Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

ĐỀ TÀI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY CHƯƠNG THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN HÌNH HỌC 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Xuân Thọ
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY
CHƯƠNG THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN HÌNH HỌC 12
Người thực hiện: Vũ Hồng Toàn
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: Hình Học 12 
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2011 - 2012
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Vũ Hồng Toàn
2. Ngày tháng năm sinh: 26/06/1974.
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Trường THPT Xuân Thọ, Xuân Lộc, Đồng Nai
5. Điện thoại: (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0918.152.841
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Giáo Viên
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ, Xuân Lộc, Đồng Nai
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc Sĩ
- Năm nhận bằng: 2012.
- Chuyên ngành đào tạo: Toán Giải Tích


III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy
Số năm có kinh nghiệm: 14
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY
CHƯƠNG THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN HÌNH HỌC 12
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
A. Đặt vấn đề:
Mỗi môn học trong chương trình toán phổ thông đều có vai trò rất quan
trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy của học sinh.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn phải yêu cầu học sinh nắm được
chuẩn kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kĩ năng, kĩ xảo, từ đó tạo thái
độ và động cơ học tập đúng đắn.
Thực tế dạy và học cho thấy chúng ta có nhiều vấn đề cần giải quyết cho
mỗi phân môn của toán học phổ thông, trong đó vấn đề giảng dạy và kỹ năng giải
toán hình học không gian cổ điển của thầy và trò còn nhiều điều cần nghiên cứu .
Chương Khối đa diện trong chương trình hình học khối 12 là nội dung có
thể nói là rất trừu tượng, có nhiều kiến thức tổng hợp, học sinh thường gặp khó
khăn trong việc vẽ và nhìn hình không gian, khả năng vận dụng kiến thức đã có
để giải bài tập toán còn nhiều hạn chế …
Xuất phát từ thực tế trên và qua nhiều năm giảng dạy môn hình học không
gian cổ điển tương đối có kết quả, nay tôi xin đề nghị một phương pháp để dạy
chương khối đa diện đó là áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để học sinh
có hứng thú hơn và giúp mọi đối tượng học sinh, nhất là học sinh trung bình - yếu
kém lĩnh hội kiến thức cơ bản nhất .
3
B. Nội dung thực hiện:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I.Cơ sở lí luận:
Đề tài được nghiên cứu và thực hiện trên thực tế kinh nghiệm đã giảng dạy
các tiết dạy lí thuyết về khối đa diện mà trọng tâm là thể tích khối đa diện.
Khi giải bài tập toán, học sinh phải được trang bị các kiến thức cơ bản hình
học của lớp dưới, các kỹ năng phân tích đề bài và hình vẽ không gian để từ đó
suy luận ra quan hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, giữa bài toán đã làm và
bài toán sẽ làm, hình thành phương pháp giải toán bền vững và sáng tạo.
Hiểu rõ lí thuyết giúp học sinh có thể tiếp cận và nắm bắt những kiến thức
cơ bản nhất nhất , và dần dần phát triển khả năng suy luận, khả năng vận dụng
các kiến thức đã học một cách linh hoạt và sáng tạo vào giải thuật của một bài
toán. Từ đó học sinh có hứng thú và tạo ra động cơ học tập tốt đối với môn hình
học không gian.
II. Cơ sở thực tiễn:
Trong quá trình giảng dạy hình học không gian, tôi thấy đa số học sinh rất lúng
túng, kỹ năng giải toán hình không gian còn yếu ,thậm chí không vẽ được một
hình đơn giản. Bên cạnh đó bài tập sách giáo khoa của chương Khối đa diện
trong chương trình hình học khối 12 đưa ra chưa được cân đối, rất ít bài tập cơ
bản, đa phần là bài tập khó, đặc biệt quá phức tạp đối với học sinh trung bình, yếu
kém dẫn đến học sinh có tư tưởng chán nản, e sợ không học môn hình học không
gian.
Do đó dạy phần lí thuyết chương này giáo viên cần có phương pháp giảng dạy
hấp dẫn, sinh động, gây hứng thú cho học sinh, giáo viên cần tìm tòi, sáng tạo để
soạn bài tập trên cơ sở chuẩn kiến thức và sách giáo khoa, thiết kế hình vẽ rõ ràng
và giải thuật ngắn gọn hợp lý giảm bớt khó khăn giúp học sinh nắm được kiến
thức cơ bản của bài học, hình thành phương pháp, kĩ năng, kỹ xảo giải các bài
toán hình không gian và lĩnh hội kiến thức mới bền vững, từ đó đạt kết quả cao
nhất có thể được trong các kỳ thi.
• Mục tiêu :
Giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản nhất của chương, phân biệt khối
đa diện, thể tích khối đa diện, các đa diện đều. Tất cả học sinh rèn được kỹ năng

tính toán các đại lượng hình học, tính được thể tích khối đa diện tương đối đơn
giản. Trên cơ sở đó học sinh nắm được kiến thức cơ bản và rèn kỹ năng giải các
bài tập khó hơn về khối đa diện.
• Thời gian thực hiện:
Các tiết dạy lí thuyết theo phân phối chương trình và tự chọn.
Đối tượng: học sinh khối 12 lớp 12A4 và 12A8 trường THPT Xuân Thọ
• Các chướng ngại văn hóa và nhận thức của học sinh:
+ Phần lớn học sinh không nhớ các hệ thức trong tam giác và tứ giác,
+ Các kiến thức cơ bản về hình học không gian lớp 11 còn rất hạn chế .
4
+ Kỹ năng tư duy phân tích giả thiết và các quan hệ giữa các đối tượng
trong hình không gian và hình học phẳng còn quá yếu.
+ Kỹ năng vẽ hình trong không gian quá kém.
III. Phương pháp
1. Mục đích yêu cầu:
Sử dụng công nghệ thông tin cụ thể là hệ thống trình chiếu của nhà trường
+ Ôn tập cho học sinh một số kiến thức cần thiết: hệ thức trong tam giác
thường, tam giác vuông, các kiến thức cơ bản của tam giác đều, cân, hình
vuông, chữ nhật …
+ Ôn tập cho học sinh một số kiến thức trọng tâm về quan hệ song song,
vuông góc giữa đường thẳng và mặt phẳng, góc giữa đường thẳng, mặt
phẳng đã học ở lớp 11.
Bằng cách này học sinh yếu, trung bình có thể tiếp thu được những yêu cầu
cơ bản nhất của chương, học sinh khá nâng cao được kỷ năng giải toán, có
hứng thú trong môn học hình không gian cổ điển và đạt kết quả tốt trong các
kỳ thi cuối năm .
2. Biện pháp thực hiện
• Ôn tập kiến thức cũ cho học sinh bằng phương pháp trắc nghiệm khách
quan (sử dụng máy chiếu) giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức.
• Phân chia, lắp ghép khối lăng trụ tam giác, tứ giác bằng mô hình máy

tính.
• Cùng học sinh chơi trò chơi xếp hình, cho học sinh xem các đoạn video
clip giới thiệu kim tự tháp Ai Cập, xem các hình ảnh về khối đa diện
trong thực tế.
A. Phần trắc nghiệm ôn tập kiến thức cũ
Quan sát các hình 1, hình 2, hình 3 sau và chọn đáp án đúng nhất
1. Tên gọi chung của ba hình này là
a. Hình chóp.
b. Hình lăng trụ
c. Hình hộp
d. Hình đa giác.
Hình 1 Hình 2 Hình 3
2. Hình 1 có tên gọi là
a. Hình chóp tam giác
b. Hình chóp tứ giác.
c. Hình tứ diện
5
d. Cả a và c đều đúng
3. Hình 2 có tên gọi là
a. Hình chóp tam giác
b. Hình chóp tứ giác.
c. Hình tứ diện
d. Cả a và c đều đúng
4. Hình 1 gọi là hình tứ diện vì
a. Nó có 4 mặt.
b. Nó có 4 đỉnh.
c. Nó có 6 cạnh
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
5. Cách đặt tên cho hình chóp là
a. Hình chóp + tên đa giác đáy.

b. Hình chóp + số mặt bên
c. Hình chóp + số mặt đáy.
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
6. Đặc điểm của hình chóp là:
a. các cạnh bên đồng quy tại đỉnh của hình chóp đó.
b. Số cạnh bên bằng số cạnh đáy.
c. Các mặt bên là các tam giác.
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
7. Khái niệm đường cao của hình chóp được hiểu là:
a. đường thẳng vuông góc với đáy tại một đỉnh của mặt đáy.
b. Đường thẳng vuông góc với đáy tại một điểm bất kì thuộc mặt đáy.
c. Đường thẳng vuông góc với mặt đáy tại tâm của mặt đáy.
d. Đường thẳng qua đỉnh và vuông góc với mặt đáy.
8. Khái niệm chiều cao của hình chóp được hiểu là:
a. Độ dài của cạnh bên bất kì.
b. Khoảng cách giữa đỉnh và mặt đáy.
c. Độ dài đoạn thẳng nối đỉnh và hình chiếu vuông góc của đỉnh trên mặt
phẳng đáy.
d. Cả b và c đều đúng.
9. Nếu các đỉnh của một tứ diện là A, B, C, D thì các kí hiệu nào sau đây đúng.
a. Tứ diện ABCD.
b. Chóp tam giác A.BCD
c. Chóp tam giác B.ACD
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
6
Quan sát các hình 4, hình 5, hình 6 rồi trả lời các câu hỏi sau
Hình 4 Hình 5 Hình 6
10.Ba hình trên đều có chung đặc điểm
a. Các cạnh bên bằng nhau
b. Đáy là đa giác đều.

c. Chân đường cao trùng với tâm của đa giác đáy.
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
11.Tên gọi của hình 6 là:
a. Hình chóp tam giác.
b. Hình tứ diện.
c. Hình tứ diện đều.
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
12.Đặc điểm của hình tứ diện đều là:
a. Tất cả các cạnh bằng nhau.
b. Tất cả các mặt bằng nhau.
c. Hình chiếu của đỉnh xuống mặt đáy trùng với tâm của đa giác đáy.
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
13.Tên gọi của hình 5 là:
a. Hình chóp tứ giác.
b. Hình chóp tứ giác đều.
c. Hình tứ diện đều.
d. Cả a và b đều đúng.
14.Đáy của hình chóp tam giác đều là:
a. Tam giác đều.
b. Tam giác bất kì.
c. Tam giác cân
d. Tam giác vuông.
15.Đáy của hình chóp tứ giác đều là:
a. Hình vuông (còn gọi là tứ giác đều)
b. Hình thoi
c. Hình bình hành.
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
7
Quan sát các hình 7, hình 8, hình 9, hình 10 rồi trả lời các câu hỏi.
Hình 7 Hình 8

Hình 9 Hình 10
16.Tên gọi chung của bốn hình này là:
a. Hình chóp.
b. Hình lăng trụ
c. Hình hộp
d. Hình lập phương.
17.Hình 7 và hình 8 được gọi là:
a. Lăng trụ.
b. Lăng trụ không đứng.
c. Lăng trụ xiên.
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
18.Hình 9 và hình 10 được gọi là:
a. Lăng trụ.
b. Lăng trụ đứng.
c. Lăng trụ xiên
d. Cả a và b đều đúng.
19.Độ dài đường cao của hình lăng trụ được hiểu là:
a. Khoảng cách giữa hai đáy.
b. Độ dài đoạn thẳng vuông góc với mặt đáy kẻ từ đỉnh.
c. Độ dài cạnh bên.
d. Cả a và b đều đúng.
20.Tên gọi khác của hình lập phương là:
a. Lăng trụ tứ giác đều.
b. Hình hộp chữ nhật có cạnh bên bằng cạnh đáy.
c. Hình hộp có các mặt là hình vuông.
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
8
Một số hình ảnh về hình - khối đa diện phục vụ cho việc soạn giảng phần lí
thuyết chương thể tích khối đa diện
Kim tự tháp kê ốp (Ai Cập)

Hình ảnh một số khối đa diện
Hình ảnh sử dụng dạy phần khái niệm khối đa diện
Hình ảnh dạy phần phân chia và lắp ghép khối đa diện
9

Phân chia, lắp ghép khối đa diện phức tạp
Giải trí: trò chơi xếp gạch:
sử dụng phần mềm thiết kế sẵn phân chia và lắp ghép khối đa diện.
a. Phân chia và lắp ghép khối lăng trụ tam giác.
10
b. Phân chia và lắp ghép khối lăng trụ tứ giác.
II. Một số hình ảnh hỗ trợ dạy phần hai đa diện bằng nhau.
A. Phép dời hình trong không gian
a. Phép tịnh tiến.
11
b. Phép đối xứng qua mặt phẳng:

Liên hệ thực tế:
(Tháp rùa – Hoàn Kiếm – Hà Nội)
Mặt phẳng đối xứng của một hình.
12
c. Phép đối xứng tâm O.

d. Phép đối xứng qua đường thẳng.
B. Hai hình bằng nhau.
13
III. Một số hình ảnh hỗ trợ dạy bài khối đa diện lồi và khối đa diện đều.
1. Khối đa diện không lồi.

2. Thể tích khối đa diện

14
Một số hình ảnh về khối đa diện đều trong thực tế
a. Một số hình ảnh kim tự tháp Kê-Ốp Ai Cập
Hình ảnh hình chóp tứ giác
15
Một số hình ảnh về khối lập phương
Một số hình ảnh về hình – khối đa diện khác
a. Nhân tạo


16
b. Vi sinh vật có hình dạng hình – khối đa diện
17
II. Kết luận
Với một thời gian không nhiều, Chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót trong
chuyên đề này. Chắc chắn có nhiều ý kiến để thảo luận và chắc chắn cũng còn có
nhiều hồ nghi về tính thực tiễn của chuyên đề. Nhưng tôi tin chắc rằng, với cái
“tâm” trong sáng của người thầy, chúng ta sẽ tìm ra được một giải pháp nào đó,
để giúp các HS Trung bình -Yếu đạt được chuẩn kiến thức môn hình học không
gian .
Hãy tạo cơ hội cho các học sinh thực sự có nỗ lực vươn lên! Hãy giúp các
em vượt qua khó khăn học tập môn hình học không gian bằng chính năng lực của
mình! và đạt kết quả tốt đẹp nhất trong kỳ thi cuối cấp.
Tôi rất mong ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo trong tổ toán trường
THPT Xuân Thọ
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hình học cơ bản 11– Bộ giáo dục - Nhà xuất bản giáo dục- 2007
2. Hình Học cơ bản 12 – Bộ giáo dục - Nhà xuất bản giáo dục- 2008
3. Hình Học nâng cao 12 – Bộ giáo dục - Nhà xuất bản giáo dục- 2008.
4. Một số hình ảnh lấy từ internet

NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
18
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Xuân Thọ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Xuân Thọ, ngày tháng năm
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2011 - 2012
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO
DẠY CHƯƠNG THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN HÌNH HỌC 12
Họ và tên tác giả: VŨ HỒNG TOÀN Chức vụ: giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Xuân Thọ, Xuân Lộc, Đồng Nai
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Hình Học 12 
- Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
- Có giải pháp hoàn toàn mới 
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả 

3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt  Khá  Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt 
Sau khi duyệt xét SKKN, Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có
ký tên xác nhận và chịu trách nhiệm của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và
đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng
dấu)
19
20

×