Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

hệ thống đo lường cảm biến trong bãi đỗ xe thông minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.98 KB, 36 trang )

Đề tài
Tìm hiểu, phân tích hệ thống đo lường cảm biến trong bãi đỗ xe thông minh.
Hệ thống được mô tả như hình:
Giới hạn điều kiện
Bãi đỗ xe chỉ được chứa xe con, các loại xe khác không được phép vào bãi.
Bãi xe gồm 4 tầng, mỗi tầng có sức chứa 10 xe con chia đều cho 2 dãy.
- Nhiệt độ trong bãi đỗ từ (5- 50
o
C).
- Có cảnh báo cháy/nổ.
Yêu cầu của hệ thống
- Giám sát được số xe trong bãi.
- Cảnh báo nhiệt độ cao trong bãi đỗ, báo động khi có khói, có cháy.
Yêu cầu chung
1-Bìa gồm:
- Tên đề tài
- Danh sách SV trong nhóm
- Tên giáo viên hướng dẫn
2-Đầu quyển có nội dung giao đề tài (Phiếu giao đề tài)- Và hướng dẫn chung về
Bố cục trình bày.
3-Bố cục trình bày theo hướng dẫn sau:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống thiết kế
Chương 2: Nội dung thực hiện
2.1- Yêu cầu của đề tài
2.2- Các hướng giải quyết
2.3- Lý do lựa chọn cho thiết kế
2.4- Tính chọn thiết bị
Chương 3: Kết luận
3.1- Các kết quả đạt được
3.2- Các hạn chế khi thực hiện
3.3- Biện pháp khắc phục


Chương 4: Bài dịch tài liệu cảm biến
4.1- Bản tài liệu lý thuyết
4.2- Bản tài liệu sử dụng cảm biến
Mục lục
3-Phông chữ sử dụng trong báo cáo: Times New Roman- 14
4-Thời gian nộp:
Ngày 29/5/2014. Tại tầng 5 A7- Bộ môn đo lường & Điều khiển- Lớp trưởng thu
cả lớp và trực tiếp nộp cho GV.
5- Mỗi nhóm in 1 bản nộp
6- Lớp trưởng tổng hợp file mềm của các nhóm, ghi ra đĩa CD- nộp lại cho GV
giảng dạy.
Chú ý: Các nhóm không trình bày theo hướng dẫn của giáo viên sẽ trả báo cáo- coi
như không đạt lần 1.
LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua nhiều thập kỷ ô tô đã trở thành phương tiện không thể thiếu của con
người.
Hiện nay tự động hóa quá trình công nghiệp trong quản lý hệ thống các bãi
đỗ xe thông minh là khá phổ biến và thông dụng và nó đóng góp một vai trò hết
sức quan trọng trong cuộc sống. Ví dụ từ những bãi đỗ xe đơn giản cho tới các
hệ thống bãi đỗ xe thông minh đều ứng dụng những quá trình tự động. Do vậy
việc hiểu biết những kiến thức về quá trình tự động hóa quá trình công nghiệp
đối với sinh viên ngành điện là rất cần thiết. Tự động hóa quá trình công nghiệp
giúp sinh viên có những kiến thức cơ bản về quá trình tự động hóa trong công
nghiệp. Giúp sinh viên hệ thống hóa lại kiến thức đã học , nghiên cứu và làm
quen với công việc thiết kế và xây dựng hệ thống , sử dụng thiết bị cảm
biến,điều khiển máy điện trong thực tế hiện nay .
Trong chương trình đào tạo cho sinh viên , cô giáo đã tạo điều kiện cho
chúng em được tiếp xúc và làm quen với việc nghiên cứu “Xây dựng hệ thống
bãi đỗ xe thông minh” Do lần đầu làm quen với việc thiết kế với khối lượng kiến
thức tổng hợp, còn có những mảng chưa nắm vững cho nên dù cố gắng nhưng

trong bài làm của bọn em còn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong được sự góp
ý kiến của cô giúp chúng em có những kiến thức cần thiết để sau này có thể ứng
dụng trong công việc cụ thể của cuộc sống.
Chương 1: Tổng quan về hệ thống thiết kế
Ngày nay ở các trung tâm thành phố lớn với sự phát triển mật độ dân cư và xe
cộ ngày càng đông đúc. Đặc biệt là sự gia tăng về số lượng xe ô tô ngày càng nhiều
và điều này cũng phần nào phản ánh tốc độ phát triển của một quốc gia. Song song
với sự phát triển đó, người ta đặt ra vấn đề là xây dựng những bãi dỗ xe để phục vụ
cho người dân trong công việc cũng như trong việc đi lại của họ. Vì thế, ngày nay
trên các nước tiên tiến trên thế giới như Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc,… ở những
thành phố chật hẹp, người ta xây dựng hệ thống bãi giữ xe ô tô thông minh được
trang bị thiết bị nâng để di chuyển ô tô từ mặt đất lên điểm đỗ trên cao hoặc dùng
hệ thống ngầm. Đây là những giải pháp giúp tăng hơn rất nhiều số lượng xe trên
một diện tích truyền thống, cho phép giải quyết tình trạng thiếu mặt bằng xây
dựng.
Từ nhu cầu bức thiết cuộc sống và trong khuôn khổ môn học chúng em được cô
giáo giao đề tài:” Hệ thống bãi giữ xe thông minh”. Hi vọng đề tài của chúng em
được áp dụng vào thực tế và một phần giải quyết được vấn đề đỗ xe.
Ở việt nam hiện nay
Hiện nay, việc gia tăng đến chóng mặt của các phương tiện giao thông đang
khiến TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, và nhiều thành phố khác của nước ta
đứng trước cơn khủng hoảng bãi đỗ xe. Các bãi đỗ xe trong thành phố mới
chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu của người dân, 70% còn lại là các bãi đỗ xe
trái phép, sai phép.
Hình ảnh những chỗ đỗ xe tự phát
Chật chội và thiếu thốn đó là hình ảnh quen thuộc của những bãi đỗ xe trên
địa bàn Thành Phố. Dạo một vòng quanh thành phố, các bãi đỗ, trông giữ xe
đua nhau mọc lên. Vỉa hè nên trên khá nhiều tuyến phố bị tận dụng, chăng
dây thành bãi đỗ xe.
Tại các khu chung cư hay khu đô thị mới, các khu văn phòng do các bãi đỗ

xe không đáp ứng được nhu cầu, sân chơi cũng bị tận dụng biến thành bãi
giữ xe. Dưới lòng đường, ôtô, taxi dù cũng chen nhau, nối thành những
hàng dài, lấn chiếm lòng đường.
- Đã có nhiều bãi đỗ xe được mở ra, nhưng trong quá trình vận hành có
những nhược điểm:
+ Tốn nhiều diện tích
+ Cần có người quản lý xe ra vào…
Vì vậy để giải quyết vấn đề đó người ta đã thiết kế các gara ôtô đặc biệt là
các gara ôtô tự động.
Hình ảnh những gara ôtô tự động
3.Khái niệm gara ôtô
Hệ thống gara ôtô hay còn gọi là hệ thống đỗ xe thông minh: là một công nghệ
điều khiển tự động, sử dụng chủ yếu các pallet và thang nâng, cho phép đỗ được
nhiều xe ôtô hơn trên cùng một diện tích không gian;
Hệ thống đỗ xe tự động là một giải pháp An toàn – Tiết kiệm…
AN TOÀN
• An toàn về người do không tham gia vào quá trình đỗ xe, lưu bãi;
• Kiểm soát được vị trí của xe nhờ hệ thống mã hóa vị trí tự động;
• Không bị mất mát, va đập; tình trạng tai nạn giao thông trong hầm đỗ xe cũng
hoàn toàn được loại trừ;
• Hệ thống được trang bị đầy đủ phương tiện phòng chống cháy, nổ, dừng khẩn
cấp, chống động đất, cảnh báo tình trạng khí thải, ngăn chặn quá tải;
• Tránh tác động khói thải khi lái xe ra/ vào hầm đỗ;
TIẾT KIỆM
• Gia tăng nhiều lần số chỗ đỗ xe trên cùng một diện tích;
• Là giải pháp thay thế tối ưu làm giảm chi phí đầu tư xây dựng;
• Chi phí hợp lý nhờ quá trình nội địa hóa và chuyển giao công nghệ;
• Thời gian gửi/ lấy xe nhanh chóng;
• Giảm thiểu nhu cầu sử dụng hệ thống thông gió, điều hòa không khí;
Chương 2: Nội dung thực hiện

2.1-Yêu cầu của đề tài
2.1.1-Yêu cầu hệ thống
- Giám sát được số lượng xe trong bãi
- Cảnh báo được nhiệt độ cao trong bãi đỗ, báo động khi có khói, có
cháy.
2.1.2- Yêu cầu công nghệ
Giới hạn điều kiện: Bãi đỗ xe chỉ chứa xe con, các loại xe khác không
được vào, bãi gồm có 4 tầng, mối tầng có 10 xe chia đều cho 2 dãy.
Bấm nút START hệ thống hoạt động. Khi có xe vào cửa, động cơ
Barie ở cửa tự động được nâng lên. Sau khi mua vé xong (hoặc được
kiểm tra vé) tiến vào trong bão đỗ xe thì cửa tự động đóng lại, hệ thống
sẽ đưa xe đến vị trí đã được chọn, cảm biến hồng ngoại sẽ báo ở vị trí
đó, và màn hình sẽ hiển thị tăng thêm 1 xe.
Ở cửa ra, khi người dùng báo muốn lấy xe ở vị trí nào đó, hệ thống sẽ
tự động đưa xe từ vị trí đó đến cửa ra, sau khi kiểm soát vé xong Barie
sẽ đóng cửa lại. cảm biến hồng ngoại sẽ báo ở vị trí đó và màn hình sẽ
hiển thị giảm đi 1 xe.
Số lượng xe trong bãi luôn được giám sát bằng hệ thống cảm biến
hồng ngoại. Khi có 1 xe vào hiển thị tăng lên 1, khi có 1 xe ra, hiển thị
giảm đi 1 (giả sự không có xe ra vào cùng 1 thời điểm).
Bên ngoài cổng vào có hệ thồng đèn báo, nếu trường hợp bãi còn trống
thì đèn sẽ báo xanh, còn nếu như đã đầy thì đèn báo đỏ, để người gửi
xe biết và đi vào bãi khác. (tất nhiên là sẽ thiết kế để không chậm thời
gian và gây phiền của người dùng)
Cảm biến nhiệt độ, cảm biến lửa cho phép nhiệt độ trong khoảng từ 5 –
50
o
C, nếu như ngoài khảng này thì cảm biến báo ngay về hệ thống,
chuông sẽ kêu và đèn báo cháy sẽ sáng.
Cảm biến khói sẽ báo nếu như trong bãi có xảy ra khói.

2.2- Các hướng giải quyết
- Đầu tiên đảm bảo tất cả các xe vào bãi đều là xe con thì trước bãi có
các ký hiệu, các hình vẽ về những loại xe được phép vào bãi, còn các
lại xe khác thì vào các bãi khác có thiết kế phù hợp hơn.
- Đếm xe trong bãi:
+ Phương án 1: Để phát hiện khi có 1 xe vào hoặc ra chúng em dùng
cảm biến quang, chúng em đặt 2 cảm biến cách nhau 1 khoảng nhất
định đề phân biệt giữa người và xe ra vào bãi. Nếu là người thì chỉ 1
cảm biến tác động, còn nếu là xe thì cả 2 đều tác động. Như vậy chúng
em sẽ biết được trong bãi có bao nhiêu xe.
+ Phương án 2: Chúng em cũng dùng cảm biến quang, nhưng mỗi vị trí
để xe chúng em sẽ gắn một cảm biến, như thế thì khi xe đến vị trí đó
thì cảm biến quang báo tời hệ thống, và hệ thống sẽ đếm, xe ra thì cũng
tương tự.
-Cảnh báo cháy nổ
+ Phương án 1: Chúng em sẽ gắn 1 cơ cấu báo cháy nổ ở mỗi vị trí để
xe.
+Phương án 2: Chúng em sẽ gắn 1 cơ cấu cháy nổ cho cả bãi đỗ xe,
được đặt ở chính giữa tầng 2, đồng thời sử dụng 2 cơ cấu báo cháy nổ
thủ công di động, có đọ nhạy trung bình, giúp cho người quản lý
nhanh chóng tìm ra vị trí cháy nổ để kịp thời khắc phục.
- Hệ thống nâng đỡ, hệ thống máy tính, lập trình để quản lý toàn hệ
thống chúng em không xét tới, vì giới hạn yêu cầu của đề tài.
2.3-Hướng giải quyết và lựa chọn thiết kế
Phương án 1: Để phát hiện khi có 1 xe vào hoặc ra chúng em dùng cảm
biến quang, chúng em đặt 2 cảm biến cách nhau 1 khoảng nhất định đề
phân biệt giữa người và xe ra vào bãi. Nếu là người thì chỉ 1 cảm biến
tác động, còn nếu là xe thì cả 2 đều tác động. Như vậy chúng em sẽ
biết được trong bãi có bao nhiêu xe.
Lý do: Hệ thống sẽ chỉ giám sát xe trong bãi chỉ thông qua 1 cảm biến,

như vậy thì độ chính xác cao hơn, máy tính quản lý sẽ nhẹ hơn. Dễ
dang trong việc sử dụng cũng như sửa chữa, chi phí lắp đặt thấp, . . .
-Cảnh báo cháy nổ
+Phương án 2: Chúng em sẽ gắn 1 cơ cấu cháy nổ cho cả bãi đỗ xe,
được đặt ở chính giữa tầng 2, đồng thời sử dụng 2 cơ cấu báo cháy nổ
thủ công di động, giúp cho người quản lý nhanh chóng tìm ra vị trí
cháy nổ để kịp thời khắc phục.
Lý do: máy tính chỉ quản lý 1 cảm biến thì rất dễ dàng, lúc hư hỏng
cũng dễ sửa chữa. Chúng em dùng 2 cơ cấu báo cháy trung bình sẽ
giúp cho người bảo vệ nhanh chóng tìm ra được vị trí có cháy nổ. Có
những vị trí mà ngay cả camara giám sát cũng không thể phát hiện ra
được, như: cháy dây điện, ổ điện, … bên trong tường, các chỗ hẹp, mắt
camara không nhìn thấy. Bên cạnh đó cũng tiết kiệm chi phí mà độ an
toàn thì luôn được đảm bảo tuyệt đối.
2.4-Lý thuyết và chọn thiết bị
2.4.1 Cảm biến
2.4.1.1 Khái niệm
Cảm biến là thiết bị dùng để cảm nhận biến đổi các đại lượng vật lý và
các đại lượng không có tính chất điện cần đo thành các đại lượng điện
có thể đo và xử lý.
Các đại lượng cần đo (m) nhưng không có tính chất điện như nhiệt độ,
áp suất,…tác động lên cảm biến cho ta một đặc trưng (s) mang tính
chất điện (như điện tích, điện áp, dòng điện hoặc trở kháng chứa đựng
thông tin cho phép xác định của đại lượng đo.
Cảm biến quang điện thực chất là các linh kiện quang điện, chúng thay
đổi tính chất khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào bề mặt của chúng.
- Nguyên lý làm việc của quang điện trở
là sự phụ thuộc của điện trở vào thông
lượng bức xạ và phổ bức xạ đó.
- Tế bào quang dẫn là cẩm biến quang

điện có đọ nhảy cao. Cơ sở vật lý của tế
bào quang điện là hiện tượng quang đẫn
do hiệu ứng quang điện trong. Đó là
hiện tượng giải phóng các hạt tải điện
trong vật liệu dưới tác dụng của ánh
sáng làm tăng độ dẫn điện của vật liệu.
2.4.1.2 Nguyên lý hoạt động của một số cảm biến quang
a) Photo Diot
Sự tiếp xúc của hai loại bán dẫn loại n và loại p ( vùng chuyển tiếp
P_N) tạo nên vùng nghèo hạt dẫn vì ở đó tồn tại một điện trường và
hình thành hang rào thế Vb (hình). Khi không có điện thế bên
gnoaif đặt leen vùng chuyển tiếp (U=0) dòng điện qua chuyển tiếp
I=0.
-Khi đặt một điện áp lên diot, với điện áp ngược đủ lớn Ud>> ,
chiều cao của hàng rào điện thế tăng lên và trên diot chỉ còn lại
dòng điện ngược I
r
=I
o
(I
o
– dòng điện tối).
-Khi chiếu sáng diot bằng bức xạ có bước sóng sẽ xuất hiện các
cặp điện từ _ lỗ trống, dưới tác dụng của điện trường các cặp điện
từ_lỗ trống chuyển động và dòng điện ngược tăng lên rất nhanh.
-các vật liệu dùng chế tạo Phôt diot là Si, Ge (vùng ánh sáng nhìn
thấy) và GaAs, InAs, InSb (vùng hồng ngoại).
b) Photo Transitor
- Photo Transitor là các transitor silic loại npn mà vùng bazơ được
chiếu sáng, không có điện áp đặt trên bazơ, chỉ có điện áp trên C,

đồng thời chuyền tiếp B-C phân cự ngược (hình). Điện áp đặt chủ
yếu là phần chuyển tiếp B-C (phân cực ngược) trong khi đó sự
chênh lệch điện thế giữa E và B thay đổi không đáng kể.
U≈0,6 0,7
-Khi phần chuyển tiếp B_C được chiếu sáng, sự hoạt động của photo
transitor giống như photo diot ở chế độ quang dẫn với dòng điện
ngược:
Ir=Io+Ip
Với: Ir: Dòng điện ngược
Io:Dòng điện tối
Dòng điện sáng
c) Cảm biến Phát xạ (Tế bào quang điện)
-Cảm biến phát xạ là biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện nhờ
hiện tượng phát xạ điện từ ở cực catot khi có thông lượng ánh sáng
chiếu vào.
-Số lượng điện tử phát xạ tỷ lệ với số photo chiếu vào cực catot.
-Cảm biến Phát xạ được phân thành:
+ Tế bào quang điện chân không.
+ Đèn ion khí.
+ Bộ nhân quang điện.
-Cơ chế hoạt động của đèn quang điện như sau:
-Khi có thông lượng ánh sáng chiếu vào, catot hấp thụ photo và giải
phóng điện tử, các điện tử này di chuyển lên bề và thoát ra ngoài.
-Các vật liệu dùng làm photon catot là:
+ AgOCs nhạy với vùng hông ngoại.
+Cs
2
Sb, K
2
CsSb nhạy với vùng ánh sáng nhìn thấy và vùng tử ngoại.

2.4.1.3 Cảm biến báo cháy
Để phát hiện được có sự cố cháy ta phải sử dụng 3 loại cảm biến đó là
cảm biến nhiệt, cảm biến khói và cảm biến lửa.
- Cảm biến nhiệt: là loại cảm biến dùng
để chuyển tín hiệu vật lý nhiệt độ thành
tín hiệu điện, đây là loại cảm biến có độ
nhạy tương đối cao vào tuyến tính,
Nguyên tắc làm việc của nó là dòng điện
hay điện áp thay đổi khi nhiệt độ tại nơi
đặt nó thay đổi. tuy nhiên nó cũng dễ
báo động nhầm khi nguồn nhiệt bên
ngoài tác động vào không theo ý muốn.
- Cảm biến lửa: Khi lửa cháy thì phát ra
ánh sáng hồng ngoại, do đó ta sử dụng
phát hiện tia hồng ngoại để phát hiện.
Nguyên lý hoạt động là điện trở của các
linh kiện thu song hồng ngoại tăng, nó
chuyển tín hiệu ánh sáng thu được thành
tín hiệu điện để báo động. Loại này rất
nhảy với lửa. Tuy nhiên cũng rất dễ báo
động nhầm nếu đặt cảm biến ngoài trời
hoặc gần nơi có bong đèn sợi đốt.
- Cảm biến khói: Có 2 cách cơ bản để
thiết kế bộ cảm biến khói:
+ cách thứ nhất: là dùng nguyên tắc ion hóa
Cảm biến ion hóa sử dụng 1/5000 gram đồng vị Americium 241
(Am) để tạo ra các tia alpha. Cứ mỗi giây thì lượng Americium này sẽ
tạo ra 37 triệu tia alpha ( đây có v• là một con số lớn nhưng số lượng
tia alpha như thế này vẫn quá nhỏ để có thể gây ảnh hưởng tới con
người). Đối diện với nguồn phát tia alpha là một bộ phát điện với hai

cực âm và dương được sắp xếp như sơ đồ trên. Khi tia alpha đập vào
oxy ( O ) và nitrogen (N) trong không khí, chúng giải phóng ra các
electron và tạo ra dòng điện. Khói trong đám cháy sẽ làm cho quá
trình tạo electron bị phá vỡ và lúc đó chuông báo cháy + thiết bị báo
cháy tự động sẽ được kích hoạt.
+ Cách thứ 2 là sử dụng các linh kiện thu phát quang

Bộ cảm ứng quang điện thường sử dụng một chùm tia hồng ngoại được
phát ra từ một chiếc đèn LED ( xem hình trên ). Đèn này được chiếu
thŽng sang phía bên kia của ống ( phần Light catcher ). Cảm biến
quang điện được đặt vuông góc với đường đi thong thường của chùm
tia hồng ngoại. Khi không có khói, chùm tia sáng được chiếu thŽng và
cảm biến không hề nhận được bất cứ tia hồng ngoại nào. Khi xảy ra
hỏa hoạn, khói bay vào trong ống sẽ đóng vai trò như một chiếc gương
phản chiếu hắt ánh sáng vào cảm biến quang điện và chuông hỏa hoạn
cùng các thiết bị chống cháy tự động sẽ được bật. Trong 2 cách này thì
phương pháp thứ nhất nhạy hơn và hiệu quả hơn phương pháp thứ hai,
nhưng khó thực thi, khó lắp đặt. Còn cách thứ hai tuy độ nhạy kém hơn
nhưng linh kiện dễ kiếm và dễ thi công cũng như lắp đặt. Vậy nên em
chọn phương pháp thứ hai là dùng cảm biến quang.

-Hoạt động: Khi có xe tới cửa vào 2 cảm biến quang S1, S2 ở cửa vào
bị tác động kích hoạt mạch điều khiển động cơ mờ Barie ở cửa vào.
Khi Barie mở tới khi chạm phải công tắc hành trình HT2 thì động cơ
dừng Barie ở vị trí mở cho xe vào. Khi xe đã nhận vé xe xong đi tiếp
vào trong bãi đỗ xe cảm biến S3, S4 bị tác động kích hoạt động cơ
Barie làm việc cho tới khi gặp công tắc hành trình HT1 thì dừng lại
Barie ở trạng thái đóng. Khi S1 và S2 bị tác động sẽ có 1 xung đưa về
hệ thống (máy tình). Máy tính sẽ tăng thêm 1 giá trị báo hiệu tăng
thêm 1 xe và được hiển thị trên màn hình của máy tính.

-Khi có 1 xe đi ra cảm biến S5 và S6 bị tác động kích hoạt mạch
điều khiển điều khiển động cơ kéo Barie ở cửa ra. Khi Barie mở tới khi
chạm phải công tắc hành trình HT4 thì động cơ dừng Barie mở cho xe
ra. Khi xe ra ngoài cảm biến S7, S8 bị tác động kích hoạt động cơ kéo
Barie xuống cho tới khi gặp phải công tắc hành trình HT3 thì dừng lại
đóng cửa ra của bãi đỗ xe. Khi S7 và S8 bị tác động sẽ có 1 xung đưa
về máy tính. Máy tính tự động trừ 1 xe trong bãi đỗ xe đi và hiển thị số
xe trong bãi.
-Khi bãi đỗ xe chưa đầy thì đèn xanh sáng. Khi bãi đỗ xe đầy thì bộ
máy tính đếm tới giá trị đặt trước thì tiếp điểm của máy tính sẽ kích
hoạt đèn đỏ sáng và vô hiệu hóa cửa vào không cho xe vào nữa. Khi có
sự cố cháy thì cảm biến khói, cảm biến lửa hoặc cảm biến nhiệt bị tác
động làm cho chuông và đèn báo cháy kêu.
- Chú ý: Hệ thống nâng đỡ sẽ được máy tính quản lý, giả sử xe
đang đỗ ở trên vị trí nào đó của 1 tầng bất kì, như người
quản lý muôn đưa nó ra khỏi vị trí đó thì người quản lý chỉ
cần sử sụng máy tính điều khiển hệ thống nâng đớ và đưa xe
đến cổng, chuẩn bị quá trình đưa xe ra ngoài. Còn muốn đưa
xe vào gửi thì hệ thống sẽ làm điều ngược lại.
2.4.2 Tính chọn thiết bị
2.4.2.1 Chọn cảm biến quang
Chúng em chọn cảm biến E3FN của hang OMRON. Số lượng 8 cái.
Cảm biến quang điện hình trụ có sẵn bộ khuếch đại giá thành thấp,
chống nhiễu tốt bằng công nghệ Photo-IC
-Công nghệ photo IC.
-Hình trụ cỡ M18 DIN, vỏ nhựa ABS.
-Gọn và tiết kiểm chỗ.
-Khoảng cách phát hiện dài với bộ điều chỉnh nhạy cho loại
khuếch tán, bảo vệ chống ngắn mạch và nối ngược cực nguồn.
- Các đắc tính kĩ thuật.

- Kích thước.
- NPN output.
2.4.2.2 Chọn cảm biến báo cháy
- ĐẦu báo nhiệt gia tăng
Đầu báo nhiệt gia tăng HC-306A được lắp đặt ở những khu vực có
yêu cầu phát hiện sự gia tăng nhanh của nhiệt độ trong khoảng thời
gian ngắn. sau khi phát hiện sự gia tăng nhiệt độ đầu báo sẽ phát tín
hiệu báo động và gửi tín hiệu cảnh báo về trung tâm.
Thông số kĩ thuật:
Đầu báo nhiệt gia tăng HC-306A:
- Điện áp làm việc: 18-28VDC
- Dòng giấm sát: 0uA
- Dòng cảnh báo: 60mA
- Nhiệt độ làm việc: 5 đến 50
o
C
- Độ ẩm môi trường 95%
- Kích thước: 103mm x 43mm
- Trọng lượng: 140g
Đầu báo khói
Đầu báo khói SPB-24N – nhà sản xuất: HOCHIKI bảo hành: 12 tháng.
Đầu báo khói tia thu phát SPB-24N bao gồm 1 đầu phát và 1 đầu thu.
Đầu thu sẽ liên tục kiểm tra và đo cường độ tín hiệu của tia do bộ phát
ra. Khi có khói phát ra sẽ làm giảm cường độ tín hiệu của tia thu phát
vượt quá giới hạn đã được lập trình thì 1 tín hiệu cảnh báo sẽ được
phát ra. Đầu báo khói tia thu phát được lắp đặt tại những khu vực bảo
vệ có điện tích rộng mà các loại đầu báo khác không thể phát hiện sớm
sự xuất hiện của ngọn lửa như: nhà thờ, nhà hát, bảo tàng ,… khoảng
cách tối đa giữa đầu thu và đầu phát là 100m. Khoản cách tối đa giữa 2
cặp đầu báo tia thu phát là 18 m.

Thông số kĩ thuật:
Đầu báo khói SPB-24N:
- Điện áp tiêu chuẩn: 24VDC.
- Dải điện áp làm việc:19-3VDC.
- Dòng điện giám sát: 250µA /24VDC.
- Dòng điện cảnh báo: 20mA/24VDC.
- Nhiệt độ làm việc: 32-122
o
F.
- Kichs thước:
139.7(H)x81.28(W)x101.6(D)mm.
Đầu báo khói trung bình:
SMOKE DETECTOR - ĐẦU BÁO KHÓI
Đầu báo khói quang SLV-24N
Đặc điểm:
- Nguồn sáng: Hồng ngoại.
- Tầm điện áp làm việc: 17.7- 30.0V DC
- Điện áp làm việc: 15.0- 33.0V DC
- Điện áp tối đa: 42VDC
- Dòng giám sát: 45uA@24VDC
- Dòng dâng 160uA max.@ 24VDC
- Dòng báo động 150A max.@ 24 VDC
- Vận tốc gió 0-300f pm
- Nhiệt độ 32F to 120F( 0 C to 49C)
- Màu sắc và vật liệu Bone PC/ABS Blend
- Độ nhạy 0.5 - 3.8%/ft
Cảm biến lửa FS-1000E

×