Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển nông nghiệp nông thôn tại tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 121 trang )





i



























ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
===========  ===========





TRẦN THANH THỌ


Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài cho phát triển nông nghiệp nông thôn
Tại tỉnh lạng sơn

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS: Trần Chí Thiện











Thái nguyên, tháng 10 năm 2010




ii

Lời cam đoan

Tôi xin khẳng định, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này
là kết quả của quá trình nghiên cứu, phản ánh trung thực kết quả nghiên cứu
và kết quả này chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ
cho tác giả để hoàn thành Luận văn đều ghi nhận và cảm ơn. Các thông tin,
tài liệu trình bày trong Luận văn này đều chỉ rõ nguồn gốc trích dẫn qua sưu
tầm của tác giả.
Tôi xin cam đoan và nếu sai tôi hoàn toàn xin chịu trách nhiệm.

Tác giả: Trần Thanh Thọ




iii
Lời cảm ơn
Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này tôi đã nhận được sự giúp đỡ

của các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế, khoa Đào tạo sau đại học, trường Đại học
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận
tình của PGS. TS Trần Chí Thiện, người đã trước tiếp hướng dẫn tôi trong
quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Nhân dịp này, cho phép tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành của mình
đến các thầy, cô giáo, các đồng chí lãnh đạo, cán bộ các Sở, ban ngành trong
tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Lào Cai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình nghiên cứu, sưu tầm tài liệu để hoàn thành luận văn
này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn bè, đồng nghiệp và
gia đình đã giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu hoàn thành mục tiêu của mình đã đề ra.
Luận văn tốt nghiệp này có thể chưa hoàn chỉnh, song đó là công trình
nghiên cứu của bản thân mình, do đó rất mong có sự đóng góp ý kiến của các
thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để Luận văn này thực sự có ý nghĩa và
sử dụng trong công việc sau này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 9 năm 2010
Học viên
Trần Thanh Thọ




iv
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG 1:CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU……………………………………………………


5
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI…………………………
5
1.1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu………………………
5
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài ….
5
1.1.1.2. Tính tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài …………………………………………………………………

7
1.1.1.3. Đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)……….
8
1.1.1.4. Vai trò của hoạt động đầu tư nước ngoài……………………
9
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu……………………
11
1.1.2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới và
kinh nghiệm ở một số nước………………………………………….

11
a. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới………………
11
b. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc……
13
c. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Malaysia……….
16
1.1.2.2. Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam……
17

a. Kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam…………….
17
b. Đặc điểm của FDI tại Việt Nam…………………………………
18
c. Thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn……… …
20
d. Vai trò của FDI tại Việt Nam ……………………….… … …
22
e. Bài học kinh nghiệm trong thu hút FDI của Việt Nam …………
25
f. Bài học kinh nghiêm trong thu hút FDI của một số địa phương…
27




v
1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI…………….
31
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu……………………………… …………
31
1.2.2. Cơ sở phƣơng pháp luận…………………………………….
31
1.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể…………………………….
32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC
NGOÀI VÀO KHU VỰC NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
TỈNH LẠNG SƠN………………………………………………….



37
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU……………………….
37
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên………………………………
37
2.1.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý………………………………………
37
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình…………………………………………
37
2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu……………………………………………
38
2.1.1.4. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên……………………………………
39
2.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội…………………………
41
2.1.2.1. Đơn vị hành chính…………………………………………
41
2.1.2.1. Đặc điểm dân số và lao động………………………………
41
2.1.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng………………………………………
43
2.1.3.1. Đặc điểm hệ thống giao thông vận tải……………………
43
2.1.3.2. Đặc điểm hệ thống điện, nước sạch và bưu chính viễn thông
44
2.1.3.3. Đặc điểm Hệ thống Giáo dục………………………………
48
2.1.3.4. Đặc điểm hệ thống y tế……………………………………
49
2.1.3.5. Hệ thống Ngân hàng Bảo hiểm……………………………

50
2.1.4. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006- 2008
51




vi
2.1.4.1. Kết quả phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 2006- 2008…
51
2.1.4.2. Kết quả phát triển xã hội giai đoạn 2006- 2008…………….
53
2.1.5. Đánh giá những mặt mạnh và tồn tại của tỉnh Lạng Sơn…
55
2.1.5.1. Những mặt mạnh……………………………………………
55
2.1.5.2. Những tồn tại………………………………………………
56
2.2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI
VÀO KHU VỰC NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN CỦA TỈNH
LẠNG SƠN………………………………………………………….


57
2.2.1. Tiềm năng thu hút vốn đầu tƣ của tỉnh Lạng Sơn…………
57
2.2.1.1. Tiềm năng về ví trí địa lý……………………………………
57
2.2.1.2. Tiềm năng đất đai……………………………………………
58

2.2.1.3. Tiềm năng nguồn tài nguyên thiên nhiên…………………
59
2.2.1.4. Tiềm năng phát triển du lịch- dịch vụ……………………….
59
2.2.1.5. Tiềm năng phát triển cơ sở hạ tầng………………………….
60
2.2.2. Chính sách ƣu đãi thu hút vốn đầu tƣ tại tỉnh Lạng Sơn….
61
2.2.2.1. Chính sách ưu đãi về giá thuê đất và miễn giảm tiền thuê đất
61
2.2.2.2. Ưu đãi về thuế……………………………………………….
62
2.2.2.3. Ưu đãi về hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng……………………
63
2.2.2.4. Hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng và rà phá vật cản………
64
2.2.2.5. Đào tạo lao động……………………………………….……
64
2.2.2.6. Hỗ trợ xúc tiến thương mại…………………………….……
64
2.2.2.7. Chính sách một giá………………………………………….
65
2.2.2.8. Các ưu đãi về tài chính, tiền tệ ……………………………
65




vii
2.2.3. Một số lĩnh vực thu hút vốn đầu tƣ FDI vào khu vực nông

thôn tỉnh Lạng Sơn…………………………………………………

67
2.2.3.1. Trong lĩnh vực nông nghiệp…………………………………
67
2.2.3.2. Trong công nghiệp khai khoáng và chế biến ……………….
68
2.2.3.3. Trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ …………………………
68
2.2.4. Kết quả thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh
Lạng Sơn…………………………………………………………….

69
2.2.4.1 Cơ cấu đầu tư theo khu vực đầu tư từ năm 1998 đến năm
2008 …………………………………………………………………

70
2.2.4.2. Cơ cấu đầu tư theo ngành nghề……………………………
72
2.2.4.3. Cơ cấu đầu tư theo đối tác đầu tư …………………………
74
2.2.5. Đánh giá những thành công và tồn tại trong thu hút FDI
vào Lạng Sơn………………………………………………………

80
2.2.5.1. Những thành công…………………………………………
80
2.2.5.2. Những tồn tại cần khắc phục………………………………
81
CHƢƠNG 3: MỤC TIÊU, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP

THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI CỦA TỈNH LẠNG
SƠN………………………………………………………………….

82
3.1. MỤC TIÊU, PHƢƠNG HƢỚNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ
NƢỚC NGOÀI ……………………………………………………

82
3.1.1. Mục tiêu và định hƣớng thu hút FDI của Việt Nam………
82
3.1.1.1. Mục tiêu……………………………………………………
82
3.1.1.2. Định hướng thu hút FDI của Việt Nam……………………
83
3.1.2. Mục tiêu và định hƣớng thu hút FDI của tỉnh Lạng Sơn….
85




viii
3.1.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn………….
85
3.1.2.2. Định hướng thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn………
87
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN THU HÚT NGUỒN VỐN
ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI…………………………………………

89
3.2.1. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính……………………….…

89
3.2.2. Tăng cường công tác quy hoạch đầu tư…………………….
93
3.2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng…….………………………………
93
3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các dự án FDI……
94
3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư……………………….
96
KẾT LUẬN …………………………………………………………
98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………

PHỤ LỤC DANH MỤC KÊU GỌI VỐN ĐẦU TƢ TỈNH LẠNG
SƠN- GIAI ĐOẠN 2008- 2015……………………………………







ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ĐTQT: Đầu tư Quốc tế
ĐTNN: Đầu tư nước ngoài
DNNN: doanh nghiệp nhà nước
XTĐT: Xúc tiến đầu tư
TTHH: Trách nhiệm hữu hạn

KCN, KCX, CCN: Khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp
BOT (Build - Operate- Transfer): Xây dựng- Kinh doanh- Chuyển giao
BT (Build- Transfer): Xây dựng - Chuyển giao
BTO (Build- Transfer- Operate): Xây dựng- Chuyển giao- Kinh doanh
TNCs (Trans National Corporations): Công ty xuyên quốc gia
ASEAN (Asociation of South East Asian Nations): Hiệp hội các Quốc
gia Đông Nam Á
EU (European Union): Liên minh Châu Âu
UNCTAD: Diễn đàn Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển
VCCI: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
ODA (Official Development Assistant): Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức
GDP (Gross domestic product): Tổng sản phẩm quốc nội
WB (World Bank) - Ngân hàng thế giới
BTA: Hiệp định Thương mại
KTCK: Kinh tế cửa khẩu




x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng vốn FDI đầu tư vào Trung Quốc, Việt Nam giai đoạn
2002-2006……………………………………………………… …

16
Bảng 1.2: Tổng hợp tình hình thu hút FDI tại Lào Cai từ 2004-
2008……………………………………………………………….….

29
Bảng 2.1: Tài nguyên đất đai của Lạng Sơn năm 2008………………

39
Bảng 2.2: Tình hình dân số & lao động của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn
2006- 2008…………………………………………… ……………

42
Bảng 2.3: Tình hình phát triển hệ thống điện thoại của tỉnh Lạng Sơn
giai đoạn 2006 – 2008……………………………….…………

47
Bảng 2.4: Hiện trạng Giáo dục của các cấp học ở Lạng Sơn năm
2009…………………………………………………………………

48
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu về phát triển hệ thống y tế của tỉnh Lạng
Sơn giai đoạn 2006 – 2008…………………….……………………

49
Bảng 2.6: Tổng sản phẩm nội tỉnh giai đoạn 2006- 2008 theo giá thực
tế…………………………………………….………………………

52
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội giai đoạn 2006 – 2008……
54
Bảng 2.8 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lạng Sơn từ năm 1998 đến
năm 2008………………………………………………….…………

70
Bảng 2.9: Vốn FDI từ 1998- 2008 phân theo lĩnh vực đầu tư…….….
73
Bảng 2.10. Vốn FDI tính theo nước đầu tư……………………

75
Bảng 2.11: Kết quả thu hút vốn đầu tư vào Lạng Sơn năm 2008……
77




xi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 1.1: Dòng vốn FDI toàn cầu………….……………………
12
Biểu đồ 1.2: Dòng vốn FDI theo các nhóm nền kinh tế, 2006- 2009
12
Đồ thị 1.3: Kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
2006 – 2008………………………………………………………….

18
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sử dụng đất của Lạng Sơn năm 2008………
40
Biểu đồ 2.2: Số xã có đường ô tô đến trung tâm, giai đoạn 2006 -
2008………………………………………………………………….

44
Đồ thị 2.3: Kết quả sử dụng điện lưới quốc gia của Lạng Sơn giai
đoạn 2006 – 2008……………………………………………………

45
Biểu đồ 2.4: Tổng sản phẩm nội tỉnh phân theo ngành của tỉnh Lạng
Sơn giai đoạn 2006 – 2008…………………………………………


52
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu kinh tế Lạng Sơn năm 2008……… …………
53
Đồ thị 2.6: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lạng Sơn giai đoạn
1998 - 2008…………………………………………………………

71
Biểu đồ 2.7: Số dự án FDI vào Lạng Sơn theo lĩnh vực đầu tư…
74
Biểu đồ 2.8: FDI vào Lạng Sơn tính theo vốn đăng ký…………….
74
Biểu đồ 2.9: FDI vào Lạng Sơn tính theo đối tác đầu tư……………
75
Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào
Lạng Sơn………………………………………………….………

76
Biểu đồ 2.11: Tỷ trọng các dự án FDI theo lĩnh vực đầu tư năm
2008…………………………………………………………………

77
Bảng 2.12: Kết quả hoạt động của Doanh nghiệp FDI và Doanh
nghiệp trong nước về nông nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn năm 2008……

78
Bảng 2.13 Hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp FDI và Doanh
nghiệp trong nước về nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn năm 2008……….

79





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương
mại và đầu tư quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hoạt động có vị trí
ngày càng quan trọng đối với cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Khai
thác sử dụng đầu tư nước ngoài một cách có hiệu quả đang là mục tiêu được
ưu tiên hàng đầu của nhiều nước trên thế giới, nhất là đối với các nước đang
phát triển.
Mặc dù được đánh giá là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao trên thế giới, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn
chế như trình độ công nghệ thấp, tiềm lực tài chính hạn chế, năng lực quản lý
yếu… Song Việt Nam lại có thế mạnh về nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân
công rẻ, nguồn tài nguyên phong phú và nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi
khác có thể đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Hạn chế lớn nhất của Việt Nam trong phát triển kinh tế là thiếu vốn đầu
tư, công nghệ và trình độ quản lý. Đảng và Nhà nước ta xác định vốn trong
nước là quyết định, nhưng vốn đầu tư nước ngoài cũng có vai trò hết sức
quan trọng, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp chúng ta mở
rộng quy mô kinh doanh, tiếp thu các công nghệ hiện đại và những kính
nghiệm quản lý của các nước phát triển. Một trong những giải pháp quan
trọng để khắc phục hạn chế nói trên là thu hút đầu tư nước ngoài, sử dụng các
nguồn lực từ bên ngoài kết hợp với các nguồn lực sẵn có trong nước.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở khu vực Đông Bắc của
Tổ quốc, có vị trí địa lý tiếp giáp với đất nước láng giềng Trung Quốc và hệ

thống đường giao thông đi lại thuận lợi, Lạng Sơn đang trên đà phát triển sôi
động, là cửa ngõ giao lưu Kinh tế- Văn hoá của cả nước với Trung Quốc và
các nước Đông Âu, là địa bàn quan trọng có mối quan hệ mật thiết với vùng



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
tam giác kinh tế trọng điểm của miền bắc là Hà Nội- Hải Phòng- Quảng
Ninh. Đây là những điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Việc thu hút vốn đầu tư nói chung và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói
riêng là vấn đề cấp thiết đối với tỉnh. Nhưng làm thế nào để nâng cao khả
năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lại là câu hỏi lớn đặt ra cho tỉnh
Lạng Sơn trong điều kiện phải cạnh tranh với các tỉnh lân cận như Vĩnh
Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên… Xuất phát từ những vấn đề nêu
trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển nông nghiệp nông
thôn tại tỉnh Lạng Sơn” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài
cho phát triển nông nghiêp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
- Đánh giá được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Lạng Sơn để thu hút vốn
đầu tư nước ngoài cho phát triển nông nghiêp, nông thôn.
- Đánh giá được thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Lạng
Sơn, chỉ ra những nguyên nhân hạn chế về việc thu hút vốn đàu tư nước

ngoài.
- Đưa ra một số giải pháp tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư nước
ngoài cho phát triển nông nghiêp, nông thôn tại tỉnh Lạng Sơn.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đầu
tư trực tiếp nước ngoài. Nghiên cứu các tiềm năng của tỉnh trong việc thu hút



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực nông nghiệp thôn thôn của tỉnh. Trên cơ
sở đó đánh giá và đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài cho phát triển nông nghiêp, nông thôn vào tỉnh Lạng Sơn.
4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
- Giới hạn về nội dung: Để tài tập trung nghiên cứu tình hình thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho phát triển nông nghiêp, nông thôn trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Nghiên cứu thực trạng và đưa ra một số giải pháp cơ
bản nâng cao khả năng thu hút FDI cho phát triển nông nghiêp, nông thôn
vào tỉnh Lạng Sơn
- Giới hạn về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- Giới hạn về thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu thứ cấp qua các năm
2006 – 2008.
5. Đóng góp mới của đề tài
Một là: Đề tài cung cấp cái nhìn tổng quát về thực trạng đầu tư trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn mà cụ thể là vốn FDI.
Hai là: Qua nghiên cứu, đề tài sẽ cung cấp cho các nhà hoạch định chính
sách, các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất những ý kiến đóng góp
cho việc hoàn thiện hệ thống pháp lý cũng như những giải pháp thiết thực cần

thiết để thu hút vốn FDI nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế của tỉnh
Lạng Sơn nói riêng cũng như cả nước nói chung.
Ba là: Đề tài cũng cung cấp cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước có
sở nhận định tình hình đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, từ đó có chiến lược
đầu tư thích hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho mình và đóng
góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước
Bốn là: Đề tài chỉ ra được một số giải pháp cơ bản để thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài cho phát triển nông nghiêp, nông thôn tỉnh Lạng Sơn




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề
tài được hình thành gồm 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào tỉnh Lạng Sơn.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
a. Khái niệm về đầu tư
Đầu tư (kinh tế) là sự bỏ vốn vào một hoạt động kinh tế nhằm mục
đích tạo ra sản phẩm cho xã hội và sinh lợi (cho chủ đầu tư).
Người bỏ vốn đầu tư được gọi là nhà đầu tư hoặc chủ đầu tư. Vốn đầu
tư được thể hiện dưới dạng: Tiền tệ các loại (ngoại tệ, nội tệ, kể cả vàng bạc,
đá quý) và các loại tài sản khác như tài sản hữu hình (nhà xưởng, tự liệu sản
xuất các loại, tài nguyên, khoáng sản, đất đai…) hoặc các tài sản vô hình
(quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, dịch vụ…)
b. Các loại nguồn vốn đầu tư
Có 2 loại nguồn vốn đầu tư: Các nguồn vốn đầu tư trong nước và các
nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
* Các nguồn vốn đầu tư trong nước
Các nguồn vốn đầu tư trong nước được hình thành từ các quỹ bù đắp
và quỹ tích luỹ.
- Quỹ bù đắp về bản chất chỉ nhằm bù đắp những tài sản đã hao mòn,
nhưng trong quá trình sử dụng, nó cũng có ý nghĩa đóng góp vào quá trình
đầu tư tăng trưởng kinh tế gắn với quá trình đổi mới công nghệ.
- Quỹ tích luỹ là nguồn cơ bản để đầu tư tăng trưởng và phát triển kinh
tế, toàn bộ quỹ tích luỹ được hình thành từ tiết kiệm bao gồm tiết kiệm của
Chính phủ và của các khu vực tư nhân.




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
* Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Bao gồm các khoản viện trợ phát triển, các khoản đầu tư gián tiếp và
các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Vốn viện trợ phát triển là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho
vay ưu đãi chủ yếu dưới hình thức hỗ trợ phát triển chính thức gọi tắt là ODA.
Viện trợ ODA có thể thực hiện dưới dạng song phương hoặc đa phương, thông
qua các tổ chức Chính phủ hay phi Chính phủ. Viện trợ có hai dạng là viện trợ
kỹ thuật và viện trợ vốn. Viện trợ kỹ thuật thường được thực hiện dưới dạng
cung cấp chuyên gia, còn viện trợ vốn là cung cấp hàng hoá hoặc tiền vốn nhằm
thực hiện các mục tiêu khác nhau.
- Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) là phần đầu tư do nước ngoài thực
hiện thông qua mua cổ phiếu hoặc trái phiếu của nước sở tại và không làm
công việc quản lý. Đây là hình thức đầu tư quan trọng trong thế kỷ XIX và
đầu thế kỷ XX. Ngày nay con đường đầu tư gián tiếp của nước ngoài chủ yếu
là cấp tín dụng thông qua các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính
hoặc thông qua các khoản tín dụng thương mại mà các nhà xuất khẩu dành
cho những nhà nhập khẩu.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là
hình thức nước chủ nhà cho phép công ty nước ngoài dùng vốn của họ để
thực hiện đầu tư ở nước chủ nhà. Theo điều 2, Luật Đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam sửa đổi được Quốc hội khoá X thông qua tại kỳ họp thứ 7 thì đầu
tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đưa vào Việt
Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư
theo quy định của Luật này. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm
sau:
+ Thứ nhất, hình thức đầu tư này chủ yếu do các công ty tư nhân nước
ngoài đảm nhận (có thể có sự hỗ trợ của Chính phủ nước họ).




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
+ Thứ hai, nước tiếp nhận đầu tư không phải hoàn trả vốn. Trong
trường hợp cùng tiến hành việc thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam với
các Doanh nghiệp của nước chủ nhà thì các bên tham gia cùng nhau chia sẻ
lợi nhuận, rủi ro và cùng nhau tham gia quản lý.
+ Thứ ba, những nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài và nước chủ nhà có
những mặt thống nhất và mâu thuẫn nhau về phương diện lợi ích. Đối với
công ty nước ngoài, mục tiêu đầu tư của họ là lợi nhuận. Đối với nước chủ
nhà, đó là hình thức huy động vốn để tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nhận
chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và thu ngoại tệ. Vì vậy,
Chính phủ nước chủ nhà cần phải có những chính sách tạo môi trường đầu tư
hấp dẫn nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn FDI và hạn chế những tiêu cực về
kinh tế, môi trường, an ninh, chính trị, xã hội để hướng hoạt động đầu tư phù
hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.1.1.2. Tính tất yếu khách quan của hoạt động đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài
- Xuất phát từ sự gặp gỡ lợi ích giữa các bên trong hoạt động FDI:
+ Đối với bên đi đầu tư: Do có nhiều vốn và cạnh tranh khốc liệt nên tỷ
suất lợi nhuận của vốn giảm, FDI sẽ giúp họ tìm được nơi đầu tư có lợi nhuận
cao, xâm chiếm thị trường và tránh được hàng rào thuế quan và phi thuế quan
(trong xu hướng bảo hộ mậu dịch). Từ đó hình thành nên những tập đoàn lớn,
đa quốc gia và xuyên quốc gia.
+ Đối với bên tiếp nhận vốn đầu tư: Do thiếu vốn tích luỹ, do nhu cầu
tăng trưởng, nhu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ và tiếp nhận kinh nghiệm
quản lý tiên tiến để khai thác tài nguyên, tạo việc làm cho dân cư, và đặc
biệt đối với các nước đang phát triển, thu hút vốn FDI còn bảo đảm cho nhu
cầu tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại

hoá (CNH - HĐH).



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
- Do nhu cầu giải quyết những nhiệm vụ đặc biệt như xây dựng công
trình có quy mô và cần hoạt động vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia
đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều nước.
1.1.1.3. Đặc điểm của vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI)
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm cơ bản sau:
- Các chủ đầu tư phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật của
nước sở tại và luật pháp quốc tế.
- Vốn pháp định trong dự án FDI là vốn tự có của chủ đầu tư được quy
định theo luật đầu tư.
- Quyền quản lý dự án đầu tư phụ thuộc vào mức độ góp vốn của mỗi
bên, và sự hoạt động dưới bất cứ hình thức nào của doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài phải tuân thủ pháp luật ở nước sở tại.
- Lợi nhuận mà chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh và được chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn
pháp định.
- Hoạt động FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh
nghiệp mới, mua lại toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoạt động
hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hay sáp nhập các doanh nghiệp vốn với nhau.
- Hiện tượng đa cực và đa biên trong FDI là hiện tượng đặc thù không
chỉ gồm nhiều bên với tỷ lệ vốn góp khác nhau mà còn có các hình thức khác
nhau của tư bản như tư bản tư nhân và Nhà nước cùng tham gia.
- Tồn tại hiện tượng hai chiều trong FDI: hiện tượng một nước vừa tiếp
nhận vốn đầu tư từ nước khác, vừa thực hiện đầu tư ra nước ngoài nhằm tận

dụng lợi thế so sánh giữa các nước với nhau.
- Do quyền lợi của chủ đầu tư gắn liền với lợi ích do đầu tư đem lại
cho nên có thể lựa chọn kỹ thuật, công nghệ thích hợp, nâng cao trình độ
quản lý, tay nghề cho công nhân ở nước tiếp nhận đầu tư.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
- FDI liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc
gia và sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.
Với những đặc điểm trên FDI đã có những tác động rất lớn đối với cả quốc
gia đi đầu tư lẫn quốc gia tiếp nhận đầu tư.
1.1.1.4. Vai trò của hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài
FDI là một hoạt động có phạm vi ảnh hưởng rất rộng lớn và mang tính
hai mặt. Nó không chỉ tác động lên nước đầu tư mà còn ảnh hưởng đối với
nước tiếp nhận đầu tư.
a. Vai trò đối với nước chủ đầu tư
- Thông qua hình thức FDI, các chủ đầu tư có thể chiếm lĩnh thị trường
nước ngoài và tiếp cận được nguồn nguyên liệu của nước sở tại mà không
phải chịu chi phí nhập khẩu và chi phí vận chuyển.
- Các chủ đầu tư nước ngoài có thể tận dụng được nguồn nhân công tại
chỗ giá rẻ, giúp họ giảm chi phí và nâng cao năng suất lao động.
- Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước sở tại, đồng thời có
thể nắm bắt được thông tin về thị trường, như quan hệ cung cầu, thị hiếu của
khách hàng và kịp thời cải thiện mẫu mã chất lượng sản phẩm.
- FDI giúp các nhà đầu tư chuyển giao công nghệ cũ, lạc hậu sang các
nước đang phát triển.
- FDI còn giúp nước chủ đầu tư quảng bá, phô trương sức mạnh về

kinh tế, nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế.
b. Vai trò đối với nước tiếp nhận đầu tư
+ Nước tiếp nhận đầu tư là nước phát triển
- Giúp giải quyết khó khăn về vấn đề kinh tế - xã hội như thất nghiệp
và lạm phát.
- Cứu nguy cho một số xí nghiệp trên bờ vực phá sản thông qua việc
mua lại của các chủ FDI.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
- Tăng thu ngân sách thông qua việc thu các loại thuế.
- Tạo ra môi trường cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thương
mại.
- Giúp trao đổi kinh nghiệm quản lý và chiến lược phát triển kinh
doanh.
+ Nước tiếp nhận đầu tư là nước đang phát triển
- FDI bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, khai thác và
nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo ra thế và lực phát
triển mới.
- FDI giúp cho các nước chậm và đang phát triển tiếp cận và mở rộng
thị trường quốc tế nâng cao năng lực xuất khẩu.
- FDI góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở các nước chậm và đang
phát triển theo hướng công nghệp hoá, hiện đại hoá và đưa nền kinh tế các
nước này tham gia vào phân công lao động quốc tế một cách mạnh mẽ.
- Hoạt động FDI giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm và phát triển
nguồn nhân ở các nước chậm và đang phát triển.
- FDI giúp cho các nước chậm và đang phát triển tiếp thu được nguồn

công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nhà đầu tư nước
ngoài.
- FDI góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập
kinh tế khu vực và Thế giới.
- FDI giúp các nước chậm và đang phát triển từng bước thực hiện việc
đầu tư ra nươc ngoài để mở rộng thị trường.
- FDI giúp hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, thủ tục hành
chính ở các nươc chậm và đang phát triển.





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
c. Những tác động tiêu cực của FDI
Mặc dầu FDI đem lại những lợi ích lớn cho các nước chậm và đang
phát triển nhưng những lợi ích đó luôn đi kèm với những tác động tiêu cực.
Mặt trái của hoạt động FDI thể hiện ở những khía cạnh sau:
- FDI dẫn đến tình trạng đầu tư tràn lan, huỷ hoại tài nguyên môi
trường nếu như công tác quy hoạch ở nước sở tại kém hiệu quả.
- Cơ cấu đầu tư nước ngoài ở các nước chậm và đang phát triển thường
bất hợp lý.
- Công nghệ chuyển giao trong FDI thường là công nghệ lạc hậu, cũ
kỹ, giá cao, gây ô nhiễm môi trường và được chuyển giao một cách nhỏ giọt,
khiến cho các nước sở tại luôn phải chạy theo công nghệ của nước ngoài, gây
tốn kém thời gian và tiền của.
- Khả năng góp vốn của các nước chậm và đang phát triển còn hạn chế.
- Môi trường đầu tư ở các nước chậm và đang phát triển thường kém

hấp dẫn. Đây là nguyên nhân mà phần lớn dòng vốn đầu tư đổ dồn vào các
nước công nghiệp phát triển trên thế giới.
- Trong các dự án FDI, do phía nước tiếp nhận thiếu kinh nghiệm quản
lý nên thường bị thua thiệt. Dễ trở thành nạn nhân của hoạt động “sát thủ
kinh tế - Economy Hit Man (EHM)”
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1.1.2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên thế giới và
kinh nghiệm ở một số nƣớc
a. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới
Dòng vốn FDI toàn cầu liên tục tăng trưởng qua các năm, thể hiện qua đồ thị
dưới đây. Trong đó đỉnh điểm trong tăng trưởng dòng chảy FDI là vào năm
2000 và giai đoạn 2007 – 2008, trước khi diễn ra cuộc suy thoái kinh tế toàn



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
cầu vào năm 2009. FDI tăng trưởng đã đóng góp nhiều vào sự phát triển của
nền kinh tế thế giới.
Biểu đồ 1.1: Dòng vốn FDI toàn cầu Đơn vị tính: tỷ USD

(Nguồn: World Investment Report 2009 – United Nation)

Biểu đồ 1.2: Dòng vốn FDI theo các nhóm nền kinh tế, 2006- 2009
ĐVT: tỷ USD

(Nguồn: World Investment Report 2009 – United Nation)




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Đối với năm 2008, FDI của các nước phát triển đạt 962 tỷ USD, sụt
giảm 29% so với những năm trước. Đối với các nước Châu Phi, FDI năm
2008 đạt 88 tỷ đô la, tăng 27% so với năm 2007, đây là kỷ lục của khu vực
này. Các nước Mỹ la tinh và Caribean đạt 144 tỷ đô la, tăng 13% so với năm
2007 và cũng đạt kỷ lục. Các nước Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á đạt 298
tỷ đô la, tăng 17%. Có thể nói, trong năm 2008, ngoại trừ các nước phát triển
có dòng vốn FDI sụt giảm, còn lại các khu vực khác trên thế giới đều ghi
nhận những kỷ lục về FDI, nhất là các nước thuộc khu vực Châu Á năng
động.
b. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc
Từ những năm 70, Trung Quốc đã tích cực huy động vốn FDI nhằm
thuc đẩy quá trình hiện đại hóa và tăng năng lực xuất khẩu. FDI của Trung
Quốc chia làm 3 giai đoạn: 1979 – 1991 là giai đoạn thử nghiệm, 1992- 2000
là giai đoạn FDI với quy mô lớn và bài bản, 2001 đến nay là giai đoạn FDI
phát triển mạnh. Với những giai đoạn phát triển của thu hút FDI có thể rút ra
một số kinh nghiệm thành công của Trung Quốc:
1. Cải cách hành chính, xây dựng các chính sách phù hợp nhằm thu
hút đầu tư. Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã đưa ra một số chính sách cải
cách và mở cửa để thúc đẩy phát triển nền kinh tế, họ khẳng định vấn đề kinh
tế cốt lõi là phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả để cải thiện năng
suất lao động, thị trường là công cụ phân bổ nguồn lực có hiệu quả nhất, nếu
cơ chế thị trường bị loại bỏ thì không thể có năng suất trên qua mô lớn. Nền
kinh tế Trung Quốc phát triển theo kinh tế thị trường trong khi vẫn giữ vai trò
chủ đạo là sở hữu nhà nước và thúc đẩy mạnh mẽ cải cách mở cửa, thu hút
FDI.
2. Mở cửa từng bước và hợp lý cho từng lĩnh vực được ưu tiên hóa

nhằm thu hút FDI để chuyển dịch nền kinh tế. Trong giai đoạn đầu mở cửa,



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Trung Quốc chủ yếu mở của ngành công nghiệp nhẹ và dệt may cho các nhà
đầu tư nước ngoài, điều đó làm giảm sự chống đối quá mức của ngành công
nghiệp trong nước, để người dân được hưởng lợi trong giai đoạn đầu mở cửa
và nhận được sự ủng hộ của nhân dân. Cùng với tiến trình hội nhập và chuẩn
bị tốt hơn cho cạnh tranh khi ra nhập WTO, dần dỡ bỏ những hạn chế đối với
những khu vực bị hàn chế đầu tư. Từ năm 1992 các lĩnh vực mới như: bán lẻ,
ngoại thương, bảo hiểm, tài chính và du lich đã được mở rộng trên cơ sở thí
điểm với số lượng và địa điểm triển khai.
Chính phủ đã ban hành và sửa đổi về hướng dẫn FDI, đặc biệt tập
trung vào hướng dẫn FDI đối với những ngành được khuyến khích. Theo các
chính sách của chính phủ, Trung Quốc sẽ tận dung việc gia nhập WTO để
tăng mức sử dụng vốn đầu tư và để FDI tái cơ cấu kinh tế, nâng cấp ngành
công nghiệp, khuyến khích các nhà đầu tư, đặc biệt là các công ty xuyên quốc
gia đầu tư vào các ngành công nghệ cao và cơ sở hạ tầng, khuyến khích các
công ty này hình thành các trung tâm nghiên cứu và triển khai tham gia vào
tái cơ cấu đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
3. Mở rộng từng bước và vững chắc từng khu vực mở cửa nhằm giảm
bớt rủi ro và những quan điểm không nhất quán. Bước thứ nhất là thành lập 5
đặc khu kinh tế nhằm tạo ra cầu nối phát triển kinh tế. Tiếp đó tiếp tục mở
của 14 thành phố vùng duyên hải vì khu vực này đã tồn tại các khu kinh tế và
công nghiệp từ những năm 1984-1992. Đến đầu năm 1990 mở rộng ra Phố
Đông của Thượng Hải và một vài thành phố châu thổ song Hoàng Hà, Châu
Giang, Liêu Đông, Giao Đông. Thông qua việc mở cửa và thu hút FDI khu

vực phía đông của Trung Quốc nơi có các thành phố dọc bờ biển, khu vực
này đã phát triển nhanh chóng và tại động lực cho các khu vực phụ cận. Với
những thành công này, Trung Quốc tiếp tục nhân rộng và mở sang khu vực

×