Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

tìm hiểu hiện tượng viết tắt trên báo nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.46 KB, 95 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÊ TUẤN ANH

TÌM HIỂU HIỆN TƢỢNG VIẾT TẮT
TRÊN BÁO NHÂN DÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ

Thái Ngun, 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÊ TUẤN ANH
LÊ TUẤN ANH

TÌM HIỂU HIỆN TƢỢNG VIẾT TẮT
TÌM HIỂU HIỆN TƢỢNG DÂN TẮT
TRÊN BÁO NHÂN VIẾT
TRÊN BÁO NHÂN DÂN
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học


Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01
Mã số: 60.22.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Thị Vân
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Thị Vân

Thái Nguyên, 2011
Thái Nguyên, 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
khảo sát, điều tra, kết luận trong luận văn là trung thực và chưa từng cơng bố
ở bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả

LÊ TUẤN ANH

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





iii

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ ..................................................................................................... i
Lời cam đoan ..................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các bảng .......................................................................................... iv
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................... 11
1.1. Một số vấn đề lý luận về viết tắt. ......................................................... 11
1.1.1. Khái niệm chữ tắt .......................................................................... 11
1.1.2. Phân loại phương tiện viết tắt (chữ tắt) ......................................... 14
1.1.3. Cách thức viết tắt .......................................................................... 26
1.2. Sơ lược về âm tiết, chữ viết và chính tả tiếng Việt .............................. 29
1.2.1. Khái niệm âm tiết, âm tiết tiếng Việt ............................................ 29
1.2.2. Chữ viết và chính tả tiếng Việt ..................................................... 31
1.3. Tiểu kết:................................................................................................ 33
Chƣơng 2. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIẾT TẮT TRÊN BÁO
NHÂN DÂN .................................................................................................... 34
2.1. Đối tượng viết tắt trên báo Nhân dân ................................................... 34
2.1.1. Khái niệm đối tượng viết tắt ......................................................... 34
2.1.2. Nhận xét chung ............................................................................. 34
2.1.3. Phân loại và miêu tả đối tượng viết tắt trên báo Nhân dân theo ngữ
liệu đã thống kê ....................................................................................... 38
2.2. Chữ tắt trong báo Nhân Dân ................................................................ 55
2.2.1. Khái niệm chữ tắt .......................................................................... 55
2.2.2. Nhận xét chung ............................................................................. 56
2.2.3. Phân loại và miêu tả các loại chữ tắt trên Báo Nhân dân ............ 57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iv

2.2.3.4. Các kiểu chữ tắt được phân loại theo thứ tiếng ......................... 71
2.3. Ưu điểm và hạn chế của việc viết tắt trên báo Nhân dân, một số kiến nghị .. 75
2.3.1. Ưu điểm và hạn chế của việc viết tắt trên báo Nhân dân.............. 75
2.3.2. Một số kiến nghị về việc viết tắt trên báo Nhân dân .................... 78
2.4. Tiểu kết ................................................................................................. 79
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 85

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Bảng tổng kết số lượng đối tượng viết tắt và tần số sử dụng trên
01 số báo Nhân dân ....................................................................... 37
Bảng 2.2: Bảng tổng kết bình quân số lượt sử dụng của 01 đối tượng viết
tắt trên báo Nhân dân ..................................................................... 38
Bảng 2.3: Bảng tổng kết số lượng các loại đối tượng viết tắt (ĐTVT) trên
báo Nhân dân theo số liệu đã thống kê (số lượng và tỉ lệ phần

trăm tính theo số ĐTVT đã thống kê: 2167) ................................. 47
Bảng 2.4: Bảng tổng kết tần số sử dụng của ĐTVT ( số lượng và tỉ lệ phần
trăm tính theo số lượt sử dụng của ĐTVT: 2846) ......................... 48
Bảng 2.5: Bảng tổng kết các loại đối tượng viết tắt được phân loại theo độ
dài (dựa vào số lượng kí tự) .......................................................... 50
Bảng 2.6: Bảng tổng kết đối tượng viết tắt là tiếng Việt ................................. 51
Bảng 2.7: Bảng phân loại ĐTVT là tiếng nước ngoài ..................................... 53
Bảng 2.8: Bảng phân loại ĐTVT là tiếng Việt+ tiếng nước ngoài .................. 54
Bảng2.9: Bảng tổng kết các loại ĐTVT được phân loại theo thứ tiếng .......... 55
Bảng 2.10: Bảng tổng kết sự tương ứng giữa chữ tắt và đối tượng viết tắt ..... 57
Bảng 2.11: Bảng tổng kết số lượng bình quân lượt dùng của một chữ tắt ...... 58
Bảng 2.12: Bảng tổng kết bình quân số lượt dùng của chữ tắt trên 1 số báo .. 58
Bảng 2.13: Bảng tổng kết các loại chữ tắt được phân loại theo độ dài (số lượng
và tỉ lệ % tính theo số chữ tắt thống kê trong 9 số báo: 263) ............. 59
Bảng 2.14: Bảng tổng kết độ dài của chữ tắt ( số lượng và tỉ lệ % tính theo
số lượt dùng chữ tắt trên 9 số báo: 2244) ...................................... 60
Bảng 2.14: Bảng tổng kết so sánh độ dài của chữ tắt và đối tượng viết tắt
(Số kí tự của chữ tắt giảm so với số kí tự của đối tượng viết tắt) . 61
Bảng 2.15: Bảng tổng kết số lượng các loại chữ tắt đơn thành tố ................... 64
Bảng 2.16: Bảng tổng kết các kiểu chữ tắt đa thành tố.................................... 70
Bảng 2.17: Bảng phân loại các kiểu chữ tắt theo ngơn ngữ được dùng .......... 74
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1.1. Chữ viết tắt (chữ tắt) là một dạng thường gặp trong các văn bản
viết, kể cả những văn bản mang tính quy phạm như văn bản báo chí, văn bản
hành chính cơng vụ hay văn bản khơng mang tính quy phạm như vở ghi bài
giảng trên lớp của học sinh, sinh viên.
Chữ viết tắt chỉ xuất hiện trong các ngôn ngữ thành văn. Ngôn ngữ
thành văn ngày càng phát triển, khối lượng chữ viết tắt càng lớn.
1.2. Xã hội ngày càng phát triển, hàng loạt khái niệm mới, sự vật mới
ra đời đòi hỏi phải có tên gọi cho chúng, trong khi đó khả năng tạo lập ra các
tên ngắn gọn của ngôn ngữ “ngày một giảm sút” (Như Ý – Mai Xuân Huy).
Hơn nữa, tri thức con người tích lũy ngày một nhiều, nhu cầu thông tin của
con người ngày càng tăng yêu cầu ngôn ngữ với tư cách là một phương tiện
truyền tải thơng tin cần phải hồn thiện. Con người ln “phải tối ưu hóa
ngơn ngữ của mình theo hướng tiết kiệm và hiệu quả cao, sao cho với một
lượng kí hiệu tối thiểu, trong một thời gian tối thiểu, có thể nhận hoặc truyền
được một lượng tri thức tối đa” (“Chữ viết tắt nước ngoài và Việt Nam” của
hai đồng tác giả là Như Ý và Mai Xuân Huy, Nxb Khoa học Xã hội – H. 1990
tr 7). Muốn vậy, phải nén thông tin vào ký hiệu để giảm độ dài của văn bản
mang tin, mà trước hết phải rút ngắn độ dài của các đơn vị định danh bằng
cách viết tắt.
Viết tắt chẳng những “là một ứng xử thông minh của con người đối với
ngôn ngữ” (Nguyễn Như Ý – Mai Xuân Huy) mà còn là phương thức làm
giàu ngôn ngữ dân tộc, đặc biệt “là một trong những con đường làm giàu vốn
từ vựng…” (Nguyễn Thiện Giáp).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2


1.3. Trong số các phương tiện thông tin đại chúng, báo Nhân dân là
một trong những phương tiện truyền thông quan trọng. Nó khơng chỉ là cơng
cụ để đưa thơng tin, cụ thể là đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước đến quần chúng nhân dân mà nó cịn là diễn đàn tiếng nói của
mọi tầng lớp nhân dân. Báo Nhân dân thực sự là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước
với nhân dân và ngược lại.
Để kịp thời truyền đạt thông tin đến người đọc một cách nhanh nhất,
cũng như một số báo khác, trong báo Nhân dân đã xuất hiện một khối lượng
lớn các chữ viết tắt tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Các chữ viết tắt này rất đa
dạng về ngữ nghĩa: chúng có thể là tên gọi các đơn vị hành chính, kinh tế hay
tên các tổ chức chính trị - xã hội ở trong và ngồi nước, có thể là tên riêng của
người hay của địa danh, của một tổ chức, v.v...
1.4. Đến nay đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về hiện tượng viết
tắt, song có lẽ chưa có cơng trình nào tìm hiểu các chữ viết tắt trên báo Nhân
dân một cách tồn diện.
Hơn nữa, các cơng trình nghiên cứu về viết tắt nặng về thống kê, miêu
tả các kiểu chữ tắt chứ chưa tìm hiểu việc sử dụng các kiểu đối tượng viết tắt
trong báo Nhân dân như thế nào, nhất là chưa chỉ ra được những ưu điểm, hạn
chế của việc viết tắt ở đây hay làm thế nào để phương thức sử dụng ngôn ngữ
này đạt hiệu quả cao nhất?
Chọn đề tài “Tìm hiểu hiện tượng viết tắt trên báo Nhân dân” để nghiên
cứu, người viết muốn tìm hiểu việc sử dụng hiện tượng viết tắt trên văn bản
báo chí hiện nay như thế nào, ưu điểm và hạn chế của việc viết tắt ở đây ra
sao. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị cụ thể.
Hy vọng luận văn này sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho những ai muốn
tìm hiểu thêm về hiện tượng viết tắt trên văn bản báo chí nói chung và trong
báo Nhân dân nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





3

2. Lịch sử vấn đề
Viết tắt là một phương thức sử dụng chữ viết mang tính phổ biến trong
mọi ngơn ngữ. Viết tắt phản ánh quy luật tiết kiệm của ngơn ngữ và như đã
nói, chỉ xuất hiện trong ngơn ngữ thành văn.
Từ lâu, chữ viết tắt đã xuất hiện, có nơi, có lúc “bùng nổ”, dưới áp lực
nhu cầu truyền đạt thông tin của xã hội. Ngay từ những năm 70 của thế kỷ
trước, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về hiện tượng viết tắt như cơng
trình nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Kim Thản (1968, 1982); Trịnh Liễn
(1978); Nguyễn Đức Dân (1978, 1991), Nguyễn Trọng Báu (1981,1982);
Nguyễn Văn Tu (1982),…
Tiếp theo, cùng với sự phát triển phong phú của chữ viết tắt, đã có rất
nhiều bài viết và cơng trình nghiên cứu sâu hơn về hiện tượng viết tắt trên các
bình diện khác nhau, như: Phân loại các kiểu viết tắt, cấu tạo hình thức, cấu
trúc ngữ nghĩa, nguồn gốc quy luật hoạt động … của hiện tượng viết tắt.
Trong số các cơng trình tiêu biểu này phải kể đến cuốn sách tra cứu “Chữ viết
tắt nước ngoài và Việt Nam” của hai đồng tác giả là Như Ý và Mai Xuân
Huy, Nxb Khoa học Xã hội-H. 1990. Cuốn sách này đã thu thập khoảng 6000
(sáu nghìn) chữ viết tắt thơng dụng nhất, tương đối ổn định, trong các thứ
tiếng Anh, Đức, Pháp, Nga … và cả tiếng Việt, chủ yếu là các cơ quan, đồn
thể, tổ chức trong các lĩnh vực văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục, nghệ
thuật, quân sự, y tế …
Có thể nói, đây là một “cẩm nang” cho người Việt Nam tra cứu các chữ
viết tắt khi đọc tài liệu nước ngoài và tiếng Việt.
Ngoài cuốn sách vừa dẫn, có thể kể thêm một số cơng trình nghiên cứu
về hiện tượng viết tắt trong tiếng Việt sau đây:
- Đoàn Thiện Thuật, Ngữ âm tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐHQG, HN

2002: Trong cơng trình này, tác giả khơng bàn kĩ về hiện tượng viết tắt mà chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4

gián tiếp nói về hiện tượng này khi bàn đến chức năng khu biệt và vai trò của
thành tố âm đầu trong âm tiết tiếng Việt. Tác giả đã khẳng định “… gánh
nặng chức năng lớn lao của âm đầu là cơ sở của việc viết tắt bằng các con chữ
đầu âm tiết”. Tác giả cịn nói thêm: “Trong ghi chép, người ta có thể ghi cả
âm đầu và thanh điệu để nhận diện từ dễ dàng hơn…” (Tr. 171).
Mặc dù khơng nói về cách viết tắt nhưng tác giả Đoàn Thiện Thuật
cũng đã gợi ý cho người đọc về một số kiểu viết tắt trong tiếng Việt nói riêng
và trong một số ngơn ngữ nói chung, đó là: “viết tắt bằng các con chữ đầu âm
tiết”, hay “trong khi ghi chép, người ta có thể ghi cả âm đầu và thanh điệu để
nhận diện từ dễ dàng hơn …” (Tr. 171).
- Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, Nxb GD, H.2002: Trong
cơng trình nghiên cứu này, tác giả đã phân tích q trình phát triển của vốn từ
vựng tiếng Việt và coi “viết tắt là một trong những con đường làm giàu kho từ”.
- Nguyễn Như Ý (chủ biên), Từ điển viết tắt chữ các tổ chức kinh tế xã hội Việt Nam, Nxb Thế giới, H.1994.
- Nguyễn Hồng Thanh, “Bước đầu khảo sát con đường hình thành, đặc
điểm cấu trúc và hành chức của chữ tắt trong tiếng Việt”, Luận án Phó Tiến sĩ
khoa học Ngữ văn, H.1996.
Có thể nói, đây là một cơng trình nghiên cứu khá công phu và kỹ lưỡng
về hiện tượng viết tắt trong tiếng Việt. Ở cơng trình này, tác giả đã bàn đến ba
vấn đề cơ bản của chữ tắt tiếng Việt, đó là:
+ Những con đường hình thành và phát triển chữ tắt trong tiếng Việt;
+ Đặc điểm cấu trúc chữ tắt tiếng Việt;

+ Đặc điểm hành chức chữ tắt tiếng Việt và vấn đề chuẩn hóa chữ tắt.
Cũng như các tác giả đã dẫn ở trên, tác giả Nguyễn Hoàng Thanh vẫn
chưa đề cập đến vấn đề đối tượng viết tắt nói chung và vấn đề đối tượng viết
tắt trên báo Nhân dân nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5

- Vũ Kim Bảng (chủ nhiệm đề tài), Nguyễn Đức Tồn, “Những vấn đề
thời sự của chuẩn hóa tiếng Việt”, Đề tài nghiên cứu khoa học Cấp Bộ,
H.2011. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã dành hẳn chương 3
để bàn về vấn đề chuẩn hóa tên tắt các tổ chức kinh tế và cơ quan, các tổ chức
Chính phủ và Phi Chính phủ tại Việt Nam.
Những vấn đề viết tắt được hai tác giả quan tâm là những tên tắt của
các tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc lĩnh vực công nghiệp về ba phương diện:
độ dài của tên tắt, cấu tạo của tên tắt, nguồn gốc của tên tắt.
Có thể nói, đóng góp của cơng trình này là các tác giả đã liệt kê khá
đầy đủ và phân loại tương đối tỉ mỉ các hiện tượng viết tắt trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài, song cịn có những trường hợp theo quan niệm của
chúng tơi không phải là các “chữ tắt”, chẳng hạn, ở trang 131 tác giả cho
CÔNG TI AN DÂN là các chữ tắt “Cơng ti An Dân” và lí giải đây là hiện
tượng viết tắt theo kiểu “ lấy luôn tên đầy đủ bằng tiếng Việt của tổ chức làm
tên tắt” (PTCT 6).
Tương tự, ở trang 142, các tác giả đã xếp vào kiểu “ lấy tên riêng làm tên
tắt nhưng lấy chữ cái đầu và phần vần” để làm tắt tố cả những trường hợp như:
MAN DA CO (Công ty TNHH Mẫn Đạt); (1)
LA VIN ( Công ty TNHH Lân Vĩnh); (2)

HA SIN CO ( Công ty TNHH sản xuất thương mại cơ điện và điện
tử Hàn Sinh)(3)
Thực ra, tất cả ba trường hợp vừa dẫn đều không phải là kiểu viết tắt
theo phương thức “lấy chữ cái đầu và phần vần” để cấu tạo tắt tố (chữ tắt).
Trường hợp (1) chữ tắt được cấu tạo hỗn hợp giữa kiểu nguyên chữ kết hợp
với chữ cái: “MAN” là giữ nguyên chữ đầu của tên riêng “Mẫn Đạt”, có lược
bớt dấu thanh; “DA” là giữ chữ cái đầu và âm chính ( một bộ phận hạt nhân
của phần vần ). Trường hợp (2) và (3) cũng chỉ là giữ chữ cái đầu của âm tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6

cùng âm chính hoặc một phần của âm cuối làm tắt tố chứ khơng có trường
hợp nào là “giữ chữ cái đầu và phần vần” (nếu chữ cái đầu là âm đầu của âm
tiết) thì có lẽ cũng khơng thể gọi là viết tắt, vì như thế âm tiết vẫn giữ nguyên
dạng ban đầu, chỉ thiếu thanh điệu – một loại âm vị siêu đoạn tính.
Như vậy, vấn đề viết tắt trong cơng trình nghiên cứu của hai tác giả này
tuy phần đóng góp là chủ yếu nhưng cũng cịn những điểm cịn phải bàn thêm.
- Phạm Thị Thanh, “Tìm hiểu tình hình viết tắt khi ghi bài của sinh viên
trường Đại học sư phạm Thái Nguyên”, Đề tài nghiên cứu khoa học, TN. 2003.
Khác với các cơng trình nghiên cứu dẫn trên, đây là cơng trình nghiên
cứu về hiện tượng viết tắt trên văn bản khơng mang tính quy phạm. Kiểu văn
bản là những bài ghi lại bài giảng – ghi lại một văn bản nói – cho nên nó
mang đậm dấu ấn cá nhân: cá nhân khơng chỉ thể hiện ở nội dung văn bản mà
còn “cá nhân” ở cả cách thức trình bày, trong đó có vấn đề viết tắt.
Ngoài việc thống kê các đối tượng và phân loại chúng, tác giả Phạm
Thị Thanh còn liệt kê và phân loại các phương tiện viết tắt một cách khá tỉ mỉ.

Theo tác giả, có thể chia phương tiện viết tắt thành 4 kiểu, đó là: viết tắt bằng
tiếng Việt; Viết tắt bằng ký hiệu quy ước; viết tắt bằng chữ / kí hiệu tiếng
nước ngồi và viết tắt bằng cách phối hợp các phương tiện. Điểm cần nói đến
ở đây là tác giả đã đưa cả ký hiệu thuần túy (của cá nhân hoặc quy ước của
cộng đồng) vào đối tượng nghiên cứu – phương tiện viết tắt (hay còn gọi là
chữ tắt), chẳng hạn như: > ( lớn hơn ), >< ( mẫu thuẫn), …, có coi những ký
hiệu này là một dạng viết tắt chuẩn mực hay khơng có lẽ cũng cần phải bàn
thêm, nhưng cũng phải ghi nhận đây cũng là một phát hiện riêng của tác giả.
Tóm lại, đến nay đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về viết tắt nói
chung và viết tắt trong tiếng Việt nói riêng. Song, có thể khẳng định đến nay
chưa có một cơng trình nào nghiên cứu về hiện tượng viết tắt trên báo Nhân
dân. Như đã nói ở phần mục đích nghiên cứu, chúng tơi chọn đề tài này để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7

nghiên cứu khơng nhằm mục đích tìm ra các kiểu viết tắt mới mà mục đích
chính là khảo sát thực trạng sử dụng lối viết tắt trên báo Nhân dân như thế
nào. Chúng đã thực sự đem lại hiệu quả thông tin như người viết báo mong
muốn chưa.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiện tượng viết tắt trên báo
Nhân dân, cụ thể đó là các chữ tắt và đối tượng viết tắt (tức phần từ ngữ
đầy đủ của chữ tắt).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi ngữ liệu khảo sát hiện tượng viết tắt: Ngữ liệu chính được

chọn để khảo sát là 90 số báo Nhân dân, cụ thể là từ số 20210, ngày 1/1/2011
đến số 20296 ngày 31/3/2011.
Ngồi ra, để có căn cứ đối chiếu hiện tượng viết tắt trên văn bản mang
tính quy phạm ( ở đây là báo Nhân dân) và hiện tượng viết tắt khơng mang
tính quy phạm, luận văn cịn chọn 100 cuốn vở ghi bài giảng trên lớp của 100
sinh viên thuộc ba khoa: Ngữ văn, Địa lý và Toán học thuộc trường Đại học
Sư phạm Thái Nguyên.
- Về phạm vi nội dung nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu đối tượng viết tắt và các chữ tắt trên báo Nhân
dân về các phương diện sau đây:
+ Số lượng và tần số sử dụng;
+ Độ dài;
+ Cấu tạo hình thức;
+ Ngơn ngữ (thứ tiếng được dùng) của đối tượng viết tắt và chữ tắt;
+ Ưu điểm và hạn chế của việc viết tắt trên báo Nhân dân.
Ngoài 5 nội dung trên, luận văn còn sơ lược đối chiếu hiện tượng viết
tắt trên báo Nhân dân và hiện tượng viết tắt trong vở ghi bài giảng của sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8

viên khi cần thiết để có thêm căn cứ kết luận về hiện tượng viết tắt trong các
văn bản quy phạm, và trên cơ sở đó có những kiến nghị cụ thể về việc sử
dụng các chữ hay ký hiệu viết tắt sao cho đạt hiệu quả nhất.
4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Cần phải nói ngay rằng, tìm hiểu hiện tượng viết tắt trên báo Nhân dân,

luận văn khơng nhằm mục đích nghiên cứu để tìm ra những kiểu chữ tắt mới
hay phương thức cấu tạo chữ tắt mới. Nghiên cứu hiện tượng viết tắt trên báo
Nhân dân ở đây nhằm ba mục đích:
- Biết được đối tượng viết tắt và chữ tắt thường dùng trên báo Nhân
dân về các mặt đã nói trong mục Phạm vi nghiên cứu để thấy được ưu điểm
và hạn chế của việc sử dụng hiện tượng viết tắt trên báo Nhân dân, từ đó có
căn cứ để nêu một số kiến nghị.
- Góp phần củng cố thêm về lý thuyết viết tắt, chẳng hạn như các cách
viết tắt, phương tiện ngôn ngữ viết tắt, đối tượng viết tắt…
- Dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai muốn nghiên cứu về viết
tắt trên báo chí nói chung và báo Nhân dân nói riêng hoặc có thể làm tài liệu
tham khảo cho ai muốn sử dụng chữ viết tắt trong khi tạo lập văn bản viết.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nói trên, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ chính
sau đây:
- Nghiên cứu và xác định những vấn đề lý thuyết liên quan đến việc xử
lý đề tài, cụ thể là:
+ Lý thuyết về viết tắt;
+ Lý thuyết về âm tiết tiếng Việt;
+ Lý thuyết về chính tả …
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




9

- Khảo sát, thống kê và phân loại các trường hợp viết tắt được sử dụng
trên báo Nhân dân (bao gồm đối tượng viết tắt và các chữ viết tắt) về các
phương diện đã nói ở mục Phạm vi nghiên cứu, xin được nhắc lại:

+ Số lượng và tần số sử dụng
+ Độ dài
+ Đặc điểm cấu tạo
+ Ngôn ngữ.
- Miêu tả và tổng kết các kiểu đối tượng viết tắt và các chữ tắt dựa trên
ngữ liệu thống kê đã phân loại ở trên;
- Phân tích ưu điểm và hạn chế của các kiểu viết tắt trên báo Nhân dân;
- Đề xuất ý kiến về việc sử dụng chữ tắt sao cho đạt hiệu quả cao nhất
về phía người viết cũng như về phía người tiếp nhận văn bản.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng một số phương pháp và thủ
pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp thống kê – phân loại: các phương pháp nghiên cứu này
được dùng để thống kê và phân loại các trường hợp viết tắt và đối tượng viết
tắt trên báo Nhân dân;
Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu này cũng được dùng để khảo sát
hiện tượng viết tắt trên vở ghi bài giảng của sinh viên để làm ngữ liệu so sánh.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Các phương pháp nghiên cứu này
được dùng để phân tích, miêu tả các trường hợp viết tắt về các phương diện:
cách thức viết tắt, cấu tạo của các phương tiện viết tắt, cấu tạo của các đối
tượng được viết tắt … Sau đó tổng kết kết quả nghiên cứu bằng biểu bảng
hoặc bằng lời.
- Thủ pháp so sánh, đối chiếu: Thủ pháp nghiên cứu này được dùng để
đối chiếu một số trường hợp có dùng hình thức viết tắt và khơng dùng hình
thức viết tắt để thấy ưu điểm và hạn chế của hiện tượng viết tắt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





10

Thủ pháp nghiên cứu này cũng được dùng để so sánh hiện tượng viết
tắt trên báo Nhân dân và hiện tượng viết tắt trên vở ghi của sinh viên, trên cơ
sở đó tìm ra sự khác biệt và giống nhau trong việc sử dụng lối viết tắt trong
văn bản không quy phạm.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tài liệu tham khảo, trích dẫn,
luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương này trình bày hai nội dung chính:
( 1)- Một số vấn đề lý luận về viết tắt;
( 2)- Sơ lược lý thuyết về âm tiết, lí thuyết về chính tả.
Chương 2: Thực trạng viết tắt trên báo Nhân dân
Chương này trình bày 3 nội dung:
(1)- Đối tượng viết tắt trên báo Nhân dân;
(2)- Chữ tắt trên báo Nhân dân;
(3)- Ưu điểm, hạn chế của việc viết tắt trên báo Nhân dân và một số
kiến nghị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN

Chương này trình bày hai nội dung chính:
( 1) – Một số vấn đề lý luận về viết tắt;
( 2) – Sơ lược lý thuyết về âm tiết, từ, cụm từ.
1.1. Một số vấn đề lý luận về viết tắt.
1.1.1. Khái niệm chữ tắt
1.1.1.1. Một số định nghĩa về chữ tắt:
Đến nay đã có khá nhiều định nghĩa về chữ tắt của các tác giả trong và
ngoài nước.
a) Định nghĩa về chữ tắt của một số tác giả trong nƣớc
- Theo tác giả Nguyễn Hoàng Thanh, chữ tắt được hiểu là “…hình thức
tắt bằng chữ viết, tức là tất cả các dạng tắt có hình thức biểu hiện bằng con
chữ”. ( Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ văn, H.1996, tr.19).
Với cách hiểu này, tác giả cho rằng: “Chữ tắt có thể là một chữ cái đầu
của âm tiết, có thể là nhiều chữ cái của một âm tiết (hay từ) khơng mang tính
âm tiết, có thể là một đơn vị gồm nhiều chữ cái đầu của từ hay âm tiết, có thể
là các bộ phận âm tiết tính của các âm tiết hay từ, có thể là âm tiết, có thể là từ
hoặc có thể là sự kết hợp giữa chúng với nhau” ( Luận án Phó Tiến sĩ khoa
học Ngữ văn, H.1996, tr. 19). Tác giả cịn nhấn mạnh: “Chúng tơi khơng đồng
nhất chữ tắt với bất kỳ một đơn vị nào khác của ngơn ngữ như âm tố, âm tiết,
hình vị hay từ, cụm từ, đồng thời cũng không coi chữ tắt như một cấp độ ngôn
ngữ trong các cấp độ ngôn ngữ ấy … Chúng được tạo ra để làm đơn vị định
danh đại diện cho các đơn vị định danh đầy đủ ban đầu nhưng ngắn gọn hơn
mà vẫn bảo đảm được phạm vi ngữ nghĩa của các đơn vị định danh …” (Luận
án Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ văn, H.1996, tr. 19-20).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12


Tác giả Nguyễn Hoàng Thanh đã đưa ra một khái niệm chung nhất về
chữ tắt như sau:
“ Chữ tắt là một hình thái rút gọn của các định danh đầy đủ, được tạo ra
theo những phương thức cấu tạo đặc biệt, có chức năng làm cái đại diện cho định
danh đầy đủ”. ( Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ văn, H.1996, tr. 20).
- Tác giả Như Ý và Mai Xuân Huy không đưa ra định nghĩa thế nào là
chữ viết tắt nhưng có đưa ra cách hiểu về chữ viết tắt (các tác giả gọi là tắt tố)
thông qua việc phân loại chúng. Theo các tác giả, “Chữ tắt là một loại tên gọi
đặc biệt chỉ xuất hiện trong ngơn ngữ thành văn …” và chữ tắt có thể “ chỉ
gồm một cái đại diện cho tên đầy đủ, gọi là tắt tố”, cũng có khi là “ … một
đoạn cắt (thường là phần đầu) của tên gọi đầy đủ”. (Tra cứu Chữ viết tắt nước
ngoài và tiếng Việt, tr. 8).
Cũng như tác giả Nguyễn Hoàng Thanh, hai tác giả này đều cho chữ tắt
(tắt tố) là một dạng viết rút gọn của một tên gọi đầy đủ theo một phương thức
nhất định.
- Tác giả Phạm Thị Thanh (Đề tài NCKH Tìm hiểu tình hình viết tắt
khi ghi bài của sinh viên trường ĐHSP Thái Nguyên, trang 12) đưa ra định
nghĩa về viết tắt như sau:
“ Viết tắt là lược bớt một số ký hiệu chữ viết hoặc thay thế bằng cách viết
khác sao cho chữ viết gọn hơn, kích thước ngắn hơn để viết được nhanh hơn”.
Cách hiểu về viết tắt của Phạm Thị Thanh có phần rộng hơn cách hiểu
về viết tắt của tác giả trên. “Tắt tố” theo tác giả này không chỉ là “những dạng
tắt có hình thức biểu hiện bằng con chữ” (cách hiểu của Nguyễn Hồng
Thanh) mà cịn bao gồm cả những ký tự không phải là “chữ” (một biểu hiện
của ngôn ngữ). Ví dụ, ký hiệu

.

dùng để thay thế cho từ “trong”, ký hiệu


dùng để thay thế cho từ “dưới”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



.


13

Với cách hiểu như vậy, mọi ký hiệu thay thế nếu “có kích thước ngắn hơn”,
viết nhanh hơn đối tượng cần được thay thế đều được tác giả gọi là tắt tố (tức chữ
tắt). Điều đó cũng có nghĩa là tác giả chỉ quan tâm đến vấn đề viết “nhanh”, “tiết
kiệm” thời gian khi viết văn bản mà không quan tâm nhiều đến vấn đề người đọc
sẽ hiểu văn bản như thế nào, có hiểu được nội dung của văn bản một cách chính
xác hay khơng? Và tác giả càng không quan tâm đến vấn đề phương tiện viết tắt là
gì, các phương tiện viết tắt được xây dựng theo cơ chế nào.
b) Một số định nghĩa về chữ tắt của tác giả ngồi nƣớc:
Trên thế giới cũng có một số nhà nghiên cứu đã đưa ra cách hiểu về
viết tắt. Ví dụ như tác giả Lopachin , tác giả John Algeo, v.v…
Tác giả Lopachin quan niệm: “Chữ tắt là một danh từ gồm các từ được
cắt ngắn từ một cụm từ ban đầu, hoặc bao gồm các thành tố của một từ ghép
ban đầu”. ( Dẫn theo Nguyễn Hoàng Thanh, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học
Ngữ văn, H.1996, tr. 15).
Tác giả John Algeo cho rằng “…hiện tượng tắt ngữ là một quá trình
hình thái học, dựa trên một số quy tắc chính tả như quy tắc viết chữ cái đầu,
quy tắc tạo từ bằng các chữ cái đầu của từ khác và hình thái rút ngắn từ”.
(Dẫn theo Nguyễn Hồng Thanh, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ văn,
H.1996, tr. 15).

Tóm lại, tuy có nhiều điểm khác biệt trong cách gọi hay trong lí giải
nhưng đa số các nhà ngôn ngữ học đều cho rằng, “…chữ tắt là một phương
thức cấu tạo từ mới và hoàn toàn có thể xác định được các đặc trưng cú pháp
và các tính chất từ vựng của chúng”. ( Nguyễn Hồng Thanh, Luận án Phó
Tiến sĩ khoa học Ngữ văn, H.1996, tr. 16).
c) Cách hiểu của tác giả luận văn về chữ tắt
Chúng tôi theo cách hiểu của tác giả Nguyễn Hoàng Thanh và hai tác
giả: Như Ý - Mai Xuân Huy về chữ tắt và tên gọi của hiện tượng ngơn ngữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




14

này, cụ thể : Chữ tắt là một hình thái rút gọn của các định danh đầy đủ. Hình
thái rút gọn này được tạo ra theo những phương thức cấu tạo đặc biệt, có chức
năng làm cái đại diện cho định danh đầy đủ. ( Theo tác giả Nguyễn Hoàng
Thanh, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ văn, H.1996, ).
Có thể gọi hình thái rút gọn của các định danh đầy đủ đó là tắt tố nếu
tắt tố đó là cái đại diện cho tên đầy đủ ( theo cách dùng của tác giả Như Ý và
tác giả Mai Xuân Huy ).
Như vậy, theo chúng tôi, chỉ những ký hiệu thuộc hệ thống ngôn ngữ
hoặc những ký hiệu dùng trong các ngành khoa học khác thay thế cho các ký
hiệu ngôn ngữ đã được cộng đồng thừa nhận mới được coi là “tắt tố”, chẳng
hạn như dấu “>” để biểu thị ý nghĩa “lớn hơn”, v.v … Còn những ký hiệu
mang tính cá nhân như Phạm Thị Thanh đã nêu kiểu như ký hiệu

.


để biểu

thị ý nghĩa “dưới” sẽ không được coi là “ chữ tắt” ( phương tiện viết tắt).
1.1.2. Phân loại phƣơng tiện viết tắt (chữ tắt)
Tùy theo tiêu chí phân loại, các nhà nghiên cứu ngơn ngữ đã chia chữ
tắt thành những nhóm, những kiểu khác nhau. Dưới đây là một số kiểu được
phân loại theo các tiêu chí:
1.1.2.1. Căn cứ vào cấu tạo của các phƣơng tiện viết tắt
Căn cứ vào đặc điểm của các tắt tố tạo nên chữ tắt, các nhà nghiên cứu
ngôn ngữ trong và ngoài nước đã chia chúng thành những loại khác nhau. Dưới
đây là một số quan điểm phân loại các phương tiện viết tắt theo tiêu chí này:
a) Cách phân loại của tác giả Nhƣ Ý và tác giả Mai Xuân Huy:
Căn cứ vào cách cấu tạo của các phương tiện viết tắt, các tác giả đã chia
phương tiện viết tắt ( hai tác giả gọi là chữ viết tắt hay chữ tắt ) thành hai nhóm:
(1) Chữ tắt đơn thành tố;
(2) Chữ tắt đa thành tố.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




15

- Chữ tắt đơn thành tố: Chữ tắt đơn thành tố là những chữ tắt chỉ “ gồm
một cái đại diện cho tên đầy đủ, gọi là tắt tố”. (Như Ý-Mai Xuân Huy, Tr.8).
Tắt tố có thể chỉ là một chữ cái, tức một tắt tố, ví dụ “X” là chữ cái viết
tắt của từ “xem”, “A” là chữ viết tắt của từ “Academy”.
Tắt tố có thể là một đoạn cắt âm tiết tính. Ví dụ “Prof” là đoạn cắt
của“Professor”.
Theo đó, hai tác giả đã chia chữ tắt đơn thành tố thành hai kiểu: Chữ tắt

đơn thành tố chữ cái và chữ tắt đơn thành tố đoạn cắt âm tiết tính.
+ Chữ tắt đơn thành tố chữ cái: Đây là kiểu tắt tố bao gồm những chữ
tắt là chữ cái (tắt tố là chữ cái). Chữ cái ở đây có thể là một hoặc hai, thường
là chữ cái đầu và chữ cái cuối của một tên gọi đầy đủ. Ví dụ:
Ví dụ (1):
. “R” : là chữ cái viết tắt của “Roentgen”;
. “A”: là chữ cái viết tắt của “Academy”;
. “E”: là chữ cái viết tắt của “English”.
Tất cả các tắt tố “R”, “A”, “E” đều là chữ cái đầu, đại diện cho các từ
đã dẫn. Chúng là các tắt tố chữ cái, cơ sở để tạo các chữ tắt.
Khác với trường hợp viết tắt vừa dẫn chỉ có một chữ cái, các trường
hợp viết tắt sau đây tuy gồm hai chữ cái ( chữ cái đầu và chữ cái cuối ) của từ
nhưng chúng cũng vẫn được hai tác giả xếp vào loại “ chữ tắt đơn thành tố
chữ cái” vì tất cả các chữ cái đó mới là đại diện cho từ đầy đủ, tức đối tượng
viết tắt, như ví dụ (2) dưới đây:
Ví dụ (2):
. “Mr”: là hai chữ cái đầu và cuối của “Mister”.
. “Bk”: là hai chữ cái viết tắt của “book”.
. “BL”: là hai chữ cái viết tắt của “ barel”.
. “Nr”: là hai chữ cái viết tắt của “ number”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




16

Hay “TV” là hai chữ cái viết tắt của “televison” (chữ cái đầu của hai
âm tiết).
Chúng được xếp vào loại “chữ tắt đơn thành tố chữ cái vì là chữ các

chữ cái là đại diện của tên gọi đầy đủ”.
+ Tắt tố đơn thành tố đoạn cắt âm tiết tính: Đây là kiểu viết tắt bao
gồm các tắt tố là một đoạn cắt ( thường là phần đầu ) của tên đầy đủ, ví dụ:
Ví dụ (3):
. “Tel”: là một đoạn cắt của từ “Telephone”;
. “Ca”: là một đoạn cắt của từ “Canadian”.
- Chữ tắt đa thành tố: Cũng theo cách thức phân loại như trên, tác giả
Như Ý và tác giả Mai Xuân Huy đã chia tắt tố đa thành tố thành bốn kiểu nhỏ,
đó là:
+ Tắt tố đa thành tố chữ cái: Đây là kiểu tắt tố gồm nhiều chữ cái, mỗi
chữ cái đại diện cho một âm tiết hay một từ trong tổ hợp. Ví dụ:
Ví dụ (4):
. “CIA” là tổ hợp chữ cái (đa thành tố chữ cái) viết tắt của “Central
Intelligence Agency”.
. “VAC” là tổ hợp chữ cái viết tắt của 3 từ “Vườn - Ao - Chuồng”.
. “FIFA” là 4 chữ cái viết tắt của tổ hợp “Federation International de
Football Association” .
Tổ hợp chữ cái “TCVN” trong tiếng Việt cũng là tổ hợp chữ cái viết tắt
của hai từ - 4 âm tiết “ Tiêu chuẩn Việt Nam” và cũng thuộc kiểu viết tắt “ đa
thành tố chữ cái”.
Đối với kiểu viết tắt “đa thành tố chữ cái”, thông thường trật tự các chữ
cái thuận với trật tự của các âm tiết hoặc từ trong tên đầy đủ, song cũng có
những trường hợp khơng tn thủ ngun tắc đó. Ví dụ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




17


Ví dụ (5):
. “ISO”: là ba chữ cái viết tắt của tổ hợp từ “International Onagization
of Stadardization”. Trật tự của các chữ cái đại diện cho các từ ở đây khơng
theo trình tự trước sau ( lẽ ra chữ cái “O” phải viết trước chữ cái “S”).
Tương tự, tổ hợp chữ cái “LD” viết tắt của các từ “Doctor of Law” cũng
bị đảo trật tự thông thường ( lẽ ra chữ cái „D” phải viết trước chữ cái “L”).
+ Tắt tố đa thành tố đoạn cắt âm tiết tính: Đây là tổ hợp chữ cái làm
thành từ đoạn cắt của từ hay đoạn cắt của âm tiết. Ví dụ:
Ví dụ (6):
. “LIMDAT”: là tổ hợp gồm 6 chữ cái vốn là đoạn cắt của “Limiting”
và “Data” – “Liminting Data”. “Lim” tức “Liminting” và “Dat” tức “Data”.
. “LENLIB”: là tổ hợp gồm 6 chữ cái viết tắt của tên gọi đầy đủ
“Lenin Library”.
. Cũng như vậy, tổ hợp chữ cái “DIHAVINA” là đoạn cắt của bốn âm
tiết trong tổ hợp từ “Đĩa hát Việt Nam”.
. Tổ hợp chữ cái – các tắt tố “LIXEHA” là đoạn cắt của một số âm tiết
hay từ trong tổ hợp tên đầy đủ: “Liên hiệp xí nghiệp xe đạp, xe máy Hà Nội”.
+ Tắt tố đa thành tố nguyên chữ: Đây là kiểu viết tắt mà tổ hợp các chữ
tắt vốn là nguyên cả chữ trong tên đầy đủ, ví dụ:
Ví dụ (7):
. “Bảo Việt” là tổ hợp tắt tố đa thành tố nguyên chữ. Các tắt tố “Bảo”
và “Việt” là nguyên chữ được tách ra từ hai từ “ Bảo hiểm” và “Việt Nam”.
. “Công nông” là chữ tắt được dùng làm đại diện cho hai từ “công
nhân” và “nông dân”. Các tắt tố ở đây vẫn giữ nguyên chữ đầu của từ.
Những chữ tắt như “Xuất nhập khẩu”, “Y bác sỹ” là những chữ tắt
nguyên chữ của các tổ hợp từ “xuất khẩu và nhập khẩu” , “Y sỹ và bác sỹ”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





18

+ Chữ tắt đa thành tố hỗn hợp: Gọi là là chữ tắt “đa thành tố hỗn hợp” là
bởi vì đây là kiểu chữ tắt bao gồm nhiều loại tắt tố, chẳng hạn, trong đó có cả tắt
tố chữ cái, tắt tố đoạn cắt âm tiết tính hay tắt tố nguyên chữ hoặc ít nhất cũng
gồm hai trong số ba loại trên như trong các trường hợp ở ví dụ (8) dưới đây:
Ví dụ (8):
. “BINAC” là chữ tắt đa thành tố hỗn hợp vì được tạo bởi nhiều loại tắt
tố, cụ thể là gồm tắt tố đoạn cắt âm tiết tính và tắt tố chữ cái: “BIN” là đoạn
cắt âm tiết tính (đoạn cắt của Binary), tắt tố chữ cái “A” (tắt tố chữ cái của
Automatic) và “C” (tắt tố chữ cái của Computer).
. “AOIL” là tắt tố gồm tắt tố chữ cái và tắt tố nguyên chữ: “A” là tắt tố
chữ cái của “Aviation”, còn “OIL” là tắt tố nguyên chữ của “oil”.
Tương tự, tắt tố “Cty” trong tiếng Việt cũng là kiểu tắt tố đa thành tố
hỗn hợp, bao gồm tắt tố chữ cái “C” (tắt tố chữ cái của “Công”) và tắt tố
nguyên chữ “Ty” của “Cơng ty”.
Có thể nói, cách phân loại các phương tiện viết tắt của tác giả Như Ý và
tác giả Mai Xuân Huy khá tỉ mỉ và rõ ràng. Cách phân loại này khơng chỉ nói
được đặc điểm của các phương tiện viết tắt mà còn phần nào cho ta biết
phương thức cấu tạo của các chữ viết tắt.
b) Cách phân loại phƣơng tiện viết tắt của tác giả Nguyễn Đức Dân
(x: Về các từ tắt, Kiến thức ngày nay, tr.68)
Dựa vào phạm vi sử dụng và cách thức cấu tạo của các phương tiện viết
tắt, tác giả Nguyễn Đức Dân đã chia các phương tiện viết tắt thành nhiều loại.
Theo phạm vi sử dụng, tác giả Nguyễn Đức Dân đã chia các từ tắt
thành ba loại, đó là: Tắt nói, Tắt viết và Tắt vừa là Tắt nói vừa là Tắt viết.
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo và phương thức viết tắt của các tắt tố, tác
giả lại chia chúng thành 4 kiểu nhỏ, đó là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





19

1) Loại tắt tố chỉ liên quan đến một từ, người ta gọi là L`Abreviation
(Abbreviation), ví dụ: Ca (Canadian);
2) Loại tắt tố là viết tắt của một cụm từ theo kiểu giữ lại chữ cái đầu
tiên của mỗi từ, như ISO (International Organization oF Standardization);
3) Loại tắt tố của một cụm từ được tạo ra bằng cách giữ lại phần đầu
hoặc âm tiết đầu của mỗi từ trong cụm từ cần được viết tắt, ví dụ: Bảo Việt (
Tổng Cơng ty Bảo hiểm Việt Nam);
4) Loại tắt tố hỗn hợp: Đây là kiểu viết tắt hỗn hợp trong các dấu hiệu,
trong các ký hiệu nguyên tố, các đơn vị đo lường, bút danh, bảng hiệu, v.v…
Đúng như tác giả Nguyễn Hoàng Thanh đã nhận xét: “Nguyễn Đức
Dân đã tỏ ra có lý khi phân loại các dạng chữ tắt theo các đặc điểm trên. Tuy
nhiên, khi ứng dụng vào thực tế, có nhiều chữ tắt tiếng Việt khơng nằm trong
các loại trên, cũng không thuộc loại viết tắt hỗn hợp vì chúng có quy luật,
nhất là các chữ tắt tiếng Việt được cấu tạo từ tiếng nước ngoài” ( Nguyễn
Hoàng Thanh, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ văn, H.1996, tr. 13).
c) Cách phân loại phƣơng tiện viết tắt của tác giả Nguyễn Trọng Báu:
Dựa vào kết cấu của các tắt tố, Nguyễn Trọng Báu đã chia các tắt tố
thành hai loại, đó là dạng tắt chữ viết và dạng tắt từ vựng.
Theo ơng, dạng tắt chữ viết thì khơng thể nói, đọc được, cịn dạng tắt từ
vựng thì có thể nói, đọc, viết. Vì “có thể nói, đọc, viết” nên dạng tắt này có
thể coi như những đơn vị từ ngữ mới và hồn tồn có đủ tư cách của một từ
vựng mới trong giao tiếp cả ở dạng nói lẫn dạng viết.
Cách phân loại của tác giả có phần chưa nhất quán bởi trong dạng tắt từ
vựng có cả dạng tắt chữ viết: loại ghép các chữ cái đầu âm tiết như kiểu tắt

DKZ, CA, MIC. Ông cho rằng đây là dạng tắt có thể đọc được, viết được, mỗi
chữ cái đều đã âm tiết hóa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×