Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 131 trang )


S húa bi Trung tõm Hc liu HTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

i


I HC THI NGUYấN
TRƯờng đại học kinh tế và quản trị kinh doanh







NGUYN TH THU H



THC TRNG V MT S GII PHP CH YU
THU HT VN U T NC NGOI CHO
PHT TRIN NễNG NGHIP, NễNG THễN
TNH THI NGUYấN





Luận văn thạc sĩ kinh tế
















Thái nguyên - 2011

S húa bi Trung tõm Hc liu HTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

i
I HC THI NGUYấN
TRƯờng đại học kinh tế và quản trị kinh doanh







NGUYN TH THU H




THC TRNG V MT S GII PHP CH YU
THU HT VN U T NC NGOI CHO
PHT TRIN NễNG NGHIP, NễNG THễN
TNH THI NGUYấN
Chuyờn ngnh: KINH T NễNG NGHIP
Mó s: 60.31.10



Luận văn thạc sĩ kinh tế



Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS. Trn Chớ Thin











THI NGUYấN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin khẳng định, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này
là kết quả của quá trình nghiên cứu, phản ánh trung thực kết quả nghiên cứu
và kết quả này chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ
cho tác giả để hoàn thành Luận văn đều ghi nhận và cảm ơn. Các thông tin, tài
liệu trình bày trong Luận văn này đều chỉ rõ nguồn gốc trích dẫn qua sưu tầm
của tác giả.
Tôi xin cam đoan và nếu sai tôi hoàn toàn xin chịu trách nhiệm.

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban
Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Sau Đại học, cùng các thầy, cô giáo trong
trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giúp
đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Trần Chí Thiện đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, lãnh đạo Sở KH&ĐT tỉnh Thái
Nguyên, trạm Thú y huỵện Võ Nhai, phòng Nông nghiệp huyện Phổ Yên, Chi
cục Kiểm Lâm huyện Đại Từ, Chi cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Sở
NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình sưu tầm tài liệu và viết Luận văn. Tôi xin cảm ơn các hộ gia đình đã nhiệt
tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập các thông tin, tài liệu sơ cấp

phục vụ cho việc viết Luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, đã giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu của khoá học.
Luận văn tốt nghiệp này có thể chưa hoàn chỉnh, song đó là công trình
nghiên cứu của bản thân mình, do đó rất mong có sự đóng góp ý kiến của các
thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để Luận văn này thực sự có ý nghĩa và
sử dụng trong công việc sau này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 4 năm 2011
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
2.1. Mục tiêu chung 3
2.2. Mục tiêu cụ thể 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 4
3.2.1. Phạm vi về nội dung 4
3.2.2. Phạm vi về không gian 4
3.2.3. Phạm vi về thời gian 4
4. Đóng góp mới của Luận văn 4
5. Bố cục của Luận văn 5

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 6
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 6
1.1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 6
1.1.1.1. Khái niệm, vai trò của vốn đầu tư 6
1.1.1.2. Khái niệm, vai trò của đầu tư quốc tế 7
1.1.1.3. Các hình thức đầu tư quốc tế 9
1.1.1.4. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức 10
1.1.1.5. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 14
1.1.1.6. Các nhân tố thu hút vốn FDI 16
1.1.1.7. Một số điều kiện để thu hút được vốn ODA 17
1.1.1.8. Vai trò của vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. 17
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 22
1.1.2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới và kinh nghiệm ở một
số nước 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

iv
1.1.2.2. Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển nông nghiệp, nông
thôn của Việt Nam 28
1.2. Phương pháp nghiên cứu 30
1.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 30
1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu 31
1.2.2.1.Phương pháp thu thập số liệu 31
1.2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin 35
1.2.2.3. Phương pháp chuyên gia: 35
1.2.2.4. Phương pháp thống kê mô tả 35
1.2.2.5. Phương pháp phân tích hồi quy 36
1.2.2.6. Phương pháp phân tích SWOT 37

1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 38
1.2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu về tình hình KTXH của tỉnh 38
1.2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu về vốn FDI, ODA và NGO 39
1.2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu về nhóm hộ điều tra 39
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI
CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN 40
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 40
2.1.1 Giới thiệu về tỉnh Thái Nguyên 40
2.1.2. Những tiềm năng của tỉnh Thái Nguyên 40
2.1.2.1. Địa hình và khí hậu của tỉnh 40
2.1.2.2. Tiềm năng về khoáng sản 41
2.1.2.3. Thái Nguyên - thuận lợi về cơ sở hạ tầng 41
2.1.2.4. Tiềm năng về du lịch 42
2.1.2.5. Thái Nguyên - lợi thế về nguồn nhân lực 42
2.1.2.6. Thái Nguyên - một quy hoạch phát triển công nghiệp đã hình thành 43
2.1.2.7. Thái Nguyên – chưa phát huy hết tiềm năng của Nông – lâm nghiệp -
thuỷ sản 43

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

v
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên 44
2.2. Đánh giá môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên thông qua chỉ số PCI 48
2.2.1. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đánh giá cho tỉnh Thái Nguyên 48
2.2.2. Xếp hạng năng lực cạnh tranh của VCCI và VNCI 49
2.3. Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển Nông nghiệp,
nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2004 – 2008 50
2.3.1. Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển Kinh tế - Xã
hội của tỉnh Thái Nguyên 50

2.3.1.1. Tình hình thu hút vốn FDI 51
2.3.1.2. Tình hình thu hút vốn hỗ trợ phát triển chính thức 53
2.3.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển nông nghiệp,
nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên 55
2.3.2.1. Tình hình thu hút vốn FDI 55
2.3.2.2. Tình hình thu hút vốn hỗ trợ phát triển chính thức 58
2.4. Phân tích SWOT đối với môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên (đối với
công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển NN&NT của tỉnh) 62
2.5. Phân tích sự ảnh hưởng của các dự án, chương trình viện trợ nước ngoài
đối với các hộ nông dân được hưởng lợi từ các dự án đó. 72
2.5.1. Tình hình chung về nhóm hộ điều tra 72
2.5.2. Phân tích hồi quy 73
2.5.3. Đánh giá thực trạng thu hút vốn Hỗ trợ phát triển chính thức của Tỉnh
Thái Nguyên từ quá trình điều tra thực tế và phân tích hồi quy. 78
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC
NGOÀI CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở TỈNH
THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 80
3.1. Quan điểm, mục tiêu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2011 - 2020 800
3.1.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2020 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

vi
3.1.1.1. Quan điểm 80
3.1.1.2. Mục tiêu 81
3.1.1.3. Định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến
năm 2020 81
3.1.2. Định hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển nông nghiệp,

nông thôn của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2015. 83
3.1.2.1. Định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cho phát triển nông
nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Nguyên 83
3.1.2.2. Định hướng thu hút vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA cho phát triển
nông nghiệp và nông thôn Thái Nguyên 84
3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát
triển nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2020 85
3.2.1. Một số giải pháp chung nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nươc
ngoài vào tỉnh 85
3.2.1.1. Giải pháp đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 85
3.2.1.2. Giải pháp đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA 92
3.2.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước
ngoài cho phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Thái Nguyên. 97
3.2.2.1. Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 97
3.2.2.2. Đối với nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103
1. KẾT LUẬN 103
2. KIẾN NGHỊ 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
FDI
Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)
ODA
Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức)
NGO

Non-governmental organization (Tổ chức phi chính phủ)
GPMB
Giải phóng mặt bằng
KCN
Khu công nghiệp
DA
Dự án
DN
Doanh nghiệp
KP
Kinh phí
KHĐT
Kế hoach đầu tư
TW
Trung ương
CSHT
Cơ sở hạ tầng
PTTH
Phổ thông trung học
NN&NT
Nông nghiệp và nông thôn
ĐPT
Đang phát triển
KTXH
Kinh tế xã hội
GDP
Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
EU
European Union (Liên minh châu Âu)
XHCN

Xã hội chủ nghĩa
NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
UBND
Ủy ban nhân dân
CD
Cobb - Douglas
VCCI
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

viii
CBCC
Cán bộ công chức
NN
Nhà nước
BQ
Bình quân
PCI
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
XH
Xã hội
SX
Sản xuất
WB
World Bank (Ngân hàng thế giới)
IMF

International Monetary (Quỹ tiền tệ quốc tế)
ADB
The Asian Development Bank (Ngân hàng phát triển châu Á)
GTZ
Tổ chức hợp tác hỗ trợ kỹ thuật Đức
A.M
Allianz Mission
DANIDA
Danish International Development Agency (Cơ quan phát triển
quốc tế Đan Mạch)
USD
United States dollar (Đô la Mỹ)
VNCI
Viet Nam competitiveness initiative
Tr.đ
Triệu đồng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tỷ trọng ĐTNN theo ngành kinh tế thay đổi từ 1999 đến nay 28
Bảng 1.2: Vùng và các hộ điều tra 34
Bảng 2.1. Xếp hạng năng lực cạnh tranh của VCCI và VNCI 50
Bảng 2.2: Vốn FDI tại tỉnh Thái Nguyên từ năm 1993 đến 2008 đang còn hiệu
lực - phân theo ngành kinh tế 52
Bảng 2.3 : Tỷ trọng vốn FDI cho phát triển nông nghiệp nông thôn trong tổng
số vốn FDI tại tỉnh Thái Nguyên đến 30/12/2008 55
Bảng 2.4: Vốn Hỗ trợ phát triển chính thức tài trợ cho phát triển NN & NT

trong tổng vốn phát triển KTXH của tỉnh giai đoạn 2004 - 2008 58
Bảng 2.5: Tình hình vốn ODA cho phát triển NN & NT tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2004 – 2009 59
Bảng 2.6: Tình hình vốn NGO cho phát triển NN & NT tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2004 – 2009 61
Bảng 2.7: Phân tích SWOT cho Môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên 63
Bảng 2.8 : Mô tả biến sử dụng trong mô hình hàm CD 74
Bảng 2.9: Kết quả ước lượng hồi quy hàm CD 75
Bảng 3.1:Thay đổi quy trình vận động và sử dụng ODA 93


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

x

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu đầu tư FDI theo ngành trong lĩnh vực nông nghiệp 29
Biểu đồ 2.1: Chỉ số thành phần PCI đánh giá cho Thái Nguyên 2009 - 2010 48






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía bắc, nông nghiệp và
nông thôn chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội chung
của tỉnh.
Trong 9 đơn vị hành chính của tỉnh, có tới 5 đơn vị thuộc khu vực miền
núi và vùng cao. Có thể nói, khu vực nông thôn chiếm đại đa số trong địa bàn
tỉnh. Theo thống kê sơ bộ năm 2008, dân số toàn tỉnh có hơn 1 triệu người,
trong đó số dân sống ở khu vực nông thôn chiếm tới 75,5%. Toàn tỉnh có hơn
48 nghìn hộ trong đó có 17,74% là hộ nghèo, hầu hết các hộ nghèo ở khu vực
nông thôn, các vùng miền núi và vùng cao. Cơ sở hạ tầng cũng như đời sống
kinh tế, xã hội của khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn.
Về ngành nông nghiệp của tỉnh, mặc dù trong những năm qua đã có sự
chuyển biến tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế giữa các ngành, cụ
thể là cơ cấu của nông nghiệp giảm dần, thay vào đó là sự tăng lên của ngành
công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, cơ cấu của ngành nông nghiệp vẫn chiếm
một phần khá lớn, trong năm 2008, chiếm tới 23,98 %. Số lao động trong
ngành nông nghiệp là 421.731 người, chiếm 63,24% tổng số lao động toàn
tỉnh. Đất nông nghiệp có diện tích 276.197,07 ha, chiếm 78,15% tổng diện
tích đất tự nhiên. Ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng như vậy, nhưng
thực tế cho thấy, tỉnh ta vẫn chưa nắm bắt được những cơ hội để phát triển
những tiềm năng, điểm mạnh của mình, để có thể phát triển ngành này một
cách hiệu quả.
Theo quan điểm, mục tiêu phát triển tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 –
2020, tỉnh sẽ “ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững đi đôi
với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, giảm dần khoảng cách giàu, nghèo giữa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

2
vùng nông thôn, vùng núi cao với vùng đô thị; tiếp tục thực hiện xoá đói giảm

nghèo…” Như vậy, phát triển nông nghiệp và nông thôn chính là một nhiệm
vụ, một sự nghiệp hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển chung của cả
tỉnh trong những năm tới. Nhưng, để thực hiện được, ta cần phải có những
nguồn lực như: vốn, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, khoa hoc
kỹ thuật…Trong đó vốn sẽ là nguồn lực tiên quyết nhất.
Để có được nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn,
tỉnh có thể huy động vốn trong và ngoài nước. Nguồn vốn trong nước như
vốn từ Ngân sách Nhà nước, vốn huy động từ các cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp trong nước. Tuy nhiên, nguồn vốn này thường hạn hẹp vì khả năng
kinh tế của Chính phủ cũng như các cá nhân, tổ chức còn thấp. Chính vì vậy,
quan điểm của Chính phủ cũng như của tỉnh là luôn cố gắng thu hút thật nhiều
các nguồn vốn đầu tư cũng như viện trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân từ nước ngoài; cố gắng học tập, trao đổi, chuyển giao công nghệ để phục
vụ cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn của tỉnh.
Trong những năm qua, vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh chỉ gồm có hai
loại vốn là vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn Hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) trong đó bao gồm cả vốn viện trợ phi chính phủ (NGO).
Tính từ năm 1993, tỉnh chỉ có 3 dự án FDI có góp phần phát triển NN&NT
của tỉnh với quy mô nhỏ. Đối với nguồn vốn viện trợ nước ngoài ODA, mặc
dù số lượng dự án đầu tư vào phát triển NN&NT nhiều hơn so với nguồn vốn
FDI, tuy nhiên số tiền viện trợ vẫn còn ít, đặc biệt như lượng vốn cho phát
triển ngành nông nghiệp. Vậy, nguyên nhân nào khiến cho nguồn vốn đầu tư
nước ngoài để phát triển NN&NT của tỉnh còn hạn chế? Cần phải có những
giải pháp nào để tăng cường công tác thu hút nguồn vốn này? Cho đến nay,
chưa có một đề tài nào đề cập một cách toàn diện về vấn đề cấp thiết này ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

3
tỉnh Thái Nguyên. Việc đánh giá lại toàn bộ thực trạng công tác thu hút vốn

đầu tư nước ngoài tại tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt cho sự nghiệp phát triển
nông nghiệp nông thôn của tỉnh, từ đó tìm ra các nguyên nhân yếu kém, và
trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằm thu hút hơn nữa nguồn
vốn này là việc hết sức cần thiết.
Xuất phát từ thực tế đó tôi chọn đề tài: "Thực trạng và một số giải
pháp chủ yếu thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cho phát triển nông nghiệp,
nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên " để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng về tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho
phát triển nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2004 - 2008, từ
đó tìm ra một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh công tác này trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư nước ngoài
và vai trò của nó đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Đánh giá được thực trạng về thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển
nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư
nước ngoài cho phát triển nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên trong trong
thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu là thực trạng
và giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển nông nghiệp, nông
thôn ở tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

4
3.2. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Phạm vi về nội dung
- Luận văn tập trung phân tích, đánh giá kết quả thực hiện công tác thu
hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái
Nguyên, sau đó đi nghiên cứu sâu hơn về thực trạng thu hút vốn đầu tư nước
ngoài cho phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh; đánh giá sự ảnh
hưởng của vốn viện trợ nước ngoài tới kinh tế các hộ được hưởng lợi trên
địa bàn tỉnh.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút vốn đầu
tư nước ngoài cho phát triển nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên
trong trong thời gian tới.
3.2.2. Phạm vi về không gian
- Luận văn nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3.2.3. Phạm vi về thời gian
- Luận văn nghiên cứu số liệu thứ cấp qua các năm giai đoạn 2004 – 2008
và một số số liệu thứ cấp của năm 2009 và năm 2010 để làm rõ hơn vấn đề
nghiên cứu và có tính chất cập nhật số liệu.
- Luận văn nghiên cứu số liệu sơ cấp năm 2009.
4. Đóng góp mới của Luận văn
Một là: Luận văn cung cấp cái nhìn tổng quát về các tiềm năng và môi
trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên; về thực trạng thu hút vốn đầu tư nước
ngoài cho tỉnh trong thời gian qua, đặc biệt cụ thể trong lĩnh vực phát triển
nông nghiệp, nông thôn.
Hai là: Qua nghiên cứu, Luận văn sẽ cung cấp cho các nhà hoạch định
chính sách những ý kiến đóng góp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp lý cũng
như những giải pháp thiết thực cần thiết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài
nhằm thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói riêng
cũng như cả nước nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn


5
Ba là: Luận văn cũng cung cấp cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước
một số thông tin cơ bản về tình hình đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ
đó có chiến lược đầu tư thích hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho
mình và đóng góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước.
Bốn là: Luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản để thu hút vốn đầu tư
nước ngoài cho phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
5. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục hình, danh mục bảng và danh
mục các tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chương I: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương II: Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển
nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Chương III: Giải pháp chủ yếu thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát
triển nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2020.














Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn


6
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1.1. Khái niệm, vai trò của vốn đầu tư
a) Khái niệm
Định nghĩa vốn đầu tư trong kinh tế vĩ mô và Tài khoản quốc gia: Vốn
đầu tư là các khoản chi tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất trong một
thời kỳ nhất định. Vốn đầu tư thường thực hiện qua các dự án đầu tư và một
số chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích bổ sung tài sản cố định, tài
sản lưu động của toàn bộ nền kinh tế [42].
Theo Luật đầu tư năm 2005 thì vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp
khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc
đầu tư gián tiếp [8].
b) Vai trò của vốn đầu tư
Vốn là nguồn lực khan hiếm ở nước ta và các nước đang phát triển. Vai
trò của vốn thể hiện ở nhiều khía cạnh. Ngày nay, trong lý thuyết phát triển rất
nhấn mạnh quan hệ giữa lượng vốn đầu tư toàn xã hội với quy mô và tốc độ tăng
trưởng kinh tế. Kinh nghiệm ở nhiều quốc gia chứng tỏ, muốn tạo ra một lượng
tổng sản phẩm quốc nội và đạt được tốc độ tăng trưởng mong muốn, cần một
quy mô vốn đầu tư tương ứng với lượng sản phẩm quốc nội tạo ra.
Vốn tạo điều kiện để nâng cao chất lượng lao động, đổi mới thiết bị, công
nghệ, khai thác hợp lý và khôi phục tài nguyên, môi trường sinh thái.
c) Các nguồn vốn đầu tư
Có nhiều cách phân định nguồn vốn đầu tư. Đối với nước ta và các nước
đang phát triển, cách phân định phổ biến nhất là căn cứ vào nguồn gốc hình
thành vốn.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

7
- Vốn trong nước bao gồm các bộ phận chủ yếu:
+ Tiết kiệm của chính phủ: Nguồn này còn được gọi là vốn ngân sách nhà
nước chi cho phát triển. Đó là số chênh lệch giữa tổng thu so với tổng chi tiêu
thường xuyên của ngân sách nhà nước.
+ Tiết kiệm của các doanh nghiệp nhà nước: Thực chất đây là phần lãi thuần
để lại, bổ sung vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Tiết kiệm của khu vực tư nhân: Nguồn vốn này bao gồm cả tiết kiệm của
các doanh nghiệp tư nhân, của các hợp tác xã và của các nhóm dân cư.
- Các nguồn vốn từ nước ngoài:
Nguồn vốn này có nhiều loại. Sau đây là những nguồn vốn bên ngoài chủ yếu
ở nước ta và các nước đang phát triển:
+ Vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA)
+ Vốn đầu tư trực tiếp (FDI)
+ Vốn đầu tư gián tiếp
+ Vốn viện trợ không hoàn lại của các chính phủ cho các nước đang
phát triển
+ Vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO).
+ Vốn của ngoại kiều.
1.1.1.2. Khái niệm, vai trò của đầu tư quốc tế
a) Khái niệm đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế là một hình thức của di chuyển quốc tế về vốn, trong đó
vốn được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện một hoặc
một số dự án đầu tư nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia [1].
Thực chất, đầu tư quốc tế là sự vận động của tiền tệ và tài sản giữa các
quốc gia nhằm điều chỉnh tỷ lệ giữa các yếu tố sản xuất, tạo điều kiện cho nền
kinh tế các quốc gia phát triển, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh

tế toàn cầu nói chung [1].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

8
b) Tác động của đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế có những tác động mang tính hai mặt (tác động tích cực
và tác động tiêu cực) cả đối với nước chủ đầu tư (nước chủ nhà) và nước tiếp
nhận đầu tư (nước sở tại). [1]
 Đối với nước chủ đầu tư
 Tác động tích cực:
- Khắc phục được xu hướng giảm sút lợi nhuận trong nước, có điều
kiện thu được lợi nhuận cao hơn cho chủ đầu tư do tìm được môi trường đầu
tư thuận lợi hơn;
- Là biện pháp để vượt qua hàng rào bảo hộ mậu dịch nhằm mở rộng thị
trường; tận dụng triệt để những ưu ái của nước nhận đầu tư.
- Khuyếch trương được sản phẩm, danh tiếng, tạo lập uy tín và tăng cường vị
thế của họ trên thị trường thế giới;
- Khai thác được nguồn yếu tố đầu vào sản xuất với chi phí thấp hơn so
với đầu tư trong nước.
 Tác động tiêu cực
- Nếu chiến lược, chính sách không phù hợp thì các nhà kinh doanh
không muốn kinh doanh trong nước, mà chỉ lao ra nước ngoài kinh doanh, do
đó quốc gia có nguy cơ tụt hậu;
- Dẫn đến làm giảm việc làm ở nước chủ đầu tư;
- Có thể xảy ra hiện tượng chày máu chất xám trong quá trình chuyển
giao công nghệ;
- Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro lớn nếu không hiểu rõ về môi trường đầu tư;
 Đối với nước tiếp nhận đầu tư:
 Tác động tích cực:

- Góp phần giải quyết khó khăn do thiếu vốn;
- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trong nước;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

9
- Học tập kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc tiên tiến, tiếp nhận
công nghệ hiện đại từ nước chủ đầu tư;
- Tạo điều kiện để khai thác các nguồn tài nguyên một cách có hiệu quả;
- Giúp cho việc xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao
nhằm hỗ trợ cho quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
- Góp phân khắc phục những khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn và giải
quyết các vấn đề xã hội.
 Tác động tiêu cực:
- Có thể dẫn tới tình trạng khai thác tài nguyên thái quá, gây ô nhiễm
môi trường;
- Gây ra sự phân hóa, tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và các
tầng lớp dân cư;
- Có thể làm tăng các vấn đề tệ nạn xã hội, bệnh tật;
- Có thể bị ảnh hưởng hoặc lệ thuộc vào những yêu cầu từ phía chủ đầu tư.
1.1.1.3. Các hình thức đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế bao gồm đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp
a) Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment – FPI)
 Khái niệm đầu tư gián tiếp nước ngoài
Đầu tư gián tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn giữa các
quốc gia, trong đó người chủ sở hữu vốn không trực tiếp quản lý và điều hành
các hoạt động sử dụng vốn. Nói cách khác, đầu tư gián tiếp nước ngoài là một
loại hình đầu tư quốc tế mà quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng đối với một
tài sản đầu tư. Chủ đầu tư nước ngoài có thể đầu tư dưới hình thức cho vay và
hưởng lãi suất hoặc đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu và hưởng lợi tức [1].

 Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài
Đầu tư gián tiếp nước ngoài được thực hiện tự nhiều nguồn khác nhau,
dưới các hình thức sau: Viện trợ có hoàn lại và viện trợ không hoàn lại, vay
ưu đãi hoặc không ưu đãi, mua cổ phiếu hoặc trái phiếu [1].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

10
b) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình của đầu tư quốc tế,
trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều
hành hoạt động sử dụng vốn [1].
1.1.1.4. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
Trong các nguồn vốn đầu tư gián tiếp, hỗ trợ phát triển chính thức
ODA có một tỷ trọng lớn và thường đi kèm với những điều kiện ưu đãi.
a) Khái niệm
ODA là các khoản hỗ trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi
(cho vay dài hạn và lãi suất thấp) của các chính phủ, các tổ chức hệ thống
Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức tài chính quốc
tế (IMF, ADB,WB, ) dành cho các nước nhận viện trợ [ 3].
b) Một số đặc điểm chính của ODA
- Vốn ODA do chính phủ của một nước hoặc các tổ chức quốc tế cấp cho
các cơ quan chính thức của một nước .
- Không cấp vốn ODA cho những dự án mang tính chất thương mại, mà
chỉ nhằm mục đích nhân đạo, giúp phát triển kinh tế, khắc phục khó khăn về
tài chính hoặc nâng cao lợi ích kinh tế - xã hội của nước nhận viện trợ .
- Tính ưu đãi chiếm trên 25% giá trị của khoản vốn vay .
c) Các hình thức của ODA
+ ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải
hoàn lại cho nhà tài trợ [1].

+ ODA cho vay ưu đãi (tín dụng ưu đãi): là hình thức cung cấp
ODA dưới dạng cho vay với lãi suất và điều kiện ưu đãi sao cho "yếu tố
không hoàn lại" hay "thành tố hỗ trợ" đạt không dưới 25% của tổng giá trị
khoản vay [1].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

11
+ ODA hỗn hợp: là khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản
cho vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại
nhưng tính chung lại, "yếu tố không hoàn lại" đạt không dưới 25% tổng gía trị
các khoản đó [1].
d) Các phương thức cung cấp ODA
- Hỗ trợ cán cân thanh toán và ngân sách: gồm các khoản ODA được
cung cấp dưới dạng tiền mặt hoặc hàng hoá để hỗ trợ cán cân thanh toán hoặc
ngân sách của nhà nước.
- Hỗ trợ chương trình: gồm các khoản ODA được cung cấp để thực
hiện một tập hợp các hoạt động, các dự án có liên quan nhằm đạt được một
hoặc một số mục tiêu thực hiện trong một thời hạn nhất định, tại các thời
điểm cụ thể.
- Hỗ trợ dự án: là các khoản ODA cung cấp để thực hiện dự án xây
dựng cơ bản bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp trang thiết bị, dịch vụ
tư vấn, đào tạo cán bộ,…
e) Các đối tác cung cấp ODA
- Chính phủ nước ngoài,
- Các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia, bao gồm: Các tổ chức
phát triển của Liên Hợp Quốc (LHQ) như: Chương trình phát triển của LHQ
(UNDP); Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF); Chương trình Lương thực thế giới
(WFP); Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ (FAO); Quỹ dân số
LHQ (UNFPA); Tổ chữa Y tế thế giới (WHO); Tổ chức văn hoá, khoa học và

giáo dục của LHQ (UNESCO); Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp
(IFAD); Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF);…
- Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển
(OECD), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

12
- Các Tổ chức tài chính quốc tế: Ngân hàng phát triển châu Á (ADB);
Quỹ các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC); Ngân hàng đầu tư Bắc Âu (NIB);
Quỹ phát triển Bắc Âu (NDF); Quỹ Cô-oét.
f) Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA
Nhìn chung, ODA thường được sử dụng dựa trên kế hoạch phát triển
của nước tiếp nhận và gắn với tính chất của nguồn vốn cung cấp.
- Vốn ODA không hoàn lại thường được ưu tiên sử dụng cho những
chương trình, dự án thuộc lĩnh vực sau:
+ Xóa đói giảm nghèo, trước hết tại các vùng nông thôn, vùng sâu,
vùng xa;
+ Y tế, dân số và phát triển;
+ Giáo dục phát triển các nguồn nhân lực;
+ Các vấn đề xã hội (tạo việc làm, cấp nước sinh hoạt, phòng chống
dịch bệnh, phòng chống các tệ nạn xã hội;…)
+ Bảo vệ môi trường, bảo vệ phát triển các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, nghiên cứu khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và
triển khai;
+ Nghiên cứu chuẩn bị các chương trình, dự án phát triển;
+ Cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực của cơ quan
quản lý Nhà nước Trung Ương, địa phương và phát triển thể chế;
+ Một số lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Vốn ODA vay được sử dụng cho những chương trình, dự án thuộc các

lĩnh vực :
+ Xóa đói giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn.
+ Giao thông vận tải, thông tin liên lạc.
+ Năng lượng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

13
+ Cơ sở hạ tầng xã hội ( Các công trình phúc lợi công cộng y tế, giáo
dục và đào tạo, cấp thoát nước, bảo vệ môi trường).
+ Hỗ trợ cán cân thanh toán.
+ Một số lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
g) Quy trình thu hút, quản lý và sử dụng ODA
Quy trình thu hút, quản lý và sử dụng ODA được tiến hành theo các
bước chủ yếu sau:
- Xây đựng danh mục các chương trình dự án ưu tiên vận động và sử
dụng ODA.
- Vận động ODA.
- Đàm phán, ký kết điều ước quốc tế khung về ODA.
- Thông báo điều ước quốc tế khung về ODA
- Chuẩn bị văn kiện chương trình, dự án ODA
- Thẩm định, phê duyệt nội dung chương trình, dự án ODA.
- Đàm phán, ký kết, phê chuẩn hoặc phê duyệt điều ước quốc tế cụ thể
về ODA.
- Thực hiện chương trình, dự án ODA.
- Theo dõi, đánh giá, nghiệm thu, quyết toán và bàn giao kết quả
chương trình, dự án ODA.
h) Viện trợ Phi Chính Phủ nước ngoài (NGO)
* Khái niệm
Viện trợ Phi Chính Phủ nước ngoài: Là nguồn vốn được sử dụng cho

các mục tiêu tài trợ nhân đạo hoặc vay cho đầu tư phát triển tùy thuộc vào
quan hệ giữa từng quốc gia và các tổ chức cấp vốn [3].
Hiện nay trên thế giới có hàng trăm tổ chức phi Chính phủ hoạt động
theo các mục đích, tôn chỉ khác nhau (từ thiện, nhân đạo, y tế, tôn giáo, ).
Nguồn vốn của các tổ chức phi Chính phủ thường nhỏ, chủ yếu dựa vào
nguồn quyên góp hoặc sự tài trợ của các Chính phủ.

×