Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Bình luận quốc tế trên báo in việt nam hiện nay (khỏa sát các báo; nhân dân, quân đội nhân dân, thế giới và việt nam từ tháng 012012 đến 012013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.6 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển của hệ thống thể loại báo chí cho thấy những bài
bình luận thường giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng dư luận xã
hội.. Nó là thể loại không thể thiếu trong việc giáo dục tư tưởng chính trị
cho quần chúng, hướng dẫn cách nhìn nhận và đánh giá thông tin. Vì vậy,
mỗi tờ báo thường có những chuyên mục bình luận riêng và những nhà báo
làm công tác bình luận chuyên nghiệp. Nhiều tác phẩm bình luận báo chí
trong những giai đoạn lịch sử nhất định đã lý giải thành công các hiện
tượng xã hội, thay đổi cách nhìn của công chúng và dự báo được các chiều
hướng vận động của đời sống xã hội. Trong một thế giới hiện đại, trong
một xã hội bùng nổ thông tin với nhiều biến động và sự phát triển như vũ
bão của các loại hình truyền thông thì bình luận lại càng trở nên quan trọng
và cần thiết cho đời sống. Việc thẩm định, phân tích, đánh giá các sự kiện,
vấn đề, từ đó tìm ra bản chất, tác động của chúng đã trở thành đòi hỏi bức
thiết của công chúng đối với báo chí.
Mỗi một thể loại báo chí đều có những nét đặc trưng riêng gọi là đặc
trưng loại hình. Đặc trưng về ngôn ngữ, cách khai thác thông tin, dung
lượng... quy định sự khác biệt về hình thức thể hiện, cách thức chuyển tải
thông tin và đặc biệt là quy định sự khác nhau trong cách viết loại bài bình
luận. Bài bình luận vừa dựa trên những cơ sở chung nhất nhưng lại là một
sản phẩm mang dấu ấn cá nhân. Văn chính luận thường khô khan, dập
khuôn, công thức. Tạo được bản sắc riêng trong viết bình luận là rất khó.
Làm cho bài viết trở nên hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn người đọc lại là điều
khó hơn. Sức hấp dẫn của bài bình luận không nằm ở chi tiết giật gân, ly kỳ
mà chính là ở luận cứ, ở cách phân tích, mổ xẻ vấn đề một cách lôgíc, mới
mẻ, đem lại cho người đọc những thông tin mới, nhận thức mới. Nếu ngôn
ngữ là phương tiện thể hiện thì lập luận chính là xương sống, là yếu tố cốt


lõi quyết định sự thành công và cá tính sáng tạo của mỗi nhà báo trong thể


loại bình luận. Lập luận là sợi chỉ đỏ đảm bảo tính mạch lạc về nội dung
bên cạnh tính liên kết về hình thức của văn bản.
Là thể loại trụ cột trong nhóm báo chí chính luận, bình luận đang
ngày càng đóng vai trò quan trọng khi các tờ báo thường dành những trang,
mục có vị trí trang trọng, bắt mắt để đăng tải các bài viết này. Tính chất và
vị trí đặc biệt của bài bình luận trong hệ thống thể loại báo chí chính luận
đặt ra những yêu cầu và đòi hỏi cao đối với các nhà báo viết loại bài này.
Thực tiễn báo chí chỉ ra rằng những cây bút viết bình luận xuất sắc thường
là những người có kiến thức sâu rộng, hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị đến văn hoá - xã hội và
cả thế giới tinh thần phong phú, phức tạp của con người.
Những bài bình luận thường giữ vai trò quan trọng trong việc định
hướng dư luận xã hội. Nó là thể loại không thể thiếu trong việc giáo dục tư
tưởng chính trị cho quần chúng, hướng dẫn cách nhìn nhận và đánh giá
thông tin. Vì thế, ngay từ khởi thủy của nền báo chí thế giới, bình luận
được các chủ báo khuyến khích, vì họ hiểu nó đem lại cho công chúng
những tri thức mới ẩn chứa đằng sau những tin tức, sự kiện và qua sự giải
thích, phân tích, nó góp phần giáo dục, ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của
người đọc.
Ở nước ta, dù báo chí ra đời muộn hơn so với thế giới, nhưng loại tác
phẩm chính luận báo chí, trong đó có bình luận nhanh chóng trở thành một
trong những thể loại chủ yếu của báo chí cách mạng Việt Nam, nêu cao tính
chiến đấu, góp phần tuyên truyền, cổ động, tập hợp nhân dân lại dưới sự
lãnh đạo của Đảng và làm cuộc cách mạng đánh đổ thực dân, đế quốc xâm
lược, giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Chính từ nhận thức về tầm quan trọng của lập luận trong cách viết
bình luận, xuất phát từ lý luận ngôn ngữ và thực tế báo chí trong các ấn


phẩm trên báo in, tôi chọn để tài:“Bình luận quốc tế trên báo in Việt

Nam hiện nay (khỏa sát các báo; Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Thế
giới và Việt Nam từ tháng 01/2012 đến 01/2013)” làm đề tài nghiên cứu
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan đến thể loại bình luận, có
thể kể đến như:
- Các thể loại báo chí của A.A. Chertưchơnưi; Đào Tấn Anh, Trần
Kiều Vân dịch; Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội - 2004. Nội dung cuốn
sách cung cấp những vấn đề lý luận về các yếu tố hình thành thể loại trong
báo chí; trình bày về các thể loại báo chí, trong đó có thể loại bình luận.
- Các thể loại báo chí phát thanh của V.V. Xmirnốp; Đào Tấn Anh
dịch; Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội - 2004. Cuốn sách cung cấp khái
niệm về thể loại và hệ thống thể loại báo chí phát thanh, đi sâu phân tích
các thể loại cụ thể trong báo chí phát thanh theo 3 nhóm thể loại thông tin,
thể loại phân tích và thể loại tài liệu - nghệ thuật, trong đó có đề cập đến
bình luận phát thanh.
- Theo bước chân đổi mới (Bình luận báo chí) của Hữu Thọ, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2002. Cuốn sách tuyển chọn những
bài bình luận, thuyết trình, tham luận, nghiên cứu của nhà báo Hữu Thọ
trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, giáo dục thời kỳ đổi mới. Trong đó, tác giả
có đề cập đến thể loại bình luận trong bài “Viết luận để bàn luận”.
- Các thể loại chính luận báo chí của Trần Quang, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2000. Nội dung của cuốn sách khái quát
những thể loại cơ bản của chính luận báo chí, đi sâu phân tích các dạng cụ
thể của từng thể loại chính luận, trong đó có thể loại bình luận và giới thiệu
sơ lược về bình luận quốc tế.
- Tác phẩm báo chí tập III của PGS, TS Trần Thế Phiệt, Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội - 1997. Đây là cuốn sách nghiên cứu sâu về loại tác
phẩm chính luận báo chí từ khi hình thành cho đến thời điểm ra cuốn sách.



Trong đó, tác giả đi sâu bàn về ba thể loại chính của chính luận báo chí là
xã luận, bình luận và chuyên luận từ đưa ra khái niệm, đặc điểm, một số
dạng thức và phương pháp sáng tạo của từng thể loại cụ thể.
Và một số khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn cao học, luận án
tiến sĩ nghiên cứu, tìm hiểu, khảo sát thể loại bình luận báo chí trên Tuổi
Trẻ, chuyên mục Sự kiện và Bình luận trên báo Lao Động, chuyên mục
Cùng bàn luận trên Báo Quân đội nhân dân...
Tuy nhiên, nghiên cứu về Bình luận quốc tế quốc tế thì có rất ít tài
liệu liên quan. Trong các tài liệu chuyên ngành báo chí cũng chỉ đề cập qua
về khái niệm thể loại bình luận quốc tế. Đặc biệt, hiện chưa có một đề tài
nào nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu về thể loại Bình luận quốc tế quốc tế trên
Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân, Thế giới và Việt Nam . Do vậy, đây là
đề tài mới mẻ, không trùng lặp với các đề tài khác.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Về lý thuyết: Chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu thể loại bình luận ở góc độ
báo chí học và chỉ ra vai trò, vị trí của lập luận trong loại bài báo. Bên cạnh
đó, trên cơ sở vận dụng lý thuyết lập luận của ngôn ngữ học, người viết phân
tích cấu trúc, các thành phần làm nên lập luận và đặt chúng trong kết cấu bài
bình luận.
- Đề tài này nhằm mục đích nâng cao chất lượng tác phẩm bình luận
về sự kiện quốc tế trên ba báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Thế giới và
Việt Nam .
Đề tài có nhiệm vụ hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến
thể loại bình luận nói chung, Bình luận quốc tế quốc tế nói riêng; khảo sát
thực tiễn để đưa ra kết quả nghiên cứu, chỉ ra thực trạng, nguyên nhân. Qua
đó, đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng các bài Bình luận quốc
tế quốc tế trên Báo in.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thể loại bình luận trên báo in



Phạm vi nghiên cứu của đề tài là một số sự kiện quốc tế tiêu biểu
trên Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân, Báo Thế giới và Việt Nam
tháng 1/2012 đến tháng 1/2013
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của đề tài dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề
lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí,
những quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác tư tưởng, lý luận và
báo chí.
Để làm được đề tài này, tôi dùng các phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu tư liệu: Đọc giáo trình, sách tham khảo về
đề tài bình luận báo chí, rút ra những thông tin cần thiết phục vụ cho mục
đích nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp khảo sát: Khảo sát thể loại bình luận qua các sự kiện
quốc tế tiêu biểu trong năm 2012.
- Phương pháp phân tích: Từ nhìn nhận của mình để phân tích, đánh
giá, xếp tư liệu vào những loại cụ thể, rút ra nhận xét ưu và nhược điểm,
nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng của các bài bình luận quốc tế trên
Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Thế giới và Việt Nam
- Phương pháp thống kê, tổng hợp: Nhằm thu thập tư liệu, trình bày,
tổng kết lại vấn đề và đưa ra nhận xét chung nhất, chọn lọc ra điểm tiêu
biểu nhất cho vấn đề được nêu ra.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn một số phóng viên, biên
tập viên, nhà quản lý báo chí để thu thập ý kiến đánh giá về thực trạng và
giải pháp nâng cao chất lượng bình luận quốc tế trên các số báo Nhân dân,
Báo Quân đội nhân dân và báo Thế giới và Việt Nam
- Phương pháp điều tra xã hội học: Lấy ý kiến độc giả của mỗi số tờ
báo để nắm bắt được nhu cầu của độc giả cũng như những nhận xét, đánh
giá của họ để có cái nhìn khách quan về thực trạng của thể loại bình luận
quốc tế trên Báo in.



- Phương pháp đánh giá: Thông qua công chúng, thông qua kết quả
khảo sát độc giả, kết quả phỏng vấn chuyên gia để làm rõ vấn đề nghiên
cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp trên được kết hợp một
cách chặt chẽ, không tách biệt.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn đã khảo sát, nghiên cứu và khái quát thể
loại bình luận nói chung, Bình luận quốc tế quốc tế nói riêng trong thực
tiễn hoạt động báo chí, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc nhận
diện, đánh giá về bình luận quốc tế trên báo chí, góp phần vào hệ thống lý
luận báo chí, là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
Về mặt thực tiễn, khóa luận đưa ra đánh giá, nhận định về những bài
Bình luận quốc tế quốc tế cả về nội dung, hình thức, cách viết cũng như
cách tổ chức các bài viết đó, giúp cho người trực tiếp tổ chức, triển khai các
bài viết có cái nhìn tổng quát để tiếp tục phát huy ưu điểm và khắc phục
những hạn chế đang có trong thể loại này trên báo.
Đồng thời, khóa luận đưa ra cái nhìn thực tế về thể loại bình luận
quốc tế trên báo in thông qua khảo sát 3 tờ báo Nhân dân, báo Quân đội
nhân dân và báo Thế giới và Việt Nam .
7. Kết cấu của khoá luận
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Khóa luận
gồm 3 chương, tiết, trang.


NỘI DUNG
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỂ LOẠI BÌNH LUẬN VÀ
BÌNH LUẬN QUỐC TẾ TRÊN BÁO IN
1.1. Thể loại bình luận trên báo in

1.1.1. Khái niệm về bài bình luận trên báo in
Bình luận được xem xét ở hai góc độ. Một là xem xét bình luận với ý
nghĩa như một phương pháp (cách đánh giá bàn luận về một sự kiện, hiện
tượng, một vấn đề nào đó để đi đến sự nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vấn
đề đó và những điều do vấn đề gợi ra) được sử dụng trong tất cả các hình
thức đăng tải như trong tin vắn- dưới dạng trích dẫn ý kiến của người khác;
trong bản tin, xã luận, ký sự, tổng quan điểm báo. Thứ hai là xem xét bình
luận với tư cách là một thể loại báo chí chính luận, mang tính chất tổng
hợp, trong đó bao gồm các yếu tố giải thích, phân tích và có khi cả chứng
minh.
Trong cuốn “Lý thuyết và thực hành báo chí Xô Viết”, E. P.
Prôkharốp có viết “Giúp bạn đọc hình thành bức tranh tổng thể của đời
sống xã hội từ những tư liệu riêng lẻ trên báo chí là một trong những
nguyên nhân làm xuất hiện thể loại bình luận. Một bài bình luận không chỉ
dừng lại ở sự bàn luận, đánh giá một sự kiện của cuộc sống mà phải từ
nhiều sự kiện riêng lẻ, tác giả phải hình thành được bức tranh tổng thể của
đời sống xã hội hiện tại. Mặt khác, trên cơ sở đó phải giúp cho công chúng
nhận thức đầy đủ và chính xác về nhiều vấn đề của quá khứ và hiện tại,
biết cách đánh giá thực tế khách quan, hiểu được vị trí của mình để từ đó
có hành động cần thiết vì mục tiêu xây dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp
hơn” [15, tr. 89]. Như vậy một bài bình luận hoàn chỉnh không chỉ dừng lại
ở sự bàn luận, đánh giá một sự kiện của cuộc sống mà phải từ nhiều sự kiện
riêng lẻ hình thành được bức tranh tổng thể của đời sống xã hội từ đó giúp


công chúng nhận thức đầy đủ và chính xác về bản chất của sự kiện, hiện
tượng đó.
Còn Karel Storkan thì quan niệm “Bình luận là thể loại cơ bản của
luận văn báo chí. Trong đó, tác giả luôn nhằm trình bày với bạn đọc quan
điểm của họ về sự kiện có tính chất thời sự và nhằm thuyết phục bạn đọc

rằng quan điểm này là đúng đắn” [ 1, tr. 45]. Ở đây, tác giả đề cao nhận xét
chủ quan của nhà báo. Trong bài bình luận, người viết phải đưa ra những
quan điểm, nhận định của mình về sự kiện, vấn đề để chứng minh quan
điểm của mình là đúng rồi từ đó định hướng dư luận quần chúng. Bàn về
thể loại này, tác giả Trần Thế Phiệt trong cuốn “Tác phẩm báo chí” (tập 3)
cho rằng “Bình luận là một kiểu bài nghị luận mang tính chất tổng hợp
trong đó bao gồm các yếu tố giải thích, phân tích và có khi có cả chứng
minh” [17, tr. 95]. Theo quan niệm của tác giả thì bài bình luận được viết
theo phương pháp nghị luận mang tính chất tổng hợp. Trên cơ sở nắm bắt
sự kiện, người viết phải đồng thời sử dụng các yếu tố: giải thích, phân tích,
chứng minh, đánh giá, bàn luận… rồi đi đến mục đích cuối cùng là nhằm
thuyết phục người đọc. Đồng thời cũng nhấn mạnh: muốn bình luận có sức
chiến đấu cao, tính thuyết phục lớn thì tác giả phải hiểu sâu sắc sự kiện,
không xét chúng là những sự kiện đơn lẻ mà phải đặt chúng trong những
mối quan hệ tổng hợp từ đó mới có thể nắm chắc bản chất của sự kiện để
nhận định một cách chính xác nhất.
Nhóm tác giả của Hội Nhà báo Việt Nam lại đề cao đến chức năng
dẫn dắt, định hướng tư tưởng cho công chúng của bài bình luận trên cơ sở
đó khái quát “Bình luận là một thể loại báo chí, nhiệm vụ của nó là diễn
đạt tư tưởng của toà soạn về một vấn đề thời sự hoặc một sự kiện, nghĩa là
làm cho độc giả hiểu được mối quan hệ đó theo một quan điểm nhất định
và từ sự đánh giá đó rút ra được kết luận có tính chất chính trị” [12, tr. 89].


Có thể nói, hầu hết các tác giả khi đưa ra quan niệm về thể loại bình
luận đều thống nhất nhau ở đặc điểm nổi trội và cũng là điểm mạnh nhất
của loại bài bình luận nói riêng, thể loại bình luận nói chung đó là thông tin
lỹ lẽ. một bài báo dù có đề cập đến những sự kiện nóng hổi, được công
chúng quan tâm song nếu thiếu những thông tin lý lẽ sắc sảo để bàn luận về
vấn đề đó thì cũng không thể gọi là một bài bình luận.

Ngày nay, chúng ta đang sống trong thế giới của công nghệ truyền
thông với những thông tin hấp dẫn, đang dạng, nhiều chiều. Trình độ học
vấn và tri thức được nâng cao, công chúng không chỉ tiếp nhận các tác
phẩm báo chí một cách thụ động mà còn có khả năng đánh giá và thẩm
định tác phẩm đó. Điều này đồng nghĩa với việc bài bình luận giờ đây
không thể đơn thuần chỉ là những ý kiến, quan điểm chủ quan của tác giả.
Mà sự kiện hoặc vấn đề đưa ra bình luận phải là những sự kiện, vấn đề
công chúng đang quan tâm và cần có sự định hướng tư tưởng. Các bài báo
thường đưa ra những gợi mở để người đọc tự nhận định vấn đề. Bình luận
có định hướng nhưng không mang tính áp đặt. Từ những phân tích và nhận
xét trên đây, chúng tôi đi đến quan niệm: Bình luận là một thể loại báo chí
thuộc nhóm chính luận, trong đó tác giả sử dụng hệ thống thông tin lý lẽ
của mình để giải thích, phân tích những vấn đề có ý nghĩa chính trị, xã hội
rồi từ đó đi đến nhận định, đánh giá về vấn đề đó hoặc có thể để công
chúng tự đánh giá.
1.1.2. Đặc điểm của bình luận
1.1.2.1. Đặc điểm chung
Nếu như các tác phẩm thông tấn như tin, tường thuật, phỏng vấn…
chỉ chủ yếu là thông báo, phản ánh, không nhất thiết phải phân tích, đánh
giá tỷ mỉ, nếu có thì cũng ở mức độ nhất định thì bình luận lấy sự kiện,
hiện tượng làm nền tảng, từ đó xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ, khía
cạnh khác nhau, đặt nó trong mopois quan hệ nhiều mặt mới có thể phát
hiện ra được ý nghĩa của vấn đè, Ví dụ như khi bình luận về việc Mỹ quyết


định triển khai hệ thống tên lửa phòn thủ NMD và phản ứng quy gắt của
các nước kể cả nước đồng minh của Mỹ triong vấn đề này thì phải xem xét
vấn đề này trong nhiều khía cạnh, đặt ó trong quan hệ nhiều mặt: quan hệ
của Mỹ với các nước lớn như Nga, Trung Quốc, quyết tâm giữ vùng Châu
Á –TBD của Mỹ, tại sao các nước đồng minh của Mỹ vẫn phản đối. Từ đó

mới lý giải được hang loạt nguyên nhân dẫn đến hành động của Mỹ và
phản ứng của cá nước: những đối trọng về quyền lực một cuoognj chạy đua
vũ trang.v.v..
Một số bài bình luận lần lượt đi từ lý giải cơ sở phát sinh vấn đề,
diễn biến của vấn đề, phân tích các mặt của vấn đề, đánh giá đúng đắn hay
chỗn hạn chế rồi nêu lên triển vọng ý nghĩa, tác dụng của vấn đề. Trong
bình luận một số vấn đề cần phải tạo ra “phản đề” để tranh luận, bác bỏ, từ
đó khẳng định vến đề một cách vẵng chắc hơn. Bài bình luận đặt ra trong
thế tranh luận (bút chiến) luôn có sức hấp dẫn độc giả. Như vậy, bài bình
luận phải chú ý cả bình và luận. Bình xem xét, phân tích các khía cạnh cảu
vấn đề, đánh giá, khai thác cấn đề ở mặt nội dung, ý nghĩa. Luận là bàn
bặc, mở rộng vấn đề, đặt nó vòa trong quá trình diễn biến, phát triển, nhận
định khả nawg và triển vọng cảu vấn đề mà người bình luận quan tâm, rồi
nêu những tác dụng của nó trong đời sống, thực tế và lý luận…
1.1.2.2. Đề tài bình luận
Qua nững bài bình luận trên báo Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Thế
giới và Việt Nam có thể thấy sự phong phú về đề tài của thể laoij này
không thua kém thể loại nào khác cảu báo chí như: Chính trị, Tư tưởng,
Kinh tế, Văn hóa, Xã hội, Thể thao, Y học,… Côn g chúng có thể được hiểu
them về một đạo luật mới có liên quan đề “quốc tê dân sinh” hoặc chỉ đơn
giản hiểu them về tiến trình kết quả cảu một vụ án nào đó. Điều cần phải
chủ ý là những vấn đề thuộc những phạm vi đề tài đó phải đáp ứng được
yêu cầu thời sự của báo chí. Một vụ kiện có thể kéo dài hàng năm nhưng
khi nó được đưa ra để bình luận thì phải là khi vụ đó đang xét xử hoặt đã


xét xử xong, có kết quả cụ thể và hơn nữa từ vụ án đó, tác giả phải hé mở
cho công chúng một vấn để bình luận làm cho đúng, làm cho tốt chức năng
định hướng của nó. Lúc này rất cần đến năng lực chọn lựa vấn đè, sự kiện
của người làm báo. Khi đó anh ta có thể biến ngay cả những gì tường

chừng như bình thường nhất cũng trở thành thực sự có ý nghĩa đối với công
chúng, đối với xã hội. Điều đó đòi hỏi người chấp bút bài bình luận có sự
hiểu biết chặt chẽ về vấn đề mình đề cập, có những thông tin mới nhất, của
độc giả tờ báo, hiểu họ cần gì, biết gì. Từ đó người viết lựa chọn cách viết,
đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan, đúng đắn, những nhận định
sắc sảo.
1.1.2.3. Nội dung của bình luận
Nội dung của bài bình luận là nêu và giải thích các sự kiện, trong đó
việc nêu sự kiện chỉ là để dẫn dắt độc giả vào mạch lập luận, nêu nguyên
nhân, tình huống xẩy ra các sự kiện. Từ đó, người viết đưa ra một chuẩn
đoán, rọi ánh sáng lên các chi tiết và bối cảnh sự kiện, đưa ra những cách
nhìn khác nhau, giải quyết chúng ta ở các góc độ khác nhau, chỉ khả năng
phát triển của những sự kiện ấy và đối chiếu các khả năng ấy với thực tiễn
xã hội lịch sử.
Ví dụ:
Nội dung của tác phẩm bình luận bộc lộ rõ tư tưởng của nhà bình
luận, của cơ quan báo chí. Có thể nói tác phẩm bình luận thể hiện rõ cái tôi
chủ quan của người viết. Điều này thể hiện ngay từ cách chọn lựa đề tài,
chọn lựa các sự kiện, sắp xếp chúng, phân tích chúng, thể hiện, lập trường,
thái độ.
Nội dung bình luận thể hiện bản lĩnh chính trị của nhà bình luận, tài
năng và sự nhận thức thể hiện của tác giả. Trong bình luận, cái tôi nhà bóa
có xu hướng nhận phấn đấu để ngày càng tiệm cận hay bắt gặp và đại diện
cho “cái tôi cộng đồng”, tức là khách quan hóa cái tôi chủ thể nhà báo.
1.1.2.4. Hình thức tác phẩm bình luận


Hình thức của tác phẩm báo chí gồm nhiều yếu tố. Ở đây xin trình
bày một yếu tố cơ bản, có liên quan đến nhiều yếu tố khác của tác phẩm.
Đó là kết cấu của tác phẩm. Trong yếu tố kết cấu thì phương pháp bình luận

là then chốt
Bình luận vấn đề là những bài viết xâu chuỗi, liên kết nhiều sự kiện
để khái quát thành một vấn đề. Trong bình luận vấn đề, người viết không
chỉ tập trung ở một sự kiện đơn lẻ mà phân tích dựa trên cơ sở nhiều sự
kiện để chứng minh, làm nổi bật bản chất của vấn đề cần nói tới. Phương
pháp thể hiện của dạng bài này chủ yếu là phương pháp diễn dịch.
* Phương pháp thông báo và giải thích
Đa số các bài bình luận trên Báo Quân đội nhân dân sử dụng phương
pháp thông báo và giải thích. Với trình tự thông báo sự kiện - đánh giá nhận định - giải pháp, các bài bình luận cung cấp cho người đọc thông tin
về sự kiện, địa điểm, thời gian và diễn biến của nó. Sau khi đã cung cấp
những thông tin cần thiết một cách đầy đủ, kĩ lưỡng, bài viết mới đưa ra
những lý giải, phân tích, nhận định và đánh giá riêng. Do đó, phương pháp
này có ưu điểm là giúp người đọc tiếp cận bài viết một cách dễ dàng, tìm
kiếm thông tin và được định hướng nhận thức cho dù họ không theo dõi sự
kiện ngay từ đầu hoặc không hiểu sâu về nó. Bởi lẽ, trước khi xem người
viết bình luận, người đọc đã được thông tin hoặc kiểm tra lại thông tin một
cách kĩ lưỡng và có thời gian suy ngẫm nhất định trước khi định hướng vấn
đề. Đặc biệt, đối với những sự kiện, vấn đề xảy ra trên thế giới, người đọc
luôn cần hiểu rõ bối cảnh, diễn biến trước đó của tình huống để có thể hiểu
về những đánh giá, nhận định của tác giả trong bài viết. Chính vì vậy, sự
kiện, vấn đề được bình luận, được định hướng phù hợp, gần gũi với người
đọc thì sẽ tạo hứng thú cho người đọc và hiệu quả định hướng cũng cao
hơn.
Ví dụ: Trong bài Bước khởi đầu quan trọng?, tác giả Huy Đăng đã
sử dụng phương pháp này. Mở đầu bài viết, tác giả thông báo sự kiện: “Xy-


ri đã chấp thuận kế hoạch sáu điểm của đặc phái viên Cô-phi An-nan nhằm
chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu tại nước này”. Trong phần giải quyết
vấn đề, tác giả tập trung vào các luận cứ:

- Trong quá khứ rất gần, Nga và Trung Quốc đã liên tục phủ quyết
các nghị quyết trừng phạt Xy-ri của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Trung
tuần tháng 3, chính kiến ấy bất ngờ chuyển hướng. Hai thành viên thường
trực của Hội đồng Bảo an, “không hẹn mà gặp”, đã cùng ủng hộ sáng kiến
hòa bình của ông Cô-phi An-nan.
- Về mặt lô-gích, khi hai đối thủ cùng ủng hộ một kế hoạch ngưng
chiến thì tức là cuộc nội chiến Xy-ri đã xuất hiện “tia sáng cuối đường
hầm”. Số phận của ông Ba-sa An-át-sát sẽ do chính nhân dân Xy-ri quyết
định bằng những lá phiếu. Trong câu chuyện giải quyết vấn đề xung đột
đang diễn ra ở Xy-ri còn xuất hiện nhiều thứ đáng để người ta hoài nghi.
Để làm rõ câu chuyện giải quyết vấn đề xung đột đang diễn ra ở Xyri còn xuất hiện nhiều thứ đáng hoài nghi, tác giả đưa ra những đánh giá:
Thứ nhất, ngay sau khi chấp thuận đề nghị hòa bình của ông Cô-phi
An-nan - đặc phái viên chung của Liên hợp quốc và Liên đoàn A-rập (AL)
- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Xy-ri lại tuyên bố Đa-ma-scút sẽ bác bỏ
mọi sáng kiến ở mọi cấp độ của AL nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng ở
Xy-ri.
Thứ hai, Nga đã ra tuyên bố không tham gia hội nghị “Những người
bạn của Xy-ri” tổ chức ở Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu tháng 4.
Thứ ba, Hội đồng dân tộc Xy-ri (SNC), tổ chức đối lập chính ở Xyri, trong lúc lên tiếng ủng hộ sáng kiến hòa bình của ông Cô-phi An-nan đã
thống nhất các lực lượng và đưa ra đề xuất đặt nền tảng cho một nhà nước
mới bao gồm 400 thành viên đối lập với chế độ hiện tại.
Kết thúc bài viết, tác giả nhận định: “Đa-ma-scút tuy chấp thuận
sáng kiến của ông Cô-phi An-nan nhưng chưa thực sự tin tưởng vào giải
pháp hòa bình do phương Tây sắp xếp. Trong khi đó, Mỹ và các nước


phương Tây vẫn công khai bày tỏ sự thiếu tin tưởng vào hành động ngừng
bắn của Tổng thống Ba-sa An-át-sát. Khi sự nghi kị vẫn hiện hữu, con
đường hòa bình cho Xy-ri vẫn còn đầy chông gai”.
Bài bình luận theo phương pháp này có thể khái quát như mô hình

sau:
Đặt vấn đề
Luận điểm 1

Thông
báo

Luận cứ 1

Giải

Luận cứ 2

quyết

Luận cứ 3

vấn

Luận điểm 2
Luận cứ 1
Luận cứ 2
Luận cứ 3
Kết thúc vấn đề

đề:
đánh
giá,
nhận
định

Kết ..
.
luận

* Phương pháp diễn dịch
Với phương pháp diễn dịch, bài viết được trình bày theo cách đặt lời
bình lên trước khi đưa ra thông tin sự kiện. Cách thức này khá phù hợp với
những thông tin được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nếu đặt thông tin đã được
nhắc đi nhắc lại nhiều lần lên trước sẽ khiến người đọc cảm thấy nhàm
chán mà bỏ qua bài viết.
Ví dụ: Trong bài Vẫn chọn “con đường Pu-tin”, tác giả Kim Tôn sử
dụng phương pháp này.
Mở đầu bài viết: “Thành ngữ “cái gì đến sẽ đến” hoàn toàn đúng với
mong ước của những người ủng hộ Thủ tướng Nga V. Pu-tin qua kết quả
cuộc bầu cử tổng thống Liên bang Nga ngày 4-3-2012 vừa qua. Ngay từ khi
ủy ban bầu cử Trung ương Nga chính thức công bố 5 ứng cử viên đủ điều


kiện và được phép chạy đua giành chiếc ghế tổng thống Nga, hầu như
người ta đều hiểu rằng, Thủ tướng V. Pu-tin không có đối thủ trong cuộc
đua và sẽ là vị tổng thống Nga đầu tiên có nhiệm kỳ 6 năm theo Hiến pháp
sửa đổi của Nga”.
Lý giải cho việc ông V. Pu-tin không có đối thủ trong cuộc đua, tác
giả đưa ra các căn cứ:
- Kết quả này đã được dự báo vào tháng 9 năm ngoái, khi Đảng
Nước Nga thống nhất đồng thuận giới thiệu ông Pu-tin trở thành ứng cử
viên tổng thống của Đảng cầm quyền...
- Đa số cử tri Nga đã bỏ phiếu ủng hộ ông Pu-tin bởi họ thừa nhận
“con đường Pu-tin”, con đường vốn đã được khởi đầu từ năm 2000 để nước
Nga không những không bị tan rã mà còn vươn lên giành lại vị thế một

cường quốc thừa kế Liên bang Xô-viết cũ.
- Những bài báo do ông viết được đăng tải trên các trang mạng hoặc
những tờ báo lớn của Nga trong thời gian qua đã thể hiện rất rõ quan điểm
ông trong nỗ lực hiện đại hóa toàn diện nước Nga, chống quan liêu và tham
nhũng, bảo đảm dân chủ và công bằng ở nước Nga...
- Vấn đề rất quan trọng đối với ông Pu-tin và Đảng Nước Nga thống
nhất để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này là nhân tố Đ. Mét-vê-đép,
đương kim tổng thống Nga. Chính ông Mét-vê-đép là người thừa kế và tiếp
tục thực hiện thắng lợi “con đường Pu-tin” trong suốt 4 năm qua.
- Kiên quyết bảo vệ nước Nga, bảo vệ các lợi ích Nga là quan điểm
chi phối mạnh mẽ các chính sách khá cứng rắn mà ông V. Pu-tin thực hiện
trong suốt những năm tháng đã qua.
Cuối bài viết, tác giả đi đến nhận định: Cặp bài trùng Mét-vê-đép –
Pu-tin sẽ tiếp tục dẫn dắt nước Nga phát triển trong những năm tới và chắc
chắn họ sẽ được đa số người Nga ủng hộ, cổ vũ. Người Nga tin tưởng hai
nhà lãnh đạo này sẽ sớm hiện thực hóa các chương trình cải cách hệ thống
chính trị và phát huy dân chủ; thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội; tăng


cường quốc phòng và củng cố an ninh quốc gia, và thực hiện chính sách
đối ngoại độc lập. Đó là cơ sở để nước Nga sẽ ổn định và phát triển.
Mô hình bài bình luận theo phương pháp này có thể khái quát như
sau:
Đặt vấn đề
Luận điểm 1
Luận cứ 1
Luận cứ 2
Luận cứ 3
Luận điểm 2
Luận cứ 1


Giải
quyết
vấn
đề

Luận cứ 2
Luận cứ 3
Kết thúc vấn đề
* Phương pháp tóm tắt
Ngoài hai phương pháp trên, bài bình luận còn sử dụng phương pháp
tóm tắt. Các sự kiện trần trụi được nhà bình luận soi rọi lên đó ánh sáng của
sự phân tích, phán đoán, dự báo. Có thể dành một phần cho việc tóm lược
sự kiện, sau đó phần cốt yếu là bình luận hoặc có thể tóm lược sự kiện và
bình luận song song, xen kẽ. Phương pháp này giúp người đọc dễ dàng nắm
bắt được các sự kiện phức tạp, các vấn đề diễn biến trong một bối cảnh
không gian và thời gian rộng lớn hơn.
Ví dụ: Trong bài Đồng cân, đồng lạng, đồng cơ hội, tác giả Văn Yên
sử dụng phương pháp này.
Bài báo đặt vấn đề: Khi hai đại hội của hai đảng Dân chủ và Cộng
hòa đã trôi qua, đề cử xong những ứng cử viên cho cuộc bầu cử Tổng thống
Mỹ diễn ra vào đầu tháng 11 tới, giờ là lúc có thể bình tâm phân tích về


tương quan lực lượng giữa hai đấu thủ đồng cân đồng lạng, đương kim
Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma và ứng cử viên đảng Cộng hòa, cựu thống
đốc bang Mát-xa-chu-xét, ông Mít Rôm-ni.
Trong phần giải quyết vấn đề, tác giả tóm tắt các sự kiện, vấn đề:
- Kết quả những cuộc thăm dò dư luận cho thấy, cho tới tận mùa hè
2012, đa số những người Mỹ được hỏi ý kiến đã bày tỏ quan điểm ủng hộ

ông B.Ô-ba-ma.
- Nếu xét trên khía cạnh việc làm thì tỷ lệ thất nghiệp luôn ở mức từ
8% đến 8,5% thời gian qua là bất lợi lớn nhất cho Tổng thống đương nhiệm
B.Ô-ba-ma... Đối thủ của ông B.Ô-ba-ma, ông Mít Rôm-ni đã nhấn vào
điểm bất lợi này khi ở đại hội đề cử của đảng Cộng hòa, hứa hẹn sẽ tạo ra
thêm 12 triệu việc làm nếu như trở thành ông chủ Nhà Trắng vào tháng 11
tới.
- Người Mỹ tự hỏi là liệu họ đã cảm thấy an toàn hơn trên đất nước
mình, 11 năm sau vụ khủng bố 11-9? Đây là một điểm cộng rất lớn cho ông
B.Ô-ba-ma khi vào tháng 5 năm ngoái, lính biệt kích hải quân Mỹ đã đột
nhập và bắn hạ trùm khủng bố Bin Laden.
- Từ trước tới nay, các chính sách đối ngoại chưa bao giờ đóng vai trò
quyết định ai sẽ trở thành người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống
Mỹ.
Từ đó tác giả bày tỏ quan điểm: Sau những chiêu trò ầm ĩ ở hai đại
hội đề cử của đảng Dân chủ và Cộng hòa, hai ứng cử viên bây giờ mới thực
sự bước vào cuộc chiến. Nền chính trị Mỹ thường bị ảnh hưởng bởi những
lời diễn thuyết hùng hồn trước khi chúng biến thành thực tế, thế nên ba
cuộc tranh luận trực tiếp giữa các ứng cử viên diễn ra vào tháng 10 tới sẽ
đóng một vai trò mang tính quyết định đến cơ hội của mỗi bên. Trong các
cuộc tranh luận đó, những điểm chính, mặt mạnh, mặt yếu trong cương lĩnh
tranh cử của hai bên sẽ được bộc lộ.


Kết thúc vấn đề, tác giả nhận định: Cử tri Mỹ mới có thể quyết định,
họ mong muốn ai sẽ là người lèo lái nước Mỹ trong 4 năm tiếp theo.
Bài bình luận quốc tế theo phương pháp này có thể minh họa như
sau:

Thông tin sự kiện


Phân tích
lý giải

Đặt vấn đề

Thông tin bổ sung

Nhận định, thái độ, hướng giải quyết vấn đề
1.1.3. Bình luận trên báo in
1.1.3.1. Bình luận ngắn
Bài bình luận ngắn là bài bình luận hết sức nhanh nhạy, chỉ cần dẫ ra
một sự kiện, một bài phát biểu và vài câu bình luận. Bài bình luận ngắn có
nội dung từ 20 đế 30 dòng chữ in, không đòi hỏi tính lý luận nhiều nhưng ý
nghĩa và vai trò không nhỏ. Dạng bài này thường xuất hiện trong các
chuyên mục “Nhìn từ Hà Nội” báo Quân Đội nhân dân,….
1.1.3.2. Bình luận trong ngày
Đây là dạng bình luận cổ nhất, mang đầy đủ đặc điểm cảu bình luận
báo chí. Nó khác với bình luận trong ngắn ở kết cấu hoàn chỉnh, chặt chẽ.
Với dung lượng trên dưới 1.000 từ, bình luận trong ngày đề cập đến những
sự kiện xảy ra trong 24 tiếng đồng hồ. Nó có thể xuất hiện hàng ngày, vài
ngày trong một tuần. Các bài báo thường dành cho dạng bình luận này một
vị trí cố định trên trang báo
Ví dụ:
1.1.3.3. Bình luận trong tuần


Dạng bình luận này thường đề cập xâu chuỗi những sự kiện nổi bật
trong tuần. Bài bình luận này không đòi hỏi thông báo lại thông tin mà chỉ
cần bổ xung them thông tin. Nó thích hợp với những bài bình luận tổng kết

một sự kiện xảy nào đó đã xảy ra để tạo một cái nhình có tính chất toàn
cảnh hơn.
1.2. Bình luận quốc tế trên báo in
1.2.1. Vai trò, vị trí bình luận quốc tế trên báo in


1.2. Bình luận quốc té trên báo in



×