Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

tình hình sử dụng ngôn ngữ của người pà thẻn ở hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 140 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
o0o





NGUYỄN THỊ HẰNG NGA





TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
CỦA NGƢỜI PÀ THẺN Ở HÀ GIANG





LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ











THÁI NGUYÊN, NĂM 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



































ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
o0o



NGUYỄN THỊ HẰNG NGA




TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA
NGƢỜI PÀ THẺN Ở HÀ GIANG



CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ : 60 22 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TẠ VĂN THÔNG




THÁI NGUYÊN, NĂM 2011






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
khảo sát, điều tra, kết luận trong luận văn là trung thực và chƣa từng công bố ở
bất kì công trình nào khác.



Tác giả



NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo đã nhiệt tình chỉ bảo cho tôi

trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Tạ Văn Thông, ngƣời đã tận
tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các anh chị đồng nghiệp, các
bạn học viên trong lớp đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi hoàn thành công trình
nghiên cứu đầu tay này.


TÁC GIẢ














Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




MỤC LỤC


TRANG
Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Bảng quy ƣớc viết tắt trong luận văn

Danh mục các bảng trong luận văn

MỞ ĐẦU
1
1. Lí do chọn đề tài
2
2. Lịch sử vấn đề
6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
7
6. Đóng góp của luận văn
8
7. Bố cục của luận văn
8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TẾ
9
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

9
1.1.1. Cảnh huống ngôn ngữ
9
1.1.2. Tiếp xúc ngôn ngữ
11
1.1.3. Song ngữ, đa ngữ
12
1.1.4. Năng lực giao tiếp
15
1.1.5. Ngôn ngữ và giới tính
16
1.1.6. Vấn đề giáo dục ngôn ngữ
17
1.1.7. Truyền thông ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số
19
1.2. DÂN TỘC PÀ THẺN Ở HÀ GIANG VÀ TIẾNG PÀ THẺN
20
1.2.1. Các dân tộc ở Hà Giang và ngƣời Pà Thẻn
20
1.2.2. Tiếng Pà Thẻn
24
TIỂU KẾT
26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH SƢ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG SINH

HOẠT HẰNG NGÀY Ở NGƢỜI PÀ THẺN
27
2.1. ĐỐI TƢỢNG KHẢO SÁT
27
2.2. KHÁI QUÁT VỀ CÁC HOÀN CẢNH GIAO TIẾP TRONG SINH
HOẠT HẰNG NGÀY Ở NGƢỜI PÀ THẺN
28
2.3. NĂNG LỰC NGÔN NGỮ TRONG SINH HOẠT HẰNG NGÀY Ở
NGƢỜI PÀ THẺN
29
2.3.1. Tìm hiểu năng lực ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày ở ngƣời
Pà Thẻn qua quan sát
29
2.3.2. Tìm hiểu năng lực ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày ở ngƣời
Pà Thẻn qua các bảng hỏi
30
2.3.2.1. Số lƣợng các ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong sinh hoạt hằng
ngày ở ngƣời Pà Thẻn và vai trò của các ngôn ngữ
30
2.3.2.2. Tìm hiểu năng lực ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày ở
ngƣời Pà Thẻn
34
TIỂU KẾT
47
CHƢƠNG 3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG NHÀ
TRƢỜNG VÀ TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG Ở NGƢỜI
PÀ THẺN
49
3.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG NHÀ TRƢỜNG Ở
HỌC SINH PÀ THẺN

49
3.1.1. Đối tƣợng khảo sát
49
3.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục ở địa phƣơng có đồng bào Pà
Thẻn
50
3.1.3. Năng lực ngôn ngữ trong nhà trƣờng ở học sinh Pà Thẻn
51
3.1.3.1. Tìm hiểu năng lực ngôn ngữ trong nhà trƣờng ở học sinh Pà
Thẻn qua quan sát
51
3.1.3.2. Tìm hiểu năng lực ngôn ngữ trong nhà trƣờng ở học sinh Pà
53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Thẻn qua các bảng hỏi
3.1.3.3. Tìm hiểu năng lực ngôn ngữ trong nhà trƣờng ở học sinh Pà
Thẻn qua bài kiểm tra
57
3.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN HÓA
TRUYỀN THÔNG Ở NGƢỜI PÀ THẺN
59
3.2.1. Đối tƣợng khảo sát
59
3.2.2. Khái quát về văn hóa truyền thông ở địa phƣơng có đồng bào Pà
Thẻn

59
3.2.3. Năng lực ngôn ngữ trong văn hóa truyền thông ở ngƣời Pà
Thẻn
61
3.2.3.1. Tìm hiểu năng lực ngôn ngữ trong văn hóa truyền thông ở
ngƣời Pà Thẻn qua quan sát
61
3.2.3.2. Tìm hiểu năng lực ngôn ngữ trong văn hóa truyền thông ở
ngƣời Pà Thẻn qua các bảng hỏi
62
TIỂU KẾT
71
CHƢƠNG 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG
CAO NĂNG LỰC NGÔN NGỮ Ở NGƢỜI PÀ THẺN
73
4.1. SỰ ĐỊNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ Ở CỘNG
ĐỒNG PÀ THẺN
73
4.1.1. Ý kiến của ngƣời Pà Thẻn
73
4.1.2. Ý kiến của những nhà quản lí và công chức ở địa phƣơng có
đồng bào Pà Thẻn
78
4.1.3. Ý kiến của ngƣời nghiên cứu
82
4.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA TỪ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
NGÔN NGỮ CỦA NGƢỜI PÀ THẺN
87
4.2.1. Những luận điểm chính trong đƣờng lối chính sách của Đảng và
Nhà nƣớc Việt Nam về ngôn ngữ các DTTS

87
4.2.2. Những vấn đề đƣợc đặt ra hiện nay đối với ngôn ngữ của ngƣời
89

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Pà Thẻn
4.2.2.1. Những vấn đề đƣợc đặt ra đối với ngôn ngữ các DTTS ở
Việt Nam nói chung
89
4.2.2.2. Những vấn đề đƣợc đặt ra đối với ngôn ngữ của ngƣời Pà
Thẻn ở Hà Giang
93
4.3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG
LỰC NGÔN NGỮ Ở NGƢỜI PÀ THẺN
95
4.3.1. Phƣơng hƣớng chung
95
4.3.2. Những giải pháp cụ thể
96
4.3.2.1. Giáo dục song ngữ
96
4.3.2.2. Sử dụng tiếng Pà Thẻn trên các phƣơng tiện thông tin đại
chúng và trong sinh hoạt văn hóa văn nghệ
97
4.3.2.3. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ của ngƣời Pà
Thẻn

98
4.3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các giá trị văn hóa của
dân tộc Pà Thẻn
99
4.3.2.5. Cải thiện các điều kiện vật chất
100
TIỂU KẾT
101
KẾT LUẬN
104
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
108
PHỤ LỤC
114


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





BẢNG QUY ƢỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


STT
VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ

1
DTTS
Dân tộc thiểu số
2
CHNN
Cảnh huống ngôn ngữ
3
TMĐ
Tiếng mẹ đẻ
4
TV
Tiếng Việt
5
HS
Học sinh
6
GV
Giáo viên

















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
STT
TÊN BẢNG
TRANG
Bảng 2.1
Các ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày ở ngƣời Pà
Thẻn

Bảng 2.2
Năng lực ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày ở ngƣời Pà Thẻn

Bảng 2.3
Năng lực ngôn ngữ ở ngƣời Pà Thẻn theo sự phân biệt về giới tính

Bảng 2.4
Năng lực ngôn ngữ ở ngƣời Pà Thẻn theo sự phân biệt về độ tuổi

Bảng 2.5
Năng lực ngôn ngữ ở ngƣời Pà Thẻn theo sự phân biệt về học vấn

Bảng 2.6

Năng lực ngôn ngữ ở ngƣời Pà Thẻn theo sự phân biệt về nghề nghiệp

Bảng 3.1
Hệ thống giáo dục của huyện Quang Bình – Hà Giang

Bảng 3.2
Các ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong nhà trƣờng ở HS Pà Thẻn

Bảng 3.3
Năng lực ngôn ngữ ở HS Pà Thẻn theo sự phân biệt về lớp

Bảng 3.4
Năng lực ngôn ngữ ở HS Pà Thẻn theo sự phân biệt về giới tính

Bảng 3.5
Những lỗi thƣờng gặp của HS Pà Thẻn

Bảng 3.6
Các ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong văn hóa truyền thông ở ngƣời Pà
Thẻn

Bảng 3.7
Năng lực ngôn ngữ trong văn hóa truyền thông ở ngƣời Pà Thẻn theo
sự phân biệt về loại hình văn hóa truyền thông

Bảng 3.8
Năng lực ngôn ngữ trong văn hóa truyền thông ở ngƣời Pà Thẻn theo
sự phân biệt về độ tuổi

Bảng 3.9

Năng lực ngôn ngữ trong văn hóa truyền thông ở ngƣời Pà Thẻn theo
sự phân biệt về học vấn

Bảng
3.10
Năng lực ngôn ngữ trong văn hóa truyền thông ở ngƣời Pà Thẻn theo
sự phân biệt về nghề nghiệp


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



1

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dân tộc Pà Thẻn (hay còn gọi là Pà Hƣng) là một trong 53 DTTS ở Việt
Nam. Với dân số 6.811 ngƣời (theo kết quả điều tra dân số tháng 4 năm 2009),
ngƣời Pà Thẻn cƣ trú chủ yếu ở hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Cũng nhƣ
nhiều dân tộc khác ở miền Bắc nƣớc ta, tộc ngƣời này có quá trình di cƣ từ Trung
Quốc. Họ đến Việt Nam cách đây khoảng 200 – 300 năm cùng với các nhóm
Dao. Hiện nay, ngƣời Pà Thẻn vẫn giữ đƣợc những nét văn hóa đặc sắc, góp phần
tạo nên sự đa dạng cho bức tranh các dân tộc trong quốc gia đa dân tộc Việt Nam.
Là một thành tố của văn hóa, ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng góp phần
làm nên bản sắc văn hóa tộc ngƣời. Ngôn ngữ của ngƣời Pà Thẻn cũng vậy.
Song, ngôn ngữ của tộc ngƣời này lại đang đứng trƣớc nguy cơ tiêu vong, một
phần do ngƣời Pà Thẻn có số dân không đông và họ vẫn chƣa có chữ viết chính
thức, ngôn ngữ chỉ tồn tại dƣới dạng khẩu ngữ. Mặt khác, tình hình sử dụng ngôn
ngữ của họ lại chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu, để từ đó có phƣơng hƣớng và các

biện pháp bảo tồn và phát triển thành tố văn hóa này. Vì thế, thiết nghĩ, việc tìm
hiểu tình hình sử dụng ngôn ngữ của ngƣời Pà Thẻn hiện nay là cần thiết.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của ngôn ngữ trong vốn văn hóa truyền thống
của các dân tộc và liên kết cộng đồng, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã
đề ra nhiều chủ trƣơng, chính sách có liên quan đến ngôn ngữ các DTTS. Theo đó,
các DTTS có quyền lợi và nghĩa vụ bảo tồn và phát triển ngôn ngữ dân tộc mình bên
cạnh việc nắm bắt và sử dụng tốt tiếng Việt; Các cán bộ công chức ở vùng DTTS
phải biết ngôn ngữ của dân tộc nơi mình sinh sống… Do đó, việc tìm hiều tình hình
sử dụng ngôn ngữ của các DTTS nói chung, của ngƣời Pà Thẻn nói riêng chủ yếu
hƣớng đến một trạng thái song ngữ văn hóa cho đồng bào, đồng thời còn góp phần
giúp cho ngƣời các dân tộc khác (trong đó có cán bộ công chức ngƣời Kinh) học tập
và sử dụng ngôn ngữ của ngƣời Pà Thẻn đƣợc tốt hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



2

Là một ngƣời sinh ra và hiện đang là cán bộ ở tỉnh Hà Giang, tác giả của
luận văn này luôn muốn đóng góp công sức cho việc nâng cao chất lƣợng đời
sống văn hóa của các DTTS trên địa bàn tỉnh, trong đó có cộng đồng dân tộc Pà
Thẻn. Muốn thực hiện đƣợc điều đó, một trong những vấn đề quan trọng hiện nay
là phải nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ cho các dân tộc này. Mặt khác, công
tác và gắn bó với HS DTTS, bản thân tôi cũng luôn trăn trở với kết quả dạy và
học của GV cũng nhƣ HS Pà Thẻn. Thực trạng song ngữ ở HS là rất phổ biến và
hầu hết là trạng thái song ngữ tự nhiên. Muốn giáo dục tốt cho HS Pà Thẻn, trƣớc
hết phải từ giáo dục ngôn ngữ, và muốn vậy trƣớc hết cần phải tìm hiểu tình hình
sử dụng ngôn ngữ của các em, từ đó có đƣợc những biện pháp hợp lí trong công
tác giáo dục này.

Từ những lí do thực tế trên, đề tài “Tình hình sử dụng ngôn ngữ của
ngƣời Pà Thẻn ở Hà Giang” đã đƣợc chọn làm hƣớng nghiên cứu của luận văn.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nghiên cứu về ngôn ngữ DTTS trƣớc hết phải kể đến lịch sử nghiên cứu
CHNN. Nhƣ đã nói, CHNN có vai trò quan trọng, là căn cứ để đƣa ra các chính
sách về dân tộc, về ngôn ngữ. Chính vì thế từ lâu, CHNN đã trở thành mối quan
tâm, thu hút đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Ở nƣớc ngoài, phải
kể đến V.Y.U.Mikhailchenko với một số công trình tiêu biểu nhƣ: Những vấn đề
dân tộc - ngôn ngữ ở Liên bang Nga; Cảnh huống ngôn ngữ và chính sách
ngôn ngữ // Cảnh huống ngôn ngữ và chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia đa
dân tộc. Và một số tác giả khác cũng đề cập tới vấn đề này nhƣ: A.E.Karlinskij,
V.C.Rubalkin…
Ở Việt Nam có thể nhắc đến các tác giả: Trần Trí Dõi với Nghiên cứu các
ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam (1999); Hoàng Văn Ma, Vũ Bá Hùng với
Vài nét về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam (1978); Lý toàn
Thắng – Nguyễn Văn Lợi với bài viết Về sự phát triển ngôn ngữ các dân tộc thiểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



3

số ở Việt Nam trong thế kỉ XX (2001); Tạ Văn Thông với Tìm hiểu ngôn ngữ các
dân tộc ở Việt Nam (chủ biên) (2009) và một số bài viết về ngôn ngữ các DTTS.
Nhìn chung trong tất cả các công trình nghiên cứu, các tác giả đã tập trung
miêu tả những khía cạnh khác nhau của CHNN của một ngôn ngữ nào đó hoặc
những khía cạnh khác nhau của tình hình sử dụng một ngôn ngữ nào đó trên lãnh
thổ Việt Nam.
Có thể khẳng định, tình hình sử dụng ngôn ngữ của các DTTS tại những

khu vực nhất định của Việt Nam cũng đã đƣợc quan tâm trong thời gian qua.
Hằng năm trong những báo cáo tổng kết công tác giáo dục dân tộc hay bảo tồn
phát triển ngôn ngữ các DTTS của các Bộ, Ban, Ngành liên quan cho đến các
địa phƣơng có đồng bào DTTS sinh sống, có thể thấy không ít những báo cáo
về tình hình sử dụng ngôn ngữ. Chẳng hạn, báo cáo của Sở GD - ĐT Ninh
Thuận về Tình hình sử dụng tiếng dân tộc Chăm trong đời sống hằng ngày
tại Ninh Thuận có khẳng định: Trong sinh hoạt giao tiếp “người Chăm thường
giao dịch với nhau bằng tiếng nói của dân tộc mình. Tuy nhiên hiện nay vốn từ
Chăm của một số người nhất là giới trẻ có xu hướng ngày càng nghèo nàn. Trong
giao tiếp thường khi họ phải vay mượn tiếng phổ thông để thông đạt với nhau…”
[61, tr.2]. Trong lễ hội, cầu cúng, “tiếng Chăm và chữ Chăm được dùng khá
thuần túy” [61, tr.2]. Trong văn học nghệ thuật, “họ cũng dùng tiếng nói và chữ
viết riêng của dân tộc mình để truyền tụng cho nhau…” [61, tr.2].
Nghiên cứu về tình hình sử dụng ngôn ngữ ở một dân tộc cụ thể, có thể kể đến
Nguyễn Hữu Hoành với các bài viết Tình hình sử dụng ngôn ngữ của ngƣời
Hmông, Tình hình giao tiếp ngôn ngữ của các DTTS trên địa bàn xã Noong
Lay, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La; Tạ Văn Thông với bài Tình hình sử
dụng ngôn ngữ trong trƣờng tiểu học Chiềng Xôm; Tạ Văn Thông và Nguyễn
Hữu Hoành với bài Đời sống ngôn ngữ của ngƣời Dao. Ngoài ra còn khá nhiều
công trình nghiên cứu về tình hình sử dụng ngôn ngữ nhƣ: Hoàng Văn Ma với
Cảnh huống tiếng Nùng (2002); Phạm Văn Hảo, Vũ Bá Hùng và Hà Quang Năng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



4

với bài nghiên cứu Cảnh huống tiếng Thái (2002)… Mặc dù có thể có những
cách tiếp cận khác nhau, song hầu hết các tác giả đều đã đƣa ra những số liệu cụ

thể, khẳng định tình hình sử dụng ngôn ngữ ở các vùng DTTS ở nƣớc ta hiện nay
là khá phức tạp, cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu và có những giải pháp phù hợp
Hà Giang là một tỉnh có hơn 20 dân tộc sinh sống. Cảnh huống ngôn ngữ ở
Hà Giang có nhiều điểm đáng chú ý. Song, trong thời gian qua, vấn đề này lại chƣa
đƣợc quan tâm đúng mức. Gần đây nhất có luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Cảnh
huống ngôn ngữ ở Hà Giang (2010) của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền. Đây
có thể xem là công trình đầu tiên nghiên cứu về cảnh huống ngôn ngữ nói chung ở
tỉnh Hà Giang xét theo các tiêu chí định lƣợng, định chất và định giá. Đồng thời,
tác giả cũng trình bày về tình hình sử dụng ngôn ngữ của một số dân tộc cụ thể
nhƣ: Hmông, Tày, La Chí.
Nhƣ đã nói, dân tộc Pà Thẻn là dân tộc có truyền thống phong phú, cƣ trú
khá tập trung, phần lớn là ở Hà Giang. Từ văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần đến
đời sống ngôn ngữ của tộc ngƣời này đều có rất nhiều điểm đáng chú ý.
Tên gọi Pà Thẻn đã xuất hiện từ rất sớm, năm 1905 trong công trình nghiên
cứu về dân tộc học của A. Bonifacy. Đến năm 1906, L.de.Lajonquiere cũng viết
về ngƣời Pà Thẻn trong cuốn sách Mán Pa - teng. Hai tác giả này đều liệt Pà
Thẻn vào khối Mán cùng với ngƣời Cao Lan, Sán Chỉ, Sán Dìu. Họ đã mô tả một
số nét sinh hoạt và văn hóa của ngƣời Pà Thẻn, đồng thời so sánh ngôn ngữ của
dân tộc này với ngƣời Dao. Tuy nhiên, những mô tả trên vẫn chƣa đủ cơ sở để coi
Pà Thẻn là một nhóm của dân tộc Dao.
Ở Việt Nam, trong những năm trở lại đây, một số công trình nghiên cứu về
ngƣời Pà Thẻn cũng đã đƣợc xuất bản, chẳng hạn nhƣ: Sổ tay về các dân tộc ở
Việt Nam (1983) của Trần Mạnh Cát; Pà - Tẻn và mối quan hệ Mèo - Dao ở
Việt Nam (1993) của Phan Hữu Dật; Các dân tộc ở Hà Giang (2004) của Lê
Duy Đại - Triệu Đức Thanh; Văn hóa phong tục Pà Thẻn - bảo tồn và phát
huy (2006) - Ninh Văn Hiệp (chủ biên). Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5

dừng lại ở việc giới thiệu về nguồn gốc tộc ngƣời, địa bàn cƣ trú và văn hóa
phong tục của ngƣời Pà Thẻn.
Tiếng Pà Thẻn cũng đã đƣợc nghiên cứu từ khá sớm. Ở nƣớc ngoài, có thể kể
đến: G. Haudricourt và Trƣơng Côn với những nghiên cứu sơ bộ về từ vựng của
tiếng Pà Thẻn. Năm 1986, P. K. Benedict đã công bố một bài nghiên cứu về tiếng Pà
Thẻn nhƣng vấn đề nói tới còn rất hạn hẹp. Năm 1987, S. David đã viết hai bài
nghiên cứu về tiếng Pà Thẻn, nhƣng do tài liệu nghiên cứu còn thiếu nên những
vấn đề đặt ra không thể giải quyết một cách triệt để. Đặc biệt, tác giả Lí Vân Binh
với luận văn Thạc sĩ Bàn về vị trí Pà Hƣng trong ngôn ngữ Mèo Dao (1995) đã cho
rằng Pà Thẻn là một ngôn ngữ độc lập thuộc “ngữ chi” Mèo, “ngữ tộc” Mèo – Dao và
đƣợc phân thành 3 phƣơng ngữ là: Pà Hƣng, Hổ Hình Sơn và Liễu Điền, trong đó
phƣơng ngữ Pà Hƣng tiếp tục đƣợc chia thành hai thổ ngữ: Văn Giới (thổ ngữ
phía Nam) và Cổn Đông (thổ ngữ phía Bắc).
Ở Việt Nam, ngƣời đầu tiên nghiên cứu về tiếng Pà Thẻn là Nguyễn Minh
Đức với bài viết Bƣớc đầu tìm hiểu tiếng nói và chữ viết Pà Hƣng (Pà Thẻn)
(1972). Dựa trên cơ sở điều tra điền dã ở Tân Trịnh (Bắc Quang – Hà Giang) và
Thƣợng Minh (Chiêm Hóa – Tuyên Quang), các đặc điểm của tiếng Pà Thẻn đã
đƣợc đề cập đến mặc dù còn chƣa thật sự sâu sắc. Đặc biệt Nguyễn Minh Đức
đã phát hiện và công bố một văn bản chữ Pà Thẻn rất độc đáo – chữ hình vẽ.
Các tác giả Nguyễn Văn Lợi và J.A.Edmondson, K. J. Gregerson có bài
viết Vài khía cạnh của ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở miền cực bắc Việt
Nam: Dân tộc Đồng, Thủy, Pà Thẻn của hai tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang
đƣợc trình bày trong Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ nhất (Hà Nội,
1998). Trong bài viết, các tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu về sự tƣơng
đồng giữa một số ngôn ngữ ở Việt Nam và Trung Quốc nhằm mục đích xác
định cội nguồn của tiếng Đồng, Thủy và Pà Thẻn ở Việt Nam.
Gần đây nhất có những nghiên cứu của Nguyễn Thu Quỳnh với tên gọi Từ

ngữ xƣng gọi trong tiếng Pà Thẻn (báo cáo Hội Ngữ học trẻ - Xuân 2008); Ngữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



6

âm tiếng Pà Thẻn (luận văn Thạc sĩ - 2008). Luận văn đã chỉ ra những đặc điểm
của hệ thống ngữ âm tiếng Pà Thẻn trên các mặt thanh điệu, phụ âm, nguyên
âm… Từ kết quả xem xét hệ thống ngữ âm tiếng Pà Thẻn, tác giả nhận xét: “Hệ
thống này có nhiều nét gần gũi với ngữ âm tiếng Pà Thẻn ở Văn Giới - ngôn ngữ
ở huyện tự trị của dân tộc Đồng Tam Giang, khu tự trị của dân tộc Choang ở tỉnh
Quảng Tây - Trung Quốc”, và “tiếng Pà Thẻn có thể xếp vào tiểu loại hình mới,
gần với tiếng Hmông hơn là Dao - những ngôn ngữ cùng hệ với tiếng Pà Thẻn”
[45, tr.100]. Cũng từ những đặc điểm ngữ âm đƣợc mô tả, tác giả đã đề nghị một
phƣơng án phiên âm tiếng Pà Thẻn theo tự dạng Latin, giúp bảo tồn và phát triển
ngôn ngữ, văn hóa Pà Thẻn bằng chính tiếng nói, chữ viết của dân tộc này.
Nhƣ vậy ngƣời Pà Thẻn và tiếng Pà Thẻn đã đƣợc nghiên cứu ở mặt này
hay mặt khác. Do quá trình sống xen kẽ cƣ trú cộng cƣ cùng với các dân tộc khác
nhƣ Kinh, Tày, Dao… nên giao lƣu, tiếp xúc về văn hóa trong đó có ngôn ngữ ở
dân tộc này là điều bình thƣờng. Trong đời sống ngôn ngữ của dân tộc này, ngoài
TV và TMĐ còn có sự tham gia của những ngôn ngữ khác. Điều đó cho thấy đây
là một vấn đề rất hấp dẫn. Tuy nhiên, trong những năm qua lại chƣa có công trình
nghiên cứu nào về tình hình sử dụng ngôn ngữ của ngƣời Pà Thẻn nói chung,
ngƣời Pà Thẻn ở Hà Giang nói riêng.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu tình hình sử dụng các ngôn ngữ của ngƣời Pà Thẻn ở Hà
Giang, thái độ, nguyện vọng của ngƣời Pà Thẻn và các đối tƣợng có liên quan trƣớc

tình hình sử dụng ngôn ngữ của ngƣời Pà Thẻn, đề tài hƣớng tới một số phƣơng
hƣớng và biện pháp để nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ cho ngƣời Pà Thẻn.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí thuyết có liên quan đến đề tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



7

- Khảo sát và miêu tả tình hình sử dụng các ngôn ngữ của ngƣời Pà Thẻn ở
Hà Giang. Tìm hiểu thái độ và nguyện vọng của ngƣời Pà Thẻn và các đối tƣợng
có liên quan với tình hình sử dụng ngôn ngữ của ngƣời Pà Thẻn.
- Thử đề xuất một số phƣơng hƣớng và biện pháp để nâng cao năng lực sử
dụng ngôn ngữ cho ngƣời Pà Thẻn ở Hà Giang.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là tình hình sử dụng các ngôn ngữ trong đời
sống của ngƣời Pà Thẻn ở Hà Giang, trong đó đƣợc chọn là khu vực ngƣời Pà
Thẻn ở huyện Quang Bình, cụ thể là hai xã Tân Trịnh và Tân Bắc, vì đây là các địa
phƣơng có số lƣợng ngƣời Pà Thẻn cƣ trú đông và tập trung nhất (so với các xã
khác trong huyện và so với 3 huyện Bắc Quang, Xín Mần và Hoàng Su Phì).
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sử dụng (các hoàn cảnh sử dụng,
năng lực sử dụng ngôn ngữ ) các ngôn ngữ (TV, TMĐ, tiếng dân tộc khác) trong
các hoạt động của sinh hoạt hằng ngày, trong nhà trƣờng và văn hóa truyền thông
(sự thụ hƣởng văn hóa truyền thông) ở ngƣời Pà Thẻn tại địa bàn khảo sát.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phƣơng pháp ngôn ngữ học điền dã: kết hợp quan sát thực tế với phỏng vấn

và điều tra bằng bảng hỏi để thu thập các tƣ liệu và thông tin cần thiết.
- Phƣơng pháp miêu tả (gồm có các thủ pháp phân tích và tổng hợp): trình bày
thực trạng, rút ra những đặc điểm chung về tình hình sử dụng ngôn ngữ ở ngƣời Pà Thẻn.
- Phƣơng pháp thống kê: tính toán các số liệu có đƣợc qua khảo sát, từ đó rút
ra những nhận xét.

6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Về lí thuyết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



8

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp thêm tài liệu cho nghiên cứu
CHNN nói chung, trong đó có song ngữ, giáo dục song ngữ, tiếp xúc ngôn ngữ.
Đồng thời kết quả luận văn có thể mang lại những kinh nghiệm quý báu cho những
ai quan tâm đến lĩnh vực này.
Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể cung cấp những cứ liệu thực tế,
giúp cho chính quyền địa phƣơng đề ra những chính sách phù hợp để phát triển
kinh tế, văn hóa giáo dục, nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ của ngƣời các
DTTS nói chung, cộng đồng Pà Thẻn nói riêng bằng TV, TMĐ và các ngôn ngữ
khác ở tỉnh Hà Giang. Đồng thời, kết quả nghiên cứu có thể là cơ sở ban đầu để
nghiên cứu các mặt khác của tiếng Pà Thẻn sau này.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí thuyết và thực tế
Chƣơng 2: Tình hình sử dụng ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày ở ngƣời Pà Thẻn

Chƣơng 3: Tình hình sử dụng ngôn ngữ trong nhà trƣờng và trong văn hóa
truyền thông ở ngƣời Pà Thẻn
Chƣơng 4: Phƣơng hƣớng và những giải pháp nâng cao năng lực ngôn ngữ ở
ngƣời Pà Thẻn
Phụ lục gồm có:
- Phụ lục 1: Bảng tìm hiểu tình hình sử dụng ngôn ngữ
- Phụ lục 2: Văn bản chữ viết cổ của ngƣời Pà Thẻn
- Phụ lục 3: Một bài khảo sát chất lƣợng đầu năm của học sinh Pà Thẻn
- Phụ lục 4: Một số hình ảnh về cộng đồng Pà Thẻn

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TẾ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



9

1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.1. Cảnh huống ngôn ngữ
Nói đến CHNN là nói đến một khái niệm rất cơ bản của Ngôn ngữ học xã
hội. CHNN đƣợc quan niệm là toàn bộ các hình thái ngôn ngữ, tức là các ngôn
ngữ và biến dạng ngôn ngữ (phƣơng ngữ địa lí và phƣơng ngữ xã hội, các phong
cách chức năng) đƣợc một thực thể xã hội (tộc ngƣời hay cộng đồng các tộc
ngƣời) sử dụng trong giới hạn của một khu vực nhất định. Cũng nhƣ nhiều vấn đề
khác của ngôn ngữ học xã hội, CHNN hiện nay đƣợc định nghĩa theo nhiều khác
nhau. Có thể điểm một vài định nghĩa nhƣ sau:
- Cảnh huống ngôn ngữ đƣợc hiểu là toàn bộ các ngôn ngữ hoặc toàn bộ các
hình thức tồn tại của một ngôn ngữ có các quan hệ tƣơng hỗ về mặt lãnh thổ và xã

hội, có sự tác động qua lại với nhau về mặt chức năng trong phạm vi một vùng địa
lí hoặc một thể thống nhất về chính trị - hành chính nhất định (Nguyễn Nhƣ Ý, theo
[26, tr.266]).
- Cảnh huống ngôn ngữ là một thuật ngữ thƣờng dùng trong các văn bản
Ngôn ngữ học xã hội, ở nƣớc ta thói quen thƣờng gọi là tình hình sử dụng ngôn
ngữ…, chỉ nhiều mặt nhƣ bối cảnh lịch sử của một cộng đồng nào đó, ngôn ngữ
địa lí, ngôn ngữ xã hội, chính trị pháp luật, khoa học kí thuật, thƣơng mại và văn
hóa… trong đó cảnh huống ngôn ngữ xã hội, chủ yếu chỉ sự phân bố chức năng,
phân loại chức năng và mô thức sử dụng giữa các ngôn ngữ, cũng có thể bao gồm
cả thái độ của mọi ngƣời đối với các ngôn ngữ hoặc biến thể của ngôn ngữ (Theo
Zhou Qingsheng, theo [26, tr.266]).
Nhƣ vậy, tựu trung lại, CHNN đƣợc hiểu là: khái niệm thuộc văn hoá tinh
thần (hay văn hoá phi vật thể) của cộng đồng tộc ngƣời hay liên cộng đồng tộc
ngƣời, định hình trong tiến trình lịch sử lâu dài trên một vùng lãnh thổ (một quốc
gia hay một khu vực) phản ánh trạng thái tồn tại và các hình thái thể hiện sự hành
chức của ngôn ngữ, quan hệ giữa các ngôn ngữ về mặt cội nguồn và loại hình, sự
tiếp xúc và tác động qua lại giữa các ngôn ngữ với nhau [67, tr.7].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



10

CHNN của một quốc gia đƣợc hình thành dƣới sự tác động của nhiều nhân tố.
Theo B.H.Mikhalchenko thì khái niệm CHNN bao gồm bốn nhân tố, đó là: nhân tố
dân tộc - nhân khẩu; nhân tố ngôn ngữ học; nhân tố vật chất; nhân tố con ngƣời.
T.B.Krjiuchkova lại cho rằng: CHNN là một hiện tƣợng phức tạp gồm nhiều
tầng bậc, gồm các thông số chủ quan và các thông số khách quan:
- Thông số khách quan gồm: số lƣợng các ngôn ngữ hành chức trên địa bàn

lãnh thổ hành chính; số ngƣời sử dụng các ngôn ngữ này, cách phân bố các đối
tƣợng sử dụng, số lƣợng phạm vi giao tiếp của từng ngôn ngữ, số lƣợng ngôn ngữ
có chức năng ƣu thế và đặc tính ngôn ngữ của chúng; quan hệ cấu trúc loại hình
giữa chúng.
- Thông số chủ quan gồm: sự đánh giá của những đối tƣợng sử dụng ngôn ngữ
về các ngôn ngữ và các hình thức tồn tại các ngôn ngữ; các đánh giá tập trung mà
khả năng thích dụng trong giao tiếp, uy tín văn hóa và thẩm mĩ… của ngôn ngữ.
Có thể nói, CHNN là một khái niệm quan trọng của Ngôn ngữ học xã hội,
song đó cũng là một vấn đề phức tạp. Theo Nguyễn Văn Khang trong cuốn Kế
hoạch hóa ngôn ngữ - Ngôn ngữ học xã hội vĩ mô, thì: Chỉ có thể gọi là CHNN
khi nào ở một khu vực trên vùng đặc định, các ngôn ngữ có mối quan hệ về chức
năng với nhau và chúng tạo thành một chỉnh thể. Chỉ trong cảnh huống nhƣ vậy
mới có thể đƣa ra các vấn đề nhƣ thái độ ngôn ngữ, chính sách ngôn ngữ, lập
pháp ngôn ngữ và kế hoạch hóa ngôn ngữ… [26, tr.270].
Nhƣ đã nói, khi nói đến CHNN rất cần làm rõ những nhân tố cơ bản của
CHNN. Đó là những nhân tố về quan hệ cội nguồn và loại hình, về sự phân bố và
biến đổi cƣ dân của các cộng đồng tộc ngƣời trong một khu vực đang xét, về trình
độ phát triển và các chức năng xã hội của các ngôn ngữ, về sự tiếp xúc và tƣơng
tác giữa các ngôn ngữ, về vị thế xã hội của TV và ngôn ngữ các DTTS, về trạng
thái song ngữ và đa ngữ, về vấn đề chữ viết
Khảo sát tình hình sử dụng ngôn ngữ của dân tộc Pà Thẻn ở Hà Giang cũng
chính là đề cập đến vấn đề CHNN ở địa phƣơng: tình hình dân số và phân bố dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



11

cƣ, số lƣợng các ngôn ngữ và sự phân bố chức năng các ngôn ngữ, hiện tƣợng

song ngữ - đa ngữ, khả năng sử dụng các ngôn ngữ, thái độ của ngƣời dân đối với
các ngôn ngữ, tình hình giáo dục ngôn ngữ
1.1.2. Tiếp xúc ngôn ngữ
Trong các quốc gia đa dân tộc, vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ với kết quả là hiện
tƣợng song ngữ, đa ngữ, là một đề tài thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm chú ý của
nhiều nhà khoa học. Ở Việt Nam, nghiên cứu về tiếp xúc ngôn ngữ là một vấn đề
quan trọng nhằm giải quyết các vấn đề căn bản nhƣ song ngữ, giao thoa và quy tụ
ngôn ngữ, chính sách ngôn ngữ và những yêu cầu, vƣớng mắc cũng nhƣ những
nảy sinh trong thực tiễn giáo dục ngôn ngữ trong cộng đồng song ngữ, đa ngữ.
Theo Myers Scotton, ngôn ngữ học tiếp xúc thuộc về nghiên cứu lí thuyết
về ngữ pháp; có thể đóng góp và thách thức các lí thuyết về cú pháp, hình vị và ngữ
âm (Theo [27, tr.12]). Bà tập trung vào hiện tƣợng tiếp xúc nhƣ quá trình vay
mƣợn, sự thay đổi cú pháp, hình vị, sự duy trì ngôn ngữ, quá trình hình thành ngôn
ngữ lai tạp và pha trộn, và ngôn ngữ trung gian. Tác giả phân biệt tiếp xúc ngôn
ngữ với hiện tƣợng song ngữ, một chủ đề rộng hơn luôn bao trùm tiếp xúc ngôn
ngữ và có thể cả Ngôn ngữ học tiếp xúc (Theo [27, tr.13]).
Mặc dù có khác nhau về cách tiếp cận, nhƣng nhìn chung các tác giả có chung
một định hƣớng nghiên cứu: phân tích và lí giải hiện tƣợng tiếp xúc ngôn ngữ. Nhƣ
vậy, nghiên cứu tiếp xúc ngôn ngữ thƣờng bắt đầu là nêu lên hiện tƣợng tiếp xúc và
kết thúc là trình bày kết quả tiếp xúc đối với các ngôn ngữ theo những mức khác nhau.
Theo William Bright: Tiếp xúc ngôn ngữ là cảnh huống kế cận nhau về mặt
địa lý và về mặt xã hội của các ngôn ngữ hoặc phƣơng ngữ, mức độ song ngữ dần
xuất hiện trong phạm vi cộng đồng, và do vậy các ngôn ngữ bắt đầu ảnh hƣởng
với nhau (Theo [27, tr.14]). O.S.Akhmamova định nghĩa: Tiếp xúc ngôn ngữ là
sự tiếp hợp nhau giữa các ngôn ngữ do những điều kiện cận kề nhau về mặt địa
lý, sự tƣơng cận về mặt lịch sử, xã hội dẫn đến nhu cầu của các cộng đồng ngƣời
vốn có những thứ tiếng khác nhau phải giao tiếp với nhau (Theo [27, tr.14]). Tiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12

xúc ngôn ngữ cũng có thể đƣợc hiểu là sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều
ngôn ngữ, tạo nên ảnh hƣởng đối với cấu trúc và vốn từ của một hay nhiều ngôn
ngữ. Tiếp xúc ngôn ngữ bao gồm nhiều hiện tƣợng khác nhau: hiện tƣợng ngôn
ngữ tầng nền và ngôn ngữ tầng trên, hiện tƣợng giao thoa và hiện tƣợng tích hợp,
vay mƣợn và pha trộn, ngôn ngữ lai tạp và ngôn ngữ pha trộn, phân li và quy tụ
ngôn ngữ
Nhƣ vậy, tiếp xúc ngôn ngữ là một hiện tƣợng rộng, phổ biến và nhiều lí
thú đối với hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Nghiên cứu tiếp xúc ngôn ngữ là
cơ sở đề trả lời cho nhiều vấn đề trong ngôn ngữ học, nhất là đối với các ngôn
ngữ DTTS.
1.1.3. Song ngữ / đa ngữ
Song ngữ, theo cách hiểu chung nhất đƣợc ghi trong Ngôn ngữ học xã hội:
Những vấn đề cơ bản của tác giả Nguyễn Văn Khang, là: hiện tƣợng sử dụng hai
hay trên hai ngôn ngữ của ngƣời song ngữ trong xã hội đa ngữ [23, tr.39].
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều học giả, song ngữ / đa ngữ của các dân
tộc ít ngƣời thƣờng là song ngữ bất bình đẳng, từ đó gây ra hiện tƣợng song thể
ngữ. Thuật ngữ "song thể ngữ" dùng để chỉ trong một cộng đồng xã hội sử dụng
tƣơng đối ổn định và lâu dài hai hoặc trên hai biến thể ngôn ngữ có chức năng khác
nhau và điều quan trọng là các chức năng đó đƣợc xã hội công nhận [23, tr.90]. Về
bản chất, song thể ngữ cũng là hiện tƣợng song ngữ - hiện tƣợng ngƣời nói biết sử
dụng hai ngôn ngữ trong giao tiếp mà trong đó có một ngôn ngữ có vị thế xã hội cao
hơn ngôn ngữ kia.
Trạng thái song thể ngữ phản ánh ƣu thế xã hội của ngôn ngữ này so với
ngôn ngữ khác khi cùng xuất hiện trong một cộng đồng. Tuỳ thuộc vào mức độ
ảnh hƣởng và thói quen sử dụng ngôn ngữ mà mỗi tình huống sinh hoạt trong
cuộc sống hằng ngày, ngƣời dân sẽ có sự ƣa chuộng đối với ngôn ngữ họ cần để

giao tiếp. Thái độ đối với ngôn ngữ của cƣ dân trong cộng đồng song ngữ là một
thực tế cần đƣợc tìm hiểu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



13

Song ngữ không chỉ đƣợc xem xét trong cộng đồng mà còn đƣợc khảo sát ở
từng cá nhân. Trên thực tế, năng lực ngôn ngữ, thái độ đối với ngôn ngữ của các
cá nhân trong cộng đồng song ngữ ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình giao tiếp và
thụ đắc ngôn ngữ. Những phân định về mặt chức năng, vị trí của ngôn ngữ bị chi
phối nhiều bởi yếu tố tâm lí của cá nhân song ngữ.
Khi nói đến song ngữ, điều phải nói đến đầu tiên chính là năng lực sử dụng
hai hay trên hai ngôn ngữ của cá nhân song ngữ. Tuy nhiên để đạt đƣợc mức độ sử
dụng hoàn toàn nhƣ nhau đối với cả hai ngôn ngữ rất khó khăn. Cho đến nay ngƣời
ta mới chỉ phân chia khả năng song ngữ của các cá nhân song ngữ ra thành hai loại
lớn, là: song ngữ hoàn toàn và song ngữ không hoàn toàn (song ngữ bộ phận):
- Song ngữ hoàn toàn: khả năng nắm bắt một cách chủ động, tự do nhƣ nhau
hai ngôn ngữ đến mức có thể tƣ duy trực tiếp bằng từng ngôn ngữ mà không cần
dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
- Song ngữ không hoàn toàn: trong từng phạm vi cơ bản, ngƣời sử dụng có thể
trình bày đƣợc ý nghĩ của mình mà ngƣời khác hiểu đƣợc, cảm thụ đƣợc, đồng thời
lại có thể hiểu đƣợc điều ngƣời khác trình bày bằng hai ngôn ngữ đó [23, tr.40].
Cùng với cá nhân song ngữ, “xã hội song ngữ” cũng rất đáng chú ý. Bởi mỗi
cá nhân song ngữ mà không sống trong xã hội song ngữ thì làm sao có thể tiến hành
giao tiếp theo cách song ngữ đƣợc? Xã hội ở đây có thể đƣợc hiểu là cả thế giới, một
khu vực hay một quốc gia, một dân tộc, nhƣng có khi nó lại chỉ bó gọn trong một
phạm vi hẹp hơn nhiều với ý nghĩa khác nhau nhƣ: xã hội - nghề nghiệp (những

ngƣời gắn kết với nhau bằng nghề nghiệp), xã hội - giới tính (những ngƣời cùng giới
tính)… [23, tr.42]. Cũng theo ý kiến của Nguyễn Văn Khang, khi lí giải hiện tƣợng
song ngữ xã hội thì cần phải chú ý tới “tính khu vực, tính dân tộc và tính chức năng”
[23, tr.43].
Một trong những hiện tƣợng liên quan trực tiếp đến khái niệm "song ngữ",
đƣợc gọi là "giao thoa". Tác giả cuốn Ngôn ngữ học xã hội: Những vấn đề cơ
bản trình bày về giao thoa từ hai bình diện sau: Thứ nhất là mối tƣơng quan giữa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



14

các cấu trúc cùng các yếu tố trong cấu trúc của hai hoặc hơn hai ngôn ngữ; Thứ
hai là nghiên cứu giao thoa nhằm làm sáng tỏ toàn bộ những hiểu biết về hai (hoặc
hơn hai) ngôn ngữ để có thể sử dụng chúng trong giao tiếp, truyền đạt đƣợc điều
mình muốn nói thể hiện cho ngƣời khác và lĩnh hội đƣợc điều ngƣời khác muốn
truyền đạt cho mình. Mặc dù đƣợc chia tách thành hai bình diện, nhƣng theo tác giả
sách này thì chúng (các bình diện này) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Hiện tƣợng giao thoa là hiện tƣợng chệch khỏi chuẩn của một ngôn ngữ
nào đó trong lời nói của những ngƣời song ngữ biết từ hai ngôn ngữ trở lên [Ilese
Lehiste, 23, tr.46]. Nhƣ vậy hiện tƣợng giao thoa ở các cá nhân song ngữ có tác
động đến hiện tƣợng song ngữ xã hội.
Về thuật ngữ đa ngữ, theo tài liệu, thuật ngữ này cũng xuất hiện chƣa lâu,
sau khi đã có thuật ngữ song ngữ. Trƣớc đây, ngƣời ta chỉ sử dụng thuật ngữ song
ngữ trong nghiên cứu ngôn ngữ, có lẽ là do việc nghiên cứu ngôn ngữ ở giai đoạn
đầu chỉ tập trung chủ yếu vào hai ngôn ngữ mà thôi, số lƣợng những ngƣời biết
hai ngôn ngữ có tỉ lệ lớn. Tuy nhiên cùng với quá trình phát triển của lịch sử - xã
hội, số ngƣời biết nhiều ngôn ngữ - đa ngữ - đã tăng lên đáng kể, và thuật ngữ đa

ngữ bắt đầu đƣợc sử dụng rộng rãi. “Mặc dù vậy ngay cả trước kia và ngày nay,
khi nói “đa ngữ” là đã bao hàm cả ý “song ngữ” [23, tr.50].
Nhƣ vậy, có thể thấy, song ngữ / đa ngữ là hiện tƣợng phổ biến ở nhiều vùng
lãnh thổ và ở nhiều dân tộc Việt Nam. Tác giả cuốn Ngôn ngữ học xã hội: Những
vấn đề cơ bản chỉ ra nguyên nhân làm nảy sinh hiện tƣợng này nhƣ sau: Một là
những ngƣời cùng chung sống với nhau trên một vùng lãnh thổ, dùng các ngôn ngữ
khác nhau đã tự nhiên hình thành hiện tƣợng đa ngữ; Hai là đa ngữ do các nguyên
nhân về chính trị, văn hoá, lịch sử, trong đó có vai trò của chính quyền trong việc
quy định sử dụng đa ngữ; Ba là việc giáo dục song ngữ từ nhỏ đã tạo nên các cá
nhân đa ngữ.
Tóm lại, song ngữ /đa ngữ là hiện tƣợng phổ biến ở tất cả các quốc gia đa
dân tộc trên thế giới. Trong nghiên cứu tình hình sử dụng ngôn ngữ của dân tộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



15

Pà Thẻn ở Hà Giang, có thể thấy đây cũng chính là một hiện tƣợng song ngữ /
đa ngữ. Vì bên cạnh TMĐ, ngƣời Pà Thẻn còn có thể sử dụng TV hay tiếng
của một dân tộc khác cùng chung sống.
1.1.4. Năng lực giao tiếp
Khi nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội, ta bắt gặp một khái niệm rất quan
trọng “năng lực giao tiếp”. Theo tác giả cuốn Ngôn ngữ học xã hội: Những vấn
đề cơ bản thì: Năng lực giao tiếp có thể đƣợc hiểu là năng lực vận dụng ngôn ngữ
để tiến hành giao tiếp xã hội [23, tr.183]. Nội dung của khái niệm năng lực giao
tiếp là sự kết hợp linh hoạt của ba tham tố: cấu trúc ngôn ngữ; vận dụng ngôn ngữ;
đời sống xã hội.
Theo tác giả thì : Con ngƣời có đƣợc năng lực giao tiếp là nhờ quá trình xã

hội hóa… con ngƣời trong quá trình xã hội hóa vừa học, vừa tự điều chỉnh để
hoàn thiện bản lĩnh về hành vi ngôn ngữ… [23, tr.183]. Mặt khác, trình độ giao
tiếp của mỗi cá nhân con ngƣời phụ thuộc vào các quan hệ nhƣ hoàn cảnh gia
đình, sự từng trải xã hội của từng cá nhân và cả những nhu cầu thực tế [23,
tr.185]. Tuy nhiên từ một góc độ khác, Richard Ohmann đã đƣa ra nhận xét rằng:
Sự khác biệt về năng lực giao tiếp có liên quan đến sự bình đẳng hay không bình
đẳng của xã hội (Theo [23, tr.185]).
Năng lực giao tiếp bao gồm năng lực tạo mã (vận dụng) và giải mã (lí giải)
đƣợc thể hiện ở các mặt của hành vi nói năng.
Trƣớc hết, đó là việc sử dụng biến thể ngôn ngữ thích hợp với bối cảnh
giao tiếp. Thứ hai, có thể vận dụng ngôn ngữ nhƣ là một thủ pháp để điều tiết mối
quan hệ giữa con ngƣời với nhau. Xét theo khía cạnh này, có thể thấy năng lực
giao tiếp của ngƣời nói bao hàm cả việc tìm hiểu địa vị vốn có và hệ thống vai
của ngƣời giao tiếp ở trong một xã hội nhất định.
Ngoài ra, năng lực giao tiếp còn đƣợc nghiên cứu ở các lĩnh vực khác của
ngôn ngữ nhƣ: năng lực tạo diễn ngôn (văn bản); vấn đề lịch sự trong giao tiếp…
1.1.5. Ngôn ngữ và giới tính

×