Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
LƯU THỊ PHƯƠNG DUNG
Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ SỐ DẢNH CẤY/KHÓM
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LÚA
TẠI HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thái Nguyên, 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
LƯU THỊ PHƯƠNG DUNG
Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ SỐ DẢNH CẤY/KHÓM
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LÚA
TẠI HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60 62 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Văn Phụ
Thái Nguyên, 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và chƣa hề sử dụng để bảo vệ trong một học vị nào.
Các thông tin tài liệu trình bày trong luận văn này đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Lƣu Thị Phƣơng Dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai đề tài tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ quý báu
của các cá nhân, cơ quan và đơn vị. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn mọi
sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Khoa Sau đại học, các thầy cô Trƣờng
Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn lãnh đạo Ủy ban nhân dân Huyện Yên Dũng, Ủy
ban nhân dân xã Tƣ Mại đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian và địa
điểm, đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết trong việc triển khai đề tài.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Văn Phụ - Giảng
viên Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên; Giám đốc Phòng Quan hệ Quốc
tế Đại học Thái Nguyên. Ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã giành nhiều thời gian
và tâm huyết chỉ bảo tôi phƣơng pháp và những kiến thức cần thiết trong thời
gian thực tập.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi
trong thời gian thực tập.
Tác giả
Lƣu Thị Phƣơng Dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT – KÍ HIỆU vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Giả thiết nghiên cứu 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 3
2.1.1. Cơ sở khoa học 3
2.1.2. Cơ sở thực tiễn 5
2.2. Một số đặc điểm của cây lúa liên quan đến kỹ thuật thâm canh lúa 6
2.2.1. Đặc điểm lá lúa 6
2.2.2. Đặc điểm sự đẻ nhánh của lúa 7
2.2.3. Dinh dƣỡng với cây lúa 9
2.3. Tình hình nghiên cứu về vấn đề cải tiến phƣơng thức canh tác lúa trên thế
giới và Việt Nam hiện nay 10
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 10
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 16
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu 23
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
3.2.2. Thời gian nghiên cứu 23
3.3. Nội dung nghiên cứu 23
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 23
3.4.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm 23
3.4.2. Điều kiện thí nghiệm 25
3.4.3. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi 26
3.4.3.1. Thời gian sinh trƣởng 26
3.4.3.2. Chỉ tiêu về khả năng đẻ nhánh 26
3.4.3.3. Trọng lƣợng khô của thân, lá và khả năng tích luỹ vật chất khô 27
3.4.3.4. Chỉ số diện tích lá (LAI) 27
3.4.3.5. Chỉ tiêu về khả năng chống chịu 27
3.4.3.6. Chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 28
3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu 29
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
4.1. Điều kiện thời tiết, khí hậu tại tỉnh Bắc Giang vụ mùa 2010 và vụ
xuân 2011 30
4.2. Ảnh hƣởng của mật độ và số dảnh cấy/khóm đến một số chỉ tiêu sinh
trƣởng, phát triển của giống lúa Bắc thơm số 7 32
4.2.1. Ảnh hƣởng của mật độ và số dảnh cấy/khóm đến thời gian sinh trƣởng
của giống Bắc thơm số 7 32
4.2.2. Ảnh hƣởng của mật độ và số dảnh cấy/khóm đến khả năng đẻ nhánh của
giống Bắc thơm số 7 34
4.2.3. Ảnh hƣởng của mật độ và số dảnh cấy/khóm đến chỉ số diện tích lá của
giống Bắc thơm số 7 42
4.2.4. Ảnh hƣởng của mật độ và số dảnh cấy/khóm đến khả năng tích lũy vật
chất khô của giống Bắc thơm số 7. 44
4.3. Ảnh hƣởng của mật độ cấy và số dảnh cấy đến khả năng chống chịu của
giống Bắc thơm số 7 49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
4.3.1. Khả năng chống đổ của giống Bắc thơm số 7 ở mật độ cấy và số dảnh
cấy khác nhau. 49
4.3.2. Ảnh hƣởng của mật độ cấy và số dảnh cấy đến khả năng chống chịu sâu
bệnh của giống Bắc thơm số 7 trong vụ mùa 2010 51
4.4. Ảnh hƣởng của mật độ cấy và số dảnh cấy đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống Bắc thơm số 7 56
4.4.1. Ảnh hƣởng của mật độ cấy và số dảnh cấy đến chiều dài bông, số gié cấp 1 và
số gié cấp 2 của giống Bắc thơm số 7 56
4.4.2. Ảnh hƣởng của mật độ cấy và số dảnh cấy/khóm đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống Bắc thơm số 7 60
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 69
5.1. Kết luận 69
5.1. Đề nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT – KÍ HIỆU
CSDTL: Chỉ số diện tích lá
NSLT: Năng suất lý thuyết
NSTT: Năng suất thực thu
Nxb: nhà xuất bản
P
1000 hạt
: Khối lƣợng 1000 hạt
*: Sai khác nhau ở mức tin cậy 95%
**: Sai khác nhau ở mức tin cậy 99%
ns: Không có sự sai khác
a, b, c, d, e, f, g là những chữ cái biểu thị kết quả phân nhóm trong
so sánh Duncan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Một số yếu tố khí hậu, thời tiết qua các tháng trong vụ mùa năm 2010
(tháng 6 – tháng 11) và vụ xuân năm 2011 (tháng 1 – tháng 6) 30
Bảng 4.2. Thời gian sinh trƣởng của giống Bắc thơm số 7 trong vụ mùa năm 2010 32
Bảng 4.3. Thời gian sinh trƣởng của giống Bắc thơm số 7 trong vụ xuân năm 2011 33
Bảng 4.4. Khả năng đẻ nhánh của giống Bắc thơm số 7 trong vụ mùa 2010 35
Bảng 4.5. Khả năng đẻ nhánh của giống Bắc thơm số 7 trong vụ xuân 2011 40
Bảng 4.6. Chỉ số diện tích lá của giống Bắc thơm số 7 trong vụ mùa 2010 43
Bảng 4.7. Khả năng tích luỹ vật chất khô của giống Bắc thơm số 7 qua các thời
kỳ trong vụ mùa 2010 45
Bảng 4.8. Khả năng tích luỹ vật chất khô của giống Bắc thơm số 7 qua các
thời kỳ trong vụ xuân 2011 48
Bảng 4.9. Ảnh hƣởng của mật độ cấy và số dảnh cấy đến khả năng chống đổ
của giống Bắc thơm số 7 trong vụ mùa 2010 và vụ xuân 2011 50
Bảng 4.10. Ảnh hƣởng của mật độ cấy và số dảnh cấy đến khả năng chống chịu
sâu bệnh của giống Bắc thơm số 7 trong vụ mùa 2010 52
Bảng 4.11. Ảnh hƣởng của mật độ cấy và số dảnh cấy đến khả năng chống chịu
sâu bệnh của giống Bắc thơm số 7 trong vụ xuân 2011 55
Bảng 4.12. Ảnh hƣởng của mật độ cấy và số dảnh cấy đến chiều dài bông, số gié
cấp 1 và số gié cấp 2 của giống Bắc thơm số 7 trong vụ mùa 2010 57
Bảng 4.13. Ảnh hƣởng của mật độ cấy và số dảnh cấy đến chiều dài bông, số gié
cấp 1 và số gié cấp 2 của giống Bắc thơm số 7 trong vụ xuân 2011 59
Bảng 4.14. Ảnh hƣởng của mật độ cấy và số dảnh cấy đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống Bắc thơm số 7 trong vụ mùa 2010 61
Bảng 4.15. Ảnh hƣởng của mật độ cấy và số dảnh cấy đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống Bắc thơm số 7 trong vụ xuân 2011 66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các mật độ cấy khác nhau
của giống Bắc thơm số 7 trong vụ mùa 2010 65
Hình 4.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các mật độ cấy khác nhau
của giống Bắc thơm số 7 trong vụ xuân 2011 68
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đề án xây dựng thƣơng hiệu gạo thơm Yên Dũng đƣợc triển khai dựa
trên kết quả mô hình sản xuất đại trà các giống lúa thơm đặc sản trên địa bàn
huyện Yên Dũng từ năm 2006 đến nay. Nhằm khuyến khích các hộ tham gia
đề án, hàng năm huyện trích ngân sách hỗ trợ 30% giá giống lúa cho nông
dân, tăng cƣờng tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc, phòng
trừ sâu bệnh theo kỹ thuật mới nhƣ: cấy lúa theo phƣơng pháp cải tiến mới
SRI (System of Rice Intensification), “3 giảm, 3 tăng”…nhằm hạn chế lƣợng
thuốc bảo vệ thực vật mà vẫn đảm bảo năng suất, chất lƣợng gạo…
Các giống lúa chất lƣợng cao nhƣ: Bắc thơm số 7, Hƣơng thơm số 1,
N46…đã đƣợc huyện đƣa vào sản xuất và đƣợc nông dân chấp nhận vì chúng
đều cho năng suất ổn định và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong số này,
đáng chú ý hơn cả và đƣợc đa số ngƣời nông dân sản xuất là giống Bắc thơm
số 7. Tuy đây là giống lúa có năng suất không thật cao nhƣng ổn định, chất
lƣợng gạo đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng và đặc biệt là giá cả cao hơn gạo
thƣờng từ 2000 đến 3000VNĐ/kg.
Tuy nhiên, khi gieo cấy ở hộ gia đình giống lúa này thƣờng dễ bị nhiễm
sâu bệnh dẫn đến năng suất bị ảnh hƣởng xấu. Nguyên nhân là do ngƣời nông
dân thƣờng cấy nhiều dảnh lúa trên một khóm lúa (3 - 7 dảnh/khóm) và cấy
với mật độ khá dày (khoảng 40 – 50 khóm/m
2
). Điều này dẫn đến quần thể lúa
rậm rạp, tiêu hao nhiều chất dinh dƣỡng một cách vô ích và dễ bị nhiễm các
loại sâu bệnh hại.
Mặt khác, nhƣ chúng ta đã biết kỹ thuật cấy và mật độ cấy có ảnh
hƣởng rất lớn đến sự phát triển của lúa và năng suất lúa do ảnh hƣởng
trực tiếp đến cấu trúc quần thể của ruộng lúa. . Nhƣng mối quan hệ giữa
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
mật độ cấy và số dảnh cấy/khóm và sự tƣơng tác giữa chúng chƣa đƣợc
quan tâm nghiên cứu đúng mức. Bởi vì các công trình nghiên cứu về vấn
đề cấy và mật độ cấy còn rất khiêm tốn.
Xuất phát từ những yêu cầu khoa học và thực tiễn nói trên chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của mật độ và số dảnh cấy/khóm
đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa tại huyện Yên Dũng,
tỉnh Bắc Giang”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ và số dảnh cấy đến sinh trƣởng,
phát triển và năng suất của giống lúa Bắc thơm số 7.
Tìm ra mật độ và số dảnh cấy hợp lý cho năng suất cao để tiến tới
khuyến cáo trong sản xuất lúa tại địa phƣơng.
1.3. Yêu cầu của đề tài
Xác định đƣợc sự tƣơng tác giữa mật độ cấy và số dảnh cấy/khóm ảnh
hƣởng nhƣ thế nào đến sinh trƣởng, phát triển và năng suất của giống Bắc
thơm số 7.
Xác định đƣợc mật độ và số dảnh cấy cho năng suất cao nhất nhằm ứng
dụng trong canh tác lúa.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học:
Tìm ra mối quan hệ tƣơng tác giữa mật độ cấy và số dảnh cấy/khóm
ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, phát triển của cây lúa.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất:
Ứng dụng kết quả nghiên cứu này trong việc cải tiến kỹ thuật cấy
lúa hiện nay bằng việc xác định mật độ cấy và số dảnh cấy phù hợp để
đƣa vào quy trình sản xuất nhằm tiết kiệm giống, chi phí sản xuất, giảm
sâu bệnh…và bảo vệ môi trƣờng.
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học
Năng suất lúa đƣợc hình thành từ các yếu tố, đó là: Số bông/m
2
. số hạt
chắc/bông và trọng lƣợng 1000 hạt (P
1000 hạt
). Mối quan hệ đó đƣợc thể hiện
bằng công thức:
Số bông/m
2
x số hạt chắc/bông x P
1000 hạt
Năng suất lúa (tạ/ha) =
_______________________________________________________
10000
Năng suất quan hệ với các yếu tố tạo thành năng suất là quan hệ toán
học. Nhƣng giữa các yếu tố cấu thành năng suất trong một quần thể ruộng lúa
lại có quan hệ sinh học thong qua mối quan hệ giữa quần thể và cá thể. Trong
đó ta thấy: Số bông/m
2
đặc trƣng cho quần thể, P
1000 hạt
đặc trƣng cho cá thể.
Mối quan hệ này thể hiện tính thống nhất và mâu thuẫn. Khi cá thể tốt sẽ
tạo điều kiện tạo nên quần thể tốt. Nhƣng khi cả quần thể quá tốt sẽ hạn
chế cá thể phát triển: khi số bông tăng quá nhiều sẽ làm cho số hạt
chắc/bông và P
1000 hạt
giảm đi.
Trong sinh trƣởng và phát triển của cây lúa, mỗi thời kỳ sinh trƣởng sẽ
tập trung vào một quá trình hoạt động trung tâm nhằm tạo ra những yếu tố
nhất định góp phần tạo nên năng suất lúa sau này. Ta thấy: Thời kỳ đầu từ
gieo đến cuối đẻ hữu hiệu là thời gian quyết định yếu tố bông/m
2
. Mật độ gieo
cấy và sức đẻ nhánh hữu hiệu sẽ làm cho số bông/m
2
nhiều hay ít vì:
Số bông/m
2
= Số dảnh cơ bản x Sức đẻ nhánh
Hai yếu tố nói trên đƣợc quyết định ngay từ thời gian đầu là lúc gieo cấy và
lúc đẻ nhánh. Để qua giai đoạn đó, sau này không còn cơ hội tác động nữa. Nắm
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
đƣợc cơ cấu hình thành và thời gian quyết định từng yếu tố là điều cần thiết, là cơ
sở khoa học để tác động các biện pháp kỹ thuật có hiệu quả [15, tr. 71-72].
Theo Nguyễn Văn Hoan, số dảnh cấy ở một khóm lúa phụ thuộc trƣớc
hết vào số bông cần đạt/m
2
và căn cứ vào mật độ đã chọn để đạt đƣợc số bông
theo ý muốn. Nguyên tắc chung của việc xác định số dảnh cấy là: một khóm
lúa dù cấy ở mật độ khác nhau, tuổi mạ khác nhau nhƣng cuối cùng cần đạt số
bông theo yêu cầu để đạt đƣợc số lƣợng hạt thóc/m
2
nhƣ mong muốn. Mật độ
là số cây, số khóm đƣợc trồng cấy trên một đơn vị diện tích, với lúa cấy thì
mật độ đƣợc đo bằng đơn vị khóm/m
2
. Trên một đơn vị diện tích nếu mật độ
càng cao (cấy dầy) thì số bông càng nhiều, song số hạt/ bông càng ít (bông
bé), tốc độ giảm số hạt/ bông mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ. Vì thế cấy
dầy quá sẽ làm cho năng suất giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu cấy với mật
độ quá thƣa đối với các giống lúa có thời gian sinh trƣởng ngắn thì rất khó
hoặc không thể đạt đƣợc số bông tối ƣu. Các kết quả nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học với các giống lúa khác nhau đều khẳng định: khi các khâu kỹ
thuật khác đƣợc duy trì thì chọn một mật độ vừa phải là phƣơng án tối ƣu
để đạt đƣợc số lƣợng hạt thóc nhiều nhất trên đơn vị diện tích gieo cấy
(Nguyễn Văn Hoan, 2003 ) [10].
Xác định đƣợc mật độ gieo cấy lúa hợp lý là biện pháp kỹ thuật làm
giảm sự phá hoại của sâu, bệnh, tăng đáng kể năng suất, chất lƣợng lúa cuối
vụ. Xác định mật độ gieo cấy căn cứ vào các yếu tố sau:
* Mật độ gieo cấy lúa phụ thuộc vào đặc điểm của giống lúa định gieo cấy:
+ Giống lúa chịu thâm canh càng cao, tiềm năng năng suất lớn mật độ
gieo cấy càng dày và ngƣợc lại, giống lúa chịu thâm canh thấp mật độ gieo
cấy thƣa hơn. Ví dụ mật độ gieo cấy giống lúa lai chịu thâm canh cao, tiềm
năng năng suất lớn sẽ cao hơn mật độ gieo cấy các giống lúa nếp chịu thâm
canh kém, tiềm năng năng suất trung bình.
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
+ Những giống lúa có bộ lá gọn, góc lá nhỏ, thế lá đứng gieo cấy mật
độ dày hơn những giống lúa có phiến lá to, góc lá lớn.
* Mật độ gieo cấy lúa phụ thuộc vào tuổi mạ: Tuổi mạ càng ngắn (mạ non)
khả năng đẻ cao cấy thƣa hơn mạ già, tuổi mạ cao.
* Xác định mật độ gieo cấy lúa hợp lý căn cứ vào độ phì của đất, khả năng
thâm canh của hộ nông dân: Đất tốt, khả năng thâm canh cao mật độ gieo cấy
thƣa hơn loại đất xấu, khả năng thâm canh thấp.
* Xác định mật độ gieo cấy lúa hợp lý căn cứ vào mùa vụ: Vụ mùa, thời tiết
nắng nóng cây lúa sinh trƣởng nhanh, đẻ sớm, đẻ nhiều cấy thƣa hơn vụ đông
xuân nhiệt độ thấp, cây lúa lâu đẻ, đẻ kém nhƣ kinh nghiệm lâu năm của
ngƣời nông dân "chiêm ăn dảnh, mùa ăn bông" [38].
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Cây lúa nƣớc giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp lƣơng thực cho con
ngƣời ở nhiều nƣớc trên thế giới nói chung và ở nƣớc ta lúa còn là một nông
sản xuất khẩu mang lại giá trị cao cho nông nghiệp. Phƣơng hƣớng sản xuất lúa
của Việt Nam là tập trung khai thác, đầu tƣ thâm canh cho những vùng có điều
kiện thuận lợi để cây lúa có thể phát huy tối đa tiềm năng của giống.
So với các nƣớc, Việt Nam chúng ta là nƣớc nông nghiệp nhƣng bình
quân lại ít đất nông nghiệp nhất, dân tộc ta có nghề truyền thống trồng lúa
nƣớc nhƣng bình quân lại có ít đất trồng lúa nhất. Thử so sánh, chúng ta hiện
có trên 86,5 triệu dân nhƣng chỉ có gần 4,2 triệu ha đất trồng lúa, bình quân
chỉ 485 m
2
/ngƣời, còn Thái Lan có 63 triệu dân nhƣng có tới 9,6 triệu ha
trồng lúa nên bình quân của họ tới 1.500 m
2
/ngƣời, gấp hơn 3 lần chúng ta.
Việt Nam hiện nay đƣợc xếp thứ 13 về dân số mà chƣa kể đến mỗi năm lại
có thêm 1 triệu trẻ em chào đời. Mật độ dân số chúng ta rất cao, cao gấp 2 lần
so với Trung Quốc, gấp 6,7 lần so với quy chuẩn của thế giới. Đất chật, ngƣời
đông nên việc thâm canh, tăng vụ là tất nhiên [13].
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Song trong sản xuất lúa hiện nay ở Việt Nam nói chung và ở Đồng bằng
Bắc bộ nói riêng, bà con nông dân vẫn còn tập quán đầu tƣ quá mức về phân
bón hoá học (đặc biệt là phân đạm), lƣợng giống và thuốc bảo vệ thực vật.
Đây là nhƣng nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sản xuất lúa không cao mà còn
gây ô nhiễm môi trƣờng. Nhiều nghiên cứu của Viện lúa Đồng bằng sông
Cửu Long và những nghiên cứu hợp tác quốc tế với JIRCAS Nhật Bản cho
thấy có thể tiết kiệm hơn 50 - 60% lƣợng hạt giống mà năng suất vẫn không
thay đổi. Vì thế một yêu cầu cấp thiết hiện nay là chúng ta phải có nhƣng giải
pháp khoa học giúp thâm canh lúa bền vững nhằm hƣớng đến một nền nông
nghiệp bền vững và hiệu quả [13].
2.2. Một số đặc điểm của cây lúa liên quan đến kỹ thuật thâm canh lúa
2.2.1. Đặc điểm lá lúa
Lá lúa giữ vai trò quan trọng trong đời sống của cây. Thông qua sự sinh
trƣởng và màu sắc của lá ta biết đƣợc cây lúa sinh trƣởng nhanh hay chậm, tốt
hay xấu.
Màu sắc, kích thƣớc phiến lá, góc lá thay đổi theo giống lúa, thời kỳ
sinh trƣởng và hàm lƣợng dinh dƣỡng trong đất. Hƣớng chọn giống là chọn
những giống lá có phiến lá to, bản lá dày, màu xanh đậm, góc lá hẹp sẽ có lợi
cho quang hợp và tăng hiệu quả sử dụng ánh sáng.
Trong quần thể ruộng lúa tồn tại lá của nhánh mẹ và lá của nhánh con.
Tất cả tạo nên chỉ số diện tích lá (LAI) của quần thể. Chỉ số diện tích lá của
ruộng lúa đạt cao nhất vào lúc trƣớc trỗ 7 ngày, vì lúc đó số lá đạt tối đa và
diện tích từng lá tƣơng đối ổn định. Chỉ số diện tích lá của ruộng lúa có thể
đạt đến 10 hoặc hơn chút ít, sau khi trỗ bông thì giảm xuống bởi một số lá già
và chết đi.
Trên thân chính của lúa có tổng số lá nhất định, tùy từng giống mà có
tổng số lá khác nhau. Mỗi lá đều có chức năng nhất định tùy từng giai đoạn
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
sinh trƣởng. Trong cùng một thời kỳ thì lá hoạt động động mạnh nhất là lá thứ
hai từ trên xuống (lá công năng). Quan sát hình thái và sức sống của lá công
năng, ta biết đƣợc sinh trƣởng của cây lúa tốt hay xấu [15, tr.57-59].
2.2.2. Đặc điểm sự đẻ nhánh của lúa
Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, liên quan chặt chẽ đến
quá trình hình thành số bông và năng suất cây lúa.
Cây lúa non hoặc cây mạ (ngƣời ta gọi là thân chính hay cây mẹ). Các
nhánh mọc ra từ thân chính đƣợc gọi là nhánh nguyên thuỷ (cây lúa thƣờng có
từ 5 - 7 nhánh nguyên thuỷ). Các nhánh mọc ra từ nhánh nguyên thuỷ đƣợc
gọi là nhánh cấp 2 và các nhánh mọc ra từ nhánh cấp 2 đƣợc gọi là nhánh cấp
3. Nhánh nguyên thuỷ phát triển ở giữa thân chính và lá thứ hai kể từ gốc.
Mặc dù vẫn dính liền vào thân cây mẹ tới tận những giai đoạn phát triển sau,
nhƣng nhánh nguyên thuỷ vẫn độc lập kể từ khi nó có rễ riêng.
Thời gian đẻ nhánh của cây lúa đƣợc tính từ khi lúa bén rễ hồi xanh đến
khi làm đốt, làm đòng. Tuy nhiên ở ruộng mạ cũng có hiện tƣợng đẻ nhánh
nếu mạ gieo thƣa hoặc những cây mạ quanh bờ có thể đẻ 1 - 2 nhánh đầu tiên
khi có 4 - 5 lá (gọi là mạ ngạnh trê), nhƣng ngay lúc đó mật độ cây trong
ruộng mạ tăng lên và quá trình đẻ nhánh ngừng lại. Về khả năng đẻ nhánh của
cây lúa thì phụ thuộc vào phạm vi mắt đẻ (tức là số lá trên cây mẹ, tuổi mạ và
số lóng đốt kéo dài) và điều kiện ngoại cảnh.
Ngƣời ta cũng phân biệt thời gian đẻ nhánh hữu hiệu và vô hiệu. Trên
cây lúa, thông thƣờng chỉ có những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có số
lá nhiều, điều kiện dinh dƣỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để
trở thành nhánh hữu hiệu (nhánh thành bông). Còn những nhánh đẻ muộn,
thời gian sinh trƣởng ngắn, số lá ít thƣờng trở thành nhánh vô hiệu [35].
Nhánh lúa đƣợc hình thành từ các mắt trên cây mẹ tại đốt của thân. Theo
thuyết của Katayama thì cây lúa ra đƣợc 4 lá thật đều có khả năng đẻ nhánh
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
và cứ ra đƣợc một lá thì đẻ thêm đƣợc một nhánh và co khả năng lớn lên
thành nhánh, có trên 4 lá xanh để sống hoàn toàn tự lập, trở thành nhánh hữu
hiệu. Đẻ nhánh là tập tính, là đặc điểm sinh vật học của cây lúa. Quần thể
ruộng lúa có khả năng tự điều tiết. Khi cấy thƣa, đủ dinh dƣỡng lúa đẻ nhiều.
Khi cấy dày, quần thể rậm rạp thì nhánh đẻ ra sẽ bị lụi tàn bớt.
Khả năng đẻ nhánh của lúa nhiều hay ít phụ thuộc nhiều hay ít phụ thuộc
nhiều vào đặc điểm của giống. Một giống lúa đẻ ít hay nhiều còn phụ thuộc
vào tuổi mạ, kỹ thuật cấy, điều kiện dinh dƣỡng, nƣớc và điều kiện ngoại
cảnh. Khi cấy mạ non, cấy nông tay sẽ làm tăng phạm vi mắt đẻ và tăng khả
năng đẻ nhánh. Lợi dụng khả năng đẻ nhánh của lúa, trong thâm canh muốn
tăng số bông trên ruộng lúa ngoài việc cấy đúng mật độ, chúng ta nên xúc tiến
các biện pháp kỹ thuật để lúa đẻ sớm, đẻ tập trung, làm tăng sức đẻ hữu hiệu,
không để quần thể quá rậm rạp, tốn dinh dƣỡng của cây mẹ [15, tr. 60-61].
Những yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng đẻ nhánh: Có rất nhiều yếu tố ảnh
hƣởng đến sự đẻ nhánh, nhƣng có 4 yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp là: giống lúa,
khoảng cách cấy, mùa vụ gieo cấy và mức phân đạm.
a) Về giống lúa: Các giống thƣờng có sự khác nhau về khả năng đẻ
nhánh. Khả năng đẻ nhánh của một giống có thể đạt đƣợc mức tối đa bằng
cách cấy thƣa trên đất giàu dinh dƣỡng. Nhƣng trong những điều kiện thực tế
đồng ruộng thì không thể nào đạt tới đích ấy.
b) Về khoảng cách cấy: Khi ta tăng khoảng cách cấy giữa các cây (tức là
mật độ cấy càng thƣa) thì số nhánh lúa trên 1 cây càng tăng nhƣng có giới hạn
nhất định. Nếu cấy với mật độ quá thƣa đến bất hợp lý thì số nhánh lúa trên
một đơn vị diện tích sẽ bị giảm đi. Vì vậy với một giống lúa nhất định, ngay
từ khi nghiên cứu chọn, tạo giống thì tác giả đã phải nghiên cứu để đƣa ra một
mật độ cấy cùng với điều kiện chăm sóc thích hợp trong quy trình kỹ thuật
của giống lúa đó.
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
c) Về mùa vụ gieo cấy: Thời gian đẻ nhánh của một giống lúa dài hay
ngắn phụ thuộc vào thời vụ gieo cấy. Vụ chiêm xuân có thời gian đẻ nhánh
dài hơn vụ mùa và trong cùng một vụ thì vụ sớm sẽ có thời gian đẻ nhánh dài
hơn vụ muộn. Tuy nhiên, tuy có thời gian đẻ nhánh ngắn hơn nhƣng trong vụ
mùa số nhánh lúa vẫn nhiều hơn trong vụ đông xuân.
d) Về mức phân đạm: Có một nguyên tắc, nếu bón lƣợng cao hơn và sớm
hơn thì số đẻ cũng nhiều hơn. Nếu bón thúc đạm sớm, quá trình đẻ nhánh sẽ
diễn ra sớm hơn. Nếu bón phân nhiều, bón thúc muộn, thời gian đẻ nhánh sẽ
kéo dài hơn [43].
2.2.3. Dinh dưỡng với cây lúa
Cũng nhƣ các loại cây trồng khác, lúa phải hút của đất một loạt chất
khoáng N, P, K, Ca, Mg, Fe, Si…và các nguyên tố vi lƣợng. Ba nguyên tố
chủ yếu là đạm, lân và kali. Khi phơi khô và đốt đi các bộ phận của cây lúa ,
ngoài đạm, các chất khoáng của cây lúa đều ở lại trong tro. Phân tích tro này
sẽ biết đƣợc tỷ lệ gần đúng các chất có trong cây lúa ở từng giai đoạn sinh
trƣởng, phát triển và trong các điều kiện canh tác khác nhau. Trong quá trình
dinh dƣỡng khoáng của cây lúa có sự tƣơng quan mật thiết giữa chất này với
chất khác; quá trình này lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện bên ngoài và kỹ
thuật canh tác.
Lá lúa là bộ phận có lƣợng protein cao và tiến hành quang hợp mạnh mẽ.
Đạm của lá lúa là nguồn protein chính của hạt. Bẹ lá tích trữ các sản phẩm khác
của quang hợp nhƣ tinh bột. Thân tích trữ tinh bột, lân tích trữ ở thân cũng là
nguồn lân chính của hạt. Rễ không tích trữ nhiều chất dinh dƣỡng hay tinh bột,
nhiệm vụ chính của chúng là hút thức ăn. Bông lúa là nơi tích trữ các chất
protein, đƣờng và các chất khoáng chuyển về trong quá trình làm hạt.
Khi thiếu đạm, lân và lƣu huỳnh thì chiều dài lá, số lƣợng lá, số lƣợng
bông và số lƣợng hạt trên bông đều giảm. Thiếu kali và magie sẽ làm giảm
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
năng suất lúa và trọng lƣợng 1000 hạt. Tuy nhiên thành phần hoá học của
bông không bị ảnh hƣởng nhiều do những thiếu hụt ấy.
Nói chung các chất đƣợc đồng hoá thƣờng di chuyển tới những bộ phận
đang sinh trƣởng mạnh và sẽ cung cấp năng lƣợng và vật chất cho các bộ
phận này sinh trƣởng và phát triển. Trong thời kỳ đẻ nhánh, các chất này di
chuyển đến các lá đang phát triển của cây mẹ và của nhánh rồi đến rễ. Trong
thời kỳ phân hoá và phát triển đòng, chúng di chuyển đến những đòng non,
đến các lá trên và các gióng đang phát triển. Sau khi lúa trỗ, các chất đồng
hoá ở các lá trên đƣợc chuyển về hạt còn các chất đồng hoá ở các lá dƣới
đƣợc chuyển về các bộ phận phía dƣới của cây, về rễ [5, tr.462-464].
Theo Nguyễn Nhƣ Hà (2006), bón phân lót trƣớc khi cấy làm mạ sau
cấy nhanh bén rễ, đẻ nhánh sớm và mạnh, cần bón lót nhiều phân đạm khi
gieo cấy trong điều kiện nhiệt độ thấp, cấy giống ngắn ngày hay đẻ nhánh
kém, mật độ gieo cấy thƣa [8]. Vì vậy có thể nói mật độ cấy là một yếu tố
thực tế khá quan trọng để xác định lƣợng phân bón hợp lý đối với cây lúa.
2.3. Tình hình nghiên cứu về vấn đề cải tiến phƣơng thức canh tác lúa
trên thế giới và Việt Nam hiện nay
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ở Nhật Bản, mạ tốt là mạ non, cấy xuống cây mạ bén rễ rất nhanh,
Mật độ cấy tiêu chuẩn ở Hokkaido là 35 x 15 cm, mỗi khóm 3 dảnh. Theo
kết quả nghiên cứu của trạm thí nghiệm nông nghiệp ở Hokkaido cho thấy
trong một phạm vi mật độ nhất định thì năng suất hầu nhƣ không thay đổi.
Mật độ cấy thích hợp nhất thay đổi tùy theo lƣợng phân bón và đặc tính
giống. Ở vùng nhiệt đới nhƣ Ấn Độ, cấy lúa chín sớm với mật độ 15 x 15cm,
mỗi khóm lúa 2 dảnh, với giống lúa chín muộn khoảng cách 20 x 20cm
hoặc 15 x 23cm, mỗi khóm 2 dảnh. Còn những nơi đất tốt có thể cấy 30 x 15cm
(Tanaka Akira, 1981) [22].
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ở Nhật Bản khoảng cách cấy ngày càng đƣợc mở rộng dần. Tƣơng lai
sau này áp dụng những giống tốt, bón nhiều phân thì có thể cấy khoảng cách
25 x 25 cm hoặc 30 x 30 cm (Tanaka Akira, 1981) [22].
Trong công bố gần đây của các tác giả nhƣ Yuan Qianhua, Lu Xinggui,
Cao Bing và cộng sự, Ban Nghiên cứu tiêu chuẩn và phát triển cây trồng
chuyển gen thuộc chƣơng trình Công nghệ cao Trung Quốc (2002) đã sử dụng
tổ hợp lai hai dòng PA64S/9311 để nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ cấy đến
các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của tổ hợp lai. Các tác giả sử
dụng hai công thức cấy thƣa (90.000 khóm/ha) và công thức cấy truyền thống
ở Trung Quốc (300.000 khóm/ha). Kết quả nghiên cứu cho thấy số nhánh đẻ
của công thức cấy thƣa giảm đáng kể so với công thức cấy dày vào thời điểm
trƣớc 10 tháng 5, nhƣng đến 25 tháng 5 thì sự sai khác chỉ còn rất nhỏ. Kích
thƣớc nhánh đẻ ở công thức cấy thƣa lớn hơn cấy dầy 8,86%, tỷ lệ kết hạt
thấp hơn 2,35% và khối lƣợng 1000 hạt cũng thấp hơn 0,86g. Năng suất của
công thức cấy thƣa giảm 17 - 19%.
Trong một thí nghiệm nghiên cứu ảnh hƣởng của yếu tố khí tƣợng tại
Nam Kinh cho kết quả nhiệt độ không khí thấp ở giai đoạn đẻ nhánh mạnh là
yếu tố ảnh hƣởng chính đến sự sai khác về số hoa giữa hai công thức cấy. Nhiệt
độ thấp ở giai đoạn trƣớc và sau trỗ 10 ngày, cùng với số hoa trên m
2
lớn, chỉ
số diện tích lá lớn của công thức cấy thƣa là những nguyên nhân sinh lý làm
giảm tỷ lệ kết hạt. Sự sai khác về khối lƣợng 1000 hạt có liên quan chủ yếu đến
nhiệt độ ở giai đoạn chín sữa. Số lƣợng hạt và số lá tính trên m
2
liên quan với
nhau rất chặt. Kết quả nghiên cứu về yếu tố khí hậu phù hợp cho mật độ cấy
thƣa phải ở độ cao thấp hơn mực nƣớc biển, đó là yếu tố mang tính quyết định
cho đẻ nhánh sớm và tránh sự tổn thƣơng của hạt trong giai đoạn chín sữa ở
vùng trồng lúa phía Nam Trung Quốc. Đối với các vùng dịch dần lên phía Bắc
một chút, do nhiệt độ thấp nên không đủ ấm cho một số loại giống lúa, nên
công thức cấy thƣa không thể thực hiện đƣợc ở vùng nhiệt độ thấp.
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Theo công bố của Shaobing Peng, Jianchang Yang - IRRI và Trần Thúc
Sơn - Viện Nông hóa Thổ nhƣỡng tại Hội nghị lúa lai tổ chức tại Hà Nội từ
14 - 17 tháng 5 năm 2002 về cơ sở sinh lý của ruộng sản xuất lúa lai đã nêu ra
giải pháp mở rộng khoảng cách câý (20 x 30cm) và tách các nhánh đẻ khi cấy
là con đƣờng tốt nhất giảm lƣợng hạt gieo cần thiết cho 1 hecta mà không làm
giảm năng suất [17, tr.164-166].
Tại Bangladesh M.Sirajul Islam, M.A.Jabbar và cộng sự Viện Nghiên
cứu lúa Bangladesh đã tiến hành nghiên cứu về ảnh hƣởng của phân bón và
biện pháp canh tác đến năng suất lúa lai. Kết quả nghiên cứu với khoảng cách
cấy 25 x 20cm (20 khóm/m
2
) và 20 x 15cm (33,34 khóm/m
2
) với tổ hợp lai
Dhan1 tại vùng Gazinpur vào mùa khô năm 2000, cấy 1 dảnh cho năng suất
cao nhất. Tuổi mạ khi cấy là 30 ngày. Năng suất cao nhất ở mức phân bón
120kg N/ha, vƣợt qua mức trên năng suất không tăng. Năng suất cao nhất thu
đƣợc ở công thức bón đạm vào lúc đẻ nhánh mạnh. Riêng bón Kali các tác giả
không thu đƣợc sự khác biệt giữa các công thức.
Ngoài ra các tác giả còn quan tâm đến vấn đề quản lý tổng hợp bao
gồm khoảng cách cấy rộng hơn, kỹ thuật tƣới không liên tục với lƣợng nƣớc
tiết kiệm hơn, sử dụng đạm hợp lý theo nhu cầu của mức năng suất mong
muốn, đã rút ra nhận xét việc giảm mật độ bằng cách dãn thƣa khoảng cách
hàng để tăng sinh khối là do tăng khả năng tổng hợp lân trong đất. Việc áp
dụng kỹ thuật tƣới không liên tục đã làm tăng sự phát triển và hoạt tính của bộ
rễ trong quá trình vào chắc của hạt. Sử dụng đạm hợp lý sẽ làm cho thế lá
đứng hơn, nên lúa không bị đổ. Bằng Cải tiến quản lý tổng hợp đã làm tăng
năng suất và giảm khoảng cách giữa năng suất tiềm năng và năng suất thực
thu [17, tr.167-168].
Theo Togari Matsuo (1977) sản lƣợng, số bông, số nhánh không nhất
thiết tỷ lệ với nhau. Nhƣng thƣờng nếu năng suất cao thì số bông cũng nhiều
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
và do đó số nhánh đẻ cũng cao, vì vậy muốn tăng sản lƣợng lúa phải làm cho
lúa đẻ nhánh nhiều. Tăng số nhánh là một chuyện rất dễ dàng, nhƣng nhiều
khi không những không tăng đƣợc số bông mà lúa lại dễ bị lốp và sâu bệnh
phá hại. Có nhiều trƣờng hợp tuy tăng đƣợc số nhánh nhƣng không đạt đƣợc
sản lƣợng cao nhƣ ý muốn, nhƣng cũng có trƣờng hợp tăng số nhánh do đó
tăng đƣợc năng suất. Đứng về phƣơng diện sinh trƣởng của cây lúa mà xét thì
có thể có 2 mặt. Thứ nhất là bộ rễ lúa có đƣợc chăm sóc, quản lý tốt không.
Thứ hai là bộ phận trên mặt đất, đặc biệt là việc điều chỉnh số nhánh có thích
hợp không [25].
Trong những năm gần đây một hệ thống nghiên cứu về phƣơng pháp
canh tác lúa “cải tiến” đã và đang đƣợc khuyến khích mở rộng, bởi nó thỏa
mãn đƣợc cả 2 mục tiêu là đạt đƣợc hiệu quả kinh tế và phát triển nông
nghiệp bền vững. Đó chính là Hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI (system of
rice intensification) do nhà khoa học ngƣời Pháp Fr. Laulaniere giới thiệu tại
Madagascar vào những năm 1980, sau đó đƣợc tiến sỹ Norman Uphoff thuộc
viện quốc tế về lƣơng thực, nông nghiệp và phát triển của trƣờng đại học
Cornell (Hoa Kỳ) phổ biến rộng rãi. Cơ sở kỹ thuật của SRI là thay đổi một số
hoạt động canh tác chủ yếu và thông qua tác dụng tƣơng hỗ của chúng tạo
điều kiện cho tiềm năng di truyền của lúa đƣợc phát huy, và qua đó thúc đẩy
quá trình sinh trƣởng, phát triển của lúa để tạo năng suất cao [30], [31].
Fr. Laulaniere và các đồng nghiệp của ông gọi SRI là một phƣơng
pháp, một nguyên lý dựa trên những kết quả, và kết luận rút ra từ những quan
sát thực tế. Những nguyên tác cơ bản của SRI đó là: Cấy mạ non (8 - 15 ngày
tuổi chỉ có 2 lá nhỏ), cấy 1 dảnh (cấy 1 dảnh/ khóm với các khoảng cách cấy
thƣa khác nhau tùy vào đất. Khoảng cách rộng nhƣ vậy sẽ tạo điều kiện cho
bộ rễ có khoảng không để phát triển. Đây là một nhân tố quyết định thành
công của SRI), cấy cẩn thận và sử dụng phân chuồng [41].
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
* Thành tựu về áp dụng SRI ở một số nƣớc trên thế giới:
SRI đƣợc phát hiện ở Madagascar vào những năm 1980, SRI đã làm
thay đổi tuổi thực tế của cây lúa, thay đổi nƣớc, đất và chất dinh dƣỡng trong
đất và có thể làm tăng năng suất từ 50 - 100%, thậm trí nhiều hơn. Trong khi
đó vẫn cùng một thời gian mà giảm đƣợc lƣợng hạt giống, nƣớc, phân bón,
hóa chất nông nghiệp và thậm trí cả lao động [43], [45].
Phƣơng pháp SRI đạt đƣợc năng suất cao hơn với ít cá thể cây trồng
hơn, làm giảm đáng kể quần thể thực vật đến 80 - 90%. Theo truyền thống
những cánh đồng lúa đƣợc trồng 3 - 6 khóm vào 1 khu, khoảng cách giữa các
hàng từ 10 - 20cm. Với SRI chỉ có một cây đƣợc cấy vào một mẫu hình
vuông, khoảng cách giữa các cây ít nhất là 25cm với 15 - 20 cây/m
2
thay vì
50 - 100 cây/m
2
. Rễ cây có thể lan theo mọi hƣớng và tất cả các lá nhận đƣợc
ánh sáng mặt trời đủ để cho bộ máy quang hợp hoạt động. Việc trồng dày là
cơ sở thực tế dẫn đến việc trồng trọt hạn chế, độ che phủ của lá yếu đi và làm
cho lá sớm bị già cỗi - đặc biệt là ở giai đoạn sinh trƣởng sinh thực [44].
Ở Thái Lan, một cuộc hội thảo đầu bờ đã diễn ra vào ngày 10/05/2001
để thông báo tới nông dân của 3 huyện về kỹ thuật SRI và những nguyên lý
của nó. Nông dân thì không chú ý đến tính khả thi của SRI nhƣng họ đã bị
gây ấn tƣợng bởi sự sinh trƣởng của lúa dùng mạ non hơn và cấy 1
dảnh/khóm. Năng suất trung bình của các phƣơng pháp truyền thống là 4,3
tấn/ha, trong khi với phƣơng pháp SRI là 5,11 tấn/ha. Giống lúa tẻ Hom
Suphan đã cho năng suất với SRI là 5,82 tấn/ha nhiều hơn 20% so với biện
pháp canh tác truyền thống (4,82 tấn/ha) [42].
Iran bắt đầu thử nghiệm kỹ thuật thâm canh lúa SRI vào năm 2004 với
diện tích thử nghiệm là 2 ha. Thí nghiệm đƣợc tiến hành với 3 khoảng cách
trồng là: 25 x 25cm, 30 x 30cm, 40 x 40cm (tƣơng tứng với mật độ 16 cây/m
2
,
11 cây/m
2
, 6 cây/m
2
) với các mức phân bón khác nhau. Kết quả là khi áp
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
dụng kỹ thuật SRI đã làm giảm lƣợng thóc giống từ 60 - 70 kg/ha xuống
còn 10 kg/ha, với mật độ cấy 11 cây/m
2
, 6 cây/m
2
cho năng suất cao nhất
(Bahman Amiri Larijani, 2006) [40].
Tại Trung Quốc, năng suất bình quân của những ruộng lúa canh tác theo
SRI đạt 10 tấn/ha, cao hơn so với phƣơng pháp sản xuất truyền thống (năng
suất 6-7,5 tấn/ha). Thậm chí với mô hình trình diễn ở tỉnh Zhejing, canh tác
theo phƣơng thức của SRI đã làm tăng năng suất lên 11,5 tấn/ha, những ngƣời
nông dân ở đây đã cấy với khoảng cách hàng cách hàng là 50 x 50cm, và họ
đã giảm đƣợc 30 – 40% lƣợng nƣớc tƣới sử dụng, 70% sâu bệnh hại [48].
Tại Ấn Độ kỹ thuật SRI đã đƣợc thử nghiệm từ năm 2005 - 2006, thí
nghiệm đƣợc tiến hành với tuổi mạ 12 ngày tuổi, khoảng cách cấy 25 x 25cm
(tƣơng ứng với mật độ là 16 cây/m
2
), chế độ nƣớc đƣợc bão hoà cho đến khi
lúa trỗ bông, sau đó đƣợc giữ ở mực nƣớc 1 - 2cm trong khoảng 20 ngày.
Lƣợng phân bón đƣợc sử dụng chỉ bằng một nửa so với các phƣơng pháp canh
tác khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phƣơng pháp canh tác lúa theo SRI cho
năng suất cao nhất, lƣợng nƣớc sử dụng tiết kiệm hơn các phƣơng pháp canh
tác khác từ 10,5 - 21,27% [39].
Phƣơng pháp canh tác theo SRI đã chứng minh đƣợc rằng chúng có lợi
thế khi áp dụng với các giống địa phƣơng cũng nhƣ các giống lúa lai. Năng
suất cao hơn đã đƣợc khẳng định ở hàng loạt các quốc gia nhƣ Trung Quốc,
Gambia, Ấn Độ, Indonesia, Myanma, Srilanka…Thực tế SRI bị chậm lại một
phần là do ảnh hƣởng bởi cuộc cách mạng xanh ở Châu Á - cuộc cách mạng
dựa trên giống mới và đòi hỏi đầu tƣ nhiều phân bón, nhiều nƣớc. Phƣơng
pháp SRI trái ngƣợc lại là không yêu cầu việc sử dụng giống mới và đầu tƣ
nhiều từ bên ngoài. Nông dân có thể tăng sản lƣợng của mình bằng cách tiếp
tục trồng bất cứ giống gì mà họ đang sử dụng, làm giảm lƣợng hạt giống,
nƣớc tƣới, phân bón và công lao động.