Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

thực trạng thiếu máu ở phụ nữ sán dìu trong thời kỳ mang thai tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên và hiệu quả của biện pháp can thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 201 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN






LÊ MINH CHÍNH








THỰC TRẠNG THIẾU MÁU
Ở PHỤ NỮ SÁN DÌU TRONG THỜI KỲ MANG THAI
TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP CAN THIỆP






LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC









Thái Nguyên - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN






LÊ MINH CHÍNH





THỰC TRẠNG THIẾU MÁU
Ở PHỤ NỮ SÁN DÌU TRONG THỜI KỲ MANG THAI
TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP CAN THIỆP




Chuyên ngành: VỆ SINH HỌC XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC Y TẾ
Mã số: 62 72 73 15



LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN TẬP
PGS. TS. ĐÀM KHẢI HOÀN





Thái Nguyên - 2010


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i



LỜI CAM ĐOAN

Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin đảm bảo những số
liệu và kết quả trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa có ai công

bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.


TÁC GIẢ


Lê Minh Chính


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Văn Tập, PGS. TS.
Đàm Khải Hoàn người Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi
trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. BSCK II Phạm Hãn, PGS. TS. Hoàng Khải
Lập, PGS. TS. Đỗ Văn Hàm người Thầy đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong học tập và
cho tôi những ý kiến quý báu trong luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Thành Trung, PGS TS. Nguyễn
Văn Tư, xin cảm ơn Ban Giám đốc và Ban Đào tạo sau đại học - Đại học Thái
Nguyên, Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược, Bệnh viện Trường Đại học Y
Dược, Khoa Sau Đại học, Bộ môn Y học Cộng đồng, Bộ môn Phụ Sản, đã giúp đỡ,
tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn GS. TS. Đặng Đức Phú, GS. TS. Nhà giáo nhân
dân Dương Đình Thiện, GS. TS. Nguyễn Công Khẩn, PGS. TS. Đoàn Huy Hậu,
PGS. TS. Phạm Ngọc Khái, PGS. TS. Nguyễn Duy Luật, người Thầy đã cho tôi
những chỉ dẫn quý báu để hoàn thành luận án này.
Tôi xin trân trọng cám ơn tới ông Trần Gia Cát - Bí thư Đảng ủy, ông Chu Văn
Phúc - Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trạm Y tế, các ông bà Trưởng xóm, Nhân viên y tế

thôn bản, Cộng tác viên dân số và nhân dân xã Nam Hòa huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái
Nguyên, đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu trong luận án này.
Tôi xin trân thành cảm ơn: PGS. TS. Nguyễn Xuân Ninh Viện Dinh dưỡng
Trung ương, Tiến sĩ Lưu Thị Kim Thanh và Thạc sĩ Nguyễn Bích Vân Bệnh viện
đa khoa trung ương Thái Nguyên, đã giúp đỡ tôi hoàn thành các xét nghiệm và
những vấn đề liên quan trong nghiên cứu ở luận án này.
Tôi chân thành cảm ơn những người anh, chị, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình
đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu và làm luận án này.

TÁC GIẢ

Lê Minh Chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
CHỮ VIẾT TẮT

BMNCB
Bà mẹ nuôi con bú
BVĐKTƯTN
Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên
CSSKSS
Chăm sóc sức khỏe sinh sản
CSHQ
Chỉ số hiệu quả
CTVDS
Cộng tác viên dân số
DTSD
Dân tộc Sán Dìu

DDHL
Dinh dưỡng hợp lý
HCT
Hematocrit
HQCT
Hiệu quả can thiệp
HC, SLHC
Hồng cầu, Số lượng hồng cầu
Hb
Hemoglobin (Huyết sắc tố)
KAP
Knowledge Attitude Practice
(Kiến thức, thái độ và thực hành)
LTTP
Lương thực thực phẩm
MCH
Mean Corpuscular Hemoglobin
(Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu)
NVYTTB
Nhân viên y tế thôn bản
PNCT
Phụ nữ có thai
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TMDD
Thiếu máu dinh dưỡng
TMTS
Thiếu máu thiếu sắt

TT - GDSK
Truyền thông giáo dục sức khỏe
VSMT
Vệ sinh môi trường
WHO
World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Chữ viết tắt iii
Mục lục iv
Danh mục các bảng vii
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ và hình x
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ có thai 3
1.1.1. Đặc điểm sinh lý của phụ nữ có thai 3
1.1.2. Thiếu máu trong thai nghén 5
1.1.3. Thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ có thai 6
1.1.4. Nguyên nhân thiếu máu ở phụ nữ có thai 8
1.1.5. Hậu quả của thiếu máu trong thai nghén 9
1.1.6. Tình hình thiếu máu ở phụ nữ có thai 10
1.2. Các yếu tố liên quan đến thiếu máu ở phụ nữ có thai 14
1.2.1. Yếu tố kinh tế, trình độ học vấn còn thấp 14

1.2.2. Yếu tố năng suất, số lượng và chủng loại thực phẩm nghèo nàn 15
1.2.3. Thành phần và cơ cấu bữa ăn thiếu về số lượng, chất lượng 16
1.2.4. Yếu tố phong tục tập quán không có lợi cho sức khỏe 17
1.2.5. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe chưa hợp lý 17
1.2.6. Yếu tố về chăm sóc y tế và ngân sách nhà nước 18
1.2.7. Yếu tố gia đình, cộng đồng và truyền thông giáo dục đại chúng 18
1.3. Các giải pháp can thiệp phòng chống thiếu máu 19
1.3.1. Kỹ thuật chẩn đoán và điều trị thiếu máu 19
1.3.2. Huy động cộng đồng phòng chống thiếu máu ở phụ nữ có thai
người dân tộc thiểu số miền núi 13
1.3.3. Tăng cường vi chất sắt vào thực phẩm 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
1.4. Một vài nét về người dân tộc Sán Dìu 27
1.4.1. Tên gọi, ngôn ngữ và dân số 27
1.4.2. Đặc điểm kinh tế 28
1.4.3. Đặc điểm văn hoá xã hội 28
Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu 31
2.1.1. Đối tượng 31
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 32
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 35
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 37
2.2.3. Vật liệu nghiên cứu 38
2.2.4. Kỹ thuật nghiên cứu 39
2.2.5. Chỉ số nghiên cứu 45

2.2.6. Chỉ tiêu đánh giá 45
2.2.7. Phương pháp đánh giá 47
2.2.8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 48
2.2.9. Khống chế sai số 48
2.2.10. Đạo đức trong nghiên cứu 49
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50
3.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở phụ nữ có thai 50
3.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 50
3.1.2. Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ người DTSD huyện
Đồng Hỷ 55
3.1.3. Các yếu tố liên quan đến thiếu máu ở PNCT người DTSD
huyện Đồng Hỷ 58
3.2. Hiệu quả của mô hình can thiệp phòng chống thiếu máu 66
3.2.1. Xây dựng mô hình 66
3.2.2. Tập huấn nhiệm vụ cho các thành viên tham gia mô hình 67
3.2.3. Hoạt động can thiệp 68
3.2.4. Hiệu quả can thiệp 70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
Chƣơng 4 BÀN LUẬN 90
4.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở phụ nữ có thai 90
4.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 90
4.1.2. Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ Sán Dìu huyện Đồng Hỷ 97
4.1.3. Các yếu tố liên quan đến thiếu máu ở PNCT người DTSD 100
4.2. Mô hình can thiệp phòng chống thiếu máu 105
4.2.1. Xây dựng mô hình 105
4.2.2. Hoạt động can thiệp và giám sát 106
4.2.3. Kết quả can thiệp 106

4.2.4. Khả năng duy trì và mở rộng của mô hình 119
KẾT LUẬN 123
KHUYẾN NGHỊ 125
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ, CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO 127
CÁC PHỤ LỤC





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1. Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho phụ nữ tuổi sinh đẻ,
PNCT và bà mẹ nuôi con bú (BMNCB) 4
Bảng 1.2. Một số nguyên nhân gây thiếu máu ở các vùng 12
Bảng 3.1. Thực trạng kinh tế, vệ sinh chung và phương tiện truyền
thông 51
Bảng 3.2. Khẩu phần dinh dưỡng của PNCT người DTSD xã Nam Hòa 53
Bảng 3.3. Tình hình khám thai và uống viên sắt của PNCT 54
Bảng 3.4. Tỷ lệ thiếu máu và nhiễm giun móc của PNCT ở các kỳ thai
nghén 56
Bảng 3.5. Tỷ lệ thiếu máu và nhiễm giun móc ở PNCT (n = 220) 56
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa kinh tế với thiếu máu ở PNCT (Hb <

110g/l) 59
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với thiếu máu ở PNCT
(Hb < 110g/l) 59
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa tình trạng vệ sinh nhà ở với thiếu máu
lâm sàng 60
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa tình trạng vệ sinh xung quanh nhà ở với
thiếu máu lâm sàng 60
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tình trạng mất vệ sinh nguồn nước với
thiếu máu lâm sàng 61
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tình trạng hố xí với thiếu máu lâm sàng 61
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tuổi lấy chồng và sinh con lần đầu với
thiếu máu lâm sàng 62
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa uống viên sắt với thiếu máu ở PNCT
(Hemoglobin < 110g/l) 63
Bảng 3.14. Uống viên sắt liên quan đến chỉ số Ferritin ở PNCT 63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa nhiễm giun móc với ferritin ở PNCT 64
Bảng 3.16. Kết quả kiểm tra KAP đầu vào và đầu ra của lớp tập huấn 67
Bảng 3.17. Tổng hợp các hoạt động cộng đồng phòng chống thiếu máu
ở xã Nam Hoà huyện Đồng Hỷ 69
Bảng 3.18. Kiến thức, thái độ, thực hành về VSMT của phụ nữ ở xã
Linh Sơn tại thời điểm điều tra ban đầu và Nam Hòa trước
can thiệp (n = 325) 70
Bảng 3.19. Kiến thức, thái độ, thực hành về VSMT của đối tượng ở xã
Linh Sơn tại thời điểm điều tra lần sau và Nam Hòa sau can
thiệp (n = 325) 71
Bảng 3.20. Kiến thức, thái độ, thực hành về VSMT của đối tượng ở xã

Nam Hòa trước và sau can thiệp (n = 325) 72
Bảng 3.21. Kiến thức, thái độ, thực hành về VSMT của đối tượng ở xã
Linh Sơn tại điều tra ban đầu và điều tra lần sau (n = 325) 73
Bảng 3.22. Kiến thức, thái độ, thực hành về DDHL ở Linh Sơn tại thời
điểm điều tra ban đầu và Nam Hòa trước can thiệp (n = 325) 74
Bảng 3.23. Kiến thức, thái độ, thực hành về DDHL của đối tượng ở xã
Linh Sơn tại thời điểm điều tra lần sau và Nam Hòa sau can
thiệp (n = 325) 75
Bảng 3.24. Kiến thức, thái độ, thực hành về DDHL ở xã Nam Hòa trước
và sau can thiệp (n = 325) 76
Bảng 3.25. Kiến thức, thái độ, thực hành về DDHL của đối tượng ở xã
Linh Sơn tại điều tra ban đầu và điều tra lần sau (n = 325) 77
Bảng 3.26. Kiến thức, thái độ, thực hành về PCTM ở xã Linh Sơn tại thời
điểm điều tra ban đầu và Nam Hòa trước can thiệp (n = 325) 78
Bảng 3.27. Kiến thức, thái độ, thực hành về PCTM ở xã Linh Sơn tại thời
điểm điều tra lần sau và Nam Hòa sau can thiệp (n = 325) 79
Bảng 3.28. Kiến thức, thái độ, thực hành về PCTM của đối tượng ở xã
Nam Hòa trước và sau can thiệp (n = 325) 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ix
Bảng 3.29. Kiến thức, thái độ, thực hành về PCTM của đối tượng ở xã
Linh Sơn tại điều tra ban đầu và điều tra lần sau (n = 325) 81
Bảng 3.30. Hiệu quả thực sự tới KAP về VSMT, DDHL và PCTM của
mô hình can thiệp cho phụ nữ DTSD xã Nam Hòa 82
Bảng 3.31. Tình hình sử dụng các món ăn trong 2 bữa chính (120 bữa)
mỗi ngày và tỷ lệ uống viên sắt ở PNCT xã Nam Hoà 83
Bảng 3.32. Giá trị năng lượng và dinh dưỡng khẩu phần của PNCT
người DTSD xã Nam Hòa sau can thiệp 84

Bảng 3.33. So sánh tỷ lệ thiếu máu và nhiễm giun móc ở PNCT Linh
Sơn điều tra ban đầu và Nam Hoà trước can thiệp (n = 110) 85
Bảng 3.34. So sánh tỷ lệ thiếu máu và nhiễm giun ở PNCT Linh Sơn
điều tra lần sau và Nam Hòa sau can thiệp (n = 110) 85
Bảng 3.35. Thay đổi tỷ lệ thiếu máu ở PNCT xã Nam Hòa (n = 110) 86
Bảng 3.36. So sánh tỷ lệ thiếu máu ở PNCT xã Linh Sơn (n = 110) 87
Bảng 3.37. Hiệu quả thực sự tới tình hình thiếu máu của mô hình can
thiệp PCTM cho phụ nữ DTSD tại xã Nam Hòa 87





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu 50
Biểu đồ 3.2. Trình độ học vấn của phụ nữ tuổi sinh đẻ 51
Biểu đồ 3.3. Các nguồn TT - GDSK phụ nữ tiếp nhận nhiều nhất 52
Biểu đồ 3.4. KAP về VSMT, DDHL và PCTM 55
Biểu đồ 3.5. Mức độ thiếu máu ở PNCT (Hb < 110g/l, n = 220) 56
Biểu đồ 3.6. Tổng hợp các dấu hiệu thiếu máu lâm sàng (n = 1.384) 57
Biểu đồ 3.7. Tần suất của các dấu hiệu thiếu máu lâm sàng 58
Hình 2.1 . Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ
Hình 2.2. Bản đồ hành chính xã Nam Hoà
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu can thiệp 35
Hình 2.4. Sơ đồ hoạt động của mô hình 36
Hình 3.1. Sơ đồ cây nguyên nhân thiếu máu ở người phụ nữ Sán Dìu 65





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Một trong những vấn đề sức khỏe ở phụ nữ có thai là tình trạng thiếu
máu. Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu máu, trong đó thiếu máu dinh
dƣỡng là phổ biến nhất và quan trọng hơn đối với sức khỏe cộng đồng.
Thiếu máu dinh dƣỡng tập trung nhiều nhất ở phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con
bú, trẻ em dƣới 5 tuổi và lứa tuổi học sinh [41], [47]. Có tới 50% phụ nữ có
thai trên Thế giới bị thiếu máu, phần lớn là ở các nƣớc đang phát triển [134].
Ở Việt Nam thiếu máu ở phụ nữ có thai gặp nhiều ở nông thôn, những vùng
đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng sâu vùng xa [6], [84], [103].
Có nhiều yếu tố dinh dƣỡng tạo máu nhƣ: protein, sắt, đồng, kẽm, cobalt,
magnesi, acid folic, vitamin B
12
và các acid amin, tham gia cấu tạo, tổng hợp
hemoglobin, trong đó sắt chiếm vai trò quan trọng hơn cả [99], [101].
Thông thƣờng thiếu máu thiếu sắt trong thai nghén là do hậu quả của
chế độ ăn uống không đủ chất sắt, do cơ thể tăng nhu cầu sử dụng chất sắt
trong lúc mang thai và nuôi con bú, kết hợp với chửa đẻ nhiều lần, mất máu
do sẩy đẻ Hậu quả đã dẫn đến thiếu năng lƣợng, protein, thiếu sắt và tình
trạng cạn kiệt nguồn sắt dự trữ của cơ thể. Cuối cùng là thiếu máu thiếu sắt sẽ
xuất hiện [47], [132], [133]. Thiếu máu trong thai nghén dù do nguyên nhân
gì và ở mức độ nào, cũng có những ảnh hƣởng tới sức khỏe mẹ và sự phát
triển của con hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai. Thiếu máu ở phụ nữ có thai không

chỉ có ý nghĩa y học mà còn mang ý nghĩa xã hội rõ rệt, thực sự là vấn đề sức
khỏe cộng đồng.
Ở Việt Nam, cũng nhƣ nhiều quốc gia trên Thế giới, các chƣơng trình
bổ sung vi chất dinh dƣỡng đã đƣợc thực hiện hàng chục năm nay, một số vấn
đề đã đƣợc giải quyết tốt nhƣ bổ sung vitamin A, Iode cho trẻ em [13]. Tuy
nhiên vẫn còn những hạn chế trong vấn đề phòng chống thiếu máu ở phụ nữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
có thai. Thực trạng này chủ yếu tập trung ở những vùng đồng bào các dân tộc
thiểu số miền núi, trong đó có có ngƣời dân tộc Sán Dìu. Ngƣời Sán Dìu với
đặc thù dân tộc, nhận thức còn hạn chế, kinh tế còn khó khăn, còn có nhiều
phong tục tập quán sinh hoạt lạc hậu [1], [2]. Ngoài ra còn những khó khăn
trong phòng chống các bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là giun móc.
Đã có chƣơng trình Quốc gia và nhiều công trình nghiên cứu về các vấn
đề phòng chống thiếu máu dinh dƣỡng. Tuy nhiên, các vấn đề mang tính đặc thù
của ngƣời dân tộc thiểu số còn ít đƣợc đề cập tới. Cũng nhƣ các dân tộc khác,
ngƣời dân tộc Sán Dìu đang đƣợc hƣởng những chế độ chăm sóc sức khoẻ nói
chung, hoạt động của các chƣơng trình tuy có ý nghĩa rất tích cực, nhƣng tác
dụng chƣa đồng đều và chƣa thật sự hiệu quả. Bởi vậy tỷ lệ thiếu máu dinh
dƣỡng ở phụ nữ ngƣời dân tộc Sán Dìu nói chung và của phụ nữ có thai nói
riêng còn ở mức cao. Nên chăng cần có những giải pháp dành cho ngƣời dân tộc
Sán Dìu, cho phù hợp và có hiệu quả hơn.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài
“Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ Sán Dìu trong thời kỳ mang thai tại huyện
Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả của biện pháp can thiệp”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở phụ nữ
có thai người dân tộc Sán Dìu tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

2. Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp phòng chống
thiếu máu ở phụ nữ có thai người dân tộc Sán Dìu.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ có thai
1.1.1. Đặc điểm sinh lý của phụ nữ có thai
Khi có thai, cơ thể ngƣời mẹ có những thay đổi về giải phẫu và sinh lý,
bởi sự đáp ứng với nội tiết rau thai và nhu cầu lớn lên của thai nhi. Sau khi
sinh, các cơ quan, bộ phận và những thay đổi sinh lý của cơ thể ngƣời mẹ sẽ
dần trở lại bình thƣờng, trừ vú vẫn tiếp tục hoạt động chế tiết sữa, cùng với nhu
cầu dinh dƣỡng tiếp tục duy trì ở mức cao để nuôi con bú [6].
Ở phụ nữ có thai (PNCT), vào tháng thứ 7 của thai nghén, khối lƣợng
tuần hoàn tăng thêm gần 50% so với trƣớc khi có thai, do thể tích huyết tƣơng
và khối huyết cầu đều tăng, kết quả là thể tích máu toàn phần tăng lên. Nhƣng
do thể tích huyết tƣơng tăng cao hơn thể tích khối huyết cầu, do đó hàm lƣợng
Hemoglobin (Hb) và tỷ lệ hematocrit (HCT) sẽ trở nên giảm, gây ra tình trạng
thiếu máu. Đồng thời với sự gia tăng nhu cầu và chuyển hóa đƣờng, đạm, mỡ,
vitamin, khoáng chất trong thai nghén cũng rất cao [127].
Với PNCT, nếu mất sự cân bằng và không đáp ứng đủ nhu cầu dinh
dƣỡng của cơ thể, sẽ dẫn tới thiếu hụt năng lƣợng, thiếu các chất dinh dƣỡng
và thiếu máu dinh dƣỡng (TMDD), trong đó quan trọng nhất là sự thiếu hụt
của 4 yếu tố: sắt, acid folic, vitamin B
12
và protein. Tình trạng TMDD là một

trong những vấn đề về sức khỏe cộng đồng hay gặp nhất ở PNCT [22], [79].





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Bảng 1.1. Nhu cầu dinh dƣỡng hàng ngày cho phụ nữ tuổi sinh đẻ, PNCT
và bà mẹ nuôi con bú (BMNCB)
Các thành phần
Phụ nữ
tuổi sinh đẻ
PNCT
BMNCB
(Từ 0 - 6 tháng)
Năng lƣợng (KCal)
2.220
2.500
2.700
Protein (g)
50
60
65
Vitamin A (µg RE)
700
770
1.300
Vitamin D (µg)

5
5
5
Vitamin E (mg)
15
15
15
Vitamin K (µg)
90
90
90
Vitamin C (mg)
75
85
120
Folate (µg)
400
600
500
Vitamin B
12
(µg)
2,4
2,6
2,8
Calcium (mg)
1.000
1.000
1.000
Sắt (Iron - mg)

18
27
9
Kẽm (Zinc - mg)
8
11
12
Iodine (µg)
150
220
290
Manganese (mg)
1,8
2,0
2,6

Nguồn: tổng hợp từ "Kiến thức dinh dưỡng hiện nay - Present
knowledge in Nutrition", trang 406, [90].
Qua bảng trên cho thấy, nhu cầu về năng lƣợng và các chất dinh dƣỡng
cũng đều tăng cao ở PNCT, trong đó phải kể tới 4 yếu tố là protein, sắt, acid
folic và vitamin B
12
.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
1.1.2. Thiếu máu trong thai nghén
1.2.1.1. Khái niệm về thiếu máu
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu máu là tình trạng giảm số

lƣợng hồng cầu (SLHC), giảm hàm lƣợng Hb trong một đơn vị thể tích máu,
dẫn đến tình trạng rối loạn vận chuyển khí oxy và khí cacbonic, gây tình trạng
thiếu oxy tổ chức, trong đó sự thiếu hụt Hb là quan trọng nhất. Thiếu máu là
hiện tƣợng bệnh lý hay gặp trong thai nghén, xảy ra khi mất sự cân bằng giữa
hai quá trình sản xuất hồng cầu (HC) với nhu cầu tăng về SLHC và khối
lƣợng máu [6], [131].
1.1.2.2. Quan niệm về thiếu máu ở phụ nữ có thai
- Trƣớc đây các tác giả Âu - Mỹ, lấy tiêu chuẩn nhƣ sau [128], [131]:
+ Hb từ 13,7- 14g/dl
+ Hb > 11g/dl
+ Hb từ 10 - 11g/dl
+ Hb < 10g/dl
Bình thƣờng.
Không thiếu máu
Thiếu máu sinh lý
Thiếu máu thật sự
- Hiện nay, WHO đƣa tiêu chuẩn thiếu máu là: Hb < 120g/l với phụ nữ
không có thai và Hb < 110g/l với PNCT. Tiêu chuẩn này vẫn đƣợc sử dụng
rộng rãi ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới [48], [81], [128].
1.1.2.3. Phân loại nguyên nhân thiếu máu
+ Do thiếu nguyên liệu tạo máu: thiếu sắt, acid folic, vitamin B
12
,
protein Đây là những nguyên nhân gây thiếu máu chủ yếu trong thai nghén,
thực chất đó là loại TMDD [6], [47], [116], [132].

+ Do chảy máu, mất máu cấp hoặc mạn tính, nhƣ: sảy thai băng huyết,
sinh đẻ nhiều, bệnh sốt rét, giun sán, chủ yếu là giun móc Ngoài ra còn các
nguyên nhân khác, nhƣ: tan máu, bệnh lý cơ quan tạo máu [6], [81].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
1.1.3. Thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ có thai
Các yếu tố dinh dƣỡng chủ yếu có liên quan với quá trình tạo máu là:
sắt, acid folic, vitamin B
12
và protein (bảng 1.1). Thông thƣờng bổ sung sắt ở
PNCT bằng ăn uống là không đáp ứng đƣợc đầy đủ [6], [114], [130], [131].
1.1.3.1. Thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ có thai
- Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt (TMTS) ở PNCT là do lƣợng sắt
đƣa vào giảm, trong khi nhu cầu tăng cao, do nôn nghén, giảm độ toan dịch
vị, chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu thức ăn nguồn gốc động vật [47], [90].
- Trên lâm sàng, sự thiếu sắt có thể diễn ra trƣớc khi thiếu máu thực sự,
chỉ khi lƣợng Hb giảm rõ rệt mới gây ra các triệu chứng thực thể [80], [132].
- Triệu chứng cận lâm sàng: đây là loại thiếu máu nhƣợc sắc, Hb giảm
nhiều hơn giảm số lƣợng HC. TMTS làm tăng nguy cơ thiếu vitamin A, B
12
,
C và E, thiếu acid folic và riboflavin (vitamin B
2
). Sắt huyết thanh giảm dƣới
500g/l, ferritin huyết thanh giảm dƣới 30g/l và chỉ số bão hoà transferin
cũng giảm dƣới 16% [75], [91], [101], [119], [121].
1.1.3.2. Thiếu máu do thiếu acid folic ở phụ nữ có thai
Acid folic (folat, vitamin B
9
) là chất cần thiết góp phần tạo HC và có ảnh
hƣởng đến sự tổng hợp DNA và RNA, liên quan mật thiết đến quá trình phân
chia nhân và nhân đôi tế bào. Thiếu acid folic ở PNCT sẽ gây khiếm khuyết

ống tủy và nguy cơ dị tật đốt sống của thai nhi [101].
- Nguyên nhân: lƣợng acid folic cung cấp thiếu do chế độ ăn uống thiếu
(thƣờng kèm theo đói protein năng lƣợng), do nghén nặng, do sai lầm trong
dinh dƣỡng dẫn tới ăn thiếu các thức ăn giàu acid folic. Giảm hấp thu acid
folic do bệnh lý của đƣờng tiêu hoá [101]. Nhu cầu tăng quá mức khi chửa đẻ
nhiều, đẻ dầy, đa thai… [6], [46], [75], [80], [81].
- Triệu chứng:
+ Lâm sàng thƣờng nghèo nàn, chỉ thấy rõ khi thiếu máu vừa hoặc nặng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
+ Cận lâm sàng: tuỷ đồ thấy nhiều nguyên HC khổng lồ trƣởng thành
không đồng đều. Định lƣợng acid folic huyết thanh giảm dƣới 3ng/ml [6].
1.1.3.3. Thiếu máu do thiếu vitamin B
12
ở phụ nữ có thai
Vitamin B
12
là yếu tố quan trọng với cơ thể tuy nhu cầu không lớn,
thiếu vitamin B
12
gây ra thiếu máu và rối loạn chức năng của hệ thần kinh.
TMDD do thiếu vitamin B
12
đơn thuần hiếm gặp, thƣờng phối hợp với thiếu
máu do thiếu các yếu tố dinh dƣỡng khác [75], [111].
- Nguyên nhân thiếu vitamin B
12
: do cung cấp thiếu vì chế độ ăn uống

kiêng khem hoặc mất cân đối, thiếu thức ăn động vật trong khi đó nhu cầu
vitamin B
12
lại tăng lên. Do hấp thu kém ở ngƣời có bệnh dạ dầy, ruột. Một số phụ
nữ thiếu vitamin B
12
bẩm sinh nhƣ bệnh Biermer. Các bệnh nhiễm trùng mạn tính,
bệnh lý ở gan làm rối loạn chuyển hoá và dự trữ vitamin B
12
[114], [125].
- Triệu chứng lâm sàng: xảy ra từ từ, phối hợp các triệu chứng thiếu
máu với các bệnh lý cơ quan tiêu hoá, thần kinh.
- Triệu chứng cận lâm sàng: SLHC giảm, bạch cầu và tiểu cầu giảm nhẹ,
bạch cầu hạt giảm và nhân chia nhiều múi, MCH tăng, vitamin B
12
huyết thanh
giảm dƣới 100pg/ml, dịch vị thiểu toan hoặc vô toan [81].
1.1.3.4. Thiếu máu do thiếu protein ở phụ nữ có thai
Đây là loại thiếu máu không chỉ thiếu protein đơn thuần mà thƣờng kèm
theo thiếu sắt, acid folic, vitamin và các yếu tố vi lƣợng khác [100].
- Nguyên nhân: chế độ ăn nghèo protein, thói quen ăn kiêng ở nơi có
tập tục lạc hậu. Hấp thu kém do nghén hoặc do bệnh lý đƣờng tiêu hoá. Do
tăng cao nhu cầu protein ở phụ nữ đẻ nhiều, đẻ dầy, đa thai, tiền sử băng
huyết ở các lần đẻ trƣớc… [9], [46], [93], [126].
- Lâm sàng: suy dinh dƣỡng đi trƣớc thiếu máu, tính chất thiếu máu
nhƣợc sắc, định lƣợng có protein máu giảm, albumin giảm [21].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8

1.1.4. Nguyên nhân thiếu máu ở phụ nữ có thai
1.1.4.1. Cung cấp dinh dưỡng không đầy đủ
Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu máu ở PNCT, thiếu máu do cung
cấp dinh dƣỡng không đầy đủ dẫn tới không đáp ứng đủ năng lƣợng, protein,
sắt, các vitamin và các yếu tố vi lƣợng cần thiết. Đồng thời khi bị nghén, nôn
nhiều làm tăng nguy cơ thiếu dinh dƣỡng. TMTS ở PNCT chiếm từ 70% đến
hơn 80% các trƣờng hợp thiếu máu [47], [62], [63], [68], [75].
1.1.4.2. Nhu cầu về sắt và các chất dinh dưỡng tăng cao
Trong thời kỳ mang thai, thai nhi tiếp thu lƣợng lớn chất sắt từ cơ thể
ngƣời mẹ qua rau thai. Mẹ rất dễ bị thiếu máu do thiếu sắt, biểu hiện rõ nhất ở
phụ nữ có chửa đa thai, đẻ nhiều, các lần chửa đẻ gần nhau (<2 năm). Phụ nữ
lứa tuổi sinh đẻ, hàng tháng bị mất một lƣợng sắt theo kinh nguyệt, trẻ em
bƣớc vào tuổi dậy thì và trẻ em dƣới 1 tuổi là đối tƣợng có nguy cơ cao về
thiếu máu [47], [90], [130].
1.1.4.3. Khẩu phần ăn uống hàng ngày không hợp lý
Khẩu phần hàng ngày thiếu các thực phẩm có nhiều vi chất có giá trị
sinh học cao, nhiều chất có lợi cho việc hấp thu vi chất nhƣ: protein, vitamin
C cho hấp thu sắt, dầu mỡ cho hấp thu vitamin A và caroten. Nhiều các chất
ức chế và ngăn cản việc hấp thu vi chất. Bởi vậy khẩu phần đầy đủ thịt cá sẽ
đảm bảo cung cấp đủ lƣợng sắt. Tuy nhiên nếu trong khi thiếu thịt cá, chỉ ăn
chủ yếu ngũ cốc, rau củ nhƣng đƣợc bổ sung vitamin C thì cũng là biện
pháp tốt, làm tăng hấp thu sắt [22], [47], [123], [132].
1.1.4.4. Bổ sung sắt chưa đầy đủ
Lƣợng sắt thực tế hiện nay của bữa ǎn ngƣời Việt Nam chỉ đạt khoảng
30% - 50% nhu cầu, đó chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ TMTS ở nông
thôn thƣờng cao. TMTS thƣờng có nguyên nhân tiềm ẩn từ trƣớc khi mang
thai, vì vậy nếu phụ nữ tuổi sinh đẻ hoặc ngay cả các em gái tuổi vị thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9
niên đƣợc bổ sung viên sắt là rất có ý nghĩa. Tuy nhiên đa số phụ nữ chỉ
đƣợc tuyên truyền và cho uống viên sắt khi mang thai, ít có phụ nữ uống sắt
trƣớc khi mang thai và sau đẻ [5], [46], [68], [95].
PNCT đƣợc tƣ vấn và ghi đơn cho uống viên sắt ngay khi phát hiện có
thai là việc làm tốt. Song nếu có nôn nghén nhiều, uống viên sắt càng gây ra
nôn nhiều hơn, bởi vậy PNCT thƣờng sợ uống viên sắt và bỏ không uống
nữa, ngay cả khi đã hết nôn nghén. Theo khuyến cáo, uống viên sắt đƣợc
thực hiện càng sớm càng tốt, tuy nhiên dễ chấp nhận nhất nên bắt đầu vào
tuần 14 - 16, khi hết nôn nghén đã ăn uống tốt trở lại [6], [132].
1.1.4.5. Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng
Nhiễm trùng làm ảnh hƣởng tới bộ máy tiêu hóa, phá huỷ các tuyến
nhầy của dạ dày, làm cho ăn uống kém và mất ngon miệng. Đặc biệt nếu có
viêm dạ dày, do xoắn khuẩn Hélicobacter pylori sống ở hang vị, sẽ tiết ra men
urease, chuyển urê thành amoniac, làm cho môi trƣờng dạ dày kiềm hóa, đồng
thời sản sinh chất catalase, protease, lipase dẫn tới việc kém hấp thu các chất
dinh dƣỡng và các vi chất dinh dƣỡng [9], [93].
Nhiễm ký sinh trùng đƣờng ruột gây tác hại lớn, vì ký sinh trùng chiếm
mất chất dinh dƣỡng của cơ thể (nhƣ giun đũa), hút máu và gây chảy máu
thành ruột (nhƣ giun móc). Hậu quả nghiêm trọng nhất của giun móc là gây
mất máu mạn tính từ tá tràng và hỗng tràng, dẫn đến TMTS. Ngoài ra, giun
còn tiết ra chất độc nhƣ ascarridol, chất ức chế các men pepsin, cathepsin và
chymotrypsin của cơ thể dẫn tới chán ăn, rối loạn tiêu hoá [35], [69].
1.1.5. Hậu quả của thiếu máu trong thai nghén
1.1.5.1. Thiếu máu khi có thai ảnh hưởng đến sức khoẻ người mẹ
Thiếu máu làm tăng tỷ lệ các biến chứng trong thai nghén, nhƣ sảy thai,
băng huyết. Đồng thời làm tăng tỷ lệ đẻ khó, mổ lấy thai và tăng các biến cố
sau đẻ, nhƣ đờ tử cung băng huyết. Thiếu máu khi có thai cũng làm giảm sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
tăng cân sinh lý của ngƣời mẹ. Sức khỏe mẹ giảm sút, sức đề kháng giảm,
làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hậu sản, mắc các bệnh truyền nhiễm, tỷ lệ mắc
bệnh tăng và tỷ lệ tử vong của mẹ cũng tăng [6], [111].
1.1.5.2. Thiếu máu thai nghén ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sau đẻ
Thiếu máu khi có thai làm tăng tỷ lệ sảy, đẻ non, con chết lƣu và giảm
cân nặng sơ sinh. Thiếu máu nặng khi mang thai cũng làm sức đề kháng của
con giảm, tỷ lệ trẻ mắc bệnh tăng, ảnh hƣởng tới não bộ và sự phát triển trí
tuệ của trẻ, yếu giống nòi [90], [111], [132]. Những PNCT thiếu máu thì nồng
độ ferritin trong máu thai nhi thƣờng thấp đi kèm với trọng lƣợng trẻ sơ sinh
thấp, tăng tỷ lệ đẻ con thiếu tháng, nhẹ cân. Theo Milman (2008), PNCT đƣợc
uống sắt bổ sung thì con của họ sau đẻ có tỷ lệ thiếu máu thấp hơn và mức
ferritin huyết thanh cao hơn so với trẻ có mẹ không đƣợc bổ sung sắt. Mẹ
thiếu máu, nồng độ ferrintin trong máu sơ sinh thấp, dễ mắc bệnh nhiễm
khuẩn [68], [117], [120], [133].
1.1.6. Tình hình thiếu máu ở phụ nữ có thai
1.1.6.1. Tình hình thiếu máu ở PNCT trên thế giới
Thiếu máu ở PNCT gặp chủ yếu ở các nƣớc đang phát triển (36% đến
60%), mà trƣớc hết là ở tầng lớp những ngƣời nghèo khổ có thu nhập thấp
[47], [49], [102], [131].
- Ở Châu Á, một nghiên cứu sàng lọc TMTS với PNCT ở Malaysia
(2005), kết quả có 34,6% thiếu máu, trong đó 61,1% TMTS, chủ yếu là
TMDD [103]. Các nƣớc vùng trung bắc Á nhƣ Ấn Độ, Pakistan có tỷ lệ
PNCT thiếu máu cao nhất, có vùng lên tới 80%. Tỷ lệ thiếu máu của PNCT
vùng nam Ấn Độ ở các quí I, II, III là: 56,6%, 70,2% và 69,5% (2001).
Bangladesh có 32% phụ nữ trẻ nông thôn trƣớc kết hôn bị thiếu máu ở mức
dự trữ sắt cạn kiệt (Ferritin <12 g/l) [87], [89], [106]. Indonesia và các nƣớc
ở vùng đông nam Châu Á cũng có tỷ lệ thiếu máu cao (ở PNCT 70%, ở


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
BMNCB 50% và trẻ nhỏ 54%). Nhiều vùng nông thôn ở Trung Quốc có tỷ lệ
thiếu máu dao động khoảng 50 - 60% (2004), tỷ lệ thiếu máu thấp nhất là các
nƣớc tây nam Á, nhƣ Turkey là 29%, hầu hết là TMTS (2003) [98], [112],
[123], [124], [127], [134].
- Châu Phi, TMTS ở PNCT đứng đầu Thế giới với tỷ lệ từ 40 đến 90%
(2008) [95]. Gặp ở hầu hết các Quốc gia nghèo nàn lạc hậu, lại thƣờng kèm
theo các bệnh dịch, nhất là đại dịch HIV. Có nơi tỷ lệ TMTS lên tới 91,4%
với 20,1% là thiếu máu nặng, nhƣ vùng ven biển Kenya, Ethiopia và Zambia,
Burkina Faso là 66%, Malawi là 57%. Tỷ lệ thiếu máu ở vùng các nƣớc bắc
Phi nhƣ Mali là 36,8%, Tunisia 38% và Algieria là 75%. Tại Ghana, thiếu
máu ở PNCT chiếm 54%, trong đó gần 2/3 nguyên nhân là do sốt rét, sau đó
là TMTS. Tại Cộng hòa Nam Phi, nơi có tỷ lệ thiếu máu ở PNCT thấp nhất
châu Phi, chỉ có 25 - 27%, ngƣời ta cho rằng vì dụng cụ chế biến thức ăn của
ngƣời dân đƣợc làm bằng gang sắt là phổ biến nhất, đồng thời trong khẩu
phần ăn uống cũng có nhiều chất sắt, có tác dụng chống TMTS [95], [99],
[104], [115], [118], [132].
- Châu Mỹ, vùng trung Mỹ có tỷ lệ thiếu máu ở PNCT cao nhất,
Mexico 54%, Ecuado 46%, Costarica và Hunduras là 40%, Nicaragua và
Elsalvado là 20%, chủ yếu là do thiếu acid folic, hiếm có do thiếu vitamin
B
12
. Vùng Caribe có tỷ lệ thiếu máu ở PNCT còn cao, các nƣớc Jamaica,
Trinidat, Tabago chiếm 50%, chủ yếu là TMTS. Nƣớc nghèo nhƣ Peru, có tới
70,1%, những vùng khác dao động 25 - 35% [95], [99], [118], [130].
Các nƣớc bắc Mỹ có tỷ lệ thiếu máu thấp nhất, khoảng 35 - 38%, chủ
yếu gặp ở phụ nữ da mầu gốc Phi. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hàng năm có hơn
7,8 triệu trẻ gái vị thành niên và phụ nữ tiền mãn kinh TMTS, trong đó có 3,3

triệu phụ nữ trẻ cần chăm sóc điều dƣỡng vì thiếu máu [130], [132].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
- Các quốc gia phát triển, có tỷ lệ thiếu máu ở PNCT thấp nhất, ở Bỉ và
Australia chỉ có khoảng 5%, PNCT da trắng Hoa Kỳ 3,5%, Hồng Công 14%,
Singapor và Nhật Bản 15,3% [92], [108], [113].
Nhìn chung, tỷ lệ lƣu hành thiếu máu ở các nhóm có nguy cơ cao của
các nƣớc đang phát triển luôn dao động từ 35 đến 55% (PNCT 55%, trẻ em
tuổi 5 - 14 là 53%) cao nhất là các quốc gia Đông nam Châu Á, Đông Địa
trung hải tới Châu Phi [130].
Bảng 1.2. Một số nguyên nhân gây thiếu máu ở các vùng
CÁC VÙNG
Thiếu
Sắt
Sốt
Rét
Bệnh tế
bào
Huyết
tán
HIV/
AIDS
Giun
móc
Đẻ
nhiều
Cận Sahara Phi
+++

+++
++
+
++
++
+++
Bắc Phi
+++
+
+
++
+
+
++
Mỹ Latin
+++
+
+
+
+
+
+
Trung Á
+++
++
++
++
+
+
++

Đông - Địa Trung Hải
+++
++
++
++
+
+
++
Châu Âu
+
-
+
+
+
-
-
Đông nam Á
+++
++
+
+
+
+
++
Tây Thái Bình Dƣơng
+++
+
+
+
+

++
+

Nguồn: Warren et al (1993) và Fairbank (1999), trang 20 [130],
(Dấu +, ++ v à +++ là biểu hiện cường độ gặp nhẹ, vừa và nặng).
Có thể khái quát thấy rằng thiếu máu ở PNCT và trẻ em trên thế giới,
chủ yếu tập trung ở các nƣớc đang phát triển. Các nguyên nhân chính dẫn đến
thiếu máu là do thiếu dinh dƣỡng năng lƣợng, protein và các chất vi lƣợng,
trong đó TMTS có tần suất cao nhất. Ngoài ra các nguyên nhân do bệnh ký
sinh trùng sốt rét, bệnh nhiễm giun móc và chửa đẻ nhiều.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
1.1.6.2. Tình hình thiếu máu ở phụ nữ có thai tại Việt Nam
Những nghiên cứu đầu tiên về thiếu máu ở PNCT đƣợc tiến hành từ năm
1959 tại miền Nam Việt Nam, với tỷ lệ 50% PNCT bị thiếu máu, sau đó những
năm 1964 - 1972 có một số nghiên cứu tại Hà Nội cũng cho kết quả tƣơng tự.
Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về thiếu máu ở PNCT trên nhiều vùng
miền, tỷ lệ chung vẫn trong khoảng 50 - 60% [56], [62], [68].
Năm 1987 - 1989 Viện Dinh dƣỡng điều tra 2.471 phụ nữ, kết quả tỷ lệ
thiếu máu ở phụ nữ không có thai là 49% (nông thôn) và 32% (thành phố), ở
PNCT là 51% (nông thôn) và 41% (thành phố). Theo Hà Huy Khôi (1995), tỉ lệ
thiếu máu phổ biến ở phụ nữ và trẻ em: trẻ em dƣới 6 tháng tuổi là 61%, trẻ em
dƣới 5 tuổi là 45,3%, PNCT là 52,7% và phụ nữ tuổi sinh đẻ là 40,2% [49].
Tỷ lệ thiếu máu cao gặp ở tất cả các vùng sinh thái của nƣớc ta, theo
Nguyễn Thị Tuyết Mai (1994) tỷ lệ thiếu máu chung ở PNCT của thị xã Uông
Bí - Quảng Ninh là 43,3%, trong đó PNCT tuổi 22 - 29 và PNCT nông thôn có
tỷ lệ thiếu máu cao nhất (59,1% và 65%) [59].
Viện Dinh dƣỡng điều tra ở 53 tỉnh thành trong cả nƣớc (1996), cho thấy

có 52,3% PNCT bị thiếu máu. Nguyễn Chí Tâm (2002), điều tra 7 vùng sinh thái
với 140 xã trong cả nƣớc, thấy phụ nữ miền nam Trung bộ và Tây Nguyên có tỷ
lệ thiếu máu cao nhất (38,3%) và thấp nhất là vùng đồng bằng Sông Hồng [49],
[67], [68]
Nguyễn Viết Trung (2002) nghiên cứu 416 PNCT đến khám và quản lý
thai tại khoa Phụ Sản - Viện quân Y 103, thấy tỷ lệ thiếu máu chung ở PNCT là
37,02% và thiếu máu theo 3 giai đoạn của thai kỳ là 20%; 31,04%; 41,48% [75].
Nguyễn Xuân Ninh (2006) với nghiên cứu vùng sinh thái ở các tỉnh
và thành phố: Bắc Kạn, Bắc Ninh, Hà Nội, Huế, Đắc Lắc, An Giang cho
thấy tình hình thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở mức trung bình về ý

×