Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.67 KB, 80 trang )

Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay
thế, là thành phần quan trọng hàng đầu của sự sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, các cơ sở kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Đất đai là thành
quả lao động, đấu tranh của nhiều thế hệ ở nước ta tạo lập nên, luôn là vấn đề
xuyên suốt của mọi thời đại. Sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả
đã trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng
đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Việc khai thác, quản lý, sử dụng
hợp lý nguồn tài nguyên đất đai không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn
đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và phát triển xã hội.
Thực tế cho thấy, với quỹ đất có hạn, trong khi nhu cầu sử dụng đất
của xã hội ngày càng tăng đang đặt ra nhiều thách thức với con người và xã
hội. Những sai lầm của chúng ta trong quá trình sử dụng đất đã nẩy sinh nhiều
mâu thuẫn giữa phát triển và môi trường ngày càng gay gắt, đang làm hủy
hoại tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên đất đai nói riêng.
Nước ta đang trong tiến trình đổi mới, chủ động hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới trong điều kiện toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, một
trong các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội, đất đai luôn đặc biệt được
quan tâm. Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và
pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.


Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả
tỉnh, là vùng đất giàu truyền thống cách mạng và nhiều tiềm năng phát triển
kinh tế xã hội. Thành phố Thái Nguyên có nhiều lợi thế so sánh với các huyện
trong tỉnh vì gần thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài, có hệ thống
đường bộ bao gồm đường Quốc lộ 3 cũ đang cải tạo nâng cấp, Quốc lộ 37,
Quốc lộ 1B và trong tương lai gần là Quốc lộ 3 mới đạt tiêu chuẩn quốc tế
đường cao tốc, có hệ thống đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên, Thái Nguyên -
Lưu Xá - Kép, Thái Nguyên - Núi Hồng và tương lai có hệ thống đường sắt đi
các tỉnh lân cận trong khu vực. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm công
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2

nghiệp, trung tâm giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cao của tỉnh, đứng thứ 3
của cả nước, là trung tâm du lịch dịch vụ với khu du lịch nổi tiếng Hồ Núi
Cốc mang tầm cỡ quốc gia vừa được công bố quy hoạch, nơi đây cũng là
vùng đất hội tụ của con người ở mọi sứ sở của đất nước Việt Nam, có truyền
thống văn hóa lâu đời, mang bản sắc của vùng trung du miền núi Bắc bộ, có
vùng chè Tân Cương nổi tiếng trong và ngoài nước. Hiện nay thành phố Thái
Nguyên là điểm đến của nhiều nhà đầu tư hàng đầu thế giới và trong nước, đã
và đang tìm kiếm, đăng ký, dự kiến đầu tư vào thành phố trên nhiều lĩnh vực.
Với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong những
năm gần đây cũng như dự báo phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu sử dụng đất cũng như công tác
quản lý, sử dụng đất đai ở thành phố Thái Nguyên nói chung, của các tổ chức
kinh tế trên địa bàn thành phố nói riêng đang là một thách thức lớn đối với
công tác quản lý nhà nước về đất đai. Trong tình hình hiện nay việc vi phạm

pháp luật đất đai cả về quản lý và sử dụng còn diễn ra ở nhiều địa phương, ở
các xã, phường đặc biệt là của các tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất
để thực hiện các dự án đầu tư. Hiện tượng sử dụng đất sai mục đích, lấn
chiếm đất đai, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật, đất để hoang
hóa không sử dụng, chậm triển khai dự án, tình trạng “quy hoạch treo” chưa
được ngăn chặn kịp thời, vẫn còn xảy ra.
Trước thực trạng và yêu cầu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: Thực
trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với diện tích đất đã giao cho
các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá được thực trạng sử dụng đất đã giao cho các tổ chức kinh tế
thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình sử dụng đất đã giao.
Định hướng giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với diện tích đất đã
giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
1.3. Yêu cầu của đề tài
Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thái
Nguyên ảnh hưởng đến sử dụng đất.
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3

Thực trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất của thành phố Thái
Nguyên giai đoạn 2006 – 2010.
Điều tra tình hình sử dụng đất đối với diện tích đất đã giao cho các tổ
chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Phân tích đánh giá quá trình sử dụng đất đã giao cho các tổ chức kinh tế

thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Đưa ra các giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với diện tích đất đã
giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để hoạch định các chính sách
và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với tài nguyên đất của thành phố
Thái Nguyên. Là tài liệu tham khảo khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
đất đai của các huyện có điều kiện tương đồng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.







Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-
Lênin và các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về đất đai. Đất
đai là tài nguyên thiên nhiên, là sản phẩm của quá trình đấu tranh và lao động

của nhân dân ta, trong lực lượng sản xuất “lao động là cha, đất là mẹ sinh ra
của cải vật chất cho xã hội”. Do đất đai giữ một vị trí quan trọng trong đời
sống xã hội như vậy nên theo quan điểm của các nhà kinh điển Mác-xít thì đất
đai đóng một vai trò kinh tế và chính trị to lớn trong quá trình phát triển của
xã hội.
Toàn bộ đất đai ở nước ta thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất
quản lý là một định hướng chính trị cơ bản đã được ghi trong Hiến pháp năm
1992 để xác lập mối quan hệ sở hữu, quản lý và sử dụng đối với đất đai trong
giai đoạn cách mạng hiện nay ở nước ta. Luật đất đai năm 2003 còn xác định
rõ, cụ thể nội hàm của sở hữu toàn dân về đất đai, đó là: “Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” (khoản 1 Điều 5) [11].
Từ nhận thức trên, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên và luôn luôn
quan tâm đến vấn đề đất đai. Trong mỗi giai đoạn cách mạng đã ban hành
những đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật đất đai cho phù hợp, góp
phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của cách mạng đã đề ra.
Vì lẽ đó trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa X Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Hoàn thiện
luật pháp, cơ chế, chính sách về sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện đối
với đất đai, tài nguyên, vốn và các tài sản công để các nguồn lực này được
quản lý, sử dụng có hiệu quả”[3].
Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam (bổ sung, phát triển năm 2011)
đã ghi: “… Quản lý, bảo vệ, tái tạo và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên
quốc gia”[3].
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của Đảng Cộng sản
Việt Nam đã khẳng định: “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ,
Nguyn Th Tõm - Thc trng v gii phỏp s dng t cú hiu qu i vi
din tớch t ó giao cho cỏc t chc kinh t thuờ t trờn a bn thnh
ph Thỏi Nguyờn
S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn


5

mc tiờu bo v mụi trng vi phỏt trin kinh t - xó hi. i mi c ch
qun lý ti nguyờn v bo v mụi trng. a ni dung bo v mụi trng
vo chin lc, quy hoch, k hoch phỏt trin ngnh, lnh vc, vựng v cỏc
chng trỡnh, d ỏn. Cỏc d ỏn u t xõy dng mi phi bo m yờu cu v
mụi trng. Thc hin nghiờm ngt l trỡnh x lý cỏc c s gõy ụ nhim mụi
trng. Hon thin h thng lut phỏp v bo v mụi trng; xõy dng ch ti
mnh ngn nga, x lý cỏc hnh vi vi phm. Khc phc suy thoỏi, bo
v mụi trng v cõn bng sinh thỏi, nõng cao cht lng mụi trng. Thc
hin tt chng trỡnh trng rng, ngn chn cú hiu qu nn phỏ rng, chỏy
rng; tng din tớch cỏc khu bo tn thiờn nhiờn. Qun lý, khai thỏc v s
dng cú hiu qu ti nguyờn t, nc, khoỏng sn v cỏc ngun ti nguyờn
thiờn nhiờn khỏc[3].
Trong Bỏo cỏo Chớnh tr i hi ng b tnh Thỏi Nguyờn ln th
XVIII cng ó nờu: S dng hiu qu ngun ti nguyờn thiờn nhiờn, nht l
ti nguyờn khoỏng sn, ti nguyờn t phc v cho cụng nghip[4].
Ngh quyt i hi i biu ng b tnh Thỏi Nguyờn ln th XVIII,
nhim k 2010-2015 ó ghi: Tip tc y mnh cụng tỏc ci cỏch hnh chớnh,
cụng tỏc quy hoch, qun lý quy hoch, bi thng gii phúng mt bng, thu
hỳt u t, huy ng vn v cỏc ngun lc xó hi u t xõy dng kt cu h
tng kinh t - xó hi, phc v cho mc tiờu phỏt trin kinh t - xó hi ca tnh.
Tng cng cụng tỏc qun lý v bo v mụi trng: Thc hin tt Chin lc
bo v mụi trng Quc gia. Gn nhim v bo v mụi trng, bo v ti
nguyờn thiờn nhiờn vi quy hoch, k hoch phỏt trin kinh t - xó hi a
phng. Tng cng cụng tỏc tuyờn truyn, nõng cao nhn thc, trỏch nhim
ca tng cỏ nhõn v ton xó hi v s cn thit phi bo v mụi trng i
vi yờu cu phỏt trin bn vng. Nõng cao hiu qu hot ng ca c quan
chuyờn trỏch bo v mụi trng, kiờn quyt x lý nhng t chc, cỏc nhõn vi
phm Lut Bo v mụi trng [5].

V cng ti iu 15 Lut t ai 2003 quy nh: Nhà n-ớc nghiêm cấm
hành vi lấn, chiếm đất đai; không sử dụng, sử dụng đất không đúng mục đích;
vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đ-ợc công bố; huỷ hoại đất;
không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi sử dụng các quyền của
ng-ời sử dụng đất; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ,
trách nhiệm của ng-ời sử dụng đất.
Nguyn Th Tõm - Thc trng v gii phỏp s dng t cú hiu qu i vi
din tớch t ó giao cho cỏc t chc kinh t thuờ t trờn a bn thnh
ph Thỏi Nguyờn
S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn

6

Nhà n-ớc nghiêm cấm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, v-ợt quá
quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của ng-ời có thẩm quyền để làm trái các
quy định về quản lý đất đai.
2.1.2. C s phỏp lý ca ti
Thiờn nhiờn cha y nhng bớ n, rt kht khe nhng cng rt ho
phúng. T bao i nay, trong s dng t, ụng cha ta ó tớch lu c nhiu
kinh nghim, ỳc kt li thnh nhng cõu ng ngụn, truyn t i ny qua i
khỏc nh: "t no cõy y", "khoai t l, m t quen" Hin nay, nhng
kinh nghim ny ó c ỏnh sỏng ca khoa hc v cụng ngh lm sỏng t.
S ho quyn gia nhng kinh nghim truyn thng vi khoa hc, cụng ngh
hin i ó to ra nhng giỏ tr mi trong s dng t. Tht vy, núi ti s
dng t hp lý, nht thit phi i ụi vi bo v v bi dng t, xong
mun bo v t mt cỏch c bn khụng th ch ỏp dng mt bin phỏp duy
nht. Nu ch ỏp dng bin phỏp n c, thiu tớnh tng hp thỡ bin phỏp ú
s mang li hiu qu thp v khụng ớt trng hp mt s mt yu ca bin
phỏp ú s nhanh chúng bc l v ngay tc khc b cỏc mc tiờu chung ph
nh.

Khi xó hi phỏt trin trỡnh cao, vic s dng t luụn hng ti mc
tiờu kinh t nhm t c li nhun ti a trờn mt n v din tớch t nht
nh nh xõy dng cỏc khu cụng nghip, khu ch xut, trang tri sn xut quy
mụ ln Bờn cnh ú, mt phn din tớch t khụng nh s dng phc v
nhu cu sinh hot, n cng nh tha món i sng tinh thn ca con ngi
nh xõy dng nh , h thng giao thụng, cỏc cụng trỡnh dch v th dc th
thao, vn húa xó hi, m mang phỏt trin ụ th v khu dõn c nụng thụn
Tuy nhiờn, trong quỏ trỡnh s dng t, cỏc mc ớch s dng t nờu
trờn luụn ny sinh mõu thun lm cho mi quan h gia con ngi v t ai
ngy cng cng thng. Nhng sai lm liờn tc ca con ngi trong quỏ trỡnh
s dng t (sai lm cú ý thc hoc vụ ý thc) dn n hy hoi mụi trng
núi chung v mụi trng t núi riờng (l lt, hn hỏn, chỏy rng, trt l
t) liờn tc xy ra vi quy mụ ngy cng ln v mc ny cng nghiờm
trng lm cho mt s chc nng ca t b yu i. tha món nhu cu ca
con ngi c v 3 li ớch kinh t - xó hi mụi trng nht thit phi gii
quyt cỏc xung t ny s dng t cú hiu qu. Vic s dng t nh mt
th thng nht to ra iu kin gim thiu nhng xung t, to ra hiu qu
s dng cao v liờn kt c s phỏt trin kinh t - xó hi vi bo v mụi
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7

trường và nâng cao chất lượng môi trường. Sử dụng đất hợp lý, bền vững là
hài hòa được các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường.
Chính vì vậy, cần phải hiểu rõ được tầm quan trọng của Tài nguyên đất.
Từ đó, đưa ra những kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này một
cách hợp lý nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho nhu cầu của hiện

tại nhưng không làm ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ tương lai.
Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành
chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn
tại và phát triển của nhân loại, bởi nhiều lẽ [6]:
Một là, tài nguyên đất vô cùng quý giá. Bất kỳ nước nào, đất đều là tư
liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành
kinh tế quốc dân. Nói đến tầm quan trọng của đất, từ xa xưa, người Ấn Độ,
người Ả-rập, người Mỹ đều có cách ngôn bất hủ: “Đất là tài sản vay mượn
của con cháu”. Người Mỹ còn nhấn mạnh “ đất không phải là tài sản thừa kế
của tổ tiên”. Người Ét-xtô-ni-a, người Thổ Nhĩ Kỳ coi “có một chút đất còn
quý hơn có vàng”. Người Hà Lan coi “mất đất còn tồi tệ hơn sự phá sản”. Gần
đây trong báo cáo về suy thoái đất toàn cầu, UNEP (Chương trình môi trường
Liên Hiệp Quốc) khẳng định “Mặc cho những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vĩ
đại, con người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất”. Đối với Việt Nam, một
đất nước với “Tam sơn, tứ hải, nhất phân điền”, đất càng đặc biệt quý giá.
Hai là, tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi. Trong
đó phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, dốc, nghèo dinh
dưỡng, hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt động sản
xuất hoặc do bom đạn chiến tranh. Diện tích đất có khả năng canh tác của lục
địa chỉ có 3.030 triệu ha. Hiện nhân loại mới khai thác được 1.500 triệu héc-ta
đất canh tác.
Ba là, diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm
do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng
kỹ thuật. Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay
chỉ còn 0,23 ha, ở nhiều quốc gia khu vực châu Á, Thái Bình Dương là dưới
0,15 ha, ở Việt Nam chỉ còn 0,11 ha. Theo tính toán của Tổ chức Lương thực
thế giới (FAO), với trình độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có
đủ lương thực, thực phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác.
Bốn là, do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả
của chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái

Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8

hóa, hoặc ô nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều
hậu quả nghiêm trọng khác. Trên thế giới hiện có 2.000 triệu héc-ta đất đã và
đang bị thoái hóa, trong đó 1.260 triệu héc-ta tập trung ở châu Á, Thái Bình
Dương. Ở Việt Nam hiện có 16,7 triệu héc-ta bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua
nhiều, 9 triệu héc-ta đất có tầng mỏng và độ phì thấp, 3 triệu héc-ta đất
thường bị khô hạn và sa mạc hóa, 1,9 triệu héc-ta đất bị phèn hóa, mặn hóa
mạnh. Ngoài ra tình trạng ô nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật,
chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, sản xuất, dịch vụ và
chất độc hóa học để lại sau chiến tranh cũng đáng báo động. Hoạt động canh
tác và đời sống còn bị đe dọa bởi tình trạng ngập úng, ngập lũ, lũ quét, đất
trượt, sạt lở đất, thoái hóa lý, hóa học đất
Năm là, lịch sử đã chứng minh sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành
trên đất tốt mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu
cần thiết cho canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí
hàng vạn năm. Vì vậy, mỗi khi sử dụng đất đang sản xuất nông nghiệp cho
các mục đích khác cần cân nhắc kỹ để không rơi vào tình trạng chạy theo lợi
ích trước mắt.
Nhằm quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý phục
vụ mục tiêu phát triển bền vững cho nhu cầu của hiện tại những không làm
ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ tương lai, trong những năm qua Đảng và
Nhà nước ta đã tập trung tháo gỡ những khó khăn, mà bước đột phá đầu tiên
là Luật Đất đai năm 1993, sửa đổi năm 1998, năm 2001 và Luật Đất đai năm
2003 đã được Quốc hội thông qua. Bên cạnh đó, nhiều bộ luật liên quan khác

cũng đã được ban hành, như Luật Bảo vệ và phát triển rừng; Luật Bảo vệ môi
trường; và các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành Luật do
Chính phủ, các bộ, ngành, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành. Sau đây là
những cơ sở pháp lí được nghiên cứu để thực hiện đề tài.
- Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật:
+ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
+ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9

+ Nghị định của Chính phủ số 181/2004/NĐ – CP ngày 29 tháng 10
năm 2004 về thi hành Luật Đất đai 2003.
+ Thông tư số 01/2005/TT- BTNMT ngày 13 ngày 4 tháng 2004 hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ- CP ngày 29 tháng 10
năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
+ Nghị định số 182/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
+ Thông tư số 05/2006/TT-BTNMT ngày 24 tháng 05 năm 2006
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 182/2004/NĐ – CP ngày
29/10/2004 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
đai.
+ Nghị định số 188/2004/NĐ – CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của
Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
+ Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26 Tháng 11 năm 2004 hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ

về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
+ Nghị định số 197/2004/NĐ – CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của
Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
+ Nghị định số 198/2004/NĐ – CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của
Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
+ Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng
12 năm 2004 về thu tiền sử dụng đất.
+ Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 về việc sửa
đổi bổ sung một số điều của các Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật
Đất đai.
+ Nghị định số 84/2007/NĐ – CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của
Chính phủ về quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi và
giải quyết khiếu nại về đất đai.
+ Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 7 năm 2007 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường; Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-
BTNMT ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Liên bộ Tài chính – Tài nguyên và
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10

Môi trường, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-
CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính Phủ.
+ Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 7/12/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về kiểm kê quỹ đất của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất .
+ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính

phủ qui định bổ sung về qui hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư.
+ Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 Quy
định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất,
giao đất, cho thuê đất
+ Chỉ thị số 134/CT-TTg ngày 20/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức
được nhà nước giao đất cho thuê đất.
- Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai của UBND tỉnh Thái
nguyên:
+ Chỉ thị số 16/2004/CT-UB ngày 13 tháng 8 năm 2004 của UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc triển khai thực hiện Luật Đất đai 2003.
+ Nghị Quyết số 02/2005/NQ-HĐND ngày 25 tháng 7 năm 2005 của
HĐND tỉnh Thái Nguyên chuyên đề về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư.
+ Quyết định số 1883/2005/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2005 của
UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành quy định về hạn mức đất ở khi giao đất và
hạn mức công nhận đất ở đối với trường hợp thửa đất có vườn, ao khi cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn
tỉnh.
+ Quyết định số 326/2006/QĐ- UBND ngày 27 tháng 2 năm 2006 của
UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy trình về thu hồi đất, quản lý
quỹ đất đã thu hồi, trình tự thủ tục xin giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
+ Quyết định số 867/2007/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2007 của
UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về thu hồi đất, quản lý
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11

quỹ đất đã thu hồi; trình tự, thủ tục xin giao đất, cho thuê đất, chuyển mục
đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
+ Quyết định số 12 /2011/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định về cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với
đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Quyết định này thay thế Quyết định số
868/2007/QĐ-UBND, ngày 14 tháng 5 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Thái Nguyên).
+ Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 05 tháng 1 năm 2010 của UBND
tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi nhà nước thu hồi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Tình hình sử dụng đất trên Thế giới và trong nƣớc
2.2.1. Tình hình sử đất trên Thế giới
Trong những bước đi ban đầu của công nghiệp hóa, chính nông thôn vừa
là nguồn cung cấp lao động, vừa là thị trường của công nghiệp. Nhưng càng
vào giai đoạn cuối của công nghiệp hóa và đô thị hóa, vai trò của nông nghiệp
ngày càng giảm sút. Trước tác động của quy luật thị trường, nhiều nước đã cố
gắng phát triển nông nghiệp, nhưng vẫn không giữ được an ninh lương thực,
nên ngày càng phải lệ thuộc vào thị trường bên ngoài. Điều đó đặc biệt nguy
hiểm đối với những nước đông dân. Một số nước đến lúc công nghiệp đã đạt
trình độ phát triển cao, thì chính phủ lại phải hỗ trợ nông nghiệp rất nhiều.
Việc bảo hộ nông nghiệp đã trở nên cần thiết tới mức các nước giàu khó lòng
cắt bỏ được và đây cũng chính là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong các vòng
đàm phán của Tổ chức Thương mại Thế Giới (WTO), mà 5 năm gần đây thế
giới đã chứng kiến những thất bại liên tiếp trong các vòng đàm phán Đô-ha.
Ở các nước Đông Á, trong thời kỳ công nghiệp hóa do có ít đất (đất nông
nghiệp chỉ còn dưới ngưỡng 400 m

2
/người) nên phải nhập thức ăn ngày càng
nhiều. Ở Nhật Bản có dự báo rằng, trong 10 năm tới sẽ không còn nông
nghiệp nữa, vì hiện nay chỉ có người già làm ruộng! Nông dân Hàn Quốc
đang gặp nhiều khó khăn trong điều kiện toàn cầu hóa, nên họ đang đấu tranh
chống lại quá trình này rất mãnh liệt. Chỉ có Đài Loan chú ý đến nông nghiệp
hơn cả, nhưng đến nay cũng đã phải nhập thức ăn ngày càng nhiều. Trung
Quốc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong nông nghiệp, vì sản xuất
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12

lương thực có xu hướng giảm dần và đang lo thiếu lương thực vì việc cung
cấp cho hơn 1,3 tỉ người.
Theo tài liệu của Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO) thì diện tích của
phần đất liền của các lục địa là 13.400 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng
băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó có 1.500 triệu ha
(11%) là đất canh tác, 3.200 triệu ha (24%) là đồng cỏ chăn nuôi gia súc,
4.100 triệu ha (31%) là diện tích rừng và đất rừng; 4.400 triệu ha (34%) còn
lại là diện tích đất dùng vào các việc khác (dân cư, đầm lầy, đất ngập mặn ).
Diện tích đất có thể dùng cho canh tác được đánh giá vào khoảng 3.200 triệu
ha, hiện mới khai thác khoảng 1.500 triệu ha. Tại các vùng khác nhau, các
nước khác nhau, tỉ lệ đất đã sử dụng canh tác so với đất có tiềm năng canh tác
cũng khác nhau. Đáng chú ý là khu vực Châu Á, tỉ lệ này rất cao, đạt đến
92%; trái lại, ở Châu Mỹ Latinh con số này chỉ đạt 15%, các nước phát triển
là 70%, các nước đang phát triển là 36%. Trong diện tích đất canh tác, đất cho
năng suất cao chiếm 14 %, năng suất trung bình là 28% và năng suất thấp là

58%.
Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, kinh tế nông
nghiệp trở nên khó khăn hơn. Hoang mạc hoá hiện đang đe doạ 1/3 diện tích
trái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người. Một diện tích lớn đất
canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động gián
tiếp của sự gia tăng dân số. Ở Việt Nam từ năm 1978 đến nay, 130.000 ha bị
lấy cho thủy lợi, 63.000 ha cho phát triển giao thông, 21 ha cho các khu công
nghiệp.
Theo số liệu của Viện Tài nguyên Thế giới, năm 1993 quỹ đất của toàn
thế giới khoảng 13 tỉ ha, mật độ dân số 43 người/km
2
. Một số nước có quỹ đất
hạn hẹp như Hà Lan, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore (chỉ
0,3ha/người). Diện tích nước ta là trên 33 triệu ha diện tích bình quân đầu
người khoảng 0,4 ha. Quỹ đất trồng trọt tăng không đáng kể trong khi dân số
tăng nhanh nên diện tích đất trên đầu người ngày càng giảm. Đất ngày bị sa
mạc hóa, bạc màu… do sự khai thác của con người.
Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái
nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá,
mặn hoá, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất
nông nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hoá do biến
động khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13

năm mở rộng lấn mất 100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thoái hoá môi

trường đất có nguy cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong
25 năm tới.
Tỷ trọng đóng góp gây thoái đất trên thế giới như sau: mất rừng 30%,
khai thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi, ) 7%, chăn thả gia súc quá
mức 35%, canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, công nghiệp hoá gây ô
nhiễm 1%. Vai trò của các nguyên nhân gây thoái hoá đất ở các châu lục
không giống nhau: ở Châu Âu, Châu Á, Nam Mỹ mất rừng là nguyên nhân
hàng đầu, Châu Đại Dương và Châu Phi chăn thả gia súc quá mức có vai trò
chính yếu nhất, Bắc và Trung Mỹ chủ yếu do hoạt động nông nghiệp.
Xói mòn rửa trôi: Mỗi năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân
thoái hoá đất, trong đó nước đóng góp 55,7% vai trò, gió đóng góp 28% vai
trò, mất dinh dưỡng đóng góp 12% vai trò. Trung bình đất đai trên thế giới bị
xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn
hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50
triệu tấn lương thực.
Hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội. Khoảng 30% diện tích
trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang bị hoang mạc hoá đe
doạ và hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hoá, mất khả năng
canh tác do những hoạt động của con người.
Tính tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới thì đại dương chiếm 71%,
còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 29%. Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn
nhiều so với Nam bán cầu. Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới được phân
bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu Âu chiếm
13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000
m
2
. Đất trồng trọt toàn thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất
đai trong đó có 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp như vậy còn 54%
đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác. Diện tích đất đang canh
tác trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích tự nhiên, được đánh giá là:

Đất có năng suất cao: 14%
Đất có năng suất TB: 28%
Đất có năng suất thấp: 28%
Nguồn tài nguyên đất trên thế giới hàng năm luôn bị giảm, đặc biệt là
đất nông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích khác. Mặt khác dân số ngày
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14

càng tăng, theo ước tính mỗi năm dân số thế giới tăng từ 80 - 85 triệu người.
Như vậy, với mức tăng này mỗi người cần phải có 0,2 - 0,4 ha đất nông
nghiệp mới đủ lương thực, thực phẩm. Đứng trước những khó khăn rất lớn đó
thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất cũng như tình hình chuyển mục đích sử
dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết.
Dân số ngày một tăng cùng với những phát hiện mới về thiên nhiên, con
người đã nghĩ ra nhiều phương thức sản xuất mới, nhiều ngành nghề khác
nhau để kiếm sống. Và quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp
đều xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới. Tuy nhiên, có sự khác nhau về mức
độ đô thị hóa cũng như diện tích đất được chuyển mục đích hàng năm. Quá
trình chuyển mục đích trên thế giới diễn ra sớm hơn, với tốc độ mạnh mẽ hơn
ở Việt Nam. Đặc biệt là ở một số nước phát triển như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức,
Italia, Nhật Bản v.v…thì tốc độ đô thị hóa nhanh đã làm quá trình chuyển
mục đích sử dụng đất trong đó có đất nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn. Tuy
nhiên, chính quá trình đô thị hoá, chuyển mục đích sử dụng đất một cách hợp
lý đã giúp nền kinh tế của các nước này phát triển khá nhanh trong những
năm qua. Để đạt được những thành tựu đó thì công tác quản lý đất đai ở các
quốc gia này được thực hiện khá tốt. Một trong những nước điển hình về công

tác quản lý nhà nước về đất đai đó là nước Pháp. Pháp là quốc gia phát triển
thuộc hệ thống quốc gia tư bản chủ nghĩa, tuy thể chế chính trị khác nhau,
nhưng nước ta chịu ảnh hưởng của phương pháp tổ chức quản lý nhà nước
trong lĩnh vực đất đai khá rõ của Cộng hòa Pháp. Vấn đề này dễ lý giải vì Nhà
nước Việt Nam hiện đang khai thác khá hiệu quả những tài liệu quản lý đất
đai do chế độ thực dân để lại, đồng thời ảnh hưởng của hệ thống quản lý đất
đai thực dân còn khá rõ nét trong ý thức một bộ phận công dân Việt Nam hiện
nay. Quản lý đất đai của Nước Cộng hòa Pháp có một số đặc điểm đặc trưng
sau:
Về chế độ sở hữu tài sản là bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không ai
có quyền buộc người khác phải nhường quyền sở hữu của mình. Ở Pháp hiện
nay tồn tại hai hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu tư nhân về đất đai và sở hữu
nhà nước (đối với đất đai và công trình xây dựng công cộng). Tài sản công
cộng (bao gồm cả đất đai công cộng) có đặc điểm là không được mua và bán.
Trong trường hợp cần sử dụng đất cho các mục đích công cộng, Nhà nước có
quyền yêu cầu sở hữu đất đai tư nhân nhường quyền sở hữu thông qua chính
sách bồi thường thiệt hại một cách công bằng.
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15

Về công tác quy hoạch đô thị: Do đa số đất đai thuộc sở hữu tư nhân, vì
vậy để phát triển đô thị, ở Pháp công tác quy hoạch đô thị được quan tâm chú
ý từ rất sớm và thực hiện rất nghiêm ngặt. Ngay từ năm 1919, ở Pháp đã ban
hành Đạo luật về kế hoạch đô thị hóa cho các thành phố có từ 10.000 dân trở
lên. Năm 1973 và năm 1977, Nhà nước đã ban hành các Nghị định quy định
các quy tắc về phát triển đô thị, là cơ sở để ra đời Bộ Luật về phân cấp quản

lý, trong đó có sự xuất hiện của một tác nhân mới rất quan trọng trong công
tác quản lý của nhà nước về quy hoạch đó là cấp xã. Cho đến nay, Luật Đô thị
ở Pháp vẫn không ngừng phát triển, nó liên quan đến cả quyền sở hữu tư nhân
và sự can thiệp ngày càng sâu sắc hơn của nhà nước, cũng như của các cộng
đồng địa phương vào công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch đô thị. Nó
mang ý nghĩa kinh tế rất lớn thông qua việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các
ngành khác nhau như bất động sản, xây dựng và quy hoạch lãnh thổ…
Về công tác quản lý nhà nước đối với đất đai: Mặc dù là quốc gia duy
trì chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, nhưng công tác quản lý nhà nước về đất
đai của Pháp được thực hiện rất chặt chẽ. Điều đó được thể hiện qua việc xây
dựng hệ thống hồ sơ địa chính. Hệ thống hồ sơ địa chính rất phát triển, rất quy
củ và khoa học, mang tính thời sự để quản lý tài nguyên đất đai và thông tin
lãnh thổ, trong đó thông tin về từng thửa đất được mô tả đầy đủ về kích thước,
vị trí địa lý, thông tin về tài nguyên và lợi ích liên quan đến thửa đất, thực
trạng pháp lý của thửa đất. Hệ thống này cung cấp đầy đủ thông tin về hiện
trạng, phục vụ nhiệm vụ quy hoạch, quản lý và sử dụng đất có hiệu quả, đáp
ứng nhu cầu của cộng đồng, đảm bảo cung cấp thông tin cho hoạt động của
ngân hàng và tạo cơ sở xây dựng hệ thống thuế đất và bất động sản công
bằng.
Ngoài Pháp thì Mỹ cũng là một trong các quốc gia có hệ thống pháp
luật về đất đai rất phát triển có khả năng điều chỉnh được các quan hệ xã hội
đa dạng và phức tạp nhất. Luật Đất đai của Mỹ quy định công nhận và khuyến
khích quyền sở hữu tư nhân về đất đai, các quyền này được pháp luật bảo hộ
rất chặt chẽ như là một quyền cơ bản của công dân. Cho đến nay có thể thấy
các quy định này đang phát huy rất có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế
đất nước, vì nó phát huy được hiệu quả đầu tư để nâng cao giá trị của đất đai
và làm tăng đáng kể hiệu quả sử dụng đất trong phạm vi toàn xã hội.
Tuy công nhận quyền sở hữu tư nhân, nhưng Luật Đất đai của Mỹ vẫn
khẳng định vai trò ngày càng lớn và có vị trí quyết định của nhà nước trong
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với

diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16

quản lý đất đai. Các quyền định đoạt của Nhà nước bao gồm: Quyền quyết
định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quyền quy định về quy hoạch
kiến trúc đô thị và công trình xây dựng; quyền quy định về mục đích sử dụng
đất; quyền xử lý các tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền ban hành các
quy định về tài chính đất (thu thuế kinh doanh bất động sản; quy định mức giá
thuê đất hoặc thuê bất động sản…). Quyền thu hồi đất thuộc sở hữu tư nhân
để phục vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở đền bù công bằng cho người bị
thu hồi… bản chất quyền sở hữu tư nhân về đất đai ở Mỹ tương đương với
quyền bất động sản ở Việt Nam.
Như vậy có thể nói, hầu hết các quốc gia trên thế giới (dù quy định chế
độ sở hữu đối với đất đai khác nhau), đều có xu hướng ngày càng tăng cường
vai trò quản lý của Nhà nước đối với đất đai. Xu thế này phù hợp với sự phát
triển ngày càng đa dạng của các quan hệ kinh tế, chính trị theo xu hướng toàn
cầu hóa hiện nay. Mục tiêu của mỗi quốc gia là nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu
quả tài nguyên trong nước, tăng cường khả năng cạnh tranh, để phục vụ cao
nhất cho quyền lợi của quốc gia, đồng thời có những quy định phù hợp với xu
thế mở cửa, phát triển, tạo điều kiện để phát triển hợp tác đầu tư giữa các
quốc gia thông qua các chế định pháp luật thông thường, cởi mở nhưng vẫn
giữ được ổn định về an ninh kinh tế và an ninh quốc gia.
2.2.2. Tình hình sử dụng đất trong nƣớc
- Tình hình chung
Tổng diện tích đất tự nhiện của nước ta là trên 33.000.000 ha, đứng thứ
59 trong hơn 200 nước trên thế giới. Đất bằng ở Việt Nam có khoảng >7 triệu
ha, đất dốc >25 triệu ha, >50% diện tích đất đồng bằng và gần 70% diện tích

đất đồi núi là đất xấu và có độ phì nhiêu thấp, trong đó đất bạc màu gần 3
triệu ha, đất trơ sỏi đá 5,76 triệu ha, đất mặn 0,91 triệu ha, đất dốc trên 25%
gần 12,4 triệu ha [8].
Theo mục đích sử dụng năm 2000, đất nông nghiệp 16.406,1 nghìn ha,
lâm nghiệp 11.575,4 nghìn ha, đất phi nông nghiệp 1.772,3 nghìn ha, đất chưa
sử dụng 14.924,9 nghìn ha.
Đất tiềm năng nông nghiệp hiện còn khoảng 4 triệu ha. Bình quân diện
tích đất tự nhiên ở Việt Nam là 0,4 ha/người. Bình quân diện tích đất nông
nghiệp theo đầu người thấp và giảm rất nhanh theo thời gian, năm 1940 có 0,2
ha, năm 1995 là 0,095 ha. Đây là một hạn chế rất lớn cho phát triển. Đầu tư
và hiệu quả khai thác tài nguyên đất ở Việt Nam chưa cao, thể hiện ở tỷ lệ đất
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17

thuỷ lợi hoá thấp, hiệu quả dùng đất thấp, năng suất cây trồng thấp, riêng
năng suất lúa, cà phê và ngô đã đạt mức trung bình thế giới. Trong điều kiện
mở mang đô thị như hiện nay, đất sản xuất nông nghiệp ở nước ta sẽ còn mất
thêm. Vấn đề đặt ra là cần phải quy hoạch và bố trí sử dụng đất hợp lý trên cơ
sở tiết kiệm đất đai, hạn chế thấp nhất việc mất đất.
Theo mục đích sử dụng đất năm 2008, Việt Nam có tổng diện tích đất
tự nhiên 33.115 nghìn ha, là nước có quy mô diện tích thuộc loại trung bình
nhưng vì dân số đông (xếp thứ 12 trên thế giới) nên diện tích đất bình quân
theo đầu người vào loại thấp: với mức 0,1 ha/người( bằng 1/6 mức bình quân
của thế giới). Hiện nay, toàn quốc đã đưa vào sử dụng cho nông nghiệp
24.997,2 nghìn ha (chiếm 75,5% tổng diện tích đất tự nhiên). Trong đó, đất
sản xuất nông nghiệp 9.420,3 nghìn ha (chiếm 28,4% tổng diện tích đất tự

nhiên), đất lâm nghiệp 14.816,6 nghìn ha (chiếm 44,7% tổng diện tích đất tự
nhiên), đất nuôi trồng thủy sản 728,6 nghìn ha (chiếm 2,2% tổng diện tích đất
tự nhiên), đất làm muối 13,7 nghìn ha (chiếm 0,04% tổng diện tích đất tự
nhiên), đất nông nghiệp khác 18,1 nghìn ha (chiếm 0,05% tổng diện tích đất
tự nhiên); đất phi nông nghiệp 3.385,8 nghìn ha, mặt nước ven biển 42,5
nghìn ha còn lại là đất chưa sử dụng [1].
Đa số diện tích đất chưa sử dụng nằm ở vùng đất trống đồi núi trọc. Đây
cũng là đối tượng khai hoang mở rộng diện tích đất nông, lâm nghiệp ở nước
ta. Trong tổng số diện tích đất chưa sử dụng phần lớn diện tích có khả năng
đưa vào sản xuất cho lâm nghiệp và sản xuất nông nghiệp. Ươc tính trong
tương lai diện tích đất sản xuất nông nghiệp tối đa có khoảng 12 triệu ha.
Trong khi bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người ở nước ta với tỷ
lệ tăng dân số như hiện nay, thì vẫn không vượt qua ngưỡng 1.300 m
2
. Con số
này thấp hơn nhiều so với tính toán của tổ chức Nông lương Liên hiệp Quốc
(FAO) là với trình độ sản xuất trung bình như hiện nay trên thế giới mỗi đầu
người cần có 4.000 m
2
đất canh tác.
Do điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm của Việt Nam, cùng với sự gia
tăng dân số mạnh và kỹ thuật canh tác lạc hậu kéo dài và do hậu quả chiến
tranh, đã làm trầm trọng hơn nhiều vấn đề về môi trường đất. Cụ thể, từ
những quan trắc trong nhiều năm qua cho thấy thoái hóa đất là xu thế phổ
biến đối với nhiều vùng rộng lớn, đặc biệt là vùng đồi núi, nơi tập trung hơn
3/4 quỹ đất, nơi cân bằng sinh thái bị phá vỡ nghiêm trọng. Các loại hình
thoái hóa môi trường đất ở Việt Nam thể hiện rất phức tạp và đa dạng:
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18

- Rửa trôi, xói mòn, suy kiệt dinh dưỡng đất, hoang hoá (Ninh Thuận,
Bình Thuận) và khô hạn, cơ cấu cây trồng nghèo nàn, đất mất khả năng sản
xuất ở trung du, miền núi (Tây Nguyên). Do lượng mưa tập trung lớn vào
mùa mưa (đến 80%), mất rừng, đốt nương làm rẫy, canh tác không hợp lý trên
đất dốc.
- Mặn hóa, phèn hoá: khoảng 3 triệu ha, tập trung chủ yếu ở đồng bằng
sông Hồng, sông Cửu Long.
- Bạc màu do di chuyển cát: khoảng 0,5 triệu ha ở đồng bằng ven biển
miền Trung.
- Ngập úng, ngập lũ, lầy hóa có diện tích khoảng 1,4 triệu ha
- Ô nhiễm môi trường đất, nước và bùn do nước thải xung quanh đô thị,
các khu công nghiệp và những nơi sử dụng thuốc trừ sâu diệt cỏ, những nơi bị
rải chất diệt cỏ, chất độc màu da cam trong chiến tranh.
Tình hình sử dụng đất cũng như quản lý đất đai của nước ta qua mỗi
giai đoạn lịch sử khác nhau thì lại có những điểm mới để phù hợp với quá
trình phát triển chung. Trong những năm gần đây đặc biệt là từ khi có Luật
Đất đai năm 1987 thì tình hình quản lý về đất đai đã được cải thiện. Đây là
văn bản luật đầu tiên điều chỉnh quan hệ đất đai, bảo vệ quyền sở hữu của
Nhà nước, giao đất ổn định lâu dài. Theo tinh thần của Luật này thì: Kinh tế
nông hộ đã được khôi phục và phát triển. Các hộ nông dân đã được giao
ruộng đất để sử dụng lâu dài, khuyến khích kinh tế tư nhân trong lĩnh vực
khai thác sử dụng đất v.v Tuy nhiên Luật Đất đai 1987 được soạn thảo trong
bối cảnh nước ta bắt đầu đổi mới, vừa tuyên bố xóa bỏ chế độ quan liêu bao
cấp nên còn mang nặng tính chất của cơ chế đó khi soạn luật. Do đó đã bộc lộ
một số tồn tại như: Việc tính thuế trong giao dịch đất đai rất khó khăn vì Nhà
nước chưa thừa nhận quyền sử dụng đất có giá trị, chưa quy định rõ những cơ

sở pháp lý cần thiết để điều chỉnh về quan hệ đất đai trong quá trình chuyển
sang nền kinh tế thị trường, trong quá trình tích tụ tập trung sản xuất trong
nông nghiệp và phân công lại lao động trong nông thôn, chính sách tài chính
đối với đất đai chưa rõ nét, đặc biệt là giá đất, chưa có điều chỉnh thích đáng
đối với những bất hợp lý trong những chính sách cũ vv…
Như vậy giai đoạn này, công tác quản lý đất đai đã bắt đầu đi vào nề
nếp và đặc biệt chú ý tới việc xác định, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19

chính các cấp địa phương. Tuy nhiên, đất nông nghiệp đã giao cho nông dân
sử dụng lâu dài nhưng công tác quản lý chưa được chặt chẽ.
Sau giai đoạn đổi mới (từ năm 1986 – 1991), chúng ta vẫn còn thiếu
nhiều quy định và ngay cả hệ thống pháp luật đã ban hành cũng còn nhiều bất
cập, chưa đáp ứng được tình hình đổi mới của đất nước. Vì vậy, Hiến pháp
1992 ra đời đã khắc phục được những hạn chế của Luật Đất đai 1987 và trên
cơ sở của Hiến pháp 1992 thì ngày 14 tháng 7 năm 1993 Luật Đất đai năm
1993 đã được Quốc hội khóa IX thông qua.
Luật Đất đai năm 1993 đã chế định cơ sở pháp lý cơ bản để quan hệ đất
đai ở nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước,
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Luật này đã đề cập đến nhiều nội dung
quan trọng và hoàn thiện hơn.
Trong quá trình chúng ta thực hiện Luật Đất đai 1993 đã đạt được khá
nhiều thành tựu đáng kể nhưng cùng với sự phát triển thì một số nội dung của
Luật cần được thay đổi và bổ sung thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của đất
nước đặt ra. Ngày 26 tháng 12 năm 2003, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI

đã thông qua Luật Đất đai mới – Luật Đất đai 2003. Và trong số các nội dung
đổi mới mà Luật đề cập có nội dung về chuyển mục đích sử dụng đất nói
chung và chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. Như vậy, Đảng
và Nhà nước đã quan tâm tới việc sử dụng đất đúng theo mục đích cũng như
hạn chế việc tự ý chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia. Và cho đến nay chúng ta vẫn đang thực hiện theo Luật
Đất đai 2003 cùng với những văn bản dưới Luật để quản lý và bảo vệ nguồn
tài nguyên đất đai một cách tốt nhất.
Quá trình chuyển mục đích sử dụng đất luôn diễn ra ở mọi thời điểm.
Trước kia khi chưa có Luật Đất đai quy định về trình tự, thủ tục chuyển mục
đích thì quá trình chuyển mục đích vẫn luôn diễn ra. Sau khi chúng ta xây
dựng luật để quản lý cũng như bảo vệ quỹ đất nói chung và quỹ đất nông
nghiệp nói riêng thì vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất vẫn chưa được quan
tâm. Cho đến lần sửa đổi thứ 2 (năm 2001) của Luật Đất đai 1993 thì vấn đề
chuyển mục đích sử dụng đất mới được đưa ra và chính thức được bổ sung
vào các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai của Luật Đất đai 2003. Hiện
nay cùng với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ đã kéo theo việc chuyển mục đích
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20

sử dụng các loại đất cũng như chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp ngày
càng tăng.
Việc mở rộng không gian đô thị đang có nguy cơ làm giảm diện tích đất
nông nghiệp. Theo Hội nông dân Việt Nam, trong quá trình xây dựng, các
khu công nghiệp, khu đô thị, cơ sở hạ tầng, mỗi năm Việt Nam có gần 200
nghìn ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tương ứng mỗi

hộ có khoảng 1,5 lao động mất việc làm (Bộ Xây dựng, 1995).
Tốc độ đô thị hoá quá nhanh cùng với sự gia tăng dân số đã làm ảnh
hưởng tới nhiều vấn đề như: vấn đề đói nghèo, thất nghiệp, ô nhiễm môi
trường vv… Đứng trước vấn đề đó ngày 23 tháng 01 năm 1998, Thủ tướng
Chính phủ đã phê duyệt “ Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị
đến năm 2020” trong quyết định số 10/1998/QĐ-TTg, trong đó xác định
phương hướng xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn cả nước và các vùng
đặc trưng (Bộ Xây dựng, 1999).
Ở Việt Nam hiện nay cũng đã có những công trình nghiên cứu, hội thảo
về quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng
cũng như các đề tài liên quan tới vấn đề này. Từ đó cung cấp những cơ sở
khoa học cho các cơ quan liên quan đến việc quy hoạch, định hướng cuộc
sống và sử dụng quỹ đất nông nghiệp sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
Ngày 6 tháng 9 năm 2008, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra hội
thảo “Công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và chính sách pháp luật về
sử dụng đất trong tình hình hiện nay”.
Hội thảo do Văn phòng Quốc hội phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường tổ chức nhằm đóng góp những ý kiến giúp Chính phủ xây dựng dự án
Luật Đất đai sửa đổi cho phù hợp, góp phần đảm bảo hài hòa lợi ích phát triển
kinh tế đất nước, đồng thời đảm bảo ổn định xã hội và an ninh lương thực
quốc gia [8]:
- Ông Trần Thế Vượng - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng
trong quá trình thực hiện Luật Đất đai (năm 2003) đã bộc lộ nhiều vấn đề
phức tạp cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Bên cạnh đó, trong quá trình
đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá cũng nảy sinh nhiều vấn đề
bất cập như thu hồi đất nông nghiệp, giá cả đền bù, tạo công ăn việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất, tái định cư Kết quả giám sát của Quốc hội cho thấy
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21

hơn 80% đơn khiếu nại tố cáo liên quan về đất đai cần tiếp tục xem xét giải
quyết.
- Theo ông Nguyễn Hữu Nhơn, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Đồng Tháp, thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong 7 năm qua
(2001-2007) khẳng định: Có trên 500.000 ha diện tích đất nông nghiệp đã thu
hồi chuyển sang đất phi nông nghiệp, chiếm 5% đất nông nghiệp đang sử
dụng; đặc biệt, đất nông nghiệp bị thu hồi chuyển sang mục đích đô thị hóa và
công nghiệp hóa năm sau luôn tăng hơn năm trước. Chỉ tính trong năm 2007,
diện tích đất trồng lúa của cả nước đã giảm 125.000 ha. Riêng tỉnh Đồng
Tháp, công tác quy hoạch sử dụng đất từng lúc, từng nơi chưa theo kịp yêu
cầu phát triển; tình hình quy hoạch treo còn khá phổ biến, có những dự án kéo
dài 5-7 năm không thực hiện dẫn đến đời sống của người dân trong nhiều
khu quy hoạch chưa được đảm bảo.
- Còn ông Trần Văn Kiệt - Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long cho rằng,
một số nơi không cần đất nông nghiệp hoặc sản xuất không hiệu quả cần được
chuyển mục đích thì không được quy hoạch. Nơi đất sản xuất nông nghiệp tốt
thì lại quy hoạch chuyển mục đích, không phải để phát triển công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, cũng không phải mở rộng đô thị mà quy hoạch để làm sân
golf dẫn đến hàng vạn nông dân mất đất sản xuất, đời sống khó khăn phải đi
tha phương cầu thực, thậm chí đây là một trong những nguyên làm cho tình
hình mất an ninh trật tự, tệ nạn xã hội tăng lên.
Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) báo động về
việc đất nông nghiệp đang từng ngày bị chuyển đổi mục đích sử dụng một
cách thiếu quy hoạch và tùy tiện nên ngày càng bị thu hẹp một cách báo động.
Tổng diện tích đất lúa toàn quốc hiện nay là trên 4,1 hécta. Song từ năm 2000
- 2005, diện tích đất lúa đã giảm nghiêm trọng với hơn 302.000ha. Gần 9 năm

qua, đất lúa đã bị giảm trên 59.000 ha. Riêng tại đồng bằng sông cửu long,
tính toán sơ bộ cho thấy từ năm 2000 - 2007, đất lúa đã bị giảm 205.000ha
(chiếm 57% đất lúa bị suy giảm toàn quốc). Tại phía Bắc, Hải Dương là tỉnh
có tỉ lệ đất lúa giảm lớn nhất, bình quân 1.569 ha/năm, Hưng Yên 939
ha/năm, Hà Nội (cũ) là 653 ha/năm
Theo tính toán, năm 2020 dân số cả nước sẽ xấp xỉ 100 triệu người,
năm 2030 sẽ có khoảng 110 triệu người. Tổng nhu cầu lúa cho năm 2015 là
32,1 triệu tấn, năm 2020 là 35,2 triệu tấn và năm 2030 là 37,3 triệu tấn. Tuy
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22

nhiên, tình trạng ồ ạt chuyển đổi đất nông nghiệp đã khiến sản lượng lúa suy
giảm khá lớn qua mỗi năm, trung bình giảm từ 400.000 - 500.000 tấn/năm.
Cục Trồng trọt báo động, với tốc độ đô thị hóa chóng mặt như hiện nay thì sẽ
không còn lúa gạo để xuất khẩu vào năm 2020. Một số liệu đáng chú ý khác
cho thấy, tại cả hai miền Nam và Bắc, số lượng các khu công nghiệp lấy từ
quỹ đất nông nghiệp đang bị bỏ hoang không ít và hiện chỉ lấp đầy khoảng
50%-70% số lượng doanh nghiệp hoạt động [2].
Tình hình sử dụng đất của các tổ chức tại Việt Nam
Tổng diện tích đất của các tổ chức đang quản lý, sử dụng trên toàn quốc
là 7.833.142,70 ha, trong đó chủ yếu là diện tích đất sử dụng vào mục đích
nông nghiệp 6.687.695,59 ha (chiếm 85,38%), sử dụng mục đích phi nông
nghiệp 845.727,62 ha (chiếm 10,80%), diện tích đất chưa sử dụng 299.719,49
ha (chiếm 3,83%), đất mặt nước ven biển được giao, cho thuê là 0,23%.
Tổng số diện tích đất phi nông nghiệp của các tổ chức đang quản lý, sử
dụng là 845.727,62 ha, các loại hình tổ chức đều có diện tích đất phi nông

nghiệp, tập trung nhiều nhất là các tổ chức sử dụng vào mục đích quốc phòng,
an ninh (34,92%), tổ chức kinh tế (24,79%), nông, lâm trường (18,13%), ủy
ban nhân dân cấp xã (13,79%), tổ chức sự nghiệp công (6,62%)
Diện tích đất chưa sử dụng của các tổ chức có 299.719,49 ha, chiếm
3,83% diện tích đất của các tổ chức đang quản lý, sử dụng, phần lớn là diện
tích đất đã giao nhưng chưa đưa vào sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng hiện còn
để hoang hoá. Diện tích đất chưa sử dụng tập trung chủ yếu ở nông, lâm
trường (51,36%), tổ chức sự nghiệp công (40,15%), các tổ chức kinh tế
(6,88%), ủy ban nhân dân cấp xã (0,87%).
Kết quả kiểm kê quỹ đất năm 2008 của các tổ chức đang quản lý, sử
dụng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo Chỉ thị 31 của Thủ tướng
Chính phủ [10]:
- Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, cả nước có 141.812 tổ
chức sử dụng đúng mục đích được giao, được thuê với diện tích 7.148.536,47
ha, chiếm 91,26%. 6 vùng có tỷ lệ đạt trên 90% là Tây Bắc, Đông Bắc, đồng
bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây nguyên và đồng bằng Cửu
Long. 2 vùng đạt tỷ lệ thấp là Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhìn chung,
các tổ chức sử dụng đất đúng mục đích, đạt hiệu quả trong sử dụng, tỷ lệ sử
dụng đúng mục đích trên tổng diện tích theo hình thức sử dụng của toàn quốc
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23

đạt trên 90%.
- Tình trạng sử dụng vào mục đích khác hay còn gọi là sử dụng không
đúng mục đích được giao, được thuê xảy ra ở hầu hết các loại hình tổ chức,
trong đó chủ yếu là các tổ chức sử dụng đất sản xuất kinh doanh phi nông

nghiệp với 1.527 tổ chức trên diện tích 21.499,68 ha, chiếm 84,02%. Có
1.828 tổ chức sử dụng làm nhà ở với diện tích 4.088,24 ha, trong đó phần lớn
là xây nhà cho cán bộ công nhân viên.
- Có 1.205 tổ chức sử dụng đất cho thuê trái phép với diện tích 2.918,65
ha, tập trung lớn nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với 271 tổ chức trên
diện tích 1.756,59 ha, sau đó tới vùng Đông Bắc, vùng Đông Nam Bộ. Cho
thuê trái phép xảy ra ít nhất ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên.
- Có 1.647 tổ chức sử dụng đất để cho mượn với diện tích cho mượn
6.740,76 ha, tập trung lớn nhất ở vùng Đông Bắc với 653 tổ chức, rồi tới vùng
đồng bằng sông Cửu Long với 478 tổ chức, vùng Đông Nam Bộ 141 tổ chức.
188 tổ chức sử dụng đất chuyển nhượng trái phép với 375,28 ha đất chuyển
nhượng trái phép. Trong đó tập trung chủ yếu tại vùng đồng bằng sông Cửu
Long với 43 tổ chức và diện tích chuyển nhượng trái phép là 163,79 ha, tập
trung nhiều nhất tại Long An với diện tích 97,72 ha, Kiên Giang với diện tích
55,7 ha.
- Tổng diện tích để bị lấn chiếm là 254.033,19 ha do 3.915 tổ chức đang
quản lý. Trong đó 397 tổ chức là cơ quan Nhà nước, 34 tổ chức chính trị, 22
tổ chức xã hội, 25 tổ chức chính trị xã hội, 14 tổ chức chính trị xã hội nghề
nghiệp. Đông nhất phải kể tới 1.458 tổ chức sự nghiệp công, 965 tổ chức kinh
tế, 712 UBND xã
- Theo Tổng cục Quản lý đất đai, diện tích đất bị lấn chiếm có nguyên
nhân chủ yếu là do tình trạng sử dụng không hiệu quả, sử dụng chưa hết diện
tích được giao, quản lý lỏng lẻo ở hầu hết các loại hình tổ chức, trong đó tập
trung chủ yếu ở loại hình tổ chức sự nghiệp công, UBND xã, tổ chức kinh tế,
quốc phòng, an ninh, nông, lâm trường. Thiếu kiểm tra thường xuyên, chưa
quan tâm đến việc lập hồ sơ và lưu giữ đầy đủ các giấy tờ để theo dõi, quản lý
nên không quản lý được mốc ranh khu đất đã được giao, chưa xây dựng tường
rào hoặc cắm mốc giới để phân định với đất của dân, của các tổ chức khác.
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành

phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

24

- Mặt khác, thời gian giao đất trước đây đã quá lâu, thủ tục không đầy đủ,
thay đổi thủ trưởng đơn vị nhiều lần và không bàn giao cho người sau để tiếp
tục quản lý , nên trong suốt quá trình sử dụng đất để cho người dân hoặc tổ
chức lấn, chiếm. Cá biệt có tổ chức không biết ranh giới đất của đơn vị mình,
nên khi kiểm kê hiện trạng rất khó khăn, phải mất nhiều thời gian mới xác
định được diện tích đất được giao.
- Đất do các nông, lâm trường quản lý bị lấn chiếm, có nguyên nhân
khách quan là do diện tích lớn, lại thường ở khu vực vùng sâu, vùng xa đi lại
khó khăn trong khi lực lượng cán bộ công tác tại các nông lâm trường lại
mỏng, trong địa bàn quản lý có dân cư sinh sống xen kẽ. Về chủ quan, các cấp
chính quyền địa phương, Ban quản lý nông, lâm trường và cán bộ quản lý tại
đây thiếu tính chủ động, làm ngơ trước tình trạng lấn chiếm của người dân địa
phương.
- Đất của các tổ chức đang có tranh chấp, lấn chiếm cũng là vấn đề đáng
quan tâm bởi có diện tích không nhỏ, trên 313.969 ha, trong đó tranh chấp
trên 34.200 ha và lấn chiếm trên 25.700 ha. Đất bị chiếm lên tới trên 254.000
ha với 3.915 tổ chức, chủ yếu xảy ra ở tổ chức kinh tế, quốc phòng, an ninh,
nông, lâm trường, UBND xã, tổ chức sự nghiệp công. Nguyên nhân phải kể
đến là khi thực hiện giao đất cho các tổ chức, hồ sơ lập chưa đầy đủ, không
chặt chẽ, mô tả ranh giới, mốc giới không rõ ràng cụ thể. Một số khu đất đã
có mốc giới nhưng quá trình xây dựng các công trình đã làm thất lạc mốc
hoặc dịch chuyển vị trí ngoài ý muốn. Việc giải quyết khi có tranh chấp vì thế
rất khó khăn.
- Diện tích đất chưa đưa vào sử dụng của các tổ chức được giao, thuê
cũng lên tới trên 299.719 ha, trong đó diện tích còn để hoang hóa là trên

250.862 ha do 2.455 tổ chức quản lý. Diện tích đầu tư, xây dựng chậm cũng
lên tới trên 48.888 ha, tập trung chủ yếu là các trường học và những dự án
phát triển đô thị mới, dự án xây dựng khu công nghiệp.
- Diện tích đất chưa sử dụng tập trung chủ yếu tại Bắc Trung Bộ chiếm
56,1% tổng diện tích đất chưa sử dụng (Nghệ An 73,23% diện tích của vùng);
Tây Nguyên chiếm 16,9% (Gia Lai 90,17%), duyên hải Nam Trung Bộ chiếm
15,8% (Ninh Thuận chiếm 83,78%).
- Hiện nay còn 3.311 tổ chức sử dụng không đúng mục đích được giao,
được thuê với diện tích 25.587,82 ha. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

25

phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương, sau một năm các cơ
quan chức năng đã thu hồi 4.731 ha đất vi phạm. Bên cạnh đó còn nhiều dự án
“treo” trên khắp cả nước, cụ thể vẫn còn hơn 20.000 ha đất trong dự án “treo”,
trong đó không ít những diện tích ở các vị trí đắc địa. Điều này đồng nghĩa
với việc hàng trăm nghìn tỷ đồng đang bị lãng phí.
2.2.3. Tình hình sử dụng đất tại tỉnh Thái Nguyên
Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên
của tỉnh Thái Nguyên là 353.171,60 ha (Bảng 2.1), gồm có [13]:
Diện tích đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp là rất lớn với diện tích
29.3378,12 ha chiếm 83,7% so với tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: diện
tích đất sản xuất nông nghiệp là 109.277,74 ha chiếm 30,94% so với tổng diện
tích đất tự nhiên, diện tích đất lâm nghiệp là 179.813,30 ha chiếm 50,91% so
với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nuôi trồng thủy sản 4.186,66 ha
chiếm 1,19% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp

khác là 100,42 ha chiếm 0,03% so với tổng diện tích đất tự nhiên;
Diện tích đất phi nông nghiệp là 43.429,42 ha chiếm 12,30% so với tổng
diện tích đất tự nhiên, trong đó: Diện tích đất ở 12.985,17 ha chiếm 3,68% so
với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất chuyên dùng là 19.684.69 ha
chiếm 5,57% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất tôn giáo, tín
ngưỡng là 101,76 ha chiếm 0,03% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích
đất nghĩa trang, nghĩa địa 814,98 ha chiếm 0,23% so với tổng diện tích đất tự
nhiên, diện tích đất sông suối mặt nước chuyên dùng 9.794,50 ha chiếm
2,77% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp khác
48,32 ha chiếm 0,01% so với tổng diện tích đất tự nhiên;
Diện tích đất chưa sử dụng 16.364,06 ha chiếm 4,63% so với tổng diện
tích đất tự nhiên, trong đó: diện tích đất đất bằng chưa sử dụng 1.444,66 ha
chiếm 0,41% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đồi núi chưa sử dụng
4.688,22 chiếm 0,33% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích núi đá
không có rừng cây 10.231,18 chiếm 2,90% so với tổng diện tích đất tự nhiên.
Như vậy, tiềm năng đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp còn tương đối lớn. Trong thời gian tới Tỉnh cần
quy hoạch đưa phần diện tích này vào sử dụng, tránh để lãng phí nguồn tài
nguyên quý giá này.

×