Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

bản sắc văn hóa dao trong thơ bàn tài đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 111 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên .v

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






BÀN THỊ QUỲNH GIAO




BẢN SẮC VĂN HOÁ DAO TRONG THƠ
BÀN TÀI ĐOÀN


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60. 22. 34



LUẬN VĂN THỰC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN






Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Việt Trung






Th¸i Nguyªn, n¨m 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên .v

2
MỤC LỤC


Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3
3. Lịch sử vấn đề
4
4. Phương pháp nghiên cứu
7
5. Những đóng góp của luận văn
8
6. Cấu trúc của luận văn
8
Phần 2: NỘI DUNG

9
Chƣơng 1: Vài nét về bản sắc văn hoá dân tộc Dao và nhà thơ Bàn
Tài Đoàn
9
1.1. Về khái niệm bản sắc văn hoá và bản sắc văn hoá trong thơ
9
1.2. Vµi nÐt vÒ nhµ th¬ Dao - Bµn Tµi §oµn
24
Chƣơng 2: Thơ Bàn Tài Đoàn - Tiếng nói tâm hồn đích thực của
ngƣời Dao
29
2.1. Hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống, con người miền núi trong thơ Bàn
Tài Đoàn
29
2.2. Những phong tục tập quán của người Dao - Niềm tự hào và nỗi lòng
đau đáu trong thơ Bàn Tài Đoàn
49
Chƣơng 3: Một nghệ thuật thơ đậm bản sắc Dao
69
3.1. Một ngôn ngữ thơ đậm chất Dao
69
3.2. Vận dụng lối thơ cổ phong một cách phù hợp và sáng tạo
79
3.3. Thế giới hình tượng thơ độc đáo
86
Phần 3: Kết luận
98
Phần 4: Tài liệu tham khảo
101


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên .v

3
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, hiện nay vấn đề nghiên cứu văn học các dân tộc
thiểu số Việt Nam là một vấn đề mang tính cấp thiết và có tính thời sự. Bởi
vì, nếu chúng ta thực hiện tốt được vấn đề này cũng có nghĩa là chúng ta đã
từng bước khắc phục được sự bất bình đẳng trong việc nghiên cứu văn học
của các dân tộc thiểu số so với văn học đa số (văn học của người Kinh)
trong giai đoạn hiện nay.
Khi nghiên cứu văn học của các dân tộc thiểu số Việt Nam chúng ta
không thể không nghiên cứu những tác giả tiêu biểu đã có nhiều đóng góp
lớn cho sự hình thành và phát triển của nền văn học các dân tộc thiểu số nói
riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. Khi nói đến nền văn học của các
dân tộc thiểu số Việt Nam ở phía Bắc, chúng ta không thể bỏ qua những tên
tuổi của một số nhà văn, nhà thơ lớn, là niềm tự hào của đồng bào các dân
tộc thiểu số như các nhà văn, nhà thơ: Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu,
Bàn Tài Đoàn, Vương Trung, Lò Ngân Sủn, Dương Thuấn, Mai Liễu, Y
Phương . . . Họ đã có những đóng góp đáng kể cho sự vận động, phát triển
nền văn học của các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại; họ đã đưa tiếng nói
tâm hồn của người dân tộc miền núi đến với đồng bào các dân tộc khác trên
khắp mọi miền của đất nước Việt Nam.
Bàn Tài Đoàn là một trong những nhà thơ lớn của đồng bào các dân
tộc miền núi phía Bắc nói chung và là một nhà thơ tiêu biểu, xuất sắc của
dân tộc Dao nói riêng. Ông là người có công lớn trong việc đặt nền móng
cho thơ ca dân tộc Dao phát triển, đồng thời ông cũng là một nhà thơ dân
tộc thiểu số rất tiêu biểu, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển
của thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam trong quá trình vận động và phát
triển. Chính vì vậy, mà đã có khá nhiều người quan tâm đọc và nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên .v

4
về thơ ca của ông. Ngày 10/12/2004 Hội văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng
đã mở một cuộc hội thảo về Nhà thơ Bàn Tài Đoàn cuộc đời và thơ văn.
Hội thảo đã thu hút được rất nhiều những nhà nghiên cứu văn học, cũng đã
có rất nhiều bản tham luận đánh giá rất cao về cuộc đời và sự nghiệp thơ
văn của Bàn Tài Đoàn. Đã có một số bài viết, nghiên cứu tìm hiểu những
thành tựu, đóng góp trong sáng tác của ông. Tuy nhiên cho đến nay, chúng
tôi thấy vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, đầy đủ và
có tính hệ thống, toàn diện về vấn đề Bản sắc dân tộc Dao trong các sáng
tác thơ của ông. Và đây - theo chúng tôi - là một nét đặc trưng nhất trong
thơ Bàn Tài Đoàn. Nét đặc trưng đó là nét phân biệt Bàn Tài Đoàn với các
nhà thơ dân tộc thiểu số khác, và cũng chính là sự đóng góp đáng trân trọng
nhất của nhà thơ Dao này đối với thơ ca các dân tộc thiểu số nói riêng, với
nền thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung. Do vậy, việc nghiên cứu và chỉ ra
được những nét của bản sắc văn hoá Dao trong sáng tác của ông, cũng như
việc khẳng định những đóng góp đáng kể của ông đối với sự phát triển của
thơ ca dân tộc thiểu số nói riêng và nền thơ ca Việt Nam hiện đại - là một
việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
Là một người con của dân tộc Dao, chúng tôi muốn được thể hiện tình
cảm, yêu quí, kính trọng của mình đối với nhà thơ Dao tiêu biểu nhất của
dân tộc mình. Và đồng thời, chúng tôi cũng muốn góp tiếng nói của mình
vào việc khẳng định tài năng, cũng như những đóng góp quan trọng của nhà
thơ Dao này trong đời sống thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
Và nếu đề tài được triển khai thành công thì đây sẽ là một tài liệu tham
khảo phục vụ cho việc giảng dạy văn học địa phương của tỉnh Cao Bằng
nói riêng và giảng dạy về văn học miền núi nói chung trong các nhà trường
phổ thông trung học và trung học cơ sở khu vực miền núi phía Bắc Việt
Nam hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên .v

5
Chính vì các lý do trên, cộng với lòng kính yêu đối với nhà thơ Bàn
Tài Đoàn chúng tôi đã lựa chọn vấn đề Bản sắc văn hoá Dao trong thơ
Bàn Tài Đoàn làm đề tài luận văn của mình.
2 . Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích
Thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm mục đích:
- Tìm hiểu và chỉ ra những đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật
của thơ Bàn Tài Đoàn, qua đó khẳng định bản sắc văn hoá Dao thấm đượm
trong từng sáng tác của nhà thơ dân tộc Dao tiêu biểu này.
- Khẳng định những đóng góp quan trọng của nhà thơ Bàn Tài Đoàn
đối với thơ ca dân tộc Dao nói riêng, thơ ca dân tộc thiểu số nói chung
trong suốt nửa thế kỷ qua.
- Đây sẽ là một tài liệu quan trọng để phục vụ cho việc giảng dạy văn
học địa phương trong các trường phổ thông ở tỉnh Cao Bằng nói riêng và
khu vực miền núi phía Bắc nói chung.
2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Là toàn bộ sáng tác thơ ca của Bàn Tài Đoàn (nguyên bản tiếng Dao
và bản dịch tiếng Kinh)
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Để phục vụ cho việc thực hiện đề tài chúng tôi sẽ tiến hành đọc và
tham khảo các tài liệu sau đây:
- Toàn bộ các sáng tác thơ của nhà thơ Bàn Tài Đoàn
- Những bài viết, bài nghiên cứu về thơ Bàn Tài Đoàn và các nhà thơ
Dao, các nhà thơ dân tộc thiểu số khác để có sự so sánh đối chiếu và chỉ ra
những đặc điểm làm nên cái riêng trong thơ ông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên .v


6
- Một số tài liệu về lý luận, lý thuyết để phục vụ cho phần cơ sở lý
luận của luận văn.
3. Lịch sử vấn đề
Bàn Tài Đoàn là một nhà thơ dân tộc thiểu số lớn, được bạn đọc trên
cả nước biết đến. Cả cuộc đời ông gắn bó với sự nghiệp thơ ca các dân tộc
thiểu số Việt Nam hiện đại. Trong quá trình sáng tác ông đã xuất bản được
13 tập thơ, 3 cuốn văn xuôi, trong đó có một số bài thơ nổi tiếng đã được
đưa vào sách giáo khoa trung học phổ thông và đại học. Ông là một trong
những số ít các nhà thơ Dao đã kiên trì, thuỷ chung với công việc làm thơ
phục vụ cho chính đồng bào dân tộc mình. Cho đến khi qua đời ông vẫn là
một nhà thơ gắn bó máu thịt với đồng bào Dao, bởi thơ ông vẫn là những
lời cho các bài hát mà người Dao yêu thích dùng để hát Páo dung trong các
dịp hội hè lễ tết của dân tộc mình.
Được như vậy bởi thơ của ông luôn mang đậm bản sắc văn hoá dân
tộc Dao, nó là tiếng nói tâm hồn, tình cảm, là cách cảm, cách nghĩ, cách
nói, cách diễn đạt của người Dao. Chúng ta có thể thấy chất Dao luôn thấm
đượm trong các lời thơ, bài thơ, các tập thơ của ông.
Chính vì vây, đã có nhiều người quan tâm đến việc nghiên cứu thơ
ông như quan tâm đến một hiện tượng thơ ca dân tộc thiểu số đặc sắc. Đã
có một cuộc hội thảo tại chính quê hương Cao Bằng của ông, thảo luận về
những sáng tác của ông. Bên cạnh đó cũng có một số bài nghiên cứu về một
số vấn đề trong thơ ông, nhưng mới ở dạng những bài báo nhỏ lẻ hoặc
những nhận xét, đánh giá ngắn gọn về nội dung hoặc nghệ thuật trong thơ
ông, cụ thể như trong một số bài tham luận tại hội thảo.
Trong bài Bàn Tài Đoàn - Một kiểu thi sĩ của nền văn học mới tác giả
Vũ Văn Sỹ, đã có nhận xét: “ Là nghệ sĩ trong đại gia đình các dân tộc
cách nghĩ, cách làm của Bàn Tài Đoàn không chỉ bó hẹp trong gia đình,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên .v


7
dòng họ, một vùng hay một nhóm dân tộc . . . Có thể gọi Bàn Tài Đoàn là
một ca sĩ ngôn từ trữ tình của dân tộc Dao” [11,tr.871- 872].
Hay trong bài Thơ Bàn Tài Đoàn - Lời người Dao, đời người Dao
PGS – TS Vũ Tuấn Anh lại cho rằng: “ Bàn Tài Đoàn đã chiếm được sự
thích thú của không ít người, có lẽ trước hết ông đã đem vào trong thơ cách
nói mộc mạc, chân thật, đôi khi ngộ nghĩnh mà thú vị của đồng bào dân tộc
ông - một cách nghĩ, cách nói còn rất mới mẻ với thơ ca thời ấy. Người ta
thích lối kể chuyện đậm đà kỹ lưỡng và chân thực của ông và cả những
hình tượng thơ mà ông sử dụng một cách tự nhiên và độc đáo” [11,tr.799].
Tác giả Bàn Minh Đoàn khi viết bài Đọc và biên tập thơ Bó đuốc sáng
cũng đã đưa ra nhận xét về thơ của Bàn Tài Đoàn “ Đọc thơ của Bàn Tài
Đoàn, càng đọc càng thấy tình cảm nhiệt huyết, trong sáng với Cách mạng,
với nhân dân với đồng bào dân tộc nói chung, đồng bào dân tộc Dao nói
riêng. Thơ ông dung dị mộc mạc, đằm thắm, cảnh sắc thiên nhiên như ùa
tràn, chất chứa” [11,tr.849].
Tiến sĩ Hà Công Tài khi tham gia hội thảo cũng đã đưa ra nhận định
khá chính xác và tinh tế về thơ Bàn Tài Đoàn trong bài tham luận Truyền
thống và sáng tạo trong thơ Bàn Tài Đoàn ông viết: “ Bàn Tài Đoàn đã học
ở dân ca Dao lối ví von, so sánh. Dân ca của dân tộc Dao rất hay ví von và
giàu hình ảnh. những hình ảnh thiên nhiên như mặt trời, mặt trăng, sao,
mây, cây, cối, sông suối, thuyền bè, chim, hoa, măng…Trong thi ca của các
dân tộc, chúng ta hay bắt gặp hình ảnh cây cỏ, hoa lá, chim muông. Nhưng
trong thơ Bàn Tài Đoàn, những hình ảnh quen thuộc ấy vẫn có một nét
riêng. Những hình ảnh do ông sáng tạo ra như mang theo hơi thở và nét
tâm hồn của dân ca Dao” [11,tr.878].
Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát thấy một số bài viết trực tiếp hoặc
trong các công trình nghiên cứu về thơ ca dân tộc Miền núi – có đề cập một
cách gián tiếp về thơ Bàn Tài Đoàn. Ví dụ như, bài của tác giả Hồng Diệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên .v

8
in trong cuốn Nhà thơ Việt Nam hiện đại cũng đã đưa ra một nhận xét mang
tính khái quát về thơ Bàn Tài Đoàn: “thơ Bàn Tài Đoàn thường mộc mạc,
chất phác; chữ nghĩa, vần điệu có những khi trúc trắc, khó nhớ, khó thuộc.
Thơ Bàn Tài Đoàn còn mang tính bản năng; nó cũng gần gũi với thiên
nhiên, chim muông, cây cỏ; nó lại gắn chặt với lối nghĩ và cách nói của
đồng bào dân tộc ít người” [23,tr.336].
Hoặc một số bài viết phác thảo chân dung nhà thơ ở dạng khái quát
như bài: Tác phẩm lớn “cuộc đời” và sự nghiệp sáng tạo thơ văn của nhà
thơ – nhà văn Bàn Tài Đoàn TS Hoàng Văn An đã nhận định “cuộc đời của
cụ là một tác phẩm lớn” [11,tr.791].
Nhà giáo Lâm Tiến – nhà nghiên cứu văn học trong bài Cảm hứng lớn
trong thơ Bàn Tài Đoàn viết: “Thực thà, thẳng thắn, trung thực, giản dị,
mộc mạc, trong sáng, đó là phẩm chất vốn có của Bàn Tài Đoàn”
[11,tr,894].
Trong đó, đã có một số bài viết cũng đã bàn về vấn đề bản sắc văn hoá
Dao trong thơ của ông như bài: Thơ Bàn Tài Đoàn với tôi của tác giả Hữu
Tiến với những lời nhận xét ngắn gọn nhưng chính xác về bản sắc văn hoá
Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn đó là: “ cái găm vào trí nhớ người đọc, cái lối
diễn đạt lạ tai đó chính là: “ Chất Dao, chất thô mộc” trong thơ Bàn Tài
Đoàn. Nhờ bám vào lối nói dân tộc Dao mà mà Bàn Tài Đoàn đã thiết lập
được một hệ thống ngôn ngữ riêng độc đáo, nó riêng và độc đáo tới mức nếu
ai cố tình bắt trước đều trở nên “lố bịch”. Từ những bài thơ đầu tiên và cả
sau này chất Dao luôn luôn lấp lánh trong thơ ông” [11,tr.880-881].
Tác giả Ngô Lương Ngôn trong bài viết Đọc thơ Bàn Tài Đoàn, rút ra
bài học về làm thơ cũng đã rút ra nhận xét rằng: “ Phải chăng Bàn Tài
Đoàn đã vận dụng lối cảm, lối nghĩ của dân tộc mình vào thơ. Chính vì thế
Bàn Tài Đoàn có được một lối thơ riêng đậm đà bản sắc dân tộc”

[11,tr.866].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên .v

9
Qua những ý kiến nhận xét, đánh giá của các nhà văn, nhà nghiên cứu
về thơ Bàn Tài Đoàn, chúng tôi thấy có một điểm chung, một sự khẳng
định là: Nhà thơ Bàn Tài Đoàn đã có rất nhiều những đóng góp cho nền văn
học các dân tộc thiểu số nói riêng và cho nền văn học Việt Nam hiện đại
nói chung; những sáng tác của nhà thơ Bàn Tài Đoàn đã góp phần tạo nên
một nét đặc trưng riêng của nhà thơ dân tộc thiểu số mà rất khó có ai có thể
bắt chước được.
Tuy nhiên, hầu như tất cả những bài viết trên mới chỉ dừng lại ở mức
giới thiệu, điểm qua hoặc chỉ ra một vài nét tiểu biểu về nội dung, nghệ thuật
trong một số bài thơ, tập thơ của nhà thơ Bàn Tài Đoàn trong đó có một số ý
kiến đã nhấn mạnh đến nét bản sắc Dao trong thơ ông. Nhưng có thể nói, cho
đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu mang tính qui mô, hệ thống,
vừa có tính khái quát, vừa có tính cụ thể về vấn đề Bản sắc văn hoá Dao
trong thơ Bàn Tài Đoàn. Do đó, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề này để làm đề
tài nghiên cứu của mình, với hy vọng sẽ tiến hành nghiên cứu sâu hơn, toàn
diện hơn về Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn hoá học và văn học)
- Phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp
- Phương pháp so sánh và một số phương pháp nghiên cứu khác
5. Những đóng góp của luận văn
- Nghiên cứu Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn chúng
tôi hy vọng sẽ đem lại một cái nhìn tương đối hệ thống và toàn diện về
những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác thơ ca của tác

giả thơ người dân tộc Dao này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên .v

10
- Phân tích và khẳng định những nét đặc sắc trong thơ của Bàn Tài
Đoàn và những đóng góp của ông đối với nền thơ ca dân tộc thiểu số Việt
Nam nói riêng, thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Vài nét về bản sắc văn hoá dân tộc Dao và nhà thơ Dao
Bàn Tài Đoàn
Chương 2: Bàn Tài Đoàn - Tiếng nói tâm hồn đích thực của người Dao
Chương 3: Một nghệ thuật thơ đậm bản sắc Dao










Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên .v

11
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
VÀI NÉT VỀ BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC DAO VÀ
NHÀ THƠ BÀN TÀI ĐOÀN

1.1. Về khái niệm bản sắc văn hoá và bản sắc văn hoá trong thơ
1.1.1. Vài nét về khái niệm về bản sắc văn hoá
Nghiên cứu về bản sắc văn hoá trong văn học không thể không nói
đến khái niệm văn hoá. Hiện nay như chúng ta biết đã có rất nhiều những
định nghĩa khác nhau về văn hoá ( Người ta đã dẫn ra tới hơn 400 định
nghĩa về khái niệm này). Chúng tôi chỉ xin đưa ra một số định nghĩa – mà
theo chúng tôi là khá đầy đủ và có thể căn cứ vào đó để áp dụng trong quá
trình nghiên cứu vào một trường hợp thơ cụ thể này.
UNESCO đã định nghĩa về bản sắc văn hoá như sau: “ Văn hoá là
tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết
định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn
hoá bao gồm nghệ thuật và vật chất, những lối sống, những quyền cơ bản
của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng”
[ 32, tr. 1153].
P.GS, viện sĩ Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở văn hoá Việt Nam đã
khẳng định: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo và tích luỹ trong quá trình hoạt động thực tiễn,
trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”
[41,tr.10].
Trong cuốn Tìm hiểu đặc trưng văn hoá – dân tộc của ngôn ngữ và tư
duy của người Việt (Trong sự so sánh với dân tộc khác) tác giả Nguyễn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên .v

12
Đức Tồn cũng cho rằng văn hoá gồm có bốn thành tố cơ bản như: “Văn hoá
nhận thức, văn hoá tổ chức cộng đồng, văn hoá ứng xử với môi trường tự
nhiên và văn hoá ứng xử với môi trường xã hội” [43,tr.40]
Có thể thấy, khái niệm văn hoá mang rất nhiều nghĩa. Trong tiếng Việt
thì văn hoá có nghĩa là trình độ văn hoá, nếp sống văn hoá. Nó cũng còn
được dùng để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn nào đó trong lịch sử

theo nghĩa chuyên biệt, nhưng theo nghĩa rộng thì văn hoá bao gồm tất cả
những gì thuộc về tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống . . .những giá
trị về tinh thần trong cuộc sống hiện đại .
Vậy còn khái niệm bản sắc văn hoá - một khái niệm mang tính công
cụ trong công trình nghiên cứu của chúng tôi - sẽ được hiểu như thế nào?
Trong cuốn Bách khoa toàn thư (của Liên Xô) khi bàn về bản sắc văn hoá
các nhà nghiên cứu đã chỉ rõ “ Mỗi dân tộc có đặc tính của mình, chỉ riêng
mình mới có, còn các dân tộc khác thì không có” [36,tr.7-8].
Vì vậy, khi nói đến văn hoá là người ta nghĩ ngay đến tính chất ổn
định, bất biến của nó trong đời sống của con người, trong quá trình phát
triển của lịch sử, tuy nhiên nó cũng chỉ mang tính tương đối cố định. Mỗi
một dân tộc, một quốc gia trên thế giới đều chứa đựng trong nó những yếu
tố văn hoá riêng, chính những yếu tố riêng ấy đã tạo ra những nền văn hoá
riêng của dân tộc đó, quốc gia đó. Trong quá trình giao lưu văn hoá giữa
các dân tộc, các quốc gia trên thế giới chúng ta thấy một điều đó là: giữa
các nền văn hoá đó mặc dù có những điểm riêng, song giữa chúng có nhiều
điểm tương đồng.
Nhà thơ Nông Quốc Chấn khi nghiên cứu về vấn đề bản sắc văn hoá
cũng đã có những nhận định khá rõ về vấn đề này: “ Bản sắc văn hoá Việt
Nam bao gồm nhiều nét đặc trưng. Có nét chung trong văn hoá người Việt
(còn gọi là người Kinh), có những nét riêng trong văn hoá các dân tộc thiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên .v

13
số. Những nét ấy biểu hiện trong cách lao động, cách sống, cách kiến trúc,
nhà cửa, cách ứng xử giữa người với người…những nét riêng ấy không
mâu thuẫn với nét chung; nó đang có sự hài hoà” [17,tr.52].
Giáo sư Phan Ngọc cũng đã đưa ra một khái niệm tương đối đầy đủ về
văn hoá và bản sắc văn hoá dân tộc: “Nói tới bản sắc văn hoá tức là nói đến
cái mặt bất biến của văn hoá trong quá trình phát triển của lịch sử”

[26,tr.49].
Có thể thấy văn hoá và bản sắc văn hoá vốn đã được định hình một
cách khá bền vững. Tuy nhiên, chúng ta cũng hiểu rằng tính bền vững đó
chỉ mang tính chất tương đối mà thôi. Mỗi một quốc gia, mỗi một dân tộc,
đều có văn hoá riêng và thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc mình, bởi
chúng ta thấy không một quốc gia, một dân tộc nào lại mang trên mình một
nền văn hoá chung chung, hoặc nền văn hoá lai căng pha trộn của các dân
tộc, quốc gia khác nhau trên thế giới, bởi nền văn hoá ấy phải gắn liền với
sự hình thành và phát triển của một dân tộc, một quốc gia. Những nét đặc
trưng văn hoá ấy được biểu hiện rất khác nhau, nhưng nó là ngôn ngữ dân
tộc, bởi nó là phương tiện để thơ ca phản ánh văn hoá và bản sắc văn hoá
của dân tộc mình.
Như vậy, bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam “là cái biểu hiện tập
trung diện mạo dân tộc, cái để nhận diện một dân tộc” [32,tr.1159].
Trong cuốn Giáo trình lý luận văn học đã nhận định: “Mường, Mán,
Tày, Nùng, Ê đê, Gia rai…Các tộc người này cũng có văn hoá, tiếng nói
riêng, giàu bản sắc” [18,tr.73]. Như vậy, có thể thấy bên cạnh cái chung thì
bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số lại có những đặc điểm riêng, đặc điểm
riêng ấy là do môi trường tự nhiên, xã hội đem đến cho các dân tộc thiểu số
Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên .v

14
Khi nói tới bản sắc văn hoá dân tộc là nói đến “Hình thức biểu hiện
mang tính dân tộc độc đáo là tiếng nói dân tộc, là tâm lý, nếp tư duy, là
phong tục tập quán, là hình thức nghệ thuật truyền thống” [32,tr.1160].
Có thể nói, bản sắc dân tộc vừa là cái chung (của dân tộc) vừa là cái
riêng (sự sáng tạo của người nghệ sĩ) thông qua ý thức dân tộc nên nó mang
đậm màu sắc dân tộc và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ.
Vì vậy, khi đi nghiên cứu bản sắc văn hoá của các dân tộc Việt Nam là

chúng ta phải đi nghiên cứu những cái biểu hiện cụ thể tập trung miêu tả
diện mạo của dân tộc để từ đó nhận diện ra được cái tiêu biểu nhất của dân
tộc đó. Tuy vậy, bên cạnh những cái chung đó thì mỗi dân tộc thiểu số Việt
Nam lại có những đặc điểm riêng tạo nên sự đa dạng hoá về văn hoá cho
các dân tộc Việt.
Các dân tộc ở Việt Nam, mặc dù mỗi một dân tộc có một nguồn gốc
lịch sử khác nhau, tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán, trình độ phát
triển xã hội không đồng đều nhưng trong quá trình chung sống, tiếp xúc lâu
dài với nhau họ đã tạo ra được những đặc điểm chung về văn hoá thống
nhất, tồn tại bên cạnh những đặc điểm riêng của từng dân tộc. Những nét
đặc trưng về văn hoá ấy được biểu hiện rất khác nhau ở mỗi một tộc người,
nhưng trước hết là ngôn ngữ dân tộc, là các phong tục tập quán, là môi
trường sống và lối sống của mỗi một dân tộc.
Vậy qua những tìm hiểu về văn hoá và bản sắc văn hoá đã nêu ở trên,
chúng ta thấy rằng bản sắc văn hoá không phải là một vấn đề chung chung
trừu tượng mà nó chính là cách để thể hiện tâm hồn, thể hiện tính cách của
mỗi một dân tộc qua cách cảm nhận, cách suy nghĩ, cách nói, cách viết của
riêng mỗi nhà văn, đồng thời các nhà văn cũng luôn cố gắng thể hiện một
cách sáng tạo những truyền thống văn hoá của chính dân tộc mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên .v

15
1.1.2. Bản sắc văn hoá trong văn học nói chung, trong thơ ca nói riêng
Khi nghiên cứu về bản sắc văn hoá trong văn học nói chung và trong
thơ ca nói riêng các nhà nghiên cứu văn học đều có chung một nhận định là:
Bản sắc dân tộc được biểu hiện ở đề tài, chủ đề và phương thức biểu hiện
của tác phẩm.
Trước hết bản sắc văn hoá “Được thể hiện ở đề tài, chủ đề của tác
phẩm văn học nói chung và trong thơ ca nói riêng”[16, tr259]. Như chúng
ta đã biết “Đề tài là khái niệm chỉ các loại hiện tượng đời sống được miêu

tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương diện khách
quan của nội dung tác phẩm” [16,tr.259] còn “chủ đề là vấn đề trung tâm
mà tác giả nêu lên, đặt ra nội dung cụ thể của tác phẩm văn
học”(36,Tr.262). Như vậy, chúng ta thấy chủ đề và đề tài là vấn đề cốt lõi
của của một tác phẩm, đồng thời tự bản thân nó phần nào đã thể hiện được
cá tính sáng tạo, chiều sâu tư tưởng, khả năng nhận biết và nắm bắt cuộc
sống của nhà văn.
Bởi vậy, mỗi tác Văn học ra đời đều là tiếng nói riêng của tác giả.
Tiếng nói ấy nó được cất lên từ những biểu hiện cụ thể trong đời sống vật
chất, đời sống tinh thần. Có bao nhiêu hiện tượng trong đời sống tự nhiên
thì có bấy nhiêu đề tài được phản ánh trong văn học. Nhưng ở mỗi một đề
tài thì mỗi nhà văn lại có cách nhìn, cách phản ánh khác nhau. Chẳng hạn,
cùng về đề tài thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ những mỗi một nhà
thơ lại có cách thể hiện khác nhau, trong thơ Hồ Xuân Hương đó là tiếng
nói đòi quyền được hưởng cuộc sống hạnh phúc riêng tư của người phụ nữ
trong xã hội cũ, song trong thơ Nguyễn Du là tiếng nói tố cáo xã hội phong
kiến đã chà đạp lên thân phận của những người phụ nữ trong xã hội cũ.
Tuy nhiên bản sắc văn hoá dân tộc không phải chỉ được thể hiện trong
đề tài dân tộc, cái quyết định là chủ đề tác phẩm. Có thể khi chủ thể sáng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên .v

16
tác chọn đề tài sáng tác về dân tộc khác nhưng vẫn thể hiện được bản sắc
của dân tộc mình, bởi anh ta đã thổi vào đó cái hồn, cái cốt cách của dân tộc
mình. Vì thế, bản sắc văn hoá chính là kết tinh trong tâm hồn tính cách của
tác giả.
Khi sáng tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dựa vào cốt truyện Kim Vân
Kiều truyện của Trung Quốc, nhân vật, sự việc, không gian, thời gian là của
đất nước Trung Quốc nhưng người đọc vẫn nhận ra bản sắc dân tộc Việt
Nam được thể hiện trong Truyện Kiều đó là truyền thống văn hoá, tâm hồn

dân tộc Việt Nam. Khi đọc Truyện Kiều người đọc hiểu thêm về truyền
thống, tâm lí, tư duy của dân tộc mình. Vì thế, người đọc nhận thấy bản sắc
dân tộc ở đây được kết tinh trong tâm hồn tính cách dân tộc của tác giả.
Nói đến bản sắc dân tộc là nói đến con người, nếp sống, nếp sinh hoạt
của cộng đồng dân tộc. Bởi tính cách, tâm hồn dân tộc được biểu hiện qua
hoàn cảnh lịch sử cụ thể, qua tính cách điển hình của nhân vật mà hoàn
cảnh lịch sử, nhân vật điển hình là sự kết tinh của bản sắc dân tộc. Hình
tượng người phụ nữ là một hình tượng điển hình trong thơ ca Việt Nam
nhưng hình tượng người phụ nữ trong thơ Tố Hữu khác với hình tượng
người phụ nữ trong thơ Bàn Tài Đoàn, lại càng khác với hình tượng người
phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh. Những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của
những người phụ nữ trong từng thời kỳ có tính lịch sử cụ thể vì bản sắc dân
tộc không phải là một phạm trù bất biến.
Bên cạnh, việc thể hiện chủ đề, đề tài của tác phẩm bản sắc văn hoá
còn được biểu hiện ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Trước hết là việc
sử dụng ngôn ngữ dân tộc để sáng tác, sau nữa là việc vận dụng hệ thống
kết cấu và thể loại truyền thống của dân tộc mình.
Một số nhà thơ, nhà văn dân tộc thiểu số khi sáng tác văn thơ đã sử
dụng, vận dụng thành thạo ngôn ngữ của dân tộc mình. Bởi ngôn ngữ là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên .v

17
công cụ biểu hiện trực tiếp nhất, sâu sắc nhất tâm hồn của mỗi một dân tộc.
Việc sử dụng thành thạo ngôn ngữ của dân tộc mình giúp cho nhà văn diễn
đạt được cái hồn của dân tộc mình vào các sáng tác. Thông qua những sáng
tác đó, họ đã truyền đến cho người đọc những tư tưởng, tình cảm, của dân
tộc mình; những ao ước, khát vọng của con người. Nhà thơ Bàn Tài Đoàn là
một trong số những nhà thơ dân tộc thiểu số sử dụng thành thạo ngôn ngữ
của dân tộc mình để sáng tác thơ. Chính vì vậy, thông qua những tác phẩm
của mình, ông đã tuyên truyền được đường lối của Đảng, Bác Hồ tới đồng

bào Dao. Tuy nhiên, việc thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc không phải chỉ
được biểu hiện ở mặt ngôn ngữ.
Bên cạnh việc sử dụng tiếng mẹ đẻ để sáng tác, các nhà thơ, nhà văn còn
vận dụng, khai thác triệt để hệ thống thể loại truyền thống của dân tộc mình.
Với nhà thơ Bàn Tài Đoàn, ông đã vận dụng và khai thác triệt để thể thơ cổ
phong (lối thơ 7 chữ) truyền thống trong dân ca Dao, cũng như thể thơ, lối kết
cấu trong trường ca Bàn Hộ của dân tộc mình vào việc sáng tác thơ.
Kết cấu trong thơ, văn thường được ảnh hưởng sâu sắc khuynh hướng
thẩm mỹ truyền thống của dân tộc. Trong những câu truyện dân gian chúng
ta bắt gặp lối kết cấu mở, kết cấu có hậu. Lối kết cấu đó vẫn được các nhà
văn, nhà thơ kế thừa và phát huy qua các thời kỳ văn học. Chẳng hạn như
một số tác phẩm văn học thời kỳ trung đại như: Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của
Nguyễn Đình Chiểu …Trong những tác phẩm đó đã kế thừa lối kết cấu mở
trong văn học dân gian, thông qua lối kết cấu đó tác giả đã thể hiện được
tinh thần lạc quan, sự tin tưởng vào chân lý của nhân dân “ở hiền gặp lành,
ở ác gặp ác” trong những sáng tác của mình.
Có thể nói, sự thành công trong sáng tác nghệ thuật được xuất phát từ
cơ sở văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Văn hoá truyền thống ấy đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên .v

18
có sự tác động sâu sắc đến nội dung sáng tác, phương thức biểu đạt của nhà
văn, nhà thơ. Bản sắc văn hoá ấy đã được các chủ thể sáng tác gìn giữ và
phát huy trong từng sáng tác của mình.
1.1.3. Bản sắc văn hoá trong thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có nét riêng về hoàn
cảnh sống, phong tục tập quán, chính những nét riêng đó đã tạo ra một
vườn hoa rực rỡ đầy màu sắc về bản sắc văn hoá. Trong các sáng tác thơ ca
của dân tộc thiểu số chủ thể sáng tác là người dân tộc thiểu số nên thể hiện

được tâm hồn, tính cách của dân tộc qua cách cảm nhận, cách suy nghĩ của
nhà thơ. Nhà thơ luôn mô tả thế giới qua cái nhìn dân tộc mình, do đó hình
thành nên bản sắc dân tộc trong thơ. Bản sắc dân tộc được thể hiện trong
thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam qua nhiều phương diện, đầu tiên được
thể hiện qua chủ thể sáng tác.
Nhà thơ là người dân tộc thiểu số nên trước hết đó phải là người con
của dân tộc, anh ta được sinh ra và lớn lên trong lòng dân tộc, có cách cảm,
cách nghĩ, cách nhìn nhận, đánh giá thể hiện được rõ truyền thống văn hoá
của dân tộc mình và nói lên tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của chính dân
tộc mình. Đa số các nhà văn, nhà thơ đều là những người con, người em của
chính dân tộc mình, họ sinh ra và lớn lên trên chính quê hương của mình,
nên họ là những người vô cùng am hiểu về cuộc sống, thiên nhiên, con
người, về phong tục tập quán của dân tộc mình. Vì vây, khi sáng tác các
nhà văn, nhà thơ đã đưa vào sáng tác của mình những nét đặc trưng tiêu
biểu nhất về bản sắc văn hoá của chính dân tộc mình. Tiếng nói của họ thể
hiện trong các sáng tác của mình chính là tiếng nói của dân tộc. Anh ta
mang cái nhìn, cách cảm, cách nghĩ của dân tộc mình vào việc phản ánh thế
giới khách quan nên dù viết về dân tộc mình hay viết về một dân tộc khác
thì trong những sáng tác của anh ta vẫn mang đậm bản sắc dân tộc. Chẳng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên .v

19
hạn, hình tượng Bác Hồ là nguồn cảm hứng dồi dào trong sáng tác của các
nhà thơ, song mỗi nhà thơ lại có một cách thể hiện khác nhau. Trong thơ
Chế Lan Viên, Bác đã hoá thân thành sức mạnh, thành hướng đi, hướng
phấn đấu của những người dân Việt Nam yêu nước. Còn trong thơ Bàn Tài
Đoàn Bác Hồ hiện lên giản dị, gần gũi như một già bản những vẫn thể hiện
được sự vĩ đại của một vị lãnh tụ kính yêu.
Có thể nói, bản sắc văn hoá dân tộc trước hết được thể hiện ở chủ thể
sáng tạo. Nhà thơ (chủ thể sáng tạo) phải là người dân tộc có cách nhìn, lối

suy nghĩ thấm đẫm tư tưởng, truyền thống văn hoá của dân tộc mình và chủ
thể sáng tạo phải là người nói thay, nói hộ tiếng nói của chính dân tộc mình.
Bên cạnh đó, bản sắc dân tộc còn được thể hiện qua đối tượng phản
ánh. Đó là đề tài, chủ đề được nhà thơ nhận thức, khám phá từ những đặc
điểm tự nhiên, truyền thống văn hoá, nếp sống, cách ăn mặc . . . của dân tộc
mình và được thể hiện rõ trong sáng tác của nhà thơ. Đối tượng phản ánh là
vô cùng phong phú và đa dạng nhưng cho dù đa dạng và phong phú đến đâu
thì tất cả đều phải gắn với đời sống, sinh hoạt của dân tộc.
Trước hết, đối tượng phản ánh là môi trường tự nhiên và xã hội - nơi
nhà thơ sinh ra và lớn lên, cái gốc quê hương đó bao giờ cũng gắn bó và nó
có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến tư duy và sự sáng tạo của nhà thơ. Các
nhà thơ miền núi ngay từ khi sinh ra họ đã gắn bó thân thiết với núi rừng,
với sông suối, chim muông, cỏ cây hoa lá, những mảnh ruộng bậc thang,
những chiếc cối giã gạo nước, hay những chiếc cọn đưa nước vào ruộng . . .
Vì vây, những hình ảnh đó chúng ta thường thấy xuất hiện trong các bài thơ
của các nhà thơ miền núi, bởi đó chính là sự phản ánh môi trường tự nhiên
xã hội vào trong thơ.
Đối tượng phản ánh là những sinh hoạt văn hoá của dân tộc. Những
nét sinh hoạt văn hoá của dân tộc phải được biểu hiện cụ thể trong tác phẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên .v

20
thì mới có thể hiểu được đặc điểm cơ bản của văn hoá dân tộc. Nét sinh
hoạt của cộng đồng người là cơ sở để tạo nên bản sắc dân tộc. Cộng đồng
các dân tộc thiểu số luôn sống hoà mình vào thiên nhiên, hoà mình vào
những lễ hội truyền thống của dân tộc mình, những sinh hoạt văn hoá đó đã
ăn sâu vào trong tâm thức của nhà thơ, thôi thúc nhà thơ sáng tạo. Những lễ
hội truyền thống, những phong tục tập quán luôn kết tinh trong nó truyền
thống văn hoá của dân tộc. Vào những ngày đầu năm đồng bào các dân tộc
Việt Bắc nói chung và người Dao nói riêng có những trò chơi văn hoá đặc

sắc như: tung còn, hát then, hát, Páo dung, nhảy lửa . . . Đây là một nét văn
hoá thể hiện sâu sâu sắc cái hồn dân tộc. Nét văn hoá ấy nó đi vào thơ ca
dân tộc một cách tự nhiên và đã nói lên được đời sống tinh thần phong phú
của họ.
Đối tượng phản ánh còn là đời sống tâm hồn và tính cách của con
người dân tộc. Đặc điểm nổi bật nhất của người dân tộc miền núi là họ sống
với nhau rất mộc mạc chân thành, có cái gì đó nguyên sơ nhưng cũng vô
cùng táo bạo và mãnh liệt . Đó là những con người tình nghĩa thuỷ chung,
có tấm lòng hiếu khách một cách chân thành.
Khách đến nhà không vội hỏi tên
Mà chỉ hỏi
- Con đường nào đã đưa anh đến
Cũng không hỏi đi từ rừng hay biển
Mà hỏi rằng
- Hãy uống cạn rượư cùng ta
… Đừng để nhà tôi mọc cỏ gà
(Dƣơng Thuấn) [46,tr.36]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên .v

21
Hay trong lời bài hát mời rượu của người dân tộc Tày cũng thể hiện
khá rõ tính cách đó của người dân tộc miền núi.
Dân tộc tôi có phong tục từ xa xưa
Khi có khách về thăm nhà, thăm bản
Nghèo thì nghèo, nghèo của, nghèo tiền
Chúng tôi chẳng nghèo tình cảm
Đó có thể coi là một nét đẹp văn hoá của cộng đồng người dân tộc
thiểu số đáng được ngợi ca và trân trọng.
Có thể nói, bản sắc dân tộc thể hiện trong thơ ca các dân tộc thiểu số
được kết tinh ở đối tượng phản ánh, ở thế giới hình tượng mang đậm màu

sắc dân tộc được nhà thơ sáng tạo. Thế giới đó được thể hiện thông qua cảm
nhận, quan niệm của dân tộc được hình thành và gìn giữ trong truyền thống
lịch sử văn hoá lâu đời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh đó, bản sắc dân tộc còn được thể hiện ở phương thức phản
ánh ( cách thức, chất liệu để nhà thơ hiện thực hoá nội dung).
Nhà thơ Bàn Tài Đoàn là nhà thơ dân tộc thiểu số, ông đã sử dụng hầu
hết tiếng mẹ đẻ trong các sáng tác của mình. Vì thế, ông đã thể hiện được
đặc điểm tâm lý, truyền thống văn hoá của dân tộc mình trong toàn bộ các
sáng tác thơ. Như vậy, ngôn ngữ trong tác phẩm không chỉ đơn thuần là
công cụ nữa mà nó trở thành một nét bản sắc của văn hoá dân tộc. Mỗi từ
ngữ được nhà thơ sử dụng trong sáng tác của mình trở thành kết tinh của
truyền thống văn hoá dân tộc.
Về sau các nhà thơ dân tộc thiểu số (Vũ Trung Thu, Dương Thuấn, Y
Phương…) sáng tác bằng tiếng Kinh ngày càng nhiều, nhưng họ vẫn thể
hiện chân thực sinh động tư tưởng, tình cảm dân tộc bằng cách kế thừa,
sáng tạo những tinh hoa trong vốn văn hoá truyền thống của dân tộc mình.
Vì vậy, việc sử dụng tiếng Kinh để sáng tác vẫn không làm mất đi bản sắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên .v

22
dân tộc, bởi cách cảm, cách nghĩ của nhà thơ vẫn mang đậm màu sắc của
dân tộc thiểu số.
Bản sắc dân tộc còn biểu hiện ở sự vận dụng các hình thức thể loại
thơ ca truyền thống. Thơ ca dân tộc thiểu số có sự thấm nhuần sâu đậm của
văn hoá và văn học dân gian, bởi thơ ca dân tộc thiểu số được phát triển
thẳng từ thơ ca dân gian lên thơ ca hiện đại nên ảnh hưởng hết sức sâu đậm
văn hoá và văn học dân gian. Mỗi dân tộc có những làn điệu dân ca, điệu thơ
riêng như: Người Tày có những điệu sli, lượn, phong slư . . ., người Dao có
những làn điệu Páo dung, sơn ca, Pút tồng . . . Thơ ca hiện đại đã kế thừa và
phát huy một cách sáng tạo những thể loại thơ ca truyền thống đó. Thơ của

Bàn Tài Đoàn có được thành công như ngày hôm nay là do ông đã biết kế thừa
và vận dụng sáng tạo kết cấu, thể loại thơ ca dân gian truyền thống.
Qua việc tìm hiểu các biểu hiện của bản sắc dân tộc trong thơ văn nói
chung và thơ ca dân tộc thiểu số nói riêng, có thể thấy khi nghiên cứu bản
sắc văn hoá dân tộc là đi tìm cái độc đáo, riêng biệt được thể hiện trong thế
giới hình tượng, nội dung tác phẩm, phương thức biểu hiện mang đậm
phong cách dân tộc.
Như vậy, bản sắc dân tộc trong văn học nói chung và trong thơ ca nói
riêng được thể hiện sâu đậm ở thế giới nghệ thuật, các phương tiện, biện
pháp nghệ thuật mà tác giả sáng tạo ra và quan trọng nhất là ở cái nhìn dân
tộc về cuộc đời, về con người của các nhà thơ dân tộc - chủ thể của nền thơ
ca dân tộc thiểu số.
1.1.4. Vài đặc điểm về bản sắc văn hoá dân tộc Dao
Dân tộc Dao là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam, xét về số dân thì dân
tộc Dao đứng thứ 8 trong các dân tộc thiểu số, sau dân tộc Tày, Thái,
Mường, Hoa, Khơme, Nùng, Hmông với dân số gần 600.000 người. Địa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên .v

23
bàn cư trú của người Dao chủ yếu là ở vùng Đông Bắc miền Bắc Việt Nam
(trong đó có tỉnh Cao Bằng). Môi trường sống của họ là ở vùng núi cao, nên
phương thức canh tác của dân tộc Dao nói chung là làm nương rẫy trên đất
dốc. Trước Cách mạng họ làm nương rẫy theo hình thức du canh du cư, sau
Cách mạng theo chính sách của Đảng người Dao đã “hạ sơn” định canh
định cư. Làng bản của người Dao thường được xây dựng bên suối nước,
gần rừng, có đất rộng để chăn thả gia súc. Là một dân tộc từ phía Bắc thiên
di xuống phía Nam nên trước đây người Dao sử dụng chữ Hán để ghi chép
những câu ca, những mẩu chuyện để răn dạy con cháu, về sau dựa vào
những ký tự tiếng Hán người Dao đã sáng tạo ra loại chữ viết cho riêng dân
tộc mình (chữ Nôm Dao). Cũng chính vì thế, mà dân tộc Dao có những nét

bản sắc văn hoá riêng biệt không giống với bất kỳ dân tộc nào. Bản sắc văn
hoá dân tộc Dao được thể hiện ở một số phương diện sau:
Trước hết, bản sắc văn hoá Dao được thể hiện ở ngôn ngữ, chữ viết.
Dân tộc Dao từ xa xưa họ đã biết sử dụng tiếng Hán để tạo ra ngôn ngữ và
chữ viết riêng (Nôm Dao). Chữ Nôm Dao được người Dao dùng trong việc
ghi chép gia phả của dòng họ, ghi chép lời các bài hát tiếng Dao, các bài hát
nghi lễ, cúng bái, các bài hát giao duyên…Ngoài ra chữ Nôm Dao cũng còn
được dùng để ghi chép lại những câu chuyện thơ cổ của người Dao (Trường
ca Bàn Hộ ). Người đàn ông Dao muốn được mọi người vị nể thì phải biết
đọc, biết viết chữ Nôm Dao. Bởi biết chữ mới có thể làm thầy cúng, biết
chữ mới được làm lễ cấp sắc với đầy đủ ý nghĩa là một người Dao trưởng
thành. Có thể khẳng định, so với các dân tộc anh em khác, người Dao luôn
tự hào cho dù dân tộc Dao là một dân tộc thiểu số nhưng họ đã có ngôn
ngữ, chữ viết riêng từ rất sớm.
Bản sắc văn hoá dân tộc Dao còn được thể hiện ở các phong tục tập
quán của người Dao, đó là: Các phong tục tập quán được đồng bào Dao gìn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên .v

24
giữ và phát huy trong những ngày lễ tết, trong đám cưới, đám ma…Rồi
những phong tục tập quán mang tính chất hủ tục cần được loại bỏ ra khỏi
cuộc sống. Một trong những phong tục mang tính chất hủ tục của người Dao
đó là: Lối sống du canh, du cư của đồng bào dân tộc Dao. Lối sống đó
được coi là một nét đẹp trong phong tục tập quán của người Dao nhưng nó
cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đói nghèo, lạc hậu.
Nếu xét về dân số thì người Dao đứng ở hàng thứ 8, nhưng lại đứng
thứ 2 về số lượng người du canh du cư. Người Dao thường sống ở lưng
chừng núi, nguồn sống chính của họ là nông nghiệp, nhưng hình thức làm
nông nghiệp của họ lại là làm nương rẫy du canh. Đồng bào Dao làm ăn
theo lối du canh, du cư nên có hạn chế là họ không thể nào thâm canh tăng

năng xuất để trên cơ sở đó, mở rộng qui mô sản xuất, tổ chức cuộc sống ổn
định. Vì thế, họ luôn sống trong tình trạng không ổn định vì tục du canh du
cư từ tồn tại từ rất lâu đời và để lại hậu quả nghiêm trọng với người Dao,
với cộng đồng; phá hoại môi trường sống, “làm chậm quá trình phát triển
kinh tế xã hội và phản ánh nền văn hoá rất đặc trưng – văn hoá rừng rẫy
người Dao Việt Nam” [40,Tr.202]. Tập tục đó là nguyên nhân chính gây
nên cuộc sống khó khăn, vất vả, đói nghèo của dân tộc Dao trước khi có
Cách mạng. Năm 1968 nhà nước đã có chủ trương vận động đồng bào dân
tộc Dao định canh, định cư nhằm ổn định cuộc sống, cải tạo phong tục tập
quán lâu đời vốn đã ăn sâu vào nếp suy nghĩ của người Dao. Do chủ trương
định canh, định cư phù hợp với đặc tính tự trọng của người Dao nên họ thấy
tin tưởng, thoải mái vào chính sách định canh, định cư của Chính phủ. Nhà
thơ Bàn Tài Đoàn đã góp phần không nhỏ vào việc vận động tuyên truyền
đồng bào nghe và làm theo chính sách này.
Có thể nói, phong tục tập quán của người Dao còn được thể hiện rõ
nét ở các nghi lễ trong gia đình, bản làng, những nghi lễ liên quan đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên .v

25
sản xuất. Đặc biệt người Dao còn có một phong tục thể hiện đậm nét bản
sắc Dao đó là lễ cấp sắc, tết nhảy, tục cúng Bàn Vương …những phong tục
đó chỉ có trong cuộc sống của người Dao.
Tục cấp sắc là một tục lệ phổ biến của người Dao, đây là một nghi lễ
giành cho con trai Dao từ 10 tuổi trở lên. Lễ cấp sắc mang một ý nghĩa vô
cùng quan trọng bởi ở buổi lễ cấp sắc đó người con trai Dao sẽ được nhận
tên âm, tên thánh thần ban cho.Người không được cấp sắc thì cho dù tuổi
già vẫn bị coi là trẻ con và khi chết hồn không được đoàn tụ với tổ tiên. Vì
vây, việc cấp sắc như một thứ giấy thông hành cho người đàn ông Dao
Tiền, phải được cấp sắc thì họ mới gặp may mắn trong làm ăn, thuận lợi
trong sinh hoạt và mới thực sự được xã hội thừa nhận.

Trong những ngày lễ tết người Dao có một phong tục khá đặc biệt
gọi là “Nhiàng chầm đao” có nghĩa là tết nhảy. Nghi lễ này nhằm mục đích
cúng Bàn Vương và luyện binh tướng (âm binh) để bảo vệ cuộc sống và
sinh hoạt của gia đình. Tết nhảy được tổ chức vào tháng chạp hàng năm.
Ngoài ra trong những ngày lễ tết đó người Dao còn có tục hát Páo dung” để
tỏ tình, để ca ngợi lao động sản xuất, để chia sẻ những buồn vui trong cuộc
sống. Trong tết nhảy người ta múa những điệu múa đã được định sẵn và tập
một cách kỹ lưỡng, thường kết thúc tết nhảy bằng một lễ cúng tổ tiên, thần
thánh, và Bàn Vương. Như vậy, tết nhảy mang màu sắc tín ngưỡng, thể hiện
trình độ múa cao, mang đậm tính dân tộc, cho đến nay tết nhảy vẫn được
người Dao tổ chức vào dịp trước tết Nguyên đán.
Những nghi lễ trong đám cưới, đám ma của người Dao cũng mang
trong nó bao nét đẹp về phong tục, tập quán.
Có thể nói, lễ cưới là một nghi lễ quan trọng của đời người, là một
trong những sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc, in đậm dấu ấn tín ngưỡng
của con người. Đám cưới của người Dao xưa thường diễn ra với nhiều nghi
lễ rườm rà, họ thách cưới bằng bạc trắng, gạo, thịt, rượư. Hôn lễ của người

×