổn
định, khoảng cách giữa tỷ giá thị trường tiền tệ liên ngân hàng và thị trường tự
do chênh lệch không cao từ đó điều chỉnh cung cầu ngoại tệ giúp cho ngân hàng
và cá nhân đầu tư sử dụng các giao dịch ngoại hối, hạn chế rủi ro do biến động
tỷ giá. Trên thực tế tỷ giá bình quân trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng đã là
tỷ giá thị trường để NHNN đưa ra quyết định mức can thiệp và đối tượng can
thiệp. Với cơ chế điều hành tỷ giá như vậy, tỷ giá của đồng Việt Nam được hình
thành trên cơ sở giao dịch thị trường và phản ánh tương đối khách quan sức mua
Thực hiện: Nhóm 10 - Lớp: CDTN13TH Trang 11
Tiểu luận Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương GVHD: Lê Thùy Linh
của đồng tiền Việt Nam so với các ngoại tệ khác, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh đồng thời vẫn bảo đảm được vai trò kiểm
soát của nhà nước.
2.2.1.2: Vấn đề tỷ giá trong quản lý ngoại hối giai đoạn từ năm 2008 đến nay
Năm 2008 tỷ giá niêm yết tại các NHTM biến động liên tục, có lúc tỷ giá
này thấp hơn cả tỷ giá chính thức trong khi năm 2009 tỷ giá NHTM luôn luôn ở
mức trần biên độ mà NHNN công bố. Trước áp lực về quan hệ cung cầu ngoại
hối trên thị trường mà tỷ giá trên thị trường tự do tăng rất nhanh. Mặc dù NHNN
đã mở rộng biên độ dao động tử +/- 3% lên +/- 5% (biên độ dao động lớn nhất
trong vòng 10 năm qua) nhưng các NHTM vẫn giao dịch ở mức trần. Đến
26/11/2009 NHNN chính thức giảm biên độ dao động xuông lại còn +/- 3% tuy
nhiên các NHTM vẫn dao dịch ở mức tỷ giá trần.
Tỷ giá VND/USD có xu hướng giảm từ đầu năm 2008. Theo công bố của
tổng cục thông kê, giá tiêu dùng tháng 1/2008 tăng 2,38% so với cuối năm 2007.
Để kiềm chế lạm phát thì NHNN đã điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm
lên 8,75%/năm, tăng 0,5%/năm, lãi suất tái cấp vốn tăng lên 7,5%/năm tăng
1,0%/năm,…Ngày 13/2, NHNN thông báo phát hàng tín phiếu NHNN bằng
VND vào ngày 17/3 dưới hình thức bắt buộc đối với 41 NHTM với tổng giá trị
tín phiếu phát hành 20300 tỷ đồng với kì hạn 364 nngày, lãi suất 7,8%/năm.
Đồng thời tỷ giá USD trên thị trường thế giới tăng mạnh. Hệ quả tức thời của
các tác động trên là dòng tiền VND bị chặn lại, gây ra hiện tượng khan hiếm tiền
mặt, thừa USD giữa các NHTM. Vào thời điểm đó, USD/VND xuống rất thấp,
tỷ giá của các NHTM luôn ở mức dưới tỷ giá liên ngân hàng. Người dân không
còn giữ USD như trước mà chuyển sang mua vàng hoặc giữ tiền đồng để gửi tiết
kiệm hưởng lãi suất cao. Những nhà đầu tư nước ngoài bán USD lấy VND rồi
đem gửi tiết kiệm sẽ thu lại được lợi nhuận hơn. Nhà đầu tư càng được lợi cao
hơn khi lãi suất ở VN đang tăng chóng mặt còn tỉ giá VND/USD thì giảm mạnh.
Kiều bào nước ngoài cũng gửi tiền về cho người thân ở Việt Nam đầu tư mà chủ
yếu là gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất. Các NHTM một mặt phải chạy đua lãi
Thực hiện: Nhóm 10 - Lớp: CDTN13TH Trang 12
Tiểu luận Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương GVHD: Lê Thùy Linh
suất với nhau, diễn ra một cuộc cạnh tranh gây gắt nhằm thu hút lượng VND để
đủ tiền mua tín phiếu bắt buộc của NHNN, mặt khác phải cầu cứu NHNN mua
bớt ngoại tệ để khai thông dòng chảy cho đồng USD, giải ngân để lấy tiền đồng
hỗ trợ thanh khoản khi cung vốn cạn dần.
Tỷ giá VND/USD từ tháng 7/2008 có xu hướng tăng nhưng ổn định hơn.
Trong tháng 7/2008 chênh lệch giữa ngoại tệ liên ngân hàng và ngoại tệ trên thị
trường tự do không quá cách biệt. Nguyên nhân là do ngân hàng nhà nước công
bố nguồn dự trữ ngoại tệ nên tâm lý của người dân được cải thiện hơn nên người
dân giảm gim giữ ngoại tệ và đầu cơ ngoại tệ nên tỷ giá lúc này khá ổn định.
Mặc khác lạm phát lúc này đã được kiểm soát mức tăng lạm phát được kiềm
hãm ở mức 1.13% so với tháng trước. Sang các tháng cuối năm biến động
nhưng không nhiều, tỷ giá VND/USD trong 8/2008 biến động nhích lên theo
từng tuần. Cụ thể tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 16.489 đồng lên 16.493
đồng và tăng đến 16.496 đồng trong 2 tuần cuối tháng 8. Tỷ giá trên thị trường
tự do ổn định hơn.
Trong năm 2009 tỷ giá VND/USD biến động mạnh trên cả thị trường liên
ngân hàng lẫn thị trường tự do. Cụ thể từ tháng 1/2009 đến tháng 3/2009 tỷ giá
liên ngân hàng dao động trong khoảng17.450 - 17.700đồng/USD. Từ tháng 10
đến cuối tháng 11/2009 tỷ giá biến động rất dữ dội, trên thị trường tự do có lúc
đạt đỉnh 20000 đồng/USD và 19750 đồng/USD trên thị trường liên ngân hàng.
Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do hiện tượng găm giữ ngoai tệ của người dân, các
doanh nghiệp thì vì sợ tỷ giá sẽ tiếp tục tăng nên mặc dầu chưa đến kỳ hạn trả
nợ nhưng đã mua sẵn ngoại tệ để chuẩn bị cho việc trả nợ. Điều đó đã làm cho
cầu ngoại tệ tăng cao gây ảnh hưởng tỷ giá. Ngoài ra, do tâm lý bất ổn của người
dân và các doanh nghiệp nên họ lựa chon găm giữ ngoại tệ và đồng thời do
chính sách hỗ trợ lãi suất vay tiền đồng thấp cho các doanh nghiệp, phạm vi và
thời gian vay được mở rộng theo chủ trương của chính phủ nên các doanh
nghiệp muốn vay tiền đồng hơn mà không cần bán ngoại tệ để đổi ra VND nữa.
Đây là gói kích cầu mà nhà nước ta thực hiện tuy nhiên đã mang lại ảnh hưởng
Thực hiện: Nhóm 10 - Lớp: CDTN13TH Trang 13
Tiểu luận Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương GVHD: Lê Thùy Linh
lớn đến tỷ giá.
Từ cuối 11/2009 đến hết năm 2009 tỷ giá bắt đầu giảm dần trở lại nguyên
nhân là do NHNN thực hiện chính sách bình ổn tỷ giá cùng với sự góp sức của
NHTM đã làm tỷ giá giảm sau giai đoạn biến động mạnh
Trong năm 2010 các NHTM vẫn tiếp tục áp dụng tỷ giá tại mức trần biên độ
của tỷ giá chính thức trong hầu hết các tháng. Do áp lực của tỷ giá trên thị
trường NHNN đã phải tăng tỷ giá chính thức từ 17940 lên 18544 VND/USD kể
từ 11/02/2010 tương đương với việc phá giá 3,3% Cùng với việc nâng tỷ giá
thì NHNN còn thực hiện nhiều biện pháp hành chính để giảm áp lực lên thị
trường ngoại hối như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, mở rộng đối
tượng cho vay bằng ngoại tệ, đồng thời NHNN tăng lãi suất cơ bản lên
8%/năm. Kết quả là 6 tháng đầu năm 2010 tín dụng ngoại tệ tăng cao và các
khoản đầu tư và giải ngân ODA, FDI làm cho nguồn cung ngoại tệ tăng lên làm
giảm tỷ giá trên thị trường tự do giảm khoảng cách giữa tỷ giá trên thị trường tự
do với tỷ giá chính thức. Tuy nhiên các NHTM vẫn tiếp tục đặt giá trần hoặc gần
với trần biên độ của tỷ giá chính thức.
Cuối năm 2010 thì tỷ giá tiếp tục biến động tăng, các chủ thể vẫn thực hiện
việc mua ngoại tệ để kì vọng giá tăng. Cuối tháng 11 tỷ giá lên mức 21380-
21450 đồng/USD và tỷ giá trên thị trường tự do vượt qua mức 21500
đồng/USD. Trong năm 2010 ta có thể thấy tỷ giá biến động bất thường, đầu ra
ngoại tệ tăng mạnh do chính sách của NHNN về mở rộng đối tượng được vay
vốn ngoại tệ nhưng đầu vào ngoại tệ rất khiêm tốn. NHTM buộc phải tăng lãi
suất huy động lên. Sự bất thường của tỷ giá cho thấy sức mạnh của yếu tố tâm lý
của người dân, doanh nghiệp. Việc găm giữ USD tiếp tục do tình trạng đô la hóa
của Việt Nam ngày càng trầm trọng.
Bước sang đầu năm 2011 thì tỷ giá cũng có biến động nhưng không nhiều,
tuy nhiên sau thời gian kiềm giữ tỷ giá USD chính thức ở mức 18932 đồng/USD
thì đã đẩy chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do lên tới 2000-
3000 VND/USD và NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng thêm 9,3%
Thực hiện: Nhóm 10 - Lớp: CDTN13TH Trang 14
Tiểu luận Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương GVHD: Lê Thùy Linh
đồng thời thu hẹp biên độ tỷ giá xuống còn +/-1% từ ngày 11/2/2011. Có nhiều
lý giải đặt ra quanh con số 9,3% đó.Thứ nhất, đó là sự giải phóng áp lực dồn nén
quá lớn sau một thời gian tương đối dài. Thứ hai, nhà điều hành muốn một bước
để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giữa hai tỷ giá. Thứ ba, nhà điều hành đã
sòng phẳng hơn và theo yêu cầu của thị trường… Và một điểm quan trọng của
nó là xóa bớt kỳ vọng sẽ tiếp tục phá giá trong năm 2011 ở giới đầu cơ, hay
trong tâm lý thị trường. Tuy nhiên đến đầu tháng 4/2011 tỷ giá mới có dấu hiệu
bình ổn, đó cũng là nhờ NHNN đã triển khai để có thể tăng cung ngoại tệ. Đó là
cơ chế áp và siết trần lãi suất huy động USD, thực hiện kết hối và mở rộng đối
tượng kết hối, xử lý loạt giao dịch bất hợp pháp trên thị trường tự do… Thêm
vào đó, tín dụng ngoại tệ vẫn tăng cao tạo một nguồn cung thương mại từ vốn
chuyển đổi cho thị trường; sự chuyển đổi vốn ngoại tệ sang VND cũng có ở các
ngân hàng thương mại khi chênh lệch lãi suất cho vay quá hấp dẫn với khoảng
300% càng tạo cung cho thị trường…Việc cung USD tăng đã làm cho tỷ giá
VND/USD lao dốc chóng mặt từ 20940VND xuống còn 20590 VND kể từ 19/4-
28/4/2011. Và 29/4 đã trở thành mốc sự kiện quan trọng khi Sở giao dịch
NHNN bất ngờ tăng mạnh giá mua vào USD và dự trữ ngoại tệ có sự cải thiện
nhanh chóng. Ngày 7/9/2011, 1 tháng sau khi tân Thống đốc tiếp nhận nhiệm vụ
điều hành, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị ngành, và tại đây thông điệp
được đưa ra: nếu điều chỉnh tỷ giá USD/VND thì từ nay (tại ngày 7/9) đến cuối
năm không quá 1%. Với cam kết này NHNN sẽ khó thuyết phục niềm tin của thị
trường về tỷ giá tuy nhiên đến cuối 2011 NHNN vẫn giữ được cam kết. Các
chính sách đưa ra đã từng bước phát huy được hiệu quả, góp phần ổn định tỷ giá
bình quân liên ngân hàng thời gian dài ở mức 20.803 trong cả tháng 11, đến
ngày 14/12 mới điều chỉnh tăng lên 20.813 rồi 20.828. Đối với tỷ giá ở thị
trường chính thức và phi chính thức tính đến giữa tháng 12, tỷ giá ở thị trường
phi chính thức giảm đáng kể so với cuối tháng 11, giao động phổ biến trong
khoảng từ 21.150 đến 21.300; Ở thị trường chính thức tỷ giá giao động phổ biến
từ 21.005 đến 21.036.
Thực hiện: Nhóm 10 - Lớp: CDTN13TH Trang 15
Tiểu luận Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương GVHD: Lê Thùy Linh
Trong nửa đầu năm 2012, giá trị đồng đô la Mỹ trên thị trường ngoại hối thế
giới đã phần nào được cải thiện và tỷ giá USD/VND tiếp tục được Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam (NHNN) duy trì ổn định ở mức 20.828 VND/USD.
Diễn biến giá trị đồng đô la Mỹ 6 tháng đầu năm 2012 đã cho thấy một số
dấu hiệu khả quan. Sau khi sụt giảm giá trị trong 4 tháng đầu năm 2012, diễn
biến chỉ số đô la Mỹ (USD Index) đã đổi chiều, duy trì xu hướng tăng giá trong
tháng 5 và 6/2012. Kết thúc tháng 6/2012, chỉ số đô la Mỹ tăng 1,4% so với đầu
năm 2012.
Các quyết sách rõ ràng và minh bạch của NHNN trong công tác điều hành
chính sách tỷ giá nửa đầu năm 2012, cùng với diễn biến khả quan của cung –
cầu ngoại tệ trong nền kinh tế (Việt Nam có xuất siêu trở lại sau nhiều năm; cán
cân vãng lai thặng dư sau khi đã thâm hụt trong năm 2010 – 2011, góp phần
quan trọng tạo nên thặng dư của cán cân tổng thể nửa đầu năm 2012) đã giúp
diễn biến tỷ giá USD/VND trong 6 tháng đầu năm 2012 tiếp tục duy trì xu thế
ổn định:
+ Tỷ giá bình quân liên ngân hàng (BQLNH) tiếp tục được duy trì ở mức
20.828 VND/ 1USD;
+ Tỷ giá giao dịch của Ngân hàng Thương mại (NHTM) sau một thời gian
được duy trì ở mức kịch trần biên độ đã được các ngân hàng điều chỉnh giảm
dừng ở mức 20.860 (mua vào) – 20.920 (bán ra) vào thời điểm cuối tháng
6/2012;
+ Diễn biến tỷ giá trên thị trường chợ đen bám sát diễn biến tỷ giá giao dịch
của Ngân hàng Thương mại (NHTM).
Bên cạnh diễn biến ổn định của tỷ giá, để thực hiện mục tiêu tăng dự trữ
ngoại hối, tăng cường khả năng can thiệp thị trường ngoại hối của NHNN khi
cần thiết – tỷ giá mua vào của Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bắt
đầu từ ngày 13/2/2012 được điều chỉnh cao hơn tỷ giá mua vào của NHTM. Ước
dự trữ ngoại hối trong quý I/2012 đã tăng thêm 30% so với cuối năm 2011.
Mặc dù diễn biến tình hình ngoại hối hiện tại là tương đối ổn định, bám sát
Thực hiện: Nhóm 10 - Lớp: CDTN13TH Trang 16
Tiểu luận Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương GVHD: Lê Thùy Linh
mục tiêu điều hành. Tuy nhiên những yếu tố hỗ trợ cho công tác điều hành tỷ giá
vẫn cần được kiểm soát chặt chẽ, cụ thể như sau:
+ Sau khi NHNN điều chỉnh giảm giá VND 9,3% vào đầu năm 2011, tỷ giá
thực hiệu quả (REER) tháng 2/2011 ở mức xấp xỉ 100%. Tuy nhiên ngay sau đó,
REER duy trì xu hướng giảm, xa dần trục gốc 100%.
+ Nếu so với mục tiêu điều hành trong năm 2012 (tỷ giá năm 2012 biến
động không quá 2-3%) thì sau 6 tháng đầu năm, tỷ giá BQLNH gần như được
giữ nguyên, tỷ giá NHTM chỉ thay đổi 0,55 %. Trong bối cảnh kiềm chế lạm
phát, tỷ giá được giữ cố định là một cái neo kỳ vọng tích cực, song cũng cần
phải có lộ trình điều chỉnh thích hợp đặc biệt là khi tình hình lạm phát đã được
cải thiện, REER diễn biến chưa thuận lợi để tránh tạo ra những thay đổi đột biến
trong bối cảnh kinh tế nhạy cảm và khó khăn như hiện nay.
Trong nửa đầu năm 2012, Việt Nam đã có xuất siêu trở lại sau nhiều năm
nhờ lợi thế về giá của một số mặt hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, cơ cấu xuất khẩu
của Việt Nam hiện vẫn chưa có những thay đổi cần thiết, vẫn còn phụ thuộc vào
hàng nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chính của
Việt Nam phần lớn vẫn là hàng nông, thủy sản, các hàng hóa có giá trị gia tăng
thấp và các doanh nghiệp vẫn cần nhập một lượng đáng kể nguyên nhiên vật liệu
để sản xuất hàng xuất khẩu. Chẳng hạn, trong 8,4 tỷ USD xuất khẩu hàng hóa
dệt may, giày dép trong 5 tháng đầu năm 2012 thì Việt Nam cũng đã phải nhập
khẩu gần 4,9 tỷ USD bông, sợi dệt, vải và nguyên vật liệu cho dệt may, giày dép
– chiếm khoảng 60% giá trị hàng xuất khẩu. Tỷ lệ này gần như không thay đổi
suốt từ năm 2004 đến nay.
2.2.2: Nguyên nhân về tỷ giá trong quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam
từ năm 1995 đến nay
Về khách quan, năm 2002 các luồng ngoại tệ tiền mặt chuyển vào Việt Nam
tăng cao. Với trên 2,5 triệu Việt kiều, 310000 người Việt đi xuất khẩu lao động
chuyển về nước trong cả năm ước tính khoảng 2,2 tỷ USD ; gần 2,6 triệu lượt
khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2002 chi tiêu tại nước ta một luồng
Thực hiện: Nhóm 10 - Lớp: CDTN13TH Trang 17
Tiểu luận Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương GVHD: Lê Thùy Linh
ngoại tệ lớn. Ngoài ra còn các luồng ngoại tệ tiền mặt do người Việt Nam đi
công tác nước ngoài theo các dự án mang về, người Việt Nam đi làm cho các dự
án nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam… Do đó, dù năm 2002 nhập
siêu lớn nhưng nguồn ngoại tệ tiền mặt tăng cao cộng với những diễn biến trái
chiều về lãi suất làm hạn chế tình trạng đầu cơ về ngoại tệ và dịch chuyển ngoại
tệ theo chiều hướng ngược lại trước đây từ USD sang VND
Về chủ quan ngân hàng tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công cụ điều hành tỷ giá
và quản lý ngoại hối
Nguyên nhân trong năm 2008 là do ngân hàng nhà nước công bố nguồn dự
trữ ngoại tệ nên tâm lý của người dân được cải thiện hơn nên người dân giảm
gim giữ ngoại tệ và đầu cơ ngoại tệ nên tỷ giá lúc này khá ổn định. Mặc khác
lạm phát lúc này đã được kiểm soát mức tăng lạm phát được kiềm hãm ở mức
1.13% so với tháng trước. Sang các tháng cuối năm biến động nhưng không
nhiều, tỷ giá VND/USD trong 8/2008 biến động nhích lên theo từng tuần. Cụ thể
tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 16.489 đồng lên 16.493 đồng và tăng đến
16.496 đồng trong 2 tuần cuối tháng 8. Tỷ giá trên thị trường tự do ổn định hơn.
Nguyên nhân trong năm 2009 chủ yếu vẫn là do hiện tượng găm giữ ngoai tệ
của người dân, các doanh nghiệp thì vì sợ tỷ giá sẽ tiếp tục tăng nên mặc dầu
chưa đến kỳ hạn trả nợ nhưng đã mua sẵn ngoại tệ để chuẩn bị cho việc trả nợ.
Điều đó đã làm cho cầu ngoại tệ tăng cao gây ảnh hưởng tỷ giá. Ngoài ra, do
tâm lý bất ổn của người dân và các doanh nghiệp nên họ lựa chon găm giữ ngoại
tệ và đồng thời do chính sách hỗ trợ lãi suất vay tiền đồng thấp cho các doanh
nghiệp, phạm vi và thời gian vay được mở rộng theo chủ trương của chính phủ
nên các doanh nghiệp muốn vay tiền đồng hơn mà không cần bán ngoại tệ để
đổi ra VND nữa. Đây là gói kích cầu mà nhà nước ta thực hiện tuy nhiên đã
mang lại ảnh hưởng lớn đến tỷ giá.
Nguyên nhân trong năm 2010 là do nguồn cung USD từ nước ngoài vào Việt
Nam tăng kể cả nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn hỗ trợ phát triển chính thức do
năm trước cam kết, đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán cũng
Thực hiện: Nhóm 10 - Lớp: CDTN13TH Trang 18